14, Bản đồ Thất Tinh Lỗ Vương Cung
Dựa theo phân tích của tôi, có khả năng ở khu vực Miếu Hạt Dưa có một dàn cổ mộ, rõ ràng động chứa xác đi thông vào trong một sơn động khác, không biết khoảng trống phía trong ngọn núi này được sinh ra như thế nào, thế nhưng hai bên thông lộ nhất định là vào lúc Lỗ Thương Vương đi trộm mộ mà đào ra nó. Chúng tôi không biết hướng chảy của hệ thống nước ngầm trong ngọn núi này, nhưng dựa theo hiện trạng phân tích bây giờ, thủy động đã dẫn nước suối chảy vào ngọn núi, rất có thể là vì để tạo thành con đường thuỷ để thuận lợi đưa đồ bối táng từ trong cổ mộ vận chuyển ra ngoài.
Thất Tinh Lỗ Vương cung, do địa cung được chôn cùng với đàn cúng tế nên con đường vào mộ chính cũng dài hơn một km, mộ đạo này được nối vào trong núi vô cùng rắc rối và phức tạp, cuối cùng dẫn đến Xà Bách ở địa cung bên dưới, quan tài thực sự được chôn ở bên trong gốc cổ thụ. Cây đại thụ này nhất định là đã được người xưa trồng ở nơi này từ rất lâu về trước, như vậy tính theo đường kính của nó cũng có thể nói là Linh thụ nghìn năm.
Kết cấu của mộ Tây Chu cũng không lớn, bởi vì cổ mộ lớn hay nhỏ có quan hệ rất nhiều đến sức mạnh của một quốc gia, những loại thành trì cổ mộ hoành tráng thực sự thì chỉ có số ít Đế Vương mới có thể được hưởng dùng. Kết cấu của ngôi mộ nơi này cũng không tính là hùng vĩ, bởi nếu phân tích tỉ mỉ, sẽ phát hiện chắc chắn là do ba tòa cổ mộ nối liên tiếp với nhau mà thành, đàn cúng tế được chôn cùng với lăng mộ, Thất Tinh Quan lại được làm chung với nghi mộ, mà mộ thật được gắn liền với rất nhiều đạo động.
Như vậy thì việc gắn liền đó có mục đích dùng để làm gì? Mà nhìn độ hư hại của những thông đạo nhỏ này có thể là do trong quá trình xây dựng mà thành, nếu như là do công nhân xây dựng đào để bỏ trốn thì những thông đạo này khó tránh phải nói là quá phức tạp. Còn nếu là để ngăn chặn người ngoài đi vào trong mộ chính, tôi nghĩ hủy diệt lối vào thì sẽ thuận tiện nhanh chóng hơn nhiều.
Nhưng trong những văn tự trên "Địa đồ" nói cho chúng tôi biết, những dãy số kỹ thuật này nếu nghĩ kĩ thì thấy chúng có liên quan với nhau, hiển nhiên để thi công được những đạo động này người xưa đã phải hao tâm tổn sức rất nhiều. Điều này làm cho tôi càng không có cách nào lý giải được, sau này khi cùng với chú hai bàn bạc, tôi mới có thể hiểu ra được.
Trước đây tôi nghĩ những thông đạo nhỏ này ở trong cổ mộ là để đề phòng bên ngoài xâm phạm vào, thế nhưng trên thực tế biện pháp đề phòng bên ngoài xâm nhập vào cổ mộ đơn giản nhất chính là phong bế khảm lộ, đây chính là một mâu thuẫn, dễ nhận ra rằng là hướng đi đã sai rồi. Nhưng nếu tỉ mỉ suy nghĩ ngược lại một chút, chúng tôi sẽ phát hiện, sơn động có Cửu Đầu Xà Bách, e rằng cũng không phải là cổ mộ, mà lại giống như một nơi thuộc về tôn giáo hơn.
Hơn nữa Tề Lỗ có rất nhiều đạo sĩ , đạo sĩ cũng có rất nhiều nơi tu luyện và tụ họp bí mật, thậm chí có quân Vương còn xây dựng nơi tu hành bí mật, vào thời đó, đạo sĩ thường mang bối cảnh chính trị và giáo phái gắn liền với nhau. Ví dụ như Mặc Gia (*) thờ phụng quỷ thần, thế nhưng đệ tử của Mặc gia thì có tổ chức rất nghiêm minh, đương nhiên lúc bấy giờ lại trở thành tà giáo, sau Trương Giác (*) khởi binh cũng dùng danh nghĩ là đạo sĩ.
Bởi vì người xưa thấy đạo sĩ hay ra vào núi, hành tung bí hiểm sau đó thì nghe nhầm đồn bậy, cho nên truyền thuyết về tiên nhân Sơn Đông có rất nhiều, vì thế phong trào tu tiên mới có thể càng lúc càng nhiều như vậy. Cái sơn động này có lẽ cũng là dùng như vậy.
Tôi hi vọng có thể từ một số hiểu biết của mình về truyền thuyết Sơn Đông trước kia mà tìm ra được một chút dấu vết. Sau khi tra cứu rất nhiều ghi chép của Sơn Đông, thì phát hiện quả có rất nhiều điểm phù hợp, nhưng mà cũng tối nghĩa vô cùng và rất khó xác minh được, phần lớn truyền thuyết vào thời đó chỉ có thể dựa vào suy đoán mà ra thôi.
Chú thích:
Mặc gia (tiếng Hán: 墨家, bính âm: Mòjiā) là một trường phái triết học Trung Quốc cổ đại do các đệ tử của Mặc Tử phát triển. Nó phát triển cùng thời với Nho giáo, Đạo giáo, Pháp gia và là một trong bốn trường phái triết học chính trong thời Xuân Thu và Chiến Quốc.
Trong thời đại đó, Mặc gia là trường phái đối lập với Nho giáo của Khổng Tử. Dưới thời nhà Tần, Pháp gia được lấy làm tư tưởng chính thức và các trường phái khác đều bị đàn áp. Từ nhà Hán trở về sau, các triều đại đều lấy Nho giáo làm tư tưởng chủ đạo, Mặc gia với tư cách là một trường phái riêng dần dần suy tàn.
Mặc Gia do Mặc Địch, hiệu xưng Mặc Tử sáng lập. Tư tưởng của Mặc Gia là kiêm ái. Chủ trương: "Thiên hạ giai bạch, duy ngã độc hắc, phi công mặc môn, kiêm ái bình sinh". Các đệ tử đời sau kế nhiệm Mặc Tử đều xưng là Cự Tử. Những đệ tử Mặc Gia muốn trở thành Cự Tử đều phải trải qua một cuộc sát hạch rất khắc nghiệt để thể hiện khả năng của bản thân. Một đệ tử muốn trở thành Cự Tử thì phải là người văn võ song toàn, có cả trí tuệ lẫn võ công cao cường. Trong thời Tần, Mặc Gia từng là gia tộc đứng đầu của Bách Gia Chư Tử, lập ra một lực lượng chống Tần vương.
Mặc Gia là một gia tộc chuyên về cơ quan thuật, là đối thủ của Công Thâu Gia. Tương truyền Yên Đan thái tử của nước Yên là một trong số các đời Cự Tử của Mặc Gia. Kinh Kha cũng là đệ tử của Mặc Gia.
Trương Giác (chữ Hán: 張角; 140?-184) là thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Khăn Vàng, hay còn gọi là quân Khăn Vàng vào cuối thời kỳ nhà Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông thành lập và lãnh đạo đội quân khăn vàng (triều đình nhà Hán gọi là giặc Khăn Vàng) chống lại triều đình nhà Hán nhưng đã bị triều đình đàn áp.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro