Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

da lieu

Phần I: Bệnh Phong

Câu 1: Nêu đặc điểm sinh vật học của Mycobacterium Leprae ?

- Mycobacterium Leprae được nhà bác học Armauer Hansen (Na Uy) tìm thấy năm 1873.

- Hình dạng: hình “gậy”, thẳng đứng hoặc hơi cong.

- Kích thước: dài 1-8µ, rộng 0,2- 0,5µ. Các đầu có thể hơi nhọn hoặc tròn, có thể đứt đoạn, thành hạt. Sự thay đổi về hình thái có liên quan đến khả năng đề kháng của cơ thể vật chủ.

- Phương thức tồn tại: sống trong TB của cơ thể sống, ra ngoài cơ thể nó tồn tại được 1- 7 ngày.

- Phát triển tốt ở 30- 320C, có khả năng nhân lên

- Chu kỳ sinh sản là 13 ngày

- Hiện nay chưa nuôi cấy được.

 

Câu 2: Dịch tễ học bệnh phong ở VN và trên thế giới?

1.Đặc điểm dịch tễ học

- Bệnh phong là bệnh lây truyền chứ không phải bệnh di truyền. Tuy nhiên bệnh khó lây, tỉ lệ lây trong các cặp vợ chồng hoặc trong các gia đình có người bị bệnh phong là 2- 5%.

- Các yếu tố ảnh hưởng:

+ Nguồn lây: Bn phong thể u, trung gian.

+ Đường lây: hô hấp và da bị sây sát.

+ Tuổi: thường bị nhiễm từ tuổi ấu thơ (<15 tuổi), người lớn ít bị.

+ Giới: tỉ lệ mắc nam cao hơn nữ (2/1)

+ Chủng tộc: người da đen và da vàng tỉ lệ mắc cao hơn.

+ Khí hậu: vùng có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm tỉ lệ mắc cao hơn vùng có khí hậu khô và nóng.

+ Mức sống: ăn uống, dinh dưỡng kém làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Sống chen chúc, ở chật chội cũng là điều kiện thuận lợi phát sinh bệnh.

-Tuy nhiên yếu tố chính quyết định tính lây truyền bệnh phong là sự tiếp xúc lâu dài với người bệnh và sức đề kháng của cơ thể vớiMycobacterium Leprae.

2. Thế giới

- Theo ước tính của WHO năm 1991: trên 5triệu người bị bệnh phong.

- Năm 2000 WHO yêu cầu các nước phải giảm tỉ lệ mắc xuống dưới 1/10000 dân.

- Nhờ có đa hóa trị liệu (từ 1980) người bị bệnh phong đã giảm nhiều.

- Hiện nay hầu hết các nước trên thế giới đã hạ được tỉ lệ mắc dưới 1/10000 dân làm cho bệnh phong không còn là vấn đề của sức khỏe cộng đồng.

3. Việt Nam

- Tỉ lệ hiện mắc năm 2000 là 1/10000 dân (khoảng 3500 trường hợp) và đạt được tiêu chuẩn của WHO loại trừ bệnh phong ra khỏi các vấn đề sức khỏe cộng đồng.

Câu 3: Triệu chứng sớm và biểu hiện lâm sàng ở da của bệnh phong?

1.Triệu chứng sớm:

 Đa số bệnh có biểu hiện ở chi dưới với các dấu hiệu: dát hồng, dát trắng, mất hay rối loạn cảm giác đau, có khi biểu hiện bằng hiện tượng kiến bò, mạng nhện chăng.

2. Biểu hiện ở da

- Dát hồng, đỏ: kích thước to nhỏ khác nhau, thường tròn, bầu dục, rối loạn rõ, màu hồng hơi bóng kèm theo có dấu hiệu giảm hoặc mất cảm giác (tê).

- Dát trắng: có thể xuất hiện sau dát đỏ hoặc tiên phát.

- Dát thâm: thường có màu cà phê hay nâu, kèm theo tê dát thường gặp ở phong thể u.

- Củ: củ bằng hạt tấm, hạt gạo, hạt gỗ cứng rải rác hay thành mảng có bờ rõ rệt, hình tròn hay bầu dục, tổn thương lan rộng ra xung quanh và xu hướng lành giữa.

- U phong: thường không có ranh giới rõ, nổi cao, sờ chắc, màu hơi tím, bề mặt bóng có thể kèm theo tê hoặc không.

Câu 4: Phân loại bệnh phong theo hội nghị Madrit và WHO?

1.Phân loại theo hội nghị Madrit (1953)

a.thể bất định

- LS:

+ dát trắng hoặc hồng không đối xứng

+ giảm hay RL cảm giác

+ TK không to.

-VK: +

- MD misuda: ±

- giải phẫu BL: hình ảnh viêm da không đặc hiệu

b.thể củ

-LS:

+ mảng củ

+ mất cảm giác

+ TK ngoại vi to

-VK: ---

-MD: ++++

-GPBL: nang phong điển hình có đại thực bào, langerhans, lympho bào.

c. thể trung gian

-LS:

+dát đỏ

+Mảng cộp

+ số lượng nhiều, ranh giới không rõ

+ TK to

-VK: ++

-MD: -

-GPBL: ha thâm nhiễm lan tỏa TB mô, Lympho không còn TB langerhans dải sáng unna rõ.

d. thể u

-LS”

+ dát thâm

+ cục

+ u phong thâm nhiễm lan tỏa

+ nhiều dây TK ngoại vi to

-VK: ++++

-MD: -

-GPBL: thâm nhiễm lan tỏa ĐTB, TB Virchow. Dải sáng unna rõ.

2.Phân loại theo WHO (1998)

- Nhóm ít VK (P.B): bao gồm thể phong bất định và thể củ

+ tổn thương da từ 1-5 tổn thương hoặc chỉ có 1 dây TK ngoại vi bị tổn thương.

+ Nếu TH nào XN có VK đều xếp vào nhóm nhiều VK để điều trị đa hóa trị liệu

-Nhóm nhiều VK (M.B): bao gồm thể phong trung gian và u

+ tổn thương da >5 hoặc có 2 dây TK ngoại vi bị tổn thương trở lên.

+ tất cả các TH XN VK đều (+)

Câu 5: Tổn thương thần kinh trong bệnh phong và hậu quả của nó?

1.Tổn thương thường gặp

- Thường gặp do viêm dây TK (dây TK to lên đều hoặc hình chuỗi hạt)

+ TK trụ: ở rãnh ròng rọc trụ

+ TK chày sau: sau mắt cá trong

+ TK hông khoeo ngoài: sau bên cổ xương mác.

+ TK quay: mặt ngoài khuỷu tay và cổ tay.

+ TK cổ nông: ở sau dưới tai.

+ TK mặt: ở trước tai

+ TK giữa: mặt trước cổ tay.

2. Hậu quả

- Mất cảm giác:

+ Thường bn bị mất cảm giác đau (tê) phát hiện bằng châm kim cùn không thấy đau

+Tê từ đầu chi đến gốc chi, khu trú ở một vùng da.

+ Mất cảm giác nóng lạnh: phát hiện bằng áp ống nước nóng, Bn không thấy nóng.

+ Mất cảm giác sờ mó: Bn không nhận biết được vật gì chạm vào da.

-Đau nhức: TK viêm gây đau nhức tự nhiên hoặc khi sờ nắn.

- Teo cơ, liệt cơ: dây TK bị tổn thương làm cho cơ bị teo.

+ Tổn thương TK trụ gây teo cơ ở mô cái, ô mô út và cò ngón tay 4,5.

+ Tổn thương TK giữa: co các ngón 2,3,4,5 (bàn tay vuốt thú)

+ Tổn thương TK quay: bàn tay rũ.

-Mắt thỏ: tổn thương TK VII ngoại vi làm mắt nhắm không kín (hở mi).

Câu 6: Đặc điểm lâm sàng của các thể phong?

1.Thể bất định (I)

- Là biểu hiện sớm nhất của bệnh phong, tổn thương thường là 1 dát màu hồng  or trắng or bầu dục, có trên 1 dát nhưng không đối xứng, vị trí thường ở mặt, mặt duỗi các chi hoặc thân mình

- TK ngoại vi không to kèm theo giảm cảm giác đau

- Đây là 1 thể không ổn định vì vậy bệnh tự khỏi hoặc tiến triển sang 1 thể phong khác

2.Thể củ (T)

- TT thường là mảng củ, thường là 1 mảng ít hơn khi đk <10cm, bờ nổi cao, liên tục, không đứt tạo với các củ phong màu hồng or giảm sắc tố

- TT lan rộng ra xung quanh và ở giữa có xu hướng lành

- TT thường có hình tròn hoặc bầu dục

- Bề mặt tổn thương có thể hơi khô, teo da, không có tính chất đối xứng,

- Có hiện tượng mất cảm giác đau.

- TK ngoại vi thường có tổn thương dạng chuỗi hạt or to không đều, không đối xứng.

- Đây là một thể ổn định, đa số khỏi tự nhiên

3.Thể trung gian (B)

- TT da nhiều hình thái, nhiều hình dáng, kích cỡ pha trộn đặc điểm các thể T và U, mảng da màu đỏ hồng, kích thước thay đổi, giới hạn rõ hoặc không.

- Ngoài mảng tổn thương lớn còn có nhiều tổn thương vệ tinh nằm xa các tổn thương lớn

- Mảng tổn thương lõm ở trung tâm, bờ dốc, kèm theo giảm và mất cảm giác ở vùng trung tâm

- TT thường không đối xứng

- Thể này không ổn định, có thể chuyển sang thể khác

4.Thể u (L)

- Đây là thể phong nặng nhất, còn gọi là phong ác tính với nhiều dạng tổn thương như dát, sẩn, cục, mảng cộm,u phong thâm nhiễm lan tỏa.

- TT nhô cao ở giữa và dốc ra phía ngoài, kèm theo da bóng.

- TT đối xứng, thường tập trung ở vùng mặt, TH bệnh nặng các cục to, nhiềumảng thâm nhiễm dày tạo nên bộ mặt sư tử

- TK ngoại vi nhiều nơi bị tt dưới dạng to đều, đối xứng.

- Ngoài tổn thương da và TK bệnh còn gây rụng lông mày, mi hoặc xẹp mũi, viêm tinh hoàn, mi to, khàn giọng

- Nếu không được điều trị sẽ có biến chứng hoặc di chứng.

Câu 7: Biểu hiện cơn phản ứng của bệnh phong và cách xử trí?

1.Biểu hiện

1.1. Phản ứng loại 1: Đây là phản ứng thường xảy ra ở các thể phong trung gian. Có 2 loại:

a. PƯ lên cấp (PƯ đảo ngược)

- Thường xảy ra ở 6 tháng đầu điều trị

- PƯ qua MDTGTB của Bn bị gia tăng, Bn chuyển về thể phong củ

- Các TT da viêm sưng đau, thường kèm theo viêm TK cấp: Abces gây đau nhức.

b.PƯ xuống cấp

- Cơ thể loét hoại tử,TK viêm cấp có thể gây abces

- thể trạng BT

- PƯ này do MDTGTB của Bn giảm, Bn chuyển về thể phong U

- Các TT da tăng lên.

1.2.PƯ loại 2:( hồng ban nút)

- PƯ này xảy ra ở thể phong trung gian hoặc u.

- Nguyên nhân do lắng đọngphức hợp MD ở thành mạch

- Xảy ra ở bệnh nhân điều trị được 1-2 năm or bị bệnh lâu chưa điều trị

- BHLS: TT cục mụn nước, bọng nước kèm theo đau nhức, có thể có hoại tử loét da, viêm khớp, viêm mào tinh hoàn, toàn thân sốt, các dây TK viêm đau.

2.Xử trí

- Nguyên tắc:

+ Điều trị đúng phác đồ (đủ liều, đủ thời gian, đúng thuốc, đa hóa trị, tráng kháng thuốc)

+ Điều trị cả người tiếp xúc nếu bị bệnh

+ KH với vật lý trị liệu và giáo dục phát hiện sớm về quan niệm mới về bệnh phong, phòng tránh tàn tật

+ TD cơn phản ứng, phân loại đúng, tùy vào từng thể đã phân loại mà có phác đồ xử trí kịp thời

-Xử trí phản ứng đảo ngược

+ Vẫn điều trị ĐHTL

+Phản ứng nhẹ:

.Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid.

. Nếu theo dõi trong 2 tuần không đỡ thì báo cán bộ chuyên khoa.

+Phản ứng nặng:

.Prednisolon: phác đồ 12 tuần (40 mg à 5 mg)

.Bệnh nhân nghỉ ngơi, bất động các chi có viêm dây thần kinh bằng dây đeo, nẹp bột .

-Xử trí phản ứng hồng ban nút

+Vẫn điều trị ĐHTL

+Phản ứng nhẹ:

.Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid.

.Nếu theo dõi trong 2 tuần không đỡ thì báo cán bộ chuyên khoa.

+Phản ứng nặng:

.Prednisolon: phác đồ 12 tuần (40 mg à 5 mg)

.Lamprene, thalidomide

.Bệnh nhân nghỉ ngơi, bất động các chi có viêm dây thần kinh bằng dây đeo, nẹp bột.

Câu 8: Điều trị bệnh phong bằng đa hóa trị liệu?

1.Trước khi điều trị:

- Phân loại bệnh theo WHO.

- Giải thích cho bệnh nhân về tình hình bệnh.

- Hướng dẫn sử dụng vỉ thuốc điều trị.

- Giải thích các tác dụng phụ của thuốc (thâm da) và các biến chứng để bệnh nhân nhận biết.

- Yêu cầu bệnh nhân quay lại khi hết đợt điều trị.

- Lập sổ theo dõi điều trị.

2.Các thuốc điều trị:

- Rifampicine

- Lamprene

- Dapson (DDS)

- Minocine

- Ofloxacine

- Azithromicine

3.Phác đồ điều trị đa hóa trị liệu theo WHO hiện nay:

a. Điều trị nhóm ít VK (PB): cho những Bn tè 15 tuổi trở lên, thời gian điều trị là 6 tháng

- Liều mỗi tháng có kiểm soát: Rifampicin 600mg, Dapson 100mg. uống bắt đầu từ ngày điều trị, sau đó 28 ngày một lần trong 6 tháng.

- Liều mỗi ngày (tự uống): Dapsone 100mg /ngày trong 6 tháng.

- Phải hoàn thành điều trị trong thời gian tối đa là 9 tháng.

b. Điều trị nhóm nhiều VK (MB) cho Bn từ 15 tuổi trở lên. Thời gian điều trị 12 tháng

- Liều mỗi tháng có kiểm soát: Rifampicin 600mg,dapsone 100mg,  Clofazimine 300mg  uống bắt đầu từ ngày điều trị, sau đó 28 ngày một lần trong 12 tháng.

- Liều mỗi ngày (tự uống): Clofazimine 50mg, Dapsone 100mg /ngày trong 12 tháng

- Phải hoàn thành điều trị trong thời gian tối đa là 18 tháng.

c.Điều trị bệnh phong cho trẻ em

- Liều dựng cho trẻ em thay đổi tùy theo lứa tuổi, nhưng loại thuốc và thời gian điều trị cũng giống như người lớn.

- Trẻ <10 tuổi:

+ Liều mỗi tháng: Rifampicin 300mg, Dapsone 25mg, Clofazimine 100mg (dùng cho MB)

+ Liều mỗi ngày: Dapsone 25mg, Clofazimine 50mg x 2lần/tuần (dùng cho MB)

-Trẻ 10-14 tuổi:

+ Liều mỗi tháng: Rifampicin 450mg, Dapsone 50mg, Clofazimine 150mg (dùng cho MB)

+ Liều mỗi ngày: Dapsone 50mg, Clofazimine 50mg  cách nhật (Dùng cho MB)

Câu 9: Quan niệm mới về bệnh phong?

-Là bệnh NK kinh điển (mạn tính)

- Không di truyền (do VK), khó lây, nguồn lây hạn chế (chu kỳ ss 13 ngày, chết ở môi trường ngoài cơ thể sống sau 1-2 ngày, các loại thuốc mới điều trị ngắn ngày hiệu quả cao)

- Coi bệnh phong không còn là bệnh nan y mà có thể điều trị khỏi bằng ĐHTL như mọi bệnh khác. Phát hiện sớm và điều trị tích cực không gây tàn phế

- Đối xử công bằng với BN phong như mọi BN khác

- Hiện nay VN đã thanh toán phong vào năm 2000 (giảm tỉ lệ lưu hành ≤1/3, giảm tỉ lệ mới phát ≤1/10000). Xóa các trại phong (thể hiện nhân quyền)

Phần 2: Nhiễm độc da do thuốc

Câu 10: Cơ chế dị ứng ( 4 typ của Gell coom)?

1.Typ I: PƯMD kiểu trung gian IgE:

- ở người đã có mẫn cảm với KN hình thành IgE cố định trên TB Mast và BC ưa base. Khi KN vào cơ thể lần 2 xảy ra PƯ KN-KT trên bề mặt TB mast và BC ưa Base, làm vỡ TB Mast giải phóng ồ ạt Histamin và các chất trung gian hóa học như acetylcholin, serotonin, bradykinin… gây bệnh cảnh nhiễm dộc histamin cấp

- Thường xảy ra với các thuốc dùng đường tiêm

- Thời gian xảy ra đột ngột khi đang tiêm hay vừa dừng mũi tiêm

- LS: nổi ban mày đay hoặc phù mạch ở da và niêm mạc, có thể khó thở, nặng là tình trạng choáng phản vệ với tình trạng tụt huyết áp,mạch nhanh nhỏ, khó thở, da tái lạnh, vã mồ hôi.

2.Typ II: Phản ứng độc TB

- Khi cơ thể mãn cảm với KN, hình thành KT cố định trên bề mặt các TB như TC,BC. Khi KN vào KH với KT dẫn đến tiêu hủy các TB như TC,BC.

- Các thuốc hay gây PƯ độc TB như: penicillin, cephalosporin, sulfonamide, rifampicin, quinin…

3.Typ III: Bệnh huyết thanh

- KT mẫn cảm là IgG, ít hơn là IgM được hình thành. PƯ KN-KT với sự tham gia của bổ thể, phức hợp MD lưu hành trong máu, lắng đọng ở các thành mạch, gây tổn thương TB nội mạch, kết dính TC làm tắc nghẽn, thiếu máu và gây hoại tử tổ chức.

- Thường xảy ra từ 4-7 ngày sau khi dùng thuốc

- BHLS: viêm mao mạch, viêm khớp, viêm thận, thiếu máu tan huyết

4.Typ IV: PƯ ngoại ban dạng sởi

- Đây là PƯMD trung gianTB, kiểu quá cảm trì hoãn, các Lympho bào mãn cảm PƯ với thuốc giải phóng ra các Cytokines gây nên một đáp ứng viêm da.

Câu 11: Cơ chế bệnh sinh của NĐDDT và các thuốc hay gây dị ứng?

1.Cơ chế bệnh sinh

- NĐ DDT là typ dị ứng chậm. cơ thể đã được mẫn cảm, khi tiếp xúc lại KN-KT, pư dị ứng xảy ra, các chất trung gian hóa học được gp (lymphokin) gây ra các BHLS của NĐDDT. Cơ chế dị ứng thuốc có thể chia làm 3 giai đoạn:

+ GĐ mẫn cảm: bắt đầu từ khi tiếp xúc với cơ thể lần đầu tiên đến khi hình thành kháng dị ứng. thuốc khi vào cơ thể gây kích thích cơ thể tạo ĐƯMD. Đây là 1 quá trình phức tạp có sự tham gia của các TB có thẩm quyền MD trong hệ thống MD như: TB Macrophase (ĐTB), lympho T…

+ GĐ hóa sinh bệnh: khi tiếp xúc lại với thuốc lần 2, pư dị ứng KN-KT dị ứng (được tạo ra ở gđ mẫn cảm) xảy ra, phá vỡ các TB Mast, TB ái kiềm, giải phóng các chất trung gian hóa học (Lymphokin, serotonin…)

+ GĐ sinh lý bệnh: các chất trung gian hóa học được giải phóng tác động đến các cơ quan gây nên những rối loạn cn hoặc TT tổ chức hình thành BHLS của NĐDDT như: đỏ da toàn thân, HC stvens jhonson, hc lyell…

2.Các thuốc gây dị ứng

- Hầu hết các thuốc đều có kn gây dị ứng. tuy nhiên tần suất gây dị ứng ở các nhóm thuốc khác nhau thì khác nhau theo tỉ lệ từ cao đến thấp.

+ Nhóm KS: tần suất gây dị ứng cao nhất, chiếm 50% các thuốc gây dị ứng. trong đó β lactam,sulfonamide là nhóm ks hay gặp hơn các nhóm KS khác

+Nhóm thuốc ngủ, an thần, điều trị tâm thần, thần kinh, trong đó Tegretol là thuốc hay gây dị ứng, thường dị ứng ở thể nặng.

+ Nhóm thuốc giảm đau, chống viêm nonsteroid.

+ Nhóm thuốc khác: các thuốc vitamin…

Câu 12: Triệu chứng lâm sàng của dị ứng thuốc?

1.Triệu chứng sớm

- Ngứa: đây là triệu chứng sớm nhất, có thể khu trú hoặc rải rác. Sau khi dùng thuốc từ 1-7 ngày tùy từng trường hợp. khởi đầu thường ngứa từ gan chân sau đó ngứa lan nhanh ra thân mình và các nơi khác, ngứa liên tục và ngày càng dữ dội hơn. Khoảng 60-65% bn có biểu hiện này.

- Nổi dát đỏ: đây cũng là 1 biểu hiện sớm, khoảng 80% người NĐDDT có biểu hiện này. Dát đỏ có thể xuất hiện trước, đồng thời, hoặc sau triệu chứng ngứa. thường dát đỏ ở đâu thì ngứa ở đó, lan nhanh ra thân mình và các vị trí khác.

- Sốt: khoảng 30-40% bn có biểu hiện sốt ngay từ đầu, thường sốt nhẹ 37,5-390C, sốt liên tục. một số TH sốt cao 39-400C, thường gặp ở các thể NĐDDT nặng như hồng ban đa dạng, hội chứng Stevens Jhonson, HC lyell… tuy nhiên các TH nặng PƯ sốt lại không rõ ràng.

2.Tổn thương ngoài da thường gặp

- Dát đỏ, vẩy da:

+ XH sớm và hay gặp nhất

+ Dát đỏ có thể lan rộng toàn thân, có khi xen kẽ với các tổn thương da khác

+  sau gđ đỏ da là róc vảy da

-Mụn nước, bọng nước:

+ có thể xuất hiện trên nền da đỏ hoặc giống như tổn thương eczema

+ xh đột ngột, lan rộng nhanh, đối xứng

-Sẩn, phù:

+ có thể riêng rẽ hoặc liên kết thành mảng lớn như phù

+ sẩn có màu hồng hoặc không màu sắc, ranh giới rõ, số lượng thường nhiều, lan tỏa nhiều nơi (thân mình và chi)

+ ngứa dữ dội.

-Phù Quinck:

+ đây là dạng mày đay khổng lồ, đk 3-10cm

+ Vị trí: mi mắt, mặt, môi, sinh dục, các chi, họng, thanh quản hoặc đường tiêu hóa

+ tt thành mảng phù có màu sắc bình thường hoặc hồng nhạt, hơi ngứa, ít khi đối xứng.

+ TT ở thành khí quản có thể gây khó thở cấp.

-Hồng ban nhiễm sắc cố định:

+ xh nhiều dát đỏ trên da, có thể trên dát có nổi bọng nước sau khi dùng thuốc vài giờ hoặc vài ngày.

+ dát đỏ, ranh giới rõ kèm theo ngứa.

+ dát đỏ và bọng nước xẹp dần chuyển thành màu đỏ sẫm và dần dần thâm lại để lại dát thâm cố định tại vùng da đó nhiều tháng, nều bn tiếp tục dùng thuốc đó dát thâm sẽ đỏ trở lại, ngứa.

+ Ngoài các dát  thâm cũ còn xh các dát mới

+ vị trí: thường gặp ở môi, sinh dục hoặc thân mình.

-Đỏ da toàn thân:

+ đỏ da, đỏ như tôm luộc kèm theo phù nề.

+ tiến triển nhanh, sau 1 tuần đỏ da toàn thân

+ XH nứt da, chảy dịch sau đó bong vẩy khi hiện tượng sưng nề giảm.

+ Kèm theo ngứa, sốt cao có thể rét rung, mệt mỏi

+ TT gan thận

-Các thể nặng hơn như:

+ Shock phản vệ

+ Hồng ban đa dạng

+ HC Stevens Jhonson

+HC lyell

Câu 13: TCLS 4 thể nặng của dị ứng thuốc?

1.Shock phản vệ

- Xuất hiện sau khi tiếp xúc với dị nguyên hoặc muộn hơn

- Cảm giác khác thường: bồn chồn, hốt hoảng, sợ hãi, tiếp đó xh triệu chứng ở 1 hoặc nhiều cơ quan.

- Mẩn ngứa, ban đỏ, mày đay, phù Quinck

- Mạch nhanh, nhỏ, khó bắt, huyết áp tụt

- khó thở kiểu hen thanh quản, nghẹt thở

- đau quặn bụng, ỉa đái không tự chủ.

- đau đầu, chóng mặt, đôi khi hôn mê.

- choáng váng, vật vã, giãy giụa co giật

2.Hồng ban đa dạng

- TTCB thường là dát đỏ hình huy hiệu: dát hình trong, bầu dục, đk 1-3cm hơi lõm và sẫm màu hoặc có mụn nước, bọng nước đồng tâm.

- có thể có dát đỏ, sẩn, phù, Bn có cảm giác ngứa ít hoặc không ngứa.

- toàn thân: có thể sốt cao, mệt mỏi

- thường có tổn thương nội tạng: gan, thận.

3.HC Stevens Jhonson

- Do nhiều NN gây ra nhưng chủ yếu là dị ứng thuốc

- sau khi dùng thuốc từ vài giờ tới vài tuần:

+ BN sốt, ngứa nổi dát đỏ, bọng nước trên da, diện tích tổn thương <30%.

+ Niêm mạc các hốc tự nhiên trợt loét, tiết dịch nhiều: miệng đầy dịch tiết, không há được miệng hoặc khó há, Bn không tự ăn bằng miệng được.

+ Mắt sưng do viêm giác mạc, có TH nặng gây loét giác mạc gây mù

+ Niêm mạc SD hậu môn cũng bị loét.

+ Toàn trạng: sốt cao 39-400C, mệt mỏi, có khi lơ mơ.

+ TT các cơ quan nội tạng

4.HC Lyell

- Đây là hình thái nặng nhất của NĐDDT, tỉ lệ tử vong cao 30%

- Sau khi dùng thuốc vài giờ hoặc vài tuần:

+ BN mệt mỏi, sốt cao

+ XH các dát đỏ trên da kèm theo các chấm xuất huyết

+ Các TT tiến triển rất nhanh và sau vài ngày hiện tượng thượng bì tách ra từng mảng, dấu hiệu Nicolski (+). Đây là hiện tượng hoại tử thượng bì tối cấp.

+ cùng với hiện tượng hoại tử thượng bì nhanh, nặng là hiện tượng viêm loét các hốc tự nhiên

+ toàn thân: sốt cao 39-400C, mệt mỏi, li bì, hôn mê

+ TT gan thận

+ Nhiễm trùng cơ hội rất hay xảy ra. Cần điều trị tích cực vì tình trạng nặng nề dễ dẫn tới tử vong.

Câu 14: Chẩn đoán nhiễm độc da dị ứng thuốc?

1.CĐ xác định:

- Tiền sử: Bn dùng thuốc trước khi có biểu hiện lâm sàng 2 tuần trở lại hoặc 1 thời gian nhất định (1-2h hoặc 1-3ngày)

- LS:

+ Ngứa, dát đỏ,mụn nước xuất hiện một cách đột ngột trong khoảng vài ngày tổn thương đã lan rộng trên cơ thể và đối xứng.

+ Có thể kèm theo các triệu chứng toàn thân ở thể nặng: sốt cao, mệt mỏi, li bì…

2.Chẩn đoán phân biệt

- Ghẻ Eczema hóa lan tỏa toàn thân: bệnh tiến triển từ từ, khởi đầu bằng tổn thương mụn nước ở các vùng da mỏng, ngứa về đêm. Dần dần xh thêm các tt của eczema (mụn nước, chảy dịch) ở các vị trí khác. Tuy nhiên bệnh phải có thời gian tiến triển hàng tháng trở lên mới lan rộng ra toàn thân được.

- Eczema thể tạng lan tỏa toàn thân: Bệnh thường có tiền sử tái phát nhiều lần. TT thường khu trú ở 1 số vị trí nhất định trước đó rồi dần dần lan ra toàn thân. Thời gian tiến triển hàng tháng chứ không thể vài ba ngày như NĐDDT.

- Lupus ban đỏ hệ thống: bệnh ngoài tổn thương dát đỏ trên da còn có các tiệu chứng khác của lupus như: sốt kéo dài, gầy sút, đau nhiều khớp di chuyển, tăng cảm ứng ánh nắng.

- Cơn PƯ phong: đang điều trị các biểu hiện phong tăng lên nhưng không ngứa, giảm pư da.

- Duhring: TTCB là bọng nước, sẩn né, dát đỏ, mọc đối xứng hay tái phát và có tiền triệu chứng là ngứa 1 vùng nào đó rồi đến toàn thân.

- Pem phigus: TTCB là bọng nước, dấu hiệu Nicolski (+)

- Mày đay do các nguyên nhân khác: TTCB là sẩn phù, triệu chứng xuất hiện nhanh và cũng mất nhanh, mày đay mạn tính hay tái phát.

Câu 15: Điều trị NĐDDT và phòng bệnh?

1.Điều trị

1.1.Nguyên tắc

- Ngừng ngay các thuốc nghi ngờ gây dị ứng.

- KH điều trị tại chỗ và toàn thân ở các thể nặng.

- Trong quá trình điều trị càng hạn chế sử dụng thuốc càng tốt, đặc biệt loại trừ những thuốc có tần suất dị ứng cao

- Điều trị phải đảm bảo: chống dị ứng, chống RLCN gan thận, chống NĐ, chống NT, bồi phụ nước và điện giải.

1.2.Điều trị tại chỗ

- Những TH có tt niêm mạc, các hốc tự nhiên, tt da (bọng, phỏng nước, hoại tử) điều trị tại chỗ là rất cần thiết.

- Đối với các TT hốc tự nhiên: dùng gạc thấm dd lau rửa các chất tiết thường xuyên, riêng đối với tt niêm mạc mắt, Bn cần được khám CK mắt vfà điều trị theo chỉ định của CK mắt, đồng thời theo dõi chặt chẽ biến chứng của tt giác mạc không để biến chứng và di chứng mù cho Bn

- Các TT da là các phỏng, bọng nước cần hút dịch huyết thanh ra để bọng nước xẹp xuống. nếu hoại tử thượng bì cần được chăm sóc bảo vệ chống NT bằng các thuốc điều trị bỏng da độ1,2 như Panthenol.

- Để Bn nằm trong phòng vô trùng, trên giường trải bột Talc vô khuẩn, có điều hòa thông khí tốt.

1.3.Điều trị toàn thân

- Kháng Histamin: chống ngứa, chống dị ứng.

- VTM C liều cao: 1-2g/ngày.

- TH nặng:

+ Truyền dịch mặn ngọt đẳng trương

+ Corticoid 1-2mg/kg/ngày, chỉ nên dùng thuốc cho các TH nặng như HC Stevens Jhonson, HC Lyell, đỏ da toàn thân…

+ KS dùng khi có nguy cơ NT, nhưng cần hạn chế sử dụng KS có tần suất dị ứng cao. Nếu có vấn đề liên quan đến toàn trạng cũng cần được xử trí ngay

2.Phòng bệnh

-Cấp 1: không nên lạm dụng thuốc khi kê đơn. Đối với những người có TS dị ứng nói chung, dị ứng thuốc nói riêng nên tránh những thuốc có tần suất dị ứng cao và thuốc cùng nhóm với thuốc gây dị ứng. thầy thuốc nên dặn dò, lưu ý Bn khi kê đơn để nếu có biểu hiện NĐDDT thì ngừng ngay thuốc điều trị và đến cơ sở y tế để được khám xác định.

- cấp 2: Khi có biểu hiện NĐ DDT thầy thuốc cần dặn Bn ngừng ngay thuốc nghi dị ứng. Xử trí cấp cứu và giữ lại tuyến cơ sở những TH dị ứng thuốc thể nhẹ, đồng thời cũng tiên lượng được các TH NĐ DDT thể nặng gửi tuyến chuyên khoa điều trị.

- Cấp 3: các TH NĐ DDT thể nặng gửi tuyến chuyên khoa điều trị theo phác đồ đề phòng các biến chứng, di chứng cho người bệnh.

Phần 3: Bệnh Eczema

Câu 16:Cơ chế bệnh sinh và tổ chức học của bệnh eczema?

1.Định nghĩa

Eczema là bệnh da thuộc nhóm bệnh dị ứng nhạy cảm với dị nguyên trong và ngoài cơ thể với tình trạng viêm thượng bì, có BHLS dưới nhiều hình thái, bệnh tiến triển dai dẳng hay tái phát. TTCB là mụn nước.

2.Cơ chế bệnh sinh

Bệnh có cơ chế dị ứng do 2 yếu tố: cơ địa và dị nguyên.

-Cơ địa: là tình trạng tăng mẫn cảm với dị nguyên và tăng sản xuất IgE, cơ địa có tính di truyền.

- Dị nguyên: có thể là ĐV, TV, nấm, VK, VR, hóa chất, thuốc… với ĐK kích thích cơ thể sản xuất KT đặc hiệu. hiện nay dị nguyên được tìm thấy có rất nhiều loại: thuốc, hóa chất, cao su, dầu mỡ, thuốc trừ sâu, phân bón hóa học…Đồ dùng: quần áo, giày dép, dây đeo đồng hồ, TV: cây cỏ, phấn hoa…

+ Dị nguyên tác động từ bên ngoài vào cơ thể gây ra eczema tiếp xúc như tiếp xúc với quai dép bằng nhựa, cao su.

+ Dị nguyên là những RL bên trong cơ thể, RL chuyển hóa chất đạm Globulin tăng, Albumin giảm.

+ Khi suy thận 1 số chất độc không được loại ra khỏi cơ thể, ứ đọng trong máu tạo thành dị nguyên.

+ Khi gan suy, Pr không được gắn kếtàPr tự doàdị nguyên

3.tổ chức bệnh học của Eczema

Nếu sinh thiết da tại thương tổn sẽ có các hình ảnh:

-Trung bì: nhú bì có các mao mạch giãn gây xung huyết, hiện tượng thoát dịch huyết thanh thấm vào thượng bì

- Thượng bì: những TB gai đứt cầu nối nên chúng tách rời nhau tạo ra các hốc trong lớp gai gọi là htượng xốp bào, các hốc này chứa đầy huyết thanh ngấm lên từ trung bì và như vậy các mụn nước được hình thành

Câu 17: Đặc điểm LS của bệnh Eczema?

1.Đn

Eczema là bệnh da thuộc nhóm bệnh dị ứng nhạy cảm với dị nguyên trong và ngoài cơ thể với tình trạng viêm thượng bì, có BHLS dưới nhiều hình thái, bệnh tiến triển dai dẳng hay tái phát. TTCB là mụn nước.

2.Đặc điểm lâm sàng

- TTCB của Eczema là mụn nước, tiến triển qua 5 giai đoạn:

+ GĐ đỏ da: ngứa ngay trên dát đỏ, thậm chí có thể phù nề ở tổ chức lỏng lẻo (mi mắt, bìu)

+ GĐ mụn nước: trên nền dát đỏ có mụn nước sắp xếp thành mảng chi chít.

+ GĐ chảy nước: mụn nước có thể dập vỡ tự nhiên hoặc do Bn gãi nước chảy dàn dụa gọi là “giếng Eczema”

+ GĐ lên da non: nước chảy ít, TT bong vảy tiết rồi bong đi, để lại lớp da nhẵn bóng, mỏng.

+GĐ bong vẩy da: lớpda non vừa tạo thành nứt ra và bong vảy mỏng nhỏ như cám, nếu không có đợt tái phát da sẽ phục hồi bình thường không để lại sẹo, nếu tái phát nhiều lần da sẽ thâm và đầy lên gọi là “Lichen hóa’’.

Câu 18: Đặc điểm LS của Eczema cấp,bán cấp, mạn tính?

1.Đn

Eczema là bệnh da thuộc nhóm bệnh dị ứng nhạy cảm với dị nguyên trong và ngoài cơ thể với tình trạng viêm thượng bì, có BHLS dưới nhiều hình thái, bệnh tiến triển dai dẳng hay tái phát. TTCB là mụn nước.

2.Eczema cấp

Mụn nước tập trung thành từng mảng trên nề da đỏ, phù nề hoặc chảy nước dàn dụa, ngứa.

3.Eczema bán cấp

Mụn nước thưa, da bớt đỏ, hết phù nề và ngứa.

4.Eczema mạn tính

Hết mụn nước, hết đỏ, da phục hồi hoàn thảm lại, có thể liken hóa nếu bệnh hay tái phát và còn ngứa.

Trên thực tế ba giai đoạn cấp, bán cấp, mạn tính không phải luôn luôn rõ ràng, chúng có thể xen kẽ với nhau. Trên nền mạn tính da dày,sẫm màu có thể có mụn nước, rỉ nước, đóng vảy, tróc vảy của cấp và bán cấp.

Câu 19: Chẩn đoán và điều trị Eczema cấp

1.ĐN

Eczema là bệnh da thuộc nhóm bệnh dị ứng nhạy cảm với dị nguyên trong và ngoài cơ thể với tình trạng viêm thượng bì, có BHLS dưới nhiều hình thái, bệnh tiến triển dai dẳng hay tái phát. TTCB là mụn nước.

2.Chẩn đoán

2.1.Chẩn đoán xác định

- Dựa TS, gia đình và Bn có dị ứng hoặc mắc các bệnh dị ứng như hen PQ, viêm mũi dị ứng, viêm đa khớp..

-LS: Mụn nước tập trung thành từng mảng trên nề da đỏ, phù nề hoặc chảy nước dàn dụa, ngứa.

-XN: Những TB đứt cầu nối tạo hiện tượng xốp bào ở trung bì.

2.2.Chẩn đoán phân biệt

- Bệnh ghẻ: mụn nước rải rác ở vùng da mỏng nhưng đứng riêng rẽ, ngứa tăng về đêm, trong gia đình, tập thể có người bị bệnh

- Sẩn ngứa: TT là sẩn, thường ở mặt ruỗi các chi, tiến triển theo từng đợt hoặc theo mùa.

- NĐDDT: bệnh phát đột ngột, Bn có TS dùng thuốc trước đó 2 tuần trở lại, TT lan rộng nhanh, diện tích tt rộng, đối xứng.

- Lichen phẳng: TT da thường là dát đốc vẩy phấn,không có mụn nước.

- Zona: TT khu trú ở vùng TK bị TT chi phối 1 nửa bên cơ thể kèm theo hiện tượng đau ngứa, ranh giới rõ.

3.Điều trị

3.1.Nguyên tắc điều trị

- Tìm dị nguyên để loại trừ.

- Điều trị tại chỗ kết hợp với điều trị toàn thân

- giải thích để Bn không chà xát, không gãi.

3.2.Điều trị tại chỗ: Tùy theo tiến triển của bệnh mà sử dụng các dạng thuốc phù hợp

- Eczema cấp: dùng thuốc dạng dd nước, dd nước muối sinh lý tưới lên tỏn thương ngày 3 lần, mỗi lần 30phút – 1h.

- Eczema bán cấp: dùng thuốc dạng Cream, hồ, bột bôi lên thương tổn.

3.3.Điều trị toàn thân

- Kháng Histamin, VTM C, an thần, chống táo bón.

- Kiêng thức ăn, đồ uống: bia, rượu, tôm cua và các chất kích thích

- Corticoid cần hết sức thận trọng trong chỉ định, chỉ SD trong TH bệnh cấp tính, bệnh nặng lan tỏa toàn thân mà SD các thuốc điều trị khác không đáp ứng, chỉ nên dùng ngắn ngày rồi giảm và ngừng hẳn.

Câu 20: Đặc điểm lâm sàng của Eczema thể tạng?

-Eczema thể tạng : không tìm thấy tác nhân gây dị ứng(dị nguyên). Có các thể: Eczema thể tạng trẻ bú mẹ, eczema thể tạng trẻ em và eczema thể tạng người lớn.

- TTCB là mụn nước, dát đỏ, dày da, thương tổn tập trung thành từng mảng và thường đối xứng: trẻ em hay xh ở má và trán, tuổi thiếu niên thường khu trú ở các nếp gấp(khoeo chân, mặt trước khuỷu tay…), người lớn TT là các mảng da dày thâm, khi đợt tái phát XH mụn nước trên TT cũ.

- Ngứa: dai dẳng, liên tục

- Bùng phát từng đợt: Ts gia đình hoặc Bn mắc bệnh dị ứng

- Bn còn có thể thêm 1 số yếu tố phụ: Có Ts bệnh hen, di truyền, bệnh dị ứng, mề đay, viêm đa khớp, lòng bàn tay khô, các nếp vân tay rõ. Có quầng đen < mi mắt,dày sừng nang lông, viêm môi: môi khô, nứt kẽ, bong vẩy, nứt kẽ tai, khô da.

Câu 21: Chẩn đoán Eczema?

1.Đn

Eczema là bệnh da thuộc nhóm bệnh dị ứng nhạy cảm với dị nguyên trong và ngoài cơ thể với tình trạng viêm thượng bì, có BHLS dưới nhiều hình thái, bệnh tiến triển dai dẳng hay tái phát. TTCB là mụn nước.

2.Chẩn đoán xác định

Các thể Eczema khác nhau có tc chẩn đoán khác nhau:

2.1.Eczema có căn nguyên

- TT là mụn nước trên nền da đỏ, ranh giới tương đối rõ, chủ yếu ở vùng da hở: cổ, mặt, tay, chân…

- TT thường cấp tính và ít lặp lại

- Thường có liên quan trực tiếp đến tác nhân gây bệnh

- Bn không có TS về các bệnh dị ứng

2.2. Eczema thể tạng

- Bệnh không có XN đặc hiệu nên CĐ chủ yếu dựa vào LS:

+TTCB là mụn nước, dát đỏ, dày da, thương tổn tập trung thành từng mảng và thường đối xứng: trẻ em hay xh ở má và trán, tuổi thiếu niên thường khu trú ở các nếp gấp(khoeo chân, mặt trước khuỷu tay…), người lớn TT là các mảng da dày thâm, khi đợt tái phát XH mụn nước trên TT cũ.

+Ngứa: dai dẳng, liên tục

+Bùng phát từng đợt: Ts gia đình hoặc Bn mắc bệnh dị ứng

- Bn còn có thể thêm 1 số yếu tố phụ: Có Ts bệnh hen, di truyền, bệnh dị ứng, mề đay, viêm đa khớp, lòng bàn tay khô, các nếp vân tay rõ. Có quầng đen < mi mắt,dày sừng nang lông, viêm môi: môi khô, nứt kẽ, bong vẩy, nứt kẽ tai, khô da.

3.Chẩn đoán phân biệt

- Bệnh ghẻ: mụn nước rải rác ở vùng da mỏng nhưng đứng riêng rẽ, ngứa tăng về đêm, trong gia đình, tập thể có người bị bệnh

- Sẩn ngứa: TT là sẩn, thường ở mặt ruỗi các chi, tiến triển theo từng đợt hoặc theo mùa.

- NĐDDT: bệnh phát đột ngột, Bn có TS dùng thuốc trước đó 2 tuần trở lại, TT lan rộng nhanh, diện tích tt rộng, đối xứng.

- Lichen phẳng: TT da thường là dát đốc vẩy phấn,không có mụn nước.

- Zona: TT khu trú ở vùng TK bị TT chi phối 1 nửa bên cơ thể kèm theo hiện tượng đau ngứa, ranh giới rõ.

Câu 22: Điều trị Eczema và phòng bệnh?

1.Điều trị

1.1.Nguyên tắc điều trị

- Tìm dị nguyên để loại trừ.

- Điều trị tại chỗ kết hợp với điều trị toàn thân

- giải thích để Bn không chà xát, không gãi.

1.2.Điều trị tại chỗ: Tùy theo tiến triển của bệnh mà sử dụng các dạng thuốc phù hợp

- Eczema cấp: dùng thuốc dạng dd nước, dd nước muối sinh lý tưới lên tỏn thương ngày 3 lần, mỗi lần 30phút – 1h.

- Eczema bán cấp: dùng thuốc dạng Cream, hồ, bột bôi lên thương tổn.

1.3.Điều trị toàn thân

- Kháng Histamin, VTM C, an thần, chống táo bón.

- Kiêng thức ăn, đồ uống: bia, rượu, tôm cua và các chất kích thích

- Corticoid cần hết sức thận trọng trong chỉ định, chỉ SD trong TH bệnh cấp tính, bệnh nặng lan tỏa toàn thân mà SD các thuốc điều trị khác không đáp ứng, chỉ nên dùng ngắn ngày rồi giảm và ngừng hẳn.

2.Phòng bệnh

2.1.Cấp 1:

- Luôn giữ da cho sạch, tránh dùng các chất tẩy dễ gây kích thích da, không nên để da bị khô bằng cách dùng dầu giữ ấm da toàn thân, tại chỗ. Không dùng tă kích thích dị ứng, ăn TĂ dễ tiêu, chống táo bón, mặc quần áo rộng, thoáng

2.2.Cấp 2:

- Điều trị sớm tránh biến chứng, điều trị kết hợp tại chỗ và toàn thân.

- Lưu ý: điều trị tại chỗ bằng các thuốc thích hợp với tiến triển của bệnh cấp, bán cấp, mạn tính.

- Phòng bội nhiễm bằng KS khi có tổn thương nhiếm trùng

- Kiêng các đồ kích thích như rượu, bia, kiêng trà sát, gãi, tác động thô bạo lên tổn thương.

2.3.Cấp 3: Điều trị không có tiến triển hoặc có biến chứng thì chuyển Bn lên tuyến chuyên khoa.

Phần 4: Bệnh chốc

Câu 23: Đặc điểm lâm sàng của bệnh chốc và biến chứng thường gặp

1.Đặc điểm lâm sàng

- TTCB:

+bọng nước nhỏ, mềm, chứa dịch trong, thành mỏng, bờ không đều, có quầng đỏ xung quanh, hoá mủ nhanh, dập vỡ mau làm vảy tiết màu vàng nâu. Sau 6-10 ngày lành không để lại sẹo.

+Vị trí: Quanh hốc tự nhiên, ở mặt quanh mũi, miệng, da đầu, bàn tay, gót chân, không bị ở niêm mạc.

-TC Cơ năng: Ngứa nhẹ hoặc không, có khi đau khó chịu.

-TC Toàn thân: Thường không sốt, tổn thương sâu lan rộng thì có sốt, đôi khi sưng hạch.

2.Biến chứng thường gặp

2.1.Biến chứng tại chỗ:

- Eczema hóa: Dai dẳng kéo dài, đỏ da, mụn nước thành đám, ngứa tăng.

- Chốc loét: Ở trẻ suy dinh dưỡng, không có sức đề kháng. Tác nhân gây bệnh là TC, LC, trực khuẩn mủ xanh, vi khuẩn yếm khí, điều trị khó khăn hơn, tiên lượng xấu.

2.2.Biến chứng toàn thân

- Nhiễm trùng huyết: Do tụ cầu,dễ tử vong (Thường gặp ở trẻ em)

- Viêm cầu thận cấp: Do liên cầu, kéo dài và tái phát.

- Viêm tai giữa, phế quản phế viêm(tụ cầu).

- Yếu tố thuận lợi: Bệnh hệ thống, cơ thể đang suy kiệt, giảm sức đề kháng, suy dinh dưỡng, bệnh nội tiết.

- Bong thượng bì cấp do tụ cầu (HC 4S): Trẻ khó ở, mệt mỏi, sốt, toàn thân nổi dát đỏ dạng sởi, ở các nếp gấp, quanh hốc tự nhiên, niêm mạc không bị, lan rất nhanh, hoại tử thượng bì,vài bọng nước nông nhăn, Nikolsky(+), da đỏ xuất tiết, bề mặt che phủ bởi các lớp vảy thượng bì.

Câu 24: Chẩn đoán bệnh chốc?

1.CĐ xác định

- TTCB là bọng nước nông, hoá mủ nhanh.

 - Vảy tiết màu vàng nâu.

 - Gần hốc tự nhiên,da đầu, đầu chi.

 - Tiến triển lành tính.

 - Hiện diện vi khuẩn: liên cầu, tụ cầu.

2.Chẩn đoán phân biệt

- Zona: Các MN liên kết với nhau, dính chùm như chùm nho, một bên cơ thể, đau nhức, dọc theo dây thần kinh.

- Viêm da dạng Herpes (Bệnh Duhring brocq)

+ TTCB: dát đỏ, sẩn phù và bọng nước, nhưng bọng nước căng xếp thành chùm hoặc thành vòng tròn, thường mọc đối xứng, lan tràn, không khu trú, có tiền triệu ngứa trước khi XH tổn thương.

+ Bệnh tiến triển từng đợt

-Bệnh Pelnphigus:

+ TTCB là bọng nước nhăn nheo, kích thước không đều, không có dấu hiệu ngứa trước khi XH tổn thương, bọng nước dễ dập vỡ, tổn thương lan tràn khắp thân mình, xh cả ở da và niêm mạc.

+ Dấu hiệu Nicolski (+).

+ Bệnh tiến triển từng đợt, kéo dài, một số thể nặng có tiên lượng xấu.

-Bệnh thủy đậu:

Câu 25: Điều trị bệnh chốc và phòng bệnh?

1.Điều trị

- Tại chỗ:

+ Làm bong vảy: Đắp nước muối sinh lý, tắm thuốc tím1/5000, tắm xà phòng sát trùng, đắp Jarisch. Vảy dày dùng mỡ Salycylé 0,50-1% hoặc mỡ kháng sinh 1-2 ngày.

 +Thuốc sát khuẩn, diệt khuẩn: dd màu: Eosin 2%, Milian, xanh metylen. Hết giai đoạn cấp dùng kem hoặc mỡ kháng sinh : Fucidin, Bactroban, Gentamicin.

-Toàn thân:

+ Dùng KS đường uống hoặc đường tiêm nhạy cảm với liên cầu hoặc tụ cầu như cephalosporin, aminosid, sulfamid…Thời gian: 7-10 ngày.

 +Trường hợp chốc dai dẳng: lan rộng có nguy cơ biến chứng kết hợp điều trị KS, nâng cao thể trạng, chăm sóc về DD.

2.Phòng bệnh

- Mùa ẩm thấp chú ý phòng bệnh cho các cháu dưới 2 tuổi, tăng cường dinh dưỡng và vệ sinh da.

- Điều trị sớm và tích cực để hạn chế tối đa, không để bệnh tiến triển và tái phát.

- giáo dục các bà mẹ về chăm sóc vệ sinh da.

Phần 5: Bệnh ghẻ

Câu 26: Đặc điểm lâm sàng của bệnh ghẻ và biến chứng?

1.Đặc điểm lâm sàng

- Thời gian ủ bệnh: 2-3 ngày.

- Triệu chứng cơ năng: ngứa tăng về đêm

- Triệu chứng thực thể:

+ Mụn nước: sắp xếp rải rác vùng da mỏng.

+ Rãnh ghẻ do ghẻ cái tạo thành dài 3-5mm bên trên mặt da.

+ Sẩn cục hay huyết thanh gặp ở nách, bẹn, bìu.

+ Mụn nước.

-Vị trí tổn thương: hay gặp ở những vùng da mỏng như kẽ mông, kẽ ngón tay, mặt trước cổ tay, mặt sau khuỷu tay, vú, rãnh qui đầu, rốn… trẻ em dưới 1 tuổi ghẻ thường gặp ở bàn chân.

2.Biến chứng

- Nhiễm trùng: hay gặp nhất, ngoài TT mụn nước còn gặp các mụn mủ và vảy tiết.

- Eczema hóa: ngoài các thương tổn ở vùng da mỏng còn xuất hiện các vùng da khác, ngứa liên tục cả ngày lẫn đêm

- Viêm cầu thận: ít gặp, thường bội nhiễm liên cầu.

- Liken hóa: di ngứa, Bn gãi làm da dày thêm.

Câu 27: Chẩn đoán bệnh ghẻ?

1.Chẩn đoán xác định

- TTCB: mụn nước, sẩn rải rác, có thể có mụn mủ và vẩy tiết.

- Vị trí tổn thương đặc hiệu: vùng da mỏng

- Ngứa tăng về đêm

- Yếu tố dịch tễ: có nhiều người xung quanh cùng mắc bệnh.

2.Chẩn đoán phân biệt

- Săng giang mai: 1 vết trợt duy nhất không đau, không ngứa, nếu là săng ghẻ thì ngứa.

- Tổ đỉa: tổn thương là mụn nước khu trú ở gan tay gan chân, bệnh tiến triển từng đợt

- Eczema thể tạng: tổn thương là mụn nước tập trung thành từng mảng, đối xứng, bệnh hay tái phát.

- Dị ứng thuốc: tổn thương mụn nước XH đột ngột, lan rộng nhanh, đối xứng, liên quan đến tiền sử dùng thuốc.

- Sẩn ngứa: thương tổn là sẩn, thường ở mặt duỗi các chi, bệnh tái phát thành từng đợt, liên quan đến mùa trong năm.

Câu 28: Điều trị bệnh ghẻ và phòng bệnh?

1.Điều trị

- Nguyên tắc:

+ Điều trị tại chỗ là chủ yếu, bằng thuốc bôi, bôi đúng cách.

+ Điều trị sớm, tránh các biến chứng.

+ Điều trị kết hợp với vệ sinh

+ Điều trị cho tất cả thành viên bị bệnh trong gia đình và cộng đồng

-Điều trị cụ thể:

+ Tắm bằng xà phòng hoặc sữa tắm trước khi bôi thuốc

+ Bôi thuốc 1 lần vào ban đêm từ 5-7 ngày.

+ Ghẻ đơn thuần: bôi DEP, uống kháng histamin, sát trùng quần áo, đồ dùng, điều trị cả những người xung quanh.

+ Ghẻ bội nhiễm: như điều trị ghẻ đơn thuần và kháng sinh toàn thân, nâng cao thể trạng

+ Ghẻ eczema hóa: điều trị ghẻ đồng tthời với điều trị eczema bằng cách điều trị kháng histamin ngày 3 lần sau vài ba ngày tổn thương eczema giảm thì điều trị ghẻ đơn thuần.

-Tiêu chuẩn khỏi bệnh: sau khi ngừng bôi thuốc 1-2 tuần không ngứa trở lại, không xuất hiện thương tổn mới.

2.Phòng bệnh

- Vệ sinh các nhân sạch sẽ

- Điều trị đúng, sớm cho tất cả các thành viên bị bệnh tránh biến chứng.

Phần 6: Bệnh hắc lào?

Câu 29: Căn nguyên và đặc điểm lâm sàng bệnh hắc lào?

1.Căn nguyên:

- Hắc lào là 1 bệnh do nấm da nông: là 1 loại VSV hạ đẳng, dòng TV, nhìn dưới kính hiển vi: có thể thấy sợi nấm phân đốt và chia nhánh như cành cây

- Nấm phát triển trong điều kiện nóng và ẩm, trong môi trường không thuận lợi, sợi nấm thu lại trong vỏ bọc gọi là bào tử.

- Bào tử nấm có thể tồn tại hàng năm trong thiên nhiên, chống lại các tác nhân như thuốc, hóa chất, yếu tố vật lý không thuận lợi cho nó.

- Nấm thường là:

+ Trichophyton ( nấm tóc): thường dai dẳng ở vùng da nhẵn.

+ Epidemophyton (nấm biểu bì): thường ở các nếp da, điển hình là ở bẹn

2.Lâm sàng

- Bắt đầu bằng nổi sẩn đỏ, ngứa, sau lan ra xung quanh, lành ở giữa, bờ nổi cao, trên bờ có vẩy da, có thể có mụn nước, mụn mủ, vẩy tiết…màu hồng nâu xám. Trông  giống hình nhẫn, nhiều mảng hình nhẫn hợp lại thành mảng lớn có bờ hình nhiều cung

- Ngứa dai dẳng và tăng lên từng lúc.

- Vị trí khu trú điển hình nhất là ở 2 bên bẹn, mông, rồi đến vùng thắt lưng, nách, cổ. ngoài ra có thể ở bất kỳ chỗ da nào dễ nhầm với các bệnh khác.

- Có thể biến chứng Eczema hóa, bội nhiễm tại chỗ hoặc toàn thân

- Hắc lào có thể xâm nhập vào móng tay, móng chân, làm cho bờ tự do của móng dày, xám, mủn và vỡ ra.

- Xâm nhập vào chân tóc làm đứt tóc gần sát mặt da (nấm xén tóc)

- Xâm nhập kẽ ngón chân, chợt nứt kẽ ngón chân 3,4.

- ở trẻ em nấm từ xúc vật lây sang  có thể gây ra các nung mủ sâu, rải rác lỗ chân lông hoặc thành mảng mủ bằng trôn bát ở đầu.

Câu 30: Chẩn đoán, điều trị bệnh hắc lào và phòng bệnh

1.Chẩn đoán

- CĐ xác định:

+ TH điển hình: ở 2 bên bẹn ngứa, có hình nhẫn hoặc mảng bờ nhiều hình cung, không cần XN cũng CĐ được

+ Các TH khác bắt buộc phải XN nấm: cạo vẩy ở bờ tổn thương, nhỏ 1 giọt xút hoặc Potasse 40%, sau 2h đọc dưới KHV, nếu thấy có sợi nấm là  (+).

-CĐ phân biệt:

+ bệnh phong (thể củ nhỏ): không ngứa nhưng tê (châm kim không biết đau).

+ Eczema VK: mụn nước ở khắp bề mặt tổn thương, XN nấm (-).

+ Eczematid: XN nấm (-).

+ Vẩy phấn hồng Gibert: không ngứa, nhiều mảng tròn ở mình và gốc chi, có ổ chứa hình huy hiệu, XN nấm (-).

+ Vẩy nến: vẩy dầy, trắng mủn như nến, XN nấm (-).

+ Lupus ban đỏ mạn: vẩy da sừng bám chắc, cậy khó, có chóp sừng, không ngứa, XN nấm (-).

+ Lupus lao: bờ có các củ lao, ấn kính trong như thạch, châm kim cùn sụt dễ dàng, sinh thiết có nang lao điển hình

2.Điều trị

- Nếu TT giới hạn, chưa có biến chứng chỉ cần bôi thuốc đúng nguyên tắc, đủ thời gian bệnh cũng khỏi.

- TH nấm xâm nhập vào móng, chân tóc, hoặc lan rộng, ăn sâu vào lỗ chân lông, phải dùng KS chống nấm đặc hiệu.

- Thuốc bôi: hoạt chất là acid salicilic làm bong vẩy và diệt nấm tốt.

+ Dùng thuốc dạng cồn hoặc mỡ

+ Da mỏng (bẹn, trẻ em) dùng nồng độ thấp 5%, da dày (mông, nam giới) dùng nồng độ cao 10- 15%

+ Cồn Visorit là thuốc tốt và tiện dùng nhất hiện nay

+ Không được cạo vào tt trước khi bôi thuốc.

-Thuốc uống: KS chống nấm đặc hiệu Griseofulvin (Gricin, Grisovin) có 2 loại:

+ loại thông thường: uống 1g/ngày

+ loại vi phân: uống 0,5g/ngày.

+ Nấm móng uống 3-6 tháng, nấm tóc uống 1-2 tháng, nấm da uống 3-4 tuần.

+ Ngày nay có thuốc tác dụng nhanh, mạnh hơn như: Lamisil, Diflucan, Triflucan…

3.Phòng bệnh

- Hắc lào thường hay tái phát do dùng thuốc không đúng hoặc do không diệt nguồn lây. Nên ngoài thuốc điều trị cần phải phòng bệnh như sau:

+ Diệt nấm ở những vật dụng cá nhân như quần áo, chăn màn, chiếu gối…bằng cách luộc nước sôi 1000C trong 15phút, rắc bột chống nấm hay bôi cồn iod 2% hai ngày 1 lần.

+ Người lành không nên mặc chung quần áo với người khác, tránh làm việc ở những nơi ẩm ướt, ra mồ hôi nhiều

-Khi bị bệnh cần bôi thuốc theo đúng chỉ định, nếu tái phát hay có biến chứng cần đến chuyên khoa.

Phần 7: Bệnh giang mai

Câu 31:Trình bày TCLS của giang mai thời kỳ 1?

1.Định nghĩa

- Giang mai là một bệnh nhiễm khuẩn kinh điển do xoắn khuẩn nhạt màu Treponema pallidun gây nên, bệnh lây chủ yếu qua QHTD không an toàn

- Bệnh có diễn biến lâu năm (hàng chục năm), có lúc rầm rộ từng đợt, có lúc lại ngấm ngầm. Bệnh gây tt ở nhiều cơ quan trong cơ thể: da, niêm mạc, máu, hạch, gan, tim, xương, khớp, TK… bệnh không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân người bệnh mà còn gây ảnh hưởng đến nòi giống (GM bẩm sinh)

2.TCLS

 GM TK 1 thường bắt đầu từ tuần thứ 4 và kéo dài 4-6 tuần. Thương tổn thời kỳ này là săng và hạch với các đặc điểm:

-Săng:  Có những T/c đặc trưng sau:

+ Số lượng thường là 1, ít khi nhiều hơn.

+ Màu đỏ thịt tươi.

+ Ranh giới rõ

+ Nền cứng mỏng như tờ danh thiếp

+ Không đau, không ngứa.

+ Vị trí: rãnh qui đầu dương vật (nam), ở cổ TC, ÂĐ, âm vật (nữ)

+ Săng tự lành sau 4-6 tuần

-Hạch: tương ứng với săng và xuất hiện sau săng

+ 80% Bn có hạch kèm theo.

+ Nhiều hạch sắp xếp thành chuỗi.

+ Có 1 hạch to gọi là hạch chúa.

+ Hạch thường không đau, di động, không viêm, không hóa mủ.

Câu 32: TCLS của giang mai thời kỳ 2?

-Thường khởi phát sau khi có săng 6-8 tuần (sau khi giao hợp 10-14 tuần) có thể sớm hoặc muộn hơn.

- Đặc điểm TT thời kỳ này là lan tràn khắp người theo chiều rộng, không có chiều sâu, tổn thương không đau, không ngứa.

- Thời kỳ này xoắn khuẩn phát triển, sinh sản mạnh mãnh nên dễ lây. Song ít gây nguy hiểm cho người bệnh

- Thời kỳ này kéo dài 2 năm với các thương tổn:

1.Đào ban

- Dát màu hồng như màu hoa đào, đk <1cm, nhẵn không có vẩy

- vị trí: khởi đầu ở 2 bên sườn sau lan ra thân mình và các chi với số lượng hàng trăm hàng nghìn dát đối xứng, không đau, không ngứa, tồn tại vài ba tuần rồi mất đi không để lại dấu vết.

2.Sẩn

- Rất đa dạng

- Sẩn đỏ, sẩn đỏ hồng, xung quanh có viền vẩythường ở gan tay, gan chân hoặc lan tỏa khắp cơ thể.

- Sẩn trợt: thường gặp ở niêm mạc hoặc các nếp gấp, bề mặt sẩn trợt nông, bóng

- Sẩn mủ: sẩn nước có mủ ở chóp hoặc có dịch huyết thanh

- Sẩn ở da đầu: giống như viêm nang lông.

- Dạng vẩy nến: dát đỏ, ranh giới rõ, có vẩy sừng trắng, mủn dễ bong như nến, thương ở mặt duỗi các chi.

- Tổn thương niêm mạc miệng, hậu môn, SD: thường biểu hiện bằng các mảng sẩn trợt tròn, ranh giới rõ có thể bao phủ trên bề mặt 1 lớp màng trắng đục

3.Hạch

- khoảng 30-40% Bn có tổn thương này, hạch lan tràn khắp nơi: bẹn, cổ, dưới cằm, nách, trên rãnh ròng rọc.

- Hạch nhiều, nhỏ, không đau, di động, đối xứng.

4.Biểu hiện khác

- Sốt nhẹ, nhức đầu, mất ngủ, rụng tóc kiểu rừng thưa…

- Các thương tổn giang mai ở cả da, niêm mạc đều không đi kèm theo đau và ngứa.

- Tổn thương lan tỏa, đối xứng.

Câu 33: Trình bày đặc điểm SVH của xoắn khuẩn giang mai và dịch tễ học của bệnh?

1.Đặc điểm SVH của xoắn khuẩn

- Tên Khoa học: Trepolemapallidum

- Hình lò xo, gồm 6-15 vòng xoắn đều nhau, đk ngang dưới 0,5µ, dài từ 6-15µ.

- Di động theo trục dọc hoặc qua lại như quả lắc hoặc lượn sóng.

- Sinh sản theo chu kỳ đứt đôi 33h/lần.

- Xoắn khuẩn GM rất dễ chết ở nhiệt độ cao, chết sau 30phút ở 450C, sống lâu hơn ở nơi ẩm ướt.

- Chết trong nước xà phòng sau vài phút.

2.Dịch tễ học

- Bệnh lây truyền chủ yếu qua QHTD, lây qua vết sây sát tiếp xúc với máu và lây từ mẹ sang con khi ở trong bụng mẹ hoặc chu sinh

- Tuổi: gặp nhiều ở tuổi 19-40

- Giới: nam gặp nhiều hơn nữ (2/1-4/1).

- Trên thế giới diễn biến bệnh lúc tăng, lúc giảm. VD: ở Mỹ tỉ lệ mắc bệnh/100.000 dân hiện giảm đáng kể: ở thập kỷ 40 của TK XX  tỉ lệ này là 300-400, đến thập kỷ 90 giảm xuống còn 20.

- ở VN bệnh có xu hướng giảm. Theo thống kê của viện da liễu: bệnh gặp ở nam > nữ với tỉ lệ 2/1 và chủ yếu ở lứa tuổi hoạt động tình dục 20-40.

- Hiện nay bệnh GM chiếm khoảng 2-3% tổng số các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Câu 34: Tiến triển của bệnh giang mai?

1.KN

- Giang mai là một bệnh nhiễm khuẩn kinh điển do xoắn khuẩn nhạt màu Treponema pallidun gây nên, bệnh lây chủ yếu qua QHTD không an toàn

- Bệnh có diễn biến lâu năm (hàng chục năm), có lúc rầm rộ từng đợt, có lúc lại ngấm ngầm. Bệnh gây tt ở nhiều cơ quan trong cơ thể: da, niêm mạc, máu, hạch, gan, tim, xương, khớp, TK… bệnh không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân người bệnh mà còn gây ảnh hưởng đến nòi giống (GM bẩm sinh).

2.Tiến triển

- Giang mai mắc phải: GM ở người lớn mắc phải do QHTD. GM mắc phải lại được chia thành 2 thời kỳ sau (theo WHO):

+ GM mới và lây: 2 năm đầu của bệnh

+ GM muộn và không lây: từ năm thứ ba của bệnh trở đi

-Giang mai bẩm sinh: Được chia làm 2 loại như sau:

+ GMBS sớm: GM xuất hiện ở trẻ nhỏ < 2 tuổi.

+ GMBS muộn: GM xuất hiện ở trẻ > 2 tuổi.

-Giang mai kín: BN mắc bệnh giang mai mà không có TCLS nhưng Bn có TS quan hệ có nguy cơ lây và XN huyết thanh về GM (+).

Câu 35: Chẩn đoán phân biệt giang mai thời kỳ 1?

1.KN

- Giang mai là một bệnh nhiễm khuẩn kinh điển do xoắn khuẩn nhạt màu Treponema pallidun gây nên, bệnh lây chủ yếu qua QHTD không an toàn

- Bệnh có diễn biến lâu năm (hàng chục năm), có lúc rầm rộ từng đợt, có lúc lại ngấm ngầm. Bệnh gây tt ở nhiều cơ quan trong cơ thể: da, niêm mạc, máu, hạch, gan, tim, xương, khớp, TK… bệnh không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân người bệnh mà còn gây ảnh hưởng đến nòi giống (GM bẩm sinh).

2.Phân biệt

- Hạ cam: TT là vết loét, đáy bẩn, bờ nham nhở, có 2 viền vàng, ngoài đỏ, có số lượng ít, đáy mềm, nắn đau, có hạch viêm tấy. XN huyết thanh CĐ giang mai (-).

- Herpes: mụn nước mọc thành chùm, khi mụn nước dập vỡ, vết trợt bờ nhiều cung, hơi đau rát, hay tái phát, tự lành sau 10-14 ngày.

- Săng ghẻ: Trợt nông, hình cung, rất ngứa, kèm theo sẩn, mụn nước riêng rẽ ở bìu, thân dương vật ngứa và lây lan trong gia đình, cộng đồng.

- Viêm hạch: hạch viêm đỏ thường là 1 hạch viêm sưng to đau và vỡ kèm theo sốt, mệt mỏi.

Câu 36: Chẩn đoán phân biệt với GM thời kỳ 2?

1.KN

- Giang mai là một bệnh nhiễm khuẩn kinh điển do xoắn khuẩn nhạt màu Treponema pallidun gây nên, bệnh lây chủ yếu qua QHTD không an toàn

- Bệnh có diễn biến lâu năm (hàng chục năm), có lúc rầm rộ từng đợt, có lúc lại ngấm ngầm. Bệnh gây tt ở nhiều cơ quan trong cơ thể: da, niêm mạc, máu, hạch, gan, tim, xương, khớp, TK… bệnh không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân người bệnh mà còn gây ảnh hưởng đến nòi giống (GM bẩm sinh).

2.Phân biệt

- Ban đỏ do dị ứng thuốc: TS dùng thuốc, tiến triển nhanh kèm theo ngứa.

- Sẩn ngứa: bệnh thường liên quan đến mùa (mùa hè), hay tái phát, sẩn ở mặt duỗi chi và cẳng chân, tay, sẩn đứng riêng rẽ và ngứa.

- Phong củ: củ rắn, bờ bóng nổi cao, ranh giới rõ, giữa mảng tổn thương lành sẹo, không ngứa mà tê.

- Lupus lao: củ tròn, mềm, ấn kính ngả vàng và trong suốt, châm kim dễ sụt

- K TB đáy: bờ có hạt ngọc ung thư- cứng, bờ nổi cao như con trạch, dễ chảy máu.

- U nang tuyến bã: u mềm, nặn ra chất bã.

- Gôm lao: tiến triển chậm, bờ loét khúc khuỷu có vành tím.

- Gôm nấm sâu: gôm chạy dọc theo đường bạch mạch, màu đỏ tím, mềm dễ vỡ.

Câu 37: Trình bày giá trị của các XN tìm xoắn khuẩn tại tổn thương RPR, VDRL và TPHA trong chẩn đoán bệnh giang mai?

-XN chuẩn đoán GM có giá trị đặc biệt quan trọng bởi đây là bệnh lây truyền qua đường TD có BHLS rất đa dạng. các XN có giá trị ở từng thời kỳ bệnh. XN huyết thanh về bệnh GM không những là tiêu chuẩn chẩn đoán xác định bệnh mà còn có giá trị trong việc sàng lọc bệnh trong cộng đồng và theo dõi sau điều trị

- XN tìm XKGM tại thương tổn: lấy bệnh phẩm ở săng hoặc ở hạch (GM 1), rất có giá trị trong GM thời kỳ 1 khi các XN huyết thanh CĐ chưa xác định.

- XN huyết thanh chẩn đoán: có nhiều loại phản ứng nhưng ngày nay thường SD các loại pư sau:

+ VDRL: KN là Cardiolipin được chiết suất từ mỡ tim bò, kết hợp với KT Bn tạo p/ư lên bông: pư có độ nhạy cao, đơn giản, dễ làm, trả lời kết quả nhanh, giá rẻ, có thể làm phản ứng định lượng để theo dõi nhưng độ đặc hiệu kém nên có thể có dấu hiệu dương tính giả.

+ RPR: đây cũng là 1 pư lên bông phát hiện kháng thể Reagin GM trong huyết thanh Bn giang mai. Pư cho kết quả nhanh sau 5-15phút, tiện lợi, có thể áp dụng sàng lọc ở cộng đồng.

+ TPHA: độ nhạy và độ đặc hiệu cao, do KN là xoắn khuẩn GM được đánh dấu bằng siêu âm (+) sớm, nên thường dùng XN này để khẳng định chẩn đoán

-Các XN huyết thanh (+)ở cuối thời kỳ GM 1, (+) mạnh ở GM 2 và giảm dần ở GM 3.

 

Câu 38: Nguyên tắc và phác đồ điều trị giang mai thời kỳ 1,2?

1.Nguyên tắc điều trị

- Điều trị sớm, đúng thuốc, đủ liều, đúng thời gian qui định

- Điều trị cả vợ chồng và bạn tình

- Điều trị bằng Penicillin G

- Đảm bảo nồng độ Penicillin trong máu 0,03- 0,07UI/ml liên tục trong thời gian điều trị

- Không dùng kèm KS khác

- Kiểm tra XN ngay sau điều trị

2.Phác đồ điều trị

- GM 1: 2,4 triệu Đv benzathin penicillin G tiêm bắp sâu (mông) dùng liều duy nhất, mỗi bên mông 1,2 triệu đv.

- GM 2: 2,4 triệu Đv benzathin penicillin G tiêm bắp sâu (mông), tiêm 2 lần cách nhau 7-10 ngày hoặc Procain Penicillin G tan trong nước tiêm bắp 1,2 triệu đv mỗi ngày trong 10 ngày.

- Nếu dị ứng Penicillin và Bn không có thai thay bằng Tetraxillin 500mg x 4lần/ngày x 15 ngày hoặc Erythromycin 500mg 4 lần/ngày x 15 ngày.

- Theo dõi sau điều trị: XN kiểm tra sau 1 tháng, 2 tháng, cho kết quả (-).

Câu 39: Trình bày nguyên tắc điều trị và phòng bệnh giang mai?

1.Nguyên tắc điều trị

- Điều trị sớm,đúng thuốc, đủ liều, đúng thời gian qui định

- Điều trị cả vợ chồng và bạn tình

- Điều trị bằng Penicillin G

- Đảm bảo nồng độ Penicillin trong máu 0,03- 0,07UI/ml liên tục trong thời gian điều trị

- Không dùng kèm KS khác

- Kiểm tra XN ngay sau điều trị

2.Phòng bệnh

- Cấp 1: tuyên truyền GD về bệnh lây truyền QĐTD trong đó có bệnh GM về đường lây, tính nguy hiểm cho cộng đồng, đặc biệt là đối tượng thanh niên về lối sống lành mạnh, sử dụng BCS đúng cách, phổ biến kiến thức về bệnh, đặc biệt là tác hại do bệnh gây ra.

- Cấp 2: Lồng ghép khám phát hiện bệnh GM bằng LS và XN trong mạng lưới cơ sở, trong các chương trình khám bệnh (khám định kỳ, khám đối tượng mại dâm, khám NVQS, khám thai định kỳ….)

- Cấp 3: Khi phát hiện bệnh cần được điều trị đúng, đủ liều và điều trị cho cả vợ chồng, bạn tình, kiểm tra sau điều trị

Câu 40: Trình bày các đặc điểm lâm sàng của GM thời kỳ 1,2?

1.Thời kỳ 1

GM TK 1 thường bắt đầu từ tuần thứ 4 và kéo dài 4-6 tuần. Thương tổn thời kỳ này là săng và hạch với các đặc điểm:

-Săng:  Có những T/c đặc trưng sau:

+ Số lượng thường là 1, ít khi nhiều hơn.

+ Màu đỏ thịt tươi.

+ Ranh giới rõ

+ Nền cứng mỏng như tờ danh thiếp

+ Không đau, không ngứa.

+ Vị trí: rãnh qui đầu dương vật (nam), ở cổ TC, ÂĐ, âm vật (nữ)

+ Săng tự lành sau 4-6 tuần

-Hạch: tương ứng với săng và xuất hiện sau săng

+ 80% Bn có hạch kèm theo.

+ Nhiều hạch sắp xếp thành chuỗi.

+ Có 1 hạch to gọi là hạch chúa.

+ Hạch thường không đau, di động, không viêm, không hóa mủ.

2.TK 2

-Thường khởi phát sau khi có săng 6-8 tuần (sau khi giao hợp 10-14 tuần) có thể sớm hoặc muộn hơn.

- Đặc điểm TT thời kỳ này là lan tràn khắp người theo chiều rộng, không có chiều sâu, tổn thương không đau, không ngứa.

- Thời kỳ này xoắn khuẩn phát triển, sinh sản mạnh mãnh nên dễ lây. Song ít gây nguy hiểm cho người bệnh

- Thời kỳ này kéo dài 2 năm với các thương tổn:

2.1.Đào ban

- Dát màu hồng như màu hoa đào, đk <1cm, nhẵn không có vẩy

- vị trí: khởi đầu ở 2 bên sườn sau lan ra thân mình và các chi với số lượng hàng trăm hàng nghìn dát đối xứng, không đau, không ngứa, tồn tại vài ba tuần rồi mất đi không để lại dấu vết.

2.2.Sẩn

- Rất đa dạng

- Sẩn đỏ, sẩn đỏ hồng, xung quanh có viền vẩythường ở gan tay, gan chân hoặc lan tỏa khắp cơ thể.

- Sẩn trợt: thường gặp ở niêm mạc hoặc các nếp gấp, bề mặt sẩn trợt nông, bóng

- Sẩn mủ: sẩn nước có mủ ở chóp hoặc có dịch huyết thanh

- Sẩn ở da đầu: giống như viêm nang lông.

- Dạng vẩy nến: dát đỏ, ranh giới rõ, có vẩy sừng trắng, mủn dễ bong như nến, thương ở mặt duỗi các chi.

- Tổn thương niêm mạc miệng, hậu môn, SD: thường biểu hiện bằng các mảng sẩn trợt tròn, ranh giới rõ có thể bao phủ trên bề mặt 1 lớp màng trắng đục

2.3.Hạch

- khoảng 30-40% Bn có tổn thương này, hạch lan tràn khắp nơi: bẹn, cổ, dưới cằm, nách, trên rãnh ròng rọc.

- Hạch nhiều, nhỏ, không đau, di động, đối xứng.

2.4.Biểu hiện khác

- Sốt nhẹ, nhức đầu, mất ngủ, rụng tóc kiểu rừng thưa…

- Các thương tổn giang mai ở cả da, niêm mạc đều không đi kèm theo đau và ngứa.

- Tổn thương lan tỏa, đối xứng.

Phần 8: Bệnh lậu

Câu 41: Trình bày triệu chứng lâm sàng bệnh lậu cấp ở nam và nữ?

1.Định nghĩa:

Bệnh lậu là 1 trong nhóm bệnh “hoa liễu” trước kia và ngày nay là bệnh lây truyền qua đường tình dục. bệnh lây trực tiếp qua QHTD. Bệnh gây tổn thương chủ yếu ở cơ quan SD, bệnh điều trị khỏi bằng nhiều loại thuốc, nhưng cần điều trị sớm để tránh biến chứng.

2.Triệu chứng lâm sàng

2.1.Bệnh lậu cấp ở nam

- Thời kỳ ủ bệnh trung bình 1-7 ngày. Thời gian này không có triệu chứng gì nhưng vẫn có khả năng lây lan cho người khác.

-Triệu chứng lâm sàng:

+Sớm nhất là cảm giác khó chịu dọc niệu đạo kèm đái rắt.

+Ứa mủ; đái ra mủ. 

+Đái buốt, đái rắt.

-Khám: miệng sáo, qui đầu viêm đỏ, có mủ chảy ra tự nhiên hoặc chảy ra khi vuốt dọc từ gốc dương vật, mùi hôi, mủ ra liên tục, số lượng nhiều

- Khoảng 20% Bn ra rất ít mủ nên khó phân biệt bệnh lậu hay viêm niệu đạo không do lậu.

-Toàn thân: có thể sốt, mệt mỏi.

2.2.Bệnh lậu cấp ở nữ.

- 70% bệnh không có triệu chứng, chỉ khoảng 25-30% phụ nữ bị bệnh có biểu hiện triệu chứng. vì vậy bệnh thường được phát hiện qua người chồng hoặc bạn tình

- Thời gian ủ bệnh như ở nam giới (1-7 ngày)

- Đái buốt, có thể đái ra máu nhưng rất ít, khí hư ra nhiều hơn, thường là màu trắng  hoặc vàng nhạt, mùi hôi.

- Khám:

+ Lỗ niệu đạo viêm đỏ, nếu ép có ít mủ chảy ra

+ Tuyến Bartholin, tuyến skene có thể viêm đỏ, nếu ép có ít mủ chảy ra.

+ Cổ tử cung viêm: đây là nơi có biểu hiện LS rõ nhất: cổ tử cung phù nề, viêm đỏ và đẽ chảy máu. Lỗ tử cung có mủ chảy ra, mủ nhiều màu trắng hoặc vàng nhạt.

Câu 42: Chẩn đoán bệnh lậu cấp ở nam?

1.CĐ xác định

Tiêu chuẩn chẩn đoán:

-Tiền sử: có tiền sử quan hệ tình dục trước khi bị bệnh 1-7 ngày.

-Lâm sàng:

+ Đái buốt, cảm giác nóng bỏng, buốt dọc niệu đạo

+ Đái có mủ, mủ trắng hoặc vàng nhạt, mủ ra liên tục.

+ Miệng sáo viêm đỏ có nhiều mủ trắng hoặc vàng nhạt, sưng nề, vuốt dọc niệu đạo có mủ chảy ra.

-XN: Soi trực tiếp có song cầu khuẩn hình hạt cà phê bắt màu gram âm nằm trong bạch cầu đa nhân.

2.CĐ phân biệt với viêm niệu đạo không do lậu

2.1.Viêm niệu đạo do Trichomonas:

- Thời gian ủ bệnh thường là 10 ngày.

- Khởi đầu là viêm niệu đạo trước với các biểu hiện viêm niệu đạo cấp: cảm giác khó chịu ở niệu đạo, đi tiểu nước hơi đục đầu bãi và cảm giác hơi buốt.

- Khi bệnh chuyển sang mạn tính: biểu hiện của viêm NĐ với các triệu chứng viêm niệu đạo mạn tính: cảm giác khó chịu vẫn còn song len sâu vào niệu đạo sau

-Khám: niêm mạc niệu đạo đỏ, ít dịch trắng, có hiện tượng nước tiểu có sợi tơ và cục bông, buổi sáng trước khi đi tiểu có thể thấy giọt mủ và dịch nhày ở miệng sáo.

- XN: lấy dịch niệu đạo,âm đạo soi tươi thấy hình ảnh trùng roi di động

2.2.Viêm niệu đạo do nấm Candida

- Thời gian ủ bệnh khoảng 2 tuần

- Mủ niệu đạo rất ít, màu trắng đục như nhũ tương,đa số Bn có cảm giác ngứa ở niệu đạo, khi đi tiểu hơi đau rát.

- Khám: miệng sáo, qui đầu có thể có những mảng trắng bao phủ,, mảng trắng dễ mất đi khi lau nhẹ và để lại màu da đỏ tươi.

-XN: lấy dịch mủ, soi tươi trưc tiếp có bào tử nấm.

2.3.Viêm niệu đạo do tạp khuẩn

- Thời gian ủ bệnh thường 10-30 ngày

- TCLS không rõ, thường chỉ khó chịu dọc niệu đạo, Bn ra mủ màu vàng nhạt hoặc xanh nhạt vào buổi sáng trước khi đi tiểu, ít khi có viêm NĐ cấp hoặc mãn tính.

-XN: soi trực tiếp, nhuôm gram hoặc cấy mủ dịch niệu đạo tìm VK.

2.4.Viêm niệu đạo do Chlamydia

- Biểu hiện giống như lậu với các tổn thương: viêm niệu đạo, viêm mào tinh hoàn, viêm trực tràng, viêm kết mạc, hội chứng Reiter

- Triệu chứng:

+ Tiểu cảm thấy đau, nóng dọc niệu đạo

+ có chất nhày ở niệu đạo, đặc biệt vào buổi sáng trước khi đi tiểu.

+ Nếu viêm tinh hoàn: 1 bên tinh hoàn đau, sưng đỏ, sốt cao

-XN: Elisa, PCR (+).

Câu 43: Trình bày các đặc điểm sinh vật học của VK lậu và đặc điểm dịch ttẽ của bệnh?

1.Đặc điểm VK lậu

- Bệnh lậu gây ra do song cầu khuẩn lậu được Neisseria tìm ra năm 1879.

- Tên khoa học: Nesseria Gonorrhoaea.

- Song cầu khuẩn lậu có đặc điểm:

+ Hình hạt cà phê, sắp xếp thành từng cặp.

+Bắt màu gram âm, nằm trong bạch cầu đa nhân.

+Dài khoảng 1,6 m, rộng 0,6- 0,8 m, khoảng cách giữa 2 vi khuẩn 0,1m

+Nuôi cấy trên môi trường thạch máu hoặc nước báng phát triển nhanh.

+ Sức đề kháng yếu: ra khỏi cơ thể chỉ tồn tại một vài giờ.

+ Chu kỳ sinh sản 15phút/lần.

2.Đặc điểm dịch tễ học

- Bệnh lây qua đường TD, dễ lây.

- Tuổi: thường gặp từ 18-40 tuổi

- giới: nam gặp nhiều hơn nữ.

- Địa dư: tỷ lệ bệnh thay đổi theo từng vùng, theo thói quen trong sinh hoạt và đời sống xã hội. Tỷ lệ bệnh ở thành thị cao hơn nông thôn

- Trên thế giới và VN tỉ lệ mắc bệnh lúc tăng, lúc giảm

- Theo WHO mỗi năm trên TG có khoảng 62 triệu người mắc bệnh lậu

- ở VN: bệnh khó kiểm soát bởi khi bị bệnh, Bn thường đến các cơ sở y tế tư nhân hoặc tự mua thuốc để điều trị. Số Bn thống kê được chỉ chiếm 1 phần nhỏ so với số hiện mắc.

Câu 44: Trình bày biến chứng của bệnh lậu ở nam và nữ?

1.Biến chứng ở nam

Thường gặp ở cơ quan SD, tiết niệu

-Viêm tinh hoàn: thường là viêm tinh hoàn cấp, tinh hoàn 1 bên sưng to, viêm nóng đỏ và rất đau, bn đau tăng khi đi lại, toàn thân sốt cao 30-400C

-Viêm TLT, apxe TLT:

+ Bn mệt, táo bón, cảm giác nặng ở trực tràng, đái rắt hoặc bí đái.

+ Sốt 38-390C

+ Thăm trực tràng thấy tuyến TL sưng to

-Viêm túi tinh, mào tinh hoàn

- Biến chứng tiết niệu (hiếm khi xảy ra):

+ Viêm bàng quang

+ Viêm thận, bể thận

2.Biến chứng ở nữ

- Viêm tuyến skene: 2 tuyến skene viêm đỏ, có mủ.

- Viêm tuyến Bartholin, ap xe tuyến Bartholin: thường apxe một bên tuyến Bartholin, biểu hiện bằng tuyến bartholin sưng to bằng quả táo hoặc quả trứng gà, mọng đỏ, rất đau.

+Nếu ép nhẹ thấy có mủ chảy ra

+ toàn thân sốt cao, mệt mỏi.

-Viêm niệu đạo: Bn tiểu tiện buốt, có thể ra máu, khám thấy lỗ niệu đạo viêm đỏ, có ít mủ.

-Viêm tử cung: cổ tử cung sưng nề, viêm đỏ, có mủ chảy ra

- Viêm vòi trứng

- Viêm trực tràng

3.Biến chứng toàn thân (ít gặp)

- Viêm màng trong tim do lậu

- Viêm khớp do lậu

Câu 45: Trình bày nguyên tắc điều trị và phác đồ điều trị bệnh lậu cấp?

1.Nguyên tắc điều trị

- Điều trị sớm, đúng thuốc, đủ liều, tránh biến chứng

- Điều trị cả vợ chồng và bạn tình

- Điều trị lậu kết hợp với Chlamydia

- Tuân thủ chế độ điều trị: không quan hệ tình dục, không làm việc nặng, tránh thức khuya, không uống rượu bia và chất kích thích, không làm thủ thuật tiết niệu trong thời gian điều trị.

2.Phác đồ điều trị

- Ceftriaxone (Rocephine) 250mg/liều duy nhất (tiêm bắp)

- hoặc ciprofloxacin 500mg/liều duy nhất (uống)

- hoặc Spectinomycin 2g/liều duy nhất (TB)

- hoặc azithromycin 250mg x4viên uống liều duy nhất.

- Điều trị Kh với chlamydia :

+ Doxicillin 200mg/ngày x 7 ngày.

+ hoặc Erythromycin 500mg x 4 viên/ngày x 7 ngày.

Câu 46: Chẩn đoán phân biệt bệnh lậu cấp ở nam?

1.Viêm niệu đạo do Trichomonas:

- Thời gian ủ bệnh thường là 10 ngày.

- Khởi đầu là viêm niệu đạo trước với các biểu hiện viêm niệu đạo cấp: cảm giác khó chịu ở niệu đạo, đi tiểu nước hơi đục đầu bãi và cảm giác hơi buốt.

- Khi bệnh chuyển sang mạn tính: biểu hiện của viêm NĐ với các triệu chứng viêm niệu đạo mạn tính: cảm giác khó chịu vẫn còn song len sâu vào niệu đạo sau

-Khám: niêm mạc niệu đạo đỏ, ít dịch trắng, có hiện tượng nước tiểu có sợi tơ và cục bông, buổi sáng trước khi đi tiểu có thể thấy giọt mủ và dịch nhày ở miệng sáo.

- XN: lấy dịch niệu đạo,âm đạo soi tươi thấy hình ảnh trùng roi di động

2.Viêm niệu đạo do nấm Candida

- Thời gian ủ bệnh khoảng 2 tuần

- Mủ niệu đạo rất ít, màu trắng đục như nhũ tương,đa số Bn có cảm giác ngứa ở niệu đạo, khi đi tiểu hơi đau rát.

- Khám: miệng sáo, qui đầu có thể có những mảng trắng bao phủ,, mảng trắng dễ mất đi khi lau nhẹ và để lại màu da đỏ tươi.

-XN: lấy dịch mủ, soi tươi trưc tiếp có bào tử nấm.

3.Viêm niệu đạo do tạp khuẩn

- Thời gian ủ bệnh thường 10-30 ngày

- TCLS không rõ, thường chỉ khó chịu dọc niệu đạo, Bn ra mủ màu vàng nhạt hoặc xanh nhạt vào buổi sáng trước khi đi tiểu, ít khi có viêm NĐ cấp hoặc mãn tính.

-XN: soi trực tiếp, nhuôm gram hoặc cấy mủ dịch niệu đạo tìm VK.

4.Viêm niệu đạo do Chlamydia

- Biểu hiện giống như lậu với các tổn thương: viêm niệu đạo, viêm mào tinh hoàn, viêm trực tràng, viêm kết mạc, hội chứng Reiter

- Triệu chứng:

+ Tiểu cảm thấy đau, nóng dọc niệu đạo

+ có chất nhày ở niệu đạo, đặc biệt vào buổi sáng trước khi đi tiểu.

+ Nếu viêm tinh hoàn: 1 bên tinh hoàn đau, sưng đỏ, sốt cao

-XN: Elisa, PCR (+).

Câu 47: Trình bày TCLS bệnh lậu cấp ở nam và phương pháp điều trị?

1.Triệu chứng lâm sàng

- Thời kỳ ủ bệnh trung bình 1-7 ngày. Thời gian này không có triệu chứng gì nhưng vẫn có khả năng lây lan cho người khác.

-Triệu chứng lâm sàng:

+Sớm nhất là cảm giác khó chịu dọc niệu đạo kèm đái rắt.

+Ứa mủ; đái ra mủ. 

+Đái buốt, đái rắt.

-Khám: miệng sáo, qui đầu viêm đỏ, có mủ chảy ra tự nhiên hoặc chảy ra khi vuốt dọc từ gốc dương vật, mùi hôi, mủ ra liên tục, số lượng nhiều

- Khoảng 20% Bn ra rất ít mủ nên khó phân biệt bệnh lậu hay viêm niệu đạo không do lậu.

-Toàn thân: có thể sốt, mệt mỏi.

- Nếu được điều trị đúng và sớm các triệu chứng mất sau vài giờ.

2.Phương pháp điều trị

2.1.Nguyên tắc điều trị

- Điều trị sớm, đúng thuốc, đủ liều, tránh biến chứng

- Điều trị cả vợ chồng và bạn tình

- Điều trị lậu kết hợp với Chlamydia

- Tuân thủ chế độ điều trị: không quan hệ tình dục, không làm việc nặng, tránh thức khuya, không uống rượu bia và chất kích thích, không làm thủ thuật tiết niệu trong thời gian điều trị.

2.2.Phác đồ điều trị

- Ceftriaxone (Rocephine) 250mg/liều duy nhất (tiêm bắp)

- hoặc ciprofloxacin 500mg/liều duy nhất (uống)

- hoặc Spectinomycin 2g/liều duy nhất (TB)

- hoặc azithromycin 250mg x4viên uống liều duy nhất.

- Điều trị Kh với chlamydia :

+ Doxicillin 200mg/ngày x 7 ngày.

+ hoặc Erythromycin 500mg x 4 viên/ngày x 7 ngày.

Câu 48 : Trình bày TCLS bệnh lậu cấp ở nữ và phương pháp điều trị ?

1.Triệu chứng lâm sàng

- 70% bệnh không có triệu chứng, chỉ khoảng 25-30% phụ nữ bị bệnh có biểu hiện triệu chứng. vì vậy bệnh thường được phát hiện qua người chồng hoặc bạn tình

- Thời gian ủ bệnh như ở nam giới (1-7 ngày)

- Đái buốt, có thể đái ra máu nhưng rất ít, khí hư ra nhiều hơn, thường là màu trắng  hoặc vàng nhạt, mùi hôi.

- Khám:

+ Lỗ niệu đạo viêm đỏ, nếu ép có ít mủ chảy ra

+ Tuyến Bartholin, tuyến skene có thể viêm đỏ, nếu ép có ít mủ chảy ra.

+ Cổ tử cung viêm: đây là nơi có biểu hiện LS rõ nhất: cổ tử cung phù nề, viêm đỏ và đẽ chảy máu. Lỗ tử cung có mủ chảy ra, mủ nhiều màu trắng hoặc vàng nhạt.

2.Phương pháp điều trị

2.1.Nguyên tắc điều trị

- Điều trị sớm, đúng thuốc, đủ liều, tránh biến chứng

- Điều trị cả vợ chồng và bạn tình

- Điều trị lậu kết hợp với Chlamydia

- Tuân thủ chế độ điều trị: không quan hệ tình dục, không làm việc nặng, tránh thức khuya, không uống rượu bia và chất kích thích, không làm thủ thuật tiết niệu trong thời gian điều trị.

2.2.Phác đồ điều trị

- Ceftriaxone (Rocephine) 250mg/liều duy nhất (tiêm bắp)

- hoặc ciprofloxacin 500mg/liều duy nhất (uống)

- hoặc Spectinomycin 2g/liều duy nhất (TB)

- hoặc azithromycin 250mg x4viên uống liều duy nhất.

- Điều trị Kh với chlamydia :

+ Doxicillin 200mg/ngày x 7 ngày.

+ hoặc Erythromycin 500mg x 4 viên/ngày x 7 ngày.

Câu 49 : Chẩn đoán bệnh lậu ở nữ ?

1.Chẩn đoán xác định

- TS : có quan hệ tình dục 1-7 ngày trước đó.

- LS :

+đái buốt ít hoặc không buốt, có thể đái ra máu.

+ Khám : cổ TC viêm đỏ, có mủ chảy ra màu vàng hoặc trắng, âm đạo, âm hộ viêm đỏ hoặc không.

-XN : soi trực tiếp có song cầu khuẩn hình hạt cà phê bắt màu gram nằm trong BC đa nhân.

2.Chẩn đoán phân biệt

- Viêm niệu đạo, âm đạo do Trichomonas

+ thời gian ủ bệnh : thường dài hơn, trung bình khoảng 10 ngày

+ BN có cảm giác ngứa ở SD, ÂĐ, khí hư ra nhiều hơn bình thường, có mùi hôi.

+ Khám thành ÂĐ viêm đỏ, khí hư nhiều, loãng trắng, có bọt hoặc mùi hôi.

+XN : lấy dịch niệu đạo, ÂĐ soi tươi sẽ thấy hình ảnh trùng roi di động.

-Viêm NĐ,ÂĐ do Candida

+ Thời gian ủ bệnh : thường 2 tuần

+ BN ngứa ở bộ phận SD, khí hư ra nhiều hơn, màu trắng bột

+ Khám thành âm đạo có mảng bám trắng như cặn sữa, khí hư trắng bột, đặc, thành âm đạo có màu đỏ tím.

+XN : soi trực tiếp ÂĐ, NĐ có bào tử nấm.

-Viêm NĐ,ÂĐ do tạp khuẩn :

+ thời gian ủ bệnh : 2-4 tuần

+ biểu hiện thường không rõ ràng, chỉ thấy ra khí hư nhiều hơn, có mùi hôi

+ Khám khí hư nhiều, màu vàng hoặc trắng

+XN : Clue cell (+).

Câu 50 : Trình bày nguyên tắc điều trị và phòng chống bệnh lậu ?

1.Nguyên tắc điều trị

- Điều trị sớm, đúng thuốc, đủ liều, tránh biến chứng

- Điều trị cả vợ chồng và bạn tình

- Điều trị lậu kết hợp với Chlamydia

- Tuân thủ chế độ điều trị: không quan hệ tình dục, không làm việc nặng, tránh thức khuya, không uống rượu bia và chất kích thích, không làm thủ thuật tiết niệu trong thời gian điều trị.

2.Phòng bệnh

- cấp 1: GD, tuyên truyền về khả năng dễ lây và tỉ lệ mắc bệnh cao ở cộng đồng, đặc biệt là đối tượng gái mại dâm, giáo dục nếp sống lành mạnh trong thanh niên

- cấp 2: tăng cường khám phát hiện và điều trị ở các đối tượng phụ nữ mại dâm, GD thay đổi hành vi quan hệ,SD BCS đúng cách để tránh lây bệnh

- cấp 3:

+ Khi phát hiện có bệnh ở Bn cần điều trị sớm, đúng nguyên tắc để tránh biến chứng

+ TH điều trị không khỏi hoặc kiểm chứng cần gửi Bn lên tuyến chuyên khoa điều trị

Phần 9: Bệnh Zona

Câu 51: Trình bày các đặc điểm lâm sàng của bệnh Zona?

1.Khái niệm

Zona là bệnh do virus gây tổn thương TK cảm giác, biểu hiện bên ngoài da bằng các dát đỏ, mụn ngứa, bọng nước sắp xếp thành chùm, nhóm khu trú theo vị trí cuat TK bị tổn thương chi phối.

2.Đặc điểm lâm sàng

2.1.TK ủ bệnh

Không xác định được rõ ràng vì không xác định được thời điểm nhiễm VR

2.2.TK khởi phát: kéo dài vài ngày đến 1 tuần

- Biểu hiện của tình trạng nhiễm VR:

+ sốt nhẹ 37,5- 380C, hơi mệt mỏi, khó chịu, đau người, đau xương.

+ có thể đau nhức hoặc nóng rát bỏng hoặc nhức ngứa dọc theo đường đi của dây TK thuộc vùng da sắp bị tổn thương.

2.3.Thời kỳ toàn phát

-Trên da vùng có cảm giác RL:

+ XH các dát đỏ sau 1 vài ngày tại dát đỏ xh các mụn nước, tập trung thành từng chùm, từng mảng

+ Các mụn nước trong sau lớn dần thành các bọng nước căng bóng, to nhỏ không đều. sau đó đục dần.

+ khoảng 5-7 ngày bọng nước, mụn nước teo đi hoặc dập vỡ, khô lại và đóng vẩy tiết.

+ khoảng 2 tuần bong vẩy để lại nề da màu hồng rồi thành sẹo, thường là sẹo trắng giữa, xung quanh có viền thâm

+Vị trí tổn thương: thường là 1 bên cơ thể, không vượt qua đường giữa, khu trú theo vị trí TK bị tổn thương chi phối, thỉnh thoảng có tổn thương bên đối diện do nhánh TK nhỏ chạy ngang

-Các triệu chứng kèm theo:

+ Đau nhức: là T/c hay gặp nhất, phụ thuộc vào tuổi, tuổi càng cao đau càng tăng, đau liên tục hoặc thành cơn kèm theo htượng co giật tại chỗ.

+ cảm giác rát bỏng: xuất hiện khi tổn thương da đã lành

+ hạch phụ cận sưng đau

+ mất ngủ: do đau nhức nên không ngủ được

+ kém ăn: bn mệt mỏi và đau nên ăn uống kém

-Diễn biến bệnh: ổn định sau 2-3 tuần, nếu không có NT hoặc MD bình thường, TT lành da và để lại sẹo trắng.

Câu 52: Trình bày các thể lâm sàng của bệnh Zona?

Zona là bệnh do virus gây tổn thương TK cảm giác, biểu hiện bên ngoài da bằng các dát đỏ, mụn ngứa, bọng nước sắp xếp thành chùm, nhóm khu trú theo vị trí cuat TK bị tổn thương chi phối.

1.Theo hình thái học

- zona xuất huyết: bọng nước có chứa máu.

- zona hoại tử: tt zona loét sâu, lâu lành, thể này thường gặp ở người già, người nhiễm HIV/AIDS

- zona có mụn nước lưu vong: ngoài các mụn nước, bọng nước tập trung lại còn có rải rác các bọng nước, mụn nước của zona ở các vị trí khác nhau trên cơ thể, thường gặp ở người suy giảm MD

-zona lan tỏa: ngoài các tt da, nội tạng cũng bị tt: tim, phổi, thận, thể này có thể tử vong và hay gặp ở người trẻ nghiện ma túy.

2.Theo vị trí: theo sự phân bố của dây TK

- zona liên sườn: thể này hay gặp nhất

- zona ngực, cánh tay

- zona cổ

- zona đầu: TT TK VII và dây TK VIII gây đau tai, giảm thính lực, liệt mặt ngoại biên, mất cảm giác nửa bên

- zona miệng hầu: gây tt dây TK IX, X

- zona thắt lưng: bụng-sinh dục, đùi- TK tọa.

- zona mắt: thường gặp và nặng nhất, có thể toàn bộ dây V hoặc 1 nhánh bị tổn thương, nhánh trán, nhánh lệ, nhánh mũi trong hay ngoài.

Câu 53: Chẩn đoán Zona?

1.Khái niệm

Zona là bệnh do virus gây tổn thương TK cảm giác, biểu hiện bên ngoài da bằng các dát đỏ, mụn ngứa, bọng nước sắp xếp thành chùm, nhóm khu trú theo vị trí cuat TK bị tổn thương chi phối.

2.CĐ xác định: Dựa vào các tiêu chuẩn

- TT mụn nước, bọng nước phân bố theo dây TK, đứng thành chùm, thành mảng ở 1 nửa bên cơ thể

- Dát đỏ kèm theo hoặc tạo nền cho mụn nước, bọng nước.

- Cảm giác đau nhức hoặc rát bỏng nơi tổn thương

- Có hạch phụ cận sưng đau

3.CĐ phân biệt

- Eczema: mụn nước trên nề da đỏ, không phát triển thành bọng nước, không có đau nhức mà ngứa, không có hạch kèm theo, không có biểu hiện toàn thân.

- Herpes : mụn nước cũng sắp xếp thành từng chùm nhưng không trên nề da đỏ, không có hiện tượng đau nhức mà chủ yếu là dát hay tái phát tt, thường gặp ở vùng gần niêm mạc: mắt, mũi, miệng, SD, hậu môn.

- Viêm da tiếp xúc cấp: TT là dát đỏ và mụn nước nhanh vỡ, kèm theo nóng rát, TT không khu trú theo dây TK mà chủ yếu ở vùng da hở, không có PƯ viêm hạch phụ cận.

Câu 54: Các biến chứng và di chứng thường gặp của bệnh zona/

1.Kn

Zona là bệnh do virus gây tổn thương TK cảm giác, biểu hiện bên ngoài da bằng các dát đỏ, mụn ngứa, bọng nước sắp xếp thành chùm, nhóm khu trú theo vị trí cuat TK bị tổn thương chi phối.

2.Biến chứng:

- Bội nhiễm: rất thường gặp ở người bệnh tiểu đường, người già, người nhiễm HIV hoặc người bị bệnh mãn tính: SLE, pemphigus.

- Viêm não, màng não

- Liệt TK sọ não: chủ yếu TK V , gây liệt vận nhãn chung

Zona là bệnh không tái phát, trừ TH nhiễm HIV hoặc suy giảm HTMD do các nguyên nhân khác.

3.Di chứng

- đau sau zona: thường gặp ở người già, tuổi càng cao di chứng càng tăng, lứa tuổi 60 chiếm 20%, 70 chiếm 30% có di chứng này. Đau kéo dài nhiều tháng, thậm chí nhiều năm khó điều trị, đau có thể ltục hoặc từng cơn khiến BN mất ngủ dễ dẫn đến suy nhược

- loạn dưỡng: teo da, rụng lông, khô da, dị dạng

- sẹo giác mạc: zona mắt có tổn thương viêm loét giác mạc, tt TK thị giác dẫn đến mù

Câu 55: Trình bày phương pháp điều trị bệnh zona?

1.KN

Zona là bệnh do virus gây tổn thương TK cảm giác, biểu hiện bên ngoài da bằng các dát đỏ, mụn ngứa, bọng nước sắp xếp thành chùm, nhóm khu trú theo vị trí cuat TK bị tổn thương chi phối.

2.Phương pháp điều trị

- Điều trị tại chỗ: nếu NT dùng các dd màu: milian, castelani, methylen 2%, tím gentian.

- toàn thân:

+ giảm đau: thuốc  kháng viên phi steroid: paracetamol, diclophenac

+ Vitamin 3B: liều cao

+ an thần

-Kháng vi rus:

+ thường dùng cho người suy giảm MD

+ zona TK sọ não

+ zona lan tỏa

+ người già

-Điều trị cụ thể:

+ thuốc diệt VR: Acyclovir 4g/ngày chia 5 lần uống cách nhau 4h trong 5-7 ngày. Thuốc cần được SD ngay trong những ngày đầu (khi mới đau nhức, nổi dát đỏ, mụn nước), thuốc có td làm giảm đau, ngăn ngừa lây truyền

+ TH nặng nên dùng Acyclovir tiêm TM liều 10mg/ngày/mỗi 8h x 7 ngày

Phần 10: Bệnh vẩy nến

Câu 57: Mô tả TCLS của bệnh vẩy nến?

1.Kn

Vẩy nến là bệnh mạn tính do gen di truyền có cơ chế tự miễn dịch, với tổn thương da là dát đỏ và vẩy trắng như nến. bệnh  kéo dài nhiều năm và tiến triển từng đợt, ngoài tổn thương da bệnh còn có thể biểu hiện ở khớp, móng.

2.Đặc điểm lâm sàng

2.1.TTCB

- Dát đỏ không thâm nhiễm, bề mặt có phủ vẩy dày và trắng, kích thước, hình thái, số lượng tương đối rõ rệt, thường hình tròn hoặc bầu dục hoặc nhiều cung khô, bóng,không đau, không ngứa hoặc ngứa rất ít.

- Vẩy: vẩy da khô, nhiều tầng, xếp chồng lên nhau, màu trắng đục như xà cừ hay màu sáng bạc, để nguyên trông như giọt nến, cạo thì dễ vỡ, mủn như cám.

- Phương pháp nạo Brocp: dùng thìa nạo nhẹ nhàng, thong thả trên mặt tổn thương hàng trăm lần sẽ thấy:

+ các lớp vẩy trên mặt tổn thương lần lượt chóc ra sau mỗi lần cạo, có màu trắng lấp lánh như xà cừ, các mảnh vỡ vụn khô như các mảnh nến vỡ bong ra khi cạo gọi là vẩy nến

+ sau hàng trăm lần nạo sẽ đến lớp cuối cùng là lớp sừng, nạo mạnh 1 chút thì bong ra 1 màng, or tách ra từng mảng gọi là màng bong.

+ Màng bong để lộ ra 1 mặt phẳng đỏ, nhẵn bóng, đó là bề lớp gai. Nạo thêm 1 chút sẽ thấy dơm dớm những giọt nước như những giọt xương màu đỏ gọi là xương máu.

-Phương pháp này rất đơn giản và có giá trị chẩn đoán cao.

2.2.Vị trí tổn thương

- có thể phát triển ngay tại nơi bị sang chấn, bị bỏng, bị thương hoặc trên bệnh da có sẩn.

- Khi bệnh đang tổn thương nếu lấy tay gãi hoặc kim tiêm làm xây sát da cũng là XH thương tổn vẩy nến tại chỗ gọi là hiện tượng Kobner.

- TT thường có tính chất đối xứng hay gặp ở vùng tì đè đầu gối, khuỷu tay, khu trú ở da đầu

2.3.Kích thước thương tổn

- thay đổi có khi nhỏ bằng giọt nước hoặc mảng tròn , bầu dục, đk <1cm, hay liên kết thành mảng lớn lan rộng khắp cơ thể.

- TH đặc biệt có hình vòng nhẫn.

Câu 58: Trình bày tiến triển và biến chứng của bệnh vẩy nến?

1.KN

Vẩy nến là bệnh mạn tính do gen di truyền có cơ chế tự miễn dịch, với tổn thương da là dát đỏ và vẩy trắng như nến. bệnh  kéo dài nhiều năm và tiến triển từng đợt, ngoài tổn thương da bệnh còn có thể biểu hiện ở khớp, móng.

2.Tiến triển:

- Bệnh mạn tính kéo dài nhiều năm, từ khi bị bệnh đến khi chết, dai dẳng, tiến triển thất thường, khi thì bệnh phát từng đợt rồi hết hẳn tổn thương. Nhưng đa phần bệnh dai dẳng, còn lại 1 số tt khu trú ở khuỷu tay, đầu gối, da đầu rồi thỉnh thoảng lại phát thành đợt cấp sau sang chấn hay stress hoặc theo mùa

- Bệnh tiến triển thất thường nên giữa các đợt tái phát có thời kỳ tạm yên hàng năm hoặc vài năm do đó việc theo dõi đánh giá tác dụng của thuốc điều trị phải dè dặt.

- Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng gây ảnh hưởng đến tâm lý bởi tổn thương da là giảm thẩm mỹ.

Câu 59: Trình bày các thể lâm sàng của bệnh vẩy nến?

1.KN

Vẩy nến là bệnh mạn tính do gen di truyền có cơ chế tự miễn dịch, với tổn thương da là dát đỏ và vẩy trắng như nến. bệnh  kéo dài nhiều năm và tiến triển từng đợt, ngoài tổn thương da bệnh còn có thể biểu hiện ở khớp, móng.

2.Các thể lâm sàng

2.1. Sắp xếp theo kích thươc tổn thương

- Thể giọt: Thương tổn đồng đều bằng giọt nước.

- Thể đồng tiền: tròn, đồng đều như đồng xu

- Thể mảng: là những mảng lan rộng do nhiều mảng nhỏ liên kết lại

- Thể toàn thân: lan rộng khắp cơ thể.

2.2. Sắp xếp theo hình thái

- Thể mủ: bệnh có thể phát ngay từ đầu, cũng có thể phát trên nền vẩy nến cũ do kích thước của thuốc, tổn thương là mụn mủ nhưng không do NT

- Thể khớp: thường khởi đầu ở các khớp rồi mới XH ở da

- Thể đỏ da: toàn thân da đỏ hơi phù nề, bong thành mảng lớn, khô hoặc vẩy dính.

2.3.Sắp xếp theo vị trí:

- Thể ở da đầu: có thể khu trú ở da đầu, nơi khác không có TT. TT là những mảng, chấm đỏ, ranh giới rõ, có vẩy trắng, tóc mọc xuyên qua vẩy, TT thường có ở rìa chân tóc, cũng có khi ở toàn bộ da đầu bong vẩy khó phân biệt với viêm da tiết bã.

- Thể mặt: TT là dát đỏ, giới hạn rõ, có vẩy trắng, dễ nhầm với lupus ban đỏ.

- Thể đảo ngược: TT ở các kẽ, thể này vẩy mỏng, thường TT bề mặt hơi ướt, rát.

- Thể gan tay, chân: TT đối xứng ở 2 tay, 2 chân

- Thể móng: có thể đơn độc, TT móng cũng có khi kết hợp với TT da, móng có những chấm trắng hoặc khía dọc móng mất độ bóng, dày, rìa móng mủn.

- Thể qui đầu: dát đỏ, giới hạn rõ, không có vẩy, mặt trên thường bóng, không xâm nhiễm, tồn tại lâu.

- Thể niêm mạc: niêm mạc miệng với đám niêm mạc đỏ hoặc trắng, giới hạn rõ giống mảng bạch sản, vẩy dễ bong.

Câu 60: Chẩn đoán bệnh vẩy nến?

1.Kn

Vẩy nến là bệnh mạn tính do gen di truyền có cơ chế tự miễn dịch, với tổn thương da là dát đỏ và vẩy trắng như nến. bệnh  kéo dài nhiều năm và tiến triển từng đợt, ngoài tổn thương da bệnh còn có thể biểu hiện ở khớp, móng.

2.Chẩn đoán xác định

- chủ yếu dựa vào lâm sàng:

+ dát đỏ, ranh giới rõ, có phủ vẩy trắng, đầy mủ, dễ bong, thường ở đầu gối, khuỷu tay, da đầu.

+ Ngứa ít, hoặc không ngứa.

+ Nạo Brocb có màng bong và có dấu hiệu “sương máu’’

-TH lâm sàng không điển hình cần có GPB để xác định chẩn đoán.

3.Chẩn đoán phân biệt

- á sừng vẩy nến: dát đỏ có vẩy trắng nhưng vẩy mỏng, nạo Brocb không có màng bong và sương máu.

- Eczema: dát trắng, hồng có vẩy trắng bóng, mỏng, vẩy nhỏ, nạo Brocb không có màng bong và sương máu.

- Giang mai TK II: sẩn đỏ, có viền vẩy ở xung quanh, sẩn nạo Brocb không có màng bong và sương máu.

Câu 61: Điều trị bệnh vẩy nến?

1.KN

- Vẩy nến là bệnh mạn tính do gen di truyền có cơ chế tự miễn dịch, với tổn thương da là dát đỏ và vẩy trắng như nến. bệnh  kéo dài nhiều năm và tiến triển từng đợt, ngoài tổn thương da bệnh còn có thể biểu hiện ở khớp, móng.

- Là bệnh mạn tính căn nguyên chưa rõ lại có liên quan đến những yếu tố di truyền nên viẹc điều trị gặp nhiều khó khăn

2.Điều trị tại chỗ

- Mục đích: làm tiêu sừng, bong vẩy nhanh bằng các thuốc có hoạt chất Salicilic:

+ Mỡ Salicilic 3-5%

+ Goudron

+ Dầu Cade

+ Mỡ corticoid: bôi tại chỗ, chỉ nên dùng cho những tổn thương ở mặt (dễ làm sạch tt) làm hạn chế giao tiếp của BN, nên dùng loại thuốc mỡ Corticoid có dẫn chất nhẹ và dùng thời gian ngắn.

-Chiếu tia cực tím UVB: 3lần/tuần

- P.U.V.A (puva therapie: psonrale + UVA)

- Uống 8 methoxy psoralene 0,6mg/kg trước khi chiếu UVA 2 tiếng, chiếu 3 lần/tuần

3.Điều trị toàn thân

- Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tùy theo mức độ bệnh, thể bệnh trước và trên Bn cụ thể để áp dụng 1 trong các phác đồ sau:

+ VTM A liều cao 200.000- 300.000 đv/ngày

+ VTM B12 kết hợp với VTM B6, B2, C…

+ VTM A Axit (tigason): 1mg/kg/ngày, lọa này có nhiều tác dụng phụ như khô da, khô môi, rụng tóc, quái thai à CCĐ ở ngời suy gan và thai nghén.

+ Một số vẩy nến thể khớp, thể đỏ da toàn thân có thể dùng các thuốc chống MD như: methotrexat, tuy nhiên phải thận trọng vì nhiều tác dụng phụ

+ Corticoid không nên dùng vì dễ dẫn đến nhiều triệu chứng không có lợi mà vẩy nến lại là bệnh mạn tính và lành tính.

Câu 62: Trình bày một số đặc điểm về dịch tễ và phòng bệnh vẩy nến?

1.Dịch tễ

- Bệnh khá phổ biến ở VN, chiếm 1,5-2% dân số, chiếm 6- 10% các bệnh da.

- Bệnh có tính di truyền: 8% con cái bị nếu 1 trong 2 bố mẹ bị bệnh. Nếu cả bố và mẹ bị bệnh thì 41% con cái bị bệnh

- Tuổi: bệnh có ở mọi lứa tuổi, từ 2- 70 tuổi, gặp nhiều ở tuổi thanh niên và trung niên. Theo Nellsen: dưới 15 tuổi gặp 41%, 15- 20 tuổi gặp 22,4%, sau 50 tuổi gặp 2,7%.

- Nghề nghiệp: bệnh không có sự khác biệt về nghề nghiệp

- Giới: nam gặp nhiều hơn nữ.

- Khí hậu: bệnh gặp ở nơi có KH lạnh nhiều hơn nơi có KH nóng: Anh 7%, Liên Xô 6,5%, Mỹ 3%, Vn 1,5-2%.

- Chủng tộc: bệnh gặp ở tất cả các trùng tập trên hành tinh.

2.Phòng bệnh

- Tránh các yếu tố kích thích khởi phát về thầ kinh và thực thể

- Cấp 1: GD về yếu tố thuận lợi cho người mắc để hạn chế sự tái phát bệnh

- Cấp 2: Nếu phát hiện các TH bị bệnh nên SD phác đồ đơn giản, không dùng thuốc tác dụng mạnh vì để lại biến chứng cho người bệnh như Corticoid toàn thân hoặc tại chỗ

- Câp 3: TH nặng, biến chứng nên chuyển tuyến chuyên khoa cao hơn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #quang