Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Chap 33: Thuyết giảng trớt quớt giữa ngày ghen tuông

Ngày 21 tháng 2 năm 2020, Yamato và Takaharu lại cùng nhau đi thuyết giảng livestream tại nhà của Yamato. Lúc đó đã là 11 giờ trưa (theo giờ Nhật). Chính ngày ấy, chính giờ ấy, Lucky và Stinger hạnh phúc bên nhau tại Nagano. Chính ngày ấy, chính giờ ấy, mâu thuẫn giữa Kou và Tametomo về vấn đề tình cảm với Juru đang đến hồi sôi sục.

Takaharu: "Nó đi cùng với xã hội công nghiệp, nói mà không ngại mình bị kêu là võ đoán. Vậy thì vì sao phải công nghiệp hóa? Là vì, đơn giản thôi, con người đông đặc, con người thông minh, con người muốn khám phá, tìm tòi, thế là có đô thị lớn, có bê tông cốt thép vững chãi, cũng tất phải có mọi thứ để phục vụ cái sự lớn của các đô thị ấy. Một vòng tròn luẩn quẩn từ khi nào vậy? Có lẽ chúng ta không cần biết thời điểm của việc ấy. Nó diễn ra trước khi chúng ta nhìn thấy và giật mình. Chỉ vì chúng ta là cư dân lẽo đẽo của xã hội được tôn vinh là văn minh. Khi vấn đề ở trong não của tôi, gây băn khoăn thích đáng hoặc không thích đáng thì thiên hạ đã sống rần rần như vậy trước ta hàng thế kỷ, nói không thậm xưng. Nó được ghi dấu từ hệ thống siêu thị. Trước đó, hàng hóa không dễ đến tay người thu nhập thấp, chỉ có nhà giàu mới ăn ngon mặc đẹp và thải ra các thứ họ đã dùng. Từ khi công nghiệp tiêu dùng phát triển như vũ bão và hệ thống siêu thị hình thành thì không phải chuyện giàu nghèo được xóa bỏ, mà chính vì người nghèo cũng đã có thể lèn chân cùng cửa với người giàu. Một cái chợ kỳ lạ, tưng bừng, như đi hội."

Yamato: "Đó là chủ nghĩa tiêu dùng (consumerism)."

Takaharu: "Những người già ở nông thôn lên, thậm chí người già ở thủ đô của các nước giàu hay có những than phiền giống nhau. Họ than thở gì? Họ kêu con cái họ mua cho lắm, tha về đủ thứ mà không xài, vài ba tháng quá đát thì quẳng đi, lại tha về đợt khác. Họ cũng kêu nhiều thứ họ không biết xem đát ghi ở đâu, bóc mở kiểu gì, ăn hay uống ra làm sao, hoa cả mắt, choáng cả ngực, cuối cùng, không thấy thích thú gì hết, chỉ thấy phí công phí của, phí phí phí!"

Yamato: "Đó là vì ở thế hệ các cụ thì không có hàng hóa nhiều bằng thế hệ chúng ta. Chúng ta không biết sau này chúng ta ở tuổi già sẽ sống trong thế giới ra sao nhưng về phần con cháu chúng ta thì chúng ta sẽ nghĩ rằng sẽ có nhiều biến đổi vĩ mô."

Takaharu: "Mọi thứ phục vụ con người đều đang ở dạng mức thừa thãi. Với chúng ta, cũng chỉ tầm mấy thập kỷ đây thôi. Vậy mà ta đã thấy không thể chấp nhận được nữa. Thử hình dung, gì cũng phải dùng tới hóa chất để làm ra nó, bất cứ thứ gì, hộp sữa giấy con trẻ uống, hộp bánh gói kẹo, chai dầu ăn chai dầu gội chai nước rửa cho bếp, thậm chí đến những thứ ta gọi là sinh thái hơn như túi xách, miếng thảm kết từ thân lục bình phơi khô... cũng đều phải có chất bảo quản và kết dính chúng. Chúng ta ăn chúng ta xài và chúng ta thải mọi thứ ra môi trường, cái xài hết, cái xài không hết và cả cái còn nguyên chưa xài đã quá đát."

Yamato: "Trái đất oằn mình, đó không còn là hình dung từ mỹ miều gì cả, thực sự đấy. Ai cũng biết Mẹ thiên nhiên không còn bao dung nữa, con người quá quắt lắm rồi, nhất là ở khía cạnh khai thác, vắt kiệt, tàn phá và cả thói kiêu ngạo, trịch thượng, ăn không hết, xài không hết, phung phí, vô tội vạ. Không chỉ vì người thừa mứa với người không có mà ăn xài, vâng, không chỉ như thế. Bà mẹ thiên nhiên ấy đã nhận ra chân tướng của loài người: họ chỉ giỏi phá! Có rất nhiều người nghèo trên thế giới chưa biết đường nhựa, ô tô, nhà lầu, siêu thị. Nhưng cũng đã có nhiều, rất nhiều người chưa có gì mà họ không nếm, chưa có gì mà họ không thụ hưởng. Để rồi cùng gặp nhau ở một điểm, còn may là có thể gặp nhau ở một điểm này: cuộc sống sao mà bất công, chán ngắt và tàn tệ."

Takaharu: "Cậu nói đúng. Tôi cũng quan ngại về điều này."

Yamato: "Rõ mệt. Mỗi người có một quan điểm, mỗi môi trường có một văn hoá khác nhau song với tôi, đi làm tốt nhất là nên ra về đúng giờ. Không phải tự nhiên mà đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bạn nên tan sở lúc 5 giờ chiều để đảm bảo năng suất làm việc và cân bằng công việc với gia đình."

Takaharu: "Làm việc trong nhiều giờ liền không đem lại hiệu quả. Nhiều người cho rằng việc đi làm về muộn chính là thước đo cho sự chăm chỉ của một nhân viên, tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu, việc kéo dài thời gian làm việc trong một thời gian dài chưa chắc đã đem lại lợi ích cho bạn, thậm chí còn khiến sức khoẻ của bạn xấu đi, tinh thần bị ảnh hưởng. Sức khoẻ của con người là có hạn. Không phải tự nhiên người ta đưa ra được giờ làm việc chung áp dụng cho hầu hết các ngành nghề. Sau một thời điểm nhất định trong ngày, việc làm thêm nhiều giờ hay làm ít đều cho ra cùng một kết quả. Điều này có nghĩa là mỗi giờ làm việc tại văn phòng sẽ trở nên kém hiệu quả hơn trước đó. Ai cũng làm thêm ngoài giờ nhưng hiệu quả công việc của công ty lại không tăng cao. Đây cũng là lý do nhiều công ty chọn đánh giá nhân viên dựa trên hiệu quả công việc làm được thay vì chấm công đúng giờ. Bạn có thể đi về muộn hoặc sớm, miễn là bạn hoàn thành công việc."

Yamato: "Rời văn phòng đúng giờ để khỏe mạnh hơn. Các nghiên cứu từ chuyên gia Marianna Virtanen tại Học viện Sức khoẻ Nghề nghiệp của Phần Lan đã chỉ ra rằng rời văn phòng muộn, làm việc quá sức là nguyên nhân gây ra các hội chứng căng thẳng như trầm cảm, thiếu ngủ và lạm dụng rượu bia. Trong khi đó, một nghiên cứu khác của University College London được thực hiện đối với các lao động ở Mỹ, Úc và Châu Âu đã chỉ ra rằng, những người rời văn phòng muộn, làm việc từ 55 giờ trở lên mỗi tuần có nguy cơ đột quỵ cao hơn 33% so với những người làm dưới 40 giờ/tuần. Cũng theo nghiên cứu này, những nhân viên làm việc quá sức có nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành cao hơn 13% so với những người còn lại. Tiền tài, danh vọng là điều ai cũng muốn song hãy nhớ rằng, tất cả những thứ đó đều không mua được sức khoẻ cho bạn. Thuật ngữ 'Work-life Balance' tạm dịch là cân bằng công việc và cuộc sống đang ngày càng trở nên phổ biến với những người đi làm, đặc biệt là đối tượng trẻ. Đừng bao giờ bán rẻ sức lao động và tuổi trẻ để rồi ôm sự nuối tiếc trong phòng bệnh."

Takaharu: "Tan sở đúng giờ giúp bạn kiểm soát công việc tốt hơn, làm được nhiều hơn. Có một sự thật là thói quen về muộn sẽ khiến bạn đủng đỉnh hơn trong giờ làm việc. Hãy thay đổi thói quen này và thử về đúng giờ trong 1 vài tuần. Bạn sẽ thấy có nhiều sự khác biệt rõ rệt đó!  Khi đã cố định giờ ra về, bạn sẽ nhận ra mình không có nhiều thời gian để lãng phí trong lúc làm việc và cần phải lên kế hoạch để hoàn thành công việc trước 5 giờ chiều. Vài tháng đi sớm về muộn cũng là vài tháng chúng ta cập nhật đủ mọi xu hướng trên mạng và còn 'cày được' mấy bộ phim mấy chục tập liền. Ttừ ngày về muộn, mọi người đều đủng đỉnh hơn, giờ nghỉ trưa trở nên dài hơn, những cuộc buôn chuyện cũng 'xuyên biên giới'. Nếu bạn thấy mình đang gặp khó khăn trong việc quản lý thời gian, bạn có thể lên mạng tìm hiểu một vài ứng dụng giúp quản lý thời gian hoặc đơn giản bắt đầu với một cuốn sổ để ghi chép công việc cần làm trong ngày và hẹn giờ trên điện thoại để tự đặt ra 'hạn chót' cho mình. Việc làm việc hiệu quả và ra về đúng giờ sẽ giúp bạn rời văn phòng trong tâm trạng thoải mái vì đã có một ngày làm việc ý nghĩa và bạn còn khá nhiều thời gian trong ngày để dành cho bạn bè và người thân."

Yamato: "Công việc kết thúc là lúc cuộc sống bắt đầu. Thời điểm kết thúc công việc trong ngày chính là lúc bắt đầu cuộc sống riêng của bạn. Có thể bạn không thấy mệt mỏi khi ở lại làm thêm giờ hay rất yêu công việc của mình nhưng hãy thử một thời gian để mình tan sở đúng giờ, bạn sẽ thấy cuộc sống có thật nhiều điều để khám phá. Những đứa trẻ sẽ có thêm thời gian để chơi với bố mẹ, vợ chồng bạn có thể cùng nhau đi chợ, nấu vài món ngon thay vì về muộn rồi nhanh nhanh chóng chóng xem nấu gì cho nhanh nhất kẻo muộn. Cô bạn của tôi thậm chí đã rơi nước mắt khi nghe đứa con gái mới học mẫu giáo nói rằng ước gì buổi chiều nó được cả bố mẹ đón về rồi cùng đi chơi. Hãy nhớ rằng, khi bạn vấp ngã trong cuộc sống, người luôn ở bên cạnh bạn, vực bạn dậy, đưa tay giúp đỡ bạn chính là gia đình và bạn bè. Hãy biết cân bằng công việc và cuộc sống riêng để luôn sống có ích, làm việc hiệu quả và hạnh phúc!"

Takaharu: "Cảm ơn quý vị đã theo dõi chương trình livestream quà tặng cuộc sống của chúng tôi."

Yamato: "Xin thân ái và chào tạm biệt."

Kênh livestream của Takaharu và Yamato lại là kênh livestream của Juru, vì Juru đã cùng hai người này, Lucky, Kairi, Keiichiro, Kou lập nên kênh livestream này.

Đến tận 13 giờ trưa (theo giờ Nhật), Takaharu và Yamato vẫn lo việc nhà của mình, không tương tác gì thêm. Kou và Tametomo xích mích nhau đến đập vỡ đầu chảy máu, Yamato và Takaharu chẳng quan tâm. Lucky và Stinger gặp sự cố khi cưỡi ngựa ở Nagano, họ cũng không để ý.

"Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục livestream với chủ đề: Đừng biến đồ ăn thành thuốc độc." Takaharu và Yamato lại livestream tiếp, lần này là vào lúc 14 giờ chiều (theo giờ Nhật).

Yamato: "Ăn uống là một trong những thú vui và là nhu cầu quan trọng của con người nhưng thức ăn là con dao hai lưỡi: nếu bạn ăn đúng cách thì thức ăn không chỉ nuôi cơ thể mà còn trở thành thuốc bổ nuôi dưỡng cả tâm hồn bạn nữa. Còn nếu bạn ăn sai cách thì thức ăn không chỉ vô dụng mà còn trở thành thuốc độc gây ra bệnh tật cho cơ thể."

Takaharu: "Bất cứ khi nào, dù bạn ăn gì, hãy ăn với sự trân trọng và đừng lãng phí. Khi bạn lãng phí đồ ăn nghĩa là bạn đang lãng phí công sức lao động của người khác, của bạn, lòng tốt của mẹ thiên nhiên nữa. Khi ăn uống với sự trân trọng biết ơn, bạn sẽ tạo ra những năng lượng tốt đẹp, năng lượng này sẽ thấm vào đồ ăn rồi hấp thụ ngược lại cơ thể bạn, ảnh hưởng lên cơ thể vật lý lẫn tinh thần."

Yamato: "Hãy tạo không khí thật vui vẻ và hạnh phúc trong bữa ăn, nếu không thể, ít nhất hãy hạn chế ăn khi trong người đang đầy tràn năng lượng tiêu cực như thù ghét, tức giận, đau khổ, oán trách. Hãy bạn cũng nhiều lần cảm nghiệm rằng khi bạn đang đau khổ muộn phiền hay tức giận, thức ăn ngon mấy cũng chẳng còn vị gì cả. Ngược lại khi bạn đang đói hoặc đang vui vẻ, thức ăn trở nên ngon hơn."

Takaharu: "Đặc biệt hãy dạy cho trẻ nhỏ về sự trân trọng và tình yêu với đồ ăn. Nhìn vào con bạn, nếu nó lãng phí đồ ăn mỗi ngày và chỉ ưa thích các đồ ăn độc hại, đồ ngọt, đồ ga, đồ ăn nhanh... đừng ngạc nhiên khi thái độ ấy sẽ dẫn nó đến tình trạng lãng phí thời gian, tiền bạc, công sức và năng lượng sống của nó sau này."

Yamato, Takaharu: "Nếu muốn có thái độ đúng với cuộc đời, hãy có thái độ đúng với đồ ăn. Nếu muốn yêu đời, trước nhất hãy biết yêu đồ ăn vì đồ ăn là nguyên liệu trực tiếp tạo nên cuộc đời bạn đấy."

Tới tối 18 giờ, Melt đánh Kou mềm mình, Juru được Tametomo chăm sóc. Nhưng Yamato và Takaharu vẫn quần quật làm việc nhà riêng mình chứ không đi cà khịa lung tung. Ngay cả Kairi cũng phải xắn tay lăn vào bếp cùng Keiichiro để làm cơm tối chứ không rảnh rỗi đi ra các chợ ông năm bà tám để buôn dưa gang bán dưa hấu thầu dưa leo.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro