CT13HungNghien
Câu 13: Đội hình vận động của tàu khi thả lôi bằng đội hình hàng dọc dày và bậc thang?
a. Đội hình vận động của các tàu khi thả thuỷ lôi bằng đội hình hàng dọc dày ?
-ĐH hàng dọc dày áp dụng khi thả những CNTL bằng nhữngtàu có sức chở nhỏ, khi không có nguy cơ địch sử dụng VKHN
- Tiến hành thả TL theo đội hình này cũng theo thứ tự và bắt đầu từ tàu đi sau cùng theo lệnh của NCH. Khi trên tàu đi sau cùng còn lại số TL tính toán đủ đảm bảo tính liên tục của hàng TL thì phát tín hiệu báo cho tàu đi trước để tàu đi trước bắt đầu thả; đồng thời tàu đi sau rẽ 1 góc 300 về phía quy định và thả hết số TL còn lại. Tàu đi trước, sau khi nhận được tín hiệu và thấy chắc chắn tàu đi sau đã rẽ sang hướng quy định thì bắt đầu thả TL. Những tàu khác cũng thực hiện thả TL như vậy, chỉ trừ tàu đi đầu là phải thả hết số TL cần thả trên hướng đi thẳng. Khi thả xong TL, các tàu cũng cơ động như thả TL bằng đội hình bậc thang.
* Ưu điểm: của đội hình thả TL bậc thang và hàng dọc dày:
- Cơ động và chỉ huy tương đối dễ dàng; NCH luôn nhìn thấy các tàu trong đội hình.
- Bảo đảm giữ được bí mật khi thả thuỷ lôi vì có thể truyền các tín hiệu nhìn thấy
* Nhược điểm:
- Không thể áp dụng khi có nguy cơ địch sử dụng VKHN và thời gian thả thuỷ lôi kéo dài.
Lưu ý: Trong điều kiện khu vực thả TLhạn chế cơ động, không có ĐK để xây dựng đội hình thả TL theo ý định thì trước khi chuyển vào hướng thả, phân đội đi theo đội hình hàng dọc với tốc độ và cự ly qui định. Khi chuyển vào đội hình bậc thang thì hướng đi tới phải tạo với hướng thả 1 góc 450, sau đó phân đội quay đồng thời vào đội hình thả theo tín hiệu của NCH phân đội; Còn khi thả theo đội hình hàng dọc dày thì hướng đi tới là bất kỳ hướng nào, sau đó toàn phân đội quay liên tiếp sang hướng thả thuỷ lôi theo vết đi của tàu đi đầu.(h. a1)
b. Đội hình và phương pháp vận động của các tàu thả thủy lôi theo đội hình bậc thang
ĐH bậc thang áp dụng khi thả những CNTL bằng nhữngtàu có sức chở nhỏ, khi không có nguy cơ địch sử dụng VKHN
- Đội hình bậc thang được dàn về phía dưới gió hoặc theo hướng dòng chảy, với mục đích là để cho các tàu khi vận động không bị dạt tới những quả thuỷ lôi đã thả nhất là khi tàu bị hỏng máy
- Khi thả thuỷ lôi theo đội hình bậc thang, phải thả theo thứ tự và bắt đầu từ tàu đi cuối cùng theo lệnh của BĐT. Khi trên tàu cuối cùng còn lại số thuỷ lôi đã tính toán đủ để bảo đảm tính liên tục của hàng thuỷ lôi, thì thuyền trưởng phát tính hiệu báo cho tàu đi trước biết. Khi nhận được tín hiệu, tàu đi trước bắt đầu thả thuỷ lôi; cứ như vậy cho đến tàu cuối cùng, tất cả các tàu sẽ thả hết số thuỷ lôi phải thả.
- Khi thả thuỷ lôi xong, trừ tàu đi đầu, còn các tàu sẽ rẽ về phía bậc thang, tăng vận tốc và chiếm vị trí mới trong đơn hình với góc so sánh 450 phải và cách tàu đi đầu một khoảng cách qui định. Thông thường cự ly giữa các tàu là 3 ¸ 5 liên (đối với các tàu nhỏ), khoảng 2 liên (đối với các xuồng). Sau khi chiếm vị trí mới trong đơn hình, các tàu đi theo hướng thả thuỷ lôi, giảm tốc độ xuống bằng tốc độ tàu đi đầu cho đến khi tất cả các tàu thả hết số thuỷ lôi qui định.
- Tàu đi đầu sau khi thả hết số thuỷ lôi, tiếp tục đi trên hướng thả từ 3 ¸ 5 liên. Việc cơ động tiếp của các tàu theo lệnh của NCH.
()(
(H. a2)
(H.a1)
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro