Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

cúm và CS

Bệnh Cúm

CÂU 1:TB TRIỆU CHỨNG LS,DTH,ĐIỀU TRỊ

a)dịch tễ học

-bệnh chủ yếu gặp vào mùa đông

-xuất hiện có tính chu kỳ với khoảng time khác nhau.có sự thay đổi tính kháng nguyên đột ngột,điều này đặc trưng bằng sự lan nhanh và mạnh of bệnh trong khối dân cư chưa đc miễn dịch.tỷ lệ tử vong cao.sự lan truyền còn đc tăng nhanh bằng các phương tiện giao thông,dịch xuất hiện cứ khoảng 15 năm/lần

-dịch gây ra bởi virus cúm A,loại virus có tiềm năng gây tiến triển mạnh nhất,có chu kỳ khoảng 203 năm,tạo ra các ổ dịch lan tỏa,đặc trưng bằng tỷ lệ tử vong cao,đặc biệt là người già

-dịch gây ra bởi virus cúm B có chu kỳ dài hơn 5-6 năm,dịch thường khu trú hơn,ít nghiêm trọng hơn nhưng đôi khi có thể phối hợp với dịch do cúm A gây ra

-virus cúm C có thể gây dịch 1 mình hoặc phối hợp với dịch cúm A

b)triệu chứng LS

*Bệnh cúm thông thường

-giai đoạn ủ bệnh:thường ngắn 1-3 ngày,hoàn toàn yên lặng

-giai đoạn khởi phát:đột ngột với các dấu hiệu sau:

+mệt mỏi toàn thân

+sốt cao đột ngột 39-400C,rét run

+đau đầu và đau nhức cơ toàn thân

-giai đoạn toàn phát:có sự đối lập giữa mức độ nặng of các dấu hiệu cơ năng với sự nghèo nàn về các dấu hiệu thực thể

+cơ năng có 3 triệu chứng chính

Toàn thân:sốt cao 400C,rét run,mạch nhanh,mệt mỏi nhiều

Các dấu hiệu cơ năng kèm theo:đau lan tỏa toàn thân,đau đầu dữ dội,đau vùng trán và 2 hố mắt,sợ ánh sáng,đau lưng,đau cổ,đau cơ và các khớp

Biểu hiện viêm xuất tiết đường hô hấp trên:viêm kết mạc mắt,chảy nước mắt,chảy nước mũi,đau họng-thanh quản cùng với nuốt khó,khó phát âm,đau rát xương ức,ho khan…

1 số trường hợp nặng có thể gặp viêm phế quản cấp hoặc viêm phổi cấp

+khám thực thể thấy nghèo nàn:họng đỏ lan tỏa,lưỡi trắng,1 vài ran ẩm ở phổi

-diễn biến:cúm thường diễn biến ngắn,khỏi tự nhiên sau 4-7 ngày.sốt đột ngột,các triệu chứng khác mất đi đồng thời nhưng ho và mệt mỏi thì có thể kéo dài đến vài tuần

*Cúm biến chứng

-cúm bội nhiễm

+tổn thương đường hô hấp do virus cúm tạo điều kiện cho bội  nhiễm vi khuẩn

+các vi khuẩn gây bội nhiễm là haemophilius influenzae,streptococcus pneumoniae,staphylococcus aureus

+các yếu gợi ý cúm bội nhiễm ở phổi là:sốt kéo dài,ho khạc đờm mủ,các biểu hiện về hô hấp nặng lên,bạch cầu đa nhân trung tính tăng.đó có thể là viêm phổi,viêm phế quản phổi,hiếm khi viêm mủ màng phổi.ở trẻ nhỏ cần lưu ý đến tổn thương ở đường hô hấp trên(viêm tai,viêm xoang,viêm thanh quản)

-có thể gặp các biểu hiện ngoài phổi gây ra bởi virus như là:rối loạn tiêu hóa,viêm màng não tăng BC lympho,có hoặc không có các triệu chứng of não,viêm màng ngoài tim hoặc viêm cơ tim,tiêu cơ vân ở trẻ nhỏ

Bệnh gây sẩy thai ở phụ nữ có thai nhưng không thấy nói đến tình trạng gây quái thai

*Cúm ác tính

-hiếm gặp,thường gây tử vong

-bệnh cảnh lâm sàng là phù phổi cấp,tổn thương xác định bằng hội chứng suy hô hấp tiến triển,xuất hiện vài ngày sau khi có các triệu chứng cúm thông thường

-biểu hiện ngoài bộ máy hô hấp có thể gặp là viêm cơ tim,viêm màng ngoài tim,viêm gan,suy thận cấp,viêm màng não

-tiến triển:mặc dù có phương tiện hô hấp hỗ trợ nhưng thông thường hay gây tử vong trong bệnh cảnh thiếu oxy,những trường hợp sống thường để lại di chứng được hô hấp nặng nề do xơ hóa vách lan tỏa

c)Điều trị

không có bp điều trị đặc hiệu đối với cúm

*cúm ở người khỏe mạnh

-cho BN nằm nghỉ tuyệt đối khi có bắt đầu các triệu chứng

-cách ly bệnh nhân

-chỉ điều trị triệu chứng như giảm đau,hạ sốt,an thần,giảm ho,bồi phụ nước và dinh dưỡng hợp lý.nhỏ mũi hàng ngày

-kháng sinh không chỉ định dùng cho các trường hợp này

*Các trường hợp cúm có biến chứng hoặc cúm trên các cơ địa đặc biệt(trẻ ss,người già,người có bệnh phổi mãn tính tắc nghẽn,suy hô hấp,suy tim)cần đc điều trị kháng sinh ngay cả trong những trường hợp không có bằng chứng bội nhiễm.sử dụng kháng sinh nhóm beta lactamine đường uống(amoxicillin+ acide alavulanic,cephalosporin thế hệ 2-3)dường như có t/d tốt với chủng vi khuẩn gây bệnh

*Cúm ác tính cần được điều trị ở các khoa hồi sức tích cực

CÂU 2:BP PHÒNG BỆNH

*phòng không đặc hiệu

-khi đang có dịch pải tránh không để bị mệt nhọc và bị lạnh

-khi tiếp xúc với bn pải đeo khẩu trang

-tránh đến nơi tụ họp đông người

*phòng đặc hiệu

-tiêm phòng vaccin:tốt nhất đề phòng cúm là tiêm phòng vaccin cúm hàng năm

Có 3 loại vaccin cúm:

+vaccin “flu shot” vaccin bất hoạt(chứa virus đã chết)dùng đường tiêm.vaccin này đc dùng cho trẻ trên 6 tháng tuổi,những người khỏe mạnh và những người có bệnh mạn tính

+vaccin cúm xịt đường mũi:là loại vaccin làm từ virus sống,giảm động lực không gây bệnh cúm(LAIV),sử dụng tiêm phòng cho người khỏe mạnh trong độ tuổi 5-49,không dùng cho phụ nữ có thai

-thuốc

Amatadine(mantadix) 200mg/24 trong 10 ngày

Rinmantadine(rofluan) 100mg/24 trong 10 ngày

Thuốc có td ngăn cản sự xâm nhập of virus vào tb vật chủ.hiệu quả tức thì

CÂU 3:LẬP KHCS BN CÚM

1.Nhận định

1.1 Hỏi bệnh

-bệnh sử

+ngày thứ mấy of bệnh?

+lý do người bệnh vào viện? chú ý các dấu hiệu:sốt cao đột ngột,đau đầu,đau mỏi toàn thân,khó thở

-Tiền sử

+xung quanh nơi ở và làm việc of người bệnh có nhiều người mắc những triệu chứng đó không?

+người bệnh có mắc các bệnh mãn tính nào kèm theo không?(nhất là các bệnh đường hô hấp)

+tiếp xúc với gia cầm nhiễm bệnh

-hiện tại

+mệt mỏi,đau đầu,buồn nôn-nôn?

+đau mỏi toàn thân?(nhất là đau dọc cột sống,ngang cột sống,cơ bắp và khớp)

+người bệnh có chóng mặt?ù tai

+người bệnh ăn uống như thế nào?

+người bệnh có ngủ được không?

+ho?ho khan hay có đờm?

+người bệnh có hắt hơi-sổ mũi?

+đại tiểu tiện như thế nào?số lượng-màu sắc-tính chất

1.2 Khám và quan sát

*Toàn trạng

-tỉnh táo,vật vã,li bì,mê sảng,co giật?

-thể trạng ntn?cân nặng-chiều cao

-chỉ số:mạch-HA-nhiệt độ-nhịp thở

*Tình trạng hô hấp

-viêm long đường hô hấp?

-khó thở?kiểu thở?suy hô hấp

-phổi có ran ngáy ran rít hay ran ẩm nhỏ hạt?

*Tình trạng nhiễm khuẩn

-môi khô,lưỡi bẩn?

-sốt cao?(đặc điểm sốt cao ngắn ngày nhiệt độ xuống nhanh)

-bội nhiễm

*Tình trạng tuần hoàn

-mạch nhanh?huyết áp dao động?

-người bệnh có mất nước và điện giải

-phát hiện các biến chứng:tràn dịch màng phổi,viêm màng não mủ,viêm cơ tim viêm nội tâm mạc,viêm xoang,viêm tai,viêm thanh quản…

*Tham khảo hồ sơ-bệnh án

-chẩn đoán-điều trị

-xét nghiệm-chỉ định thuốc

-chế độ hộ lý

-CS đặc biệt:mở khí quản…

2.Chẩn đoán Cs

-người bệnh rối loạn thân nhiệt

-thở không hiệu quả liên quan đến tắc nghẽn đường hô hấp

-người bệnh thiếu dinh dưỡng liên quan đến thiếu ăn,mệt mỏi

-người bệnh lo lắng liên quan đến không hiểu biết về bệnh

3.Lập KHCS

-đảm bảo thân nhiệt cho người bệnh

-bảo đảm thông khí cho BN

-đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh

-người bệnh an tâm điều trị và có kiến thức về bệnh

4.Thực hiện KHCS

4.1 Đảm bảo thân nhiệt cho người bệnh

-người bệnh nằm phòng riêng,thoáng,tránh gió lùa,giữ ấm cơ thể,tránh bị lạnh đột ngột và nghỉ ngơi tại giường cho tới khi hết sốt

Nếu người bệnh đc chẩn đoán:cúm có bội nhiễm,cúm H5N1…thì pải cách hoàn toàn và nằm tại buồng cấp cứu…

-theo dõi thân nhiệt 3 giờ/1 lần.6 giờ/1 lần…theo y lệnh

+nếu người bệnh có biểu hiện:sốt cao,suy hô hấp,trụy tim mạchàbệnh diễn biến nặng

-nếu người bệnh sốt cao

+lau mát

+thuốc hạ nhiệt(theo y lệnh)

-cho người bệnh uống oresol

-thực hiện thuốc theo y lệnh

+gammaglobulin chống cúm:tiêm bắp 1 lần

+huyết thanh khô(dạng bột):phun vào mũi 1-2 lần

+interferon:bảo vệ những tb chưa bị virus cúm phá hủy

+thuốc kháng virus:cho người bệnh uống đúng thuốc,đúng liều,đúng thời gian,theo đúng chỉ định

4.2 Bảo đảm thông khí

*Theo dõi nhịp thở(theo y lệnh)

-trường hợp cúm lành tính,chưa có bội nhiễm:ngày 3 lần

-trường hợp nặng:tốt nhất theo dõi bằng máy monitor

*Khi chưa có suy hô hấp

-cần pải theo dõi sát nhịp thở

-VS mũi,răng,miệng.xúc miệng bằng nước tỏi hàng ngày

-hút đờm dãi nếu có

-giữ ấm cho người bệnh tốt nhất là khi trời lạnh

*Suy hô hấp

-liệu pháp hô hấp,thở oxy ẩm,chống co thắt phế quản và thông khí nhân tạo

-đặt bn nằm ngửa,đầu nghiêng 1 bên

-theo dõi tình trạng tăng tiết,sự tím tái ở da,môi,đầu ngón tay

*Theo dõi sát phát hiện các biến chứng

-biến chứng do bội nhiễm:viêm phổi(hay gặp nhất),tai mũi họng,viêm màng nảo mũ,nhiễm trùng huyết.nếu người bệnh có dấu hiệu nóng và đau vùng trên ức=>đề phòng biến chứng tổn thương khí quản

-biến chứng tim mạch

-biến chứng TK,viêm cơ

Nếu người bệnh có biểu hiện nặng lên như:Sốt cao,suy hô hấp,trụy tim mạch là tiên lượng xấu,dễ tử vong

4.3 Đảm bảo dinh dưỡng

*Khi sốt cao

-ăn lỏng,dễ tiêu,uống nhiểu nước

-thức ăn có nhiều vitamin C để nâng cao thể trạng

*Tình trạng nặng

-cho ăn qua ống thông dạ dày

-truyền dịch ưu trương qua đường tĩnh mạch

4.4 Người bệnh an tâm điều trị và có kiến thức về bệnh

-ngay từ khi người bệnh mới vào viện phải hướng dẫn nội quy khoa-phòng cho người bệnh(nếu tỉnh)và thân nhân of  BN bằng thái độ nhẹ nhàng để BN yên tâm và hợp tác điều trị

-mang khẩu trang khi tiếp xúc với người khác

-hạn chế sinh hoạt,tụ họp đông đúc trong thời gian bộc phát

-tránh để bị nhiễm lạnh,lao động quá sức

-khử trùng mũi với nước muối và tỏi

-thuốc phòng

5.Đánh giá

Người bệnh được đánh giá cs tốt nếu

-sốt giảm(sau 2-5 ngày)

-người bệnh ra nhiều mồ hôi,tiểu nhiều

-các dấu hiệu đau nhức,viêm họng giảm dần rồi hết sau 7-10 ngày

-người bệnh có kiến thức về bệnh

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: