Ngoại truyện 1: Nhật kí rước dâu của mẹ Sơn
Ngày... Tháng... Năm...
Thằng Trường lại chuẩn bị cho giải đấu mới. Nghe đâu lần này chúng nó được sang hẳn Trung Quốc thi đấu. Mà dạo này mình cũng thấy thằng Trường hơi lạ, nó vui hơn hẳn mọi khi. Lần nào call video nói chuyện với nó nó cũng cứ hơn hớn, cười tít cả mắt. Gớm, di truyền cái gien mắt híp, cười là không thấy ông mặt giời của bố nó. Xấu quá đi mất.
Ngày... Tháng... Năm...
Thằng Trường đi sang bên kia được 3 ngày rồi. Nghe nó bảo thời tiết bên đấy lạnh lắm, có cả tuyết rơi. Mình cũng hơi lo lo. Nhưng kệ chúng nó đi, thanh niên sức dài vai rộng. Để chúng nó nếm mùi đời cực khổ tí cho biết thân biết phận. Dạo này thấy nó hay nhắc đến thằng Phượng. Lúc đầu nghe nó nói, mình còn tưởng là con bé nào. Ra là thằng cu đồng đội nối khố với nó. Mình cũng vừa nhớ ra thằng bé đấy. Eo ôi, sao con người ta dễ thương thế mà con mình thì... Này nhé, thằng bé đấy lùn lùn, đầu nấm nhìn như trẻ con ý. Lại còn đá bóng hay nữa. Lại thấy bảo là thằng bé cũng quan tâm thằng Trường lắm. Hai đứa lại ở cùng phòng với nhau. Hôm nọ gọi điện mình có nói chuyện với nó một lúc. Ôi, mình lại có suy nghĩ bắt cóc nó về làm con nuôi rồi...
Ngày... Tháng... Năm...
Mình nghe thằng Trường gọi điện về bảo Phượng đang bị chấn thương. Nói là cái gì cổ chân làm sao sao đấy. Mình nghe không hiểu lắm, nhưng hình như Phượng đau và buồn lắm. Khổ thân con trai. Mình chỉ còn cách bảo thằng Trường an ủi bạn, giúp bạn vượt qua khó khăn thi đấu vì nước nhà.
Ngày... Tháng... Năm...
Thằng Trường đi Trung Quốc lâu hơn dự kiến. Thật đáng mừng mà. Ông thầy người Hàn đấy tài thật. Dẫn đội đi sâu vào trong đến vậy. Thế là giỏi, là kì tích rồi. Mấy hôm trước, mình gọi cho thằng Trường không được, gọi cho Phượng cũng không bắt máy, mình lại gọi cho thằng Thanh. Trong lúc quá hứng chí, nó phun ra một số bí mật mà nếu thằng Trường biết nó phun ra thì tin rằng thằng Thanh sẽ đi đời. Mình ghim vào đấy doạ một trận, thế là nó- với giọng điệu như có lỗi với anh Trường nhà nó lắm- tường thuật mọi chuyện lại với mình. Thằng Trường với Phượng có ý với nhau. Có ý đến đâu thì chưa biết, gì chứ thằng Trường bảo thằng Thanh nói mười thì chỉ nên tin năm thôi. Nhưng nếu hai đứa đấy có gì thật thì, hihi, ôi tôi vui quá!
Ngày... Tháng... Năm...
Mình vừa nói chuyện với bố thằng Trường về chuyện thằng Trường với Phượng. Tưởng lão già ấy tức lắm, mình đã chuẩn bị tinh thần làm công tác tư tưởng rồi. Thế mà bố nó vỗ đùi cái đét, cười như được mùa, bảo thằng này chọn dâu được, rất khôn. Mình bĩu môi, hỏi "Thế nhỡ thằng con ông mới đi làm dâu nhà người ta thì sao?", ông ấy cười nắc nẻ bảo "Thế cũng được. Với lại bà phải tin tưởng con mình chứ!".
Mình cũng suy nghĩ mãi về chuyện hai đứa mới dám nói với bố nó. Dù biết là chuyện hai thằng con trai yêu nhau ở xã hội này có hơi sai sai. Nhưng kệ đi, thằng bé Phượng cũng rất dễ thương, lại ngoan ơi là ngoan nữa. Nó với thằng Trường mà đến được với nhau, mình lại danh chính ngôn thuận làm mẹ nó chả phải con nuôi con niếc gì. Tiện thế!
Ngày... Tháng... Năm...
Nãy vừa gọi điện cho thằng Trường, nhìn thấy Phượng ở giường kế bên rồi, mình mới vờ vịt mai mối thằng Trường cho cô bé trong tưởng tượng một tí. Và mình suýt phì cười khi thấy có hai bạn nhỏ giật thon thót trong điện thoại. Mình ép mãi nó mới nhận nó có người yêu rồi, nói cho mẹ sau. Tôi chả biết thừa, giấu cái gì mà giấu. Hứ!
À mà đội tuyển của Việt Nam mình vào được hẳn Chung kết kìa. Mình không rõ lắm, nhưng họ bảo đây là kì tích của Việt Nam. Mình cũng rất tự hào về con trai cũng như con dâu mình.
Ngày... Tháng... Năm...
Ngày đá chung kết là ngày tuyết rơi trắng sân Thường Châu. Mẹ tự hào lắm về những đứa con của mẹ. Dù các con không chiến thắng, dù các con gục ngã trước cổng thiên đường, nhưng không sao, các con vẫn là niềm tự hào của cả Việt Nam, của Đông Nam Á.
Và mình xót thật sự khi thấy Phượng hi sinh cả bản thân để đổi về quả phạt quý giá cho Việt Nam. Lúc máy quay chiếu về phía thằng con trai mình, mình thấy nó hoảng hốt, ánh mắt bé tí ấy ngập tràn sự xót xa, đau đớn. Mình thấy con trai mình cào tuyết để đồng đội nó sút phạt tốt nhất. Và mình biết, nó cố gắng hết sức vì Phượng, vì Việt Nam.
Ngày... Tháng... Năm...
Bọn trẻ về nhà trong sự chào đón của cả dân tộc. Lần đầu tiên, mình thấy bọn trẻ được yêu thương đến thế. Hàng triệu người hò reo cổ vũ, mình xúc động thật sự.
Ngày... Tháng... Năm...
Thằng Trường đá giải xong, đi tham dự một đống sự kiện xong thì ở lì nhà ôm cái điện thoại. Thỉnh thoảng mình móc thử một câu là không dẫn ai về à. Thế mà nó chỉ cười cười rồi lại tót lên phòng. Hôm qua mình mang sữa lên phòng cho nó mới vỡ lẽ, hoá ra là trốn trên này nói chuyện với người yêu. Thì thà thì thầm, yêu em thương anh. Tôi nghe hết rồi nhé!
Ngày... Tháng... Năm...
Mình tưởng thằng Trường chưa công khai ngay. Thế mà sáng sớm nay, nó đã thông báo chuyện hai đứa nó làm mình giật cả mình. Đến bây giờ mới chịu nói à, sư bố anh. Bố nó còn kích nó mai Valentine thì xuống Nghệ An đi chứ! Ơ hay Tết nhất đến nơi rồi... Nhưng thôi, coi bộ có đứa nhớ người yêu phát điên rồi!
Ngày... Tháng... Năm...
Thằng Trường gọi về cho bố nó, bảo chiến dịch lấy lòng phụ huynh bên đấy thất bại rồi. Cần cứu trợ. Ớ, thế lại đến tay hai ông bà già này à? Rõ khổ! Nếu không vì Phượng thì còn lâu 3h sáng mùa đông lạnh lẽo, hai ông bà già này phải bắt xe xuống Nghệ An đâu!
Lúc gọi đến, hình như hai đứa nó còn đang ngủ. Chúng mày không lo lắng gì à?
Hai ông bà thông gia có vẻ gắt lắm. Có mặt hai đứa trẻ ở đấy mà mắng xơi xơi thế này thế nọ. Mình mới cho hai đứa trẻ rút quân rồi bắt đầu chiến đấu:
- Cho tôi hỏi anh chị sao lại không đồng ý cho hai đứa nó đến với nhau?
- Chị hỏi buồn cười nhờ. Làm gì có chuyện hai thằng con trai yêu nhau. Vớ vẩn, trái luân thường đạo lí!
- Ôi, anh chị ạ. Bây giờ là thế kỉ 21 rồi. Mọi thứ tiên tiến lắm rồi. Không thể giữ mãi cái cổ hủ lạc hậu được đâu. Chúng nó yêu nhau thật lòng mà mình ngăn cấm, phải tội anh chị ạ.
- Nhưng rồi bà con hàng xóm sẽ nói như thế nào? Anh chị có từng nghĩ rồi xã hội này sẽ nói gì không? Họ không cười cho thối mũi ra à, rồi còn biết nhìn mặt ai?
- Mình lo cho con mình thôi đã, lo cho hàng xóm làm cái gì? Con mình, mình nuôi nó khôn lớn bao nhiêu năm mà hạnh phúc cả đời của con nó không bằng mấy bà hàng xóm sao? Chúng nó đã quyết đến với nhau, cũng đã thưa chuyện với gia đình thì có nghĩa chúng nó cũng đã chuẩn bị tốt sự công kích của xã hội rồi. Chúng nó trưởng thành cả rồi, mình chăm cho nó mãi sao được. Tìm đứa yêu nó thật lòng, chăm sóc cho nó, anh chị nói không phải tốt hơn à?
- Nhưng...nhưng...như vậy là có lỗi với tổ tiên...
- Anh chị ạ, tổ tiên nào cũng mong con cháu mình hạnh phúc cả. Vậy mà mình cắt đứt hạnh phúc của chúng nó, như vậy mới là có lỗi với tổ tiên đấy!
Thấy bố mẹ Phượng im im, mình biết là có tác dụng rồi, bây giờ mà không chớp thời cơ thì đợi bao giờ:
- Anh chị ạ, bọn trẻ làm đồng đội với nhau cũng đã lâu. Chúng hiểu nhau hơn ai hết. Giờ chúng nó coi nhau như cả cuộc đời. Chúng ta đều là cha mẹ, ai cũng mong con mình hạnh phúc thôi. Nên tôi xin anh chị, cho chúng nó đến với nhau, được không?
Bố Phượng không nói gì nữa, ông ý ngồi lặng im, rít một hơi thuốc dài như để quyết định rồi dụi vào gạt tàn, sau đó gọi bọn trẻ xuống.
Cuối cùng chiến dịch của mình cũng hoàn thành. Con dâu cuối cùng vẫn là của nhà họ Lương.
--------------
Hơi ảo ảo, nhưng tạm thế đi!
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro