Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Đại hội 9

a) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng

Bước vào thế kỷ XXI, cách mạng nước ta vừa đứng trước thời cơ vận hội lớn, vừa

phải đối mặt với những nguy cơ và thách thức không thể xem thường. Với tinh thần tiến

công cách mạng tiếp tục trên con đường đổi mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX

của Đảng đã được triệu tập. Đại hội họp từ ngày 19 đến ngày 22-4-2001 tại Hà Nội. Dự

165

Đại hội có 1.168 đại biểu thay mặt cho 2.479.719 đảng viên trong cả nước và 35 đoàn

đại biểu của các đảng và tổ chức quốc tế.

Chủ đề của Đại hội là: Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy

mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ

nghĩa.

Đại hội IX đã thông qua Báo cáo chính trị; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

2001 - 2010; Phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 2001 - 2005;

Báo cáo về bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng; Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành

Trung ương khoá VIII; Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2).

Đại hội đã đánh giá:

Thế kỷ XX ghi đậm trong lịch sử loài người những dấu ấn cực kỳ sâu sắc. Đó là

thế kỷ khoa học và công nghệ tiến nhanh chưa từng thấy; kinh tế phát triển mạnh mẽ

xen lẫn những cuộc khủng hoảng lớn của chủ nghĩa tư bản thế giới và sự phân hoá gay

gắt về giàu nghèo giữa các nước. Đó là thế kỷ diễn ra hai cuộc chiến tranh thế giới đẫm

máu cùng hàng trăm cuộc xung đột vũ trang. Đó cũng là thế kỷ chứng kiến một phong

trào cách mạng sâu rộng trên phạm vi toàn thế giới, mặc dù vào thập niên cuối, chủ

nghĩa xã hội hiện thực tạm thời lâm vào thoái trào.

Đối với nước ta, thế kỷ XX là thế kỷ của những biến đổi to lớn, thế kỷ đấu tranh

oanh liệt giành lại độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, thế

kỷ của những chiến công và thắng lợi có ý nghĩa lịch sử và thời đại. Với những thắng

lợi giành được trong thế kỷ XX nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến đã trở

thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, có quan

hệ quốc tế rộng rãi, có vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Nhân

dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội. Đất nước

ta từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu đã bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp

hóa, hiện đại hóa.

Qua 15 năm (1986 - 2001) đổi mới đã đạt được những thành tựu quan trọng làm

thay đổi bộ mặt của đất nước và cuộc sống của nhân dân, củng cố vững chắc độc lập

dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa, nâng cao vị thế và uy tín của nước ta trên trường

quốc tế. Đạt được những thành tựu trên là do Đảng ta có bản lĩnh chính trị vững vàng và

đường lối lãnh đạo đúng đắn; Nhà nước có cố gắng lớn trong việc điều hành, quản lý,

toàn dân và toàn quân phát huy lòng yêu nước và tinh thần dũng cảm, đoàn kết nhất trí,

cần cù, năng động, sáng tạo.

Đại hội khẳng định những bài học do các Đại hội VI, VII, VIII của Đảng nêu lên đến

nay vẫn còn có giá trị, nhất là những bài học chủ yếu sau đây:

Một là, trong quá trình đổi mới phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa

xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Hai là, đổi mới phải dựa vào nhân dân, vì lợi ích của nhân dân, phù hợp với thực

tiễn, luôn luôn sáng tạo.

166

Ba là, đổi mới phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

Bốn là, đường lối đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định thành công của sự

nghiệp đổi mới.

Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã

hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng

Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản

của cách mạng Việt Nam, là kết quả sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác

- Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống

tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng

dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ

nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân

dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà

nước thật sự của dân, do dân, vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ

trang nhân dân; về phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật

chất và tinh thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng, cần kiệm, liêm chính, chí công,

vô tư; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng trong

sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật

trung thành của nhân dân .

Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng

lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta.

Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua

chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất

và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà

nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học - công nghệ để

phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại.

Trong thời kỳ quá độ, có nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, nhiều thành

phần giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau. Mối quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp xã

hội là quan hệ hợp tác và đấu tranh trong nội bộ nhân dân, đoàn kết và hợp tác lâu dài

trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Lợi ích giai cấp

công nhân thống nhất với lợi ích của toàn dân tộc trong mục tiêu chung là độc lập dân tộc

gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay là thực hiện

thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa,

khắc phục tình trạng nghèo, kém phát triển; thực hiện công bằng xã hội, chống áp bức,

bất công; đấu tranh ngăn chặn và khắc phục những tư tưởng và hành động tiêu cực, sai

trái; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù

địch; thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên

minh giữa công nhân với nông dân và trí thức, do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hoà các

lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành

167

phần kinh tế của toàn xã hội.

Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát

triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý

của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Về đường lối kinh tế và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Đại hội nêu rõ:

Về đường lối kinh tế của Đảng là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây

dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên

phát triển lực lượng sản xuất đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định

hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên

ngoài và chủ động hội nhập quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững, tăng

trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa, từng bước cải thiện đời sống vật chất và

tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi

trường, kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010 nhằm đưa nước ta ra khỏi

tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân

dân. Tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp

theo hướng hiện đại; nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ

tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản. Vị thế của nước ta trên trường

quốc tế được nâng cao. Đến năm 2010, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng ít nhất

gấp đôi so với năm 2000; chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, giảm tỷ

lệ lao động nông nghiệp xuống còn 50%.

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 - 2005 là bước rất quan trọng

trong việc thực hiện chiến lược 10 năm 2001 - 2010 nhằm tăng trưởng kinh tế nhanh và

bền vững, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế

theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh

của nền kinh tế. Mở rộng kinh tế đối ngoại. Tạo chuyển biến mạnh về giáo dục và đào

tạo, khoa học và công nghệ, phát huy nhân tố con người. Tạo nhiều việc làm; cơ bản

xoá đói, giảm số hộ nghèo; đẩy lùi các tệ nạn xã hội; tiếp tục tăng cường kết cấu hạ tầng

kinh tế - xã hội; hình thành một bước quan trọng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập,

chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng

năm 5 năm 2001 - 2005 là 7,5%/năm.

Để thực hiện đường lối mục tiêu chiến lược nêu trên, Đảng chủ trương:

- Phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm;

- Phát triển kinh tế nhiều thành phần gồm kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế

cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư

nước ngoài.

- Tiếp tục tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường; đổi mới và nâng cao hiệu lực

168

quản lý kinh tế của Nhà nước.

- Giải quyết tốt các vấn đề xã hội.

Đại hội tiếp tục thực hiện chủ trương phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và

công nghệ, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; tăng cường quốc

phòng và an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế;

phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của

Nhà nước, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế; xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao

năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.

Đại hội IX đã bổ sung, phát triển thêm những quan điểm của Đảng về chủ nghĩa

xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam với những điểm cơ bản:

- Xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng là: dân giàu, nước mạnh, xã hội

công bằng, dân chủ, văn minh.

- Mô hình kinh tế tổng quát: kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Các thành phần kinh tế: có 6 thành phần kinh tế (bổ sung thêm thành phần kinh

tế có vốn đầu tư nước ngoài).

- Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế:

+ Nền kinh tế độc lập tự chủ trước hết phải độc lập tự chủ về đường lối, chính sách

đồng thời có tiềm lực kinh tế đủ mạnh: có mức tích luỹ ngày càng cao từ nội bộ nền kinh tế;

có cơ cấu kinh tế hợp lý, có sức cạnh tranh; kết cấu hạ tầng ngày càng hiện đại và có một số

ngành công nghiệp nặng then chốt; có năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ; giữ vững

ổn định kinh tế - tài chính vĩ mô; đảm bảo an ninh lương thực, an toàn năng lượng, tài chính,

môi trường.

+ Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ phải đi đôi với hội nhập kinh tế quốc tế,

kết hợp nội lực với ngoại lực thành nguồn lực tổng hợp để phát triển đất nước.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) gồm 150 uỷ viên. Bộ

Chính trị gồm 15 uỷ viên. Nông Đức Mạnh được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng.

Đại hội lần thứ IX của Đảng là Đại hội của trí tuệ, dân chủ, đoàn kết, đổi mới, thể

hiện ý chí kiên cường và niềm hy vọng lớn lao của cả dân tộc trong thời điểm lịch sử

trọng đại bước vào thế kỷ mới và thiên niên kỷ mới.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #lovelythumb