cuong1234
Tranh chấp đất đai là hiện tượng thường xảy ra trong đời sống xã hội ở mọi thời kì lịch sử trong một xã hội tồn tại sự đối kháng giựa các giai cấp thì đất đai luôn là đối tượng tranh chấp giữa chúa đất và nông nô,giữa địa chủ và nông dân,giữa đông đảo quần chúng nhân dân không có đất và bọn chủ đất lớn.tóm lại đó là tranh chấp giữa những kẻ áp bức và những người bị áp bức.những tranh chấp này biểu hiện mâu thuẩn đối kháng giữa các giai cấp,khi xung đột không thể điều hòa được thì tất yếu phải giải quyết bằng các cuộc cách mạng xã hội để thay thế chế độ sở hữu đất đai này bằng chế độ sở hưu đất đai khác tiến bộ hơn.
Trong chế độ chúng to hiện nay,Nhà nước là người đại diện cho toàn thể nhân dân lao động thực hiện quyền sở hữu dối với đất đai.Vì thế,tranh chấp đât đai trong thời kì này mang nội dung kinh tế cũng như ý nghĩa chính trị khác với tranh cấp đất đai trong xã hội có giai cấp đối kháng.
Tuy nhiên,các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật đất đai không phải lúc nào cũng nhất trí với nhau về tất các vấn đề trong quan hệ pháp luật ,vì thế sẽ xuất hiện những ý kiến khác nhau ,những mâu thuẫn ,những bất đồng nhất định.Hiện tượng đó được thể hiện trên thực tế bằng những hành động cụ thể và người đó gọi là sự tranh chấp.
Vậy tranh chấp đất đai là sự bất đồng ,mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích ,về quyền và các nghĩa vụ giữa các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai.
Tranh chấp đất đai cũng thể hiện dấu ấn mạnh mẽ trong các thời kì lịch sử khác nhau của các quan hệ pháp luật đất đai .Chẳng hạn ,trước những năm 1980 ,khi Nhà nước còn duy trì ba hình thức sở hữu đất đai là :sở hữu nhà nước ,sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân thì có tranh chấp về quyền sở hữu ,về quyền - nghĩa vụ trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai .Hiến pháp nam 1980 đươc ban hành ,Nhà nước trở thành người đại diện cho toàn dân thực hiện quyền sở hữu đất đai ,vì thế không thể có tranh chấp về quyền sở hữu .Đối tượng của mọi tranh chấp đất đai thời kì này chỉ có thể là quyền quản lý và quyền sử dụng những diện tích đất đai nhất định .Bước xang nền kihn tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hôih chủ nghĩa cũng phát triển hết sức đa dạng ,phức tạp ,đòi hỏi pháp luật phải có cơ chế điều chỉnh cho phù hợp .Nhiều quan hệ trước kia bị nghiêm cấm nay được pháp luật cho phép thưc hiện .Các giai dịch dân sự về đất đai được xác lập như chuyển đổi ,chuyển nhượng ,cho thuê ,cho thuê lại ,thế chấp ,bảo lãnh ,góp vón liên doanh bằng giá trị chuyển nhượng đất ...cũng từ đó mà đối tượng của tranh chấp đất đai đã có sự thay đổi ,không chỉ về là quyền quản lý ,quyền sử dụng đất đai mà còn tranh chấp trong quá trình xác lập và thực hiện các giao dịch về đất đai.
Nói tóm lại ,cùng với vi việc xử lý các quan hệ pháp luật đất đai theo những hình thức khác nhau ở từng giai doạn mà tranh chấp đất đai cũng chứa đựng những yếu tố về nội dung ,hình thức không hoàn toàn giống nhau ở mỗi thời kì.
2. Đặc điểm của tranh chấp đất đai:
+ Đối tượng của tranh chấp đất đai là quyền quản lý ,quyền sử dụng và những lợi ích phát sinh từ quá trình sử dụng một loại tài sản đặc biệt không thuộc quyền sở hữu của các bên tranh chấp;
+ Các chủ thể tranh chấp đất đai chỉ là chủ thể quản lý và sử dụng đất ,không có quyền sử hữu đối với đất đai;
+ Tranh chấp đất đai luôn gắn liền với quá trình sử dụng đất của các chủ thể nên không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích trực tiếp của các bên tham gia tranh chấp mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước.Vì trước hết ,khi xảy ra tranh chấp, một bên không thực hiện được quyền của mình ,do đó ảnh hưởng đến việc thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro