Đắp đê quai ngăn dòng một đợt
Câu 2: Đắp đê quai ngăn dòng một đợt (kênh, đường hầm, cống ngầm, máng)
Đắp đê quai ngăn dòng một đợt.
Đinh nghĩa: Đắp đê quai ngăn dòng một đợt là đắp ngăn cả dòng sông trong một đợt, dòng
nước được tháo qua công trình tạm thời hay lâu dài.
Các sơ đồ dẫn dòng thi công một đợt.
a. Tháo nước thi công qua máng:
- Là nước được chảy qua máng bắc ngang đê quai thượng và hạ.
Vật liệu làm máng: thường làm bằng gỗ, bêtông, bêtông cốt thép, thép, buybrô ximăng.
Phạm vi ứng dụng:
- Dòng sông nhỏ, lòng hẹp lưu ượng không lớn 1 ~ 3m3/s.
- Dùng các phương pháp khác khó khăn và tốn kém.
- Khi sửa chữa công trình thuỷ lợi mà công trình tháo nước hiện có không sử dụng được
hay khả năng tháo Qtktc không đủ.
Ưu điểm:
. Dựng ghép ván đơn giản nhanh chóng.
. Sử dụng được VL địa phương.
. Trường hợp sử dụng máng thép, thép, bê tông cốt thép lắp ghép thì sử dụng được nhiều
lần nên tiết kiệm và phí tổn ít.
Nhược điểm:
+ Khả năng tháo nước nhỏ nên đê quây cao.
+ Thường rò rỉ gây ướt át hố móng, khó khăn cho thi công do các giá chống đỡ.
Yêu cầu khi thiết kế:
- Thanh toán mặt cắt máng dùng công thức dòng chảy đến.
- Ván khép phẳng nhẵn, khít thành máng cao hơn mực nước t/k 0,3 ~ 0,5m
- Bố trí máng thuận dòng chảy ít trở ngại.
b. Tháo nước thi công qua kênh:
Là phương pháp thi công phổ biến khi xây dựng công trình trên các đoạn sông đồng bằng
hay các đoạn sông suối có bờ soải, bãi bồi mà Q không lớn lắm.
Khi sử dụng phương pháp này cần chú ý những điểm sau:
- Triệt để lợi dụng kênh lâu dài hay sẵn có.
- Lợi dụng điều kiện địa hình có lợi để bố trí kênh bờ lồi hay nơi đất trũng để giảm bớt
khối lượng đào, đắp.
- Tránh việc đào đá để giảm bớt khó khăn, tốn kém, chậm trễ.
Bố trí kênh thuận chiều dòng chảy miệng vào và ra cách đê quây một khoảng nhất định để đề
phòng xói. Bờ kênh nên cách mép hố móng một khoảng nhất định để tránh nước thấm vào hố
móng. Thường ≥ 3 H (H độ chênh mực nước trong kênh và đáy hố móng).
- Sơ hoạ bằng sơ đồ như sau:
- Mặt cắt kênh dẫn dòng thường hình thang. Mái lát hay không lát đá tuỳ thuộc yêu cầu
phòng xói. Khi thiết kế cần phải tham khảo qui phạm thiết kế kênh và các giáo trình thuỷ lực.
- Việc xác định kích thước kênh dẫn dòng (∇, mái, đáy) và đê quây phải thông qua tính
toán điều tiết, so sánh kinh tế và kỹ thuật để chọn ra phương án tối ưu.
c. Tháo nước thi công qua đường hầm:
- Phương pháp này thường ứng dụng ở nơi sông, suối miền núi có lòng hẹp, bờ giốc, đá rắn
chắn. Chỉ dùng khi không thể dùng phương pháp dẫn dòng khác được vì thi công (đào, đổ
bêtông, khoan phụt, lấp v.v...) đường hầm rất phức tạp, khó khăn, tốn kém.
Sơ đồ về dẫn dòng thi công bằng phương pháp đường hầm:
Chú ý :
. Khi thiết kế đường hầm cố gắng giảm khối lượng thi công (chọn tuyến ngắn và
thẳng).
. Mặt cắt đường hầm lớn thì khả năng tháo nước lớn nên cao trình, kích thước đê quai
nhỏ và giá thành đường hầm lớn, đê quai nhỏ và ngược lại do đó phải xác định tổng vốn
đầu tư là nhỏ nhất tức là xác định được mặt cắt hầm kinh tế.
d. Tháo nước thi công qua cống ngầm.
- Phổ biến là sử dụng cống ngầm dưới thân đập để tháo nước thi công
- Để sử dụng cống ngầm để dẫn dòng thì phải thi công xong trước khi đắp đê quây thượng,
hạ lưu.
Phạm vi sử dụng: Thường dùng xây dựng các đập đất hay đập đất đá hỗn hợp ở sông suối
nhỏ, lòng hẹp, lưu lượng không lớn.
Chú ý: Để tính toán thuỷ lực dòng chảy trong máng, kênh, đường hầm, cống ngầm ở các
trạng thái chảy. Khi thiết kế tham khảo các giáo trình thuỷ lực, thuỷ công v.v...
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro