Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

tư pháp quốc tế


· Bảo lưu trật tự công cộng trong tư pháp quốc tế là:loại bỏ áp dụng một hoặc một số quy định pháp luật nước ngoài có ảnh hưởng trực tiếp tới trật tự công cộng.

· Bảo lưu trật tự công cộng:Thường không được giải thích rõ bằng các quy phạm pháp luật quốc gia mà phải xem xét thông qua các án lệ.


· Chi nhánh của pháp nhân nước ngoài và văn phòng đại diện của pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam:Có điểm khác nhau cơ bản là, chi nhánh của pháp nhân nước ngoài được giao dịch hợp đồng nhằm mục đích sinh lợi, trong khi đó văn phòng đại diện thì không có quyền này.

· Chi phí thực hiện ủy thác tư pháp khi Tòa án Việt Nam gửi yêu cầu ra nước ngoài: Do bên đương sự yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự chi trả.

· "Chọn luật" để giải quyết xung đột pháp luật: Là "chọn" giữa các hệ thống pháp luật có liên quan

· Công ước BERNE 1886 về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật có các nguyên tắc trụ cột là: Đối xử quốc gia, bảo hộ tự động, bảo hộ độc lập.

· Công ước Geneva 1952 về quyền tác giả có các nguyên tắc trụ cột là:Nguyên tắc đối xử quốc gia và nguyên tắc bảo hộ độc lập

· Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có thẩm quyền đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài ... nếu việc đăng ký đó không trái với pháp luật của nước sở tại

·


· Dẫn chiếu ngược Là hiện tượng dẫn chiếu không có điểm dừng.


· Để xác định luật điều chỉnh hình thức của hợp đồng quốc tế, Tư pháp quốc tế trên thế giới thường sử dụng ...hệ thuộc luật nơi giao kết hợp đồng kết hợp luật do các bên hợp đồng lựa chọn

· Đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế: là các quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài.


· Giải thích luật nước ngoài được áp dụng phải được thực hiệnTheo cách giải thích ở nước đã ban hành ra luật nước ngoài đó.


· Hệ thuộc luật được sử dụng phổ biến trên thế giới để điều chỉnh nội dung hợp đồng quốc tế là ...Luật do các bên hợp đồng lựa chọn

· Hiện nay, pháp luật quốc gia được xem là:nguồn chủ yếu của tư pháp quốc tế Việt Nam.

· Hiện nay, khi tiến hành quốc hữu hóa, nhà nước thường Bồi thường thiệt hại xảy ra cho chủ thể có đối tượng bị quốc hữu hoá

· Hiện tượng dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba ...Không xảy ra do sự dẫn chiếu của luật áp dụng đối với hợp đồng được lựa chọn bởi các bên hợp đồng


· Khi có yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam, Tòa án Việt Nam: Chỉ xem xét về mặt thủ tục tố tụng áp dụng trong quá trình giải quyết vụ việc đó ở nước ngoài để ra quyết định.

· Khi nói tới cá nhân với tư cách là chủ thể của tư pháp quốc tế: Thì phải nói tới cả công dân nước sở tại và người nước ngoài.


· Lẩn tránh pháp luật là:Là hành vi chấp nhận được nếu hành vi đó không vi phạm pháp luật.


· Mọi điều ước quốc tế là nguồn của công pháp quốc tế: Chưa chắc đã là nguồn của tư pháp quốc tế.


· Nguyên nhân của hiện tượng dẫn chiếu ngược là do:Một phạm vi quan hệ nhưng phần hệ thuộc điều chỉnh trong quy phạm xung đột của tư pháp quốc tế các nước lại khác nhau.

· Nguyên nhân cơ bản làm phát sinh hiện tượng xung đột pháp luật Là do pháp luật các nước khác nhau và yếu tố nước ngoài luôn xuất hiện trong quan hệ tư pháp quốc tế.

·

· Nguyên tắc độc lập và vô tư trong trọng tài thương mại quốc tế là nguyên tắc liên quan trực tiếp tới: Các trọng tài viên

· Người nước ngoài được hưởng quy chế ngoại giao:Không phải là loại người nước ngoài được đề cập chủ yếu trong tư pháp quốc tế Việt Nam.


· Ở các nước theo truyền thống civil law, để điều chỉnh điều kiện kết hôn: hệ thuộc luật quốc tịch của đương sự thường được sử dụng.

· Ở Việt Nam hiện nay, việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tàu bay, tàu biển gây ra cho nhau ở không phận quốc tế hoặc biển cả, trong trường hợp tàu bay, tàu biển khác quốc tịch:Chưa được đề cập giải quyết trong tư pháp quốc tế Việt Nam


· Pháp luật Việt Nam:hiện chưa có qui định cụ thể, rõ ràng xác định quốc tịch của pháp nhân.

· Pháp nhân nước ngoài hoạt động, sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam: Chịu sự chi phối của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước mà pháp nhân mang quốc tịch và điều ước quốc tế hữu quan.


· Quan điểm phổ biến trên thế giới hiện nay cho rằng, tư pháp quốc tế Là một ngành luật thuộc hệ thống pháp luật quốc gia

· Quốc gia là: chủ thể không tham gia thường xuyên, phổ biến vào các quan hệ tư pháp quốc tế.

· Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài Chỉ là một loại quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế Việt Nam.

·

· Quốc hữu hóa là hành vi chuyển dịch quyền sở hữu tài sản từ sở hữu tư nhân sang sở hữu nhà nước:Theo cách cưỡng bức chuyển dịch của Nhà nước.

· Quy phạm xung đột: Là quy phạm chọn ra pháp luật của một nước cụ thể sẽ được áp dụng để giải quyết quan hệ

· Quy phạm xung đột: Là quy phạm giúp giải quyết những mâu thuẫn về nội dung trong những hệ thống pháp luật khác nhau có liên quan tới quan hệ.

· Quy phạm xung đột hai chiều là: Quy phạm mà phần hệ thuộc xây dựng nguyên tắc chung cho việc chọn luật áp dụng.

· Quy phạm xung đột một chiều là: Quy phạm xác định rõ pháp luật của một nước cụ thể sẽ được áp dụng để giải quyết quan hệ

·

· Quy phạm xung đột luôn:Có cấu tạo gồm phần phạm vi và phần hệ thuộc.

· Quy phạm xung đột bị ảnh hưởng về hiệu lực trong trường hợp lẩn tránh pháp luật là do:Bị hướng sự dẫn chiếu tới hệ thống pháp luật theo mong muốn của đương sự.

· Quyền sở hữu đối với tài sản đang trên đường vận chuyển được điều chỉnh bởi: Luật của nước nơi tài sản được chuyển đến.

· Quyền ưu tiên trong công ước Paris 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp được hiểu là:Quyền được xác định ngày nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp ở một nước thành viên trên cơ sở ngày nộp đơn sớm hơn ở một nước thành viên khác


· Tất cả người nước ngoài đều là người Không mang quốc tịch của nước sở tại

· Thẩm quyền xét xử riêng của Tòa án Việt Nam là thẩm quyền xét xử của Tòa án Việt Nam: Đối với những vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài nhất định theo qui định của pháp luật. Theo đó, chỉ Tòa án Việt Nam mới có thẩm quyền xét xử những vụ việc này. Nếu Tòa án nước ngoài xét xử thì phán quyết của Tòa án nước ngoài không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam

· Theo các hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký kết với nước ngoài, về cơ bản, năng lực lập và hủy bỏ di chúc được xác định theo:Hệ thuộc luật quốc tịch của người lập di chúc.

· Theo các hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký kết với nước ngoài, về cơ bản, hình thức của di chúc được xác định theo: Hệ thuộc luật quốc tịch của người lập di chúc hoặc luật nơi lập di chúc.

· Theo Công ước BERNE 1886, Quyền tác giả phát sinh ở các nước thành viên công ước mà không phụ thuộc vào bất cứ thủ tục hành chính nào

· Theo Công ước BERNE 1886, thời hạn bảo hộ tối thiểu đối với tác phẩm nhiếp ảnh là: 25 năm kể từ khi tác phẩm được thực hiện.

· Theo Công ước BERNE 1886, tác giả là công dân một nước thành viên công ước công bố lần đầu tiên tác phẩm của mình ở một nước không phải thành viên công ước thì: Quyền tác giả của họ vẫn được bảo hộ ở các nước thành viên công ước.

· Theo Công ước BERNE 1886, tác giả không là công dân một nước thành viên công ước: Được bảo hộ quyền tác giả ở các nước thành viên công ước theo những điều kiện nhất định đã được nêu trong công ước

· Theo Công ước Geneva 1952 về quyền tác giả thì: Quyền tác giả chỉ phát sinh ở một nước thành viên công ước sau khi tác giả đã hoàn thành các thủ tục hành chính về bảo hộ quyền tác giả theo quy định của nước thành viên đó.

· Theo Công ước Geneva 1952 về quyền tác giả, tác giả là công dân một nước thành viên công ước công bố lần đầu tiên tác phẩm của mình ở một nước không phải thành viên công ước thì: quyền tác giả của họ vẫn được bảo hộ ở các nước thành viên công ước.

· Theo Công ước Geneva 1952 về quyền tác giả, thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm là: Suốt cuộc đời tác giả cộng thêm 25 năm sau khi tác giả chết.

· Theo Công ước Paris 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu công nghiệp của công dân, pháp nhân một nước thành viên công ước sẽ được bảo hộ ở nước thành viên khác của công ước khi:Đối tượng sở hữu công nghiệp được cấp văn bằng bảo hộ ở nước thành viên khác đó

· Theo hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam ký kết với nước ngoài, trường hợp các bên hợp đồng dân sự quốc tế không thỏa thuận về luật điều chỉnh nội dung hợp đồng ...Thì luật có mối quan hệ gắn bó nhất với hợp đồng không được áp dụng thay thế

· Theo Nghị định Rome 1 năm 2008, các bên trong hợp đồng ...Được phép lựa chọn luật áp dụng cho toàn bộ hoặc một phần của hợp đồng

· Theo Nghị định Rome 1 năm 2008 ...Các bên hợp đồng bị hạn chế về quyền lựa chọn luật áp dụng điều chỉnh nội dung hợp đồng trong một số loại hợp đồng quốc tế

· Theo Nghị định Rome 1 năm 2008, việc lựa chọn luật áp dụng đối với hợp đồng ...Có thể được suy ra từ nội dung và các tình tiết, hoàn cảnh liên quan tới hợp đồng

· Theo nguyên tắc "luật toà án" trong tố tụng dân sự quốc tế, Tòa án quốc gia:Có thể áp dụng pháp luật tố tụng của nước ngoài trong một số trường hợp nhất định

· Theo pháp luật Việt Nam, Tòa án Việt Nam chỉ công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài: Trong trường hợp: có điều ước quốc tế hữu quan giữa Việt Nam và nước ngoài; theo nguyên tắc có đi có lại; hoặc được pháp luật Việt Nam qui định.

· Theo pháp luật Việt Nam, năng lực pháp luật tố tụng dân sự của cơ quan, tổ chức nước ngoài: Được xác định theo pháp luật của nước nơi cơ quan, tổ chức đó được thành lập

· Theo pháp luật Việt Nam, năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của công dân nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam: Được xác định theo pháp luật Việt Nam

· Theo pháp luật Việt Nam, quyền tác giả của người nước ngoài đối với tác phẩm của họ, được bảo hộ tại Việt Nam ... Trong trường hợp tác phẩm được công bố, phổ biến lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa từng công bố ở đâu trên thế giới hoặc được công bố đồng thời tại Việt nam trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên tại nước khác.

·

· Theo pháp luật Việt Nam, người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam kết hôn với nhau trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam, thì ...Không cần phải tuân theo pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn

· Theo pháp luật Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam kết hôn với nhau trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam, cần phải tuân theo ... Pháp luật của Việt Nam về điều kiện kết hôn

· Theo pháp luật Việt Nam, trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì ...người nước ngoài phải tuân theo pháp luật của nước mà họ là công dân về điều kiện kết hôn, ngoài ra còn phải tuân theo pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn.

· Theo pháp luật Việt Nam, việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài ...Được công nhận tại Việt Nam nếu việc kết hôn phù hợp với pháp luật của nước ngoài, đồng thời vào thời điểm kết hôn, các bên tuân theo quy định về điều kiện kết hôn của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam.

· Theo pháp luật Việt Nam, việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài, nhưng vi phạm pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn ...Thì vẫn được công nhận tại Việt Nam nếu vào thời điểm yêu cầu công nhận việc kết hôn, hậu quả của vi phạm đó đã được khắc phục.

· Theo pháp luật Việt Nam, việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài, có vi phạm pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn, nhưng vào thời điểm yêu cầu công nhận việc kết hôn tại Việt Nam, việc công nhận kết hôn là có lợi để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em thì việc kết hôn đó ... được công nhận tại Việt Nam

· Theo pháp luật Việt Nam, việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài ...Không phải trường hợp nào cũng tuân theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của hai vợ chồng

· Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, người nước ngoài được xác định năng lực hành vi dân sự theo pháp luật của nước mà họ là công dân, trừ những trường hợp ngoại lệ được pháp luật qui định.

· Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, người nước ngoài: Có năng lực pháp luật dân sự tại Việt Nam như công dân Việt Nam trừ những trường hợp ngoại lệ được pháp luật qui định.

· Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, nguyên tắc luật nơi có tài sản không áp dụng để điều chỉnh:Quan hệ về sở hữu đối với các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài.

· Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, trong trường hợp việc lập di chúc được thực hiện tại Việt Nam thì năng lực lập, thay đổi và hủy bỏ di chúc phải tuân theo:Pháp luật của nước mà người lập di chúc là công dân.

· Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, tài sản không người thừa kế thuộc về nhà nước:Nơi tồn tại di sản thừa kế hoặc nơi người để lại di sản thừa kế là công dân trước khi chết, tùy theo tính chất của di sản thừa kế.

· Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, hình thức của di chúc: Chỉ được xác định theo pháp luật của nước nơi lập di chúc.

· Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, nguyên tắc luật nơi có tài sản được sử dụng để điều chỉnh quan hệ nào? Phân biệt tài sản là động sản hay bất động sản.

· Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, thừa kế theo pháp luật được điều chỉnh bởi: Pháp luật của nước nơi có di sản thừa kế và pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế là công dân trước khi chết.

· Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, hình thức của hợp đồng dân sự (theo nghĩa hẹp) có yếu tố nước ngoài phải Trước tiên phải xác định theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng

· Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, hình thức của hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài liên quan tới chuyển nhượng bất động sản có tại Việt Nam phải tuân theo ...Pháp luật của Việt Nam

· Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ...Chưa có quy định rõ ràng về thứ tự áp dụng pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại và pháp luật của nước nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại

· Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài giao kết ở nước ngoài, sẽ vô hiệu về hình thức tại Việt Nam nếu ...Vô hiệu về hình thức theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng và pháp luật Việt Nam

· Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, việc xác định nơi giao kết hợp đồng giữa các bên vắng mặt cần dựa vào pháp luật của nước ... Nơi cư trú của cá nhân là bên đề nghị giao kết hợp đồng

· Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, Pháp nhân nước ngoài là pháp nhân được thành lập theo pháp luật nước ngoài.

· Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, trường hợp các bên hợp đồng dân sự quốc tế không thỏa thuận về luật điều chỉnh nội dung hợp đồngThì áp dụng luật nơi thực hiện hợp đồng

· Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, về nguyên tắc ...Các bên hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài được phép lựa chọn luật áp dụng cho nội dung hợp đồng

· Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật Việt Nam nếu pháp nhân nước ngoài xác lập và thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam.

· Theo pháp luật Việt Nam, việc giải quyết tài sản ở nước ngoài khi ly hôn ...tuân theo pháp luật của nước nơi có tài sản đó nếu tài sản đó là bất động sản

· Theo pháp luật Việt Nam, trong trọng tài thương mại quốc tế, nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng đối với tố tụng trọng tài: Thì sẽ không có cơ sở pháp lý rõ ràng nào đề xác định luật áp dụng đối với tố tụng trọng tài.

· Theo qui định của công ước Viên 1980 của Liên Hợp Quốc về mua bán hàng hoá quốc tế, hình thức của hợp đồng làm bằng ...Văn bản hay hình thức khác đều có giá trị pháp lý

· Theo qui định của Luật Thương mại Việt Nam 2005, hợp đồng mua bán hàng hoá được xem là có tính quốc tế nếu ... Hàng hoá được chuyển dịch qua biên giới

· Theo tư pháp quốc tế Việt Nam, trong trường hợp có sự qui định khác nhau về cùng một vấn đề giữa điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và Bộ Luật Dân sự thì: Ưu tiên áp dụng điều ước quốc tế.

· Theo tư pháp quốc tế Việt Nam, về nguyên tắc, khi đã có thỏa thuận trọng tài hợp pháp giữa các bên tranh chấp: Tòa án không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, trừ một số trường hợp ngoại lệ

· Theo tư pháp quốc tế Việt Nam, xung đột pháp luật:Không phát sinh từ mọi quan hệ pháp luật công có yếu tố nước ngoài.

· Theo tư pháp quốc tế Việt Nam, trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp: Khi có thỏa thuận trọng tài hợp pháp giữa các bên tranh chấp hoặc khi điều ước quốc tế hữu quan qui định việc phải giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

· Theo tư pháp quốc tế Việt Nam, trong trọng tài thương mại quốc tế, khi địa điểm giải quyết tranh chấp tại Việt Nam thì ngôn ngữ trọng tài: Do các bên tranh chấp thỏa thuận lựa chọn

· Theo tư pháp quốc tế Việt Nam, trong trọng tài thương mại quốc tế, trường hợp các bên tranh chấp đã thỏa thuận chọn Trung tâm trọng tài quốc tế Việt nam (VIAC) giải quyết tranh chấp: Thì phải áp dụng quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt nam (VIAC) để giải quyết tranh chấp

· Theo tư pháp quốc tế Việt Nam, nguồn pháp luật quốc gia có thể được áp dụng để giải quyết quan hệ tư pháp quốc tế nếu có sự dẫn chiếu của qui phạm xung đột.

· Theo tư pháp quốc tế Việt Nam, nguồn tập quán quốc tế có thể được áp dụng để giải quyết quan hệ tư pháp quốc tế:Trong trường hợp điều ước quốc tế, pháp luật quốc gia, hợp đồng giữa các bên đều không điều chỉnh quan hệ đó.

· Theo tư pháp quốc tế Việt Nam hiện hành, pháp luật Việt Nam được áp dụng cho nội dung hợp đồng ...nếu hợp đồng được giao kết tại Việt Nam và thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam

· Theo tư pháp quốc tế Việt Nam hiện hành, hợp đồng liên quan đến tài sản có tại Việt Nam ...Phải tuân theo pháp luật Việt Nam nếu tài sản đó là bất động sản

· Theo tư pháp quốc tế Việt Nam, việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, về nguyên tắc ...Tuân theo pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại

· Theo tư pháp quốc tế Việt Nam, xung đột pháp luật: Không phát sinh từ mọi quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài.

· Theo tư pháp quốc tế của nhiều nước trên thế giới hiện nay, việc xác định luật nước ngoài cần áp dụng thuộc về Trách nhiệm của cơ quan giải quyết vụ việc nhưng các bên đương sự tham gia vụ việc có thể được yêu cầu làm việc này khi cần thiết

· Theo tư pháp quốc tế trên thế giới, việc thỏa thuận thay đổi luật điều chỉnh nội dung hợp đồng ... Được thực hiện ở bất kỳ thời điểm nào trước, trong và sau khi tranh chấp xảy ra

· Tòa án Việt Nam chỉ thực hiện ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài: Trên cơ sở pháp luật Việt Nam và có thể là pháp luật tố tụng của nước yêu cầu thực hiện ủy thác tư pháp.

· Trên thực tế: Phương pháp điều chỉnh của tư pháp quốc tế và phương pháp giải quyết xung đột pháp luật là hai vấn đề khác nhau.

· Trong quan hệ hợp đồng quốc tế, các bên trong hợp đồng, về nguyên tắc ...Không được lựa chọn luật áp dụng điều chỉnh tư cách pháp lý của chủ thể hợp đồng

· Trong quy phạm xung đột: Có thể xuất hiện trường hợp một phạm vi, một hệ thuộc hoặc một phạm vi, nhiều hệ thuộc hoặc nhiều phạm vi một hệ thuộc.

· Trong tư pháp quốc tế, có: Ba hình thức bảo hộ quyền tác giả cơ bản là: Điều ước quốc tế đa phương, Điều ước quốc tế song phương, áp dụng nguyên tắc có đi có lại.

· Trong tư pháp quốc tế, có: Ba hình thức bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cơ bản là: Điều ước quốc tế đa phương, Điều ước quốc tế song phương, áp dụng nguyên tắc có đi có lại.

· Trong Tư pháp quốc tế, phương pháp thực chất là phương pháp trực tiếp xác định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ.

· Trong Tư pháp quốc tế, phương pháp xung đột là phương pháp: chọn ra hệ thống pháp luật nước cụ thể để giải quyết quan hệ.

· Trong tư pháp quốc tế Việt Nam, phải ưu tiên sử dụng trước Phương pháp áp dụng quy phạm thực chất để điều chỉnh quan hệ.

· Trong tư pháp quốc tế: chỉ có thể áp dụng một phương pháp giải quyết xung đột pháp luật để giải quyết một quan hệ cụ thể

·

· Trong tư pháp quốc tế, nguyên tắc luật nơi có vật (tài sản): Được sử dụng rộng rãi để điều chỉnh quan hệ sở hữu tài sản có yếu tố nước ngoài trừ một số trường hợp đặc biệt.

· Trong tư pháp quốc tế, việc áp dụng pháp luật nước ngoài xuất phát từ: Yêu cầu khách quan nhằm bảo vệ triệt để quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia quan hệ tư pháp quốc tế.

· Trong tư pháp quốc tế, không xảy ra dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba:Nếu việc dẫn chiếu được thực hiện bởi quy định trong hợp đồng được thỏa thuận bởi các bên tham gia hợp đồng.

· Trong Tư pháp quốc tế, Phương pháp thực chất được ưu tiên sử dụng trước để điều chỉnh quan hệ.

· Trong tư pháp quốc tế hiện đại:Không phải mọi trường hợp quốc gia đều được hưởng quyền miễn trừ tư pháp khi tham gia vào các quan hệ tư pháp quốc tế.

· Trong tư pháp quốc tế, không xảy ra dẫn chiếu ngược:Nếu việc dẫn chiếu được thực hiện bởi quy phạm xung đột thống nhất.

· Trong trọng tài thương mại quốc tế, các bên tranh chấp: Được phép lựa chọn luật áp dụng giải quyết nội dung tranh chấp vào thời điểm trước, trong và khi sau khi tranh chấp phát sinh.

· Trọng tài thương mại quốc tế: Có thể là trọng tài nước ngoài hoặc trọng tài nội địa

· Trừ trường hợp ngoại lệ, việc đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài tại Việt Nam ...được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thường trú của công dân Việt Nam hoặc nơi tạm trú của công dân Việt Nam nếu không có nơi thường trú

·

· Tư pháp quốc tế có hai phương pháp điều chỉnh đó là:Phương pháp xung đột và phương pháp thực chất.

· Tư pháp quốc tế Việt Nam phân loại người nước ngoài:dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau như: quốc tịch, nơi cư trú, quy chế pháp lý mà họ được hưởng.

· Tư pháp quốc tế Việt Nam Là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam

· Tư pháp quốc tế Việt Nam hiện nay:Chỉ quy định về dẫn chiếu ngược.

· Tư pháp quốc tế trên thế giới hiện nay thường sử dụng ...hệ thuộc luật nhân thân để xác định điều kiện kết hôn

· Tư pháp quốc tế trên thế giới hiện nay thường sử dụng ...hệ thuộc luật nơi tiến hành kết hôn để xác định nghi thức kết hôn

· Tư pháp quốc tế trên thế giới ... thường sử dụng hệ thuộc luật quốc tịch, luật nơi cư trú, luật Tòa án hoặc kết hợp các hệ thuộc luật này để giải quyết xung đột pháp luật từ quan hệ ly hôn

· Từ 1/7/2014, người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam:Tối đa là 50 năm và có thể được gia hạn thêm.

· Từ 1/7/2014, người nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam: Chỉ được mua có giới hạn số lượng nhà ở tại Việt Nam.

· Từ 1/7/2014, người nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam: Có thể sở hữu loại nhà ở thương mại bao gồm chung cư và nhà ở riêng lẻ.


· Việc đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài tại Việt Nam ... Có trường hợp được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã

· Việc đăng ký kết hôn giữa người nước ngoài với nhau tại Việt Nam ... được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nếu họ có nơi thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam

· Việc xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án Việt Nam đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, được thực hiện trên cơ sở: Pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế hữu quan mà Việt Nam là thành viên

·


· Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế là xác định thẩm quyền xét xử của: Tòa án quốc gia

· Xung đột pháp luật: Là hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ tư pháp quốc tế.

· Xung đột pháp luật là hiện tượng đặc thù: của tư pháp quốc tế.

·


· Yếu tố nước ngoài trong quan hệ tư pháp quốc tế thường được thể hiện ở ba dấu hiệu chính: chủ thể của quan hệ, khách thể của quan hệ, căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ.

Địa vị pháp lý của người nước ngoài tại Việt Nam:

Chọn một câu trả lời:

a. được xác định chủ yếu trên cơ sở pháp luật Việt Nam

b. được xác định chủ yếu trên cơ sở pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

c. được xác định chủ yếu trên cơ sở điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và tập quán quốc tế được Việt Nam thừa nhận.

Pháp nhân nước ngoài hoạt động, sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam:

Chọn một câu trả lời:

a. Thì cơ cấu, tổ chức, trình tự thành lập, giải thể của nó tuân theo pháp luật của nước mà pháp nhân mang quốc tịch.

b. Thì cơ cấu, tổ chức, trình tự thành lập, giải thể của nó tuân theo pháp luật Việt Nam.

c. Thì cơ cấu, tổ chức, trình tự thành lập, giải thể của nó tuân theo pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước mà pháp nhân mang quốc tịch

Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam ...

Chọn một câu trả lời:

a. Có thể thuộc về Tòa án cấp huyện

b. Không thể thuộc về Tòa án cấp huyện

c. Luôn thuộc về Tòa án cấp tỉnh

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: