Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

datfuthuy4

1. Mức cầu tiền:

Khái niệm: là số lượng tiền tệ mà dân chúng, các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội, các cơ quan Nhà nước cần giữ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và bảo toàn giá trị trong điều kiện giá cả và các biến số vĩ mô cho trước.

Thành phần và nhân tố ảnh hưởng mức cầu tiền tệ:

-      Mức cầu giao dịch: là nhu cầu tiền tệ với tư cách là phương tiện trao đổi nhằm phục vụ cho nhu cầu giao dịch hàng ngày của các chủ thể kinh tế trong xh như mua hàng hóa, trả công dịch vụ, thanh toán tiền hàng… Đây là nhu cầu chi tiêu thường xuyên và đòi hỏi phải được đáp ứng với khối lượng tiền có tính lỏng cao dưới dạng tiền mặt hoặc tiền gửi không kỳ hạn ở ngân hàng.

-      Mức cầu tiền dự phòng: nhằm đáp ứng các khoản chi tiêu không dự tính trước được khi có các nhu cầu đột xuất như ốm đau, hỏng xe, tai nạn hoặc giá cả tăng bất ngờ… Để đáp ứng các nhu cầu đột xuất một hộ gia đình hoặc cá nhân nào đó có thể sử dụng một số cách: nắm giữ tiền nhiều hơn dự định chi tiêu và do đó hình thành nên nhu cầu tiền dự phòng, thay vào đó họ có thể cắt giảm chi tiêu thường xuyên khi nhu cầu đột xuất phát sinh, có thể bán các tài sản tài chính sẵn có hoặc là đi vay…

-      Nhu cầu đầu tư: là lượng tiền được nắm giữ nhằm quản lý tài sản một cách linh hoạt và có hiệu quả trên cả hai góc độ: tối đa hóa lợi nhuận và an toàn.

2. Mức cung tiền.

Khái niệm: Là khối lượng tiền cung ứng cho lưu thông nhằm đáp ứng nhu cầu về giao dịch, dự trữ của các cá nhân, tổ chức, gia đình. Nó được thể hiện dưới hình thức tiền mặt, tiền gửi vào NH và các tài sản tài chính khác.

MS thực tế trong lưu thông do các chủ thể phi NH nắm giữ. Khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế được đo bằng các  mức cung tiền tệ khác nhau  và được kết cấu theo nguyên tắc tính lỏng giảm dần.

Tiền gửi KKH > tiền gủi CKH > CK ngắn hạn > cổ phiếu > BĐS

Các mức cung tiền tệ bao gồm:

M1: lượng tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng và tiền gửi không kỳ hạn. Đây là bộ phận có tính lỏng cao nhất, phục vụ chủ yếu cho nhu cầu giao dịch.

M1 = C + D

M2: bao gồm M1, tiền gửi có kỳ hạn, cổ phiếu và trái phiếu.

M2 = C + D + T + B

M2 kém linh hoạt hơn M1 nhưng sự kiểm soát M2 là hết sức quan trọng bởi vì tiền gửi ko kỳ hạn và có kỳ hạn thường xuyên chuyển hóa cho nhau. Đây là khối tiền được coi như chỉ tiêu kiểm soát chính thức.

3. Lạm phát:

Khái niệm: là mức giá cả chung tăng lên. Đây là hiện tượng xảy ra ở tất cả các nước với mức biến động khác nhau. Sự tăng lên của mức giá làm giảm giá trị tiền tệ được đo lường bằng sức mua đối nội của nó. Mức biến động khác nhau giữa các nước và kéo dài sẽ truyền ảnh hưởng tới tỷ giá ngoại tệ và làm giảm sức mua đối ngoại của đồng tiền.

Nguyên nhân:

- Lạm phát do cầu kéo: đây là nguyên nhân do tổng cầu tăng lên vượt mức cung ứng hàng hóa của xh dẫn đến áp lực làm tăng giá cả.

Tổng cầu phản ánh nhu cầu có khả năng thanh toán hàng hóa, dịch vụ của xã hội. Nó bao gồm nhu cầu hàng hóa dịch vụ của các hộ gia đình, nhu cầu hàng hóa đầu tư của các doanh nghiệp, nhu cầu hàng hóa dịch vụ của CP và nhu cầu hàng hóa xuất khẩu ròng của thị trường nước ngoài. Khi nhu cầu có khả năng thanh toán của các chủ thể này tăng lên, tiền chi tiêu nhiều hơn, giá cả tăng lên. Cụ thể là:

+ Chi tiêu dùng của các hộ gia đình tăng lên có thể là do thu nhập thực tế tăng, lãi suất giảm xuống hoặc điều kiện vay tiêu dùng thuận lợi hơn… đều có tác dụng đẩy tổng cầu lên và gây áp lực đối với lạm phát.

+ Nhu cầu chi tiêu của CP tăng: khi chi tiêu của CP tăng lên, tổng cầu có thể tăng trực tiếp thông qua các khoản đầu tư vào các lĩnh vực thuộc phạm vi CP quản lý hoặc gián tiếp thông qua các khoản chi phúc lợi xã hội, chi trợ cấp thất nghiệp và kết quả làm giá cả hàng hóa tăng lên. Trong trường hợp nhu cầu chi vượt quá khả năng thu ngân sách và được bù đắp bằng vốn phát hành hoặc vay ngân hàng thương mại rất dễ dẫn đến lạm phát tăng cao và kéo dài.

+ Nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp tăng lên xuất phát từ dự đoán triển vọng phát triển kinh tế, về khả năng mở rộng thị trường, do lãi suất đầu tư giảm, điều kiện vay vốn đầu tư dễ dàng hơn… về mặt ngắn hạn nó làm cho mức giá cả tăng lên.

+ Các yếu tố liên quan đến nhu cầu của nước ngoài như tỷ giá, giá cả hàng hóa nước ngoài so với hàng hóa cùng loại được sản xuất trong nước và thu nhập bình quân của thị trường nước ngoài có những ảnh hưởng quan trọng đến nhu cầu hàng hóa xuất khẩu và do đó đến tổng cầu cũng như mức giá cả nội địa.

- Lạm phát chi phí đẩy: áp lực làm tăng giá cả xuất phát từ sự tăng lên của chi phí sản xuất vượt quá mức tăng của năng suất lao động và làm giảm mức cung ứng hàng hóa của xh. Chi phí sản xuất có thể tăng là do:

+ Mức tăng tiền lượng vượt quá mức tăng của năng suất lao động. Tiền lương tăng lên có thể do thị trường lao động trở nên khan hiếm, do yêu cầu đòi tăng lương của công đoàn hoặc do mức lạm phát dự tính tăng lên.

+ Sự tăng lên của mức lợi nhuận ròng của người sản xuất đẩy giá cả hàng hóa tăng lên.

+ Do giá nội địa của hàng nhập khẩu tăng lên, có thể do áp lực làm phát của nước xuất khẩu, hoặc do giá trị nội tệ giảm so với ngoại tệ hoặc do ảnh hưởng của khủng hoảng.

+ Do sự tăng lên của thuế và các khoản nghĩa vụ với NSNN ảnh hưởng đến mức sinh lời của hoạt động đầu tư.

4. Lãi suất:

Lãi suất là giá cả của quyền được sử dụng vốn vay trong một thời gian nhất định mà người sử dụng trả cho người sở hữu nó.

Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất thị trường:

a. Nhìn từ góc độ cung cầu quỹ cho vay.

- Cung, cầu quỹ cho vay:

Cầu quỹ cho vay là nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng của các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế. Cầu quỹ cho vay được cấu thành từ nhu cầu vay của các doanh nghiệp và hộ gia đình, nhu cầu vay vốn của khu vực CP và nhu cầu vay vốn của các chủ thể nước ngoài.

Cung quỹ cho vay là khối lượng vốn dùng để cho vay kiếm lời của các chủ thể khác nhau trong xã hội. Nó được tạo bởi các nguồn sau:

+ Tiền gửi tiết kiệm của các hộ gia đình. Đây là bộ phận chủ yếu nhất của quỹ cho vay. Trong điều kiện bình thường, tiền gửi tiết kiệm phụ thuộc nhiều vào lãi suất. Tuy nhiên mức độ nhạy cảm này còn tùy thuộc vào tình trạng của nền kinh tế, thu nhập cũng như thói quen tiết kiệm và tiêu dùng của công chúng.

+ Nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp dưới hình thức: quỹ khấu hao cơ bản, lợi nhuận chưa chia, các quỹ khác chưa sử dụng…

+ Các khoản thu chưa sử dụng đến của NSNN.

+ Nguồn vốn của các chủ thể nước ngoài có thể là CP, doanh nghiệp hoặc dân cư.

- Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất thị trường:

+ Những nhân tố làm dịch chuyển đường cầu quỹ cho vay:

Lợi tức dự tính của các cơ hội đầu tư: Trong giai đoạn tăng trưởng của nền kinh tế, có rất nhiều cơ hội đầu tư được trông đợi là sinh lợi, làm tăng nhu cầu vay vốn để tài trợ cho các dự án đầu tư của các doanh nghiệp. Lượng cầu quỹ cho vay tăng lên ở mọi mức lãi suất và đường cầu quỹ cho vay dịch chuyển sang phải, lãi suất tăng. Ngược lại, trong giai đoạn đang suy thoái của nền kinh tế, sự giảm sút của các cơ hội đầu tư có khả năng sinh lợi làm lượng cầu quỹ cho vay giảm, đường cầu quỹ cho vay dịch chuyển sang trái, lãi suất giảm.

Lạm phát dự tính: Sự tăng lên của mức lạm phát dự tính làm cho chi phí thực dự tính của việc vay tiền ở mọi mức lãi suất cho trước giảm xuống, người vay vốn được lợi. Điều này làm tăng nhu cầu vay vốn của các chủ thể kinh tế, lượng cầu quỹ cho vay tăng ở mọi mức lãi suất và đường cầu quỹ cho vay dịch chuyển sang phải.

Tình trạng thâm hụt NSNN: Khi mức bội chi NSNN tăng, nhu cầu vay vốn tài trợ thiếu hụt NSNN tăng ở mọi mức lãi suất làm tăng lượng cầu quỹ cho vay, đường cầu quỹ cho vay dịch chuyển sang phải.

+ Những nhân tố làm dịch chuyển đường cung quỹ cho vay:

Tài sản và thu nhập: Khi nền kinh tế đang tăng trưởng, tài sản và thu nhập của các chủ thể kinh tế tăng lên làm tăng khả năng cung ứng vốn ở mọi mức lãi suất. Cung quỹ cho vay tăng lên và đường cung quỹ cho vay dịch chuyển sang phải, lãi suất giảm. Ngược lại, trong giai đoạn suy thoái của nền kinh tế, lượng cung quỹ cho vay giảm ở mọi mức lãi suất, đường cung quỹ cho vay dịch chuyển sang trái, lãi suất tăng.

Tỷ suất lợi tức dự tính của công cụ nợ: Trong trường hợp lãi suất thị trường có xu hướng tăng lên trong tương lai, giá thị trường của các công cụ nợ dài hạn sẽ bị giảm đi, tỷ suất lợi tức dự tính của nó theo đó giảm. Công cụ nợ hiện tại trở nên kém hấp dẫn, làm giảm nhu cầu mua của các chủ thể kinh tế, cung quỹ cho vay giảm và đường cung quỹ cho vay dịch chuyển sang trái. Trường hợp ngược lại, cung quỹ cho vay tăng, đường cung quỹ cho vay dịch chuyển sang phải.

Rủi ro: Khi mức độ rủi ro của các công cụ nợ tăng lên so với công cụ đầu tư khác sẽ làm nhu cầu mua công cụ nợ giảm đi, làm cung quỹ cho vay giảm, đường cung quỹ cho vay dịch chuyển sang trái.

Tính lỏng của các công cụ đầu tư: Nếu tính lỏng của công cụ nợ cao hơn so với tính lỏng của các công cụ đầu tư khác sẽ làm tăng tính hấp dẫn của công cụ nợ, làm cầu công cụ nợ tăng lên ở mọi mức lãi suất. Lượng cung quỹ cho vay vì vậy tăng lên, đường cung quỹ cho vay dịch chuyển sang phải.

b. Nhìn từ góc độ cung cầu tiền tệ.

- Cầu và cung tiền:

Mức cầu tiền là số lượng tiền tệ mà dân chúng, các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội, các cơ quan Nhà nước cần giữ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và bảo toàn giá trị trong điều kiện giá cả và các biến số vĩ mô cho trước.

Mức cung tiền là khối lượng tiền cung ứng cho lưu thông nhằm đáp ứng nhu cầu về giao dịch, dự trữ của các cá nhân, tổ chức, gia đình. Nó được thể hiện dưới hình thức tiền mặt, tiền gửi vào NH và các tài sản tài chính khác.

- Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất thị trường:

+ Các nhân tố làm dịch chuyển đường cầu:

Thu nhập thực tế: Khi nền kinh tế đang tăng trưởng, thu nhập thực tế tăng lên, các chủ thể kinh tế muốn giữ thêm tiền làm nơi dự trữ giá trị đồng thời muốn chi tiền cho tiêu dùng nhiều hơn làm cầu tiền tăng.

Mức giá cả: Khi mức giá cả tăng, làm sức mua của tiền tệ giảm xuống, người ta muốn nắm giữ lượng tiền nhiều hơn để đảm bảo vẫn mua được lượng hàng hóa, dịch vụ như trước kia. Điều này làm cầu tiền tăng, đường cầu dịch chuyển sang phải.

+ Các nhân tố làm dịch chuyển đường cung: Sự thay đổi mức cung ứng tiền do NH Trung ương quyết định. Khi NH Trung ương tăng cung ứng tiền sẽ làm đường cung tiền dịch chuyển sang phải và ngược lại.

5. Thị trường tài chính:

a. Khái niệm: Thị trường tài chính là nơi mua bán công cụ tài chính, nhờ đó mà vốn được chuyển giao một cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ các chủ thể dư thừa vốn đến các chủ thể có nhu cầu về vốn.

b. Chức năng, vai trò:

- Chức năng:

+ Chức năng dẫn vốn: TTTC thực hiện chức năng kinh tế nòng cốt trong việc dẫn vốn từ những người tạm thời thừa vốn đến những người tạm thời thiếu vốn. Cung cấp một lượng vốn liên tục cho các doanh nghiệp, người tiêu dùng và CP để hỗ trợ cho cả chi tiêu đầu tư và tiêu dùng trong một nền kinh tế.

+ Chức năng tiết kiệm: TTTC cung cấp điểm sinh lợi cho tiết kiệm. Thông qua TTTC, người tiết kiệm có thể kiếm được thu nhập dưới hình thức tiền lãi, cổ tức, tiền lời của vốn…

+ Chức năng thanh khoản: TTTC cung cấp phương thức chuyển đổi các loại tài sản tài chính thành tiền mặt.

- Vai trò:

+ TTTC góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế:

Với chức năng dồn vốn và chức năng tiết kiệm, TTTC đã tạo điều kiện huy động các nguồn lực trong xh để phục vụ cho sự sáng tạo của cải, lôi kéo các cá nhân trở thành những nhà đầu tư, tận dụng mọi nguồn lực nhỏ nhất, thúc đẩy hoạt động sáng tạo sản phẩm và dịch vụ.

NSNN có thể vay nợ TTTC để bù đắp các khoản bội chi hoặc các khoản đầu tư thay vì phát hành thêm tiền.

Như vậy, TTTC góp phần nâng cao đời sống của người tiêu dùng bằng cách tiêu thụ vốn thừa và giúp cho những người tiết kiệm chọn thời điểm tốt cho việc mua sắm của họ, thông qua TTTC các nhà kinh doanh có thể tập trung  sử dụng các nguồn lực vào quá trình sản xuất một cách tiết kiệm và hiệu quả.

+ TTTC tạo điều kiện thuận lợi để dung hòa các lợi ích kinh tế của các chủ thể kinh tế khác trên thị trường: Thông qua những cuộc đấu giá tập trung giữa các nguồn cung và nguồn cầu, cơ chế thị trường sẽ hình thành giá cả tốt nhất, có lợi cho cả người bán và người mua, đảm bảo sự công bằng trên thị trường.

+ TTTC kích thích tính hiệu quả của các doanh nghiệp: Tự bản thân cơ chế giao dịch của TTTC chọn ra những doanh nghiệp hoặc dự án có triển vọng để tài trợ. Những doanh nghiệp hay dự án có triển vọng có thể nhận được thêm vốn với chi phí rẻ hơn. Ngược lại, doanh nghiệp kém hay dự án tồi sẽ khó thu hút vốn hoặc phải trả chi phí sử dụng vốn đắt hơn. Do đó các doanh nghiệp hay dự án muốn huy động được vốn và duy trì vốn hoạt động thông qua TTTC phải tính toán sao cho sản xuất kinh doanh lành mạnh và có hiệu quả ngày càng cao hơn.

+ TTTC tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch tài chính: TTTC dẫn truyền vốn từ những chủ thể thặng dư tiết kiệm sang các chủ thể thiếu hụt tiết kiệm. Nhờ vào sự phát triển của công nghệ thông tin liên lạc mà các định chế tài chính tác hợp cho các đơn vị thặng dư tiết kiệm và thiếu hụt tiết kiệm cách nhau hàng ngàn dặm có thể giao dịch với nhau một cách có hiệu quả, từ đó tiết kiệm chi phí liên quan đến các giao dịch.

c.Phân loại:

- Căn cứ vào thời hạn luân chuyển vốn:

+ Thị trường tiền tệ: là nơi trao đổi mua bán ngắn hạn các công cụ tài chính (gồm các công cụ tài chính ngắn hạn và công cụ tài chính dài hạn nhưng thời hạn còn lại ngắn hoặc được mua bán trong thời gian ngắn). Đặc trưng nổi bật nhất của TTTT là các hàng hóa có tính thanh khoản cao, mức rủi ro thấp. Bởi thời hạn ngắn nên những biến động giá các công cụ tài chính do ảnh hưởng của sự biến động lãi suất thị trường là không đáng kể.

+ Thị trường vốn: là nơi trao đổi mua bán các công cụ tài chính trung và dài hạn, do đó thỏa mãn các nhu cầu về vốn cho các khoản đầu tư dài hạn của các doanh nghiệp, CP và các hộ gia đình.

- Căn cứ vào phương thức tổ chức thị trường:

+ Thị trường sơ cấp: là thị trường phát hành công cụ tài chính. Nó được sử dụng bởi các doanh nghiệp, CP và các hộ gia đình để tăng vốn cho nhu cầu chi tiêu về hàng hóa, dịch vụ và đầu tư.

+ Thị trường thứ cấp: là nơi trao đổi mua bán các công cụ tài chính đã được phát hành

- Căn cứ vào phương thức luân chuyển vốn:

+ Luân chuyển vốn trực tiếp: vốn được chuyển giao trực tiếp từ người tiết kiệm đến người đầu tư. Hình thức chuyển giao vốn này phần lớn thông qua vai trò người môi giới.

+ Luân chuyển vốn gián tiếp: vốn được chuyển giao từ người tiết kiệm đến người đầu tư thông qua vai trò các trung gian tài chính.

d. Công cụ của thị trường tài chính:

- Ngắn hạn:

+ Tín phiếu Kho bạc: là giấy vay nợ ngắn hạn do KBNN phát hành nhằm bù đắp thiếu hụt tạm thời ngân sách và là công cụ quan trọng để NHTW điều hành chính sách tiền tệ. Chúng có tính thanh khoản cao, được phát hành dưới hình thức chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, song hầu hết ở dạng ghi sổ. TPKB có mức rủi ro thấp nhất trong các công cụ trên thị trường tiền tệ

+ Tín phiếu NHNN: là chứng khoán ngắn hạn do NHNN phát hành để tạo công cụ trên thị trường tiền tệ, nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Tín phiếu NHNN được tự do mua bán, chuyển nhượng, cầm cố giữa các TCTD, được cầm cố để vay vốn hay chiết khấu tại NHTW, được sử dụng làm công cụ cho nghiệp vụ thị trường mở.

+ Thương phiếu: là giấy nhận nợ ngắn hạn do các doanh nghiệp lớn, có uy tín phát hành để tài trợ nhu cầu vốn tạm thời. Nó có thể được đảm bảo hoặc không đảm bảo. Thương phiếu được bán với giá chiết khấu.

+ Chấp phiếu ngân hàng (Bas): là các hối phiếu do công ty phát hành, có thời hạn ngắn và được NHTM chấp nhận thanh toán bằng cách đánh dấu chấp nhận lên hối phiếu

+ Chứng chỉ tiền gửi (CDs): là công cụ vay nợ do ngân hàng phát hành nhằm huy động vốn trên thị trường với bản chất tương tự như một khoản tiền gửi có kỳ hạn.

+ Hợp đồng mua lại: là món vay ngắn hạn trong đó chứng khoán được dùng làm đảm bảo. Một hợp đồng mua lại gồm 2 giao dịch là: bán chứng khoán kèm theo cam kết mua lại chứng khoán theo cùng mức giá tại thời điểm xác định trong tương lai

+ Đôla châu Âu:

+ Tiền NHTW:

- Dài hạn:

6. Ngân hàng trung gian: bỏ phi ngân hàng.

7. Ngân hàng trung ương học hết.

8. Chính sách tiền tệ: bỏ mục tiêu lạm phát, hệ thống mục tiêu và các công cụ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: