Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

datfuthuy3

Năm 2008, thị trường NH trong nước đã trải qua những biến động chưa từng có về lãi suất, tỷ giá…

Tính chung cả năm, NHNN đã 3 lần tăng và 5 lần giảm lãi suất cơ bản. Lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu cũng có tần suất điều chỉnh tương ứng. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc có 1 lần tăng trong tháng 2, 4 lần giảm trong 3 tháng cuối năm (2 lần giảm đối với dự trữ bằng ngoại tệ). Lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc có 5 lần điều chỉnh (3 lần tăng, 2 lần giảm). Ngày 17/3 NHNN phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc và 2 lần điều chỉnh lãi suất cho tín phiếu, 1 lần tăng từ 7,8% lên 13%, tháng 12 giảm xuống còn 4,5%. Lần đầu tiên kể từ 1/12/2005, lãi suất cơ bản được điều chỉnh tăng, từ 8,25% lên 8,75% vào 1/2/2008. Đặc biệt, trong lần điều chỉnh ngày 19/5 (lên 12%), ngoài sự điều chỉnh trên, NHNN chính thức áp cơ chế lãi suất trần trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng (ko quá 150% lãi suất cơ bản theo quy định của Bộ luật Dân sự).

Từ thời điểm đó, hoạt động cho vay của các NH có sự thay đổi căn bản; khái niệm “lãi suất cho vay tối đa” xuất hiện trên thị trường, đồng nghĩa với những mức lãi suất cho vay từ 22%-25% trước đó được loại bỏ cùng với các loại phí thu thêm; trần lãi suất huy động thỏa thuận giữa các thành viên Hiệp hội NH VN có từ những năm trước cũng bị xóa bỏ.

Mấy ngày cuối tháng 1/2008, lãi suất qua đêm thị trường liên NH vọt lên tới 27% trong khi đầu tháng, thị trường này đã bắt đầu với lãi suất 6,52%. Sở dĩ lãi suất qua đêm cao như vậy bởi các NH phải nhanh chóng tập trung 1 lượng tiền mặt lớn nhằm đáp ứng quy định tăng dự trữ bắt buộc từ 10% lên 11%. Ngày 13/2 NHNN lại ra quyết định buộc các NHTM phải mua 1 lượng tín phiếu trị giá 20.300 tỷ đồng, nhu cầu tiền mặt ngay lập tức lên tới hơn 40.000 tỷ đồng làm náo loạn các tổ chức tín dụng.

Các NH cổ phần buộc lòng phải tăng lãi suất huy động. Sự chênh lệch về lãi suất đã khiến cho các tổng công ty NN rút tiền từ các NHQD lãi suất thấp gửi sang NH cổ phần. Chỉ trong ngày 18/2, các tổng cty NN đã rút ra hơn 4000 tỷ đồng. Các NHQD vốn vẫn dùng nguồn tiền lãi suất thấp từ NN đem cho các NH nhỏ vay lại, nay thiếu tiền đột ngột vội vàng ép các NH này. Cơn khát tiền mặt toàn hệ thống đã đẩy lãi suất thị trường liên NH trong những ngày đó có khi lên tới 40%.

Trên thị trường tiền tệ các NHTM liên tục bám đuổi nhau tăng lãi suất huy động vốn nội tệ, chỉ trong vòng 1 tuần 1 số NHTM điều chỉnh lãi suất tới 2-3 lần. Ngày 20/2 Sea Bank công bố biểu lãi suất với mức lãi suất kỷ lục 12%/năm, ngày 21/2 SHB đưa ra chương trình siêu lãi suất với mức lãi suất cao nhất lên tới 12,5%/năm cho kỳ hạn 1 tháng, ngày 22/2 SCB đưa ra mức lãi suất cao hơn huy động vốn kỳ hạn 12 tháng với lãi suất 13,5%/năm

Lãi suất nghiệp vụ thị trường mở và lãi suất liên NH tăng cao chóng mặt, đặc biệt lãi suất liên NH ngày 15/2/2008 lên tới 30,1%/năm, ngày 18/2/2008 lên tới 33%/năm, ngày 19/2/2008 lên tới 43%/năm.

Lãi suất thị trường mở qua đấu thầu giấy tờ có giá ngắn hạn tại NHNN lên tới 10%, thậm chí 15%/năm cho kỳ hạn vay 2 tuần, gấp 2-3 lần mức lãi suất bình thường. Ngày 22/2/2008, NHNN phải bơm thêm 6000 tỷ đồng qua nghiệp vụ thị trường mở cho 1 số NHTM trúng thầu với lãi suất tới 13%/năm cho kỳ hạn 14 ngày, giảm 2% so với mức 15%/năm của ngày 21/2/2008.

Ngày 19/5/2008, các TCTD ấn định lãi suất huy động và cho vay bằng VND trên cơ sở lãi suất cơ bản là 12%/năm, lãi suất cho vay bằng VND tối đa là 18%/năm.

Việc điều chỉnh mức lãi suất cơ bản lần này lên 12%/năm được xác định dựa trên 3 cơ chế là: cơ sở lãi suất thị trường nội tệ liên NH, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở của NHNN, lãi suất huy động đầu vào của TCTD; xu hướng biến động cung - cầu vốn; mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ trong ngắn hạn.

Hiện nay, do mặt bằng lãi suất thị trường tăng so với tháng 5/2008, đồng thời, dự báo xu hướng biến động trong tg tới của LP, cung – cầu vốn thị trường, tỷ giá…

Để tiếp tục thực thi chính sách tiền tệ “thắt chặt” nhằm kiếm chế LP, ổn định KT vĩ mô, ngày 10/6/2008 Thống đốc NHNN đã ban hành các Quyết định về việc điều chỉnh lãi suất cơ bản từ 12%/năm tăng lên 14%/năm, lãi suất tái cấp vốn từ 13%/năm lên 15%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 11%/năm tăng lên 13%/năm và có hiệu lực thực hiện kể từ ngày 11/6/2008.

Chính sách thắt chặt tiền tệ đầu năm của NHNN gắn liền với sự căng thẳng về thanh khoản của các NHTM. Lãi suất huy động VND có kỳ biến động mạnh nhất từ trước tới nay. Cuộc chạy đua bùng phát trong tháng 5 và tạo những đỉnh điểm nóng sốt trong tháng 6. Trên thị trường liên NH, lãi suất ghi nhận kỷ lục “treo” tới 43%/năm; nhiều thành viên đồng loạt đẩy mức huy động trong dân cư lên tới trên 19%/năm, cá biết có trường hợp áp tới 20%/năm.

Đó cũng là thời điểm mà hđ cho vay của nhiều NHTM cầm chừng, DN vay vốn khó khăn cả về lãi suất cao lẫn khả năng tiếp cận vốn, tín dụng td gần như bị cắt bỏ, tốc độ tăng trưởng tín dụng bước vào vùng thấp nhất trong năm (liên tục tăng dưới 1%/tháng; cả năm ước chỉ tăng khoảng 21% thay vì mức dự kiến khống chế 30%).

Ngược lại, từ cuối tháng 7 cùng với cơ chế cho vay mới, sự hỗ trợ của NHNN với nguồn vốn khả dụng của hệ thống tăng mạnh lên, lãi suất trên thị trường bắt đầu có đợt thoái trào. Đặc biệt từ tháng 9 đến cuối năm, gắn với những điều chỉnh các lãi suất chủ chốt của NHNN, cả lãi suất huy động và cho vay dồn dập giảm; ít nhất có 8 đợt điều chỉnh trên diện rộng. Từ đỉnh điểm trên 19%/năm, lãi suất huy động VND rút về quanh mốc 8%/năm; lãi suất cho vay tối đa từ 21%/năm về còn 12,75%/năm.

Lãi suất huy động tăng đã khiến cho các NH phải tăng lãi suất cho vay. Nhiều NH đang buộc khách hàng chấp nhận lãi suất cho vay 24-25%. Các DN cũng đang khát tiền măt, tình trạng bán hàng dưới giá hoặc vay với lãi suất cao khiến CPSX tăng đột biến dẫn đến LP 3 tháng đầu năm lên tới 9,19%. Các bp của NHNN nói là chống LP nhưng đã trực tiếp làm mất giá đồng tiền khi đặt các NH trong tình thế phải nâng lãi suất lên cao.

Các NHTM đã ban hành các quyết định lãi suất cho vay bằng VND áp dụng từ ngày 5/12/2008 với mức lãi suất cho vay thấp nhất là 0,83%/tháng (10%/năm) và mức lãi suất cho vay phổ biến là 1,08%/tháng-1,17%/tháng (13%-14%/năm), lãi suất cho vay cao nhất là 1,25%/tháng (15%/năm). Mức lãi suất này tương đương với mức lãi suất cuối năm 2007 và thấp nhất trong năm 2008 (giảm 6-11%/năm so với thời điểm cao nhất cuối tháng 6/2008)

Bên cạnh việc điều chỉnh giảm lãi suất cho vay, các NHTM NN và NHTM cổ phần điều chỉnh giảm lãi suất huy động bằng VND, với mức giảm khoảng 1-2%/năm; cụ thể là: Mức lãi suất huy động dưới 3 tháng giảm từ 10%/năm xuống 8-9%/năm, kỳ hạn từ 3 đến 12 tháng giảm từ 11%/năm xuống 9-10%/năm, kỳ hạn 12 tháng giảm từ 12%/năm xuống 10-10,5%/năm và trên 12 tháng từ 10%/năm xuống 8-9%/năm.

Phản ứng bước đầu của thị trường tiền tệ và hoạt động NH là khá tích cực đối với các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ của NHNN VN: Ngày 5/12/2008, lãi suất thị trường liên NH qua đêm và kỳ hạn dưới 1 tháng từ 9,5-10,5%/năm, giảm khoảng 1-1,5%/năm so với ngày 4/12/2008; Thị trường tiền tệ tiếp tục dư cung vốn khả dụng, NHNN VN tiếp tục điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở để hỗ trợ cho các NHTM quản trị tốt vốn khả dụng.

Từ trung tuần tháng 2/2009 trở lại đây, các NHTM liên tục tăng mức trả lãi để gọi vốn VND, mức lãi suất huy động VND cao nhất thuộc về Habubank là 8,4%/năm ở kỳ hạn 24 tháng, 8,2%/năm của Ocean Bank. Ghi nhận từ NHNN cho biết, mức tăng phổ biến trong tuần là từ 0,2%-0,5%/năm.

Ngoài ra, cùng với quyết định điều chỉnh tăng trực tiếp ở biểu lãi suất huy động mới, 1 số NH cả quốc doanh và cổ phần cũng vừa hẹn triển khai phát hành các đợt kỳ phiếu VND có lãi suất cao hơn lãi huy động thông thường. Theo báo cáo nhanh của các NHTM, dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất đến ngày 13/3/2009 đã là 144.312 tỷ đồng. So với dư nợ tính đến ngày 6/3/2009, chỉ sau 1 tuần thực hiện, dư nợ cho vay của chương trình này đã tăng 30.604 tỷ đồng (tương đương tăng 26,9%).

Hiện các NH đang gấp rút để giải ngân, DN tranh thủ mượn vốn, do thời hạn để được hưởng bù lãi suất đang trôi qua từng ngày. Và với lượng vốn đã giải ngân trên, nếu giải quyết trọn khoảng 17000 tỷ đồng bù lãi suất, vẫn còn khoảng gần 280.000 tỷ đồng dự tính cho vay trong thời gian tới. Ngoài ra, đến thời điểm này, hầu hết các NHTM đã bắt đầu mở lại hđ cho vay tiêu dùng.

Năm 2009, hầu hết các NHTM đều đã xác định chiến lược đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng. Hiện thị trường đã ghi nhận 1 số trường hợp đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng tới 50% trong năm nay. Trong khi đó, khác với hạn mức 30% trong năm 2008, năm 2009 NHNN mới chỉ định hướng dự kiến tăng khoảng 21-23% và chưa có 1 giới hạn cụ thể để khống chế.

Nguyên nhân dẫn đến sự biến động:

Do tình trạng LP năm 2007 lên đến 12,63%, 3 tháng đầu năm 2008 là 9,19% làm tăng nhu cầu tiền.

Theo NHNN, mục đích của việc tăng các mức lãi suất là nhằm tiến tới thiết lập mqh hợp lý giữa các mức lãi suất điều hành của cơ quan này với lãi suất thị trường, nâng cao hiệu quả điều tiết tiền tệ của công cụ lãi suất, phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ về điều hành chính sách tiền tệ trong năm 2008.

Hiện Luật NHNN VN quy định lãi suất là 1 trong những công cụ điều hành chính sách tiền tệ. Theo đó, cơ quan này công bố và điều chỉnh 1 cách linh hoạt lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu để điều tiết tiền tệ, kiểm soát tổng phương tiện thanh toán phù hợp với mục tiêu LP và tăng trưởng KT hàng năm.

Do công tác dự báo kém dẫn đến tăng trưởng tín dụng năm 2007 là 38,7% làm tăng nhu cầu tiền.

NHTW tiếp tục tăng dự trữ bắt buộc để kiềm chế LP và làm khan hiếm vốn của NHTM.

Ngày 13/2 NHNN ra quyết định buộc các NHTM phải mua 1 lượng tín phiếu trị giá 20.300 tỷ đồng. Nhu cầu tiền mặt ngay lập tức lên tới 40.000 tỷ đồng làm náo loạn các TCTD.

Ngày 25/3, NHNN yêu cầu thu về 52.000 tỷ đồng của ngân sách đang được đem cho các NH quốc doanh vay với lãi suất 3%/năm làm đẩy lãi suất tăng cao do cung tiền giảm.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: