Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

ĐẶC ĐiỂM VÀ PHÂN LoẠI NHIÊN LiỆU THỂ LỎNG

CHƯƠNG I:

    ĐẶC ĐiỂM VÀ PHÂN LoẠI

NHIÊN LiỆU THỂ LỎNG

I. Đặc điểm của nhiên liệu thể lỏng:

1. Định nghĩa:

            Nhiên liệu là những chất dùng làm nguồn năng lượng, khi cháy tỏa ra nhiều nhiệt

Ví dụ: than, củi, xăng, khí đốt,...

a.Thể khí: gồm khí thiên nhiên, khí nhân tạo.

•         Thành phần nhiên liệu thể khí gồm: oxit cacbon (CO), metan (CH4), các loại cacbua hydro (CnHm), hydro (H2), sunfua hydro (H2S), nitơ (N2), … Trong đó thành phần chủ yếu là CO và H2 (chiếm tới 60%), còn lại là các loại khí như N2, CO2

•         Năng suất tỏa nhiệt của thể khí cũng khá cao

b. Thể lỏng:  dầu mỏ.

c. Thể rắn: parafin, than, gỗ,..

2. Đặc điểm:

a. So với nhiên liệu thể rắn:

•         Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu thể lỏng cao hơn.

•         Tỷ số nhiệt lượng giữa C và H là:

c+o2->co2 +96600cal

2H2+o2->2H2o +115600cal

c = 9600/12 =8050cal/g

H  = 11560/4 = 28900cal/g

Tỷ số nhiệt lượng giữa C và H là:

h/c =28900/8050 = 3,5

•         Trong phân tử cacbua hydro có cùng số lượng C, chất nào có nhiều thành phần H2 thì năng lượng tỏa nhiệt cao hơn .

Ví dụ: C10H22 (parafin): 11.370 cal/g

           C10H20 (olefin): 11.250 cal/g

           C10H14 (thơm): 10.450 cal/g

•         So với nhiên liệu thể rắn, nhiên liệu lỏng hầu như không có tro bụi.

•         Sử dụng, vận chuyển nhiên liệu thể lỏng có nhiều thuận tiện, cấu tạo gọn, nhẹ, số lượng dùng ít, khởi động máy dễ dàng, khi cháy không có khói,....

•         Bơm hút và bồn chứa tập trung đỡ tốn nhân lực, vận chuyển dễ dàng

b. So với thể khí:

•         Năng suất tỏa nhiệt tương đối cao, nhưng thể tích quá lớn. Nhiên liệu khí thường dùng để đốt lò trong sinh hoạt.

II. Phân loại nhiên liệu thể lỏng:

1. Căn cứ vào nguyên lý làm việc của động cơ:

•         Nhiên liệu của động cơ kiểu bộ chế hòa khí

•         Nhiên liệu động cơ Diesel

•         Nhiên liệu động cơ phản lực

•         Nhiên liệu đốt lò

2. Căn cứ vào phạm vi sử dụng của nhiên liệu:

   Tùy theo phạm vi sử dụng của từng loại máy để gọi tên nhiên liệu cho phù hợp.

   Ví dụ: xăng hàng không, xăng ôtô, dầu hỏa máy kéo, diesel, dầu nặng,...

a. Phân loại theo công nghiệp:

•         Dầu mỏ nhẹ: d < 0,878 gồm các loại xăng dầu nhẹ: xăng ligroin, dầu hỏa, một ít sunfua và keo.

•         Dầu mỏ vừa: d = 0,878 - 0,884

•         Dầu mỏ nặng: d > 0,884, có chứa nhiều keo, có thể chế ra nhựa đường và một ít xăng nhẹ

b. Phân loại theo hóa học:

•         Dầu mỏ loại parafin, cacbua napten, cacbua thơm.

c. Phân loại theo thương phẩm:

•         Chia theo hàm lượng lưu huỳnh: dầu mỏ ít lưu huỳnh và dầu mỏ chứa nhiều lưu huỳnh.

•         Chia theo hàm lượng keo: dầu mỏ ít keo (dưới 7 %), dầu mỏ chứa tới 18 - 35% keo, dầu mỏ nhiều keo (trên 35%)

•         Dầu mỏ ít parafin, có độ nhớt V50oC = 53 CCT

•         Dầu mỏ chứa parafin và nhiều parafin có điểm đông đặc tương đối cao, từ -15 đến 210C

•         Phân loại theo chỉ tiêu: dựa vào tính chất và đặc điểm sử dụng của từng loại.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: