đại cương truyền nhiễm
Đại Cương Truyền Nhiễm
CÂU 1:TB Đ/N,CÁC THỜI KỲ DIỄN BIẾN LÂM SÀNG,CÁC NHÓM BỆNH TRUYỀN NHIỄM THEO ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN
a)Đ/N
bệnh truyền nhiễm là bệnh nhiễm khuẩn có khả năng lây truyền từ người bệnh sang các người xung quanh 1 cách trực tiếp hoặc gián tiếp(qua nước,thức ăn,vật dụng,côn trùng…)
b)Các thời kỳ diễn biến lâm sàng
-thời kỳ ủ bệnh
Tình từ lúc mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể cho đến lúc xuất hiện các triệu chứng đầu tiên.đây là lúc mầm bệnh tăng số lượng để đạt được ngưỡng nhất định để gây xáo trộn cho BN
-thời kỳ khởi phát
Đặc trưng bởi dấu hiệu nhiễm khuẩn-nhiễm độc toàn thân,ức chế hoặc hưng phấn vỏ não và rối loạn tk thực vật,nhưng chưa có tổn thương đặc hiệu cho từng loại bệnh
-thời kỳ toàn phát
Ngoài hội chứng nhiễm khuẩn-nhiễm độc nặng hơn còn có các triệu chứng đặc biệt cho từng loại bệnh
VD:màng giả trong bạch hầu,vàng da trong viêm gan virus….
-thời kỳ lui bệnh
Bệnh có thể lui từ từ hay đột ngột,sự phục hồi lâm sàng thường xuất hiện sớm hơn ở mô,có thể xảy ra bội nhiễm hoặc có thể bộc phát 1 bệnh tiềm ẩn từ trước do sự suy kiệt of cơ thể
-thời kỳ lại sức
Có thể có các mức độ khác nhau
+khỏi toàn thân về lâm sàng,sạch mầm bệnh và không còn tổn thương thực thể
+khỏi toàn thân về lâm sàng,sạch mầm bệnh nhưng còn tổn thương thực thể.VD:lỵ trực khuẩn vẫn còn các vết loét ở niêm mạc trực tràng
+khỏi về lâm sàng,không còn tổn thương thực thể,nhưng còn mang mầm bệnh.VD:có người mang vi khuẩn thương hàn trong túi mật hàng năm sau khi lui bệnh
c)Các nhóm bệnh truyền nhiễm theo đường lây truyền
*Nhóm bệnh truyền theo đường hô hấp
-nếu mầm bệnh có khả năng lây nhiễm nặng thì số bệnh nhân mắc bệnh thường cao nhưng giảm nhanh,tập trung ở 1 vùng tiếp xúc
-do khó cắt đường truyền nhiễm nên những người tiếp xúc gần gũi dễ mắc bệnh hơn
-thường xảy ra vào mùa lạnh khi sinh hoạt ngoài trời giảm,không khí ứ đọng và khả năng đề kháng of niêm mạc đường hô hấp kém
*Nhóm bệnh truyền theo đường tiêu hóa
-thường là nững vụ dịch lớn,số người mắc bệnh tăng rất nhanh
-thường có chung 1 nguồn cung cấp nước hay thức ăn,trong 1 tập thể dân cư nhỏ thường vào mùa nắng,nước thiếu,ruồi phát triển,thức ăn dễ hư
-sau cơn bùng phát,số người mắc bệnh giảm từ từ
*Nhóm bệnh truyền theo đường máu
-luôn tùy thuộc vào côn trùng trung gian truyền bệnh,theo chu kỳ phát triển và địa phuong có côn trùng
-thường có ở những người có cùng đkiện sống và làm việc như nhau
-đkiện thuận lợi cho côn trùng trung gian cũng là đkiện cho bệnh phát triển
-chỉ xảy ra từng địa phuong
*bệnh truyền theo đường da-niêm mạc
-thường do tiếp xúc trực tiếp nên số người mắc bênh lẻ te
-chỉ có người tiếp xúc với mắc bệnh do đó chỉ có khả năng truyền bệnh trong những người này
CÂU 2:ĐẶC ĐIỂM CS BỆNH TRUYỀN NHIỄM,Y/C TỔ CHỨC VÀ LỀ LỐI LÀM VIỆC
a)Đặc điểm of khoa
-khoa là nơi phát hiện,cách ly và điều trị bệnh nhân truyền nhiễm cho đến lúc khỏi hoàn toan
-khoa là 1 ô vi khuẩn,virut rất nguy hiêm vì là nơi tập trung toàn bộ các vi khuẩn,virus
-khi có dịch những trường hợp nghi ngờ vẫn phải cho nhập viện,theo dõi xác định chẩn đoán và sau đó có thể cho xuất viện ngay vì bệnh truyền nhiễm phần lớn là cấp tính và khó tiên lượng trước
-tổ chúc biên chế và khối công tác phức tạp hơn các khoa khác,không được tập trung sinh hoạt và không cho người nhà nuôi BN trong khu điều trị
b)Yêu cầu tổ chức và lề lối làm việc
*Về mặt điều trị
-có cơ sở tiếp nhận,cách ly và hồi sức cấp cứu
-có điều kiện chẩn đoán,xét nghiệm vi sinh phối hợp với đội vệ sinh phòng dịch
-kiểm tra bệnh nhân sạch khuẩn trước khi cho xuất viện
*về mặt tổ chức
-xây theo hệ thống 1 chiều,phân biệt rõ ràng vùng bị nhiễm và vùng sạch
-có phương tiện ngăn cách các loại bệnh truyền nhiễm khác
-khoa truyền nhiễm cần có
+phòng tiếp đón:đón bệnh nhân,thay quần áo bệnh viện,làm hồ sơ bệnh án
+phòng khám:khám chẩn đoán bệnh
+phòng lưu:có nghi ngờ,chờ kết quả xét nghiệm-chẩn đoán
+1 số phòng bệnh
+phòng cấp cứu
+phòng cs ban đầu:người lớn,trẻ em
+1 số phòng chuyên môn
+phòng làm việc of bác sỹ,điều dưỡng
+có hố tiêu,tiểu riêng tại khoa truyền nhiễm dành cho bn theo từng khu vực.công nhân viên of khoa pải có chỗ thay quần áo,làm việc,hố tiêu,hố tiểu riêng và có phòng tắm sạch thay quần áo trước khi về
*Chế độ công tác tại khoa
-phòng bệnh-phòng dịch
+cách ly bệnh nhan
+ngăn ngừa sự lây chéo trong khoa bv
+không cho bn xuất viện “non” nghĩa là còn mầm bệnh
+không được mặc áo choàng ra khỏi bv và sang khoa khác
+không mang vật dụng cá nhân vào khoa
+mặc đồng phục áo choàng,nón,khẩu trang khi tiếp xúc với bn
+bn tại ở tại khoa đến khi xuất viện
+công nhân viên,bn khám sk định kỳ và tiêm chủng
-chế độ báo dịch
+kịp thời báo ngay khi có trường hợp nghi ngờ và có kq xét nghiệm
+thủ tục bào từ khoa truyền nhiễm-y vụ-trạm vs phòng dịch
+có số báo dịch ghi họ tên,nghề nghiệp và địa chỉ chính xác
-chế độ khử trùng tẩy uế
+đồ dùng sử dụng cho bn pải được tiệt trùng bằng hóa chất,ánh sáng mặt trời từ 6-12h
+chất bài tiết pải được xử lý trước khi đổ vào cống rãnh.phương tiện chuyên chở pải được tẩy uế
+rác,bông băng,mô chết đc tập trung và đốt
+sau khi khám bệnh,nv y tế pải ngâm tay với dd sát khuẩn sau đó rửa tay bằng bàn chải và xà bông
+sàn nhà được lau chui 2 lần/ngày với dd sát khuẩn
+tường và tủ lau 1 lần/1 tuần
+khử trùng bằng tia cực tím hoặc xông hơi với formol từ 12-24h và để trống 12-24h mới tiếp nhận bn
+diệt ruỗi,muỗi,gián,bọ chét,chuột mỗi năm bằng cách phun DDT và quét vôi định kỳ
CÂU 3:LẬP KHCS BỆNH NHÂN TẠI KHOA TRUYỀN NHIỄM
1.Tổ chức tiếp đón bn và phân loại
-thái độ tiếp đón niềm nở,khẩn trương,đi đoi với tác phong làm việc nhanh chóng
-thực hiện các CĐ điều trị,hướng dẫn kỹ lưỡng cách dùng thuốc,tốt nhất ĐD pải cho bn uống thuốc,các XN khẩn trương làm ngay và lấy kq để bác sỹ cho y lệnh tiêp…trong lúc chờ đợi pải gần gũi giải thích và theo dõi sát diễn biên bệnh để BN và thân nhân an tâm
-phân loại bn theo 3 đường lây
+tiêu hóa
+hô hấp
+máu
-phân loại bệnh theo thể nặng,nhẹ hay có biến chứng
-phân loại bệnh theo trạng thái nghi ngờ
2.lập và hoàn chỉnh hồ sơ
-phòng khám làm hồ sơ
-khoa pải bổ xung đầy đủ và phát hiện đúng bệnh để chuyển đúng chuyên khoa,tránh lây chéo
3.thông báo dịch:kịp thời,chính xác
4.lập kế hoạch Cs
a.Công tác cs cho từng loại bệnh
b.thực hiện khẩn trương và đầy đủ các CĐ điều trị
5.Chăm sóc
a.tổng quát
-theo dõi dấu hiệu sinh tồn
-theo dõi các biến chứng và sẵn sàng hồi sức cấp cứu
-vs cá nahan,chú ý:mắt,răng miệng,tai và da…
-dinh dưỡng
-tẩy uế các chất bài tiết và các đồ dùng cá nhân of BN
b.tình thần
-trấn an bn và giải đáp thắc mắc với thái độ hòa nhã,vui vè
c.giáo dục
-tuyên truyền những kiến thức thông thường và cách phòng chống bệnh truyền nhiễm,đề phòng tái phát,tái nhiễm
-tiêm phòng khi có dịch và sau khi xuất viện
-đặc biệt khi tiếp xúc với bệnh hoặc đi vào vùng dịch tễ pải uống hoặc trích thuốc phòng ngừa
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro