Dau dau vi Triet
Nhà nước chuyên chính vô sản mới ra đời và ngày càng hoàn thiện là công cụ để giai cấp công nhân và nhân dân lao động chống lại những âm mưu chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước; bảo vệ thành quả cách mạng, đảng cộng sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa.
c. Đặc điểm của cơ cấu xã hội giai cấp trong thời kì quá độ lên CNXH
* Trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội cơ cấu xã hội - giai cấp có những đặc điểm cơ bản sau:
- Tương ứng với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là một cơ cấu xã hội - giai cấp đa dạng, phức tạp không thuần nhất và luôn biến động ngay trong từng thành phần của cơ cấu và cả toàn bộ cơ cấu.
- Quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội là mối quan hệ phức tạp nhiều chiều; trong đó nổi lên hai mối quan hệ cơ bản:
+ Quan hệ đấu tranh giữa các giai cấp có lợi ích cơ bản đối lập nhau giữa một bên là giai cấp công nhân liên minh với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức với giai cấp tư sản;
+ Quan hệ liên minh hợp tác giữa các giai cấp, tầng lớp có lợi ích cơ bản thống nhất với nhau dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
* Ở Việt Nam; kiểu quá độ của chúng ta là quá độ gián tiếp, theo con đường “phát triển rút ngắn” chúng ta đang thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa... tương ứng với thực trạng đó, về cơ cấu xã hội - giai cấp ở nước ta hiện nay càng mang tính đa dạng và phức tạp hơn, được thể hiện như:
- Bao gồm nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội vừa có mối quan hệ liên minh hợp tác và vừa đấu tranh với nhau để quá độ lên chủ nghĩa xã hội; trong đó, liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo là cơ sở nền tảng xã hội ở nước ta.
- Tính đa dạng, phức tạp của cơ cấu xã hội - giai cấp ở nước ta cũng thể hiện bởi chính ngay sự biến đổi của mỗi giai cấp, tầng lớp trong xã hội ta.
Tính đa dạng vì kinh tế có các thành phần kinh tế thì cơ cấu xã hội - giai cấp cũng tương ứng; có tầng lớp giai cấp cơ bản và có cả không cơ bản. ở nước ta hiện nay, bên cạnh các giai cấp, tầng lớp cơ bản (công nhân, nông dân, trí thức...), những năm gần đây đã hình thành những tầng lớp xã hội, những nhóm xã hội mới (những nhà tư bản, những bộ phận hay tầng lớp tiểu thương; tiểu chủ...)
- Không thuần nhất: các giai tầng phân bổ có công nhân nhà nước, công nhân làm doanh nghiệp tư bản, nông dân....
- Luôn biến động: do kinh tế quyết định vì kinh tế luôn biến động. (nhưng phải giữ vững định hướng XHCN)
Hiện nay ở nước ta đang diễn ra quá trình phân hoá giữa các giai tầng và ngay chính trong bản thân mỗi một giai tầng. Trong giai cấp công nhân cũng có công nhân làm việc trong các xí nghiệp quốc doanh, có những công nhân làm việc trong những xí nghiệp tư bản tư nhân hoặc có vốn đầu tư của nước ngoài, có công nhân mở xưởng sản xuất...
Tính đa dạng, phức tạp trong cơ cấu xã hội - giai cấp ở nước ta cũng thể hiện ở chỗ, các giai cấp tầng lớp xã hội trong xã hội ta có quan hệ với các thành phần kinh tế và do các thành phần kinh tế quy định, cho nên mỗi thành phần kinh tế thường có một giai cấp, tầng lớp xã hội nhất định đại biểu cho nó.
Tuy nhiên, không phải cứ tương ứng với mỗi thành phần kinh tế là chỉ có một giai cấp hoặc tầng lớp nhất định; mà ngược lại, ở nước ta hiện nay một giai cấp, tầng lớp xã hội thường có mặt trong nhiều thành phần kinh tế với những quan hệ đan chéo rất phức tạp.
Tư tưởng Văn hóa:
Trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa - xã hội: Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn tồn tại nhiều tư tưởng và văn hóa khác nhau. Bên cạnh tư tưởng xã hội chủ nghĩa, là chủ nghĩa Mác-Lênin giữ vai trò thống trị còn tồn tại tư tưởng tư sản, tiểu tư sản, tâm lý tiểu nông...Lênin cho rằng, tính tự phát tiểu tư sản là " kẻ thù dấu mặt hết sức nguy hiểm, nguy hiểm hơn cả bọn phản cách mạng công khai". Trên lĩnh vực văn hóa cũng tồn tại văn hóa cũ, văn hóa mới, chúng thường xuyên đấu tranh với nhau.
Ở nước ta trên mặt trận tư tưởng lý luận cũng đang diễn ra một cuộc đấu tranh gay gắt. Không ít những kẻ cơ hội chủ nghĩa đã xuất hiện bằng cách này hay cách khác tìm cách xuyên tạc, hạ thấp bôi đen hoặc phủ nhận chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh … Mặt khác, thông qua nhiều con đường truyền bá hệ tư tưởng tư sản, du nhập những sản phẩm độc hại về văn hoá vào nước ta, tìm cách móc nối những phần tử phản cách mạng trong và ngoài nước, phối hợp hành động chống phá ta nhiều mặt hòng phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chũ nghĩa.
Cương lĩnh chủ trương xây dựng nền văn hoá mới, tạo ra đời sống tinh thần cao đẹp, phong phú, đa dạng, có nội dung nhân đạo, dân chủ, tiến bộ; khẳng định và biểu dương những giá trị chân chính, bồi dưỡng cái chân, cái thiện, cái mỹ theo quan điểm tiến bộ, phê phán những quan điểm thấp kém; khẳng định tiếp tục tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa, làm cho thế giới quan Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội. Kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao. Chống tư tưởng, văn hóa phản tiến bộ, trái với truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc và những giá trị cao quý của con người, trái với phương hướng đi lên chủ nghĩa xã hội.
Từ đó có thể nói, thời kỳ quá độ là thời kỳ, xét trên mọi phương diện , còn tồn tại nhiều yếu tố khác nhau, đối lập nhau, thâm nhập vào nhau, ảnh hưởng lẫn nhau. Tuy nhiên, xét về xu hướng tất yếu, các yếu tố mang tính chất XHCN sẽ ngày càng phát triển, nhưng không loại trừ khả năng ở những lúc, những nơi nhất định, cái cũ tạm thời lấn áp cái mới; trong đó tính tự phát TBCN còn có cơ sở rộng lớn. Trình độ thấp trong sự phát triển KT-XH của thời kỳ quá độ lên CNXH quy định tính khó khăn, lâu dài của thời kỳ này. Trong quá trình đó, sự phát triển tiến bộ có thể đan xen với những sự thoái lui tạm thời, những tìm tòi, thử nghiệm nhiều khi phải làm đi, làm lại mới xác định được giá trị chân thật của nó trong quá trình xây dựng XH mới.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro