Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Dạ Quỳnh

Văn VinhDạ QuỳnhTập truyện ngắn(Tái bản có bổ sung)NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNGHÀ NỘI - 2000Tặng các bạn đã cùng chung với tôinhững kỷ niệm không thể phai mờ vềmột quãng đời lao động bươn bả ở vùngtuyết trắng, những ngày đã qua..

Hiền "Mơ-la-cô"

Cả "ốp"(1) gọi thằng Hiền ở cờ-va(2) tôi ở như thế làđể phân biệt với Hiền "Ni ken", Hiền "thuốc tây",Hiền "đầu bò", Hiền "tý tò", Hiền "hói", Hiền "hen",.v.v... Tại sao thằng Hiền có biệt danh như thế? Xinđộc giả xem hồi sau sẽ rõ. Chỉ biết cái ấn tượng đầutiên khi gặp Hiền "Mơ-la-cô"(3) trên chiếc phi cơ IL-86của hãng hàng không Nga chở chúng tôi sang vùngtuyết lạnh, làm tôi nhớ mãi không quên..

Khi chiếc phi cơ khổng lồ gầm lên tăng tốc, lao nhưtên bắn rồi bất ngờ bốc lên khỏi mặt đất, cái cảm giác"thoát nạn" thật là dễ chịu. Mấy trăm con người bịvần, bị đánh tả tơi hàng mấy tháng trời từ khi làmgiấy tờ thủ tục cho đến cửa khẩu sân bay Quốc tế,mặt mũi phờ phạc, mồ hôi đầm đìa, thở hắt ra, mới5(1) "Ốp": Khu nhà ở tập thể(2) Cờ-va: Căn hộ (gọi tắt)(3) Mơ-la-cô: Sữadám tin mình đã "đi thoát"... Những hàng người khốnkhổ, xênh xang trong những bộ quần áo bò rộng thùngthình thiêm thiếp ngủ ngồi, chả mấy ai còn có tâm trímà ngắm trời, ngắm đất trên chín tầng mây..

Hiền "Mơ-la-cô" ngồi cạnh tôi. Gã gày nhom, mặtxanh xao, tay chân lẻo khẻo, cái đồng hồ Sen-cô-phaithít hết nấc vẫn tụt trễ xuống mu bàn tay học trò gầyguộc. Gã trạc mười tám, hai mươi là cùng, dù đã đểhàng ria tơ trên mép... Rõ là gã vừa thoát tuổi học tròđi "xuất khẩu lao động" theo tiêu chuẩn bố mẹ(!) Gãngả vào vai tôi mà ngủ, nhưng bỗng choàng tỉnh rấtnhanh khi các chiêu đãi viên hàng không người Ngađẩy xe đi dọc các hàng ghế phân phát khẩu phần. Gãcó vẻ chần chừ không muốn ăn rồi đột nhiên vồ lấythìa dĩa... Trông gã ăn mà tội nghiệp. Như kẻ chết đóitám mươi đời ngồi trước mâm cỗ ngày Tết. Chao ôi!Cái bữa ăn ngon đặc biệt mà ở nhà mấy ai trong lũchúng tôi được thưởng thức. Toàn món ăn Tây... Hiền"Mơ-la-cô" ăn ngấu nghiến, khi chúng tôi chưa xongmón đầu tiên thì gã đã làm xong miếng bánh sữa cuốicùng tráng miệng... Nhưng vừa ăn xong, bỗng gã trợnmắt, hai tay bưng lấy miệng và từ bụng gã cứ cuộn6lên từng đợt sóng. Biết gã bị nôn, tôi vội rút túi nônsau lưng ghế đưa cho gã. Hiền "Mơ-la-cô" phục xuốngsàn máy bay nôn thốc nôn tháo, nôn bằng hết bữacơm "Tây" đầu tiên, nôn ra cả một lô bánh cuốn, chắclà dư âm của bữa liên hoan chia tay ở nhà, nôn ra cảmật xanh mật vàng... Nôn xong, gã gục xuống thànhghế, rũ rượi như con gà bị cắt tiết. Mọi người xungquanh xúm vào xoa đầu, giật tóc mai, đưa nước uống,xốc lên, gã mới tỉnh. Trên gương mặt xanh xao, đóiăn, đôi mắt gã lờ đờ xem ra đã có thần sắc. Tôi ômhắn hỏi nhỏ:- Em làm sao thế? Say máy bay hay bị cảm? Có cầngọi bác sĩ không?Gã thều thào xua tay:- Không... không cần... em không bị gì đâu..

- Không bị mà nôn hết cả... sức đâu mà bay? Emlàm mọi người hết cả hồn...!- Em không ăn được sữa... ngửi mùi là buồn nônrồi. Từ bé em đã ăn sữa bò bao giờ đâu... mà thức ănmón nào cũng có sư... ơ... ư... ữa... kinh quá. Em địnhcố ăn nhanh cho xong mà không ổn..

Dứt lời, gã lại nhỏm dậy vớ lấy túi nôn..

7À! thì ra là vậy. Khốn khổ cho cánh nghiện cơm cà,rau muống luộc, quen ăn chay từ bé, bất ngờ phải sựccơm "Tây". Lòng tôi thoáng một chút buồn, chua chát

Từ lúc đó trên chặng đường bay dài dằng dặc ngót vạncây số, gần hai chục giờ đồng hồ, gã chỉ dám ăn hoaquả, uống nước ngọt cầm cự. Chúng tôi nhường nhữngđồ ăn không mùi bơ, sữa cho gã và tôi nghĩ ái ngạithay cho gã. Rồi nay mai, gã sống sao đặng ở cái xứsở người ta thích xơi nhiều thứ đó..

** *Ấy vậy mà sau có một tháng trời thôi, gã đã nổitiếng vì biệt tài uống sữa thay cơm. Để cái tên Hiền"Mơ-la-cô" được truyền đi như một huyền thoại. Gãkhông ăn uống một thứ gì ngoài sữa. Mà là sữa tươichính cống nhé! Thứ sữa mà lắm kẻ biết uống sữanghĩ còn ghê ghê vì nó được vắt trực tiếp từ vú con bòra. Cứ mỗi lần ra Ma-ga-din mua thực phẩm gã chỉxách về vài bịch sữa loại một lít để uống dần cả ngàycả đêm. Vì gã uống toàn sữa trừ bữa nên chỉ thoángtrông thấy gã, người ta nghĩ ngay đến từ ""Mơ-la-cô"

Và ngồi gần gã luôn có mùi gây gây buồn nôn. Ngay8cả cánh thợ người Nga nhìn gã tu sữa cũng trố mắt,ngây người đứng xem, nhìn gã như một vật thể kì dị

Mà trông gã tu sữa ai cũng phát thèm... Một hơi gầnnửa bịch. Chà! chà! Gã lau mép. Mọi người ngồi vàobàn ăn, gã giở sữa ra... giờ đi ăn ca, gã không bậntâm. Máy vẫn chạy, vớ hộp sữa trên nóc máy, ngửa cổhay làm từng ngụm nhâm nhi như uống rượu vậy..

Chả thế mà gã luôn vượt định mức, được thợ cả khenlà chăm chỉ, bỏ cả ăn... Chỉ khổ một nỗi ngồi chỗ nào,mọi người cũng đem chuyện gã ra kể, thêm dấm thêmớt để cười lăn cười lộn... Có thằng cười lăn cả ra đấtgiãy đành đạch, bị thắt ruột phải đi cấp cứu. Nhưngphũ mồm và độc miệng nhất là thằng Tiếu "khỉ". Hắnvốn là tay chơi bời bạt mạng, làm một đồng tiêu mườiđồng, trộm cắp, đĩ điếm, bài bạc... Gặp Hiền"Mơ-la-cô" ở đâu hắn cũng ngả mũ chào; trên môi nởmột nụ cười đều giả, rồi xỏ xiên:- Này! Hiền "Mơ-la-cô"! Mẹ mày đẻ mày trongchuồng bò hay sao mà mày nghiện sữa tươi thế hả?Hay ông bô mày là bò đực nên có gien di truyền?Hiền "Mơ-la-cô" thường im lặng không trả lời

Nhưng nhìn mặt gã thoáng nhợt đi, tôi biết gã phải9đem hết nghị lực để nín nhịn đòn chơi vô văn hoá,những lời châm chọc độc địa chẳng còn chút nhântình..

** *Ở cùng Cờ-va với Hiền "Mơ-la-cô", tôi hiểu thực ragã đâu dễ dàng có được "biệt tài" như vậy. Tôi đãchứng kiến gã tập luyện uống sữa thay cơm kiên trìnhư những môn đồ I-ô-ga. Ngày đầu gã uống từngngụm nhỏ. Nôn thốc, nôn tháo, nôn xong lại uống,mặt gã nhăn nhó, bịt mũi như uống thuốc đắng..

Ngày thứ hai, thứ ba, nôn ít hơn. Ngày thứ năm tạmổn, gã tu liền nửa bịch, lại oẹ, lại mửa. Gã nằm vậttrên giường, bịch sữa để đầu giường, dưới chân giườnglà cái xô tôn... Ngày thứ sáu gã gia giảm, rồi tănglượng từ từ, bình tĩnh hơn. Đến ngày mười lăm thì gãđắc đạo. Một tháng thì nổi tiếng khắp "ốp", được gánbiệt hiệu vì tài uống sữa điêu luyện

Nhưng cũng vì sống cùng Hiền "Mơ-la-cô" mà tôihiểu gã đâu có nghiện, có thích sữa và chán cơm nhưvậy. Đã bao lần khi mùi xào nấu bốc lên, tôi thấy gãbỏ đi sang phòng khác hoặc đắp chăn giả vờ ngủ say..

10Nhất là hôm nay đây, ngày Tết cổ truyền của dân tộc,quê hương, bàn ăn đầy bia, rượu, vịt quay, gà rán, cảnem cuốn Sài gòn nữa, bít tết thơm lừng, nồi cơm bốckhói ngào ngạt... Phòng nào chả vậy. Hiền "Mơ-la-cô"nằm đắp chăn trên giường, quay mặt vào trong vờngủ. Nhưng mấy đứa chúng tôi biết gã đang nuốtthầm nước bọt. Khi tiếng thìa, dĩa, bát đũa, cốc chénva nhau lách cách, gã trở mình thở dài. Chúng tôi đưamắt nhìn nhau, lòng như nghẹn lại.

Miếng ăn đắng ngắt. Hòa "híp" đến bên gường Hiền"Mơ-la-cô" giọng bực tức, xót xa:- Hiền ơi! Dậy ngồi ăn với bọn tao cho vui đi mày

Hôm nay là Tết mà!- Em không ăn đâu. Em uống sữa no rồi. Các anhcứ ăn uống tự nhiên đi

Chính "mù" gắt gỏng:- Nhưng ngồi ăn mà nhìn mày thế thì nuốt thế đ..

nào được. Làm gì mà làm khổ cái thân cái đời nhưthế!Hiền "Mơ-la-cô" ngồi phắt dậy định đi khỏi phòng

Cả lũ chúng tôi xúm vào kéo gã:11- Dậy! Ra ăn cùng cho vui. Sao mày kỳ quái thế. nhôm nay thôi. Mai mày muốn uống cả thùng sữa cũngđược. Chúng tao không ép nhưng hôm nay thì phảiăn

Gã gồng người chống lại, lắc đầu quầy quậy, mắtrưng rưng:- Không! Đã bảo không ăn là không. Sao các anh ácthế, cứ ép em

Chúng tôi không nói nữa. Người lôi, người đẩy, điệugã ra bàn ăn, ấn gã ngồi xuống. Gã ngồi như ngườichịu tội nhưng mắt cứ nhìn như bị thôi miên vào cácmón ăn trên bàn. Lòng tôi đau như thắt. Tôi tiếp gã

Lúc đầu gã ăn nhẩn nha, nhỏ nhẹ như người ốm dậynhưng rồi không kìm chế được, gã ăn ngấu nghiến,uống bia ừng ực. Chúng tôi thay nhau gắp cho gã

Nhưng chỉ mươi phút gã đã đứng lên cáo từ. Gã sợ ănlại thì quen miệng ư? Không! Mặt gã tươi tỉnh nhưmột người tù mới được tự do. Như vị sư hổ mang thiếuquả tu được phá giới. Chúng tôi đang mừng vì kéo gãtrở lại với nếp ăn uống bình thường thì bỗng dưng gãtrợn mắt "oẹ" một tiếng rồi không kịp chạy ra toa-lét,gã nôn thốc, nôn tháo, trả lại đủ bữa tiệc mừng xuân

12Bụng gã cuộn lên từng đợt như hôm trên máy bay ănphải sữa bò. Cả lũ chúng tôi hoảng hồn bế gã lêngiường, lấy khăn lau mặt, xoa dầu, hô hấp nhân tạo,vừa lay vừa gọi mà gã cứ lả đi như con gà bị cắt tiết

Một lát gã tỉnh lại, gã xua tay, mặt mày nhợt nhạt:- Không! Không sao đâu... các anh cứ tiếp tục đi..

mặc em nằm đấy... nhẹ nhõm rồi..

- Mày làm sao? Cảm hay say bia?- Không say bia, không cảm. Tại em bỏ cơm bỏ thịtlâu quá rồi... ăn vào không chịu được..

- Thế mày có thấy ngon miệng không?- Ngon. Ngon lắm. Nấu khéo. Nhưng uống sữa cảnăm quen rồi. Em van các anh. Từ nay đừng bắt emăn gì nữa. Cứ để em uống sữa thôi..

Chúng tôi nhìn nhau lắc đầu ái ngại. Thương gã vôhình chung đã làm khổ gã thêm. Bữa tiệc giải tán, cảlũ rút lui không kèn không trống cho thằng Hiền bébỏng tội nghiệp nhất cờ-va được nghỉ ngơi..

** *Thật bất ngờ, tôi đã hiểu được điều bí hiểm của conngười kì dị ấy. Tôi còn nhớ đó là một buổi sáng mùa13đông giá lạnh năm 1989. Một mùa đông khắc nghiệtnhất của nước Nga. Công cuộc "cải tổ" càng âm thầmdữ dội, nền kinh tế càng xuống dốc. "Việt cộng" rã rời,đoàn quân "lưu vong" ngày càng đông đảo. Hiền"Mơ-la-cô" hôm đó nằm lỳ không chịu đi làm. Hòa"híp" Chính "mù" ra sức lay mà gã vẫn ì ra. Hòa "híp"văng tục, lẩm bẩm:- Mẹ khỉ! Uống sữa cả năm bây giờ mày mới chết

Sinh bệnh rồi đấy. Người ta sống phải có cơm, có gạo,có rau, có thịt. Mình là người Việt Nam, lại chỉ nốctoàn sữa. Khốn nạn! Cái thân làm tội cái đời. Màynghỉ không phép bây giờ là nó tổng cố về nước ngayđấy con ạ!Hiền "Mơ-la-cô" vẫn nằm im không động đậy. Cảbọn đi làm còn riêng tôi làm ca chiều nên cứ nằm mànghĩ miên man. Tôi linh cảm có điều gì uẩn khúctrong lòng gã. Cái thằng đã có gan có chí uống sữa trừbữa hàng năm không thể coi thường được. Bỗng Hiền"Mơ-la-cô" trở mình gọi tôi:- Anh Việt ơi! sang em nhờ tí..

Tôi đến bên giường gã. Hiền "Mơ-la-cô" khoác chănngồi dậy, khóc nấc lên:14- Anh ơi! em buồn lắm nhưng có hai hiểu lòng emđâu. Ai cũng coi em là một thằng kỳ dị nên em cũngchẳng muốn thanh minh, và không biết bày tỏ cùngai. Nhưng hôm nay em thấy cần phải tâm sự với anhvì em đã quyết. Không thì không thể sống nổi..

Tôi lặng im nắm tay gã. Bàn tay học trò giờ đã chaisạn vì công việc nặng nhọc trong nhà máy. Gã khôngkhóc nữa mà trong đôi mắt ráo hoảnh đã ánh lênnhững tia sáng khác thường. Gã như đang nhìn vàomột cõi xa xăm trong tâm tưởng. Giọng gã đều đều,chua xót:- Anh Việt ạ! Hôm đầu gặp em trên máy bay anhbiết đấy, em có ăn được sữa đâu. Nhà nghèo từ bé,biết sữa là gì. Vậy mà giờ đây em không ăn được cơmnữa. Ruột gan, lục phủ, ngũ tạng nó quen rồi. Khônguống sữa chỉ có mà chết đói thôi..

- Thế ai bắt em uống sữa mà em làm khổ mình nhưthế. Sao không ăn uống bình thường như mọi người?Gã im lặng, quay mặt đi. Nước mắt lại lăn trên gòmà xanh xao:- Ai bắt em uống sữa ư? Chẳng ai bắt. Đồng tiềnnó bắt anh ạ! Hôm đầu ra Ma-ga-din mua thực phẩm,15thú thực trông thấy một đống sữa tươi em đã rùngmình, buồn nôn, xong xem giá thấy có ba mươi hai cốpmột lít thì em nảy ra ý nghĩ thử làm một con toánkinh tế xem sao. Một cân gạo mua được ba bịch sữato đùng, có gần một rúp. Nếu mình uống sữa trừ bữađược thì lợi vô cùng. Vừa đủ chất, vừa rẻ. Gạo thì cònphải mua thức ăn. Mình sẽ có tiền để dành gửi vềnhà. Vì em sang đây, ngoài cái đồng hồ mua bằng tiềnđi vay có hàng họ gì đâu. n uống như mọi người thìtháng lương là vừa xoẳn. Thế là em quyết tâm phảitập uống sữa bằng được, uống thay cơm..

Chà! Sao đời lại có những thằng tiết kiệm chi tiêukỳ quặc đến như vậy. Ở bên này, tôi đã phải chứngkiến bao cảnh nhọc nhằn cơ cực để có đồng tiền gửivề nhà, nhưng quả thật đây là một "ca" hiếm thấy. Cócái gì nghèn nghẹn dâng lên cổ tôi. Nắm đôi vai gầyguộc của Hiền "Mơ-la-cô", tôi nói:- Sao không viết thư nhờ gia đình gửi ai ít hàngđem sang. Có tí vốn dễ xoay xở có hơn là nhịn ăn,uống sữa trừ bữa thế này hả em?- Anh ơi! chuyện nhà em đau lòng lắm. Em nghĩ đủcách rồi. Không còn lối thoát đâu anh..

16Gã gục đầu vào vai tôi thổn thức..

** *Hoàn cảnh của gia đình Hiền "Mơ-la-cô" thật quáéo le. Bố hắn đánh đàn nguyệt cho một đoàn ca múadân tộc. Tay đàn điêu luyện, còn sáng tác khá nhiều,am hiểu sâu sắc âm điệu dân gian. Ông còn say mênghiên cứu để cải tiến cây đàn. Song đời nghệ sĩ tàithừa mà tiền thiếu. Mẹ hắn là nhân viên một xínghiệp thực phẩm. Chữ ít nhưng tiền nhiều. Khôngchịu nổi sự chì chiết của miếng cơm manh áo, "nợ áocơm phải trả hình hài", bố hắn phẫn chí bỏ đi đạpxích lô. Ông nghệ sĩ đàn ngũ cung vốn đã ho lao từlâu lại phải làm cái nghề oái oăm, trái khoáy, nhọcnhằn nên tai hoạ đã xảy ra. Một lần, vác bao đường leo lên cầu thang một nhà hàng, ông bị khuỵu chânngã lăn xuống, trẹo xương sống, nằm bất động nửanăm. Bà vợ càng coi thường, ghẻ lạnh. Người nghệ sĩnghèo lại giầu lòng tự trọng, đã quyết định ly hônngay trên giường bệnh. Hiền "Mơ-la-cô" ở với bố, đứaem gái ở với mẹ..

17- Buồn lắm anh ơi! Từ đó cuộc sống của em thật làkhủng khiếp. Xấu hổ với bạn bè. Bố mẹ em ở hai nơi

Những buổi trưa đi học về, em cứ lang thang khôngmuốn về nhà. Lúc nằm nhà bố, lúc ăn nhà mẹ. Maycòn ít đồ cổ ông bà để lại, bán đi, bố con mới cầm cựđược qua ngày. Rồi bố em bán sách, bán đồ đạc. Rồi em phải bỏ học đi bơm xe lấy tiền nuôi bố. Mẹ em lấyngay ông chồng khác. Ông này đối xử với em gái emthật độc ác. Hai anh em gặp nhau là ôm nhau khóc

Nó khổ thế mà ngày nó bé, mấy lần em đã đánh nó,bảo nó ăn tham. Bây giờ lúc nào nghĩ đến nó em cũngứa nước mắt. Ông bố dượng đào mỏ xong cũng chuồn

Em không giận mẹ, chỉ thương thôi, vì dẫu sao cũnglà mẹ mình, cũng chỉ vì nghèo khó mà gia đình emtan nát. Khi cơ quan cũ của bố em có tiêu chuẩn chocon ẹm đi "xuất khẩu lao động", họ nhớ đến hoàn cảnhbố em, dành cho một xuất. Em đi ngay. Em quyếtphải kiếm được nhiều tiền để gia đình em lại đượcđoàn tụ. Trước hôm ra đi, hai bố con thức trắng đêm

Em nắm tay bố em: "Con ra đi là để báo hiếu bố, đểkiếm tiền, chỉ vài tháng được gửi hàng 10 cân con sẽgửi về ngay. Bố đừng lo lắng gì bố nhé". Bố em run18run cầm tay em. Ông vừa thở hổn hển vừa nói: "Bốnghèo hèn nên con khổ cực. Học giỏi mà phải bỏ dởdang, con có năng khiếu vẽ mà cũng không đượchọc...". Ngày ở nhà, em đã đi thi toán toàn thành phố,cả thi vẽ nữa, đều được giải thưởng cả, anh ạ! Mắt bốem nhoè lệ: "Bố mang tội với con nhiều lắm. Chếtkhông nhắm mắt được. Con đừng nói báo hiếu mà bốđau lòng lắm con ơi! Sinh ra con mà không nuôi nấngcon được tử tế cho bằng bè bằng bạn... Con quyết chíđi, bố không dám giữ, nhưng nghe người ta nói ở bênấy sống cũng cực khổ lắm con ạ. Gì bằng cứ ở nhà bốcon no đói có nhau, bố tàn tật nhưng xoay xở làmthêm tiền âm phủ và đi đánh đàn cho người ta cúngbái cũng qua ngày được con ạ. Bố chẳng đòi hỏi gì conđâu, chỉ mong con chóng về đoàn tụ. Nghĩ đến con mớingần ấy tuổi đầu, bé khổ sở, thiếu thốn tình cảm, mớilớn lên đã phải tha phương cầu thực, lòng bố chua xótlắm con ơi! Bố để quả chanh này ở trên bàn để chờtừng ngày con về với bố. Nhớ đừng tham công tiếcviệc, khổ quá thì về với bố con à. Gì thì đây cũng làquê hương đất nước mình...". Hơn một năm rồi, quảchanh giờ chắc đã héo quắt queo. Cứ nghĩ đến quả19chanh héo là em càng nghĩ mình phải đứng lên chứkhông thể gục ngã được. Cứ mỗi buổi tối sau khi uốngxong bịch sữa cuối cùng em lại nghĩ thế là hôm naymình lại bớt được một rúp rồi. Em ghi sổ từng ngày..

- Vậy thế ông già bây giờ ra sao?- Đã nửa năm em không nhận được thư. Lòng emlúc nào cũng như lửa đốt. Em càng nốc sữa tợn. Hômqua mới nhận được thư em gái em, nó báo tin bố emvì nghĩ ngợi nhớ em nhiều mà bệnh lao ngày càngnặng. Nó cũng báo tin nó đã xin đi làm ở một nhàhàng để có tiền nuôi bố, vì không hiểu sao hàng 10cân em gửi về mấy lần rồi chưa nhận được. Cái ướcmơ sang đây kiếm được tiền nhiều để gửi về bây giờem mới càng thấy viển vông. Làm quần quật, nhịn ăn,nhịn mặc mà dành dụm được là bao. Gửi một tý hàngcũng khốn khổ. Buôn thì phải có vốn, có dây có rợ, màem thì thân cô thế cô, có gì đâu. Cảnh nhà thì ngàymột buồn thêm, đã chẳng đoàn tụ được giờ lại thêmtan nát. Em gái em nó đi làm nhà hàng... Làm nhàhàng thì còn gì đời con gái nữa..

- Hay bây giờ em quay về...?20- Về nước ư? Tiền đâu mua vé máy bay. Mà, khi điem còn phải vay mấy chỉ, lấy gì mà trả nợ?Hiền "Mơ-la-cô" tựa lưng vào tường, mắt mở trừngtrừng, tay nắm chặt, nước mắt lăn trên gò má xanhxao... Tôi chẳng thể nói được một lời an ủi bây giờ làgiả dối tàn nhẫn. Tôi mở cửa đi ra ngoài trời cho đỡngột thở, quên cả mình không đội mũ và khoác thêmáo rét. Tôi ngửa mặt lên trời hy vọng tuyết lạnh quấtvào mặt và da thịt tôi cho nỗi đau tê dại đi... Bầu trờivẫn xám nặng như chì... tôi lang thang vào vườn câytuyết phủ trắng đến rợn người, ngồi xuống chiếc ghếgỗ sồi giá lạnh, nghĩ miên man..

Đêm hôm ấy, đi làm về, cả cờ-va tôi xôn xao vì Hiền"Mơ-la-cô" đã biến mất. Hòa "híp" bảo tôi:- Em tan ca sáng về đã không thấy nó đâu, chỉ cómảnh giấy nó viết lại để trên gối, anh xem đi

Tôi cầm mảnh giấy và nhìn cái giường bỏ không,chăn đệm gấp gọn gàng, phẳng phiu. Chỉ vẻn vẹn vàidòng ghi nguệch ngoạc vội vàng, lủng củng:Kính gửi các anh Việt + Hòa + Chính..

Em xin lỗi các anh vì đã ra đi đường đột thế này,nhưng vì hoàn cảnh riêng, em phải chọn con đường21khác. Em rất biết ơn và kính trọng các anh vì đã coiem như thằng em bé bỏng ruột thịt. Đồ đạc của emkhông có gì. Em gửi trả anh Việt cái bút bi mượn anhmấy hôm trước. Em nhờ các anh trả hộ chăn đệm giúpem cho quản lý "ốp" và đừng nói gì về em cả. Hơn mộtnăm qua em có gì không nên không phải mong cácanh bỏ qua cho em

14 giờ ngày 20-11-1989Ký tênHiền "Mơ-la-cô"Tôi ngồi xuống ghế, thừ người không nói được mộtlời. Hòa "híp" lẩm bẩm văng tục. Cả đêm ấy chúng tôinằm thao thức nghĩ về sự ra đi đường đột bất ngờ củaHiền "Mơ-la-cô". Gần sáng, Hòa "híp" dậy mở chai vốtca ra uống một mình rồi châm lửa đốt. Giường Chính"mù" thì thuốc lá cứ lập loè tàn lửa ở đầu giường..

** *Thời gian trôi như dòng nước xoáy. Một buổi tốimùa hè năm sau, tôi đang ngồi ghi những dòng hồitưởng. Cái thói quen bệnh hoạn này tôi mắc từ ngày22xa xứ. Tôi muốn độc thoại trên trang giấy cho vơi bớtnỗi ưu phiền

Tôi nghĩ đến thằng Hiền tội nghiệp, đến người bốốm đau với quả chanh khô héo trên bàn, nghĩ đến đứaem gái sớm phải trả giá cho miếng cơm manh áo..

Dòng đời cuồn cuộn chảy mà ngòi bút tôi bất lực. Tôiđang loay hoay đánh vật với đống từ ngữ lộn xộn, lặngcâm, vô nghĩa thì có tiếng quát rít lên làm tôi giật bắnmình:- Muốn sống ngồi im!Một lưỡi dao găm sắc lạnh từ đằng sau dí vào cổtôi, một hộp xịt gây mê dí sát vào mũi. Tôi đang cốtrấn tĩnh tìm cách đối phó thì tiếng cười quen thuộcvang lên:- Đùa anh Việt một tý... em đây mà!Tôi quay lại, thì ra là Hiền "Mơ-la-cô". Gã thu daovà hộp xịt bỏ vào trong áo Na-tô, cười nhăn nhở:- Anh có khoẻ không? Đang viết gì đấy?- Mày làm tao hết hồn. Tưởng bọn trấn lột. Hồi nàytình hình loạn lắm. Lần sau đừng đùa kiểu thế nhé!Trông gã khác quá. Vẫn là cái thằng Hiền gầy gònhỏ thó như xưa nhưng mặt gã giờ đây già dặn, phong23trần. Khuôn mặt xương xương có những nếp nhănkhắc khổ. Cặp mắt không hiền hòa như trước mà giờthao láo, tinh quái, xăm soi, như mắt cáo. Tôi hiểu gãđã lột xác mất rồi

Gã đóng cửa, chốt cẩn thận, còn giật giật, lắc lắcxem có chắc không rồi đến bên tôi hỏi nhỏ:- Cả nhà đi làm hết rồi hả anh? Em đang đói quá

Có gì cho em ăn với

- Chỉ còn cá hộp, cơm nguội, bánh mì, mấy quảtrứng thôi. Thực phẩm dạo này khan hiếm quá. Ngồinghỉ tao làm cho mà ăn

- Không! Có sữa tươi thì em uống, không thì ít hoaquả nhẹ thôi. n các thứ kia bây giờ lại nôn ra hết thìbỏ mẹ!- Mày vẫn chỉ uống sữa trừ bữa?- Vâng! Còn ăn được gì khác nữa. Dạo này sữa tươikhan hiếm quá. Em phải đi lùng khắp nơi, mua lạicủa bọn Di-gan. Chỉ vì đi lùng sữa mà mấy lần suýtbị Mi-li-xi Nga vồ được, phải quăng cả mấy bịch sữachạy tháo thân. Đi các "ốp" bao giờ em cũng phảichuẩn bị sữa trước, không thì chết đói! Tình hình này24không còn sữa nữa. Chẳng biết sống ra sao đây? Phủtạng nó không chịu được thứ gì nữa rồi..

- Bây giờ mày làm ăn thế nào? Tình hình gia đìnhkhá hơn không?Gã khoắng ít sữa bột uống tạm, chép chép miệngvẻ còn thèm thuồng rồi mới chậm rãi kể:- Nói anh mừng cho em, bây giờ em khá rồi. Đóngđược mấy thùng hàng gửi đường Vờ-la-đi-vốt-xtốc

Hàng nhanh ở sân bay thì đá về luôn. Ông già em kháhơn nhiều rồi nhưng vẫn mong em về. Em gái emthoát khỏi nhà hàng. Trả nợ được mấy chỉ rồi. Đangbảo nó mở sạp vải rồi tính chuyện lấy chồng đi. Mẹem cũng hay viết thư cho em. Khả năng gia đình emsắp đoàn tụ được rồi anh ạ..

- Khá lắm! Mày buôn bán làm ăn gì mà lên nhanhthế?- Chả giấu gì anh, lúc bỏ "ốp" đi lang thang emkhông có một xu. May gặp thằng bạn quen, nó rủ hợptác làm ăn cùng bọn nó. Buôn đủ thứ, thỉnh thoảngcướp hàng ở sân bay, trấn lột bọn nhiều tiền..

Tôi ngây người. Những chuyện này bên đây nhiềulắm. Tây cướp ta, ta cướp của ta. Nhưng ai làm cướp25chứ sao lại là Hiền "Mơ-la-cô" được? Nhân tình thếthái đến nỗi này chăng... Thấy tôi cứ ngồi lặng đi nhìnnó trân trân, Hiền "Mơ-la-cô" cười hồn nhiên:- Em tin anh thì em mới kể, chứ em có trấn củaanh đâu mà anh sợ. Mà anh thì có gì mà trấn? Với lạicướp cũng có dăm bẩy đường. Bọn thằng Tiếu "khỉ"cũng đi cướp hàng, trấn lột nhưng để ăn chơi, đậpphá, cướp của cả người nghèo khổ. Còn bọn em phảilàm việc không hay này vì bần cùng, vì gia đình thôi

Em có tiêu pha hoang phí gì đâu

Tôi thở dài. Chao ôi! Có sách vở nào kể cho tôi biếtnhững chuyện này đâu. Hiền "Mơ-la-cô" bỗng im lặng

Châm điếu thuốc rồi tiếp:- Em bây giờ cũng khá rồi. Càng có tiền càngthương bố em. Muốn mời ông già sang du lịch mộtchuyến, sau đến bà già, em gái em. Em muốn quỳxuống xin bố mẹ em lại về ở với nhau. Nhân thể đưacác cụ đi tham quan Mát-xcơ-va, Lê-nin-grát, đi ĐôngÂu cũng được. Em đã chuyển thư với đủ tiền về rồi

Anh xem có được không? Lúc ấy nhờ anh nói giúp emvới ông bà già nữa nhé!26- Được! Nhưng tao lo cho mày lắm. Bố mày sẽkhông vui đâu nếu biết mày làm ăn thế này..

Hiền "Mơ-la-cô" cau mày, vẻ khó chịu:- Trời ơi! Em tin anh nên em mới tâm sự. Em nhớcác anh mới lẻn về thăm. Chứ em có về nghe anh lênlớp đâu. Thôi em phải đi đây. Lúc vào cửa, bà gáccổng nhìn em có vẻ nghi nghi. Em ở lại không tiện,nguy hiểm lắm

Gã đảo mắt nhìn quanh và mở cửa êm ru, biến đinhanh như lúc đến..

** *Vài tháng sau, tin về một vụ giết người cướp củagây chấn động khắp các "ốp" ở Mát-xcơ-va. Một ônggià đi du lịch sang Nga bị một bọn lưu vong chuyêncướp hàng ở sân bay lừa đến một "ốp" ở gần đó, siếtcổ bằng dây dù đến chết, trói vào ống sưởi, cướp sạchhành lý mang theo. Cảnh sát Nga mang chó béc-giê đilùng sục khắp nơi mà không tìm ra thủ phạm... Mộtchiều đi làm về, Hòa "híp" bảo tôi:- Khốn nạn cho thằng Hiền "Mơ-la-cô" quá! Mời bốsang chơi lại đúng hôm nó ăn thử bánh mì với thịt bị27nôn oẹ không ra sân bay được. Bọn cùng hội nhầmlẫn, cướp đúng phải ông già nó. Uất quá, nó vác daođi tìm bọn kia trả thù thì bị cánh Mi-li-xi nhận mặtđược, tóm luôn. Nó bị tạm giam thì phát điên, họ phảicho vào viện tâm thần điều trị cho tạm ổn định. Nghethằng Đạo phiên dịch kể lúc đầu nó điên nặng lắm

Đập phá lung tung, trèo lên ống máng bệnh việnnhanh thoăn thoắt. Bây giờ khá hơn rồi. Mai họ đưavề phòng quản lý người Việt Nam ở nhà máy làm thủtục trục xuất về nước. Anh em mình có lẽ ra chia taynó một tý. Nghĩ đến nó em vẫn thấy thương thươngthế nào ấy..

Ngày hôm sau cả cờ-va chúng tôi ra phòng quản lýngười Việt Nam để chia tay với thằng Hiền. Dẫu saochúng tôi vẫn nhìn nó như thằng Hiền bé bỏng tộinghiệp ngày xưa. Nó không nhận ra chúng tôi nữa

Hai tay vẫn bị còng khoá chặt. Nó lừ đừ tiến lại phíachúng tôi chìa hai tay xin thuốc lá. Mắt nó dại đi vìthuốc ngủ, lờ đờ như nhìn vào cõi hư vô, cứ lẩm bẩmmột mình

- Đây là cây đàn nguyệt... Bác sĩ bảo phiên dịch tôibị "hoang tưởng cao độ", là "tâm thần phân lập". À,28mà màu xanh cộng với màu đỏ là màu da cam củamáy bay chở người đi du lịch sang Nga. Toán học làhình thể bất biến và sạp vải là nhà hàng không têncó em tôi ngồi đó đang bán hàng... Đúng, bán hàng..

Nó bỗng cười rũ rượi rồi ngồi xuống vẽ mấy cáivòng tròn lớn bằng đôi tay bị còng

- Đây là hình bát quái, ở giữa có quả chanh đã khôhéo. Năm nay sẽ xuất hiện thêm mười hai thiên thểnữa... nó sẽ bay theo hình pa-ra-bôn quỹ tích luỹ thừanhân ba mũ mười bốn... Đồng hồ và áo lưới là cái vạchnày..

Chúng tôi nhìn nhau rơi nước mắt. Hòa "híp" mắtđỏ hoe văng tục một hồi, quay mặt đi nói sang chuyệnkhác. Đạo phiên dịch châm điếu thuốc rít một hơi dài

Tôi lặng lẽ đưa mấy hộp sữa tươi nhờ Đạo mang theocho thằng Hiền lên máy bay..

** *Đạo phiên dịch sau khi trở lại nước Nga kể lạichuyện đưa thằng Hiền "Mơ-la-cô" về thật khốn khổ

Suốt chặng đường bay ngót vạn cây số thằng Hiềnkhông ăn được gì, cứ ăn vào là nôn. Nó chỉ xin uống29sữa. May mà có vài hộp sữa mang theo không thì nósẽ chết đói trên máy bay

Từ đó, chúng tôi không biết tin gì về Hiền"Mơ-la-cô" nữa

Hoa đồng nội

Có tiếng chuông điện reo vang..

Cửa cờ-va mở tung. Nàng hiện ra, tóc xoã ngangvai, đeo túi gấp I-a-rô-xlap(1), một tay xách túi dulịch, một tay cầm một bó hoa vàng rực, mát rượi. Mánàng ửng hồng, nàng nhìn tôi cười duyên dáng:- Anh có biết tên loại hoa này không?- Chịu... chỉ biết nó mọc nhiều lắm..

- Thế mà cũng đòi làm nghệ sỹ. Nó là hoaô-đô-van-lờ-nhích. Bọn em thì cứ gọi nó là hoa đồngnội. Vào mùa hè này chỗ nào nó cũng mọc tíu tít,miên man, vàng rực cả đất trời..

- Giỏi! Em còn biết gì về nó nữa?31(1) Tên một thành phố Nga- À khoảng cuối hè, nó phát tán, bay mù trời nhưnhững sợi tơ mỏng manh. Nó là "tuyết mùa hè" đấy!Đây, em tặng anh..

Tôi cười, nhìn nàng rạng rỡ. Nàng đặc biệt chú ýđến tôi, mỗi lần về Mát (1) là một thứ quà nho nhỏ,bất ngờ. Tôi cầm bó hoa vàng mát rượi còn phảngphất hương đồng gió nội mà lòng xao xuyến ngấtngây. Đạo phiên dịch ngồi cạnh tôi, nâng cốc bia nháymắt nhìn tôi rồi hích khẽ vào sườn, nói nhỏ:- Nó kết anh lắm rồi nhé! Đêm nay dứt điểm đi..

Cả phòng chúng tôi cười vang, nâng cốc chúc mừngnàng lại về Mát. Không gian vắng lặng, xám xịt vàbuồn tẻ của buổi chiều hè bỗng sáng lên, lung linh,nồng nàn sức sống. Bao nhiêu nỗi mệt nhọc, cơ cựctrong nhà máy và lo toan vất vả của đời thường nhưtiêu tan. Sức lực đang rã rời, kiệt quệ được phục hồinhư vừa được uống một liều thần dược. Cả bọn bỗngchốc cười nói luyên thuyên, vui như tết. Người con gáiquả là tác phẩm thiên tài của đấng tối cao..

Còn tôi cũng ngồi đó, cũng nâng cốc mừng nàngngày gặp mặt. Song lòng tôi đang say sưa, hồn tôi32(1) Mát: Mát-xcơ-va (gọi tắt)đang bay bổng. Tôi không luyên thuyên được, chỉ cườitrừ để đáp lại những lời châm chọc. Vì tôi vốn làthằng dát gái lắm. Ngồi trước lũ đàn ông có thể nóiđủ chuyện trên trời dưới bể nhưng trước mặt các côgái thì, chao ôi! Tai đỏ bừng, mồm như ngậm kẹo

Nhất lại là trước Nàng..

... Cơm tối xong, một lát nàng đi tắm. Nàng nhờ tôilấy hộ quần áo trong túi xách. Cầm những thứ áoquần linh tinh của nàng trên tay tôi vừa ngượngngùng vừa cảm động vì sự tin cậy này. Tôi càng thấynàng sao gần gũi quá. Đứng trước buồng tắm, nghetiếng nàng dội nước, đưa những bộ đồ vào cho nàngtôi thấy rạo rực, xốn xang trong lòng. Nàng đã coi tôithân thiết đến thế này chăng. Tình yêu của người congái đâu có diễn đạt bằng lời..

Tôi nhìn khắp cờ-va vắng ngắt. Tôi thầm cảm ơn sựtế nhị, yêu quí tôi của lũ bạn bè. Đứa nào cũng có đôi,có lứa. Trên cái xứ sở buồn tẻ mênh mông này, cảcờ-va chỉ còn mình tôi chăn đơn gối chiếc thôi. Tôihiểu đêm nay chúng sẽ đi ngủ lang hết để dành chotôi với nàng một đêm trọn vẹn, đủ thời gian tác thànhđôi lứa..

33** *Nàng và tôi nằm hai giường kề song song. Nàngthay chiếc kha-lát màu hoa cà bằng chiếc váy ngủmàu hồng kiều diễm. Chúng tôi nói chuyện với nhauvề hàng hoá, giá cả thị trường ở Nga và ở Việt Nam

Nàng thở dài, than phiền về mùa đông lạnh lẽo nơinàng ở. Rét dưới 40o âm, đi giày ngoài là ủng lông màchân còn lạnh cứng, không thể ra chợ đứng bán hàngđược. Chỉ trông vào mùa hè thôi. Vì thế, mùa hè nàonàng cũng phải đút lót cho thợ cả mỗi tháng hàngtrăm rúp để về Mát ôm hàng. Nàng kể cho tôi nghenỗi cay cực, vất vả trong những chuyến đi. Một vàingày ở Mát đối với nàng là những ngày vô cùng căngthẳng và bận rộn

- Nồi áp suất, ổ cắm ở nhà đang xuống giá. Phíchnóng lạnh, chậu nhôm thì đang lên. Bây giờ phảixuống Ki-ép mới mua được phích, phải đi Len(1) mớimong tìm được chậu nhôm anh ạ!34(1) Len: Lê-nin-grát (gọi tắt)Nàng bỗng chống tay nằm nghiêng, quay mặt sanggiường tôi, mái tóc xoã mềm mại trên gối. Mắt nàngsáng long lanh

- Ngày mai em phải đi lấy gấp vài trăm đồng hồ cásấu, quả trám. Nhân thể hỏi nguồn phích nóng lạnhvà chậu nhôm... em phải lên "ốp" "Búa liềm", anh dẫnem đi nhé. Anh làm ca nào?Tôi vui vẻ nhận lời. Còn gì vui hơn được nàng nhờ,nàng sai khiến nữa. Tôi làm chiều. Nhưng giá có làmca sáng tôi cũng mặc kệ nhà máy. Tôi nhìn sang,nàng đã thiếp đi trong giấc ngủ say sưa, mệt nhọc saumột chặng đường dài. Chỉ còn riêng tôi vẫn còn thaothức với một tình yêu thương rạo rực. Ngoài ba mươi,tôi chưa có một "mảnh tình vắt vai", một vài lần xưakia ở nhà cũng chỉ yêu thầm, nhớ vụng. Mảnh đất xaxôi gần quanh năm lạnh lẽo, nơi đây từ ngày đầu chỉgieo cho tôi toàn những chuyện buồn, đau, giờ đây lạilà nơi trao cho tôi cả cuộc đời chăng?Tôi nhìn qua khung cửa sổ ngắm nhìn bầu trờiMát-xcơ-va mùa hè xanh lơ huyền diệu. Đã mười giờtối mà nắng chiều vẫn rực rỡ nhuộm vàng những máinhà bình yên, tĩnh lặng. Những đôi chim câu vẫn tha35thẩn trên những nóc nhà kiếm mồi, tình tự. Tôi nhìnnàng, chiêm ngưỡng nàng trong giấc ngủ say nồng vôtư lự. Lòng tôi càng xốn xang bồi hồi. Nàng nằmnghiêng trên giường đệm trắng, tay gối đầu, mái tócxoã phủ che nửa khuôn mặt trái xoan, một vài nếpnhăn nhỏ nơi vầng trán, khoé môi, dấu ấn của sự vấtvả, nhọc nhằn càng làm tôi thấy yêu thương nàng dadiết. Nắng đã tắt. Bầu trời xanh lơ đã thẫm lại chỉcòn vài sợi mây trắng mỏng manh vắt ngang trời... Tôingồi dậy... Hạnh phúc trong tầm tay, vậy mà sao tôinhút nhát thế này. Chân tay cứ lập cập, lóng ngónglàm đổ cả cốc nước đầu giường. Nàng vẫn ngủ say sưanhư bé ngoan. Tỏ tình bây giờ ư? Sỗ sàng và thô bạoquá sức của tôi. Hay chờ đợi nàng thêm một thời giannữa. Không, người con gái không bao giờ nói "em yêuanh", chỉ cần anh "gật một cái là xong" - Lời Đạophiên dịch, một thằng thay người tình như thay áo lạivăng vẳng bên tai tôi. Hãy mạnh dạn lên, cơ hội ngànnăm có một của cuộc đời. Và đêm nay, một đêm mùahè tuyệt đẹp của Mát-xcơ-va, lũ bạn bè đã tạo điềukiện, đã lang thang dành cho tôi cả một không gian36mơ mộng, đã hết lòng với tôi. Nàng cũng chỉ chờ tôinói một lời, vậy mà sao tôi bồn chồn, hồi hộp quá

Tôi nhìn bó hoa ô-đô-van-lờ-nhích, bó hoa tươi đồngnội nàng tặng tôi lúc gặp mặt. Lá hoa mềm mại, xanhnon, cánh hoa mong manh, vàng rực, mát rượi, tự taynàng đã đổ nước cắm vào lọ hoa để đầu giường tôinằm... những bông hoa lặng im như chờ đợi... có mộtsức mạnh vô hình đã kéo tôi đứng dậy, run run đếnmép giường nàng, ngồi xuống. Tay tôi lóng lóng đặtnhẹ lên bờ vai nàng, tim tôi đập thình thịch nhưmuốn nhảy ra khỏi lồng ngực

- Lệ Hà ơi! Anh... anh yêu em..

Nàng mở choàng mắt, giật mình vùng dậy. Từ đôimắt nàng ánh lên những tia sáng hoảng hốt, sợ hãi

Nàng hất tay tôi ra và giọng nàng run run giận dữ

- Anh làm gì thế? Anh nhầm rồi. Anh đang quênmình là ai rồi đó. Anh về giường ngay đi. Em vẫnkính trọng anh, đừng để em nhìn anh khác đi. Anh vềgiường ngay đi!..

Tôi choáng người như vừa bị dội một gáo nước lạnh,muốn mở phòng chạy ào ra đường, nhưng tôi khôngnhấc nổi chân. Tôi chỉ còn biết lắp bắp:37- Lệ Hà... anh thô bạo... anh rồ dại... anh xin lỗiem..

** *Tôi nhảy vội lên giường, đắp chăn, trùm kín mặt

Xấu hổ và bẽ bàng, nhục nhã. Mình vừa làm gì nhỉ,vừa làm gì nhỉ? Đầu óc tôi căng như những sợi dâyđàn. Tôi nằm chết cứng, bất động nhưng đầu óc tỉnhnhư sáo. Tôi căng tai, không gian lặng phắc, tôi nghethấy nàng thở dài, trở mình liên tục rồi dậy khoácchăn ngồi im lặng. Thật là một trò cười, chuyện sẽ lankhắp chỗ đây, còn mặt mũi nào nhìn ai nữa. Ôi! Mongsao chuyện vừa xảy ra chỉ là một giấc mơ..

Cái mùa hè ở Mát-xcơ-va đến là ác. Mười một giờđêm nắng mới tắt hẳn mà mới bốn giờ bầu trời đã ửnghồng rồi. Mặt trời bảnh bao đã le lói dọi những tianắng qua khung cửa sổ soi rõ khuôn mặt bẽ bàng củakẻ si tình. Tôi vẫn nằm yên bất động như cái xác vôhồn. Nàng đã trở dậy gấp chăn, gối rồi đi rửa mặt,đánh răng, soi gương, chải đầu. Tôi vẫn nghĩ đến hìnhảnh tôi đêm qua. Thật là gớm ghiếc, ghê tởm, vôduyên, đáng phỉ nhổ. Tôi đã ngộ nhận tình cảm của38nàng. Nàng sẽ không còn đủ sức nhìn mặt tôi giữathanh thiên bạch nhật này đây. Chao ôi! Cuộc tỏ tìnhđầu tiên trong đời tôi có ngờ đâu như một chuyện tiếulâm..

Tôi vẫn nằm tê liệt. Bỗng nàng đến lay tôi, giọngtỉnh khô như không có chuyện gì

- Anh ơi! Dậy đưa em đến "ốp" "Búa liềm" đi. Trờisáng rồi. Tôi lừ đừ ngồi dậy, mới qua một đêm màtrông nàng khác hẳn. Mắt nàng thâm quầng, nhữngvết nhăn trên trán bỗng hằn sâu, phờ phạc, mệt mỏi,chỉ có giọng nói là vẫn còn rành rọt. Tôi ra rửa mặtđánh răng, cum cúp như mèo bị cắt tai. Tôi đã làthằng tù tự nguyện rồi, là tên kẻ cắp bị bắt quả tang,còn tư thế gì nữa. Mới tối qua thôi, khi ôm đàn rảinhững hòa âm kỳ diệu cho em hát, cả bọn ngồi ngâyvà em vừa say sưa hát vừa nhìn tôi như một vị thánhthần vậy mà giờ đây, chỉ sau một đêm, với vài phútgiây rồ dại tôi đã từ vị trí một người anh đáng kính,một nghệ sĩ tài hoa trở thành một kẻ phạm tội, mộtcon trâu khốn khổ bị nàng xỏ mũi dắt đi

** *39... n sáng xong, chúng tôi lặng lẽ ra khỏi "ốp" vẫytắc xi lên "ốp" "Búa liềm". Cả hai ngồi câm lặng. Tôiủ rũ. Nàng ngồi yên bất động, mắt nhìn thẳng. Quagương xe tôi thoáng thấy mắt nàng buồn rười rượi

Nàng lấy lược chải lại mái đầu

- Còn xa nữa không anh?- Một quãng nữa thôi..

Nàng bảo tắc xi dừng lại, trả tiền xe và cùng tôi đibộ. Nàng đưa túi xách cho tôi và nhờ tôi sửa hộ chiếckhăn quàng trên vai. Hai đứa đi dọc Đại lộVon-ga-grát-xki. Gió sớm mùa hè ẩm lạnh thổi ngượcđường chúng tôi đi. Hai bên đường, hoaô-đô-van-lờ-nhích mọc líu ríu, tràn lan, cái màu vàngkhắc khoải như cứa vào con tim tôi rớm máu. Nàngdừng lại, ngắt một bông hoa, bẻ vụn từng cánh hoamỏng manh. Đôi mắt nàng bỗng tối sầm như giôngbão. Giọng nàng chầm chậm, đượm buồn

- Em vẫn nghĩ anh là một người thận trọng, vậy màhoá ra anh vội vàng và nông nổi quá. Anh đã hiểu gìvề em đâu, vậy mà anh đã... Đáng lẽ không bao giờem nói ra nhưng vì anh chân thành, con người anhthánh thiện quá, em không muốn anh nghĩ xấu về em40và để sau này chúng mình còn giữ những ý nghĩ, kỷniệm tốt đẹp về nhau, nên hôm nay em đành phải nóira sự thật..

Trên quãng đường hoa đồng nội mọc tràn lan, tíutít, nàng đã kể về quá khứ của cuộc đời mình. Nàngtốt nghiệp đại học, phải phân công lên một vùng caodạy học. Cuộc sống héo hon trong những mái nhàtranh nứa lụp xụp cùng khoai sắn, gia đình thì nghèovà không có thần thế, thân quen gì. Không còn hyvọng ngày về mà tuổi xuân đâu có chờ người con gái

Tất cả đã dẫn nàng đến một quyết định vội vàng liềulĩnh, nhận lời lấy một ông chồng già hơn nàng gần haimươi tuổi, một chức sắc của ngành giáo dục để đổi lấyquyết định được chuyển về Hà Nội. Ông chồng già lạivô cùng ích kỷ. Bản thân sống buông thả nhưng nổitiếng là người đa nghi, lắm mưu mẹo, luôn nghĩ cáchkiềm chế, theo dõi nàng. Những cơn ghen bóng gió đãlàm nàng khốn khổ và dần dần mất hết bạn bè. Cuộchôn nhân gượng ép và dại dột đã kết thúc bi đát

Nàng nhận nuôi con. Rồi gửi con ở nhà mẹ đẻ để sangnước Nga..

Nàng nắm tay tôi, khoé mắt nàng ngấn lệ

41- Thật lòng em đã yêu anh... nhưng lý trí đã ngănem lại. Em không thể, không xứng đáng là người anhmong đợi. Anh còn trẻ, đẹp trai, lắm tài, tương lai anhcòn rộng mở, còn chờ đợi anh bao điều tốt lành. Emlà một cô gái bất hạnh - Nàng mỉm cười chua chát. Đãcó một đời chồng, đã có con riêng. Cuộc sống của embây giờ chỉ còn là nghĩa vụ. Em hiểu và luôn xác địnhcho mình như thế, nhưng không cầm lòng được. Hìnhảnh anh cứ ám ảnh em, vì thế em đã có những việclàm, hành động làm phiền lòng anh, mong anh hãytha thứ cho em. Có lúc em đã có những ý nghĩ tội lỗi,cứ cặp bồ với anh rồi muốn ra sao cũng được, nhưngnhư thế là em làm hại cuộc đời anh. Em từng trải hơnanh nên em hiểu rất rõ, chúng mình rồi sẽ là một contầu lênh đênh không hướng, không bến bờ. Anh phảiquên em đi. Vĩnh viễn từ bỏ ý nghĩ mà em đã trót gieorắc trong lòng anh. Rồi anh sẽ gặp một người con gáixinh đẹp, trẻ trung, hồn nhiên, nguyên vẹn, tốt lành,xứng đáng với anh hơn em nhiều..

Nàng lại cười buồn, chua chát:- Còn giờ đây, công việc của em là phải đóng chođược vài thùng hàng gửi về cho mẹ em nuôi cháu, làm42lại cái nhà rách nát và có lưng vốn để khi em về kiếmăn rồi mới tính đến làm lại cuộc đời. Em sẽ tìm mộtngười chồng thích hợp..

Tôi nắm tay nàng, xao xuyến..

- Nhưng anh có thể cùng em đi cùng trời cuối đất

Mình đã yêu nhau, tại sao phải..

- Không - Nàng cắt ngang lời tôi. Đó chỉ là ý nghĩbồng bột của anh thôi. Rồi anh sẽ lại hối tiếc. Em đãmột thời lãng mạn, mơ mộng như anh rồi đau khổ,day dứt. Lấy em rồi anh cũng sẽ như vậy. Em nhắclại, em không xứng đáng với anh, lấy anh em sẽ làmanh hỏng cả cuộc đời. Một lần nữa em xin anh tha thứcho em..

Nàng bỗng im lặng. Mặt buồn nhưng giá lạnh vàlấy khăn lau nước mắt..

Tôi ôm lấy nàng, tóc nàng xoã trên má tôi. Lòng tôithổn thức

- Lệ Hà, anh là một con người hoàn toàn khác vớiem nghĩ, em lo sợ. Anh không biết nói dài lời, khôngbiết nói văn hoa bóng bẩy, nhưng em hãy tin anh..

Tôi hôn nàng, nàng lặng đi giây phút rồi gạt nhẹtôi ra. Giọng nàng đanh lại

43- Thôi anh! Đủ rồi. Đừng uỷ mị nữa cho thêm buồn

Hãy cứng rắn lên anh..

Nàng lại cúi xuống ngắt một bông hoa vàng mátrượi. "Ai chẳng mong được sống hồn nhiên, thanhthản như đoá hoa ấy phải không anh. Nhưng cuộcsống dữ dằn và đớn đau, tàn khốc này không chomình được sống như thế. Anh cầm đoá hoa này, nó làkỷ niệm của buổi chia tay hôm nay. Còn bây giờ... emxin vĩnh biệt..."

Tôi ôm lấy vai nàng, đặt một nụ hôn lên mái tóc

Nàng nhẹ nhàng gỡ tay tôi, đón lấy túi xách, khoáclại cái túi gấp I-a-rô-xláp và bước đi không ngoái đầunhìn lại nữa..

** *Tôi trở về "ốp". Cả "cờ-va" chờ đón tôi như một vịanh hùng. Rượu vốt ca, cô nhắc, sâm banh. Chính"mù", Cường "liều", Hoàng "thủ đô", Đạo phiên dịchđang chờ đông đủ. Thấy tôi, cả bọn reo vang

- Chúc mừng hạnh phúc. Đã cả đêm chưa đủ còntranh thủ cả ngày. Cờ-va ta từ nay đủ 100% rồi nhé!Đạo phiên dịch nâng cốc sâm banh

44- Nào, xin nâng cốc chúc anh giai thắng lợi, hạnhphúc. Cần làm lễ cưới ngay bọn em cũng lo giúp được

Em đã bảo mà, nó kết ông anh từ lâu, chỉ cần anhgiai gật một cái là xong mà

- Nào, cạn chén, chúc mừng, chúc mừng hạnh phúc

Cả bọn reo vang

Tôi chỉ cười buồn không đáp. Bông hoa đồng nộimỏng manh từ trên tay tôi rơi xuống nền nhà..

** *Từ ngày ấy nàng không về "ốp" tôi nữa. Cả mùa hènăm sau cũng vậy. Không ai cạy răng bắt tôi tườngtrình được một việc gì. Một hôm, gặp tôi ở hành lang,Đạo phiên dịch vẫy tôi lại gần, hỏi:- Dạo này anh còn liên lạc với con Lệ Hà không?- À... cũng lâu rồi không nhận được thư..

- Em báo cho anh tin này, anh bình tĩnh nhé: Nócặp bồ với một thằng bên "ốp Din" (1) đấy. Mùa hè nàytuần nào nó cũng về đấy. Hôm gặp em, nó tránh mặt

Em thấy nó kéo bao nhiêu nồi áp suất, phích nóng45(1) "ốp Din": Khu tập thể của công nhân Việt Nam làm ở nhà máy sản xuấtô tô Dinlạnh với chậu nhôm ra Met-tro. Thôi quên nó đi, tìmcon khác. Đàn bà là vậy. Em mỗi tháng một đứa,không chung tình nên không đau khổ. Cứng rắn lênông anh ạ!Tôi về cờ-va thì hội Chính "mù", Cường "liều",Hoàng "thủ đô" vừa đánh hàng ở "ốp Din" về, vừa thởvừa báo tin

- Anh ơi! Kinh quá. Con Lệ Hà nó chết ở bên "ốpDin" đấy. Nó đâm vào ô tô. Bọn nó bên ấy bảo nó tựtử vì bị thằng người yêu lừa. Thằng ấy có vợ con đànghoàng lại nói dối là đã bỏ vợ. Con Hà định lấy nó

Đóng hàng chung toàn gửi về địa chỉ của nó, bị nó lừalấy hết hàng rồi đá đít, còn đánh nó thâm tím mặtmày. Nó uất quá nên tự tử..

Chính "mù" kể tiếp:- Em mới sợ chứ. Ra khỏi "ốp" thì thấy nó kéo xechất mấy cái phích nóng lạnh và một chồng chậunhôm, vừa đi vừa khóc. Chẳng biết nó cố tình hay vôý mà kéo qua đường không để ý gì đến biển hiệu cả

Một cái ô tô phóng nhanh như điên đâm thẳng vào nó

Ghê quá! Nó bị bắn tung lên cao đến mấy mét, bayvào bãi cỏ gần vườn táo. Mặt to phình lên trông đếnphát sợ, rồi máu ộc từ mồm, từ mũi, từ tai ra... chếttươi. Chậu nhôm, phích nóng lạnh bắn tứ tung, lănlóc..

46Tôi như kẻ mất hồn, lao vội ra cầu thang máy. Vẫytắc xi, giục luôn mồm tài xế phóng nhanh đến ốp"Din"

Người xúm đông. Cảnh sát Nga đứng vây quanh,giữ nguyên hiện trường. Tôi cố len tới gần. Nàng nằmtrên thảm cỏ mọc tràn lan những bông hoa đồng nộigần vườn táo. Máu nhuộm đỏ những cánh hoa vàng..

Tôi không đủ bình tĩnh để nhìn nàng lần cuối cùngnữa. Tôi quay đi. Cảnh vật, nhà cửa, người... xe nhạtnhòa nước mắt. Chỉ có thứ hoa đồng nội vàng rực, mọctràn lan, líu ríu như níu chân tôi, vẫn một màu vàngmiên man, khắc khoải như cứa vào trái tim tôi rớmmáu. Họ sẽ đốt thi thể nàng, đóng vào hộp, gửi nắmtro tàn về quê mẹ. Tôi dừng lại nhìn nơi nàng nằmxuống một lần nữa. Nàng vẫn thèm mong được sốnghồn nhiên, thanh thản như loài hoa đồng nội này. Xinhãy để cho nàng - Người con gái Việt Nam bất hạnhđược nằm yên nghỉ trên thảm hoa đồng nội nướcNga..

Dạ Quỳnh

Hắn ghé vào quán, gọi một chén nước, rít một hơithuốc dài tàn gần nửa điếu, cố lấy lại bình tĩnhmà vẫn tức run cả người. Cơn giận làm mặt hắn táiđi, mồ hôi ướt đầm cả sống lưng. Từ nay thì vĩnh biệtcái cửa quan này nhé! Không thèm nhìn cái lũ mặtngười dạ thú ấy nữa. "Quên đi, quên chúng nó đi..."

Hắn nhủ thầm nhưng hình ảnh cái thằng cha trưởngphòng tổ chức của Quận cứ hiện ra, bám riết lấy hắn

Đôi mắt him híp, lúc nào cũng thấp thoáng một nụcười đểu giả cùng cái miệng cười hềnh hệch trên bộmặt phì nộn như mặt lợn. Ấy là những lúc hắn đangngồi dạng chân, phưỡn bụng ở bàn tào lao với lũ nhânviên hay đang tiếp những kẻ đang thầm thầm, thì thìbàn bạc, xin xỏ giấy phép mở công ty này, công ty nọ

Nhưng thoắt một cái, bộ mặt đớp hít ấy có thể biếnthành dữ dằn như hung thần ngay được khi có ai đó48mới vào, rụt rè với những xếp đơn, tập giấy trên tay

Đôi mắt him híp, ươn ướt bỗng lừ lừ phóng ra nhữngtia sắc lạnh. Cái mồm hềnh hệch mím lại đanh ác

Cái mặt phự phạ, phả phê bỗng chốc lạnh như kem

Hắn chống tay hoặc ngả người gườm gườm nhìn đươngsự khiến họ phải tim đập, chân run, mồm lắp bắp nhưlà kẻ phạm tội đang đứng trước vành móng ngựa chờtuyên án tử hình..

Chà! Chà! Lại còn lũ nhân viên chung quanh nữachứ, vừa gác chân gác tay ngả ngớn, cười đùa, trà láđủ chuyện, những lúc ấy cũng hỗ trợ cho minh chủbằng vẻ oai nghiêm lạnh lùng, ghi ghi, chép chép,tháo kính ra, đeo kính vào, mở tủ này, lục tủ nọ tìmgiấy tìm tờ..

Quả là lũ cướp cạn. Lúc nãy hắn lại không còn bìnhtĩnh được nữa. Là kẻ đã trải đời, ăn đủ đòn thiên hạ,phải trả giá cho cái tính bộc trực, thẳng thắn đãnhiều, giờ thì hắn biết thân biết phận lắm rồi. "Mìnhlà con sâu cái kiến", "là phó thường dân", là "thấp cổbé họng", nên đối sách là cứ phải "nhũn như con chichi", nhất là những lúc vào cửa quan..

49** *Vậy mà sao cơn uất hận từ đâu bỗng dưng bừngbừng bốc lên làm hắn không kiềm chế nổi, khi thằngcha mặt lợn trưởng phòng tổ chức ném tập hồ sơ vàotay hắn

- Về chờ đấy! Đợi nghiên cứu sau

- Thưa anh, hôm nay em đã mang đủ hết các loạigiấy tờ anh yêu cầu rồi ạ!- Đủ? Đủ với anh, còn với mọi người chưa đủ. Hả!với lại, còn chờ chỉ thị của trên, còn chờ cánh "đi Tây"về cho đông đủ rồi mới nghiên cứu một thể. Anh tưởngchỉ có mình anh "đi Tây" chắc

Hắn sững cả người. Giá thằng ôn dịch này cứ nóingay từ buổi đầu thế này thì hắn đã đỡ khổ, khỏi phảihy vọng, khỏi phải khốn khổ chạy như cờ lông công,mướt mải mồ hôi, van lạy đủ cửa. Ngày về cứ ngỡ vớimột mớ giấy tờ hợp lệ từ bên Tây, nào là giấy của Sứquán, của Ban lao động, nào là quyết định của nhàmáy cho về hết hợp đồng, giấy giới thiệu của Cục hợptác, giấy thu hồi hộ chiếu.v.v... là đủ quá rồi, chỉ cứviệc đến đây mà làm thủ tục thôi. Vậy mà vào đến50đây hắn mới thót cả tim, lạnh cả gáy vì thấy mình cònthiếu nhiều giấy tờ quá

** *- Anh về cơ quan xin giấy chứng nhận cơ quan cửanh đi lao động hợp tác nhé!- Dạ thưa anh! Ngày chúng em đi là theo tiêuchuẩn của Quận. Công văn do chính tay anh ký,chúng em là biên chế của Quận. Chính Trưởng phònggiáo dục cho chúng em đọc cả công văn..

- Láo! Ai cho tiêu chuẩn đi. Các anh bỏ nghề đi mấynăm vô ý thức nay lại về leo lẻo nói Quận cho. Quậncho thì công văn đâu? Về cơ quan xin lại bản gốcmang lên đây xem nào

Thật là tức lộn ruột, khó hơn chọc tiết lợn đằng đít,vậy mà hắn lại phải chạy, phải van lạy, cầu cạnh mãirồi cũng xin được chứng thực của cơ quan, dấu son,chữ ký đàng hoàng. Hắn hồi hộp mang lên nộp..

- Anh còn phải về địa phương xin giấy đăng ký tạmtrú tạm vắng thời gian mới về chưa nhập hộ tịch được

Hả? Nào còn giấy nhận thực của chính quyền xemanh thực sự về từ ngày nào. Hả? À... mà còn xin thêm51giấy chứng nhận từ ngày về không làm ảnh hưởng gìđến an ninh trật tự công cộng nữa..

Hắn ngẩn ngơ như kẻ mất hồn. Người bã bời, muốngục xuống mà chết cho xong. Khó hơn lên giời đây

Vậy mà chưa xong. Có ngần ấy thứ giấy, hắn lại nghephán:- Anh về tìm quyết định tăng lương của anh ký cuốicùng trước khi đi mang lên đây..

- Dạ! Quyết định tăng lương thì Quận cũng có bảnlưu trong hồ sơ chứ ạ. Dạ... thưa anh... để làm gì...!Đôi mắt him híp phóng ra những tia chớp lạnhlùng, tàn nhẫn. Cái mồm hềnh hệch đang mím bỗngrin rít lên:- Để có thêm căn cứ mà xem xét, mà giải quyết chếđộ. Đừng hỏi lôi thôi. Giấy tờ là bản mệnh của anh,anh phải lo cho đủ. Anh định lý sự với tôi phải không?Về chờ đấy! Đợi nghiên cứu sau!Đến nước này thì cơn giận tích tụ ở đâu trong lònghắn bùng lên như thuốc súng. Không còn cảm giác sợhãi, hồi hộp nữa mà chỉ có lửa hận bừng bừng. Hắnđứng bật dậy chỉ tay vào cái mặt lợn đang dương52dương tự đắc, nhìn thẳng vào đôi mắt him híp, ươnướt, thấp thoáng nụ cười đểu giả, thét lên:- Anh còn định gây khó dễ với tôi đến bao giờ nữahả! Anh còn muốn dở trò gì?Bị bất ngờ, thằng cha trưởng phòng tổ chức giậtthót người, né sang một bên vì tưởng sắp ăn phải quảđấm của hắn. Cả bọn nhân viên từ đầu cuộc mặt lạnhnhư kem, đang biên biên chép chép bỗng nhốn nháocả lên, xông lại túm hắn, đẩy ra cửa. Bị đẩy ngãxuống cầu thang hắn còn nghe tiếng thằng trưởngphòng tổ chức rít lên:- Gọi điện ngay sang bên công an. Gô cổ ngay thằngnày. Khởi tố. Nó định dở thói du côn ngay ở cơ quanchính quyền Quận à..

** *Thế là hết. Mình nóng quá. Kiếm củi ba năm thiêumột phút. Hắn ném điếu thuốc hút dở, lấy chân dilên. Thế là đi toi tất cả. Bây giờ thì có vào quỳ xuốnglạy nó cũng không tha. Hai mươi năm dạy học, liêntục là lao động tiên tiến, mấy năm đi Tây được nhàmáy biểu dương, có cả bằng khen hẳn hoi, một đống53giấy tờ chứng nhận, bây giờ tất cả là con số không

Hắn đã trở thành một thằng vô công rồi nghề, langbạt kỳ hồ ngoài lề xã hội rồi. Thì cứ coi như bị sổ toẹtquá khứ, nhưng hắn quặn lòng khi nghĩ đến hiện tạivà tương lai: công ăn việc làm không có, thèm làm, cókhả năng làm tốt mà thất nghiệp. Bố nằm liệt giường,mẹ già yếu, hai con nhỏ. Vợ hắn thì bỏ hắn rồi. Trôngvào một túi xách tay thuốc Tây hàng nhanh thì bị tịchthu ở sân bay. Thùng hàng biển gửi chậm thì hai nămmất tích, nghe đâu bị phá hết ở cảng Viễn Đông... Cóvài thứ lặt vặt gửi về từ trước cho ở nhà dùng: chiếcbàn là, cái nồi áp suất, cái phích nóng lạnh mà mẹhắn vẫn niêm phong cất kỹ, không dám đem ra dùng,sợ bị cũ, lại hoá ra may, thì cũng đã đội nón ra phốSinh Từ để đổi lấy tiền cầm cự vài tháng chạy giấyvừa rồi

Hắn gục đầu buồn bã. Xót xa hơn nữa là mất toicông sức của bao nhiêu người thân giúp hắn mấytháng ròng chạy chọt xin xỏ hàng đống giấy tờ theonhững yêu cầu quái gở của thằng cha mặt lợn, mắthim híp, mồm hềnh hệch. Hắn đã phải gồng hết cả nộicông, vắt kiệt sức, huy động hết cả những thân bằng54cố hữu, những người có hảo tâm với hắn và gia đìnhhắn. Nào là bạn bè thân, sơ, phụ huynh, học sinh cũcòn nặng ân tình, nào là ông chú, bà bác, anh emđồng hao, thầy dạy học cũ... thôi thì đủ cả, kỹ sư, bácsĩ, công an, nhà báo, nghệ sĩ, giáo sư, luật gia có têntuổi, cả một ông đại tá quân đội nữa... Vậy mà khôngai vượt qua được thằng mặt lợn, mắt him híp, mồmhềnh hệch, môi ươn ướt lúc nào cũng thấp thoáng mộtnụ cười đểu giả, giễu cợt..

Đến cả ông anh ruột của hắn, một thương binh cụtmột chân cũng phải chịu, thì thôi. Một hôm ngồi hútthuốc lào nghe hắn kể lể nỗi đoạn trường chạy giấy,đến đoạn về thằng cha trưởng phòng tổ chức, vừanghe tên và diện mạo, ông anh hắn bỗng vỗ đùi kêu:- Chà! Chà! Hoá ra là nó. Thôi việc này cứ để tao,mai tao sẽ lên gặp nó. Tưởng ai. Nó đi lính cùng tiểuđội với tao ngày xưa. Dát bỏ mẹ. Nghe bom nổ vãi đáicả ra quần. Tao cứu nó hai lần thoát chết đấy. Hồi điqua Đồng Hới, nó hủ hoá với con gái ông chủ nhà, lạilần cạp quần ăn cắp một chỉ vàng của con nhà ngườita. Vào đến Tây Nguyên thì bị quân pháp đuổi theobắt ra Bắc kỷ luật, đuổi về địa phương. Thế nào mà55nó leo nhanh thế. Giỏi gớm. Nó mà trông thấy taokhác nào Ma Vương gặp Bồ Tát..

Chiều hôm sau anh hắn mới lọc cọc chống nạng về,mặt hầm hầm tức giận, rồi ngồi thừ ở đầu hè hútthuốc. Rụt rè, hắn hỏi thăm kết quả. Ông anh chửiđổng rồi buông thõng một câu:- Mẹ kiếp! Nó "đ..." nhớ mình là ai nữa. Nó tưởngtao là thương binh đi kiện, chưa kịp nói nó đã phẩytay đuổi tao sang phòng thương binh xã hội. Chẳng lẽmình lại đứng lại kể công..

- Hay là anh nhầm!- Nhầm thế chó nào được. Tên ấy, mặt ấy sao màquên. Cái mắt, cái mồm nó tao lạ gì nữa..

** *Những ý nghĩ buồn rầu cứ miên man. Điếu thuốcthứ ba trên tay cháy hết lúc nào hắn không biết nữa

Bóng chiều đã đổ xuống phố phường tấp nập dòngngười buổi tan tầm. Ánh nắng nhuộm úa vàng hàngme xanh dọc phố. Bên kia đường là nhiệm sở thằngcha mặt lợn, một cái ôtô Nhật bóng loáng chờ sẵn

Thằng cha phưỡn bụng, dáng điệu phả phê bước lên56ôtô, theo sau là một thằng nhân viên cắp cái cặp đencho nó

Một tiếng còi xe máy kéo dài cùng tiếng cười trongtrẻo của một cô gái:- Hê-lô! Mi-xtơ Việt, làm gì mà buồn thiu thế?Hắn đang gục đầu bừng tỉnh, nhận ra người quen:- Quỳnh! Trông lạ quá. Mới mấy năm mà..

- Anh về mà không có quà cho em nhé! - Quỳnhnheo mắt cười trêu..

Hắn ngẩn người nhìn Quỳnh. Cái con Quỳnh còingày xưa bây giờ đã là thiếu nữ thời hiện đại rồi. Tóccắt tém, mặt phấn, môi son. Bộ váy đầm trắng muốtlấp lánh kim tuyến, giầy cao gót, tất nịt, ví đầm, kínhđổi màu mode, đứng nghiêng dắt chiếc Dream bónglộn. Trông em kiêu sa, đài các lộng lẫy như tiên nữgiáng trần

Cả hai tíu tít những lời thăm hỏi vội vàng, đượcbiết hắn đang định về nhà và rỗi rãi, Quỳnh khẽnhún vai kiểu cách:- Vậy là em có thể mời anh đi vòng vo tý chút dạophố chơi. Hôm nay em sẽ khao anh mừng ngày gặpmặt

57** *Buổi tối, sau bữa cơm, ngồi bên bàn uống nước, ăntrầu, mẹ hắn nhìn hắn thăm dò rồi thận trọng, khẽkhàng:- Chiều nay con đi đâu về với con Quỳnh đấy?- Con vẫn đi chạy giấy tờ, gặp cô ấy ở đường. Nóđèo đi chơi phố tý. Ra Hồ Tây uống bia, ăn bánhtôm..

- Con đừng đi đứng với cái ngữ ấy. Nó là gái làmtiền đấy, tai tiếng lắm. Nó không còn như ngày xưacon ở nhà đâu

- Cô ấy bảo con làm ở Tổng Công ty điện tử cơ mà..

- Dào ôi! Mày đừng tin nó! Có mà Tổng Công ty nhàthổ thì có! Từ ngày bố nó mất, chị nó đi lấy chồng, nókhổ lắm, hàng xóm cũng chẳng giúp được gì. Sau điphụ bán cho quán bia, rồi cà phê, ai cũng mừng chonó có công ăn, việc làm. Nhưng rồi... được vài thángnghe đâu vào làm ở khách sạn hoa sen, hoa súng gìđấy. Bây giờ thì cả làng biết nó đi làm đĩ rồi..

** *58Đêm đã khuya mà hán vẫn trằn trọc, thao thức

Chuyện Quỳnh còi bây giờ làm điếm khiến hắn bànghoàng, choáng váng. Là hàng xóm, hắn biết Quỳnh từthủa mới lọt lòng. Mẹ Quỳnh vì tham công tiếc việc,sức lại cạn kiệt nên mới đẻ non. Em thiếu tháng phảinuôi trong lồng kính. Bố em là một ông già làm nghềkéo xe chở than củi thuê, quanh năm túng thiếu. Ôngcó một tý thú vui riêng là trồng vài chậu hoa cây cảnhcho khuây khỏa cuộc sống nhọc nhằn. Ông khá amtường về hoa và đặc biệt tâm đắc với hoa quỳnh

Những tối sáng trăng sắp có hoa nở, ông thường gọihắn sang hút thuốc lào, ngồi uống nước ngoài hiênngắm trăng, chờ hoa nở. Ông thường thở dài bảo hắn:- Nhiều người cứ bảo hoa quỳnh tối nở, sáng tàn,không có hậu, ấy là họ chưa sâu sắc, là nhầm lẫn, làchưa hiểu hoa quỳnh. Bố tôi ngày trước là nhà nho,cụ giảng cho tôi nghe nhiều về nó lắm. Nó còn có tênnôm na là cây sen tường. Vì nó cũng dễ sống như sen,chịu được kham khổ lại cho thứ hoa lạ, hoa thơm

Nhưng giống cây này ưa trồng nơi thoáng đãng, tatrồng nó trong chậu là cầm tù nó vậy. Anh nhìn xem,thân nó mềm mại nhưng chặt rời từng khúc, cắm59cành là sống được. Lá nó xanh, hoa nó trắng muốt,hương nó thơm nức, ngạt ngào..

Nhấp ngụm nước chè, ông tiếp lời:- Mà giống hoa này đâu dễ dàng nở bừa nở bãi,phải có giờ, có khắc, không tuỳ tiện theo ý người. Ítnở hoa nhưng khi nở thì cho hoa đặc sắc. Thỉnhthoảng mới được một bông nhưng cũng có khi đắc ý,một khóm quỳnh kia cho mình đến vài chục bông hoađẹp. Nó có cái khí tiết của người quân tử sống trênđời..

Em tên Dạ Quỳnh là vì thế. Chậm lớn vì thiếutháng thiếu ăn nên có thêm cái tên "còi". Từ ngày mẹem nằm xuống, người cha sống chông chênh, buồn tẻ,dần dần trở thành kẻ nghiện ngập, bê tha, tính tìnhbỗng điên điên, khùng khùng khác hẳn xưa kia

Những u uất, buồn phiền, bực dọc của đời thường ôngđem trút vào đứa con bằng những trận đòn vô lý. Hắnđã nhiều phen phải lăn vào đỡ cho Quỳnh còi nhữngthanh củi tạ, đòn gánh, gậy gộc hay bất cứ thứ gì ôngvớ được, chỉ vì một nồi cơm nấu bén lửa, nồi cám lợnchưa kịp đun, cái sân con còn tí rác. Em tong teo,khẳng khiu như nhành cỏ non gặp nắng hạn trong bộ60đồ gần như quanh năm của em là bộ quần áo thừacủa ông bố cắt đi, sửa lại, thùng thình, cáu bẩn. Vậymà em thông minh, nhanh nhẹn lắm. Hă'n thươngQuỳnh và yêu Quỳnh như đứa em bé bỏng, tội nghiệp

Hắn bảo ban em học thêm, dạy em hát, nhắc nhở emviệc nhà. Những buổi tối em thường sang nhà hắncùng hai đứa con gái hắn liên hoan ngô rang bỏng bốprồi múa, hát. Trong bộ quần áo thùng thình, nhầunhĩ, em hát say sưa, tay cầm cái cốc nhựa giả làmMi-cờ-rô, hát không chuẩn xác giai điệu nhưng truyềncảm, chân thành, nhiệt tình. Em là một trong nhữnghình ảnh thân thuộc của quê hương khốn khổ hắnmang theo sang vùng tuyết lạnh... chuyến hàng 10 kgđầu tiên được gửi, ngoài cái nồi áp suất, cái bàn là chovợ là búp bê cho con hắn và bộ quần áo cùng một cáikhăn len cho Quỳnh

Vậy mà giờ đây em đã đến nông nỗi này ư? Cái côbé hàng xóm gày còm, khổ sở nhưng thông minh, lanhlợi lại rất chân thành, trong trắng mà hắn thương yêunhư em! Hắn giúp em nhiều việc mà em cũng đền đáphắn bằng cả tấm lòng thơm thảo, chân thành, chơi vớicon hắn, xếp hàng đong gạo, thổi cơm, quét nhà giúp61những khi hắn bận rộn... Một kỷ niệm mà hắn khôngbao giờ quên được, đó là một lần Quỳnh còi cứu haicon hắn thoát chết. Hôm ấy, hắn đi dạy học, bỏ liềuhai con chơi với nhau. Như thường lệ, em hay đảo quanhà hắn trông nom nhà cửa. Nghe tiếng kêu thét củađứa con gái lớn của hắn ngoài bờ hồ Quỳnh hiểu ngayra sự thể, nhảy đại xuống hồ mặc dù không biết bơi,vớt được con bé hắn lên. Nhưng, bị no nước, cả hai côcháu phải vào cấp cứu bệnh viện. Em vào viện vẫn bộđồ thùng thình, nhầu nhĩ, sũng nước... Hắn cố khôngtin em làm cái nghề tủi nhục đó, trong hắn nhói lênnỗi đau mất mát như nhìn những bông hoa bị dày xéophũ phàng. Nhưng không tin sao được vì đúng như lờimẹ hắn nói, cái buổi chiều Quỳnh chở hắn ra Hồ Tâyuống bia ở nhà Nổi, hắn đã sống ở Tây, vậy mà pháthoảng về cách tiêu tiền hoang phí của em. Em xemthực đơn, gọi những món ăn đắt tiền nhất. Một bát gàhầm, em chỉ xúc một thìa, một bát nấm hương thơmnức, em chỉ gắp một đũa, một đĩa ốc hấp lá gừng, emchỉ nhể một con, em chê món ăn ở đây nhà quê, luộmthuộm. Em uống bia mà tỉnh như như uống nước,62toàn Tiger, Carlsgerg. Em trách hắn giữ kẽ quá,không chịu vào nhà hàng sang hơn..

Em dùng thứ nước hoa đắt tiền, em khoe với hắnhàng em dùng toàn hàng "xịn". Cặp kính, đôi găng taycũng bạc triệu rồi. Ngồi sau xe em, từ cổng làng, hắnđã bắt gặp những ánh mắt khác lạ, lạnh lùng, ghêtởm và ngay buổi sáng hôm sau, ông anh hắn đãchống nạng lộc cộc từ nhà ngoài vào, chỉ vào mặt hắnnói như quát:- Nó là gái điếm cao cấp đấy! Mày xa nhà lâu ngàynên không biết! Mày không thể tưởng tượng nó trơtrẽn như thế nào đâu! Làm đĩ mà dám ngồi hênhhoang: khách "boa" vài vé là thường. Rồi kể chuyện ănchơi kinh tởm của lũ chúng nó. Nó bảo có khi nó còncởi trần truồng ngồi vào bồn tắm cho một lũ toàntổng, phó giám đốc, ông này, ông nọ đổ bia lon hảohạng đầy bồn rồi tranh nhau vục mặt xuống uống..

Tôm hùm một đĩa bốn con, gần hai triệu, bằng mộtnăm trợ cấp thương tật của tao mà nó bảo gọi rakhông đứa nào thèm ăn vẫn thanh toán tiền, một chairượu ngoại hơn bảy triệu đồng... Thật là một lũ khốnnạn, dâm ô, hút máu, hút mủ..

63Vậy mà hắn lại nông nổi, cả tin đến thế ư? Thấyhắn rầu rĩ không muốn ăn, muốn uống, em gặng hỏivà khi nghe hắn thổ lộ nỗi niềm cay đắng uất hận màhắn bị thằng cha mặt lợn làm nhục chiều hôm đó, eman ủi hắn bằng tiếng cười giòn tan, trong trẻo. Emkhuyên hắn cứ yên tâm, giao hồ sơ cho em lo liệu hộ

"Quên cái thằng chó chết ấy đi". Em bảo em quennhiều người quyền thế lắm, họ là bạn hàng. "Anh cứăn uống đi cho vui" "Nghĩ ngợi làm gì cho mệt" và hắnđã nghe em... Hắn mơ hồ, nông cạn quá, tin vào cái"chân thiện" quá. Nghe em kể về cái chết của bố em,rút khăn mùi xoa lau nước mắt, em nghẹn ngào:- Giá bố em còn sống đến giờ thì không khổ. Emthương ông già quá. Lúc sắp mất, bố em nói thèm ănphở, hồi ấy em thì đào đâu ra tiền mua phở. May cócái khăn anh gửi cho em chưa dùng, đem bán được íttiền, mua cho bố em bát phở. Ông vừa ăn, vừa nghẹn

Ông nói: "Sướng quá, chết cũng được rồi, mấy chụcnăm mới được ăn bát phở...". Em không bao giờ quênđược chuyện đó. .

Cái tên Dạ Quỳnh mà có lẽ bọn chủ lầu xanh ưngý vì hấp dẫn khách làng chơi, gợi cho hắn nỗi buồn tê64tái. Bông hoa quỳnh trong trắng thanh cao, tinhkhiết; tượng trưng cho người quân tử mà bố em dùngđặt tên cho em, lẽ nào có thể biến thành bông hoa ôuế, tối tăm. Hắn nghĩ mà thương cho thân phậnnhững người nghèo hèn như hắn, như em. Thời cuộcxô đẩy những con người như hắn, như em vào mộttương lai đen tối. Ngày hôm nay, bị dồn trong cơnquẫn bức, hắn phải quỵ luỵ, van lơn, khúm núm đểmong được việc hay nổi khùng hành động như một kẻcôn đồ liều lĩnh để phải chui vào nhà đá thì cũng nhưem thôi, đâu phải sống cuộc sống tâm linh của mình

Chẳng nên trách cứ những người cùng quẫn làm gì..

Hắn và em cũng như bao người khốn khổ bất lựctrước dòng đời dữ dội, phũ phàng này. Em như câyquỳnh tội nghiệp bị giam cầm, bị gió mưa vùi dập

Thời cuộc cũng trớ trêu khi đưa thằng mặt lợn, mắthim híp, mồm hềnh hệch, mắt ươn ướt lúc nào cũngthấp thoáng một nụ cười đều giả, một tên vô lại, hènnhát, lừa đảo một người con gái, còn nhẫn tâm ăn cắpcả chỉ vàng của người ta, lên ngôi..

** *65Những ý nghĩ buồn phiền day dứt, hoài nghi, lolắng, làm hắn thiếp đi. Hắn mơ một giấc mơ khủngkhiếp. Hắn thấy thằng mặt lợn mắt him híp, vằn tiamáu, cái mồm hềnh hệch mím lại mặc bộ váy diêmdúa của Quỳnh còi, tay cầm thanh củi tạ đang đuổiem trong bộ đồ thùng thình, nhàu nhĩ của bố em,phang túi bụi, Quỳnh thét lên đau đớn, cái cốc nhựaem đang cầm bị hất văng xuống rãnh. Hắn đẩy emvào nhà, đóng cửa lại. Thằng mặt lợn đứng ngoài rasức đẩy. Hắn cố giữ cửa, bỗng cánh tay thằng mặt lợnchọc thủng được cửa và cầm một con dao nhọn xiêntập hồ sơ của hắn trên đó. Máu rỉ ra từ tập giấy. Hắnđịnh lấy tay gạt con dao nhưng tay không cử độngđược, như bị trói chặt. Hắn sợ toát mồ hôi, định chạynhưng cố mãi mà chân không nhúc nhích. Hắn kêu úớ như nghẹt thở..

Tiếng đập cửa thình thình và tiếng còi xe Dreamkéo dài lôi hắn ra khỏi cơn ác mộng. Mồ hôi vã rađầm đìa, hắn mừng vì đó chỉ là cơn mơ. Tiếng đập cửacàng dữ dội:- Anh Việt! Anh Việt ơi! Mở cửa ra, em đây, Quỳnhđây

66Hắn bật dậy, mở toang cửa. Ánh nắng ban mai ùavào. Quỳnh còi hay Dạ Quỳnh tươi tắn, một nụ cườirạng rỡ trên khuôn mặt đầy phấn son, mệt mỏi củaem. Em mở ví đầm, rút tập hồ sơ của hắn ra:- Xong rồi đây! Em chưa kiểm tra nhưng chắc đủcả. Ngày mai về trường nhận công tác luôn

Mặt mũi tóc tai bơ phờ, tim hắn vẫn đập thìnhthịch. Giờ thì thực mà lại như mơ. Hắn mở tập hồ sơ,run run, đủ cả. Quyết định tiếp nhận về Quận, tiếpnhận phân công về phòng, quyết định phân công vềtrường, cả quyết định nâng hai bậc lương liền.v.v..

Thật lạ lùng, toàn chữ ký của thằng mặt lợn, dấu sonđỏ chói

Hắn ngượng ngùng, ngơ ngác:- Em quen ông này... à... người này à?- Người ký giấy nhận anh hả? Có phải cái lão tobéo, mắt him híp, mồm... hềnh hệch, mắt cười đểu đểuấy phải không?- Đúng!Em lại cười giòn tan, trong trẻo:- Cái lão mặt lợn ấy thì em bảo gì mà nó chả làm

Lần nào nó đến với em cũng chê vợ già nhà quê. Nó67là khách hàng loại hai thôi nhé! Thế mà đến là sitình, cứ thích nhận em làm vợ. Chi tiền thì rụt rụt rèrè, còn run tay lắm. Em bảo nó ký cho em quả bomnguyên tử nó có cũng ký nữa là. Thôi, em về nhé! Cơquan làm việc cả đêm, ngày phải ngủ bù..

** *Vài tháng sau, không thấy em về làng nữa. Rồi cótin đồn em đã chết rồi, chết vì một căn bệnh bí hiểm

Lại có tin đồn em cãi lại chủ rồi bỏ khỏi khách sạn,đi lang thang và bị bọn mặc-rô đón đường đánh chết..

Hắn ngậm ngùi đau đớn. Giờ thì hắn có công ăn việclàm rồi, dù là với đồng lương chết đói. Nhưng mỗi khibưng bát cơm, nhìn các con ăn, hắn phải quay mặt đigạt thầm nước mắt. Quỳnh còi hay Dạ Quỳnh thìcũng thế, em vĩnh viễn là bông hoa quỳnh trong trắngthanh cao, thơm nức. Sống tín nghĩa, thuỷ chung,chân thành, can đảm, cư xử như một người quân tử,dù em bị vùi dập. Không biết mộ em nơi đâu mà tớithăm, mà đứng âm thầm tưởng niệm và trồng lên mộem một khóm hoa quỳnh, hắn đành viết truyện này..

Dưới lớp tro tàn

Tin Thực lùn chết trong nhà máy truyền về "ốp"đúng lúc chúng tôi đang chuẩn bị ăn bữa cơmchiều. Tất cả ngồi thừ quanh bàn ăn lặng đi trong nỗibuồn tê dại. Chẳng ai thiết gì ăn uống nữa. Ngoài trờigiá lạnh, tuyết vẫn tả tơi rơi. Mới vài tiếng trước thôi,lúc chuẩn bị đi làm ca chiều, Thực lùn còn ngồi đó,vẫn cái điệp khúc thường nhật than thở chuyện giađình, mẹ già, vợ yếu, con đau... Cái giường cá nhân nónằm vẫn kia, chăn đệm gấp vội vàng vẫn còn hơi ấmcủa nó, trên đầu giường là bức ảnh đứa con gái nhỏthân yêu đang ngồi nhoẻn cười trên con ngựa gỗ màhôm nào tan ca về nó cũng ngồi ngắm nghía, chỉnh đi,chỉnh lại, lúc treo cao, lúc hạ thấp. Nó bảo cho khuâykhoả nỗi buồn. Tất cả những đồ vật trong phòng nàydường như không cho chúng tôi tin rằng nó đã chết,đã vĩnh viễn xa chúng tôi rồi. Nó không còn nữa sao?Cái xe kéo nó mới mua đang mong có dịp gửi về mẹ nó kéo hàng ra ga bán cho đỡ vất vả. Lúc nào nócũng thương mẹ nó đã già, mắt đã loà, lưng đã còng,đã lẫn cẫn mà vẫn ngày ngày phải gánh hàng ra gabán. Mấy bộ cờ-lê kia là nó mua định gửi về cho vợđang làm công nhân ở một hợp tác cơ khí, đồ nghề thứgì cũng thiếu, người lại ốm yếu, lúc nào cũng lo mấtviệc... Vậy mà nó chết thật rồi ư? Thực lùn ơi! Mà cáichết của mày sao đau đớn, khủng khiếp thế. Mọingười kể lại, nó đang đứng máy thì cái cần cẩu tựđộng chuyển phôi đi ngang đầu nó. Chẳng biết cápđứt ngay bộ phận vận hành trục trặc mà cả khối thépvài tấn rơi thẳng xuống đầu. Chẳng còn đâu là hìnhhài nữa, chỉ còn là một đống thịt be bét mà thôi..

Cường "liều" thở dài, quay mặt nhìn ra cửa sổ giấugiọt nước mắt lăn trên gò má, buông thõng một câurơi tõm vào thinh không âm thầm buổi chiều tà

- Mẹ kiếp! Rồi cùng đến lượt từng thằng thôi. Đếnbỏ mạng ở cái xứ sở khốn nạn này hết. Thằng nàocũng chui vào lọ tro mà về quê quán..

Chính "mù" bỗng nức nở, nghẹn ngào, phẫn uất:- Không... anh Thực chết oan... nếu có phiên dịch tửtế bám sát công nhân thì làm sao mà chết. Lũ chúngmình tiếng tăm không biết, vào nhà máy như điếc,70như câm, như mù, có biết chỗ nào nguy hiểm đâu màtránh. Cái mắt em hỏng một bên cũng vì nó. Cái biểnđề tránh xa, đề phòng phôi bắn mình có đọc được đâu,cứ dí mắt vào. Khi xảy ra tai nạn cũng tìm đâu ra nó,nó còn đang ấp gái ở nhà hay, ở sân bay đá hàng, cứmột tay ôm mắt chạy loanh quanh tìm phòng cấp cứu

Quân ấy là chó chứ không phải là người. Tiên sưthằng Thử "chuột chù". Mình hận nó suốt đời..

Hoàng "thủ đô" đập bàn giận dữ:- Mà mỗi lần anh em mình có thằng chết là dịp làmăn của nó đấy. Lần trước đưa lọ tro thằng An chết tainạn ô tô, rồi lần thằng Bình chết đuối nữa, nó đềutranh thủ đẩy được hàng tạ thuốc tây, một lô phụtùng xe u-oát, xây luôn một cái nhà hai tầng, mualuôn một mảnh đất rộng. Có hộp tro làm bùa phép, cóTây đưa, nó được đi qua cửa hộ chiếu ngoại giao,không phải soi, kiểm hàng mà. Lần này lại có hộp trothằng Thực. Chuyến này thì nó xây khách sạn..

Vận già "thủ lĩnh" của phòng, người gầy hom hem,từ đầu cứ ngồi bó gối co ro trên ghế vì đang lên cơnđau dạ dày, cặp mắt vẫn sắc trên gương mặt gầy gò,khắc khổ, dạn dày, từng trải, giờ mới lên tiếng:71- Thôi! Tao van chúng mày, hãy tạm dẹp nhữngchuyện buồn ấy đi. Cái tình, cái nghĩa với nhau,thằng nào mà không đau, không xót. Cũng cảnhnghèo khốn mới sang đây làm kiếp "Ra-bô trâu", chịukhổ, chịu nhục trăm bề, thiệt đơn, thiệt kép. Lại cáitình cái nghĩa cùng ăn, cùng ở một phòng. Một đêmnằm bằng một năm ở. Nhưng thương xót thằng Thựcthì bây giờ đứng ngay lên mà mỗi thằng một việc đi

Thằng Cường chạy ngay ra chợ "nông trường" mua íthoa về đây rồi đi các phòng xem thằng nào có hươngxin vài nén. Chúng tao ở nhà kê dọn lập cái bàn thờcho nó. Còn chuẩn bị đón anh em tối nay đến thămhỏi, chia buồn. Thằng Chính thì mở va ly của nó raxem, hình như thằng Thực có một bức ảnh chụpchung với gia đình to lắm đấy. Cắt hình nó ra lồngvào cái khung ảnh kia, vứt mẹ nó mấy cái ảnh chụpchung với tây đầm và mấy thằng mất dạy vào sọt rác

Sau rồi tao với thằng Hoàng, thằng Việt ngồi bàn xemphải làm gì giúp nó nữa chứ. Nó chết rồi, không sốnglại được nữa đâu, nhưng còn mẹ nó, vợ con nó ở nhà

Hoàn cảnh nhà nó như thế, mỗi cây mỗi hoa, bọnmình đều như nhau cả. Không thương nhau thì ai72thương? Trông vào mấy thằng cán bộ Đội, cán bộ "Ốp"ư?** *Buổi tối hôm đó, phòng chúng tôi chật khách đếnchia buồn, thăm hỏi. Gần đầy đủ cả Đội. Những ngườilàm ca hai thì tới đêm khuya. Nghĩa tử là nghĩa tận,ngày thường sống trong cảnh vất vả, cơ cực, bon chen,cùng quẫn, lại mỗi thằng mỗi cảnh ôm mối sầu xa xứtha phương cầu thực; Người ở Tây mà lòng ở quê nhànên thường sinh cáu bẳn, nhiều khi xô xát đâm chémnhau bằng nhiều chuyện chẳng đâu vào đâu cả

Nhưng khi có một người nằm xuống, đứng trước cáibàn thờ đơn sơ, lơ thơ hương khói, nhìn tấm hìnhngười đã mất khi còn sống vẻ mặt linh động, tươi tắnnay mờ mờ hư ảo, đôi mắt u uẩn ở bên kia thế giớinhư trách móc, nhắn nhủ những người còn sống, thìai cũng thấy lòng mình như được gột rửa, trở về vớicái chân thực của lòng người..

Mọi người kể cho nhau, nhắc lại những kỷ niệm vớiThực lùn, than thở, xót xa cho nỗi bất hạnh của ngườiđã chết và ngậm ngùi cho chính thân phận mình. Aicũng thấy phải làm một việc gì thiết thực giúp cho73người xấu số. Phải chăng đó là bản chất thực dụngcủa lũ công nhân chúng tôi. Bàn đi, tính lại mãi, cuốicùng vẫn là Vận già "thủ lĩnh" cả quyết

- Tôi có ý kiến với anh em cả Đội thế này. Thươngthằng Thực không gì bằng giúp gia đình nó ở nhà,vong linh nó đỡ tủi hận. Mang tiếng đi Tây mà chưagửi được gì về nhà, còn nợ mấy chỉ lúc ra đi. Chẳngtrông chờ cái con "C..." gì ở cái bọn cán bộ đâu. Chúngnó sang đây để đi buôn, để ấp gái, để bóp nặn anh emmình, rồi lợi dụng cả nắm tro tàn của anh em mìnhđể chuyển hàng về làm giàu... Thôi thì tuỳ tâm, ai cógì cho nó cái ấy, cố gắng cho thứ gọn, nhẹ mà ra tiền

Một tý cũng là tình. Thằng Thực nó không chê ít đâu

Mình đóng vào thùng, yêu cầu chúng nó chuyển vềcùng lọ tro thằng Thực. Không cho chúng nó lợi dụnghết, phải bớt một phần cho người chết chứ. Hôm nàochúng nó chuyển lọ tro về, mỗi phòng cử một ngườitheo ra sân bay kèm sát. Không xin nghỉ được thì đútlót cho thợ cả, xin làm bù. Đồng thời một thằng thạotiếng đánh ngay điện về cho người nhà nó ra đón nócùng hàng ở ngay Nội Bài. Anh em đồng ý thì ta làmluôn đi

74Mọi người đều nhất trí. Chỉ một lúc sau, người thìcái nồi áp suất, kẻ thì cái quạt điện, đứa thì cái bànlà, thằng thì hộp dây may so bếp điện, một phòng thìôm đến cả một đống Am-pi-xi-lin đến hàng trăm vỉ,phòng thì hơn một chục cái áo bay..

Vận già đứng ra nhận, ghi tên, số lượng hàng từngloại, viết làm hai bản, một bản lưu, một bản sẽ gửikèm vào thùng hàng với vài dòng chia buồn, coi nhưmột chút lòng thơm thảo của anh em gửi biếu giađình người bị nạn..

** *Chiều nay, Hoàng "thủ đô", Cường "liều", Chính"mù" xin được về sớm chạy hộc tốc dốc gan về báo tinlọ tro của Thực lùn đã được đưa về "ốp", để trưa maira sân bay lên đường về Hà Nội. Chúng tôi lại ngồilặng lẽ bên bàn ăn chẳng ai nói một lời. Chỉ có ngoàitrời tuyết vẫn rơi âm thầm, tuyết đắp vun lên thànhđống trên bậu cửa sổ. Cái lạnh thấm vào con timchúng tôi..

Vận già bỗng dụi điếu thuốc mới châm vào gạt tàn,đứng lên, nén tiếng thở dài, đôi mắt sắc lạnh thămthẳm một nỗi buồn, hỏi cả bọn:75- Lọ tro thằng Thực giờ ở đâu?- Ở phòng thằng Thử "chuột chù" phiên dịch chứcòn ở đâu nữa. Hình như chúng nó đang đóng hànghay sao ấy. Từ nãy thấy nhiều khách đến lắm

- Tất cả đứng dậy theo tao. Đi...!Cả bọn chúng tôi kéo đến phòng thằng Thử. Cửaphòng nó đóng chặt, có đến một đống giầy đánh xibóng lộn ngoài cửa. Vận già gõ cửa. Bên trong im lặngnhư không có người. Lắng nghe mới thấy có tiếng xìxầm, bàn bạc. Cả bọn đập cửa ầm ầm. Có tiếng nóinhư quát bên trong:- Ai? Cần gì?- Có việc cần nói chuyện, mở cửa mau lên - Vận giàxẵng giọng

- Đêm rồi. Có việc gì để đến mai nói chuyện, giờđang bận

Cường "liều" dằn từng tiếng:- Đã chắc gì sống đến mai mà để mai nói chuyện,mở cửa mau lên!Cửa mở. Thằng Thử "chuột chù" cố làm ra vẻ bìnhthản:76- Làm gì mà đập cửa, ăn nói như kẻ cướp thế. Cácanh cần gì?Đằng sau nó, trong phòng là một lũ người ăn vậnlịch sự đang ngồi đóng hàng, toàn Đíp-plo-mát, cặpda, túi du lịch lớn bé. Chúng tôi nhận ra toàn nhữnggương mặt quen thuộc. Mấy tay Đội trưởng, ngài đơnvị trưởng, mấy vị trên Ban quản lý lao động, nhânviên Sứ quán Việt Nam

Vận già quắc mắt:- Chúng tôi đến để chia tay với thằng Thực lần cuốicùng

Thằng Thử "chuột chù" phì cười:- Tưởng cái gì. Nó đã là nắm tro trong lọ rồi cònchia tay. Sao các ông diệu vợi thế!Mặt Vận già bỗng đanh lại, giọng gằn từng tiếng:- À! Là nắm tro rồi thì mới cần chia tay chứ. Chúngtôi muốn mang nó về phòng thắp cho nó mấy nénhương và ngồi với nó một lúc, kẻo mai nó về Việt Namrồi. Và nhân đây anh em cũng muốn đề nghị với cácông một việc. Ngày mai, các ông đưa nó về nước. Anhem chúng tôi có ít hàng làm quà biếu gia đình nó

77Phiền các ông mang giúp, cước phí các khoản chúngtôi chịu, và chúng tôi cũng muốn tiễn nó ra sân bay..

Thử "chuột chù" đưa mắt nhìn mấy vị bề trên xiný kiến. Rồi nó gạt phăng ngay:- Không được! Lọ tro của Thực lùn bây giờ là dochúng tôi quản lý. Không ai được đụng đến. Còn hànghoá thì... để xem đã..

Cường "liều", Chính "mù" xấn lên rút dao găm vớirìu cắm phập xuống mặt bàn trước mặt thằng Thử

Mắt vằn tia máu:- Chúng tôi chỉ muốn chia tay với nó, thắp cho nóvài nén hương, ngồi với nó một lát cũng không đượcư? Rìu đây, dao đây, nếu không đồng ý xin các ông cứcho anh em chúng tôi mỗi thằng một nhát

Thử "chuột chù" tái mặt. Các vị khách lịch sự đềuhoảng hồn. Ngài đơn vị trưởng đứng dậy. Là cán bộ tổchức lâu năm, nhiều kinh nghiệm, đa mưu túc kế,ngài hiểu bọn "Ra-bô-trâu" (1) này đang điên khùngđây. Mềm nắn, rắn buông, lúc này phải vừa cương vừanhu mới được. Ngài nhẹ nhàng lên giọng:78(1) : Gọi lái từ "công nhân" - Ra-bô-ti- Thôi! Các cậu làm gì mà ầm ĩ, căng thẳng đao tobúa lớn thế. Các cậu không nể tôi nữa hả? Các cậumuốn tôi giở tình hay giở lý nào? Mang dao với rìuvào đây doạ ai? Cần gì thì cứ trình bày, nói chuyệnđang hoàng chứ!Ngài quay sang Thử "chuột chù", mắng khéo:- Còn cậu này, cán bộ mà máy móc, nguyên tắcquá. Cứ để anh em chia tay với người chết một týkhông được sao? Người ta sống phải lấy cái tình làmtrọng chứ!Ngài đưa mắt cho thằng Thử "chuột chù", ra lệnh:- Mang hộp tro sang phòng với anh em. Này, nhưngnhanh thôi nhé! Không có nhiều thời gian đâu..

Khi cái hộp gỗ nhỏ đựng lọ tro của Thực lùn đãđược đặt lên bàn thờ, Vận già châm mấy nén hương,cả lũ chúng tôi đứng lặng. Từ đôi mắt sắc lạnh củaVận già chưa bao giờ rơi lệ bỗng chứa chan nước mắt

Vận già ôm mặt khóc nấc lên:- Thực ơi! Sao mày nỡ bỏ chúng tao đi đột ngột thếnày, cùng sang đây mà không đợi chúng tao cùng vềư?... Mày khôn thiêng thì phù hộ cho mẹ mày với vợcon mày đang chờ mày ở nhà đấy..

79Cường "liều", Chính "mù", Hoàng "thủ đô" với tôimỗi đứa quay đi một nơi, gạt thầm dòng lệ máu..

Sân bay Sê-rê-mê-chê-vô-đờ-va náo loạn như mộtbãi chiến trường. Cảnh sát dã chiến, đặc nhiệm Ngadùi cui, mặt nạ, mộc, nai nịt gọng gàng trong nhữngbộ rằn ri, lập thành mấy phòng tuyến từ cửa ngoàicùng mà vẫn không ngăn nổi những con người tả tơi,phờ phạc, bất chấp dùi cui phang như mưa lên đầulên cổ, cứ lăn xả vào cửa, hy vọng lên được máy bay..

Nhờ hộp tro của Thực lùn và vị đại diện nhà máyNga ra tận sân bay trình bày, chuyến xe hàng củaThử "chuột chù" mang danh "đồ đạc của người đãchết" vào chót lọt bằng cửa đặc biệt. Vận già, Cường"liều", Chính "mù" dùng vé máy bay cũ xông lên nhưcảm tử quân để giám sát, hộ tống thùng hàng quyêngóp cho đến băng chuyền. Về đến nhà, cả lũ ngồi lửlả. Cường "liều", Chính "mù" giở dầu vừa xoa bóp chỗđau vừa chua chát kể:- Chuyến này bọn thằng Thử "chuột chù" trúng quảđậm. Đến mấy tạ thuốc Tây. Khiếp, còn bao nhiêu túi,cặp Đíp-plô-mát nữa... Kinh thật. Chuyến này thì nóxây khách sạn!80Chỉ có Vận già vẫn không nói năng gì, châm mấynén hương lên bàn thờ lầm rầm khấn khứa

Ngoài trời, tuyết vẫn tả tơi rơi..

** *Thử "chuột chù" vừa kéo được hàng ra cửa ra vàosân bay Nội Bài thì hàng loạt người xô đến. Toànnhững người nhà các vị có hàng gửi nhận được điệnkhẩn từ Mát-xcơ-va đánh về hoặc qua điện thoại. Mộtcuộc phân phát diễn ra ồn ào nhưng nhanh chóng

Mọi người thi nhau vồ lấy những túi, những cặp,những hộp, những Đíp-plo-mát đã có ký hiệu riêng rõràng. Chỉ có một thiếu phụ chít khăn tang là khônglao vào đống hàng hoá mà khóc thét lên như xé ruộtôm lấy hộp đựng lọ tro hài cốt của Thực lùn. Và mộtbà già mắt đã mờ, tay run run chống gậy, giọng khànkhàn, hụt hơi hổn hển:- Thực ơi! Thằng Thực đâu rồi. Mày đã về với u đấyhả con..

Anh lái xe lam chở gia đình Thực lùn ra sân bay làhàng xóm, cám cảnh làm phúc không lấy tiền, nhìncảnh tượng ấy buồn bã lắc đầu. Anh vỗ vai Thử "chuộtchù" hỏi:81- Này ông bạn! Còn hàng của thằng Thực đâu? Điệnanh em bên kia đánh về ghi rõ có một thùng hàng cơmà

Thử "chuột chù" nhìn anh chàng xe lam, xẵnggiọng:- Hàng gì? Thằng Thực làm gì có hàng. Có hộp trovợ nó đang ôm kia kìa... Điện láo điện lếu... À... màcó một ít hàng, qua băng chuyền bị thu mất rồi..

** *Nhà Thực lùn hôm nay chật kín người thăm hỏi. Aicũng xót xa cho cái anh chàng xấu người nhưng tốtnết, sống tình cảm, thật tha, bộc trực mà không mayấy. Bàn thờ đèn nến leo lét. Hộp tro của Thực lùn đặtngay dưới tấm ảnh phóng to ngày còn ở nhà. Tấm ảnhlúc người còn sống linh động, tươi tắn thế mà sao bấygiờ trông mờ mờ hư ảo. Đôi mắt của người chết nhìnâm u như muốn nói điều gì oan khuất. Bà mẹ già vẫnchưa tin con mình đã chết hay sao mà cứ ngồi nói lảmnhảm một mình ở giường:- Thực ơi! Con đã về với u đấy ư? Sao con không nóigì với u thế, con ơi!82Vợ Thực ngất lên, ngất xuống, vành khăn tangtrắng trên mái tóc xoã sượi. Cứ tỉnh lại nấc lên:- Anh ơi! Sao anh nỡ bỏ em đi thế anh ơi! Hôm tiễnanh đi em có ngờ đâu lại là ngày cuối cùng. Anh lúcnào cũng thương mẹ, thương vợ con mà anh chết thế,anh ơi...!Hàng xóm, họ hàng xúm vào khuyên giải nhưngvừa lúc đó bỗng một người phóng xe Dream chạythẳng vào sân, vừa chống xe hắn vừa xăm xăm gạtphăng mọi người xông vào giữa nhà. Hắn nhìn ngaylên bàn thờ rồi xông thẳng tới, cướp hộp tro Thực lùn,định bỏ chạy. Mọi người lúc đầu kinh hoàng tưởnghắn là một thằng điên, xông vào túm hắn, giật lại hộptro và định nện cho một trận, nhưng hắn ôm chặt hộptro Thực lùn, giọng hốt hoảng:- Xin bà con bình tĩnh. Tôi là Thử, cán bộ lãnh đạođội của anh Thực. Buổi chiều ở sân bay nhốn nháoquá nên tôi quên lú mất. Hộp tro này phải mang ngaylên Cục Hợp tác Lao động Quốc tế làm thủ tục đã rồimới trao lại cho gia đình được. Mong gia đình thôngcảm. Tôi mang đi chỉ một lúc thôi

Mọi người ngớ ra rồi ồn cả lên. Ai cũng thấy vô lý

Anh chàng lái xe lam hàng xóm xông tới quát:83- Cút ngay! Anh là thằng khốn nạn. Làm gì có cáithủ tục ấy. Hộp tro người chết chứ hàng hoá, vàng bạcgì mà giấy tờ, thủ tục? Thủ tục cái mả bố anh ấy. Anhđịnh đến ăn cướp hay trấn lột người chết phỏng. Bàcon ơi, đánh bỏ mẹ nó đi..

Mọi người xông vào giật lại hộp tro. Bà mẹ già củaThực lùn cũng lập cập bò dậy rền rĩ:- Đứa nào? Đứa nào định mang thằng Thực nhà tôiđi đâu? Trả nó cho tôi

Vợ Thực cũng lăn vào. Thử "chuột chù" gập ngườixuống chịu đòn, ôm chặt cái hộp tro. Cuộc giằng congày càng quyết liệt. Chiếc hộp gỗ bị rơi xuống đất,nảy lên, bật tung nắp. Cái lọ gốm văng ra vỡ tan từngmảnh. Tro người chết tung ra nền nhà. Nhưng, mọingười kinh hoàng vì lẫn trong tro là một đống nhữngmẩu kim loại bằng móng tay, sáng loáng. Nó là nhữngtiếp điểm bằng bạc trong tàu điện ngầm của Nga vànhững mẩu bạch kim quý hiếm mà thằng Thử "chuộtchù" mua của bọn ăn cắp, giấu dưới lớp tro tàn ngườichết, ước tính giá trị đến gần chục cây vàng..

Ông "Sáu Rưỡi"

Hắn nổi tiếng ở "ốp" không phải là kẻ có gan vácrìu đi từng phòng "xin đểu", cũng không phải vìlà một ông chủ hàng phân phối hàng vạn chiếc đồnghồ điện tử đi khắp Liên bang Xô Viết, càng khôngphải là kẻ bài bạc, đĩ điếm thâu đêm suốt sáng, chơiđến "tã cả người" ra... mà hắn nổi tiếng vì là một kẻlù đù, ngẩn ngơ, mặt lúc nào cũng buồn thiu, buồnthối. Hắn là một trong những đề tài được đem ra đàmtiếu trong những cuộc vui ở các "Cờ-va". Cho đến mộthôm, trong bữa tiệc ở một phòng:- Mẹ kiếp! Trông mặt thằng cha ấy lúc nào cũngnhư trời sắp mưa, âm u, tối sầm..

- Trông ông ấy như "thần sầu" ấy nhỉ!- Cù lần bỏ mẹ ra, như dở hơi..

- Thế thì đi Tây làm gì. Thằng ấy mà dí gái vàongười chắc cũng rũ cụp xuống như cổ con ba ba..

- Như hai kim đồng hồ chập một..

85- A... ha... Cả bọn phá lên cười. - Sáu rưỡi. Hay,hay, hai kim chập một là sáu rưỡi. Từ nay bọn mìnhgọi thằng ấy là "ông Sáu Rưỡi" nhé..

Thế là từ hôm đó hắn được chính thức mang tên"ông Sáu Rưỡi" và cái biệt danh ấy được thay cho têngọi hàng ngày..

** *Đơn vị trưởng của hắn hôm nay đặc ân mời hắn lênphòng riêng. Vẻ điềm đạm, bình tĩnh vốn có khônggiấu được điều gì đó đang làm ngài rất quan tâm

- Thế đấy! Mình tin cậu, cả "ốp" này chỉ có cậuđáng tin giao cho việc này. Hôm nay là ba mươi tết tađây. Đúng sáu giờ tàu đến, cậu cố cho kịp tám giờ đóngiao thừa. Cậu nhớ kỹ. Toa thứ bảy, cửa trái, túitrống đỏ, buộc khăn mùi xoa trắng, cổ quàng khăn lenxám

Nhấp ngụm vốt ca, ngài tiếp lời nhỏ nhẹ

- Con bé này nó đang nhờ mình đóng hộ một thùnghàng ở đây. Cậu biết đấy. Đệ tử tin cậy của mìnhtrong "ốp"! không thiếu. Nhưng tuỳ người, tuỳ việc

Bọn ba que háu gái không thể giao việc này được

86Xong việc này, ra giêng ưu tiên cho cậu về phép đợtđầu

Buổi sáng nay, ngài đơn vị trưởng vừa đón mộtthượng khách bay từ Hà Nội qua Mát-xcơ-va. Đó làmột lão già trạc ngoại sáu mươi nhưng dáng đi cònkhá nhanh nhẹn. Quan chức này mũ phớt nỉ mới,chiếc ba-toong cầm tay, bộ pan tô khá đỏm dáng, caitẩu gắn trên bộ ria đen tỉa khéo, trông như quân "Jinhép" trong bộ tú-lơ-khơ. Với chiếc cặp da láng bóng,lão như một tay chơi du ngoạn hơn là một quan chứcđang đi công cán. Qua bọn trong "ốp" hắn được biếtlão già có biệt tài xem tướng số, Lão đã đi nhiều nước

Nhưng điều làm hắn tởm lợm nhất là khi một thằngtrong "ốp" vốn là một tay chân thân tín của ngài đơnvị trưởng, vỗ vai hắn phả hơi men nồng nặc

- Này, "ông Sáu Rưỡi", ông biết không, thượngkhách của xếp mình tay chơi lắm nhé. Cụ có cả mộtbộ sưu tập làm kỷ niệm trong an bum hẳn hoi. Đủ cácloại con gái, chỉ còn thiếu một cô gái Việt Nam xuấtkhẩu lao động nữa thôi. Lần này ông già hứa sẽtruyền cho bọn này bí quyết xem tướng đàn bà

Thảo nào mà hắn được ngài đơn vị trưởng chọnphái ra ga

87** *Ga Ki-ép chìm trong giá rét. Tuyết chất từng đốngven đường. Bầu trời bàng bạc, sáng nhờ nhờ, đùngđục. Tuyết rơi ngày càng mạnh. Bên rệ đường vào ga,xác một con bồ câu nằm chết co quắp. Giống chim nàyvề già thường tự tử khi không còn sức sống, một ngườiNga kể cho hắn nghe thế một lần trên Metpo

Nhà ga ồn ào. Tiếng còi hiệu "Tí... te... tò..." thỉnhthoảng lại rúc lên. Sân ga nhộn nhịp. Những con tàulặng lẽ trườn mình trong giá tuyết. Hắn căng mắtnhìn bảng hiệu nhấp nháy báo giờ tàu đi... đến. Vì lolàm tròn nhiệm vụ đẹp lòng ngài đơn vị trưởng, hắnđến quá sớm nên giờ đây ""ông Sáu Rưỡi" mới có thìgiờ ngồi rầu rĩ trên sân ga..

** *Thực ra "ông Sáu Rưỡi" là cái vẻ bề ngoài. Bêntrong hắn là một thế giới nội tâm bộn bề đau khổ củanhững kiếp người tha phương cầu thực nơi đất kháchquê người này. Hắn mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Mười támtuổi lên đường ra trận. Gần mười năm vào sống rachết nếm đủ mùi trận mạc, hắn được trả về địa88phương với cái thẻ thương binh. Vài mảnh đạn cònnằm trong sọ, xương sườn, bắp chân và di chứng củasức ép bom B52 mà bây giờ thỉnh thoảng vẫn lên cơntức thở, choáng váng, đau nhức. Hắn đã chống lại sốphận bằng ý chí, nghị lực của một người lính chiếngan góc quả cảm. Tiếp tục học Đại học, ra trườnggiảng dạy, say sưa làm sự nghiệp trồng người ở mộttrường thị xã trong cảnh bần hàn của một anh giáo,và... yêu..

Cô gái thị trấn xinh đẹp đã đem lòng yêu anh giáonghèo, có nước da đen xanh xạm sốt rét rừng. Hoàitrẻ trung, duyên dáng. Khuôn mặt trái xoan, nước datrắng hồng và đôi má lúm đồng tiền mỗi khi nàngcười. Những giây phút ghì chặt Hoài trong vòng taychai sạn, cảm nhận từ bộ ngực tròn căng sức sống tuổixuân thì và làn môi đỏ mọng hé nở một nụ cười ngâyngất, nhìn khuôn mặt ngửa ra tin cậy, mắt nàng limdim dưới ánh trăng xanh bên đầm sen ngát hươngđêm giữa thị xã, hắn như đang sống trong một thếgiới của truyện thần tiên, cổ tích, và cuộc đời đángsống, đáng đắm say, đáng khát khao đến nhường nào

- Em có yêu anh không?89- Anh ơi... em sẽ đặt tên con chúng mình sau nàylà Hạnh Phúc. Nàng trả lời trong hơi thở dồn dập..

Thế thôi anh... đừng đi quá nhé. Giữ cho em, còn đểdành cho ngày cưới..

Nhưng rồi cuộc đời sập tối. Cha nàng, một côngnhân bẻ ghi đường sắt bị bạo bệnh, qua đời. Một mẹgià yếu, lũ con nhỏ đang thì ăn học, tất cả cần mộtnơi nương tựa, quá sức của một anh giáo nghèothương binh. Nàng nổi tiếng xinh đẹp vùng thị xã nêntừ lâu đã nhiều người nhòm ngó. Một anh chàng Phógiám đốc đủ sức cáng được gánh nặng thay cha nàng

Bà mẹ Hoài vừa nói với hắn vừa lấy vạt áo lau nướcmắt:- Tôi biết anh và con Hoài thương nhau, yêu nhaulắm. Tôi không có phàn nàn điều chi về anh cả

Nhưng anh thấy đấy. Cả nhà biết trông vào đâu..

Anh nghĩ lại cho. Anh thương nó, thương gia đìnhtôi..

Hoài khóc lặng đi. Sau đó là những tháng ngàykinh khủng của hai người. Hắn đã thức bao nhiêuđêm trắng, hút bao nhiêu điếu thuốc và dốc tuột baonhiêu ly rượu cho đốt cháy lòng. Cuối cùng cái chấtlính trong hắn đã thắng. Hắn đã lặng lẽ chôn bao90nhiêu đồng đội, bạn bè thân yêu sau mỗi trận thì hômnay, hắn cũng lặng lẽ chôn mối tình của mình. Hắnkhông gặp nàng và không đến nhà nàng nữa

Tình cờ một hôm soi gương hắn thấy mình đã bạcnửa mái đầu..

** *Hoài lấy chồng sau một trận ốm nặng. Người dộcdạc, xanh xao, hốc hác. Vào đêm trước ngày cưới,nàng đem tất cả thư từ, những kỷ vật, những tấmảnh hai đứa chụp chung, cái áo may ô nàng đang móccông phu cho hắn ra đốt, rồi ôm mặt khóc. Hắn khôngđến dự cưới nhưng nghe kể lại đám cưới nàng buồnhơn cả đám ma. Lúc nhận bó hoa lay-ơn từ tay chúrể, nàng bỗng thổn thức rồi gục xuống làm quan viênhai họ, bạn bè nhốn nháo cấp cứu. Bó hoa rơi lăn lócngay cửa buồng cô dâu

Đêm hôm đó, có một kẻ cũng không ngủ, đi langthang rồi ngồi như hoá đá trông xuống đầm sen thị xãhút hết điếu thuốc nay sang điếu thuốc khác, và gầnsáng mới loạng choạng đi về nhà như một kẻ mộngdu..

91** *Hắn lấy vợ sau ngày cưới của Hoài vài tháng, domột người quen giới thiệu. Vợ hắn là một người đànbà từng trải cũng vừa tan vỡ một cuộc tình. Cuộc hônnhân vội vàng "lấp chỗ trống" ấy chẳng được mấyngày "cơm lành, canh ngọt". Cảnh "dị mộng, đồngsàng" đã khiến người đàn bà này ngày càng trở thànhcay nghiệt, lắm lời, hay nghĩ ra những trò chơi khăm,chơi xỏ chồng mình. Mụ lấn lướt, mạt sát chồng ngaytrước mặt bạn bè, người quen

- Ông là cái đồ vô tích sự. Lương tiêu được mộttuần, lại còn thuốc lá, thuốc lào, chè rượu... , lại cònthơ thơ phú phú, nay bảo tức ngực, mai kêu vángđầu..

- Chẳng qua vô phúc tôi mới rước lấy ông. Chỉvướng đứa con, không thì..

Hắn thường dằn lòng, ghìm lại, nhìn đứa con đangkhóc mếu máo để nuốt vào những nỗi đắng cay. Rồilà những đêm vợ hắn không về, lấy cớ phải đón hàngđi chợ kiếm thêm, rồi những lá thư vợ hắn nhận vụngtrộm từ tay người thân v.v... Những đêm dài thaothức mỗi khi vợ không về hay về quá muộn, hắn92thường nhớ tới Hoài. Cô gái trẻ trung, xinh đẹp, hiềndịu, chân thành, hiến dâng cho hắn trọn vẹn mối tìnhđầu không so đo, tính toán hoàn toàn đối lập với vợhắn, cái con người độc ác, trí xảo, ranh ma. Đứa con,cùng cái thân tàn ma dại đã khiến hắn nhẫn nhục,chỉ có nỗi cô đơn, phiền muộn cứ theo ngày theo thángnhân lên..

** *Cuộc sống ở quê hương, nặng nề, bất hạnh. Cuộcsống nơi đất khách quê người này lại còn nặng nềkhủng khiếp hơn

Đó là những ngày chồn chân bên những cỗ máy vôhồn, làm đến kiệt sức mới đủ định mức, để có lần máumũi ộc ra hoà cùng nước mắt cho bát súp giữa cathêm mặn, thêm cay. Và nghe tây, đầm thường xuyênchửi bới để cuối tháng nhận những đồng lương bị cắtxén, cúp phạt

Đó là những ngày lại ngày, tưởng chừng như vôtận, sau khi vắt hết sức trong nhà máy lại lang thangkhắp thành phố, đầu đội tuyết, chân đạp tuyết kéo xemua hàng trượt chân ngã khuỵu, gạt nước mắt lại cốđứng lên, nghe tiếng "U-Kha-di!"(1) khắp nơi. Nhìn93những ánh mắt khinh khi, ghẻ lạnh của người dân sởtại mà thầm nguyền rủa, than thân, trách phận saolưu lạc tới xứ này

Đó là những ngày dài đằng đẵng "nghìn thu" bằnbặt tin nhà để rồi một hôm, qua người quen lối xóm,qua bạn bè hắn biết tin người vợ ranh ma, quỷ quyệtsau khi tống tiễn được chồng đi Tây đã ôm con về nhàmẹ mình, và ngang nhiên cặp bồ cùng tình nhânkhông cần vụng trộm như xưa. Rồi tin đứa cháu traiduy nhất mà hắn rất thương yêu đã chết đuối trongmột buổi chiều mò trai ở đầm làng. Vớt xác lên thấycổ nó còn cột chặt túi trai, ông anh hắn đã uống thuốcsâu tự tử vì đau đớn quá. Rồi tin người bạn chí thâncủa hắn hoá điên vì đứa con gái đầu lòng mong ngày,mong tháng, bị chết ngay khi rời bụng mẹ vì sự bấtlương, nhẫn tâm của những kẻ khoác áo bờ-lu trắng ởnhà hộ sinh do nhà bạn nghèo không có tiền lót taycho chúng. Rồi lại tin ông thầy hắn, một học giả uyênthâm, lỗi lạc, người mà hắn kính trọng như cha, gầntrọn đời nghèo túng đã phẫn chí bỏ đi lao động ởI-Rắc, bị bọn xấu giết chết ném xác xuống dòng sôngTi-gơ-rơ..

94(2) Mày cút điĐó là những ngày phải chứng kiến, phải hứng chịucuộc sống thác loạn, đảo điên trong "ốp". Rặt nhữngcánh lọc lừa, đâm thuê, chém mướn, cờ bạc, đĩ điếm,phản trắc. Nó là những vũng máu lênh láng tanh tưởibên những vỏ chai bị đập nát, những cuộc thanh toántheo luật rừng: Nó là dao, là rìu, là búa, là gậy, là gái,là cái chợ trời ồn ào, hỗn loạn, là đất dụng võ củanhững "đại ca", những dầu gấu, những "anh hùng rắnmặt". Nó là nơi tình bạn được tính bằng bia, bằngrượu, bằng áo Ki-mô-nô, áo lưới, đồng hồ điện tử, bằng"đỏ", bằng "xanh"..

Đó là những đêm dài gần như thức trắng, hắnthường chờ cho mọi người ngủ say mới lén giở tấmhình của Hoài ngày xưa mà hắn còn giữ được luôn đểtrong túi áo ngực ra âm thầm ngắm nghía, nâng lênmôi với cõi lòng tan nát, trái tim ứa máu xót xa chothân phận mình bất hạnh trên quê hương, lạc lõngtrong cuộc sống trần truồng, tha hoá nơi đây. Hắnngồi đốt hết điếu thuốc này sang điếu thuốc khác rồinhìn qua cửa sổ nhìn tuyết rơi lạnh lẽo, âm thầm..

lòng đau như thắt. Giờ này Hoài ở nơi đâu?..

** *95Chuyến tàu chở "món hàng xuất khẩu" cho vịthượng khách của ngài đơn vị trưởng đã vào ga..

Hắn hấp tấp len qua những đám người Nga cao lớnđang hối hả lôi kéo hành lý trên những cái xe kéo tay

Hắn đã nhận ra "Món hàng xuất khẩu" của ngài đơnvị trưởng

- Em là... bạn anh Chích - đơn vị trưởng..

- Vâng... anh cũng là... quân của anh Chích, anhđón em!Cái thanh âm quá quen trong tiềm thức bỗng dưnglàm hắn giật thót, người lạnh toát, trán vã mồ hôi,xương sống ớn lạnh. Cơn tức ngực lại lên, cảnh vậtchao nghiêng. Ánh sáng nhà ga lúc này đủ soi rõgương mặt "món hàng xuất khẩu". Hắn gần nhưkhuỵu xuống. Mặt nhợt đi, giọng thều thào đứt hơi:- Hoài! Có phải Hoài không? Trời ơi! Thế này là thếnào?"Món quà xuất khẩu" của ngài đơn vị trưởng dựđịnh chiêu đãi vị thượng khách vội vàng chạy về phíanhững đoàn tàu đang kéo còi chuẩn bị khởi hành

96Cái túi trống đỏ buộc chiếc khăn mùi xoa trắng rơichỏng trơ trên tuyết. Hắn đuổi theo Hoài như đuổitheo kẻ cắp. Hắn gào lên:- Hoài ơi! Anh đây! Đừng chạy... Đừng chạy Hoàiơi..

- Buông em ra - Hoài nức nở - Em lạy anh. Anhbuông em ra. Trời ơi! hết rồi... hết tất cả rồi!..

Hắn vẫn ôm ghi Hoài trong đôi tay đã lạnh cứng

Tuyết vẫn rơi mạnh. Gương mặt, hơi thở, mùi hươngtừ mái tóc, từ tấm thân quá gần gũi ngay trong cảgiấc mơ đây rồi. Hắn áp vào má Hoài. Những dòngnước mắt đắng cay, tủi nhục nóng hổi. Chẳng ai ngờhắn và Hoài gặp nhau trong hoàn cảnh trớ trêu đauđớn đến tận cùng như thế này

Giờ đây, sau ba năm xa cách, trong vòng tay nhau,hắn mới thấu hiểu hắn đã tự dối lòng để chôn chặtmối tình đầu. Rằng con người này đã từ xa xưa trởthành máu thịt của hắn. Rằng nó là tất cả những gìcòn lại của cuộc đời thân xác tả tơi của hắn. Nó là chỗbấu víu vô hình nhưng dai dẳng đã níu kéo hắn còntồn tại vất vưởng trên thế gian này. Rằng nó là niềmtin, là lời an ủi duy nhất trong những tháng ngày địangục chung sống với người vợ của mình. Rằng nó đãnâng hắn dậy, giúp hắn chịu đựng được sự sỉ nhục97hàng ngày của lũ tây đầm quản lý, vượt qua nhữngngày đằng đẵng ngóng tin nhà. Nó là hình ảnh lunglinh, là ánh sao lẻ loi cô độc giữa bầu trời sâu thẳmcho hắn ngưỡng mộ, ấp ủ, giữ cho hắn một ý nghĩa mơhồ về sự sống. Không có nàng, hình ảnh người đàn bàtrong hắn thật là ghê rợn, khủng khiếp

Nhưng cũng chính lúc này, khi như người trong mêtỉnh lại, hắn đau đớn nhận ra một sự thật phũ phàngtrên chiếu bạc cuộc đời, hắn đã trắng tay..

** *Hắn về đến "ốp" thì đã khuya. "Món hàng xuấtkhẩu" đã chạy đại lên một con tàu không cần biết đivề hướng nào nữa. Giao thừa Việt Nam qua từ lúctám giờ nhưng các phòng đèn vẫn sáng trưng. Cácbăng nhạc đủ loại từ cải lương, tuồng, chèo, tân cổgiao duyên, tiền chiến, hải ngoại, pốp, ja vẫn thi nhaumở hết công suất. Ở một Cờ-va nào đó trên tầng cao,một bọn đang gào lên trong tiếng ghi ta phập phừngnão ruột:"Mười năm không gặp tưởng tình đã cũMây bay bao năm tưởng mình đã quên,Nhưng mây bay đi, một trời thương nhớ.

Vẫn còn trong ta cả một trời yêu..

98Cả một trời yêu bao giờ trở lại..."Có tiếng vỏ chai ném qua cửa sổ rơi rào rào trênsân. Lũ tha phương cầu thực lên cơn dồ dại đêm bamươi

Ngài đơn vị trưởng và vị thượng khách đứng ở cổng"ốp" chờ, vẻ sốt ruột. Hắn tiến lại, tim như ngạt thở

Ngài đơn vị trưởng lừ đừ nhìn hắn rồi bỗng nổi giậnđùng đùng:- Mày làm tao hỏng hết cả việc. Con bé ấy đâu? Taotin mày mà mày phản tao. Đồ khốn nạn, vô tích sự,từ giờ thì đừng bao giờ hy vọng về phép nữa nhé

Hắn không trả lời. Thằng đơn vị trưởng còn lầubầu, chửi rủa những gì hắn cũng không biết nữa. Sựviệc trên sân ga mới thật kinh hoàng. Hắn gần như lêchân vào cờ-va. Một cảnh tượng hãi hùng. Sân nhàngập những vỏ chai vốt-ca, cô-nhắc, bia Mát-cốp-xcôie

Một lũ người nằm ngổn ngang. Kẻ rúc vào gầmgiường, người vắt qua thành ghế. Trên cái tủ sát lòsưởi một cành cây khô khẳng khiu cắm trong một cáixô đầy tuyết trắng. Trên xô tuyết còn chỏng trơ mấynén hương cháy dở. Hắn như kẻ mộng du trèo quađống người, loạng choạng bước tới bàn mở một chaivốt-ca ngửa cổ dốc ngược. Rượu chảy ra mép, ra cổ áo

99Còn một nửa chai hắn đổ ra một cái bát ăn đầy xươngxẩu trên bàn bật diêm châm lửa. Ánh lửa xanh lè nhưma trơi bập bùng, nhập nhoạng. Hắn bỗng phá lêncười man rợ. Tiếng cười chưa bao giờ có ở "ông SáuRưỡi". Rượu đã bốc lên. Cơn đau thành hình, thanhkhối đã phân rã thành từng mảnh vụn. Nó nhập vào,rời ra như một trò ma thuật. Những xót xa, tủi nhụcbỗng biến thành một chuyện cười thú vị. Nó lânglâng, mơ hồ, khi ẩn, khi hiện. Hắn mở nốt chaicô-nhắc tu một hơi rồi loạng choạng mở cửa cờ-va leolên tầng trên

Tầng hai, phòng thằng đơn vị trưởng đã khép. Mộtđôi ủng đi tuyết của đàn bà xếp gọn gàng, cạnh chiếcba toong. Một thằng say ôm đàn ghi ta bước loạngchoạng ngoài hành lang rền rĩ:"Ai về quê tôi nhặt dùm vài ba nhánh lúaÔm vào trong tay nghe lòng say say..

Quê mẹ tôi đây... quê mẹ tôi đây..."Tầng ba, một vũng máu lênh láng, tanh tưởi nồngnặc, dấu tích của một cuộc ẩu đả. Mảnh thuỷ tinh cònvương vãi... Tầng bốn, một bọn người lố nhố ngồi chờngoài hành lang: Bóng một cô gái điếm tóc vàng thấpthoáng. Gương mặt nhợt nhạt, hốc hác mệt mỏi vì bị100hành hạ; từ đôi mắt thâm quầng ánh lên những tiachớp hoảng hốt, căm thù như con thú cùng đường

Tầng năm vắng lặng, bỗng có tiếng khóc như xéruột của một cô gái bị bạn tình phụ bạc... Vì cần đóngmột thùng hàng mà bị lừa đảo

Tim hắn lại nhói lên dữ dội. Hắn leo lên, leo mãi

Tầng thượng đây rồi. Gió ùa vào mặt lạnh thấuxương. Bầu trời vẫn bàng bạc, nhờ nhờ, đùng đục

Tuyết rơi ngày càng mạnh. Tuyết lả tả phủ đầy mặt,đầy người hắn. Dưới chân "ốp", tuyết phủ trắng vườncây trơ trụi. Trông vườn cây như một bãi san hô trắngkhổng lồ. Hắn mở to mắt. Không, những thân câykhẳng khiu trắng toát như những bộ xương người

Bên kia đường, những mái nhà im lìm chết cứng trongtuyết phủ, câm lặng như nhà mồ nghĩa địa

Hắn ngửa mặt tu nốt chai rượu. Hắn lại phá lêncười. Hắn bỗng cảm thấy cái khoảng không bao latrắng lạnh kia là cái khoảng không của sự bình yênvĩnh cửu. Nơi ấy là nơi vĩnh hằng giải thoát chonhững đau đớn tận cùng của kiếp người. Không do dự,hắn lao xuống

Một nấm mồ

"Một vùng cỏ mọc xanh rìNước ngâm trong vắt thấy gì nữa đâu"(Nguyễn Du)Dựng chiếc Dream mới đập hộp vào chân tường nhàtôi, Đức trố sấn sổ bước vào nhà:- Này Bình ngố! Thằng Phúc toi rồi đấy, mày biếtchưa?- Phúc chết rồi?... Nó chết thế nào mày?- Mẹ cái thằng. - Đức trố vẫn giọng mọi khi, chửiđổng - Chết chiều nay. Mày nằm ở nhà mà khôngnghe nó rống như con bò bị chọc tiết à? Nằm lịm mấyngày, sống cả năm nửa ma nửa người, thế mà lúc giãychết khoẻ thế. Mắt thì vuốt mấy lần mới chịu khép,cứ trợn lên như oan khuất điều gì? Thôi! Nhẹ xác cho102con vợ. Sống không được thì chết cho xong. Sao?Thương nó hay sao mà chảy nước mắt nhanh thế?- Không, tao đau mắt... Chi tiết hơn đi mày? - Tôigiục- Đ. mẹ! Dài dòng quá. Mấy hôm trước, ông ấy trèotường vào nhà, vì hồi này con vợ sáng đi hàng là khoácửa nhốt trong nhà mà. Sợ ông ấy ăn cắp trứng đembán uống rượu. Say khướt, đi trên mái tôn, đu cửatrèo vào, rơi bịch như cái bao đất. Nằm chỏng queonhư con chó, gẫy xương chậu. Mặt vốn đã phù hơnmột năm: gan đã xơ đã thối rồi. Còn gì nữa? Ôngtướng nằm thẳng cẳng trên giường, bụng chương lênnhư ếch ương. Da vàng bủng, giờ trắng như sáp nến

Đến hôm sau tóc đã xù xoăn, rối tung xơ xác như râungô. Thôi chuẩn bị mai đưa ma nó. Hỏi vớ vẩn dàidòng, rách việc quá..

** *... Xe tang dừng bánh. Đứng trên xe, thay mặt giađình nhà bạn, Đức trố vái chào, nói lời cảm ơn các cụ,các ông các bà, hàng xóm láng giềng đã bớt chút thờigiờ đưa người quá cố về nơi an nghỉ cuối cùng. Giữa103dòng người tản mạn, rời rạc ra về, tiếng những lờiphẩm bình ồn ã quanh tôi

- Tiên sư bố nó chứ! Nó chết ai cũng mừng. Khổ vợcon làng xóm. Gớm! Hôm ông ấy đi trên mái tôn loảngxoảng, loảng xoảng rồi rơi đánh huỵch một cái xuốngsân, lũ con tôi hết cả hồn. Thằng Đức trố bạn nó vớicon vợ vừa ở chợ về, bê nó vào nhà như bê bao tải đất

Mồm vẫn sặc mùi rượu, cứ è è, phì phò như con lợntrong chuồng..

Một bà vừa bưng đĩa trầu cau mời những người đitiễn vừa nói:- Này. Cô vợ khóc quá thế nhỉ? Cứ bảo nó rủa xảcả ngày. Không thương chồng mà lăn như bống từ nhàra ngõ, lăn cả xuống cống. Lũ con cũng vậy. Cứ bảonó hờ? Thương quá. Khóc cứ ngằn ngặt. Con bé lớn cứ"bố ơi"! bố cho con đi theo với...". Thế mà có người dámbảo nó hay chửi như mẹ nó, còn hắt cả nước đái vàomặt dượng..

** *Tôi vẫn lê chân. Phúc, Đức trố và tôi chơi với nhautừ bé. Học với nhau từ lúc cái văn chỉ đầu làng còn làlớp học tạm. Cùng ngõ nên là bạn. Sáng đi học. Trưa104dính chuồn chuồn bằng nhựa kếp ngâm xăng lấy từđế giầy, đế dép ở bãi rác Tam Đa. Chiều ra Hồ Tâybắt châu chấu voi trên bờ mương xanh mướt muồngmuồng, cúc tần, đổ tổ dế trên những cái mả hoangmọc đầy cúc vàng, dướng dại. Thằng Đức trố láu cá từnhỏ. Học dốt, chỉ hết lớp bốn nhưng khôn trần đời. nquà chia châu chấu, chia dế, bao giờ nó cũng lừachúng tôi để được phần hơn

- Đây! Ba con dế. - Mắt nó đảo nhanh nhìn chúngtôi. - Mỗi thằng một. Cho hai chúng mày hai con dàicánh nhất. Dế cụ nhé! Tao lấy con này

Nhưng kỳ thực nó đã lừa cho bọn tôi lấy hai con dếđục uốn, kẻ thù của dân ba làng chuyên làm giấy

Nuôi cả năm vẫn chỉ còm nhom. Mà nó xổng lồng làchết cả nhà vì chuyên nghề "đục uốn"(1). Còn phần nólà một con dế mèn non mỡ màng. Chỉ dăm bảy ngàycó cỏ non là đẹp thiên thần

Lũ trẻ gọi tôi là "Bình ngố" vì lúc nào cũng ngẩnngơ như thằng mất cắp. Tính cả tin, thật thà, dễ bịlừa, đặc biệt hay quên như trong chuyện tiếu lâm:Bút, thước, giầy, mũ, guốc... không mấy ngày không105(1) Uốn: giấy mới ép xong, chưa bóc rời từng tờ

bỏ quên ở lớp. Lại thêm cái tính hay buồn, hay khócnên còn được lũ trẻ gọi là "thần sầu"..

Chỉ có thằng Phúc là ngôi sao rực rỡ của lớp chúngtôi. Nó đẹp trai, thông minh dĩnh ngộ từ bé. Quần áokhông lành nhưng lúc nào cũng sạch sẽ. Tóc nó hơiquăn tự nhiên, đôi mắt lá răm đen nhánh tinh anh

Cái miệng từ bé đã mím lại đầy nghị lực mỗi khi suynghĩ một bài văn, bài toán khó

Nó học toàn diện. Mê sách và có trí nhớ tuyệt vời

Tiền ăn quà nó để dành mua sách, "Tam quốc", "Thuỷhử", "Đất rừng phương Nam", "Chiến tranh và hoàbình"... đọc cứ vanh vách. Chỉ một nỗi gia đình nó quáneo đơn..

** *Nó sống với bà. Bố nó chết từ năm nó còn nhỏ quá

Hồi ấy ông mới đỗ "Xéctiphica"(1), được trên đồn chỉđịnh thay ông Lý Cựu vừa bị Đội danh dự "diệt tề trừgian" của Việt Minh xử tử vì làm tay sai chỉ điểm

Ông Lý mới nhận chức vừa lo sợ, vừa hãnh diện vớidân làng, cứ chiều chiều là áo the khăn xếp đi ngủ106(1) Xéc ti phi ca: Bằng chứng nhận tốt nghiệp thời Phápthuộc

nhờ. Có nhiều hôm ra chờ tầu điện xuống tận HàngĐào ở nhờ nhà bà cô buôn vải để tránh cái án tử hìnhđang lơ lửng trên đầu. Vậy mà đúng đêm mồng haitết, không thoát. Ông cũng bị nghi chỉ điểm cho Tây

Thằng Phúc lúc đó mới lên hai..

Năm sau, mẹ nó bỏ đi lấy chồng rồi vô Nam biệttích. Bà gắng gỏi chắt chiu, làm thuê làm mướn nuôicháu. Như đền đáp tấm lòng bà, thằng Phúc rấtngoan, sợ và thương quý bà. Nó học giỏi cho bà vui

Năm nào cũng đứng đầu lớp. Đạo đức, học tập, laođộng... cái gì cũng tốt. Giấy khen nhà trường dán đầyliếp. Thầy cô yêu mến, bạn bè vì nể, vậy mà với cái lýlịch "có nợ máu" ấy, hắn chẳng làm nên cơm cháo gì

Học hết lớp mười, không có giấy gọi thi đại học. Viếtđơn xung phong đi bộ đội, họ trả lời "nhà con một",chẳng đoái hoài... Hắn buồn nhưng không thối chí, xinvào làm trong một xưởng phim với hy vọng từ côngnhân leo lên làm nghệ thuật. Hắn mua hàng đốngsách lý luận các ngành nghệ thuật, văn học, triết học,sách ngoại ngữ tự học. Hắn đọc, đọc như điên như dạivì đâu có thì giờ theo các lớp chính quy. Hắn thườngbảo tôi:107- Biển học vô bờ! Càng học càng thấy dốt. Trongnghệ thuật không có con đường bằng phẳng, không cóchỗ cho kẻ lười..

Năm năm đại học chúng tôi chưa thông nổi mộtngoại ngữ, vậy mà hắn có thể nghe, đọc, dịch khá cảba thứ tiếng Anh, Nga, Pháp. Lại một năm hắn muavề một cây đàn ghi ta và bảo tôi:- Không hiểu nhạc thì đừng mong đi vào nghệthuật. Tao bây giờ được trợ lý âm thanh, phải học đànmày ạ

Thế là cứ đi làm về, cơm xong, hắn đóng cửa tay bovới mấy tập giáo khoa ghi ta dày cộp, những Kazuyli,Cazơcatsi, Phạm Ngữ, Tạ Tấn... Một năm sau, hắnchơi thành thạo. Tiếng đàn quyến rũ làm cánh ghi-tagõ thìa gõ chậu chúng tôi phục sát đất

** *Đức trố một hôm bảo tôi:- Tao xem chừng thằng Phúc nhà mình bị chậpmạch rồi mày ạ. Cám hấp trên vung. Tuổi trẻ thờibuổi này hơi đâu mà học. Như tao đây này, hết lớpbảy là bùng. Lái xe ra Bắc vào Nam, mấy năm làm108giặc lái trong chiến tranh có lợi lắm đấy. Với cái bằngấy, tao giờ đây tung hoành ngang dọc

Hắn hạ giọng thầm thì hơn:- Bảo thằng Phúc tu tỉnh lại đi. Chơi cho đã đi

Mày có "gì" chưa? Tao nhé, bốn vợ bốn tỉnh không đứanào biết đứa nào. Đạo đức? Chí hướng là cái gì? Taothương thằng Phúc lắm vì nói thật, chẳng gì cũng họcvới nhau từ bé..

Tai ương cứ liên tiếp đổ xuống đầu thằng Phúc

Năm ấy bỗng nhiên bà nó ốm liệt giường. Bà cụ chỉmong giời mong phật được chết nhanh cho đỡ khổcháu. Có người lại bảo bà cụ thương thằng cháu nghèocôi cút mà không chóng lìa bỏ được cõi đời này. Nằmcòng queo như đứa trẻ, tóc rụng, giọng đã ngọngnghịu rồi vẫn cố thều thào:- Phúc con... lấy vợ... cho bà nhắm mắt... bà cómình coong... coong... thương bà..

Phúc âm thầm chịu kho, hầu hạ bà chu đáo từ chénthuốc, miếng cơm, miếng cháo, giặt giũ... đủ cả, aicũng khen hắn hiếu thảo. Hắn không phiền ai, nhờ ai

Lúc bà cụ lâm chung, một tay hắn khâm liệm, chạygiấy tờ rồi mới báo tin cho họ hàng làng mạc... hắn109già đi, tiếng ghi-ta nghe như buồn hơn sau mỗi buổichiều hắn về trong ngôi nhà quạnh hiu lạnh lẽo

Đùng một cái, lại tin sét đánh, người yêu đã gắn bóvới Phúc mấy năm đá hắn vì sức ép của bố mẹ, conmột ông viên chức chính quyền tèng tèng vốn đãthành kiến về lý lịch của hắn. Cô nàng đi lấy một anhthương nghiệp, có cub, có tivi, tủ lạnh, có ông bố làmnhân viên ở Thành uỷ, có đầy đủ mọi thứ mà cuộcsống gia đình đời này cần, một người con gái cần

Hắn uống rượu cho quên sự đời ngang trái. Ngàycưới đôi uyên ương môn đăng hộ đối, Phúc rủ tôi đếnđứng gần phòng cưới. Trớ trêu thay chỗ nơi ấy ở ngaydưới gốc cây sấu già trên đường Phan Đình Phùng,nơi hắn đã đặt nụ hôn đầu tiên. Hắn cứ tần ngần tựalưng vào gốc sấu. Lúc đó tôi nghĩ hắn đã như một kẻlẩn thẩn rồi

Cái tiếng "sâu rượu", "bợm nhận" vang cả cơ quan,cả làng cả xóm. Nhà cửa hắn trước đây gọn gàng ngănnắp bao nhiêu, giờ đây bừa bãi bẩn thỉu bấy nhiêu

Chậu hoa, phong lan, cây cảnh nhường chỗ cho đốngxỉ than hàng xóm đổ nhờ. Thê lương nhất là nhữnggiá sách có thư mục cẩn thận, nay còn lơ thơ dămquyển. Hình như chủ nhân còn chưa nỡ dứt tình,110không thì đã theo ra hàng sách cũ bán cân muarượu..

** *Giờ thì rượu là bạn hắn. Hắn uống cả ngày, bí tỉ

Toàn thứ rượu rẻ tiền ở quán bà Tý béo đầu làng

Uống "bốc" lắm nhưng là rượu sắn, rượu khoai, thứrượu mà cánh nấu rượu vẫn vẩy cả thuốc trừ sâu hoặccho vào săm cao su ngồi đạp hàng giờ

Đợt giảm biên chế lần thứ nhất, người ta nghĩ ngaytới Phúc. Hắn về hưu, không kèn không trống, ngoàimột bữa rượu liên hoan tại nhà có Đức trố, tôi và vàiông bạn văn nghệ sĩ trước vẫn thường lôi hắn đi nhậu,ký sổ mà hắn phải trả tiền..

Hôm nay, sau khi uống hết nửa chai rượu thuốc ởnhà tôi, bỗng dưng hắn ôm mặt khóc hu hu. Tiếngkhóc của thằng đàn ông đã ngoại tứ tuần bất đắc chí,thất cơ lỡ vận trong buổi chiều tàn. Sân đình lá vàngxao xác sang thu sao buồn thế. Hắn đấm tay xuốngcái bàn gỗ thùng ọp ẹp nhà tôi đánh "rầm" một cáilàm tôi giật bắn mình, gào lên:- Bình ơi! Thế là hết! Đời tao không còn gì nữa. Taochán hết rồi. Giờ chỉ có cái này, cái này cho quên đời111đi thôi... - Hắn chỉ vào chai rượu thuốc đang uống giởtrên bàn:- Mà càng uống càng buồn, càng say càng tỉnh. Tiênsư đời!- Đừng Phúc! Mày điên rồi. Bố mẹ, bà mày khôngcòn nữa. Cả con người yêu đểu giả ấy, cũng cho qualuôn đi. Cả cái ông tổ chức cơ quan mày nữa. Phảiquên đi mà sống. Mày cần cho đời nhiều lắm. Cần chotao. Mày còn có bạn bè, nghệ thuật, còn có văn nghệsỹ, các giáo sư nổi tiếng là bạn... Đừng uống rượunhiều nữa. Sống như xưa đi, thể thao, đánh đàn, đọcsách... Tao trông da mày kém lắm rồi Phúc ạ. Gượnglại đi

Hắn gào to hơn:- Nghệ thuật! Chí hướng! Người tốt! Văn nghệ sỹ!Giáo sư... Toàn trò bịp bợm. Tao không tin!Hắn gục xuống. Mái đầu đã bạc trắng như cò. Đôivai còm nhom dúm dó trong cái áo sơ mi bộ đội thằngcháu con ông chú họ xa cho ngày ở chiến trường về

Trông thảm hại như con dế quắt queo ngày xưa, cònđâu là thằng Phúc lúc nào cũng đàng hoàng kẻng trai,đầy nghị lực cần cù và nhân hậu... Hắn đã đánh mấtlòng tin!112- Tiền! Giờ thì tao hiểu, chỉ có tiền. Tiền là tiên làphật. - Hắn cười nhạt rồi lại oà khóc. - Nhưng tiền làcon đĩ. Là thằng khốn nạn. Vì tiền mà bà tao chết,chôn cất sơ sài. Mộ đắp không ra mộ. Vì tiền mà taomất người yêu. Vì tiền mà tao không đủ lo lót để mấythằng ranh đá tao khỏi biên chế. Trời ơi! Tao điênmất! Tao tự tử. Sống làm gì nữa trên cõi đời này

** *Một hôm, Đức trố chạy vội sang nhà, bảo tôi:- Bình ngố ơi! Thằng Phúc nó lấy vợ rồi mày ạ. Màybiết không? Cái con bán trứng vịt lộn ở đầu dốc chợấy. Tưởng con nào, hoá ra con ấy. Tao không hiểu saocậu chàng lại mê mẩn thế. Một con điếm. Tao thìchưa gì nhưng mấy thằng trong đội xe tao thì xơinhẵn rồi. Nghe đâu hình như hôm ông tướng ăn trứngvịt lộn ở hàng nó, lơ mơ tán tỉnh thế nào rồi nó theovề chứ cưới xin gì. Con này đang cần một chỗ trúchân, có tấm chồng cho có mẽ. Nó có mấy đứa conriêng nhưng mỗi đứa mỗi bố, toàn bố không tên..

Đức thì thầm, đôi mắt lồi ánh lên tai quái: - Dù saothì thằng ôn Phúc nhà mình cũng chỉ có một thân mộtmình, có cái nhà tàm tạm. Đúng tim đen cô ả, ha ha

113Mà lại còn thế này mới hay chứ, từ ngày ở với connày, thằng ôn càng ngày càng say bí tỉ. Uống ở nhà,ở quán, hát, ngâm thơ chửi đổng. Hắn đọc thơ Đỗ Phủvới Khuất Nguyên bằng chữ Hán, làm ông hàng xómtưởng chửi xỏ, tý nữa đánh nhau gây án mạng. Cóhôm tinh mơ mờ đất, ông con giời đã lôi đôi giày bata, tất trắng, mũ trắng ngày xưa tập thể thao ra, chạytừ nhà đến Cầu Giấy, về lại uống rượu rồi lăn ra ngủ,hát, ngâm thơ, chửi. Có hôm ăn cắp cả trứng sống củavợ đi bán lấy tiền uống rượu. Mà rất đểu: của vợ thìăn cắp nhưng ra quán lại rất lịch sự, sòng phẳng

Hôm tao ngồi ở quán Tý béo, thấy ông giời lừ khừđến: "Chào bà chị!" đàng hoàng. Bà Tý béo mời vàoquán. "Xin phép bà chị, quán đông ngồi mất chỗkhách, em đứng đây cũng được, cho em một chén" Thếlà "Ực! Chà, em xin chén nữa". Lại "Ực! Trả tiền bànghoàng. "Cám ơn bà chị nhé". Rồi về. "Tôi chưa thấy aivăn hoá, tử tế như chú ấy, người có học rộng có khác"

Bà Tý béo nhìn theo, khen. Thế mới lạ!Đức trố tiếp lời:- Con vợ nó kêu ghê lắm. Chửi. Nó chửi giả. Say lănra như con chó động kinh, cả mấy mẹ con nhà nó hắtxô nước vào mặt mà không tỉnh. Khoá cửa cho nó bỏ114thói ăn cắp trứng, nó bĩnh cả ra nhà. Tao lắm hômthương tình, cho tiền nó lại không lấy, còn định gâysự với tao. Chỉ thương vợ nó thôi, cứ phải an ủi mãi..

** *Tin Đức trố lấy vợ Phúc nhanh chóng lan khắplàng. Cả làng, nhất là các cụ, ai cũng mừng cho vợ conthằng khùng lấy được người tử tế có chỗ nương tựa

"Bạn bè cưu mang nhau. Đời này vẫn có Lưu Bình,Dương Lễ". Anh chồng giỏi giang. Chị vợ tháo vát tàiđảm. Cả hai chăm đi đình đi chùa cầu cúng có khác

Một hôm gặp tôi ở sân đình, Đức trố mời tôi một điếuVinataba và bảo:- Không ngờ tao với vợ thằng Phúc có duyên nợ màyạ. Cô ả say mình từ lúc nào không biết, giờ mê nhưđiếu đổ. "Chim ra giàng, gái đoạn tang", đây mới batháng mà ghê quá. Nó bảo ngủ với tao một giờ sướnghơn nằm với thằng Phúc ba năm. Cùng dân có kinhnghiệm mà..

Đôi mắt lồi của Đức trố lại ánh lên một tia tai quái

Miệng hắn thoáng một nụ cười dâm đãng:- Con vợ mới này của tao rất lạ. Toàn thân nó trắngngần. Chỗ phải gió nào cũng trắng kể cả những chỗ115đứa khác thường vẫn đen. Đàn bà qua tay tao phảiđếm bằng đốt ngón tay, nhưng tao thấy mình mẩy,phom con này là lạ nhất. Mà này, chiều mai vợ chồngtao đi thăm mộ thằng Phúc đấy. Đầu xuân, mà cũngchuẩn bị vào các phi vụ rồi. Mong nó phù hộ chochúng tao

** *Trời xuân mà vẫn lạnh kinh người. Lại thêm mưadầm lê thê làm cây cỏ vừa qua đông càng ảo não, ủrũ. Đường ra cánh đồng làng Vòng quê mẹ Phúc ngậpngụa bùn lầy

Tôi đến sau vợ chồng Đức trố, vì đi cái xe cà tàng

Từ xa đã thấy chiếc Dream dựng vào một ngôi mộhoang quạnh hiu hương khói cạnh mộ Phúc. Xôi, gà,oản, chuối rượu Napôlêông, một xấp tiền đô la âmphủ... đủ cả. Hương cắm lan sang cả những mộ bên..

Tôi không thắp hương, không khấn vái. Tay sờ lên biamộ Phúc - Tấm bia xiêu vẹo, hơi lạnh trên nấm mộxuyên thấu cả tâm can

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #dạ#quynh