Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

danluubethan

DẪN LƯU BỂ THẬN

Dẫn lưu bể thân:

- Dẫn lưu bể thận qua nhu mô

- Dẫn lưu bể thận-niệu quản-BQ

- DLBT qua niệu quản

Dẫn lưu bể thận qua nhu mô hợp sinh lý nhất vì khi đặt dẫn lưu cố gắng đặt ống to mà 2 đường kia không đáp ứng được, hơn nữa phương pháp này qua gần thành bụng nhất

Khó khăn của phương pháp này là trong trường hợp nhu mô thận dày sẽ gây chảy máu nhiều(bình thường nhu mô thận dày 1,8cm, mà lượng máu qua thận chiếm 1/4 cung lương tim ) nên khi dùng ống dẫn lưu to sẽ gây chảy máu nhiều nên không đòi hỏi ống dẫn lưu to trong trường hợp này chỉ dùng khi có nghi ngờ ứ mủ, chảy máu lớn, còn trường hợp có ứ niệu mà không có ứ máu, mủ thì dùng ống dẫn lưu bé

1. Chỉ định:

- Sỏi thận niệu quản mà thận ứ niệu, mủ sau khi lấy sỏi phải dẫn lưu bể thận hoặc trường hợp sỏi thận hoặc sỏi đài bể thận(sỏi san hô toàn bộ đài bể thận) có rạch nhu mô lớn có nguy cơ chảy máu thứ phát sau mổ

- Sỏi nhiều viên có nguy cơ sót sỏi sau mổ

- Chấn thương rách nhu mô thận phức tạp, khâu cầm máu khó khăn, có nguy cơ chảy máu sau mổ tạo cục máu trong thận

- Những trường hợp bít tắc niệu quản gây ứ niệu, dãn thận nhưng vì một lý do nào đó(sức khoẻ bệnh nhân không cho phép, trang thiết bị, trình độ KTV hạn chế, điều kiện gây mê hồi sức kém) không giải quyết được nguyên nhân phải dẫn lưu bể thận : dẫn lưu tối thiểu

- Thận dãn quá to cho dù đã lấy sỏi rồi nhưng vẫn sợ sau khi phẫu thuật có chảy máu ứ đọng cục máu trong thận

- Tạo hình đài bể thận

- Chấn thương, vết thương thận: điều trị bảo tồn

2. Mục đích:

- Dẫn lưu nước tiểu trừ chỉ định tạo hình đài bể thận

- Dẫn lưu máu, mủ tạo điều kiện cho liền chỗ tạo hình

3. Kỹ thuât:

- Chọn sonde: Sonde Malecot, Pezzer to nhỏ khác nhau căn cứ vào mục đích phẫu thuật, trong tạo hình dùng dây truyền dịch

- Vị trí: Đặt nhóm đài giữa vì đài trên khi đưa sonde ra dễ vào màng phổỉ có thể bẻ cong xuống nhưng thế thì lại bị cong không tốt, đài dưới thấp dễ rò

+ Không đặt từ bể thận vì dễ gây rò và hẹp

+ Khi tạo hình thì đặt sonde xuống tới tận niệu quản trên thành bụng đặt trên đường nách giữa đối chiếu trực tiếp thẳng góc với thành bụng(Trên máo chậu 2cm)

4. Điều kiện để rút dẫn lưu:

- Thời gian: 12-14 ngày

- Toàn thân không sốt, không đau, tại vết mổ khô tốt

- Nước tiểu không có máu, không có mủ, trong

- Bể thận-niệu quản-bàng quang lưu thông tốt(Đây là điều kiện quan trọng nhất)

5. Kiểm tra lưu thông: 3 cách

Kẹp thử:

- Lưu thông tốt: bệnh nhân không đau, không sốt, thận không căng, không sì dò nước tiểu qua sonde, bệnh nhân đái nhiều hơn

- Kẹp thử trong 24 h mà vẫn bình thương thì rút sonde

- Nếu sau 1-2h bệnh nhân đau tức vùng thận, sốt, vùng hố thắt lưng căng, xì dò nước tiểu qua chân sonde, số lương nước tiểu tăng ít chứng tỏ có tắc cần tháo bỏ kẹp cho sonde hoạt động trở lại

- Bán tắc: Sau kẹp 4-5 h bn đau tức vùng thận, sốt, nước tiểu xì dò qua chân sonde, nước tiểu tăng ít: mở cho sonde hoạt động trở lại

- Trong trường hợp tắc hoặc bán tắc phải tìm căn nguyên để giải quyết bàng chụp phim thường, chụp UIV

Bơm thuốc màu qua sonde kẹp thử: Thường dùng xanh methylen hoặc xanh Evans, bơm khoảng 10ml

- Lưu thông tốt: nước tiểu xanh

- Tắc: không có màu xanh

- Bán tắc : xanh nhạt

- Bơm thuốc cản quang qua sonde và chụp: Xác định rõ có tắc không và nguyên nhân gây tắc

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro