Đạo đức và tâm tính đã được đề cao trở lại
Sức mạnh của Pháp Luân Đại Pháp
LỜI GIỚI THIỆU
[Để biết thêm thông tin và cách tập Pháp Luân Đại Pháp đề nghị đến trang web tại địa chỉ Internet sau http://www.phapluan.org - ghi chú của người dịch sang tiếng Việt]
Mặc dù Pháp Luân Công (còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp) có nguồn gốc sâu xa từ văn hóa truyền thống Trung Quốc, nhưng nó chỉ được Ông Lý Hồng Chí, là người sáng lập và Sư Phụ của Pháp môn, giới thiệu lần đầu với công chúng vào năm 1992. Hiện nay, hơn 100 triệu người trên toàn thế giới đang tập các động tác nhẹ nhàng, đơn giản và trong cuộc sống hàng ngày của mình hành xử theo các nguyên tắc chỉ đạo căn bản của Pháp Luân Đại Pháp là Chân Thiện Nhẫn.
Phần lớn những người tập đều trải nghiệm được những cải thiện đáng kể trong nhiều khía cạnh của cuộc sống của mình. Một bộ tuyển tập đã xuất bản bao gồm các bài viết ngắn, Cuộc sống và Hy vọng đã quay trở lại – Khả năng trị bệnh của Pháp Luân Đại Pháp, đã mô tả những lợi ích to lớn về mặt sức khỏe của việc tập Pháp Luân Đại Pháp. Tập sách này tập trung vào một khía cạnh quan trọng khác của cuộc sống con người: sự trưởng thành đạt được nhờ việc tu sửa tâm tính thông qua tu luyện Pháp Luân Công.
XUẤT SỨ CỦA PHÁP LUÂN ĐẠI PHÁP
Từ năm 1992 cho đến năm 1994, Ông Lý Hồng Chí đã có hơn 50 chuyến đi giảng về Pháp môn này, thường là các buổi giảng Pháp 2 giờ mỗi ngày liên tục trong 9 ngày. Trong các bài giảng, nhìn chung là 1 tiếng rưỡi đồng hồ được dùng để giảng về các nguyên tắc của Pháp Luân Đại Pháp, và nửa tiếng còn lại được dùng để dạy các bài tập động tác. Vào cuối mỗi chuyến giảng Pháp, các học viên sẽ nhận được những nguyên lý căn bản và học được tất cả các bài tập động tác.
Vào tháng 12 năm 1994, các bài giảng chính của Pháp Luân Đại Pháp, cuốn Chuyển Pháp Luân đã được xuất bản. Vào lúc này, các chuyến đi giảng Pháp ở Trung Quốc đã kết thúc, và cuốn sách là ấn bản của các bài giảng này. Điều này đã đem đến cho những người mới đến nhưng không có dịp tham dự các buổi giảng Pháp một cơ hội để tự học về Pháp môn này. Các học viên lâu năm cũng được hưởng lợi bởi vì quyển sách này đã trở thành cuốn sách chính cho việc liên tục đề cao, chỉ đạo cho các học viên tại các giai đoạn trong việc tu luyện của mình.
Nhờ khả năng kỳ diệu của mình trong việc cải thiện sức khỏe mà Pháp Luân Đại Pháp đã vượt trội hơn các môn khí công khác đang được dạy và tập ở Trung Quốc vào thời gian đó. Trước tháng 7 năm 1999, vào các buổi sáng sớm, gần như ở tất cả các công viên ở Trung Quốc có đầy người tập môn này, và những người tình nguyện trong các thành phố luôn sẵn lòng hướng dẫn tập miễn phí. Chủ yếu là thông qua việc truyền miệng mà Pháp Luân Đại Pháp đã phát triển rất nhanh. Các học viên đến từ các vùng khác nhau và bao gồm đủ mọi lứa tuổi, tầng lớp xã hội và đường đời. Nhiều cơ quan chính phủ và phương tiện thông tin đại chúng đã công nhận và ủng hộ Pháp Luân Đại Pháp.
TU LUYỆN
Pháp Luân Đại Pháp là một môn tu luyện để đề cao đạo đức tâm tính và sức khỏe. Mặc dù khái niệm “tu luyện” có thể không quen thuộc lắm đối với người phương Tây, nhưng khi nhìn qua danh sách các định nghĩa về “tu luyện” trong từ điển, chúng ta có thể thấy rằng nó liên quan đến việc “trưởng thành, phát triển, đề cao, và rèn rũa một cái gì đó”, trong trường hợp này là một con người”. Nhưng đó mới chỉ là ý nghĩa trên bề mặt.
Ở Trung Quốc, tu luyện có một truyền thống lâu đời và phong phú. Danh từ trong tiếng Hán là TU LUYỆN. TU có nghĩa là SỬA CHỮA. LUYỆN có nghĩa là TINH LỌC và chữ này trông giống và đồng âm với từ LUYỆN [TẬP]. Đây chỉ là dịch trực tiếp các từ của thuật ngữ.
Để có một hiểu biết đầy đủ hơn về khái niệm tu luyện, chúng ta có thể tìm trong lịch sử của Trung Quốc. Khoảng 2500 năm trước, bậc thánh nhân Lão Tử xuất hiện ở Trung Quốc. Vào khoảng cùng thời gian đó, Phật Thích Ca Mâu Ni xuất hiện ở Ấn Độ. Lão Tử viết quyển sách Đạo Đức Kinh, đó là cách mà hầu hết mọi người học về những điều mà Ông gọi là “Đạo” hay “Con đường”. Phật Thích Ca Mâu Ni truyền Phật giáo ở Ấn Độ trong 49 năm, sau đó Phật giáo được truyền vào Trung Quốc. Hai gia phái này sau đó đã hình thành nền móng cho nhiều môn tu luyện tinh thần ở Trung Quốc.
Tôn giáo cũng được coi là một hình thức của tu luyện. Có tôn giáo như Phật giáo, có chùa, hòa thượng, v.v…và có nhiều Pháp môn khác nhau thuộc về Phật giáo. Tuy nhiên, các Pháp môn tu luyện của Phật gia không chỉ có vậy, bởi vì còn có nhiều Pháp môn của Phật gia nhưng không phải là một phần của Phật giáo. Thường thì các Pháp môn này chỉ đơn thuần có Sư phụ và các đệ tử, nhưng không có các nghi thức tôn giáo hay nơi thờ cúng. Các Pháp môn này cũng được coi là các phương pháp tu luyện. Ở bên Đạo gia cũng vậy. Có Đạo giáo nhưng cũng có nhiều môn tu luyện thuộc về Đạo gia nhưng không mang hình thức tôn giáo. Do đó ở Trung Quốc, người ta không nhất thiết phải theo tôn giáo để đạt được mục đích đề cao cảnh giới tư tưởng và tinh thần – mà người ta chỉ cần một phương pháp tu luyện. Còn ở phương Tây, bởi vì chúng ta không thực sự có khái niệm tu luyện, bất cứ điều gì mang tính tinh thần hay liên quan đến việc xuất thế gian theo truyền thống đều được coi là tôn giáo.
Pháp Luân Đại Pháp là một phương pháp tu luyện như vậy, bao hàm những điều cốt lõi của tất cả các phương pháp tu luyện khác trong hình thức là Chân Thiện Nhẫn. Thực sự là, bất kể là theo tôn giáo hay tín ngưỡng tinh thần nào, người ta đều có thể làm theo ba nguyên tắc cơ bản này của Pháp Luân Đại Pháp.
PHÁP MÔN TU LUYỆN PHÁP LUÂN ĐẠI PHÁP
Nhiều chân lý căn bản của Pháp Luân Đại Pháp đã được truyền dạy riêng trong hàng nghìn năm. Việc truyền dạy theo cách này là điều thường thấy trong lịch sử Trung Quốc, bởi vì những nguyên tắc bất hủ này thường được truyền từ Sư phụ cho một đệ tử duy nhất. Trong những năm 1960 và 1970, rất nhiều Pháp môn như thế này đã được giới thiệu ra trước công chúng. Vào thời gian đó, hầu như chỉ có các bài tập động tác và một số nguyên lý cơ bản là được truyền dạy, và bằng cách tập những động tác khí công này, mọi người có thể đề cao sức khỏe của mình.
Bởi vì Pháp Luân Đại Pháp là môn pháp tính mệnh song tu, nên học viên không chỉ tập các động tác để diễn hóa năng lượng của thân thể để đề cao sức khỏe, mà còn phải đề cao cả đạo đức tâm tính của mình bằng cách sống theo các nguyên tắc là Chân Thiện Nhẫn. Bản thân 5 bài tập động tác cũng rất dễ học và tập theo. Ông Lý Hồng Chí đã giải thích về các bài tập này trong cuốn sách Pháp Luân Phật Pháp - Đại Viên Mãn Pháp được trích dẫn dưới đây:
Bài tập thứ nhất là “Phật Triển Thiên Thủ pháp”
“Phần cốt lõi bài động tác Phật Triển Thiên Thủ pháp, chính là ‘căng’ ‘chùng’, đả thông các chỗ năng lượng bị ứ tắc, điều động sự vận động mạnh mẽ của năng lượng bên trong [thân] thể và dưới da, tự động hấp thu một lượng lớn năng lượng trong vũ trụ, làm cho người tu luyện lập tức đạt đến trăm mạch đều thông. Khi học luyện bộ động tác này sẽ cảm thấy toàn thân phát nhiệt, cảm thụ đặc thù về trường năng lượng rất mạnh mẽ, đó là vì triển khai và mở thông tất cả những đường thông đạo năng lượng.”
Bài tập thứ hai là “Pháp Luân Trang pháp”
“Bài Pháp Luân Trang pháp thuộc về bài [công pháp] đứng tĩnh, do bốn động tác ‘bão luân’ hợp thành. Thường hay luyện Pháp Luân Trang pháp có thể làm người tu luyện toàn thân thông suốt; đây là phương pháp tu toàn [diện] sinh huệ tăng lực, đề cao tầng, gia trì thần thông. Động tác tương đối đơn giản, tuy nhiên những thứ luyện được là rất nhiều, rất toàn diện. Người tu luyện khi mới luyện Pháp Luân Trang pháp sẽ cảm thấy hai tay rất ‘nặng’, rất “mỏi”; luyện xong rồi không thấy cảm giác mệt mỏi [giống như] sau khi làm việc nữa, mà [trái lại] luyện xong lập tức thấy toàn thân nhẹ nhàng.”
Bài tập thứ ba là “Quán Thông Lưỡng Cực pháp”
“Quán Thông Lưỡng Cực là bài [công] pháp quán thông hỗn hợp giữa năng lượng của vũ trụ và bên trong [thân] thể. Khi luyện bộ công pháp này, thì lượng vào ra rất lớn, có thể làm cho người luyện công trong một thời gian cực ngắn đạt đến mục đích tịnh hoá thân thể; đồng thời khi xung quán cũng khai đỉnh, khi xung quán cũng khai thông đường thông đạo trong thân thể ở dưới chân.”
Bài tập thứ tư là “Pháp Luân Chu Thiên pháp”
“Bài Pháp Luân Chu Thiên pháp là để năng lượng của [thân] thể người [luyện công] lưu động trên diện rộng; không phải [chỉ] chạy theo một mạch hay một vài mạch, mà là tuần hoàn toàn diện từ mặt âm sang mặt dương của [thân] thể người, [tuần hoàn] tới lui không ngừng; [nó] siêu xuất vượt hơn hẳn các cách thông mạch hay đại chu thiên tiểu chu thiên bình thường khác. Pháp Luân Chu Thiên pháp thuộc về phương pháp tu luyện trung thừa, [đặt] trên cơ sở là ba bài động tác [vừa trình bày] bên trên; thông qua việc luyện bài động tác này có thể đả khai rất mau lẹ các khí mạch của toàn thân thể (trong đó bao gồm cả đại chu thiên), toàn châu thân đều thông suốt, từ trên xuống dưới dần dần thông khắp toàn thân.”
Bài tập thứ năm là “Thần Thông Gia Trì pháp”
“Bài Thần Thông Gia Trì pháp thuộc về [công] pháp tu luyện tĩnh công, là công pháp đa hạng đồng tu dùng thủ ấn của Phật để chuyển Pháp Luân, gia trì thần thông (kể cả công năng) và công lực. Thần Thông Gia Trì pháp thuộc về công pháp trung thừa trở lên, nguyên thuộc về pháp mật luyện. Thần Thông Gia Trì pháp yêu cầu ngồi luyện trong tư thế hai chân song bàn xếp bằng. Mới luyện không thể song bàn [thì] có thể dùng đơn bàn cũng được; nhưng cuối cùng vẫn phải song bàn.”
TU TÂM TÍNH
Mặc dù Pháp Luân Đại Pháp có các bài tập động tác nhưng các bài tập chỉ là phương tiện phụ trợ cho việc tu tâm tính. Nói chung, việc tu tâm tính được thực hiện bằng cách học theo quyển sách Chuyển Pháp Luân, là các bài giảng chính của Pháp Luân Đại Pháp, và bằng cách sống theo các nguyên tắc là Chân Thiện Nhẫn. Việc đề cao tâm tính chính là sự khác biệt giữa Pháp Luân Đại Pháp và hầu hết các môn khí công khác được phổ biến ở Trung Quốc trong các thập kỷ qua, bởi vì các môn khác chủ yếu chỉ tập trung vào việc luyện các bài tập động tác để chữa bệnh và đề cao sức khỏe.
Ý nghĩa của thuật ngữ “tâm tính” được dùng trong Pháp Luân Công là rộng lớn hơn so với định nghĩa của nó trong từ điển. Trong quyển Chuyển Pháp Luân, Sư Phụ Lý Hồng Chí nói như thế này:
“‘Tâm tính’ là gì? Tâm tính bao gồm có đức (‘đức’ là một thứ vật chất), gồm có Nhẫn, gồm có ngộ, gồm có xả, xả bỏ các thứ dục vọng tâm chấp trước trong người thường; còn cả khả năng chịu khổ v.v., bao gồm nhiều thứ phương diện [khác nhau]. Cần phải đề cao [tất cả] các phương diện tâm tính con người; như vậy chư vị mới có thể thật sự đề cao lên; đó là nguyên nhân then chốt bậc nhất để đề cao công lực.”
Khi các học viên tu tâm tính thì họ sẽ coi mọi việc xảy ra trong cuộc sống thường ngày như các khảo nghiệm và cơ hội để đề cao. Ví dụ, nếu ái đó chửi mắng bạn thì bạn sẽ coi đó như một cơ hội để thực hành theo Chân Thiện Nhẫn. Thay vì tức giận và phản ứng lại tương ứng, có lẽ bạn nên hiểu rằng tốt nhất là vứt bỏ sự việc đó, hoặc giải thích tình huống phát sinh mẫu thuẫn một cách bình tĩnh và có thiện ý. Không có công thức chung cho việc hành xử trong mọi tình huống nhưng bằng cách đọc quyển Chuyển Pháp Luân, các học viên sẽ có cách hiểu của riêng mình về việc tu tâm tính như thế nào, và coi các khó nạn mà tất cả chúng ta gặp trong cuộc sống như các cơ hội để đề cao như thế nào.
Các học viên nhận thấy rằng khi họ tu luyện, họ thường xuyên có các hiểu biết mới về việc sống theo tiêu chuẩn Chân Thiện Nhẫn như thế nào. Có thể khi mới bắt đầu tu luyện, nếu ai đó chửi mắng một học viên thì học viên đó sẽ ứng xử theo cách này nhưng sau khi tu luyện một thời gian và có hiểu biết sâu sắc hơn về các nguyên tắc này, thì học viên đó có thể sẽ hành xử khác hẳn so với khi mới bắt đầu tu luyện. Một khía cạnh nữa của việc tu luyện tâm tính được nhắc đến thường xuyên trong quyển sách này liên quan đến việc “vứt bỏ các tâm chấp trước”. Điều quan trọng cần phải lưu ý là điều này không phải là cố gắng trở nên tách biệt khỏi cuộc sống hay các vấn đề của bản thân. Ngược lại, đó là một quá trình đối diện với các thiếu sót của bản thân và các khó khăn trong cuộc sống và vượt lên trên chúng. Trong ngữ cảnh của việc tu luyện, “vứt bỏ các tâm chấp trước” là ý nói đến việc dần dần vứt bỏ các quan niệm, các hành xử, và các cách suy nghĩ mà ngăn cản con người ta đồng hóa hoàn toàn với Chân Thiện Nhẫn. Mối quan hệ giữa trạng thái tâm lý và sức khỏe của thân thể là cực kỳ quan trọng. Bằng cách tu tâm tính, các học viên sẽ trực tiếp có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe của mình. Đây là điều được coi là một lý do tại sao việc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp lại có kết quả vượt bậc như vậy trong việc trị bệnh.
CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học hiện đại vẫn chưa thể hoàn toàn hiểu rõ cơ chế tại sao tập luyện Pháp Luân Đại Pháp lại có thể khỏi bệnh nhưng các tác dụng của nó có thể được kiểm nghiệm bằng các nghiên cứu khoa học.
Một thống kê của chính phủ Trung Quốc được thực hiện năm 1998 cho thấy rằng chỉ riêng ở Trung Quốc đã có khoảng 70 đến 100 triệu người đang tập Pháp Luân Đại Pháp. Điều này đã làm cho Pháp Luân Đại Pháp lúc đó trở thành môn khí công phổ biến nhất trong lịch sử Trung Quốc. Nhiều học viên đã chứng thực từ những trải nghiệm cá nhân của mình rằng Pháp Luân Đại Pháp có khả năng trị bệnh rất tốt. Vào năm 1998, một cuộc điều tra sức khỏe lớn đầu tiên đã được thực hiện đối với các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Bắc Kinh.
Theo cuộc điều tra này thì trong số 12 nghìn 731 người tham gia, 93,4% có bệnh khi bước vào tập, và 49,8% có ít nhất 3 loại bệnh tật trước khi họ bắt đầu tập Pháp Luân Đại Pháp. Thông qua việc học và tập Pháp Luân Đại Pháp sức khỏe của các học viên đã được cải thiện ở các mức độ khác nhau. Tỷ lệ các trường hợp có tác dụng tốt đạt 99,1%, và trong số này, tỷ lệ khỏi bệnh hoàn toàn là 58,5%. So sánh sức khỏe của các học viên trước và sau khi tập Pháp Luân Đại Pháp, 80,3% số người tham gia báo cáo là có cải thiện. Trong số những người này, tỷ lệ những người báo cáo rằng họ cảm thấy “rất khỏe mạnh” tăng từ 3,5% trước khi tập lên đến 55,3% sau khi tập. Các con số này đã cho thấy rằng Pháp Luân Đại Pháp có tác dụng nổi bật trong việc trị bệnh, tăng cường sức khỏe, và cải thiện cảm giác tổng thể của người tập về chất lượng cuộc sống. Khỏe bao gồm cả việc có một sức khỏe tốt về thể chất lẫn tinh thần. Cuộc điều tra đã chứng tỏ rằng 12 nghìn 287 người hay 96,5% số người tham gia, cảm thấy khỏe mạnh hơn về mặt tâm lý tinh thần sau khi họ tập Pháp Luân Đại Pháp.
Cuộc điều tra ở Bắc Kinh đã cho thấy rằng số người tập Pháp Luân Đại Pháp tăng lên hàng năm và tốc độ tăng trưởng cũng trở nên nhanh hơn. Thực tế rằng Pháp Luân Đại Pháp đã thu hút một số lượng học viên lớn trong một khoảng thời gian ngắn như vậy đã cũng cấp thêm bằng chứng rằng Pháp Luân Đại Pháp thực sự có hiệu lực trong việc trị bệnh và đề cao sức khỏe.
Theo cuộc điều tra, các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tiết kiệm 3270 nhân dân tệ chi phí y tế mỗi người một năm cho nhà nước. (Nhân dân tệ là đơn vị tiền tệ của Trung Quốc. Một người lao động trung bình ở các thành phố của Trung Quốc kiếm được khoảng 500 nhân dân tệ mỗi tháng.) Nhân con số này với hàng triệu người đang tập ta có thể dễ dàng thấy rằng Pháp Luân Đại Pháp đã tiết kiệm cho đất nước Trung Quốc một khoản tiền khổng lồ cho các chi phí và nguồn lực y tế. Đây là một trong những lý do tại sao Pháp Luân Đại Pháp đã được công nhận rộng rãi là có lợi ích không chỉ cho cá nhân mà còn cho cả toàn thể xã hội.
Một cuộc điều tra cũng được tiến hành ở Đài Loan. Trong số 1182 người tham gia, 72% học viên Pháp Luân Đại Pháp chỉ dùng có một thẻ bảo hiểm y tế, cho phép người được bảo hiểm đi khám bệnh 6 lần mỗi năm, giảm gần 50% so với công chúng nói chung. Báo cáo cũng đã chỉ ra rằng Pháp Luân Đại Pháp có một hiệu lực đáng kể trong việc loại bỏ các thói quen và nghiện ngập không lành mạnh. Nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ 81% bỏ thuốc lá thành công, 77% bỏ rượu thành công và 85% bỏ đánh cờ bạc. Để biết thêm về những khả năng trị bệnh kỳ diệu của Pháp Luân Đại Pháp, xin hãy đọc quyển sách Cuộc sống và Hy vọng đã quay trở lại – Khả năng trị bệnh của Pháp Luân Đại Pháp.
KẾT LUẬN
Trong một khoảng thời gian rất ngắn, Pháp Luân Đại Pháp và các bài giảng của Ông Lý Hồng Chí đã có một ảnh hưởng rất mạnh mẽ và tích cực trên toàn thế giới. Để chia sẻ những lợi ích của Pháp Luân Công cho nhiều người hơn nữa, chúng tôi đã xuất bản cuốn sách này bao gồm những bài viết ngắn của những người mà nhờ việc tập luyện Pháp Luân Đại Pháp đã đề cao đạo đức tâm tính của mình và đem lại cho họ một cuộc sống mới khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần.
Hàng triệu người trên toàn thế giới đã cải thiện được sức khỏe thể chất và đề cao tâm tính của mình thông qua việc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, và các câu chuyện được trình bày ở đây chỉ đại biểu cho một phần rất nhỏ những người đã thu được lợi ích. Nhiều người bắt đầu trải nghiệm được các thay đổi tích cực chỉ nhờ việc đọc quyển Chuyển Pháp Luân, trong khi những người khác cảm nhận thấy sự cải thiện dần dần sau một giai đoạn thời gian chăm chỉ tập luyện và học các bài giảng. Việc tập luyện Pháp Luân Đại Pháp chỉ là để chữa bệnh là không được khuyến khích, nhưng nhiều học viên đã thể nghiệm được rằng khi họ vứt bỏ các tâm chấp trước, đề cao tâm tính, thực hiện việc sống theo Chân Thiện Nhẫn, các bệnh tật có vẻ như không thể chữa được bằng các cách thông thường trong rất nhiều trường hợp đã biến mất một cách thần kỳ.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro