CT1CVT
CÁC GIAI ĐOẠN CỦA TRẬN CHIẾN ĐẤU TRÊN BIỂN
Một trận chiến đấu trên biển thường gồm các giai đoạn sau :
- Hành quân tiếp cận địch (hành quân tới khu vực chiến đấu).
- Triển khai chiến thuật.
- Công kích (tiến công mục tiêu).
- Rời khỏi khu vực chiến đấu.
1. Hành quân tiếp cận địch
a. Khái niệm
Là sự vận động của các tàu để tiến gần địch (KVCĐ); được bắt đầu từ khi các lực lượng rời căn cứ hoặc khu sơ tán bí mật và kết thúc khi đã đến vị trí TKCT. Trong giai đoạn này các lực lượng đi trong đội hình phải bảo đảm an toàn tối đa trươc sự tiến công của địch.
b.Yêu cầu
- Tổ chức xuất phát kịp thời, rời khỏi khu trú đậu và tổ chức đội hình hành quân nhanh chóng, đảm bảo tốt các dạng phòng vệ.
- Bảo đảm bí mật trong khi xuất phát và quá trình hành quân.
- SSCĐ cao, kịp thời đối phó với mọi tình huống.
c. Thành phần đội hình hành quân
- Các nhóm tàu đột kích (tốp chiến thuật).
- Các nhóm trinh sát, quan sát trên không và trinh sát phía trước.
- Nhóm tàu chống thuỷ lôi. - Các nhóm tàu tìm – diệt.
- Máy bay tiêm kích yểm trợ. - Lực lượng tàu, máy bay bảo vệ.
- Nhóm tàu mục tiêu giả và nghi binh…
2. Triển khai chiến thuật
a. Nội dung
Mục đích của TKCT là chuyển các lực lượng vào đội hình chiến đấu; các tốp chiến thuật chiếm lĩnh vị trí hỏa lực có lợi, các nhóm bảo đảm chiếm vị trí quy định để thực hiện nhiệm vụ bảo đảm của mình.
Triển khai chiến thuật được bắt đầu từ vị trí (tuyến) quy định, cách địch một khoảng cách đảm bảo kịp thời chuyển các lực lượng từ đội hình hành quân sang đội hình chiến đấu. Trường hợp không có giai đoạn hành quân thì triển khai chiến thuật được bắt đầu từ vị trí trú đậu hoặc căn cứ.
TKCT kết thúc khi các lực lượng đã chiếm được vị trí qui định trong đội hình chiến đấu, nghĩa là đã thiết lập xong đội hình CĐ.
b. Yêu cầu
Tổ chức cơ động nhanh chóng, kịp thời chuyển các lực lượng vào vị trí quy định, đồng thời tổ chức vận động khắc phục sự chống trả của địch, bảo toàn khả năng chiến đấu tối đa của lực lượng ta.
3. Công kích (tiến công mục tiêu)
a. Khái niệm
Là quá trình kết hợp giữa vận động trên hướng có lợi với sử dụng vũ khí nhằm tiến công tiêu diệt địch. Đây là giai đoạn quan trọng nhất của trận chiến đấu, được thực hiện ngay khi kết thúc triển khai chiến thuật.
b. Yêu cầu: Hỏa lực cơ bản của các nhóm đột kích (TCT) phải tập trung để tiêu diệt các tàu và lực lượng chủ yếu của địch.
Phụ thuộc vào thành phần lực lượng ta, thành phần lực lượng và đội hình của địch, tình hình cụ thể của khu vực chiến đấu để tổ chức tiến công đồng thời hay tiến công liên tiếp.
+ Tiến công đồng thời: là cùng một lúc tiến công vào các mục tiêu chủ yếu và mục tiêu bảo đảm.
+ Tiến công liên tiếp: là lần lượt tiến công các mục tiêu (thường tiến công các mục tiêu bảo đảm trước sau đó tiến công các mục tiêu chủ yếu).
4. Rời khỏi khu vực chiến đấu
Rời khỏi khu vực chiến đấu được thực hiện theo mệnh lệnh của người chỉ huy. Các tàu rời khỏi khu vực chiến đấu khi đã sử dụng hết cơ số đạn, hoặc các tàu bị mất khả năng chiến đấu (bị thương, hỏng hóc...) hoặc các tàu đã hoàn thành nhiệm vụ.
Yêu cầu
- Sử dụng vận tốc lớn nhất nhanh chóng rời xa khu vực chiến đấu (rời xa địch), tổ chức các biện pháp phòng vệ chu đáo, đồng thời sử dụng các biện pháp nguỵ trang
- Người chỉ huy trận chiến đấu phải tổ chức yểm trợ, ngăn chặn địch truy kích các tàu của ta trong giai đoạn rời khỏi khu vực chiến đấu.
Trinh sát chiến thuật
a. Khái niệm
Trinh sát chiến thuật, tổng hợp các bịên pháp đặc biệt, được tiến hành có tổ chức và có kế hoạch của người chỉ huy, cơ quan tham mưu và của các lực lượng. Nhằm thu thập, nghiên cứu các tin tức và tư liệu về địch, về chiến trường (thực tế hoặc dự kiến) để bảo đảm cho việc hoàn thành các nhiệm vụ chiến đấu đặt ra.
b. Nhiệm vụ của TSCT
- Phát hiện kịp thời các lực lượng hoạt động của đối phương trong vùng kiểm soát của ta (bao gồm trên không, trên biển, trên đất liền và dưới nước); xác định vị trí, thành phần, đội hình chiến đấu, các yếu tố vận động và thủ đọan hoạt động của chúng.
Dẫn dắt các lực lượng tiến công của ta đến đúng mục tiêu đã định.
- Xác định kết quả trận chiến đấu.
c. Lực lượng sử dụng
Bao gồm không quân trinh sát, tàu tên lửa, tàu ngư lôi,... trong đó không quân trinh sát là lực lượng chủ yếu.
* Tuyến trinh sát chiến thuật
+ Trường hợp LL ta đang ở khu trú đậu (sơ tán bí mật)
Tuyến trinh sát do KQTS đảm nhiệm, được qui định ở khoảng cách cần thiết so với tuyến đánh sao cho có thể phát hiện địch và thông báo kịp thời, bảo đảm cho lực lượng ta triển khai từ vị trí trú đậu ra khu vực đánh địch đã lựa chọn.
Khoảng cách này được tính theo công thức :
RB = Vk (ttb + tqt + txp + thq + ttk) + fk
Trong đó :
- RB : Khoảng cách từ tuyến trinh sát tới tuyến đánh.
- Vk : Vận tốc dự đoán của tàu địch.
- ttb : Th/gian cần thiết để TS phát hiện rõ địch và báo cáo.
- tqt : Th/gian cần thiết để biên đội trưởng đánh giá tình hình, hạ quyêt tâm.
- txp : Thời gian chuẩn bị xuất phát.
- thq : Thời gian cần thiết để b/đội hành quân tới KVCĐ.
- ttk : Thời gian cần thiết cho biên đội triển khai chiến thuật.
- fk : Sai số lớn nhất trong việc xác định vị trí tàu địch.
*Tuyến trinh sát chiến thuật
+ Trường hợp lực lượng ta đang hành quân trên biển
Tuyến trinh sát chiến thuật (do KQ đảm nhiệm) phải đưa về phía trước đội hình một khoảng cách đủ bảo đảm cho lực lượng chính kịp triển khai đội hình chiến đấu hoặc cơ động né tránh lực lượng địch. Khoảng cách này được tính:
Dp = d + Vtđ (ttb + tqt + ttk) + fmax
Trong đó:
- Dp: kh/cách từ tuyến phát hiện đến lực lượng chính của ta.
- d: kh/cách đến địch vào thời điểm TKCT.
- Vtđ: vận tốc tương đối giữa ta và địch
- fmax: tổng sai số lớn nhất khi xác định vị trí của ta và địch
Ngụy trang chiến thuật:
là tổng hợp các biện pháp nhằm dấu kín lực lượng và các hoạt động của ta khỏi sự phát hiện của địch, đồng thời thu hút sự chú ý của địch vào những mục tiêu giả, hướng giả.
Một số dấu hiệu gây lộ tàu và các biện pháp ngụy trang
* Khi ở bến và khu neo đậu
+ Các dấu hiệu gây lộ tàu bao gồm: tiết diện bề nổi, khả năng phản xạ sóng điện từ của tàu, màu sắc của tàu so với môi trường xung quanh, cấu trúc khác biệt của tàu so với các mục tiêu khác, khói và ánh sáng trên tàu,…
+ Các biện pháp nguỵ trang cần tiến hành:
- Chọn nơi neo đậu đ/bảo có thể ng/trang tàu dưới nền bờ, đảo
- Dùng lưới nguỵ trang và cành cây để nguỵ trang tàu
- Dùng sơn tàu phù hợp với m/trường và có khả năng hấp thụ sóng điện từ.
- Bố trí mô hình tàu giả và vật phản xạ ở khu neo để lừa địch
- Hạn chế tối đa hoặc không sử dụng các ph/tiện vô tuyến.
- Dùng khói mù để nguỵ trng toàn bộ khu neo khi cần thiết.
- Đưa mô hình tàu giả thay thế các tàu khi thay đổi vị trí neo đậu
- Quản chế đèn lửa và sự đi lại trên boong tàu
Khi hành quân trên biển và khi tiếp cận địch
+ Các đấu hiệu gây lộ tàu: Ngoài các dấu hiệu gây lộ tàu như khi neo đậu, khi hành quân trên biển tàu có thể bị lộ do các dấu hiệu sau :Vệt sóng của tàu và dầu loang khi tàu chạy, tiếng ồn do động cõ của tàu hoạt động và chân vịt quay, sự phát nhiệt của các trạm năng lượng, các động cơ của tàu...
+ Các biện pháp nguỵ trang
- Giữ bí mật tuyệt đối kế hoạch đi biển và kế hoạch ch/đấu.
- Chọn tuyến đi ở những khu vực có nhiều điểm trú đậu và thuận tiện cho công tác ngụy trang.
- Rời căn cứ (khu neo) và khi đi qua các KV có địch TS nên vào ban đêm hoặc khi thời tiết xấu.
- Chọn tốc độ đi qua các khu vực phải phù hợp với tình hình thực tế.
- Quản.chế đèn lửa chặt chẽ về ban đêm
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro