CHƯƠNG 2: LUẬT PHÁP, CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN PHỤ NỮ VÀ PHỤ NỮ YẾU THẾ.
CHƯƠNG 2: LUẬT PHÁP, CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN PHỤ NỮ VÀ PHỤ NỮ YẾU THẾ.
I. Luật pháp quốc tế về phụ nữ.
1. CEDAW bảo vệ các quyền của người phụ nữ
1) Quyền được giáo dục
2) Quyền được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đầy đủ, bao gồm cả dịch vụ kế hoạch hóa gia đình
3) Quyền được vay tiền ngân hàng và tham gia các hình thức tín dụng khác
4) Quyền được tham gia vào các hoạt động giải trí, thể thao và các mặt của đời sống văn hóa
5) Quyền được quyết định số con và khoảng cách giữa các con
6) Quyền được chia sẻ nghĩa vụ làm cha mẹ
7) Quyền được hưởng các cơ hội làm việc như nhau cũng như những phúc lợi xã hội và Quyền được thù lao như nhau trên cơ sở thành quả làm việc
8) Quyền được bảo vệ trước mọi hình thức bạo lực về thể chất, tình dục, cảm xúc, tinh thần và kinh tế
9) Quyền được tham gia bầu cử, ứng cử và tham gia những chức vụ trong bộ máy nhà nước
2. Các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc
Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, còn gọi là Mục tiêu Thiên niên kỷ là 8 mục tiêu được 189 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nhất trí phấn đấu đạt được vào năm 2015.
1) Triệt để loại trừ tình trạng bần cùng (nghèo cùng cực) và thiếu ăn
2) Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học:
3) Nâng cao bình đẳng giới và vị thế, năng lực của phụ nữ:
4) Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em:
5) Cải thiện sức khỏe sinh sản:
6) Phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh dịch khác
7) Đảm bảo sự bền vững của môi trường
8) Tăng cường quan hệ đối tác toàn cầu cho phát triển:
- Trong đó có 3 mục tiêu có liên quan trực tiếp đến phụ nữ nghèo, phụ nữ có HIV/AIDS.
+ Mục tiêu 1: Triệt để loại trừ tình trạng bần cùng (nghèo cùng cực và thiếu ăn)
+ Mục tiêu 5: Cải thiện sức khỏe sinh sản
+ Mục tiêu 6: Phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh dịch khác
II. Luật pháp, chính sách của Việt Nam
2.1. Luật pháp chính sách về quyền của phụ nữ
2.1.1. Quyền của phụ nữ trong Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992
- Hiến pháp đã khẳng định "Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình" (Điều 63, Hiến pháp năm 1992)
- Theo quy định này, phụ nữ Việt Nam nói chung, PNYT nói riêng đều là công dân của nước CHXHCN Việt Nam, được hưởng những quyền cơ bản của công dân do Hiến pháp 1992 qui định.
- Quyền tự do dân chủ về chính trị
- Các quyền về kinh tế- xã hội
- Các quyền về văn hoá – giáo dục
- Các quyền dân sự và tự do cá nhân
- Một số qui định dành riêng cho PN: bảo vệ quyền của PN; nghiêm cấm việc phân biệt đối xử với PN
2.1.2. Quyền của phụ nữ trong Pháp luật Việt Nam
1) Quyền của phụ nữ trong pháp luật Hôn nhân và gia đình
2) Quyền của phụ nữ trong pháp luật Lao động
3) Quyền của phụ nữ trong pháp luật Dân sự
4) Quyền và nghĩa vụ của phụ nữ trong pháp luật đất đai
5) Quyền của phụ nữ trong Luật Bình đẳng giới
2.2. Luật pháp, chính sách liên quan đến PNYT.
2.2.1. Đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình.
- Luật phòng chống bạo lực gia đình:
+ Cụ thể hóa những hành vi về BLGĐ;
+ Đưa ra những quy định về phòng ngừa BLGĐ, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân BLGĐ;
+ Xác định trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống BLGĐ và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống BLGĐ.
=> Một số nghị định, thông tư và kế hoạch hành động quốc gia được ban hành
- Chỉ thị số 16/2008/CP : hướng dẫn thi hành luật phòng chống BLGĐ
- Nghị định số 08/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng chống BLGĐ
- Nghị định 110/2009/CP về xử phạt hành chính vi phạm trong lĩnh vực phòng chống BLGĐ
- Thông tư 16/2009/TT-BYT hướng dẫn việc tiếp nhận, chăm sóc y tế và báo cáo đối với người bệnh là nạn nhân BLGĐ tại cơ sở khám bệnh
- Nghị định số 02 của chính phủ 02/2013/NĐ – CP về công tác gia đình quy định về trách nhiệm và hoạt động về công tác gia đình của cơ quan, tổ chức trong việc xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc
- Nhằm thực hiện mục tiêu phòng chống BLGĐ, thực hiện BĐG trong xã hội, Chính phủ còn đưa ra các chương trình:
+ Chương trình hành động quốc gia về phòng chống BLGĐ giai đoạn 2010 – 2020
+ Chương trình quốc gia về BĐG giai đoạn 2011-2015
2.2.2. Đối với phụ nữ bị mua bán
- LUẬT PHÒNG CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI:
+ Tháng 3/2011 Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Phòng, chống mua bán người. Luật này có hiệu lực bắt đầu từ tháng 1/2012. Luật gồm 08 chương, 58 điều quy định về các nội dung chủ yếu sau đây:
2. Đối với phụ nữ bị mua bán1) Những vấn đề chung được quy định tại Chương I gồm 06 điều
2) Phòng ngừa mua bán người được quy định tại Chương II gồm 12 điều
3) Phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người tại Chương III gồm 5 điều (từ 19 đến 23)
4) Vấn đề tiếp nhận, xác minh và bảo vệ nạn nhân; được quy định tại Chương IV
5) Hỗ trợ nạn nhân tại Chương V với 09 điều (từ 32 đến 40)
6) Trách nhiệm của Chính phủ, các Bộ và địa phương trong phòng, chống mua bán người quy định tại Chương VI gồm 12 điều (từ 41 đến 52)
7) Hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người được quy định tại Chương VII gồm 4 điều (từ 53 đến 56)
- LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH:
- Việc phòng ngừa các điều kiện, nguyên nhân, hoàn cảnh dẫn đến buôn bán phụ nữ và trẻ em. Đó là các vấn đề kết hôn, nuôi con nuôi, đặc biệt là nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, chăm sóc, nuôi dưỡng con cái, cấp dưỡng con khi cha mẹ ly hôn...
+ Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật hôn nhân và gia đình, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
-Chỉ thị số 03/2005/CT-TTg ngày 25/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài đã nhấn mạnh
+ Các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương phải tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động này.
+ Tăng cường các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cô dâu Việt Nam ở nước ngoài.
- BỘ LUẬT HÌNH SỰ: Quy định chi tiết và cụ thể mức độ hình phạt đối với các hành vi phạm tội. Đặc biệt hành vi mua bán người được quy định cụ thể trong 2 điều: Điều 119 và Điều 120.
- MỘT SỐ QUYẾT ĐỊNH, CHỈ THỊ LIÊN QUAN:
1) Chỉ thị 766/CT-TTg ngày 17/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ về phân công trách nhiệm thực hiện các biện pháp ngăn chặn đưa trái phép phụ nữ và trẻ em ra nước ngoài.
2) Quyết định 130/2004/QĐ-TTg ngày 14/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em giai đoạn 2004-2010, bao gồm 4 đề án lớn được phân công cho các Bộ, Ngành liên quan chủ trì, phối hợp.
3) Quyết định 17/2007/QĐ-TTg ngày 29/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Quy chế tiếp nhận và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về.
4) Nghị định 07/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2007.
3) Thông tư liên tịch số 116/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXH, ngày 27/09/2007của Bộ Tài chính - Bộ LĐ-TB&XÃ HỘI Hướng dẫn nội dung chi, mức chi cho công tác xác minh, tiếp nhận và hỗ trợ phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về tái hòa nhập cộng đồng theo Quyết định số 17/2007/QĐ-TTg.
4) Thông tư liên tịch 03/2008/TTLT-BCA-BQP-BNGBLĐTBXH hướng dẫn trình tự, thủ tục xác minh, tiếp
nhận phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về.
3. Đối với phụ nữ nghèo
- HỖ TRỢ SẢN XUẤT, DẠY NGHỀ, TẠO VIỆC LÀM, TĂNG THU NHẬP
+ Chính sách đào tạo nghề;
+ Ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở trường, lớp học, thiết bị, đào tạo giáo viên dạy nghề;
+ Gắn dạy nghề với tạo việc làm.
+ Chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động.
- HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO
+ Chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ học bổng, trợ cấp xã hội và hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh nghèo ở các cấp học;
+ Chính sách tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên, nhất là sinh viên nghèo;
+ Chính sách ưu đãi, thu hút đối với giáo viên công tác ở địa bàn khó khăn;
+ Khuyến khích xây dựng và mở rộng "Quỹ khuyến học";
+ Ưu tiên đầu tư trước cho các trường, lớp học ở các xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn.
- HỖ TRỢ Y TẾ VÀ DINH DƯỠNG:
+ Chính sách cấp thẻ BHYT cho người nghèo, hỗ trợ mua thẻ BHYT đối với người thuộc hộ cận nghèo;
+ Chính sách hỗ trợ người nghèo mắc bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo.
+ Chính sách hỗ trợ việc cung cấp dinh dưỡng cho phụ nữ, trẻ em ở địa bàn nghèo;
+ Chính sách ưu đãi, thu hút đối với cán bộ y tế công tác ở địa bàn nghèo.
+ Ưu tiên đầu tư trước để đạt chuẩn cơ sở bệnh viện, trạm y tế ở các huyện, xã nghèo.
- HỖ TRỢ VỀ NHÀ Ở:
+ Chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo khu vực nông thôn, miền núi để cải thiện nhà ở, ưu tiên hộ nghèo có người cao tuổi, NKT.
+ Chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người nghèo đô thị trên cơ sở huy động nguồn lực của cộng đồng, gia đình, dòng họ.
+ Chương trình đầu tư xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp.
- HỖ TRỢ TIẾP CẬN CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ:
+ Hỗ trợ pháp lý miễn phí cho người nghèo
+ Tạo điều kiện cho người nghèo hiểu biết quyền, nghĩa vụ của mình, chủ động tiếp cận các chính sách trợ giúp của Nhà nước, vươn lên thoát nghèo.
- HỖ TRỢ HƯỞNG THỤ VĂN HÓA:
+ Chương trình đưa văn hóa, thông tin về cơ sở;
+ Đa dạng hóa các hoạt động truyền thông, giúp người nghèo tiếp cận các chính sách giảm nghèo
+ Phổ biến các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, gương thoát nghèo
4. Đối với phụ nữ hoạt động mại dâm
- Pháp lệnh phòng, chống mại dâm được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 11 thông qua ngày 14 tháng 3 năm 2003 là văn bản pháp luật cao nhất cho đến nay đối với việc quản lý mại dâm ở Việt Nam. Pháp lệnh có 41 điều được quy định trong 6 chương. Trong Điều 23 của Pháp lệnh có quy định: "Người bán dâm, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh."
- Nghị định số 178/2004/NĐ-CP ngày 15/10/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh phòng, chống mại dâm.
+ Điều 9 quy định về trách nhiệm của gia đình có người bán dâm cần "Quản lý, giúp đỡ, chăm sóc người bán dâm được giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo sự hướng dẫn, giám sát của tổ chức, cá nhân được phân công giúp đỡ và của chính quyền cơ sở . Động viên, giúp người bán dâm xóa bỏ mặc cảm, tạo điều kiện để họ hòa nhập cộng đồng".
+ Điều 10 của Nghị đinh này đề cập đến những biện pháp kinh tế nhằm phòng, chống mại dâm.
- Trong nghị định số 108/2007/NĐ-CP: người mại dâm được đảm bảo về quyền tiếp cận với các dịch vụ liên quan tới HIV như quyền xét nghiệm và tư vấn về HIV, quyền chăm sóc và điều trị và quyền được tham gia các can thiệp giảm tác hại trong phòng chống HIV.
5. Đối với phụ nữ khuyết tật
* CHÍNH SÁCH CHUNG VỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT:
- Chính sách liên quan đến NKT trên 4 lĩnh vực
+ Bảo trợ xã hội
+ Hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch
+ Lao động và dạy nghề
+ Chăm sóc sức khỏe và y tế
*BẢO TRỢ XÃ HỘI:
- Luật NKT số 51/2010/QH12 và Nghị định số 28/2012/NĐ- CP
1) NKT đặc biệt nặng và NKT nặng sống tại hộ GĐ được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.
2) NKT được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng khi chết được hỗ trợ chi phí mai táng.
3) Ngoài nhận trợ cấp xã hội, NKT đặc biệt nặng và gia đình hoặc người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc NKT đặc biệt nặng còn được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng.
4) NKT đặc biệt nặng không nơi nương tựa, không tự lo được cuộc sống được tiếp nhận vào nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội
* HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA, THỂ DỤC THỂ THAO, GIẢI TRÍ VÀ DU LỊCH:
- Luật Thể dục thể thao năm 2006; Luật NKT số 51/2010/QH12; Nghị định số 28/2012/NĐ-CP; Quyết
định số 170/2003/QĐ-TTg:
1) Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện để NGƯỜI KHUYẾT TẬT tham gia tập luyện, thi đấu, phát triển tài năng, năng khiếu về thể thao, văn hóa, nghệ thuật
2) Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện để NGƯỜI KHUYẾT TẬT được hưởng thụ các giá trị văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch
* LAO ĐỘNG VÀ DẠY NGHỀ:
- Bộ Luật Lao động số 10/2012/QH13, Nghị định số 81/CP; Nghị định số 116/2004/NĐ-CP Sửa đổi; Luật Dạy nghề Số 76/2006/QH11; Quyết định Số: 1956/QĐ-TTg; Luật NKT số 51/2010/QH12 ; Nghị định số 28/2012/NĐ-CP; Quyết định Số: 1019/QĐ-TTg
1) Nhà nước khuyến khích các cơ sở dạy nghề tuyển NKT vào học; khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở dạy nghề dành cho NKT
2) Nhà nước có chính sách giao hoặc cho thuê đất, cơ sở vật chất, ưu đãi về tín dụng, miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật đối với cơ sở dạy nghề; miễn thuế theo quy định của pháp luật đối với sản phẩm được tạo ra từ hoạt động dạy nghề phục vụ cho cơ sở dạy nghề3) Giáo viên dạy nghề cho NKT được hưởng chế độ phụ cấp đặc thù theo quy định của Chính phủ
4) NKT học nghề được hưởng học bổng và trợ cấp xã hội, chế độ cử tuyển, chính sách tín dụng giáo dục, chính sách miễn, giảm phí dịch vụ công cộng cho học sinh, sinh viên, được tư vấn học nghề, tư vấn việc làm miễn phí; được giảm hoặc miễn học phí
5) Cơ sở SX, KD sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là NKT được hỗ trợ cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho NKT; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp; được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo dự án phát triển SX, KD; được ưu tiên cho thuê đất, mặt bằng, mặt nước và miễn, giảm tiền thuê đất...
6) Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế;
7) Vay vốn ưu đãi theo dự án phát triển SX, KD từ Ngân hàng Chính sách xã hội;8) Ưu tiên cho thuê đất, mặt bằng, mặt nước theo quy định của pháp luật;
9) Miễn tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất kinh doanh đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 70% lao động là NKT trở lên.
10) Giảm 50% tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất kinh doanh đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% đến dưới 70% lao động là NKT.
11) Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế;
* CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ Y TẾ:
- Luật NKT số 51/2010 QH12; Nghị định số 28/2012/NĐ; Luật Khám bệnh.
1) Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh cho NKT đặc biệt nặng và NKT nặng, trẻ em KT, người cao tuổi KT, PNKT có thai
2) NKT được CSSK ban đầu tại nơi cư trú, trong đó, trạm y tế cấp xã có trách nhiệm lập hồ sơ theo dõi, quản lý SK
3) NKT được trạm y tế cấp xã cung cấp các hình thức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức phổ thông về CSSK, phòng ngừa, giảm thiểu KT4) NKT ở mức đặc biệt nặng và nặng được cấp BHYT
5) NKT là người mắc bệnh tâm thần ở trạng thái kích động, trầm cảm, có ý tưởng, hành vi tự sát hoặc gây nguy hiểm cho người khác được hỗ trợ sinh hoạt phí, chi phí đi lại và chi phí điều trị trong thời gian điều trị bắt buộc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
6) NKT có quyền được pshục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, hoặc tại các cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng
* CHÍNH SÁCH VỀ PHỤ NỮ KHUYẾT TẬT:
1) PNKT có thai được ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh
2) PNKT đặc biệt nặng, PNKT nặng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng nhưng mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì vẫn đồng thời được hưởng kinh phí hỗ trợ chăm sóc
3) NKT đặc biệt nặng không nơi nương tựa, không tự lo được cuộc sống được tiếp nhận vào nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội, Nhà nước sẽ cấp kinh phí nuôi dưỡng họ. Ngoài các khoản chi phí chung thì kinh phí nuôi dưỡng PNKT ở trường hợp này còn phải có cả chi phí vệ sinh cá nhân hàng tháng
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro