Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Phần 2: Hai con người-một cuộc đời

Phần 2: Hai con người-một cuộc đời

Chương 1: Hà Phong

 Một đêm mưa đông gió rét cuối năm 1992…

Lại thêm một mùa đông cô đơn…Hà Phong bước đi trong làn mưa giá rét. Cậu xòe bàn tay nhỏ bé ra hứng lấy những giọt nước mắt của bầu trời xám xịt. Liệu ông trời có cô đơn giống cậu không? Nếu không, tại sao ông ta lại rơi lệ nhiều đến vậy? Quần áo ướt mang cái lạnh thấm dần vào da thịt cậu bé. Cái lạnh thực đến buốt giá ấy kéo cậu trở lại với hiện thực. Như chợt nhớ ra điều gì, Hà Phong vội rảo bước, đi nhanh về phía cô nhi viện ở đằng xa đang mờ dần sau làn mưa. Phải! Hôm nay, cậu bé Hà Phong mười tuổi chịu trách nhiệm đi chợ mua đồ ăn cả ngày về cho cô nhi viện Phúc Anh. Nhưng ngặt nỗi, mùa đông trời lâu sáng, lại thêm cái tiết trời mưa dầm gió bấc thế này, thì chợ nào chịu bán cho cậu đồ ăn từ lúc 5h sang này đây? Thở dài…Hà Phong lại chuẩn bị tâm lý cho một trận mắng tơi bời từ Sơ trưởng. Cuộc sống của câu 10 năm nay vẫn vậy. Âm thầm chịu đựng…Âm thầm cô đơn…Âm thầm làm mọi việc…

Từ lúc cậu biết nhận thức, thì cậu đã ở trong cô nhi viện này, đã mang cái tên Hà Phong. Cậu không có họ. Chữ Hà trong tên chẳng qua là lấy từ tên của vị sơ đã cưu mang cậu. Còn cái tên Phong được đặt cũng do cái ngày mẹ cậu vứt bỏ cậu ở đây, là một ngày lộng gió. Cậu có nên cảm ơn cái cô nhi viện này không? Vì đã cho cậu sự sống? Vì đã cho cậu một cái tên? Vì đã ban cho cậu cơm ăn áo mặc mỗi ngày. Cũng nên lắm chứ! Nhưng đó là trong trường hợp họ không hắt hủi cậu, không sai cậu như sai một người hầu, và không cung cấp vật chất cho cậu giống kiểu bố thí như hiện tại. Những suy nghĩ của Hà Phong dường như vốn chẳng giống suy nghĩ của một đứa bé đang tuổi ăn tuổi lớn thế này. Điều gì đã làm cậu trở nên lầm lì tới cực đoan như vậy. Nhat! Còn lý do gì ngoài cái cô nhi viện kia? Ai đó sẽ nghĩ rằng, cô nhi viện là mái nhà của tình thương, của sự đùm bọc ấm áp. Ở đâu thì cậu không biết, nhưng ở đây thì hoàn toàn không phải, hay đúng ra, thì sự ấm áp đùm bọc ấy vốn chỉ không dành cho cậu-một đứa trẻ bị CÂM BẨM SINH.

Khi bắt đầu có nhận thức, Hà Phong đã bắt đầu nhận thấy mình khác với những đứa trẻ cùng phòng. Chúng có thể hát, còn cậu thì không. Chúng có thể nói to, có thể hét, có thể thì thầm, còn cậu thì không. Chúng có thể cười thành những tiếng giòn tan, và tất nhiên, cậu cũng không. Đó là lý do bọn trẻ xa lánh cậu. Xa lánh mới chỉ là khởi đầu.

Khi cậu lớn lên, vẻ ngoài trắng trẻo như con gái, lại thêm cái cá tinh lầm lì cứng đầu khiến cho bọn chúng ghét cậu, tìm đủ mọi trò từ ném vỡ bình hoa tới làm hỏng bàn ghế, xé sách vở quần áo của cậu, và dĩ nhiên, mọi tội lỗi sẽ bị vô tình hay cố ý đổ hết lên đầu cậu. Rắc rối, tàn tật, vô giá trị…chừng đó lý do là đủ để Sơ Trưởng-bà mẹ lớn ham danh ham tiền của cô nhi viện này ghét cậu.

10 năm qua, Hà Phong ăn một mình, chơi một mình, học bài một mình. Ngoài việc phải ở chung phòng với lũ trẻ, hầu như việc gì Hà Phong cũng tự túc. Không ai trong cái nơi gọi là mái ấm tình thương này đồng cảm với cậu, chỉ có nỗi cô đơn là bạn đồng hành cùng năm tháng. Đã có lúc Hà Phong giận người mẹ mình ghê gớm. Chẳng phải vì bà bỏ rơi cậu, mà là vì sao bà nỡ vứt bỏ cậu ở một nơi tồi tệ tới thế này. Và nhiều lúc, Hà Phong mong muốn có một ai đó bên cạnh. Ai cũng được, chỉ cần người đó khác bọn họ, chỉ cần người đó bên cậu mãi mãi…

Trên thực tế, cuộc đời của Hà Phong cũng đã có một tia sáng. Đó chính là vị sơ đã cưu mang cho cậu-sơ Hà. Phong còn nhớ, sơ Hà chính là người đã dạy cậu bước đi, đã dạy câu học chữ, đã dạy cậu những ngôn ngữ giao tiếp của người câm. Vị sơ ấy…chính là tia sáng đầu tiên trong cuộc đời của cậu. Nhưng trớ trêu thay, tia sáng nhỏ bé ấm áp ấy đã vụt tắt  2 năm về trước. Sơ Hà qua đời đột ngột, ở cái tuổi 25 tươi đẹp. Sơ mất vì…Hà Phong nhắm mắt…Cậu không muốn nghĩ đến điều ấy, không muốn nhớ đến cái kỉ niệm u tối nhuốm màu máu và nước mắt ấy…Cậu nắm chặt tay, bước nhanh hơn về phía cô nhi viện trước mắt…

Nhìn cái nơi tường vàng ngói đỏ, đẹp giả tạo kia, Hà Phong tự nhủ: nếu ông trời cho cậu một người để yêu thương nữa, cậu sẽ không bao giờ để người ấy phải chịu bất cứ khổ đau nào…Trừ phi cậu chết!

Chương 2: Em đến như một định mệnh

 Hà Phong bước nhanh về phía cổng lớn của cô nhi viện. Trong màn mưa cùng với thứ ánh sáng ít ỏi từ mặt trời buổi sớm đông, cậu nhìn thấy một người đàn ông với dáng vẻ lén lút ôm trong lòng một thứ gì đó. Nhẹ tiến lại gần, Hà Phong mới nhìn thấy rõ thứ trong lòng người đàn ông là một chiếc giỏ mây đầy chăn gối, bên trong là một đứa bé đang say ngủ. Lại là một kẻ đem con bỏ chợ. Trên đời này, Hà Phong ghét nhất là loại người đó. Chúng giống hệt như những người đã sinh ra và vứt bỏ cậu ở cái nơi xấu xa cùng cực này. Nấp vào một góc nhỏ, cậu chờ cho người đàn ông đó mau chóng đi cho nhanh. Loại người ấy, cậu không muốn nhìn chứ đừng nói tới việc tiếp xúc hay ngăn cản. Còn đứa bé thì sao. Chẳng sao cả! Rồi vị sơ trưởng “đáng kính” kia sẽ mau chóng nhặt nó vào, mau chóng chăm sóc nâng niu nó, và mau chóng gửi tới những nhà viện trợ kia lý do để tăng thêm tiền trợ cấp…Và tóm lại, thì đứa bé cũng chẳng liên quan gì tới cậu. Có sống được đến lúc trời sáng hay không là tùy vào số phận của nó. Hơn nữa nếu còn sống mà vào được cô nhi viện này, thì chẳng qua cũng là thêm một kẻ ngày ngày châm chọc trêu ghẹo cậu mà thôi. Có hay không thì cũng làm gì chứ. Cậu bé thầm nghĩ mà tự cười nhạt.

Người đàn ông nọ mau chóng đặt chiếc giỏ mây vào dưới mái tôn nơi cổng vào cô nhi viện rồi vội vàng chuồn mất. nực cười thay cho những kẻ can tâm vứt bỏ máu mủ của chính mình. Nếu đã không thể nuôi, tại sao còn muốn ban cho chúng sinh mạng? Nếu đã không thể kề bên, tại sao không bóp mũi ngay lúc chúng mới chào đời. Sinh ra rồi vứt bỏ. Trên thế gian này còn việc nào thất đức hơn hành động đó. Đáng cười thay là lúc vứt bỏ, còn cố tình tỏ ra quan tâm, day dứt. Đặt đứa bé dưới mái hiên trong trời mưa? Tại sao không nghĩ rằng nó có thể không chết vì mưa, nhưng cũng sẽ chết dần trong cái giá rét của mùa đông nơi vùng quê này. Thật thừa thãi.

Chờ cho người đàn ông khuất bong, Hà Phong mới tiến lại cổng cô nhi viện. Đứng cạnh chiếc giỏ mây, Hà Phong coi như không thấy. Cậu lục tìm chìa khóa trong túi chiếc áo phao màu thẫm, rồi lachj cạnh tra khóa vào ổ. Rất nhanh chóng, chiếc cổng sắt kiên cổ được mở, và những dãy nhà ngói hiện lên ngay tuwocs mắt Hà Phong. Đúng lúc này, đứa bé trong chiếc giỏ mây đột nhiên tỉnh giấc. Và nó khóc.

-Oe…Oe…Oe…

Từng tiếng khóc non nớt đập vào tai Hà Phong. Cậu khó chịu.

-Oe…Oe…Oe…

Đứa bé quẫy đạp trong chiếc giỏ. Làn da non mỏng manh còn mờ những tơ máu hiện lên trong mắt cậu. Giữa trời đong buốt giá, đứa bé chỉ mặc có hai lớp áo lọt lòng mỏng manh, vài sợi tóc lơ thơ bết lại bởi nước mưa bắn vào.

-Oe…Oe..Oe…

Trời ạ! Hà Phong than thầm. Nói cậu có thể mặc kệ sống chết của người qua đường thì cậu còn làm được, chứ bảo cậu thấy ai đó bên cạnh đang cận kề cái chết mà không cứu thì cậu không đành. Cứ để mặc một đứa trẻ mới lọt lòng trong thời tiết thế này, chỉ sợ nó không trụ được tới một tiếng. May mắn thay, 10 năm tồn tại trong cái cô nhi viện này mới chỉ làm tâm hồn cậu chai sạn, chứ không làm cho trái tim cậu đóng đá. Cậu tiến lại gần đứa bé, nhìn kĩ nó. Ra là một đứa bé gái.Đứa trẻ mắt nhắm hờ, chân tay khua tứ phía, làn do đỏ dần vì lạnh, và cái miệng nhỏ cứ không ngừng phát ra những tiếng khóc chói tai. Nhẹ cuốn vài vòng chăn cho nó, HÀ Phong ẵm đứa bé vào lòng, đặt đầu nó vào lồng ngực ấm nóng của cậu. Kì lạ thay, đứa bé nằm trong lòng Hà Phong lại ngừng khóc. Nó dụi đầu vào ngực cậu, nhẹ co thân hình nhỏ bé của mình rúc vào người Hà Phong. Trẻ con thật khó hiểu…Và cả cậu nữa. Lúc này đây, trong lòng cậu bỗng rộn lên một thứ cảm xúc nao nao khó tả. Trái tim cậu khẽ reo, và tâm hồn cậu dương như lóe lên chút gì đó ấm áp. Hà Phong có nhìn nhầm chăng? Tại sao khi nhìn đứa bé này, cậu như thấy trên gương mặt bé bỏng ngây thơ kia phát ra những tia sáng như ánh mặt trời? Đã bao lâu rồi? Đã bao lâu Hà Phong không còn những cảm giác như thế?

Ẵm đứa bé vào cô nhi viện, cậu đi tới phòng sơ trưởng. Dù chẳng hề thích thú gì khi đặt chân vào đây, nhưng cậu vẫn phải hoàn thành mọi thủ tục cần thiết cho đứa bé, nếu không muốn nó bị đưa ra khỏi nơi này. Giúp người nên giúp cho trot. Hơn nữa, Hà Phong cảm thấy giữa cậu và đứa bé trong lòng cậu có một sợi dây vô hình nào đó ràng buộc. Ngay vào giây phút cậu ẵm nó vào lòng, Hà Phong đã có cảm giác cậu với nó như một sợi dây mỏng manh, cuốn vào trái tim cậu. Lỏng, nhưng chắc. Cẩm giác của cậu không hề sai. Và ngay lúc ấy có lẽ Hà Phong cũng không thể tưởng tượng rằng đứa bé con nằm trong lòng cậu lúc đó sẽ chính là người sẽ gắn kết cùng cậu cả cuộc đời. Hà Phong không biết. Đứa bé lại càng không. Chỉ có kẻ vô hình mang tên định mệnh là lặng lẽ mìm cười trong bóng tối…

Nụ cười khẽ nở trên làn môi đỏ thắm của vị sơ trưởng đang ngồi đối diện Hà Phong. Thời gian dường như không in dấu trên gương mặt đã ngoài 40 của bà. Nếu trong ánh mắt kia không tràn đầy những toan tính và ham muốn danh dự tiền bạc, thì có lẽ trong mắt hà Phong, bà có thể được xếp vào hàng Đẹp, tất nhiên là sau sơ Hà của cậu. Nhấp một ngụm trà, Sơ Trưởng cất tiếng:

-Vậy là cậu muốn tôi nhận nó vào cô nhi viện?

Hà Phong gật đầu. Sơ Trưởng mỉm cười:-

-Có thể cho tôi bế đứa bé một chút không?

Hà Phong thoáng ngần ngừ. Từ trước tới nay, cậu chưa bao giờ có chút niềm tin nào vào người đàn bà trước mặt.

Thấy biểu hiện của cậu, ánh mắt vị sơ lóe lên chút gì đó. Thu tay về, bà nói:

-Nhận nó cũng được. Tôi sẽ gửi nó tới chỗ sơ Hiền.

Câu nói như một tiếng sét đánh ngang tai Hà Phong. Sơ Hiền? Bà ta nỡ lòng nào gửi đứa bé tới chỗ bà sơ dữ đòn nhất cô nhi viện này. Cậu nhìn bà ta với vẻ khó tin, đôi tay bất giác siết nhẹ cô bé trong lòng. Cậu lấy giấy bút ra viết vài dòng :”Tôi sẽ chăm sóc nó.”

Sơ trưởng có phần hơi ngạc nhiên nhìn mẩu giấy cậu đưa. Bà nhanh chóng nói:

-Hà Phong, cậu vốn biết rõ qui định nữ không được ở trong kí túc xá nam.

Cậu lại cúi đầu viết tiếp:”Tôi và đứa bé sẽ ở căn nhà tại sân sau.”

Bà ngần ngừ…Chưa kịp để sơ trưởng nói thêm bất cứ lời nào, HÀ Phong viết tiếp vào mẩu giấy:”Xin sơ đồng ý”

Dòng chữ làm vị sơ tròn mắt nhìn cậu. Rốt cuộc đứa bé ấy là gì, mà Hà Phong cứng đầu nhất cô nhi viện Phúc Anh lại chịu cầu xin bà? Mà thôi. Dù sao bà cũng không chịu thiệt thòi gì. Nhân cơ hội này dọn lại sân sau cùng với cái nhà hoang đó một chút cũng không sao. Nghĩ vậy, nụ cười lại nở trên môi người phụ nữ sắc sảo ấy. Bà đáp:

-Cũng được. Nhưng cậu phải dọn dẹp lại toàn bộ khu vực sân sau, phải tự lo mọi sinh hoạt, cơm cũng phải lên nhà bếp tự lấy. Cậu nghe rõ chưa?

Hà Phong khẽ gật đầu. Sơ Trưởng lấy cho cậu một mẫu giấy khai sinh:

-Cậu điền vào cho cô bé đi.

Nhìn tờ giấy trong tay, Hà Phong hơi tần ngần. Đặt tên đứa bé là gì bây giờ. Chợt một suy nghĩ vụt qua trong đầu cậu bé. Cậu nhanh chóng điền vào tờ giấy hai chữ Trần Nguyên. Trần là họ của sơ Hà. Nguyên cũng là tên đệm của sơ. Trần Nguyên…Hai chữ tạo nên một cuộc đời sẽ gắn chặt với Hà Phong đã được tạo nên từ giây phút ấy. Cũng từ đó, cuộc đời Hà Phong sẽ không còn cô đơn.

Người con gái ấy tới như một định mệnh…Và định mệnh ấy theo cậu tới cuối đời…

---Hết chương 2---

Chương 3: Tuổi thơ của em là những tháng năm hạnh phúc nhất đời anh

Trần Nguyên đến, mang tới cho cuộc đời của Hà Phong những tia sáng đầu tiên sau bao chuỗi ngày tăm tối đóng lạnh. Sau bao công sức của Hà Phong, cuối cùng dãy sân sau của cô nhi viện cũng được dọn lại tinh tươm, và căn nhà bỏ không đã trở nên ấm áp. Họ sống như một gia đình nhỏ. Hà Phong là cha, Trần Nguyên là con gái. Mọi sinh hoạt hằng ngày của cô bé đều do cậu đảm nhiệm. Những ngày đầu, Hà Phong vấp phải vô vàn khó khăn. Từ cảm xúc xấu hổ do cách biệt nam nữ, tới những lần bị bỏng vì pha sữa, rồi cả những đêm mất ngủ vì những tiếng oe oe chói tai, hay cả bao lời châm chọc của lũ trẻ trong cô nhi viện.

Từ ngày Hà Phong chuyển đi, chúng cứ vài ngày lại tới trêu chọc cậu. Nào là gọi cậu là bảo mẫu, nào là ném gạch ném đất vào nhà cậu…Mỗi lần như vậy, cậu bé chỉ lẳng lặng đóng cửa, rồi sau đó thu dọn hậu quả lũ trẻ để lại…Cậu sợ bọn chúng hay sao mà không đánh lại? Không hề! Chữ sợ trong Hà Phong đã tiêu tan kể từ ngày sơ HÀ rời khỏi trần thế. Cậu không sợ bọn chúng, mà vì cậu không muốn phải động tay với những kẻ không xứng đáng. Hơn nữa, nếu làm bé con của cậu hoảng sợ thì sao? Cậu không thích điểu đó. Bất kì điều gì lũ trẻ làm ảnh hưởng tới Hà Phong, cậu bé có thể dễ dàng cho qua, nhưng cậu không cho phép bất kì ai làm ảnh hưởng tới người thân duy nhất của cậu-Trần Nguyên…Rồi một ngày nào đó, Hà Phong sẽ đủ sức để rời xa nơi này, đem theo Trần Nguyên. Cậu sẽ bảo vệ cô bé, sẽ cho cô bé những gì tốt đẹp nhất, sẽ sát cánh cùng cô cả đời…

Suy nghĩ ấy đã được Hà Phong nuôi lớn từ những ngày sơ Hà ra đi. Cậu vùi đầu vào sách vở ngay khi còn rất bé. Khi mà những đứa trẻ cùng trang lứa còn đang mải mê với những trò chơi trẻ con, thì Hà Phong đang đọc. Và khi mà chúng còn ấp úng với những bảng cửa chương, thì Hà Phong đã chìm trong những bài toán khó, cảm giác được sự kì diệu của toán học. Dường như ông trời cũng thương cho cuộc đời bất hạnh từ nhỏ của Hà Phong, nên mỗi tháng, cậu luôn là người được chia những quyển sách tốt nhất, khó nhất  từ phần của những người quyên  tặng cho cô nhi viện Phúc Anh. Cậu khao khát một ngày được sải cánh bay tới những chân trời cao rộng ngoài kia, rời khỏi nơi đầy xiềng xích và gò bó này. Và khi Trần Nguyên tới, ước mơ của Hà Phong như được tiếp thêm động lực. Có những đêm cậu gần như thức trắng, vừa phải trông nom Trần Nguyên, vừa ngồi học bài. Ngay cả lúc cô nhi viện đã lẵng lẽ chìm trong màn đêm, thì ngôi nhà nhỏ ở phía sân sau vẫn chong đèn cho tới gần sáng…

Khi Trần Nguyên bắt đầu biết lẫy cũng là lúc những khó khăn trong cuộc sống của họ vơi dần. Sinh hoạt của hai người cũng gần như đã vào nếp. Trần Nguyên càng lớn càng đáng yêu. Đôi môi thắm hồng. Đôi mắt một mí lấp láy trong veo. Làn da trắng mịn. Cô bé không mũm mìm như những đứa bé thừa ăn thừa mặc, mà ngược lại, nhỏ nhưng cứng cáp. Trần Nguyên dần đi vào cuộc sống của Hà Phong như một thói quen, Cô bé cuốn lấy cậu mọi nơi mọi lúc. Khi đi ngủ, cô bé nằm trong lòng HÀ Phong. Khi thức giấc, nếu không thấy Hà PHong, cô bé nhất định sẽ khóc thét lên, và những lúc bình thường sẽ loanh quanh bên cậu cả ngày. HÀ Phong không lấy điều đó làm phiền phức, dù có đôi khi, Trần Nguyên gây ra những lỗi lầm khó thể tha thứ như chảy dãi ra sách của cậu, hay thường xuyên nhất là tè lên người cậu. Có lẽ, những người vốn dĩ đã cô đơn hiếm khi thấy khó chịu với những rắc rối đã trở thành thói quen khó bỏ?

Ngày qua ngày…Chẳng mấy chốc Trần Nguyên đã được chín tháng. Từ lúc ở bên Hà Phong, cô bé chưa ốm lần nào. Có lẽ nhờ Hà Phong khéo chăm, hay do cô bé thương cậu vất và nên không nỡ ốm? Những tháng Trần Nguyên tập đi, nơi sân sau cô nhi viện trở thành sân chơi của cô với cậu trong suốt một thời gian dài. Ngày nào cũng vậy, lúc sáng sớm và chiều tà, người làm trong cô nhi viễn sẽ thấy bong dáng họ trên nền sân gạch đã cũ trước ngôi nhà ngói đơn sơ. Một lớn một bé, một dáng trầm tĩnh, một dáng lon ton. Bao giờ cũng vậy, Hà Phong sẽ đứng ở giữa sân, cúi người dang tay chờ Trần NGuyên từ đầu kia bước tới. Cậu không dìu cô từng bước như cách người ta vẫn dạy những đứa trẻ mới biết đi. Cậu chỉ đứng đó, chờ cô bước tới bên cậu…Tuy vậy, mỗi khi Trần  NGuyên nghiêng người chực ngã, Hà Phong sẽ vội vàng chạy tới đỡ cô, và cũng có khi, người đỡ lại trở thành người bị ngã. Thường xuyên là vậy. Cũng có lần, Hà Phong không kịp chạy tới, hiển nhiên điều đó làm Trần  NGuyên ngã, và cô khóc…Một đứa trẻ chưa bao giờ học cách kiềm chế, hẳn sẽ không biết cách kìm chế cảm xúc. Và Trần NGuyên khóc. Cô khóc rất to, lòng bàn tay va với mặt đất rướm máu. Hà Phong hoảng hốt chạy tới. Chẳng ai tin được một Hà PHong vốn không biết sợ, không biết đau lại vội vàng xoa xoa thổi thổi, và vẻ mặt lại mang một nỗi xót xa hiếm có. Cô không biết sao? Cô đau một, cậu đau gấp mười lần. Cô có thể khóc thành tiếng vì đau, còn cậu, chỉ có thể đau trong lẵng thầm câm nín…

Từ lần đó, Hà Phong quyết định xếp hết số sách cậu có thành một đường ở trong nhà để Trần  Nguyên đi cho khỏi ngã. Số sách ấy trước nay cậu vốn cất rất kĩ, nay vì cô mà phá lệ ra dung.Trần Nguyên, ngay từ khi tới bên cậu đã là một ngoại lệ bất định bất biến.

Chẳng mấy chốc mà Trần Nguyên đã đi đứng vững vàng. Thế giới xung quang trở nên quen thuộc và diệu kì hơn trong mắt cô bé. Nhưng điều làm Hà Phong đau đầu là…Cô bé đòi ra chơi với lũ trẻ con cùng trang lứa. Trần Nguyên không nói với cậu. Cô bé vốn chưa thể nói. Nhưng nhìn cái cách cô bé ngóng ra cửa sổ mỗi chiều chỉ để nhìn bong một đứa bé chạy qua, cái cách cô cào cào cánh cửa, chỉ chỉ về dãy hành lang dẫn ra sân trước…Nơi đó là nơi chẳng bao giờ Hà Phong muốn đặt chân tới ngoài những lần miễn cưỡng đi lấy đồ ăn. Và lý do chủ chốt nhất là cậu không yên tâm để cô bé chơi cùng người lạ. Ai có thể đảm bảo cho bé con của cậu sẽ an toàn tuyệt đối. Vốn không hề muốn vậy, nhưng nếu không để Trần nGuyên ra chơi với bọn trẻ, thì dần dần cô bé đang tuổi học nói ấy sẽ thành tự kỉ mất. Mà người tự kỉ câm lặng, chỉ cần một mình cậu là đủ rồi. Thao thức mấy đêm, cuối cùng Hà Phong đã nghĩ ra cách giải quyết. Cậu xin bảo vệ mấy tấm gỗ, tự tay đẽo gọt chúng thành những khối hình nhỏ làm đồ chơi, lấy thêm vài tấm xốp để tô vẽ lên đó những hình hoạt hình ngộ nghĩnh...Ngay chiều hôm đó, cậu xin sơ quản lí trẻ mẫu giáo dẫn bọn trẻ về nhà mình-một ngôi nhà như vườn trẻ mà cậu vừa hoàn thành. Tất nhiên, ai cũng thong cảm và giúp đỡ cho cậu bé bảo mẫu ấy. Lũ trẻ trầm trồ trước những thành quả mà cậu mất cả ngày để gây dựng. Chúng nhòm ngó, chúng sờ thử, chúng tò mò, và tất nhiên, chúng cũng quan tâm tới Trần Nguyên-cô công chúa nhỏ trong ngôi nhà cổ tích của cậu. Nhìn những đứa trẻ ê a với nhau bằng những thứ ngôn ngữ khó hiểu, nhìn nụ cười rạng rỡ cùng ánh mắt hạnh phúc trên gương mặt của Trần Nguyên, Hà Phong mỉm cười, và trái tim lại khẻ rung lên âm thanh hài lòng hạnh phúc. Cô vui vẻ, cậu cũng vui vẻ. Cô hạnh phúc, cậu cũng hạnh phúc!

Lâu dần thành lệ, cứ chiều xuống là những đứa bé tìm tới nhà Hà Phong để vui đùa cùng với Trần Nguyên và với những món đồ chơi mới độc đáo của cậu. Các sơ trông nom bọn chúng cũng thường ghé tới, vừa để coi sóc lũ trẻ, vừa để chăm nom Trần Nguyên những lúc cậu ra ngoài. Trần Nguyên đang độ học nói. Cô bé ê a thường xuyên những âm thanh mà Hà Phong không hiểu.Các sơ cũng thường xuyên mớm lời cho cô, nhưng vẫn chưa được từ nào nên hồn. Tới một buổi chiều, khi Hà Phong vừa mới trở lại nhà. Thấy cậu, Trần Nguyên đòi ra khỏi vòng ôm của một vị sơ trông trẻ, chập chững đi tới nắm áo cậu, chiếc môi nhỏ bập bẹ mấy tiếng:”Pong. Pong”.

-Cô bé gọi tên con đấy. Vì mới biết nói nên nó chưa nói sõi. Dạy nó bao nhiêu từ nó không nói, chỉ chịu nói mỗi tên con.”

Vị sơ có ở đó bảo với Hà Phong. Và bé con lại nhìn cậu và nói:”Pong. Pong”. Mấy tiếng ấy gieo vào lòng Hà Phong những tia hạnh phúc lớn lao vô cùng. Cậu ôm cô bé vào lòng, siết nhẹ vòng tay. Trần Nguyên cất tiếng cười trong trẻo, rồi lại cất lên những tiếng :”Pong. Pong”. Trong ngôi nhà ngói đơn sơ, nổi lên trên bóng hình của những đứa bé và vài vị sơ, là hình ảnh của hai con người đang chìm trong hạnh phúc-thứ hạnh phúc trong sáng và giản đơn.

Những tháng ngày đầu tiên trong cuộc đời của Trần Nguyên, có lẽ cũng là những tháng ngày tươi đẹp nhất của họ…trước khi những biến cố trong cuộc đời họ bắt đầu…

---Hết chương 3---

Chương 4: Anh sẽ ở bên em cả cuộc đời

Hà Phong không biết rõ ngày sinh của Trần Nguyên, nên cậu đã lấy ngày cậu nhặt được cô làm sinh nhật. Hôm đó đúng vào Giáng Sinh. Cô sinh vào ngày thế gian hạnh phúc, và cậu cũng mong cô cả đời hạnh phúc.

Sinh nhật năm Trần Nguyên một tuổi, Hà Phong tự tay làm cho cô bé một ngôi nhà như trong những câu chuyện cổ tích.

Ngôi nhà bằng gỗ, có ống khói, có một khoảng sân nhỏ, có khung cửa sổ đặt những chậu hoa nhỏ đáng yêu, có cả giàn hoa giấy trước cửa tỏa bóng mát. Lúc cậu bé đưa ngôi nhà cho Trần Nguyên, đôi mắt cô bé sáng lên trong hạnh phúc. Cô ôm lấy ngôi nhà, luôn miệng “Pong”,”Pong” gọi tên Hà Phong, đôi má bầu bĩnh ánh lên những sắc hồng trong trẻo. Trái tim Hà Phong lại một lần nữa reo lên. Cậu nhìn ngôi nhà, rồi lại nhìn cô bé, ánh mắt kiên định như thầm quyết định một điều gì đó cho cả cuộc đời. Phải! Năm ấy, cậu bé mười một tuổi Hà Phong, đã tự hứa với lòng mình rằng nhất định sẽ sống cùng Trần Nguyên trong một ngôi nhà như thế, sẽ mang đến cho cổ hạnh phúc, sẽ đem cho cô tất cả những gì cô cần. Năm mười một tuổi, cậu đã tự đem cuộc đời mình ghép với cuộc đời cô bằng một lời hứa vĩnh viễn như vậy.

Khi Trần Nguyên lên hai tuổi, cô bé đã nói sõi và bắt đầu nhận thức được thế giới xung quanh mình. Cô không hiếu động. Suốt cả năm đó, Hà Phong đã rất lo vì không biết Trần Nguyên có bị trầm cảm vì sống với một người không giao tiếp được như cậu hay không. Cô bé khá ít nói, cũng không chạy nhảy nhiều như những đứa trẻ đồng trang lứa. Đã có khi, Hà Phong nén lòng định gửi cô cả ngày ở lớp mẫu giáo, nhưng mỗi khi đưa cô đến trước cửa lớp, là cô bé lại khóc gào lên: “Phong, không đi, không đi”. Và cậu lại ngậm ngùi mong cô trở lại. Mãi cho đến khi cô bắt đầu nói thành câu, cậu mới yên tâm phần nào. Nhưng nỗi lo này qua đi, nỗi lòng khác lại đến. Lắm đêm, Hà Phong thao thức khi nghĩ về những câu hỏi của cô bé:

-Phong, nói đi, nói đi.

-Phong, đẹp không, đẹp không?

Mỗi khi nghe những câu như vậy, cậu chỉ biết gật hoặc lắc đầu. còn trong lòng thì đau đớn khôn nguôi. Liệu một ngày nào đó, nếu cô nhận ra rằng cậu mãi mãi không thể nói chuyện được với cô, không thể cùng khóc cùng cười với cô, liệu cô có như những đứa trẻ khác, rời xa cậu, kì thị cậu, chán ghét cậu hay không???

 Sinh nhật năm ấy, Hà Phong tặng cô một chiếc cặp tóc màu tím. Màu tím-nghĩa là mong đợi mãi mãi thủy chung…

Năm ba tuổi, Trần Nguyên đã biết nói chuyện với Hà Phong qua cử chỉ. Hà Phong đã phải mất rất nhiều công sức trong nửa năm trời mới có thể dạy cho một đứa bé hiểu được những ngôn ngữ cử chỉ ấy. Và cuộc đối thoại đầu tiên của họ diễn ra như thế này.

Vào một ngày mùa hè, Trần Nguyên ngồi ngắm nghía chiếc cặp tóc Hà Phong tặng cho. Rồi đột nhiên, cô bé cặp chiếc cặp tóc một cách vụng về lên tóc mái, sau đó cất tiếng gọi:

-Phong, Phong, anh Phong

Nghe giọng cô bé, Hà Phong vội chạy từ căn bếp sau nhà lên, mặt mũi đầy mồ hôi. Thấy Trần Nguyên tròn mắt nhìn mình, cậu chau nhẹ đôi long mày, ánh mắt như hỏi: “Có chuyện gì sao?”

Trần Nguyên nhìn cậu, rồi chỉ tay lên mái tóc rối đang kẹp bởi chiếc cặp tóc màu tím, đôi tay vụng về chỉ trỏ những kí tự mà phải mất một lúc Hà Phong mới hiểu:”Đẹp không? Đẹp không?”. Nhìn nụ cười trong veo của cô nhóc, Hà Phong thấy lòng xốn xang. Cậu đứng đó một lúc, rồi tiến tới ôm cô bé vào lòng. Bé con của cậu, cuối cùng cũng có thể nói chuyện với cậu rồi!

Tối hôm đó,là tối đầu tiên và duy nhất Trần Nguyên phải ăn thịt cháy. Ai bảo cái người nào đó gọi vội Hà Phong lên khi cậu đang nấu ăn, rồi lại còn khiến cậu thất thần một lúc lâu nữa chứ!

Sinh nhật năm ấy, Trần Nguyên được Hà Phong tặng một chiếc bờm nhỏ màu hồng. Bờm nhỏ thay cho cặp nhỏ, để cô không còn vất vả khi cặp mái tóc dài của mình nữa.

Lúc Trần Nguyên được bốn tuổi cũng là thời điểm Hà Phong đăng kí đi làm thêm cho cô nhi viện để lấy tiền tiêu vặt. Gọi là làm thêm, nhưng công việc vốn chẳng nhẹ nhàng gì. Từ nhổ cỏ, bưng bê bát đũa, rửa bát,…việc gì Hà Phong cũng phải làm phần nhiều. Nhưng cậu vẫn kiên trì. Trần Nguyên của cậu đã lớn, đã đi học.Cô bé cần quần áo mới, cần những thứ tốt hơn để không phải mặc cảm với  bạn bè. Tiền lương cậu lãnh được không nhiều, phải mất  vài ba tháng mới có thể mua cho cô một bộ quần áo hay một đôi giày, nên cậu thường xuyên nhận làm thêm giờ để có tiền mua cho Nguyên những thứ như thế. Cô bé chưa bao giờ đòi hỏi cậu bất cứ thứ gì, thậm chí còn không muốn đi học. Nhưng cậu lại luôn muốn đem đến cho cô những thứ tốt nhất, vì vậy, cậu chấp nhận.

Đã từng có một thời gian dài, Hà Phong vì phải nhổ cỏ liên tục mà bị đau vai. Có lần cõng Trần Nguyên lên đôi vai của mình, cậu đã suýt ngã. Lần đó, Trần  Nguyên khóc rất nhiều, nhiều tới nỗi cậu nghĩ mình đã làm cô bị đau. Nhưng không, Trần Nguyên khóc mãi, một lúc sau mới sụt sịt:

-Em không đi học nữa. Phong không đi làm nữa được không.

Khi ấy, Phong chỉ nhẹ nhàng xoa đầu cô bé, cười mỉm:”Anh không sao”. Và cô bé lại khóc. Đêm hôm ấy, khi ôm Trần Nguyên trong lòng, Hà Phong đã tự nhủ:”Sau này có đau tới chết cũng không được để cho bé con biết nữa”

Sinh nhật lần thứ tư của mình, Trần Nguyên được Hà Phong tặng một bộ quần áo giống công chúa. Với Phong, Nguyên mãi mãi là công chúa-duy nhất…

Người ta bảo: “Sau cơn mưa trời lại sáng. Sau bão giông, mặt nước lại yên bình”, nhưng có đôi khi, mọi người cũng quên rằng, có nhiều cơn bão đến chẳng hề báo trước, và có một loại yên bình ảo tưởng được gọi là “SÓNG Ở ĐÁY SÔNG”.

---Hết chương 4---

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: