Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Chương 88: Lật ngược thế cờ

Chương 88: Lật ngược thế cờ

Năm Kiến Văn thứ ba, tháng giêng, ngày Tân Dậu, theo lệ cũ thời Hồng Vũ, Kiến Văn đế lập đàn làm lễ tế cáo thiên địa ở Tông miếu, rồi nhận lễ bái triều hạ của bá quan văn võ ở điện Phụng Thiên.

Ngày Tân Mùi, tiếp tục lập đàn tế thiên địa ở Nam Giao.

Ngày Đinh Sửu, tế bái Thái Miếu, báo tin thắng trận ở Đông Xương.

Quỳ trước linh vị của Thái Tổ Cao Hoàng đế, Kiến Văn đế rơi lệ lã chã. Cái chức Hoàng đế này, đúng là không phải ai cũng làm được. Từ ngày đăng cơ đến nay, chẳng có ngày nào Kiến Văn đế được yên ổn, quanh đi quẩn lại chỉ toàn thấy chuyện phiền lòng. Sách lệnh tước phiên Vương tiến hành không được thuận lợi, Yên Vương dấy binh tạo phản, phất cao ngọn cờ Tĩnh Nam. Các đại thần trong triều thì ngày ngày tranh cãi, khiến cho bầu không khí mù mịt chướng khí. 

Từ Cảnh Bình Văn đến Lý Cảnh Long, từ Bình An cho đến Quách Anh, Ngô Kiệt, Du Thông Uyên... từng vị tướng lĩnh mang theo hy vọng của Kiến Văn đế xuất chinh, nhưng chiến báo đưa về chỉ toàn là bại trận.

Yên Vương võ nghệ cao cường, lại như được thần phật phù trợ, giúp hắn gian lận, mỗi lần xuất chiêu đều hất cho Kiến Văn đế ngã lăn quay, đầu óc choáng váng đến thất điên bát đảo. Trước mặt Yên Vương, Kiến Văn đế chẳng khác nào con chim non yếu ớt, tôn nghiêm Đế Vương bị chà đạp không thương tiếc.

Nghĩ đến chuỗi ngày uất ức, Kiến Văn đế càng khóc càng đau lòng, không kìm được mà thầm oán trách với Hồng Vũ đế: Chu Đệ thật bất nghĩa, dùng nắm đấm đánh người chưa đủ, còn muốn thao túng dư luận! Trẫm cẩn thận vun đắp hai mươi mấy năm trời, gây dựng tiếng thơm là nhân hậu, vị tha dễ dàng lắm sao? Ấy vậy mà lão thúc thúc mặt dày kia lại giương cao ngọn cờ "Tĩnh Nan", tìm mọi cách bôi nhọ Trẫm. Lại còn hai lần phát lương thực, được bách tính khắp nơi ca tụng nhân từ. Đáng giận hơn, số lương thực đó vốn không phải của hắn, mà là cướp của Trẫm!

Có ai vô sỉ, ức hiếp người ta trắng trợn đến mức đó không?

Lúc mới lên ngôi, còn có hai nước phiên bang phái sứ thần đến chúc mừng, tuy không hoành tráng bằng thời Hồng Vũ, nhưng cũng coi như có chút an ủi. Thế mà từ khi Yên Vương tạo phản, đến bóng dáng sứ thần cũng chẳng thấy. 

Hai nước phiên bang trắng trợn coi thường, chẳng coi lễ nghi ra gì, ngay cả phái sứ thần đến giải thích cũng không có, khiến lửa giận và uất ức trong lòng Chu Doãn Văn dâng trào cao đến mức không lời lẽ nào có thể tả xiết.

Hoàng thân quốc thích và bá quan văn võ cùng tham gia tế lễ, thấy Hoàng đế khóc thương tâm như vậy, lâp tức hiểu lầm là do ngài đang xúc động, nhớ đến Thái Tổ Cao Hoàng đế, không khỏi cảm thán: "Hoàng thượng quả là người nặng tình, coi trọng chữ hiếu!"

Hàn Lâm Học Sĩ Phương Hiếu Nhụ lập tức quyết định sẽ viết một bài văn ca ngợi lòng hiếu thảo của Hoàng đế. Nhân tiện, cũng viết thêm một bài hịch, vạch trần bộ mặt thật của Yên Vương. Hai bài viết cùng lúc truyền khắp thiên hạ, nhất định sẽ khiến mọi người thấy rõ bộ mặt thật của phản tặc Chu Đệ.

"Cái gì mà phiên vương nhân từ? Chỉ tuân theo di huấn của Thái Tổ Cao Hoàng đế mới phất cao ngọn cờ Tĩnh Nan chứ? Chu Đệ chính là kẻ tạo phản, vì tư lợi mà gây ra binh đao loạn lạc!" Phương Hiếu Nhụ nghiến răng nghiến lợi, trong lòng đã có sẵn bản thảo cho hai bài văn.

Trước linh vị, sau khi kể lể với Hồng Vũ đế những việc làm bất nghĩa, vô sỉ của Hoàng thúc Chu Đệ, Kiến Văn đế chuyển giọng, bắt đầu báo tin thắng trận Đông Xương.

Trận Đông Xương đã thắp lên một tia hy vọng mới cho Kiến Văn đế. Yên Vương cũng không phải bất khả chiến bại, dù bị đánh cho bầm dập, nhưng nếu tìm được người giúp đỡ, Chu Doãn Văn vẫn có thể lật ngược tình thế!!

Nắm đấm không được thì dùng chân đá.

Đá không được thì dùng gạch đập.

Với chiến thắng ở Đông Xương, Kiến Văn đế tin rằng, thắng lợi cuối cùng sẽ thuộc về ngài!

Nghĩ đến việc có thể đập chết lão thúc phụ luôn khinh thường mình, động chút là lại vả cho mình mấy cái bạt tai, nước mắt Chu Doãn Văn càng rơi lã chã như mưa.

Quá mức kích động rồi!

Cảnh tượng tốt đẹp như vậy, đến khi nào mới thành hiện thực đây?

Thái Tổ Cao Hoàng đế ở trên trời có linh, xin hãy chỉ điểm cho tôn tử!

Nếu Chu Nguyên Chương thực sự linh thiêng, liệu ông ấy sẽ nghĩ gì về việc này? Chỉ có bản thân Chu Nguyên Chương mới biết được.

Trong khi Kiến Văn đế đang khóc lóc trước linh vị Hồng Vũ đế, Yên Vương ở Bắc Bình cũng chẳng ngồi yên.

Ăn Tết thì ăn Tết, tạo phản thì tạo phản. Ăn Tết hoàn toàn không hề ảnh hưởng đến việc đánh trận, cũng không ảnh hưởng đến việc gây phiền phức cho quân Nam Kinh.

Đô Đốc Bình An đóng quân ở Chân Định là người đầu tiên bị nhắm đến.

Quân triều đình đóng quân trên đất của Chu Đệ sao? Tuyệt đối không thể chấp nhận!

Chu Đệ triệu tập mưu sĩ và tướng lĩnh, nghiến răng nghiến lợi: "Phải cho thằng nhãi phản bội đó một bài học!"

Khi Kiến Văn đế lên điện Phụng Thiên nhận lễ bái triều hạ của bá quan văn võ, Yên Vương đã phái Dương Đạc và Trịnh Hanh dẫn quân đánh hạ Uy Huyện.

Khi Kiến Văn đế đang khóc lóc ở Thái Miếu báo tin thắng trận Đông Xương, Yên quân đã càn quét sạch Thâm Châu.

Tuy võ nghệ Bình An tuy cao cường, nhưng cũng không phải thần thánh. Quân Nam Kinh tuy đông, nhưng tướng lĩnh tầm thường, nào phải đối thủ của Dương Đạc, Trịnh Hanh. Chỉ vài hiệp đã bị chém ngã ngựa. Tướng chết, binh sĩ mất đi khí thế, lập tức tan rã. 

Vài trận đánh như vậy khiến cho Đô Đốc Bình An bận rộn đến mức không có cả thời gian cạo râu, dù Bình An có nhanh nhẹn đến mấy, dũng mãnh đến mấy, chiến mã cũng không thể nào đạt được tốc độ ngang ngửa như xe cứu hoả, ở đâu thất thủ là chạy ngay đến đó ứng cứu!!

Lắm lúc, nhận được tin cầu cứu, vội vàng chạy đến nơi, Yên quân đã vơ vét sạch sẽ, cao chạy xa bay. Chỉ còn lại xác chết la liệt và tiếng kêu rên thảm thiết của thương binh.

Lương thảo, khí giới tích trữ ở khắp nơi đều bị cướp sạch, không cướp được thì bị đốt trụi. Thậm chí Yên quân còn vô liêm sỉ đến mức, cướp lương thảo của quân Nam Kinh xong lại khua chiêng gõ trống báo cho bách tính biết, Yên Vương lại phát lương thực ở đâu đó, mau đến, kẻo muộn thì một hạt thóc cũng chẳng còn!!

Dù e ngại chiến trường còn khói lửa, nhưng bách tính các nơi vẫn không cưỡng lại được sức hấp dẫn của lương thực, dưới sự giúp đỡ của Yên quân, đã vét sạch kho lương của quân Nam Kinh.

Khiêng lương thảo mà vẫn giữ được hàng lối chỉnh tề, quả thật là trật tự đâu ra đấy.

Suốt một tháng trời, Bình An cứ bận rộn ngược xuôi. Nhìn kho lương trống rỗng, Bình An tức giận cắm mạnh trường thương xuống đất.

Chưa bao giờ đánh trận nào mà uất ức đến thế này!!

Đây mà gọi là quân đội sao? Có khác gì phường giặc cướp không cơ chứ!

Nhận được chiến báo, Thịnh Dung cũng chẳng nghĩ ra được giải pháp nào hay để giải quyết vấn đề. Hà Bắc là địa bàn của Yên Vương. Lúc mới khai chiến, Cảnh Bình Văn có thể giữ được Chân Định là nhờ binh lực của Yên Vương còn yếu. Giờ đây, Yên Vương đã nắm trong tay ba tỉnh, lại được Ninh Vương và Tấn Vương ủng hộ, thế lực lớn mạnh, có thể dẫn quân đánh thẳng vào Sơn Đông. Muốn đóng cọc ngay trong địa bàn của Chu Đệ ư, nào có dễ dàng như vậy?

Điều duy nhất Thịnh Dung có thể làm là điều thêm viện binh, tiếp tế thêm lương thảo cho Bình An. Cố gắng cầm cự đến tháng ba, khi đó triều đình tập hợp đại quân, mới có thể cùng Yên Vương quyết chiến một trận sống mái.

Bình An bất lực, chỉ đành nghiến răng chịu đựng.

Không còn cách nào khác để đối phó với kỵ binh du kích của Yên quân, Bình An đành chủ động từ bỏ các châu huyện lân cận, cố thủ thành Chân Định, không cho Yên quân bất kỳ cơ hội nào để tấn công.

Hễ gặp kỵ binh du kích của Yên quân, lập tức dùng gấp hai, gấp ba quân lực vây đánh, hỏa khí, cung nỏ đồng loạt tấn công. Dương Đạc và Trịnh Hanh dẫn đầu kỵ binh cũng khó lòng hành động tự do như trước, không chiếm được chút tiện nghi nào.

Yên Vương triệu phần lớn kỵ binh du kích về Bắc Bình, chỉ để lại một số nhỏ ở ngoài thành Chân Định do thám tình hình. Hành động này cũng như một lời cảnh cáo gửi đến cho Đô Đốc Bình An: Ngươi có đi ngủ cũng phải đề phòng, biết đâu ngày nào đó bổn Vương nổi hứng, đến ngoài thành Chân Định thử nghiệm uy lực của loại hỏa pháo mới nhất, cho ngươi được vinh dự chứng kiến đầu tiên!

Đứng trên tường thành, Bình An tay đặt lên chuôi đao, nhìn đội kỵ binh của Yên quân bên ngoài, ánh mắt trầm tư.

"Đô Đốc?"

"Truyền lệnh cho quân phòng thủ, nếu có quân do thám tới gần, chỉ dùng cung tên xua đuổi, không cần xuất thành nghênh chiến."

"Nhưng..." Như vậy chẳng phải là dung túng cho địch sao?

Bình An quay đầu lại, ánh mắt lạnh lẽo nhìn thẳng vào viên phó tướng, sát khí bức người khiến hắn ta không dám dị nghị thêm.

"Mạt tướng tuân lệnh!"

Nhất cử nhất động của thành Chân Định đều không thể qua mắt Yên Vương. Gõ nhẹ đầu gối, Chu Đệ nhíu mày suy nghĩ.

"Tiểu tử Bình Bảo Nhi làm vậy là có ý gì?"

Đạo Diễn mân mê chuỗi tràng hạt, niệm một tiếng Phật hiệu: "Vương gia, Bình Đô Đốc là người thông minh."

"Thông minh ư? Thằng nhãi khốn kiếp đó?"

"Bình Đô Đốc chắc có ý muốn bày tỏ lòng hòa hảo, Vương gia có thể nhân cơ hội này ban ơn, có thể tha thứ thì nên tha thứ."

Yên Vương không nói gì. Trận Đông Xương đại bại, Trương Ngọc tử trận, hắn đã hận Thịnh Dung và Bình An đến tận xương tủy.

Tha thứ ư? Hắn càng tin vào đạo lý của phụ Hoàng hơn, đã không làm thì thôi, phàm đã làm, phải làm cho triệt để, diệt cỏ tận gốc.

"Vương gia, nên lấy đại cục làm trọng."

Yên Vương rất không có uy nghi mà đảo mắt.

Đạo Diễn khẽ mỉm cười, biết rằng Yên Vương đã đồng ý với lời ông ấy nói.

Tuy nhiên, ý đồ thực sự của Bình An, bọn họ vẫn cần phải quan sát thêm một thời gian.

Nếu chỉ là kế hoãn binh, thì phải tính toán lại.

Khói lửa chiến tranh ở Hà Bắc tạm lắng, Thịnh Dung ở Sơn Đông chuyên tâm luyện binh bố trận, Yên Vương cùng Đạo Diễn bắt đầu lên kế hoạch tấn công vào mùa xuân. Còn ở Nam Kinh, Kiến Văn đế lại đột nhiên nổi hứng, ban ra một đạo chiếu chỉ khiến các đại thần trong triều bất mãn.

Tề Thái và Hoàng Tử Trừng, những kẻ bị cách chức vì loạn Tĩnh Nan của Yên Vương đã được phục chức. Thiết Huyễn được thăng làm Binh Bộ Tả Thị Lang.

Chiếu chỉ vừa ban xuống, cả triều đình lập tức xôn xao.

Những Ngôn Quan từng dâng sớ tố cáo Thiết Huyễn đức hạnh có vấn đề đều lên tiếng phản đối. Một kẻ như vậy sao có thể đảm đương trọng trách của Binh Bộ Tả Thị Lang được cơ chứ?

Việc phục chức cho Tề Thái và Hoàng Tử Trừng đã hoang đường lắm rồi. Chẳng có chút công lao nào, chỉ toàn gây họa, để bọn họ phục chức, rõ ràng là đang khiêu khích Yên Vương: Trẫm không sợ ngươi, có bản lĩnh thì ngươi đánh thẳng đến Nam Kinh đi!

Đây là khiêu khích, mười phần chính là khiêu khích!

Hoàng thượng là đang cảm thấy Yên Vương tạo phản còn chưa đủ khí thế, chưa đủ mạnh mẽ sao? Nên mới cho Yên Vương động lực?

Phủ Ngụy Quốc Công.

Từ Huy Tổ đặt bút xuống, trầm tư hồi lâu, cuối cùng thở dài một tiếng, đốt tờ tấu chương vừa viết, ném vào lò lửa, tro bụi bốc lên mù mịt.

Mới chỉ một trận thắng mà Kiến Văn đế đã hành xử như vậy, Từ Huy Tổ thật sự không còn gì để nói, ngoài thất vọng thì cũng chỉ còn lại thất vọng.

Từ Huy Tổ có thể khẳng định, những lời can gián tâm huyết của mình còn không bằng một câu nói bậy bạ của Tề Thái và Hoàng Tử Trừng. Thà đốt đi cho thanh thản, còn hơn dâng lên chuốc lấy phiền muộn.

Hoàng đế nếu muốn dùng người Ngụy Quốc Công này, tự nhiên sẽ phái ông dẫn binh xuất chinh.

Nếu Hoàng đế không dùng, Từ Huy Tổ cũng chẳng muốn tự chuốc lấy nhục nhã.

Trái ngược với vẻ u ám của Từ Huy Tổ, Từ Tăng Thọ lại tươi cười rạng rỡ. Chiếu chỉ của Hoàng đế vừa ban xuống, hắn ta càng lui tới phủ Tào Quốc Công và phủ Cốc Vương ở Kinh Thành nhiều hơn. Thiệp mời gửi đến phủ Trường Hưng Hầu Cảnh Bình Văn cũng rất ít khi bị trả lại. Nghe Tào Quốc Công Lý Cảnh Long than thở bất mãn vì Hoàng đế dù phục chức cho Hoàng Tử Trừng, lại vẫn bắt hắn ta đóng cửa tự kiểm điểm, Từ Tăng Thọ biết, thời cơ đã chín muồi.

"Nếu đã vậy, sao Cửu Giang huynh không dâng sớ lên cho Bệ hạ, mong lập công chuộc tội?" Lời nhắc nhở có vẻ "thiện ý" của Từ Tăng Thọ khiến Lý Cảnh Long lần nữa nhen nhóm hy vọng.

Một bản tấu sớ dài, văn phong hoa mỹ, đầy tình cảm nhanh chóng được Thông Chính Ty đóng dấu thông qua, trình lên Hoàng đế.

Tấu sớ được trình lên đúng thời điểm, dù Hoàng Tử Trừng kịch liệt phản đối, nhưng niệm tình thân thích, Kiến Văn đế vẫn tha thứ cho Lý Cảnh Long, cho phép hắn ta không cần tiếp tục đóng cửa tự kiểm điểm nữa, đồng thời bổ nhiệm hắn làm tướng lĩnh trấn thủ Kim Xuyên Môn.

Ý nghĩ của Kiến Văn Đế rất đơn giản, Lý Cảnh Long đánh trận không được, cho hắn ta đi trấn thủ cổng thành, việc nhẹ cỡ này, chắc hắn ta cũng làm được chứ, đúng không? Đáng tiếc, ân huệ mà Kiến Văn đế ban cho, trong mắt Lý Cảnh Long lại là khinh thường tài năng của hắn ta, khiến hắn ta tích tụ một bụng đầy oán khí.

Từ Chủ Soái thống lĩnh mấy chục vạn đại quân, nay lại bị giáng xuống làm tướng lĩnh trấn thủ cổng thành, sự chênh lệch về mặt tâm lý thật khó mà nói nên lời.

Đường đường là Quốc Công mà lại đi canh giữ cổng thành? Thà cứ để hắn ta tiếp tục đóng cửa tự kiểm điểm còn hơn.

Thấy Hoàng đế trọng dụng lại Hoàng Tử Trừng và Lý Cảnh Long, Cao Nguy, người đã bị Mạnh Thanh Hòa hãm hại, cũng thử dâng sớ, nhưng lại như đá chìm đáy biển, không một chút tin tức hồi âm.

Cao lão tiên sinh vô cùng buồn bã, không khỏi ngắm trăng rơi lệ, sầu não bi thương, rồi lâm bệnh, nằm liệt giường. Cho dù lúc này Hoàng đế muốn trọng dụng Cao Nguy cũng không thể được nữa.

Những biến động ở thành Nam Kinh đều được truyền đến Bắc Bình không sót bất cứ một chuyện gì. Yên Vương quyết định thêm dầu vào lửa, tự tay viết sớ, liệt kê tội trạng của Tề Thái và Hoàng Tử Trừng, khẳng định hai kẻ này là gian thần bất trung bất nghĩa, việc để họ phục chức là sai lầm nghiêm trọng, chắc chắn sẽ gây loạn triều cương.

Hoàng đế không nghe lời khuyên can, cứ khăng khăng làm theo ý mình, đúng là dấu hiệu của hôn quân!

Cuối bài viết, Yên Vương trịnh trọng viết, nếu Hoàng đế không lập tức sửa sai, lần nữa phế bỏ chức quan của hai kẻ đó, đày ra biên ải, với tư cách là Hoàng thúc của Hoàng đế, vì giang sơn xã tắc, Chu Đệ sẽ không tiếp tục đánh nhỏ đánh lẻ nữa, nhất định sẽ dẫn binh đánh thẳng vào Nam Kinh, Thanh Quân Trắc!

"Thần nào muốn làm đến nước này nhưng thực sự không còn cách nào khác, chỉ có thể noi gương Chu Công phò tá Thành Vương, lập lại triều cương trong sạch."

Tóm lại, Hoàng đế không nghe lời can gián, trọng dụng gian thần, chắc chắn sẽ nguy hại đến triều cương, xã tắc. Vì lê dân bách tính, Chu Đệ buộc phải đánh vào Nam Kinh!

Bản tấu sớ này được trình lên, sắc mặt của Kiến Văn đế sẽ đặc sắc đến mức nào, có thể tưởng tượng được.

Bầu trời Kinh Thành chỉ vừa trong xanh được mấy ngày, lại một lần nữa mây đen giăng kín.

Thịnh Dung đang luyện binh ở Sơn Đông nhận được thánh chỉ, Hoàng đế nói, muốn lương thảo cho lương thảo, muốn hoả khí sẽ cho hoả khí, muốn người cho người, nhất định phải đánh bại Chu Đệ trong trận quyết chiến mùa xuân năm sau.

Thịnh Dung cười khổ, Hoàng đế đã quyết tâm đến thế, vậy có thể thu hồi lại mệnh lệnh không được giết thân thích lúc trước không? Nếu không, binh sĩ có liều mạng cũng không thể bắt được Yên Vương.

Chỉ cần Yên Vương vẫn bình an vô sự, hắn vẫn có thể dẫn các tướng lĩnh dưới trướng tiếp tục tạo phản, sự nghiệp Tĩnh Nan của Chu Đệ sẽ không bao giờ dứt.

Nghĩ thì nghĩ vậy, nhưng lại không dám nói, cũng không thể nói. Chỉ có thể bấu chặt bắp đùi, lĩnh chỉ tạ ơn.

Bất kể có bắt được Yên Vương hay không, vẫn phải tiếp tục luyện binh, tiếp tục đánh trận. Còn thắng hay bại, đành phải nghe theo ý trời vậy.

Thành Bắc Bình.

Thẩm Tuyên hồi phục rất nhanh, tháng giêng đã có thể xuống giường đi lại. Ngược lại, tuy vết thương của Chu Cao Hú nhẹ hơn, nhưng do trúng độc nên hồi phục chậm hơn.

Trừ khi đến phiên trực, phần lớn thời gian Mạnh Thanh Hòa đều quanh quẩn bên cạnh Thẩm Tuyên.

Lưu đại phu bắt mạch, hắn đứng nhìn.

Y hộ thay thuốc, hắn đứng canh.

Thẩm Tuyên ăn cơm mặc áo, hắn cũng phải giúp một tay.

Lý do rất đường hoàng, Thẩm Chỉ Huy bị thương nặng, thuộc hạ nên tận tâm tận lực chăm sóc.

"Khi ta bị thương trong quân, đều nhờ Thẩm Chỉ Huy chiếu cố, nay chẳng qua là báo đáp đôi chút."

Nói dối mà không chớp mắt, cũng thật sự không hề đỏ mặt.

Mạnh Thanh Hòa gãi gãi cằm, không còn cách nào khác, hậu quả của việc nói ra sự thật, hắn khó mà tưởng tượng, vẫn là lời nói dối thiện ý sẽ dễ được chấp nhận hơn.

Binh sĩ Yên Sơn Hậu Vệ đều bị Mạnh Thanh Hòa làm cho cảm động, Mạnh Đồng Tri quả nhiên là người trọng tình trọng nghĩa, đúng là nam tử hán đại trượng phu!

Yên Vương cũng khen Mạnh Thanh Hòa là người nhân nghĩa, biết nhớ ơn, không quên báo đáp, Yên Vương phi cũng ban thưởng không ít.

Chỉ có hoà thượng Đạo Diễn không nói một lời, nhìn Mạnh Thập Nhị Lang bận rộn tới bận rộn lui, vừa gõ mõ vừa cười đầy ẩn ý.

Mấy lần như vậy, về sau, Mạnh Đồng Tri vừa thấy Đạo Diễn sẽ lập tức tránh đi, thật sự là nụ cười của hòa thượng quá mức đáng sợ.

Chu Cao Hú nằm trên giường, Chu Cao Toại nhàn rỗi không có việc gì làm, không thể theo quân xuất chinh, bảo theo Thế tử xử lý chính sự, Chu Cao Toại lại không muốn, bèn bám lấy Mạnh Thanh Hòa.

Danh nghĩa là đến thăm nghĩa huynh Thẩm Tuyên mới được phụ Vương nhận, tiện thể thảo luận binh pháp với nghĩa huynh. Thực chất là muốn nghe Mạnh Thanh Hòa kể chuyện Tây dương.

Chu Cao Toại vẫn luôn nhớ đến lão nhân thần bí mà Mạnh Thanh Hòa nhắc đến, cũng muốn lập bia cho lão nhân đó. Đáng tiếc, chưa kịp thỉnh cầu Yên Vương, đã bị Yên Vương phi bác bỏ.

Yên Vương phi là nữ trung hào kiệt, kiến thức của nàng đương nhiên hơn người.

Thân phận lão nhân đó không rõ ràng, ngay cả tên họ thật cũng khó mà xác định. Người như vậy làm sao có thể lập bia? Ngày sau nếu thật sự tìm được loại cây trồng mà lão nhân đó nhắc đến, khi đó đi tìm danh phận cho ông ấy cũng chưa muộn. Nghe Chu Cao Toại thuật lại, đất đai hải ngoại và các loại cây trồng có năng suất cao dường như là thật. Nếu đã có các nước phiên bang như Chân Lạp, Java, vậy thì châu Mỹ, nơi sản sinh ra khoai tây, ngô, hẳn cũng tồn tại.

Nếu có thể tìm được khoai tây, ngô, đó chính là chuyện tốt, tạo phúc cho thiên hạ.

Chỉ là, chuyện này cần phải bàn bạc kỹ lưỡng, hiện tại cũng chưa phải là thời điểm tốt nhất.

Nghe lời dạy bảo của Yên Vương phi, Chu Cao Toại trong lòng ngộ ra, nhớ đến chuyện Mạnh Thanh Hòa nhắc đến việc gây dựng sự nghiệp mới, càng thêm có hảo cảm với hắn.

Vì vậy, Mạnh Thập Nhị Lang vừa chăm sóc Thẩm Chỉ Huy, vừa phải tốn sức ứng phó với Chu Cao Toại. May mà Thế tử không bắt hắn làm việc nữa, nếu không hắn thật sự không biết phải sống sao.

Nhìn Thẩm Chỉ Huy uống thuốc xong, Mạnh Thập Nhị Lang nhanh nhạy nhận ra tình hình không ổn, lập tức lùi lại một bước, nhưng vẫn bị Thẩm Tuyên giữ chặt eo, kéo vào lòng, nếm trải một chút vị đắng.

Từ khi Thẩm Tuyên tỉnh lại, mỗi lần uống thuốc đều phải cùng hắn trải qua một màn như vậy.

Dùng lời nói phản kháng? Hoàn toàn không có hiệu lực.

Dùng vũ lực? Mỗi lần đều bị trấn áp, huống hồ, với võ công của hắn, làm sao có thể là đối thủ của Thẩm Tuyên.

Thương lượng bằng lời lẽ tốt đẹp, kết quả rất có thể sẽ bị kéo vào lòng sờ soạng.

Trong những ngày tháng chăm sóc vết thương cho Thẩm Chỉ Huy, cảm xúc sâu sắc nhất của Mạnh Thanh Hòa chính là: Thẩm Chỉ Huy giống như một con sói đầu đàn, còn hắn chỉ là miếng thịt nằm ngay bên miệng sói. Chẳng hiểu vì sao, miếng thịt này vẫn chưa bị xé nát nuốt trọn, mà chỉ mới bị nếm thử hương vị vài ba hôm, dường như con sói vẫn đang cân nhắc xem nên bắt đầu gặm từ đâu mới là ngon nhất.

Sờ lên bả vai còn lưu lại dấu răng, Mạnh Thập Nhị Lang vô thức rùng mình.

Sống hai đời, đây là lần đầu tiên hắn có cảm giác này.

Chênh lệch sức mạnh đôi bên quá rõ ràng, cổ tay bị siết chặt, toàn thân bị khóa cứng, nhìn vào đôi mắt đen láy kia, chỉ còn lại sự hoảng hốt.

Phải thừa nhận, cảm giác này khiến người ta không nhịn được mà run rẩy.

Nhìn thân hình vẫn gầy gò của mình, hắn đành phải thừa nhận, bản thân chỉ có thể run rẩy mà thôi.

Thẩm Tuyên nghiêng đầu, cọ nhẹ vào má Mạnh Thanh Hòa, ngón tay nâng cằm hắn lên: "Thập Nhị Lang đang nghĩ gì vậy?"

"Nghĩ đến rất nhiều chuyện." Mạnh Thanh Hòa thuận theo lực đạo ở cằm ngẩng đầu lên, thấy mỹ nhân đang cúi xuống nhìn mình: "Chỉ Huy, vết thương của ngài vẫn chưa lành hẳn."

"Ta biết." Thẩm Tuyên lại mổ nhẹ lên môi Mạnh Thanh Hòa, thấy hắn nhíu mày vì vị đắng của thuốc, lập tức bật cười thành tiếng.

"..." Đây là trêu chọc hay là chỉ muốn bắt nạt hắn vậy?

Nghĩ thế nào cũng thấy khả năng thứ hai cao hơn.

Trong lòng chua xót, Mạnh Thập Nhị Lang lại nhớ đến thân hình cường tráng của kiếp trước.

Nhưng tiếc thay, nhớ nhung cũng chỉ là nhớ nhung.

Ô hô ai tai!!

Đang buồn bã, bỗng nghe thấy tiếng Chu Cao Toại từ ngoài cửa vọng vào, Mạnh Thanh Hòa vội vàng đứng dậy, nhưng cánh tay đang siết chặt eo hắn vẫn không hề nhúc nhích.

"Chỉ Huy?"

Thẩm Tuyên cúi đầu, gương mặt sáng như ngọc mang theo nụ cười mê người: "Sẽ có một ngày, Thập Nhị Lang phải quen với điều này."

(Ý anh Tuyên là công khai hết, ai cũng biết thì việc đách gì mà lo. =))))))

Quen.... ư?

Mạnh Thanh Hòa có chút ngây người, thậm chí quên cả giãy giụa.

Đầu ngón tay luồn vào cổ áo, kéo ra một đoạn dây gấm, đưa lên môi, đôi mắt đen như bầu trời đêm đối diện thẳng với mắt Mạnh Thanh Hòa: "Thập Nhị Lang chưa từng nghĩ đến sao?"

Chu Cao Toại đã đến cửa, tiếng cửa kẽo kẹt mở ra vang lên bên tai ngày càng lớn.

Mạnh Thanh Hòa hé miệng, nhưng không thể phát ra tiếng, hắn có chút sợ hãi.

Cuối cùng Thẩm Tuyên cũng buông tay, nhìn Mạnh Thanh Hòa, đôi đen lóe lên ý cười, nhân lúc vẫn bị bình phong che khuất, lại mổ nhẹ lên chóp mũi hắn: "Ta muốn cùng Thập Nhị Lang đầu bạc răng long, ý nghĩa của mấy lời này, Thập Nhị Lang thật sự hiểu rõ chứ?"

(Ý là công khai thành thân đó. Dù anh là dân cổ đại thì anh cũng nói không với mờ ám.=))))))))

Bên ngoài bình phong, Chu Cao Toại hào hứng nói: "Thẩm Chỉ Huy, Mạnh Đồng Tri, ta lại đến thỉnh giáo rồi."

Bên trong bình phong, Thẩm Tuyên đứng thẳng người, tóc đen buông xoã, mày kiếm sắc bén, áo lam bằng lụa mỏng, tựa như trúc, xanh như ngọc, phong thái quân tử tao nhã.

Chỉ có Mạnh Thanh Hòa vẫn đứng chết lặng tại chỗ, hắn muốn ở bên Thẩm Tuyên, cũng đã nghĩ đến sẽ trải qua muôn vàn khó khăn, nhưng mục tiêu mà Thẩm Tuyên muốn đạt được, lại cao hơn tưởng tượng của hắn gấp trăm ngàn lần.

(Anh Hoà biết phong kiến cổ đại kỳ thị nam phong nên ảnh chưa từng nghĩ đến việc thành thân hay công khai đó. =))))))

Cứng đờ hành lễ theo Thẩm Tuyên, miệng đáp lời Chu Cao Toại, nhưng tâm trí Mạnh Đồng Tri đã sớm bay tận đâu đâu.

So với những công tử thế gia thuộc thế hệ Hầu Nhị Đại của thời Đại Minh, chẳng lẽ hắn thật sự kém cỏi đến vậy sao?

Kiến Văn năm thứ ba, tháng ba,

Cả Yên quân và quân Nam Kinh đều chuẩn bị sẵn sàng cho trận chiến lớn.

Sau khi Trương Ngọc tử trận, Thẩm Tuyên được phong làm Đại tướng trung quân, Trương Phụ và Trịnh Hanh làm Phó tướng. Với danh tiếng lừng lẫy trên sa trường, cộng thêm thân phận nghĩa tử của Yên Vương, trong quân không ai không phục.

Chu Năng thống lĩnh tả quân, chủ tướng hữu quân Lý Bân đã tử trận, An Lục Hầu Ngô Kiệt được lệnh thay thế, Từ Trung suất lĩnh tiền quân, Phòng Khoan vẫn thống lĩnh hậu quân.

Xét đến biểu hiện của Phòng Khoan trong trận chiến ở sông Bạch Câu, Chu Đệ vốn định giao hậu quân cho Đàm Uyên. Nhưng sau khi trải qua thất bại ở Đông Xương, vì để ổn định quân tâm, Phòng Khoan mới không bị hạ chức. Nhưng Phòng Khoan biết rõ, nếu trong trận chiến tiếp theo không thể hiện tốt, chức chủ tướng hậu quân chắc chắn sẽ bị thay thế.

Văn không có đệ nhất, võ không được lấy đệ nhị.

Nếu không muốn rơi vào kết cục như Hà Thọ, Khâu Phúc, Phòng Khoan chỉ có thể liều mạng chiến đấu với quân Nam Kinh, không còn lựa chọn nào khác.

Quân Nam Kinh cũng đã bày binh bố trận.

Khi Yên Vương dẫn quân đến bờ sông Hô Đà, Thịnh Dung đã lập doanh trại ở bờ bên kia từ sớm, Bình An dẫn quân từ Chân Định xuất phát, đóng quân ở cầu Đan Gia.

Tiền quân của Yên quân vượt qua Trần Gia Độ, hai bên cách nhau chỉ có bốn mươi dặm.

Yên Vương phái kỵ binh trinh sát do thám tình hình quân đội của Thịnh Dung, Mạnh Thanh Hòa lần này theo quân xuất chinh, đã chủ động xin đi cùng nhóm trinh sát, nhưng lại bị Thẩm Tuyên thẳng thừng từ chối. Nhìn những kỵ binh biên quân vẻ mặt hung hãn và những tráng sĩ Mông Cổ lực lưỡng, Mạnh Đồng Tri sờ mũi, thôi được rồi, hắn đi lo công tác hậu cần vậy.

Ngày Tân Tỵ, hai quân dàn trận bên bờ sông.

Thịnh Dung bày trận hình lấy hỏa khí và cung nỏ làm trung tâm, cho dù không thể dụ Yên Vương vào trận nữa, nhưng cũng đủ để khắc chế kỵ binh của Yên quân.

Phía trước trận địa có những tấm khiên đặc chế, quân Nam Kinh phía sau tấm khiên vừa ngân nga hát tiểu khúc, vừa ung dung bắn địch. Chỉ cần Yên quân dám xông lên, chắc chắn sẽ bị mưa tên đạn sắt ập đến hỏi thăm, đến bao nhiêu chết bấy nhiêu.

Một lần xung phong, đã có hàng trăm thi thể kỵ binh Yên quân ngã gục trước trận địa.

Yên quân cũng dùng súng hoả mai và cung tên bắn trả, nhưng đều bị những tấm khiên của quân Nam Kinh chắn lại.

Yên Vương đích thân dẫn đầu xung phong, kết quả là ngoài bản thân hắn ra, những người khác đều trở thành đội cảm tử, dám xông lên, cũng dám bị quân Nam Kinh giết chết.

Thịnh Dung đã quyết tâm, về kỵ binh xung phong, quân Nam Kinh tuyệt đối không phải đối thủ của Yên quân. Đã không thể giành chiến thắng trong cuộc đối đầu trực diện, vậy thì cứ liều mạng chơi tiêu hao với địch.

Bày ra trận hình phòng thủ như mai rùa này, không thể giết chết Yên Vương thì cũng có thể bức Chu Đệ phát điên.

Yên Vương rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan, xung phong mãi vẫn không sao công phá được, tên bay đạn lạc đều bị khiên chắn cản lại. Dùng hỏa pháo oanh tạc ắt là một kế hay, nhưng vì muốn hành quân thần tốc, gia tăng tính cơ động cho đại quân, nên hắn cũng chẳng mang theo bao nhiêu khẩu pháo, mà số lượng ít thì cũng chẳng có tác dụng.

Thế cục hiện tại vô cùng bất lợi cho Yên quân, cứ tiếp diễn thế này, e rằng ý đồ của Thịnh Dung cũng sẽ đạt được mất.

Mạnh Thanh Hòa cũng quan sát tường tận tình hình trên chiến trường, Thịnh Dung quả nhiên lợi hại, trận pháp này dường như được bày binh bố trận riêng để khắc chế Yên quân. Gặp phải toán quân khác thì chưa chắc đã hiệu nghiệm, nhưng đối đầu với Yên quân có chủ lực chính là kỵ binh thì quả là khắc tinh.

Muốn công phá trận thế này, trước hết phải tìm cách vượt qua bức tường khiên kiên cố kia.

Mạnh Thanh Hòa cũng đã nghĩ đến hỏa pháo, nhưng rồi lại lắc đầu. Bất chợt, ánh mắt hắn dừng lại trên những cây sào dài được đặt trên xe vận lương, một ý tưởng chợt lóe lên trong đầu, khiến hai mắt hắn bừng sáng.


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro