Đặc trưng đô thị VN , lý giải đặc trưng đô thị
Câu 8: Đặc trưng đô thị VN , lý giải đặc trưng đô thị từ góc độ văn hóa
*Những đặc trưng đô thi VN
-Đô thi VN trước hết là trung tâm chính trị rồi sau đó mới là trung tâm kinh tế và văn hóa .Khác vs đô thị phương Tây thực hiện chức năng kinh tế là chủ yếu .Khi nhà nước có nhu cầu mở trung tâm hành chính thì họ thường chọn trong các đô thị có sẵn.
-Đô thi VN không phát triển = con đường tự nhiên, tức là không phải = hệ quả của sự phát triển tiểu thủ công nghiệp và thương nghiệp mà do nhà nước sinh ra .Bởi vậy, đô thị thực hiện chức năng hành chính là chủ yếu và chịu sự quản lí trực tiếp của nhà nước phong kiến .Còn đô thị phương Tây là hình thức tự trị ( Từ Hy Lạp, đã tồn tại các thi quốc –đô thị quốc gia vs những hoạt động chính trị hoàn toàn độc lập gọi là polis. Sau này, đô thị trung Âu thời trung cổ và tư sản do giới công thương làm chủ ,hoạt động độc lập ngoài quyền lực của lãnh chúa phong kiến ).
-Số lượng và quy mô của đô thị VN không đáng kể so vs nông thôn .Cho đến tận thế kỉ thứ 16 ,Đại Việt mới có 1 đô thị , trung tâm văn hóa chính trị là Kẻ Chợ (Thăng Long) .Từ sau TK 16 ,mới xuất hiện 1 số đô thị mà chủ yếu là gắn vs ngoại thương như Phố Hiến, Hội An ,Nước Mặn ,Sài Gòn…
-Đô thị phụ thuộc vào nông thôn và bị nông thôn hóa ,tư duy nông nghiệp, căn tính nông dân đã in đậm dấu ấn trong văn hóa đô thị VN .Có thể thấy đc sự chi phối qua những biểu hiện sau:
+Tổ chức hành chính của đô thị đc sao phỏng theo tổ chức nông thôn .Đô thị truyền thống cũng chia thành các phủ, huyện ,tổng ,thôn .Đời Gia Long ,huyện Thọ Xương ở Hà Nội ( quận Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng hiện nay )chia làm 8 tổng . Bên cạnh đó ,còn có tổ chức phường (36 phố phường) là nơi tụ cư của những ng làm cùng 1 nghề và có cùng xuất xứ từ 1 làng quê
Điều này do tính cộng đồng và tính tự trị quy định ,dẫn đến lối kinh doanh :thương nhân liên kết vs nhau để chèn ép khách hàng ( khác vs phương Tây ,thương nhân phải chiếm đc niềm tin của khách hàng ).
-Phố nằm xen kẽ vs làng ,lối sống cũng tương tự như nông thôn vì tính cộng đồng và tính tư trị cao. Cho đến những năm 80 ,các đô thị VN vẫn có kiến trúc khu tập thể như 1 làng .Sự chi phối của đô thị vs nông thôn đến ngày hôm nay vẫn con dấu ấn ( làng Láng, làng hoa Ngọc Hà…)
*Lý giải đặc trưng đô thị từ góc độ văn hóa
-Thể chế làng xã VN mang tính bao chum đến mức các cộng đồng lớn hơn đều là sự phóng chiếu của nó ( Siêu làng lớn nhất là nước ,dân tộc ). Văn hóa VN là nông thôn hóa thành thị .Đô thị lớn nhất là Thăng Long cũng chỉ bán những sản phẩm của nông thôn ,phường chỉ là cái đuôi của làng nghề .
-Các làng nghề VN không thể phát triển lên thành các thị trấn ,để từ đó phát triển thành đô thị vì :
+Nghề chit hoạt động phụ so vs sản xuất nông nghiệp .Họ không bị sức ép về đất đai đến mức chuyển sang hẳn sống = nghề thủ công
+Hệ thống giao thông không phát triển ,vì vậy, việc lưu thông hàng hóa rất khó khăn .Do đó thị trường tiêu thụ hàng hoa không mở rộng đc .Vả lại việc sản xuất hàn hóa chủ yếu để phục vụ giai cấp thống trị và cũng do chính giai cấp đó chi phối nên họ không có khả năng tái sản xuất mở rộng để trở thành 1 bộ phận kinh tế độc lập
-Chế độ phong kiến tập quyền đã loại bỏ mọi yếu tố phân quyền trong XH
-Thành kiến vs thương nghiệp dẫn tới trọng nông ức thương. Tình trạng này của VN trầm trọng hơn so vs các quốc gia trong khu vực.
-không có tầng lớp thương nhân độc lập ,chỉ có thương nhân gắn vs làng quê, nên không có văn hóa đô thị đích thực.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro