Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Cuộc chiến tranh Thái Bình Dương 1941-1945 P7

Sụp đổ

Tướng Ushijima rút khỏi Shuri, lui về phía Nam 15km, đến một dãy đồi cao thẳng đứng xuống biển. Đây là tuyến phòng thủ cuối cùng của Nhật, vì sau lưng họ là biển Đông Hải (biển Đông Trung Hoa).Tại lâu đài Shuri, người Nhật chỉ để lại độ 200 quân, phần lớn là những thương binh đi không được và một số lớn là dân cư đảo Okinawa. Các thương binh có nhiệm vụ giữ lâu đài và các hang động bên dưới cho đến chết.Thành phố Shuri trong vòng vây bị oanh tạc tan nát hoàn toàn, chỉ còn lại một trường học và một nhà thờ. Ngày 31-5 sư đoàn 77 bộ binh Mĩ cùng thủy quân lục chiến đã chiếm thành phố. Trong lâu đài Shuri đổ nát vẫn còn hai cái chuông đồng lớn loang lổ vết đạn nhưng người ta vẫn có thể đọc nhũng dòng chữ Hán như sau:Hỡi người, chuông là vật phát ra tiếng. Thanh bay cao, bay xa. Nó báo thời gian, nó báo khi nào bóng tối đến, nó báo khi nào ánh sáng trở lại.Hỡi kẻ có tội, hãy lắng nghe tiếng chuông, linh hồn các người sẽ được cứu rỗi".Ngày 1-6-1945, quân Mĩ tiến đến gần thành lũy cuối cùng của quân Nhật. Họ bắt đầu tiến công vào nơi yếu nhất của hệ thống bố phòng, một trái núi đầy hang động, nơi đó 2000 lính hải quân Nhật đang đóng giữ. 13 ngày sau, sư đoàn 6 thủy quân lục chiến Mĩ chiếm được nơi này, thiệt hại 1700 người, phía Nhật chết hết. Người ta tìm thấy thi hài của chuẩn đô đốc Minoru Om, sĩ quan cao cấp nhất ở đây.Ông ta cùng 6 sĩ quan của Bộ tham mưu đã tự sát kiểu "Hara Kiri".Chiều ngày 15 tháng 6, trong một hang động lớn làm chỉ huy sở của sư đoàn 7, đại tá Kanayama, trung đoàn trưởng trung đoàn 27 bộ binh tập hợp 102 người còn lại của trung đoàn. Ông ta làm lễ đốt quân kì Trung đoàn và nói:"Trong ba tháng vừa qua, anh em đã cùng tôi chiến đấu. Lòng dũng cảm, chí hi sinh, sức chịu đựng của anh em, lịch sử sẽ khắc sâu. Nay tôi nói lời cám ơn anh em đã phục vụ quên mình.Giờ đây, tôi tuyên bố giải thể Trung đoàn. Từ nay trở đi, anh em không còn bị ràng buộc nữa, tôi lãnh trách nhiệm về ệnh này (1).Riêng tôi, tôi sẽ vĩnh viễn ở lại đây. Nhưng tôi cấm anh em theo tôi. Ra lệnh cho anh em phải sống để kể lại cho hậu thế biết: Quân dội Nhật Bản đã chiến đấu anh dũng ra sao ở Okinawa".Đoạn ông ta rút gươm mổ bụng tự sát. Đại úy Sato huơ gườm, chém đứt đầu đại tá Kanayama, giúp ông ta đi sang thế giới bên kia một cách nhanh chóng.Sato tra gươm vào vỏ hô to "Tonno Heika Banzai" (2) và rút súng lục ra chĩa vào đầu bóp cò tự sát.Ngày 18-6, tướng Simon Bolivar Buckner, tư lệnh quân Mĩ tại Okinawa đang trên đường hành quân thì bị địch nhắm bắn bằng súng cối. Đạn nổ văng mảnh vào ngực làm ông chết trước giờ phút thắng lợi cuối cùng.Ngày 21 tháng 6, trong chỉ huy sở của mình, tướng Ushijima và mọi người đều hớt tóc, cạo râu. Xong ông ta viết thư trình lên Thiên hoàng, báo về chiến sự ở Okinawa và tạ tội không giữ được đảo. Thư được điện về Bộ Tổng tham mưu quân lục Hoàng gia Tokyo. ông ta vẫn bình tĩnh, dí dỏm, đùa nhẹ nhàng với mọi người (3) và bảo Đại tá Yahara:"Này Yahara ơi, tôi và ông chắc sẽ "Hara Kiri". Nhưng tôi ra lệnh cho ông ở lại. Nếu ông chết, sau này còn ai có thẩm quyền để kể lại về trận chiến Okinawa này. Mặc dù sống sau khi thua trận là nhục nhã, nhưng tư lệnh của ông ra lệnh cho ông phải chịu cái nhục này".Chiều ngày 22 tháng 6, tướng Ushijima và tướng Cho quỳ gối hướng về phía Bắc (hướng Hoàng cung) bái ba bái và tiến hành lễ tự sát.Tướng Cho đưa cổ ra cho Đại úy Sakaguchi thêm bay đầu.Tướng Ushijima lấy gươm tự mổ bụng, tiếp theo đó, 7 sĩ quan tham mưu cùng tự sát.Ngày 2 tháng 7, trận chiến Okinawa chính thức chấm dứt.Suốt ba tháng chiến đấu, quân Mĩ bị chết 12.520 người và bị thương 34.420 người.Phía Nhật mất đi hơn 100.000 quân. Dân đảo Okinawa, do bị đạn bị đau ốm và tự sát bằng cách từ trên cao nhảy xuống biển, chết đến 75000 người (một phần tám dân số đảo).Giờ đây người Mĩ có một căn cứ hết sức quan trọng để chuẩn bị xâm nhập các đảo xứ Phù Tang.Hàng rào phòng thủ cuối cùng nơi cửa vào đất Nhật đã bị thọc thủng.(1) Từ trước đến nay, trong quân đội Nhật, khi thua là phải chiến đấu đến chết. Đây là một sự kiện mới lạ. Người lính Nhật quen được chỉ huy, họ mất định hướng. Số lớn ra khỏi hang, không biết đi đâu cho đến khi bị Mĩ bắt.(2) Tức là "Thiên hoàng vạn tuế"(3) Khi tướng Cho, tham mưu trưởng, ra cửa hang đi tiểu ông ta nói:"Tướng quân hãy nhanh lên. Cái "sự đời" của tướng quân to lắm, Mĩ nó nhắm vào đây là chết".

MƯA BOM TRÊN ĐẤT NHẬT

Cuộc oanh tạc đầu tiên của Hoa Kỳ vào thủ đô Tokyo (Nhật Bản) do phi đội máy bay ném bom của trung tá James Doolittle tiến hành ngày 18-4-1942 là một nỗ lực đặc biệt của Mĩ nhằm gây tác đông tâm lí. Từ đó cho đến giữa năm 1944, Hoa Kỳ không có điều kiện để tiến hành những cuộc oanh kích khác vào lãnh thổ Nhật. Từ tháng 6-1944 bắt đầu có vài cuộc ném bom lẻ tẻ. Mãi đến cuối năm 1944, khi tuyến phòng thủ của Nhật Bản bị đẩy lùi về gần Đất Mẹ, và phần lớn lãnh thổ Nhật đã nằm trong tầm với của không quân Mĩ, thì các cuộc oanh tạc Nhật Bản mới được tiến hành với quy mô ngày càng lớn và tính chất ngày càng ác liệt. Đó không chỉ là nhũng đòn tâm lí nữa, mà chính là một bộ phận quan trọng trong chiến lược tiến công của Đồng minh nhằm hủy diệt tiềm lực công nghiệp quân sự Nhật, tiêu diệt các căn cứ hải, lục, không quân địch, ngăn chặn sự chi viện của chính quốc cho các chiến trường xa, bao vây cô lập Nhật Bản; và sau cùng, phối hợp với các chiến dịch tiến công của lục quân và hải quân Đồng minh để buộc Nhật Bản phải đầu hàng.

Từ 24-11 -1944 đến 8-5-1945

Ngày 24-11-1944, còi báo động phòng không của Tokyo lần đầu tiên réo vang kể từ khi chiến tranh bắt đầu: máy bay Mĩ kéo đến ném bom.Đó là phi đoàn oanh tạc cơ 73 do chuẩn tướng Emmett O'Dounell chỉ huy xuất phát từ Saipan lần đầu tiên tiến đánh thủ đô Nhật Bản. 93 pháo đài bay khổng lồ B.29 quần thảo trên bầu trời gây khủng khiếp khắp nơi.Hơn 100 chiếc Zéro bay lên đánh chặn, nhưng đạn súng máy của các chiến đấu cơ Nhật không xuyên thủng nổi vỏ thép của các pháo đài bay; ngược lại, hỏa lực của các máy bay oanh tạc này lại gây tổn thất cho các chiến đấu cơ địch. Đoàn máy bay Mĩ đã trút bom xuống một xí nghiệp chế tạo máy bay Nhật ở cách hoàng cung 16km về phía tây bắc, rồi trở về an toàn. Chỉ 1 pháo đài bay bị rơi do một chiếc zéro bị thương đâm thẳng vào. Ba ngày sau, vẫn phi đoàn 73 ấy lại kéo đến Tokyo với 62 chiếc B.29 để đánh tiếp vào xí nghiệp nói trên mà lần trước họ đánh chưa thật trúng. Nhưng lần này cũng lại không đánh được vì người Nhật đã phủ kín xí nghiệp quan trọng đó bằng một lớp mây mù nhân tạo dày đặc. Phi đoàn đành kéo đi đánh phá công sở quanh Tokyo.Đêm 28 rạng ngày 29-11, tàu ngầm Archerfish của Hoa Kỳ do trung tá Josehp F.Enright chỉ huy đã lọt vào vùng biển Nhật Bản ở cách Tokyo 100 dặm. Nó đã phóng ngư lôi đánh chìm tàu sân bay lớn nhất thế giới của Nhật Bản là chiếc Shinano, cùng cỡ với các siêu thiết giáp hạm Musashi và Yamato.Đầu tháng 12, một trận động đất mạnh đã tàn phá nặng nề Nagoya và khu kĩ nghệ quan trọng quanh thành phố. Cũng trong thời gian đó, các pháo đài bay B29 xuất phát từ Saipan đã 3 lần oanh tạc dữ dội xí nghiệp chế tạo động cơ máy bay thuộc hãng Mitsubishi ở thành phố này. Các cuộc oanh tạc đạt hiệu quả cao tới mức người Nhật phải cho chuyển những thiết bị còn lại vào sâu trong lòng đất.Qua tháng 1-1945, các cuộc oanh tạc Tokyo vẫn tiếp diễn đều đặn, nhưng kết quả không cao. Ngày 16-2, để yểm trợ cho cuộc đổ bộ Iwo Jima sắp bắt đầu, Lực lượng đặc nhiệm 58 của phó đô đốc Mitscher, với 30 tàu sân bay các loại mang theo 1200 máy bay đã xâm nhập vùng biển Nhật Bản cách bờ 60 dặm, tung ra những đợt oanh kích khốc liệt vào những xí nghiệp và mục tiêu quân sự ở Tokyo và vùng phụ cận trong suốt 2 ngày. Để khắc phục hậu quả của những cuộc oanh tạc liên tiếp diễn ra, chính phủ Nhật buộc phải huy động đông đảo lực lượng nhân dân vào công tác phòng vệ. Các "Hội láng giềng" được lập ra từ trước chiến tranh, bao gồm trên dưới một chục gia đình trong mỗi "hội", để kiểm soát việc phân phối lương thục và nhu yếu phẩm đồng thời cứu giúp nhau trong chiến tranh; nay trở thành các tổ chức phòng không, cứu hỏa, cứu thương và cứu sập Các thành viên chủ chốt của hội này, cả nam lẫn nữ, được phát đồng phục và các dụng cụ cần thiết. Chọn lọc từ trong số này, riêng ở Tokyo đã có 8100 nhân viên cứu hỏa dân sự được huấn luyện . Rải rác trên toàn thành phố có 1117 trạm cứu hỏa để phối hợp với các đội lính cứu hỏa của nhà nước.Đêm 9-3, còi báo động Tokyo lại rú lên như bao lần khác. Nhưng lần này, người Nhật sẽ phải chứng kiến một cuộc ném bom khác trước rất nhiều. Một số lượng đông hiếm thấy gồm tới 333 máy bay ném bom hạng nặng của Hoa Kỳ, xuất phát từ các căn cứ Gưam, Tinian và Saipan tại quần đảo Marianas họp thành đoàn. Chúng tập trung tấn công không phải là một mục tiêu quân sự hay công nghiệp lớn nào, mà là khu ngoại ô phía đông Tokyo dài 6km và rộng 4,5 km có 750.000 công nhân và dân nghèo sống chen chúc trong những túp nhà dựng tạm bằng gỗ và giấy bồi, để làm việc trong mấy nghìn xưởng nhỏ ở ngay trong khu này. Thoát được lưới lửa phòng không và không gặp máy bay Nhật đánh chặn, lúc 0 giờ 15, đoàn máy bay Mĩ đã dội xuống khu vục này một trận mưa bom khác thường: bom napalm, còn gọi là bom lửa, bom xăng hay bom cháy. Chỉ phút chốc, một biển lửa khổng lồ hình thành không gì cứu chữa nổi làm Tokyo rực sáng và nóng bỏng như giữa trưa hè.Trong thảm họa đêm rạng ngày 10-3-1945 ấy, 130.000 người Nhật đã bị chết thiêu mà không hiểu họ phạm tội gì? Con số đó tương đương với số người Đức chết trong trận Đồng minh oanh tạc thành phố Dresden ngày 13 và 14-2-45. Nhưng ở Dresden phải dùng đến 1400 máy bay, gấp hơn 4 lần số máy bay đã sử dụng ở Tokyo.Cuộc ném bom quỷ khốc thần sầu trên là sáng kiến của thiếu tướng Curtis Lemay, tư lệnh sư đoàn oanh tạc cơ thứ 3 đóng tại quần đảo Marianas. Ông ta cho rằng có thể buộc Nhật Bản đầu hàng mà không cần phải đổ bộ lên đất Nhật, bằng cách tiến hành liên tục những cuộc ném bom hủy diệt trên quy mô lớn.Chiến thuật ném bom của ông ta là: tập trung lực lượng lớn cho mỗi đợt oanh kích, tháo bỏ hầu hết các thiết bị phụ để tăng sức chở bom napalm cho máy bay, bay thấp vào ban đêm để tiến đánh địch, và rải đều bom cháy đó vào những mục tiêu dễ bắt lửa trên từng khu vực rộng. Cuộc oanh kích đầu tiên theo chiến thuật này đã thành công trọn vẹn. Nhưng việc dùng vũ khí tiêu diệt hàng loạt thường dân như vậy sẽ phải giải thích thế nào về mặt đạo lý? 28 nhà giáo dục nổi tiếng của Hoa Kỳ đã lên án hành động vô nhân đạo đó và yêu cầu giới lãnh đạo đất nước "hãy kiểm tra lại trái tim của họ". Tuy nhiên, dư luận chung ở Mĩ và Anh lúc bấy giờ ngả theo quan điểm: người Đức và người Nhật phải chịu trách nhiệm về mỗi quả bom rơi trên đất nước họ. Tờ Time khẳng định Lemay dùng bom lửa thiêu đốt Tokyo là việc "biến ước mơ thành hiện thực" và kêu gọi "các thành phố Nhật Bản cần phải được thiêu trụi như lá rụng mùa thu". Tờ New York Times thì viết rằng:"Chúa đã ban cho ta các loại vũ khí là để ta sử dụng chúng". Điều gì là tội phạm ở Coventry, Rotterdam, Warsaw và London đã trở thành anh hùng ở Hamburg, Dresden, Osaka và Tokyo (1).Đêm 10 rạng 11-3, Lemay lại cho 313 máy bay mang bom napalm thả xuống Nagoya, thành phố lớn thứ ba của Nhật. Tiếp sau đó lần lượt đến các thành phố Osaka, Kobe và Yokohama. Ngày 15-3 chính phủ Nhật phải ra lệnh cho tản cư thường dân ra khỏi các thành phố lớn. Và rồi họ cũng tìm được những biện pháp đối phó với chiến thuật ném bom của Lemay, hạn chế bớt tác hại của nó.Ngày 7-4, trong lúc hạm đội cuối cùng của Nhật bị tiêu diệt trên đường đi Okinawa, không quân Mĩ mở đầu một đợt tấn công mới vào đất Nhật bằng một cuộc oanh tạc lớn vào Tokyo và vùng phụ cận. Phần lớn chiến đấu cơ Zéro ở đây bay lên chặn địch, nhưng 57 chiếc đã bị các chiến đấu cơ Mustang P.51 của Hoa Kỳ bắn hạ và 136 chiếc khác bị chính các pháo đài bay B.29 bắn rơi. Người Nhật liền cho các máy bay Thần phong xuất trận và tung ra những máy bay phản lực đầu tiên, nên cũng đánh thiệt hại nặng các phi đội Hoa Kỳ (2)Từ hôm đó cho đến đầu tháng 5, các chiến đấu cơ lớn Mustang P.51 yểm trợ các pháo đài bay Hoa Kỳ, ngày cũng như đêm tập trung đánh phá các căn cứ không quân Nhật, trước hết là những nơi xuất phát của các phi đội Thần phong.Ngày 12-4, tân thủ tướng Kantaro Suzuki ra lệnh thành lập Tập đoàn quân tình nguyện, bao gồm tất cả đàn ông từ 15 đến 55 tuổi và phụ nữ từ 17 đến 45 tuổi, để chuẩn bị chiến đấu ngay trên Đất Mẹ. Nhưng chiến sự vẫn tiếp diễn ác liệt ở Okinawa, không quân Mĩ vẫn oanh tạc các sân bay trên đảo Kyushu và nhiều nơi khác mà chưa thấy địch đổ bộ lên Đất Mẹ.Từ tháng 12-1944 đến tháng 5-1945, 19500 tấn bom của Đồng minh đã được thả xuống chiến trường Thái Bình Dương, phần lớn rơi xuống Nhật Bản(1) John Toland, sđd, tr.764. (Coventry, Rotterdam, Warsaw và London là các thành phố bị Đức Quốc xã oanh tạc nặng nề, còn Hamburg, Dresden, Osaka và Tokyo cũng bị như vậy, nhưng do không quân Đồng minh tiến hành).(2) Đức là nước đầu tiên chế tạo máy bay phản lực (từ 6-1944) và đưa vào chiến đầu (từ cuối 1944). Đồng minh cũng có máy bay phản lực từ đầu năm 1945 .

Từ 8-5 đến 5-8-1945

Việc phát xít Đức đầu hàng Đồng minh không chỉ là sự sụp đổ của Đế chế thứ III, mà còn là một đòn nặng nề đối với nước Nhật quân phiệt.Giờ đây, toàn bộ sức lực của phe Đồng minh sẽ dồn vào để tiêu diệt kẻ thù duy nhất còn lại của họ, và sự bại trận của Nhật Bản chỉ còn là vấn đề thời gian.Bộ máy chiến tranh của Đồng minh cũng được tổ chức lại để hoạt động có hiệu quả hơn. Kể từ đây, đại tướng Douglas Mac Arthur là Tổng tư lệnh các lực lượng Lục quân và thủy sư đô đốc Chester Nimitz là Tổng tư lệnh các lực lượng hải quân Đồng minh.Về không quân, đại tướng Carl Spaatz là tư lệnh các lục lượng không quân chiến lược, dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Bộ tư lệnh tối cao Liên quân Đồng minh đặt tại Washington.Thuộc quyền tướng Spaatz có Tập đoàn không quân 20 đặt căn cứ tại quần đảo Marianas của đại tướng H.H Arnold và Tập đoàn không quân 8 của thiếu tướng James H.Doolittle từ châu Âu chuyển dần qua Okinawa. Không quân chiến thuật của Đồng minh có các Bộ tư lệnh ở từng khu vực. Tư lệnh không quân chiến thuật của Đồng minh ở khu vực Thái Bình Dương là trung tướng George Kenney.Thuộc quyền ông có Tập đoàn không quân thứ 5 do thiếu tuong E.C Whitehead cầm dầu đặt căn cứ tại Iwo Jima và Okinawa; Tập đoàn không quân thứ 13 ở Leyte của tướng P.B Wurtsmith; Tập đoàn không quân thứ 7 ở Saipan của tướng T.D.White.Tư lệnh không quân chiến thuật Mĩ ở Trung Hoa là tướng Stratemeyer. Dưới quyền ông có tập đoàn không quân thứ 14 của trung tướng Cheunault (và trung tướng Stone lên thay từ tháng 7) và Tập đoàn không quân thứ 10 của thiếu tướng Howard C.Davidson. Mỗi tập đoàn không quân có trên dưới 2000 máy bay các loại, từ pháo đài bay B29, B.24 Liberator, các oanh tạc cơ B.32 Dominator, các máy bay ném bom hạng trung Mosquitos, Micheus... cho đến các chiến đấu cơ hiện đại kiểu Mustang, Thunderbolt... Bên cạnh đó, còn có lực lượng không quân của hải quân Hoa Kỳ thuộc các hạm đội 3,5 và 7 trong khu vực Thái Bình Dương mà mỗi hạm đội đều có từ 1200 đến 1500 máy bay trên các tàu sân bay của mình.Đó là chưa kể đến hàng chục nghìn thủy phi cơ các loại.Ngày 10-5, sau khi đã diệt hết các căn cứ không quân Nhật trên đảo Kyushu, không quân Mĩ quay trở lại tấn công Tokyo và Nagoya. Từ 14 đến 17-5, Tập đoàn không quân thứ 7 đã tiến hành một cuộc oanh tạc vô cùng mãnh liệt cùng một lúc vào 5 thành phố Tokyo, Kobe, Nagoya, Yokohama và Osaka. Đêm 23-5, 562 pháo đài bay B.29 lại tiến hành một vụ ném bom cháy kiểu Lemay xuống khu vực phía Tây Tokyo. Ngày 25, hơn 500 pháo đài bay lại thả bom napalm vào giữa trung tâm thủ đô, thiêu cháy trụi 16,8 dặm vuông, giết chết 10.000 người. Ngọn lửa đã lan đến tận Hoàng Cung, khiến vua và hoàng hậu phải xuống hầm ẩn náu. Ngày hôm đó, các máy bay phản lực Nhật đã bắn rơi được 19 pháo đài bay B.29 trên bầu trời thủ đô. Bởi thế, từ ngày 9-6 không quân Mĩ lại tập trung đánh phá đến tận cùng các nhà máy sản xuất máy bay Nhật và các căn cứ không quân còn lại của dịch.Ngày 12-6, lần đầu tiên 2 pháo đài bay B.24 Liberator băng ngang nước Nhật từ Đông sang Tây tiến vào biển Nhật Bản đánh chìm một số thương thuyền đang di chuyển giữa Triều Tiên và Nhật Bản.Tiếp đó, ngày 17-6, hơn 450 pháo đài bay lại oanh tạc các hải cảng trên bờ biển phía Tây nước Nhật. Liên lạc với Triều Tiên bị đe dọa tức là Nhật Bản bắt đầu bị phong tỏa khỏi đất liền châu Á.Đầu tháng 7, sau khi đã chiếm xong Okinawa với 7 sân bay trên đảo, cuộc oanh kích Nhật Bản đã gia tăng cường độ rất nhiều, hơn cả sự tàn phá nước Đức trước đó. Từ ngày 4-7, không còn thấy máy bay Nhật nghênh chiến, không quân Đồng minh đã làm chủ bầu trời Nhật Bản. Từ tháng 3 đến tháng 6, Nhật Bản đã mất 4000 máy bay. Một số phi đội sống sót phải kéo sang Triều Tiên trú ẩn chờ ngày xuất kích khi Đồng minh đổ bộ lên Đất Mẹ.Tuy vậy, trong 6 tháng đầu năm 1945, các máy bay Thần phong cùng với bom bay "OKA" (người Mĩ gọi chệch theo tiếng Nhật là "Baka", nghĩa là "thằng ngốc") và những gì còn lại của không quân Nhật đã đánh đắm được 264 hạm tàu các loại của Mỹ trong đó có 4 tàu sân bay lớn là các chiếc Ticonderoga, Saratoga, Intrepid và Bunker Hiu. Hạm đội thứ 3 Hoa Kỳ cũng biến khỏi vùng biển nước Nhật sau trận bão lớn ngày 5-6. Vì bị sóng to gió lớn đánh hư hại 5 tàu sân bay, 2 thiết giáp hạm, 1 tuần dương hạm và 13 hạm tàu khác, hạm đội của đô đốc Halsey buộc phải rút về căn cứ sửa chữa gần 1 tháng. Ngày 3-7, hạm đội lại xuất trận với 1200 máy bay thuộc Lực lượng đặc nhiệm 38 thay phiên nhau oanh tạc 80 sân bay Nhật ở vùng đồng bằng quanh thủ đô Tokyo. Ngày 14-7, hải quân và không quân Mỹ đánh phá mãnh liệt thành phố Kamishi cách Tokyo 400km về phía Bắc và thành phố Muroran trên đảo Hokkaido. Ngày 17 và 18-7, lại thêm một cuộc oanh kích lớn của 1500 máy bay vào các thành phố lớn của Nhật. Tiếp đó, Đồng minh tập trung lục lượng tìm diệt những gì còn lại của hải quân Nhật đang trú ẩn tại các cảng Yokosuka và Kure. Sau 4 cuộc oanh kích lớn trong các ngày 18, 24,25, và 28-7, kết quả đem lại là 4 thiết giáp hạm, 2 tàu sân bay nhẹ, 2 tuần dương hạm nặng và 1 tuần dương hạm nhẹ của Nhật đã bị đánh đắm hoặc trọng thương. Cuối tháng 7, cả nước Nhật chỉ còn vẻn vẹn 2 tàu sân bay nhẹ, 4 tuần dương hạm, 26 khu trục hạm và 16 tàu ngầm. Thiết giáp hạm cuối cùng còn lại trong tổng số 12 thiết giáp hạm của Nhật là chiếc Nagato đã bị đánh trọng thương tại Yokosuka. Cùng lúc với việc hủy diệt các chiến hạm trên, ngày 24 và 28-7 đã diễn ra những cuộc ném bom và bắn phá dữ dội ở Nagoya, Osaka, Sakai, Nagasaki và nhiều thành phố lớn khác.Trên 2000 máy bay, trong đó có nhiều chiếc thuộc các tàu sân bay Anh đã thực hiện các phi vụ oanh tạc này. Từ 29-7 đến 1-8, một trận bão lớn thổi qua hầu hết nước Nhật làm cho cường độ oanh tạc có phần giảm xuống. Ngày 3-8 Đồng minh cho xuất trận thêm nhiều máy bay ném bom hạng nặng kiểu P-61 "Black Window" làm cho chiến sự nóng bỏng trở lại. Tính chung từ đầu tháng 6 đến 15-8-1945, Đồng minh đã dùng hết 135000 tấn bom ở chiến trường Thái Bình Dương, hầu hết số đó rơi xuống chính quốc Nhật Bản. Thế là số bom ném trong hai tháng rưỡi cuối cùng của chiến tranh nhiều hơn gấp 7 lần số bom dùng trong 6 tháng trước đó. Kết quả 7 tháng của năm 1945, không quân và hải quân Đồng minh đã đánh đắm hoặc làm trọng thương 2700000 tấn trọng tải tàu các loại, tiêu diệt 11375 máy bay các loại của địch.Đến đầu tháng 8-1945, hải quân và không quân Nhật coi như đã bị loại khỏi vòng chiến, tiềm lực công nghiệp chiến tranh của Nhật đã bị tàn phá rất nặng nề và chính quốc Nhật Bản đã bị bao vây phong tỏa gắt gao. Tokyo chỉ còn trông cậy vào lục quân trên đất liền châu Á và sự hi sinh quên mình của một trăm triệu thần dân của Thiên hoàng trên 4 hòn đảo Nhật.Đài phát thanh Tokyo liên tục tố cáo các cuộc oanh tạc dã man của không quân Hoa Kì. Nhưng người Nhật còn chưa biết rằng thảm họa khủng khiếp nhất đối với họ vẫn còn phía trước.

CHƯƠNG X :NHỮNG ĐÒN GIÁNG CUỐI CÙNG

TUYÊN CÁO POTSDAM VÀ TƯƠNG LAI NHẬT BẢN

Nhật Bản mưu tìm hòa bình

Cuộc đổ bộ của thủy quân lục chiến Hoa Kỳ ở Okinawa diễn ra cùng lúc với thời kì giãy chết của Đế chế thứ III ở Đức.Trong lúc bá tước Bernadotte đang đóng vai trò con thoi giữa các thủ đô châu Âu để thăm dò khả năng mưu tìm hòa bình cho chế độ Quốc xã theo yêu cầu của tên trùm cơ quan Gestapo là Himmler, thì nhiều người Thụy Điển khác cũng đóng vai trò tương tự cho Nhật.Đại sứ Thụy Điển tại Tokyo Wider Bagge được ngoại trưởng Nhật Mamoru Shigemitsu (thời thủ tướng Koiso) nhờ làm trung gian bán chính thức giữa Nhật và Hoa Kỳ.Nhưng đến khi nội các Koiso đổ, thì tân Bộ trưởng Ngoại giao Togo cho rằng Nhật chỉ nên tìm hòa bình qua ngả Liên Xô.Những giới tư bản tài phiệt Nhật cũng có đường lối của họ. Như ta đã thấy, suốt thời chiến tranh nước Nhật do hai con ngựa "Quân phiệt" và "Tài phiệt" lôi kéo.Nó đưa nước Nhật càng ngày càng đến gần bờ vục thẳm. Giờ đây phe tài phiệt muốn tìm đường cứu vãn phần nào hay phần ấy. Vì vậy người của họ ở Thụy Sĩ tìm mọi cách để tiếp cận với các giới Hoa Kỳ có vai vế. Eric Erikson, đại diện cho một công ty hàng hải Thụy Điển,. có những mối làm ăn quan hệ với phe tài phiệt Nhật, tiếp xúc với Hoàng thân Carl Bernadotte và đóng vai liên lạc cho tùy viên quân sự Nhật ở Stockholm.Những bước đầu này không được Tokyo đồng ý cho lắm, nhưng cũng không cấm đoán hẳn.Ở Thụy Sĩ, ba người Nhật tìm cách móc nối với Allen W Dulles, đại diện cho cơ quan OSS ( 1). Người đầu là trung tá Yoshoro Fujimura, tùy viên hải quân của Sứ quán Nhật ở Berne. Người thứ hai là Shigeyoshi Tsuyama, đại diện cho công ty hàng hải Osaka ở châu âu. Người thứ ba là Shintaro Ryu, đặc phái viên châu âu của tờ Asahi Shimbun.(1) OSS - Office of Strategie Study- Sở nghiên cứu chiến lược, là tiền thân của CIA. Qua máy mật mã của Sứ quán, họ liên lạc trực tiếp và kín đáo với Nhật Bản qua Phòng mật mã của Bộ tư lệnh hải quân Tokyo. Và qua trung gian của tiến sĩ Fritz Mack (người Đức) họ móc nối được với Allen Dulles. Ông này thông báo cho phía Nhật biết là Đức phát xít đã đầu hàng, vậy Nhật nên "lo tính" đi trước khi quá muộn. Lúc ấy, sự thay đổi nội các ở Nhật và sự cần thiết về "bí mật" khiến cho công việc mưu tìm hòa bình ở Thụy Sĩ không xúc tiến liên tục được. Vả lại, tâm lí chung cửa đại đa số quân phiệt là đánh đến cùng.Khi bản "Báo cáo tình hình sản xuất" được trình lên thủ tướng mới Suzuki thì nhiều người mới thấy rõ : nước Nhật đã đi đến bước đường cùng.Giới Lục quân giờ đây thấy rằng, trong việc mắn tìm hòa bình, chỉ có thể tin cậy ở Liên Xô trong vai trò môi giới. Tướng Umezu, Tổng tham mưu trưởng và tướng Korechika Anami, Bộ trưởng Quốc phòng đề nghị nên theo con đường này để xúc tiến, dò hỏi.Nhưng Ngoại trưởng Togo thì cho rằng: sau khi thắng Đức thế nào người Nga cũng nhảy vào vòng chiến chống Nhật. Và khi Nhật nhờ họ mưu hòa, họ sẽ đòi hỏi những giá đắt ở Mãn Châu, Lữ Thuận, Đại Liên.Vậy Nhật có thể "trả giá" ấy không?Nhưng cuối cùng, chính phủ Nhật cũng ra lệnh cho nhà Ngoại giao Nhật Koki Hirota tiếp xúc với Đại sứ Liên Xô ở Nhật Bản là Yakov Malik.Trước hết, Hirota đề nghị với Malik là xin Liên Xô bỏ quyết định "Không gia hạn Hiệp định trung lập Nga - Nhật" (1). Hirota nói:"Thực là một điều may là Nhật-Nga chưa bắn nhau".Và yêu cầu Malik điện về Moskva, nhờ làm trung gian mưu hòa.Đại sứ Malik trả lời là cần phải vài ngày mới có tin tức. Nhưng vào ngày hôm sau, 6-6-1945, Ngoại trưởng Togo đem đến Hội đồng chính phủ bản "Tuyên cáo của Bộ Tổng tham mưu" tinh thần vẫn là: đánh đến cùng. ông ta hỏi giới quân sự, ý định thực sự của các ông là sao?Các ông có thấy các ông khôi hài không, khi nêu ra rằng "chiến tranh càng đến gần Nhật Bản thì ta càng dễ thắng lợi hơn". Các ông có nghe người dân họ nói gì không?".(1) Ngày 5-4-1945, Liên Xô thông báo sẽ không gia hạn Hiệp đinh không xâm phạm lẫn nhau đã được kí kết từ trước, nay sắp mãn hạn. Ngày 8-6, một cuộc họp được triệu tập ở tòa nhà "Nội chính đường" trong Hoàng cung. Năm bộ trưởng quan trọng nhất (Quốc phòng, Hải quân, Ngoại giao, Nội vụ, Kinh tế), thêm Hoàng thân Hiranuma, chủ tịch Hội đồng cơ mật dự họp. Thiên hoàng ngồi nghe Bộ trưởng ngoại giao thuyết trình về những đòi hỏi của Anh, Mĩ liên quan đến vấn đề chấm dứt chiến tranh.Cuộc họp vẫn không đi đến một kết quả nào, nhưng dù sao cũng là một bước tiến, vì đây là lần đầu tiên người ta nói đến chữ "nghị hòa" .Vài hôm sau, Hoàng thân Chưởng ấn Kido đệ trình lên Nhật hoàng bản "Tóm tắt tình hình". Sau khi cho thấy tổng số nhà cửa ở Tokyo và các thành phố lớn bị bom Mĩ san bằng gần 70%, sự sản xuất lương thực gần như kiệt quệ, dân chúng đến gần sự đói kém, những cảnh ấy đưa đến những luồng sóng ngầm trong dân chúng, bản "Tóm tắt tình hình" dẫn đến các kết luận:- Nước Nhật cần tìm ra một giải pháp cho hòa bình, trước khi quá muộn.- Phe Đồng minh chỉ chĩa mũi dùi vào phe quân sự. Mục đích của họ dường như chỉ là muốn phá vỡ tổ chức quân phiệt (Gumbatsu).- Thiên hoàng nên có một thông tri đặc biệt, đánh tiếng với Đồng minh, kêu gọi một sự nghị hòa chứ không phải là đầu hàng vô điều kiện.Nhưng đồng thời cũng cho họ biết là nước Nhật sẵn sàng chấp nhận một sự hạn chế vũ trang.Bản đề nghị này được Thiên hoàng ngự lãm và đồng ý. Hoàng thân Kido bèn tiếp cận với các thành phần nòng cốt của chính phủ. Sáu vị Bộ trưởng và cả Thủ tướng được hỏi ý kiến đều không phản đối. Riêng tướng Anami, Bộ trưởng Quốc phòng, thì đồng ý trên nguyên tắc nhưng không đồng ý xúc tiến ngay.Ông ta cho rằng, hãy để cho Hoa Kỳ đổ bộ lên bãi biển đất nước ta, họ sẽ bị diệt gần triệu người, khi đó ta sẽ đưa ra đề nghị "hòa".Hoàng thân Kido hỏi lại:- Sau khi Mĩ đổ quân, ông sử dụng hết vốn liếng không quân, lục quân của ông để diệt họ. Ví dụ như diệt được 2/3 đi nữa, thì ông còn gì để mặc cả?Tướng Anami bấy giờ ngẩn người ra, đoạn nói:- Tôi đồng ý với Hoàng thân, ông có lí nhưng đối với phe quân nhân chúng tôi, đó là vấn đề sĩ diện.Tuy nhiên, tại cuộc họp sắp đến tôi không phản ứng mạnh đâu.Do đó, ngày 22-6, theo đề nghị của Hoàng thân Chưởng ấn, Nhật hoàng triệu tập một buổi họp của Hội đồng quốc phòng tối cao. Thiên hoàng mở đầu hội nghị:"Hôm nay, các khanh đến đây không phải để nghe chỉ dụ, nhưng trẫm muốn các khanh hãy nghiên cứu xem, mình nên bước như thế nào để tiến tới nghị hòa?" Các viên chức trong Hội đồng chiến tranh đều được tiếp xúc trước nên họ không ngạc nhiên lắm, chỉ có Tổng tham mưu trưởngg Umezu và Bộ trưởng hải quân Toyoda là tỏ vẻ bối rối, vì Hoàng thân Kido chưa nói trước với họ.Tướng Umezu nói: "Vấn đề mưu tìm "nghị hòa" phải được xúc tiến một cách khéo léo cao độ. Nếu không, sẽ là tai họa lớn đối với tâm lí quân nhân đang chiến đấu và phe Đồng minh thấy Nhật kém quyết tâm" .Thiên hoàng hỏi: "Vậy theo ý tướng quân, chữ "khéo léo cao độ" có nghĩa là đợi khi ta vả vào mặt Đồng minh đổ bộ một cái tát choáng váng, rồi mới đề ra "nghị hòa" phải không?Tâu Hoàng thượng, Tướng Umezu đáp lại, thần muốn nói: "Cẩn thận là hơn, nhưng nếu quá cẩn thận thì bỏ lỡ cơ hội, còn nếu quá sớm thì dễ gây hiểu lầm".Nhật hoàng:- "Vậy chúng ta nên bắt đầu ngay đi".Ngày 24-6, nhà ngoại giao Hirota đến tìm gặp Đại sứ Liên Xô tại Nhật Bản một lần nữa, hỏi ông này về việc Liên Xô có sẵn sàng đứng làm trung gian hòa giải không?Đại sứ Malik trả lời là chưa nhận được tin từ Moskva. Hirota đưa ra một đề nghị:- Nhật Bản sẽ nhượng cho Liên Xô cao su, chì, thiếc, tungsten, ngược lại Liên Xô bán cho Nhật dầu mỏ.Ngoài ra, với lục quân Liên Xô bách chiến bách thắng, hợp lại với hải quân Nhật sẽ thành một liên minh vô địch chống Mĩ-Anh.Đây là một đề nghị khá khôi hài. Bọn quân phiệt Nhật đã quen gạt gẫm thiên hạ, nay lại muốn bán một món hàng không có trong tay. Như nhiều chính khách khác, đại sứ Malik cũng đã biết rằng "Hạm đội vô địch" của Nhật Bản giờ đây đã nằm gọn dưới đáy biển.Trong lúc đó, tại Bâle (Thụy Sĩ) một cuộc thương lượng khác cũng được tiến hành.Qua trung gian của Per Jacobson, Tổng giám đốc Ngân hàng Thanh toán thế giới (1) ở Bâle, hai nhà ngân hàng Nhật Bản Kitamura và Yoshimura liên lạc được với một tình báo Mĩ có hạng là Gero Von. S.Gaevernitz (người Mĩ gốc quý tộc Đức).Qua cuộc họp kín, người này bảo rằng: ý muốn của Hoa Kỳ vẫn là duy trì Hoàng gia. Vì vậy nên Hoa Kỳ không hề bỏ bom Hoàng cung Tokyo. Các ông nên đầu hàng vô điều kiện, thì còn có thể giữ được một cái gì đó. Vì chúng tôi quan niệm "đầu hàng vô điều kiện" chỉ theo nghĩa hoàn toàn quân sự mà thôi. Ví như trong Đệ nhất thế chiến, nước Đức đầu hàng vô điều kiện nhưng họ vẫn còn một chính phủ của họ. Còn nếu các ông chờ đợi nữa, sẽ chung số phận với nước Đức của Hitler, nghĩa là không còn một chính phủ nữa.Phía Nhật hỏi lại:- Các ông có thể viết thành văn bản những gì vừa đề cập hay không?Người Mĩ nói :- Tin hay không là quyền của các ông, trong lối làm việc của chúng ta, không ai làm văn bản hết.Hai hôm sau Per Jacobson đến Wiesbaden (Đức) gặp Allen Dulles (trùm tình báo Mĩ). Người này hỏi ngay:- Theo ông, người Nhật có thành thật không hay là họ muốn chơi đòn ngầm gì đây?Per Jacobson trả lời:- Tôi không có những giác quan mà Ngài có, nhưng tôi cũng đã từng làm trung gian hòa giải giữa De Valeva và đế quốc Anh vào năm 1935-1937.Đoạn ông ta đề ra yêu cầu của Nhật là chắc chắn Hoa Kỳ không đụng đến Hoàng gia và đế chế của Nhật. Theo Jacobson, cái đó là chính yếu. Còn các cái khác, họ xem nhẹ như lông hồng. Jacobson nói: "Miễn là giữ được Hoàng gia và đế chế rồi các ông bắt họ đi ngược đầu bằng cả hai tay từ quần đảo Indonesia về xứ họ, họ cũng làm được".Dulles trả lời: Nước Mĩ dân chủ, thật khó cho chúng tôi tác động tâm lý để dân Mĩ thấy được Hoàng gia là một cái gì khác với bọn quân phiệt.Nhưng nếu Hoàng đế Nhật có làm một điều gì đó có lợi cho tiến trình Nhật đầu hàng, thì chúng tôi sẽ dễ nói chuyện hơn".Đoạn Allen Dulles điện thoại cho tổng thống Truman, đang dự hội nghị Potsdam. Nhưng khi ấy, người Mĩ biết rằng mình đã chế tạo thành công bom nguyên tử, họ cứng rắn hơn bao giờ hết trong vấn đề hòa đàm. Họ đòi hỏi một cuộc "đầu hàng vô điều kiện".

Kế hoạch đánh bại Nhật của Đồng minh

Cho đến đầu năm 1945, giới lãnh đạo Lục quân Hoa Kỳ, tiêu biểu là tổng tham mưu trưởng George Marshall và tư lệnh Lục quân Mĩ ở Thái Bình Dương Mac Arthur vẫn cho rằng rất cần có Liên Xô tham chiến để tiêu diệt đạo quân Quan Đông của Nhật ở Mãn Châu.Ngày 23-1, trước lúc tổng thống Roosevelt rời Washington bay đi Liên Xô để dự hội nghị thượng đỉnh tại Yalta với thủ tướng Churchill và đại nguyên soái Stalin, đại tướng G.Marshall đã lưu ý Tổng thống rằng việc tiêu diệt đạo quân 700000 người ở Mãn Châu sẽ làm tổn thất hàng trăm ngàn sinh mạng binh sĩ Hoa Kỳ nếu không có sự tham chiến của Liên Xô.Bởi thế, tại Hội nghị thượng đỉnh Yalta (từ 4 đến 12-2-1945), vấn đề này đã được giải quyết giữa Roosevelt (có đại sứ Averell Harriman phụ tá) với Stalin (có ngoại trưởng Molotov tháp tùng) tại phiên họp hai bên ngày 8-2 bàn về chiến tranh Viễn Đông. Hai bên nhất trí rằng Liên Xô sẽ tham gia chiến tranh chống Nhật ở Viễn Đông với điều kiện trả lại cho Liên Xô chủ quyền ở phía Nam đảo Sakhalin và quần đảo Kurile, dành cho Liên Xô hải cảng thuộc vùng nước ấm ở Trung Hoa là Lữ Thuận và quyền sử dụng các đường sắt ở Mãn Châu. Hải cảng Đại Liên sẽ là một cảng tự do được quốc tế hóa. Stalin cũng đồng ý rằng Liên Xô sẽ tham gia chiến tranh chống Nhật trong vòng 2 hoặc 3 tháng sau ngày nước Đức đầu hàng.Kế hoạch của Mĩ nhằm đánh bại Nhật Bản được vạch ra dựa theo sự thỏa thuận này và hoàn tất vào mùa hè 1945. Ngày 18-6, Tổng tham mưu trưởng Lục quân, đại tướng G.Marshall đã trình bày trước tổng thống H.Truman và các quan chức quân sự cao cấp của Hoa Kỳ:- Phong tỏa mạnh đối phương trên biển, trên không.- Đánh bom ồ ạt các thành phố Nhật trong suốt mùa hè và mùa thu 1945.Từ 1-11-1945, đổ bộ lên đảo Kyushu (chiến dịch Olimpic) với lực lượng 766700 quân thuộc tập đoàn quân số 6, thủy quân lục chiến và các đơn vị khác. Sau đó, đổ bộ lên Honshu (chiến dịch Coronet). Vào mùa hè năm 1945, hải quân và không quân Mĩ lớn mạnh gấp bội đã đè bẹp hải quân và không quân Nhật. Nhưng về Lục quân thì phía Đồng minh vẫn chưa giành được ưu thế.Vấn đề vận chuyển một lực lượng đổ bộ khổng lồ vẫn gặp nhiều khó khăn.Bộ trưởng quốc phòng Mĩ Henry Stimson đã viết: "Mĩ cần ít nhất là 5 triệu quân và các trận đánh chính sẽ kết thúc sớm nhất vào cuối năm 1946.Và qua các chiến dịch đó, ta phải mất ít nhất 1 triệu sinh mạng" (1). (1) Theo Leonid Vnotsenko: "Chiến thắng ở Viễn Đông 1945" Nxb. Thông tấn xã Novosti, Moskva 1981. Căn cứ vào sự kháng cự mãnh liệt của quân Nhật trong các chiến dịch vừa qua, đa số giới lãnh đạo quân đội Mĩ cho rằng khó có thể đạt đến chiến thắng trước năm 1947.Trong khi đó, tại phòng thí nghiệm khoa học Los Alamos ở tiểu bang New Mexico, một nhóm các nhà vật lí hạt nhân hàng đầu của Hoa Kỳ gồm tiến sĩ James Franck (nhà khoa học Đức được giải thưởng Nobel, sang tị nạn tại Hoa Kỳ), tiến sĩ J.Robert Oppenheimer, tiến sĩ Arthur Hoay Compton... đang hoàn tất việc chế tạo một loại vũ khí bí mật chưa từng thấy, được gọi là bom nguyên tử.Chỉ có tổng thống Truman, Bộ trưởng Quốc phòng Stimson, Bộ trưởng Hải quân Forrestal, đô đốc William O.Leahy chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân, đô đốc Emest J.King tổng tham mưu trưởng Hải quân, đại tướng George Marshall tổng tham mưu trưởng Lục quân và trợ lí Bộ tướng Quốc phòng John McCloy biết việc này ở những mức độ khác nhau. Nhưng đa số chưa hiểu rõ tính năng tác dụng của loại bom này, và cũng chưa người nào đề cập đến việc sử dụng nó.Chính tại cuộc họp ngày 18-6 nói trên, theo đề nghị của Bộ trưởng Quốc phòng Stimson và trợ lí bộ trưởng John McCloy, tổng thống Truman đã đi đến quyết định dùng bom nguyên tử để kết thúc chiến tranh. Theo quyết định trên, Hoa Kỳ và các nước Đồng minh của mình sẽ gửi một tối hậu thư, buộc Nhật Bản phải đầu hàng vô điều kiện.Nếu không chấp nhận, nước Nhật sẽ bị hủy diệt bằng bom nguyên tử.Tuy nhiên, để đề phòng trường hợp bom nguyên tử được đem ra dùng mà lại không nổ, tối hậu thư sẽ không nói rõ việc sử dụng bom này.Mang theo bản dự thảo tối hậu thư bay sang Đức để dự hội nghị cấp tối cao ở Potsdam với Stalin và Churchill, tổng thống Truman vẫn còn lo lắng về vụ nổ thí nghiệm quả bom nguyên tử đầu tiên sắp được tiến hành.

Tuyên cáo Potsdam

Hội nghị Yalta đã quyết định là sau ngày Đức đầu hàng sẽ có một cuộc họp cấp tối cao khác để bàn về tương lai thế giới Vì vậy mà có cuộc hội nghị giữa các nguyên thủ quốc gia của 3 cường quốc Đồng minh tại thành phố Potsdam ở ngoại ô thủ đô Berlin của nước Đức đang bị chiếm đóng.Lúc 7 giờ 30 tối thứ hai 16-7, tổng thống Truman nhận được bức điện đánh đi từ Washington mà ông hằng mong đợi: "Cuộc giải phẫu tiến hành buổi sáng nay. Kết quả chưa đầy đủ, nhung theo nhận định sơ bộ thì thỏa đáng, có lẽ vượt quá sức dự kiến". Thế tức là vụ nổ thí nghiệm quả bom nguyên tử đầu tiên đã thành công tốt đẹp.Người Mĩ không còn mong gì hơn thế nữa.Hội nghị khai mạc vào ngày thứ ba 17-7-1945. Đại nguyên soái Stalin, tổng thống Truman và thủ tướng Churchill bàn về trong lai châu Âu.Sau đó Stalin nói về châu á:"Trong tinh thần tôn trọng đồng minh của mình, Liên Xô thấy cần thông báo cho Anh, Mĩ biết là người Nhật đang hối thúc Liên Xô làm trung gian nghị hòa với phe Đồng minh. Nhật hoàng đã gởi một bí thư riêng, xin Liên Xô cho Hoàng thân Konoye đến Moskva.Nhưng đồng thời cũng báo cho phía Mĩ biết, Hồng quân đã sẵn sàng chuyển quân về vùng Viễn Đông để đánh Nhật Bản đúng thời hạn đã hẹn (vào tháng 8-1945)".Stalin hỏi tổng thống Truman: "Vậy Liên Xô phải trả lời cho Nhật thế nào?".Truman: "Ngài cứ chủ động theo cách mà Ngài nghĩ là tốt nhất" (1).(1) Sau đó Thứ trưởng Ngoại giao Lozovsky cho gọi đại sứ Nhật tại Moskva là Sato đên, cho biết rằng vì thư của Nhật hoàng không được rõ ràng nên Xô Viết tối cao không thể đánh giá gì được.Như vậy, cuộc hành trình của Hoàng thân Konoye đến Moskva hiện nay chưa cần thiết. Trưa ngày thứ tư 18-7, trong buổi ăn trưa, tổng thống Truman nói chuyện riêng với thủ tướng Churchill. Thủ tướng Churchill tỏ ra lo ngại vì từ "đầu hàng vô điều kiện" và góp ý:- Việc đầu hàng vô điều kiện có thể khiến cho phe quân phiệt Nhật đi đến đường cùng, khiến cho họ gây nhiều tổn hại cho con em chúng ta khi đổ bộ lên đất Nhật. Vậy ta nên tìm một cái bảo đảm trọn vẹn cho tương lai mà hiện tại không phải chịu hi sinh quá lớn. Theo thiển ý tôi, nên mở cho phe quân nhân Nhật một con đường để cho họ khỏi "mất sĩ diện".Truman đáp:- Tôi nghĩ rằng người Nhật có còn "sĩ diện" nào để mất sau khi họ đánh Trân Châu cảng mà không tuyên chiến.Rồi Truman hỏi Churchill có nên cho Stalin biết là Mĩ đã có bom nguyên tử không?Sáng ngày 22, Bộ Tướng Quốc phòng Mĩ đem đến phòng của thủ tướng Churchill bản báo cáo về sự thành công của cuộc thử nghiệm bom nguyên tử ở Alamogordo. Đọc xong, Churchill nói: "Thuốc súng là gì bây giờ? Đồ chơi trẻ em! Điện khí là gì bây giờ? Đồ vô nghĩa lí trước nguyên tử lực!.Bây giờ tôi mới hiểu được thái độ của Tổng thống Mĩ ngày hôm qua. Giờ đây tôi mới hiểu được: chấm dứt chiến tranh với một hai tiếng nổ. Hơn nữa, chúng ta không cần đến người Nga nữa".Và cũng chính vì nắm được bom nguyên tử trong tay mà người Mỹ tỏ vẻ thiếu thiện chí để sắp xếp mọi việc trên thế giới. Họ nóng nảy chỉ muốn họp cho xong. Giống như Churchill, một số nhân vật trong phái đoàn Mĩ, trong đó có Bộ trưởng Ngoại giao Byrnes đã cho rằng, với bom nguyên tử trong tay, Mĩ không cần Liên Xô tham chiến, tự nhiên Nhật cũng đầu hàng. Byrnes nói: "Nếu họ tham chiến chống Nhật, sau này chúng ta sẽ không được toàn quyền giải quyết các vấn đề Đông Bắc châu Á", nghĩa là người Mĩ khó nuốt trọn gói.Ngày 24-7, nhân một buổi nghỉ giải lao, tổng thống Truman mời Đại nguyên soái Stalin ra khỏi phòng họp dạo chơi. Ông ta kề vào tai Stalin và nói:"Hoa Kỳ vừa có một vũ khí mới, đó là loại bom có sức tàn phá mạnh chưa từng thấy".Tuyệt nhiên, ông ta không nói đến từ "nguyên tử" hay "hạt nhân" gì hết.Trong thâm tâm mình, tổng thống Mĩ muốn cho người Nga thấy sức mạnh ưu thế của Hoa Kỳ. Nhưng Stalin không có vẻ gì ngạc nhiên.Ông đáp rằng ông vui mừng được nghe tin này và hi vọng Hoa Kỳ sẽ "sử dụng nó thật tốt để chống Nhật" (1).Sáng ngày 26-7-1945, các đại biểu Mĩ - Anh tham dự hội nghị cho ra bản "Tuyên cáo Potsdam"(2), phát thanh rộng rãi hướng về nước Nhật.(1) Theo John Toland. Sách đã dẫn, tr,869.(2) Tất cả các văn kiện chính của Hội nghị Potsdam được gọi chung là các Nghị quyết Potsdam, mà người Mỹ còn gọi là Tuyên bố Potsdam (Potsdam Proclamation) do ba cường quốc Liên Xô - Mỹ - Anh kí kết. Bên cạnh đó, các đại biểu Mỹ - Anh tại hội nghị này (với sự nhất trí của Trung Hoa Quốc dân Đảng) cho ra một văn kiện gọi là Tuyên cáo Potsdam (Potsdam déclaration). Bản này không có chữ kí của Liên Xô. Nhân danh chính phủ 3 cường quốc Hoa Kỳ, Anh và Trung Hoa, bản tuyên cáo này yêu cầu Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện theo nguyên tắc cơ bản sau: thủ tiêu chủ nghĩa quân phiệt; loại khỏi chính quyền những kẻ chủ mưu khởi xướng các hành động xâm lược; trừng trị các tội phạm chiến tranh; giải thể các lực lượng vũ trang và tước đoạt vũ trang hoàn toàn đối với Nhật Bản; xóa bỏ mọi sự cản trở đối với việc khôi phục và củng cố quyền tự do dân chủ rộng rãi; nghiêm cấm các ngành kinh tế quân sự quân đội Đồng minh tạm thời chiếm đóng Nhật Bản; giới hạn chủ quyền của Nhật Bản trên 4 đảo chính: Hokkaido (Bắc Hải đạo), Honshu (Hồng Đô), Kyushu (Cửu Châu), Shikoku (Tứ Quốc) và các đảo nhỏ phụ cận 4 đảo đó sẽ được qui định rõ ràng. Các nước Đồng minh hứa sẽ rút tất cả các lực lượng chiếm đóng khỏi Nhật Bản khi tình hình an ninh được khôi phục, các cơ chế nhân tố gây chiến không còn nữa và một chính phủ dân chủ thể hiện ý chí nhân dân Nhật được thành lập. Ba cường quốc cảnh cáo rằng trong trường hợp Tuyên cáo này bị bác bỏ thì Nhật Bản sẽ bị "hủy diệt nhanh chóng và hoàn toàn" (1).Đó chính là bức tối hậu thư mà người Mĩ đã soạn thảo để chuẩn bị cho việc sử dụng bom nguyên tử. Tuyên cáo không nói gì cụ thể về tương lai chính trị của nước Nhật cũng như điều gì sẽ xảy ra cho Hoàng gia.Người Mĩ chỉ đưa bản tuyên cáo này cho Anh và đại diện của Trung Hoa Quốc dân Đảng chứ không thông báo cho Liên Xô Ngoại trưởng Molotov điện cho phía Mĩ, hỏi rõ sự việc này. Ngoại trưởng Mĩ Byrnes tránh né, giải thích rằng: "Vì Liên Xô không có chiến tranh với Nhật nên chúng tôi không thông báo".(1) Theo từ điển bách khoa "Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại 1941-1945", Nxb Bách khoa toàn thư Xô Viết, Moskva 1985.

Kế hoạch tiếp tục chiến tranh của Nhật

Các đài dò sóng điện của Nhật Bản bắt được toàn văn bản Tuyên cáo Potsdam vào sáng ngày 27-7, giờ Tokyo.Các giới chức cao cấp trong Hoàng cung và chính phủ có những phản ứng khác nhau.Ngoại trưởng Togo cho rằng: "Có lẽ ý muốn nghị hòa của Thiên hoàng được bên kia biết nên bản Tuyên cáo không nặng nề. Tuy nhiên còn vài điểm chưa rõ, nhưng có thể hội ý làm sáng tỏ và xét lại".Thủ tướng Suzuki tán đồng quan điểm của Ngoại trưởng. Các phía quân sự thì cho rằng:"Tuyên cáo láo xược, chính phủ cần bác bỏ ngay!"Nhưng phía Hoàng cung thì cho rằng: "Nên cẩn thận trong vấn đề phản ứng, trong nước cũng như trên trường ngoại giao".Cuối cùng hai lập trường đồng ý nhau về một điểm: "Cho báo chí đăng một số đoạn nhưng không kèm theo lời bình luận" (1).Sáng hôm sau, báo chí Nhật không tuân thủ lệnh này, họ đăng gần như toàn văn bản Tuyên cáo của Đồng minh, lại thêm những bài bình luận bất lợi cho phe chủ hòa.Tờ Mainichi đăng tít lớn: "VIỆC ĐÁNG BUỒN CƯỜI". Còn tờ Asahi Shimbun viết:"Tuyên cáo của Mĩ-Anh và chính phủ Trùng Khánh cho thấy rằng nước Nhật phải nỗ lực tối đa để đi đến chiến thắng cuối cùng". Họ còn kêu gọi chính phủ nên ra Tuyên bố bác bỏ Tuyên cáo trên.Bộ trưởng Ngoại giao cho rằng phe quân phiệt "chơi xỏ" ông ta, bằng cách ngầm ra lệnh cho báo chí đăng các bài xã luận. Cuối cùng Hội đồng chính phủ quyết định, thủ tướng Suzuki họp báo. Họ phó thác cho tài ăn nói của Thủ tướng sao cho phe Đồng minh hiểu rằng người Nhật không bác bỏ hẳn Tuyên cáo và cho phe quân nhân Nhật hiểu chính phủ không chấp nhận bản Tuyên cáo này. Và đó là cái khéo của thủ tướng Suzuki.(1) Trong lúc đó, phe quân phiệt yêu cầu cho phổ biến rộng rãi toàn văn bản Tuyên cáo để mọi người Nhật thấy rằng họ không còn một con đường nào khác hơn là chiến đấu, thà chết vinh quang còn hơn sống nhục nhã. Bốn giờ chiều ngày 28-7, trong buổi họp báo, thủ tướng Suzuki phát biểu:Theo ý kiến của chúng tôi, bản Tuyên cáo Potsdam chỉ là sự lặp lại Tuyên cáo Cairo. Nó không có gì mới. Chúng tôi "mokusatsu" (1).Nhưng đến ngày 30-7, tờ New York Times viết: nước Nhật bác bỏ đề nghị của Đồng minh về đầu hàng vô điều kiện".Đồng thời, đại sứ Saito từ Moskva điện về báo động là người Nga không sẵn lòng làm trung gian hòa giải với phe Đồng minh.Trong lúc đó, phe quân sự Nhật đang hoàn tất kế hoạch hành quân "Ketsu-Go"(Chiến dịch "Quyết định"), có thể xem như kế hoạch tự sát tập thể của toàn dân Nhật.Hơn 10.000 máy bay được tập trung, điều chỉnh máy móc, gắn các dụng cụ mang bom. Hai phần ba được dùng để đối đầu với quân Mĩ đổ bộ ở các đảo phía Nam (Kyushu, Shikoku). Họ chỉ cần bay lên một chuyến, mang bom theo, lao vào hạm đội Hoa Kỳ.Thuốc nổ tối đa nhưng xăng chỉ đủ cho một chuyến bay đi, không trở lại. Một phần còn lại đón đánh Mĩ ở vùng phụ cận Tokyo.Về bộ binh, sẽ đưa ra một tổng số 53 sư đoàn và 25 lữ đoàn độc lập, tổng cộng 2.350.000 người để chống quân Mĩ. Ngoài ra còn động viên toàn thể nhân dân, nam từ 15 đến 60, nữ từ 17 đến 45, tổng cộng 28 triệu người vũ trang bằng mọi vũ khí kiếm được, từ súng đến cung tên, gươm dao. Bên cạnh đó, còn 4.000.000 công nhân quốc phòng kết hợp thành các tiểu đoàn tác chiến độc lập, vừa sản xuất vừa tác chiến.Thêm vào đó các lực lượng vũ trang Nhật còn 3 triệu quân đóng ở ngoài nước. Ngoài những địa bàn xa xôi như ở New Guinea, quần đảo Indonesia, Đông Dương, thì quân Nhật tập trung cao độ ở Đông bộ Trung Quốc, nhất là ở Mãn Châu và Triều Tiên.Xung kích của lục quân Nhật Bản là đạo quân Quan Đông, làm nhiệm vụ canh giữ kho quân giới của Thiên hoàng là 900.000 km2 xứ Mãn Châu. Thành lập từ những năm 1930, lúc đó, đạo quân này có 31 sư đoàn bộ binh, 9 lữ đoàn độc lập, 2 lữ đoàn xe tăng, 1 lữ đoàn xung kích và 2 không đoàn.Có lúc quân số lên đến một triệu người.Nhưng qua quá trình chiến tranh, chiến trường các nơi đòi hỏi, một số lớn đơn vị được đưa về Trung Quốc hoặc các đảo Thái Bình Dương. Ví như sư đoàn tinh nhuệ số 1 đã bị tiêu diệt ở Philippines.Bây giờ, theo kế hoạch hành quân vào mùa hè 1945, thì khi Nhật Bản bị sụp đổ, đánh không lại, sẽ rút quân về Mãn Châu đánh đến cùng.(1) Đây là một từ rất khó dịch."Mokusatsu" có thể hiểu là "giết nó bằng sự yên lặng khinh bỉ (tức là coi như không có giá trị hoặc theo nghĩa "No Comment" của Anh-Mĩ cũng được (nghĩa là không ý kiến hoặc không có gì để bàn hoặc không lưu ý đến ). Nghĩa sau cùng nhẹ nhàng hơn.

BOM "A" VÀ VIỆC LIÊN XÔ TUYÊN CHIẾN VỚI NHẬT

NGàY 16-7, bom nguyên tử nổ thí nghiệm thành công ở sa mạc Alamogordo thuộc tiểu bang New Mexico. Giới lãnh đạo Hoa Kỳ hết sức vui mừng, nhưng vẫn còn những ý kiến phản đối việc sử dụng bom nguyên tử.Chính tiến sĩ James Franck cùng 7 nhà khoa học nổi tiếng khác đã bác bỏ việc sử dụng phát minh khoa học lớn lao này vào việc tàn sát nhân loại. Đô đốc Leahy chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân cũng không tán thành việc đó.Còn tướng Arnold, tư lệnh tập đoàn không quân 20 thì cho rằng không cần phải dội bom "A". Chỉ cần tiếp tục dội bom thường, nước Nhật cũng sẽ đầu hàng. Đại tướng Dwight Eisenhower cho rằng, dội bom "A" là vô ích vì Nhật Bản đã ở trên bờ vực thẳm, và việc đó sẽ làm cho thế giới sau này oán trách Hoa Kỳ vì đã sử dụng vũ khí tàn bạo.Nhưng tổng thống Truman dựa vào sự ủng hộ của đa số giới lãnh đạo quân sự vẫn quyết định ra lệnh cho đại tướng Carl A.Spaatz, tư lệnh không quân chiến lược chuẩn bị "hành quân" (1).(1) Lệnh rằng. "Không đoàn 509, thuộc sư đoàn 20 không lực phải sẵn sàng dội bom, kể từ ngày 3-8-1945, khi nào thời tiết cho phép. Một trong 4 mục tiêu sau, do quí vị chọn lựa: Hiroshima. Kokura, Niigata và Nagasaki. Chuẩn bị một máy bay chở bom và một máy bay chở các chuyên gia khoa học đi quan sát bom nổ. Máy bay sau này sẽ bay cách xa nơi bom nổ vài kilômet.

Hiroshima

Ngày 4-8, tuần dương hạm Indianapolis thả neo ở ngoài khơi đảo Tinian (quần đảo Marianas).Nhiều tàu con chở các sĩ quan cao cấp tới tấp cập vào tuần dương hạm.Họ muốn chính mắt thấy "báu vật" đang nằm trong hầm tàu. Đó là một khối hình trụ bằng kim loại, nặng vài trăm kí, chứa bên trong là chất U235, bên ngoài bọc chì. Tàu con chở "quái vật" này về đảo, còn chiếc Indianapolis trở về Hoa Kỳ. (2)Bom đã đến Tinian, nơi đây, hàng chục chiếc pháo đài bay B29 chờ sẵn.Nhưng Hoa Kỳ muốn theo dõi phản ứng của Nhật với bản Tuyên cáo Potsdam rồi mới sử dụng bom. Các phần của trái bom "A" được ráp lại trong một căn nhà lều có máy điều hòa nhiệt độ, nằm kế cận sân bay Tinian. Quả bom hoàn chỉnh trông giống như một trái bom thường nhưng lại to hơn, thế thôi.Không đoàn 509 bấy lâu nay đã được tập luyện để ném một trái bom "đặc biệt". Vì vậy họ cần có những thao tác đặc biệt. Chỉ có đại tá Paul Tibbets biết được nhiệm vụ trọng yếu này, các thành viên còn lại thì không. Khu đóng quân của họ bị vây lại trong rào kẽm gai, ai muốn vào ra phải có phép đặc biệt.(2)Bốn ngày sau chiếc tàu ngầm Z38 của Nhật dưới quyền chỉ huy của trung tá Mochitsura Nashimoto phóng 3 ngư lôi vào tàu lndianapolis.Nó chìm trong vòng 12 phút. Điều không thể tưởng tượng nổi là hạm đội Hoa Kì không được tin gì về tàu này suốt trong 4 ngày mà cứ tưởng là nó vẫn di chuyển binh thường! Vì vậy trong số 1196 thuyền viên và sĩ quan chỉ có 316 người sau đó được vớt lên. Đêm 4-8, bốn chiếc B29 bị tai nạn khi cất cánh tại sân bay Tinian. Đại úy quân cụ Parsons, người chịu trách nhiệm gắn kích hỏa vào trái bom "A" nói với tướng chỉ huy trưởng phi trường:"Nếu máy bay chở "A" bị tai nạn và nổ, toàn đảo sẽ là nạn nhân đầu tiên của nó vậy". Vị tướng trả lời:"Chúng ta chỉ còn biết cầu nguyện mà thôi".Đại úy quân cụ nói:- " Vậy tôi sẽ theo máy bay và gắn kích hỏa trên không trung, sau khi rời xa đảo nhé".Chiều 5-8-1945, trái bom được gắn vào chiếc pháo đài bay B29 bốn động cơ, có tên là Enola Gay, do chính đại tá không đoàn trưởng Tibbets lái, phi công phụ là đại úy Lewis. Đại úy quân cụ Parsons leo lên máy bay, tập gắn kích hỏa cho quen. Lúc 10 giờ đêm, phi hành đoàn được mời đến phòng họp hành quân. Đại tá Tibbets thông báo cho họ biết về nhiệm vụ đi bỏ bom nước Nhật. Ông nói thêm:"Chúng ta đã được huấn luyện mấy tháng nay để thi hành một nhiệm vụ đặc biệt. Và hôm nay chúng ta sẽ trắc nghiệm được kết quả của thời gian luyện tập vừa qua. Chúng ta sẽ bỏ một trái bom khá nặng, tầm mức phá hoại ngang bằng 20.000 tấn thuốc nổ TNT. Nếu chúng ta thành công, lịch sử loài người sẽ rẽ sang một khúc ngoặt lớn". Đoạn ông ta cho biết:"Bay trước chiếc Enola Gay là 3 máy bay quan trắc khí tượng. Họ đi trước 60 phút, đến dò xét mục tiêu. Như thế chiếc Enola vẫn có thể theo dõi mục tiêu vào phút chót. Đi kèm với Enola có 2 máy bay chở các nhà khoa học và dụng cụ chụp ảnh. Sau đó, phi hành đoàn được phát kính thợ hàn để không chói mắt khi bom nổ".Viên mục sư Tin lành William Downey đến làm lễ. ông ta nói: "Chúng ta hãy cầu xin cho hòa bình sớm trở lại trên trần thế. Cầu xin Thượng đế phù hộ cho những người bay lên trong đêm nay sớm được trở về bình an".Và đúng 2 giờ 45 phút rạng ngày 6-8, chiếc Enola Gay và các máy bay chở các nhà quan sát khoa học và quay phim cất cánh khỏi Tinian lao vút lên trời, tiến về thành phố của Định Mệnh.Khi máy bay lên độ cao 1.000 m thì đại úy quân cụ chui xuống hầm đụng bom. Nhờ người phụ tá là trung úy Jappson soi đèn, ông ta gắn kích hỏa. Sau 30 phút, ông ta trồi lên và báo với trưởng đoàn phi hành: "OK! Mọi việc đã xong"Máy bay bay độ 2 tiếng thì có tiếng rì rì ở máy intercom (điện thoại nói với nhau bên trong máy bay).Tiếng của viên trung sĩ xạ thủ phía đuôi máy bay hỏi với giọng của dân ngoại Ô New York: "Xin lỗi đại tá, có phải chúng ta đang đi thả nguyên tử năng không?".Đại tá Tibbets trả lời:- Anh nói gần đúng đấy.Khi bay ngang qua đảo Iwo Jima, Tibbets gọi vô tuyến xuống đất:"An toàn, bay tới mục tiêu'. Đoạn anh ta dùng intercom nói với phi hành đoàn:"Này các anh, bắt đầu từ lúc ta nhìn thấy nước Nhật, hãy gìn giữ mồm miệng. Mọi lời nói sẽ được ghi vào đây, vì đây là sứ mệnh lịch sử, hiểu chứ ! Tiện đây tôi long trọng loan báo: Chúng ta là những người đầu tiên đi ném bom nguyên tử !"Thành Phố Hiroshima là mục tiêu trong danh sách bốn thành phố được chọn. Nó nằm ở bờ biển Tây Nam Nhật Bản. Từ trước đến nay nó không bị không kích, mặc dù nơi đây có Bộ tư lệnh Tập đoàn quân số 2 và cũng là một cảng tầm cỡ.Tuy vậy, hơn 120.000 dân đã rời về thôn quê; trong thành phố còn lại 245.000 người.Vào lúc 6 giờ sáng một máy bay quan trắc của Mĩ bay đến rồi đi, dân cũng không thèm xuống hầm. Lúc 7 giờ 09 (giờ Tokyo) còi báo động lại nổi lên nhưng trên bầu trời chỉ có một chiếc máy bay 4 động cơ mà thôi, dân chúng Hiroshima cũng không chú ý đến.Trên chiếc máy bay quan trắc Straight Flush, trung úy Keunet Wey, người quan sát mục tiêu có thể nhìn thấy Hiroshima và sông Ota rõ như lòng bàn tay mình vậy. Máy bay này báo tin cho chiếc Enola qua vô tuyến điện:"Hiroshima, mây thấp, quan sát tốt. Đề nghị: bỏ bom nơi này".Đại tá Tibbets lúc đó ở độ cao 10.000m, bắt được bản tin quay sang nói với quan sát viên, đại úy Van Kim: "Hiroshima nhé!". Lúc 7 giờ 50, máy bay bay qua đảo Shikoku. Qua một eo biển và trước mặt họ đã là thành phố cảng Hiroshima trên bờ đảo Honshu.Lúc 8 giờ 09, Tibbets báo qua hệ thống intercom: "Chúng ta chuẩn bị thả bom. Các anh mang kính lên trán. Tôi đếm ngược từ 9 đến 0; khi đến 5 các anh đưa kính xuống che mắt. Sau khi thấy ánh sáng chói, vẫn để kính như thế thêm một thời gian nữa".Phía sau chiếc Enola, chiếc Great Artiste chở các nhà khoa học và chiếc số 91 cũng đến vị trí đúng hẹn.Trên chiếc Enola, thiếu tá Thomas Ferabee, chịu trách nhiệm nhấn nút cho bom rơi, đang nhắm mục tiêu. ông ta thấy rõ bảy cửa của sông Ota chạy bên dưới, rồi dùng lái tự động nhắm vào khu cầu Aioi nói: "Đúng rồi !" và nhấn nút. Lúc ấy là 8 giờ 15'17'' cửa hầm bom mở ra tự động và trái bom chúi xuống Hiroshima. Máy bay nhẹ bớt nên có khuynh hướng vụt lên. Trong lúc đó, cửa hầm bom của chiếc Great Artiste cũng mở ra: một ống tròn giống như bình chữa cháy rơi xuống, một chiếc dù bung ra. Đó là máy ghi, đo và phát tín hiệu cho biết về bom nổ.Theo nguyên tắc, bom rơi 43 giây phải nổ. Khi thấy chiếc máy bay B29 bay ngang, một số người dân Hiroshima nghĩ rằng: "À, máy bay quan sát khí tượng trở lại đấy" Một vài nguìơi thấy chiếc dù mở ra, họ cho rằng có lẽ máy bay trúng đạn phòng không, phi công Mĩ nhảy dù ra. Cách cầu Aioi độ 100m, anh lính quân dịch Shimoyama đứng bên ngoài sân trại nhìn lên trời, thấy một vật gì rơi từ máy bay.Người Nhật quá quen với bom chùm, cho nên một quả bom đơn độc làm họ rất ngạc nhiên, và không nghĩ đó là bom. Cho đến khi một ánh sáng kinh hoàng màu đỏ bùng lên tựa như "Mặt trời bể tan từng mảnh".Bom nổ cách mặt đất 600m tạo thành một quả cầu lửa lớn với đường kính độ 100m.Chỗ Shimoyama đứng cách nơi nổ không xa lắm, anh ta cảm thấy như là bị đẩy bay đi. Khi tỉnh dậy, kính cận thị trên đôi mắt vẫn còn. Cách nơi nổ độ 1km về hướng Bắc, đại úy Hideo Sematoo, đại đội trưởng, đang tháo chiếc giày cao cổ. Bỗng cả mái nhà rơi xuống và cháy. Nhưng ông ta vẫn còn bình tĩnh nghĩ là mình đã trải qua các chiến trường Mãn Châu, Trung Hoa, Singapore, Mã Lai, New Guinea mà không chết, không lẽ bây giờ lại chết cháy hay sao. Ông ta cố len lỏi ra khỏi đống gạch vụn, nhìn xung quanh, xa thật xa, chỉ thấy mặt đất bằng, còn nhà cửa thì đâu mất. Tất cả đều biến mất, cả lâu đài Hiroshima và chỉ huy sở của Tập đoàn quân số 2. Ông ta lội qua sông Ota, đến bên kia bờ, thấy vô số binh sĩ Nhật cùng các nữ y tá phục vụ tại bệnh viện bò ra đây. Phần lớn tóc đã cháy, da như bị ai lột ra từng mảng. Tại nhà thờ Thiên Chúa giáo, linh mục Hugo Lassalle (một người Đức) nghe máy bay bay qua đầu liền mở cửa sổ ra, nhìn thấy cả bầu trời màu vàng cam. Liền đó trần nhà đổ sập. Ào chạy ra ngoài, ông ta gặp một linh mục khác, cũng người Đức. Hai người đi mãi không biết đi đâu nhưng chân cứ bước tới. Cách nơi nổ 1km, gia đình anh Tarao quây quần bên đứa bé gái mới sinh sáng nay. Vợ anh, chị Tomita ngẩng đầu lên nghe như có tiếng hú đâu đây, rồi ngôi nhà đổ ập xuống.Vài phút sau, hết bàng hoàng, chị ta tìm đứa bé sơ sinh, thấy nó nằm trên chiếc bàn máy may. Còn ông chồng thì dưới đống gạch vụn đang trên hai đứa con lớn. Đứa con gái đầu lòng còn sống sót, chui đầu ra khỏi đống gạch, còn đứa con trai giữa đã biến mất.Cách nơi bom nổ độ 1km về phía Nam là Trường đại học Hiroshima, gần như là không bị tàn phá.Đồng hồ dừng lại lúc 8 giờ 15.Bác sĩ Fumio Shigeto đang trên đường từ nhà đến bệnh viện thành phố. Khi còn cách nơi bom nổ 2.000m, ông ta bước bên cạnh nhà ga tàu điện.Đoạn một vầng sáng bùng lên trên bầu trời và một nhóm học trò gái đang đi trước mặt ông, tựa như những hình bóng ma quái, tan biến dần. Cảm trong đầu tiên của ông là Mĩ bỏ bom cháy. Xung quanh ông, hàng trăm người chạy tán loạn, la khóc. Bỗng một cô gái, mặc đồ y tá, đến cạnh nhờ ông đến gấp cứu một cặp vợ chồng bác sĩ bị thương nặng.Đến nơi, ông chỉ có thể chích một mũi long não và một mũi cầm máu mà thôi, vì cơ thể quái lạ của con bệnh gần như bị lột hết da. Qua cuộc phỏng vấn những người còn sống sót, người ta ghi nhận được những sự kiện sau đây:Những người gần nơi bom nổ, không nghe tiếng nổ nào cả, chỉ thấy ánh sáng bùng lên. Những người cách đó khoảng 3km nghe như tiếng sấm sét kéo dài. Gần cảng Kure, cách nơi nổ 13km, anh Kitiyama nghe tiếng nổ tương tự như một kho đạn nổ. Ngoài khơi, các nhân viên cứu hộ đang trục vớt một tàu ngầm bị chìm, bỗng nghe một tiếng sấm sét lạ kì. Tại thành phố Hiroshima dường như là ngũ hành bị xáo trộn.Cột khói cao lên trời, tỏa thành hình một cái nấm, làm không khí lạnh bên trên kết tụ rơi xuống thành mưa. Dân chúng còn sống sót sợ hãi vô cùng vì những giọt mưa màu đen rơi xuống trên thân thể họ.Qua kính thợ hàn, phi hành đoàn của chiếc Enola Gay thấy một cột lửa cao biến thành hình cầu, dần dần leo lên không trung, đến độ cao 50.000 bộ thì tỏa rộng ra. Họ gỡ kính và thấy đó là một đám mây hình cái nấm.Bỗng nhiên có một cái gì đó làm rung chuyển chiếc máy bay một cách mãnh liệt. Phi công trưởng Tibbets hô to: "Coi chừng phòng không địch !". Nhưng đại úy quân cụ nói trong intercom: "Không phải, đó là đợt sóng do vụ nổ gây ra". Máy bay. bay một vòng để có thể thấy cảnh Hiroshima.Người đầu tiên phát biểu qua hệ thống intercom là trung sĩ xạ thủ sau đuôi máy bay Caron. Anh ta la lên: "Thánh thần ơi ! Ghê quá".Phi công phụ Lewis nói: "Chúa ôi! Chúng ta đã làm việc gì thế ?".Viên sĩ quan phi hành Van Kirk chỉ nói rằng: "Thế là chiến tranh chấm dứt".Kế đó những tiếng reo hò vang lên, sau đó họ nghĩ đến những kẻ xấu số bên dưới.Phi công trường ra lệnh cho vô tuyến điện viên phát ra một bản tin không mã hóa: "Kết quả tốt về mọi mặt".Đại úy Parsons đánh mật mã: "Thành đạt về mọi phương diện, kết quả thấy được cao hơn cả khi thử nghiệm. Trong máy bay, mọi việc bình thường. Trở về Tinian".Cách đó vài cây số, trên chiếc Great Artiste, các nhà khoa học nhìn vào máy móc mang theo.Tiến sĩ Benlard Waldman, một giáo sư vật lí ở Notre Dame ngồi ở vị trí của sĩ quan bỏ bom, mắt dán vào chiếc máy ảnh, chụp lia lịa. Khi máy bay nghiêng qua một bên, trung úy không quân Russell Gackenback, sĩ quan phi hành, lấy máy ảnh riêng ra chụp Hiroshima, thành phố không còn nữa(1).Đến 14 giờ 58 phút, chiếc Enola Gay đáp xuống đường băng sân bay Tinian. Hàng trăm người chạy đến bên máy bay. Khi phi hành đoàn vừa bước xuống, tướng Spaatz gắn huy chương DSC lên ngực đại tá Tibbets.Tin bom nổ đến Washington vào lúc gần 12 giờ đêm 5 tháng 8 (giờ Washington). Người nhận được là tướng Groves. Lúc 4 giờ sáng ngày 6 tháng 8, ông nhận được một bức điện thứ hai, xác nhận điều trên.Ông thông báo cho tướng Marshall, Tổng tham mưu trưởng và Bộ Trưởng quốc phòng Stimson biết. Stimson ra lệnh cho phát thanh thông điệp đã soạn sẵn của Tổng thống Hoa Kỳ (lúc ấy còn đang lênh đênh ở Đại Tây Dương, trên đường về nước sau Hội nghị Potsdam).Thông điệp có đoạn viết:"Đây là trái bom "A", sức mạnh của nó được lấy ra từ sức mạnh của vũ trụ. Mặt trời cũng lấy sức mạnh từ đó mà ra.Vì muốn tránh cho Nhật Bản khỏi bị một cuộc tàn phá chưa hề thấy trong lịch sử loài người mà các nước Đồng minh đã cho bản Tuyên cáo Potsdam ngày 26-7-1945 nhưng người Nhật đã từ chối đề nghị này. Giờ đây, nếu họ không đầu hàng vô điều kiện, họ có thể trông chờ nhũng tai họa tương tự như Hiroshima từ trên trời rơi xuống »(1) Về hình ảnh của Hiroshima có hai loại :- Ảnh của Waldman chụp bằng máy móc chính thức và tối tân thì lại rửa hư ở Tinian, không có ảnh.- Ảnh của trung úy Gackenback, chụp bằng máy ảnh cá nhân rất tốt, rõ.- Dưới đất có người Nhật tên Kimura chụp và đem rửa tại nhà.Anh ta đứng chụp cách nơi bom nổ 2km, ảnh tốt.

Phản ứng ở Tokyo

Sáng hôm ấy, thông tấn xã Domei báo tin cho Đổng lí văn phòng dinh thủ tướng 8akomizu về lời tuyên bố của tổng thống Truman. Và lần đầu tiên, ông ta nghe được hai tiếng "bom A". Xúc động lớn nhung ông ta thấy ngay đây là cơ hội bằng vàng để "hòa" mà không ai phải mất mặt. Giờ thì khỏi đổ lỗi cho phe quân nhân đánh giặc dở, cũng không thể đổ lỗi cho Bộ trưởng quân giới vì không sản xuất đầy đủ vũ khí, đạn dược, chỉ cần đổ tho bom "A". Sau đó ông ta điện thoại cho Thủ tướng.Trong buổi họp Hội đồng nội các ngay sau đó, Bộ trưởng ngoại giao Togo đề nghị Nhật Bản nên chấp nhận ngay các điều kiện của Tuyên cáo Potsdam, hầu tránh cho nhân dân những thảm họa khác.Như muốn nhắn gởi cho phe quân nhân, ông ta nói:"Trong tình huống hiện nay, không ai trách chúng ta được. Với sự xuất hiện của bom "A", chiến lược chiến thuật trong chiến tranh đã thay đổi căn bản".Nhưng phe quân phiệt vẫn còn ngoan cố. Tướng Anami, Bộ trưởng quốc phòng nói:"Làm sao biết chắc chắn đó là bom "A". Ta chỉ nghe Truman nói như thế nhưng đó cũng có thể là một lối hù dọa mà thôi".Lúc này phe quân phiệt không còn đầy đủ sáng suốt để nhận định thế cuộc nữa.Có người trong Hội đồng bộ tướng nói: "Vậy nếu xảy ra một Hiroshima thứ hai thì trách nhiệm hoàn toàn đè lên lương tâm phe quân nhân vậy" .Đến khi ấy, tướng Anami mới chịu đi đến một thỏa hiệp. Mời giáo sư Nishima, nhà vật lý ưu tú nhất nước Nhật cùng với Trưởng cục quân báo, tướng Seizo Arisue đến Hiroshima điều tra.Đến nơi, giáo sư Nishima quan sát thành phố, hỏi một số người cuối cùng nói với tướng Arisue: "Đó là một loại bom lấy từ nguyên tử của chất uranium, tương tự như vũ khí mà tôi đang nghiên cứu".Bước vào văn phòng làm việc của Nhật hoàng tại hoàng cung lúc 13 giờ 30 ngày 7-8, Hoàng thân Chưởng ấn Koichi Kido gập mình vái ba lần và tâu trình:"Tâu Hoàng thượng, thần được tin thành phố Hiroshima bị tàn phá ngày hôm qua.Địch quân chỉ dùng một trái bom mà thôi".Nhật hoàng hỏi: "Báo cáo mới nhất như thế nào?".Kido đáp: "Trình tâu, cả thành phố bị tiêu diệt, 130.000 người chết và bị thương.Điều quan trọng nhất là sáng nay tổng thống Hoa Kỳ Truman đã ra tuyên cáo.Qua đó chúng ta biết quả bom rơi xuống Hiroshima là bom nguyên tử".Nhật hoàng nhìn vào chốn xa xăm, suy nghĩ, thở dài và nói:"Trong tình huống mới này chúng ta phải cúi đầu trước định mệnh.Dù có việc gì xảy ra cho Trẫm cũng chẳng sao. Nhật Bản phải mưu tìm hòa bình càng sớm càng tốt, để cho một thảm họa tương tự không xảy ra nữa".Sáng ngày 8-8, tướng Anami bước vào văn phòng của ông tại Bộ Quốc phòng, thấy tờ báo đã để sẵn trên bàn. ông ta mở ra xem qua, tin tức toàn là xấu:- Sở thuốc lá quy định hạn chế số thuốc bán ra cho mỗi người 3 điếu một ngày.Sau đó ông ta nhận được bản tin của tướng Arisue từ Hiroshima gửi về:"Hiroshima bị hủy diệt hoàn toàn bởi một trái bom duy nhất một loại bom mới xuất hiện.Qua phỏng vấn các người còn sống sót, chúng tôi biết được những ai trực tiếp hứng nhận đều bị chết hoặc cháy cả. Những ai không bị ảnh hưởng trực tiếp thì không thấy có những dấu hiệu thương tích.Những phần nào của cơ thể có áo quần che đều tránh khỏi sự cháy nám. Đề nghị thông báo cho dân chúng biết để trú ẩn nơi có bóng tối".Các tướng tá đọc xong bản điện văn của Arisue, vài người nói: "Cái gã Arisue này thế nào ấy.Một trái bom hủy diệt được cả thành phố! Không tin được".Tướng Anami phát biểu: "Điều tốt trong bức điện này là nó chỉ cách cho chúng ta đề phòng. Chúng ta thông báo cho dân cách tránh tác hại của ánh sáng của loại bom quái ác kia.Như vậy quân đội vẫn không phải là bất lực".Quả là điên rồ. Không ngăn được Mĩ bỏ bom, bất lực trước bom nguyên tử, nhưng bọn quân phiệt vẫn còn nghĩ đến "sĩ diện": ra điều chỉ dẫn cho dân cách phòng chống tác hại của loại bom mới này và họ lấy làm thỏa mãn với mẹo vặt ấy, trong lúc sự ngoan cố của họ làm cho hàng trăm ngàn người chết và bị thương, cả một thành phố bị hủy diệt.Trưa ngày 8, Bộ trưởng ngoại giao Togo vào Hoàng cung xin bệ kiến Thiên hoàng: "Tâu Hoàng thượng, chắc đức Kim thượng đã nhận được thông báo đầy đủ về tai họa từ trên trời giáng xuống cho một thành phố thân yêu của chúng ta hôm qua.Tâu Hoàng thượng: Hiroshima không còn nữa. Chúng ta phải đi đến kết luận là Mĩ đã dội một trái bom rồi thì nhiều trái khác sẽ nối tiếp hủy diệt các thành phố Nhật Bản. Hoàng thượng là một nhà khoa học.Trong lúc đó, phe quân nhân vẫn không hiểu rằng đó là bom "A".Theo ý của thần, thì dù là bom A, B hay C gì đi nữa, tác hại của nó cũng đủ cho ta suy ngẫm.Thần cúi xin Hoàng thường dùng ảnh hưởng của người, bảo phe quân nhân nên đầu hàng. Chúng ta không thể chờ lâu nữa được".Sau vài phút suy nghĩ, Nhật hoàng phán:"Trẫm đã được thông báo về thảm họa Hiroshima. Cũng như khanh, trẫm chia sẻ nỗi đau khổ. Chúng ta không thể tiếp tục cuộc chiến đấu nữa khi mà kẻ địch có một vũ khí với sức tàn phá khốc liệt như vậy trong tay. Hiroshima là một cơ hội để ta tranh thủ hòa bình với phe quân nhân.Những gì trẫm nói với khanh, khanh hãy nói lại cho Thủ tướng biết".Trên xe ra về, Togo tự hỏi: không biết phe quân phiệt có chịu nghe theo lời Thiên hoàng hay không. Họ sẵn sàng chết vì Thiên hoàng, nhưng trong lịch sử cũng đã có nhiều lần họ không làm theo ý muốn của Thiên hoàng. Ví dụ sự kiện Mãn Châu, vụ Lư Câu Kiều khai chiến với Trung Quốc (1).(1) Chiến tranh với Trung Quốc không hề được Nhật hoàng chuẩn phê bằng một chỉ dụ nào cả.

Liên Xô tuyên chiến với Nhật

Bom nguyên tử rơi xuống Hiroshima làm cho chính giới Nhật Bản cuống quýt lên. Chính phủ điện sang Moskva cho đại sứ Sato, ra lệnh cho viên Đại sứ này tranh thủ bằng mọi giá để được Ngoại trưởng Liên Xô Molotov tiếp kiến, nhằm tiếp tục dàn xếp chuyến viếng thăm Moskva của hoàng thân Fumimaro Konoye.Sau nhiều tuần lễ không gặp được Ngoại tưởng Molotov, Sato có phần phấn chấn khi được Bộ Ngoại giao Liên Xô thông báo mời Đại sứ Nhật đến điện Kremli vào lúc 5 giờ chiều ngày 8-8. Sato bổ nhào vào văn phòng ủy viên Ngoại giao.Theo thông lệ, ngươi Nhật thường dừng bước từ cửa phòng chờ chủ nhân xuất hiện, gập mình xuống ba lần và sau đó có những lời xã giao.Hôm nay, Sato chưa nói được lời nào thì Ngoại trưởng Molotov đã nói:"Tôi nắm ở đây một văn kiện chính thức của chính phủ Liên Xô gửi cho chính phủ Nhật Bản".Sato được mời đến ngồi bên cạnh một cái bàn dài, Molotov kéo ghế ngồi phía đối diện, cách nhau 3m. Ngoại trưởng Liên Xô đọc văn kiện:"Sau cuộc đầu hàng vô điều kiện của chế độ Hitler, Nhật Bản là nước duy nhất còn tiếp tục chiến tranh. Ba cường quốc Anh - Mĩ - Trung Hoa, vào ngày 26 tháng 7 có ra tuyên cáo yêu cầu Nhật nên sớm đầu hàng. Lời đề nghị ấy đã bị giới cầm quyền Nhật bác bỏ. Do đó đề nghị của Nhật nhờ chính phủ Liên Xô đứng làm trung gian hòa giải chiến sự ở Viễn Đông coi như không còn cơ sở.Xét vì nước Nhật bác bỏ đề nghị của Tam cương;Xét vì các nước Đồng minh có yêu cầu Liên Xô tham gia chiến đấu chống sự xâm lược của Nhật Bản ở châu Á - Thái Bình Dương để rút ngắn chiến cuộc, tránh những nỗi khổ đau cho nhân dân các nước và sớm thúc đẩy tiến đến hòa bình;Vì nghĩa vụ đồng minh của mình đối với bạn bè, chính phủ Liên Xô đã chấp nhận lời yêu cầu của Đồng minh và đã tham gia bản Tuyên cáo ngày 26-7-1945 của các cường quốc Đồng minh.Chính phủ Liên Xô nghĩ rằng, chỉ có con đường đúng đắn ấy mới làm cho hòa bình sớm được lập lại để giải phóng nhân dân các nước khỏi những nỗi khổ đau do binh đao khói lửa gây ra và giúp cho nhân dân Nhật tránh khỏi thảm họa bị tiêu diệt như nước Đúc, do sự ngoan cố của bọn phát xít gây ra.Với bản văn này, chính phủ Liên Xô tuyên bố tình trạng chiến tranh với Nhật kể từ ngày mai, 9-8-1945 (1).Choáng váng vì tuyệt vọng và bất ngờ nhưng vẫn cố trấn tĩnh, đại sứ Sato nói:"Tôi lấy làm tiếc rằng hai nước chúng ta phải đi đến đoạn giao và chiến tranh!"Ngoại trưởng Molotov: "Tôi rất hoan nghênh những sự đóng góp của ngài Đại sứ trong mấy năm vừa qua. Chúng ta đã góp phần làm dịu tình hình căng thẳng giữa hai nước chúng ta và giữ quan hệ tốt đẹp cho đến ngày hôm nay".Sato đáp: "Cuối cùng tôi xin gởi đến ngài Bộ trưởng lòng biết ơn của tôi về sự hiếu khách của người Nga. Nhờ đó mà tôi đã sống những ngày êm ấm ở Moskva trong lúc cả trăm triệu dân Nga thiếu thốn đủ điều vì chiến tranh tàn phá.Thật là đáng buồn khi chúng ta phải từ giã nhau như là hai đối thủ. Dù sao chúng ta hãy bắt tay nhau giã từ. Có lẽ đây là lần bắt tay cuối cùng của tôi và ngài Bộ trưởng"

Tokyo đêm 8 và ngày 9-8

Tin về sự tuyên chiến của Liên Xô đến Tokyo rất sớm không phải qua đường lối ngoại giao chính thức mà là qua đài phát thanh Moskva nghe được ở Tokyo.Tối ngày 8 tháng 8, tại phòng làm việc của mình, Đồng lý văn phòng dinh thủ tướng Sakomizu tiếp kiến nhà vật lí Nishima vừa từ Hiroshima trở về. Đổng lí văn phòng hỏi:- Có phải Hiroshima hoàn toàn biến mất không, thưa giáo sư! - Hoàn toàn! Không còn một cái gì gọi là của cải vật chất và con người.- Vậy theo giáo sư, họ sử dụng loại bom gì?- Tôi lấy làm buồn phải trình bày sự thật. Hẳn Ngài Đổng lí còn nhớ, cách đây gần một năm, chúng ta đã nói chuyện với nhau về bom nguyên tử. Khi ấy tôi có nói với Ngài là Hoa Kỳ không thể chế ra nó trước nhiều năm được. Nay tôi thấy tôi đã lầm. Tôi phải báo cáo với Ngài rằng, cái được gọi là bom kiểu mới ở đây chính là bom nguyên tử.Chúng ta đều biết rằng nền khoa học và kĩ thuật sản xuất của Hoa Kỳ rất cao, nhưng không ngờ nó lại cao đến thế.- Giáo sư có chắc chắn đó là bom "A" không?- Thưa ngài Đồng lý, trước khi rời Tokyo đi Hiroshima, tôi còn bán tín bán nghi. Giờ đây, tôi chắc chắn đó là bom A mà người Nhật mình chưa kịp sản xuất.Khi tiến sĩ Nishima ra về, Sakomizu vội vã đến gặp Thủ tướng Suzuki, báo cáo những tin tức mà nhà vật lí vừa cung cấp, nhận các chỉ thị của Thủ tướng rồi trở về văn phòng của mình để thực hiện các chỉ thị ấy ngay trong đêm. Quả là một đêm căng thẳng chưa từng thấy vì những tin dữ nhất từ trước đến nay. Ông ta không ngờ rằng mình sắp được nghe thêm một tin sét đánh.Rạng ngày 9-8, khoảng hơn 3 giờ, chuông điện thoại reo. Sakomizu thộp lấy ống nghe. Người gọi điện cho ông là một nhận vật quen biết của thông tấn xã Domei:- Thưa ngài Đổng lí, máy thu thanh của chúng tôi vừa bắt được bản tin của Đài phát thanh Moskva: nước Nga tuyên chiến với chúng ta...Rồi anh ta đọc toàn văn bản tuyên bố của Ngoại trưởng Molotov đã được dịch sang tiếng Nhật. Sakomizu vẫn cảm thấy khó tin:- Anh chắc là không phải có một sự nhầm lẫn nào chứ?- Thưa Ngài, bản tiếng Nga viết bằng lời văn bình thường, không có gì khó hiểu để nhầm lẫn cả!Sakomizu lại hộc tốc phóng xe đến tư dinh Thủ tướng, nơi ấy đã có mặt cả Ngoại trưởng Togo. Nghe Sakomizu báo cáo xong, Thủ tướng ra lệnh gọi điện thoại cho trung tướng Sumihisa Ikeda, Giám đốc Cục kế hoạch của Bộ Quốc phòng, người mới từ Mãn Châu về sau một vòng đi thanh tra.Thủ tướng Suzuki cầm máy nói, thông báo cho tướng Ikeda việc nước Nga tuyên chiến, rồi hỏi:- Tướng quân cho biết xem, đạo quân Quan Đông có khả năng đẩy lui người Nga không?Ikeda trả lời không do dự- Thưa Thủ tướng, tôi xin thành thật thú nhận rằng, đó là một tình thế vô vọng.Chỉ hai tuần là quân Nga sẽ đến tận Trường Xuân.Tiếp đó, ông ta phân tích tương quan lực lượng, những sai lầm của quân đội Nhật Bản đã đưa đến tình thế tuyệt vọng, theo quan điểm riêng của mình.Thủ tướng hỏi:- Theo ý kiến tướng quân, chúng ta phải làm gì?- Nếu chúng ta chần chừ, tôi e rằng Nhật Bản sẽ không còn gì nữa.Thủ tướng thở dài:Phải chi mà các tướng lãnh khác cũng có được cái đầu như ôngLúc đó Bộ trưởng Ngoại giao đề nghị: "Xin Thủ tướng cho triệu tập ngay Hội đồng quốc phòng tối cao". Rồi ông ta xin cáo từ để đi gặp Bộ trưởng hải quân Yonai.Thủ tướng già nua nhìn người Đổng lí văn phòng còn trẻ của mình và nói:"Những điều đáng sợ, tệ hại nhất đối với chúng ta đã đến?".7 giờ 30 sáng, Nhật hoàng không lấy gì làm lạ về việc thủ tướng Suzuki xin bệ kiến. Sau khi bái chào, thủ tướng đi ngay vào vấn đề Liên Xô đã tuyên chiến, đồng thời cũng báo lên rằng đạo quân Quan Đông, chỗ dựa tưởng như vững chắc, nay tỏ ra rệu rạo.Xong, ông ta nói: Trình tâu Hoàng thượng, chúng ta không thể chần chừ nữa. Phải chấp nhận các điều khoản của Potsdam thôi. Nhật hoàng đáp:- Trẫm hoàn toàn nhất trí với khanh.Suzuki tiếp:- Tâu Hoàng thượng, thần già rồi, không biết có đủ khả năng thuyết phục mọi người, mọi phe hay không.Chắc Hoàng thượng cũng hiểu, phe quân nhân không khoan nhượng. Vậy sáng hôm nay, nếu thần không đủ tài đức thuyết phục họ, thần cúi xin bệ hạ ban ân giúp đỡ đặc biệt cho thần.Thần cũng hiểu lời thỉnh cầu này vượt ra ngoài mọi tập quán và cả hiến pháp mà các vị tiên đế đã gây dựng lâu nay. Nhưng tình thế hôm nay quá đặc biệt.Nhật hoàng nhìn vị Đô đốc già hơn 78 tuổi mà cuộc đời hoàn toàn dâng hiến cho Hoàng gia. Năm 1936, ông ta bị phe quân phiệt ám sát gần chết.Trên giường bệnh, hàng ngày Nhật hoàng gởi hoa đến tặng.Khi bình phục, được bổ nhiệm vào Hội đồng cơ mật hoàng cung, phong tặng tước "Bá" và nay đang cúi gặp mình xuống. Nhật hoàng nói:- Dĩ nhiên, Trẫm sẽ luôn luôn hỗ trợ cho khanh.Hội đồng quốc phòng tối cao họp lúc 10 giờ 30. Đúng như dự kiến của Thủ tướng, sáu thành viên của Hội đồng đã chia thành hai phe. Đứng về phía ông có Ngoại trưởng Togo và đô đốc Yonai, Bộ trưởng hải quân cùng theo chủ trương tiếp nhận "Tuyên cáo Potsdam"ngay lập tức. Phe bên kia là đại tướng Anami, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng với tướng Umezu, tham mưu trưởng lục quân và đô đốc Toyoda, tham mưu trưởng hải quân, chủ trương tiến hành chiến tranh đến cùng.Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt và không đi đến kết luận. Tại cuộc họp Nội các kéo dài từ 14 giờ 30 chiều đến 21 giờ 30 tối, mười lăm thành viên dự họp (trong đó có bốn người thuộc Hội đồng Quốc phòng tối cao là Thủ tướng Suzuki và các Bộ trưởng Anami, Togo và Yonai) cũng chia thành hai phái với hai chủ trương như trên, và cũng không đi đến thỏa thuận.Không còn cách nào hơn, Suzuki lựa chọn giải pháp cuối cùng mà ông cùng một số thuộc cấp đã trù tính: tổ chức Hội nghị Đế chế của Hội đồng Quốc phòng tối cao với sự hiện diện của Hoàng đế để dành quyền quyết định cho Nhật hoàng - một điều vượt ra ngoài Hiến pháp Nhật Bản.

Nagasaki

Hình ảnh sự tàn phá ở Hiroshima truyền đến nước Mĩ. Nhìn vào nhũng bức ảnh ấy mỗi người có một suy nghĩ riêng. Đô đốc Leahy nghĩ rằng, thật là vô đạo đức và bất nhân khi sử dụng một trái bom khủng khiếp như thế đối với một nước gần kề sự đầu hàng. Ông ta cho rằng người Mĩ đã trở lại với những lối sinh hoạt của thời tiền sử.Bộ trưởng quốc phòng Stimson cũng có vẻ không vui khi trình lên tổng thống Truman bức ảnh Hiroshima. Ngoài hai vị này, không thấy ai trong chính giới Mĩ có ý kiến phản dối nào khác. Riêng tổng thống Truman, ông ta sẵn sàng ra lệnh bỏ thêm hai hoặc ba trái nữa nếu có thể, để tiết kiệm xương máu quân nhân Mĩ.Bộ trưởng quốc phòng ra lệnh cho tiểu đoàn tâm lí chiến ở đảo Saipan in 16 triệu tờ truyền đơn rải xuống đất Nhật, kêu gọi họ kiến nghị lên Thiên hoàng xin đầu hàng và đồng thời cũng khuyên họ nên rời khỏi các thành phốVào buổi trưa ngày 8-8, thiếu tá Charles Sweeney (người lái máy bay Great Artiste chở dụng cụ máy móc quan trắc trong cuộc bỏ bom ở Hiroshima) được báo cho biết là ông sẽ lái chiếc "Bock's car" chở trái bom thứ hai. Trái bom này là một loại khác hơn, lớn hơn, gọi là "Fat man" (Thằng Mập).Lúc 3 giờ 49 rạng ngày 9-8, chiếc B29 cất cánh rời đảo, mang theo trong lòng trái bom khủng khiếp. Trái bom này không thể gắn kích hỏa trên không được, nên đã được gắn từ dưới đất.Đến 8 giờ 09 (giờ Tokyo) máy bay đến đảo Yakushima vì có hẹn với các máy bay khác ở đảo này cùng bay.Họ gặp chiếc Great Artiste chở máy đo, dụng cụ. Nhưng chiếc máy bay chụp ảnh thì không thấy.Mục tiêu đầu tiên theo bảng quy định là thành phố Kokura nhưng viên sĩ quan phụ trách bỏ bom không nhìn được mục tiêu vì khói và mây mù che khuất. Anh ta báo cho phi công trưởng để quyết định.Phi công trưởng hướng về mục tiêu thứ hai: Nagasaki.Thế là Kokura thoát nạn.Nagasaki là một cảng trông tựa thành phố San Francisco, với những đồi, thung lũng nhìn xuống vịnh.Phong cảnh ở đây đẹp nhất là lúc này đang mùa thu lại càng đẹp hơn với cây cỏ màu vàng. Đây là một thành phố đông dân: đến 200.000 người và Âu hóa sớm nhất. Vào năm 1571, người Bồ Đào Nha đến đây mở thương điếm. Họ nhập vào nước Nhật thuốc lá, súng và đạo Thiên Chúa. Dân ở đây sùng đạo mới, đến nỗi chính quyền thời Mạc phủ ngăn cấm. Vào thế kỉ 17, khoảng 30.000 dân theo đạo Thiên Chúa đã nổi loạn, binh triều kéo tới giết sạch đến người cuối cùng.Sáng nay, định mệnh quái ác đến với Nagasaki dưới hình dáng một chiếc B29, trong lòng chứa trái bom"Thằng Mập". Theo lệnh trên, phải bỏ bom này bằng mắt, nghĩa là sĩ quan bỏ bom phải nhìn trực tiếp mục tiêu chứ không phải qua radar. Nếu quan sát mục tiêu mà không được thì đến mục tiêu kế tiếp. Nhưng vì chiếc máy bay này trục trặc về bình xăng phụ nên không thể đến mục tiêu nào khác hơn nữa.Nếu không bỏ bom ở Nagasaki được, thì trở về thả xuống biển.Đúng 11 giờ trưa, sĩ quan bỏ bom Beahan quan sát Nagasaki qua ống ngắm, khi thấy được mục tiêu anh ta la lên qua hệ thống Intercom:"Tôi đã ngắm được nó rồi". Đó là sân vận động của thành phố, bên bờ sông Urakami mục tiêu do trên đã ấn địnhĐúng 11 giờ 01 ,anh ta bấm nút, cửa hầm bom tự động mở ra. Bom rơi xuống, máy bay nhẹ bớt, bay vọt lên.Lúc đó, em bé Hajime Iwanaga 14 tuổi và người bạn trai Takeo Fukabori đang làm nhiệm vụ tháo nước cho hầm trú ẩn công cộng bên bờ sông Urakami kế cận nhà máy sản xuất ngư lôi. Lợi dụng trưa nắng hai em xuống sông trầm mình. Nghe tiếng máy bay bay qua, ngẩng đầu lên thấy từ trên máy bay một vật gì rơi xuống, sau đó nở ra thành một chiếc dù. Không biết tại sao Iwanaga lại trầm đầu xuống nước. Ngày sau đó có một con giông thổi qua bả vai, phần còn lại trên mặt nước.Cất đầu khỏi nước, nhìn xung quanh không thấy gì cả, tựa hồ như trong chuyện ma và cảm thấy rợn người.Nhưng bả vai đau nhói em lấy tay rờ. Em kinh ngạc thấy từng mảnh da tróc ra, nhầy nhụa.Em vụt chạy lên bờ, leo lên đồi, rồi bất tỉnh.Lúc ấy mưa rơi xuống, từng hạt mưa nước đen. Cách nơi bom nổ 275m là một hầm trú ẩn, cận kề nhà tù của thị trấn.Khi nghe tiếng máy bay, chị Kazuko Tokai nhảy vội xuống hầm, chỉ có một mình ở trong đó. Tự nhiên có một cảm giác như là động đất. Sợ hầm sụp, chị bò ra ngoài, thấy trời tự nhiên tối lại.Mây đen che lấp mặt trời. Mây rất lạ.Tại bệnh viện chống lao thành phố với 70 bệnh nhân, bác sĩ Tatsuichiro đang chích thuốc cho một bệnh nhân. Tự nhiên đất rung chuyển, một luồng sáng cực chói bùng lên rồi vụt tắt.Theo phản xạ tự nhiên, bác sĩ lôi bệnh nhân xuống giường và cả hai nằm dưới đất. Bệnh viện đổ sập. Nằm cách điểm bom 1.500m, bác sĩ biết đó là bom "A".Trong trại giam tù binh Đồng minh ở ngoại ô thành phố, cách tâm điểm độ l.500m, nóc nhà bay hết, trơ trọi một vài cây cột ngả nghiêng.Số chết bao nhiêu, người Nhật cũng không biết được. Mà người Mĩ sau này cũng không muốn tìm hiểu.Tại trại giam tù binh Senryu, bác sĩ Julian Goodman cảm thấy được rung chuyển, mặc dù trại giam nằm cách nơi nổ 14km. Ông ta nói với một y sĩ người úc:"Họ đổ bộ, đó là hải pháo bắn dọn đường đấy". Sự rung chuyển của đất và cơn lốc của không khí kéo dài đến năm phút.Một sĩ quan học viên lái máy bay tên là Komatsu leo lên một chiếc thủy phi cơ rời quân cảng Sasebo bay đến Nagasaki khoảng 10 phút sau khi bom nổ. Điều đầu tiên đập vào mắt anh ta và hai người bạn ngồi phía sau là một cây khói cuồn cuộn bay lên cao. Tránh cây khói, anh lái máy bay chúi xuống nhưng không nhìn thấy đất vì một lớp mây đen lơ lủng. Anh ta cho máy bay xuyên qua lớp mây này. Trong máy bay nhiệt độ lên cao làm cho mọi người ngộp thở. Anh ta mở cửa ra, bụi vào máy bay.Thượng sĩ Umeda ngồi phía sau ói mửa, riêng viên phi công khắc phục được sự buồn nôn bay về căn cứ báo cáo những điều đã trông thấy được (1).Một cột khói dâng lên, một trái nấm tỏa ra, chiếc pháo đài bay B29 rung động như chiếc lá rồi trở lại bình thường. Mọi người yên lặng, bỗng nhiên viên trung sĩ xạ thủ ở phía đuôi la to qua máy bộ đàm: "Thiếu tá, hãy bay nhanh lên lánh xa địa ngục này". Kế đó là phi công phụ nói với sĩ quan bỏ bom: "Này Beahan, anh vừa giết 100 ngàn thằng Nhật Bản bên dưới đấy". Đại úy Beahan im lặng.Phi công trưởng, thiếu tá Sweoney điện về đảo Tinian:"Bỏ bom Nagasaki lúc 090158Z. Kết quả: Kĩ thuật tốt nhưng có vài yếu tố cần phải bàn lại trước khi xuất kích bỏ các bom khác".Do sự cố kĩ thuật ở bình xăng phụ, máy bay chỉ còn đủ xăng về đến đảo Okinawa.(1) Thượng sĩ Umeda chết vào năm 1947 vì bệnh mất hết bạch huyết cầu. Tomimura người cùng bay chuyến đó chết năm 1964, đồng bệnh. Komatsu bị mất hồng huyết cầu nặng.

HỒNG QUÂN GIẢI PHÓNG MÃN CHÂU

Đầu xuân năm 1945, khi trên chiến trường Xô - Đức còn diễn ra những trận đánh ác liệt, thì Bộ Tổng tham mưu quân đội Liên Xô đã phải giải quyết một nhiệm vụ vô cùng phức tạp.Đó là thảo một kế hoạch chống đồng minh của Đức ở phương Đông: đế quốc Nhật Bản. Nguyên soái Alexandr Vassilevski, Tư lệnh các lực lượng vũ trang Liên Xô ở Viễn Đông viết:"Đây là một kế hoạch với quy mô lớn nhất, chiến sự phải trải ra trên một diện tích lớn 1,5 triệu km2, với chiều rộng từ 200 đến 800km hai bên đối diện nhau trên mặt trận dài 4.000km".

* Thế trận đôi bên

Tháng 8-1945, trên đất Mãn Châu có biên giới chung với Liên Xô và Mông Cổ, đạo quân Quan Đông của Nhật Bản bao gồm gần 700.000 binh lính, sĩ quan đã xây dựng 17 vùng phòng thủ mạnh. Ở Triều Tiên cũng có 4 vùng như thế. Đây là những nơi tập trung và triển khai khi tiến hành hoạt động tiến công hoặc phòng ngự, theo các hướng tác chiến quan trọng.Vùng phòng thủ mạnh là một khu vực sâu tới trên 40km và chính diện từ 20 đến 100km. Trong mỗi khu vực như vậy, có hàng nghìn công trình các loại để sử dụng lâu dài: hỏa - điểm bê tông cốt sắt có bố trí đại bác, đại liên. Công sự bọc thép, đài quan sát, hỏa điểm chìm bằng đất, đá, gỗ; rồi chiến hào bộ binh, hầm chống tăng, rào thép gai...Ngoài ra còn có các tiện nghi sinh hoạt như nhà ở, kho chứa, trạm phát điện, hệ thống cung cấp nước, thiết bị thông hơi...Còn hệ thống địa đạo phát triển rộng khắp nối liền các đầu mối chống cự.Bộ tư lệnh đạo quân Quan Đông do đại tướng Yamada làm tư lệnh và trung tướng Hata làm tham mưu trưởng cũng cho ra đời một số kĩ thuật và chiến thuật mới.Nhật Bản có kế hoạch dùng vũ khí hóa học chống Hồng quân khi bị Liên Xô tấn công. Phòng thí nghiệm tuyệt mật được đặt tên khiêm tốn "Sở cung cấp nước và phòng bệnh của đạo quân Quan Đông".Kế đó là việc tổ chức các đơn vị cảm tử gồm các toán hoặc cá nhân hoạt động đơn độc, tìm cách phá hủy các kho xăng, giết các cán bộ chỉ huy của Liên Xô. Sau đó là các "Đội biệt động" ém quân lại ở những nơi mà quân Nhật phải rút đi để đánh sau lưng Hồng quân tại các nơi này.Trong việc phòng ngự Mãn Châu, người Nhật phạm nhiều sai lầm lớn:- Sai lầm lớn nhất là họ cho rằng Liên Xô chỉ có ở Viễn Đông từ 30 đến 40 sư đoàn bộ binh. Thực ra, khi chiến trận bùng nổ thì Hồng quân Liên Xô có trên 1 triệu rưỡi quân. Người Nhật còn cho rằng quân Liên Xô khi tiến công sẽ vấp phải những tổn thất lớn lao, nên không có khả năng để thọc sâu.- Sai lầm kế đó là đã cho rằng Liên Xô chỉ có thể có ở mặt trận này khoảng 2.000 máy bay.Đồng thời họ cũng đánh giá mức độ trang bị kĩ thuật, vũ khí, khí tài của các binh chủng Liên Xô thấp hơn thực tế.- Việc dò đoán thời gian tấn công cũng sai. Người Nhật cho rằng Hồng quân không thể tiến công sớm hơn tháng 9, tháng 10 năm 1945, tức là vào lúc hết mùa mưa. Mùa mưa ở đây là nhũng trận đại hồng thủy. Trăm nghìn con suối tràn ngập, những ao hồ, đầm lầy nhỏ biến thành các hồ nước lớn.Mùa hè, nước ở đây lênh láng. Việc di chuyển quân đội, xe cộ tùy thuộc hoàn toàn vào tình trạng đường xá.Khi nhận định về sự đóng quân của Nhật Bản ở Mãn Châu và Triều Tiên, Bộ Tư lệnh Liên Xô đã lưu ý về tính chất phân tán lớn của nó. Do đó nảy ra ý định dùng chiến thuật chia cắt vụn, tiêu diệt quân Nhật ở từng ô. Cách đánh này rất hay, chắc ăn nhưng quân Nhật có thời gian rút về các cảng và đưa lực lượng về nước .Do đó đến tháng 6-1945, Bộ tổng tư lệnh tối cao Liên Xô đã thông qua quyết định là mở hai gọng kìm lớn, từ vùng cao nguyên Mông Cổ tiến về phía Đông và từ vùng Primorie của Liên Xô tiến về phía Tây. Bên cạnh đó còn có một hướng bổ trợ từ vùng ven sông Amur ở phía Bắc tiến xuống.Việc đánh tan đạo quân Quan Đông trong một thời gian ngắn (dự kiến từ một tháng rưỡi đến 2 tháng) để giải phóng miền Đông Bắc Trung Quốc và Bắc Triều Tiên được xem như là nhiệm vụ chiến lược chính trong chiến dịch này.Xong giai đoạn ấy, tiến đến giải phóng Nam Sakhalin và quần đảo Kurile.Vai trò quyết định trong chiến dịch này được giao cho phương diện quân Zabaikal đóng ở Mông Cổ(Tư lệnh:Nguyên soái Rodion Malinovski) và phương diện quân Viễn Đông 1 ở Primorie (Tư lệnh: Nguyên soái Kinh Meretskov).Còn phương diện quân Viễn Đông 2 đóng vai trò bổ trợ (Tư lệnh: Đại tướng Maxim Pourkaev).Về hải quân có Đội tàu sông Amur và hạm đội Thái Bình Dương. Bên cạnh quân đội Xô Viết, quân đội Cộng hòa nhân dân Mông Cổ cũng tham gia chiến dịch này. Tất cả các lực lượng trên đặt dưới quyền Tổng tư lệnh quân đội Xô Viết ở Viễn Đông, Nguyên soái Alexandr Vassilevski.Đến thời cuối cùng của chiến tranh châu âu, cùng Viễn Đông có khoảng 40 sư đoàn Liên Xô phòng ngự. Số quân này không đủ để nhanh chóng thanh toán đạo quân Quan Đông. Vậy cần phải chuyển quân từ chiến trường châu Âu sang Viễn Đông ngay sau khi Đức thua.Vì vậy, tại Yalta và Potsdam, đại nguyên soái Stalin đều xác nhận với phe Đồng minh rằng Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật, 3 tháng sau khi Đức đầu hàng.Sau khi nghiên cứu tình hình, Bộ Tổng tham mưu Hồng quân có những đề nghị sau:- Cung cấp ngay cho Viễn Đông một số chiến cụ mới, không đợi lúc chiến tranh kết thúc ở châu Âu.- Yêu cầu Mĩ cung cấp thêm xe tải và giao thông ở Viễn Đông.Từ tháng 5 và 6-1945, Liên Xô chuyển quân theo qui mô lớn từ Tây sang Đông.Vùng Zabaikal có hai tập đoàn quân bộ và một tập đoàn quân xe tăng. Ngoài ra Bộ Tổng tư lệnh tối cao cũng chọn các đơn vị có nhiều kinh nghiệm đánh các tuyến phòng ngư mạnh của Đức. Tập đoàn quân số 5 và 39 được đưa về đây. Tập đoàn quân số 5 đưa về phương diện quân Viễn Đông 1 với nhiệm vụ chọc thủng các phòng tuyến biên giới. Còn tập đoàn quân 39 được đưa về phương diện quân Zabaikal với nhiệm vụ chọc thủng thung lũng Khalun. Tập đoàn quân 53 và tập đoàn quân xe tăng cận vệ 6 được đưa đến Zabaikal là vì họ đã quen chiến đấu trong địa hình rừng núi.Các lực lượng này được chuyển từ Đức sang trên đoạn đường dài tới 12.000km. Đây là một cuộc chuyển quân lớn nhất từ xưa đến nay. -Những đoàn xe lửa chở quân nhân, vũ khí, xe tăng, pháo binh nối tiếp nhau trên đường sắt xuyên Sibir. Trong vòng bốn tháng (từ tháng 5 đến tháng có khoảng 136.000 toa tàu chạy từ châu Âu đến Zabaikal.Trong những tháng cao điểm (6 và 7) cứ 10 phút là có một chuyến tàu chạy qua. Quân nhân, quân cụ được đổ xuống Tchita, sau đó hành quân đường bộ suốt 600km để đến điểm tập trung. Có như thế mới tránh được sự dòm ngó của Nhật và tránh được sự tắc nghẽn giao thông.Trong lúc đó, chế độ canh phòng biên giới Liên Xô - Mãn Châu vẫn như bình thường. Quân đội vẫn làm nhiệm vụ một cách bình thường và đi phép mùa hè vẫn đều đặn. Nghi binh tối đa! Còn các máy truyền tin của các đơn vị mới đến chỉ được nhận tin chứ không được phát tin.Mạng lưới vô tuyến điện cũ vẫn không thay đổi địa điểm bố trí và làm việc ở mức độ cũ (1).Hơn ai hết, Liên Xô thấy rõ sự trọng yếu của việc tiếp vận cho một quân đội như thế. Họ nhớ đến cuộc chiến tranh Nga - Nhật 1904-1905.Hồi ấy, Viễn Đông là biên khu hoang vắng, lạc hậu của nước Nga Sa hoàng.Hậu cần của quân đội phải chở mọi thứ từ nước Nga sang đây, ngay cả chiếc xà cạp cho quân lính.Hậu phương và tiền tuyến cách xa nhau cả 5.000km, đó cũng là một trong những nguyên nhân lớn khiến cho quân đội Sa hoàng thảm bại.Còn năm 1945 thì khác hẳn. Sibir và Viễn Đông giờ đây là những vùng nông nghiệp, công nghiệp tiên tiến. Từ thời Sa hoàng cho đến nay, nhiều trung tâm công nghiệp đã mọc lên ở vùng biên cương này, ngày nay đủ khả năng cung cấp cho quân đội.Đến đầu tháng 8, quân đội đã sẵn sàng bước vào cuộc tiến công quyết định.Tại Viễn Đông đã tập trung 11 tập đoàn quân bộ, 3 tập đoàn quân không quân và 1 tập đoàn quân xe tăng.Cả thảy 1.500.000 người, 26.000 đại bác và súng cối, 5.000 xe tăng và pháo tự hành, khoảng 3.400 máy bay chiến đấu.Hạm đội Thái Bình Dương và đội tàu sông Amur có hơn 600 tàu và 1.500 máy bay.Quân đội Liên Xô trội hơn Nhật Bản về người gấp 1,6 lần, về đại bác gấp 4,8 lần, về xe tăng gấp 4 lần, về máy bay gấp 1,9 lần. Tương quan đó cho phép thực hiện tốt những nhiệm vụ do Bộ Chính trị và Bộ Tổng tham mưu giao phó.Ngày 8-8-1945, vào buổi chiều, Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô Molotov trao cho Đại sứ Nhật ở Moskva công hàm tuyên chiến.Ngày 10-8, Cộng hòa nhân dân Mông Cổ cũng tuyên chiến với Nhật.(1) Về sau các tướng lãnh Nhật bị bắt khai họ hoàn toàn bất ngờ.

Chiến sự bắt đầu

Chiều mùng 8-8, các tập đoàn quân của các phương diện quân đều chiếm lĩnh vị trí xuất phát. Đêm hôm đó, lệnh đượcc ban ra, quân đội xông lên. Máy bay thì oanh tạc các nhà ga, cầu xe lửa, đầu mối giao thông và hậu phương của quân Quan Đông.Hướng tiến của các đoàn quân là Cáp Nhĩ Tân, Trường Xuân Cát Lâm.Hạm đội Liên Xô thả mìn phong tỏa mặt biển không cho tàu Nhật tháo chạy và chuẩn bị đổ bộ lên vài cảng ở Triều Tiên.Máy bay của hải quân tiến công vào các công sự phòng thủ ở các cảng Yukin, Razin và Thionsin.Quân đội Liên Xô làm một việc mà không ai ngờ được. Các đội tiền tiêu của phương diện quân Zabaikal vượt biên giới lúc 0 giờ 10 phút ngày 9-8-1945. Cuộc tiến công rất khác thường: không có pháo kích mở đường.Giống như hình nan quạt, từ trung tâm tỏa ra 3 hướng tiến chính yếu. Hướng trung tâm do tập đoàn quân xe tăng đảm trách, là linh hồn của chiến dịch.Đây là tập đoàn quân xe tăng cận vệ số 6 (Tư lệnh: Thượng tướng Andrei Kravchenko).Việc bất ngờ thứ hai là Hồng quân vượt dãy núi Đại Hưng An Lãnh (Khingan). Nguyên soái Liên Xô Rodion Malinovski sau khi cân nhắc kĩ mọi phương án tác chiến, đã quyết định mở mũi tiến công chính vào trung tâm quân Nhật, nằm sau dãy Đại Hưng An Lãnh. Quân Nhật cho rằng không ai có thể vượt dãy núi này đánh họ được. Người Nga đã làm được việc này. Ô tô pháo binh, công binh nối đuôi nhau vượt núi.Vừa đi, vừa mở đường, có nơi phải phá đá có nơi phải làm kè đá nhưng cuối cùng họ cũng vượt qua được các đèo ở độ cao 2000m vào ngày 11-8. Từ chân núi phía bên này, cụm quân số 3 của Nhật đã rút về tuyến phòng thủ Trường Xuân - Đại Liên. Từ vị trí mới chiếm được, tập đoàn quân xe tăng cận vệ 6 đã băng xuống bình nguyên và lao đến các trung tâm quan trọng của Mãn Châu như Trường Xuân, Thẩm Dương. Xe chở dầu và nước theo không kịp, phải dùng máy bay vận tải tiếp tế cho xe tăng tiếp tục hành quân.Phía trái của xe tăng là tập đoàn quân 36 của tướng Lutsinski đã đi vòng tránh được khu phòng ngư Khalun. Phía phải là tập đoàn quân bộ 39 của tướng Ivan Lutmkov cũng đã tránh khu phòng ngư Khaila và vòng phía sau quân Nhật.Khó mà đánh vào chính diện các khu phòng ngự này vì người Nhật đã bỏ ra 10 năm để xây dựng nó. Do đó, cắt đứt đường tiếp tế là nó rung động.Đến ngày 14-8, họ chiếm được thành phố Dolono, địch cũng không ngờ bị thọc hậu như vậy. Khả năng cơ động của kị binh Liên Xô và Mông Cổ đã làm rối loạn kế hoạch của Bộ Tổng tư lệnh quân đội Nhật.Đến cuối ngày thứ 6 của cuộc hành quân, quân đội Liên Xô đã đến ngưỡng cửa của thành phố Thẩm Dương và Trường Xuân. Thế là đạo quân Quan Đông đã bị tách khỏi các lục lượng dự bị chiến lược đang nằm ở Hoa Bắc.Phương diện quân Viễn Đông I (Tư lệnh: Nguyên soái Kirill Meretshov), có nhiệm vụ thọc thủng những công trình phòng ngự bê tông cốt sắt của địch kéo dài suốt 700 km.Để làm được công việc này, phương diện quân đã được tăng cường pháo binh và súng cối lên đến 11.000 khẩu.Phương diện quân này cũng đã chuẩn bị ba mũi tiến công. Bắt đầu từ ngày 9-8-1945, mũi chính ở trung tâm giao phó cho tập đoàn quân Cờ Đỏ 1 (thượng tướng Afanasi Beloborodov), tập đoàn quân số 5 (Thượng tướng Nikolai Krylov) tiến về phía Mẫu Đơn Giang. Đúng 1 giờ đêm ngày 9-8 là tiến công, xe tăng, pháo tự hành xốc tới, vượt lên trước bộ binh, quân Nhật hoảng loạn.Các tiểu đoàn tiền tiêu đã kín đáo vòng qua được các cứ điểm, bao vây các chốt phòng ngự, tiêu diệt quân Nhật. Tướng chỉ huy trưởng khu phòng thủ mạnh bị quân đội Liên Xô bắt làm tù binh, đã khai:"Cuộc tiến công đột ngột đến mức mà Ban tham mưu tập đoàn quân Nhật, cho đến tận 12 giờ trưa ngày 9 vẫn không thể hiểu nổi chuyện gì đã xảy ra trên vùng biên giới" (1).Lúc 12 giờ trưa ngày 9-8, tập đoàn quân số 5 của Liên Xô đã chọc thủng cụm cố thủ ở Volyn và có nơi tiến sâu hơn 20 km.Đúng 23 giờ cùng ngày, tuyến phòng ngư của Nhật ở khắp biên giới đã bị vỡ. Sáng ngày 10-8, tập đoàn quân số 5 của phương diện quân Viễn Đông I nhắm hướng tiến về sông Mẫu Đơn. Đến khuya ngày ấy, Tập đoàn quân mở rộng khu đột phá trên mặt trận rộng 75 km và tiến sâu 30 km so với hồi sáng.Trong lúc đó, tập đoàn quân 25, hoạt động ở sườn trái của Tập đoàn quân 5 đã chiếm được thành phố Đông Minh, một đầu mối đường sắt quan trọng.Ngày hôm sau chiếm khu phòng ngự Hồi Xuân.Phương diện quân Viễn Đông II phối hợp với giang đoàn Amur dã vượt các sông Amur và Usun, chọc thủng hệ thống phòng thủ có chiều sâu của địch ở khu vực Hải Hà và Phú Tân, vượt qua dãy núi Tiểu Hưng An tiến về phía Cáp Nhĩ Tân. Đến 11-8, tập đoàn quân 16 của phương diện quân Viễn Đông II tại Bắc Sakhalin phối hợp với phân hạm đội Bắc Thái Bình Dương bắt đầu tấn công vào Nam Sakhalin, đột phá phòng tuyến do 20.000 quân Nhật phòng giữ.6 giờ sáng ngày 10-8 (giờ Tokyo), Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Togo gửi công hàm cho các chính phủ Mĩ, Anh, Trung Hoa và Liên Xô , tuyên bố chính phủ Nhật sẵn sàng tiếp nhận các điều kiện của Tuyên cáo Potsdam "với nhận thức rằng lời lẽ của tuyên cáo đó không bao hàm những yêu cầu làm tổn hại tới đặc quyền của Hoàng đế như là người cai trị tối cao". Nhưng chiều hôm đó, đài phát thanh Tokyo và báo chí Nhật lại công bố "Huấn lệnh gửi toàn quân" của Bộ trưởng Quốc phòng Anami, ra lệnh cho quân đội khắp nơi phải "chiến đấu ngoan cường". Tại sao lại có chuyện trống đánh xuôi kèn thổi ngược như vậy?

Chính trường Tokyo đêm 9 - ngày 10-8

Theo lời thỉnh cầu của Thủ tướng Suzuki, cuộc Hội nghị Đế chế được triệu tập lúc 23 giờ 30 phút. Tham dự Hội nghị có 11 thành viên chính thức, trong đó bao gồm 6 thành viên của Hội đồng Quốc phòng tối cao, thêm Chủ tịch Hội đồng cơ mật, bá tước Kiichiro Hiranuma (mới được bổ nhiệm thay cho Yoshimichi Hara về hưu năm 1945), Đổng lí văn phòng Phủ thủ tướng Sakomizu và một số tướng lãnh cao cấp. Tham dự không chính thức còn có tướng Ikeda, giám đốc Cục kế hoạch, để sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi liên quan đến tình hình tổ chức quân đội.Cuộc họp diễn ra trong hệ thống hầm ngầm của Nhật hoàng, nằm sâu 20m dưới một ngọn đồi.Trong căn phòng không rộng lắm, cử tọa ngồi thành hai hàng đối diện nhau qua một chiếc bàn hẹp. Chiếc ghế dành cho Hoàng đế đặt ở đầu bàn, trên một bục cao. Trước mặt mọi người là một bản dịch Tuyên cáo Potsdam của phe Đồng minh, một bản tổng lược về lập trường của Suzuki Togo và Yonai liên quan đến tuyên cáo ấy, cùng với một bản tổng lược lập trường đối lập của phe quân sự Anami- Umezu Toyoda.Đúng 23 giờ 50, Nhật hoàng Hiro Hito vào phòng họp, theo sau là tướng Shigeru Hasunuma, tùy viên quân sự. Mọi người đứng dậy, gập mình bái kính. Bá tước đô đốc Suzuki,Thủ tướng chính phủ khai mạc buổi họp và ra lệnh cho Đổng lí văn phòng đọc Tuyên cáo Potsdam. Sau đó Suzuki nói :- Kính bẩm Hoàng thượng, hôm nay chúng thần đã họp hai lần để bàn về tuyên cáo của Đồng minh. Chúng thần đã nhìn thấy đầy đủ các khía cạnh của vấn đề, nhưng bầy tôi của Hoàng thượng không đi đến một kết luận dứt khoát.Vấn đề không thể trì hoãn được, cho nên thần xin phép được tiếp tục cuộc thảo luận nơi đây, trước sự hiện diện của Hoàng thượng.Xin Hoàng thượng cho phép các bầy tôi của Hoàng thượng được trình bày ý kiến.Đoạn thủ tướng mời Togo, Bộ trưởng Ngoại giao nói trước. Ông này nói:- Thực là nhục nhã và đau đớn vô cùng cho Nhật Bản phải chấp nhận các điều khoản của Potsdam. Nhưng tình hình bắt buộc ta phải làm như thế.Ông ta kể ra những khó khăn của Nhật đang gặp phải, mà yếu tố nặng nề nhất là việc Liên Xô tuyên chiến và tiến quân vào Mãn Châu.Ông ta tiếp:- Vì những sự kiện nêu trên, thần xin đề nghị thúng ta hãy chấp nhận Tuyên cáo Potsdam.Nếu chúng ta dặt thêm nhiều điều kiện, phe Đồng minh sẽ bác tất cả và dân chúng phải chịu thêm bao đau khổ nữa. Vì vậy, theo ý thần, chỉ thêm một đòi hỏi, đó là "sự an toàn của Hoàng gia và sự giữ vững đế chế".Đến phiên đô đốc Yonai. Ông này không nói dài dòng: "Thần đồng ý với phát biểu của Bộ trưởng ngoại giao". Khi Yonai ngồi xuống thì Bộ trưởng Quốc phòng, tướng Anami đứng bật dậy: "Thần hoàn toàn chống lại ý kiến của Bộ trưởng Ngoại giao. Quân đội không chấp nhận đầu hàng. Thần tin rằng chúng ta có thể đẩy lùi quân địch, giáng cho chúng những đòn chí tử. Và bất cứ người Nhật nào cũng muốn bảo vệ Tổ quốc, mái nhà của họ, đến cùng. Vạn bất đắc dĩ, nếu địch quân đổ bộ thêm nhiều lần nữa và chúng ta không còn khả năng đẩy lùi chúng, thì chúng ta, tất cả, sẽ chết như một bông hoa đẹp đến thời tàn héo, để lại cho thế giới một hình ảnh hào hùng, đầy thi vị của một nước Nhật anh hùng, cao đẹp. Thế giới sẽ thấy tấm gương của một dân tộc không bao giờ chịu khuất phục".Ý kiến của tướng Anami được lấy ra từ quan niệm sống của võ sĩ đạo.Cái sống và cái chết chỉ là hai mặt của một vấn đề dựa trên thuyết luân hồi, cái này là sự tiếp nối cái kia.Đoạn ông ta tiếp :- Còn nếu chúng ta muốn "hòa", thì hãy tìm một hòa bình trong danh dự. Thần đồng ý rằng chúng ta phải nhấn mạnh điều kiện về sự bảo toàn Hoàng gia. Nhưng cũng cần phải đòi cho quân đội ta được tự giải giới, không có sự chiếm đóng của quân đội địch ở Nhật Bản, và tất cả các phạm nhân chiến tranh sẽ do chính phủ Nhật xét xử. Đó là những điều cốt yếu trước hết đối với chúng ta trong việc tìm kiếm hòa bình.Tổng tham mưu trưởng, tướng Umezu tiếp lời thượng cấp của mình:- Quân đội hoàn toàn tin tưởng ở khả năng của họ để đẩy lùi mọi cuộc đổ bộ. Nếu chúng ta chấp nhận đầu hàng, tức là chúng ta phỉ nhổ lên hương hồn hàng triệu chiến sĩ đã xả thân vì Tổ quốc. Bản thân thần không chống lại sự mưu hòa nhưng đề nghị nên theo 4 điều kiện của bóng quân Bộ trưởng Quốc phòng.Đến phiên chủ tịch Hội đồng Cơ mật Hiranuma, một ông già khó tính.Ông ta nói:-Trình tâu Hoàng thượng, thần xin phép được hỏi một vài câu: Thưa Ngoại trưởng, có phải Liên Xô tuyên chiến với chúng ta rồi không?- Phải.- Họ viện lí do gì?- Họ nói rằng chúng ta hiếu chiến, đã bác bỏ Tuyên cáo Potsdam.-Vậy chính phủ có bác bỏ không?- Đâu có Chính phủ chưa trả lời với các cường quốc. Chỉ có báo chí viết bài xã luận, thế thôi.Đoạn ông ta quay về phía quân sự:- Hải quân và lục quân có hoàn toàn tin tưởng rằng mình có đủ khả năng đẩy lùi địch không?Umezu đáp:- Bộ Tổng tham mưu quân lực Hoàng gia sẽ có mọi cố gắng để làm việc này.- Quý vị có thể làm hơn những gì quý vị đang làm không?- Thưa ngài, chúng tôi đã và đang cố gắng hết sức mình.Thôi đủ rồi, cái tốt nhất của các ông vẫn không đủ để xoay ngược tình thế.Phía quân nhân yên lặng, nặng nề.Thủ tướng Suzuki, sau hai giờ tranh luận, đứng dậy tiến về hướng Nhật hoàng:- Tâu Hoàng thượng, chúng thần dã nhìn vấn đề dưới nhiều khía cạnh và không đi đến một sự nhất trí nào cả. Đây là một trường hợp chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử nước Nhật. Vả lại, chúng ta đứng trước một tình huống quá đặc biệt. Vậy thần xin được phép thỉnh ý của Hoàng thượng: nước Nhật có chấp nhận Tuyên cáo Potsdam hay đòi hỏi những điều kiện mà vị Bộ trưởng Quốc phòng đã đưa ra?Nhật hoàng Hiro Hito mời thủ tướng ngồi xuống và đứng dậy nói:- Trẫm đã suy nghĩ rất nhiều về tình hình hiện tại, trước ánh sáng của các sự kiện xảy ra ngay trong nước và ở nước ngoài. Từ đó, Trẫm đã đi đến một kết luận: Tiếp tục chiến tranh chỉ làm tăng thêm nỗi khổ đau và có thể là sự hủy diệt của dân tộc Nhật.Trẫm không chịu nổi khi thấy thêm đau khổ kéo dài. Vậy chấm dứt chiến tranh ngay là đường lối duy nhất để chấm dứt khổ đau cho thần dân Nhật và vãn hồi hòa bình trên thế giới.Ngưng một lát, ông lột kính ra, lấy găng tay trắng lau mắt kính cận thị, mắt nhìn thẳng về phía xa. Mọi người trong phòng đều khóc, nhiều tiếng nấc được nghe thấy. Đoạn ông nói tiếp:- Trẫm cũng rất khổ tâm khi thấy hàng trăm ngàn quân nhân lục quân và hải quân đã vì Trẫm mà bỏ thây nơi chiến địa xa xôi không ai chôn cất. Trẫm cũng khổ tâm khi thấy hàng triệu thần dân trắng tay vì bom và hỏa hoạn. Tâm hồn trẫm không yên khi thấy những binh sĩ can đảm và trung thành lại bị tước vũ khí. Trẫm cũng đau khổ vô cùng khi nghĩ rằng nhiều thần dân đã từng tận tâm phục vụ cho trẫm rồi bị cáo buộc là tội phạm chiến tranh.Nhung, đã đến lúc Chúng ta hãy chấp nhận những gì khó chấp nhận được. Trẫm đã lấy được sức mạnh để quyết định theo đường của tiên đế Minh Trị vào thời Ba cường quốc can thiệp vào xứ ta khi ta đang yếu(1).Vậy nay Trẫm ứa lệ mà đề nghị các khanh hãy chấp nhận kế hoạch của Bộ trưởng Ngoại giao.Sau khi Nhật hoàng rời phòng họp, thủ tướng Suzuki nói: "Thiên hoàng đã quyết định". Đó là lời kết thúc hội nghị.3 giờ sáng ngày 10-8, Nội các lại nhóm họp để thảo luận về quyết định của Hội đồng Quốc phòng tối cao tại hội nghị Đế chế. Kết quả là Nội các đã chấp nhận quyết định đó, tức là chấp nhận đầu hàng chỉ với một điều kiện là giữ nguyên chính thể và địa vị của Hoàng đế Nhật.Theo tinh thần đó, Ngoại Trưởng Togo lập tức gửi tới các cường quốc Đồng minh bức công hàm đã nói ở phần trên.(1) Ba cường quốc can thiệp: Pháp-Nga Sa hoàng-Đức vào năm 1895 đã ép Nhật phải chịu một số điều kiện của họ.

Tổng hành dinh quân đội Nhật ở Ichigaya ngày 10-8

Một số đông tướng lãnh và sĩ quan của Bộ quốc phòng tập trung trong một hầm ngầm đợi tướng Anami đến. Lúc 9 giờ 30, đại tướng Anami có hai viên tướng khác tháp tùng chui qua địa đạo vào căn hầm. Leo lên một bục sàn cao hướng về các quân nhân đang đợi, tướng Anami nói:Đêm qua, dưới sự chứng giám của Thiên hoàng, Hội đồng Quốc phòng tối cao đã đi đến quyết định chấp nhận Tuyên cáo Potsdam.Nhiều tiếng "không !", "không !" vang lên. Anami kêu gọi yên lặng và nói tiếp:- Tôi không biết tạ lỗi cùng quí vị sĩ quan như thế nào cho phải, nhưng tôi không thành công trong việc thuyết phục mọi người theo quan điểm quân đội.Giờ đây, sau khi Thiên hoàng đã quyết định, chúng ta phải bỏ qua một bên những cảm nghĩ riêng tư. Và quí vị cũng khuyên binh sĩ thuộc quyền nên làm như thế.Một thiếu tá la lên:"Vậy chứ nhiệm vụ hàng đầu của một võ sĩ đạo là bảo vệ đất nước, giờ đây liệng nó vào xó nào?"Thông thường thì tướng Anami rất điềm đạm, còn hôm nay, ông gắt gỏng. Cầm cây gậy chỉ huy chĩa thẳng vào viên thiếu tá kia, ông nói:- Nếu ai không tuân lệnh tôi, người ấy hãy chém đôi người tôi đã.Nói xong, ông ta quay về Bộ Quốc phòng, để lại đám sĩ quan vẫn còn tiếp tục tranh cãi.Lát sau, trung tá Masao Inaba, giữ chúc phó phòng trong Cục Quân vụ, một sĩ quan được tướng Anami tín nhiệm, đến gặp ông và trình bày:- Dù chúng ta quyết định thế nào đi nữa, cũng phải duy trì kỷ luật và tinh thần chiến đấu trong quân đội cho đến cùng, nhất là đối với đạo quân Quan Đông hiện đang chống cuộc tấn công của quân Nga ở Mãn Châu. Tôi xin đề nghị tướng quân ra thông cáo cho mọi mặt trận giữ vững vị trí, tay súng, cho đến khi có lệnh mới.Tướng Anami không đắn đo lâu:Vậy trung tá hãy viết đi, rồi tôi sẽ kí.Khoảng 2 giờ chiều, trung tá Inaba hoàn tất văn bản thông cáo "Huấn lệnh gửi toàn quân", chuyển lên các thượng cấp của anh ta ở Bộ rồi đệ trình lên Bộ trưởng phê chuẩn lần cuối cùng. Nhưng lúc đó tướng Anami lại rời Bộ đi công tác vắng, do đó không thể biết đến lúc nào thì thông cáo mới được phê chuẩn. Trong khi chờ đợi, có hai người bạn thân của Inaba là trung tá Takeshita (em rể Anami) và trung tá Oyadoman đến gặp anh ta tại phòng làm việc. Sau một hồi bàn bạc, ba sĩ quan trẻ này đã quyết định cho công bố ngay bản thông cáo để tranh thủ thời gian, không cần chờ Bộ tướng phê chuẩn chính thức, vì tướng Anami đã đồng ý "về nguyên tắc".Thế là bản Thông cáo được gửi ngay tới ủy ban Thông tin của chính phủ với yêu cầu "công bố ngay trên tất cả các báo".Cũng chiều hôm đó, được sự ủy nhiệm của thủ tướng Suzuki, Chủ tịch ủy ban Thông tin Hiroshi Shimomura đã hoàn tất một bản thông cáo của chính phủ để giải thích và chuẩn bị tinh thần cho công chúng Nhật chấp nhận việc Nhật Bản hạ vũ khí.Lúc 16 giờ, đang chuẩn bị để công bố văn bản này, thì ông ta lại nhận được bản thông cáo của Bộ Quốc phòng đứng tên Bộ trưởng Quốc phòng Korechika Anami. Kinh ngạc về lời lẽ của thông cáo này,Shimomura quyết định gọi điện hỏi lại. Vừa may tướng Anami đã trở lại phòng làm việc của ông và tiếp điện thoại Shimomura:- Tôi vừa đọc thông cáo của Ngài, và tôi cần phải nói rằng thông cáo đó thật kỳ lạ...Anami cắt ngang:- Thông cáo nào?- Thông cáo mà các Ngài vừa ra: "Huấn lệnh gửi toàn quân".Anami lặp lại, hình như ông ta ngạc nhiên:- "Huấn lệnh gửi toàn quân"? Ngài nhận được nó khi nào?- Vừa mới đây!Anami im lặng một lúc. Bỗng có người ở phía sau Anami nói với ông ta điều gì đó mà Shimomura chỉ nghe được loáng thoáng. Rồi ông ta nói lại với Shimomura:- À! Ngài nói về cái đó phải không? Tốt, tôi hiểu rồi. Vâng, hãy cố tìm cách để công bố nó. Chắc chắn là phải công bố.Thoạt đầu Shimomura phản đối. Nhưng chợt nhận ra rằng sỡ dĩ Anami cho công bố bản thông cáo này chính là do sức ép của đám sĩ quan trẻ đối với thủ trưởng của họ, Shimomura liền đổi ý Đắn đo ít phút, ông ra lệnh cho nhân viên của mình công bố cùng một lúc hai bản thông cáo mà lời lẽ khác nhau rất xa.Bản thông cáo của chính phủ(do Shứnomura soạn thảo) viết:" Phải thừa nhận một sự thật là giờ đây tình thế xấu nhất đã đến.Chính phủ hiện đang tận dụng những nỗ lục cuối cùng để bảo vệ bờ cõi nước nhà, để gìn giữ chính thể quốc gia và bảo tồn danh dự của dân tộc. Do đó, dân chúng cần phải vươn lên cho kịp với hoàn cảnh, khắc phục khó khăn hiện tại để bảo tồn bản chất dân tộc trong đế quốc của mình (1). Còn thông cáo của Bộ Quốc phòng, tức "Huấn lệnh gửi toàn quân" lại khẳng định : "Chúng ta nhất quyết chiến đấu đến cùng, cho dù có phải nhai cỏ, ăn đất và gối đất nằm sương. Chúng ta tin tưởng rằng có cuộc sống ở trong cái chết. Đó là tinh thần của Nanko vĩ đại người đã chết bảy lần và bảy lần sống lại để phụng sự quốc gia, hoặc là tinh thần của Tokimune, người đã bất khuất kiên cường đập tan quân Mông Cổ man rợ" (1). Rõ ràng Thông cáo này là một trong những nguyên nhân khiến cho quân Nhật tiếp tục kháng cự sau khi chính phủ của họ đã tuyên bố xin đầu hàng, và ngay cả sau khi Nhật hoàng đã chính thức ban bố chỉ dụ đầu hàng Đồng minh vô điều kiện.(1) Nanko là một nhân vật anh hùng trong truyền thuyết cổ đại Nhật Bản đã nêu gương trung thành với Hoàng đế. Còn Tokimune là một vi Shogun đã chiến đấu chống quân Mông Cổ xâm lược Nhật Bản trong thế kỷ XIII.

Giải phóng Mãn Châu

Mặc dù có thông cáo của Tokyo kêu gọi quân Nhật chiến đấu đến cùng, nhưng chẳng có huấn lệnh nào cứu vãn nổi tình hình.Ngày 11-8, tập đoàn quân Cờ đỏ I thuộc phương diện quân Viễn Đông I của Liên XÔ chiếm Mục Lăng và Lê Thụ Trấn.Gọng kìm của Tập đoàn quân Cờ đỏ I đã xiết chặt các cửa ngõ của Mẫu Đơn Giang. Và sau khi bao vây các lô cốt kiên cố, tập đoàn quân 35 của 11 tướng Nikanor Zakhvataev đã chiếm khu phòng ngự mạnh Hổ Đầu, rồi tiến về Mật Sơn.Ngày 13-8, trước sức tiến của Tập đoàn quân số 5, người Nhật co cụm về các thành phố hòng cố thủ để kéo dài cuộc chiến. Đoán được ý định của Nhật, nguyên soái Meretskov quyết định đưa quân vòng qua Mẫu Đơn Giang từ phía Nam và bằng một mũi hiểm đánh thốc vào khu giáp ranh giữa hai tập đoàn quân 5 và 3 của Nhật. Lợi dụng chỗ yếu này, quân Liên Xô qua được và thẳng tiến vào Cát Lâm.Ngày 14-8, Phương diện quân Viễn Đông I đã tiến sâu vào Mãn Châu độ 150 km, chọc thủng tuyến phòng ngự biên giới, chiếm giữ 7 vùng phòng thủ mạnh của địch. Người Nhật không thể tập trung nổi quân của tuyến phòng thủ thứ hai. Giờ đây mũi tiến của Hồng quân Liên Xô trong bước kế tiếp là thành phố Mẫu Đơn Giang.Theo ý định của Bộ tổng tư lệnh tối cao Liên Xô trong chiến dịch Mãn Châu thì phương diện quân Viễn Đông II chỉ đóng vai trò yểm trợ.Có trong tay 3 tập đoàn quân và 1 quân đoàn độc lập, đại tướng tư lệnh phương diện quân Maxim Pourkaev quyết định chuẩn bị đánh vào Giai Mộc Tư và Cáp Nhĩ Tân (sử dụng tập đoàn quân số 15 của tướng Stepan Mamonov).Một mũi đánh thứ hai cũng được chuẩn bị, sẽ đánh vào Tề Tề Cáp Nhĩ (giao cho Tập đoàn quân Cờ đỏ 2 của tướng Terekhin).Muốn phát động hai mũi tiến quân này, thì phương diện quân Viễn đông II phải rượt qua hai trở ngại thiên nhiên lớn: sông Amur và sông Usuri. Cả hai đều nước sâu, chảy xiết, đòi hỏi sự hợp tác của Đội tàu sông Amur.Hồng quân đã vượt sông Amur ngay từ 9-8.Những trận đánh ác liệt xảy ra ở thành phố Phú Tinh và vùng phòng ngự Phú Tinh kéo dài đến ngày 12-8 mới chấm dứt. Rồi từ đó tập đoàn quân 15 tiến về Giai Mộc Tư, một đầu mối đường sắt quan trọng.Sau đó tiến dọc hai bên bờ sông Tùng Hoa, quét sạch quân Nhật rồi tiến về Tề Tề Cáp Nhĩ.Đêm 14-8, lúc 23 giờ (giờ Tokyo), Chính phủ Nhật chính thức tuyên bố đầu hàng Đồng minh vô điều kiện và đúng 12 giờ trưa ngày hôm sau, đài phát thanh Tokyo truyền đi chỉ dụ đầu hàng của Nhật hoàng, do đích thân Hoàng đế Hiro Hito tuyên đọc.Nhưng ở khắp nơi trên chiến trường Thái Bình Dương và nhất là ở Mãn Châu, các cấp chỉ huy đơn vị không vội vã tuân theo lệnh nhà vua.Riêng đạo quân Quan Đông vẫn tiếp tục chống cự, dường như không có chuyện gì xảy ra.Trước tình tình đó, Bộ Tổng tham mưu quân đội Liên Xô ra tuyên bố."Thông báo của Nhật hoàng ngày 14-8 về sự đầu hàng của Nhật chỉ là sự tuyên bố chung chung về sự đầu hàng vô điều kiện. Các lực lượng vũ trang Nhật Bản chưa có lệnh ngừng các hoạt động quân sự, và chúng vẫn tiếp tục chống cự như trước. Như vậy là các lực lượng vũ trang Nhật Bản chưa thực sự đầu hàng. Chỉ có thể coi các lực lượng vũ trang Nhật Bản đã đầu hàng khi nào Nhật hoàng ra lệnh cho các lực lượng vũ trang của mình chấm dứt các hoạt động quân sự, hạ vũ khí, và khi mệnh lệnh này được thật sự thi hành. Do những điều đã trình bày ở trên, các lực lượng vũ trang Liên Xô ở Viễn Đông sẽ tiếp tục tấn công quân Nhật" (1).

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro