7, Hắc Bối Lão Lục
Nói đến Hắc Bối Lão Lục là nhắc tới một điển tích. Nghe nói có thời gian, ông ấy làm thổ phu tử hạ đấu trong mộ, không biết là có cái gì khác thường, mà cho đến khi ông ta đi ra khỏi đạo động, lại đột nhiên cảm thấy có người khoác lên vai ông ta, nhưng mà kéo như thế nào cũng không ra. Biệt hiệu "Hắc Bối Lão Lục" này cũng là do như vậy mà có, trên bả vai của ông ấy có một dấu tay màu đen, nghe nói đó chính là bị "đáp".
Người ta nói nếu gặp phải chuyện như vậy, thì phải nhắm mắt quay đầu lại thổi một hơi, đỡ cái tay kia nâng lên thổi đi, lực thổi càng lớn, xác xuất thành công càng cao. Sau khi thổi xong cũng không được trở lại nữa, bằng không nhất định sẽ thấy phải thứ không hay ho gì.
Hắc Bối Lão Lục là một người rất khiêm tốn, Liên Gia Gia cùng ông ấy quan hệ qua lại cũng không sâu, chỉ biết là khi ông ấy ở Thiểm Tây từng là một tay "Đao khách".
Vì sao lại gọi là đao khách? Trước từng xem qua một đoạn ghi chép ở Thiểm Tây có nói:
Đao khách chính là tổ chức nghĩa hiệp đặc biệt trong tầng lớp người dân ở Quan Trung. Những thành viên này vẫn thường hay mang theo môt thứ bằng đồng tới Quan Sơn Trấn ( Quan Sơn Trấn hiện này là khu Chúc Diêm Lương ) để chế tạo "Quan Sơn Đao Tử", dài chừng ba thước, bề rộng không tới hai tấc, chế tạo hình dạng rất đặc biệt, vô cùng sắc bén, cho nên mới được quần chúng gọi là " Đao khách". Đao khách này ước chừng được sinh ra vào những năm đầu giai đoạn Hàm Phong, không có hình thức tổ chức cố định hay là kỷ luật chặt chẽ gì hết, thế nhưng vẫn có một người làm thủ lĩnh, mọi người đều gọi là Mỗ Mỗ Ca, ông ta và những người dưới đều là anh em, vẫn hoạt động chung quanh thủ lĩnh. Đao khách phân chia thành rất nhiều nhóm lớn nhỏ khác nhau, đều là tự phong, hoạt động từ Đồng Quan đến phía Tây, từ Tây An với hai bên khu vực ven sông Đông Duyên có rất nhiều, mà phía Bắc còn nhiều hơn. Những "Đao khách" này luôn có tinh thần chống lại giai cấp thống trị, cũng bênh vực kẻ yếu, rút đao tương trợ nghĩa khí. Lúc cách mạng Tân Hợi nổ ra, có rất nhiều nhóm đao khách lớn tham gia vào cách mạng, đã được ghi chép lại trong lịch sử, phát huy tinh thần nghĩa hiệp, vì cách mạng mà rơi đầu rất nhiều, vô cùng nhiệt huyết. Đến nay ở vùng đất Bắc Bình ( tên gọi cũ của Bắc Kinh ), đao khách đã trở thành một phần lịch sử xa xôi, giống như đã trải qua hơn một trăm năm rửa Quan Sơn đao. Những chuyện xưa kể về đao khách cũng dần trở nên hoen ố, hóa ra là do bọn họ đã mất đi mục đích ban đầu.
Nếu nói Lão Cửu Môn đại bộ phận có điểm gì giống nhau, thì chắc chắn chính là trí tuệ, cho dù là âm mưu quỷ kế hay là những mưu lược bình thường, những người này hoàn toàn giống nhau đầu óc vô cùng tinh anh có rất nhiều kế sách. Ở ngay trong hoàn cảnh lúc đó luôn phải có kỹ năng ấy. Hắc Bối Lão Lục thì lại là một trường hợp đặc biệt, vì ông không hề có lời đồn đãi nào về phương diện này, là một người duy nhất trong Lão Cửu Môn xuất thân tay chân.
Đương nhiên làm đao khách thì không cần tới đầu óc, bởi vì đao của bọn họ vĩnh viễn so với đầu óc phải mau lẹ hơn, trước đây trong quá trình tìm kế mưu sinh ở Tây Bắc, Hắc Bối Lão Lục đã từng giống như liếm máu mà sống, thực sự là đem theo đầu óc cũng không bằng mang thắt lưng, mỗi ngay đều như vậy. Cho nên sau này ông đến Trường Sa, gần như cũng chỉ có một cách thức làm việc ấy.
Đao của ông cực nhanh, và nó đã đạt đến độ nào? Nói cho đúng chính là: "Đi qua một con phố sầm uất, dọc đường đầu người rơi". Ông ta đi ở trên đường, đi qua cạnh ngươi, đầu của ngươi liền rơi xuống đất, không ai có thể phát hiện ra được là do ai vung đao.
Không biết chuyện này có phải là quá khoa trương hay không, chỉ có điều Hắc Bối Lão Lục ở Trường Sa thực sự rất không được hoan nghênh, bởi vì điệu bộ của ông ấy hoàn toàn là của người Tây Bắc, hơn nữa lại trầm mặc ít nói, người khác vốn không có cách nào giao lưu cùng với ông.
Ông ấy đổ đấu lấy thứ này thứ kia, sau đó mang đi bán, chẳng có một tên đồ đệ, chỉ đơn thân độc mã, cho nên người ngoài vẫn hoài nghi ông ấy có thực sự là ở dưới đất chém bánh tông không nữa?
Tuy là một hiệp khách cô đơn như vậy, nhưng ông cũng có được một hai người bạn đồng hương hòa nhã, thế nhưng sau đó họ lại tranh giành tình nhân, Hắc Bối Lão Lục cũng không phải ngoại lệ. Người đồng hương hòa nhã này là một anh hùng mộ, ông ta hút thuốc phiện, cả đêm ở trong kỹ viện, ân ái với một kỹ nữ già. Có một lần nàng kỹ nữ này bị ép bán đi, Hắc Bối Lão Lục cưỡi ngựa đi ngàn dặm, đi tới nơi hẹn múa đao đem nàng đoạt trở về.
Bởi vì hút thuốc phiện, ông ta thường xuyên tiến vào một trạng thái điên điên, nửa đêm ngày nào cũng vác đao đi luyện, luyện cho đến khi nào kiệt sức thì thôi, ban ngày lại rút vào một góc giống như là một tên ăn xin, khiến cho tất cả mọi người cho rằng ông ta chính là một người điên.
Lúc về già làm bạn với ông ta chỉ có một kỹ nữ già cùng một thanh đao, đúng là giống hệt như trong mấy tiểu thuyết võ hiệp vậy. Tới cùng thì giữa bọn họ chỉ là cần nhau hay là như thế nào cũng không rõ được.
Vậy thì vì sao lại cho người này gia nhập vào Lão Cửu Môn? Ông nội tôi nói, khả năng bởi vì ông ấy vừa vặn là Hắc Bối Lão Lục. Mà ngay từ ban đầu, bọn họ cũng đều gọi ông là A Lục, tuy rằng Hắc Bối Lão Lục là một người vô cùng trầm mặc ít nói, nhưng mà cũng chính vì tính cách đặc biệt này lại khiến cho ông ta càng thêm xuất chúng. Cho nên tất cả người lớn kẻ nhỏ đều biết đến ông ta, cũng không dám chọc ông ta, đồng thời cũng không cần thiết phải...làm hại tới ông ấy. Nguyên nhân lớn nhất cũng do ông ấy là người ngoại tộc.
Sau khi giải phóng đã từng có một nhóm Hồng Vệ binh muốn đấu với Hắc Bối Lão Lục, vào năm ông ta bảy mươi tuổi, liên tiếp giết ba người, sau đó thì bị quân đội bắn chết, ông ta là người duy nhất trong Lão Cửu Môn không có hậu nhân, không có gia sản, cuối cùng chỉ có kết cục vô cùng bi thảm mà thôi.
Song cũng có lời đồn đãi nói rằng, trước khi ông ta bị bắn chết đã hoàn toàn điên rồi, bởi vì khi hạ đấu chưa bao giờ ông ấy làm một biện pháp phòng hộ nào, chưa đến năm mươi tuổi cơ thể đã suy sụp. bà kỹ nữ kia đã chết trước, cuối cùng đầu năm sau ông ấy cũng giống như hợp thể của một tên ăn mày và Khổng Ất(*), luôn luôn lấy một số thứ vụn vặt bán ra ngoài, đổi chút rượu uống. Sau giải phóng thuốc phiện bị cấm nên ông ấy chuyển sang hút đinh gỉ.
(*) Khổng Ất: nếu như tớ không nhầm thì đây là tên nhân vật trong truyện ngắn cùng tên của Lỗ Tấn, Ông Khổng ăn mặc theo lối có học song chỉ đứng uống rượu ở ngoài. Ông là một nhà nho lỗi thời, lập dị, dơ bẩn, nghèo nàn, song lúc nào cũng tỏ ra nghiêm nghị, đến mức sự nghiêm nghị đó biến thành trò cười của bọn bình dân ngồi ở ngoài.
Nói như vậy có thể người này cũng không được coi là một tên trộm mộ tặc, nhưng ông ấy cũng không phải một lãng khách, lại càng không phải là hiệp khách, không ai có thể cho ông ấy một cái định nghĩa nào cả, Hắc Bối Lão Lục chỉ là một người lập dị đang tồn tại, ông ấy chính là một người điển hình cho xã hội cũ, không có gì để theo đuổi, không có nguyện vọng, cũng không có trí tuệ. Nếu có thể phó thác ông ấy cho một người, có lẽ ông ta sẽ trở thành một tay thủ hạ tốt, có lẽ dưới sự an bài của chủ nhà, ông ấy sẽ kết hôn, rồi từ từ học được tình yêu, đặc biệt lúc ông có con, ông ta sẽ bắt đầu có một chút cảm giác với cuộc sống.
Thế nhưng thực sự đáng tiếc, Hắc Bối Lão Lục không có điều đó, khi ông ấy rời khỏi Tây Bắc thì Hậu đương gia đã chết, toàn bộ đoàn đao khách đã bị giải tán, ông ta liền trở thành một con thuyền mất lái, khi đó cuộc đời của ông ấy, có cũng như không, điều duy nhất mà ông có được, chẳng qua chính là hai chữ "Còn sống".
Tôi nghĩ có lẽ bà kỹ nữ kia đối Hắc Bối Lão Lục, chính là mối liên hệ duy nhất của ông ấy với thế giới này, có thể trong lúc ông ta ân ái với bà ấy, ông ta mới có thể cảm giác được sự tồn tại của mình. Sau khi bà ấy chết đi, ông ấy và thế giới này đã trở lên hoàn toàn tách biệt, từ đó về sau chỉ sống trong chính thế giới của mình, cho nên ông ấy mới điên.
"Ông đổ không phải là đổ đấu, thứ ông đổ chính là tuyệt vọng."
Tôi ở nơi này kính trọng Hắc Bối Lão Lục.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro