Cuộc chiến tranh Thái Bình Dương 1941-1945 P3
Wavell ra lệnh thành lập một phòng tuyến cố thủ ở cách chiến trường đến hơn 100 khi về phía Nam và tất cả lui về đây ông giao quyền chỉ huy chiến tuyến cho tướng Gordon Beunett, tư lệnh quân đội Úc, với chỉ thị: cố thủ, không cho Nhật tiến về Singapore, trong lúc chờ đợi Singapore tăng cường phòng thủ hướng về nội địa.Thủ tướng Anh điện cho Singapore: "Singapore phải tồn tại bằng mọi giá. Cả đảo phải như một pháo đài, phải chiến đấu đến đơn vị và ổ chiến đấu cuối cùng.Không có đường rút hoặc đầu hàng".Trong lúc đó quân Nhật vẫn tiếp tục đổ quân. Họ dùng hàng trăm xe tải của quân Anh bỏ lại, cộng thêm phương tiện riêng của họ và hàng ngàn quân bộ đi xe đạp. Quân Anh phá cầu, mặc kệ. Quân đi xe đạp vác xe qua suối, tiếp tục tiến về nam. Công binh ở phía sau sửa cầu, cơ giới qua sau. Đại tá Tsugi của Nhật khi thảo kế hoạch hành quân được báo cho biết quân Anh, Ấn, Úc, Tân Tây Lan và Mã Lai tại bán đảo này có khoảng 30.000 người.Nhưng qua các cuộc tiếp quân từ Úc và Ấn đến, quân Anh lên đến gần 90.000, trong đó khoảng 15.000 thuộc các ban ngành không trục tiếp chiến đấu.Trái lại, ngươi Anh nhận được tin tình báo, cho rằng quân Nhật lên đến 60.000. Thực sự thỉ có 30.000 mà thôi.Đối đầu với tướng Yamashita, quân Anh có tổng tư lệnh chiến trường Mã Lai là Sir Percival, một trung tướng lục quân không mấy lỗi lạc.Cấp trên trục tiếp của Yamashita là nguyên soái Terauchi ở Sài Gòn. Còn cấp trên của Percival thì ở Bandung (lndonesia).Quân Úc và Ấn không thể nào giữ nổi phòng tuyến của tổng tư lệnh Wavell, vì thiếu xe tăng để chống lại xe tăng Nhật. Cuối cùng họ phải bỏ đất liền mà kéo nhau về đảo Singapore.Lễ rút quân diễn ra rất xúc động và đầy màu sắc. 12 giờ trưa ngày 31-1-1942, quân Anh đã rút qua con đê nối hòn đảo Singapore và đất Mã Lai. Một tiểu đoàn cận vệ người Scotland mắc quân phục cổ truyền của họ, với kèn bầu cất lên bản hành khúc "100 tiếng kèn". Tiểu đoàn Argyll này trước kia có 600 người nay còn lại 90 theo nhạc quân hành qua suốt con đê. Đi sau cùng là tiểu đoàn trưởng.Sau đó công binh đặt thuốc nổ phá đê. Từ Singapore nhìn trở lại Mã Lai, quân phòng thủ có ảo giác là giữa họ và quân Nhật còn cách nhau một quãng eo biển, nhưng thật ra khi nước ròng, mực nước chỉ sâu im. Nghĩa là khi cần quân Nhật có thể dễ dàng lội qua.
Chiếm Singapore
"Đảo pháo đài Singapore bề ngang 26 dặm theo hướng Đông Tây. Còn theo hướng Bắc Nam là 14 dặm với số dân độ 1 triệu người đủ các sắc tộc đen, vàng, trắng. Quân đội trú phòng cũng vậy: Anh, Úc, Tân Tây Lan, Ấn, Mã Lai và thuộc dân châu Phi.Tướng Percival thông minh gây được cảm tình nhưng lại thiếu cái uy để làm cho quân nhân nhiều xứ khác nhau tuân hành.Để phòng thủ Singapore, có hai cách. Hoặc giữ phòng tuyến bờ biển không cho quân Nhật đổ bộ. Hoặc tập trung bên trong, cho họ đổ bộ rồi bao vây, tiêu diệt tùng cụm với một quân số gấp ba.Về phía quân Nhật, đại tá Tsugi, Cục trưởng hành quân, phụ trách soạn thảo kế hoạch tiến công. Cuộc đánh chiếm diễn ra vào đêm 8 tháng 2 không phải ở con đê bị phá mà ở cách đó 15 km về phía bên phải với các sư đoàn 5 và 18 bộ binh.Trước đó một đêm, sư đoàn Konoye sẽ tiến công ở phía trái con đê, cũng cách đường đê 1,5 km.Đó là nghi binh để ngày hôm sau quân Anh phải tăng cường phòng thủ vùng này.Trước 3 ngày, mọi dân cư ở vùng cục Nam bán đảo Mã Lai nơi tiếp cận Singapore phải rời nhà ra đi. Sau đó quân Nhật mới bố phòng ban đêm.Yamashita đặt Bộ tư lệnh hải quân ở lâu đài XANH của Tiểu vương Mã Lai, xứ Johore, vị trí nhìn thẳng về con đê, tiếp cận eo biển. Đặc điểm của lâu đài này là xây gạch màu đỏ, mái ngói xanh, có một lầu vọng nguyệt cao năm tầng, dựng từ Singapore rất dễ trông thấy.Suốt ba ngày, xe lửa và 3.000 xe tải chở súng lớn, quân trang, quân dụng và bộ binh đổ xuống mỏm cục Nam bán đảo Mã Lai này vào đêm binh lính mới bố phòng.Chạng vạng tối 7-2, Sư đoàn Konoye mới tiến hành cuộc hành quân nghi binh. 20 thuyền máy, nổ máy tối đa đổ 2 tiểu đoàn và 2 khẩu sơn pháo vào một đảo nhỏ giữa eo biển, đối diện với pháo đài Changri và căn cứ hải quân Seletar. Vào sáng, sơn pháo bắn vào pháo đài. Như người Nhật đã dự tính, quân Anh dồn sự phòng thủ từ nơi đầu cầu cho đến pháo đài, để hở sườn phía phải của con đê. Đêm sau, các sư đoàn 5 và 18 lâm chiến. Họ đội xuồng cao su trên đầu và tiến về phía eo biển. Khi họ đến cách bờ eo biển độ 1km, thì pháo binh Nhật bắn vào hai kho dầu lớn của quân Anh nhằm hai mục đích: Một là, ánh sáng chói của dầu cháy làm cho quân Anh khó thấy sự chuyển quân của họ qua eo biển, hai là dầu cháy hết, khỏi sợ quân Anh đổ dầu qua eo biển dùng thế hỏa công ngăn chặn sự vượt eo.10 giờ 30, 4.000 quân Nhật với 300 xuồng cao su và cầu phao vượt biển, tiến về đảo Singapore. Nơi họ lên bờ chỉ có 2500 quân Úc trấn giữ. 11 giờ 50, một trái pháo sáng màu xanh được bắn lên. Thế là Sư đoàn 5 đã thành công trong cuộc đổ bộ. Một đầu cầu đã lập xong trên đảo. Nơi họ đổ bộ là cuối đường Lâm Châu Khang và nơi đó có 24 ụ súng máy của người Úc tiếp đón họ. Một nhóm khác dạt về phía đầm lầy, cách đó lúm, nơi này ít gặp sự phòng ngự. Người Úc chiến đấu dũng cảm suốt đêm, đến sáng hôm sau họ thấy quân Nhật đã đem được chiến xa đến trước mặt họ. Đến chiều, cái đầu cầu đổ bộ càng rộng ra và 15.000 quân Nhật cùng chiến xa, pháo binh đã lên được trên đảo. Nhũng toán quân đầu tiên đã thọc sâu được 7km và toàn bộ quân Nhật đã qua sân bay Tengah, máy bay Anh tháo chạy, bay về đảo Java thuộc Hà Lan.Chiều 9-2-1942, tướng Yamashita và tham mưu trưởng Suzuki, vượt qua eo biển, đặt chân lên đảo Singapore.Quân Anh vẫn chiến đấu mãnh liệt để giữ những gì còn lại. Tổng tư lệnh Đông Nam Á, đại tướng Wavell đáp máy bay xuống Singapore ở sân bay phía nam đảo để duyệt các tuyến phòng ngự. Ông ta phiền trách tướng Belmeth về việc quân Úc không đủ khả năng giữ vững bờ biển và ra lệnh cho phản công.Tình thế quân Anh không mấy sáng sủa nhưng cũng không đến nỗi tuyệt vọng. Mặc dù quân Nhật chiếm phân nửa đảo ở phía bắc với điểm chiến lược là đồi Thiết (Bukit Timan) điểm cao nhất của đảo, nhưng vì sự kình chống giữa tướng Yamashita và thượng cấp của ông ta, nguyên soái Terauchi ở Sài Gòn, nên tiếp liệu không mấy dồi dào. Số đạn đại bác gần cạn. Trong lúc đó quân Anh phòng ngự rất tốt, đại bác của họ bắn rất chính xác.Yamashita nghĩ ra một đòn tâm lí chiến. ông ta cho một máy bay bay sà trên nóc tòa nhà của Bộ tư lệnh Anh, thả xuống một hộp tròn trong đó có bức thư gửi Percival kêu gọi đầu hàng. Tướng Percival không trả lời. Ông ta vẫn còn khả năng chiến đấu tinh thần còn cao. Tuy chiến tranh dữ dội diễn ra gần kề nhưng không có hiện tượng rối loạn trong quần chúng. Rạp ciné Cathay vẫn đầy khách mỗi đêm với bộ phim mới "Câu chuyện ở Philadelphia" và trong khách sạn Rafne, trung tâm kinh tế của đảo, thực khách vẫn đông nghẹt.Những đám quân nhân đủ quốc tịch, đủ màu da phục vụ dưới cờ Vương quốc Anh có những biểu hiện chán nản trước sự diễn tiến bất lợi khắp nơi. Họ nói: "Hải quân bỏ rơi mình, dân bản xứ không chịu chiến đấu cho họ, vậy mình đánh để làm gì nữa".Đến ngày thứ sáu 13-2, các vị chỉ huy dưới quyền Percival thấy không còn cầm cự lâu được nữa. Ngày 15-2 Percival mở hội nghị với các sĩ quan chỉ huy các mặt trận và tuyên bố: "Tôi sẽ yêu cầu Yamashita ngưng bắn vào 4 giờ chiều nay". Xong ông điện cho tư lệnh Đông Nam Á Wavell xin được phép điều đình.Điện trả lời: "Dù chuyện gì xảy ra đi nữa, tôi cũng hết lòng cám ơn tướng quân và toàn thể quân nhân dưới quyền vì họ đã nêu gương can đảm trong những ngày cuối cùng".Buổi chiều, từ đài quan sát trên đồi Thiết, quân Nhật trông thấy một người Anh, cầm cờ trắng tiến về hàng ngũ quân Nhật. Yamashita cử đại tá Sugita đánh xe xuống đón. Đó là đại úy phiên dịch viên Cyras Wild trong bộ tham mưu của tướng Percival.Viên đại tá Nhật nói: "Chúng tôi chấp nhận ngưng bắn nếu như người Anh chịu đầu hàng. Các ông có chịu đầu hàng không?".Đại úy Anh trả lời: "Chịu'.- Vậy đại úy trở về mời tướng Percival đến đây.Vào lúc 4 giờ 45 chiều, Percival đến. Họ leo lên một chiếc xe Jeep. Bên cạnh Percival là đại tá Sugita. ông này nói: "Chúng ta đã đánh nhau suốt hơn hai tháng. Tôi mừng khi thấy chiến tranh chấm dứt đối với các ông. Xin được phép ngợi khen tài chiến đấu và lòng dũng cảm của quân đội Anh".Tại Bộ chỉ huy của Yamashita, phóng viên báo chí, phóng viên nhiếp ảnh đã chờ đón sẵn.Percival thẳng người tiến về phía viên tướng Nhật. Hai người tiến vào phòng họp. Thực ra Yamashita cũng rất ngạc nhiên về kết quả ở đòn tâm lí của ông ta. Theo ông, quân Anh còn có thể cố thủ ít nhất là 6 tháng nữa. Quân đội Tưởng Giới Thạch suốt 4 năm rưỡi vẫn chưa chịu đầu hàng. Đằng này binh đội Anh với khí tài tối tân hơn, tinh thần cao hơn mà mới có 70 ngày từ lúc Nhật đổ bộ ở Bắc Mã Lai đến giờ lại tỏ ra nao núng. Ông ta quyết định đánh phủ đầu kẻ đối thoại:- Quân đội Thiên hoàng không chấp nhận chuyện gì khác hơn là các thủ tục để quý quân đội đầu hàng.Percival trả lời: "Tôi nghĩ rằng chúng tôi phải bàn bạc về điều kiện của Tướng quân, đến 10 giờ 30 đêm nay, chúng tôi sẽ trả lời. Từ đây đến đó xin ngừng bắn".Yamashita: "Các ông chỉ trả lời cho chúng tôi gọn gàng như thế này: Điều kiện đầu hàng do chúng tôi đưa ra, các ông chịu hàng không? Và thế thôi". Thấy Percival còn ngần ngừ, ông ta bồi thêm:- Thì khi các ngài chịu đầu hàng thì thôi, còn nếu không, chúng tôi phải tiến hành cuộc tiến công đêm nay như kế hoạch đã định trước.Percival nói: "Các ông có thể ở vị trí hiện tại đêm nay không? Chúng ta sẽ nói chuyện tiếp vào lúc 5 giờ 30 sáng mai".Yamashita: "Không".Percival: "Bây giờ thì tối rồi, dù sao cũng để sáng mai". Yamashita: "Tôi muốn nghe một trong hai chữ. Tướng quân hãy xác định: chiến đấu, hay đầu hàng, thế thôi".Percival: "Chấp nhận đầu hàng, ngày mai".Yamashita: "Vậy tối nay hai quân đội ở vị trí cũ"Percival: "Tôi có một yêu cầu: quân đội hoàng gia Nhật có hứa bảo đảm an toàn cho phụ nữ và trẻ em ngươi Âu ở Singapore không?"Yamashita: "Chúng tôi lo việc ấy. Vậy xin Tướng quân kí tên vào biên bản ngùng bắn đêm nay". Lúc ấy là 7 giờ 50 tối, và 40 phút sau tất cả các họng súng hai bên đều ngừng bắn.Singapore - thành phố con sư tử, pháo đài kiên cố của đế quốc Anh ở Đông Nam Á - sau 70 ngày chiến đấu đã rơi vào tay quân Nhật.Trong chiến dịch hành quân Mã Lai, Nhật tiến quân 800km từ lúc đổ bộ, thiệt hại 9824 người. Quân Anh ít tổn thất hơn về sinh mạng nhưng hơn 100.000 quân bị bắt cầm tù.Đây là chiến thắng lớn lao đầu tiên của lục quân Nhật từ khi chiến tranh Mãn Châu 1931 nổ ra.Tại Tokyo, sáng 17-2 tờ Ashahi Shimbun viết:"Nhật Bản như là mặt trời rực chiếu trên thế gian đem lại sự ấm no và hòa bình. Ai chiến đấu theo ý của mặt trời sẽ lớn mãi, ai chống lại, chỉ chết mà thôi. Singapore thất thủ, chiến tranh chắc chắn sẽ kết thúc thắng lọi cho ta".Thủ tướng Nhật ra trước Quốc hội:"Xin đệ trình Quốc hội dự thảo luật của chính phủ về ngoại giao. Chính phủ dự kiến trao trả độc lập ngay cho Miến Điện, Phihppines khi ta đánh đuổi hết quân Anh-Mĩ.Còn Hong Kong, Mã Lai và Chiêu Nam (Singapore cũ) phải là căn cứ địa của Nhật Bản, tối cần thiết cho sự phòng thủ của vùng Thịnh Vượng chung Đại Đông Á.Tại Luân Đôn, sáng 17-2 thủ tướng Churchill đăng đàn trước một Quốc hội yên lặng, buồn thảm."Hôm nay tôi nói chuyện với quý vị đại biểu trong một tình huống vô cùng đau đớn. Singapore đã thất thủ. Đây là một thảm bại của quân lục và của toàn Đế quốc Anh. Một thảm bại lớn nhất trong lịch sử của chúng ta"."Ngày 7-12-1941; khi Nhật đổ bộ, ở Mã Lai có 6.000 quân Anh, Úc, Ấn. Chúng tôi đã gửi thêm 50.000 quân. Sau đó tổng số lên hơn 100.000 người, rút về Singapore vào buổi sáng 3-2". Đến 8-2-1942, khoảng 8.000 quân Nhật đổ quân lên Singapore, sau đó quân số của họ đến 30.0000" Sau 5 ngày chiến đấu dũng cảm, quân đội Anh và pháo đài Singapore đã đầu hàng"."Đây là lúc chúng ta cần bình tĩnh hơn bao giờ hết. Sáng suốt nhận định tình hình, góp ý chung tìm lối ra khỏi màn đêm đen tối".
ĐÁNH CHIẾM PHILIPPINES
Philippines là nước của hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ, nằm trải dài theo hướng Bắc Nam khoảng 1.800 km. Nó là một chiếc cầu tự nhiên, tiếp cận với Đài Loan (thuộc Nhật) và phía Nam là quần đảo Indonesia (thuộc Hà Lan). Quần đảo Philippines trước kia là thuộc địa Tây Ban Nha. Sau chiến tranh Mĩ-Tây Ban Nha thì nằm dưới sự "bảo hộ" của Hoa Kỳ. Tuy có chính phủ riêng nhưng mọi quyền quyết định về an ninh quốc phòng, ngoại giao, kinh tế đều do Mĩ nắm. Nơi đây có nhiều căn cứ quân sự của Mỹ như các sân bay Clark, Iba, các căn cứ hải quân Cavite, Subic...
* Kế hoạch của đôi bên
Bộ tổng tư lệnh quân đội Hoa Kỳ tại Viễn Đông đặt ở đây dưới quyền của đại tướng Mac Arthur. Đứng về phương diện chiến lược mà nói, đối với Hoa Kỳ, đây là vòng cung phòng ngự từ xa của bờ phía Tây lục địa Mĩ. Vòng cung thứ hai là quần đảo Aleutian và Hawan. Giữa hai hệ thống phòng thủ này có những đảo sân bay như Guam, Wake, Midway.Đó là quan niệm phòng thủ. Còn trong tiến công thì Philippines là những "tàu sân bay" không chìm của đế quốc Mĩ. Với loại pháo đài bay tân kì B.17, B.18 đậu tại sân bay Clark thì Hoa Kỳ lúc nào cũng có thể giương nắm đấm đến tận Đài Loan, miền Nam Nhật Bản, Đông Dương, Mã Lai, Indonesia.Tàu ngầm của Hoa Kỳ bất cứ lúc nào cũng có thể ngăn cản, đe dọa sự qua lại bình thường ở Biển Đông và ở eo biển Malacca, eo biển Đài Loan.Phần lớn quân lục Hoa Kỳ tập trung ở đảo phía Bắc, là đảo Luzon, nơi có thủ đô Manila và các căn cứ nói trên. Còn ở đảo lớn phía Nam là Mindanao, dân cư thưa thớt và lạc hậu hơn, Mĩ chỉ có vài căn cứ nhỏ.Kế hoạch hành quân của Bộ quốc phòng Nhật là: Bằng mọi giá, không quân của hải quân Nhật phải quét sạch sức mạnh của không quân Hoa Kỳ tại đây. Vì nó đe dọa cho sự an toàn của miền Nam Nhật Bản và sự đi lại tự do của Nhật về phương Nam.Giai đoạn kế đó, lục quân và hải quân phối hợp để đánh tan quân bộ Hoa Kỳ chiếm cứ tại đây. Trong các trận trước, chúng ta đã thấy họ thành công trong việc đập tan không lực Mỹ.Trung tướng Masaharu Homma, được nguyên soái Terauchi, Tổng tư lệnh chiến trường phương Nam đề cử làm tư lệnh hành quân ở Philippines.Tướng Masaharu Homma thuộc cánh chủ hòa trong hàng ngũ thống lãnh Nhật và ông ta không giấu giếm việc này.Những phần tử cực đoạn ở Nhật rất ghét ông ta và nhờ không nắm địa vị nào then chốt nên ông ta không bị họ ám sát.Sở dĩ Homma được tổng tư lệnh chiến trường phương Nam chọn là vì ông có thực tài. Điều quan trọng là ông có kinh nghiệm chiến đấu theo lối Tây phương. Ông ta học hỏi tám năm trong quân đội Anh và đã cùng quân Anh đổ bộ lên đất Pháp năm 1918. Khi ấy Nhật và Anh - Pháp - Mĩ còn là đồng minh đánh Đức trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Cuộc đổ bộ ớ Lingayen
Ngày 8 đến 10-12, Quân Nhật đổ bộ chiếm một số căn cứ đầu cầu ở Aparri, Vigan... Riêng ở Lingayen, một vịnh biển phía Tây Bắc đảo Luzon họ rơi vào đúng nơi Mĩ bố phòng chặt chẽ nhất vì vậy nên thất bại. Nhưng họ là ai? Đó là một tàu thám thính của Nhật dò xét bãi biển. Thế là phòng tâm lý chiến Hoa Kỳ reo lên như là một chiến thắng vĩ đại, lúc mà bên Mĩ đang cần chiến thắng, dù nhỏ.Thời báo New York viết theo tin của đặc phái viên tại Philippines: "Quân Nhật bị quét sạch khỏi Tây Bắc Luzon. Quân Mĩ chiếm lại vịnh Lingayen một cách anh hùng". Và không biết theo nguồn tin nào mà hãng thông tấn UP điện: "Sau ba ngày chiến đấu dũng cảm quân Mĩ quét sạch vịnh Lingayen, 154 tàu đổ bộ Nhật bị đánh chìm".Thêm một sự kiện anh hùng nữa, đại úy phi công Collin P.Kelly đã lái máy bay tấn công thiết giáp hạm Haruna (Nhật) và tàu này hết chạy được. Sự thật thì như thế này. Phi công Collin P. Kelly lái một chiếc pháo đài bay thấy một chiếc tàu hàng hải Nhật (tất nhiên không phải là chiếc Haruna). Anh ta bỏ ba trái bom 600 cân Anh, một trái trúng ngay ống khói. Trên đường về, máy bay của anh bị một máy bay Zéro Nhật chặn đánh. Máy bay cháy, Kelly ra lệnh cho phi hành đoàn nhảy dù, anh ta nắm vững tay lái. Máy bay nổ tung. Kelly trở thành anh hùng không quân đầu tiên của Hoa Kỳ chết trên không, trong cuộc chiến tranh chống Nhật.Chưa đầy hai tuần sau, Philippines chúng kiến cuộc đổ bộ của quân Nhật cũng ngay tại vịnh Lingayen. Hoa Kỳ chờ đón họ ở phía Nam, họ lên bờ ở phía Bắc. Lực lượng đổ bộ gồm 85 tàu.Dĩ nhiên báo chí Mĩ trong nhu cầu chi tiết hóa chiến thắng « tưởng tượng » đã phơi bày với cả sơ đồ, nơi đóng quân của Hoa Kỳ nơi đổ bộ của "hạm đội Nhật" nhưng bị đánh chìm. Qua tin tức ấy Nhật biết được sự phòng ngự của Hoa Kỳ.Vào lúc 2 giờ đêm rạng ngày 22-12-1941, đội quân đổ bộ gồm 43.110 người thuộc quân đoàn 14 của tướng Homma chuyển từ tàu lớn sang tàu đổ bộ. 45 phút sau chiếc tàu đầu tiên đâm mũi vào bờ biển gần một làng nhỏ tên Agoo. Họ không gặp một sự đề kháng nào.Khi hành quân mở rộng đầu cầu họ gặp sự đề kháng yếu ớt của một tiểu đoàn Philippines không thiện chiến. Và chiều đó xe tăng, pháo binh cùng toàn thể bộ binh đều lên bờ xong và tiến quân theo quốc lộ 3 xuôi Nam.Sáng hôm sau, những gì còn lại của không quân Hoa Kỳ bay lên chiến đấu. Họ bỏ các bom 50 kg sau đó bay thẳng về Úc.Ngày hôm ấy quân Nhật chỉ bị một lực lượng nhỏ Philippines chặn đánh.Nhưng họ phá vỡ chốt, thẳng tiến về phía thủ đô Manila.Tướng Wainwright, tư lệnh phía Bắc đảo xin phép Mac Arthur lui về bên này sông Agno để phòng thủ nhưng một sự kiện mới xảy ra gây nên sự kinh hoàng ở Manila. Ngày 24, 24 tàu chở quân đổ xuống vịnh Lamon, 100 km phía nam Manila và sư đoàn 16 của Nhật chia làm ba mũi tiến về thủ đô. Mac Arthur ra lệnh cho tư lệnh chiến trường Nam Luzon và Bắc Luzon lui quân về cố thủ ở Bataan và ông ta đem Bộ chỉ huy về pháo đài Corregidor. Tổng thống và phó tổng thống Philippines đều theo. Quân Mĩ trải qua một mùa Giáng sinh thảm não.Bán đảo Bataan là một vòng cung núi non, hang động theo hướng Bắc Nam nhô ra biển.Ai chiếm độ Bataan là khống chế Manila. Cách bờ 3 km là hòn đảo Corregidor có núi cao, nhiều hang động. Đảo này nằm ngay eo biển đi vào vịnh. Người Tây Ban Nha xây pháo đài và sử dụng hệ thống hang động như chỗ trú quân Người Mĩ đã biến đảo này thành pháo đài và hang trở thành chỉ huy sở, bệnh viện, kho quân lương. Nhưng một tình huống đặc biệt xảy ra ở đây, hai đạo quân Nam và Bắc Luzon đều tập trung về đây, kể cả 10 ngàn dân lánh nạn. Trong khi dự trữ lương thực tối đa chỉ có 40 ngày.
Manila thất thủ
Ngày 1-1-1942 quân Nhật từ hai hướng Nam và Bắc tiến về Manila. Tướng Homma đến một nơi còn cách Manila 20 kmm, ra lệnh quân lính tắm rửa, hớt tóc cạo râu, giặt quần áo cho sạch sẽ, chuẩn bị tiến vào thành phố.Cuộc đời binh nghiệp từ châu Âu sang chiến trường Trung Quốc hơn 20 năm cho ông kinh nghiệm: một đội quân ăn mặc dơ dáy không làm cho nhân dân kính nể và trái lại, nó cũng hay cướp phá, hãm hiếp. Khi người chiến binh trang bị sạch sẽ, họ có khuynh hướng giữ gìn hơn.Bên ngoài Manila, kho dầu nổ cháy khói đen quyện khắp bầu trời.Trong lúc ấy phái viên tạp chí Life nhận được điện tín từ Mĩ đánh qua: "Tòa soạn muốn có những chi tiết về các chiến thắng của quân Mĩ - Phi". Anh ta bèn đánh điện trả lời: "Vô cùng tiếc, món hàng ông yêu cầu, nơi đây không thể có".Điều này cho thấy bộ máy chiến tranh tâm lí Mĩ vẫn muốn phỉnh lừa dư luận trong lúc Manila thất thủ.Vào lúc 5 giờ 45 chiều, trung tướng Koichi Abe hướng dẫn 3 tiểu đoàn bộ binh thuộc sư đoàn dã chiến 48 tiến đều bước vào Manila. Một buổi lễ diễn ra ở phủ Cao ủy Mĩ. Cờ Mĩ trước sân đã kéo xuống, 3 tiếng đại bác nổ vang, chiếc cờ rơi xuống đất. Một binh sĩ hải quân Nhật đạp lên lá cờ Mĩ, kéo cờ Mặt trời mọc lên, quân nhạc trỗi lên bản "KIMIGAYO" (quốc thiều Nhật). Thế là quyền lực của Mĩ ở Philippines không còn nữa.
Trận đánh Bataan và Corregidor
Đối với Nhật vấn đề xem như đã giải quyết. Nguyên soái Terauchi, từ Sài Gòn điện cho biết: chiến dịch Philippines kể như dã xong, vậy hãy chuyển sư đoàn tinh nhuệ số 48 sang Java. Nhờ tướng Hom ma giải quyết chiến trường nhanh và gọn nên Bộ tư lệnh hành quân phương Nam có thể tranh thủ đánh Indonesia sớm hơn một tháng so với kế hoạch.Nhưng quân Mĩ đã dồn về Bataan và sử dụng bán đảo này như một căn cứ địa để tiếp tục chiến đấu lâu dài. Đây là một bán đảo kéo dài theo hướng Bắc Nam. Phía Đông là vịnh Manila, phía Tây là biển Đông (Nam hải). Phía Nam là eo Manila với pháo đài Conegidor. Chỉ có phía Bắc là liền với đảo Luzon và Mac Arthur thiết lập chiến tuyến phòng thủ nơi đó.Địa hình bên trong bán đảo gồm có hai núi lửa, một Bắc và một Nam. Chính giữa là rừng tre rậm rạp. Mac Arthur bố trí phòng tuyến như sau:- Phía Đông: giao cho tướng George Parler và 25 ngàn quân, phòng tuyến chạy theo hướng Đông - Tây, từ đầm lầy sát bờ biển leo lên núi Natib.- Phía Tây: Từ triền Tây núi Natib đến bờ biển Đông (Nam hải), giao cho tướng Wainwright.Núi Natib ở giữa và triền núi đầy rẫy đá sắc như dao cạo, rãnh sâu mà theo các nhà quân sự Mĩ không một ai vượt qua đượcVề phía Nhật, ngươi đặc giao đánh phòng tuyến này là trung tướng Akira Nara, tốt nghiệp học viện quân sự Amhersh và tốt nghiệp khóa sĩ quan cao cấp Fort Benning. Ông là bạn thân cùng lớp với trưởng nam của nguyên Tổng thống Coolidge (Hoa Kỳ). Hiện ông ta chỉ huy lữ đoàn 65 Đài Loan, được tăng cường thêm 2 trung đoàn pháo, 1 trung đoàn bộ binh. Ông ta giao cho đại tá Takeo Imai với trung đoàn 141 theo đường bộ dọc bờ vịnh Manila mà đánh.Còn trung đoàn 93 dưới quyền đại tá Takechi cố gắng leo lên triền núi Natib, thọc sâu vào Nam và đánh bọc hậu phòng tuyến.Về phía Tây của phòng tuyến, người Nhật giao cho tướng Kimura đối đầu với tướng Wainwight (Hoa Kỳ). Nhiệm vụ là tìm một chỗ hở, luồn qua đánh sau lưng.Ngày 13-1, hai bên đánh nhau không kết quả. Ngày 16 tháng 1, sư đoàn 51 quân Philippines rời chiến hào tiến đánh quân Nhật, một trong những trung đoàn của sư đoàn này, trong lúc hăng say, đã vượt hẳn lên trên tạo thành một mũi nhọn so với đội hình hành quân. Quân Nhật lợi dụng ngay chỗ hở ấy đánh ập luôn bao vây cô lập trung đoàn kia. Một đơn vị khác luồn vào vị trí trống trải mà đáng lí ra, trung đoàn ấy phải án ngữ trong đội hình phòng ngự và họ luồn ra sau lưng quân Mĩ-Phi tiêu diệt gọn.Bên cánh Tây, quân Nhật leo lên núi, nơi mà quân Mĩ cho rằng không ai qua được, luồn lách về phía sau lưng đánh bọc hậu quân trú phòng đang hướng về phía Bắc.Tham mưu trưởng của tương Mac Arthur là tướng Sutherland khuyên tổng tư lệnh nên lui quân, dựng một phòng tuyến khác nhưng cuộc triệt thoái đã biến thành một cuộc tháo chạy.Cuối cùng người Mĩ cũng dựng lại được một phòng tuyến mới. Nơi đây có nhiều rừng rậm hơn. Sau một tháng chiến tranh, Mĩ cũng như Nhật bị hao mòn rất nhiều. Tướng Homma mất 7.000 quân trong chiến trận Bataan và 10000 khác ngã gục vì ngã nước, sốt rét, kiết lị. Hai lần xin thêm quân nhung không được. Trái lại, Thủ tướng Tojo tỏ vẻ bất bình. Nơi nào quân Nhật cùng thắng, vậy mà Bataan thì dẫm chân tại chỗ.Về phía Mĩ, tranh chấp nội bộ cũng bùng nổ. Tổng thống Quezon của Philippines và tổng tư lệnh Mac Arthur kêu gọi sự giúp đỡ tăng viện nhưng từ chính quốc, Tổng thống Mĩ điện qua cho biết không làm gì hơn được vì tình hình quá nguy kịch.Ngày 10-3, Tướng Mac Arthur đi Úc, Wainwright thay thế. Nhiệm vụ của Mac Arthur là tổ chức một cuộc phản công của phe đồng Minh, từ Úc châu, chiếm lại các vùng đất bị mất và đánh vào Nhật Bản. Mac Arthur ước hẹn: "Tôi sẽ quay trở lại". Nhưng ngày ấy còn xa.Thủ tướng Tojo rất bất bình vì cuộc chiến tại Bataan kéo dài và Mac Arthur thoát đi được.Ông ta gọi bí thư của ông ta là đại tá Nishiura đến Phihppines duyệt xét tình hình, khi về để lại một kế hoạch, theo đó quân Nhật sẽ tiến công.Ngày 2-4, hơn 65.000 quân Nhật với 100 đại bác bước vào chiến dịch cuối. Phía bên kia có 78.000 quân Mĩ - Phi đang thiếu ăn.Thực sự chỉ có 27.000 còn khả năng chiến đấu. Số còn lại bị kiết lị, sốt rét hoành hành.Trận đánh bắt đầu với pháo binh giã nát và đốt cháy khu rừng sau tuyến phòng ngự. Rồi máy bay tiến công. Lửa thiêu quân Mỹ khiến số còn lại tháo chạy.Một số xuống tàu rời bờ sang đảo Corregidor.Thiếu tướng Edward King, tư lệnh các lực lượng Mĩ ở Luzon, bất chấp sự cấm đoán của tướng Wainwright (đang ở Corregidor) đã ra lệnh cho quân Mĩ - Phi đầu hàng. Đó là 9 giờ sáng ngày 9-4.Cũng lúc ấy, ở pháo đài Conegidor, tư lệnh Philippines Wainwnght nhận được bức điện của tổng thống Roosevelt: "Tôi đã dự báo cáo đầy đủ về tình hình ở Bataan và những khó khăn mà tướng quân cùng binh sĩ thuộc quyền phải gánh chịu. Trước tình hình mới, tôi dành toàn quyền quyết định cho Tướng quân về tương lai của Bataan. Tôi hoàn toàn tin tưởng vào sự sáng suốt của Tướng quân với bất cứ quyết định nào".Thế là hết. 76 ngàn quân Mĩ - Phi đầu hàng. Philippines hoàn toàn rơi vào tay quân Nhật.
HÀNH QUÂN CHIẾM QUẦN ĐẢO INDONESIA
Ý đồ của Nhật và kế hoạch của Đồng Minh
Đối với phe quân phiệt Nhật và các tổ hợp kinh tế như Mitsubishi... thì vùng Đông Ấn Hà Lan (Dutch East Indies) mà nay chúng ta gọi là Indonesia là một thị trường lớn cung cấp đủ thừa nhiên liệu và nguyên liệu mà Nhật Bản đang cần. Nhất là khi quân Nhật tràn vào Đông Dương, chính phủ Hoa Kỳ ban hành chính sách cấm vận thì quân Nhật đi dần đến sự kiệt quệ về dầu, xăng. Giải tỏa lệnh này thông qua hội nghị không xong, người Nhật nghĩ ngay đến việc cướp lấy xăng dầu của Indonesia bằng vũ lục.Lúc ấy Indonesia chỉ có một lực lượng nhỏ bé người Hà Lan bảo vệ.Sau khi Nhật chiếm Philippines và Mã Lai thì quân Anh - Mĩ rút về đó, lại tăng viện thêm quân Úc. Vì hơn ai hết, người Anh biết rằng ngoài nhu cầu về dầu mỏ, Nhật sẽ biến Indonesia thành một cây cầu tiến chiếm Úc châu, nơi đất rộng người thưa, cần thiết cho sự di dân để giải quyết sự thặng dư dân số của nước Nhật.Vì vậy, Indonesia là mục tiêu trong chính sách Đại Đông Á của Nhật.Do đó, Bộ tổng tư lệnh Nhật đã điều động cho cuộc hành quân chiếm Indonesia một lực lượng phối hợp hải, lục, không quân lớn nhất so với tất cả các chiến dịch khác ở Đông Nam Á. Chỉ huy trục tiếp, điều hợp các mũi xuất quân, đổ bộ là nguyên soái Terauchi, tại căn cứ Tân Sơn Nhất.Lực lượng phòng thủ của các nước phương Tây tại đây cũng là lực lượng liên hợp hải lục, không quân của 4 nước, gọi chung là khối ABDA (Amencan, British, Dutch và Austraha). Tất cả, đặt dưới quyền của đại tướng Wavell (người Anh). Tư lệnh lục quân là Toàn quyền Hà Lan ở Indonesia. Tư lệnh không quân là người Mĩ. Tư lệnh hải quân là đô đốc Hart (Mĩ) còn tư lệnh phó là đô đốc Helfrich người Hà Lan.Ngay từ đầu năm 1942, đảo Java đã bị cô lập. Quân nhảy dù Nhật Bản đã đổ bộ ở đảo Sumatra (phía Tây), còn thủy quân lục chiến Nhật chiếm đảo Bali (phía Đông).Người Anh và Mở hoàn toàn mất hết tin tưởng ở khả năng giữ vững đảo Java.Ngày 22-2-1942, tổng tư lệnh Wavell báo cáo cho thủ tướng Anh Churchill, đã nói thẳng điều này: "Tôi e rằng tuyến phòng ngư của chúng ta ở Java không còn vững được bao lâu nữa.Như thế, những nguồn nhân lục, tài lực đưa vào đây thêm nữa chỉ phí đi mà thôi. Vì nó không đủ sức kéo dài thêm cuộc chiến ở đây"Lúc ấy cũng nổ ra một cuộc tranh cãi về sách lược phòng thủ. Đô đốc Hart, tư lệnh hải quân người Mĩ quan niệm rằng nên phòng thủ ở bờ biển, đợi quân Nhật đổ bộ mà đánh. Trong lúc đó tư lệnh phó, Helfrich, người Hà Lan thì cho rằng nên tiêu diệt Nhật khi họ còn trên đường di chuyển. Tức là chấp nhận hải chiến với một lục lượng trội hơn hẳn so với phe đồng minh. Ông ta cho rằng, đâm thẳng vào đoàn tàu chở quân, đánh chìm chúng, người Nhật phải hoãn cuộc hành quân lại một vài tháng.Ngày 14-2-1942, đô đốc Hart rời chỉ huy sở ở Bandung, trao quyền chỉ huy lại cho tư lệnh phó. Bộ tham mưu hải quân gồm hai đô đốc người Anh và hai đô đốc người Mĩ. Tàu chiến Anh-Mĩ-Úc vẫn còn ở cảng Surabaya hay quân cảng Tand Jong Priok.Kế đến, đại tướng Wavell bay về Ấn Độ và tư lệnh không quân Mĩ cũng về Úc. Chức vụ Tổng tư lệnh được trao cho vị Toàn quyền người Hà Lan. Không còn ai tin tưởng ở tương lai nữa, nhưng người Hà Lan, với tính cương nghị cố hữu, vẫn quyết định đánh Nhật đến cùng.
Cuộc hành quân hai gọng kìm
Ngày 18-2, một đoàn tàu rất lớn gồm 56 tàu vận tải một phần lớn lực lượng quân đoàn bộ binh 16 của tướng Hitosi Imamura với pháo binh, công binh, xe tăng phối thuộc nhổ neo rời quân cảng Cam Ranh tiến về phía Nam. Đúng như dự định, tại ngoài khơi biển Đông, đoàn tàu này đã gặp đoàn chiến hạm hộ tống khởi hành từ cảng Cao Hùng (Đài Loan) mấy ngày trước, gồm 1 tàu sân bay, 4 tuần dương hạm nặng, 3 tuần dương hạm nhẹ và hơn một chục khu trục hạm, chưa kể các tàu chiến nhỏ khác Hai đoàn tàu sáp nhập thành một hải đoàn đặc nhiệm khổng lồ tiến về phía Indonesia để đổ quân lên bờ biển phía Tây đảo Java.Cũng trong thời gian trên, một hải đoàn đặc nhiệm nữa không kém phần đồ sộ đã xuất phát từ cảng Davao (phía nam Philippines) với 40 tàu vận tải thuộc quyền chỉ huy của chuẩn đô đốc Rozo Tanaka thở theo một sư đoàn bộ binh và nhiều đơn vị phối thuộc, đượccsự yểm trợ của đoàn chiến hạm hộ tống do phó đô đốc Takeo Takagi làm tư lệnh, bao gồm 2 tuần dương hạm nặng, 2 tuần dương hạm nhẹ và 14 khu trục hạm. Hải đoàn này cũng tiến đánh Indonesia với nhiệm vụ đưa quân đổ bộ lên bờ biển phía Đông Java.Hai hải đoàn đặc nhiệm đã chuyên chở hơn 100.000 người vượt biển cùng một lúc, tạo thành 2 gọng kìm tiến đánh Java, đảo quan trọng nhất trong quần đảo Indonesia. Đây là cuộc chuyển quân đường biển lớn chưa từng thấy từ trước đến lúc bấy giờ. Toàn bộ lục lượng đó được đặt dưới quyền phó đô đốc Nobutake Kondo, tư lệnh hành quân đánh Indonesia. Trong quá trình hành quân, các lực lượng trên được sư đoàn không quân số 11 gồm 3 không đoàn đóng ở 3 nơi yểm trợ không đoàn 22, từng đánh chìm 2 chiến hạm Prince of Wales và Repulse của Anh, hiện đóng tại Tân Sơn Nhất có nhiệm vụ kiểm tra, hướng dẫn và bảo vệ cho hải đoàn xuất phát từ Cam Ranh, không đoàn 23 đóng trên đảo Borneo cũng làm nhiệm vụ đó đối với hải đoàn xuất phát từ đảo Jolo và không đoàn 21 gồm 68 máy bay ném bom tầm xa, 48 chiến đấu cơ cùng 18 thủy phi cơ ở sân bay Kendari trên đảo Celebes) phối hợp yểm trợ khi hai hải đoàn gần tới đích.Lực lượng hành quân tuy rất lớn, nhung sự di chuyển các chiến hạm được tiến hành rất nhịp nhàng, mặc dù các mệnh lệnh chỉ huy chỉ được phát bằng cờ hiệu và đèn tín hiệu; tuyệt đối không dùng vô tuyến điện. Nhờ đó, trong hơn một tuần lễ hành quân trên biển, cả hai đoàn tàu đồ sộ đã thoát khỏi sự do thám của máy bay và tàu ngầm đối phương.Mờ sáng ngày 26-2, vẫn giữ được bí mật, một hải đoàn tiến tới tây Java còn cách bờ 250 dặm và hải đoàn kia còn đến gần hơn, cách bờ biển phía Đông Java chưa tới 20 dặm. Nhưng đến gần trưa thì hải đoàn đặc nhiệm phía đông đã bị 2 máy bay trinh sát của Đồng minh phát hiện.
Trận hải chiến trên biển Java
Trưa ngày 26-2, ngay khi vừa nhận được điện báo của máy bay trinh sát nói về việc phát hiện đoàn tàu chiến Nhật ở phía Đông Bắc Java, phó đô đốc C.E.Helfrich người Hà Lan, với cương vị tư lệnh hải quân Đồng minh ở Indonesia đã họp với các chuẩn đô đốc Pallisor (người Anh) và Glassford (Mĩ) để bàn cách đối phó. Họp xong, Helfrich điện cho người đồng hương của ông là chuẩn đô đốc Karel Doorman, tư lệnh hạm đội đồng minh đang đóng tại Surabaya: "Chuẩn bị mọi mặt để xuất kích lúc chiều tối, tấn công tiêu diệt địch trên biển". Vài giờ sau, Helfrich lại nhận được tin về một đoàn tàu Nhật khác đang tiến gần tới bờ biển phía Tây Java. Ông bèn điều động một lực lượng nhỏ gồm tuần dương hạm Horbart cùng 2 tuần dương hạm đã cũ và 2 khu trục hạm cũng già nua tiến về phía Tây để đối phó với nguy cơ ở đó .Nhận được lệnh trên, chuẩn đô đốc Doorman lập tức điều động toàn bộ lực lượng chủ yếu của ông, gồm 2 tuần dương hạm nặng là chiếc Houston (của Mĩ) và Exeter (Anh), 3 tuần dương hạm nhẹ: chiếc De Ruyter là kì hạm với chiếc Java cũng của Hà Lan và chiếc Perth (Úc); 10 khu trục hạm của Anh, Mĩ và Hà Lan. Tổng cộng tất cả 15 chiến hạm thuộc 4 quốc tịch khác nhau, được huấn luyện theo 4 nguyên tắc kĩ thuật và chiến thuật khác nhau, đồng thời cũng không có kí hiệu mật mã chung.6 giờ 30 chiều, hạm đội của Doorman rời khỏi cảng Surabaya trong ánh hoàng hôn màu tím nhạt, hướng về phía Bắc tiến vào biển Java. Suốt đêm, họ truy tìm hạm đội Nhật mà không thấy, dù đã phóng hết số máy bay trinh sát trên các tuần dương hạm.Một giờ đêm rạng ngày 27, Doormnan nhận được điện báo cho biết vị trí mới của hạm đội Nhật. Ông kiên nhẫn tìm kiếm cho đến hết buổi sáng mà vẫn không ra, ông đành dẫn hạm đội quay về. Khoảng 2 giờ 30 chiều, hạm đội chưa kịp vào cảng thì lại nhận được lệnh mới: "Tấn công địch ở 90 dặm về phía Bắc". Vì hạm đội không có mật mã chung nên Doorman đã dùng một thứ tiếng Anh dễ hiểu để truyền lệnh trên theo vô tuyến điện, cờ hiệu và đèn hiệu: "Theo tôi, địch ở cách đây 90 dặm". Hạm đội lại quay ra biển với thủy thủ đoàn mỏi mệt sau 20 giờ không ngủ. Doorman bố trí đội hình chiến đấu thành hai đội tàu tiến song song. Đội thứ nhất do 3 khu trục hạm Anh chạy ngang hàng nhau dẫn đầu, tiếp đến tuần dương hạm nhẹ - kì hạm De Ruyter dẫn theo tuần dương hạm nặng Exeter rồi tuần dương hạm nặng Houston. Sau cùng là hai tuần dương hạm nhẹ Perth và Java chạy sóng đôi. Đội thứ hai do 2 khu trục hạm Hà Lan chạy song song dẫn đầu, sau đó là các khu trục hạm còn lại chạy hàng một. Nhưng lần này hạm đội Đồng minh vẫn không phát hiện được địch từ xa. Doorman không còn máy bay trinh sát trên tàu để phóng đi thăm dò. Trong khi đó, phó đô đốc Takeo Takagi đã biết rõ vị trí và lực lượng đoàn chiến hạm của Doorman nhờ sự chỉ điểm của 3 chiếc thủy phi cơ trinh sát Nhật. Đứng trên đài chỉ huy tuần dương hạm nặng Nachi, ông ra lệnh cho đoàn hải vận hạm tách khỏi đoàn chiến hạm đến đậu ở một nơi an toàn và đưa các chiến hạm của ông vào đội hình chiến đấu. Lực lượng của Doorman trội hơn 1 tuần dương hạm nhẹ, nhưng Takagi lại có nhiều hơn 4 khu trục hạm nên người Nhật có ưu thế về số lượng: 18 chiến hạm chọi với 15. Hơn nữa, đa số các chiến hạm Nhật hiện đại hoá, được trang bị và điều hành tốt hơn. Chỉ riêng hai tuần dương hạm nặng Nachi và Haguro đã trội hơn hẳn hai chiếc cùng loại của Doorman. Với trọng tải 12.500 tấn, mỗi chiếc đồ trang bị 10 khẩu đại pháo 203 li so với 6 khẩu trên một tuần dương hạm nặng của Đồng minh.Lúc 4 giờ chiều, qua ống viễn kính, các tuần dương hạm Nhật đã nhìn thấy cột buồm và đài quan sát nhô cao của một tuần dương hạm Đồng minh: chiếc De Ruyter. Các thủy binh Nhật mặc quân phục trắng, quấn băng trắng quanh trán và đội mũ sắt đã sẵn sàng nạp đạn. Nhưng Takagi và tham mưu trưởng của ông là Ko Nagasawa vẫn còn do dự vì nhiệm vụ chính của họ là hộ tống các tàu vận tải đến nơi chứ không phải là tham gia một trận đánh trên biển. Khi khoảng cách hai bên còn khoảng 25 km, Nagasawa đề nghị cho nổ súng. Takagi đồng ý. Lúc 4 giờ 15 phút, 20 khẩu đại pháo trên hai chiếc Nachi và Haguro đồng loạt nhả đạn: trận hải chiến bắt đầu. Một phút sau, hai tuần dương hạm nặng của Đồng minh bắn trả lại bằng hỏa lực của tất cả 12 đại pháo. Đoàn chiến hạm Nhật nhanh chóng chạy băng ngang chặn đầu đoàn tàu của Đồng minh theo kiểu chữ "T". Nhung vị tư lệnh ngươi Hà Lan lập tức cho tàu ngoặt trái 200 để tránh đâm thẳng vào đoàn tàu Nhật. Takagi cũng rẽ ngoặt theo hướng đó, làm cho 2 đoàn chiến hạm chạy cùng chiều tiến về phía Tây. Sau 10 phút đấu pháo không hiệu quả, Takagi hạ lệnh đuổi theo địch để công kích. Còn cách khoảng 15 km, các khu trục hạm Nhật phóng một loạt ngư lôi.Các chiến hạm Đồng minh bị bất ngờ, nhưng vẫn khéo léo tránh thoát. Lúc bấy giờ, phương Tây chưa biết đến loại ngư lôi oxygen của Nhật có tầm bắn xa đến 27 km, nên Doorman và các sĩ quan của ông nghĩ rằng các ngư lôi đó là do có tàu ngầm Nhật ở gần phóng đến.Lúc 5 giờ chiều, đại pháo của chiếc Haguro đã rót đạn trúng chiếc Exeter, tuần dưỡng hạm nặng hiện đại nhất của Đồng minh. Chiến hạm này bùng cháy ngay gần khoang máy. Tốc độ giảm còn một nửa, chiếc tàu bị nghiêng và ngoặt sang trái một cách khó khăn. Để tránh đụng vào đuôi chiến hạm bị thương, chiếc Houston ở ngay phía sau cũng ngoặt trái, làm cho cả đoàn tàu chuyển theo hướng này. Đang chạy thẳng phía trước, kì hạm De Ruyter bỗng nhận ra sự đơn độc của mình nên vội vàng quay mũi để nhập đoàn. Trong lúc xoay chuyển, nó đụng vào một khu trục hạm. Hàng ngũ Đồng minh bị rối loạn, không thể tập trung hỏa lực vào đoàn tàu Nhật được nữa. Chiếc Exeter bị thương buộc phải thả khói mù để trốn chạy vào bờ làm cho Doorman mất di một lục lượng quan trọng. Giờ đây ông chỉ còn 6 khẩu đại pháo trên chiếc Houston để chống với 20 khẩu của Nhật Ưu thế trận đánh đã thuộc về Nhật. Lúc 5 giờ 15, chiếc khu trục hạm Kortenaer của Hà Lan bị trúng ngư lôi nổ tan thành hai mảnh và chìm. Doorman ra lệnh:"Tất cả theo tôi" và đua cả đoàn quay về hướng Đông Nam. Lại thêm chiếc khu trục hạm Electra bốc cháy và chìm. Doorman ra lệnh cho các chiến hạm của ông thả khói mù để che mắt dịch. Thấy vậy Takagi tưởng hạm đội Đồng minh tháo chạy, nhưng không ngờ họ lại tấn công. Một loạt ngư lôi từ các khu trục hạm của Doorman phóng thẳng vào chiếc Nachi và chiếc Haguro từ cự li 9000 m.Các chiến hạm Nhật chao đảo và né tránh được. Takagi cho đoàn tàu của ông tạm lui về phía Bắc, chờ trời tối sẽ trở lại tấn công. Doorman cũng không đuổi theo, ông đưa hạm đội của mình chạy song song với bờ biển để tiêu diệt các hải vận hạm Nhật. Lúc 9 giờ 25 tối, ở cuối đoàn tàu phát ra một tiếng nổ dữ dội: chiếc Jupiter ngập trong lửa và chìm dần. Doorman cho rằng chiếc khu trục hạm ấy bị tàu ngầm Nhật tiêu diệt. Thật ra, nó đã vấp phải thủy lôi của Hà Lan rải ở đây từ trước.Gần 11 giờ đêm, qua kính ngắm đặc biệt của chiếc Nachi phó đô đốc Takagi nhìn thấy đoàn tàu địch và quyết định đuổi theo. Chiếc De Ruyter cũng phát hiện được hai tuần dương hạm Nhật nhưng lại cho rằng chúng ở phía trước mình. Doorman hạ lệnh bắn, và cả 4 tuần dương hạm Đồng minh đồng loạt nhả đạn làm sáng rực bầu trời đêm.Không ai biết rằng 2 chiếc Nachi và Haguro đã lặng lẽ tiến đến gần phía sau họ. Lúc 11 giờ 20, còn cách tàu địch chỉ 9000 m Takagi ra lệnh phóng ngư lôi. Bất ngờ bị giáng đòn khủng khiếp, kì hạm De Ruyter nổ tan tành trong đêm tối. Tư lệnh hạm đội Doorman và 366 thuyền viên cùng chết theo tàu. Tiếp theo đó, tuần dương hạm Java cũng nổ tung và chìm tại chỗ. Hạm trưởng tuần dương hạm Perth tạm nắm quyền chỉ huy hạm đội đã đưa cả đoàn chạy về cảng.Trận hải chiến trên biển Java kết thúc, Đồng minh mất 5 chiến hạm cùng với tư lệnh hạm đội và một chiến hạm khác bị thương mà không gây thiệt hại cho quân Nhật. Giờ đây, hai gọng kìm quân Nhật tự do đổ bộ lên đảo Java mà không gặp một sự kháng cự nào đáng kể.Ngay sau trận đánh, các chiến hạm còn lại của Đồng minh đã được lệnh rời bỏ Indonesia chạy về Úc.Nhung hải quân Nhật đã chặn giữ cả hai đầu của đảo Java. Bởi thế, chỉ có 4 khu trục hạm Mĩ là chạy thoát, tất cả số còn lại đều bị hải quân và không quân Nhật đánh chìm.Đêm 28-2 rạng ngày 1-3 bắt đầu cuộc di tản của bộ máy chính quyền Hà Lan và Bộ tư lệnh Đồng minh. Trước lúc mặt trời mọc, phó đô đốc Helfrich lên một chiếc thủy phi cơ đậu trên một hồ nước gần thành phố Bandung và bay về Ceylan. Từ hai phía Đông và Tây, lục quân Nhật ùn ùn tiến về Batavia (tức Jakarta ngày nay) và Bandung, thủ phủ của chính quyền thực dân Hà Lan tại Indonesia.Nhận thấy không thể tiến hành chiến tranh du kích chống Nhật được vì nhân dân địa phương không ủng hộ, ngày 9-3-1942 Bộ tư lệnh quân đội Hà Lan tại Indonesia ra lệnh cho các lực lượng của mình hạ vũ khí đầu hàng.Nhật Bản đã chiếm Indonesia với những tổn thất không đáng kể.
KHUẤT PHỤC THÁI LAN, XÂM LĂNG MIẾN ĐIỆN
Thái Lan bị khuất phục
Ở khu vục Đông Nam Á, Vương quốc Thái Lan là nước duy nhất giữ được nền độc lập nhờ việc thi hành cải cách theo phương Tây cùng việc thi hành chính sách ngoại giao mềm dẻo, mở cửa với các cường quốc Âu - Mĩ. Từ cuối thế kỉ XIX, Thái Lan đã trở thành nước đệm" giữa thế lực thực dân Anh ở phía Tây (với các thuộc địa Miến Điện, Mã Lai...) với thực dân Pháp ở phía Đông (xứ Đông Dương thuộc Pháp).Mùa thu năm 1940, khi Nhật Bản kéo quân vào Đông Dương, chính phủ Thái lại hoạch định chính sách của mình sao cho phù hợp với Nhật. Theo sự xúi giục của đế quốc Mặt trời, Thái đã gây xung đột vũ trang với Pháp tại Đông Dương, đưa quân đánh chiếm 4 tỉnh Nam Lào và Tây Campuchia (10-1940).Khi quân Nhật đổ bộ lên chính lãnh thổ nước mình tại Smgora và Pattani trong ngày 8-12-1941, quân Thái hầu như không kháng cự. Sử dụng các căn cứ đầu cầu này, quân đoàn 15 Nhật từ Đông Dương đã ồ ạt kéo vào Thái Lan. Ngày 11-12, Thái dã kí với Nhật một hiệp ước ương trợ về quân sự và trở thành chư hầu của Nhật.Ngày 21-1-1942 chính phủ Thái Lan tuyên chiến với Anh - Mĩ.
Khởi sự tấn công Miến Điện
Chính quân đoàn 15 trú đóng tại Thái Lan có nhiệm vụ tấn công Miến Điện. Dưới quyền chỉ huy của trung tướng Iida, quân đoàn gồm 2 sư đoàn (sư đoàn 33 và sư đoàn 55) và một số đơn vị phối thuộc, có tổng quân số 35.440 người. Một lữ đoàn không quân với một trăm máy bay chiến đấu sẽ yểm trợ cho các hoạt động của lục quân.Để chống lại lực lượng trên, bộ tư lệnh Anh ở Miến Điện do trung tướng Hutton đúng đầu chỉ có trong tay 2 tiểu đoàn bộ binh Anh, 2 lữ đoàn bộ binh ân Độ, 1 đại đội công binh và 10 tiểu đoàn hiến binh bản xứ.Chỉ có các sắc tộc thiểu số ở đây (người Karen, ngươi Shin, người Kachin...) mới được tuyển mộ vào quân đội, vì người Anh không tin người Miến. Lực lượng đó sẽ tập hợp thành Sư đoàn 1 Miến Điện, được sự yểm trợ của 16 máy bay Buffalo cũ kĩ và 21 chiếc P.40 do Mĩ đưa từ Trung Quốc sang với sự chấp thuận của Tưởng Giới Thạch.Người Anh vẫn tin rằng chỉ cần bị chặn lại ở Singapore thì quân Nhật không thể nào xâm lăng Miến Điện được. Do đó, họ không chú trọng nhiều đến việc phòng thủ xứ này. Nhưng người Nhật lại quyết định không phải từ ngả Singapore mà là từ Thái Lan đánh vào sau lưng Miến Điện. Vì vậy, quân Anh bị bất ngờ về chiến lược.Ngày 16-12-1941, Nhật đánh chiếm Victoria Point, căn cứ không quân trọng yếu của Anh ở cực Nam Miến Điện để mở rộng tầm hoạt động của không quân trên lãnh thổ Miến và hạn chế khả năng hoạt động của không quân địch.Trong hai ngày 23 và 25-12, hàng trăm lượt chiếc máy bay của không quân Nhật đã oanh tạc dữ dội Rangoon, thủ phủ đồng thời là thành phố lớn nhất Miến Điện, giết chết gần 3000 người, gây nên sự kinh hoàng trong dân chúng địa phương. Nhưng lục lượng phòng không và không quân Anh đã bắn hạ được 31 máy bay Nhật (về phía họ bị mất 12 chiếc).Nhận thấy chiến tranh đã bắt đầu, bộ tổng tư lệnh Anh tăng cường lực lượng cho Miến Điện. Sư đoàn 17 Ấn Độ được điều gấp sang; thêm 30 máy bay Humcane cũng được gửi qua Miến Điện. Tướng Hutton bắt đầu cho xây đắp con đường nối liền Tamu (ấn Độ) với Kalewa (Miến Điện) thông với "con đường Miến Điện" để phòng khi Rangoon thất thủ thì việc lưu thông với Ấn Độ và Trung Quốc vẫn được bảo đảm.Chủ động hơn, ông cho không quân đánh phá các căn cứ Nhật trên đất Thái. Một cuộc oanh tạc của không quân Anh - Mĩ vào sân bay Bangkok đã phá hủy 58 máy bay Nhật (phía Đồng minh mất 12 chiếc).Do tình hình trên, Bộ tư lệnh Nhật hiểu rằng muốn giành thắng lợi thì phải tăng cường lực lượng hơn nữa. Sau khi chiếm được Manila, họ đã điều phần lớn không quân từ chiến trường Philippines sang Miến Điện để tăng gấp đôi số máy bay chiến đấu ở đây.Xe tăng và nhiều loại khí tài cũng được gửi thêm cho quân đoàn 15. Khi việc chuẩn bị hoàn tất, cuộc tấn công chính thức bắt đầu. Đánh chiếm Nam Miến, tiến vào Rangoon.
Ngày 15-1-1942, từ eo đất Kra thuộc lãnh thổ Thái Lan, một cánh thuộc quân đoàn 15 Nhật kéo vào vùng cực nam Miến Điện và tiến lên phía Bắc, lần lượt đánh chiếm các thị trấn Mergui, Tavoy, Ve và chuẩn bị đánh vào Moulmain, một thành phố cảng bên cửa sông Salween và là căn cứ không quân quan trọng của Anh.Ngày 20-1, quân thủ lục Nhật ở trung bộ Thái Lan chính thức mở cuộc tấn công từ phía Đông, cũng nhằm đánh chiếm Moulmain. Thế là từ hai cánh Đông và Nam, quân đoàn 15 Nhật đã hợp vây thành phố, lúc đó do sư đoàn 17 ấn Độ của tướng Smyth trấn giữ. Một trận đánh ác liệt kéo dài 1 tuần lễ đã diễn ra ở đây; sau cùng Moulmain đã lọt vào tay Nhật (31-1).Chiếm được Moulmain, quân Nhật giờ đây trục tiếp đe dọa Rangoon, chỉ cách đó 200 km theo đường chim bay. Từ các sân bay ở Victona Point, Mergui và Moulmain, máy bay Nhật không ngớt oanh tạc Rangoon.Không lục Hoàng gia Anh (RAF) đối phó rất kém hiệu quả, vì các trạm quan sát trên mặt đất của họ đã bị hủy diệt hầu hết.Đầu tháng 2, Bộ tư lệnh Anh tại Miến Điện nhận được những lực lượng viện binh quan trọng. Hai sư đoàn Trung Hoa đã tiến vào Bắc Miến để bảo vệ "Con đường Miến Điện" mà Mĩ vẫn sử dụng để tiếp tế cho Trung Quốc. Tiếp đó, Lữ đoàn Cơ giới tinh nhuệ từ Anh quốc đã được đưa sang. Nhưng Nhật Bản vẫn đẩy mạnh cuộc tấn công.Ngày 9-2, quân Nhật vượt sông Salween và đẩy sư đoàn 17 ấn Độ lùi về những vị trí phòng thủ yếu kém bên bờ sông Bilin. Thiếu tướng sư đoàn trưởng Smyth điện gấp về Bộ tư lệnh rằng quân của ông có nguy cơ bị đánh tạt sườn và bị bao vây chia cắt. Ông đề nghị được triệt thoái qua sông Sittang để bảo toàn lực lượng. nhưng lúc đó đại tướng Archibald Wavell, tổng tư lệnh quân Anh ở Ấn Độ (bao gồm cả Miến Điện) và trung tướng Hutton (tư lệnh chiến trường Miến Điện) cùng sợ rằng một cuộc triệt thoái quá nhanh giống như ở Mã Lai sẽ làm cho Rangoon lâm nguy hệt như Singapore. Do đó, họ yêu cầu Smyth kéo dài thời gian kháng cự. Ngày 21-1, quân Nhật bao vây nhiều đơn vị của sư đoàn 17 và đe dọa chiếm cầu qua sông Sittang. Không còn đường nào khác rạng sáng ngày 23 tháng Smyth hạ lệnh rút qua sông. Nhưng một nửa sư đoàn đã phải chiến đấu quyết liệt trong vòng vây bị thiệt hại nặng để mở đường máu rút lui. Nhiều đơn vị phải bỏ lại hết vũ khí quân trang để thoát thân.Sau cuộc triệt thoái của sư đoàn 17, tướng Smyth nhận thấy rằng không thể giữ Rangoon được nữa, vì thành phố có thể bị tấn công cùng lúc từ mặt đất, trên không và trên biển. Ông không đưa Lữ đoàn thiết giáp 7 và các lực lượng viện binh khác ra giữ Rangoon mà điều họ về phía Bắc để chuẩn bị kháng cự tại đây Trong khi đó, thủ tướng Churchill ở Luân Đôn và tướng Wavell tại tổng hành dinh ở Ấn Độ vẫn tin rằng, với các lực lượng tăng viện, quân Nhật sẽ bị chặn đứng và bị tổn thất nặng ngay trước Rangoon. Bởi thế, ngày 5-3, tướng Hutton bị cách chức và tướng Alexander được cử thay ông làm tư lệnh chiến trường Miến Điện.Alexander lập tức mở một cuộc phản công ở gần Prome. Nhưng cuộc phản công nhanh chóng bị địch bẻ gãy với những tổn thất nặng nề. Do đó, ông nhận ra rằng quan điểm của Hutton là đúng. Ngày 7-3 ông hạ lệnh rút khỏi Rangoon sau khi đã phá hủy hết các trang thiết bị của thành phố, không để cho địch sử dụng. Trong khi các phi đội không quân ở đây bay về miền Trung Miến Điện, 3 chiếc tàu thủy lớn chở các quan chức và gia đình họ di tản về Ấn Độ và các lực lượng bộ binh Anh-Ấn lần lượt triệt thoái trọn vẹn về phía Bắc.Giữa trưa ngày 8-3, sư đoàn 33 thuộc quân đoàn 15 Nhật Bản vào thành phố Rangoon điêu tàn và hoang vắng.Dù không tiêu diệt được chủ lực địch, việc quân Nhật chiếm được Rangoon vẫn là một chiến thắng lớn của họ. Chiếm được thủ phủ Miến Điện, họ đồng thời giành được những căn cứ hải lục không quân lớn nhất của Anh ở đây, bịt được cửa khẩu lớn nhất mà phía Đồng minh vẫn dùng để nhận các phương tiện chiến tranh tiếp viện cho chiến trường Trung Quốc và Miến Điện.
Chiến sự tại miền Trung
Vào giữa tháng Ba, Nhật Bản đã giành thắng lợi trên hầu hết các chiến trường ở Đông Nam á. Nhờ đó, họ có thể tăng viện dồi dào cho chiến trường Miến Điện. Về lục quân, bên cạnh quân đoàn 15 với 2 sư đoàn nòng cốt tham chiến từ đầu, thêm sư đoàn 18 và sư đoàn 56 cùng 2 trung đoàn xe tăng được đưa về đây. Về không quân, số máy bay tham chiến lại tăng gấp đôi: từ 200 lên 400 chiếc.Với sức mạnh đã tăng gấp hai lần đó, quân Nhật bắt đầu tiến đánh miền Trung Miến Điện.Khi ấy, ở phía bên kia, tướng Alexander chỉ có 2 sư đoàn (sư đoàn 1 Miến Điện và sư đoàn 17 Ấn Độ), lữ đoàn cơ giới 7 và một số đơn vị nhỏ. Tất cả lực tượng đó hợp thành Quân đoàn Miến Điện (Burcorps) mà ông giao cho Tướng Wiliam. J.Slim làm tư lệnh.Bên cạnh đó, số quân Trung Hoa tham chiến tại đây đã lên tới 2 quân đoàn (quân đoàn 5 và quân đoàn 6; mỗi quân đoàn Trung Hoa tương đương 1 sư đoàn Anh - Ấn) do tướng Mĩ Joseph Stilwell, lúc đó là trưởng đoàn cố vấn quân sự Mĩ kiêm tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Hoa, chỉ huy. Không quân Đồng Minh ở đây đã suy yếu sau khi mất một loạt căn cứ ở phía Nam, trong khi các sân bay còn lại thường xuyên bị Nhật oanh tạc gây thiệt hại nặng. Vì thế, họ bị không quân Nhật trấn áp hoàn toàn, và ngày 22-3 đã phải chuyển phần lớn máy bay về Ấn Độ.Chiến cuộc miền Trung được quân Nhật mở đầu vào ngày 26-3 bằng cuộc tấn công thành phố Toungoo do quân Trung Hoa trấn giữ.Để chi viện cho quân bạn, sư đoàn 17 Ấn Độ tiến về phía Nam nhằm chiếm thị trấn Okpo. Quân Nhật đuổi theo họ, chiếm thị trấn Shwedaung và Um cách bao vây sư đoàn 17. Một trận đánh ác liệt diễn ra làm sư đoàn này mất 300 người và 10 xe tăng, nhung họ vẫn thoát khỏi vòng vây và đến được Okpo. Tuy nhiên, quân Nhật dã đánh bật quân Trung Hoa ra khỏi Toungoo và chiếm thành phố này ngày 30.Thừa thắng, họ đẩy quân Anh ra khỏi Prome 2 ngày sau đó. Quân Đồng Minh giờ đây bị cắt khỏi phần lớn các nguồn tiếp tế, bị không quân Nhật oanh tạc dữ dội nên đã lâm vào tình thế hết sức khó khăn.Song tướng Slim vẫn cố sức giữ vững những vùng còn lại, không cho địch chiếm khu vục mỏ dầu Yenangyanung và ngăn chúng tiến về vùng thượng du Bắc Miến, nơi có "Con đường Miến Điện" sẽ nối liền Trung Quốc qua Miến Điện sang Ấn Độ bằng những đoạn đường mới đã được khởi công. Từ ngày 12-4, ông đã tạo lập một phòng tuyến chắn ngang miền Trung Miến Điện, chạy dài từ Minhla phía Tây, qua Pyinmana ở định giữa đến Loikaw phía Đông.Cuộc tấn công tháng Tư của tướng Iida đã mở đầu bằng hai gọng kìm.Phía Tây, quân Nhật nhanh chóng vòng qua Minhla tiến về Yenangyaung. Phía Đông, một cánh quân khác vượt qua vùng cao nguyên Shan nhằm đánh chiếm Lashio để cắt đứt liên lạc của Đồng Minh với Trung Hoa. Ngày 15 quân Nhật tiến vào Yenangyaung và các giếng dầu của vùng này đã bị tàn phá trong một biển lửa ngút trời. Sư đoàn 1 Miến Điện phòng thủ ở đây đã bị địch vây chặt. Sau những trận đánh ác hệt, sư đoàn thoát khỏi vòng vây nhung mất nhiều vũ khí trang bị. Nhân lúc quân Nhật tập trung bao vây sư đoàn 1 Miến Điện, sư đoàn 38 quân Trung Hoa đã giành lại được Yenangyaung sau một trận kịch chiến. Phía Đông, quân Nhật cũng bị chặn cách Lashio khá xa.Đồng Minh đã thành công trong việc ngăn chặn quân Nhật ở cả hai cánh. Do đó, tướng Stilwell dự định dùng các lực lượng của mình mở cuộc phản công ngay chính diện mặt trận, nhằm tiêu diệt một phần quân địch tại vùng đồi Karell.Ông không ngờ rằng chính tại nơi đây, tướng Nhật Iida đã tập trung một lực lượng mạnh hơn hẳn đối phương, và đã ra lệnh tấn công ngay khi Stilwell chưa kịp hành động. Quân Nhật đánh thẳng vào nơi tiếp giáp giữa quân Trung Hoa và quân Anh.Họ đẩy lùi quân Anh, cô lập quân Trung Hoa khiến hai bên không thể cứu ứng được nhau. Các đơn vị của tướng Stilwell đang chuẩn bị phản công, nay tháo chạy tan tác trước kẻ địch đang tiến nhanh như gió.Quân Nhật lần lượt chiếm Mauchi, Namhpe, Loikaw, Hopong và Loilem (23-4).Mặt trận của Đồng Minh bị phá vỡ ngay chính giữa, làm rung động khắp chiến trường. Ngày 21-4 sư đoàn 38 Trung Hoa phải vội vã rút khỏi Yenangyaung mà họ vừa giành được trước đó mấy ngày.Nhận thấy các lực lượng Đồng Minh có nguy cơ bị bao vây và tiêu diệt tướng Alexander quyết định không tiếp tục kháng cự tại Miến Điện nữa mà rút về Ấn Độ để bảo toàn lực lượng.Ngày 26-4, ông ra lệnh cho tất cả các lục lượng dưới quyền mình, bằng 3 đường khác nhau rút về Kalewa, một thành phố bên bờ sông Chindwin, gần biên giới và là cửa ngõ thông sang Ấn Độ.
Hoàn tất cuộc xâm lăng Miến Điện
Cuộc lui binh của Đồng Minh thật chẳng dễ dàng, vì trước mặt và sau lưng họ đều có quân địch. Ngày 29-4 Nhật chiếm được Lashio, cắt đứt con đường chính rút về nước của quân Trung Hoa. Trong tình hình đó, quân Đồng Minh đã buộc phải tiến hành nhiều trận phản kích quyết liệt để thoát khỏi vòng vây. Lữ đoàn Thiết giáp số 7 đã đảm đương xuất sắc vai trò lá chắn và xung kích của mình cho đến khi bị tiêu diệt vào ngày 30-4. Ngày hôm đó, quân Nhật tiến vào Mandalay, thành phố lớn thứ hai và là cố đô Miến Điện. Từ đây, 2 sư đoàn Nhật dàn dọc bờ sông Irrawaddy và đóng giữ thị trấn Ava, nơi có cầu và bến vượt sông chủ yếu để ngăn chặn địch. Tối hôm đó, trung đoàn 215 Nhật lại chiếm được Monywa, chặn con đường thông sang Ấn Độ.Nhưng Quân đoàn Miến Điện nhanh hơn, đã thoát khỏi vòng vây nhờ sự hy sinh của Lữ đoàn Thiết giáp số 7. Đoàn quân nhằm hướng Tây Bắc, băng qua vùng rừng núi Chindwin tiến về phía Kalewa. Tới một thung lũng gần thị trấn Shwegyin, nơi có cầu và bến vượt sông Childwin, họ bị đội tiền phong quân Nhật đuổi kịp. Đội hậu vệ của quân đoàn đã buộc phải cố thủ tại đây để chặn địch. Trong khi đó, đại quân ráng sức vượt nhanh; vừa để thoát khỏi quân Nhật, vừa để tránh gặp những trận mưa đầu mùa khủng khiếp của vùng này sắp trút xuống, gây ách tắc giao thông và nhiều tai họa khác cho đoàn quân bại trận.Tướng Stilwell dẫn đầu những gì còn lại của quân đoàn 5 Trung Hoa thẳng tiến về phía Bắc để trở về Trung Quốc. Nhưng quân Nhật đã chiếm thành phố địa đầu phía Bắc của Miến Điện là Myitkyina vào ngày 8-5, bịt kín cửa ngõ cuối cùng thông sang Trung Hoa. Không còn cách nào hơn, ông đưa quân ngoặt về hướng Tây, băng qua vùng rùng núi Chindwin để sang Ấn Độ. Một số đơn vị Trung Hoa khác đã về được nước mình bằng những con đường bí hiểm vòng qua Myitkyina.Ngày 10-5, đội hậu vệ của quân đoàn Miến Điện, bị thiệt hại nhiều sau những trận đánh cầm chân dịch, đã rút khỏi Shwegyin. Họ vượt sông Chindwin ở gần Kalewa. Ngày 14, quân Nhật chiếm thành phố này, nhung họ đã kịp rời khỏi đó trước mấy giờ.Ngày 16-5, những người lính Anh cuối cùng thuộc đội hậu vệ của quân đoàn Miến Điện vượt biên giới tiến vào Tamu, thị trấn địa đầu của bang Assan thuộc ấn Độ, và tìm về với đơn vị cũ đã đến đây một tuần trước.Thế là nước Anh đã mất Miến Điện sau gần 5 tháng giao tranh.Khoảng 13.000 binh lính và sĩ quan Đồng Minh đã bị giết, bị thương hoặc bị bắt làm tù binh trên chiến trường này; nhưng hơn 60.000 người đã được cứu thoát sau một cuộc hành quân đầy hiểm nguy dài hơn 1.600 km.Để hoàn tất việc xâm lăng Miến Điện, quân đội Nhật tổn thất khoảng 4.500 người trong tổng số hơn 70.000 quân tham chiến.Lúc bấy giờ Nhật Bản chưa có kế hoạch xâm lăng Ấn Độ; thêm vào đó là mùa mưa tới đã ngăn cản mọi hoạt động quân sự, nên việc truy kích quân Đồng Minh trên đất ấn Độ đã không đặt ra.Thế là cuộc xâm lăng Miến Điện đã hoàn tất và kết thúc vào trung tuần tháng 5-1942.
PHÒNG THỦ TỪ XA VÀ CON ĐÊ AN TOÀN
Chỉ trong vòng 4-5 tháng, Nhật Bản đã chiếm trọn vùng Đông Nam Á và các quần đảo quan trọng ở Tây Thái Bình Dương. Thế là mục tiêu chiến lược chủ yếu của Nhật trong cuộc chiến tranh này đã thực hiện xong.Giờ đây, Tokyo phải chọn lựa con đường phát triển tiếp theo, còn Đồng minh cũng phải vạch chiến lược mới để đối phó.
Tokyo : Tranh cãi giữa lục quân và hải quân
Thắng lợi dễ dàng và liên tục ở Thái Bình Dương đáng lí ra phải đem lại sự đoàn kết nhất trí cao ở Bộ tư lệnh tối cao của Nhật. Trái lại, nó tạo ra tiền đề cho những cuộc tranh chấp lớn trong giới lãnh đạo chiến tranh ở Tokyo.Theo ý kiến của nhiều chính khách Nhật Bản, sau khi chiếm trọn Đông Nam Á thì Nhật Bản có điều kiện tốt để mưu tìm hòa bình trên thế mạnh vào mùa hè 1942, hơn hẳn các điều kiện hòa bình do phe Anh Mĩ đưa ra vào năm 1941.Tuy nhiên, mọi việc giờ đây đều do phát quân nhân quyết định. Mà lục quân và hải quân lại có hai quan điểm chiến lược khác nhau.Bộ tổng tham mưu lục quân do nguyên soái Gen Sugiyama đứng đầu cho rằng: sau khi quét sạch quân lính khỏi Đông Nam Á, cần phải củng cố vững chắc tất cả các lãnh thổ đã chiếm được ở đây cũng như ở Trung Quốc và các nơi khác. Từ đó, có thể gây thêm một số áp lực khác làm cho phía địch phải đưa ra những đề nghị hòa bình. Nếu Anh - Mĩ tiếp tục chiến tranh, họ phải đem quân rời xa các căn cứ của mình và chấp nhận giao chiến gần Nhật Bản hoặc tại nhũng nơi mà Nhật Bản đã củng cố vững chắc. Do điều kiện thuận lợi của các chiến trường này hoàn toàn thuộc về phía mình, quân đội Nhật sẽ giáng cho địch những đòn quyết định, buộc chúng phải đầu hàng.Ngược lại, giới lãnh đạo hải quân mà đô đốc tổng tham mưu trưởng Osami Nagumo đại diện lại khẳng định: mọi thành quả vừa đạt được sẽ không thể giữ lâu bền nếu quân Nhật tự giới hạn mình trong nhiệm vụ phòng thủ. Cần phải liên tục tấn công để giữ cho kẻ địch luôn luôn ở thế phòng thủ. Kinh nghiệm chiến đấu trong thời gian qua tho thấy hải quân Nhật hoàn toàn có khả năng chiến thắng địch ở những vùng xa xôi. Từ đầu chiến tranh đến khi chiếm xong vùng Đông Nam Á, hải quân Nhật chỉ mất một số lượng tàu chiến tổng cộng 25.000 tấn trọng tải, trong đó thiệt hại lớn nhất chỉ là 4 khu trục hạm.Trong tình hình đó, hoàn toàn có thể tiến hành các chiến dịch đánh chiếm Úc, Ấn Độ, Hawaii hoặc các căn cứ quan trọng khác ở Thái Bình Dương hay Ấn Độ Dương. Đó sẽ là vành đai phòng thủ từ xa của Nhật Bản. Ngày 11-3-1942, thủ tướng Nhật Tojo phát biểu trên đài phát thanh Tokyo: Nước Úc phải ý thức rằng mình không đủ khả năng chống lại sức mạnh vô địch của quân lực hoàng gia Nhật, vì dân số ít ỏi và sự xa cách với Hoa Kỳ và Anh quốc".Ngày hôm sau, ông ta tuyên bố trước Quốc hội Nhật: "Úc và New Zealand giờ đây nằm trong tầm tay của quân lực hoàng gia Nhật. Nếu họ không thay đổi chính sách đối ngoại thì sẽ phải chịu chung số phận với quần đảo Indonesia".Những lời lẽ đó có vẻ phản ánh quan điểm của hải quân, nhưng thật ra cũng chỉ là một sự cảnh cáo chung chung, vì cuộc tranh cãi giữa lục quân và hải quân vẫn còn chưa ngã ngũ.Ngay cả vấn đề có tấn công Úc hay không cũng chưa có sự nhất trí ngay trong các giới chức hải quân.Đã có nhiều kế hoạch khác nhau được đưa ra về mục tiêu chủ yếu của chiến dịch tấn công sắp tới. Đô đốc Takasumi Oka muốn đánh bại hải quân địch bằng cách hất chúng ra khỏi những căn cứ then chốt mà địch có thể sử dụng để phản công bằng các lực lượng ở Úc và quần đảo Hawaii. Chuẩn đô đốc Sadotoshi Tomioka dưa ra kế hoạch tiến vào Ấn Độ Dương, đến tận vịnh Ba Tư để bắt tay với các lực lượng của Hitler. Ngày 25-3, đô đốc Isoroku Yamamoto đưa ra kế hoạch tấn công chiếm Midway, một đảo thuộc lãnh thổ Hoa Kỳ ở chính giữa Thái Bình Dương, cách Trân Châu Cảng 1.300 dặm về phía Tây Bắc; đồng thời đánh chiếm quần đảo Aleutian ở phía bắc Thái Bình Dương băng giá. Ông cho rằng đây là cách tốt nhất để phòng ngừa một cuộc tấn công bất ngờ của hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ vào chính quốc Nhật Bản. Mặc dù Yamamoto vẫn là quan chức có uy tín lớn nhất trong hải quân, kế hoạch của ông cũng ít được tán thành trong Bộ tổng tham mưu. Người ta có vẻ ngả theo phương án đánh chiếm 3 quần đảo ở phía Đông Bắc Úc là Samoa, Fiji và New Caledonia; bởi vì đây là cách cắt đứt liên lạc giữa Úc với Hoa Kỳ bằng một giá thấp nhất.Trong khi nhũng cuộc tranh luận về phương hướng chiến lược và mục tiêu chủ yếu vẫn còn tiếp diễn, Bộ tư lệnh tối cao Nhật quyết định đưa một lực lượng hải quân tầm cỡ trung bình vào Ấn Độ Dương để tiêu diệt hạm đội Anh ở đây và hỗ trợ cho lục quân giành thắng lợi cuối cùng tại Miến Điện.
Đồng Minh lập "Đê an toàn"
Trước thắng lợi thần tốc của Nhật ở vùng Đông Nam Á và sự tháo chạy của phe Đồng minh, trước lời cảnh cáo của thủ tướng Tojo, một bầu không khí hốt hoảng bao trùm Úc châu. Hai sư đoàn thiện chiến của Úc đã bị tiêu diệt ở Singapore. Hai sư đoàn khác đang tham chiến ở bắc Lybie (Bắc Phi) chống Đức - Ý. Quân số để giữ chính quốc không còn bao nhiêu.Ngày 15-3, thủ tướng Úc John Curtin kêu gọi Hoa Kỳ:"Đây là một lời cảnh cáo. Úc giờ đây là tiền đồn của Đồng minh để bảo vệ Thái Bình Dương và bờ biển Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Úc mà thất thủ, thì Hoa Kỳ phải thiết lập phòng thủ ở ngay San Francisco. Tôi kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ nên giúp Úc phòng thủ trước khi quá muộn".Thực ra, Washington và Luân Đôn cũng đang âu lo về vấn đề này. Các nhà chiến lược ở hai thủ đô này đã quyết định từ đầu tháng 2-1942 về việc thiết lập một hệ thống "đê an toàn" kéo dài từ quần đảo Aleutian (Bắc Thái Bình Dương) xuyên suốt từ Bắc đến Nam Thái Bình Dương, đến tận Úc châu. "Con đê" này sẽ đi qua Hawan, Midway và những đảo san hô nhỏ như Johnston Palmyre, nhóm quần đảo Phenix, Samoa, Fiji, New Caledonia.Các đảo và quần đảo này sẽ được tăng cường phòng thủ bởi hải quân Hoa Kỳ ngay trong quý 1 và 2 của năm 1942 này, để bảo vệ đường biển từ Mỹ đến Úc châu và Úc được tăng viện trợ tối đa để đóng vai trò căn cứ xuất phát cho sự phản công của phe Đồng minh giành lại Đông Nam Á. Cũng vì vậy mà phe Đồng minh đã không viện trợ cho Mac Arthur để giữ Philippines và không viện trợ cho Hà Lan để giữ Indonesia. Vũ khí, trang bị con người được dành cho các đảo thuộc "con đê" ngăn thủy triều Nhật Bản. Lùi để tiến, đó là sách lược của Đồng minh .Tướng Mac Arthur thoát khỏi vòng vây của Nhật ở Philippines, về úc, thành lập Bộ tư lệnh Tây Thái Bình Dương ở Melboume.Hải quân Hoa Kỳ cũng gởi sang đây hai Lực lượng đặc nhiệm, xây dựng xung quanh 3 tàu sân bay Enterprise, Yorktown, Lexington (1), Hải quân Mĩ - Úc kiên quyết không cho Nhật tiến vào lãnh hải Úc.(1) Cả 3 chiếc đều không có mặt ở Trân Châu Cảng khi Nhật tiến công nên thoát nạn. Sai lầm của Nhật là sau đó không truy tìm để tiêu diệt.
VƯƠN XA TRÊN HAI ĐẠI DƯƠNG
Xâm nhập Ấn Độ Dương
Sau khi thất trận ở Mã Lai, hải quân Anh rút về vịnh Trincomalee ở Ceylan. Đây là một quân cảng nước sâu, bao bọc chung quanh là những đồi trồng dừa, rất dễ phòng thủ. Ceylan ở Đông Nam Ấn Độ, gần như ở giữa Ấn Độ Dương, ít bị sự đe dọa của các cuộc hành quân trên bộ. Khi Singapore bị bao vây, Trincomalee được ưu tiên nhận trang thiết bị, để biến nó thành một căn cứ hải và không quân hiện đại, người Anh cho rằng trước sau gì Nhật cũng đổ bộ lên đảo nên nhiều công trình quốc phòng được làm ngay.Tin tình báo cho hay một hạm đội lớn của Nhật do phó đô đốc Chuichi Nagumo chỉ huy đã sẵn sàng đánh vào đây.Đô đốc Anh Somerville được cử làm tư lệnh hải quân bảo vệ Ấn Độ Dương, đặt chỉ huy sở ở quân cảng Trincomalee.Dưới quyền ông ta có 2 tàu sân bay Formidable và Uniomitable với 5 thiết giáp hạm, thêm tàu sân bay loại nhỏ Hennes và khoảng 8 chiếc tuần dương hạm và 16 khu trục hạm. Đó là lực lượng hạm đội Phương Đông của đế quốc Anh.Đầu tháng 4-1942 hạm đội hùng hậu của Nhật do phó đô đốc Nagumo chỉ huy đã rời Singapore tiến vào Ấn Độ Dương. Lá chủ bài của nó là 2 tàu sân bay được bảo vệ bởi 2 thiết giáp hạm, hàng chục tuần dương hạm, khu trục hạm và tàu ngầm. Nhiệm vụ: tiêu diệt hạm đội Phương Đông của Anh, tiêu diệt căn cứ Trincomalee. Nhưng khi còn đang di chuyển, nó đã bị máy bay trinh sát Anh phát hiện. Hạm đội Nhật nhỏ hơn hạm đội Anh, nhưng đô đốc Somerville đã nhận được những số liệu lớn hơn so với thực tế.Sáng ngày 5-4-1942, máy bay Nhật tiến công thành phố cảng Colombo, đánh chìm tuần dương hạm Hector và một tàu chiến khác đang đậu ở cảng. Còn hạm đội Phương Đông thì đã chạy ra biển khơi rồi. Buổi trưa ngày ấy, máy bay trinh sát Nhật phát hiện 2 tuần dương hạm Anh là chiếc Dorsetshirs và chiếc Comwall đang chạy trên biển. 40 máy bay phóng ngư lôi được gọi đến và trong vòng một tiếng đồng hồ đã diệt gọn hai chiếc tàu này.Đô đốc Somerville đứng trước một sự chọn lựa:Hoặc chấp nhận giao chiến, như thế thì đem 80 máy bay Spitfire của mình đối chọi với 300 Zéro của đô đốc Nagumo. So sánh lực lượng không cân bằng.- Còn nếu rút chạy thì hải quân Nhật tha hồ thao túng Ấn Độ Dương, bờ biển Coromandel của ấn Độ và đảo Ceylan.Ông ta chấp nhận "mất mặt". Đây là lần đầu tiên trong 100 năm nay, hải quân Hoàng gia Anh phải chạy, không giao chiến với kẻ địch.Sở dĩ ông ta chọn lựa giải pháp này là vì nếu hạm đội Phương Đông của Anh bị hủy diệt thì Nhật Bản bất cứ lúc nào cũng có thể đổ bộ lên ấn Độ, phong tỏa Úc châu, đe dọa đường hàng hải Keptown - Suez. Còn nếu chịu mất mặt thì bảo toàn được lực lượng, đợi ngày tương quan lục lượng khả quan hơn.Đô đốc Somerville ra lệnh rút quân về Đông Phi châu, mặc tho các sĩ quan dưới quyền dè bỉu, đả kích thậm tệ. Quân Nhật tìm hoài không bắt gặp hạm đội Phương Đông. Tuy làm chủ Ấn Độ Dương nhưng không tiêu diệt được sinh lực của địch.Trong suốt một tháng, hạm đội Nhật càn quét mặt đại dương.Nagumo ra lệnh cho hải đoàn thiết giáp hạm của phó đô đốc Nobutake Kondo chạy dọc theo bờ biển Coromandel của Ấn Độ đánh chìm hàng loạt tàu vận tải Anh, hủy diệt khoảng một trăm ngàn tấn hàng hóa đang trên đường chở đi tiếp tế cho chiến trường Miến Điện, tạo điều kiện cho sự thắng lợi của quân Nhật ở chiến trường này. Đồng thời với sự vắng bóng của hạm đội Phương Đông của Anh, tàu hàng Nhật ra vào Miến Điện không bị đe dọa.Ngày 9-4, máy bay xuất phát từ tàu sân bay tới đánh quân cảng Trincomalee, để lại một cảnh điêu tàn thảm khốc. Vài giờ sau, họ phát hiện tàu sân bay nhỏ Hermes trọng tải 10.000 tấn, có nhiệm vụ chở thủy phi cơ phóng ngư lôi. Tàu sân bay này được một khu trục hạm Úc hộ tống. Chỉ trong 10 phút máy bay Nhật đánh chìm cả hai chiến hạm này.Tóm lại, sự xâm nhập Ấn Độ Dương của hải quân hoàng gia Nhật là một sự thành công chớp nhoáng nhưng không có ngày mai. Nhìn kĩ thì nó không đạt được mục tiêu đề ra: đó là tiêu diệt toàn bộ hạm đội Phương Đông của Anh.Đây là lần xuất kích thành công cuối cùng của hạm đội Nagumo. Kể từ lúc khởi đầu cuộc chiến đến khi rời khỏi ấn Độ Dương (cuối tháng 4-1942), đoàn chiến hạm của ông dã vượt 50.000 hải lý.Được sự hỗ trợ của hải quân, lục quân Nhật ở Miến Điện đã tấn công mạnh mẽ và ngày 8-5 họ chiếm Mandalay rồi tiến vào cảng Akyab cách biên giới Ấn Độ 150 km. Họ cắt đứt "con đường Miến Điện" đi Trung Hoa và bắt đầu đe dọa Ấn Độ.
Hướng chính là Thái Bình Dương
Vì đang thất bại ở khắp nơi, chính phủ Mĩ muốn có một chiến công gây tiếng vang trong nhân dân nên đã quyết định tiến hành một cuộc ném bom mạo hiểm và bất ngờ vào thủ đô nước Nhật. Nhiệm vụ này được giao cho phi đoàn máy bay ném bom tầm xa gồm 16 chiếc B.25 có 2 động cơ do trung tá James Doolittle chỉ huy. Đây là một nhiệm vụ khó khăn ngoài sức tưởng tượng. Vì Hoa Kỳ không có sân bay nào nằm trong tầm bay đến Tokyo nên phải sử dụng tàu sân bay; và phải giữ bí mật sao cho chiếc tàu cùng với các máy bay mà nó mang theo không bị tiêu diệt trên đường di chuyển dài dằng dặc. Để tránh nguy hiểm, tàu sân bay không được dậu quá lâu và quá gần bờ biển Nhật. Do đó, sau khi đã bay lên, các máy bay sẽ phải bay một chặng dài từ khi đến mục tiêu, không đủ nhiên liệu quay về tàu mẹ và buộc phải hạ cánh ở bất cứ nơi nào có thể.Thêm nữa, các máy bay B.25 cần có đường băng dài ít nhất 500m mới cất cánh được; nay phải cải tiến kĩ thuật và luyện tập sao cho có thể cất cánh từ đường băng 150m của tàu sân bay.Lực lượng đặc nhiệm 16 của Hoa Kỳ, do tàu sân bay Hornet chở phi đoàn Doolittle cùng 2 tuần dương hạm, 4 khu trục hạm với 1 tàu chở dầu xuất phát từ Califonia đầu tháng 4 và tàu sân bay Enterprise cùng 2 tuần dương hạm, 4 khu trục hạm với 1 tàu chở dầu khác xuất phát từ Trân Châu Cảng hợp thành, đã vượt qua mọi trở ngại để đến đích.Giữa trưa ngày 18-4, đoàn máy bay oanh tạc Hoa Kỳ xuất hiện trên bầu trời Tokyo và trút bom xuống trước sự kinh hoàng của người Nhật. Cuộc ném bom không gây nhiều thiệt hại về vật chất, nhưng đã làm chấn động tâm lý giới lãnh đạo chiến tranh của Nhật, giúp cho quan điểm chiến lược của hải quân thắng thế (1).(1) Sau cuộc ném bom, 1 chiếc B.25 hạ cánh xuống Vladivostok (Liên Xô), 15 chiếc khác buộc phải hạ cánh xuống vùng Nhật chiếm đóng ở Trung Quốc, 3 phi công Mĩ bị giết tại chỗ, 8 người bị bắt giải về Tokyo. Riêng Doolittle và số phi công còn lại được những người yêu nước Trung Hoa cứu thoát chạy sang vùng Tưởng Giới Thạch kiểm soát. Người ta thấy rằng nếu không tiếp tục tấn công đẩy lùi địch ra xa hơn nữa, thì chẳng những vùng Đông Nam Á sẽ bị uy hiếp, mà ngay cả chính quốc Nhật Bản cũng không yên được. Do đó, mọi cuộc tranh cãi đã kết thúc, quan điểm chiến lược của hải quân được chấp nhận. Trên cơ sở đó, Bộ tư lệnh tối cao Nhật quyết định đẩy mạnh tấn công trên hướng chính là Thái Bình Dương. Người ta cũng nhanh chóng nhận ra ý nghĩa chiến lược trong kế hoạch đánh chiếm Midway của đô đốc Yamamoto. Ngày 20-4, Tổng tham mưu trưởng hải quân Nagamo tuyên bố đưa kế hoạch đó vào chương trình hành động.Thêm vào đó, một kế hoạch mang mật danh là "chiến dịch MO" sẽ được thực hiện ở biển San Hô phía Nam Thái Bình Dương.Với hai kế hoạch trên, cuộc tấn công mùa hè 1942 của Nhật Bản sẽ diễn ra trên một không gian mênh mông suốt từ biển San Hô ở phía Nam qua Midway ở trung tâm lên tận quần đảo Aleutian ở phía Bắc Thái Bình Dương. Họ sẽ tiến tới giới hạn tột cùng của đế quốc Mặt Trời.
Trận hài chiến trên biển San Hô
Từ Đông Nam Á và tây Thái Bình Dương, các lực lượng Nhật Bản liên tục tiến xa mãi về phía Nam, ngày càng uy hiếp Úc nặng nề hơn. Trong tháng 4, quân Nhật đổ bộ 2 lần (ngày 9 và ngày 20) lên phía tây New Guinea và đánh chiếm được 2/3 đảo này. Không quân Nhật nhiều lần dội bom xuống cảng Darwin trên bờ biển phía bắc nước Úc.Đầu tháng 5-1942, "chiến dịch MO" do phó đô đốc Shigeyoshi Inoue chỉ huy bắt đầu được thực hiện nhằm đánh chiếm hải cảng Moresby trên bờ nam đảo New Guinea thuộc biển San Hô. Chiếm được cảng này, Nhật Bản sẽ dễ dàng chiếm nốt phần còn lại của hòn đảo lớn thứ hai trên thế giới ấy, đồng thời đặt Úc trước một hiểm họa sống còn. Ngày 3-5, quân Nhật đổ bộ lên Tulagi, thủ phủ của quần đảo Salomons và bắt đầu xây dựng tại đây một sân bay cho hải quân để yếm trợ cho các cuộc hành quân sau này. Cùng lúc đó, một đoàn chiến hạm của phó đô đốc Takeo Takagi đã chực sẵn tại đảo Bougainviue cũng thuộc quần đảo này, để sẵn sàng tiếp ứng.Ngày 4-5, từ quân cảng Rabaul trên đảo New Britain mà Nhật đã chiếm hồi đầu năm, lực lượng đánh chiếm Moresby bí mật xuất phát tiến về phía nam. Đây là một đoàn chiến hạm gồm 14 hải vận hạm chở quân đổ bộ, được tàu sân bay nhẹ Shono với 5 tuần dương hạm và 7 khu trục hạm đi hộ tống.Nhưng cuộc hành quân này của người Nhật đã không gặp may.Nhờ giải được mật mã của hạm đội Nhật, chuẩn đô đốc Chester Nimitz, tư lệnh các lực lượng hải quân Mĩ ở Thái Bình Dương thay đô đốc Kimmel từ lễ giáng sinh 1941, đã nắm được kế hoạch chiến dịch này.Ông lập tức điều lực lượng đặc nhiệm 17 của chuẩn đô đốc Frank Jack Fletcher gồm 2 tàu sân bay, 6 tuần dương hạm nặng, 2 tuần dương hạm nhẹ, 11 khu trục hạm và một số tàu khác tiến vào biển San Hô để chặn quân Nhật. Trên đường hành quân, Fletcher đã cho 99 máy bay xuất phát từ các tàu sân bay của mình đến oanh tạc tơi bời số quân Nhật vừa chiếm đóng Tulagi. Được tin về cuộc oanh tạc này, phó đô đốc Takagi - người chiến thắng trong trận hải chiến trên biển Java hai tháng trước - đã nhận ra sự xuất hiện của đoàn chiến hạm Mĩ. ông liền đưa lực lượng của mình gồm 2 tàu sân bay, 2 tuần dương hạm nặng, 6 khu trục hạm và một số tàu nhỏ đi giao chiến với địch. Sáng ngày 7-5, các máy bay trinh sát của Takagi đã phát hiện một tàu sân bay và một tuần dương hạm địch đi kèm. Ông lập tức cho máy bay tấn công. Một chiếc bị đánh chìm, một chiếc bị thương nặng trôi dạt không điều khiển được. Nhưng thật ra, chiếc bị chìm chỉ là một khu trục hạm, còn chiếc kia là tàu chở dầu. Trong khi Takagi đang bận tâm vào việc tiêu diệt 2 chiếc tàu này, thì Fletcher đã phát hiện được chiếc tàu sân bay nhẹ Shono. Ông ra lệnh cho 93 máy bay ném bom và phóng ngư lôi từ các tàu sân bay của mình là chiếc Yorktown và chiếc Lexington đến tấn công tàu địch. Bị đột kích bất ngờ không kịp phản ứng, chiếc Shoho bị trúng nhiều bom và ngư lôi cùng một lúc đã chìm. Thế là sau 5 tháng chiến tranh, chiến hạm đầu tiên của Nhật lớn hơn cỡ khu trục hạm đã bị tiêu diệt.Tại Rabaul được tin đoàn tàu của mình bị tiến công, phó đô đốc Inoue ra lệnh cho nó quay trở về, chờ đến khi quét sạch tàu Mĩ sẽ lại hành quân.Lúc nửa đêm, hai đoàn chiến hạm đối địch của Fletcher và của Takagi tiến đến gần nhau nhưng lại không phát hiện ra nhau. Takagi ra lệnh cho chuẩn đô đốc Tadaichi Hara, người chỉ huy hai tàu sân bay là chiếc Shokaku và chiếc Zuikaku mở một đợt tấn công. Lập tức 27 máy bay oanh tạc từ chiếc Zuikaku lao lên trời nhưng không tìm thấy địch. Trên đường trở về, chúng đụng phải một đoàn chiến đấu cơ Mĩ, 9 máy bay Nhật bị hạ, số còn lại bay tán loạn để tự tìm đường về tàu mẹ. Một tốp 6 chiếc ngẫu nhiên nhận ra một tàu sân bay trong đêm tối. Chúng sà thấp xuống chuẩn bị hạ cánh thì bất ngờ bị một làn mưa đạn phòng không từ dưới tàu bắn lên. Tàu sân bay này chính là chiếc Yorktown, kì hạm của đô đốc Mĩ Fletcher!Sau thất bại trên, Takagi tạm lui về phía Bắc. Trước lúc rạng đông ngày 8-5, ông phóng đi 27 máy bay để tìm hạm đội địch. Fletcher cũng cho máy bay đi trinh sát và lúc 8 giờ 15 ông đã xác định được vị trí và lực lượng của đoàn chiến hạm Nhật. Ông hạ lệnh cho cả hai tàu sân bay của mình cho máy bay xuất kích: trận đánh đầu tiên trong lịch sử giữa các tàu sân bay với nhau bắt đầu. Đây cũng là trận hải chiến đầu tiên mà hai đoàn tàu giao chiến không trực tiếp nhìn thấy nhau. Fletcher có rađa, nhưng hai tàu sân bay của ông mới kết hợp với nhau chưa đầy một tuần lễ. Takagi không có rađa, nhưng các tàu sân bay của ông đã phối hợp chặt chẽ với nhau trong hơn 6 tháng trời. Fletcher có 122 máy bay, Takagi chỉ kém 1 chiếc.Lúc 11 giờ 39 phút, đoàn máy bay từ chiếc Yorktown đã tấn công mục tiêu: chiếc Shokaku được 1 tuần dương hạm và 3 khu trục hạm vây bọc bốn bề và bắn lên dữ dội. Chiếc Zuikaku ở cách đó 10 dặm cũng được che chắn bằng 4 chiến hạm như vậy Chiếc Shokaku đã tránh được các ngư lôi, nhưng bị 3 quả bom từ các máy bay ném bom bổ nhào đánh trúng nên bốc cháy. Sau khi dập tắt được các đám cháy, nó quay mũi bỏ chạy cùng với các tàu hộ tống, để lại 1 khu trục hạm bị đánh chìm.Cùng thời gian trên, 70 máy bay Nhật ập đến tấn công 2 tàu sân bay của Fletcher. Bất chấp hỏa lực phòng không mạnh mẽ của đoàn chiến hạm Hoa Kỳ, các máy bay ném bom và phóng ngư lôi Nhật vẫn lăn xả vào đánh. Một quả bom rơi trúng boong chiếc Yorktown, nhưng đám lửa cháy đã dần dần bị dập tắt.Chiếc Lexington không được may mắn bằng: 2 quả ngư lôi đánh trúng mạn sườn và nhiều bom rơi đúng vào boong chính ở phía trước làm lửa khói bốc lên mù mịt. Đến trưa thì trận đánh kết thúc. Kiểm điểm lại, Fletcher vui mừng nhận thấy thắng lợi đã nghiêng về phía mình. Ông đã đánh chìm 1 tàu sân bay nhẹ, 1 khu trục hạm và 3 tàu khác của địch trong khi chỉ mất 1 khu trục hạm và 1 tàu chở dầu. Hai tàu sân bay bị thương chia đều cho mỗi bên.Bỗng hai tiếng nổ khủng khiếp kế tiếp nhau vang lên từ chiếc Lexington và khói lửa cuồn cuộn bốc lên không sao chế ngự được. Người ta dồn mọi nỗ lực để cố cứu tàu sân bay này nhưng vô hiệu quả.Quá 5 giờ chiều, mọi thành viên trên tàu được lệnh rời khỏi chiến hạm của họ. Khi người cuối cùng là hạm trưởng Frederick Sheman trèo xuống xuồng cứu nạn, con tàu rung chuyển và chìm xuống biển trong khi khói đen cuồn cuộn vẫn còn bốc lên.Với việc tàu sân bay Lexington bị chìm. Takagi và giới lãnh đạo Nhật đã có thể tuyên truyền rằng họ đã thắng. Nhưng thắng lợi thục sự vẫn thuộc về Fletcher và phía Mĩ nói chung: kế hoạch đánh chiếm Moresby của Nhật đã sụp đổ. Lần đầu tiên kể từ Trân Châu Cảng, một cuộc tiến công của Nhật Bản đã bị đánh bại.Trong thời chiến thắng của đế quốc Mặt Trời, trận đánh trên biển San Hô đã chứa đựng những triệu chứng không mấy tốt lành.
CHƯƠNG V :GIÓ ĐÃ XOAY CHIỀU
TRẬN HẢI CHIẾN MIDWAY
Kế hoạch của Nhật
Đúng như tên gọi của nó, Midway (tiếng Anh, nghĩa là "giữa đường") là hai hòn đảo kề nhau nằm giữa con đường hàng hải xuyên Thái Bình Dương từ bờ biển phía Tây nước Mĩ sang bờ biển phía Đông châu Á. Ai làm chủ nó, có thể kiểm soát sự di chuyển tàu bè từ Tây bộ sang Đông bộ Thái Bình Dương và ngược lại.Khi vạch kế hoạch đánh chiếm Midway, đô đốc Yamamoto đã thể hiện ý đồ chiến lược của ông hết sức rõ ràng. Ông muốn mở rộng quyền kiểm soát của Nhật Bản trên Thái Bình Dương và vạch ra một tuyến phòng thủ cách xa bờ biển Nhật ít nhất 3.500km, chạy dài theo hướng Bắc-nam từ quần đảo Aleutian ở phía Bắc, qua Midway đến các quần đảo phía Nam Thái Bình Dương.Như vậy, toàn bộ vùng Thái Bình Dương ở phía Tây phòng tuyến này sẽ thuộc về Nhật Bản. Ông còn muốn một lần nữa tiêu diệt hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ trong trận đánh này, trước hết là các tàu sân bay Mĩ đã thoát khỏi thảm họa Trân Châu Cảng nay trở thành mối đe dọa đối với Nhật.Cũng như đối với "chiến dịch Z" trước đây, kế hoạch này của Yamamoto đã bị chỉ trích về tính phiêu lưu của nó. Lục quân cũng như nhiều đồng nghiệp của ông trong giới lãnh đạo hải quân nhận thấy rằng việc đánh chiếm một hòn đảo ở cách xa tất cả các căn cứ của Nhật và lại gần Hawaii của Mĩ là điều khó thành công Và nếu có chiếm được thì cũng khó giữ vì những trở ngại trong vấn đề yểm trợ và tiếp tế. Họ cũng cho rằng đánh chiếm Midway không lợi bằng tiến về phía Úc và các quần đảo phía Nam Thái Bình Dương.Nhưng sau khi phi đoàn Doolittle ném bom Tokyo, nhiều người đã phải thay đổi quan điểm. Tổng tham mưu truồng Nagano ủng hộ ông và kế hoạch đánh chiếm Midway đã được phê chuẩn. Những tư tưởng chỉ đạo của Yamamoto được trao cho đại tá Kameto Kuroshima, một sĩ quan tham mưu đầy sáng kiến táo bạo, viết thành kế hoạch cụ thể. Hơn 200 hạm tàu các loại được huy động cho chiến dịch khổng lồ này. Ngoài hạm đội Liên hợp là lực lượng chủ yếu sẽ xuất phát từ căn cứ của nó ở tỉnh Hashirajima thuộc biển Nội Hải, một số lực lượng khác được điều động từ những nơi cách xa nhau hàng nghìn dặm để cùng tiến đến Midway.Lực lượng hành quân được bố trí theo trình tự như sau:- Lực lượng đột kích Midway bằng tàu sân bay của hạm đội Liên hợp do phó đô đốc Chuichi Nagumo làm tư lệnh và phó đô đốc Ryunosuke Kusaka làm tham mưu trưởng, gồm có 4 tàu sân bay (kì hạm Akagi, Kaga, Soryu và Hiryo, 2 thiết giáp hạm, 4 tuần dương hạm, 11 khu trục hạm.Đây là lực lượng đi đầu để giáng đòn chủ yếu.- Lực lượng đổ bộ để chiếm đóng Midway đi tiếp theo, gồm 12 hải vận hạm chở theo 5.000 lính đổ bộ, có 4 tuần dương hạm nặng, 1 tuần dương hạm nhẹ đi hộ tống cùng 1 tàu chở dầu.- Đi sau và cách xa hai lực lượng trên khoảng 500 hải lí là bộ phận còn lại của hạm đội Liên hợp gồm hàng chục tuần dương hạm, hàng chục khu trục hạm, hai tàu sân bay nhẹ và những thiết giáp hạm hùng mạnh nhất của Nhật Bản.Dẫn đầu bộ phận này là "Lực lượng xâm nhập Midway" của phó đô đốc Nobutake Kondo có nhiệm vụ phối hợp và yểm trợ cho lực lượng đổ bộ khi cần. Trên kì hạm mới của hạm đội là thiết giáp hạm lớn nhất thế giới có trọng tải 63.000 tấn mang tên Yamato (tên cũ của nước Nhật), đô đốc tư lệnh hạm đội Liên hợp Isoroku Yamamoto và bộ tham mưu của ông đi với 34 chiến hạm sau cùng.Để phối hợp với cuộc tiến công Midway đồng thời đánh lạc hướng sự chú ý của địch, một lực lượng hải quân với hạt nhân là hai tàu sân bay nhẹ Ruyjo và Junyo dưới quyền chỉ huy của phó đô đốc Nosagaia Kakuta sẽ đổ bộ đánh chiếm quần đảo Aleutian cách Midway 3.000km về phía Bắc.Như vậy tổng số lực lượng Nhật Bản huy động trong chiến dịch này là 8 tàu sân bay, 11 thiết giáp hạm, 23 tuần dương hạm, 65 khu trục hạm, 21 tàu ngầm. Ngoài ra còn khoảng 90 tàu khác để phục vụ cho các chiến hạm nói trên. Tổng số máy bay tham dự lên đến gần 400 chiếc, trong đó riêng lực lượng đột kích của Nagumo có 261 chiếc bao gồm 84 chiến đấu cơ Zéro, 84 máy bay ném bom bổ nhào và 93 máy bay phóng ngư lôi. Đây là đợt ra quân lớn nhất trong toàn bộ lịch sử hải quân Nhật Bản nhằm giành một thắng lợi quyết định cho cuộc chiến tranh. Kế hoạch đã vạch rõ: Lực lượng đột kích của Nagumo có nhiệm vụ quét sạch quân Mĩ ở Midway đồng thời tiêu diệt hạm đội Mĩ ở đây nếu chúng kéo đến. Tiếp đó, lực lượng đổ bộ sẽ đổ quân chiếm đóng đảo, xây dựng căn cứ không quân tại đây. Máy bay Nhật ở Midway sẽ làm nhiệm vụ "săn mồi" để đánh chìm mọi tàu địch di chuyển từ đông sang tây bộ Thái Bình Dương, đem lại quyền khống chế đại dương này cho Nhật Bản.Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề tranh cãi ngay trong cuộc họp cuối cùng của Bộ chỉ huy chiến dịch sáng 26-5. Phó đô đốc Kusaka tham mưu trưởng lực lượng đột kích hỏi: "Nếu phát hiện được hạm đội Mĩ, chúng tôi sẽ tấn công chúng hay vẫn tiến đánh Midway trước"? Phó đô đốc Matome Ugaki, tham mưu trưởng hạm đội Liên hợp và cũng là tham mưu trưởng chiến dịch quay về phía đô đốc Nagumo trả lời: "Các ngài ở tuyến đầu và các ngài có thể căn cứ vào tình hình cụ thể để lựa chọn giải pháp tốt nhất".Phó đô đốc Kondo đề nghị lùi ngày hành quân lại để chuẩn bị kế hoạch cũng như diễn tập cho kĩ hơn; nhưng Ugaki cũng bác bỏ ý kiến này. Vì ngày 6-6 là đêm cuối cùng có trăng, cần thiết cho sự đổ bộ, nếu dời lại sẽ phải đợi cả tháng sau. Một nhược điểm lớn khác do các sĩ quan của đội tàu sân bay nêu lên. Đó là sự yếu kém về nhận và phát tin của các tàu sân bay.Cột ăng-ten các tàu sân bay không được quá cao để máy bay hạ cánh dễ dàng, nên khó bắt được điện của hạm đội địch đánh đi.Họ muốn tận dụng cột ăng-ten cao nhất của chiếc Yamato để có thể phát hiện được địch dễ dàng hơn.Họ cũng băn khoăn về vấn đề "im lặng vô tuyến" trong hành quân, vì sợ rằng sẽ khó thông báo tình hình địch cho nhau nếu chiếc Yamato đi sau tới 500 hải lý.Phó đô đốc Nagumo hỏi: "Nếu không yểm trợ cho các tàu sân bay, thì đoàn thiết giáp hạm sẽ làm nhiệm vụ gì trong cuộc hành quân này?" - Không có tiếng trả lời.Nhiều người đề nghị cho thiết giáp hạm Yamato đi theo đội tàu sân bay và đô đốc Yamamoto nên trực tiếp chỉ huy lực lượng đột kích. Nhưng ý kiến này cũng không được chấp thuận. Người ta hiểu rằng đô đốc Yamamoto muốn giữ nguyên một lục lượng dự bị lớn cho chiến dịch.Hội nghị kết thúc và kế hoạch chiến dịch Midway chính thức có hiệu lực. Thời điểm tấn công đã được xác định: rạng ngày 4-6 giờ Midway, tức 5-6 giờ Tokyo. 6 giờ sáng ngày 27-5, Lực lượng đột kích của Nagumo nhổ neo rời căn cứ Hashirajima trên biển Nội Hải lên đường.Ngày 28, Lực lượng đánh chiếm quần đảo Aleutian khởi hành từ căn cứ của nó ở cực Bắc đảo Kyushu. Nó sẽ phải tấn công sớm một ngày để thu hút sự chú ý của địch về phía đó.Cùng ngày hôm đó, xa tít về phía Nam, Lục lượng đổ bộ để chiếm đóng Midway xuất phát từ đảo Saipan thuộc quần đảo Marianas cũng lên đường để bắt kịp đoàn tàu của Nagumo.Sáng sớm ngày 29, bộ phận còn lại của hạm đội Liên hợp rời căn cứ trên biển Nội Hải và hành quân theo đúng con đường mà Nagumo đã đi qua 48 giờ trước.Ngày 30-5, đang trên đường hành quân, đô đốc Yamamoto nhận được những tin tức đáng lo ngại dưới đây.Theo đúng kế hoạch, 2 chiếc thủy phi cơ (loại 4 động cơ) Nhật, từ đảo Kwajalein thuộc quần đảo Marshalls bay đi Trân Châu Cảng để tìm các tàu sân bay Mĩ. Trước khi bay đến Oahu, chúng phải đáp xuống bên bờ đảo san hô French Frigate để được tàu ngầm Nhật I.123 đợi sẵn ở đây tiếp tế nhiên liệu. Nhưng khi đến nơi quy định, thay vì gặp tàu ngầm đó, các phi công Nhật lại trông thấy một tàu Mĩ đang tiếp dầu cho 2 thủy phi cơ Hoa Kỳ. Thế tức là Mĩ đã bất ngờ chiếm đảo này và kế hoạch trinh sát hạm đội Hoa Kỳ của 2 thủy phi cơ Nhật đành hủy bỏ.Cùng thời gian trên, một đoàn gồm 7 tàu ngầm Nhật được lệnh làm thành một hàng rào án ngữ giữa Midway và Oahu để ngăn chặn các tàu sân bay Mĩ tiến từ Trân Châu Cảng về Midway. Không hiểu vì lí do gì mà các tàu ngầm đó đã không đến đúng vị trí quy định, và dĩ nhiên chúng không phát hiện được các tàu chiến Mĩ (1).(1) Sau chiến tranh, người ta mới biết rằng một sự nhầm lẫn về in ấn trong mệnh lệnh gửi cho thuyền trưởng các tàu ngầm đã làm cho họ dẫn đoàn tàu đi nơi khác. Trong khi đó, chiếc tàu ngầm Nhật I.168 làm nhiệm vụ do thám quanh Midway đã phát hiện những sự nhộn nhịp khác thường trên đảo: các chuyến bay tuần tiễu được tăng cường, nhiều công sự phòng ngự được củng cố... Có lẽ người Mĩ đang chuẩn bị chiến đấu.Yamamoto muốn điện báo ngay cho Nagumo những tin tức hệ trọng đó, nhưng sĩ quan điều hành việc này là đại tá Kuroshima đã nài xin ông tiếp tục giữ im lặng vô tuyến.Không nhận được tin tức gì về tình hình địch, lực lượng đột kích của Nagumo lại đi vào một màn sương mù mỗi lúc một thêm dày đặc, không thể cho máy bay trinh sát cất cánh được.Với nhiều băn khoăn lo lắng, Nagumo và Kusaka họp toàn thể Bộ tham mưu vào ngày 2-6 tại đài chỉ huy tàu sân bay Akagi, kì hạm của lực lượng đột kích. Tham mưu trưởng Kusaka giãi bày nỗi băn khoăn của mình: "Chúng ta có hai nhiệm vụ không thể thực hiện cùng một lúc. Muốn tiêu diệt đượcc hạm đội địch, phải bảo đảm bí mật bất ngờ. Khi đã tấn công Midway thì không còn bí mật nữa. Điều nguy hiểm là vẫn chưa phát hiện được hạm đội địch...". Sau khi bàn bạc, mọi người ngả theo ý kiến của đại tá Tamotsu Oishi: "Chúng ta được phép dành ưu tiên số một cho nhiệm vụ tiêu diệt hạm đội địch. Nhưng nếu chúng ta không vô hiệu hóa được không quân Mĩ trên đảo theo kế hoạch, thì cuộc đổ bộ 2 ngày sau sẽ gặp sự kháng cự mạnh mẽ và toàn bộ kế hoạch chiếm đóng Midway có nguy cơ sụp đổ". Về vị trí của hạm đội Mĩ, ông ta cho rằng:"Nếu chúng đã phát hiện được ta và kéo ra chặn đánh, thì lúc này cũng chưa thể rời khỏi Trân Châu Cảng, và chắc chắn chúng chưa thể ở gần ta". ý kiến của Oishi chỉ dựa trên sự ước đoán, nhưng không ai đưa ra được một nhận định xác đáng hơn. Cuối cùng, hội nghị nhất trí rằng sẽ tấn công Midway đúng kì hạn, rồi sau đó quay sang đối phó với hạm đội Mĩ.Ngày hôm ấy, hải quân Nhật bắt đầu áp dụng bộ mật mã mới thay cho cái cũ. Họ sẽ phải hối tiếc vì sự thay thế chậm trễ này.
Chuẩn bị của Hoa Kì
Sau thất bại của "Chiến dịch MO", hải quân Nhật vẫn không biết rằng mật mã của mình đã bị bên địch nắm bắt, nên vẫn tiếp tục sử dụng nó. Nhờ đó, đơn vị tình báo dã chiến của trung tá Joseph John Rochefort thuộc hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ đã đọc được 90% số điện văn mà hạm đội Liên hợp Nhật đánh đi kể từ ngày họ tìm ra chìa khóa mật mã Nhật cho đến khi hải quân Nhật thay mật mã mới. Nguồn tin quý giá ấy đã giúp chuẩn đô đốc Nimitz và bộ tham mưu của ông đoán định chính xác kế hoạch đánh chiếm Midway của Nhật cũng như "Chiến dịch MO" trước đây. Được Washington phê chuẩn, Nimitz lập tức triển khai một kế hoạch nhằm bảo vệ vững chắc Midway, đồng thời giáng cho hải quân Nhật một đòn mãnh liệt.Ngày 20-5, chuẩn đô đốc Nimitz, tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ đã đến Midway để xem xét việc bố phòng. Midway được nhanh chóng tăng cường 16 máy bay ném bom của thủy quân lục chiến, 30 thủy phi cơ trinh sát, 18 pháo đài bay B17 và 4 máy bay ném bom B26.Tổng cộng về không quân, Midway có hơn 120 máy bay các loại. Quân trú phòng tăng lên tới hơn 2000 người được trang bị rất nhiều vũ khí phòng không.Trên vùng biển quanh Midway, 20 tàu ngầm được bố trí thành 3 vòng tuần tra quanh đảo. Vòng trong cùng cách đảo 100 hải lí, vòng giữa cách 150 và vòng ngoài cùng cách đảo 200 hải lí.Tất cả các lực lượng phòng thủ Midway đã ở trong tư thế sẵn sàng chiến đấu từ sáng ngày 3-6.Biết trước ý định của Yamamoto, Nimitz chấp nhận giao chiến với hạm đội Nhật tại vùng biển Midway. Tại Trân Châu Cảng, ông điều động Lực lượng đặc nhiệm 16 do chuẩn đô đốc Raymond A. Spruance chỉ huy, gồm 2 tàu sân bay là chiếc Enterprise và chiếc Hornet, 5 tuần dương hạm nặng, 1 tuần dương hạm nhẹ và 11 khu trục hạm. ông cho gọi thêm Lực lượng đặc nhiệm 17, do chuẩn đô đốc Fletcher chỉ huy, gồm tàu sân bay Yorktown, 2 tuần dương hạm nặng và 6 khu trục hạm từ vùng biển San Hô trở về nhận nhiệm vụ mới.Ngày 29-5 (theo giờ Hawaii, tức là một ngày sau khi lực lượng đột kích của Nagumo nhổ neo đi Midway), Lực lượng đặc nhiệm 16 rời Trân Châu Cảng di chiến đấu.Ngày 31-5 (tức là một ngày sau khi đoàn chiến hạm của Yamamoto khởi hành), đến lượt Lục lượng đặc nhiệm 17 lên đường. Hai lực lượng đặc nhiệm đặt dưới sự chỉ huy chung của Fletcher.9 giờ sáng 3-6, chiếc thủy phi cơ Catalina của lục lượng phòng thủ Midway đã phát hiện từ xa đoàn hải vận hạm thuộc Lực lượng đổ bộ Nhật đang trên đường tiến đến đảo. Nhận được tin này, cả Fletcher và Spruance đều hiểu rằng các tàu sân bay Nhật đã tiến đến rất gần, tuy chưa phát hiện được chúng. Buổi tối các lực lượng Mĩ chỉ còn cách Midway 300 dặm về phía Đông-bắc đảo. Họ quay mũi về phía Tây-nam và nửa đêm hôm đó đã đến vị trí có thể chuẩn bị xuất phát tấn công hạm đội Nhật.Gần như cùng một lúc với hạm đội Mĩ, Yamamoto và Nagumo đều nhận được tin báo rằng Lực lượng đổ bộ của Nhật đã bị máy bay Mĩ phát hiện, do tuần dương hạm nhẹ Jintsu, kì hạm của Lực lượng này, đánh đi. 5 giờ chiều, một đoàn 9 chiếc pháo đài bay B17 của Mĩ xuất phát từ đảo Midway bay đến oanh tạc Lực lượng đổ bộ Nhật, nhung không gây thiệt hại đáng kể. Nhận tiếp tin này, Nagumo vẫn bình tĩnh vì lực lượng của ông chưa bị phát hiện, và cũng không có dấu hiệu nào cho thấy hạm đội Mĩ xuất hiện ở gần đây. Ông tiếp tục cho đoàn chiến hạm của mình đi suốt đêm theo đúng kế hoạch và rạng ngày hôm sau đã đến địa điểm cách Midway 200 dặm về phía Bắc. Lúc này, nếu Nagumo biết được rằng đoàn chiến hạm Mĩ thục sự đang ở đâu, hẳn ông có thể bị ngất xỉu: nó chỉ cách Lực lượng đột kích Midway bằng tàu sân bay của ông khoảng chừng 100 dặm.
Chiến sự tại quần đảo Aleutian
Vào lúc 2 giờ chiều ngày 3-6-1942 (giờ địa phương), Lực lượng đặc nhiệm của chuẩn đô đốc Kakuta đã đến vị trí để phóng thủy phi cơ tiến đánh Dutch Harbor, thủ phủ quần đảo Aleutian. Lúc ấy, sương mù còn dày đặc, hàn thử biểu chỉ 7 độ âm.11 máy bay ném bom và 6 máy bay chiến đấu cất cánh từ tàu sân bay Junyo tiến về Dutch Harbor cách đó 180 hải lí. Mây thấp, trời xấu, họ chỉ bay ở độ cao 200m. Giữa đường, họ gặp thủy phi cơ Hoa Kỳ và bắn hạ nó. Nhung cuối cùng, không tìm ra mục tiêu, họ đành phải mang bom trở về.Phi đoàn oanh tạc cơ xuất phát từ tàu sân bay Ryujo đến được mục tiêu, bắt đầu tấn công vào lúc 16 giờ 07 đánh phá đài phát thanh, kho nhiên liệu, một vài cơ sở quân sự. Hình ảnh họ chụp đem về, cho thấy Hoa Kỳ đã biến quân cảng này thành một trung tâm chiến lược lớn mà người Nhật không ngờ.Vìvậy, qua ngày sau, buổi sáng, mặc dù thời tiết rất xấu, tầm nhìn hạn chế nhưng Kakuta cũng phóng ra một cuộc không kích thứ hai.Thành phần tham dự gồm 11 oanh tạc cơ bổ nhào, 6 oanh tạc cơ lớn, được yểm trợ bởi 9 chiến đấu cơ Zéro. Họ hủy diệt những kho nhiên liệu, nhà kho, bến cảng và tàu vận chuyển. Bận về, họ bị nhiều chiến đấu cơ P.40 Hoa Kỳ chặn đánh ở gần đảo Umnak nhưng 4 phi cơ Hoa Kỳ bị hạ. Nhật thiệt hại mất 1 chiến đấu cơ, 2 oanh tạc cơ.Cuộc đổ bộ đang được chuẩn bị thì có lệnh của Yamamoto gọi về. Nhưng quân Nhật cũng chiếm được các đảo Uttu và Kiska vào ngày 7 tháng 6. Cờ Mặt Trời mọc phất phới trên vùng giá lạnh này đến năm 1943 thì bị Hoa Kỳ hạ xuống.
Hạm đội Nhật tiến công Midway
2 giờ 45 rạng ngày 4-6-1942 (giờ Midway) có lệnh báo thức. Mọi người trên các chiến hạm thuộc Lực lượng đột kích Nhật đều thúc dậy chuẩn bị chiến đấu. Cánh không quân trên các tàu sân bay ăn xong bữa ăn nhẹ với rượu Sakê, đã sẵn sàng chờ giờ xuất kích, mặc dù mãi đến 5 giờ sáng mới có ánh sáng Mặt Trời. Lúc 4 giờ 30, khi các tàu sân bay Nhật còn cách Midway 240 dặm về phía Tây Bắc, máy bay của đợt tấn công thứ nhất được lệnh cất cánh: 36 oanh tạc cơ M97, 36 oanh tạc cơ bổ nhào M99 và 36 chiến đấu cơ Zéro. Tổng cộng 108 máy bay dưới quyền chỉ huy của thiếu tá Joichi Tomonaga, anh hùng không quân trong chiến tranh Hoa - Nhật, lao vào bầu trời đen kịt, tiến về Midway.Cùng xuất phát đợt đầu còn có 7 máy bay trinh sát bay về hướng Đông và Đông Nam để đi tìm hạm đội Hoa Kỳ.Trong khi đó, 108 máy bay thuộc đợt thứ hai, gồm 36 oanh tạc cơ bổ nhào M99, 36 máy bay phóng ngư lôi M97 và 36 chiến đấu cơ Zéro dưới quyền chỉ huy của trung tá Egusa, người đã đánh chìm tàu sân bay Hermes của Anh tại Ấn Độ Dương, chờ đợi giờ xuất kích. Mặc dù không tin là có các tàu sân bay Mĩ ở gần đây, cả Nagumo và Kusaka đều nhất trí là vẫn nên thận trọng. Họ dành sẵn 37 máy bay phóng ngư lôi trên boong chiếc Akagi và chiếc Kaga để đối phó với các tàu sân bay Mĩ nếu phát hiện được chúng.Nhưng người Mĩ lại phát hiện ra các tàu sân bay Nhật trước. Lúc 5 giờ 25, ẩn hiện giữa mây và ánh bình minh nhợt nhạt, chiếc thủy phi cơ Catalina từ Midway bay đến đã lượn vòng bên trên Lực lượng đột kích của Nagumo.Qua vô tuyến điện, viên phi công đã thông báo cụ thể vị trí các tàu sân bay Nhật. Nhận được tin này, đô đốc Fletcher không vội cho tấn công ngay. Ông chờ những tin túc rõ ràng hơn, và thời điểm thuận lợi nhất. Tại Midway, 25 phút sau khi nhận được tin trên, bộ chỉ huy Mĩ lại phát hiện qua màn ảnh rađa một đoàn máy bay Nhật kéo đến. Họ lập tức ra lệnh báo động chiến đấu và cho 6 máy bay phóng ngư lôi kiểu Avenger của hải quân cùng 4 chiếc B26 kiểu Marauder của lục quân cũng mang theo ngư lôi đi tấn công các tàu sân bay; đồng thời 25 chiến đấu cơ của hải quân xuất kích đánh chặn các máy bay địch đang tiến tới Midway.Tiếp đó nhiều phi đoàn khác cũng lần lượt cất cánh đi đánh hạm đội Nhật. Đoàn máy bay Nhật thuộc đợt tấn công đầu tiên đến Midway vào lúc 6 giờ 35 và đã có sẵn máy bay Mĩ đón tiếp nghĩa là yếu tố bất ngờ không còn nữa. 36 chiến đấu cơ Zéro lao vào chiến đấu mãnh liệt với 25 chiến đấu cơ của hải quân Hoa Kỳ.Họ đã hạ được 15 máy bay Mĩ và bảo vệ an toàn cho các máy bay ném bom. Các máy bay ném bom Nhật băng qua lưới lửa phòng không Hoa Kỳ trút bom xuống các căn cứ không quân, phá kho, bãi, hệ thống tiếp tế, các bồn chứa dầu, nhà chứa máy bay... Sau 20 phút oanh tạc, các máy bay Nhật lần lượt quay trở về, để lại nhiều đám cháy vẫn còn bốc cao trên cả hai hòn đảo Midway. Riêng phi đoàn trưởng Tomonnga còn nán lại một lúc để xác định kết quả.Đoàn máy bay Nhật bị thiệt hại nhẹ, 4 oanh tạc cơ bị hỏa lực phòng không hạ và 2 chiến đấu cơ bị máy bay Mĩ bắn rơi, nhưng mục tiêu chính là tiêu diệt máy bay của Midway thì lại không đạt được. Tomonaga đã thấy rõ nhiều tốp máy bay ném bom Mĩ vẫn tiếp tục cất cánh bay về phía hạm đội Nhật. Vì vậy lúc 7 giờ, ông điện về cho Nagumo: "Cần có thêm đợt tấn công thứ hai". Vừa nhận được tin và chưa kịp xử trí, Nagumo bỗng thấy một khu trục hạm của ông dùng cờ đánh đi tín hiệu "có máy bay địch!".Đó là lúc 7 giờ 15, 10 máy bay oanh tạc Mĩ xuất phát từ Midway tấn công Lực lượng đột kích của Nagumo. Các chiến đấu cơ còn lại trên các tàu sân bay vội bay lên nghênh chiến. Họ bắn rơi được 3 máy bay địch. Hỏa lực phòng không từ các chiến hạm hạ thêm 2 chiếc rơi xuống biển. 5 chiếc còn lại phải giạt ra xa, vội vã phóng ngư lôi vào tàu sân bay Akagi.Nhưng các ngư lôi bay chệch hướng và kì hạm của Nagumo vẫn vô sự. Cuộc tấn công này cùng với điện tín của Tomonaga khiến Nagumo nghĩ rằng lực lượng không quân Mĩ ở Midway là nguy cơ chính, chứ không phải các tàu sân bay địch mà đến lúc này vẫn chưa hề thấy xuất hiện. Quyết định đưa nốt 37 máy bay phóng ngư lôi dự trữ vào tăng cường cho lực lượng tấn công Midway đợt 2, ông ra lệnh thay ngư lôi bằng bom cho các máy bay này để đánh các sân bay trên đảo.Công việc này mất độ 1 giờ, nhưng người ta đã không kịp hoàn thành nó. Lúc 7 giờ 28 phút, một máy bay trinh sát Nhật điện về một tin làm Nagumo và bộ tham mưu của ông bàng hoàng: "Phát hiện 10 tàu địch cách Midway 240 dặm về phía Bắc". Câu hỏi ám ảnh mọi người trong suốt cuộc hành quân, giờ đây đã được thực tế đặt ra và buộc phải trả lời dứt khoát: Tiếp tục đánh Midway hay chuyển sang đánh hạm đội địch? Nếu trong đoàn chiến hạm Mĩ không có tàu sân bay, thì vẫn có thể tiến đánh Midway rồi quay lại đối phó với chúng.Nhung nếu có 1 tàu sân bay trong đó, thì máy bay của nó sẽ có thể tấn công đoàn tàu Nhật ngay trong lúc chưa hoàn tất việc thay ngư lôi bằng bom cho máy bay, tức là trong lúc rất nguy hiểm. Để tránh tình trạng trên, và để sẵn sàng tấn công hạm đội địch, Nagumo ra lệnh chấm dứt việc thay ngư lôi bằng bom và lắp lại như cũ nhũng ngư lôi nào đã được tháo ra khỏi máy bay. Tiếp đó, Kusaka yêu cầu máy bay trinh sát xác định rõ loại hình tàu địch.Chỉ vài phút sau, 16 máy bay Mĩ lại ập đến tấn công Lực lượng đột kích Nhật. Đây là phi đội máy bay ném bom bổ nhào của thiếu tá Lofton Henderson thuộc thủy quân lục chiến Hoa Kỳ cất cánh từ Midway lúc sáng sớm, ít phút sau khi có lệnh báo động. Các chiến đấu cơ Zéro từ các tàu sân bay vội vã lao lên đánh chặn.Các phi công Hoa Kỳ tập trung đánh tàu sân bay Hiryo, nhưng do thiếu kinh nghiệm, họ thả bom không trúng đích. Sau khi mất gần nửa số máy bay, phi đoàn Henderson buộc phải quay về căn cứ.Lúc 8 giờ 09 phút, Nagumo và bộ tham mưu của ông cảm thấy nhẹ người khi nhận được tin do máy bay trinh sát điện về: trong số 10 tàu địch, có 5 chiếc là tuần dưỡng hạm và 5 chiếc kia là khu trục hạm.Nhưng họ không có thời gian để mừng. Từ độ cao trên 6000m, 15 pháo đài bay B17 của Hoa Kỳ trút bom xuống các tàu sân bay Nhật.Đây là phi đội của thiếu tá Charles Sweeney từ Midway đi đánh Lục lượng đổ bộ Nhật từ sáng sớm. Trên đường trở về, họ ngẫu nhiên phát hiện được các tàu sân bay địch và giáng đòn cuối cùng xuống đó trước khi trở về căn cứ.Sau ba lần đụng độ với không lực Hoa Kỳ ở Midway, Nagumo và bộ tham mưu của ông nhận thấy lực lượng này không đáng sợ. Nhung đến 8 giờ 20 họ lại phải lo âu khi nhận được tin điện, vẫn của chiếc máy bay trinh sát nói trên: dường như có một tàu sân bay đi theo đoàn chiến hạm Hoa Kỳ. Vào lúc 8 giờ 30: phát hiện thêm 2 tuần dương hạm địch. Đa số trong bộ tham mưu không tin rằng tàu sân bay Mỹ đã xuất hiện: nếu có, nó đã cho máy bay tấn công chúng ta từ lâu.Nhung Kusaka tin là có: một đoàn chiến hạm lớn như vậy không thể không có tàu sân bay. Kusaka muốn tiến đánh hạm đội Mỹ ngay, nhưng còn băn khoăn về phi đoàn tiến đánh Midway đang trên đường quay trở về. Họ sẽ hết nhiên liệu và không tìm được tàu mẹ để hạ cánh nếu các tàu sân bay di chuyển. Ông hỏi ý kiến trung tá Genda, và viên sĩ quan trẻ tuổi nhưng đầy uy tín này đề nghị chờ các máy bay của Tomonaga trở về. Kusaka liền báo cáo dự định của ông với Nagumo: tấn công hạm đội địch sau khi phi đoàn Tomonaga đã trở về. Nagumo chấp thuận.Lúc 9 giờ 18 phút, khi chiếc máy bay cuối cùng đáp xuống đường băng tàu sân bay, Lục lượng đột kích của Nagumo từ hướng Đông Nam quay mũi về hướng Bắc - Đông Bắc đi tìm diệt hạm đội Hoa Kỳ trong một trận quyết định mà họ hằng mong đợi.
Hạm đội Mỹ tiến đánh hạm đội Nhật
Sau khi đã xác định rõ ràng vị trí của Lực lượng đột kích bằng tàu sân bay Nhật, Fletcher yêu cầu Spruance tấn công ngay khi lực lượng đặc nhiệm 16 tới địa điểm thuận lợi. Tham mưu trưởng của Spruance là dại tá Míles Browning cũng đề nghị tấn công sớm để phối hợp với không quân ở Midway chia cắt lực lượng Nhật.Tán thành quan điểm đó, Spruance còn táo bạo quyết định đưa toàn bộ máy bay của ông vào tấn công cùng một lúc để diệt địch trong một đòn mãnh liệt bất ngờ.7 giờ 02 phút, khi Lục lượng đặc nhiệm 16 dùng lại cách mục tiêu khoảng 100 dặm, cả hai tàu sân bay Enterprise và Hornet đã phóng đi tất cả các máy bay của chúng, ngoại trừ các thủy phi cơ trinh sát. 67 máy bay ném bom bổ nhào, 20 chiến đấu cơ và 29 máy bay phóng ngư lôi lao về hướng Tây - Tây Nam. Phi đoàn xuất phát từ chiếc Homet đã đến mục tiêu trước hết nhưng không phát hiện được đoàn chiến hạm Nhật. Các chiến đấu cơ và các máy bay ném bom bổ nhào do trung tá Stanhope Ring chỉ huy liền ngoặt về hướng Đông Nam để truy tìm địch trên đường tiến tới Midway. Riêng phi đội máy bay phóng ngư lôi gồm 15 chiếc do trung tá John Waldron chỉ huy không bay theo hướng đó. Căn cứ vào vết tích còn lại của luồng nước do các chiến hạm di chuyển tạo ra, vị trung tá có dòng máu lai da đỏ này ngoặt về phía Đông để tìm địch. Cũng phải mất rất nhiều thời gian Waldron mới phát hiện được đoàn chiến hạm khổng lồ với 4 tàu sân bay Nhật. Vừa lúc đó, gần ba chục chiến đấu cơ Zéro lao lên đánh chặn. Mặc dù không có chiến đấu cơ yểm trợ, Waldron dũng cảm dẫn phi đội của mình lăn xả vào đánh các tàu sân bay Nhật. Nhưng máy bay của ông đã bị bắn rơi cùng với hầu hết phi đội của mình, trước khi có thể phóng được ngư lôi. Chỉ có một chiếc thoát khỏi vòng vây của chiến đấu cơ Nhật.Nhưng chỉ vài phút sau, một phi đội gồm 14 máy bay phóng ngư lôi Mỹ lại ập đến.Đây cũng là phi đội duy nhất trong đoàn máy bay xuất phát từ tàu Enterpnse tìm được mục tiêu và lao vào tấn công mà không có chiến đấu cơ yểm trợ. 10 chiếc bị bắn rơi. 4 chiếc còn lại bị thương nhưng vẫn phóng được ngư lôi trước khi rút chạy. Lại thêm một đoàn máy bay Mỹ nữa lao tới hạm đội Nhật. Lần này là các máy bay thuộc tàu sân bay Yorktown của Lực lượng đặc nhiệm 17. Mãi đến 9 giờ 06 phút, Fletcher mới cho các máy bay của ông cất cánh đợt đầu, gồm 12 máy bay phóng ngư lôi, 6 chiến đấu cơ và 17 máy bay ném bom bổ nhào. Không mất thời gian để tìm kiếm mục tiêu, phi đội máy bay phóng ngư lôi được 6 chiến đấu cơ yểm trợ bay thẳng tới đoàn chiến hạm Nhật.Các chiến đấu cơ Mỹ lập tức sa vào vòng vây của các máy bay Zéro; trong khi đó 12 máy bay phóng ngư lôi băng qua lửa đạn phòng không dày đặc của các chiến hạm Nhật để đánh các tàu sân bay. 14 quả ngư lôi đã được phóng đi, nhưng không kết quả vì trật mục tiêu hoặc các tàu Nhật tránh né được. Các máy bay Mỹ liên tiếp bị bắn rơi xuống biển hoặc nổ tan trên không, chỉ còn 2 chiếc quay trở về. Sau khi đập tan 3 đợt tấn công của máy bay xuất phát từ tàu sân bay Mỹ, Lục lượng đột kích của Nagumo đã tiêu diệt 35 trong tổng số 41 máy bay phóng ngư lôi và bắn rơi 6 chiến đấu cơ địch. Con số đó bằng 2/3 tổng số máy bay mà một tàu sân bay có thể mang theo. Do đó, Nagumo cho rằng địch chưa thể mở ngay một đợt tấn công mới. Lúc 10 giờ, ông hạ lệnh chuẩn bị chuyển sang tấn công. Trên cả 4 tàu sân bay, toàn bộ máy bay phóng ngư lôi được đưa lên boong trước, đúng xếp hàng cùng các chiến đấu cơ đang được tiếp thêm dầu. Các tàu sân bay quay mũi ngược chiều gió để chuẩn bị cho máy bay cất cánh.Đúng lúc đó, một đoàn gồm 37 máy bay ném bom bổ nhào Mỹ do trung tá Clarence Maclusky chỉ huy ngày càng tiến đến gần. Phi đội này cất cánh từ tàu sân bay Enterprise lúc sáng, bay về phía Nam đến gần Midway vẫn không thấy hạm đội Nhật, lại quay về phía Bắc. Lần theo vệt nước do một chiến hạm chạy về phía Đông Bắc tạo ra, Maclusky đã phát hiện ra đoàn chiến hạm Nhật lúc 10 giờ 20 phút. Từ độ cao 6.000 mét tiếp cận mục tiêu, Maclusky không thấy máy bay Nhật bay lên chặn đánh.Chọn 2 tàu sân bay chạy song song ở phía trước để đánh ông chia lực lượng của mình ra làm hai và hạ lệnh tấn công. Các máy bay Mỹ bổ nhào xuống mục tiêu. Súng phòng không bắn lên, nhưng đã muộn.Trong trận mưa bom vừa trút xuống, 4 quả rơi trúng tàu sân bay Kaga, nổ tung từ buồng lái đến mũi tàu. Các máy bay trên boong cũng nối tiếp nhau nổ tan tành. Chỉ sau 2 phút chiếc Kaga ngập chìm trong lửa. Trên đài chỉ huy kỳ hạm Akagi, Nagumo và Kusaka đứng như trời trồng nhìn lửa thiêu chiếc Kaga và toàn bộ máy bay của nó, quên mất rằng bom cũng đang rơi ngay trên đầu mình. Một chùm 3 quả bom rơi trúng boong chuẩn bị để máy bay cất cánh của chiếc Akagi. Một quầng lửa đỏ bùng lên với tiếng nổ khủng khiếp. Lửa bắt cháy vào các máy bay đang đụng đầy nhiên liệu. Bom và ngư lôi trên các máy bay bùng nổ liên hồi. Khi hầm vũ khí nổ tung thì chiếc Akagi chỉ còn là một đống lửa khổng lồ. Nagumo không chịu rời tàu trong khi đài chỉ huy bắt đầu bốc cháy. Kusaka cố thuyết phục, xong phải phá cửa sổ đẩy ông ta ra ngoài rồi dòng dây cho tư lệnh Lực lượng đột kích tụt xuống xuồng cứu nạn. Kusaka cũng xuống xuồng bằng sợi dây ấy và đưa Nagumo sang chiếc tuần dương hạm nhẹ Nagara để tiếp tục chỉ huy.Khói lửa bốc cao trên hai tàu sân bay bị phá hủy đã dẫn đường cho phi đội máy bay ném bom bổ nhào gồm 17 chiếc do trung tá Maxwell Leslie chỉ huy.Xuất phát từ tàu sân bay Yorktown và đang bay chệch mục tiêu về hướng Đông Nam, họ bỗng trông thấy khói ở chân trời phía Tây Bắc. Cả đoàn ngoặt ngay về phía đó. Leslie dẫn đầu rồi lần lượt đến các máy bay khác lao xuống trút bom vào 1 trong 2 tàu sân bay mà họ thoáng thấy qua lớp mây mờ. Bị trúng cả một loạt bom, tàu sân bay Soryu bốc cháy, ngập nước và chìm dần.Sau 20 phút oanh tạc của 54 máy bay ném bom Mỹ, Nagumo mất 3 trong số 4 tàu sân bay của ông. Đến lúc ấy, tàu sân bay Hiryu mới có thể cho máy bay cất cánh đuốc.Chỉ huy trưởng đội tàu Soryu - Hiryu là chuẩn đô đốc Tamon Yamaguchi hiểu rõ rằng nếu muốn sống sót, chiếc tàu sân bay còn lại của ông phải diệt bằng được tàu sân bay địch, trước khi bị nó tấn công. Vì vậy dù chưa biết rõ số lượng và vị trí tàu sân bay địch, ông vẫn hạ lệnh tấn công. Lúc 10 giờ 40 phút, 6 chiến đấu cơ và 18 máy bay ném bom bổ nhào đã cất cánh từ đường băng chiếc Hiryu đi tìm tàu sân bay Mỹ. Theo đúng con đường mà phi đội Leslie vừa bay khỏi để về tàu mẹ, đoàn máy bay Nhật đã bắt gặp tàu sân bay Yorktown giữa đội hình Lực lượng đặc nhiệm 17 ở phía sau đoàn tàu của Spruance 15 dặm. Nhờ ra đa của tàu sân bay phát hiện địch từ xa 40 km, Fletcher đã kịp thời cho các chiến đấu cơ bay lên chặn đánh phối hợp với một hỏa lực phòng không mãnh liệt. Nhưng, với ý chí phục thù của các võ sĩ đạo, các phi công Nhật đã cho máy bay lăn xả vào mục tiêu mà ném bom. 16 máy bay Nhật bị hạ, chỉ còn 5 oanh tạc cơ và 3 chiến đấu cơ quay trở về. Nhưng chiếc Yorktown đã bị trúng 3 trái bom làm hỏng 2 nồi hơi và bốc cháy lúc 12 giờ 30 phút. Sau 1 giờ, đám cháy được dập tắt, nhưng 10 máy bay phóng ngư lôi cùng 6 chiến đấu cơ khác của chiếc Hiryu lại ập đến. Trong lúc chiến đấu cơ đôi bên giao tranh ác liệt, các máy bay phóng ngư lôi Nhật bất chấp hỏa lực phòng không đã phóng 2 quả trúng tàu sân bay. Bị thương nặng, chiếc Yorktown nghiêng hẳn một bên. Lúc 3 giờ chiều, hạm trưởng Elliott Buckmaster hạ lệnh rời tàu. Chuẩn đô đốc Fletcher dời bộ chỉ huy của ông qua tuần dương hạm Astona. Vài giờ sau, chiếc tàu ngầm I-168 của Nhật do trung tá Yahachi Tanabe chỉ huy đã phát hiện được tàu sân bay bị thương Yorktown. Nó phóng 2 quả ngư lôi vào tàu sân bay này và 1 quả vào khu trục hạm Hammann ở gần đó. Chiếc khu trục hạm chìm sau 4 phút, còn tàu sân bay thì tới lúc đó mới bắt đầu chìm dần.Trong lúc Fletcher giao chiến với máy bay Nhật thì Spruance khẩn trương tiếp dầu và nạp vũ khí cho các máy bay vừa đi chiến đấu trở về. Mọi việc vừa hoàn tất, ông hạ lệnh tấn công chiếc tàu sân bay cuối cùng của đoàn chiến hạm Nhật.11 oanh tạc cơ mang bom 100 cân Anh và 13 chiếc mang bom 500 cân. Tất cả do trung tá Wilmer Gallaher chỉ huy, xuất kích lúc 15 giờ 30 từ tàu sân bay Enterprise.Lúc 16 giờ 30, tàu sân bay Hornet cũng phóng thêm một phi đội oanh tạc cơ.Lúc 17 giờ 03, phi đội đầu tiên đến nơi và bắt đầu tiến công. 4 trái bom rơi xuống tàu sân bay Hiryu, làm thủng đường băng, nổ bên trong tàu, gây đám cháy lớn.Sau đó oanh tạc cơ của chiếc Hornet đến, thấy tàu sân bay đang cháy dữ dội, họ lựa các tàu khác để tấn công.Rồi oanh tạc cơ B17 của lục quân đóng ở Midway cũng đến tham chiến.Suốt 9 tiếng đồng hồ sau đó, người Nhật cố gắng chế ngự hỏa hoạn nhưng cuối cùng hầm đạn nổ. Chuẩn đô đốc Yamaguchi và hạm trưởng Tomeo Kalu ra lệnh cho mọi người rời tàu. Hai ông chết theo tàu sáng sớm ngày 5-6-1942.Với sự hủy diệt của tàu sân bay thứ 4 trong Lực lượng đột kích của phó đô đốc Nagumo, hải quân Nhật mất đi một phần lớn sinh lực. Tính chung toàn trận đánh, Nhật mất 4 tàu sân bay, 1 tuần dương hạm nặng, 6 hạm tàu khác, cùng 332 máy bay và 3.500 sinh mạng. Mỹ chỉ mất 1 tàu sân bay, 1 khu trục hạm, 147 máy bay và 307 sinh mạng.
"Làm sao có thể báo cáo lên Thiên hoàng..."
Vào những giờ đầu tiên của ngày 4 tháng 6, Bộ tư lệnh hạm đội Liên hợp tập trung trên đài chỉ huy của siêu thiết giáp hạm Yamato.
Mặt trời mọc vào lúc 4 giờ 32 nhưng mây mù dày đặc, mọi người tự hỏi, không biết tàu sân bay của đô đốc Nagumo có thể phóng máy bay được không?Lúc ấy, Bộ tư lệnh cách đảo Midway 800 dặm, cách đội tàu sân bay 600 dặm.Lúc 5 giờ 55, bộ phận điện đài của chiếc Yamato bắt được điện của máy bay quan sát báo về cho hạm đội hành quân biết đã gặp 15 máy bay địch bay về hướng các tàu sân bay nhưng không khí chung ở Bộ tư lệnh là lạc quan.Sau đó, nghe thêm những câu nói của phi đoàn trưởng Tomonaga, người chỉ huy các máy bay đợt một dội bom Midway, yêu cầu cho xuất kích đợt hai.Mọi người trong Bộ tư lệnh chờ mãi mà không nghe gì về việc đợt máy bay thứ hai xuất kích. Trái lại, lúc 7 giờ 40 lại nghe máy bay trinh sát báo là gặp 10 tàu địch.Chừng ấy mọi người mới ngẩn ra. Sĩ quan quân báo ngồi yên, nhìn xuống, trong lúc bao nhiêu cặp mắt nhìn vào ông ta như thầm trách móc: Tình báo mà không biết cái gì hết. Nó ở gần bên hông mà cứ cho là nó ở tận mãi đâu đâu'.Nhưng dù sao, họ cho rằng tình hình vẫn chưa xấu lắm!Đến 8 giờ 30 mới biết là đã thấy một tàu sân bay địch.Lúc ấy, Cục trưởng hành quân mới nhớ ra rằng: "Ủa, sao chưa thấy Nagumo cho xuất kích đợt hai?". Nhưng họ còn bám vào hy vọng: đợt hai chưa xuất kích đánh Midway thì chắc chắn sẽ xuất kích đánh đoàn tàu địch. Nhưng họ không hề biết nỗi lẩn quẩn của Nagumo, thay ngư lôi bằng bom, rồi thay bom bằng ngư lôi và cuối cùng quân địch kéo tới...9 giờ, máy phóng thanh cho hay 10 máy bay cất cánh từ tàu sân bay địch, tiến về hạm đội Nagumo. Rồi im bặt. Mọi người chờ đợi. 10 giờ 50, trung tá Mado, trưởng phòng truyền tin vào phòng họp, chào tư lệnh Yamamoto. Không nói một câu nhưng mắt ứa lệ, ông trao cho Tư lệnh một bức điện vừa nhận được của Nagumo: "Các tàu sân bay Kaga, Soryu, Akagi bốc cháy vì bị máy bay của đảo và của tàu sân bay tấn công.Chúng tôi dự định phóng máy bay từ chiếc Hiryu để tấn công hạm đội địch.Chúng ta cần tạm thời rút về phía bắc để tập hợp lại lực lượng".Yamamoto im lặng, mọi người im lặng. Mong mỏi chiến thắng xem dễ như trở bàn tay, giờ đây 75% sinh lực bị mất đi. Khi ấy Yamamoto mới quyết định: Tập trung mọi lực lượng về tiếp cứu cho Nagumo. Mặc cho trời xấu, sương mù dày đặc, đoàn chiến hạm của ông cứ tiến tới với tốc độ 22 hải lý/giờ. Ông lại ra lệnh cho đoàn tàu đánh quần đảo Aleutian lui về họp đoàn. Nhưng Yamamoto còn cách Nagumo quá xa, không sao ứng cứu kịp. Lúc 16 giờ 15, chuẩn đô đốc Yamaguchi điện về cho Yamamoto "Địch quân có 3 tàu sân bay, 5 tuần dương hạm, 15 khu trục hạm. Chúng tôi đã diệt xong 2 chiếc".(1)(1) Thực ra họ đã đánh hai lần vào một tàu sân bay là chiếc Yorktown. 17 giờ 36: máy bay trinh sát cho hay địch rút về phía Đông (tức về Hawaii).17 giờ 55: Đô đốc Nagumo điện về cho biết tàu sân bay Hiryu bị máy bay địch đánh cháy. Thế là đã mất trọn tất cả 4 chiếc tàu sân bay của Lục lượng đột kích.Trong cơn thất vọng lớn lao, mọi người đều đề nghị tập trung tất cả lực lượng còn lại tiến đến Midway, dùng hải pháo oanh tạc để hủy diệt đảo này. Nhưng đô đốc Ugaki, tham mưu trưởng nói: "Làm như thế là điên rồ và tự sát. Các thiết giáp hạm sẽ bị máy bay và tàu ngầm địch đánh chìm trước khi đến gần đảo. Trong đánh giặc cũng như đánh cờ, dễ thua vì mất bình tĩnh. Ta hãy kiên trì, rút kinh nghiệm và đợi dịp khác vậy".Một sĩ quan tham mưu nóng nảy nói: "Làm sao có thể báo cáo lên Thiên hoàng về thất bại này được?".Tức thì đô đốc Yamamoto cất tiếng: "Đó là việc của tôi. Tôi nhận lãnh trách nhiệm báo cáo việc này lên Thiên hoàng".Qua câu này, mọi người đều hiểu: ông ta bỏ kế hoạch hành quân Midway.Đáng lý ra lục quân Nhật đổ bộ lên đảo Midway sáng ngày 6-6. Nhưng hôm nay ngày 5, hạm đội Nhật thảm bại hướng mũi quay về. Một trong những trận hải chiến lớn nhất trong lịch sử chiến tranh đã kết thúc.Mọi mục tiêu chiến lược của kế hoạch đánh chiếm MIDWAY đã tiêu tan. Hải quân Hoàng gia đã mất đi một quả đấm thép. Người Mỹ bảo vệ được "con đê" của họ, giữ được quyền kiểm soát Thái Bình Dương và từ nay không lùi bước nữa."Hải quân đã phạm một sai lầm lớn!" -Tướng Moritake Tanabe, phó tổng tham mưu tưởng lục quân phán xét.Còn tham mưu trưởng của hạm đội Liên hợp, đô đốc Ugaki thì nói rằng: "Chiến tranh là một chuỗi sai lầm mà cả hai bên đều phạm phải. Chiến thắng về với kẻ nào ít phạm lỗi nhất".
TRẬN CHIẾN GIÀNH QUẦN ĐẢO SALOMÓN-GUADALCANAL
Những kế hoạch chiến lược mới
Sau thất bại Midway, mùa thu 1942 quân Nhật tiến xa hơn nữa về phía Nam Thái Bình Dương, nhằm mưu toan cô lập Úc với Hoa Kỳ, ngăn ngừa không cho Mỹ đem quân viện đến đấy.Nằm về phía Bắc và Đông Bắc Úc là đảo New Guinea và vòng cung quần đảo Salomons. Âm mưu của Nhật là xuất phát từ đây đánh chiếm quần đảo New Hebrides và New Caledonia, hoàn tất việc khóa chặt cánh cửa đi vào Úc.Từ đầu chiến tranh cho đến giờ, họ đã chiếm xong 2 phần 3 đảo New Guinea.Các sân bay tại đây đã cho phép máy bay Nhật vừa phong tỏa một phần lãnh hải Úc vừa cho phép họ bỏ bom hải cảng lớn ở phía Bắc lục địa này là Port Darwin, cửa ngõ của Úc hướng về Đông Nam Á.Còn Salomons là một quần đảo vừa san hô vừa núi lửa. Đặc điểm là nhiều đảo có núi cao, rừng già bao phủ. Đây là vùng khí hậu nhiệt đới phía Nam xích đạo, ở vào khoảng vĩ độ 10 độ Nam. Vì nằm giữa đại dương nên không lúc nào có mùa khô.Quần đảo gồm một chuỗi đảo như Bougainviue, Choiseuil, Santa Isabel, Malaita, New Georgia, San Cristobal...Ở cực Đông Nam của quần đảo này là Guadalcanal, một hải đảo dài gần 150km, nơi rộng nhất hơn 50km, ở giữa có một chuỗi núi lửa, từ đó phát xuất các con sông đổ ra biển.Trung tâm dân cư của quần đảo là Tulagi, một thành phố cảng trên hòn đảo nhỏ Flonda cách Guadalcanal 20 dặm về phía Bắc. Nơi đây trước kia có chính quyền do Úc Đại Lợi quản trị. Dân cư quần đảo này, ngoài một số viên chức lo việc hành chính, quản lý hoặc chủ đồn điền trồng dừa người da trắng, còn lại là người Mélanésian da đen, tóc quăn, đời sống còn sơ khai, có thói hay gây chiến giữa các bộ tộc và săn đầu người.Khi người Nhật đến quần đảo Salomons vào tháng 4-1942, thì người Úc đã tháo chạy, không chống dối gì. Vì ít quân nên Nhật chỉ chiếm một số đảo. Còn hải quân thì đóng tại cảng Rabaul, trên đảo New Britain trong quần đảo Bismarck, cách quần đảo Salomons độ 200 dặm về phía Tây Bắc.Ngươi Nhật chọn đảo Guadalcanal làm căn cứ tiền phương và xây dựng một sân bay ở phía Bắc đảo. Đầu tháng 7, họ đưa đến đây khoảng 1.500 công nhân xây dựng người Triều Tiên cộng với một tiểu đoàn công binh và một tiểu đoàn hải quân xung kích. Dự định của họ là, xuất phát từ đây, họ kiểm soát vùng biển tiếp cận lãnh hải Úc, đồng thời làm bàn đạp đánh New Hebrides (thuộc Anh - Pháp) và Tân Caledonia (thuộc Pháp). Vì tin rằng đến mùa hè 1943 thì may ra người Mỹ mới đủ sức phản công, người Nhật tỏ ra không vội vã trong việc hoàn thành xây dựng sân bay này. Bằng lao động chân tay và phương tiện cơ giới thô sơ, họ dự tính làm xong trong hai tháng.Trong khi đó, tại Melboume (Úc), Bộ tư lệnh của tướng Mac Arthur chịu trách nhiệm chính khu vục Tây - Nam Thái Bình Dương (bao gồm Đông Nam Á, Úc và các đảo phụ cận) đã soạn thảo xong một kế hoạch phản công chiến lược tại khu vực này. phối hợp với Nimitz (người phụ trách tất cả phần còn lại của Thái Bình Dương) và xin thêm viện binh từ Washington. Mac Arthur dự định phản công theo 3 bước: bước 1 đánh chiếm căn cứ không quân của hải quân Nhật ở Tulagi; bước 2 chiếm phần còn lại của quần đảo Salomons và bước 3 chiếm lại New Guinea cùng căn cứ Rabaul trên đảo New Britain.Khi được tin Nhật chiếm Guadalcanal và xây dựng sân bay ở đây, Marc Arthur hiểu ngay ý đồ của họ. Ông quyết định đập tan ý đồ đó trong kế hoạch phản công của mình.Thế là bước 1 được bổ sung nhiệm vụ chiếm giữ Guadalcanal và trở thành "chiến dịch Watchtower" (Tháp canh), được Washington phê chuẩn, giao cho hạm đội Thái Bình Dương cùng các lục lượng của Mac Arthur thực hiệnChuẩn đô đốc Fletcher, người chiến thắng ở biển San Hô và ở Midway, được Nimitz chọn cử làm tư lệnh chiến dịch. Dưới quyền ông có chuẩn đô dốc Richmond Kelly Tumer chỉ huy Lực lượng thủy quân lục chiến và thiếu tướng Alexander Vandeglift chỉ huy 17.000 thủy binh đổ bộ chiếm đóng các mục tiêu.
Giành giật Guadalcanal
Ngày 7-8, chiến dịch phản công đầu tiên của Hoa Kỳ ở Tây - Nam Thái Bình Dương bắt đầu. 82 tàu chở quân và chiến hạm hộ tống, được sự yểm trợ của 3 tàu sân bay, 1 thiết giáp hạm, 5 tuần dương hạm và 16 khu trục hạm, đã đổ quân cùng một lúc xuống Tulagi và Guadalcanal.
Người Nhật hoàn toàn bất ngờ, chạy tán loạn vào rừng sâu, rồi mới cấp báo bằng điện đàm về Bộ tư lệnh ở Rabaul. Nhật phái máy bay đến bắn phá bãi đổ bộ nhưng đến tối hôm đó quân Mỹ đã đổ bộ lên Guadalcanal 11.000 người, lên Tulagi 6.000 mà không gặp sự cố gì.
Nhưng ngay đêm ấy, phó đô đốc Gunichi Mikawa đem một hạm đội gồm 5 tuần dương hạm nặng, 2 tuần dương hạm nhẹ và 1 khu trục hạm xâm nhập vùng biển giữa Guadalcanal và Tulagi đánh chìm 4 tuần dương hạm Mỹ, giết hại hơn 1000 người làm bị thương hơn 700 người khác thuộc Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ.Sáng hôm sau, hạm đội Mỹ khoảng sợ, rút về Noumea (thủ phủ đảo Tân Caledonia) cách đó 800 dặm. mang theo số lương thực và quân trang chưa đổ bộ kịp. Quân trên bờ chỉ có một tháng lương thực và đạn dược với một số xe tăng hạng nhẹ.Nhưng cũng từ chiến thắng này mà Bộ tư lệnh hành quân Nhật phạm từ sai lầm này sang sai lầm khác. Sai lầm lớn nhất và căn bản của các sai lầm về sau là họ cho rằng trong một ngày Mỹ chỉ có thể đưa 2.000 quân với vũ khí nhẹ xuống đảo là tối đa mà thôi.Sai lầm kế đó là họ đánh giá đây là một cuộc hành quân chớp nhoáng "đánh rồi chạy chứ không có tầm vóc chiến lược.(1)(1) Với suốt một chuỗi dài chiến thắng vừa qua, người Nhật mắc phải bệnh chủ quan tự tin ở mình. Họ thường lấy khả năng của mình làm chuẩn mục để đánh giá đối phương chứ không tính toán trên thực tế khả năng của của đối phương. Điều này sẽ dẫn họ đến thảm họa về sau.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro