D.Ricardo
4.2.3. Học thuyết kinh tế của David Ricardo
David Ricardo (1772 - 1832) là người bảo vệ lợi ích của bộ phận tư sản công nghiêp, chống
chế độ phong kiến và tin tưởng vào tính ưu việt của chủ nghĩa tư bản, cho rằng chủ nghĩa tư bản là
hợp lý và tồn tại vĩnh viễn. Thế giới quan của D.Ricardo là thế giới quan duy vật tự phát và máy
móc, trong phương pháp cũng song song tồn tại cả phương pháp khoa học và phương pháp tầm
thường. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là tác phẩm "Những nguyên lý của kinh tế chính trị
học". Đặc biệt tài sản vô giá của ông là kiến thức kinh tế thực tế, nhất là trong lĩnh vực kinh
doanh tiền tệ.
4.2.3.1. Lý luận về giá trị
Lý luận về giá trị là lý luận chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống quan điểm kinh tế của
Ricardo, là cơ sở của học thuyết của ông và được xây dựng trên cơ sở kế thừa, phê phán, phát
triển lý luận giá trị của A.Smith.
+ Ông định nghĩa giá trị hàng hoá, hay số lượng của một hàng hoá nào khác mà hàng hoá
khác trao đổi, là số lượng lao động tương đối cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó quyết định. Ông
phê phán sự không nhất quán trong khi định nghĩa về giá trị của A.Smith.
+ Ông cũng đã có sự phân biệt rõ ràng dứt khoát hơn giữa giá trị sử dụng và giá trị trao đổi,
ông nhấn mạnh " tính hữu ích không phải là thước đo giá trị trao đổi, mặc dầu nó rất cần thiết cho
giá trị này". Từ đó ông phê phán sự đồng nhất hai khái niệm tăng của cải và tăng giá trị.
+ Theo ông lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá không phải chỉ có lao động trực tiếp,
mà còn có cả lao động cần thiết trước đó để sản xuất ra các công cụ, dụng cụ, nhà xưởng dùng vào
việc sản xuất ấy.
+ Về thước đo giá trị, ông cho rằng cả vàng hay bất cứ một hàng hoá nào không bao giờ là
một thước đo giá trị hoàn thiện cho tất cả mọi vật. Mọi sự thay đổi trong giá cả hàng hoá là hậu
quả của những thay đổi trong giá trị của chúng.
+ Về giá cả ông khẳng định: giá cả hàng hoá là giá trị trao đổi của nó, những biểu hiện bằng
tiền, còn giá trị được đo bằng lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá, ông cũng đã tiếp
cận với giá cả sản xuất thông qua việc giải thích về giá cả tự nhiên.
+ Ricardo cũng đã đề cập đến lao động phức tạp và lao động giản đơn nhưng ông chưa lý
giải việc quy lao động phức tạp thành lao động giản đơn.
+ Ông cũng là người đầu tiên mô tả đầy đủ cơ cấu lượng giá trị, bao gồm 3 bộ phận: c, v, m,
tuy nhiên ông chưa phân biệt được sự chuyển dịch của c vào sản phẩm như thế nào, và không tính
đến yếu tố c2. D.Ricardo bác bỏ quan điểm cho rằng tiền lương ảnh hưởng đến giá trị hàng hoá.
+ Tuy nhiên trong lý luận giá trị của D.Ricardo cũng còn những hạn chế, đó là:
- Chưa phân biệt giá trị và giá cả sản xuất mặc dù đã nhìn thấy xu hướng bình quân hoá tỷ
suất lợi nhuận.
- Coi giá trị là phạm trù vĩnh viễn, là thuộc tính của mọi vật (theo Mác phạm trù này chỉ tồn
tại trong nền sản xuất hàng hoá).
- Chưa phát hiện ra tính chất hai mặt của sản xuất hàng hoá.
- Chưa làm rõ tính chất lao động xã hội quy định giá trị như thế nào, thậm chí cho răng lao
động xã hội cần thiết do điều kiện sản xuất xấu nhất quyết định.
- Chưa phân tích được mặt chất của giá trị và các hình thái giá trị.
4.2.3.2. Lý thuyết về tiền tệ và tín dụng
Vấn đề lưu thông tiền tệ và ngân hàng chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong học thuyết
của D.Ricardo. Tư tưởng chính của ông là:
+ Một nền kinh tế muốn phát triển tốt cần dựa trên một sự lưu thông tiền tệ vững chắc.
+ Lưu thông tiền tệ chỉ vững chắc khi hệ thống tiền tệ dựa vào vàng làm cơ sở.
+ Vàng trong lưu thông có thể được thay thế một phần hoặc toàn bộ là tiền giấy nhưng với
điều kiện nghiêm ngặt là tiền giấy này phải được vàng đảm bảo. Ricardo vẫn coi vàng là cơ sở của
tiền tệ, nhưng theo ông muốn việc trao đổi thuận lợi thì ngân hàng phải phát hành tiền giấy. Ông
cho rằng giá trị của tiền là do giá trị của vật liệu làm ra tiền quyết định. Nó bằng số lượng lao
động hao phí để khai thác vàng bạc quyết định. Tiền giấy chỉ là ký hiệu giá trị của tiền tệ, được so
sánh tưởng tượng với một lượng vàng nào đó, do nhà nước và ngân hàng quy định.
+ Ông phát triển lý luận của W. Petty về tính quy luật của số lượng tiền trong lưu thông.
Ông đối chiếu giá trị của khối lượng hàng hoá với giá trị của tiền tệ và cho rằng tác động qua lại
giữa số lượng hàng hoá với lượng tiền trong lưu thông diễn ra trong những khuôn khổ nhất định.
+ Nhận xét: Ricardo đã có nhiều luận điểm đúng đắn về tiền tệ song vẫn còn những hạn chế
nhất định, như: Ông chưa phân biệt được tiền giấy với tiền tín dụng, chưa phân biệt rõ ràng giữa
lưu thông tiền giấy và tiền kim loại nên đi đến một kết luận chung rằng: giá trị của tiền là do
lượng của chúng điều tiết, còn giá cả của hàng hoá thì tăng lên một cách tỷ lệ với tăng số lượng
tiền. Ông là người theo lập trường của thuyết số lượng tiền và lý thuyết của ông chưa phân tích
đầy đủ các chức năng của tiền tệ.
4.2.3.3. Lý luận về tiền lương, lợi nhuận, địa tô
+ Về tiền lương: Ông coi tiền lương là giá cả tự nhiên của hàng hoá lao động, là giá cả các
tư liệu sinh hoạt nuôi sống người công nhân và gia đình anh ta. Ông cho rằng mức tiền lương vào
yếu tố lịch sử văn hoá. Theo ông tiền lương cao sẽ làm cho nhân khẩu tăng nhanh, đẫn đến thừa
lao động, lại làm cho tiền lương hạ xuống, đời sống công nhân xấu đi, là kết quả của việc tăng dân
số. Công lao to lớn của Ricardo là phân tích tiền lương thực tế và đặc biệt là đã xác định được tiền
lương như là một phạm trù kinh tế. Ông xét tiền lương trong mối quan hệ giai cấp, mối quan hệ về
lợi ích.
+ Về lợi nhuận: Ricardo xác nhận giá trị mới do công nhân sáng tạo ra bao gồm tiền lương
và lợi nhuận. Ông đã phát hiện ra quy luật vận động của tư bản là: Nếu năng suất lao động tăng thì
tiền lương sẽ giảm tương đối còn lợi nhuận của tư bản sẽ tăng tuyệt đối. Tuy nhiên ông chưa biết
đến phạm trù giá trị thặng dư. Ông đã có nhận xét tiến gần đến lợi nhuận bình quân (những tư bản
có đại dương bằng nhau thì đem lại lợi nhuận như nhau) nhưng không chứng minh được. Ông cho
rằng nếu hạ thấp tiền công thì lợi nhuận tăng lên còn giá trị hàng hoá không đổi. Ông đã thấy xu
hướng giảm xuống của tỷ suất lợi nhuận tuy nhiên chưa giải thích được cạn kẽ.
+ Về địa tô: Ông là người đầu tiên dựa trên cơ sở lý thuyết giá trị lao động để giải thích địa
tô. Ông cho rằng do ruộng đất có giới hạn, độ mùa mỡ của đất đai giảm sút, năng suất đầu tư bất
tương xứng, dân số lại tăng nhanh, dẫn đến nạn khan hiếm nông sản, cho nên xã hội phải canh tác
tất cả ruộng đất xấu và giá trị nông phẩm là do hao phí trên ruộng đất xấu quyết định. Nếu kinh
doanh trên ruộng đất xấu và trung bình sẽ thu được lợi nhuận siêu ngạch, phần này phải nộp cho
địa chủ dưới hình thức địa tô. Ông cũng đã phân biệt được địa tô và tiền tệ: Địa tô là việc trả công
cho những khả năng thuần tuý tự nhiên, còn tiền tô bao gồm cả địa tô và lợi nhuận do tư bản đầu
tư vào ruộng đất.
4.2.3.4. Lý thuyết về tư bản
D.Ricardo coi tư bản là những vật nhất định (tư liệu sản xuất, vật phẩm tiêu dùng) chứ
không phải là quan hệ xã hội.
Ông đã phân biệt tư bản cố định và tư bản lưu động, trong đó:
+ Tư bản cố định: là bộ phận tư bản ứng trước để mua công cụ lao động, phương tiện lao
động, bộ phận này có sự hao mòn dần khi chuyển giá trị vào sản phẩm và không làm tăng giá trị
hàng hoá (đây là một quan điểm đúng đắn).
+ Tư bản lưu động: Là bộ phận tư bant ứng ra để thuê công nhân.
Tuy nhiên, trong tư bản lưu động ông chỉ tính đến yếu tố tiền lương, sự phân tích của ông
cũng chưa đạt tới khái niệm tư bản bất biến và tư bản khả biến.
4.2.3.5. Lý thuyết tái sản xuất
Theo D.Ricardo, vấn đề sống còn của chủ nghĩa tư bản là tích luỹ tư bản, mở rộng sản xuất
vượt quá tiêu dùng sẽ tạo ra thị trường, vì thế trong chủ nghĩa tư bản không có khủng hoảng thừa.
D.Ricardo coi tiêu dùng quyết định bởi sản xuất, muốn mở rộng sản xuất thì phải tích luỹ,
phải làm cho sản xuất vượt quá tiêu dùng. Khi sản xuất phát triển sẽ tạo ra thị trường. Tuy nhiên
ông không thấy được mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêu dùng. Ông phủ nhận khủng hoảng sản xuất
thừa trong chủ nghĩa tư bản. Vì theo ông lượng cầu thường là lượng cầu có khả năng thanh toán.
Lượng cầu đó được củng cố thêm lượng cung hàng hoá và và sản phẩm thì bao giờ cũng được
mua bằng sản phẩm hay sự phục vụ, tiền chỉ dùng làm thước đo khi thực hiện sự trao đổi đó.
D.Ricardo là đại biểu xuất sắc của kinh tế chính trị tư sản cổ điển, là người kế tục xuất sắc
của A.Smith. Ông đã vạch ra những mâu thuẫn trong học thuyết của A.Smith và vượt qua được
giới hạn mà A.Smith phải dừng lại, phân tích sâu sắc hơn các quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư
bản. Theo Mác: A.Smith là nhà kinh tế của thời kỳ công trường thủ công còn D.Ricardo là nhà
kinh tế của thời đại cách mạng công nghiệp. Học thuyết của D.Ricardo được đánh giá là đỉnh cao
nhất của kinh tế chính trị tư sản cổ điển.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro