Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

dau tay blog

Entry for June 21, 2006 - Đồng chí Joe là ai?

Hình như mình đã viết mấy blog rồi nhưng chưa giới thiệu nhiều về mình cho những người mà lang thang "ghé qua" blog này. Thế là....

Mình tên là Joe - phất âm giống Mai Văn Dâu Image - và năm nay mình 27 tuổi (tính theo tuổi Tây. Nếu tính kiểu "ta" thì mình đã 28 tuổi rồi.). Chưa có vợ, chưa có người yêu, vẫn đang tìm! (phải quảng cáo tí chứ!). Mình quê ở Vancouver, một thành phố hơi bị đẹp luôn ở phía Tây Canada, và mình đã ở xứ sở này được hơn 3.5 năm rồi.

Chuyện mình sắp 30 tuổi cũng hơi bi kịch đấy! Nghĩ đến chuyện đó thì mình muốn mua xe Piaggio màu đen, may một bộ quần áo cực kỳ sành điệu, rồi vào một buổi tối thứ 6 trời đẹp và không khí sôi đ

Con gái VN phức tạp nhỉ!?

Hình như tất cả các cô gái Việt Nam 22 tuổi trở lên đã có người yêu rồi. Tất nhiên là có người chưa có nhưng mà ít lắm. Khổ cho con trai Việt Nam, khổ cho cả con trai Canada sống ở Việt Nam nữa!

Có lần mình hỏi một người bạn thân: "Thế ở Việt Nam khi một cô gái mà mình thinh thích đã có người yêu rồi thì mình nên làm gì, làm thế nào để tiếp cận cô đó?". Lời khuyên của bạn mình thì như thế này. (Của đáng tội mình đã xuyên tạc một tí, thêm một chút mỳ chính vào.). Mình không biết liệu lời khuyên của cô ấy có đúng hay không...

Theo bạn mình thì trong việc "đánh đồn" có 3 trường hợp, và mỗi trường hợp có một tỷ lệ thành công khác nhau như sau:

Các cô mà đã được yêu 1 năm

Không đánh được. Cô ấy và người yêu vẫn ở trong giai đoạn gọi là tình yêu trẻ con. Ngồi ở quán cà-fê 2 người chung một ghế, viết thơ tặng nhau, chát yahoo và dùng nhiều...Họ như đang chết đuối trong mắt nhau, cứ nói những gì mà lúc trước cả 2 người coi là rất sến! Thôi, cho họ chết đuối đi.. nếu cô ấy lại nổi lên mặt nước thì phải xem xét lại.

Các cô mà đã được yêu 2 năm

Đánh được đấy! Có thể sau khi 2 năm thì giai đoạn "tình yêu mới" đã qua và giai đoạn "tình yêu thoải mái" chưa đến. Cũng có thể cô ấy bắt đầu tự hỏi mình: "Anh ấy có phải là một nửa trái tim của mình hay không đây? Nếu không thì mình cứ lằng nhằng như thế này không được mất..." Khi đó, một anh chàng nào đó - một người mà rất hiểu mình muốn gì - có thể chớp lấy thời cơ chui vào bảo tàng lấy trộm vật quý chạy sang Campuchia luôn!

Các cô mà đã được yêu 3 năm trở lên

Không đánh được đâu! Đối với cô ấy thì mọi thứ đều ổn rồi, thoải mái rồi. Quen anh ấy ngồi ở bên cạnh mình, quen cách nói chuyện của anh ấy, cách nhìn, cách chia sẻ...tóm lại thì cái gì cũng quen! Có thể cô ấy đã đi đến nhà anh ấy "ra mắt" rồi, và 2 người đang chuẩn bị lấy nhau. Tất nhiên là có trường hợp "thay đổi ở phút 89" nhưng mà trường hợp này thì rất hiếm. Đà tàu đang chạy là một sức mạnh cực kỳ đáng sợ, đặc biệt là ở Việt Nam!

Khỏi phải nói cách dễ nhất là hãy cưa những cô gái mà chưa có gì...đồn đang vắng mà, cần gì mà phải đánh! Cứ đi đến cửa chính bấm chuông thoải mái!

ộng tìm một cô gái "ngoại hình khá" rủ đi quanh quanh bờ hồ chậm chậm. Tất nhiên là mình cũng có ý định thuê một người đi theo, quay phim. Như thế, khi mình 45 tuổi mình có thể mở lại thước phim đó, gọi con đến xem và nói "đấy! bố đã từng là dân chơi sành điệu kinh khủng, con thấy chưa? (lúc đó chắc vợ cố tình phá không khí, cười nước đôi và nói "anh dân chơi ơi, vào bếp giúp em rửa bát đi!").

Mình đã học tiếng Việt độ khoảng 3 năm rồi - 2 năm ở trường đại học ở HN và 1 năm "ở trên đường" -- công nhận xe-ôm VN chửi bậy kinh khủng (nhưng mà hay!) Chuyện mình sang VN đầu tiên là hoàn toàn tình cờ. Hè năm 2002 mình tốt nghiệp đại học ở Canada rồi đi làm ở Hàn Quốc. Tháng 9 năm đó mình quyết định sang HN theo một khóa bồi dưỡng (khóa đó kéo dài một tháng) rồi quay lại HQ tiếp tục đi làm. Nhưng sau khi ăn nem chua rán ở gần phố Hàng Bông mình quyết định là "Thôi! Sống ở đây cũng được!" (Thật ra mình đã thấy cuộc sống ở HN rất thỏai mái và mình đã rất muốn biết nhiều hơn về VN và người Việt..xin lỗi HQ nhé!). Rồi mình tìm việc làm ổn định và 3.5 năm sau mình vẫn có mặt ở đây. Tết năm ngoái mình xin nghỉ việc để tập trung vào việc học tiếng Việt, và khoảng 2 năm nữa, khi tiếng Việt của mình giỏi hơn nhiều, mình sẽ tiếp tục đi làm ở đây. Hy vọng là thế!

À, mình nói một chút về blog này nhé! Lúc mở blog này, ý của mình chỉ là thình thoảng viết nhật ký, phát triển tiếng Việt một chút. Mình thật sự không ngờ là sẽ có nhiều người vào xem và cái "friends network" của mình sẽ lớn lên như thổi (mình mới học chuyện Thánh Gióng ở trường!) Rất tiếc là mình không có nhiều thời gian để "chăm sóc" blog này (update thường xuyên, trả lời các comments của mọi người, v.v.) Mọi người thông cảm nhé! Mình vẫn đọc và viết tiếng Việt cực kỳ chậm - như là lao động chân tay! - và mình cũng phải dành thời gian để đi học và đi làm.. không phải là vì nhà mình ở số 1 Yết Kiêu đâu! Nhưng mình rất thích đọc các comments của mọi người và mình rất cảm ơn mọi người đã ủng hộ mình tiếp tục viết blog này! Thanh-kiu Vinamiu!

Lạc Lối

Nghệ thuật lúc nào cũng chủ quan.

Ví dụ, đây là một đoạn ngắn lấy từ một bài thơ dài nằm trong tuyển tập thơ của một nhà thơ Việt Nam rất nổi tiếng cách đây khoảng 20 năm:

Máu Máu chảy Chảy mà mặt em Em vẫn êm ái, êm ái Từng giọt, từng giọt, từng giọt

Đoạn viết cũng đơn giản nhưng vì biết tác giả là một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất của Việt Nam ngày trước nên có lẽ bạn phải thừa nhận rằng nó có một "nền tảng vô hình" rất sâu sắc, như là nhìn một mảng băng nho nhỏ đang trôi trên biển và phải thừa nhận rằng nó chỉ là cái đỉnh của một núi băng to ở dưới nước. Nhưng nếu không biết tác giả là ai thì liệu bạn sẽ vẫn đánh giá cao như vậy chăng?

Thế còn đây là một đoạn thơ mình tự sáng tác trong vòng 30 giây để minh họa cho quan điểm này:

Cơn mưa kêu lên! Sót lại tiếng trả lời lạc lối... Bạn đã biết đoạn này là do mình - một người nước ngoài mới học tiếng Việt được ba năm - sáng tác ra, nên có lẽ sẽ đánh giá hơi thấp. Tuy nhiên đọc nó mà không biết tác giả là ai thì có lẽ một số người sẽ bị lừa, cứ tưởng là sâu sắc lắm, thậm chí là sáng tác của một nhà thơ vô cùng uyên bác (như là một chuyên gia nghệ thuật dương đại đến nhà của bạn nhìn thấy một bức tranh trừu tượng treo tường cứ cho rằng đây là một tuyệt tác vô giá rồi cuối cùng phát hiện ra nó là "tác phẩm" do đứa con 5 tuổi của bạn ấy vẽ ra!). Viết một đoạn dài thì chắc mình sẽ mắc phải nhiều lỗi ngữ pháp và bị "vạch mặt" ngay, nhưng cứ viết ngắn gọn và trừu tượng như thế này thì đễ lừa đảo hơn, người ta cứ muốn hiểu thể nào thì hiểu.

Nếu bạn đưa hai đoạn thơ trên này cho một người bạn khác (không được nói tác giả là ai nhé!) rồi bạn ấy nhận ra rằng đoạn thứ nhất có một điều gì đó "nên thơ" hơn đoạn thứ hai, "chuyên nghiệp" hơn - "nền tảng vô hình" hơn - thì rõ ràng bạn ấy... "sành thơ" Việt Nam.

Hay là không phải! Thật ra đoạn thứ nhất (máu chảy) là do mình sáng tác trong vòng 30 giây và đoạn thứ hai (mưa kêu) là của Vi Thùy Linh, một nhà thơ trẻ xuất sắc của Việt Nam. Bạn đã bị lừa đấy, có đau lắm không?! Nghệ thuật lúc nào cũng chủ quan, mình cảnh báo rồi mà!

Nói vậy cũng là tinh vi lắm rồi, nhưng mình có lý do đấy chứ! Dù được trình bày một cách rất vòng vo nhưng kết luận chính là thế này này: Thích một cô gái Việt Nam thì nên chủ động tìm hiểu một chút về bố mẹ cô ấy. Đừng có như một chú gà công nghiệp cứ cho rằng cô ấy tính thế này thì chắc bố mẹ cũng tính vậy thôi, như vậy thì rất dễ bị lừa đấy! Nu-pa-ga-zi!!!

Một điều rất thú vị khi sống ở Việt Nam là những gì mình được học về văn hóa của các nước khác - từ góc nhìn của người Việt. Ví dụ trước khi sang Việt Nam, mình chưa bao giờ xem TV của Nga, chưa bao giờ ăn món ăn Thái, chưa bao giờ đi xe Minsk. Có rất nhiều nét văn hóa đầy lôi cuốn của các nước khác mình biết đến lại do nước Việt Nam giới thiệu, làm cho cuộc sống ở đây lại càng trở nên hấp dẫn hơn.

Có lẽ hấp dẫn nhất chính là các nhân vật trong truyện và phim -- nhất là năm nhân vật này:

1. Chiaki: Mình chả biết gì về nhân vật này ngoài chuyện nó luôn phải hết sức cố lên! "Cố lên Chiaki!" Nghe có vẻ rất mệt. Chắc nó hơi thiếu may mắn sao mà luôn bị rơi vào tình trạng khó xử nhỉ? Ít ra nó có nhiều bạn động viên, nên cuộc sống vẫn tình cảm.

2. Ôsin: Thêm một nhân vật của phim Nhật, và thêm một nhân vật mà phải luôn cố gắng hết mình. (Người Nhật khổ nhỉ, chăm chỉ làm việc hơn cả người Nghệ An luôn!) Thật ra mình đã học từ "ô-sin" trước khi học từ "người giúp việc". Có một lần bạn mình hỏi mình "Nhà Joe có người giúp việc không?" Mình hỏi lại "Người giúp việc là gì? Bạn mình giải thích rồi mình nói "Tại sao bạn không dùng từ Ô-sin nhỉ?". Đó là kiểu phát triển từ vựng "ngược lại" của người nước ngoài học tiếng Việt. Chắc chắn người Việt sẽ học từ "ki bo" trước khi học từ "Suzuki". Còn mình đã nói "Ối giời ơi, thằng này Suzuki thế!" mấy tháng mới biết "ki bo" là gì!

3. Chú "Nu-pa-ga-zi": Mình thực sự không biết nhân vật này là như thế nào, kể cả tên của nó mình cũng không biết. (Hình như nó là một nhân vật trong phim hoạt hình của Nga thì phải.) Mình chỉ biết khi mình siết chặt nắm tay, vẫy thật nhanh và nói "Nu-pa-ga-zi" với người đã trêu chọc mình thì người ta sẽ cười bò ra mà thôi.

4. Tào Tháo: Về nhân vật này mình cũng chưa rõ. (Hình như ông là một vị hoạn quan ác liệt ngày xưa của Trung Quốc hay sao nhỉ.) Nhưng mình thừa biết khi ông đuổi mình thì nghĩa là mình thực sự có vấn đề khẩn cấp! (Đừng có mất công giải thích nhé, mình thừa hiểu! ;-)

5. A.Q. Mình được biết đến nhân vật này sau khi bị một cô Hà Nội cho leo cây. (Người Tây nói chung và người Tây tên là Joe nói riêng cũng hay bị mấy cô Hà Nội cho leo cây - chán như con gián!) Biết là bị cho leo cây nên mình tính tiền rồi bỏ đi uống bia với mấy bạn con trai người Việt. Mình kể chuyện vừa leo cây cho họ nghe xong rồi bảo "Thôi, cũng chẳng sao, bao nhiêu là cô xinh, bao nhiêu là 'cá' ở dưới 'biển', mình có quan tâm gì đâu!?!" Thế mà bạn mình lại kêu ầm lên "Ối giời ơi, Joe A.Q. thế nhỉ!". Có điều khi đó mình chưa biết từ A.Q là gì, mới biết từ "ắc quy" nên cứ tưởng bạn đang lý giải có lẽ cô bạn của mình không đến vì chắc có vấn đề với xe máy!

Nhưng cuối cùng mình cũng hiểu.

Và có thể mình hơi A.Q. một chút thật! Entry for September 20, 2006 - Xấu xiếc gì!

Lần trước mình viết bài hơi triết học. Bây giờ mình sẽ quay lại viết kiểu vui vui nhé! Thật ra đây là chiến thuật mới của mình. Cẩn thận nhé, chiến thuật này hơi bị ác liệt đấy! Ví dụ mình có người yêu (ví dụ thôi!) và mấy ngày vừa rồi người yêu của mình dỗi, không thèm nói chuyện với mình đâu. Nhưng hôm nay cô ấy trở lại bình thường, nói ngọt ngào như xưa, và mình còn sướng hơn nếu cô ấy đã không dỗi mình mấy ngày vừa rồi. Thỉnh thoảng những người viết blog cũng phải dùng chiến thuật này để gây ấn tượng mà!

Rồi.

Tại sao con trai Tây cứ thích cô gái trông không "Thúy Kiều" lắm?

Trong ba năm vừa rồi mình đã có nhiều cuộc nói chuyện như sau:

JOE: Ối giời ơi, cô kia xinh thế! BẠN: Cái gì? Cô nào? JOE: Cô kia kìa! BẠN Đâu? Mặc áo màu gì? JOE: Cô mặc áo xanh xanh ấy! BẠN: Hả? Cô kia á? JOE: Ù, xinh nhỉ! Bạn không thấy vậy à? BẠN: Ối giời ơi, bó tay anh Joe!

Tóm lại, khái niệm của sắc đẹp không khách quan đâu! Theo cái gọi là tiêu chuẩn sắc đẹp của Tây thì má phải cao, mồm phải to, và đôi mắt phải hơi ghê. (Tất nhiên mình đang nói về người con gái - lĩnh vực đặc biệt của mình!) Diễn viên Julia Roberts là một ví dự tiêu biểu. Cô ấy xinh lắm, mồm to lắm, răng khỏe lắm, ăn quả dừa chắc không cần bổ ra đâu!

Với lại da phải hơi đen đen một chút. Có nhiều cô Tây kêu "eo ơi, da em trắng thế, em xấu quá, huhu!" đồng thời có nhiều cô Việt Nam kêu "eo ơi, em đen thế, chắc chắn em sẽ bị ế, huhu!" Cô Việt Nam nhìn cô Tây tắm nắng chắc thấy điên. Trái lại, cô Tây nhìn cô Việt Nam bôi kem làm trắng da chắc thấy dở hơi biết bơi. Và con trai Việt Nam nhìn lại hóa đơn vừa mua kem làm trắng da cho người yêu chắc thấy dở hơi biết bơi, biết nhảy và biết trượt pa-tanh nữa!

Joe

Entry for September 08, 2006 - Đội hay không đội?

"Mũ dùng để đội khi đi xe máy, tăng độ an toàn nếu có tai nạn xảy ra." Đó là định nghĩa của từ "mũ bảo hiểm" theo từ điển tiếng Việt trên cái bàn làm việc của mình. Nhưng quyển từ điển này chỉ là một quyển bác học thôi. Nếu có từ này trong từ điển cuộc sống - tức là từ điển lý thuyết viết đúng theo suy nghĩ của người dân - thì nó sẽ được định nghĩa như sau: "Mũ bảo hiểm: hay còn gọi là nồi cơm điện. xấu quá! kệ! không cần thiết!"

Mình cũng thích lái xe máy ở Hà Nội. Lúc mình mới học lái xe ở đây mình đi rất chậm. Cực kỳ chậm. Chậm như rùa. Hơn. Chậm như voi giậm trong rừng rậm. (Mình đã mất 15 phút tra từ điển để sáng tác câu đó, mọi người cứ "nhấm nháp" nó đi!). Chậm đến nỗi lúc mình đi dọc đường Lê Duẩn có nhiều bà già đạp xe đạp đi qua vẫy tay rồi dần dần biến mất vào phía chân trời.

Nhưng mình đã biết lái xe máy hơn 3 năm rồi, và bây giờ mình đi quá nhanh. Trước đây (khi đi rất chậm), chắc là không cần đội mũ bảo hiểm đâu, vì lúc đó mình sẽ giống như "một gã điên đeo kính râm vào ban đêm". Tuy nhiên, bây giờ chắc là quá là cần thiết rồi, theo suy nghĩ của mình, theo lôgic của phương Tây, và theo vật lý nữa. Thế là mình lâm vào một tình cảnh rất khó xử: ở Hà Nội, đội mũ bảo hiểm là không sành điệu.

Đó chỉ là sự thật phũ phàng thôi, muốn hay không người ta cũng nghĩ như vậy. Và mình cũng là một phần của "người ta", thế là mình cũng nghĩ như vậy. Mọi người xin đừng hiểu lầm - mình không phải loại người thích sành điệu. Nhưng đồng thời, cũng là loại người không thích không sành điệu, thế là mới có vấn đề!

Túm lại, tất cả những khía cạnh của vấn đề này có thể được "co" thành một câu ngắn: Thà một phút sành điệu rồi chợt tắt còn hơn buồn "nhà quê" suốt trăm năm. Mình có đồng ý với câu này không? (Không biết bác Xuân Diệu đội mũ bảo hiểm hay không nhỉ.). Nếu đồng ý thì thôi, kệ mũ bảo hiểm đi, lái "không" thôi. Hay là mình quan điểm khác? Cái từ "nhà quê" mặc dù thường có nghĩa coi thường người đến từ các tỉnh lẻ, nhưng cũng là một từ hay, với ý nghĩa rất thân thiện. Mình có nhiều bạn đến từ các tỉnh lẻ và họ vui tính lắm, thông minh lắm, học đại học giỏi lắm, thường thì giỏi hơn cả người thành phố luôn.

Thế mình bị (được) coi như là người nhà quê cũng được. Đằng nào mình cũng sinh ra ở vùng núi, mình cũng là người lớn lên ở một nơi không có rạp Megastar. (Bố mẹ mình thì ở dưới thành phố Vancouver nhưng mà đi lên công tác ở trên một thị trấn nhỏ ở phía bắc Canada, và sinh mình năm 78 ở trên đó. Lúc 12 tuổi mình mới quay lại sống ở thành phố). Liệu đối với "dân núi" như mình thì đội mũ bảo hiểm có phải là chuyện bẩm sinh không nhỉ???

Hơn nữa, ở bên Tây hầu như ai mà đi xe máy đều đội mũ bảo hiểm hết. Thậm chí các trẻ em đi xe đạp cũng đội mũ bảo hiểm nhỏ. Vậy thì đội mũ bảo hiểm cũng chẳng có gì phải xấu hổ đúng không? Nhưng Việt Nam là Việt Nam (hoặc thỉnh thoảng là Việt Lam) và khi ở Rôma thì...Mình phân tích như sau:

1. Không đội mũ bảo hiểm

Điểm có lợi: sành điệu

Điểm bất lợi: dễ phải chuyển hộ khẩu ra Văn Điển

2. Có đội mũ bảo hiểm

Điểm có lợi: An toàn. Và không có nhiều người nhận ra mình ở trên đường, không có nhiều người biết mình là người Tây. (Giống kiểu "ninja" của phụ nữ Việt Nam đội mũ và đêo khẩu trang, kính râm.)

Điểm bất lợi: không sành điệu

3. Đội mũ bảo hiểm loại sành điệu

Điểm có lợi: vừa an toàn vừa sành điệu

Điểm bất lời: làm gì có mũ bảo hiểm loại sành điệu!

Ba sự lựa chọn khác nhau nhưng ba kết quả khó chịu như nhau. Nếu chỉ có ba sự lựa chọn này thì thật là buồn, thật là chán. Nhưng mà cuộc sống không bao giờ bất công như vậy đâu! Mình may mắn được biết đến một sự lựa chọn khác. Một sự lựa chọn không có một điểm bất lợi nào cả. Một sự lựa chọn vừa an toàn vừa sành điệu, vừa tốt cho kinh tế Việt Nam!

Đó là xịt gôm, bôi gel vào tóc thật nhiều, rất rất nhiều, như một thằng 18 tuổi con nhà giàu đi xe SH màu đen có đê-can hình con rồng trên chắn bùn. Như thế mái tóc của mình sẽ rất cứng, cứng như kim cương, cứng như xi-măng. Mình bị ngã xe, đâm đầu vào vỉa hè thì chính là vỉa hè sẽ bị vỡ, chứ không phải đầu của mình đâu!!!

Joe

Dạo này báo chí Việt Nam đang xôn xao về vụ PMU 18 và các sự mâu thuẫn xung quanh chuyện đó. Thật ra chuyện báo chí Việt Nam quan tâm nhiều đến vụ này không có gì ngạc nhiên cả - đối với họ vụ này giống như là một "con cá béo", tội gì mà không "ăn". Thế nhưng mình đã được biết đến một sự mâu thuẫn thú vị hơn, một sự mâu thuẫn hấp dẫn phết, một sự hấp dẫn mà hiện nay ở Việt Nam chỉ có một số ít người có thể hiểu nổi - đó là sự mâu thuẫn "bà già ở công viên Lênin".

Nói một cách cụ thể hơn, đó là sự mâu thuẫn về các bà già mà tập thể dục thẩm mỹ buổi sáng gần nhà mình ở công viên Lênin. Hàng ngày khoảng 6:00 sáng họ tập trung ở đấy, bật nhạc xập xình rồi tập thể dục thẩm mỹ đến khoảng 8:00. Có một vài lần mình đi xem trực tiếp (tức là trong 3 năm vừa qua có hai ba ngày mình có đủ sự nhiệt tình dậy sớm tập thể thao ở công viên cùng với các "đồng chí" lớn tuổi này) nhưng bình thường mình chỉ được nghe nhạc của họ từ phòng ngủ khi mình mới ngủ dậy.

"Thế sự mâu thuẫn là ở đâu?", chắc các bạn muốn hỏi. Nó chính là ở chỗ: Khi các bà già này bắt đàu tập, họ luôn luôn mở một bài hát Tiếng Anh rất đặc biệt. Đó là bài Boom Boom Boom Boom của nhóm The Vengaboys, đã nổi tiếng ở Canada và Châu Âu cách đây khoảng 6,7 năm. Đối với người Việt Nam bình thường thì chắc bài này không có gì là lạ cả - nhịp điệu rất sôi động nên dùng bài này để tập thể dục là đương nhiên rồi. Nhưng vì mình rất hiểu lời Tiếng Anh của bài này nên mình không thể không cười khi nghĩ đến sự mâu thuẫn "dã man" mà nó gây ra. Nói một cách rất ngắn gọn, bài này bậy! Không phải rất bậy, nhưng bài này thật sự không phù hợp với một nhóm phụ nữ "phúc hậu" như thế này đâu!

Lời của bài hát là như sâu:

Boom Boom Boom Boom I want you in my room Let's spend the night together From now until forever Boom Boom Boom Boom I wanna go Boom Boom Let's spend the night together Together in my room

Chỉ riêng từ "Boom" là bậy lắm rồi! Những từ khác chỉ là dưa chuột cắt nhỏ xung quanh một đĩa thịt gà nướng. Trong trường hợp này từ "Boom" là dùng để miêu tà cái âm thanh của một hành động nào đó. Mình sẽ không nói hành động này cụ thể là cái gì, trừ khi phải giải thích vì "hàng động này" mà mình đã có mặt ở trên thế giới để viết chính blog này. Những từ còn lại các bạn có thể tự tìm hiểu, mình sẽ không dịch nữa đâu. Dù sao, ý mình muốn nói cũng đã quá rõ ràng rồi!

À, quên! Lần sau các bạn đi công viên Lênin vào buổi sáng xin đừng giải thích sự mâu thuẫn này cho các bạn lớn tuổi nhé. Trong cuộc sống của mình luôn có một số thứ tốt nhất là mình không nên hiểu! Mẹ nuôi con như thế còn gì!" (Dân trí) - Joe nhận thấy trong vấn đề nuôi con, nhất là nuôi con bằng sữa mẹ, các bà mẹ trẻ ở Việt Nam nếu xét về mặt khoa học thì đứng đầu bảng, nhưng xét về mặt tiếng nói gia đình thì lại "đứng chân" trước các "bà mẹ già".

Tôi thấy các người mẹ trẻ đang loay hoay giữa hai dòng sữa.

Một là sữa của họ, hai là "sữa thay thế" của mẹ chồng lẫn mẹ đẻ.

Bạn tôi có cháu trai 4 tháng. Bạn ấy muốn cháu chỉ uống sữa mẹ cho đến khi tròn 6 tháng, theo lời đề nghị của Tổ chức y tế thế giới, Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc, Bệnh viện nhi trung ương Việt Nam...

Lời đề nghị của cả mẹ chồng lẫn mẹ đẻ lại khác. Phải cho nó ăn, phải cho nó ăn! Chút cơm, chút cháo, phải cho nó ăn chút chất "dinh dưỡng"!

"Nhưng mẹ ơi, con đọc ở trên mạng rằng nếu cho con ăn dặm vậy là quá sớm, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thống miễn dịch của bé. Tất cả các chất dinh dưỡng bé đang cần đã có trong sữa mẹ rồi, con nghiên cứu và..."

"Nghiên cứu gì? Con vẫn thông minh và xinh xắn chứ!. Mẹ nuôi con như thế còn gì!" (Hoặc nếu là mẹ chồng thì..."Tôi nuôi anh như thế còn gì.")

Tôi thương bạn tôi. Một em bé không phải cái i-pad, đi đâu cũng có thể mang theo. Đôi khi bạn tôi có việc phải ra ngoài, đành để con ở nhà. Lúc đó bạn ấy biết rằng mẹ (hoặc bà) sẽ cho cháu ăn chút cơm, chút cháo, cũng như lúc người quản lý của gia đình đi vắng, anh quản đốc sẽ cho các thợ xây "ăn" chút xi-măng, chút sắt.

Cuối cùng hai vợ chồng bạn tôi quyết định ở riêng, lấy lý do là công việc. Cũng may văn phòng của cả hai người đều rất xa nhà nên lý do thuyết phục.

Sự khéo léo

Một đặc điểm của Việt Nam trong giai đoạn phát triển hiện này là: xếp về mặt khoa học các người mẹ trẻ đang đứng đầu, nhưng xếp về mặt tiếng nói trong gia đình thì họ đang "đứng chân". Mỗi gia đình một hoàn cảnh, nhưng sự mâu thuẫn đó có vẻ khá phổ biến, đặc biệt giữa những người mẹ trẻ đã lớn lên ở thành phố và những người mẹ già đã lớn lên ở quê.

Tất nhiên hành động của các người mẹ trẻ, các bác và các bà đều xuất phát từ tình yêu thương - vấn đề là ngã ba chưa lập đèn giao thông nên dễ xảy ra tai nạn. Các bà mẹ trẻ thường là người nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện nhất nhưng kiến thức phải đi cùng quyền lực mới có tác dụng.

Thêm vào đó, các công ty sản xuất sữa bột và thực phẩm trẻ em rất khôn ngoan. Một người mẹ trẻ có học và biết dùng internet sẽ khó để lừa đảo. Nhưng một bác vẫn rất tin vào cách truyền thống của gia đình mình có lẽ sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi các chiến dịch tiếp thị hơn. Các công ty đó biết họ đang quảng cáo cho ai.

Vậy nên tôi thấy nhiều vợ chồng trẻ phải hết sức khéo léo ở việc kết nối kiến thức khoa học với kiến thức "bác" học. Ví dụ, tỉnh thoảng họ phải "mời chuyên gia" đến nhà "thuyết trình". Mẹ chồng sẽ không tin khi con dâu nhắc trang web của WHO, nhưng biết đâu mẹ chồng sẽ bắt đầu "hơi hơi tin" khi con dâu mời một anh bạn luật sư mặc com-lê đẹp đến nhà chơi, rồi anh ấy "tình cờ" nhắc đến vấn đề và nêu lên quan điểm.

Đánh vào chiều cao

Một người bạn khác của tôi bảo người mẹ trẻ tốt nhất nên đánh vào chiều cao. Đơn giản, người Châu Á để ý đến chiều cao. "Anh cao bao nhiêu" là câu hỏi tôi rất ít gặp ở Canada nhưng lại rất thường xuyên gặp ở Việt Nam. Chiều cao quan trọng. Một hoa hậu khai sai chiều cao (khai 170cm nhưng sự thật chỉ có 167cm) sẽ thành "chuyện".

Theo nhiều chuyên gia y tế, chiều cao tối đa của mỗi người được quyết định trong kỳ thai nghén và 36 tháng đầu. Sau đó, dù uống bao nhiêu là hộp Vinamilk, ăn bao nhiêu suất bít-tết nhưng cũng không ảnh hưởng gì - chiều cao tối đa đã được quyết định rồi, đã ghi vào ADN.

Nếu quên sinh nhật của người yêu, tôi có thể tặng 10 bó hoa đẹp trong 10 ngày tiếp theo cũng chẳng ảnh hưởng gì mấy, vẫn dỗi như trẻ con.

Vậy các bác càng "làm sao" để cháu là người cao, càng làm "hao" để cháu là người thấp! Theo bạn của tôi nói, khi các bác bắt đầu nghi ngờ rằng hàng động của họ sẽ làm cháu "mất đi" 10-15 phân thì mọi chuyện sẽ khác đi. Nhưng vẫn phải có ít nhất mấy chuyên gia chìm đến nhà thuyết trình các bác mới bắt đầu nghi ngờ vậy.

Và đương nhiên phải mặc com-lê đàng hoàng! Vì sao các công ty nước ngoài ưa chuộng nhân viên nữ? Vì sao từ Hotgirl nghe bình thường còn từ "Hotboy" nghe hơi "hài kịch", trong khi ở phương Tây Hotboy là khái niệm đàng hoàng?

Dạo này tôi thấy nhiều bài có tiêu đề như "Đàn ông Việt đang thất thế?", v.v., nói về tiêu chuẩn của phụ nữ Việt ngày càng cao. Tôi cũng từng viết về chủ đề này, hỏi vì sao phụ nữ Việt Nam "đang chạy nhanh hơn".

Vì sao các công ty nước ngoài ưa chuộng nhân viên nữ? Vì sao từ Hotgirl nghe bình thường còn từ "Hotboy" nghe hơi "hài kịch" (trong khi ở phương Tây Hotboy là khái niệm đàng hoàng - Justin Bieber của Việt Nam ở đâu?) Trước đây tôi nghĩ đó chỉ là những diễn biến trong xã hội, không có một nguyên nhân cụ thể - hoặc nói cụ thể có hơn một nguyên nhân.

Nhưng bây giờ tôi nghĩ khác.

Các bạn sẽ rất ngạc nhiên khi tôi nói tôi đã phát hiện ra "âm mưu" rất đa đạng do chính người phụ nữ Việt Nam đang âm thầm thực hiện. Khoảng cách đang mở rộng giữa nam và nữ không phải tự nhiên xảy ra mà đây là kết quả không thế khác, được tạo ra bởi một quá trình hết sức tinh vi do người phụ nữ Việt Nam cố tình giấu giếm!

Âm mưu đa dạng này có tên gọi rất quen thuộc - Game Online.

Các bạn nghe đúng. Game Online. Vì sao phụ nữ ngày càng có quyền lực trong kinh doanh, trong chính trị, trong gia đình? Vì sao đa số người nổi lên từ các cuộc thi âm nhạc (Phương Vy, Trà My), các cuộc thi khiêu vũ (Ngô Thanh Vân, Đoan Trang), và các "sự kiện offline" khác đều là phụ nữ? Vì sao có thể có bài kết hợp từ "đàn ông Việt" và "thất thế"? Tất cả có thể trả lời bằng hai chữ - "Game Online"

Một người nghiện Game Online là người không có thời gian "lên cầu thang" ngoài đời. Thành người có quyền lực trong Game Online đồng nghĩa với mất cơ hội thành người có quyền lực ngoài xã hội. Người nghiện game online cũng dễ thành "Zombie", không có quan điểm riêng (hoặc không biết cách thể hiện), không chủ động lắm, lúc nào cũng "dạ vâng" nhưng không biết vừa "dạ vâng" cái gì.

Phụ nữ Việt Nam biết rõ điều đó. Vậy không phải tình cờ mà số lượng nam giới nghiện game online ở Việt Nam hiện đang rất cao.

Đó là kết quả. Còn cách thực hiện "âm mưu" cũng thú vị. Phụ nữ Việt Nam rất khôn ngoan. Họ để cho đàn ông vừa sản xuất vừa chi phối vừa chơi game online. Nói cách khác, họ muốn đàn ông là người vừa trồng vừa bán vừa chích ma túy!!!

Tôi biết thông tin này qua một "kẻ đào ngũ cao cấp". Đó là một chị 30 tuổi đã bỏ đi theo địch (theo tôi kể chuyện!). Chị ấy thấy âm mưu đã phát triển quá mức kiểm soát -"Sư tử không còn nghe theo người huấn luyện", chị ấy nhẹ nhàng tâm sự với tôi.

Chị ấy không cho biết tên thật mà tự xưng là "Sen Đen".

Theo lời kể của chị Sen Đen, mùa hè năm 1999, năm người phụ nữ rất quyền lực đã gặp nhau ở quán phở Thìn bờ hồ Hoàn Kiếm. Nhóm đặt tên bí mật là "Năm dòng châu", lấy từ truyện Kiều ("Theo lời càng chảy dòng châu"), tượng trưng cho nước mắt của người đàn ông sau này. Tại đó, họ lên kế hoạch dùng Game Online để đẩy đàn ông xuống và đưa phụ nữ lên, xây dựng vị trí mới cho phụ nữ trẻ trong xã hội Việt Nam hiện đại.

Năm dòng châu là năm người vợ. Mỗi người vợ có một người chồng cũng rất quyền lực. Họp xong, cả năm người vợ đó về nhà thuyết phục ông xã đầu tư vào lĩnh vực Game Online (theo cách "nói mà không nói" để ông xã tưởng mình tự nghĩ ra).

Năm dòng châu cũng khuyên các bạn nữ của họ làm như thế - tức "vô tình" tạo điều kiện cho chồng đầu tư vào game online, tạo điều kiện cho con trai chơi. "Chúng tôi là họ dòng châu!", họ tự tin nói với nhau. "Giới tính là tất cả, là thắng xã hội, là thắng gia đình, là thắng hết!"

Đó là sự hình thành của "âm mưu" Game Online ở Việt Nam. Các bạn đã thấy kết quả rồi. Thỉnh thoảng xuất hiện một mày râu rất đặc biệt, nhưng đa số người đặc biệt "offline" bây giờ tôi thấy là phụ nữ.

Tôi muốn nói thêm nhưng tôi không dám. Năm dòng châu cài gián điệp ở nhiều nơi và cô làm phục vụ tại quán cà-phê tôi ngồi viết bài này đang nhìn tôi với ánh mắt rất lạ. Tôi cũng đã nói quá nhiều rồi. Có khi bài này đăng xong tôi sẽ rủ chị Sen Đen chạy sang Lào tạo dựng một cuộc sống mới.

Hôm qua có phóng viên hỏi tôi: "Anh thấy điều gì khó nhất khi làm nghề báo ở Việt Nam?"

"Trả lời cái vui nhất có được không?", tôi hỏi lại. "Tôi có nhiều kinh nghiệm vui và..."

"Để bài khác anh nhé. Em đang muốn tập trung vào cái khó."

Tôi suy nghĩ một phút rồi trả lời: "Khả năng hiểu quá xa của độc giả."

Trước hết, tôi có tiết mục của tôi. Như vậy, các bài viết của tôi dính ngay vào cái tôi của tôi. Đó là một cái tôi lớn trong một không gian nhỏ.

Tôi hay viết bài có thông điệp rõ ràng. Nhưng chỉ viết bài như vậy tôi sẽ nhanh chán và chuyển nghề. Vì thế đôi khi tôi viết bài trừu tượng hơn, không có thông điệp, thậm chí không phản ánh đúng quan điểm của tôi, không có mục đích rõ ràng ngoài việc muốn thay đổi không khí và tập thể hiện theo cách mới lạ. Có thể là châm biếm nhẹ nhàng, có thể là lố bịch cao cấp, có thể là lời tâm sự bịa đặt.

Mèo con hay đuổi chuột không phải để ăn thịt mà chỉ để...đuổi chuột.

Có độc giả biết bài nào thuộc loại gì (cũng như có thính giả biết bài hát nào thuộc điệu gì). Nhưng có độc giả thì không, tự phát triển thông điệp lớn lao để cho vào các bài viết "vô thông điệp" của tôi. Tôi đọc lời bình mà há hốc mồm.

Chính Nam Cao là người viết hay nhất về vấn đề này:

"Thoạt tiên tôi viết truyện một người đàn ông đã có vợ rồi. Đó chỉ là một người đàn ông rất vô danh. Hắn có thể là tôi, là anh, hay bất cứ một anh nào có vợ. Nhưng một ông bạn tôi vơ chằng ngay lấy. Ông ta bảo tôi định nói về ông. Ông hục hặc với tôi. Ông khuyên tôi chớ đem in. Đem in thì vỡ mặt. Tôi trót dại chưa học võ. Thôi đành chiều ông.

Tôi viết truyện một con chó mực. Tôi thề rằng: quả thật đó chỉ là truyện một con chó mực. Nhưng truyện vừa in ra thì tôi gặp một thằng say. Hắn trợn mắt lên. Mắt hắn đỏ ngầu ngầu. Hắn lè nhè hỏi tôi: Sao lại bảo hắn là con chó? Rồi hắn chửi cho tôi một mẻ, vuốt mặt không kịp. Tôi ức quá. Nhưng rồi tôi lại cười. Tôi lẳng lặng về nhà, lấy giấy bút viết truyện một thằng say rượu." (Những truyện không muốn nói)

Một số độc giả Việt Nam khi gặp bài trừu tượng của tôi (hay của bắt cứ ai) lấy lý do "không có lửa sao có khói" để chứng minh rằng quan điểm của họ về "quan điểm" của tác giả là đúng. Họ nghĩ bài viết phải có ẩn ý. Họ không nghĩ đó là tác giả viết "chơi", viết xả xì-trét, viết vì sự kết hợp câu chữ và hình ảnh tạo cảm giác thích thú trong trái tim của tác giả mà chính tác giả không giải thích nổi. Không. Đó là bài nói lên điều gì. Đó là góp ý. Đó là nói đểu, là nhắc khéo, là nháy mắt.

Nói cách khác, ở Việt Nam dường như "khói" thỉnh thoảng tự xuất hiện.

Tôi nghĩ có lẽ một phần là do cách giảng dạy. Tôi thấy nhiều giáo viên Việt Nam vẫn chia bài viết thành hai loại: (a) sâu sắc có thông điệp và (b) nhảm nhí chẳng có gì hết. Họ hình như chưa chấp nhận một loại thứ ba - vừa nhảm vừa sâu.

Bài viết nào cũng phải có kết luận. Phải kết luận, phải kết luận, phải kết kết kết luận!

* (Thầy) Thế theo em đó là điều tốt hay điều xấu? * (Học sinh) Dạ thưa thầy, em không muốn nói đó là điều tốt hay xấu, em chỉ muốn xem lại vấn đề qua cách... * (Thầy, cắt lời) Vậy chẳng có thể gọi là bài viết đâu, em viết lại đi.

Học sinh đó khi lớn lên có thể sẽ khó phân biệt (và khó tách ra) quan điểm đang thể hiện trong bài và quan điểm đang tồn tại trong trái tim tác giả. Họ sẽ nghĩ cả hai là một. Bài viết rằng "quả cam không ngon" thì đương nhiên tác giả không thích quả cam rồi! Nếu thích thì viết bài chê quả cam làm gì, vô lý!

Gần đây tác giả Nguyễn Ngọc Tư bị trách không phải vì cách thể hiện không hay (quá hay chứ) mà vì chị ấy "chọn chủ đề quá buồn". Không lẽ cuốn Cánh đồng bất tận là chị Tư "kết luận" rằng cuộc sống chỉ có nỗi đau?!

Các cựu học sinh đó cũng sẽ khó chấp nhận một bài viết không có kết luận. Nếu không có kết luận "nổi" họ sẽ đi tìm kết luận "ẩn". Nếu không có kết luận ẩn họ vẫn sẽ đi tìm kết luận ẩn - và tìm "thành công" (hoặc bó tay, chê nhảm nhí).

Ví dụ, tôi viết về Âm mưu của phụ nữ Việt Nam đẩy xuống đàn ông dùng game online. Tôi có nghĩ phụ nữ Việt có âm mưu? Không. Tôi có nghĩ đàn ông Việt đang thất thế? Không. Tôi có nghĩ game online giống ma túy? Không. (Chính tôi hay chơi game online thời học cấp 3). Tôi có vài quan điểm "nước đôi" liên quan (cái gì cũng có mặt tốt, mặt xấu), nhưng chủ yếu tôi viết bài đó vì thích hình ảnh phụ nữ Việt thầm vụng cướp ngôi của đàn ông dùng game online. Hình ảnh đó làm tôi cười.

Có khi hình ảnh đó cũng nhắc một sự căng thẳng trong xã hội nhưng tôi chưa phân tích kỹ. Tôi chỉ làm việc để hình ảnh đó ra đời - ra đời xong nó thích nhắc gì thì nhắc. Tôi đem con bỏ chợ.

Tôi viết nhiều bài tương tự - Tôi yêu Mỹ Tâm, Kiếp trước tôi là người Nghệ An, Các cầu thủ bóng đá hói đầu luôn là xuất sắc nhất...Mỗi bài tôi thêm chi tiết hài để độc giả không nhầm là bài nghiêm túc. Nhưng tôi vẫn sợ xuống trang đọc lời bình. Tôi sợ cái "vỡ mặt"mà Nam Cao đã nói. Công bằng mà nói đa số độc giả hiểu. Nhưng luôn có một lượng độc giả bình luận như: "Chả hiểu ý muốn nói của anh Dâu trong bài này là gì..."

Ai bảo họ bài nào cũng phải có "ý muốn nói"?

Tôi nghĩ nếu quen với nhiều cách viết khác nhau từ nhỏ thì những người đó sẽ không đòi kết luận ở những bài không có kết luận để đòi. Những bài tôi đang mô tả thuộc loại thứ ba, loại "thể hiện là chính" - loại các thầy cô giáo ít dạy hơn. Tôi hy vọng điều đó đang thay đổi. Không phải vì tôi quá nhạy cảm sợ đọc lời bình "ngoại đạo" (tôi quá lỳ đòn rồi, các bạn yên tâm) mà vì một lượng sáng tạo của người Việt trẻ đang vô tình bị đánh mất.

Ka-ra-ô-kê. Bốn âm tiết mà không ai ở Việt Nam có thể bỏ qua được. Trước khi sang Việt Nam mình đã không biết karaôkê là cái gì cả. Nhưng sau khi đến xứ sở này mình đã nhanh chóng nhận ra một điều là: sống ở Việt Nam mà không đi hát karaôkê thì khác nào ăn canh không có mỳ chính, như người ta hôn nhau mà không có râu! (cứ tưởng tượng đi!) Thế là mình mua một bộ loa và một số DVD karaôkê mang về nhà rồi luyện hát cái. Các đĩa DVD mà minh chọn có nhiều bài khác nhau, nên mình đã có một cái mô hình âm nhạc Việt Nam rất phong phú. Khi xem các đĩa DVD đó, mình phát hiện ra một vài điều rất thú vị! (Hay là rất thú vị đối với mình thôi, mình không biết nữa!)

1) Nghệ sĩ Việt Nam cực kỳ thích cái từ "xót xa"! Ngay sau khi mua các đĩa DVD đó, mình chọn một cái cho vào máy ví tính xem thử. Bài đầu tiên có từ "xót xa". "Xót xa là gì?" Joe tự hỏi mình. Mình nghe bài thứ 2. Lại có từ xót xa. Mình nghe bài thứ 3. Lại có. Mình nghe bài thứ 4. Lại có. Rồi bài thứ 5 và nó...lại có! Lạ nhỉ! (Lúc đó mình tra từ điển đọc rất kỹ định nghĩa của từ này.) Không phải chỉ riêng từ "xót xa" thôi mà cũng có một số từ khác lại luôn luôn xuất hiện trong bài hát Việt Nam. Nếu ai có thể tìm cho mình một đĩa karaôkê nhạc trẻ mà không bài nào có từ "xót xa", "lẻ loi", "cô đơn", "nỗi đau", hoặc "gian dối" thì mình sẽ mua đĩa đó với gía 1 triệu đồng luôn!* (Âm nhạc Tiếng Anh cũng thế thôi, những từ như sorry, baby, heart, lost, v.v.)

2) Trong việc sáng tác bài hát Việt Nam thì chuyện "đảo ngược" những từ hai âm tiết có vẻ rất phổ biến. Mình đã biết từ "suy nghĩ" từ lâu rồi, từ này quá bình thường, sách giáo khoa nào cũng có. Nhưng mình đã phải mua một đĩa DVD karaôkê mới biết từ "nghĩ suy" là như thế nào. Hình như đảo trật tự của âm tiết trong từ hai âm tiết như vậy là để thêm hoành tráng vào hay sao nhỉ? Nếu viết là "Thay đổi" thì không được đâu, phải là Tình yêu của mình phải đổi thay mới hay chứ! Cũng như gian dối (dối gian), "mong chờ" (chờ mong) "tha thứ" (thứ tha)...Chuyện này càng thuyết phục mình rằng Tiếng Việt là một ngôn ngữ hơi bị phong phú! Tiếng Anh làm gì có chuyện đó - yesterday all my troubles seemed so 'away far' ...sai! điên! Có lẽ Tiếng Việt linh hoạt hơn cả Tiếng Anh một chút, ít ra trong một vài lĩnh vực đặc biệt như vậy.

3) Người Việt Nam rất coi trọng nhạc sĩ. Cái đó mình thấy rất là hay. Ở bên Tây có một bài hát nổi tiếng thì chắc ai cũng sẽ biết người ca sĩ là ai. Nhưng rất ít người sẽ biết nhạc sĩ -người sáng tác bài đó - là ai, mà gần như là không ai biết cả. (Ở bên Tây chuyện ca sĩ tự sáng tác bài của mình là hiếm có.) Ở Việt Nam thì lại khác. Có một bài do Trịnh Công Sơn sáng tác được một ca sĩ khác trình bày chẳng hạn thì đa số người sẽ biết đó là bài DO Trịnh Công Sơn sáng tác ĐƯỢC một ca sĩ khác trình bày. Lời giới thiệu của những bài hát mà lên TV hoặc lên mạng luôn nhắc đến tên của hai người: người nghệ sĩ và người ca sĩ. (Nhạc sĩ: Trần Tiến.. Thể hiện: Mỹ Tâm...kiểu thế.) Cái đấy mình khâm phục thật - có lẽ Tây phải học Việt Nam cái!

À, bài mà mình đang thích nhất là bài "Đêm thấy ta là thác đổ" do Trịnh Công Sơn sáng tác, được ca sĩ Quang Dũng trình bày.

Có ai đi karaôkê không?

*có lẽ mình sẽ không làm thế

Trước hết mình phải nói mình thật sự không ngờ blog của mình sẽ lên báo, thật sự không ngờ hàng nghìn người sẽ xem, hàng trăm người sẽ vào comment! Nói một cách rất Việt Nam là mình cực ... choáng!

Có nhiều người khen. Cũng có một số người nhận xét rằng một người Việt Nam đi nước ngoài học tiếng nước ngoài là chuyện khá là bình thường, tại sao dư luận cứ xôn xao khi có một người Tây sang Việt Nam học một chút Tiếng Việt? Và họ nói đúng! Mình có nhiều bạn Việt Nam mà trình độ Tiếng Anh giỏi hơn trình độ Tiếng Việt của mình nhiều, cực kỳ nhiều, nên mình thấy hơi xấu hổ, hơi không thoải mái khi có nhiều người khen tiếng Việt của mình quá xá và quá trời, làm cho mình tin xái cổ! (Mọi người ơi, chê mình một cái cho nó đỡ kiêu đi!)

Sự thật phũ phàng là đa số người Tây sống ở Việt Nam lại không chịu học Tiếng Việt. Họ bận. Họ mệt. Họ thấy là không cần. Chuyện này rất bi kịch. Bi kịch vì Tiếng Việt - và văn hóa Việt Nam nữa - thú vị vô cùng, tuyệt...cú mèo! Liệu có một ngôn ngữ phong phú bằng Tiếng Việt chăng? Liệu có dân tộc nào lại dễ gần, thân thiện như người Việt chăng? (Tất nhiên ngôn ngữ nào cũng phong phú, nhưng mà Tiếng Việt thì phong phú một cách rất ... Việt Nam!) Và thêm một lý do kinh tế nữa: chỉ mỗi câu "Đùa! Tôi không phải là gà đâu!" lại có thể tiết kiệm cho mình hàng nghìn đô-la mỗi năm khi đi chợ hay mua sắm! (Tất nhiên phải nói dúng ngữ điệu!)

Nhưng mà đời là vậy. Cho dù có nhiều người nước ngoài sống ở Việt Nam mà không chịu học Tiếng Việt nhưng cũng có một cộng đồng người nước ngoài sống ở đây mà rất yêu Tiếng Việt, rất yêu Việt Nam - hơn cả cậu bé trong quảng cáo của Honda luôn! Mình có một số người bạn đến từ nhiều nước khác nhau mà nói Tiếng Việt rất giỏi, quá đỉnh luôn! Một nhóm bạn rất đặc biệt - đối với bọn mình thì Tiếng Việt là một ngôn ngữ ...chung!

Mình có một người bạn đến từ nước Pháp chẳng hạn. Trình độ Tiếng Việt của anh ấy giỏi hơn cả trình độ Tiếng Pháp của mình, còn trình độ Tiếng Việt của mình lại giỏi hơn trình độ Tiếng Anh của anh ấy. Thế là nói chuyện bằng Tiếng Việt là đương nhiên rồi. Chắc người Việt ngồi xung quanh bọn mình ở quán cafe thấy rất buồn cười - hai người da trắng, mắt xanh (hai người mắt xanh thật!), nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt! Nhưng mà bọn mình phải thế, không có cách nào khác!

Thỉnh thoảng mình đi chơi với nhóm bạn sinh viên của mình, có cả người Nhật, Canada, Mỹ, Pháp, Hàn Quốc, Lào, Ukraina, Trung Quốc, Mông Cổ...và ai cũng nói được Tiếng Việt hết. Tất nhiên không phải là Tiếng Việt chuẩn - gọi là Tiếng Việt "đủ để hiểu" - nhưng vẫn là Tiễng Việt, vẫn là "anh chị em" hết! Bạn thân của mình (bạn thân nhất ở VN) là người Nhật mà không biết Tiếng Anh (mình cũng không biết Tiếng Nhật - nếu không tính từ "ajinamoto"). Bọn mình gặp nhau, làm quen với nhau và hiểu nhau bằng Tiếng Việt, bằng ngôn ngữ thứ hai. Cũng có chuyện hai người nước ngoài sang Việt Nam rồi "cưa" nhau - và cuối cùng yêu nhau - bằng Tiếng Việt Nam của anh em chúng ta!

Mình thấy chuyện này rất thú vị, rất hay - thế giới càng ngày càng nhỏ. À, vì mình đang tham dự đám cưới ở bên Canada (thật ra là mấy đám cưới) nên mình không có nhiều thời gian lên mạng trả lời các comments của mọi người. Mọi người thông cảm nhé, lúc nào về Hà Nội mình sẽ chăm sóc blog một cách chu đáo hơn!

(À cũng có một chuyện là yahoo không cho phép mình có hơn 300 friends. Nhưng mọi người cứ gửi invite đi, có thể trong tương lai sẽ có cách add thêm bạn. Hoặc là gửi message cũng được, mình sẽ cố gắng trả lời.)

Mũ dùng để đội khi đi xe máy, tăng độ an toàn nếu có tai nạn xảy ra." Đó là định nghĩa của từ "mũ bảo hiểm" theo từ điển tiếng Việt trên cái bàn làm việc của mình. Nhưng quyển từ điển này chỉ là một quyển bác học thôi. Nếu có từ này trong từ điển cuộc sống - tức là từ điển lý thuyết viết đúng theo suy nghĩ của người dân - thì nó sẽ được định nghĩa như sau: "Mũ bảo hiểm: hay còn gọi là nồi cơm điện. xấu quá! kệ! không cần thiết!"

Mình cũng thích lái xe máy ở Hà Nội. Lúc mình mới học lái xe ở đây mình đi rất chậm. Cực kỳ chậm. Chậm như rùa. Hơn. Chậm như voi giậm trong rừng rậm. (Mình đã mất 15 phút tra từ điển để sáng tác câu đó, mọi người cứ "nhấm nháp" nó đi!). Chậm đến nỗi lúc mình đi dọc đường Lê Duẩn có nhiều bà già đạp xe đạp đi qua vẫy tay rồi dần dần biến mất vào phía chân trời.

Nhưng mình đã biết lái xe máy hơn 3 năm rồi, và bây giờ mình đi quá nhanh. Trước đây (khi đi rất chậm), chắc là không cần đội mũ bảo hiểm đâu, vì lúc đó mình sẽ giống như "một gã điên đeo kính râm vào ban đêm". Tuy nhiên, bây giờ chắc là quá là cần thiết rồi, theo suy nghĩ của mình, theo lôgic của phương Tây, và theo vật lý nữa. Thế là mình lâm vào một tình cảnh rất khó xử: ở Hà Nội, đội mũ bảo hiểm là không sành điệu.

Đó chỉ là sự thật phũ phàng thôi, muốn hay không người ta cũng nghĩ như vậy. Và mình cũng là một phần của "người ta", thế là mình cũng nghĩ như vậy. Mọi người xin đừng hiểu lầm - mình không phải loại người thích sành điệu. Nhưng đồng thời, cũng là loại người không thích không sành điệu, thế là mới có vấn đề!

Túm lại, tất cả những khía cạnh của vấn đề này có thể được "co" thành một câu ngắn: Thà một phút sành điệu rồi chợt tắt còn hơn buồn "nhà quê" suốt trăm năm. Mình có đồng ý với câu này không? (Không biết bác Xuân Diệu đội mũ bảo hiểm hay không nhỉ.). Nếu đồng ý thì thôi, kệ mũ bảo hiểm đi, lái "không" thôi. Hay là mình quan điểm khác? Cái từ "nhà quê" mặc dù thường có nghĩa coi thường người đến từ các tỉnh lẻ, nhưng cũng là một từ hay, với ý nghĩa rất thân thiện. Mình có nhiều bạn đến từ các tỉnh lẻ và họ vui tính lắm, thông minh lắm, học đại học giỏi lắm, thường thì giỏi hơn cả người thành phố luôn.

Thế mình bị (được) coi như là người nhà quê cũng được. Đằng nào mình cũng sinh ra ở vùng núi, mình cũng là người lớn lên ở một nơi không có rạp Megastar. (Bố mẹ mình thì ở dưới thành phố Vancouver nhưng mà đi lên công tác ở trên một thị trấn nhỏ ở phía bắc Canada, và sinh mình năm 78 ở trên đó. Lúc 12 tuổi mình mới quay lại sống ở thành phố). Liệu đối với "dân núi" như mình thì đội mũ bảo hiểm có phải là chuyện bẩm sinh không nhỉ???

Hơn nữa, ở bên Tây hầu như ai mà đi xe máy đều đội mũ bảo hiểm hết. Thậm chí các trẻ em đi xe đạp cũng đội mũ bảo hiểm nhỏ. Vậy thì đội mũ bảo hiểm cũng chẳng có gì phải xấu hổ đúng không? Nhưng Việt Nam là Việt Nam (hoặc thỉnh thoảng là Việt Lam) và khi ở Rôma thì...Mình phân tích như sau:

1. Không đội mũ bảo hiểm

Điểm có lợi: sành điệu

Điểm bất lợi: dễ phải chuyển hộ khẩu ra Văn Điển

2. Có đội mũ bảo hiểm

Điểm có lợi: An toàn. Và không có nhiều người nhận ra mình ở trên đường, không có nhiều người biết mình là người Tây. (Giống kiểu "ninja" của phụ nữ Việt Nam đội mũ và đêo khẩu trang, kính râm.)

Điểm bất lợi: không sành điệu

3. Đội mũ bảo hiểm loại sành điệu

Điểm có lợi: vừa an toàn vừa sành điệu

Điểm bất lời: làm gì có mũ bảo hiểm loại sành điệu!

Ba sự lựa chọn khác nhau nhưng ba kết quả khó chịu như nhau. Nếu chỉ có ba sự lựa chọn này thì thật là buồn, thật là chán. Nhưng mà cuộc sống không bao giờ bất công như vậy đâu! Mình may mắn được biết đến một sự lựa chọn khác. Một sự lựa chọn không có một điểm bất lợi nào cả. Một sự lựa chọn vừa an toàn vừa sành điệu, vừa tốt cho kinh tế Việt Nam!

Đó là xịt gôm, bôi gel vào tóc thật nhiều, rất rất nhiều, như một thằng 18 tuổi con nhà giàu đi xe SH màu đen có đê-can hình con rồng trên chắn bùn. Như thế mái tóc của mình sẽ rất cứng, cứng như kim cương, cứng như xi-măng. Mình bị ngã xe, đâm đầu vào vỉa hè thì chính là vỉa hè sẽ bị vỡ, chứ không phải đầu của mình đâu!

Tại sao con trai Tây lại cứ thích cô gái Việt trông không "Thúy Kiều" lắm? Trong ba năm vừa rồi mình đã có nhiều cuộc nói chuyện như sau:

JOE: Ối giời ơi, cô kia xinh thế!

BẠN: Cái gì? Cô nào?

JOE: Cô kia kìa!

BẠN: Đâu? Mặc áo màu gì?

JOE: Cô mặc áo xanh xanh ấy!

BẠN: Hả? Cô kia á?

JOE: Ừ, xinh nhỉ! Bạn không thấy vậy à?

BẠN: Ối giời ơi, bó tay anh Joe rồi!

Tóm lại, khái niệm của sắc đẹp không khách quan đâu. Theo cái gọi là "tiêu chuẩn sắc đẹp của Tây" thì má phải cao, mồm phải to và đôi mắt phải hơi... "ghê". (Tất nhiên mình đang nói về người con gái - lĩnh vực đặc biệt của mình đấy). Diễn viên Julia Roberts là một ví dụ tiêu biểu. Cô ấy xinh lắm, mồm to lắm, răng khỏe lắm, ăn quả dừa chắc không cần bổ ra đâu.

Với lại da phải hơi đen đen một chút. Có nhiều cô Tây kêu: "Eo ơi, da em trắng thế, em xấu quá! Huhu!", đồng thời có nhiều cô Việt Nam kêu: "Eo ơi, da em đen thế, em xấu quá! Huhu!". Cô Việt Nam nhìn cô Tây tắm nắng chắc thấy điên. Trái lại, cô Tây nhìn cô Việt Nam bôi kem làm trắng da chắc cũng thấy dở hơi biết bơi. Và con trai Việt Nam nhìn lại hóa đơn vừa mua kem làm trắng da cho người yêu chắc thấy dở hơi biết bơi, biết nhảy và biết trượt pa-tanh nữa!

Một điều rất thú vị khi sống ở Việt Nam là những gì mình được học về văn hóa của các nước khác - từ góc nhìn của người Việt. Ví dụ trước khi sang Việt Nam, mình chưa bao giờ xem TV của Nga, chưa bao giờ ăn món ăn Thái, chưa bao giờ đi xe Minsk. Có rất nhiều nét văn hóa đầy lôi cuốn của các nước khác mình biết đến lại do nước Việt Nam giới thiệu, làm cho cuộc sống ở đây lại càng trở nên hấp dẫn hơn.

Có lẽ hấp dẫn nhất chính là các nhân vật trong truyện và phim - nhất là năm nhân vật này:

1. Chiaki: Mình chả biết gì về nhân vật này ngoài chuyện nó luôn phải hết sức cố lên! "Cố lên Chiaki!" Nghe có vẻ rất mệt. Chắc nó hơi thiếu may mắn sao mà luôn bị rơi vào tình trạng khó xử nhỉ? Ít ra nó có nhiều bạn động viên, nên cuộc sống vẫn tình cảm.

2. Ôsin: Thêm một nhân vật của phim Nhật, và thêm một nhân vật mà phải luôn cố gắng hết mình. (Người Nhật khổ nhỉ, chăm chỉ làm việc hơn cả người Nghệ An luôn!) Thật ra mình đã học từ "ô-sin" trước khi học từ "người giúp việc". Có một lần bạn mình hỏi mình "Nhà Joe có người giúp việc không?" Mình hỏi lại "Người giúp việc là gì? Bạn mình giải thích rồi mình nói "Tại sao bạn không dùng từ Ô-sin nhỉ?". Đó là kiểu phát triển từ vựng "ngược lại" của người nước ngoài học tiếng Việt. Chắc chắn người Việt sẽ học từ "ki bo" trước khi học từ "Suzuki". Còn mình đã nói "Ối giời ơi, thằng này Suzuki thế!" mấy tháng mới biết "ki bo" là gì!

3. Chú "Nu-pa-ga-zi": Mình thực sự không biết nhân vật này là như thế nào, kể cả tên của nó mình cũng không biết. (Hình như nó là một nhân vật trong phim hoạt hình của Nga thì phải.) Mình chỉ biết khi mình siết chặt nắm tay, vẫy thật nhanh và nói "Nu-pa-ga-zi" với người đã trêu chọc mình thì người ta sẽ cười bò ra mà thôi.

4. Tào Tháo: Về nhân vật này mình cũng chưa rõ. (Hình như ông là một vị hoạn quan ác liệt ngày xưa của Trung Quốc hay sao nhỉ.) Nhưng mình thừa biết khi ông đuổi mình thì nghĩa là mình thực sự có vấn đề khẩn cấp! (Đừng có mất công giải thích nhé, mình thừa hiểu! ;-)

5. A.Q. Mình được biết đến nhân vật này sau khi bị một cô Hà Nội cho leo cây. (Người Tây nói chung và người Tây tên là Joe nói riêng cũng hay bị mấy cô Hà Nội cho leo cây - chán như con gián!) Biết là bị cho leo cây nên mình tính tiền rồi bỏ đi uống bia với mấy bạn con trai người Việt. Mình kể chuyện vừa leo cây cho họ nghe xong rồi bảo "Thôi, cũng chẳng sao, bao nhiêu là cô xinh, bao nhiêu là 'cá' ở dưới 'biển', mình có quan tâm gì đâu!?!" Thế mà bạn mình lại kêu ầm lên "Ối giời ơi, Joe A.Q. thế nhỉ!". Có điều khi đó mình chưa biết từ A.Q là gì, mới biết từ "ắc quy" nên cứ tưởng bạn đang lý giải có lẽ cô bạn của mình không đến vì chắc có vấn đề với xe máy!

Nhưng cuối cùng mình cũng hiểu.

Và có thể mình hơi A.Q. một chút thật!

Nó đã xảy ra. Mình cứ nghĩ nó sẽ không bao giờ xảy ra. Mình cứ hy vọng chúng mình sẽ sống mãi mãi bên nhau đến đầu bạc răng long. Mình cứ nghĩ chúng mình rất hợp nhau, như ông trời đã tạo ra chúng mình chỉ để gặp nhau vào kiếp này. Nhưng nó đã xảy ra. Mình đã chán bún chả.

Trong vòng ba năm vừa rồi món bún chả đã là một phần tất yếu của cuộc sống của mình. Không! Gọi là "món" bún chả không được đâu, không có tình cảm, không phản ánh tất cả cảm giác mà mình đã dành cho "món" ấy từ khi mới sang Việt Nam lần đầu. Mình và "món" ấy đã chơi với nhau rất say mê đến nỗi mình không thể kể lại được, đã đi ăn trưa với nhau bao nhiêu lần mình không nhớ xuể, đã chia sẻ bao nhiêu chuyện cười mình không thể đếm được hết, đã hiểu nhau một cách mình không có đủ khả năng để giải thích bằng ngôn ngữ!

Mình sẽ viết "em" bún chả nhé, cho nó tình cảm hơn. Và đẹp hơn. Mình đã chán em Bún Chả vì ba lý do. Một là em ấy ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của mình, làm cho mình béo lên nhiều. Bây giờ "hình dáng" của mình hơi giống chữ "P" và nếu mình cứ tiếp tục chơi với em Bún Chả thì nó sẽ không bao giờ trở lại chữ "I" như trước! Lý do thứ hai là em ấy không thay đổi theo mình, không "lớn lên" trong khi suy nghĩ của mình lớn lên nhiều. Lý do thứ ba có thể là lý do "đáng hổ thẹn" nhất, nhưng mình sẽ miễn cưỡng kể hết, để khi suy ngẫm lại cuộc đời mình không thể nói mình đã giấu giếm điều gì. Đó là sự xuất hiện của một món ăn khác.

Có một lần, cách đây mấy tuần, mình đi gặp em Bún Chả vào buổi chiều. Một lần như mọi lần, một ngày như mọi ngày, ít ra là cho đến khi em Bún Chả đứng lên rồi kêu ầm lên: "Tôi thấy mùi lạ! Áo của anh có mùi gì thế!? Anh vừa đi đâu về?!" (Khi đó em ấy xưng "tôi" vì tức giận.) Mình trả lời "Em ơi, em đừng có nghĩ lung tung thế, chắc anh đã chạm vào cái bàn nào đó khi đi bộ qua chợ." Em Bún Chả quay đầu về phía cửa sổ, hít thở rất sâu, rồi dần dần quay đầu lại và nói với giọng nhẹ nhàng, tuyệt vọng: "Không. Rõ ràng đó là mùi của Bún Bò Huế."

Thế là mình đã phải kể hết. Mình đã được làm quen với em Bún Bò Huế ở một quán nằm trên đường Nguyễn Hữu Huân, gần bờ hồ, cách đây hai tháng. Mình càng chơi với em Bún Bò Huế càng thấy cuộc sống có ý nghĩa, có hy vọng, và có tương lai. Cuối cùng mình bị nghiện em Bún Bò Huế, không thèm chơi với em Bún Chả nữa.

Mình không biết tương lai của mình sẽ như thế nào, nhưng bây giờ mình thật sự không quan tâm. Mình đã có tình yêu mới, và trong lúc mình chơi say sưa với em Bún Bò Huế mình không muốn lo nghĩ gì hết!

Blog trước mình nói về những gì mình thấy khó hiểu ở Việt Nam. Blog này mình sẽ nói về những gì mình thích ở đất nước này. Mình phải thừa nhận "quan hệ" giữa mình và nước Việt Nam đôi khi giống như một sự kết hôn. Có lúc yêu, có lúc ghét, có lúc dỗi, có lúc thương, có lúc mở ví hoảng hốt không biết tiền mình biến đâu hết rồi.

Mình thích mùa thu Hà Nội. Mình thích người Hà Nội đội mũ len vào mùa đông rét lộc. Mình thích trẻ em Hà Nội nói "dạ vâng ạ". Mình thích đi nhanh dọc phố Lý Nam Đế vào đêm tối dưới vòm lá cây (cảm ơn từ điển điện tử Lạc Việt đã giúp mình viết câu đó). Mình thích mùi của bàn tay được rửa bằng nước nhuốm màu củ sả sau khi ăn ốc ở chỗ gần Lò Đúc. Mình thích được nghe người già kể chuyện về Hà Nội ngày xưa, trước khi có xe máy, trước khi có Vincom và trước khi có mình.

Mình thích giọng nói của người Sài Gòn. Mình thích nụ cười tự nhiên của người Đà Nẵng. Mình thích những sắc thái khác nhau của màu vàng trong các cánh đồng ngô ở gần Sapa (lại phải cảm ơn chú Lạc Việt). Mình thích tính hào phóng của dân Kiên Giang, mặc dù họ nói tiếng Việt mình không hiểu gì cả...

(Hít hơi rất sâu!) Mình thích học tiếng Việt. Mình thích cảm giác khi say rượu nói lung tung thấy tiếng Việt của mình hơi bị siêu. Mình thích cảm giác khi một cô gái xinh xắn thình lình gọi mình bằng "anh" sau một thời gian dài gọi bằng "bạn". Mình thích nghe cô giáo kể chuyện về lịch sử Việt Nam, về Âu Việt và Lạc Việt, về văn hóa óc eo và văn hóa Chăm-pa, về Lê Lợi và Nguyễn Trãi (mình rất thương ông Nguyễn Trãi tội nghiệp, đúng là cuộc sống không công bằng), về Bắc Bộ và Nam Bộ, về Trưng Trắc và Trưng Nhị ....

Mình thích bạn bè của mình. Mình thích sự nhiệt tình của người Việt nói chung và bạn bè nói riêng. Mình thích dùng ngữ pháp "nói chung ... nói riêng". Mình thích uống say như côn trùng bay...

Blog này rất tích cực, cái đấy khỏi phải nói. Có thể blog tiếp theo mình sẽ phải phàn nàn một chút, giống như bà vợ vừa nói "em yêu anh" xong lại thấy rất xấu hổ, lại mắng chồng ngay vì lâu nay không đi cắt tóc!

Nó hư lắm! Hư kinh khủng!

Mình nói về con gái 7 tuổi của hai vợ chồng bạn mình - anh ấy người Tây và chị ấy người Việt Nam. Không phải riêng con gái của hai vợ chồng đó đâu mà còn rất nhiều con trai, con gái của rất nhiều cặp đôi "trai Tây gái Việt" sống ở đây mà phát triển rất hư, "vô ngoan", "phi-ngoan", "bất ngoan", hư!!

Và tại sao vậy? Hay là như bạn của mình phân tích: "con trai Tây thì để nó phát triển quá tự nhiên còn con gái Việt thì lại quá khắt khe: kết quả là "nhiều người dạy quá không biết nghe ai!"

Mình thấy lôgic của bạn rất..lôgic! Thêm một điều nữa là đa số con trai Tây mà quyết định sinh sống ở Việt Nam lâu thì có tính cách khá là "ngựa hoang". (Còn những con trai Tây mà thích lập gia đình sớm thì cứ ở quê hương xây nhà thôi.) Họ thích khám phá, đi du lịch, đi nhậu, đi chơi...nói chung họ nghe từ "gia đình" thì họ có cảm giác giống như một con bò béo tròn nghe từ "chợ"!

Còn mình thì lại khác. Mình không biết tương lai mình sẽ lấy vợ người nước nào, nhưng nếu mình lấy vợ người Việt thì mình không muốn con của mình là thằng nhóc hư hỏng đâu! Vấn đề là ở chỗ mình không biết "làm bố" kiểu Việt Nam như thế nào!

Mình thấy sự ngoan ngoãn là một điều rất chủ quan. Ngoan kiểu Tây rất khác với ngoan kiểu Việt Nam, cũng như lúa mì rất khác với lúa nước! Nếu mình lấy vợ Việt Nam thì mình nghĩ tốt nhất là mình ở lại đây, và nếu mình ở lại đây thì mình nghĩ tốt nhất là con của mình biết ngoan kiểu Việt Nam. (Khác gì mình sống ở trên tàu muốn con của mình biết bơi chứ!)

Và muốn con của mình biết ngoan kiểu Việt Nam thì chắc cả mình cả vợ mình đều phải nhất trí trong phương pháp giáo dục. Nghĩa là gì? Nghĩa là lấy vợ Việt Nam thì sớm muộn rồi mình sẽ phải "học làm bố kiểu Việt Nam"!!

Mình biết "làm bố Tây" rồi - ít ra là theo lý thuyết - cho nên nếu mình lấy vợ Tây thì chắc không vấn đề gì đâu, dễ thôi, mình không cần "nghiên cứu" nhiều đâu. Thế còn nếu mình lấy vợ Việt Nam thì mình sẽ phải nghiên cứu rất nhiều về phương pháp giáo dục con kiểu Việt Nam, cho nó phù hợp. (Cũng như lấy vợ Nhật, Hàn Quốc, Nga, sao Hỏa...phải biết văn hóa chứ!)

Đáng lẽ Hà Nội nên có một trung tâm gọi là Trung Tâm Dạy "Bố kiểu Việt" Cho Đàn Ông Phương Tây, nhưng nhu cầu chắc chưa đủ cao cho nên chọn kết hôn ở đây thì mình sẽ phải nhờ bạn trai thôi, hoặc thầy giáo, hoặc ông hàng xóm...

Mặc dù mình có rất nhiều bạn trai người Việt mà có con rồi và có thể "hướng dẫn" mình một chút nhưng mình vẫn rất sợ thất bại! Làm con rể Việt Nam thì rất khó; chắc làm bố Việt Nam thì lại càng thêm khó chứ!

Hay là mình lấy vợ rất ngoan rồi đi uống bia với bố vợ, và sau một cuộc nói chuyện rất chân thành, ngả người về phía trước và hỏi "Bố ơi, con hỏi chút nhé! Bí quyết của Bố là gì? Sao Vợ Con ngoan thế?"

Khi các Yakuza, tức mafia Nhật Bản, chơi bài với nhau, họ thường để phanh ngực áo hoặc cởi trần. Đó là một trong những lần hiếm hoi họ để lộ ra những hình xăm khác nhau trên ngực và lưng, coi như là một cách để thể hiện sự "oai phong".

Những người nước ngoài sống (hoặc đã từng sống) ở Việt Nam đều có một cái dấu đặc biệt "vẽ" trên cơ thể - một dấu hiệu chứng tỏ rằng họ (mình) thuộc một "giới" riêng biệt - một câu lạc bộ "có một không hai".

Khi mình nói "sống ở Việt Nam" nghĩa là sống ở Việt Nam thật. Có nhiều người nước ngoài "sống" ở Việt Nam nhưng không bao giờ "SỐNG" ở Việt Nam: họ chỉ ăn ở khách sạn 5 sao, chơi với người nước ngoài khác, đi lại bằng xe ô-tô đắt tiền,...và nếu có ai hỏi "phở nước và phở xào khác nhau thế nào?" thì họ sẽ rất bối rối, phóng về khách sạn mở ngay trang google để kiểm tra.

Và cũng như các Yakuza, người nước ngoài sống ở Việt Nam hiếm khi cho người khác xem dấu này.

Nhưng nó không phải là hình xăm. Nó không có hình thù cố định, như là một con rồng nhỏ vẽ trên vai hoặc một chữ Hàn cổ vẽ trên tay. Nó cũng không được tạo ra do một chủ ý nào cả. Muốn hay không, người nước ngoài mà sống ở Việt Nam (sống thật) đều có dấu này, đều nhớ đến lần đầu tiên mình bị "kết nạp" vào câu lạc bộ riêng biệt này.

Mình muốn viết tiếp nhưng mình sợ. Nhỡ có người nước ngoài khác đọc bài của mình thì... nhỡ chuyện này bị "phơi"cho cả thế giới biết thì...Thật ra không phải riêng người nước ngoài sống ở Việt Nam đâu mà có nhiều người Việt Nam chính gốc cũng bị "kết nạp" vào "câu lạc bộ" này - tức là có "dấu đen" này - nên mình thấy chuyện này hết sức tế nhị!

Thôi. Mình là người thích viết chữ nên mình sẽ tiếp tục viết chữ thôi. Nhưng mình vẫn xin giữ ý một chút, chỉ miêu tả cái dấu này một cách ngắn ngọn để ai đọc bài này có thể hình dung nó là như thế nào. Mình sẽ không nói nó đến từ đâu, nó được "vẽ" như thế nào, nó tượng trưng cho cái gì. Ai ở đây mà có bạn nước ngoài thì cứ kiểm tra xem mình nói có đúng hay không (hoặc tự kiểm tra cơ thể mình xem sao). Rồi. Đến giờ mình phải nói. Cái dấu đó chính là...nó là - mình có dám nói tiếp không?

Nó là cái sẹo nhỏ ở trên bắp chân.

Là gì? Là bị bỏng bô xe máy chứ! Ai đoán đúng thì thật là giỏi! Còn ai kêu khó hiểu thì ... chắc là chưa đi xe máy ở Việt Nam bao giờ !!!

Đường phố Hà Nội nhìn thì đẹp, đi thì vui, chụp ảnh thì quyến rũ. Nhưng mà làm vợ thì sao?? Yêu thì bình thường, ai cũng yêu đường phố Hà Nội. Nhưng trong trường hợp phải chọn lấy một con đường Hà Nội làm vợ thì mình nên chọn con đường nào?

Chắc chắn mình sẽ không chọn đường Lê Duẩn. Nó không chung thủy đâu! Hôm nay là một chiều, ngày mai là hai chiều - nó thay đổi liên tục, không biết mình muốn gì, không biết mình muốn đi đâu, chả thấy ổn định gì cả. Lấy đường Lê Duẩn thì nguy hiểm thật, tương lai sẽ vô cùng thất thường!

Đường Nguyễn Chí Thanh cũng được - nó nhanh, thoáng, cởi mở. Người con trai không cần đợi lâu cũng có thể đến những nơi mình muốn đi, thế là hẫp dẫn lắm rồi! Mỗi tội là nó hơi béo. Thôi mình nói thật luôn: nó to quá, mình không lấy đâu!

Đường La Thành thì hoàn toàn không được. Nó bẩn bẩn, ồn ào, gầy đét, có khả năng tiêu hóa cực kỳ kém!

Phố Lý Nam Đế thì hay. Nó rất tôn trọng thiên nhiên, luôn có cây cối xung quanh. Tuy nhiên tính của nó rất là con trai. Nó suốt ngày nhắc đến chuyện đồ vi tính - con này CPU nhanh, con này màn hình rộng. Mình thấy rất chán, khác gì lấy một con chíp Pentium 4.

Phố Hàng Bài thì đẹp và sành điệu. Lấy phố Hàng Bài thì sẽ có nhiều người khen. Tuy nhiên sẽ có nhiều người chê hơn: "Nó không tốt! Nó chỉ biết đi Bờ Hồ chơi thôi. Tối thứ 6 nó hay chơi với bọn thanh niên, mặc dù nó đâu có phải là thanh niên! Nó già rồi, có mặt trên địa bàn Hà Nội từ thời Napoleon cởi truồng!"

Nói về thanh niên, công nhận đường Thanh Niên có sức hấp dẫn riêng của nó. Nó đẹp như tranh, có nhiều con thiên nga bơi sung sướng quanh quanh. Chỉ có điều là nó thức khuya lắm! Buổi tối không về chăm sóc chồng thì thôi, kệ nó, lấy con đường khác sẽ hạnh phúc hơn!

Hay là mình lấy phố Hàng Bạc nhỉ? Nó đi ngủ tương đối sớm, không mải chơi đâu. Chỉ có điều là nó thích thể hiện, lúc nào cũng mang vòng tay, dây chuyền, hoa tai, v.v..., tất cả đều làm bằng vàng, bạc, kim cương hết! Chăm sóc nó thì phải có nhiều tiền! Tóm lại, nếu được giới thiệu với một nhóm người con trai thì nó chỉ có duy nhất một ý nghĩ trong đầu: "Ai là triệu phú?"

Đường Láng thì hoàn toàn ngược lại. Nó không thích thể hiện đâu (làm gì có tiền mua hoa tai vàng!). Thật ra nó cũng hơi ki-bo, "ngân sách đi chơi" rất "sinh viên". Đối với nó thì đi chơi chỉ có nghĩa là uống trà đá, ăn xôi rồi về. Liệu có phải kiểu này xứng đáng với một người có bằng cử nhân từ lâu rồi như mình chăng?

Phố Tạ Hiện trông hay, nhiệt tình, dễ thương. Rất tiếc nó hay chơi với bọn nước ngoài, đặc biệt là Tây Ba Lô. Và con gái mà hay chơi (với) Tây Ba Lô thì chắc chắn là không tốt, ai cũng biết điều đó!

Cuộc sống phức tạp, và cặp vợ chồng nào cũng thỉnh thoảng xảy ra "bão". May là nếu hai người hiểu nhau thì những "hậu quả" sẽ không nhiều. Thế thì lấy phố Khâm Thiên không được đâu! Nó gặp bão thì "ngập" luôn, "nước mắt" ùn ùn "tràn" ra đường, phải đợi rất lâu tình hình mới trở lại bình thường!

Thôi, cuối cùng mình quyết định chọn lấy phố Hàng Bông làm vợ cả. Nó vừa ngoan, vừa sành điệu. Nó đi Bờ Hồ chơi nhưng (không như phố Hàng Bài) nó vẫn có "cơ hội" quay lại!! Nó tiêu tiền vừa phải thôi, thỉnh thoảng mua đồ rất hoành tráng, thỉnh thoảng mua đồ rất bình thường. Nó không quá béo, không quá gầy, không có vấn đề gì đáng kể cả. Nói chung thì mình sẵn sàng yêu phố Hàng Bông đến vỡ vỉa hè, cháy đèn đường!

Người ta vẫn nói "phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam" nhưng mình lại thấy câu này không đúng. Tất nhiên ngữ pháp nâng cao (như của Nguyễn Du, Xuân Diệu, Hồ Xuân Hương) rất phức tạp, phải là "chuyên gia năm sao" mới hiểu được chính xác ngữ nghĩa.

Tuy nhiên, ngữ pháp bình thường - gọi là ngữ pháp "bình dân" - không phức tạp đâu. Một người Việt viết tiếng Anh sẽ gặp nhiều khó khăn hơn một người Anh viết tiếng Việt, mình chắc chắn về điều đó. Ví dụ, "Tại sao em thích anh?" là một câu hỏi rất đơn giản (ít ra về mặt ngữ pháp). Tuy nhiên, khi viết bằng tiếng Anh, câu hỏi này có rất nhiều chỗ có thể bị sai:

Why you like me?

Why you likes me?

Why is you like me?

Why are you liking me?

Why do you likes me?

Why do you liking me?

Why you are like me?

Why can you like me?

...đều là sai hết. Không phải "vẫn được, chỉ nghe hơi Việt Nam thôi" mà là sai, sai sai sai, sai ngữ pháp, đọc thì biết ngay tác giả không phải là người Canada chính gốc (hoặc Mỹ, Anh, Úc, New Zealand, Ireland, Nam Phi, v...v).

Trong tiếng Việt, câu đó không có nhiều chỗ có thể bị sai - nó không phải là một "bẫy thì" như trong tiếng Anh. (Hòa hợp các "thì" của tiếng Anh không dễ dàng chút nào).

Vô tình thêm chữ "có" (Tại sao em có thích anh) thì vẫn chưa sai. Tất nhiên nghe hơi buồn cười nhưng vẫn chưa sai, vẫn là một câu đúng ngữ pháp. (Thêm chữ "đang" thì cũng vậy thôi). Vô tình quên chữ "tại" (Sao em thích anh?) thì vẫn chưa sai, thậm chí nghe còn hay hơn. Chuyển chữ "em" sang đầu câu (Em! Tại sao thích anh?) cũng vẫn chưa sai, chỉ cần nói đúng ngữ điệu hoặc "xoa bóp" cái dấu chấm câu một chút là ngon luôn. Hay là chuyển chữ em sang cuối câu cũng được (Tại sao thích anh, em?), lại chỉ cần xoa bóp ngữ điệu một cái là okay!

Muốn viết sai câu này thì phải rất cố gắng! Ví dụ bỏ chữ "thích" thành "sao em anh?". Hay là nhầm đại từ một cách kinh khủng: "sao cháu thích em?". Tuy nhiên các lỗi vậy là lỗi lố bịch (ai mà học tiếng Việt hơn một tháng sẽ không bao giờ mắc) trong khi các lỗi tiếng Anh viết ở trên là hoàn toàn có thể xảy ra. Khi viết tiếng Anh, "không chuẩn" thường có nghĩa là sai. Tuy nhiên khi viết tiếng Việt "không chuẩn" thường có nghĩa là "nghe không Việt Nam lắm", không phải là sai đâu.

Mình đang rất cố gắng để viết tiếng Việt chuẩn và hấp dẫn, nhưng một trong những lý do mình không mắc rất nhiều lỗi là vì tiếng Việt bao giờ cũng rất khoan dung và dễ tha thứ - đến mức thỉnh thoảng mình nộp bài cho thầy giáo thì không có lỗi nào cả. Phải thú thật, khi trường hợp đó xảy ra mình thấy rất sung sướng và tự hào - đúng là "văn mình vợ người"!

Một comment rất hay - hoàn toàn đồng ý!

"Ngữ pháp Việt Nam thì không hề phức tạp, theo như ý trên của Joe nói, vì thế nên cấu trúc của nó không chặt chẽ, muốn nói kiểu nào cũng được. Nhưng như thế tạo nên sự đa dạng và phong phú trong cách diễn đạt. Mỗi cách nói mang một sắc thái ý nghĩa khác nhau. Cho nên tiếng Việt không khó nói, chỉ khó hiểu thôi :) . Nên nhiều khi bọn nó "nói đểu" mình mà mình cũng không biết

"Joe có biết triết lý cà chua không?"

Khi bạn mình hỏi vậy mình chịu. Mình không biết nhiều về triết lý, cũng không biết nhiều về cà chua, hơn hết là rất lười không thích đoán ý nghĩa của các thành ngữ vậy.

Bạn mình bảo những người theo triết lý cà chua là những người trung thực, thẳng thắn, và cởi mở. "Bởi vì sao? Bởi vì cà chua không bao giờ giả vờ. Nếu ở ngoài xanh thì bên trong cũng xanh. Nếu ở ngoài đỏ thì bên trong cũng đỏ. Không phải như quả dưa hấu chẳng hạn, dưa hấu thì nhìn bên ngoài đố ai biết ở bên trong nó thế nào!!

"Vậy Joe có phải là người theo triết lý cà chua không?"

Thế là mình phải nghĩ. Cuối cùng mình trả lời, "Không, Joe không phải triết lý cà chua đâu".

"Vậy Joe theo triết lý gì?"

Thế là mình phải nghĩ lâu hơn. Rõ ràng mình không phải "cà chua" nguyên chất. Thường thì mình nghĩ một kiểu, nói ra lại kiểu khác, ngoại giao nhiều, đến mức bạn bè thấy rất chán. Đôi khi mình bên ngoài màu xanh, bên trong màu đỏ (thỏ non đội mũ cối), hoặc ngược lại, bên ngoài màu đỏ, bên trong lại màu xanh (lươn giả rắn!), như vậy là không hợp với triết lý cà chua đâu!

"Joe là triết lý tắc kè".

"Triết lý tắc kè là sao?", bạn của mình hỏi, "nói xong không được ngồi cười như thế này đâu!".

Có hai lý do. Một là tắc kè, đặc biệt là tắc kè hoa, rất giỏi ngụy trang - ngồi trên một đám lá xanh thì cơ thể chuyển thành màu xanh, ngồi trên một đám lá vàng thì ... đố ai biết nó đang trốn ở đâu. Mình đi liên hoan cùng các ông đại sứ thì thành "Joe ngoại giao", đi party của các sinh viên học tiếng Việt thì lại thành "Joe bé hóm". Thỉnh thoảng quên mấy Joe thật là ai luôn.

Lý do thứ hai là con tắc kè khi bị kẻ thù tấn công, có thể sẵn sàng "bỏ đứt" cái đuôi đi mà chạy thoát. Trong khi có một số người lại rất "dũng cảm" và đanh đá: Kẻ thù mà cầm đuôi thì họ sẽ đánh lại rất mạnh - "mày dám lấy đuôi của tao hả!" - và cuối cùng bị. .. thành món ăn sáng mất! Mình giống con tắc kè, coi đấy là chuyện nhỏ thôi, sẵn sàng bỏ cái đuôi luôn, sống sót là chính!

Cuối cùng mình và bạn mình đã kết luận: mình quý tắc kè hơn cà chua còn bạn ấy thì quý cà chua hơn tắc kè. Tuy thế, mình vẫn rất quý bạn ấy vì bạn ấy biết mình là cà chua, và có lẽ bạn ấy cũng vẫn quý mình dù mình biết mình là tắc kè. Có lẽ đó là một "sự thật" quan trọng - biết người, biết mình - sẽ sống yên bình và ăn linh

Hình như một cô bạn gái mình đã từng quan tâm đến lại có duyên âm.

Theo lời cô giáo kể ngày hôm qua, một người con gái nếu có "duyên âm" (hay còn gọi là tiền duyên!) nghĩa là cô ấy có thể thực sự yêu một người con trai nào đó, và anh ấy cũng có thể thực sự yêu cô ấy, nhưng cuối cùng rồi hai người lại sẽ chia tay nhau, tình yêu bị xé nát như một căn nhà bằng tre trong cơn gió xoáy.

Vấn đề là cô ấy đã từng ước hẹn với một người con trai khác ở kiếp trước nên kiếp này sẽ khó khăn trong đường tình duyên, linh hồn lại vẫn đang cháy âm ỉ ở dưới đất như khoai lang vùi trong đống than. Vậy thì nên coi linh hồn của cô ấy như là linh hồn của ma - dù thích, dù yêu, dù thương như chưa bao giờ thương ai hơn trong đời nhưng cô ấy vẫn không thể gắn bó với một người con trai như mình đang sống ở trên đất dưới ánh sáng mặt trời này. Người thì phải yêu người, không nên yêu ma!

Nghe cô giáo kể chuyện, mình hơi nổi da gà. Sự thật là có một người con gái mình đã từng yêu, và theo mình biết (hy vọng?) cô ấy cũng đã từng yêu mình, nhưng tình yêu đó, dù thật, dù chân thành, lại vẫn chưa đủ. Cuối cùng mình đi con đường riêng của mình, cô ấy đi con đường riêng của cô ấy, và ông trời nhìn xuống, cười mỉm, tiếp tục chơi bài với Trịnh Công Sơn. Liệu có phải lý do mà tình yêu đó không kéo dài lâu được vì cô ấy có duyên âm chăng??

"Nghe hơi nghiêm trọng đấy!"- mình nói với cô giáo- những kỷ niệm ngày xưa lại tràn về trong suy nghĩ. "Như vậy thì có nghĩa là một người con gái có duyên âm sẽ không bao giờ tìm được hạnh phúc trong đời này đúng không ạ?"

"Tìm được em ạ! Nhưng mà phải cắt duyên âm đã chứ!"

"Nó cắt được à???" - giọng nói của mình tiết lộ một sự nhiệt tình ngầm.

"Ừ, cắt được mà! Chỉ cần tổ chức một buổi lễ..." Rồi cô giáo kể về "lễ cắt duyên âm" và quan niệm "khôi phục" của người Việt nói chung. Dù vị khách đầu tiên vào không mua mở hàng nhưng mình vẫn có thể đốt vía đợi khách thứ hai đến mua. Dù cãi nhau suốt cả năm qua với một người bạn rất thân nhưng ngày mồng một Tết bạn ấy đến thăm nhà, chúc gia đình của mình một năm mới vui vẻ và hạnh phúc thì có thể tha thứ hết để bắt đầu một mùa xuân hoàn toàn mới. Hóa ra văn hóa Việt Nam cực kỳ yêu đời đấy!!!

Dù có duyên âm nhưng vẫn có thể cắt được!

Mình không biết cô bạn gái ngày xưa ấy đang nghĩ gì, sống như thế nào, yêu ai, nhưng có lẽ tất cả các vấn đề mình không thể vựơt qua được lúc ấy thì hoàn toàn có thể vượt qua được bây giờ bằng cách cắt duyên âm!

Chỉ có điều là phải "cắt trộm"! Nếu được gặp lại cô ấy ở đâu đó và mình nói: "Em ơi, hình như em có duyên âm đấy" thì chắc mình sẽ bị tát cho một cái luôn! Vậy thì mình sẽ phải tìm một cách để cắt duyên âm mà không có ai nhận ra, không ai nghe "tiếng kéo"!

Hay là đợi một cơn bão to đổ vào thành phố, rồi vào nửa đêm dẫn thầy bói vào phòng, nhẹ nhàng cắt duyên âm đen đủi rồi ra đi trong lúc bạn gái ấy vẫn đang tiếp tục ngủ vùi, say sưa mơ về mây giông trôi qua, hai tai không nghe thấy gì ngoài tiếng mưa tầm tã trên mái nhà.

Nhiều con trai Tây rất sợ nghe bạn gái mình thông báo có bánh mỳ trong lò nướng.

Đôi khi mình thích phân tích các thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh có ý nghĩa tương đối giống nhau, xem sự so sánh nào - cái hình ảnh câu thành ngữ gợi lên trong đầu - là hay nhất, buồn cười nhất. Đằng nào thành ngữ cũng là cửa sổ nhìn vào văn hóa, tội gì mà không phân tích!

Ví dụ, tiếng Việt nói "tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa" trong khi tiếng Anh nói "thoát khỏi chảo, rơi vào lửa" (nói về một con cá cứ lẹt đẹt trong cái chảo rồi cuối cùng nhảy ra chỉ để rơi vào đống lửa!). Hoặc là tiếng Việt nói "lắm thầy nhiều ma" trong khi tiếng Anh nói "quá nhiều đầu bếp làm hỏng cả nước dùng." Tất nhiên có một số trường hợp mà tiếng Việt và tiếng Anh nói giống nhau - "viết như gà bới", chẳng hạn - nhưng thường thì lại so sánh những cái rất khác nhau, một cách rất thú vị

Tuy nhiên cái mình thấy thú vị nhất là sự khác biệt về sự so sánh giữa các từ và thành ngữ tiếng lóng, với những ví dụ hay hay như sau:

Tiếng Việt: Đeo ba-lô ngược lại (tức có thai ý!)

Tiếng Anh: Có bánh mỳ trong lò nướng

Tiếng Việt: Cưa gái

Tiếng Anh: Nhặt gà con

Tiếng Việt: Buôn dưa lê

Tiếng Anh: Nhai mỡ

Tiếng Việt: Sư tử Hà Đông

Tiếng Anh: Chiến binh A-ma-zôn

Tiếng Việt: Sở Khanh

Tiếng Anh: Con hoang

Tiếng Việt: Cho vui

Tiếng Anh: Cho đá ("đá" - như "bóng đá" ý)

Tiếng Việt: Máu

Tiếng Anh: Hổ

Tiếng Việt: Chạy mất dép

Tiếng Anh: Bắt chuyến tàu sớm nhất (để bỏ thị trấn)

Vậy từ đấy mình có một lời khuyên dành cho các bạn trai tuổi thanh niên như mình - hãy cố gắng tập trung nhé! Nếu bạn đang ngồi nhai mỡ cùng bạn bè rồi tự dung thấy một số gà con đi qua định đi theo nhặt cho đá thì không sao, cứ đi theo đi, nhưng mà phải hơi cẩn thật đấy! Dạo này cũng nhiều chiến binh Am-a-zôn, vừa ghê gớm vừa hổ, nên thỉnh thoảng cũng có vấn đề xảy ra. Và nếu có vấn đề xảy ra thì phải chịu trách nhiệm chứ, đừng có như một con hoang bắt chuyến tầu sớm nhất chỉ vì cô bạn có bánh mỳ trong lò nướng!

Những ngày gần đây, một tiểu thuyết dịch từ tiếng Trung Quốc mang tên "Xin lỗi, em chỉ là con đĩ" đã gây xôn xao dư luận tại Việt Nam. Mình chưa đọc tiểu thuyết ấy nhưng nghe đầu đề thấy có cảm xúc muốn viết ngay một tiểu thuyết mini về mình.

"Xin lỗi, em chỉ là người Tây" sẽ là một tiểu thuyết khá thú vị với nhiều giai thoại và chuyện vặt khác nhau. Nói chính xác hơn, tiểu thuyết này sẽ là một bộ sưu tập "mẹo" mà người Tây làm việc tại Việt Nam như mình có thể sử dụng để sống thoải mái hơn hoặc thoát khỏi một số tình huống khó xử.

Ví dụ, bạn bị cảnh sát giao thông chặn lại vì vô tình đi ngược chiều vào giờ cao điểm. Theo sách của mình, bạn sẽ phải nói tiếng Anh rất nhanh, chỉ trỏ lung tung, và cố gắng để trông bối rối nhất có thể (tất nhiên là không được nói một từ tiếng Việt nào!) Cuối cùng công an sẽ thấy phát ớn, lắc đầu xua tay và nói "thôi, em cứ đi đi". Vâng ạ! Cảm ơn anh! Và rất xin lỗi anh ạ, em không biết gì đâu - em chỉ là người Tây!

Đấy! Có gì để phát huy thì phải phát huy chứ, như trong trường hợp đeo ba-lô vào siêu thị khi chỉ có được 5 phút để mua đồ rồi phải quay lại cơ quan làm việc ngay. Bình thường thì phải đưa ba-lô cho người quản lý, lấy vé, mua đồ, đưa lại vé, lấy lại ba-lô...mệt lắm, mất thời gian lắm! Thôi cứ đi vào đi, và có lẽ bạn sẽ được nghe trộm một cuộc nói chuyện buồn cười từ đằng sau lưng: Người quản lý túi A: "Thằng Tây kia vừa đeo ba-lô đi vào đấy!" Người quản lý túi B: "Thôi, nó chỉ là thằng Tây thôi mà, có sao đâu!"...

Hoặc đi gặp bạn ở khách sạn 5 sao rồi tình cờ thấy có một bữa búp-phê rất ngon mà người ta vừa chuẩn bị xong cho những doanh nhân đang họp ở phòng bên cạnh. Miễn là mặc com-lê lịch sự và đi bộ một cách rất tự tin, bạn hoàn toàn có thể vào ăn một vài miếng hoặc uống một vài ly sâm-panh, không ai nói gì đâu! Và nếu có vấn đề gì xảy ra bạn chỉ cần nói: "xin lỗi, hình như mình nhầm hội nghị rồi, các bạn thông cảm nhé!" Người ta sẽ thông cảm chứ - bạn chỉ là người Tây mà, có biết ăn quỵt đâu!

Sự thật là người Việt Nam ở nước ngoài sống rất khéo léo và cũng nhiều người khá là thành đạt. (Người Việt Nam là một trong những "dân tộc thiểu số" thành đạt nhất ở phương Tây, phải công nhận điều đó.) Thế là chuyện người nước ngoài làm việc tại Việt Nam cố gắng để sống một cách "hơi hơi khéo léo một tí" chắc cũng không sao đâu nhỉ. Chỉ có điều là sau khi tiểu thuyết mini này được công bố thì rất nhiều mẹo của mình sẽ bị lộ ra, không sử dụng được nữa.

"Tôi biết là anh nói tiếng Việt rất giỏi!" - công an sẽ nói, và người Tây này sẽ phải xuống xe để giải quyết hậu quả của mình.

Em

Em dịu dàng

Anh mê đắm giọng nhẹ nhàng

Em bị khó ngủ

Anh thức cả đêm thích có một ai đó thức cùng

Em đợi anh đi ngủ, rồi yên lặng lên giường, ngủ cạnh anh

Anh thấy người em ấm áp, mềm dịu

Em thích chạm mũi vào mũi anh

Anh thấy mặt em dễ thương quá

Em buổi sáng dậy sớm, đi lang thang, không nói gì với anh

Anh ngủ dậy, biết em đi vắng, thấy rất nhớ em

Em chỉ cần thốt ra một nửa câu là anh biết em đang cần gì, muốn gì

Anh chỉ cần ngồi xuống ghế sofa duỗi tay ra là em đến bên anh tâm sự

Em mắt xanh đậm

Anh mắt xanh nhạt

Em xinh tự nhiên, không dao kéo

Anh...

Anh biết nói thế nào đây...

Nếu em không phải là con mèo thì anh lấy em làm vợ luôn.

Joe

Sắp 30 rồi, sắp "ế", và sắp hâm hâm dẫm phải mâm rồi. Chắc mình phải nghiêm chỉnh hơn trong việc tìm vợ tương lai thôi. Phải có phương pháp, phải có chiến lược và phải có tiêu chuẩn lý tưởng.

Người vợ lý tưởng của mình phải đạt khá nhiều tiêu chuẩn, mà một trong số đó là "không có anh em trai."

Lý do cũng đơn giản thôi. Mình chỉ có bố, mà bố lại là một người rất rất độc lập, không có "nhu cầu được chăm sóc" lắm. Mình còn có một cô em gái sẵn sàng chăm sóc bố ở bên kia. Bố lại rất giỏi dùng internet, chát skype... nên hai bố con có thể nói chuyện, hỏi thăm nhau thường xuyên. Do đó mình không cần thiết phải về nước nhiều lắm.

Vì thế, nếu mình lấy vợ Việt Nam chắc mình sẽ sống ở đây luôn, sẽ không cần (và không muốn) đưa vợ về Canada. Cũng có nghĩa là nếu mình lấy vợ Việt Nam, chắc mình sẽ trở thành một phần của gia đình vợ, chứ không phải vợ trở thành một phần của gia đình mình như kiểu truyền thống của Việt Nam đâu.

Trong trường hợp của mình, chọn lấy một cô vợ không có anh hoặc em trai là rất lô-gíc - ai cũng sẽ thắng! Mình sẽ thắng vì được một gia đình mới tại Việt Nam. Bố mẹ vợ sẽ thắng vì con gái thân yêu của các cụ không bay đi lo cho "việc nhà khác". Vợ sẽ thắng vì (a) không cần bye bye bố mẹ để "hòa nhập" vào gia đình khác, (b) có thể trở thành "trụ cột chính" của gia đình "mẹ đẻ" của mình (thế mới tự hào chứ ) và (c) sẽ được một anh chàng nước ngoài sẵn sàng làm "trụ cột phụ"!

Ví dụ, mình thích một "vịt giời" nào đó (tức một cô không có brother) và 2 người bắt đầu nghĩ đến chuyện kết hôn, thì mình sẽ quảng cáo với bố mẹ cô ấy như sau:

Trường hợp A: Con gái xinh xắn của hai cụ lấy một anh chồng "bình thường" (Ví dụ một anh chàng Việt Nam là con cả trong gia đình): Tổng số con cái có thể dành phần lớn thời gian chăm sóc hai cụ trong tương lai = 0

Trường hợp B: Con gái xinh xắn của hai cụ lấy Joe thì: Tổng số con cái có thể dành phần lớn thời gian chăm sóc hai cụ trong tương lai = 2

Đấy! Tỷ số là 2-0 rồi, trọng tài hãy chuẩn bị tuýt còi đi nhé!

Ngoài tiêu chuẩn "vịt giời" ra, mình cũng có một số tiêu chuẩn khác như: vợ phải đồng ý đọc sách cho con nghe mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, vợ phải đồng ý để con học một loại nhạc cụ nào đó (nếu con cũng thích học - vì mình thích có tiếng piano, violin trong nhà), và còn nhiều lắm!

Tất nhiên đây chỉ là một số tiêu chuẩn "lý tưởng" mình tự đặt ra thôi. Biết đâu mình sẽ phải lòng rồi lấy một người con gái có 5 người anh trai và rất ghét nhạc piano và violin thì sao. Số phận hay thích trêu ngươi kiểu thế mà!

Đường phố Việt Nam giống như bản giao hưởng của những tiếng còi. Mỗi ban nhạc giao hưởng đều là sụ kết hợp của nhiều nhạc công khác nhau, phải nhìn từng người một mới hiểu được toạn bộ cái quá trình sản xuất âm nhạc đó. Và một buổi chiều gần đây, mình ra đường nghiên cứu và cuối cùng phát hiện ra 7 loại người bóp còi - gọi là "tay còi" cho ngắn - những nhạc công tạo nên bản giao hưởng phong phú này.

1.Tay còi "giả" - Những tay còi này rất khó chịu. Ví dụ, khi đang đi tương đối nhanh trên làn giữa đường, nghe tiếng còi ô-tô rất lớn, có thể là xe buýt hoặc là taxi tải lớn, mình nhanh chóng chuyển sang làn gần vỉa hè - vừa lúc môt thanh niên 17 tuổi tóc vàng vụt qua bằng xe Wave Alpha. Tay còi "giả" ấy đã tìm cách để cài còi xe búyt vào chiếc Wave bé tí của nó. Bực mình thật, cảm giác như mở hộp cơm to chỉ thấy một ít sợi bún và một hai con tôm nhỏ choắt.

2.Tay còi "khản" - Còi bị sử dụng quá nhiều đến mức không hoạt động nữa, bóp chỉ nghe tiếng "bíp yếu ớt" của một cái còi bị bệnh chứng viêm thanh quản. Có một điều buồn cười là nhiều tay còi khản vẫn cứ bóp còi như bình thường, và tỏ ra rất bực mình khi người ta không nghe và nhường chỗ.

3.Tay còi "suốt" - Bình thường người ta bóp còi nhiều lần liên tiếp, như kiểu bắn súng liên thanh. Tay còi "suốt" thì lại khác. Những người này chỉ bóp còi một lần nhưng kéo dài rất lâuuuuuuuuu, cứ để cho ngón cái "hôn" nút còi suốt từ khi ra khỏi nhà đến cơ quan. Vì vậy tay còi "suốt" rất dễ trở thành tay còi "khản".

4.Tay còi "đèn xanh" - Tay còi này chuẩn bị xuất hiện khi có một đám đông xe máy, ô-tô... đứng đợi trước đèn đỏ. Tay còi này thường bị đứng sau rất nhiều xe khác, cách đèn giao thông tận 20 mét, nhưng chính xác vào cái lúc đèn đỏ chuyển thành xanh, hắn lập tức bóp còi liên tục, mặc dù mọi người ở phía trước quá biết đèn đã xanh rồi nhưng không có cách đi nhanh hơn. Tay còi này hâm.

5.Tay còi "điệu" - Tay còi này thay tiếng còi thành một giai điệu dài dài, như kiểu dân chơi hay thay tiếng chuông điện thoại thành một mp3 phổ biến nào đó. Những "giai điệu còi" này thường nghe rất "xiếc": ba ba ba bi bi bi la la la la. Vì vậy nếu có mấy tay còi "điệu" đi qua cùng một lúc thì sẽ có cảm giác như đang ngồi uống nước ngọt xem một con gấu đi xe đạp nhỏ, màu đỏ.

6.Tay còi "quá muộn" - Theo Lô-gíc thì bóp còi để tránh tai nạn xảy ra. Rất tiếc, tay còi "quá muộn" lại không theo lô-gíc đó. Nó đợi đâm vào xe khác mới bóp còi "ủn ỉn", như là muốn nói "tao không có tội đâu, máy cứ đi đi" - mặc dù người bị đâm mới là người có quyền tức giận. Kiểu này giống cách làm của một số cầu thủ bóng đá nổi tiếng: làm đối thủ bị vấp ngã, rồi mình tự vấp ngã, giả vờ đau.

7.Tay còi "không": - Đây là những người không dùng còi vì thích..kêu. Đối với họ, bóp còi là phí điện khi miệng của mình đủ to để khiến người đi đường sợ mà nhường chỗ. Những người này cũng có thể là kết quả của "tay còi suốt", và tiếp với "tay còi khản".

Tất nhiên cũng có những người gọi là "tay còi bình thường", bóp còi lúc cần thiết, không vội, không hâm, nhưng kể ra để làm gì. Phải hơi hâm mới nổi lên được chứ.

Mình đọc báo Việt Nam rất thường xuyên, thấy báo chí Việt Nam đang phát triển rất mạnh, đăng tải nhiều chuyện hay lắm. Tuy nhiên, mình đã phát hiện ra 3 chuyện "hơi hơi" buồn cười về cách viết bài của các bạn đồng nghiệp. Kể ra đây cho vui, mong mọi người đừng giận.

Điều thứ nhất là luôn tìm cách "ngây thơ hóa bản thân" - hay còn gọi là "có tật giật mình" - đặc biệt là khi viết về những chuyện tế nhị, như là tham nhũng hay tệ nạn xã hội... Đoạn này mình lấy từ một bài báo mang tên "Gái gọi sinh viên qua mạng":

"Theo lời chỉ dẫn, tôi dễ dàng trông thấy những quảng cáo đầy hấp dẫn nhan nhản trên các website, với các địa phương riêng biệt...Đó là trang giới thiệu về gái mại dâm ở TP Hồ Chí Minh, còn ngay tại Hà Nội cũng có một loạt địa chỉ ...Kèm với những lời mời chào đó là thỏa thuận "đảm bảo từ A đến Z, giá 150.000đ"... Tôi hoa cả mắt khi đọc "tin quảng cáo" nào cũng na ná như nhau."

Mình nghĩ phóng viên ấy không "hoa cả mắt" đâu. Nhà báo thường là những người rất tỉnh táo, có lẽ thậm chỉ là những người tỉnh táo nhất trong xã hội. Chuyện tiêu cực từ nhỏ đến lớn đa số nhà báo đã quá biết rồi, chỉ cần nghe mấy ông nhà báo Việt Nam ăn hoa quả kể chuyện với nhau ở văn phòng là sẽ choáng dã man. Mình đoán phóng viên ấy chỉ "xoa cả mắt" thôi, vì buồn ngủ nhưng vẫn phải nộp bài trước 12h đêm.

Trong một bài báo khác một cô phóng viên "ngầm" kể về chuyện gặp một nhóm thanh niên hư hỏng ở vũ trường New Century:

"Dù cố nghĩ tôi vẫn không thể lý giải được, tại sao những thanh niên mới lớn này thường xuyên đi qua đêm mà bố mẹ chúng vẫn coi đó là chuyện vặt."

Mình nghĩ cô ấy có thể lý giải được. Mình có thể lý giải được. Chắc cháu hàng xóm của mình cũng có thể lý giải được. Chuyện con nhà giàu đôi khi thiếu sự quản lý của bố mẹ chẳng có gì phải sốc cả. Thật ra cô phóng viên ấy đã "lý giải được" ngay trong câu tiếp theo:

"Những người lớn ấy - vì vô trách nhiệm hay vì họ đã bất lực trước những đứa con bất trị?".

Điều thứ hai là rất hay cho một vài câu vào để khẳng định rằng mình là người tốt.

"Khi Trúc Ly đang chuẩn bị thoát y thì điện thoại tôi réo vang theo thỏa thuận trước với các đồng nghiệp đang đứng bên dưới. Chụp lấy điện thoại, tôi hét lớn vào máy: "Anh về ngay đây". Nói đoạn, tôi tháo chạy ra ngoài, trong tiếng chửi bới của Ly cùng nhân viên khách sạn này." (Lấy từ bài "Gái gọi" sinh viên qua mạng" trên...)

May quá nhỉ! Và tại sao bạn đồng nghiệp ấy biết chính xác cái lúc em "Trúc Ly" gì đó đang chuẩn bị thoát y nhỉ?! Mình thấy đoạn này hơi thừa. Chủ đề của bài là cuộc sống của các cô gái trẻ bán dâm, chứ không phải là sự khéo léo của anh phóng viên và bạn đồng nghiệp đang đứng bên dưới. Nếu bài không có đoạn này thì liệu người đọc sẽ kết luận rằng anh phóng viên đã nhiệt tình được em Trúc Ly phục vụ từ A đến Z chăng?!

"Có lẽ sự "trống huơ trống hoác" của Tùng cũng giống như cái cảm giác của người tu sau khi tỉnh cơn say. Tôi chưa uống say bao giờ nhưng nghe nói, buồn lắm." (Lấy từ bài New Century nêu trên)

Đoạn này cũng thế thôi. Chuyện cô phóng viên ấy đã từng hoặc chưa một lần uống say không cần thiết phải cho vào đâu - cái từ "có lẽ" ở đầu câu là đủ để người ta biết cô ấy đang đoán cảm giác thôi.

Điều thứ ba là thói nghiện "viết tắt kiểu tinh vi". Chẳng hạn: "Hơn 12 giờ đêm. Dân chơi ào ra từ một sàn trên phố T."

Thôi, ai đã từng đi chơi ở Hà Nội cũng biết sàn đấy là New Century hết, tại sao không viết hẳn ra?!

"Công an đột kích vũ trường New Century, tạm giữ hơn 1.000 người, trong đó có tên C.T - 1 ca sĩ Sao Mai Điểm hẹn."

Thôi, ai có internet ở nhà và 30 giây sẽ biết đó là nữ ca sĩ Cẩm Tú, cần gì mà phải tinh vi thế? (Có một điều nữa là thông tin đó có vẻ không đúng: Cẩm Tú bảo không bị bắt trong vụ đó. Nhưng đó là một chuyện hoàn toàn khác...)

Viết hẳn ra có thể ảnh hưởng đến "sự yên bình" của tờ báo, cái đấy mình đã hiểu rồi, nhưng viết kiểu dễ đoán như thế chẳng khác gì viết hẳn ra chứ! Tinh vi sờ ti con gà ri luôn - muốn giấu thông tin thì phải giấu hoàn toàn chứ!

Có lẽ mình nên dừng lại ở đây. Bạn sẽ hỏi: "Ơ cái anh Joe này, sao đưa ví dụ mà chẳng dẫn nguồn là từ báo nào thế?" Chết, chết, thế là mình cũng viết tắt tinh vi sờ ti con gà ri rồi. Dù sao máy tính ở nhà nghỉ này hơi chậm, một cô mặc rất ít quần áo đang bước vào phòng và bạn đồng nghiệp vừa gọi điện từ bên dưới yêu cầu mình phải xuống ngay.

Người ta thường nói rằng trên thế giới có rất nhiều loại người: Người tốt, người xấu, người giầu, người nghèo, người béo, người gầy, người nọ, người kia... vân vân và vân vân cho đến hết biển rộng. Tuy nhiên cái nhìn da dạng này cũng chưa hợp lý. Sự thật là bây giờ, trên toàn thế giới, chỉ có 2 loại người: người bấm "safely remove hardware" trước khi rút ra cái USB, và người không bấm.

Để những người chưa giỏi máy tính sẽ hiểu, cái USB là một ổ cứng nhỏ dùng để chuyển file, mp3, ảnh, v.v. Theo lời hướng dẫn của Windows XP, mỗi lần trước khi rút cái USB ra thì người sử dụng nên bấm vào biểu tượng "safely remove hardware" (tức "rút ra một cách an toàn" - hehe) nằm ở dưới màn hình để chắc chắn không có lỗi gì xảy ra.

Mình thuộc loại người không bấm.

Đã "rút không" mấy năm nay nhưng chưa lần nào bị mất file hoặc gây lỗi nào cả - thế nên mình rất yên tâm. Chắc cứ 100 lần "rút không" chỉ có 1 lần bị lỗi, và theo mình 99 phần trăm chẳng khác gì 100 phần đâu.

Tiếng Việt có từ "cái tôi". Cái tôi của anh Joe càng ngày càng lớn. Cái tôi của chị Hiền luôn đặt lên trên hết. Mình xin thêm một từ nữa là "cái kệ" Phải thừa nhận, cái kệ của mình đã khá lớn rồi. Phòng ngủ của mình hơi bẩn. Kệ. Áo sơ của mình hơi nhăn. Kệ. Người ta quên không rủ mình đến tham gia sinh nhật rồi nói dối bảo rằng mạng Vinaphone bị quá tải nên không gửi được tin nhắn. Cũng hơi "khó kệ" nhưng thôi, cuối cùng rồi sẽ kệ thôi.

Cách hữu hiệu nhất để đo "cái kệ" của một người nào đó là xem họ có bấm vào "safely remove hardware" hay không. Qua hành động "không đáng kể" này, mình có thể biết nhiều điều đáng kể về người đấy, về môi trường sinh sống của họ, về "tình hình cá nhân", cách ăn và cách ngủ, cách hôn và cách ôm.

Là người "không bấm", mình đã từng có ý tưởng thành lập một câu lạc bộ "unsafely remove hardware". (Tức rút ra một cách phi an toàn), tạo ra một không gian vui chơi để những người không bấm như mình có thể gặp nhau và chia sẻ về những khó khăn do người có bấm gây ra. Vào nếu một thành viên trong nhóm chứng kiến một thành viên khác "đang bấm", cố tình hay vô tình, nhiều lần hay ít lần, thì thành viên có tội đấy sẽ bị đuổi ra khỏi câu lạc bộ, bắt phải sống trong nỗi nhục của một người có bấm.

Đùa thôi. Mình nói vậy không có nghĩa là mình phân biệt đối xử, coi những người có bấm thuộc một đẳng cấp xã hội thấp kém. Trái lại, thế giới rất cần sự cẩn thận của họ. Lấy vợ "có bấm" thì cuộc sống gia đình sẽ ổn định hơn. Sinh con có bấm thì đỡ phải gọi điện kiểm tra. Và chắc câu lạc bộ không bấm của mình sẽ phải thuê một người có bấm làm thư ký - cho nó an toàn.

Ở Việt Nam "sao" nào cũng có nhiều tin đồn. Bảo Thy phẩu thuật thẩm mỹ mặt, Lưu Bảo Anh bị đuổi học, Đức Tiến không mê con gái lắm... Thậm chí chị Diễm Quỳnh, "mẹ nhím" của mình ở bên VTV6, cũng có nhiều tin đồn các loại (sai nhưng mà sáng tạo), và bây giờ chị ấy có xuất hiện nhiều đâu. Còn mình cừ lẹt đẹt trên lẹt đẹt trong sa mạc "vô đồn", chả biết đến bao giờ mới được gây tiếng xì xào như các bạn đồng nghiệp của mình là người của công chúng.

Khỏi phải nói mình hơi ghen. Ghen và cô đơn. Sao mình không có tin đồn nào đáng kể cả? Sao mình kém thế? Sao chẳng ai quan tâm, bất công ơi là bất công. Tuy nhiên việc phàn nàn không bao giờ giải quyết vấn đề - vì vậy mình đã chủ động nghĩ ra một vài tin đồn "nguyên mẫu" để kích thích trí tưởng tượng của xã hội nói chung và các bạn làm báo nói riêng:

* Joe đã có gia đình ở bên Canada rồi nhưng vì hôm nào cũng bị vợ đánh dữ dội nên phải chạy sang Việt Nam làm lại cuộc đời.

* Joe đang bị công an hình sự điều tra vì bắt nhiều sinh viên Lào làm việc như nô lệ ở một nhà máy gạch thuộc tỉnh Phú Thọ. Người dân địa phương cho hay, nhà máy gạch lẽ ra đã bị đóng cửa từ lâu nếu nó không được bảo trợ từ người cha là đại sứ Canada tại Việt Nam.

* Joe là "gà" của ca sĩ Siu Black.

* Joe đã từ chối tình yêu của một Hoa Hậu Thế Giới Người Việt tên là N.P.L. vì bạn ấy có một con mèo kêu một cách rất khó chịu. Vừa ăn xong lại đã kêu rồi, meo meo meo meo, trời ơi mày muốn gì bây giờ?! Khó chịu lắm.

* Joe đang yêu Mỹ Tâm

* Joe đang yêu em họ của Mỹ Tâm

* Joe đang yêu con mèo của em họ của Mỹ Tâm

* Joe là người yêu cũ của Ngô Thanh Vân ở bên Na-uy. Joe không thể quên lần đầu tiên hôn Vân ở dưới bắc cực quang vào mùa hè giữa lớp 9 và lớp 10. Vậy Joe quyết định theo Vân sang Việt Nam xem còn lại một giọt tình cảm nào dành cho mình trong trái tim của cô ấy hay không.

* Joe bị Johnny Tri Nguyễn đánh túi bụi vì nói lung tung về Ngô Thanh Vân

* Joe được Ngô Thanh Vân an ủi chân chính vì bị Johnny Tri Nruyễn đánh túi bụi. Hai người sắp quay trở lại với nhau, tình yêu tốt đẹp

* Ngô Thanh Vân bị Mỹ Tâm đánh túi bụi. (Em họ và con mèo cũng giúp)

* Joe ăn cắp mấy con gà của ca sĩ Siu Black để tăng gia đình Ngô Thanh Vân vào dịp lễ ăn hỏi.

* Joe là người máy sản xuất tại Quảng Đông (ISO 9001: 2003)

* Joe la thành viên của Mafia Canada, hay còn gọi là "Hải ly đen", Yakuza gặp cũng sợ.

* Cuộc tình Joe bao lâu nay vẫn giữ nguyên vẹn cho MC Ngọc Oanh mặc dù hai người đã chia tay lâu rồi. Và ngay hôm nay Joe vẫn nhớ như in ngày Oanh đã cất bước theo người nước khác. Bảy năm qua yêu nhau hai người đã cho nhau thật nhiều cơ hội dẫn chương trình trên VTV. Cần bao lâu để Joe quên được Oanh và những khoản tiền cát-xe đó.

* Joe hâm

Thế là hết vốn rồi. Còn nếu có ai nghĩ ra tin đồn hay hơn xin viết comment nhé, mình sẽ post cho thế giới coi - càng kinh khủng càng tốt. Rất thanhkiu.

Mình hơi băn khoăn một điều. Đôi khi trong mơ mình gặp một vài người Việt Nam, nhưng mình không hiểu họ nói gì luôn - họ nói tiếng Việt rất nhanh và dùng nhiều từ mình chưa được học. Cái mình băn khoăn ở đây là những lúc ấy, tức những lúc nghe người ta nói tiếng Việt trong mơ, thì đó có phải là tiếng Việt chuẩn hay là ngôn ngữ vô nghĩa trí óc của mình tự dưng bịa ra?

Nếu là tiếng Việt chuẩn thì ...sẽ rất lạ. Những từ đó xuất phát từ đâu? Có nghĩa là gì? Lúc tỉnh mình không nói được,vậy tại sao lúc ngủ mình lại nói được hết?

Để trả lời câu hỏi này mình đã để lại một quyển vở cạnh giường ngủ với mục đích là buổi sáng ngủ dậy viết lại một số từ mình vừa nghe trong mơ, xem có phải là tiếng Việt chuẩn hay không. Vấn đề là thức dậy xong mình đã quên hết tất cả rồi, thế là câu hỏi vẫn chưa có câu trả lời. Nhưng mình hơi nghi ngờ rằng tiếng Việt ấy là tiếng Việt chuẩn, vì trong mơ nghe rất...chuẩn.

Các chuyên gia đã nói rằng con người chỉ sử dụng một phần rất nhỏ của não bộ, có lẽ chỉ khoảng 10%. Vậy 90% còn lại là để làm gì? Mình nghĩ chính 90% đó là nguồn gốc của tiếng Việt hoành tráng mà xuất hiện trong mơ của Joe, là trí óc tiềm thức, phần sinh hoạt tâm lý ngấm ngầm bên trong, v.v... Điều đó dẫn đến một sự bất công lớn.

Nếu như 10% của năng lực não bộ sử dụng hàng ngày...thôi nói "10% của năng lực não bộ sử dụng hàng ngày" nghe dài quá. Từ nay, mình sẽ gọi "10% của năng lực não bộ sử dụng hàng ngày" bằng "Duy" và "90% năng lực não bộ còn lại" bằng "Tuấn", cho nó ngắn gọn.

Nếu như Duy chưa biết nhiều tiếng Việt mà Tuấn đã rất thành thạo rồi thì tại sao cái Tuấn không dạy tiếng Việt cho Duy nhỉ? Duy rất cần học tiếng Việt của Tuấn, rất cần nói tốt và chuẩn như Tuấn - và 2 người đều ở dưới một mái nhà, tội gì mà không giúp đỡ nhau? Tình cảm nằm ở đâu, Tuấn ơi!?

Thật ra thằng Tuấn là một đứa rất ích kỷ, không quan tâm gì đến em Duy cả. Khác gì một gia đình trong đó có 2 anh em trai, mà người anh trai mới mua một Playstation 3, nhưng lại không cho em trai sử dụng nó, cứ bắt em trai mình phải ra khỏi nhà, bỏ tiền ra, chơi cùng các bạn học sinh ở một café Playstation nào đó.

Trước đây học tiếng Việt rất vui, rất thích thú. Nhưng sau vụ "giấc mơ" này xảy ra (tức sau những nhân vật thạo tiếng Việt ấy xuất hiện trong mơ của mình) thì việc học tiếng Việt đã thành hơi khó chịu. Nói thật, mỗi lần cố gắng học thuộc một từ mới nào đó thì mình cảm thấy rất ức chế vì biết đâu mình đã biết từ đó rồi, biết từ lâu rồi - chỉ có điều là Tuấn không nói gì với Duy.

Ghét!

Thứ nhất là bất công. Thứ hai là mất công. Thứ ba là hao của tốn công, mũ không có lông công. Tóm lại, Tuấn là một thằng rất ích kỷ và lần sau gặp nó trong mơ Duy sẽ đánh một phát cho tỉnh.

Hôm qua đi xe máy trên đường La Thành mình bị kẹt đằng sau một chiếc xe búyt nội thành. Mùa đông lạnh, khói thải ấm, một cảm giác rất quen thuộc với dân Hà Nội đi xe máy như mình.

"Chậm chậm bò theo" xe bus đó, mình lại nghĩ đến cô xinh đẹp mà mình đang "nhanh nhanh chạy theo" bây giờ. Cái xe ấy là loại búyt lớn nhất nên dòng khói phun ra từ ống xả cũng lớn. Đoạn đường thành phòng xông hơi nhỏ ngoài trời. Nói thật là mình rất thích cảm giác khói ấm thay gió rét, nhưng cũng nói thật là mình biết khói thải xe buýt đầy hóa chất gây hại cho sức khỏe, hôm nay không chết thì ngày mai.

Cảm giác ở bên cạnh cô gái xinh đẹp ấy cũng ẫm áp, cũng giúp mình trốn gió rét, cái loại gió mà hay thổi qua trái tim đàn ông tuổi Ngọ. Tuy nhiên, sự ấm áp ấy đã đầy hóa chất gây hại từ rất lâu. Công bằng mà nói, cô ấy không hợp với mình chút nào cả, thích chạy theo thì cứ chạy theo đi, hôm nay không chết thì ngày mai.

Nhưng mình có sự lựa chọn khác đâu?! Đi đường vắng vẻ, sạch sẽ, mát mẻ hả? Đường vắng thì mình sẽ đi nhanh. Đi nhanh lúc nào cũng nguy hiểm, còn đi nhanh vào giữa mùa đông Hà Nội vừa nguy hiểm vừa lạnh, một hình ảnh hoang dã và cô đơn.

Là người quan tâm đến môi trường, mình đã đọc ở đâu đấy về một công ty đang phát triển loại xe chạy bằng Hydrô. Xe này cũng có ống xả nhưng chỉ phun ra hơi và nước ấm thôi, không có một chút khói độc hại nào cả. Và ai cũng biết nước ấm rất tốt cho sức khoẻ.

Đó là câu trả lời của mình rồi đấy. Ra phố mùa đông, mình phải đi tìm môt xe chạy bằng Hyđrô để chạy theo. Như vậy mình sẽ đi chậm, sẽ giữ ấm, sức khỏe luôn tốt, thỉnh thoảng dừng lại uống nước cho đỡ khát.

Vấn đề là tìm ở đâu? Xe Hyđrô chưa ra thị trường mà mình rất chán mùa đông lạnh buốt này. Nhưng kiên nhẫn là chìa khóa của chiến thắng. (Không biết có đúng hay không nhưng những người sắp bị ế như mình rất thích câu này.)

Thôi, 2008 đã đến rồi, có cô nào tự coi mình là xe chạy bằng Hydrô thì a lô cho mình nhé, mình rất muốn làm quen!

Tình yêu không có tội các bạn ạ" là lời bình luận của bạn "Không Rõ" post dưới bài lá cải về sao và chuyện li hôn đăng lên mạng ngày hôm kia.

Tình yêu không có tội... đơn giản quá nhỉ. Trước đây mình làm cho một tổ chức phi chính phủ luôn nhấn mạnh rằng trẻ em không có tội. Có lẽ vậy, nhưng lúc 4 tuổi mình đã biết ăn trộm choco-Pie rồi.

Mình sợ nhất những người suốt ngày kêu là "nạn nhân" của tình yêu. "Anh ơi em ra đi không phải lỗi tại em đâu, tình yêu đã lối cuối em đi, em bị chìm đắm trong giấc ngủ tuyệt vời, em bị chết đuối như con cá chuối trong ánh sáng của tình yêu..." Vớ vẩn. Siêu vớ vẩn với sốt cà chua, mua chai vớ vẩn to tặng chai vớ vần nhỏ. Mình chưa lấy vợ nhưng không phải "mù tình" đâu, đã hiểu vấn đề rồi. Vậy dưới đây là 2 vấn đề về tình yêu của những người đang yêu, một cái không cần giải thích, một cái cần giải thích rất kỹ.

Trong lúc yêu một người sẽ có người khác đến gõ cửa.

Việc mở cửa là hoàn toàn do mình. Vì sao vậy? Thứ nhất, không có tình yêu sét đánh. Điều tiếng Anh gọi là "true love" (tình yêu thực sự) cần thời gian mới phát triển thành "true". Tình yêu sét đánh chỉ là tình yêu dành cho hình ảnh của một người nào đó trong trí tưởng tượng của chính mình thôi, vì chưa đủ thời gian để biết người ấy là ai. Tình yêu ích kỷ, tính yêu ảo. (Các anh ơi, đừng lấy một em quá tin vào tình yêu sét đánh nhé!) Có nhiều người quan niệm rằng tình yêu là do duyên số, một trái tim không thể chọn sẽ yêu ai, trái tim là cánh đồng, tình yêu đến như mưa. Sai. A: thời gian là nguyên liệu tất yếu của món "true love". B: việc dành thời gian cho ai là hoàn toàn chủ động, dẫn đễn C, true love không phải là do trời định. Những người kêu là vô tình bị một người thứ 3 lôi cuốn chỉ kêu vậy vì không muốn chịu trách nhiệm về việc đã trót dành thời gian cho người đấy.

Luật lệ nào cũng có trường hợp ngoại lệ, và thế giới blog Việt không thiếu thằng nhóc tinh vi sẵn sàng chỉ ra lỗi lô-gíc trong lý luận của bất cứ ai (trong số những thằng nhóc ấy phải nêu tên Joe). "Joe ơi, đôi khi công việc bắt mình phải dành rất nhiều thời gian cho người nọ, người kia, anh nọ em kia.." Đúng. Đôi khi công việc đòi hỏi mình phải tiếp xúc nhiều với một "đối tượng nguy hiểm" nào đó, miễn cưỡng dành cho họ nhiều thời gian. Có lẽ có nạn nhân của tình yêu thật.

Và có lẽ mình là nạn nhân của một đầu óc quá tỉnh táo. Từ lúc bắt đầu uống rượu mình chưa một lần ngủ dậy quên đã làm gì, nói gì với ai. Dù say đến mấy, say bét nhè, say bí tỉ, say "cô nào chả xinh", nhưng vẫn nhớ hết, từng chi tiết một, không khác gì chưa uống giọt nào. Hết say nhớ đã làm gì, khi say biết đang làm gì.

Và mình đoán rằng bạn "Không Rõ" sau một đêm uống nhiều rượu nhớ cũng không rõ đâu.

→ 665 Comments

Posted in Yummy 30

Cơm quê (24/09/08)

Posted on 31/08/2010 by mrdautay| 272 Comments

"Làm thế nào để biết mình là người ở đâu?"

Câu hỏi đó đang tung tăng trong đầu nhiều đứa thời hội nhập bây giờ. Có nhiều người Việt Nam sống nửa đời tại nước ngoài. Có nhiều người nước ngoài sống nửa đời tại Việt Nam. Cũng nhiều người lai, nửa Việt Nam, nửa nước ngoài, sống nửa đời tại Việt Nam, nửa đời tại nước ngoài. Thời này phức tạp.

Suy ra có nhiều đứa muốn tìm "cách đo" để biết bản thân (bản thân?) mình là người ở đâu. Và mình đã tìm được cách đó rồi. Để biết "trong trái tim của trái tim" mình là người ở đâu chỉ cần biết...lúc ốm thèm ăn món gì.

Như Joe chẳng hạn - chuyện mình thích ăn các món Việt Nam không phải chuyện bí mặt - bún bò, bánh xèo, miến gà, bla bla, món gì cũng tốn không ít nước miệng. Nhưng mỗi lần bị ốm, nằm giường, mình chỉ thích ăn những món như: crackers and cheese, matrimony cake, marmalade and toast, Kraft dinner - toàn là những món rất Tây, thậm chí cũng rất Canada (dịch sang Tiếng Việt mất cả gia vị, xin để Tiếng Anh cho ngon lời nhé!)

Chắc cũng liên quan đến sự phát triển của bộ não chút. Những gì được "ghi" vào bộ não lúc trẻ được ghi vào rất sâu; thời não vẫn còn mềm chứ, vẫn là đất sét trong hai bàn tay của nhà điêu khắc nổi tiếng là Nguyễn Văn Kinh Nghiệm. Còn người lớn thì bộ não đã cứng rồi, đất sét thành gốm (may là bộ não mình vẫn còn một vài "vết nứt" mà các món Việt Nam đã có thể rỉ vào.)

Hôm trước bị ốm ăn hết 2 bacon pizza lớn.

Khỏi ngay.

Ăn những món "quê" kẹp chất an ủi nào đấy, chắc cũng giống chất an ủi mà các người mẹ, người bà Việt Nam cho vào mấy bát cháo mang lên phòng cho con ốm ăn. Không biết các bạn Việt Nam đang du học ở nước ngoài có thấy thế không? Bình thường ăn pizza, bánh mỳ, mỳ ý... món Tây gì cũng được, nhưng lúc bị ốm chỉ muốn ăn cháo, bún gà, hủ tiếu - mà nếu may mắn thì biết đến một quán Việt Nam nho nhỏ nấu đúng kiểu mình thích, yum yum

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #panelka