Chương 90: Cán cân nghiêng về một phía
Chương 90: Cán cân nghiêng về một phía
Trận chiến bên bờ sông Giáp Hà, hai mươi vạn đại quân triều đình tan tác như mây khói, cục diện chiến trường vì cơn cuồng phong mà hoàn toàn đảo lộn, Yên Vương cuối cùng chiếm thế thượng phong.
Một mặt, Yên Vương điều động binh mã, dự định thừa thắng xông lên, mặt khác lại dâng sớ lên cho Kiến Văn Đế ở Nam Kinh, yêu cầu bãi miễn chức quan của Tề Thái và Hoàng Tử Trừng, đồng thời nghiêm trị hai người. Dù biết Tề Thái và Hoàng Tử Trừng ở bên cạnh Kiến Văn Đế cũng chẳng phát huy được tác dụng gì, ngược lại còn thường xuyên cản trở, nhưng Yên Vương vẫn nhìn hai người bọn họ không vừa mắt.
Kiến Văn Đế ở Nam Kinh cũng nóng ruột, binh mã tinh nhuệ từ các Vệ Sở trên khắp cả nước, hầu như đều đã được điều động đi hết. Để đề phòng giặc Oa và các nước phiên bang, biên quân ở ven biển và phía Tây Nam tuyệt đối không thể động đến. Tính đi tính lại, số binh lực mà triều đình có thể điều động được đã vô cùng eo hẹp.
Trong triều từng có đại thần đề nghị Kiến Văn Đế triệu hồi Kiềm Ninh Hầu Mộc Thịnh, người đang trấn giữ Tây Nam. Mộc Thịnh từng cùng Hà Phúc thảo phạt, bình định loạn Lộc Xuyên, tinh thông binh pháp mưu lược, dưới trướng có hơn vạn binh mã thiện chiến, có thể thảo phạt Yên Vương.
Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, Kiến Văn Đế lập tức bác bỏ đề nghị này. Yên Vương khởi binh tạo phản nhưng vẫn để biên quân trấn giữ các vị trí hiểm yếu, phòng thủ những nơi quan trọng ở biên ải phương Bắc. Bản thân ngài là bậc Quân Vương, sao có thể bỏ mặc biên cương được đây?
Việc điều động binh mã từ các Vệ Sở đã làm suy yếu tuyến phòng thủ ven biển. Tháng trước, giặc Oa xâm phạm Chiết Đông, Thiên Hộ Tiền Thương Sở, Dịch Thiệu Tông, suất lĩnh binh mã xuất chiến, để lại thư từ biệt thê tử ngay trên tường thành, cùng giặc Oa quyết chiến đến chết.
"Tuyển chọn tướng tài để chống giặc xâm phạm, chiêu mộ binh sĩ để bảo vệ lê dân bách tính. Để giặc lộng hành là bất trung, bỏ rơi lê dân là bất nhân. Kẻ bất trung bất nhân, sao xứng làm bề tôi! Mà đã không làm trọn phận bề tôi, sao xứng làm người!"
Đây là khí phách của một quân nhân Đại Minh, cũng là niềm tin sắt đá của bậc nam nhi liều mình trên chiến trường để bảo vệ quê hương đất nước.
Khi triều đình nhận được tấu chương, giặc Oa đã bị đánh lui, quần thần thi nhau ca tụng Thiên Uy.
Thiên Uy ư?
Kiến Văn Đế cười khổ, Yên Vương đang tạo phản, quân triều đình liên tiếp bại trận, bản thân ngài lấy đâu ra võ công cái thế để chư quốc thần phục đây? So với những lời ca tụng vô nghĩa đó, ngài càng muốn biết, trong triều liệu còn được mấy người như "Dịch Thiệu Tông". Tuy đôi khi hành xử có phần nông nổi, nhưng không có nghĩa Chu Doãn Văn ngài là kẻ ngốc, dễ dàng bị vài lời hay ý đẹp lừa gạt.
Ngắt lời vị Tả Thị Lang Lễ Bộ đang thao thao bất tuyệt, Kiến Văn Đế nói: "Soạn chiếu, hậu táng Dịch Thiệu Tông, ban hành văn tế, cho khắc bia tưởng niệm các Vệ quân tử trận, hậu thưởng gia quyến của bọn họ."
Chiếu chỉ này không quá đáng, các đại thần đồng thanh tán thành.
Nhưng khi Kiến Văn Đế nói muốn truy phong Dịch Thiệu Tông lên hàng Bá Tước Tam Đẳng, Ngự Sử đứng trong hàng ngũ quan văn lập tức nhảy ra.
"Bệ hạ, thần khẩn xin Bệ hạ hãy thu hồi mệnh lệnh."
Một tên Thiên Hộ nho nhỏ, vốn chỉ là quan võ Ngũ Phẩm, chỉ giết vài tên giặc Oa, vậy mà lại được truy phong tước vị?! Đây là kiểu khen thưởng khôi hài gì vậy? Nếu là quan văn thì còn được, quan võ ư? Tuyệt đối không được!
Có Ngự Sử Khang Úc dẫn đầu, Hộ Khoa và Lễ Khoa Cấp Sự Trung cũng lần lượt bước ra, kiên quyết phản đối việc Hoàng đế truy phong chức tước cho Dịch Thiệu Tông.
Hậu táng, viết văn tế đều được, khắc bia, trọng thưởng ngàn vàng cũng không thành vấn đề, nhưng truy phong tước vị thì tuyệt đối không được! Sao có thể truy phong tước vị cho một tên Thiên Hộ chứ, không hợp quy củ.
Ngự Sử, Hộ Khoa và Lễ Khoa Cấp Sự Trung ưỡn ngực, lời lẽ hùng hồn, sắc mặt Kiến Văn Đế lại càng lúc càng âm trầm.
Hoạn quan đứng bên cạnh long ỷ mặt mày tái mét. Các đại thần không biết, nhưng những người hầu hạ trong cung đều rõ, tính tình của Hoàng đế không hề tốt đẹp như người đời vẫn nghĩ. Nhớ lại cảnh Kiến Văn Đế lật bàn đá ghế, hoạn quan nhìn Khang Úc và đồng bọn với ánh mắt cực kỳ mất thiện cảm, chỉ hận không thể phóng dao găm khiến bọn họ câm mồm!
Mấy vị đó nói thì sảng khoái, nhưng những kẻ hầu hạ Hoàng đế trong cung như bọn họ thì sắp gặp xui xẻo rồi.
Lão già Ngự Sử nhảy nhót hăng hái nhất kia, chúng hoạn quan nhớ kỹ ngươi rồi!
Từ đó có thể thấy, việc Đông Xưởng và Tây Xưởng do hoạn quan nắm giữ thích mời quan văn đến uống trà, trò chuyện còn nhiều hơn cả Cẩm Y Vệ, không phải không có lý do.
"Đủ rồi!"
Kiến Văn Đế quát lớn, cắt ngang lời "can gián chính trực" của các Ngôn Quan, cơn giận khiến mặt ngài đỏ bừng, nhưng giọng nói lại lạnh như băng: "Nếu các khanh có thể vì nước mà quyết chiến đến chết, Trẫm cũng sẽ truy phomg tước vị!"
"Bệ hạ!"
"Bãi triều!"
Kiến Văn Đế tức giận đến mức đau đầu, phẩy tay áo bỏ đi. Khang Úc cùng đồng bọn còn đang thao thao bất tuyệt chỉ có thể quay sang nhìn nhau, thái độ vừa rồi của Hoàng đế, lần đầu tiên bọn họ mới thấy.
Đứng trong hàng ngũ quan văn cuối cùng, Giải Tấn, Dương Sĩ Kỳ và những người khác có hơi biến sắc, nhớ tới tấu chương mà Thông Chính Ty vừa trình lên cung không lâu, trong lòng đã có tính toán. Chuyện Chiết Đông chỉ là cái cớ, căn nguyên cơn giận của Hoàng đế, e rằng vẫn nằm trên người Yên Vương.
Khang Úc và đồng bọn tám phần là bị ngài giận cá chém thớt, dù sao Hoàng đế đối với quan văn luôn nhân từ, hẳn sẽ không vì lời can gián của Ngự Sử mà nổi giận.
Suy đoán của Giải Tấn và những người khác cũng không phải là không có căn cứ.
Từ khi Kiến Văn Đế đăng cơ, địa vị của quan văn trong triều đã lấn át quan võ. Hồng Vũ Đế từng nghiêm cấm các tú tài bàn luận chính sự, khinh thường các bậc sĩ phu, vậy mà chỉ trong vòng ba năm ngắn ngủi, có giám sinh nào trong Thái Học mà không cao giọng đàm đạo triều cương? Ngay cả các tú tài trong Phủ học, Huyện học, cũng thường xuyên bình phẩm, chỉ trỏ đôi câu về triều đình.
Đa số quan văn trong triều đều vui mừng trước tình hình này, đồng hương, đồng môn, đồng niên, các loại quan hệ đan xen ngày càng rộng lớn.
Ngược lại, quan võ trong lòng có oán khí nhưng không biết trút vào đâu, chẳng lẽ lại đi tìm Hoàng đế đòi công đạo? Nhất là các bậc công thần, huân quý từ thời Hồng Vũ đến nay, bọn họ càng không thể oán trách Hoàng đế, chỉ có thể trút giận lên đám quan văn.
Không thể trách các võ tướng dưới trướng Kiến Văn Đế ngày càng nhiều người đào ngũ, chỉ có thể trách môi trường làm việc mà ông chủ cung cấp quá tệ, đãi ngộ cũng kém hấp dẫn. Bọn họ liều mình đánh trận, vậy mà còn bị đám nho sĩ hủ lậu đè đầu cưỡi cổ, lúc nào cũng bị soi mói, bị vu oan giá họa. nói bọn họ đời tư không trong sạch, lối sống thác loạn, vân vân mây mây, đổi lại là thần tiên cũng phải nổi giận.
Yên Vương đã khéo léo lợi dụng sự bất mãn của các quan võ và nhóm Công Hầu trong triều đối với Hoàng đế, thông qua tiểu cữu tử Từ Tăng Thọ làm cầu nối, liên kết với các hoạn quan trong cung, giăng một tấm lưới vô hình xung quanh Kiến Văn Đế.
Kiến Văn Đế sớm muộn gì cũng sa lưới, bị lôi xuống khỏi ngai vàng.
Ngày đó, đã không còn xa nữa.
Trở lại cung Càn Thanh, đúng như hoạn quan dự đoán, Kiến Văn Đế lập tức hất tung bàn, đá văng ghế.
Thái giám nội thị Vương Cảnh Hoằng cúi đầu khom lưng, đi theo sau Hoàng đế, luôn cảnh giác đề phòng, không để Hoàng đế làm tổn thương long thể. Hoạn quan và cung nữ trong cung đều rón rén bước đi, không dám phát ra bất cứ tiếng động nào.
"Vô liêm sỉ!"
Kiến Văn Đế lại hất đổ đèn điện, Vương Cảnh Hoằng giật mình, ra hiệu cho tiểu hoạn quan phía sau đi dò la xem rốt cuộc vừa rồi thượng triều đã xảy ra chuyện gì.
Nhìn tình hình này, chắc chắn không phải chuyện nhỏ.
Trút giận xong, sắc mặt Kiến Văn Đế cũng dịu đi đôi chút. Xoay người bước vào nội điện, lập tức có hoạn quan và cung nhân tiến lên dọn dẹp hiện trường hỗn loạn.
Vương Cảnh Hoằng cẩn thận đi theo, thấy Hoàng đế tự tay trải giấy, viết hai đạo Thánh chỉ.
Truy phong cho Thiên Hộ Tiền Thương Dịch Thiệu Tông làm Bá Tước Tam Đẳng.
Tước bỏ chức quan của Tề Thái và Hoàng Tử Trừng, lệnh cho Hữu Tư Tịch tra xét gia sản của bọn họ.
Sau khi hạ lệnh, Kiến Văn Đế lại viết một bức mật chiếu, nội dung là nói cho Tề Thái và Hoàng Tử Trừng biết, việc tước bỏ chức quan của bọn họ chỉ là để ru ngủ Yên Vương, việc tịch thu gia sản cũng chỉ làm cho có lệ. Sở dĩ, đưa hai người ra khỏi Kinh Thành là để bí mật chiêu mộ binh mã chống lại Yên Vương.
Đại bộ phận quân đội tinh nhuệ ở phương Nam đã được điều động, số còn lại không thể động đến. Kiến Văn Đế thực sự không còn cách nào khác, chỉ có thể lệnh cho hai người chiêu mộ binh mã trong dân gian.
Mật chiếu viết xong đã lập tức được niêm phong, gửi đến tay Tề Thái và Hoàng Tử Trừng trước khi Thánh chỉ được ban ra. Kiến Văn Đế tin rằng, có thể Tề Thái và Hoàng Tử Trừng năng lực không đủ, nhưng đối với ngài sẽ tuyệt đối trung thành. Giao nhiệm vụ chiêu mộ binh mã cho bọn họ, ngài có thể yên tâm.
Không yên tâm cũng chẳng còn cách nào khác, tính đi tính lại, người ngài thực sự tin tưởng chỉ có vài mạng. Không giao việc cho Tề Thái và Hoàng Tử Trừng, chẳng lẽ lại giao cho Phương Hiếu Nhụ? Phương Hiếu Nhụ học vấn uyên bác thật đấy, nhưng bàn về việc áp dụng vào thực tế, e rằng ngay cả mấy chức quan quèn ở địa phương, Phương Hiếu Nhụ cũng không theo kịp.
Kiến Văn Đế tự cho mình làm việc kín đáo, lại quên mất Thái giám nội thị đang đứng sau lưng.
Hồng Vũ Đế không cho phép hoạn quan đọc sách, chỉ cho phép một số hoạn quan biết chữ để tiện làm việc. Vương Cảnh Hoằng làm việc ở Nội Thị Giám, may mắn được vào lớp xóa mù chữ, lại thêm đầu óc thông minh, trí nhớ siêu phàm, nhanh chóng nổi bật, một bước trở thành Thái Giám chưởng quản Nội Thị Giám. Yên Vương khởi binh tạo phản, Vương Cảnh Hoằng nhanh chóng đầu hàng, trở thành nhân viên tình báo quan trọng nằm vùng bên cạnh Hoàng đế, truyền tin tức cho Yên Vương.
Ghi nhớ nội dung "mật chiếu", Vương Cảnh Hoằng lùi lại hai bước, âm thầm suy nghĩ làm thế nào để truyền tin tức ra khỏi Kinh Thành nhanh nhất. Rất nhanh, trong lòng đã có tính toán.
Kiến Văn năm thứ ba, tháng ba nhuận.
Triều đình ban bố Thánh chỉ truy phong Dịch Thiệu Tông và bãi miễn chức quan của Tề Thái, Hoàng Tử Trừng, Vương Cảnh Hoằng cũng thành công đưa tin tức ra khỏi Nam Kinh.
Nhận được tin tức, Yên Vương liên tục cười lạnh, muốn đấu trí với hắn, Hoàng đế còn non lắm!
Trong tháng đó, Yên Vương đã hạ lệnh xuất binh đánh thẳng vào Chân Định.
Chân Định thành cao hào sâu, nếu Bình An cố thủ không ra, dù miễn cưỡng đánh hạ được, tổn thất của phe mình cũng không nhỏ, chỉ có thể nghĩ cách dụ địch xuất chiến mới có thể giành chiến thắng.
Yên Vương hỏi kế các tướng, mọi người đều vò đầu bứt tai. Muốn Bình An mắc mưu không dễ, vạn nhất để lộ sơ hở, bị đối phương dùng kế "gậy ông đập lưng ông", thì rắc rối to.
Mọi người còn đang do dự, thì quân do thám ngoài thành Chân Định đến báo, mật thám trà trộn vào trong thành đưa tin ra, Bình An đã được điều đi, hiện nay người trấn thủ Chân Định là Đô Chỉ Huy Đào Minh.
Đào Minh là ai? Đừng nói là Bình An, ngay cả Vũ Định Hầu Quách Anh, Đào Minh cũng không sánh bằng, trình độ ngang ngửa với bại tướng dưới tay Yên Vương là Từ Khải.
Yên Vương vui sướng, các tướng cũng lộ vẻ vui mừng, nhao nhao lên tiếng, Bình An khó mắc mưu, nhưng Đào Minh thì tuyệt đối không vấn đề! Hoàn toàn có thể dụ địch xuất chiến, Chân Định chắc chắn thất thủ!
Mạnh Thanh Hòa cũng tích cực tham gia, thực sự là kế sách mà các võ tướng nghĩ ra quá đơn giản thô bạo, muốn thành công, vẫn phải nắm vững chi tiết.
"Bẩm Vương gia, ty chức cho rằng, có thể cho người giả làm bách tính lánh nạn, trà trộn vào Chân Định, sau đó điều quân thủ thành ra ngoài tiếp ứng, nhân cơ hội đó chiếm thành."
Yên Vương gật đầu: "Được, kế hay lắm!"
"Để cho giống thật, số người nhất định không thể ít."
Yên Vương tiếp tục gật đầu: "Đúng vậy!"
"Tốt nhất là mang theo túi lớn túi nhỏ, già trẻ lớn bé, bế theo cả hài tử thì càng tốt..."
Câu nói còn chưa dứt, trong lều lớn bỗng trở nên yên tĩnh lạ thường, phải nói là, quá mức yên tĩnh mới đúng.
Mạnh Thập Nhị Lang nhìn một vòng, bao gồm cả Yên Vương và Thẩm Tuyên, ánh mắt mọi người đều đổ dồn về phía hắn, mang theo tia sáng xanh lập lòe. Trong đầu hắn lập tức vang lên tiếng chuông báo động, đây là tình huống gì?
Yên Vương nghiêng đầu cùng Thẩm Tuyên nhỏ giọng bàn bạc vài câu, Thẩm Tuyên ban đầu lắc đầu, sau đó lại gật đầu.
Yên Vương cười lớn, vỗ vai Thẩm Tuyên: "Nhi tử của ta thật tốt!"
Sau đó quay sang Mạnh Thanh Hòa: "Kế sách của Mạnh Đồng Tri rất hay, cứ theo kế này mà làm nhất định sẽ thành công."
"Ty chức tạ ơn Vương gia!"
Rời khỏi lều lớn, Thẩm Tuyên nói với Mạnh Thanh Hòa, Yên Vương đã giao nhiệm vụ dụ địch ra khỏi thành và thừa cơ chiếm cổng thành cho y, đợi đến khi mọi thứ chuẩn bị đầy đủ thì có thể hành động theo kế hoạch.
"Chỉ Huy muốn đích thân đi sao?"
Thẩm Tuyên gật đầu, nói: "Cần Mạnh Đồng Tri đi cùng."
"Thuộc hạ tuân lệnh." Dứt khoát đáp ứng, nhưng Mạnh Thanh Hòa lại có chút do dự, suy nghĩ một chút, vẫn mở miệng nói: "Chỉ Huy, thuộc hạ chỉ cần thay y phục là được, nhưng Chỉ Huy..."
Muốn không bị người ta nhận ra, tám phần là phải thay đổi cả cái mặt mất...
Hơn nữa, khuôn mặt khó mấy cũng có thể che giấu, nhưng sát khí trên người Thẩm Chỉ Huy thì không giấu được.
Danh tiếng Sát Thần của Thẩm Tuyên quá hung tàn, hễ là quân Nam Kinh từng giao chiến với Yên quân, dù chưa tận mắt nhìn thấy, cũng đã nghe qua danh tiếng của y từ miệng các đồng liêu.
"Không sao." Thẩm Tuyên cởi bỏ khôi giáp, nới lỏng tay áo: "Ta tự có tính toán."
Vì Thẩm Chỉ Huy đã có tính toán trong lòng, Mạnh Thanh Hòa cũng không hỏi thêm nữa. Có Thẩm Tuyên đi cùng, hệ số nguy hiểm tăng cao, nhưng hệ số an toàn cũng tăng lên theo. So sánh hai bên, Mạnh Thanh Hòa càng vui vẻ hành động cùng Thẩm Tuyên.
Đêm đó, Mạnh Thanh Hòa ngủ một giấc ngon lành, còn gặp phải một giấc mộng không mấy trong sáng.
Ngày hôm sau tỉnh dậy, thấy Thẩm Tuyên đang rửa mặt.
Những giọt nước đọng trên khuôn mặt đẹp như ngọc bích, theo động tác đứng dậy của Thẩm Tuyên mà chảy xuống, lướt qua cằm và cổ, vạt áo nhiễm một mảng ướt át.
Một lúc sau, Thẩm Tuyên quay đầu lại, ánh mắt sáng như sao, nhìn lướt qua Mạnh Thanh Hòa, nhướng một bên mày, dường như có chút ngạc nhiên.
Đi đến bên giường, ngón tay thon dài lau khóe miệng Mạnh Thanh Hòa, trong mắt ánh lên ý cười: "Thập Nhị Lang thích ngắm ta đến vậy sao?"
Cúi đầu nhìn lướt qua, Mạnh Thanh Hòa xấu hổ che mặt.
Nhìn người ta rửa mặt mà cũng chảy nước miếng, còn có thể mất mặt hơn nữa không?
Đều tại giấc mơ đó!
Bên ngoài lều vang lên giọng nói của thân binh, Thẩm Tuyên đứng thẳng dậy, bầu không khí ái muội lập tức tan biến.
Rèm lều được vén lên, thân binh mang đến vài bộ thường phục.
Cầm lấy một kiện trường bào màu xám, Mạnh Thanh Hòa có chút hoài niệm. Từ khi rời khỏi nhà, áo ngắn và quan phục chưa từng rời khỏi người hắn, rất ít khi có cơ hội mặc lại loại thường phục này.
Không ngờ trường bào trong tay bỗng bị Thẩm Tuyên lấy đi, thay vào đó là một kiện váy áo nhạt màu.
Mạnh Thanh Hòa chớp mắt, rồi lại chớp mắt.
Dù nhìn thế nào, đây cũng không phải trường bào của nam tử, mà là váy áo cho nữ nhân!
Chưa kịp hỏi, lại có thân binh dẫn theo hai hài tử đến đợi trước lều.
Nhìn hài tử đang ngậm ngón tay, rồi lại nhìn Thẩm Chỉ Huy bình tĩnh ung dung, Mạnh Thập Nhị Lang lập tức hóa đá.
Ai đó nói cho hắn biết, có phải hắn lại xuyên không rồi đúng không? Hay Yên Vương và mọi người đều bị xuyên không tập thể?
Tại sao lại là váy? Tại sao lại có trẻ con? Cái kế hoạch tồi tệ này là ai nghĩ ra vậy?!
Thẩm Tuyên im lặng nhìn hắn, ý tứ rất rõ ràng.
Mạnh Thanh Hòa giật giật khóe miệng, lại che mặt.
Được rồi, là hắn nghĩ ra.
Nhưng mà, cho dù phải "ngụy trang", cũng không cần bắt một nam nhân như hắn mặc váy chứ?
Thẩm Tuyên không nói gì, thay trường bào xong, ra hiệu cho thân binh đưa hai "diễn viên nhí" xuống trước. Đợi bên ngoài lều, còn có phụ mẫu của hai đứa nhỏ, họ đều là bách tính sống gần đó, trong tộc có người thân đi lính, Yên Vương có lệnh, đương nhiên không dám không theo.
Mạnh Thanh Hòa vẫn đang cầm bộ y phục trong tay mà hậm hậm hực hực, bỗng bị Thẩm Tuyên ấn ngồi xuống giường. Ngẩng đầu khó hiểu, Thẩm Tuyên lại đưa tay xõa tóc hắn ra.
Ngón tay thon dài chậm rãi lướt qua mái tóc, tựa như lông vũ khẽ khàng lướt qua tâm can Mạnh Thanh Hòa.
Cả hai đều im lặng, trong bầu không khí tĩnh mịch, cảm xúc nào đó dường như sắp tràn ra khỏi lồng ngực, khó nói thành lời.
Mạnh Thập Nhị Lang ôm ngực, chẳng phải chỉ là mặc váy thôi sao? Vì mỹ nhân, hắn mặc là được chứ gì!
Nhớ năm xưa váy cỏ hắn còn mặc qua, việc này thì tính là gì?!
Tự trấn an xong, Mạnh Thanh Hòa vô cùng chính trực, nghiêm túc cân nhắc xem có nên đến trước lều lớn của Yên Vương hô vài câu khẩu hiệu hay không, hy sinh như vậy, dù sao cũng phải để lão đại thấy chứ. Còn việc mất mặt gì đó... Tất cả vì đại nghiệp của Vương gia, xả thân vì nước!
Kết quả, Mạnh Thập Nhị Lang không được như ý.
Thẩm Tuyên chải tóc cho hắn xong, lại sai người mang đến một bộ y phục cho nam tử.
Thay y phục xong, Mạnh Thanh Hòa hoài nghi, bộ váy trước đó, chẳng lẽ thật sự là Thẩm Chỉ Huy lấy ra để trêu hắn thôi ư?
Ra khỏi lều, Mạnh Thanh Hòa có chút bất ngờ khi thấy Dương Đạc cũng có mặt trong đội ngũ cùng đi.
(Đây là lý do anh Thẩm quay ngoắt 360 độ, mặc đồ nữ thì cũng tình thú đấy, nhưng đó là nếu éo có mặt anh Đạc=)))))))
Dương Đồng Tri mặc áo ngắn cổ tròn, bắt chéo ở vạt phải, tóc chỉ dùng vải buộc sơ, trên mặt trát bùn đất, vẫn không che giấu được vẻ tuấn tú bức người kia.
"Ty chức bái kiến Thẩm Chỉ Huy."
Dương Đạc chắp tay hành lễ với Thẩm Tuyên, binh sĩ giả làm bách tính trong đội ngũ cũng quỳ một gối: "Thuộc hạ bái kiến Chỉ Huy!"
Bách tính trong thôn đóng vai quần chúng có chút hoảng sợ, hành lễ đủ kiểu, Thẩm Tuyên tự mình đỡ một lão bá dậy, nói: "Vãn bối cảm tạ lão nhân gia đã nghĩa khí tương trợ!"
"Không dám! Không dám!!" Lão bá vội vàng xua tay, nói: "Vương gia nhân từ, phát lương cho bách tính, cả nhà lão hủ mới được sống. Làm việc cho Yên Vương Điện hạ là điều lão hủ cầu còn không được, đừng nói gì đến nghĩa khí, lão hủ không dám nhận."
Nghe lão bá nói xong, cảm xúc trong lòng Mạnh Thanh Hòa dâng trào, quay đầu nhìn về phía lều lớn của Yên Vương, mím môi, ánh mắt càng thêm kiên định.
Kiến Văn năm thứ ba, tháng ba nhuận, ngày Ất Hợi, hơn trăm bách tính chạy nạn chiến loạn ào vào thành Chân Định. Mạnh Thanh Hòa và Thẩm Tuyên trà trộn trong đội ngũ bách tính, không bị quân thủ thành phát hiện.
Vào thành, lão bá từng nói chuyện với Thẩm Tuyên chủ động xin gặp phó tướng canh cổng, nói có mật báo.
"Giặc Yên đang trưng thu lương thực trong thôn." Lão bá quỳ trước mặt phó tướng, khóc lóc nói: "Lương thực trong nhà lão hủ đều bị cướp sạch, không sống nổi nữa, chỉ có thể cầu xin trời cao phù hộ."
Mạnh Thanh Hòa giả làm tôn tử của lão bá, thừa cơ chen vào, thêm mắm dặm muối, khóc còn thảm thiết hơn cả lão bá. Vừa khóc vừa mắng Yên quân là cái loại không ra gì, lương thực và gia súc trong nhà đều bị cướp sạch, chỉ còn vài bộ y phục rách rưới, mấy cái bát vỡ, dọc đường nhai cỏ, gặm vỏ cây mới sống sót đến Chân Định.
"Tiểu nhân mệnh khổ... Cả nhà tiểu nhân đều là mệnh khổ!"
Mạnh Thập Nhị Lang khóc rất có nhịp điệu, ngay cả Lý Cảnh Long cũng từng bị lừa, một phó tướng thế kia thì sao có thể trụ được.
Dưới màn diễn xuất nhập tâm, phó tướng đã rơi lệ đồng cảm. Không còn chút nghi ngờ nào, lập tức báo cáo tình hình cho Đào Minh.
Đào Minh triệu tập mưu sĩ thương nghị, cho rằng Yên quân đi khắp nơi trưng thu lương thực, trong doanh trại chắc chắn đã trống rỗng, chính là thời cơ tốt để tập kích.
"Tướng quân cao minh!"
Lời tâng bốc của mưu sĩ và thuộc hạ khiến Đào Minh quên mất lời dặn dò của Bình An trước khi lên đường: Cố thủ thành trì, tuyệt đối không được chủ động nghênh địch, nếu không, Chân Định chắc chắn không giữ được.
Tấm lòng tốt của Bình An, dưới sự gian xảo của Yên Vương và sự ngu xuẩn của Đào Minh, cuối cùng đã đổ sông đổ biển.
Đào Minh quả nhiên trúng kế, dẫn quân ra khỏi thành tập kích doanh trại Yên quân, đâm đầu vào bẫy rập do Yên Vương bày sẵn, gặp phải Yên quân đã chờ đợi từ lâu ở sông Hô Đà, hai quân lập tức giao chiến.
Trong trận chiến, Yên Vương lại một lần nữa phát huy tinh thần dũng cảm xông pha, dẫn đầu xông lên. Không có Thẩm Tuyên kè kè bên cạnh, hắn càng chém giết hăng say.
Chu Đệ chỉ dẫn vài kỵ binh trong trận xông tới xông lui, vậy mà không có quân Nam Kinh nào dám làm gì hắn. Bị Yên Vương chém, chỉ chết một mình, lỡ chém chết hoặc chém bị thương Yên Vương, e rằng cả dòng họ sẽ bị tru di cửu tộc mất!
Lúc này, từ hướng Chân Định bốc lên cột khói đen dày đặc, đây là tín hiệu Thẩm Tuyên và những người cùng trà trộn trong thành đã chiếm được cổng thành.
Yên quân lập tức không còn kiêng dè, Chu Đệ hạ lệnh, tiếng hô xung trận vang lên rợp trời.
Đào Minh biết mình trúng kế, mất Chân Định, chức quan chắc chắn không giữ được, đầu trên cổ cũng chưa chắc yên ổn. Thà liều mạng với Chu Đệ, biết đâu còn được cái tiếng thơm sau khi chết.
Quân Nam Kinh thấy chủ soái liều mạng, cũng bộc phát ra dũng khí kinh người. Không dám bắn tên vào Yên Vương, bèn trút giận lên chiến kỳ của Yên quân, dưới làn mưa tên, lá cờ lớn bốn chữ "Đại kỳ Trung quân" của Yên Vương nhanh chóng biến thành con nhím.
Binh sĩ phụ trách phất cờ không biết nên phản ứng thế nào.
Đối thủ bị cái gì vậy? Tinh thần chiến đấu dâng cao?
Quân Nam Kinh liều mạng chiến đấu vì mạng sống, nhất thời, Yên quân lại không làm gì được bọn họ.
Nhưng trời cao dường như thật sự đứng về phía Yên Vương, lúc hai quân giao chiến ác liệt nhất, lại có một trận cuồng phong nổi lên, nhổ cả cây, bật cả nhà, thổi mạnh về phía quân Nam Kinh.
Từ sông Bạch Câu, đến Giáp Hà, rồi đến sông Hô Đà, đây đã là lần thứ ba có gió lớn trợ trận.
Chu Đệ có muốn không tin tà, không tin mình là người được trời cao phái xuống cũng không được.
Trận hình quân Nam Kinh cuối cùng cũng tan vỡ, Yên quân thừa thế truy kích, đuổi riết đến Cảo Thành, chém đầu hơn sáu vạn người. Chủ tướng Đào Minh mất tích, sau đó cũng không tìm thấy tung tích. Nhưng với tình hình lúc đó: "tiếng thơm sau khi chết" là không thể có, nhưng "vinh quang" thì chắc chắn rồi.
Quân giữ thành tan tác, Yên Vương chiếm lại Chân Định, tiện thể tiếp nhận một lượng lớn lương thảo và khí giới do quân Nam Kinh bỏ lại. Những thứ này vốn là Bình An chuẩn bị để giữ thành, qua tay Đào Minh, đều dâng hết cho Yên Vương.
Mạnh Thanh Hòa hiến kế được Yên Vương khen thưởng, Thẩm Tuyên, Dương Đạc cùng các tướng sĩ khác cũng được ban thưởng.
Lão bá và dân làng góp sức giúp kế hoạch thành công được Yên Vương thân thiết tiếp kiến, khi trở về, có binh sĩ đặc biệt đẩy xe lương thực cho bọn họ. Yên Vương lại một lần nữa mượn hoa hiến Phật, danh tiếng nhân từ càng vang xa hơn trước.
Mạnh Đồng Tri lập công trở về lều, lại thấy Thẩm Chỉ Huy đang lau trường đao.
Vỏ đao da cá mập đặt bên cạnh, thân đao phản chiếu khuôn mặt tuấn mỹ của Thẩm Tuyên.
Từ sau chuyến đi Chân Định, Thẩm Chỉ Huy hình như có hơi không đúng.
"Chỉ Huy?"
"Thập Nhị Lang và Dương Đồng Tri hình như có giao tình không tệ?"
"A?" Mạnh Thanh Hòa hơi ngẩn người: "Không thể nói là giao tình, chỉ là trước đây từng làm chung nhiệm vụ mà thôi."
"Ừm."
Thẩm Tuyên đặt khăn lau xuống, tra đao vào vỏ: "Lại đây."
Mạnh Thanh Hòa ngoan ngoãn đi tới, sau đó, miệng bị bịt kín, cổ áo cũng bị kéo mở.
Mấy ngày liền, dấu vết trên cổ Mạnh Thập Nhị Lang vẫn chưa tan.
Lúc đó, hắn cũng đã vùng lên phản kháng, kiên cường cắn trả, kết quả... Không thể nghĩ, càng nghĩ càng chua xót.
Chiếm được Chân Định, Yên Vương dẫn quân tiếp tục tấn công.
Tháng ba nhuận, ngày Quý Sửu, Yên quân chiếm được Thuận Đức, Quảng Bình.
Mùa hè tháng tư, Yên quân lại đến dưới thành Đại Danh, quan lại trong thành chủ động ra đón, nói rằng mọi người đã chờ đợi Yên Vương Điện hạ từ lâu, đều mong chờ ngày này!
Cùng tháng, Thời Thần do Kiến Văn Đế phái đi từ Kinh Thành xuất phát, mang theo Chiếu thư của Hoàng đế đến bái kiến Yên Vương.
(Thời Thần: quan thời vụ =)))))
Người đến không phải ai khác, chính là Cao Nguy.
Lúc đó, nghe tin Hoàng đế muốn phái sứ thần đến Bắc Bình, văn thần võ tướng trong triều đều nhao nhao cáo bệnh. Lý do muôn hình vạn trạng, chỉ có những điều Kiến Văn Đế chưa từng tưởng tượng tới, chứ không có gì mà các đại thần không dám tấu, mục đích chỉ có một, kiên quyết không để Hoàng đế bắt được!
Yên Vương là người dễ nói chuyện chắc?
Nếu đã đi, mười phần thì hết tám chín phần không trở lại được.
Kiến Văn Đế tức giận, nhưng cũng không làm gì được đám người này.
Chỉ mặt gọi tên trực tiếp phân công? Văn thần trực tiếp ngất xỉu, võ tướng khóc lóc tại chỗ, thần ngu muội, không đảm đương được trọng trách, Bệ hạ vẫn nên chọn người tài giỏi khác đi.
Phương Hiếu Nhụ chủ động xin đi, Kiến Văn Đế lắc đầu như trống bỏi, vị này và Yên Vương tuyệt đối không thể nói chuyện được. Phái họ Phương đi sứ Bắc Bình, đừng mơ đến việc trì hoãn thời gian, nói không chừng sẽ kích thích Yên Vương lập tức vác đao thẳng tiến Nam Kinh cũng nên.
Phải thừa nhận, mặc dù đa phần thời gian, đầu óc của Kiến Văn Đế hơi có vấn đề, nhưng đối với Phương Hiếu Nhụ, ngài vẫn nhìn nhận khá chuẩn xác.
Nghĩ tới nghĩ lui, tìm kiếm trong số các đại thần, cuối cùng, Cao Nguy đang đóng cửa tự kiểm điểm ở phủ đã lọt vào tầm mắt của Hoàng đế.
Người này từng chủ động đi sứ Bắc Bình, quan hệ với Yên Vương thật sự khó mà nói rõ ràng.
Phái Cao Nguy đi, cho dù không lập công thì chắc cũng không chọc đến Yên Vương đâu đúng chứ?
Vì vậy, Kiến Văn Đế đập bàn quyết định, chính là ngươi!
Cao lão tiên sinh nằm liệt giường rốt cuộc cũng được nghe thánh âm một lần, không ngờ lại là "trọng trách" như vậy.
Nhớ lại những gì đã trải qua trong Yên Vương phủ, lão tiên sinh suýt nữa lăn ra ngất xỉu. Không phải giả vờ ngất xỉu, mà là thật sự ngất xỉu.
Nhưng Thánh chỉ đã ban xuống, Cao Nguy muốn từ chối cũng không được.
Vì Hoàng đế còn muốn dùng mình, Cao lão tiên sinh lau nước mắt, dậm chân, chẳng phải chỉ là đi sứ Bắc Bình lần hai thôi sao? Lão ta không sợ!
Cao lão tiên sinh mang theo Chiếu thư của Hoàng đế thẳng tiến Bắc Bình, cuối cùng gặp được Yên Vương ở Đại Danh.
Lúc đó, Yên Vương đang cùng thuộc hạ bàn bạc, chuẩn bị tiến binh đánh Chương Đức.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro