Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Đạo đức công chức

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực là một vấn đề rất cơ bản, quan trọng được Đảng và Nhà nước ta thường xuyên quan tâm. vì nó không chỉ xuất phát từ vị trí, vai trò cực kỳ quan trọng của đội ngũ cán bộ, công chức trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà trong sự nghiệp đổi mới đang đặt ra trước cán bộ công chức ta nhiều thời cơ và thách thức. Việc chuyển sang nền k tế thị trường nhiều thành phần, hội nhập quốc tế đã làm nảy sinh nhiều vấn đề mới; đặc biệt là tình trạng suy thoái đạo đức, lối sống của đảng viên, cán bộ, công chức trong hền công vụ diễn biến ngày càng phức tạp đã làm ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

Đạo đức ra đời rất sớm, không tự nhiên sinh ra mà phát sinh chủ yếu do quan hệ hiện thực giữa người với người. Đạo đức là một phạm trù, một lĩnh vực cực kỳ quan trọng trong đời sống của mỗi con người và của xã hội, đạo đức thể hiện rõ nhất tinh thần hướng thiện, tính vị tha, sự quan tâm của con người đối với con người.

Đó là những quy tắc, chuẩn mực được cộng đồng, xã hội thừa nhận có tác dụng chi phối, điều chỉnh hành vi con người trong quan hệ với người khác và với cộng đồng, xã hội.

Đạo đức công chức: là một bộ phận của đạo đức XH, bao gồm các quy tắc, chuẩn mực được XH & NN thừa nhận, có tác dụng hướng dẫn, điều chỉnh hành vi của công chức, trước hết trong thực thi công vụ. Đạo đức công chức được biểu hiện qua hành vi, thái độ và lối sống của người công chức.

Hồ Chí Minh là người đặc biệt quan tâm đến ĐĐ, nhất là ĐĐcủa người CB cách mạng. Đạo đức theo quan niệm của Người là ĐĐ mới, đạo đức cách mạng. “ĐĐCM là vô luận trong hoàn cảnh nào cũng phải quyết tâm đấu tranh chống mọi kẻ địch, luôn luôn cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, quyết không chịu khuất phục, không chịu cúi đầu”. HCM luôn coi đạo đức là gốc, là nền tảng của người cách mạng: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người CM phải có ĐĐ, không có ĐĐ thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được ND”.

Đảng ta đặc biệt quan tâm đến vấn đề đạo đức & giáo dục đạo đức cho nhân dân, nhất là đội ngũ CB,CC. Đảng ta coi văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, mà đạo đức là một yếu tố cấu thành quan trọng của nó.

Thể chế hóa quan điểm của Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều quy định của về đạo đức công chức. Sắc lệnh 76/SL (20/5/1950): Quy chế công chức ;- Hiến pháp năm 1992;- Pháp lệnh cán bộ, công chức 2003; Luật cán bộ, công chức năm 2008; Quy chế Văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính NN. (Ban hành kèm theo QĐ số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng CP; Luật chống tham nhũng năm 2005; Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí 2005.

Hiện nay, dư luận XH đang rất quan tâm đến vấn đề đạo đức, suy thoái đạo đức đang diễn ra trong XH, đặc biệt trong một bộ phận ko nhỏ cán bộ công chức. Sự quan tâm này đã trở thành một nỗi lo âu thực sự đến vận mệnh của đất nước, đến tương lai của dân tộc. Vì vậy, việc đánh giá thực trạng suy thoái đạo đức của CBCC hiện nay, tìm ra nguyên nhân của thực trạng đó để đưa ra kiến nghị, gp sẽ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong sự. nghiệp xd và bảo vệ TQ.

Tại HNTW 9 Đảng ta nhận định:

Về mặt mạnh và ưu điểm: Đa số cán bộ phấn khởi và tin tưởng vào thành công của công cuộc đổi mới; kiên định mục tiêu, con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn; tham gia tích cực vào qt CNH-HĐH đất nước. Về cơ bản đã khắc phục được những biểu hiện mơ hồ, dao động về lý tưởng của một bộ phận cán bộ do tác động của sự sụp đổ mô hình CNXH ở LX và Đ Â trong những năm đầu thập kỷ 90 của tk XX và sự chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế KTTT định hướng XHCN. Số đông cán bộ vẫn giữ được phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh, giản dị, gắn bó, gần gũi với nhân dân.

Về mặt yếu kém, khuyết điểm: Tình trạng suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, thoái hóa biến chất, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, thiếu trách nhiệm, thiếu tự giác rèn luyện, phấn đấu, thiếu tinh thần đồng chí trong một bộ phận ko nhỏ cán bộ diễn ra nghiêm trọng, kéo dài nhưng chưa có giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn và kịp thời xử lý. Một số ít cán bộ có biểu hiện bất mãn, suy giảm niềm tin, nói và làm trái quan điểm, đường lối của Đảng, vi phạm nguyên tắc, vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng rất xấu trong Xh. Tình trạng cán bộ, công chức bỏ việc, chuyển sang làm k tế hoặt những nơi có thu nhập cao hơn đang có chiều hướng gia tăng (theo thống kê, trong 5 năm từ 2003-2007 có 16.314 cán bộ công chức thôi việc, tập trung chủ yếu ở lĩnh vực y tế, giáo dục ở các địa phương chiếm 88,7%, có 310 người giữ chức vụ lãnh đạo thôi việc, chiếm 1,9%); tình trạng “chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy bằng cấp” ko giảm. Những biểu hiện tiêu cực nêu trên chưa được ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả, thậm chí có mặt còn nghiêm trọng hơn đã làm giảm lòng tin của nhân dân đối với đảng, với chế độ.

Nguyên nhân khách quan: Bước sang thời kỳ mới, XH ta có nhiều biến động lớn. Từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế KTTT định hướng XHCN, hội nhập quốc tế ... đã tác động nhiều đến tư tưởng, tâm lý của xh, cbcc. Thêm vào đó sự sụp đổ của Đông Âu, XHCN đã gây một chất động lớn đến lý tưởng của cán bộ công chức gây tâm lý hoang mang, dao động. Trong cơ chế thị trường, một số cán bộ, công chức, do thiếu bản lĩnh chính trị và văn hóa, đã bị mặt trái của KTTT lôi kéo, đã trở thành tù binh của đồng tiền, của hàng hóa, của tâm lý tiêu dùng và các tham vọng cá nhân khác. Vấn đề toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã tác động tiêu cực đến văn hoá, lối sống. Những tàn dư ĐĐ phong kiến, thực dân còn sót lại và có xu hướng trỗi dậy và sự chống phá của các thế lực thù địch;.

Nguyên nhân chủ quan: + Chúng ta chưa nhận thức sâu sắc về vai trò nền tảng của ĐĐ trong ổn định và phát triển XH; chưa gắn chặt phát triển KT với xây dựng VH, ĐĐ, lối sống. + Trong công tác cán bộ chưa coi trọng và xem xét chặt chẽ các tiêu chuẩn đạo đức. + Sinh hoạt tự phê bình & phê bình trong các cơ quan, đơn vị còn bị xem nhẹ, có nơi tê liệt. Công tác thi đua, khen hưởng, kỷ luật còn hình thức, chưa nghiêm minh, chính xác. + Một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ có chức, có quyền & gia đình họ chưa làm gương về đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên & nhân dân noi theo. Giáo dục ĐĐ, lương tâm nghề nghiệp chưa được quan tâm đúng mức. Việc tuyên truyền những phẩm chất tốt đẹp của con người VN trong thời kỳ mới không thường xuyên, chưa sâu sắc, kém sức thuyết phục. Các quy định về ĐĐ, lối sống trong các ngành, các tổ chức chưa cụ thể và chưa được thực hiện nghiêm.

Tất cả những hạn chế, thiếu sót chủ yếu nói trên, đang gây ra những trở lực nhất định tới quá trình xây dựng, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực, bản lĩnh chính trị cho người cán bộ, công chức, ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình xây dựng Đảng và quá trình thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.

Chính vì vậy, một trong những vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay là phải tiếp tục nâng cao đạo đức cán bộ, công chức các cấp của Đảng và Nhà nước để đội ngũ này vừa giữ vững, phát huy được vai trò tiền phong gương mẫu của mình trong sự nghiệp đổi mới bằng một số giải pháp chính sau:

Một là, Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho cán bộ, đảng viên tinh thần tuyệt đối trung thành, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì Tổ quốc XHCN và ĐCSVN. Bồi dưỡng, nâng cao hơn nữa cho cán bộ, công chức về bản lĩnh chính trị và tư tưởng chính trị kiên định trên cơ sở lập trường, quan điểm của giai cấp công nhân, không hoang mang, dao động. Giúp họ luôn trung thành tuyệt đối và ra sức bảo vệ, phát triển lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đặc biệt là giúp cho cán bộ, công chức ngày càng am hiểu sâu sắc và thực hiện tốt hơn đường lối đổi mới của Đảng trong gđ hiện nay.

Hai là, Gắn việc xây dựng đội ngũ cán bộ, đổi mới công tác cán bộ với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cấp uỷ cấp trên đối với cấp dưới trong việc giáo dục, quản lý và thực hiện công tác cán bộ công chức.

Ba là, Đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng về công tác cán bộ: Tiếp tục cụ thể hoá, thể chế hoá nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị về công tác cán bộ. Đổi mới tư duy, cách làm, khắc phục có kết quả những yếu kém trong từng khâu của công tác cán bộ như: công tác đánh giá, quy hoạch, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Đổi mới công tác tuyển chọn, bố trí, sử dụng cán bộ. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, xd tổ chức và con người làm công tác tổ chức cán bộ.

Bốn là, Hoàn thiện chính sách, chế độ đãi ngộ về vật chất, tinh thần cho cán bộ, công chức đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất, công bằng trong thực hiện chính sách cán bộ giữa các cấp, các ngành, các địa phương, các đối tượng cán bộ; gắn chính sách cán bộ trong từng khâu của công tác cán bộ, gắn trách nhiệm, nghĩa vụ với quyền lợi; khuyến khích cán bộ công tác ở địa bàn khó khăn, ở cơ sở; cải cách cơ bản chế độ tiền lương, tiền tệ hoá tiền lương và các chế độ theo lương; ban hành chính sách về nhà ở, nhà công vụ đối với cán bộ, công chức và lực lượng vũ trang. Cải cách công tác thi đua, khen thưởng để tạo động lực thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước một cách thực chất, khắc phục "bệnh thành tích", hình thức, lãng phí. Tổ chức phong trào thi đua xây dựng môi trường làm việc tốt để phát huy tốt nhất khả năng cống hiến và phát triển của cán bộ.

Năm là, Thực hiện dân chủ hoá trong sinh hoạt Đảng và trong toàn XH; Nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, nhất là sinh hoạt cấp ủy và chi bộ. Trên cơ sở những nguyên tắc mà Điều lệ Đảng quy định, mỗi cấp ủy đảng cần xây dựng quy chế làm việc của mình, làm rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, đồng thời phát huy dân chủ, trách nhiệm của từng cá nhân.

Sáu là, Thực hiện tốt tự phê bình & phê bình, đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống CN cá nhân. Trong điều kiện hiện nay mỗi tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị cần xác định đúng nội dung, hình thức, phương pháp tự phê bình và phê bình; tăng cường dân chủ trong Đảng đi đôi với nâng cao trình độ mọi mặt cho đảng viên, cán bộ, công chức; có các quy định cụ thể về thực hiện nguyên tắc này; kết hợp chặt chẽ việc tự phê bình và phê bình trong đảng với việc tổ chức cho các đoàn thể phê bình cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên đồng thời tích cực đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, bởi đây là căn nguyên gây ra những mầm họa kìm hãm sự phát triển của đảng viên, cán bộ công chức trong nền hành chính công vụ.

Bảy là, Đẩy mạnh phát triển KT - XH theo hướng CNH, HĐH; xem đây là mục tiêu, động lực để nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công chức nhằm khắc phục những tiêu cực trong nền hành chính công vụ như tham nhũng, lãng phí ...

Tám là, Kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng và các vi phạm PL khác trong đội ngũ cán bộ, công chức; nghiêm túc thực hiện Luật chống tham nhũng năm 2005; NQTW 3 khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối vói công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; đồng thời cần quán triệt quan điểm chống TN trước hết không phải bằng “đạo luật sắt” mà trước hết phải bắt đầu bằng quyết tâm chính trị của người lãnh đạo”; không chỉ bằng “bàn tay sắt” mà trước hết phải bằng “bàn tay sạch”. và thực hiện 3 không: không cần, không thể, không dám trong thực thi hoạt động công vụ.

KL: Sự nghiệp đổi mới đang đặt ra trước cán bộ công chức ta nhiều thời cơ và thách thức. Vì vậy, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực là một vấn đề rất quan trọng. Trong Di chúc của CT HCM chỉ rõ: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên & cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của ND”, đây là tư tưởng mà nay vẫn còn nguyên giá trị, là cơ sở để Đảng, Nhà nước đề ra những chủ trương, biện pháp đúng đắn và mỗi cán bộ đảng viên cần thấm nhuần sâu sắc để nâng cao đạo đức nhằm thực hiện mục tiêu tốt mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.

Phần Liên hệ:

Đạo đức công chức: Tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội của huyện HH, tiỉnh QT có những bước phát triển đáng kể, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Từng bước xoá được đói, giảm được nghèo. Đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở được củng cố, phát huy vai trò trách nhiệm trước Đảng và nhân dân ; có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu con đường đi lên CNXH mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân đã chọn. Nhìn chung, đội ngũ, cán bộ luôn giữ vững đạo đức, phẩm chất cách mạng, có lối sống lành mạnh, giản dị, gần gũi với nhân dân. Luôn năng động,sáng tạo và nhiệt tình trong công tác. Phần đông cán bộ đã kinh qua các cuộc kháng chiến - có lòng yêu nước nồng nàn, trung với Đảng, hiếu với dân, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong công tác điều hành, chỉ đạo, từng bước thích ứng với cơ chế mới.

Tuy nhiên, xét về chất lượng, số lượng và cơ cấu đội ngũ cán bộ các cấp như hiện nay thì vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng ngang tầm đồi hỏi của thời kỳ CNH - HĐH đất nước. Đội ngũ cán bộ hoạt động không đều. Trình độ, kiến thức mọi mặt và năng lực lãnh đạo, điều hành, quản lý chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ nhất là ở một số xã, thị trấn cán bộ chủ chốt chưa đào tạo theo hướng chuẩn hoá theo Nghị quyết TW 3 (khoá VIII). Bên cạnh đó, những năm qua chưa có chính sách khuyến khích đối với cán bộ được cử đi học nên một số cán bộ ngại đi học, không chấp hành quyết định của huyện cử đi học, mặt khác việc đào tạo cán bộ còn bị động và chắp vá, chưa tạo nguồn kế cận trước mắt và lâu dài. Chưa gắn với quy hoạch và bố trí, sử dụng cán bộ. Mặt khác, một bộ phận cán bộ chưa thực sự ngang tầm gương mẫu, đầu tàu trong mọi lĩnh vực so với yêu cầu của sự nghiệp cách mạng; vẫn còn biểu hiện quan liêu, xa rời quần chúng, tình trạng cục bộ, kèn cựa địa vị, suy thoái về đạo đức lối sống hoặc thiếu ý thức tổ chức kỷ luật chậm được chấn chỉnh

Nguyên nhân những yếu kém và khuyết điểm:

- Nhiều cấp uỷ cơ sở chưa chú trọng xây dựng quy hoạch cán bộ thiếu quan tâm trong việc đào tạo, bồi dưỡng chuẩn bị người kế nhiệm.

- Công tác cán bộ và đội ngũ cán bộ còn lúng túng, bất cập khi cách mạng chuyển giai đoạn. Có nhiều vấn đề mới đặt ra, môi trường xã hội phức tạp, các thế lực phản cách mạng tìm mọi cách lung lạc, lôi kéo, mua chuộc hòng làm biến chất cán bộ.

- Một số cán bộ không chịu tu dưỡng, rèn luyện, để cho chủ nghĩa cá nhân dẫn dắt, chi phối.

- Cơ quan làm công tác tổ chức cán bộ chậm đổi mới. Trình đội tổng kết thực tiễn, đề xuất những vấn đề chiến lược và cán bộ còn hạn chế. Một số cán bộ làm công tác tổ chứ yếu về năng lực, có trường hợp thiếu khách quan trung thực.

- Tình trạng yếu kém của đội ngũ cán bộ, một mặt do khi di vào cơ chế mới, mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế, trước sự cám dỗ của đồng tiền, vật chất - một bộ phận cán bộ đã lơi lỏng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống; né tránh tự phê và phê bình. Mặt khác, công tác cán bộ của một số cấp uỷ và tổ chức Đảng bị buông lỏng, yếu kém dẫn đến có cán bộ có những sai phạm nhưng chậm được xử lý nghiêm minh.

Để khắc phục những yếu kém, khuyết điểm trên cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp chủ yếu đối với công tác cán bộ để nâng cao chất lượng cán bộ trong HTCT nói chung và nâng cao phẩm chất đạo đức trong nền hành chính công vụ nói riêng như sau:

1- Tăng cường giáo dục cán bộ quản lý, nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng; phê và tự phê bình đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực. Xử lý nghiêm những cán bộ vi phạm kỷ luật Đảng và pháp luật Nhà nước.

2- Đổi mới việc đánh giá cán bộ, trên cơ sở thống nhất quan điểm, thực hiện đúng quy trình đánh giá cán bộ đảm bảo dân chủ, khách quan. Lấy kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ làm thước đo chủ yếu trong đánh giá.

3- Cấp uỷ, Chính quyền các cấp phải tập trung thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, quan tâm đào tạo cán bộ trẻ, cán bộ là người dân tộc thiểu số, cán bộ nữ. Trên cơ sở quy hoạch để có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại theo chức danh và cán bộ nguồn. Có kế hoạch cử cán bộ đi đào tạo; đồng thời khuyến khích phong trào tự học, tự nâng cao trình độ bằng nhiều hình thức.

4- Đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp phải tuân thủ thực hiện theo đề án dược duyệt. Cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng với từng loại cán bộ theo từng nhiệm vụ, công tác được giao. Đồng thời phải lấy tiêu chuẩn cán bộ làm căn cứ xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với chuyên môn và trình độ lý luận chính trị. Đặc biệt quan tâm mở lớp BTVH tại các xã trong toàn huyện, nhằm sớm nâng cao trình độ văn hoá cho cán bộ chủ chốt ở cấp xã. Về phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải kết hợp cả hệ thống đào tạo chính quy kết hợp với các loại hình đào tạo khác để phù hợp cho từng loại cán bộ, phù hợp với khả năng và điều kiện công tác.

5- Quyết tâm thực hiện tốt, triệt để Nghị quyết của BCH Đảng bộ huyện về sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Coi sự nghiệp giáo dục - đào tạo là then chốt, chìa khoá và động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội huyện nhà cho hiện tai và trong tương lai.

6- Phải có chính sách cán bộ bao gồm chính sách đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nhận thức, năng lực công tác, bản lĩnh chính trị.

7- Thực hiện triệt để, đảm bảo đúng quy trình về việc làm tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm và luân chuyển cán bộ theo quy định hiện hành. Tăng cường quản lý cán bộ theo phân cấp quản lý. Đề cao trách nhiệm quản lý cán bộ trong từng TCCS Đảng. Chống các biểu hiện tiêu cực trong công tác cán bộ.

8- Đổi mới và chỉnh đốn tổ chức bộ máy công tác cán bộ: Việc xây dựng đội ngũ cán bộ phải tiến hành đồng thời với việc đổi mới và củng cố tổ chức Đảng, bộ máy Nhà nước. trong đó chú trọng đổi mới bộ máy làm công tác cán bộ.

9- Đề cao tinh thần tự phấn đấu vươn lên, bản thân từng cán bộ, công chức; khắc phục khó khăn gian khổ, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, thường xuyên bám sát thực tiễn cuộc sống, quan hệ mật thiết với quần chúng lao động để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

10- Định kỳ hàng năm phải tiến hành kiểm tra, sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện công tác cán bộ, vấn đề rèn luyện, nâng cao đạo đức công chức để rút kinh nghiệm và điều chỉnh cho phù hợp.

Sự nghiệp đổi mới đang đặt ra trước cán bộ công chức ta nhiều thời cơ và thách thức. Vì vậy, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực là một vấn đề rất quan trọng. Trong Di chúc của CT HCM chỉ rõ: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên & cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của ND”, đây là tư tưởng mà nay vẫn còn nguyên giá trị, là cơ sở để Đảng, Nhà nước đề ra những chủ trương, biện pháp đúng đắn và mỗi cán bộ đảng viên cần thấm nhuần sâu sắc để nâng cao đạo đức nhằm thực hiện mục tiêu tốt mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: