Đầu tư quốc tế
1. Các hình thức đầu tư quốc tế
Đầu tư quốc tế có 4 hình thức (4 kênh) cơ bản.
- Viện trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance - ODA) - còn được gọi là viện trợ nước ngoài, bao gồm vốn cho vay ưu đãi và cho không từ các Chính phủ và tổ chức quốc tế dành cho Chính phủ các nước cần nhận vốn, thông thường là các nước đang phát triển;
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI) là kênh đầu tư tư nhân chủ yếu nhất bao gồm các hình thức đầu tư của các công ty (chủ yếu là các công ty đa quốc gia) trong đó nhà đầu tư tham gia trực tiếp quản lý vốn;
- Đầu tư gián tiếp nước ngoài (Fỏeign Portfolio Investment - FPI) là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư nước ngoài góp vốn bằng cách mua trái phiếu, cổ phiếu của doanh nghiệp nước sở tại, mà không trực tiếp tổ chức và quản lý doanh nghiệp;
- Đầu tư theo hình thức vay thương mại bao gồm hai bộ phận: bộ phận thứ nhất là các khoản tiền của các ngân hàng thương mại chó Chính phủ hoặc các công ty ở các nước đang phát triển vay dài hạn theo lãi suất thương mại để thực hiện các mục đích đầu tư. Ngoài ra thuộc kênh này còn có các khoản cho vay của các thiết chế tài chính và công ty kinh doanh cho vay dưới các hình thức thuê mua tài chính, tín dụng thương mại .
Trong 4 kênh đầu tư quốc tế nêu trên thì 3 kênh đầu là quan trọng hơn trong quan hệ kinh tế quốc tế. Kênh vay thương mại là đối tượng của môn học tài chính tín dụng quốc tế.
Ngoài ra cần phải kể thêm các hoạt động chuyển tiền theo kênh kiều hối, tiền công lao động xuất khẩu, quà biếu,các khoản tiền tài trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO). Đối với một số nước, các hoạt động này chiếm một tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài và có tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế.
Cần lưu ý là trong một số tài liệu giáo khoa và nghiên cứu, nhiều tác giả còn phân loại đầu tư quốc tế theo 2 tiêu chí cơ bản sau:
- Theo tư cách của các chủ thể cấp vốn và vay vốn, đầu tư quốc tế được phân thành 3 loại:
+ Viện trợ chính thức của Chính phủ và các tổ chức quốc tế (ODA); -
+ Đầu tư t nhân bao gồm tất cả các kênh đầu tư FDI - FPI và vay thương mại;
+ Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO).
- Theo tính chất trực tiếp hay không trực tiếp quản lý dự án đầu tư người ta chia thành 2 loại: đầu tư trực tiếp (chỉ bao gồm kênh FDI) và đầu tư gián tiếp (bao gồm các kênh đầu tư còn lại, thậm chí kể cả kênh ODA).
a. III ĐẤU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)
l. Khái niệm FDI
Theo IMF, FDI “là hoạt động đầu tư nhằm đạt lợi ích lâu dài của nhà đầu tư tại một doanh nghiệp ở nước khác với nước của nhà đầu tư, trong đó nhà đầu tư phải có vai trod có ý nghĩa quyết định trong quản lý doanh nghiệp.”
Một số tổ chức quốc tế, chẳng hạn OECD định nghĩa FDI theo nghĩa rộng hơn: Bao gồm các hoạt động kinh tế của các cá nhân và pháp nhân, kể cả việc cho vay dài hạn hoặc sử dụng nguồn lợi nhuận tại nước sở tại nhằm mục đích tạo dựng các quan hệ kinh tế lâu dài và mang lại khả năng gây ảnh huởng thực sự về quản lý.
Theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Điều 1) thì đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hay bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu ht.
Từ các định nghĩa nêu trên ta thấy FDI có những đặc điểm cơ bản sau:
- Nhà đầu tư (các thể nhân, pháp nhân có vốn đầu tư) không phải là chủ thể của nước nhận vốn đầu tư;
- Chủ đầu tư nước ngoài (bên nước ngoài) phải góp một lượng vốn lớn hơn mức tối thiểu do luật pháp nước chủ nhà quy định. (Ví dụ, Việt Nam quy định mức tối thiểu này là 30% vốn pháp định của dự án đầu tư, một số nước quy định 20 - 25%, nhiều nước phát triển như Mỹ quy định lọ%, thậm chí có nước chỉ quy định có 5% như Nam Tư cũ);
- Tính chất trực tiếp tham gia quản lý dự án đầu tư hay gây tranh luận nhiều nhất : nhà đầu tư nước ngoài có quyền tham gia quản lý trực tiếp dự án đầu tư với mức độ tuỳ theo tỷ lệ góp vốn.
- Hành vi thực hiện FDI có thể rất khác nhau như: đầu tư thành lập doanh nghiệp mới mở rộng các doanh nghiệp FDI sẵn có, mua cổ phiếu của doanh nghiệp nội địa vượt quá giới hạn phân định FDI. cho vay dài hạn kèm các điều kiện kiểm soát (ví dụ. như đối với hình thức hợp đồng hợp tác liên doanh).
- Kết quả sản xuất kinh doanh của dự án đầu tư hoàn toàn tuỳ thuộc vào khả năng của nhà đầu tư và được phân chia cho các chủ đầu tư theo tỷ lệ góp vốn.
Như vậy, FDI là một kênh đầu tư nước ngoài thuộc nhóm đầu tư nhân. FDI có thể được thực hiện thông qua việc bỏ vốn tài chính hoặc phi tài chính để thành lập một doanh nghiệp mới hoặc mua lại những doanh nghiệp đang hoạt động. Hình thức pháp lý của các doanh nghiệp FDl tuỳ theo từng nước quy định nhưng thông thường nhất là 2 hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn và cổ phần.
5. Các hình thức đầu tư FDI và các hình thức tổ chức đầu tư FDI
a. Các hình thức đầu tư FDI
Trên thế giới hiện nay phổ biến các hình thức chủ yếu sau:
- Buôn bán đối ứng (Counter Trade) : là hình thức đơn sơ nhất của FDl và chỉ áp dụng đối với những nước có chính sách hạn chế nhập khẩu và hạn chế đầu tư chặt chẽ. Theo hình thức này, bên nước ngoài thường cung cấp thiết bị, vật tư khan hiếm cho một doanh nghiệp trong nước, để đổi lại bên nước ngoài sẽ nhận được những hàng hoá của nước chủ nhà, thường là nông sản có khả năng tiêu thụ trên thị trường thế giới. ở Việt Nam hình thức này được áp dụng trước khi có luật đầu tư nước ngoài và đến nay hầu như không sử dụng nữa;
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh:
Là hình thức đầu tư, theo đó bên nước ngoài và bên chủ nhà cam kết thực hiện các nghĩa vụ và được hưởng các quyền lợi tương xứng ghi trong một hợp đồng hợp tác kinh doanh. Cũng giống như hình thức buôn bán đối ứng, hình thức hợp tác kinh doanh có đặc điểm cơ bản là không thành lập pháp nhân kinh tế mới, các hoạt động đầu tư được quản lý trực tiếp bởi một Ban điều hành hợp doanh trong khuôn khổ tổ chức của doanh nghiệp trong nước.
Đây là một hình thức đơn giản, dễ thực hiện, do đó thường thích hợp với giai đoạn đầu mở cửa cho đầu tư FDI. Lĩnh vực đầu tư thích hợp cho hình thức này chủ yếu là các sản phẩm mang tính chất gia công hoặc hàng hoá nông sản cần đầu tư thiết bị và công nghệ để nâng cao chất lượng. Bên nước ngoài thường đóng góp thiết bị, công nghệ, vật tư tham gia kiểm soát chất lượng, còn bên trong nước thường tổ chức sản xuất theo chỉ dẫn của nước ngoài.
Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh có nhược điểm là rất dễ gây tranh chấp do trách nhiệm thường không rõ ràng và không có pháp nhân riêng quản lý hoạt động đầu tư. Khi môi trường đầu tư đã ổn định, hình thức này ít được sử dụng,
- Liên doanh (Joint - Venture) :
Là hình thức thành lập một doanh nghiệp liên doanh giữa một hoặc một số bên nước ngoài với một hoặc một số bên của nước chủ nhà để đầu t, kinh doanh tại nước chủ nhà. Các đặc điểm cơ bản của hình thức liên doanh là:
+ Phải có sự góp vốn chung của cả 2 bên trong nước và ngoài nước, trong đó tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài phải lớn hơn mức tối thiểu pháp định của nước chủ nhà;
+ Doanh nghiệp liên doanh là một pháp nhân mới độc lập về tài sản và tư cách pháp nhân;
+ Hình thức góp vốn có thể là vốn tài chính, vốn vật chất hoặc vốn vô hình như khả năng, kinh nghiệm kinh doanh, sở hữu trí tuệ, lợi thế thương mại,. .. ;
+ Cơ chế quản trị và phân phối kết quả kinh doanh thường theo nguyên tắc đối vốn; hình thức pháp lý có thể khác nhau tuỳ theo luật pháp của các nước nhưng thông thường nhất là hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Đây là hình thức khá' phát triển ở các nước đang phát triển, đặc biệt ở các nước chuyển đổi như Nga, Trung Quốc, Việt Nam, . . . Hình thức này ưu việt hơn hợp đồng hợp tác kinh doanh do gắn bó trách nhiệm và quyền hạn chặt chẽ hơn giữa các bên liên doanh, sử dụng được ưu thế của cả hai bên. Tuy nhiên hình thức này cũng có một loạt nhược điểm về cơ chế quản trị, về sự đóng góp của từng bên vào hoạt động của liên doanh, về phân phối kết quả kinh doanh, . . . Do đó hình thức này chỉ thích hợp trong giai đoạn đầu của quá trình thu hút vốn FDI; thích hợp với những lĩnh vực đầu tư bắt buộc cần phải có sự tham gia liên doanh của chủ nhà: đó là các dự án lớn ở các ngành công nghiệp và dịch vụ quan trọng, các dự án nông - lâm nghiệp, các dự án sử dụng nhiều tài nguyên.
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài:
Theo hình thức này, nhà đầu tư nước ngoài đa vào nước chủ nhà thành lập một pháp nhân mới theo luật pháp nước chủ nhà. Doạnh nghiệp này thuộc quyền sở hữu 100% của nhà đầu tư nước ngoài;
Đây là hình thức được nhiều nhà đầu tư FDI ưu thích, nhất là các công ty xuyên quốc gia. Do đó hình thức này rất phát triển ở những nước có điều kiện môi trường đầu tư rõ ràng, ổn định và thích hợp với nhiều ngành nghề khác nhau (trừ một số ngành nghề thích hợp với hình thức liên doanh);
- BOT, BTO, BT:
- Đây là một hình thức đầu tư tương đối mới và được áp dụng cho cả kênh FDI và kênh đầu tư trong nước. Đặc điểm của hình thức này là:
+ Phải có chính quyền nước chủ nhà đứng ra ký hợp đồng đầu tư với nhà đầu tư nước ngoài;
+ Sau khi ký hợp đồng BOT (hoặc BTO, BT) phải thành lập một pháp nhân mới điều hành quản lý dự án BOT;
+ Hoạt động của dự án BOT phải theo một chu trình mẫu gồm 3 giai đoạn: Xây dựng (nhà đầu tư bỏ vốn), khai thác kinh doanh (doanh nghiệp BOT kinh doanh theo điều kiện ký kết với nước chủ nhà thu lợi ích cho chủ đầu tư), chuyển giao (sau một thời hạn nhất định toàn bộ công trình được chuyển giao không bồi hoàn cho nước chủ nhà).
Hình thức BOT (BTO và BT) có xu hướng phát triển trong những năm gần đây. Những lĩnh vực thích hợp cho hình thức này là các công trình kết cấu hạ tầng có khả năngkhai thác như đường, cảng, sân bay, cầu, nhà máy điện, nhà máy cấp nước, . . .
b. Một số hình thức tổ chức đầu tư FDI
Để tổ chức và quản lý các hoạt động FDI sao cho có hiệu quả, thực sự khuyến khích đầu tư, bảo đảm môi trường đầu tư ổn định, nhiều quốc gia còn phát triển các hình thức tổ chức đầu tư khác nhau. Các hình thức phổ biến là:
- Khu chế xuất (Epzon)
Theo các định nghĩa của Hiệp hội các khu chế xuất thế giới (Wepza) và Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hiệp quốc (UNIDO), khu chế xuất là các khu vực chuyên biệt, được giới hạn về hành chính và địa lý, được chính phủ các nước thành lập, có chế độ thương mại quốc tế đặc biệt nhằm thu hút đầu tư nước ngoài.
Định nghĩa khu chế xuất của Việt Nam về cơ bản là thống nhất với định nghĩa nêu trên.
Như vậy, khu chế xuất có những đặc điểm sau:
+ Là một lãnh thổ hải quan khép kín có ranh giới xác định với chế độ thuế quan đặc biệt (giống như một lãnh thổ ngoài biên giới quốc gia);
+ Có chế độ ưu đãi về các loại thuế nội địa;
+ Có chế độ quản lý hành chính riêng.
Khu chế xuất là một hình thức tổ chức thu hút đầu tư PDI khá phổ biến trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển châu á. Tuy nhiên khu chế xuất có tác dụng thu hút đầu tư chủ yếu đối với các doanh nghiệp chế xuất (chuyên sản xuất để xuất khẩu). Về mặt hiệu quả, một khu chế xuất được coi là hoạt động có hiệu quả khi hệ số thuê mặt bằng phải đạt trên 60%. Do đó, có rất nhiều khu chế xuất được thành lập nhưng hoạt động không có hiệu quả, thậm chí phải đóng cửa (chiếm đến 70% số khu chế xuất đã thành lập trên thế giới). Chỉ có 30% khu chế xuất được coi là thành công.
Việt Nam hiện nay có một số khu chế xuất như Tân Thuận, Linh Trung,… trong đó chỉ có khu Tân Thuận là có hiệu quả cao.
- Khu công nghiệp: Hiện nay trên thế giới vẫn có 2 cách hiểu về khu công nghiệp. Theo nghĩa rộng, khu công nghiệp được hiểu là một vùng lãnh thổ rộng trong đó hoạt động nền tảng là công nghiệp được bố trí đan xen với các hoạt động dịch vụ, sinh hoạt, nhà ở, giải trí, . . . Theo nghĩa hẹp, khu công nghiệp chỉ giới hạn ở vùng lãnh thổ tập trung các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ sản xuất công nghiệp, không có dân c sinh sống và các hoạt động khác của dân cư.
Khu công nghiệp là hình thức tổ chức thu hút đầu tư đối với cả kênh FDI và đầu tư trong nước. Khu công nghiệp có thể được thành lập với quy mô rất khác nhau. Tính đến đầu năm 1999, ở Việt Nam đã có quyết định thành lập 64 khu công nghiệp, trong đó nhiều khu công nghiệp hầu như chưa được triển khai đầu tư;
- Khu công nghệ cao: Là một hình thức đặc biệt của khu công nghiệp .chuyên thu hút đầu tư các doanh nghiệp có sự kết hợp giữa sản xuất trình độ công nghệ cao với các hoạt động nghiên cứu, đào tạo và chuyển giao công nghệ.
Hiện nay ở Việt Nam mới có quyết định thành lập l khu công nghệ cao ở Hoà Lạc Trong tương lai, tại thành phố Hồ Chí Minh cũng sẽ có l khu công nghệ. cao tại Thủ Đức.
- Khu kinh tế tự do (còn được gọi là đặc khu kinh tế, khu kinh tế biên giới, khu kinh tế mở) : là những khu vực địa lý khá rộng có dân c sinh sống, có ranh giới địa lý xác định và được hưởng một quy chế ưu đãi riêng vê các chính sách kinh tế liên quan đến thương mại và đầu t, nhằm thu hút đầu tư nước ngoài và kích thích phát triển kinh tế.
Khu kinh tế tự do đã được áp dụng khá thành công ở Trung Quốc, đặc biệt là khu Thẩm Quyến. Hiện nay ở Việt Nam đã thành lập một số khu kinh tế cửa khẩu, đã có quyết định thành lập khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam) và đang nghiên cứu thành lập một vài khu kinh tế tự do nữa.
6. Tình hình và phương hướng tiếp tục đổi mới chính sách thu hút FDI ở Việt Nam
Sau 12 năm thực hiện Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tính đến giữa năm 1999 đã cấp phép 2663 dự án, trong đó đã giải thể và thu hồi giấy phép 473 dự án, số dự án đang hoạt động là 2 190 dự án. Tổng vốn đầu tư đăng ký là gần 40 tỷ USD, trong đó vốn đã thực hiện đầu tư là 13 tỷ USD. Đến năm 1998, FDI chiếm gần 30% tổng vốn đầu tư của xã hội, sản xuất 10% GDP, 25% giá ị công nghiệp, 2 l% kim ngạch xuất khẩu, đóng góp 7% ngân sách nhà nước và thu hút gần 300.000 lao động.
Tuy nhiên còn một số vấn đề sau đây cần lu ý:
Từ năm 1997 xu hướng FDI vào Việt Nam đã chững lại và có xu hướng giảm sút. Nguyên nhân một mặt là do tác động của khủng hoảng tài chính Châu Á (các nhà đầu tư vào Việt Nam lại chủ yếu từ các nước Châu Á), mặt khác do bản thân môi trường đầu tư chậm được cải thiện, kém tính cạnh tranh với các nước khác;
- Quy mô FDI của Việt Nam còn chưa tương xứng với tiềm năng một đất nước dân số khá đông, tài nguyên tương đối phong phú, lao động có giá rẻ,. . . ;
- Chủ đầu tư chủ yếu là các nước Châu Á, chưa thu hút nhiều các chủ đầu tư lớn từ Tây Âu và Mỹ ;
- Lĩnh vực đầu tư hiện nay chủ yếu vẫn tập trung vào một số ngành truyền thống như khai thác tài nguyên (dầu khí), khách sạn, chế tạo máy, trong khi đó những lĩnh vực cần khuyến khích đầu tư như công nghiệp chế biến, nông lâm thuỷ sản, xây dựng kết cấu hạ tầng,. . . rất ít dự án đầu tư.
Do đó trong thời kỳ tới, chính sách của Nhà nước vẫn tiếp tục khuyến khích FDI theo các hướng sau:
- Thống nhất quan điểm về FDI, coi FDI là một bộ phận chiến lược lâu dài có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế;
- Tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm môi trường ổn định cho đầu tư;
- Các công tác quy hoạch phát triển vùng, lãnh thổ, ngành phải đi trước một bước làm cơ sở để có chiến lược thu hút vốn đầu tư;
- Bằng mọi nguồn vốn tiếp tục phát triển kết cấu hạ tầng, khắc phục tình trạng lạc hậu quá xa so với khu vực và thế giới;
- Tiếp tục cải tiến thủ tục đầu tư và chế độ quản lý đầu tư PDI;
- Mở rộng FDI sang các lĩnh vực mới như y tế, giáo dục, giải trí, bảo hiểm, viễn thông,. . . ;
- Sửa đổi các điều kiện kinh doanh cụ thể sao cho đủ mức khuyến khích đầu tư;
- Phát triển nguồn nhân lực;
Khuyến khích cả chiều FDI ra nước ngoài.
b. ĐẦU TƯ GLÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI (FPL)
1. Khái niệm
FPI là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư nước ngoài góp vốn bằng cách mua cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp trong nước mà không trực tiếp tổ chức và quản lý doanh nghiệp. Ranh giới phân định giữa FPI và FDI chính là mức quy định pháp quy của nước chủ nhà về tỷ lệ phần trăm cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài (Mỹ là 10% , Việt Nam – 30%) là một hình thức đầu tư tương đối mới và còn có nhiều quan điểm khác nhau. Nhìn chung, thấy rõ rằng FPI có lợi cho cả 2 phía: nước đầu tư (nhà đầu tư) có cơ hội phân tán rủi ro, thu được lợi nhuận cao hơn so với mua cổ phiếu trong nước; đối với nước nhận đầu tư thì FPI là một kênh giúp các doanh nghiệp huy động thêm vốn mà vẫn chủ động trong điều hành quản lý, giúp năng động hoá nền kinh tế và tạo khả năng cạnh tranh cao hơn.
Tuy nhiên FPI có những mặt hạn chế nhất định.
Thứ nhất,do bị khống chế tỷ lệ. cổ phiếu nên nhà đầu tư thường không thích đầu tư mua cổ phiếu FPI làm hạn chế tác động kinh tế của FPI.
Thứ hai, hạn chế nhận công nghệ mới và kinh nghiệm quản lý của nước ngoài.
Thứ ba, FPI chịu rủi ro ngoại hối rất cao.
2. Các hình thức FPI
Đầu tư FPI thông qua 2 hình thức cơ bản:
- Cổ phiếu: Các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu của các doanh nghiệp trong nước nhằm mục đích thu cổ tức cao trong tương lai.
Cổ phiếu có thể được mua trực tiếp (nhà đầu tư mua trực tiếp cổ phiếu của doanh nghiệp phát hành hoặc trên thị trường thứ cấp); hoặc mua gián tiếp thông qua đầu tư vào các quỹ đầu tư quốc gia;
- Trái phiếu: (bao gồm cả thương phiếu) hình thức này đang chiếm ưu thế trong đầu tư FPI vì thủ tục pháp lý đơn giản, ít rủi ro hơn.
3. Các biện pháp khuyến khích FPI
Hầu hết Chính phủ các nước đều có chính sách khuyến khích FPI. Trong 2 năm gần đây, xu hướng sáp nhập các công ty lớn trên thế giới thông qua hình thức mua cổ phiếu lẫn nhau đã chứng tỏ lợi thế của FPI. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính của các nước cũng làm cho nhiều quốc gia trở nên dè dặt hơn đối với kênh đầu tư rất lợi hại này.
Để khuyến khích FPI, ngoài một số biện pháp khuyến khích đầu tư nói chung như đã nêu ở phần trên cần thực hiện, những biện pháp và điều kiện đặc thù sau:
- Tự do hoá các thị trường vốn, tiền tệ, ngoại hối;
- Ban hành khuôn khổ luật pháp về FPI;
- Hệ thống doanh nghiệp đang hoạt động phải có lãi và xu hướng phát triển tốt;
- Nền kinh tế nói chung phải ổn định, tăng trưởng bền vững;
- Áp dụng các biện pháp kinh tế đủ mức khuyến khích: thuế lợi tức cổ phần, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài,. . . ;
- Thành lập và đa vào hoạt động các thiết chế tài chính như thị trường chứng khoán, các định chế tài chính trung gian,. . .
c. ODA
Xét về khía cạnh kinh tế, ODA có những đặc điểm cơ bản sau:
- Đây là luồng vốn có tính chất một chiều.
Các nước cấp ODA là các nước công nghiệp phát triển (OECD), các nước có thu nhập cao (OPEC) hoặc các tổ chức quốc tế như IMF, WB, ADB. UNDp, . . . mà phần ngân sách đóng góp chủ yếu là từ các nước phát triển. Còn các nước nhận vốn là các nước đang phát triển có thu nhập thấp hoặc gặp khó khăn về kinh tế;
- Chủ thể cấp vốn và vay vốn đều là Chính phủ các nước. Trong từng trường hợp, vốn đầu tư được giao cho doanh nghiệp sử dụng thì chủ thể chị ưu trách nhiệm cuối cùng vẫn là Chính phủ. Do đó ODA thường được đàm phán, ký kết và tài trợ thông qua các Nghị định thư tài trợ và các thủ tục kèm theo phức tạp hơn nhiều so với các kênh di chuyển vốn khác;
- ODA thường có hải phần rõ rệt: Phần cho không (viện trợ không hoàn lại) thường chiếm 25% tổng vốn ODA, phần cho vay chiếm 75 % với các điều kiện ưu đãi về lãi suất (thấp hơn lãi suất thương mại), thời hạn vay (thường kéo dài từ 10 - 50 năm), và phương thức thanh toán nợ.
2. Các hình thức ODA
Xét theo chủ thể cấp vốn, ODA có 2 loại :
+ ODA song phương là viện trợ và cho vay giữa 2 Chính phủ, phần này thường chiếm tỷ lệ 65 - 70%;
+ ODA đa phương do các tổ chức quốc tế (chủ yếu là IMF, WB, ADB, OPEC, EU, SEV, UNDp, . . . ) tài trợ cho một hoặc một nhóm nước nhận vốn.
- Theo mục đích sử dụng ODA có các loại:
+ Vốn đầu tư phát triển luôn chiếm tỷ lệ lớn trong vốn ODA (50 – 60% ). Vốn này có thể được Chính phủ các nước nhận vốn h'ực tiếp tổ chức đầu t, quản lý dự án và có trách nhiệm trả nợ phần vốn vay. Đó là các hạng mục công trình kết cấu hạ tầng nh cầu, đường xá~ cảng, các hệ thống điện. nước, công hình thuỷ lợi . . . . Ngoài ra một phần vốn ODA đầu tư phát triển do các doanh nghiệp kinh doanh tổ chức đầu t. quản lý dự án và có trách nhiệm thu hồi vốn trả nợ. Các công trình thuộc nhóm này thường là các dự án ưu tiên thuộc lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp hoặc các lĩnh vực mũi nhọn.
+ Vốn viện trợ kỹ thuật là các khoản vốn tài trợ để đào tạo chuyên gia, nâng cao năng lực tổ chức và quản lý, hỗ trợ chuyên gia, thực hiện các cải cách thể chế và cơ cấu kinh tế. Mục đích của viện trợ kỹ thuật chính là giúp các nước nhận vốn nâng cao năng lực sử dụng viện trợ tài chính. Xét thuần tuý về mặt kinh tế thì hình thức này không là hoạt động đầu tư và do vậy thường được lấy từ khoản viện trợ không hoàn lại. Viện trợ kỹ thuật nhiều khi chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn ODA (20 - 30%);
+ Hỗ trợ cán cân thanh toán (còn được gọi là vốn tín dụng điều chỉnh cơ cấu tài chính) là phần vốn giúp các nước thanh toán các khoản nợ đến hạn và lãi tích luỹ của các năm trước. Trong một số trường hợp, đây là vốn tài trợ giúp các nước khắc phục khủng hoảng tài chính. Nguồn vốn của các khoản mục này thường lấy từ ODA đa phương;
+ Viện trợ nhân đạo và cứu trợ: chi cho các mục đích cứu trợ đột xuất; cứu đói, khắc phục thiên tai, chiến tranh. phần vốn này chiếm tỷ trọng khá nhỏ và thường được tài trợ phối hợp với các khoản tài trợ phi chính phủ;
+ Viện trợ quân sự: Chủ yếu là viện trợ song phương cho các nước đồng minh trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Mỹ và Liên Xô (cũ) là 2 quốc gia trước đây cấp viện trợ quân sự nhiều nhất. Từ khi kết thúc chiến tranh lạnh. viện trợ quân sự sút giảm mạnh và kéo theo sút giám cả tuyệt đối và tương đối vốn ODA của Mỹ và Nga (nước kế thừa tư cách pháp lý của Liên Xô cũ).
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro