ct hoahandsome
Phần 1
THỂ GIỚI QUAN, PHƯƠNG PHẢP LUÂN TRIẾT HỌC CỦA CHỦ NGHĨA MẢC - LENIN
1.1Nội dung cơ bản cửa chủ nghĩa duy vật biện chứng
1.1.1Phạm trù vật chất
Vật chất với tư cách là phạm trù triết học đã có lịch sử phát triển trên 2.500 năm. Ngay từ thời cô đại, xung quanh phạm trù này đã diễn ra
cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Trong khi chủ nghĩa duy tâm coi bản nguyên của thế
giói là tinh thần, thì chủ nghĩa duy vật coi bản nguyên của thế giới là vật chất.
Các nhà triết học duy vật trước Mác, nhìn chung đã coi vật chất là một hay một số chất tự có, đầu tiên và là những chất “giới hạn tột
cùng” của toàn bộ thế giới. Quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật trước Mác tuy đật nền móng cho khuynh hướng lấy bản thân
giới tự nhiên để giải thích giới tự nhiên, nhưng cũng bộc iộ nhiều hạn chế như đồng nhất vật chất với dạng vật thể của nó, không hiểu
được bản chất của ý thức cũng như mối quan hệ giữa ý thức với vật chất, không tìm được căn cứ đe xác định những biểu hiện của vật
chất toong đời sống xã hội.
Những thành tựu của khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã bác bỏ quan niệm về những chất coi như là “giới hạn tột
cùng” của thê giới, làm cho quan niệm duy vật trước Mác về vật chất lâm vào khủng hoảng. Lợi dụng cơ hội này, các nhà triết học duy
tâm khẳng định bản chất “phi vật chất” của thế giới. Trong bối cảnh đó, đê góp phân chông lại thê giới quan duy tâm, bảo vệ và phát
triện thế giới quan đuy vậtj V.I. Lênin đã tổng kết những thành tựu khoa học tự nhiên cuổi thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và đưa ra định
nghĩa kinh điển: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tạị khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được
cảm giác chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”. Định nghĩa trên của V.I. Lênin cho thấy:
Thứ nhất, cần phân biệt vật chất với tính cách là một phạm trụ triết học với khái niệm vật chất được dùng trong các khoa học cụ thể.
Thứ hai, thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của mọi dạng vật chất là thuộc ,tính tồn tại khách quan, tức vật chất tồn tại bên ngoài và
độc lập với ý thức của con người.
Thứ ba, vật chất, dưới những dạng GỤ thể của nó có thể gây ra cảm giác ở con người khi trực tiếp tác động lên giác quan của họ; ý thức
của con người là sự phản ánh vật chất.
Định nghĩa vật chất có ỷ nghĩa sau đây:
Định nghĩa bao hàm việc giải quyết hai mặt vấn đề cơ bản của triết hoc theo lập trường DVBC. Vì vậy, trong CNDVBC, phạm trù vật chất
chứa đựng những cơ sở đe giải quyết các vấn đề triết học khác.
Định nghĩa khái quát được thuộc tính cơ bản, phổ biến của tất thảy các hiện tượng khách quan, đưa lại quan niệm sâu sắc, hoàn chỉnh
hơn về vật chất, khăc phục được những thiếu sót của quan niệm duy vật cũ. Định nghĩa đã khái quát được những thành tựu mới của khoa
học tự nhiên, do vậy nó chứa đựng cơ sở thế giới quan và phương pháp luận đúng đắn để khoa học tự nhiên xác lập các phương hướng
chung, nhăm vạch ra các cuộc khủng hoảng của mình.
Nêu ra thuộc tính cơ bản, phổ biến và duy nhất của vật chất trong mối quan hệ với ý thức, định nghĩa xác định cơ sở đế phân biệt nhân
tố vật chất và nhầm tố tinh thần trong đời sống xã hội. Điều đó có ý nghĩa to lớn trong việc khẳng định các nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa duy vật lịch sử, khắc phục quan điểm duy tâm vể xã hội, tạo cơ sờ duy vật, khoa hoc cho các ngành khoa học khác về xã hội.
1.1.2Phạm trù ỷ thức
a)Nguồn gốc của ỷ thức
Theo quan điểm duy vật biện chứng, ý thức có nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội.
Nguồn gốc tự nhiên của ý thức
Có nhiều yếu tố hợp thành nguồn gốc tự nhiên của ý thức, trong đó, có bộ óc người và moi quan hệ giữa con người với thế giới khách
quan tạo nên hiện tượng phản ánh năng động, sáng tạo ở con người.
Ý thức là thuộc tính, chức năng và là kết quả hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc người - một dạng vật chất có trình độ tổ chức cao
nhất. Bộ óc con người càng hoàn thiên, hoat động sinh lý thẩn kinh của bộ óc người càng có hiêu quả, thì ý thức của họ càng phong phú
và sâu săc. Điệu này lý giải tại sao quá trình tiến hóa của loài người cũng là quá trình phát triển năng lực của nhận thức, của tự duy và tại
sao tính thần con người bị rối loạn khi sinh lý thần kinh của họ không bình thường do bị tổn thựơng bộ óc.
Trong quan hệ giữa con người và thế giới khách quan, ý thức hình thành với tư cách là hình thức phản ánh năng độhg, sáng tạo.
Phản ánh là sự tái tạo nhũng đặc điểm của dạng vật chất này ở dạng vật chất khác trong quá trình tác động qua lại lẫn nhau.giữa chúng.
Mọi hệ thống vât chất đều tồn tại trong liêri hệ tác động qua lại phổ biến. Thông qua sự tác động giữa các hệ thống vật chất mà phản
ánh biểu hiện ra như một thuộc tính phổ biến của hết thảy mọi dạng vật chất. Tuy nhiên, các dạng vật chất có trình độ tổ chức khác
nhau, cho nên phản ánh của chúng cũng có hình thức và trình độ khác nhau.
Phản ánh cơ, lý, hóa là hình thức đơn giản nhất, đặc trưng cho phản ánh của vật chất vô sinh và biểu hiện qua những thay đổi cơ, lý, hóa
của vật chất.
Phản ánh sinh học đậc trưng cho phản ánh của vật chất hữu sinh, biểu hiện qua sự thay đổi của cơ thể sống do tác động của môi trường
và có nhiềutrình độ: tính kích thích là trình độ phản ánh của thực vật và sinh vật sơ cấp; tính cảm ứng (khả năng có cảm giác) là trình độ
phản ánh của động vật có cơ quan thần kinh; tâm lý là trình độ phản ánh của động vật cao cấp hay động vât có hệ thần kinh trung ương.
Phản ánh tâm lý được thực hiện thông qua quá trình hệ thần kinh trung ương điều khiển các hoạt động của cơ thể sinh vật trong quan hệ
với môi trường bằng các phản xạ không điều kiện và có điều kiện; ở trình độ này, sinh vật đã có đời sống tâm lý (cảm giác, tri giác, biểu
tượng, tưởng tượng đơn giản).
Ỷ thức là hình thức phản ánh năng động, sáng tạo, đặc trưng cho con người gắn liền với hoạt động cùa bộ não người - một tổ chức vật
chất cố trình độ tô chức cao nhất. Ở ý thức, không chỉ có đời sống tâm lý, các hình thức đơn giản của cảm tính, mà còn bao gồm cả
những hỉnh thức cao và phức tạp của lý tính. Tuy nhiên sự hình thành ý thức phải gần liền với sự hình thành con người bộ não người và
sự hình thành xã hội. Nếu ở động vật bậc cao sự phản ánh tâm lý được biểu hiện ở các phản xạ của nó, thì ở con ngừời những đặc điểm
của khách the được phản anh, được biêu hiện, ghi nhận bằng ngôn ngữ và do lao động quyết định.
Nguồn gốc xã hội của ý thức
Có nhiều yếu tố hợp thành nguồn gốc xã hội của ý thức, trong đó cơ bản và trực tiếp nhất là lao động vấ ngôn ngữ.
Vai trò của lao động đổi với sự hình thành ý thức
Lao động theo nghĩa chung là quá trình con người sự dụng công cụ tác động vào giới tự nhiên, cải biên giới tự nhiên, tạo ra cơ sở cho sự
tôn tại và phát triên của con người và xã hội. Thông qua lao động, con người và xã hội hình thành. Vì vậy, lao động quyết định sự hình
thành ý thức ở con người. Liên quan đên sự hình thành ý thức, lao động có các vai trò sau đây:
Lao động cải tạo tổ chức cơ thể và phương thức sinh sông của con người: giải phóng đôi tay, đem lại dáng đi thẳng dẫn đến hoàn thiện
khả năng cảm giác của con người, hoàn thiện bộ não người về cả cấu trúc và chức năng. Lao động dẫn đến quá trình chế tạo công cụ lao
động mà hoạt động sống của con người mới thoát khỏi trạng thái bản năng, sinh vật của nó. Lao động còn tạo ra những phương tiện để
làm tăng khả năng cảm giác, khả năng nhận thức củạ con người.
Lao động làm thay đổi phương thức tác động của thế giới khách quan vào bộ não, đem lại phương thức phản ánh mới ở con người so với
phương thức phản ánh của con vật. ơ con vật, những thuộc tính của giới tự nhiên được phản ánh có tính chất bề ngoài và sự phản ánh
này mang tính thụ động, ơ con người, bằng lao động họ tác động vào -giới tự nhiên, bắt buộc giới tự nhiên bộc lộ những thuộc tính bên
trong, nhờ đó mà phản ánh sâu sắc hơn, đầy đủ hơn và đây là sự phản ánh mang tính chủ động.
Thông qua lao động và chế tạo công cụ lao động, con người liên kết lại với nhau, tao lâp xã hội với tư cách là hệ thống các quan hệ xã
hội. Những quan hệ đó được thực hiện thông qua trao đôi (lao động, sản phâm, kinh nghiệm). Chính nhu cầu trao đổi khi thực hiện các
quan hệ xã hội đã thúc đẩy con người sáng tạo ra phương tiện để thỏa mãn chúng, đó chính là ngôn ngữ. Đến lượt ngồn ngữ, khi xuất
hiên đã trở thành nhân tố kích thích chủ yếu cho sư xuất hiên các hình thức cao của ý thức và sự phát triên ý thức con người.
Vai trò của ngôn ngữ đối với sự hình thành và phát friển của ý thức
Ngôn ngữ là hệ thông tín hiệu vật chât mang nội dung tư tưởng. Vì thế, ngôn ngữ là phương tiện biểu hiện và lưu giữ tri thức, phương
tiện trao đổi và truyên bá tri thức. Ngôn ngữ cũng là phương tiện cho sự hình thành các thao tác phức tạp của tư duy trừu tượng như trừu
tượng hóa và khái quát hóa, do đó nó là hình thức biểu hiện của những tri thức khái quát về khách thề, tức là phương tiện biêu hiện của
khái niệm, phán đoán, suy luận - những hình thức cơ bản của nhận thứclý tính. Như vậy, ngôn ngữ là một nhân tố xã hội được hình thành
thông qua
lao động và quan hệ xã hội của con người, là một nhân tố kích thích chủ yêu của sự hình thành và phát triển ý thức.Vậy, có thể kết luận
rằng, ý thức có nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội; trong đó, quan trọng hơn là nguồn gốc xã hội, mà quyết định là lao động,
b)Bản chất của ỹ thức
Dựa vào nguôn gôc tự nhiên và nguôn gốc xã hội của sự hình thành ý thức, có thê kệt luận vê bản chất của ý thức như sau: ỷ thức ỉà sự
phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc người, là hình ảnh chủ quan của thê giới khách quan, trên cơ sờ hoạt động
thực tiễn mang tính lịch sử - xã hội của con người và biểu hiện chủ yếu thông qua ngôn ngữ. Với khẳng định khái quát đó, chúng ta thây
ý thức có những đặc trưng sau:
Thuộc tính căn bản của ý thức phân biệt với vật chất đó là thuộc tính phản ánh. Vì vậy ý thức không pgải là bản thân vật chất mà là hình
ảnh của vật chất trong bộ não người, đó là sự phản ánh vật chất dưới những hình thức chủ quan, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách
quan. Khi nhấn mạnh tính chất phản ánh của ý thức, chúng ta chú ý đến hai mặt: một mặt, ý thức là cái đối lập với vật chất về hình thức
tồn tại; mặt khác, nó phù hợp với vật chất về nội dung. Ý thức không chỉ là hình ânh chủ quan của vật chất, mà còn là thuộc tính của một
dạng vật chất có trình độ tổ chức cao nhất là bộ não người. Như vậy, ý thức không tách khỏi vật chất, mà thuộc về vật chất, phụ thuộc
vào vật chất.
Ý thức là sự phản ánh của vật chất, nhưng đổ ỉà sự phản ảnh mang tính tự giác, năng động và sáng tạò. Đặc trưng này phân biệt ý thức
với tâm lý động vật. Tính tự giác của sự phản ánh ý thức thể hiện ở chỗ: đó là sự phản ậnh chủ động, có mục đích, có khả năng nắm bắt
được bản chất, quy luật của khách thể được phản ánh, do đó có thể cung cấp cho con người những tri thức đúng đắn và dự báo được
khuynh hướng vận động và phát triẻn của khách thể. Tính sáng tạo thể hiện ở chỗ: đó là sự phản ánh không nguyên xi, có chọn lọc, có
cải biến, có khả năng tạo ra những hình ảnh mới theo quy luật của sự phản ánh, có khả năng đi trước thực tiễn của con người.
Ỷ thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội. Ỷ thức được hình thành ở con người do vai trò quyết định của lao động, của
thực tiễn xã hội của con người, của ngôn ngữ. Đó là những nhân tố xã hội bị quy định bởi những điều kiện lịch sử xã hội, những quan hệ
xã hội, cho nên ý thức bao giờ cũng là sản phẩm của lịch sử xã hội.
Xét về cấu trúc, ý thức là một hệ thống phức tạp, trong đó bao gồm những yếu tố cơ bản ở cấp độ sau đây: tình cảm, xúc cảm, nguyện
vọng, thói quen; tri thức (ở trình độ kinh nghiệm và lý luận); niêm tin, lý tường, đó là những tri thức lý luận của con người đã biên thành
nguyên tăc chỉ đạo và định hướng hành vi, lối sống cùa con người, nói lên mục đích căn bản của hoạt động thực tiễn của con người.
Trong tất các yếu tố trên thì tri thức đóng vai trò là hạt nhân, là phương thức tồn tại của ý thức, là yếu tố định hướng các yếu tố khác. Sự
hình thành và phát triển của tri thức bao giờ cũng bị quy định và phụ thuộc vào những điều kiện và quan hệ xã hôi, trong đó diễn ra hoạt
động thực tiễn của con người. Vì vậy tri thức cũng là một hiện tượng xã hội, là sản pẩm của lịch sử xã hội
1.2Nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật
1.2.1Các nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật
a)Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
Phương pháp siêu hình phủ nhận mối liên hệ bản chất phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới. Theo phương pháp này thì, sự
vật hiện tượng của thế giới về căn bản ¿hông có liên hệ ràng buộc, quy định và chuyển hóa nhau nếu có thì đó chi là những liên hệ ngẫu
nhiên, hời hạt bể ngoài.
Phương pháp siêu hình dựng lên một bức tranh giả taọ về thế giới trong đó bao gồm một tập hợp rời rạc các sự vật cô lập nhau, với cách
tư duy ấy không thê và không có khả năng vạch ra cái chung, cái bản chất và quy luật vạn động và phát triển của thế giới.
Ke thừa những giá trị tư tưởng biện chứng trong kho tàng lý luận của nhân loại, đồng thời khái quát những thành tựu mới nhất của
KHTN (thế kỷ XIX), phép biện chứng duy vật vạch ra nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của các sự vật, hiện tượng trong thế giới, và coi
đây là đặc trưng cơ bản của nó.
Khái niệm mối liền hệ, liên hệ phổ biến
Khái niệm mối liên hệ nói lên sự ảnh hưởng, quy đinh, chi phôi, tác động lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng và quá trình. Do vậy,
nguyên lý vê môi liên hê phổ biến phát biểu rằng: các sự vật hiện tượng và qúa trình muôn vẻ trong thê giới không cái gì tồn tại cô lập
tách biệt với cái khác, mà ngược lại chúng chỉ tồn tại bằng cach tác động qua lại, ràng buộc và chuyển hóa lẫn nhạu một cách phổ biến
trong một thể thống nhất. Điều này dễ hiểu, vì rằng yật chất tôn tại thông qua vận động, mà vận động chính là liên hệ.
Tỉnh chất của các mối liên hệ
Tính khách quan: liên hệ và liên hệ phổ biến mang tính khách quan, bắt nguồn từ tính thống nhất vật chất của thế giới biểu hiện trong
các quá trình tự nhiên, xã hội và tư duy. Vì vậy nguyên lý mối liên hệ phổ biến xuất phát từ . nguyên lý về tính thống nhất vật chất của
thế giới.
Tính phổ biến: liên hệ diễn ra trong mọi lĩnh vực của hiện thực (tự nhiên, xã hội, tư duy) như là phương thức tồn tại và biểu hiện của mọi
sự vật hiện tượng.
Tính đa dạng: mối liên hệ trong thé giới rất đa dạng, có liên hệ bên ngoài và bên trong, cơ bản và không cơ bản, có liên hệ chung và
nhưng cũng có liên hệ riêng, đặc thù, có liên hệ đơn nhất nhưng cũng có liên hệ phổ biến; có liên hệ không gian và cũng có liên hệ trong
thời gian. Nhung sự phân loại đó chỉ có ý nghĩa tương đôi, bởi vì mỗi loại liên hệ là một hình thức cụ thể hay một bộ phận, môt mắt khâu
của mối liên hệ phổ biến của thế giới trong tính chỉnh thể của nó.
Viêc phân loai các mối liên hệ trở nên cần thiết phải nhận thức và đánh giá vị trí của từng loại liên hệ trong việc quy định sự tôn tại và vận
động của sự vật. Điều này càng cần thiết hơn đối tượng và phạm vi nghiện cứu của các khoa học cụ thể và cửa triết học. Những hình
thức riêng biệt, cụ thể cửa từng mối liên hệ là thuộc đối tương và phạm vi nghiên cứu của các khoa học cụ thể. Còn phép biện chứng duy
vật nghiên cứu những mối liên hệ phổ biến nhất, chung nhất của thế giới, vì thế Ăngghen khái quát: “Phép biện chứng là khoa học về
mối liên hệ phổ biến”.
Ỷ nghĩa phương pháp luận
Nguyên lý mối liên hệ phổ biến có ý nghĩa phương pháp luận to lớn trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Nguyên lý mối liên hệ phổ biến đòi hỏi, khi nhận thức sự vật phải tuân theo quan điểm toàn diện. Nghĩa là nơhiên cứu sự vật trong mối
liên hệ giữa các sự vật khác và với bản thân nó; và để tránh phiến diện cần phải xem xét tất cả các mặt, các yếu tố, các khâu trung gian có
quy định, ảnh hưởng đến các thuộc tính của sự vật.
Nhưng yêu cầu xem xét tất cả các mặt của sự vật theo quan điểm toàn diện cũng chỉ có tính tương đối, một mặt bởi vì sự vật có vô số các
mối liên hệ với cái khác mà trong một lúc khả năng giới hạn của con người không thể quán triệt được hết, mặt khác các mối liên hệ quy
định sư tồn tại của sự vật cũng không như nhau. Vì vậy, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến còn bao hàm những yêu câu của quan điêm
lịch sử - cụ thể. Quan điểm này đòi hỏi răng, khi nhận thức sự vật trong liên hệ thì không được đồng nhất các liên hệ với nhau, mà cân
phải phân loại, vạch rõ vị trí, vai trò của từng liên hệ, chỉ ra những liên hệ cơ bản, tất yếu.
b) Nguyên iỷ về sự phát triển
Khái niệm phát trien
Trong phép biện chứng duy vật, nguyên lý về mối liên hệ phổ biển thông nhất hữu cơ với nguyên lý về sự phát triển, bởi vì liên hệ tức là
vận động, mà không có vận động thì không có sự phát trien. Nhung “vận động” và “phát trien” lắ hai khái niệm khác nhau:
Khái niệm “vận động” khái quát sự biến đổi, chuyển hóa nói chung, bất kể sự biến đổi, chuyển hóa ấy có tính chất, xu hướng và kết quả
như thế nào.
Khái niệm “phát triển” không khái quát mọi sự vân động, mà chỉ khái quát những vận động đi lên, cái mới ra đời thay thế cho cái cũ. Dấu
hiệu căn bản làm tiêu chuẩn để xác định sự phát triển là có sự xuất hiện “cái mới” trong các biến đổi của sự vật, hiện tượng. Sự phát triển
có thể diễn ra theo các chiều hướng chủ yếu sau: từ thấp đến cao về mặt trình độ, từ đơn giản đến phức tạp về măt cấu trúc, từ kém hoàn
thiện đến hoàn thiện hơn về mặt bản chất và chức năng. Nhưng sự phân chia các chiều hướng đó chỉ mang tính tương đối, một sự phát
triển thường bao hàm cả ba chiều hướng này.
Sư phát triển diễn ra liên tục trong mọi lĩnh vực của hiện thực (tự nhiên, xã hội, tư duy), nhưng không đơn giản không theo đường thăng
mà quanh co, phức tạp. Nếu xét từng trường hợp cá biệt, từng quan hệ và từng giai đoạn CỊI thể thì sự phát triển có tính quanh co, dích
dắc, thậm chí có lúc đi xuống, tuần hoàn. Nhưng nếu xét thế giới trong phạm vi rộng lớn, trong cả quá trình, trong tính toàn bộ, thì vận
động đi lên là khuynh hướng thông trị và tuyệt đôi của thê giới. Khái quát tình bình đó, phép biện chứng duy vật khẳng định rằng, phát
triển là khuynh hướng chung và tuyệt đối của thế giới. Mỗi sự phát triển cụ thể là một mặt, một mắt khâu của sự phát triển tạo nên quá
trình liên tục và vô hạn của sự phát triển chung của thế giới.
Tính chăt của sự phát triển
Sự phát triển của thế giới là tự thân phát triển; có nguồn gốc và động lực Phát triển là quá trình bao hàm mâu thuẫn và giải quyết mâu
thuẫn, vừa liên tục, vừa đứt đoạn; có lúc tiệm tiến về lượng, có lúc nhảy vọt về chất. Một sự phát triển thông qua bước phủ định cái cũ,
lạc hậu, làm xuất hiện cái mới, tiến bộ. Một sự phát triên như là vận động đi lên nhưng không đoan tuyệt với cái cũ mà có kế thừa tất cả
những gì còn phù hợp và tích cực của cái cũ. Cho nên mỗi bước của sự phát triển là sự thống nhất (liên hệ) giữa cái cũ và cái mới.
Sự phát ưiển diễn ra trong các lĩnh vực của hiện thực không như nhau và không đồng đều. Mỗi sự phát triển có những đặc điểm riêng và
chỉ là một yếu tố hữu hạn trong cấu thành vô hạn của sự phát triển chung của thế giới.
Đôi lập với phép biện chứng, phép siêu hình phủ định sự phát triển, tuyệt đôi hóa mặt ổn định của các sự vật, hiện tượng. Neu nói đến sự
phát triển thì phép siêu hình cho rằng đó chỉ là sự gia tăng về lượng, sự tuần hoàn, lặp lại mà không có sự thay đổi về chất, không có sự
ra đời của cái mới. Lênin cho răng, quan điểm siêu hình là nghèo nàn, cứng nhắc, không cho ta chìa khóa đê nghiên cứu sự tự vận động
sự phát triển của thế giới.
Như vậy quan niệm biện chứng khác quan niệm siêu hình ở chô: xem xét sự phát triển như một quá trình tiến lên thông qua những bước
nhảy vọt, cái cũ mất đi, cái mới ra đời; vạch ra nguồn gốc bên trong của sự vận động và phát trien, đó là cuộc đấu tranh giữa các mặt đối
lập.
Ỷ nghĩa phương pháp luận
Nguyên lý về sự phát triển có ý nghĩa phương pháp luận to lớn trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Nó đòi hỏi rằng, để nắm băt
được bản chât, khuynh hướng vận động và phát triển của sự vật phải có quan điếm phát trien bao gôm các yêu cầu sau:
Phải xem xét sự vật như một quá trình trong sự tự vận động, sự phát triển của nó. Chỉ như vậy mới vach ra được nguồn gốc, nguyên
nhân, những điều kiện và lôgic của sự vận động bên trong của sự vật, tức là bản chất của sự vật.
Quan điểm phát triển cũng đòi hỏi khi xem sự vật như một quá trình cần phải vạch ra những giai đoạn những điều kiện, và khuynh hướng
cụ thể của nó, phân tích môt cách cụ thê từng giai đoạn. Nhung không được tách rời các giai đoạn của sự vật với nhau mà phải xem
chúng thống nhất, liên hệ với nhau trong cả tiến trình vận động của sự vật.
Quan điểm phát triển cũng yêu cầu càn phải có thái độ lac quan, tích cực trong thực tiễn, khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, làm chậm
hoặc kìm hãm sự phát triển.
1.2.2. Các qui luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
a)Quy luật chuyển hóa những sự thay đối về lượng thành những sự thay đỗi về chất và nạược lại
Quy luật chuyen hóa những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại là một trong ba quy luật cơ bản của phép
biện chứng duy vật nói lên cách thức hay (con đường) của sự phát triển.
Khái niệm chât, ỉượng
Chất là tính quy định vốn có của các sự vật và hiện tượng, là sự thống nhât hữu cơ của những thuộc tính, những yếu tố cấu thành sự
vật, nói lên sự vật đó là gì, phân biệt sự vật đó với cái khác”.
Với tư cách là sự thống nhất của các thuộc tính và đặc điêm câu trúc của sự vật, chất biểu hiện tính chỉnh thể, tính xác định và tính toàn
vẹn của sự vật Đặc trưng cơ bản của chất là “tính quy định”. Mỗi sự vật có một tính quy định (tùv theo cuaii hệ nào đó), do vậy nó là
một chất xác định.
Chất là thể thống nhất của các thuộc tính, vì vậy chât biêu thị tính toàn vẹn, tính chỉnh thê của sự vật. Sự vật xét về chât thì nó không thê
phân chia được. Chất là thể thống nhất của các thuộc tính, trong đó có những thuộc tính cơ bản và không cơ bản, vậy chỉ khi các thuộc
tính cơ bản thay đôi sự vật mới thay đổi về chất.
Chất biểu hiện thông qua thuộc tính (mặc dù không đồng nhất với thuộc tính). Nhưng thuộc tính của sự vật cấu thành chất của nó, chỉ
bộc lộ và được xác định qua quan hệ. Như vậy, chất cũng chính là hệ thống quan hệ của sự vật, cho nên chất không phải là giới hạn tách
biệt tuyệt đối sự vật với cái khác. Trong sự vận động, sự vật thường xuyên có khả năng vượt qua giới hạn vê chât của nó khi thực hiện
mối quan hệ với cái khác .
Sự vật nếu xét như một chỉnh thể thì nó chỉ có một chất, nhưng nếu xét về quan hệ, về cấu trúc lại có thể có nhiều chất.
Lượng là tính quy định của sự vật nói lên quy mô, trình độ phát triến của nó, biểu thị con số các thuộc tính, các yếu tố cấu thành sự vật.
Như vậy, lượng của sự vật nói lên kích thước, quy mô, tốc độ trình độ vận động. Vì vậy nó thường được biểu thị bằng con số và bằng
các đại lượng.
Nếu chất nói lên tính tách biệt và giới hạn của sự vật, thì lượng nói lên liên hệ, sự giống nhau ở một số mặt của các sự vật.
Có nhiều tính quy định về lượng, sự vật càng phức tạp thì tính quy định về lượng cũng càng phức tạp. Có lượng có thể biểu thị bằng con
số chính xác, nhưng cũng có lượng không thể biểu thị bằng con số chính xác được; những đặc trưng này của lượng chỉ hiểu được bằng
khả năng trừu tương hóa. Có lượng là yếu tố bên trong của sự vật, nhưng có lượng là yếu tố bên ngoài.
Chất và lượng là những mặt vốn có, khách quan và phổ biến của mọi sự vật, hiện tượng và quá trình trong thế giới hiện thực. Sự vật nào
cũng có chất và lượng, không có sự vật nào mà thiếu hai mặt đó hoặc thiếu một trong hai mặt đó. Bởi vì, sự vật nào cũng là một cái gì đó
xác định và tách biệt với sự vật khác, mặt khác nó tồn tại trong những quan hệ không gian và thời gian xác đinh, với vị trí, kích thước, số
các thuộc tính và các yếu tố cấu thành nhất định. Tuy nhiênsự phân biệt chất và lượng là kêt quả của sự trừu tượng hóa trong nhân thức
của con người, sự trừu tượng đó là rất cần thiết cho sự nhận thức những mặt khác nhau của sự vật. Song đó là sự phân biệt có ý nghĩa
tương đối; tùy theo từngquan hệ mà mặt này hay mặt khác là chất hay là lượng.
- Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng
Mọi sự vận động và phát triển của sự vật đều diễn ra thông qua sự tác động phổ biến giữa hai mặt chất và lượng. Tác động biện chứng
giữa chất và lượng diễn ra như sau:
Mọi sự vật, hiện tượng hay quá trình đều là những thể thốngnhất của châtvà lượng. Trong sự vật, tính quy định về chất sẽ không cónếu
không có tính quy định về lượng và ngược lại. Chất và lượng là hai mặt phổ biến và tất yếu vốn có trong cấu thành chỉnh thể của sự vật.
Khi sự vật đang tồn tại như một cái xác định, đang ôn định tương đôi thì chất và lượng thống nhất với nhau trong một ”độ” nhât định.
“Độ“ là giới hạn mà tại đó chất và lượng thống nhất, liên hệ, quy đinh lân nhau, làm cho sự vật ổn định và biểu hiện ra như một cái xác
định mà chưa chuyển hóa thành cái khác.
Trong giới hạn của “độ“, sự vật có sự phát triển về lượng, nhưng chất của nó vê căn bản vân còn ổn định. Tuy nhiên, điều đó không
khẳng định rang trong “độ‘ thì chât của sự vật bât biên, mà thực ra đã có thay đổi một số mặt, một số thuộc tính không căn bản trong cấu
thành chất của nó.
Giới hạn của sự ôn định về chất của sự vật đều mang tính tạm thời và tương đôi. Trong giới hạn của “độ“ mặc dù chât của sự vật chưa
thay đổi căn bản, nhưng lượng liên tục biến đổi. Lượng biến đổi sẽ đến lúc vượt quá giới hạn “độ” (hay vượt quá độ), người ta gọi là sự
nhảy vọt của lượng. Nhưng sự nhảy vọt của lượng tất yếu phải dẫn đến sự chuyển hóa căn bản về chất. Chât cũ mât đi chât mới ra đời.
Giới hạn mà tại đó có sự nhảy vọt của lượng làm cho sự vật thay đổi căn bản về chất gọi là “điểm nút”.
Sự chuyển hóa từ chất cũ sang chất mới, gọi là bước nhảy. Đây là bước ngoặt căn bản trong sự phát triển của sự vật. Bước nhảy về chất
không phải là kêt thúc sự vận động nói chung, mà chỉ là kêt thúc của một giai đoạn, một trạng thái, một dạng tồn tại của sự vật mà thôi.
Đó chính là sự gián đoạn trong quá trình vận động liên tục của sự vật. Ở giai đoạn mới lượng lại tiếp tục biến đoi, rồi lại nhảy vọt, dẫn
đến chuyển hóa thành chất mới.
Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng còn có chiều ngược lại. Bản thân mỗi giai đoạn vận động và phát triển của sự vật là mỗi trạng
tháị ốn định vê chất. Trạng thái xác định đó đã quy định những nhịp độ, quy mô, tốc độ biến đối nhất định của lượng. Khi chất mới ra đời
thay thế chất cũ như là kết qủa tất yếu của sự nhảy vọt về lượng, thì chất mới đã tạo những điều kiện và cơ sở mới cho sự vận động và
phát triển mới của lượng. Biểu hiện của điều đó là trong chất mới, lượng biến đổi trên quy mô, tốc độ và trình độ cao hơn.
Ý nghĩa phương pháp luận
Nghiên cứu quy luật lượng chất, cho ta nắm được cách thức phổ biến của moi sư phát triển; trong đó, bước nhảy về chất là một hình thức
tất yếu của sự vận động và phát triển. Sự chuyển hóa của chất chỉ diễn ra trong điều kiện lượng đã tích lũy đến điểm nút. Vì vậy, trong
hoạt động thực tiễn muốn tạo ra bước nhảy cần phải có quá trình tích lũy của lượng. Chỉ khi đủ những yếu tố của lượng và những điêu
kiện thì mới có cơ sở vững chăc đê thực hiện thành công các bưóc nhảy. Ngược lại, khi lượng đã chín muồi thì thực hiện bước nhảy là yêu
cầu khách quan của sự phát triển. Vì vậy cần khắc phục thái độ chủ quan, nóng vội, đốt cháy giai đoạn, cũng như thái độ thụ động trong
hoạt động thực tiễn.
Phải có thái độ khách quan, khoa học trong khi phân tích các bước nhảy, đông thời phải có quyết tâm thực hiện bước nhảy khi có điều
kiện thích hợp. Các bước nhảy trong tự nhiên thường mang tính tự động, không cần có sự tham gia của con người; các bước nhảy trong
xã hội chỉ được thực hiện thông qua hoạt động có ý thức của con người, chúng phụ thuộc vào các điều kiện khách quan và cả các điều
kiện chủ quan. Thái độ khách quan khoa học đòi hỏi phải phân tích cụ thể từng bước nhảy, chống giáo điều, mặt khác phải có quyết tâm
và nghị lực để thực hiện các bước nhảy khi có điều kiện.
b)Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
Quy luật thông nhât và đấu tranh của các mặt đối lập (gọi tắt là quy luật mâu thuân) là quy luật cơ bản nhất của phép biện chứng duy
vật, nói lên nguồn gốc và động lực chung nhất của sự phát triển.
Khái niệm mâu thuẫn biện chứng
Quan niệm thông thường, mâu thuẫn được coi là liên hệ của những cái gì bài trừ, không thỏa hiệp nhau... Phép biện chứng duy vật khẳng
định: mọi sự vật hiện tượng hay quá trình đều bao hàm mâu thuẫn bên trong, bởi vì chúng đều là thê thông nhất của các mặt, các khuynh
hướng đối lập nhau; nhờ sự tác động, thúc đây nhau của những mặt, những khuynh hướng ấy mà sự vật, hiện tượng mới vận động và
phát triển được. Vậy, mâu thuẫn biện chứng là “sự tác động lẫn nhau giữa các mặt, các khuynh hướng đối lập nhau tồn tại vốn có trong
các sự vật, hiện tượng và quá trình khách quan; hay nói cách khác, mâu thuẫn biện chứng là sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đốỉ
lập”.
Mỗi mâu thuẫn được cấu thành từ ít nhất hai mặt đối lập. Vậy mặt đối lập là “những mặt những yếu tố vốn có trong mỗi sự vật hiện tượng
và quá trình, có xu hướng trái ngược nhau, ràng buộc nhau, nhưng bài trừ và chuyển hóa lẫn nhau trong chỉnh thể cấu thành sự vật làm
thành mâu thuẫn”.
Mâu thuân biện chứng có đặc diêm sau:
Tính khách quan: các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn, cũng là những yếu tố khách quan, những khuynh hướng khách quan thuộc về
bản chất của mọi sụ vật, hiện tượng và quá trình vốn có của thế giới. Vì vậy mâu thuẫn của thế giới mang tính khách quan.
Tính phổ biến: mọi sự vật hiện tượng, quá trình của thế giới (tự nhiên, xã hội và tư duy) đều bao hàm mâu thuẫn; không có cái gì trong
thế giới mà không bao hàm mâu thuẫn; mọi giai đoạn phát triển của sự vật đều bao hàm mâu thuẫn.
Tỉnh đa dạng: sự vật hiện tượng nào cũng bao hàm mâu thuẫn, nhưng sự vật khác nhau thì có mâu thuẫn khác nhau, những giai đoạn
khác nhau của mỗi sự vật có những mâu thuẫn khác nhau, mỗi giai đoạn khác nhau của một mâu thuẫn thì biểu hiện tính chất và mức độ
khác nhau, do vậy có nhiều loại mâu thuẫn.
Quá trình vận động của mâu thuẫn
Phân tích nội dung của quy luật, thực chất là làm rõ tính chất và những hình thức phổ biến của sự tác động lẫn nhau giữa các mặt đối lập,
nhờ đó mà sự vật vận động và phát triển.
Sự thống nhât và đấu tranh của các mặt đổi ỉập
Thong nhất của các mặt đối ỉập có nghĩa là hai mặt đối lập liên hệ ràng buộc quy định lẫn nhau, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề, làm điều
kiện tồn tại của mình. Như thế trong thống nhất các mặt đối lập không cô lập, tách rời nhau mà trái lại, tồn tại cho nhau và vì nhau, đòi hỏi
phải có nhau. Sự thống nhất của các mặt đối lập có các biểu hiện sau:
Các mặt đối lập cấu thành sự vật như một chinh thể, sự thống của các măt đối lập vì vậy biểu hiện ra ờ tính chỉnh thể (tính thống nhất)
của sư vât.
Để cho sự vật là một chỉnh thể, các mặt đối lập phải ràng buộc, quy đinh lẫn nhau, nương tựa nhau, đây là biểu hiện rõ rệt nhất của sự
thong nhất giưa các mặt đối lập.
Sự thống nhất của các mặt đối lập còn được hiểu là “sự phù hợp, sự đồng nhất, tác dụng ngang nhau”. Gác mặt đối lập tróng khi tác
động có sự phù hợp với nhau, có tác dụng ngang nhau trong cấu thành bản chất của sự vật. Mỗi mặt đối lập chỉ là một mặt bản chất có
tính phiến diện của sự vật, vì vậy giữa cac mặt đối lập phải phù họp với nhau thì bản chất của sự vật mới là chỉnh thề, đầy đủ, mới là cái
đồng nhất trong bản thân nó.
Trong mâu thuẫn thống nhất của các mặt đối lập là có điều kiện, bởi vì nó bao hàm sự khác nhau, sự đối lập. Do đó có sự đấu tranh tất
yếu giữa chúng.
Đấu tranh của các mặt đối lập được hiểu là sự chế định, hạn chê lân nhau, sự bài trừ, phủ định lẫn nhau, trong bản chất, trong xu hướng
của các yêu tô các mặt, các khuynh hướng nội tại của sự vật. Nhưng, để cho sự đâu tranh giữa các mặt đối lập xảy ra, trước hết chúng
phải có liên hệ quy định lân nhau. Vì vậy, thống nhất là tiền đề cho đấu tranh của các mặt đối lập. Cuộc đâu tranh bao giờ cũng chỉ xảy ra
trong chỉnh thể của mâu thuẫn, của sự vật.
Trong mâu thuẫn đấu tranh giữa các mặt đối lập là tất yếu và tuyệt đôi, vì rằng các mặt đối lập chế định nhau luôn luôn có xu hướng trái
ngược nhau.
Chúng ta thấy rằng, để cho sự vật biểu hiện ra như một cái gì ôn định và xác định, thì các mặt đối lập trong mâu thuẫn phải thống nhất
với nhau. Nhưng sự vật lại thường xuyên thay đổi và chuyển hóa; tính ổn định và đồiig nhât của sự vật thường xuyên bị phá vỡ, cơ sở
của sự biến đổi và chuyển hóa của sự vật chính là đấu tranh của các mặt đối lập, do đó đấu tranh là hình thức có xu hướng dẫn tới phá vỡ
sự thống nhất của các mặt đối lập. Như vậy, thống nhất của các mặt đối lập là tạm thời, tương đối, còn đấu tranh là tuyệt đối, là vĩnh viễn
(diễn ra trong suốt quá trình tồn tại mâu thuẫn), bởi vì sự vận động và phát triển trong thế giới là tuyệt đối và vĩnh viễn.
Đấu tranh của các mặt đối lập là một quá trình. Khi mới xuất hiện mâu thuẫn chỉ biểu hiện sự khác nhau và càng ngàỵ đi đến đối lập và
xung đột. Khi xung đột trở nên gay gắt và nếu có sự chín muồi của các điều kiện thì mâu thuẫn sẽ giải quyết, mâu thuẫn cũ mất đi mâu
thuẫn mới ra đời. Quá trình này cũng chính là quá trình vận động và phát triển của mâu thuần và của sự vật, mà động lực của nó là đấu
tranh giữa các mặt đối lập.
Thông qua thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập còn có sự “chuyển hóa” - như là một hình thức tác động phổ biến của các mặt
đối lập.
Chuyển hóa của các mặt đoi lập
Chuyển hóa của các mặt đối lập được hiểu là sự thay đổi vị trí, tính chất của nhau, sự trở thành nhau, sự giải quyết đối lập và xung đột
dẫn đến sự thống nhât mới với mâu thuẫn mới. Sự chuyển hóa của các mặt đối lập có nhiêu biêu hiện:
Sự thay đổi vị trí, tính chất của các mặt đối lập trong suốt quá trình tồn tại của mâu thuẫn do sự quy định và bài trừ lẫn nhau giữa chúng.
Sự chuyển hóa còn có nghĩa là mặt đối lập này trở thành mặt đổi lập kia trở nên đồng nhất với nhau hoặc cả hai cùng bị xóa bỏ trong
cuộc đấu tranh giữa chúng, biểu hiện này cùa sụ chuyển hóa thường xảy ra trong giai đoạn giải quyết mâu thuẫn.
Nghiên cứu tính chẩt và các hình thức tác động của các mặt đối lập trong mâu thuẫn biện chứng, ta thấy rằng mọi sự vât, hiện tượng và
quá trình trong thế giới đêu bao hàm mâu thuân trong bản chất của chúng, mà sự tác động lân nhau giữa các mặt đối lập theo các hình
thức phổ biến: thống nhất, đấu tranh và chuyên hóa của chúng tạo nên nguồn gốc và động lực phổ biến của mọi sự vận động và phát
triển.
Y nghĩa phương pháp luận
Nghiên cứu quy luật này chúng ta rút ra một số kết luận sau đây.
Thừa nhận mâu thuẫn là bản chất vốn có khách quan của mọi sự vật, đòi hỏi phải phân tích các mặt đối lập của mâu thuẫn, có như vậy
mới có khả năng năm băt được bản chất, khuynh hướng vận động và phát triển của sự vật. Phép biện chứng với tư cách là phương pháp
nhận thức bản chất của sự vật, cũng có nghĩa là học thuyết về mâu thuẫn và phương pháp .phân tích mâu thuẫn, Lênin viết ”sự phân đôi
cái thống nhất và sự nhận thức các bộ phận của nó, đó là thực chất... của phép biện chứng”.
Cần phân tích thật cụ thể một mâu thuẫn cụ thể và tìm cách giải quyết cụ thể đối với từng mâu thuẫn. Yêu cầu này đòi hỏi các nguyên tắc
phân tích phân tích mâu thuẫn sau đây:
Sự vật khác nhau, quá trình khác nhau có mâu thuẫn khác nhau.
Mỗi sự vật hay qúa trình thì cố nhiều mâu thuẫn, mỗi mâu thuẫn lại có đặc điếm và vai trò riêng đối với sự vận động và phát triển của sự
vật.
Mỗi mâu thuẫn có nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn thì mâu thuẫn và mỗi mặt đối lập của mâu thuẫn cũng biểu hiện những đặc điểm riêng .
Nguyên tắc bất di bất dịch của việc giải quyết mâu thuẫn là thông qua đấu tranh giữa các mặt đối lập; còn điều hòa các mặt đối lập thì
không phải là giải quyết mâu thuẫn, mà thực chất là duy trì mâu thuẫn trong một quan hệ hay trạng thái nhất định.
c)Quy luật phủ định của phủ định
Quy luật phủ định của phủ định là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật, nói ỉên khuynh hướng của sự phát triển.
Khái niệm phủ định biện chứng
Phủ định theo quan niệm thông thường, đó là sự xóa bỏ một cái gì đó (một sự vật, một quan điểm...), biểu hiện ra dưới hình thức cái này
thay thế cái kia. Lịch sử triết học cho thấy có hai quan niệm cơ bản đối lập nhau về phủ đinh.
Quan điểm siêu hình, coi sự phủ định là SỊT xóa bỏ hoàn toàn một cái gì đó, cho nên nó làm kết thúc sự phát triển, mà không tạo nên một
tiền đề, một cơ sở mới nào cho sự phát triển. Theo quan điểm này, nguồn gốc của sự phủ định là từ bên ngoài, không diễn ra trên cơ sở
giải quyết mâu thuẫn nội tại của sự vật, không phải là lcêt qủa của sự chuyên hóa vê chất do sự nhảy vọt của lượng. Vì vậy, quan điêm
siêu hình coi sự phủ định đối lập với sự phát triển.
Phép biện chứng duy vật thừa nhận thế giới có nhiều hình thức phủ định.
Có phủ định xóa bỏ hoàn toàn sự vật, không tạo nên một sự phát triển nào. Nhưng cũng có những phủ định cợ bản hơn, không chỉ xóa
bỏ cái cũ, mà còn tao điều kiện và tiền đề cho cái mới, tiến bộ hơn xuất hiện, tạo nên những nấc thang mới của sự phát triển. Những phủ
định như thế, gọi là phủ định biện chứng. Với tư cách cách học thuyết về sự phát triển, phép biện chứng duy vât quan tâm nghiên cứu
những sự phủ định tạo điều kiện và tiền đề cho sự phát triển, tức phủ định biện chứng.
Vậy, phủ định biện chúng là sự thay thế cái cũ bằng cái mới, cái kém hoàn thiện bằng cái hoàn thiện hơn, trên cơ sở giải quyết mâu thuẫn
trong bản chât của sự vật và thông qua những bước nhảy vê chất nhờ sự tích lũy của lượng đạt tới điểm nút”.
Phủ định biện chứng cổ những đặc điêm cơ bản sau đây:
Tính khách quan: mọi sự phủ định biện chứng đều có nguồn gốc và nguyên nhân khậch quan, đó là do sự giải quyết mâu thuẫn bên
trong bản chất. của sự vật thông qua đấu tranh và chuyển hóa của các mặt đối lập. Mặt khác phủ định biện chứng có cách thức khách
quan, đó là sự chuyển hóa về chất do sự nhảy vọt của lượng gây ra. Vì vậy phủ định biện chứng mang tính khách quan, tất yếu đối với
sự phát triển của thế giới, đó là sự phủ định tự thân của thế giới.
Phủ định biện chứng cũng mang tính pho biến đối với mọi sự phát trien, không có sự phát triển căn bản nào mà không gắn với phủ định
biện chứng. Bởi vậy, Mác viết: không có lĩnh vực nào lại có thể có sự phát triển nếu không phủ định những hình thức tồn tại đã có từ
trước.
Tính kế thừa: phủ định biện chứng là kết quả của sự tự thân phát triển trên cơ sở giải quyết mâu thuẫn vốn có của sự vật, cho nên cái mới
ra đời thông qua phủ định cái cũ, thì không đoạn tuyệt hoàn toàn với cái cũ, mà có sự kế thừa những gì còn tích cực của cái cũ. Vì vậy,
một sự phủ định biện chứng, vừa là sự gạt bỏ những mặt tiêu cực, lạc hậu gây cản trở cho sự phát trien; vừa là sự bảo tồn, giữ lại những
yếu tố còn tích cực, còn phù hợp với sự phát trien đê tạo tiên đề cho cái mới xuất hiện và tồn tại
Trong cái mới có giữ lại những yếu tố của cái cũ nhưng không giữ nguyên chúng, mà cải tạo lại theo quy luật của cái mới, những yêu tô
đó gia nhập vào cái mới và chịu sự chi phối bởi logic phát triên của cái mới. Vì vậy sự kê thừa trong phủ định biện chứng là sự kê thừa có
phê phán, là sự “lọc bỏ” tât cả những gì mà sự phát triển trước đó đã đạt được.
Nội dung của qui luật phủ định của phủ định
Sự phát triển trong hiện thực là quá trình vô tận, trong đó trải qua vô số lần phủ định biện chứng, cái mới xuất hiện do phủ định cái cũ, rồi
nó trở lại nên lạc hậu, xơ cứng và bị phủ định làm cho cái mới khác lại xuât hiện. Mặc dù là quá trình vô tận, sự phát ữiển bao giờ cũng
diễn ra theo từng chu kỳ, biểu hiện ở chỗ: sau khi trải qua số lần phủ định biện chứng cái mới xuất hiện dường như có sự lặp lại, tái hiện
lại cái ban đầu trên cơ sở cao hơn.
Vậy “chu kỳ phát triển” là “giai đoạn trong đó sự vật phát triển trải qua một số lần phủ định biện chứng, cái mới xuất hiện có tái hiện lại
một số mặt, một sô đặc điêm của cái ban đâu trên cơ sở cao hơn”.
Trong một chu kỳ phat triển, về căn bản phải có ít nhất hai lẩn phủ địnhbiện chứng. Phù định lần thứ nhất, làm cho sự vật trở thành đối
lập vói cái ban đầu; phủ định lần thứ hai làm kết thúc một chu kỳ phát triển, sự vật có lặp lại, tái hiện lại một số đặc điểm cùa cái ban đầu
trên cơ sở mới, trên quy mô, trình đô và chất lượng mới, được gọi là phủ định của phủ định.
Phủ định của phủ định mang những đặc trưng sau đây:
Là phủ định căn bản lần thứ hai trong một chu kỳ phát triển nhưng cũng là phù định cuối cùng trong chu kỳ đó, làm kết thúc chu kỳ đó.
Là phủ định làm cho sự vật bước lên giai đoạn cao hơn về mọi mặt nhưng trong giai đoạn mới này sự vật có lặp lại không nguyên xi,
không hoàn toàn ma có cải biển một số mặt, một số đặc điểm ban đầu.
Trong phủ định của phủ định không chỉ tái hiện, giữ lại một số yếu tố hay một sô mặt của cái ban đâu, mà còn giữ lại tât cả những thành
quả phát triên đã đạt được trong các giai đoạn trước. Cho nên phủ định của phủ định là sự “lọc bỏ” biện chứng những giai đoạn đã qua,
là sự tổng hợp những giá trị mà sự phát triên ở các giai đoạn trước đạt được. Sự phát triên đạt tới giai đoạn phủ định của phủ định, do đó
có nội dung đây đủ hơn, toàn diện hơn so với những lân phủ định khác trong mỗi chu kỳ.
Sự phát triển mang tính chu kỳ và bất kỳ chu kỳ nào cũng có khuynh hướng tất yếu, phổ biến là đạt tới phủ định của phủ định, cho quy
luật này là quy luật phủ định của phủ định. Những giai đoạn trước so với phủ đinh của phủ định chỉ ]à những nấc thang phiến diện của
nó; chỉ khi sự vật đạt tới phủ định của phủ định mới trở nên đầy đủ, hoàn thiện hơn và mới phản ánh đúng khuynh hướng của sự phát
trien.
Vậy, có thể biểu diễn khuynh hướng của sự phát triển bằng một đường xoáy ốc, trong đó mỗi vòng xoáy ốc biểu diễn một chu kỳ, những
vòng xoáy ốc về sau biếu diễn những chu kỳ phát trien cao hơn.
Ỷ nghĩa phương pháp luận
Nội dung của quy luật cho thấy: sự phát trien là một quá trình có khuynh hướng biện chứng, không theo đường thẳng mà theo đường
xoáy ốc. Điều đó bác bỏ quan quan niêm siêu hình về sự phát trien, đưa lại cho chúng ta cơ sở phương pháp luận khoa học đế phân tích
mọi sự phát trien, phân tích xu thế của thời đai, đem lai niềm tin cho chúng ta về tương lai của tiến bộ lịch sử.
Quy luật giúp ta có quan điểm biện chứng về cái mới. Cái mới ra đời là bước phát triển hợp quy luật của hiện thực khách quan, là giai đoạn
cao về chất trong sự phát triển, nhưng cái mới có kế thừa tất cả những gì còn tích cực, còn phù hợp với cái cũ. Cái mới ra đời hợp quy luật
của sự phát triển, nó sẽ chiến thắng trong cuộc đấu tranh của chống lại cái lạc hậu, bảo thủ. Song, như Lênin chỉ rõ “trong lúc cái mới
vừa mới nảy sinh thì cái cũ trong thời gian nào đó còn mạnh hơn”, cho nên thái độ khách quan, khoa học trong thực tiễn là phải ủng hộ
và bảo vệ cái mới chống lại cái lạc hậu, cái bảo thủ.
1.3. Nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử
1.3.1 Sản xuất vật chat , phương thức sản xuất, biện chứng của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
a)Sản xuất vật chất
Sản xuất vật chất là quá trình hoạt động của con người thực hiện việc cải tạo tự nhiên, bằng các phương tiện thích hợp nhằm mục đích
tao ra của cải vật chất để thỏa mãn nhu cầu con người và xã hội.
Đe sản xuất được cần có ba yếu tố: đối tượng tự nhiên, tư liệu lao động và hoạt động có mục đích của con người (lao động sản xuất). Sản
xuất vật chất bao giờ cũng là quá trình thống nhất của ba yếu tố này. Trong đó yếu tố quyết đinh là lao động sản xuất.
b)Phương thức sản xuất
Phương thức sản xuất là biểu hiện cụ thể của sản xuất vật chất ở mỗi giai đoạn lịch sử nhất định. Vậy phương thức sản xuất là cách thức
mà con người làm ra của cải vật chất trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định, theo cách đó, con người có những quan hệ nhất định với tự
nhiên và với nhau trong sản xuất.
I Phương thức sản xuất bao gồm hai mặt: lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Lực lượng sản xuất là sức sản xuất của xã hội được tạo thành từ sự thông nhất hữu cơ giữa tư liệu sản xuất, người lao động với thể lực,
kinh nghiệm, kỹ năng và các qui trình công nghệ kỹ thuật do khoa học đem lại”. Sự phát triên không ngừng của khoa học, ngày càng đưa
lại những yếu tố mới ra nhập vào lực lượng sản xuất. Nhưng về cơ bản có thể khái quát: lực lượng sản xuất là toàn bộ những yếu tố vật và
người của nền sản xuất.
Quan hệ sản xuất là những quan hệ căn bản giữa người vào người hình thành quá trình trong sản xuất, được thể hiện ở các hình thức của
sở hữu, của tô chức, quản lý sản xuất và của phân phối sản phẩm, tiêu dùng sản phẩm”. Trong ba mặt đó, quan hệ về mặt sở hữu tư liệu
sản xuất là quan trọng nhất, qui định tính chất của quan hệ quản lý và quan hệ phân phối, song chúng không tách rời nhau mà thống
nhất với nhau trong mỗi kiểu quan hệ sản xuất.
Vai trò của phương thức sản xuất đối với sự tồn tại và phát triên xã hội
Ăngghen chỉ ra rằng, Mác là người đầu tiên “đã phát hiện ra qui luật phát
triển của lịch sử loài người, nghĩa là tìm ra một sự thật giản đơn... là trước hết con người cẩn phải ăn, uống, ở và mặc, trước khi có thế lo
đến chuyện làm chính trị, khoa học, nghệ thuật, triết học, tôn giáo...”.
Yêu cầu khách quan của sự sinh tồn của con người và xã hội, buộc con người phải sản xuất của cải vật chất. Xã hội và con người muốn
tồn tại được thì phải tiêu dùng, nhưng con người và xã hội không thể chỉ thỏa mãn nhu cầu ấy bằng cái có săn trong tự nhiên. Chính con
người phải tự mình sản xuât ra đời sống vật chất cho mình. Nấu không sản xuất thì suy cho cùng con người và xã hội không thể tồn tại
được. Như vậy, sản xuất của cải vật chất là điều kiện căn bản nhất của mọi xã hội, là hành động lịch sử của con người từ xưa đến nay cốt
để duy trì cuộc sống con người và xã hội loài người.
Yếu tố căn bản của sản xuất vật chất là hoạt động lao động sản xuất của con người. Khi lao động sản xuất, con người sử dụng cái năng
lực bản chất có tính loài của mình, là thể lực và trí lực, cùng với công cụ, biến giới tự nhiên thành của cải. Sự kiện này làm hình thành các
quan hệ xã hội giữa người và người. Mặt khác, sản xuất vật chất cũng chỉ diễn ra trong quan hệ xã hội. Những quan hệ xã hội đầu tiên, cơ
bản là những quan hệ trong sản xuất. Trên cơ sở các quan hệ đó, những quan hệ xã hội khác về nhà nước, chính trị, pháp quyền, đao
đức, nghệ thuật, tôn giáo.., được hình thành bằng nhiều con đường khác nhau Hệ thống các quan hệ xã hội chính là xã hội.
Như vậy, trong quá trình sản xuất, con người đồng thời sản xuất và tái sản xuất ra những quan hệ xấ hội của mình cho nên sản xuất vật
chât là cơ sở cho sự hình thành xã hội.
Sản xuất vật chất càng ngày càng phát triển. Mỗi khi sản xuất phát triển đến giai đoạn mới, cách thức sản xuất thay đổi do sự phát triển
của kỹ thuật và năng suât lao động, dân đên cải biến quan hệ xã hội trong sản xuât kéo theo sự biên đôi các quan hệ xã hội khác, làm cho
xầ hội tiến bộ từ thâp đên cao. Như vậy, sản xuất vật chất là cơ sở của sự phát triển xã hội.
Phương thức sản xuất với tính cách là sản xuât vật chât trong môi giai đoạn lịch sử nhất định, cùng với hoàn cảnh địa lý và điêu kiện dân
sô hợp thành tồn tại xã hội . Đó là nhân tố quyết định tính chất kết cấu của xã hội, quyêt định sự vận động và phát ữiển của xã hội.
Như vậy lịch sử xã hội trước hết là lịch sử của sản xuất, lịch sử của các phương thức sản xuất kế tiếp nhau. Chìa khóa để nghiên cứu xã
hội, vì thê năm trong sự vận động của các phương thức sản xuất.
c)Quy luật quan hệ sần xuất phù hợp với trình độ phát triên của lực lượng sản xuất
Tính phổ biến của sự tác động biện chứng giữa lựe lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, trong mọi phương thức sản xuất của xã hội loài
người, nói lên một qui luật phổ biến nhất của sản xuất vật chất và lịch sử xã hội, đó là qui luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của
lực lượng sản xuất.
Trình độ của lực ỉượng sản xuất là trình độ của công cụ, của kỹ thuật, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo lao động của con người, là mức độ tập
trung và chuyên môn hóa lao động, là qui mô sản xuất và trình độ phân công lao động. Trong đó, trình độ của lực lượng sản xuất biểu
hiện tập trung ở năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả lao động.
Sự phù hợp của QHSX với trình độ của LLSX là qui ỉuật phổ biến của sự tác động biện chúng giữa LLSX và QHSX
Qui luật này bao gồm các nội dung sau:
QHSX hình thành, biến đỗi và phát triển dưới ảnh hưởng quyết định củaLLSX
Trong sự vận động và phát triển của mọi nền sản xuất vạt chất (PTSX), LLSX là nội dung, có xu hướng tất yếu làm hình thành những
hình thức sản xuất thích ứng với trình độ phát triển của nó, tạo ra khuôn khổ thích hợp trong đó nó phát triển (QHSX). Sự “phù hợp” của
QHSX với trình độ phát triển của LLSX có biểu hiện:
Tương ứng với những tính chất và trình độ nhất định của LLSX thì có một kiểu QHSX như là hình thức thích hợp của sự biến đổi và phát
triển của nó. Đo đó lịch sử sản xuât của loài người trải quan những PTSX khác nhau, trong đo lực lượng sản xuất ở những trình độ nhất
định qui định tính chất tương ứng IU kiểu QHSX của nó. Mỗi chế đô xã hội dựa trên một nền sản xuất, trong QHSX phụ thuộc khách
quan vào LLSX, và nói lên bản chất kinh tế của chế độxã hội đó.
Trong sự phát triển của PTSX, LLSX biến đổi nhanh hơn, còn QHSX có tính ổn định hơn. Khi LLSX phát triển đến mức vượt quá khuôn
khổ của QHSX tương ứng, thì có khả năng phá vỡ sự ổn định của QHSX đó, ngược lại QHSX lúc này trở thành kìm hãm sự phát triển của
LLSX. Xung đột gay gắt giữa LLSX mới với QHSX cũ dẫn đến xóa bỏ QHSX đó, hình thành QHSX mới phù hợp với trình độ và tính chất
mới của LLSX, phù hợp hơn với yếu cầu của viêc giải phóng LLSX và sự phát triển của LLSX. Điều này thể hiện rõ rệt ở các giai đoạn
chuyển biến từ xã hội này sang xã hội khác.
Trong khuôn khổ của một kiểu QHSX, sự phát triển của LLSX diễn ra liên tục. Vì vậy mặc dù có sự ổn định về bản chất, nhưng những
hình thức cụ thể của QHSX biểu hiện trên các mặt như sở hữu, quản lý, phân phối cũng thường xuyên phải thay đổi để đáp ứng những
yêu cầu do sự phát triển của LLSX trong mỗi thời kỳ đặt ra.
Sự phù hợp của QHSX với LLSX còn biểu hiện ở sự tác động trở lại của QHSX đối với LLSX trong sự phát triển của PTSX
Trong PTSX, QHSX không phải là yếu tố thụ động, hoàn toàn chịu sự lệ thuộc vào LLSX. Nó là hình thức tổ chức nội dung của mọi quá
trình sản xuât, mà không có một quá trình sản xuất nào, một lực lượng sản xuất nào lại phát triển ngoài khuôn khổ của QHSX tương ứng.
Vì vậy, QHSX có thể tác động trở lại đối với sự phát triển của LLSX, trên những mặt chủ yếu sau:
QHSX là yếu tố định hướng, nói lên mục đích của mỗi nền sản xuât; nói lên xu hướng căn bản của sự phát triển các nhu cầu về lợi ích vật
chất và lợi ích tinh thầri trong xã hội.
QHSX qui định tính chất của các hệ thống tổ chức quản lý sản xuất, quản lý xã hội..;
QHSX qui định sự hình thành hệ thống các nhân tố thúc đẩy sự tiến bộ của sản xuất và của xã hội.
Với những tác động đó, khi tác động trở lại LLSX, thì QHSX có thể thúc đẩy, mở đường cho LLSX phát triển nhanh hơn nếu đó là quan
hệ sản xuất phù hợp với yêu cầu của LLSX. Còn nếu QHSX đã lỗi thời, không còn phù họp với trình độ của LLSX thì nó có xu hướng kìm
hãm sự phát triển của LLSX. Nhưng khả năng kìm hãm của QHSX cũng chỉ có tính tạm thời, bởi vì xét đến cùng sự phát triển của PTSX là
do LLSX quyết định. Ở đây sự phù hợp của QHSX đoi với tính chất và trình độ của LLSX, đặt ra một yêu cầu “QHSX tạo ra một phương
thức sản xuất kết hợp tốt nhất sức lao động với tư liệu sản xuất, do đó phát huy được các khả năng của người lao động ; phát huy và sử
dụng có hiệu quả các yếu tố khác của LLSX, làm cho năng suất lao động tăng lên, đời sống người lao động được cải thiện, tinh thần lao
động tích cực hơn”. Đó cũng là biểu hiện rõ nhất của sự phù họp QHSX với những giai đoạn cụ thể và những yêu cầu của LLSX.
Tóm lại: sự tác động biện chứng giữa LLSX và QHSX làm cho các PTSX vận động, phát triển và thay thế nhau theo qui luật: QHSX phù
hợp với trình độ phát trien của LLSX. Đó là qui luật vận động và phát triển chung nhất của xã hội loài người. Sự tác động của nó làm cho
xã hội loài người phát triển trải quanhững giai đoạn lịch sử kế tiếp nhau từ thấp đến cao. Mỗi giai đoạn lịch sử, Xà hội tồn tại dưới một
hình thái kinh té -xã hội nhất định. Cơ sờ của môi hình thái xã hội ấy là mỗi PTSX. Chính sự tác động giữa LLSX và QHSX theo qui lxiật
trên là cơ sở cho sự vận động của mọi HTKT- XH.
1.3.2Biện chứngcủa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội
Xã hội xét về cấu trúc, là hệ thống các quan hệ xã hội trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, tinh thần; toong đó những quan hệ
sản xuất hợp thành cơ sở hạ tầng (CSHT) và những quan điểm, tư tưởng, những thiết chế tương ứng cùng với quan hệ giữa chúng hợp
thành kiến trúc thượng tầng (KTlT).
a)Khái niệm cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng
Cơ sở hạ tâng là toàn bộ những QHSX hợp thành cơ câu kinh tê của một hình thái kinh tế -xã hội.
Thực chất của CSHT là QHSX, nhưng đó là tổng thể các QHSX đang tồn tại trong một chế độ xã hội. Các QHSX hợp thành CSHT có thê
thuộc nhiều PTSX khác nhau, điều dó càng rõ rệt ở những xã hội có nền kinh tế nhiều thành phân. Hợp thành CSHT, trước hết là những
QHSX thống trị nói lên bản chât của CSHT đó, ngoài ra còn tồn tại các QHSX tàn dư của xã hội trước và QHSX mâm mống của xã hội
tương lai (nhưng không phải CSHT của xã hội nào cũng có đầy đủ tất cả các QHSX đó).
Cơ sở hạ tầng có các đặc trung sau:
CSHT phản ánh chức năng xã hội của các QHSX. Vì vậy, nếu xét nó là QHSX thì đó là yếu tố phụ thuộc vào LLSX; nếu xét nó là cơ sở
kinh tế thì đây là yếu tố giữ vại trò quyết định mọi mặt của đời sống xã hội.
CSHT là một khái niệm phản ánh tổng thể các quan hệ vật chất - khách quan giữa người và người, nảy sinh trong một nền sản xuất xã hội
nhất định. Những qúan hệ này biểu hiện khá đặc thù trong nhũng ngành, những thành phần kinh tế cụ thể. Điều đó làm cho nội dung
của khái niệm CSHT phong phú hơn, cụ thể hơn khái niệm QHSX.
Trong xã hội có giai cấp, CSHT có tính giai cấp do QHSX thống trị qui định. Sự đối kháng trong CSHT, chính là sự đối kháng về tính chất,
về xu hướng của những nhu cầu và lợi ích kinh tế của các giai cấp.
Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm, tư tưởng xã hội, những thiết chế tương ứng và những quan hệ giữa chúng hình thành
trên cơ sở hạ tầng nhất định.
Khái niệm KTTT phản ánh tổng thể của những tư tưởng và những thiết chế xã hội do cơ sở kinh tế của xã hội sinh ra. Vì vậy nó là khái
niệm rất quan trọng cho việc nhận thức những động lực và cơ chế chung của sự vận động lịch sử. KTTT có những đặc trưng sau:
KTTT là sự phản ánh dưới hình thức xã hội các quan hệ kinh tế vật chất, nên nó bị qui định và phụ thuộc vào cơ sở kinh té của xã hội, tức
do CSHT qui định.
Các yếu tố của KTTT đều liên hệ qua lại với nhau và liên hệ với CSHT- Nhưng liên hệ của các yếu tố trong KTTT với nhau và với CSHT
không giông nhau, do đó vai trò của chúng cũng không giống nhau.
KTTT của xã hội có giai cấp, có hệ tư tưởng và thể chế của giai cấp thống trị qui định bản chất và xu hướng căn bản của KTTT. Ngoài ra
còn có tư tưởng và tổ chức của các giai cấp khác, các tầng lớp trung gian... nhưng đều bị chi phôi bải tư tưởng và tổ chức của giai cấp
thống trị. Tính chất đối kháng cua KTTT trong xã hội có giai cấp, do tính đối kháng trong CSHT qui định.
Bộ phận cộ quyên lực mạnh nhất trong KTTT của xã hội có giai cấp ỉà nhà nước. Nó là công cụ của giai cấp thống trị tiêu biểu cho chế độ
xã hội về chính trị và pháp lý. Nhờ có nhà nước giai câp thống trị nắm quyền lãnh đạo mọi mặt của đời sông xã hội từ kinh tế, chính trị đến
tư tưởng. Nhưng quyền thống trị vê chính trị, về tư tưởng của một giai cấp có nguồn gốc từ địa vị kinh tế của nó.
b)Mối quan hệ biện chửng giữa CSHTvà KTTT
Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng
Mỗi hình thái kinh tế - xã hội nhất định có một CSHT nhất định và thích ứng với nó là một KTTT nhất định, vai trò quyết định của CSHT
biểu hiện:
CSHT nào thì sinh ra KTTT đó, giai cấp nào thống trị về kinh tế, thì giai câp đó thống trị về chính trị và tinh thần. QHSX thống trị nào
cũng sinh ra KTTT chính trị tương ứng với nó (Hệ thống chính trị). Mâu thuẫn trong lĩnh vực kinh tê quyết định tính chất của các mâu
thuẫn trong lĩnh vực tư tưởng. Những yêu tố trong KTTT (tư tưởng, thiết chế, quan hệ) xét đến cùng đều phản ánh ở mức độ nhât định
những quan hệ trong CSHT, và đều trực tiếp hay gián tiêp phụ thuộc vào CSHT. Những hiện tượng trong KTTT vì vậy, sẽ không giải
thích được vê cơ bản nêu không tìm được cơ sở cùa chúng từ trong CSHT.
Những biến' đổi căn bản trong CSHT sớm hay muộn sẽ dân đên .sự biên đổi căn bản trong KTTT. Những biến đổi đó diễn ra trong từng
hình thái kinh tế - xã hội, cũng như khi chuyển từ một hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác.
Mỗi khi có những thay đổi nhất định trong CSHT, đặc biệt là đối với quan hệ sản xuất thống trị, thì tất yếu dẫn đến những thay đổi nhất
định trong KTTT. Như thế những biến đổi của KTTT có nguồn gốc từ sự biên đôi của CSHT. Sự kiện này xảy ra trong suôt quá trình tôn
tại của môi hình thái kinh tê I xã hội.
Khi cơ sở hạ tầng cũ mất đi thì kiến trúc thượng tầng do nó sinh ra cũng mất theo, khi một CSHT mới xuất hiện thì KTTT phù hợp với nó
sớm hay muộn sẽ xuất hiên. Trong xã hội có giai cấp đối kháng, những biên đối đó diễn ra thông qua cuộc đấu tranh giai cấp gay go,
quyết liệt giữa giai cấp thống trị và giai câp bị trị. Khi cách mạng xã hội xóa bỏ CSHT cũ thay băng CSHT mới, thì sự thống trị về chính trị
của giai cấp thống trị cũ bị xóa bỏ, xác lập quyền thống trị chính trị của giai cấp cách mạng, bộ máy nhà nước cũ bị xóa bỏ và thay bằng
bộ máy nhà nước mới, xóa bỏ sự thống trị của hệ tư tưởng cũ và xác lập sự thông trị của hệ tư tưởng mới. Kệt quả là KTTT cũ mât đi, xác
lập ICTTTmới. Khi CSHT biến đổi căn bản, thì KTTT với tính cách là một chỉnh thể cũng biên đổi căn bản. Song không phải mọi yếu tố
của KTTT đều biến đổi đồng thời. Có một số yếu tố của KTTT cũ được KTTT mới kế thừa và cải biến thành yếu tố nộỉ tại của mình.
“ Sự tác động trở lại của KTTT đối với CSHT
Cơ sở hạ tầng quyết định KTTT, điều đó không có nghĩa là KTTT hofo, toàn thụ động, chịu sự chi phối một chiều của CSHT. Là một hệ
thong, KTTT cộ tính độc lập tương đối với CSHT biểu hiện ở chỗ: không phải bất cứ biến đô’ nào cùa KTTT cũng được giải thỉch chỉ
bằng nguyên nhân kỉnh tế; bên trong KTTT có sự tác động nhiều vẻ giữa các yếu tố gây ra những thay đôi nhất đinh không có nguồn
gốc kinh tế ; sự vận động của KTTT xã hội có tính kế thừa.
Do tính độc lập tương đối và tính chất phản ánh của KTTT đối với CSUr mà KTTT có sự tác động mạnh mẽ dến mọi mặt của đời sống xã
hội. Trong đó chủ yêu là tác động trở lại CSHT. Sự tác động này thể hiện ở chức năng xã hội của KTTT: bảo vệ, duy trì, củng cố và phát
triển CSHT sinh ra nó ; đẩu tranh xóa bỏ CSHT và KTTT cũ.
Kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị trong xã hội có giai cấp không chỉ được sinh ra trực tiêp từ cơ sở kinh tế, mà còn là công cụ đê
đảm bảo quyền lực kinh tế của giai cấp thống trị. Nếu không xác lập được quyền thống trị trong KTTT (chính trị và tư tưởng), thì một giai
cấp không thể giữ được quyền thống trị trong kinh tê. Vì vậy, các yếu tố của KTTT pháp lý chính trị như: Nhà nước, tư tưởng chính trị và
pháp quyền... có tác động trực tiếp đến CSHT.
Các bộ phận khác của KTTTnhư: triết hoc, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo cũng tác động đến CSHTbằng những hình thức khác nhau,
song thường phải thông qua nhà nước, pháp luật và các thiết chế xã hội khác. Nhờ vậy mà chúng phát huy được hiệu lực đổi với CSHTvà
đối với toàn bộ xã hội.
Sự tác động của KTTT đối với CSHT có thể theo hai chiều hướng: nếu KTTT phản ánh đúng CSHT, biến đổi cùng chiều với CSHT và tác
động phù hợp với các qui luật kinh tế khách quạn thì thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của CSHT. Nếu KTTTphản ánh sai CSHT, hoặc giả
nó là sản phẩm của cơ sờ kinh tế cũ, thì có thể kìm hãm sự phát triển của CSHT, và sự tiến bộ xã hội. Nhưng sụ kìm hãm ấy chỉ có tính tạm
thòi, bởi vĩ xét đến cùng CSHT biến đổi sẽ kéo theo mọi thay đổi của KTTT, xóa bỏ mọi KTTT không phù họp với nó.
1.3.3. khái niệm quần chúng nhân dân và vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử xã hội
a)Khái niệm quân chủng nhân dân
Chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng khái niệm "quần chúng nhân dân'' để chi lực lượng căn bản trong cấu trúc chủ thể của các quá trình lich
sử, chỉ người sáng tạo chân chính ra lịch sử. Vậy, quân chúng nhân dăn là bộ phận lớn dân cư cổ cùng chung những lợi ích căn bản, liên
kết lại thành một tập thể, dưod sự lãnh đạo của một thủ lĩnh, môt tồ chức hay đảng phái nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị,
xã hội của thời đại. Khái niệm quần chúng nhân dâfl được xác định bởi: những người lao động sản xuất - được coi là hạt nhân cơ bản của
quần chúng nhân dân; nhũng tầng lớp dân cư chống lại giai cấp thống trị, áp bức, bóc lột, đối kháng với quần chúng nhân dân; những
giai cấp, những lượng xã hội mà hoạt động của họ thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Trong lịch sử, mỗi khi đứng trước những vấn dề lựa chọn, thì cộng đônể dân tộc hay quốc tế thường bị phân hóa thành những lực lượng
đối lập^ nhf'j’ Trong bôi cảnh đó, quân chúng nhân dân là khối dân cư đông đảo thúc đây líc ; sử loài người phát triển; những giai cấp,
những lực lượng đi ngược lại lợi ích
dân tộc, quốc tế và thời đại, cản trở tiến bộ xã hội gọi là lực lượng phản động.
c)Vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân
Theo quan điem của CNDVLS, quần chúng nhân dân là người sárig tạo lịch sử, là người quỵết định lịch sử. Vì vậy, lịch sử xã hội trước hết
là lịch sử của lao động sản xuất, của hoạt động xã hội, của đấu tranh giai cấp và hoạt động cách mạng của quân chúng nhân dân. Kết
luận này được rút ra dựa trên các căn cứ sau:
Quần chúng nhân dân là lực lượng trực tiếp sản xuất ra cỏa cải vật chất và tinh thần cho xă hội. Điều này được khẳng định khi chúng ta
vạch ra vai trò quyêt định của người lao động (quân chúng nhân dân) ữong lực lượng sản xuất xã hội.
Quần chúng nhân dân là chủ thể hoạt động cải tạo các quá trình kinh tế, chính trị, xã hội; Bởi vì quân chúng nhân dân là động lực quyêt
định tiên bộ xã hội, phát triển xã hội.
Quần chúng nhân dân là lực lượng và động lực của mọi cuộc CMXtK Trong lịch sử mọi thời đại, nêu không có sự tham gia tích cực của
quân chúng nhân dân thì sẽ không thể có những chuyển biến cách mạng (các cuộc CMXH).
Phần 2
HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC ILÊNĨN VÈ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA
2.1Nội dung cơ bản của học thuyết giá trị
2.1.1Điều kiện, đặc trưng và iru thế của sản xuất hàng hóa
Trong lịch sử phát ưiển của nền sản xuất xã hội, đã tồn tại'hại lọại hình sản xuất là sản xuất tự nhiên và sấn xuất hàng hóa. Sản xuất hàng
hỏa ra đời phải có hai điều kiện sau: thứ nhất,có sự phân công lao động xã hội; thứ hai, có sự tách biệt tương đôi vê mặt kinh tế giữa
những người sản xuât.
Đăc trưng của sản xuất hàng hóa là sản xụất ra sản phẩm để trao đổi. Nhờ đặc trưng này mà sản xuất hàng hóa có những ưu thế hơn hẳn
so với sản xuất tự cấp, tự túc:
Thứ nhất, mục đích của sản xuất hàng hóa không phải đẻ tự tiêu dùng mà để thỏa mãn như càu của thị trường. Nhu cầu của thị trường
ngày càng gia tăng là động lực thúc đẩy sản xuất ngày càng phát ừiển nhanh chóng so với sản xuáttự nhiên.
Thứ hai, trong nền kinh tế hàng hóa có sự tác động cùa quy luật cạnh tranh buôc những người sản xuất phải quan tâm đến việc cải tiến
kỹ thuật, nâng cao trình độ quản lý, nhờ đó nâng cao năng xuất lao động,thúc đẫy lực lượng sản xuát phát trien.
Thứ ba, các quan hệ hàng hóa I tiền tệ phát triển đã thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa các vùng ữong nước, giữa các quốc gia trên thế giới,
nhờ đó tạo ra khả năng đáp ưng nhu cầu đời sống và sản xuất của xã hội ngày càng tốt hơn.
2.1.2Hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa, lượng giá trị của hànghóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa, sự
phát triển các hình thái giá trị
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thê thỏa mãn một nhu câu nào đó của con người, thông qua trao đổi mua bán. Hàng hóa có 2
thuộc tính: giá trị sư dụng va giá trị. Giá trị sử dụng là công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn một cách trực tiếp hay gián tiếp một nhu
cầu nào đó của con người trong sản xuất hoặc trong tiêu dùng. Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa được
két tinh trong hàng hóa.Hàng hóa là sự thông nhât của hai thuọc tính giá trị sử đụng và giá trị. Trong đó giá trị sử dụng là thuộc tính tự
nhiên của hàng hóa,còn giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hóa.
Giá trị hàng hòa được xét cả mặt chất và lượng: chất của giá trị là lao động trừu tương của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng
hóa. Lượng giá trị hàng hóa là số lượng lao động trừu tượng được vật hóa trong hàng hóa.
Thước đo lượng giá trị hàng hóa được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.
Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian đòi hỏi đê sản xuât ra một hàng hóa trong điều kiện sản xuất binh thường của xã hội, tức là
với một trình độ kỹ thuật trung bình, trình độ tay nghề trung bình và một cường độ lao động trung bình trong một xã hội nhất định.
Lượng giá trị chịu ảnh hưởng của những nhân tố sau đây:
Thứ nhất, năng suất lao động.
Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động,nó được tính bằng sô lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc
số lượng thời gian cẩn thiết đế sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Năng suất lao động xã hội càng tăng, thời gian lao động xã hội cần thiết
để sản xuất ra hàng hóa càng giảm, lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng ít. Ngược lại, năng suất lao động xã hội càng giảm, thì thời
gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa ngày càng tăng và lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm ngày càng nhiều. Lượng
giá trị của một đon vị hàng hóa tỷ lệ thuận với số lượng lao động kết tinh trong hàng hóa đó yà tỷ lệ nghịch với năng suất lao động xã
hội.
Năng suât lao động phụ thuộc vào các nhân tố nhưitrình độ khéo léo của người lao động; sự phát triển của khoa học - kỹ thuật và trình
độ ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuât; sự kêt họp xã hội của sản xuất; hiệu quả của tư liệu sản xuất và các điều kiện tự
nhiên.
Thứ hai, cường độ lao động.
Cường độ lao động là mức độ khẩn ữương của lao động. Khi cường độ lao động tăng lên, thì lượng lao động hao phí trong cùng một đơn
vi thời gian cũng tăng lến và lượng sản phẩm được tạo ra cũng tăng lên tương ứng còn lượng giá trị của mỗi đơn vị sản phấm không thay
đổi. Xét về bản chất tăng cường độ lao động cũng giống như kéo dài thời gian lao động
Thứ ba, mức độ phức tạp của lao động.
Căn cứ vào trình độ của lao động có thể phân chia lao động thành lao động giản đơn và lao động phức tạp.
Lao động giản đơn là những loại lao động không cân phải đào tạo chuyên môn, bât kỳ một người bình thường nào cũng có thê tự thực
hiện được. Lao động phức tạp là những loại lao động được đào tạo chuyên môn một cách công phu. Lao động phức tạp là bội số của lao
động giản đơn, điêu đó có nghĩa jà trong cùng một đơn vị thời gian thì lao động phức tạp tạo ra được giá trị gâpnhiều ỉần so với lao động
giẩn đơn.
Trên thị trường, người tá lấy lao động xã hội cần thiết giản đơn trũng bình để đo lưcmg giá trị hàng hóa.
Tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động đều làm cho sản phẩm tăng lên. Tuy nhiên, chi có tăng năhg suất lao dộng mới làm
cho giá trị cá biệt của hàng hóa giảm xuống. Để tăng năng suát laò động cần nâng cao trìiủi độ taỵ nghề cho người lao động,nâng cao
mức trang bị kỹ thuật cho sản xuất. Nhưng điều đó phụ thuộc vào chiến lược đào tạo nguồn nhân lực của đất nước.
Sự phát triển của các hình thái giá trị trong nền kinh tế hàng hóa được biêu hiện thông qua bổn hình thái sau :
Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên; ví dụ: 1 mét vải =10 kg thóc
Đặc điểm của hình thái này là mỗi hàng hóa chỉ đượe trao đổi với một hàng hóa duy nhất, trao đổi mang tính chất trực tiếp.
Hình thái giá ữị đầy đủ hay mở rộng:
Đặc điểm của hình thái này là một hàng hóa có thể trao đôi được với nhiều hàng hóa khác nhau. Tuy nhiên, trao đổi vẫn còn mang tính
chât trực tiêp. Ví dụ:
100mvải = 1 tấn thóc hoặc, =100kg hoặc = 1 chỉ vàng v.v...
Hình thái chung của giá trị:,,
Đặc điểm của hình thái chung là traò đổi của loài người đã chụyên từ trực tiếp sang gián tiếp thông qua vật ngang giá chung. Ví dụ:
1 tấn thóchoặc 100 kg chè hoặc 1 chỉ vàng v.v…= 100 met vai
Hình thái tiền tệ:
Khi vật ngang giá chung được cố định ở một vật duy nhất là vàng thì xuất hiện hình thái tiền tệ. Ví dụ:
1 tần thóc hoặc 100 kg chè hoặc 100m vải = 1 chỉ vàng
2.1.3 Quy luật giá trị: nội dung , yêu cầu và tác dụng của quy luật giá trị. Sự biều hiện của quy luật giá trị trong giai đoạn phát triển của
chủ nghĩa tư bản. Ý nghĩa nghiên cứu đối với các doanh nghiệp Việt Nam
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hang hóa, ở đâu có sản xuất và trao đổi hành hóa thì ở đó có quy luật
giá trị
Nội dung của quy luật giá trị là sản xuất và trao đổi phải dựa trên Co sộ thời gian hao phí lao động và xã hội cần thiết. Nội dung này yêu
câu trong xuất hao phí lao động tư nhân bằng hao phí lao động xã hội, trong lưu thông yêu cầu phải trao đổi ngang giá, tức giá cả phải
bằng giá trị- Quy luật giá trị bắt tất| cả những người sản xuất hàng hóa phải tuân theo nội dung yêu câu đó bằng cơ chế vận động của nổ
thông qua sự biến động của giá cả trên thị trường.
Trong nên kinh tế hàng hóa, quy luât giá trị có ba tác dụng sau đây:
Thứ nhất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Quy luật giá trị điều tiết sản xuất bằng cách căn cứ vào sự biến động của giá cả trên thị trường mà nó phân bổ lại các yếu tố sản xuất giữa
các ngành, các lĩnh vực của nên kinh tế. Ở những ngành cung bé hơn cầu, hàng hóa khan hiếm giá cả cao, thu được nhiều lợi nhuận sẽ có
các nguồn lực từ các ngành khác di chuyên tới. Ngược lại, ở những ngành cung lớn hơn câu, hàng hóa dư thừa, giá cả thấp, lợi nhuận
thấp hoặc không có lợi nhuận các nguồn lực sẽ di chuyển sang các ngành khác. Nhờ đó thiết lập được sự cân đối của nền kinh tê.
Điều tiết lưu thông bằng cách thông qua sự biển đổi của giá cả trên thị trường nó phân phối lại hàng hóa từ những nơi có giá cả thấp đến
những nơi có giá cả cao, góp phần ổn định thị trường, khuyến khích sản xuất phát triển.
Thứ hai, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuât, tăng năng suất lao động, thúc đẩy lực lượng sản xuẩt phát triển.
Trong nên kinh tế hàng hóa, các chủ thể sản xuất cùng một loại hàng hốa trong các điều kiện khác nhau chi phí sản xuất ra hàng hóa sẽ
khác nhau, nhưng trên thị trường, họ phải bán hàng hóa cùng một giá theo giá trị xã hội. Người nàocó chi phí thấp sẽ thu được lợi
nhuận cao, người nào cỏ chi phí cao lợi nhuận sẽ thâp hoặc không có lợi nhuận. Do đó, buộc các chủ thê phải quan tâm đên việccải tiện
kỹ thuật, nâng cao trình độ quản lý, nhờ đó làm cho năng suất lao động tăng lên,góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
Thứ ba, thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người sản xuất hàng hóa thành người giàụ, người nghèo.Quá trình cạnh tranh
của các chủ thể trên thị trường tất yếu dẫn đến kết quả là: những người có điêu kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ kỹ thuật cao, quản lý
giỏi, giá trị cá biệt thâp hơn giá trị xạ hội cần thiết, nhờ đó giàu lênnhanh chóng. Họ mua thêm tư liệu sản xuất, mở rộng kinh doanh.
Ngươc lại, những người không có điêu kiện thuận lợi, làm ăn kém cỏi, hoặc rủi ro ừong kinh doanh nên thua lỗ dẫn đến phá sản trở thành
người nghèo.
Quy luật giá trị tồn tại ừong cả hai giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tưbản. Tuy nhiên, trong các giai đoạn khác nhau nó có sự biểu
hiện khác nhau.Trong giai đoận tự do cạnh tranh, quy luật giá trị biểu hiện thành quy luật giá cảsản xuất: Gsx = K + p. Trong giai đoạn
độc quyền, quy luật giá trị biểu hiện thành quy luật giá cả độc quyển; Gđq = K + Pđq.
Để hoạt động có hiệu quả trong nên kinh tê thị trường, các doanh nghiệp nước ta hiện nay cần phải nắm vững và chủ động vận dụng
quy luật giáTrong hạch toán lánh tế phải tính đúng, tính đủ các yếu tố đầu vào và đầu ra, phải điều chỉnh sản xuất và trao đổi trên cơ sở
thời gịan hao phí lao động xẫ hộ1 cần thiết.
2.2Nôi dung cơ bản của học thuyết giá trị thăng dư
2.2.1Sự chuyển hóa của tiền thành tư bản
Tiền với tư cách là tiền và tiền với tư cách là tư bản chỉ khác nhau về hình thái vận động trong lưu thông. Vì vậy, muốn biết đồng tiền nào
trờ thành tư bản thì phải so sánh hai công thức lưu thông: lưu thông hàng hóa giản đơn (H - T - H) và lưu thông hàng hóa tư bản chủ
nghĩa (T - H - T’). Hai công thức này đều phản ánh sự vận động của nền sản xuất hàng hóa, nên có những điểm giống nhau về hình thức
là: có hai hành vi đối lập nhau: mua và bán; có hai nhân tố vat chất giống nhau: hàng và tiền; biểu hiện mối quan hệ giữa hai ngườhngười
mua và người bán. Tuy nhiên, hai công thức này phản ánh hai nền kinh tế ờ trình độ khác nhau, nên chúng có những điểm khác nhau
thuộc về bản chất: địểm xuất phát và kết thúc của công thức H - T - H đều là hàng, còn điểm xuất phát và kết thúc của công thức của
công thức T - H - T’ đều là tiền; giá trị sử dụng của điểm xuát phát và điểm kết thúc của công thức H - T - H có sự khác nhau về chất, còn
giá trị sử dụng của điểm xuất phát và kết thúc của công thức T - H - T’ giống nhau về chất; giá trị của điểm xuất phát và kết thúc của công
thức H - T - H bằng nhau về lượng, còn giá trị của điểm xuất phát và kết thúc của công thức T - H - T’ khác nhau về lượng; mục đích của
công thức H - T - H là giá tri sử dụng, còn mục đích của công thức T - H - T’ là tăng thêm giá trị hay đạt được giá trị thặng dư; sự vận
động của công thức H - T - H là có giới hạn,còn sự vận động của công thức T - H - T’ là không có giới hạn.
Tóm lại, đồng tiền nào vận động theo công thức T - H - T’ là tư bản,người chủ đông tiền đó là nhà tư bản. T - H - T’ là công thức chung
của tư bản, vì mọi loại tư bản đều vận động theo công thức đó.
Theo C.Mác, mâu thuẩn của công thức chung của tư bản là: tư bản không thể xuất hiện từ trong lưu thông và cũng không thể xuất hiện ở
bên ngoài lưu thông. Nó phải xuát hiện trong'lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông.
Đe giải quyết mâu thuẩn của công thức chung của tư bản, phải lấy những quy luật nội tại của lưu thông hàng hóa làm cơ sở, tức phải lấy
việc trao đổi hàng hóa sức lao động giữa công nhân và tư bản làm cơ sở.
Sức lao động là toàn bộ thế lực và trí lực ở trong thân thế của con người, mà con người vận dụng nó để tiến hành lao động sản xuất.
Sức lao động trở thành hàng hóa phải có hai điều kiện sau đây:
Thứ nhất, người có sức lao dộng phải được tự do về thân thể,làm chủ được sức lao động của mình và có quyền bán sức lao động của
mình như một hàng hóa.
Thứ hai, người có sức lao động phải bị tước đoạt hết mọi tư liệu sản xuất và tư-liệu sinh hoạt,để tồn tại buộc anh ta phải bán sức lao động
của mình để sống.
Giống như các hàng hóa khác,hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tính.-giá trị và giá trị sử dụng.
Giá trị hàng hóa sức lao động do thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuât và tái sản xuất ra sức lao động quyết định.
Thời gian lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động là thờigian đòi hỏi để người công nhân lao động tạo ra của cải vật chât
đê nuôi sống mình và gia đinh.
Xét về lương, giá trị sức lao động bẳng tổng số giá trị các tư liệu sinh hoạt nhất định. Tông số giá trị các tư liệu sinh hoạt này bao gôm:
Một là, giá trị tiĩ liệu sinh boạt về vật chất và tinh thân cân thiêt đê tái sản xuất sức lao động của công nhân;
Hai là, phí tổn đào tạo người công nhân;
Ba là, giá trị tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thân cân thiêt cho con cái người công nhân.
Giá trị hàng hóa sức lao động khác vói hàng hóa thông thường ở chô nó còn bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử.
Giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động được thể hiện ra trong qua trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình lao động của người công
nhân. Hàng hóa sức lao động là loại hàng hóa đặc biệt, do đó nó củng có giá trị sử dụng đặc biệt khác với hàng hóa thông thường: hàng
hóa thông thường sau quá trình tiêu dùng và sử dụng thì cả giá trị lẫn giá trị sử dụng của nó đều biến mất theo thời gian. Trái lại, quá
trình tiêu dùng hàng hóa sức lao động, lại là quá trình sản xuât ra một loại hàng hóa nào đó, đồng thời là quá trình tạo ra một giá trị mới
lón hơn giá trị của bản thân hàng hóa sức lao động. Phần lớn hơn đó chính là giá trị thặng dư mà nhà tư bản chiếm đoạt của công nhân.
Như vậy, giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động là nguồn gốc của giá trị và giá trị thặng dư, nghĩa là nó có thê tạo ra giá ữị mới lớn hơn
giá trị của bản thân nó. Đó là chìa khóa đê giải thích mâu thuẫn công thức chung của tư bản. Chính đặc tính này đã làm cho sự xuất hiện
của hàng hóa sức lao động jtrở thành điều kiện để tiền tệ chuyển hóa thành tư bản.
2.2.2Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư trong xã hội tư bản
Quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa ỉà sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư.
Quá trình đó nhà tư bản tiêu dùng sức lạo động và tư liệu sản xuất mà nhà tư bản đã mua, nên nó có các đặc điểm:
Một là, công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản, lao đông của anh ta thuộc về nhà tư bản giống như những yếu tố khác của
sản xuất va được nhà tư bản sử dụng sao cho có hiệu quả nhất.
Hai là, sản phẩm do laó động của công nhân tạo ra thuộc sở hữu của nhà tư bản.
Nhờ đặc điểm này, mà nhà tư bản chiếm đoạt được giá ữị thặng dư của công nhân.
Để hiểu quá trình sản xuất giá trị thặng dư, chúng ta lấy việc sản xuất sợi ị của nhà tư bản làm ví dụ.
Giả định để sản xuất ra 10kg sợi, cần 10kg bông và giá 10kg bông là 10 đôla. Đê biên bông đó thành sợi, một công nhân phải lao động 6
giờ và hao mòn I máy móc là 2 đô la; giá trị sức lao động trong 1 ngày là 3 đô la và ngày lao động là 12 giờ, trong một giờ lao động, người
công nhân tạo ra một lượng giá trị là I 0,5 đô la.
Với giả định như vậy, nếu nhà tư bản chỉ bắt công nhân làm việc 6h, thì nhà tư bản phải ứng ra 15 đô la. Như vậy, nếu quá trình lao động
chi kéo dài đến cái điểm tư bản bù đắp lại giá trị sức lao động (6 giờ), tức là bằng thòi gian lao động tất yếu, thì chưa có giá trị thặng dư,
do đó tiền chưa biến thành tư bản.
Trong thực tế quá trình lao động không dừng lại ở điểm đó. Giá trị sức lao động mà nhà tư bản phải trả khi mua và giá trị sức lao động của
công nhân tạo ra cho nhà tư bản là 2 đại lượng khác nhau, mà nhà tư bản đã tính đến trước khi mua sức lao động. Nhà tư bản đã trả tiền
mua sức lao động trong một ngày (12 giờ). Việc sử dụng sức lao động trong ngày đó là thuộc quyền của nhà tư bản.
Nếu nhà tư bản bắt công nhân lao động 12 giờ trong ngày như đã thỏa thuận thì: toàn bộ chi phí của nhà tư bản bao gồm tiền mua bông,
tiền hao mòn máy móc, tiền mua sức lao động của công nhân là 27 đô là. Còn giá trị sản phẩm mới (sợi) bao gồm giá trị giá trị tư liệu sản
xuất và giá trị mới do công nhân tạo ra là 30 đô la.
Neu lấy giá trị mà nhà tư bản thu được sau khi bán hàng hóa trừ đi chi phí sản xuất thì tư bản thu được lời là 3 đô la. Đó chính là giá trị
thặng dư do công nhân tạo ra trong quá trình sản xuất.
Từ sự nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư, có thế rút ra các kêt luận sau đây:
Một ỉà, giậ trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản
chiếm đoạt. Ký hiệu bằng chữ m.
Hai là, ngày lao động của công nhân trong xã hội tư bản được chia thành hai phần: phần ngày lao động mà người công nhân tạo ra một
lượng giá trị ngang với giá trị sức lao động của mình gọi là thời gian lao động cần thiêt, phân còn lại của ngày lao động gọi là thơi gian
lao động thặng dư, đó là thời gian công nhân tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản.
Ba ỉà, sau khi nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư, chúng ta thấy được mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản đã được
giải quyêt. Việc chuyển hóa của tiền thành tư bản diễn ra trong lưu thông, mà đồng thời không diễn ra trong lưu thông. Chỉ có trong lưu
thông nhà tư bản mới mua được một thứ hàng hóa đặc biệt, đó là hàng hóa sức lao động. Sau đó nhà tư bản sử dụng hàng hóa trong sản
xuất, tức là ngoài lĩnh vực lựụ thông để sản xuất ra giá trị thặng dư.
Qua sư nghiên cứu trên có thể định nghĩa chính xác tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động làm thuê. Bản
chất tư bản là thể hiện quan hệ sản xuất xã hội, trong đó tư bản chiếm đoạt giá trị thặng dư của công nhân.
Tuy nhiên, trong thực tế các nhà tư bản thường cho rằng giá trị thặng dư là do máy móc của họ tạo ra chứ không phải công nhân.
Để hiểu hơn nữa bản chất của tư bản chúng ta cần tìm hiểu lý luận về tư bản bất biến và tư bản khả biến.
Tư bản bất biến là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái giá trị các tư liệu sản xuất, trong quá trình sản xuất nó không thay đổi về lượng
giá trị, nó là điêu kiện cần thiết để tạo ra giá trị thặng dư. Ký hiệu là c.
Tư bản khả biển là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái giá trị sức lao động, trong quá trình sản xuất nó tăng thêm, nó là nguồn gốc của
giá trị thặng dư. Ký hiệu là V
Trình độ và quy mô bóc lột lao động của tư bản được biêu hiện ở tỷvà khối ỉượng giá trị thặng dư.
Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặngvà tư bản khả biến.
Nếu ký hiệu tỷ suất giá trị thặng dư là m’ thì công thức tính tỷ suât giá trị thặng dư là:
m = m/ v . 100%
Khối lượng giá ừị thặng dư là tích số giữa tỷ suất giá trị thặng dư với tổng sô tư bản khả biến đã được sừ dụng.1
Nêu ký hiệu khốỉ lượng giá trị thặng dư là M và V là tông sô giá trị sức lao động, thì công thức tính khối lượng giá trị thặng dư là:M = m’.
V
Đe sản xuất ra giá trị thặng dư, tư bản sử dụng 2 phương pháp: phương sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối.
Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thụ được do kéo dài thời gian lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng
suất lao động xã hội, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yêu không thay đổi.
Thí dụ: Ngày lao động là 8 giờ, thời gian lao động tất yếu là 4 giờ, thời gian lao động thặng dư là 4 giờ, thì tỷ suất gia trị thặng dư là: m’ =
4/4 . 100% = 100 %
Nêu nhà tư bản kéo dài rigày lao động thêm 2 giờ nữa, trong khi các điều kiện khác không thay đổi, thì tỷ suất giá trị thặng dư là:m’ =6/4.
100%.= 150%
Nhà tư bản muốn kéo dài ngày lao động của công nhân, nhưng viêc kéo dài đó không thê vượt quá giới hạn sinh ký của công nhân. Vì ho
còn phải có thời gian ăn, ngủ, nghỉ ngơi, giải trí để phục vụ hồi sức khỏe. Việc kéo dài thời gian lao động còn bị sự phản kháng của công
nhân đấu tranh đòi giảm giờ làm.
Khi độ dài ngày lao động không thê kéo dài thêm, nhà tư bản tính cách tăng cường độ lao động của công nhân. Tăng cường lao động về
thực chất cũng như kéo dài ngày lao động, tức là hao phí sức lao động nhiều hơn trong một đơn vị thời gian nhất định. Vì vậy, tăng
cường độ lao động cũng là biện pháp để sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối.
Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư được tạo ra do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách tăng năng suất lao động xã hội,
nhờ đó tăng thời gian lao đọng thạng dư lên ngay trong điều kiện độ dài ngày lao động vẫn như cu.
Thí dụ: Ngày lao động là 8 giờ, trong đỏ thời gian lao động tất yêu là 4 giờ và thời gian lao động thặng dư là 4 giờ, thì tỷ suat giá trị thặng
dư mà tư bản thu được là: m ‘= 4/4. 100%
Giả định ngày lao động không thay đổi, nhưng nhờ áp dụng kỹ thuật mới làm cho năng suất lao động tăng lên, công nhân chỉ cần 3 giờ
lao động để tạo ra giá trị ngang với giá trị sức lao động của mình, do đó, thời gian lao động thặng dư mà công nhân làm việc cho nhà tư
bản tăng từ 4 giờ thành 5 giờ, thì tỷ suẩĩ giá trị thặng dư mà tư bản thu được sẽ là:m = 5/3. 100% = 166%
Như vậy tỷ suất giá trị thặng dư đã tăng từ 100% lên 166%.
Muốn thu được giá trị thặng dư tưomg đối tư bản phải tìm cách rút ngắn thời gian lao động tất yếu. Muốn rút ngắn thời gian lao động tất
yếu phải giảm giá trị sức lao động. Muốn giảm giá trị sức lao động phải giảm giá trị những tư liệu sinh hoạt thuộc phạm vi tiêu dung của
công nhân. Điều đó chỉ có thể thực hiện được bằng cách tăng năng suốt lao động trong các ngành sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt
thuộc phạm vi tiêu dung của công nhân hay tăng năng suât lao động trong các ngành sản xuất ra tư liệu sản xuất để sản xuất ra những tư
liệu sinh hoạt đó.
Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư nói trên được các nhà tư bản sử dụng kết hợp với nhau để nâng cao trìrih độ bóc lột công
nhân làm thuê trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên, trong giại đoạn hiệp tác đơn giản và công trường thủ công, sản
xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là chủ yếu, còn giai đoạn máy móc đại công nghiệp, phương phá sản xuất giá trị thặng dư tương đối là chủ
yếu.
Muốn tăng năng suất lao động phải cải tiến kỹ thuật, xí nghiệp nào đi đầu trong việc ứng dụng kỹ thuật sẽ thu được giá trị thặng dư siêu
ngạch.
Giá trị thặng dư siêu ngạch là giá trị thặng dư thu được do áp dụng công nghệ mới sớm hơn các xí nghiệp khác làm cho giá trị cá biệt của
hang hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó.
Trong từng xí nghiệp, giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tạm thời, nVurnơ trong phạrn vị xã hội nó là hiện tượng tôn tại thường
xuyên. Giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối, vì giá trị thăng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư
tương đối đều có chung nguồn gốc là do lao động của công nhân tạo ra và cũng có chung cơ sở là tăng năng suất lao đông. Tuy nhiên,
giá trị thặng dư siêu ngạch là do tăng năng suât lao động cá biệt, còn giá trị thặng dư tương đối là do tăng năng suất lao động xã hội tạo
ra.
Hai phương phá này có ý nghĩa đối với sản xuất ra của cải vật chất, cụthể:
Thứ nhất, trong điều kiện kỹ thuật còn lạc hậu, việc kéo dài thời gian lao động và tăng cường độ lao động có ý nghĩa giải quyết được khó
khăn về đời sống.
Thứ hai, cả tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, gia tăng của cải vật chất có tính chất lâu bền.
Thứ ba, việc chạy đua giành giá trị thặng dư siêu ngạch có tác đụng thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật, thúc đẩy lực lượng sản
xuất phát triển.
Tóm lại nếu gạt bỏ tính chất tư bản chủ nghĩa, thì 2 phương phá này có ý nghĩa tích cực trong việc đem lội của cải vật chat cho xã hội,
góp phân gia tăng phúc lợi xã hội, tái sản xuất mở rộng ở Việt Nam.
Sự chuyển hóa của giá trị thặng dư thành tư bản-tích lũy tư bản.
Thực chất của tích lũy tư bản là sư chuyển hóa một phẩn giá trị thặng dư thành tư bản,hay là quá trình tư bản hóa giá trị thặng dư.
Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản,quy mô tích lũy tư bản ngày càng tăng lên.Quy mô tích lữỵ tư bản phụ thuộc vào 2 trường
hợp sau:
Một là,tnrờng hợp khôi lượng giá trị thặng dư không đôi thì quy mô tích lũy của tư bản phụ thuộc vào tỷ lệ phân chia khối lượng giá trị
thặng dư đó thành quỹ tích lũy và quỹ tiêu dùng của tư bản.
Hai là,nếu tỷ lệ phân chia đó đẫ được xác định,thì quy mô tích lũỵ của tư bản phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư.Trong trường hợp
này khôi lượng giá trị thặng dư phụ thuộc vào các trường hợp sau:
*Trình độ bóc lột sức lạo động bằng các phương pháprtăng cường độ lao động,kéo dài ngày lao động,cắt giảm tiền lương của công
nhân.Nhờ đó làm cho khối lượng giá trị thặng dư tăng lên.
*Tăng năng suất lao động xã hộirnăng suất lao động xã hội tăng làm cho giá cả hang hóa giảm xuống,với một số tiền tích lũy nhất định,tư
bản mua được nhiêu yếu tố vật chất hơn,tăng khả năng tích lũy tư bản.
*Sự chênh lệch giữa tư bản được sử dụng và tư bản đã tiêu dùng ngày càng lớn:
Trong quá trình sản xuất,tư liệu lao động tham gia toàn bộ vào quá ữình sản xuất,nhưng giá trị của nó chỉ chuyển từng phần sang sản
phẩm. Mặc dù mất dân gía trị, nhưng trong suốt thời gian hoạt động,máy móc vẫn có tác dụng như khi còn đủ giá trị.Trong thời gian máy
chưa bị thay thế,quỹ khấu hao sẽ được tư bản sử dụng để mở rộng quy mô sản xuất như là quá trình tích lũy.
*Quy mô tư bản ứng trước: với trình độ bóc lột không thay đổi thì khối lượng giá trị thặng dư do khôi lượng tư bản khả biến quyết định.
Do đó quy mô của tư bản ứng trước,nhất là bộ phận tư bản khả biến càng lớn thì khối lượng giá trị thặng dư càng cao, tạo điều kiện tăng
quy mô tích lũy của tư bản.
Các hình thái của tư bản và các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư.
Các tư bản phân chia giá trị thặng dư theo nguyên tắc tỷ suất lợi nhuận bình quân thông qua cạnh tranh giữa các ngành.
Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các nhà tư bản ở các ngành sản xuất khác nhau,nhằm tìm nơi đầu tư có lợi để đạt được tỷ
suất lợi nhuận cao hơn.
Ở mỗi ngành sản xuất có những điều kiện sản xuất khác nhau, vì thế lợi nhuân và tỷ suất lợi cũng không giống nhau,các tư bản ở những
ngánh có lợi nhuận ihấp sẽ di chuyển sang những ngành có lợi nhuận cao để đầu tư,đo đó sinh ra cạnh tranh giữa các ngành.
Kết quả của cuộc cạnh tranh này là hình thành tỷ suât lợi bình quân chung cho tất cả các ngành, và giá trị hang hóa chuyên thành giá cả
sản xuât.
Thí dụ: trong xã hội có ba ngành sản xuât: cơ khí, dệt, da có vôn đâu tư đều là 100, tỷ suất giá trị thặng dư đều là 100%. Tư bản ứng trước
chu chuyển hết vào sản phẩm . cấu tạo hữu cơ của các ngành khác nhau. Nếu trên thị trường cung bằng cầu, giá trị thặng dư bằng lợi
nhuận, thì tỷ suất lợi nhuận của các ngành sẽ khác nhau
Theo cách tính trên, ngành da có tỷ suất lợi nhuận cao nhất, tư bản các ngành khác sẽ chuyển sang ngành da làm cho quy mô sản xuất
ngành da mở rộng, cung lớn hơn cầu, gìá cả giảm. Ngược lại, quy mô sản xuất ở những ngành mà tư bản di chuyển đi sẽ bị thu hẹp, cung
nhỏ hơn cầu nên giá cả tăng lên, do đó tỷ suất lợi nhuận tăng. Sự tự do di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác để giành lợi
nhuận cao đã dẫn đến tỷ suất lợi nhuận ngang nhau, 30% là tỷ suất lợi nhuận mà mỗi ngành nhận được, đó gọi là tỷ suât lợi nhuận bình
quân.
Tỷ suất lợi nhuận bình quân là tỷ số tính theo phần trăm giữa tông giá trị thặng dư và tổng số tư bản xã hội đầu tư vào các ngành sản
xuât khác nhau của nền kinh tế, ký hiệu là p'. Công thức tính tỷ suất lợi nhuận bình quân:
P’ = M/( M+C) . 100%
Khi hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân thì các nhà tư bản có số vốn ngang bằng nhau, đầu tư vào các ngành khác nhạu sẽ thu được
lợi nhuận ngang nhau. Gọi đó là lợi nhuận bình quân, ký hiệu: p.
Khi hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân thì giá trị hang hóa chuyển thành giá cả sản xuất. Giá cả sản xuất bằng chi phí sản xuất cộng
với lợi nhuận bình quân.
Giá cả sản xuất = k +p
Giá trị là cơ sở của giá cả sản xuất. Giá cả thị ừường xoay quanh giá cả sản xuất. Khi giá trị của hàng hóa chuyển hóa thành giá cả sản xuất
thì quy luật giá tri biểu hiện thành quy luật giá cả sản xuất.
Nghiên cứu quá trình hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và giá cậ sản xuất cố ý nghĩa cả về chính trị và kinh tế:
*Tỷ suất lợi nhuận bình quân vạch rõ toàn bộ giai câp tư sản tham gia bóc lột toàn bộ giai cấp công nhân, do đó, cuộc đấu tranh của
công nhân chống tư sản chỉ mang lai kết quả khi công nhân đoàn kết lại với tư cách là một giai cấp.
*Lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất che giấu nguồn gốc của giá trị thặng dư,làm cho người ta nhầm tưởng cứ đầu tư một lượng tư
bản như nhau thì thu được lợi nhuận bằng nhau,dẫn đến quan điểm tư bản sinh lợi nhuận.
*Sự hình thành lợi nhuận bình quân cho thấy cạnh tranh có tác dụng ngăn cản độc quyền, thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kỹ
thuật,nâng cao trình độ quản lý, thúc đẫy lực lượng sản xuát phát triển.
Trong đời Sống thưc tế của chủ nghĩa tư bản, gịá trị thặng dư chuyển hóa và biêu hiện thành lợi nhuận công nghiệp, lợi nhuận thương
nghiệp, lợi nhuậnngân hàng,lợi tức cho vay và địa tô tư bản chủ nghía.
Địa tô tư bản chủ nghĩa là phần giá trị thặng dư còn lại sau khi đã khấu trừ đi phần lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản kinh doanh nông
nghiệp phải nạp cho địa chủ, kỷ hiệu bằng chữ R.
Đia tô tư bản chù nghĩa có những hình thức sau đây:
*Địa tô chênh lệch là phần lợi nhuận siêu nghạch vượt quá lợi nhuận bình quân thu được trên những ruộng đâtcó điều kiện sản xuât
thuận lợi so với ruộng đất có điều kiện sản xuất xấu nhất. Nó là số chênh lêch giữa giá cả sản xuât chung được quyết định bởi điều kiện
sản xuất xấu nhất và giá cả sản xuất cá biệt trên ruộng đất tốt và trung bình.
Địa tô chênh lệch có hai loại: địa tô chênh lệch và địa tô chênh lệch hai.
Địa tô chênh lệch I là địa tô thu được trên những ruộng đât có độ mâu mõ tôt,trung bình và vị trí gần thị trường hay đường giao thông.
Địa chủ thu địa tô chênh lệch băng cách cho thuê ruộng đất với giá cả khác nhau :ruộng đật tôt cao hơn ruộng đát trung bình, ruộng đất
trung bình cao hơn ruộng đất xấu,ruộng đất ở gần thị trường cao hơn ruộng đất ở xa thị trựờng.
Địa tô chênh lệch II là địa tô thu được gắn với thâm canh tăng năng suât, là kết quả của tư bản đầu tư ưên cùng một đơn vị diện tích đất
canh tác.
Trong thời gian hợp đồng thuê đất, lợi nhuận siêu ngạch do đầu tư thâm canh đem lại thuộc vê tư bản kinh doanh nông nghiệp. Khi hết
thời hạn hợp đông thuê đât, địa chủ tìm cách nâng giá cho thuê đất để thu địa tô chênh lệch II.
*Địa tô tuyệt đôi là lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân, được hình thanh do câu tạo hửu cơ của tư bản trong nông
nghiêp thấp hơn trong công nghiệp mà mọi tư bản kinh doanh kinh doanh nông nghiệp đều phải nạp cho địa chủ dù ruộng đất tốt hay
xấu, xa hay gần.
Trong chủ nghĩa tư bản,nông nghiệp thường lạc hậu hơn công nghiệp về mặt kỹ thuật, vì thế cấu tạo hửu cơ của tư bản trong nông
nghiệp thấp hơn trong công nghiệp. Điều này dẫn đến:nếu tỷ suất giá trị thặng dư ngang nhau, thì một số vốn đầu tư như nhau sễ sinh
ra trong nồng nghiệp giá trị thặng dư nhiều hơn trong công nghiệp.
Thí dụ:có hai tư bản nông nghiệp và công nghiêp đều đầu tư là 100, cấu tạo hữu cơ của tư bản công nghiệp là 4/1, cấu tạo hữu cơ cùa tư
bản nông nghiêp là 3/2. Giả định m’=100% thì giá trị sản phẩm được tạo ra trong từng lĩnh vực là:
Trong công nghiệp: 80c+20v+20m =120
Trong nông nghiệp: 60c+40v+40m =140
Giá trị thặng dư trong công nghiệp là 20, còn giá trị thặng dư trong nông nghiệp là 40. Tuy nhiên,nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp chỉ
được hưởng 20 giá trị thặng dưới hình thái lợi nhuận bình quân,còn 20 chuyên thành địa tô tuyệt đối cho địa chủ.
*Địa tô độc quyền là hình thức địa tô đặc biệt trong chủ nghĩa tư bản.Nó tồn tại trong nông nghiệp,công nghiệp và thành thị.
Lý luận địa tô không chỉ vạch rõ bản chât quan hệ sản xuât tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp mà còn là cơ sở khoa học cho Đảng và
Nhà nước xây dựng chính sách thuế nông nghiệp một cách khoa học, là cơ sở đe giao khoổn ruộng đất lâu dài cho nông dân, khuyến
khích họ đầu tư thâm canh mông đất
2.3Nội dung cơ bản của học thuyết kinh tế về chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
Chủ nghĩa tư bản độc quyền ra đời là do các nguyên nhân: sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất dưới sự tác động cua khoa học
kỹ thuật- sư cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà tư bản; tác đọng của các cuộc khung hoảng kinh tế; sự phát triển của hệ thống tín dụng
trong chủ nghĩa tư bản. Do tác động của các yếu tố ưên, thúc đẩy tư bản tích tụ và tập trung toong sản xuất, tích tụ và tập trung phát
ừiển đến một mức độ nhất định dàn đen hình thành cac tổ chưc độc quyên. Khi các tô chức độc quyền ra đời, chủ nghĩa tư bản từ giai
đoạn tự do cạnh tranh chuyên sang giai đoạn độc quyên.
Chủ nghĩa tư bản độc quyền có các đặc điểm kinh tế cơ bản là: tập trung sản xuât và các tổ chức độc quyền, tư bản tài chính và bọn đầu
sỏ tài chính, xuất khâu tư bản, sự phân chia thế giới về mặt kinh tế giữa các tổ chức độc quyền quôc tê, sự phân chia thế giới vê mặt lãnh
thổ giữa các cường quôc đê quôc.
Trong giai đoạn độc quyền, quy luật giá trị và quy luật giá trị thặng dư vân hoạt động, nhưng quy luật giá trị biêu hiện thành quy luật giá
cả độc quyên và quy luật giá trị thặng dư biêu hiện thành quy luật lợi nhuận độc quyên cao.
Nguyên nhân dẫn đên sự hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyên nhà nước là do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và lực
lượng sản xuất vào đầu thế kỷ XX, làm nảy sinh các yếu tố thúc đẩy chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước ra đời. Đó là: Sự xuất hiện
nhiều ngành kinh tế mới đòi hỏi vốn lớn mà tư bẩn tư nhân không thể đáp ứng; cơ cấu kinh tế ngày càng phức tạp, bản thân các tô chức
độc quyền tư nhân không có khả năng điều tiết, đòi hỏi phậị có điều tiết từ một trung tâm; mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và nhân dân.
lao động trong các nước tư bản ngày càng sâu sắc, đòi hỏi nhà nước phải có những chính sách để xoa dịu mâu thuẫn đó; do yêu cầu giải
quyết những xung đột về lợi ích giữa các tổ chức độc quyền quốc tê với các dân tộc trên thế giới.
Xét về bản chất, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự kết hợp sức mạnh của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh của nhà
nước tư sản thành một thiết chế và thể che thống nhất, trong đó nhà nước tư sản bị phụ thuộc vào các tổ chức độc quyền và can thiệp
vào các quá trình kinh tế nhằm bảo vệ lợi ích của các tổ chức độc quyền và cứu nguy chọ chủ nghĩa tư bản.
Phần 3
LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC ILỂNIN VÈ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
3.1Sứ mênh lịch sử của giai cấp công nhân và cách mạng xã hội chủ nghĩa
3.1.1Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhàn
a)Khái niêm giai cấp công nhân (giai cấp vô sản)
Quan điêm của Mác - Angghen
Trong quan điểm, tư tưởng lí luận của Mác và Ăngghen, các ông đã dùng nhiều thuật ngữ khác nhau như: giai cấp vô sản, giai cấp vô
sản hiện đại, giai câp công nhân hiện đại, giại câp công nhân đại công nghiệp... đê chỉ nhữnẹ người lao động trong nền công nghiệp hiện
đại (Đại công nghiệp từ thê kỷ 19 vềsau). Dù cỏ nhiều tên gọi và làm nhiều công việc khác nhau như thế nào đi nữa thì trong phạm vi
phương thức sản xuất TBCN, giai cấp công nhân là giai cấp có 2đặc trưng cơ bản sau đây:
Một là về phương thức lao động: giai cấp công nhân là những tập đoàti người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành những công cụ
sân xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại, ngày càng có trình độ xẵ hội hoá cao. Đây là đặc trưng cơ bản để phân biệt giai
cấp công nhân với các giai tâng khác trong xã hội. Theo Mác phải công nhân đại công nghiệp mới có sứ mệnh lịch sử.
Hai là, về địa vị của giai cấp công nhân trong hệ thông quan hệ sản xuất TBCN, do họ không có tư liệu sản xuất buộc phải bán sức lao
động cho nhà tư bản để kiếm sống và bị bóc lột giá trị thặng dư. Mác và Ấngghen đặc biệt chú ý phân tích đặc ữưng này vì chính nó là
đặc trưng khiến cho giai câp công nhân trở thành giai cấp vô sản, giai cấp trưc tiếp đối kháng với giai cấp tư sản.
Quan điểm của Lênỉn
Phát triển học thuyết của Mác - Ăngghen trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, đặc biệt là từ thực tiễn xây dựng CNXH ở nước Nga Xô Viêt,
Lênin đã làm rõ hơn vai trò của giai cấp công nhân trong quá trình lãnh đạo cách mạng XHCN, trong xây dụng CNXH. Trong các nước đi
theo con đường XHCN, về cơ bản giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động đã trở thành người làm chủ tư liệu sản xuât chủ yêu
của xã hội. Địa vị kinh té và chính trị của họ đã có những sự thay đổi căn bản.
Ngày nay, với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học công nghệ của chủ nghĩa tư bản từ nửa sau thê kỉ XX, giai cấp công nhân hiện
đại đã có một số sự thay đổi nhất định so với trước đây.
Quan niệm giai cấp công nhân của các nhà lí luận hiện nay
Kê thừa quan điêm của chủ nghĩa Mác - Lênin và căn cứ vào sự biên đôi của giai câp công nhân trong giai đoạn hiện nay, có thể định
nghĩa giai cấp công nhân như sau: “Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội on định, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát
triển của nền công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuất cỏ tỉnh chất xã hội hoá ngày càng cao; là lực lượng ỉao
động cơ bản trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình sàn xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo quan hệ xã hội, ỉà lực lượng
chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ từ CNTB lên CNXH. Ở các nước TBCN giai cấp công nhân là những nạười không có hoặc cơ bản
không có tư liệu sản xuất phải làm thuê cho giai cấp tư sản và bị bóc lột giả fri thặng dư. Ở các nước XHCN giai cấp công nhân cùng với
nhân dân lao động làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu, hơn nữa họ còn là giai cấp lãnh đạo xã hộĩ’
b)Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhăn
Giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử là lãnh đạo quần chúng nhân dân lao động đấu tranh xoá bỏ chế độ tư bản xóa bỏ mọi chế độ áp
bức áp bức bóc lột và xây dựng xã hội mới - xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.
Việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân phải trải qua 2bước:
Bước 1:Giành lấy chính quyền nhà nước và xác lập chê độ công hữu vềtư liệu sản xuất.
Bước 2: Lãnh đạo nhân dân tiến hành xây dựng xã hội mới XHCN đó là một quá trình lịch sử lâu dài và đầy khó khăn.
c)Những điều kiện khách quan qui định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Địa vị kinh tể - xã hội của giai cấp công nhân trong xã hội tư bản
Giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử thế giới là do địa vị kinh tế-xã hội qui định. Địa vị đó được thể hiện ở những điểm cơ bản sau đây:
Giai cấp công nhân là giai cấp ra đời, tồn tại và phát triẵn gắn liền với nền sản xuất đại công nghiệp là sản phẩm của nền đại công nghiệp,
nen họ là lực lượng sản xuât tiên tiên, có trình độ xã hội hoá cao, là nhân tố quyết định trong việc thủ tiêu quan hệ sản xuất TBCN và đại
diện cho xu hướng phát triển của xã hội loài người.
Trong xã hội tư bản, giai cấp công nhân không có hoặc có rất ít tư liệu sản xuât phải đi làm thuê cho giai cấp tư sản và bị bóc lột giá trị
thặng dư, vì vậy mà họ trở thành giai cấp trực tiếp đối kháng với giai câp tư sản. Từ sự đôi kháng đó đã bùng lên những phong trào đấu
tranh của giai cấp công nhân chong lại giai câp tư sản bóc lột đê giải phóng mình và toàn nhân loại, trong cuộc đâu tranh đó họ không
mất gì ngoài mất xiềng xích và được cả thế giới về mình.
Giai cấp công nhân có những lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của quân chúng nhân dân lao động nên họ có thể tập hợp lãnh đạo
đông đảo quân chúng nhân dân đi theo mình đê làm cách mạng. Chứng tỏ giai câp công nhân hiện đại là lực lượng xã hội có tính năng
động lịch sử, có khả năng đâu tranh tự giải phóng mình và toàn nhân loại ra khỏi áp bức, bóc lột, bất công.
Chính do địa vị kinh tế - xã hội như vậy mà trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản”, Mác - Ăngghen đã từng nói rằng, “Trong
tất cà các giai câp hiện đang đôi lập với giai câp tư sản thì chỉ có giai câp công nhân là giai câp thật sự cách mạng, các giai cấp khác đều
suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp, giai cấp công nhân trái lại là sản phẩm của bản thân nền đại công
nghiệp”.
Những đăc điểm chính trị - xã hội của giai cập công nhân
Giai câp công nhân là'giai câp tiên phong cách mạng. Cơ sở tạo nên đặcđiểm này từ những ỉí do sau:
Giai cấp công nhân là bộ phận quan trọng nhất của lực lượng sản xuất hiện đại, đại biểu cho phương thức sản xuất tiên tiến của xã hội loài
người.
Có trình độ học vấn, tay nghề và khoa học kỷ thuật nhất định để đáp ứng yêu cầu của công việc.”•'*
Có hệ tư tưởng tiên tiến là chủ nghĩa Mác I Lênin là học thuyết khoa học và cách mạng trong thời đại ngày nay, nên họ luôn đi đầu trong
mọi phong trào cách mạng.
Giai cấp công nhân là giai cấp có tinh thần cách mạnh ừiệt để nhất. Cơsở tạo nên đặc điểm này là:
Trong xã hội tư bần giai câp công nhân bị áp bức, bóc lột nặng nê nên muốn xoá bỏ sự áp bức bóc lột đó thì giai cấp công nhân phải nêu
cao tinh thâncách mạng triệt đe.
Do mục đích, lí tưởng của giai cấp công nhân là xây dựng thành côngCNXH và CNCS trên phạm vi toàn thế giới. Đó là một sự nghiệp
cách mạng to lớn vĩ đại đay khó khan, gian khổ đòi hỏi giai cấp công nhân phải có tinh thần cach mạng triẹt để mới đi đến thành công.
Đây là sơ sở quan trọng nhất tạo nêntính cặch mạng cùa giai câp công nhân.
Trong quá trình xẩy dựng chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân không gắn với tư hữu, do vậy họ cũng kiên định trong công cuộc cải tạo
xã hội chủ nghĩa kiên quyết đấu tranh chống chế độ áp bức bóc lột, xóa bỏ chế độ tư hữu, xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.
Giai cấp công nhân là giai cấp có tính tổ chức và kỉ luật cao nhât. Cơ sỏ tạo nên đặc điểm này là:
Do lao động trong nền sản xuất công nghiệp: có máy móc hiện đại, qui trình sản xuất chặt chẽ, công nghê kĩ thuật cao tạo cho giai cấp
công nhân có tính tổ chức kỉ luật, tác phong công nghiệp.
Do cuộc sống đô thị tập trung cũng tạo nên tính tổ chức kỉ luật của giai cấp công nhân.
Do cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống giai cấp tư sản là giai cấp có âm mưu thâm độc, có bộ máy đàn áp khổng lồ, đòi hỏi giai
cấp công nhân phải có tinh thần cách mạng triệt để mới mong giành được thắng lợi. Tính tô chức kỉ luật của giai cấp công nhân được
tăng cường khi có lí luận khoa học soi đường và Đảng Cộng sản lãnh đạo.
-Giai cấp công nhân là giai cấp có bản chất quốc tế. Đặc điểm này được hình thành là do:
Nen sản xuất đại công nghiệp ngày càng mở rộng trên phạm vi quốc tế và sự phát ữiên của LLSX làm cho sản xuất mang tính toàn cầu
hoá. Tư bản của nước này có thê đầu tư sang nước khác, nhiều sản phẩm được sản xuất ra là kết quả lao động của nhiều quốc gia.
Sự giao lưu kinh tê - văn hoá, khoa học kỷ thuật đã làm cho giai cấp công nhân các nước có mối liên hệ, giúp đỡ lẫn nhau trên phạm vi
quốc te.
Trước đây cũng như ngày nay, giai cấp tư sản là một lực lượng quốc tế, chúng đã liên minh với nhau trên phạm vi quốc tế để chống lại
phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, thì giai cấp công nhân cũng phải liên lcet lại trên phạm vi quốc tế để chống lại chúng.
Tóm lại, từ sự phân tích địa vị kinh tế - xã hội và những đăc điểm chính trị xã hội của giai cấp công nhân, chủ nghĩa Mác - Lênin đã phát
hiện ra rằng giai cấp công nhân là giai cấp có sứ mệnh lịch sử. Đó là một việc làm hết sức khách quan và khoa học.
c)Vai trò của Đảng Cộng sản írong quá trình thực hiện sú' mênh lịch sử của giai cấp công nhân
Giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử là một sự thật khách quan nhưng muốn cho sứ mệnh lịch sử đó trở thành hiện thực thì phải thông
qua vai trò của nhân tố chủ quan, đặc biệt là vai trò của Đảng Cộng sản.
Khái niệm Đảng Cộng sản
Đảng Cộng sản là lãnh tụ chính trị, là hình thức tô chức cao nhât, bộ phận tiên tiến nhất của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành cho
lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nên tảng,tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động,
lấy nguyên tắc tập trung dân chủ nghĩa làm nguyên tăc tổ chức co bản.
Như vậy bản chất của Đảng không tách rời với bản chất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Tính tất yểu ra đời Đảng Cộng sản
Đảng Cộng sản ra đời là tính tất yếu lịch sử của phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân bởi vì khi chưa có Đảng Cộng sản lãnh đao
giai cấp công nhân chỉ có thể tự phát đâu tranh vì mục đích kinh tế, vì cơm ăn áo mặc, cải thiện sinh hoạt chứ không phải đấu tranh với tư
cách là một giai cấp nhằm thực hiện sứ mệnh lịch sử của minh nên cuối cùng đều bị thất bại. Chỉ khi nào giai cấp công nhân thành lập ra
chính Đảng của mình là Đảng Cộng sản thì mới đưa phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân từ tự phát lên tự giác. Đó là khi Đảng
Cộng sản ra đời, thông qua sự lãnh đạo của Đảng làm cho giai câp công nhân nhận thức được vai trò, vị trí của mình trong xã hội, hiêu
được con đường, biện pháp đấu tranh từ đó tập hợp được đông đủ giai cấp nhân dâii lao động thực hiện việc lật đổ CNTB giải phóng giai
cấp công nhân và nhân dân lao động và xây dụng xã hội mới trên mọi mặt.
Qui luật ra đời của Đảng Cộng sản
Trên the giới nhiều Đảng Cộng sản ra đời theo qui luật chung là sự thâm nhâp của chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân dẫn đến sự
hình thành Đảng Cộng sản. V.I. Lênin chỉ ra rằng, Đảng Cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác vợi phong trào công nhân.
Ngoài qui luật chung đã nêu trên thì trong thời đại ngày nay khi CNTB đã chuyển sang chủ nghĩa đé quốc, khi chù nghĩa Mác 1 Lênin đã
lan rộng không chi ở Châu Âu mà còn các châu lục khác, ăn sâu vào phong trào yêu nước, phong trào dân chủ thì sự hình thành Đảng
Cộng sản còn được thực hiện bằng những con đường đặc biệt tùy theo điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi nước. Ở nhiều nước thuộc địa,
nửa thuộc địa thì Đảng Cộng sản ra đời là sự két hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
Vai trò của Đảng Cộng sản trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định trước tiên trong việc thực hiện sứ mênh lich sử của giai cấp công nhân. Bởi trong cuộc đấu ừanh
chống giai cấp tư sản, chừng nào và chỉ khi nào giai cấp công nhân tự tổ chức ra chính Đảng của mình để lãnh đạo cuộc đấu tranh thì mới
đảm bảo giành được thắng lợi trọn vẹn, hoàn thành được sứ mệnh lịch sử của mình. Đe thực hiện được vai trò lãnh đạo đó, Đảng Cộng
sản phải có những nhiệm vụ hết sức to lớn sau đây:
Đề ra đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn và phù hợp để dựa vào đường lối chiến lược, sách lược đó mà Đảng thực hiện vai trò lãnh
đạo đối với toàn xã hội.
Đảng phải biết tổ chức tập hợp quần chúng nhân dân thực hiện đuờng lối chủ trương chính sách của Đảng để biến đường lối, chủ trương
của Đảng thành hiện thực, thành những giá trị vật chất và tinh thần để mang lại ấm no hạnh phúc cho nhân dân.
Làm tròn những nhiệm vụ và vai trò nói trên là Đảng Cộng sản đã hiệnthực hoá sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
-Đảng Cộng săn Việt Nam vớỉ việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giaicấpcông nhân Viêt Nam
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3/2/1930 là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác 1 Lênin với phong trào công nhân và phong
trào yêu nước, là sự sát nhập 3 tổ chức cộng sản: Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên
đoàn.
Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân,
nhân dân lao động của cả dân tộc Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng
tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động, lấy nguyên tắc tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, lây sự nghiệp giải phóng dân
tộc giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động làm mục đích tối cao của mình.
Từ khi ra đời đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thể hiện vai trò lãnh đạo, tinh thần phụ trách trước giai cấp và dân tộc. Trong tiến
trình cách mạng, Đảng ta đã và đang lãnh đạo nhân dân ta hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc, đưa cả nước từng bước đi lên trên
con đường XHCN. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại
hóa đất nước; phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu và nhiệm vụ mới, Đảng ta phải luôn coi trọng công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng theo các nội đung
chủ yếu sau đây: Phải đổi mới tư duy, trước hết là tư duy lí luận, nâng cao trình độ trí tuệ và năng lực lãnh đạo của Đảng.
Phải thực hiện triệt để nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt Đảng. Tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng trên cơ sở
chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ đảng viên trong sạch có phẩm chất, có năng lực và có sức chiến đấu cao.
3.1.2. Cách mạng xã hội chủ nghĩa và tiên mình giữỉ cấp trong cách mạng xã hội chủ nghĩa
a)Cách mạng xã hội chủ nghĩa
Khái niệm cách mạng xã hội chủ nghĩa
Cách mạng XHCN là cuộc cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo nhằm xoá bỏ xã hội cũ, xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa. Tuy
nhiên, cách mạng XHCN còn được phân biệt theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa hẹp, cách mạng XHCN là cuộc cách mạng về chính trị trong đó quần chúng nhân dân lao động vùng dậy dưới sự lãnh đạo
của giai cấp công nhân để giành lấy chính quyền, thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản, tạo tiền đề cho việc chuyển lên thực hiện
những nhiệm vụ khác trong giai đoạn tiếp theo.
Theo nghĩa rộng, cách mạng XHCN là cuộc cách mạng toàn diện (bao gồm cả chính trị, kinh tế, văn hoá — tư tưởng...) và diễn ra trong
một quá trình lịch sử lâu dài (bắt đầu từ khi tiến hành đấu tranh giành chính quyền cho đến ỉúc xây dựng thành công CNXH) dưới sự lãnh
đạo của giai cấp công nhân.
Nguyên nhân của cách mạng xã hội chủ nghĩa
Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, nguyên nhân sâu xa của cuộc cách mạng XHCN là do sự phát triển của LLSX. Do vậy, dưới CNTB khi LLSX
phát triển đạt đên trình độ xã hội hoá cao sẽ mâu thuẫn với quan hệ sản xuất chiêm hữu tư nhân TBCN vê tư liệu sản xuất. Mâu thuẫn đó
không điều hoà được dẫn đến mâu thuân giữa giai câp tư sản và giai cấp vô sản. Các mâu thuẫn đó ngày càng gay găt tât yêu dẫn đến
khả năng tạo thành cách mạng XHCN.
Tuy nhiên cách mạng XHCN không nổ ra một cách tự phát mà phải thông qua điêu kiện khách quan, chủ quan nhất định. Đặc biệt là giai
cấp công nhân phải ý thức được sứ mệnh lịch sử của mình để chủ động đứng ra lãnh đạo quần chúng làm cách mạng.
Mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa
Cách mạng XHCN có mục tiêu chung là giải phóng xã hội, giải phóng con người ra khỏi áp bức bóc lột, bất công, nghèo nèn lạc hậu. Mục
tiêu đó găn liền với từng giai đoạn cách mạng:
Trong giai đoạn thứ nhất, mục tiêu của cách mạng XHCN là giành lâychính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Trong giai đoạn thứ hai, mục tiêu của cách mạng XHCN là xâydựng xãhội mới về mọi mặt, xoá bỏ tình trạng người bóc lột người, dân tộc
này áp bức, bóc lột dân tộc khác.
Nội dung của cách mạng xã hội chủ nghĩa
Cách mạng XHCN có nội dung toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Trên lĩnh vực chính
Nội dung trước tiên của cách mạng XHCN trên lĩnh vực chính trị là đập tan nhà nước của giai cấp bóc lột, giành chính quyền về tay giai
cấp công nhân, NDLĐ, đưa quân chúng nhân dân lao động từ địa vị nô lệ làm thuê trở thành người làm chủ xã hội, làm chủ Nhà nước.
Bước tiếp theo giai cấp công nhân phải xây dựng một nền dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động, đảm bảo cho nhân dân lao động là
người làm chủ thật sự của xã hội.
Trên lĩnh vực kinh tế
Việc giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động mới chỉ là nhiệm vụ quan trọng bước đầu. Nhiệm vụ trọng tâm
có ý nghĩa quyết định cho sự thắng lợi của cách mạng XHCN là phát triển kinh tế, nâng cao năng suất lao động và cải thiện đời sống
nhân dân nên thực chất của cách mang XHCN là cách mạng về kinh tế. Tiến hành cuộc cách mạng XHCN trên lĩnh vực kinh tế, trước hết
phải thay đổi vị trí vai ừò của người lao động đối với tư liệu dản xuất bằng cách xoá bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất xác
lập chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu. Bước tiếp theo là phải cải tạo nền sản xuất cũ lạc hậu thành nền sản xuất lớn
XHCN, có công, nông nghiệp hiện đại, khoa học kĩ thuật tiên tiến để đưa năng suất lao động lên cao, mà năng suất lao động là yếu tố
quyết định sự thắng lợi cuối cùng của CNXH đối với CNTB. Trên cơ sở đó, CNXH thực hiện nguyên tắc “Làm theo năng lực, hưởng theo
lao động”.
mâu thuẫn, cực kì khó khăn và vô cùng phức tạp. Đặc điểm đó được thể hiện trên các lĩnh vực như sau:
Trên lĩnh vực chính trị, thời kỳ này là sự quá độ vê chính trị trong đó nhà nước chuyên chính vộ sản được thiết lập, củng cố và ngày
càng hoàn thiện.
Tren lĩnh vực kinh tế, thời kỳ này là một nền kinh tế nhiều thành phần bên cạnh các thành phần kinh tế mới đã được xác lập và đóng vai
trò nòng cốt (kinh té nhà nước, kinh tế tập thể) vẫn còn tồn tại các thành phẩn kinh tế cũ (tư bản nhà nước, tư bản tư nhân, tư nhân, cá
thể).
Trên lĩnh vực cơ cấu xã hội giai cấp, thích ứng với một nên kinh tế nhiều thành phần là một cơ cấu giai cấp rất đa dạng, phức tạp bao gồm
nhiều giai cấp nhiêu tâng lớp xã hội khác nhau cùng tồn tại: giai cấp công nhân, giai câp nông dân, tâng lớp trí thức, bộ phận tư sản và
các tầng lớp nhân dân lao động khác.
Trên lĩnh vực xã hội, thời kỳ quá độ còn có sự khác biệt cơ bản giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động chân tay và lao động trí óc,
giữa miên xuôi vói miền ngược.
Trên lĩnh vực văn hoá - tư tưởng, bên canh nền văn hoá mới^ hệ tư tưởng mới, lối sống mới, con người mới đã từng bước hình thành, còn
tồn tại những tàn tích của văn hoá cũ, hệ tư tưởng cũ, lối sống cũ.
Thực chất của thời kỳ quá độ lên CNXH: những đặc điểm nói trên quy định thực chât của thời kỳ quá độ là thời kỳ đấu tranh giai cấp
quyêt liệt, một mât một còn giữa một bên là giai cấp công nhân và nhân dân lao động đã giành được chính quyên với một bên là giai câp
thống trị cũ đã bị đánh đô nhưng chưa bị tiêu diệt hắn, cùng với các thế lực phản động chống CNXH và các tàn dư của xẵ hội cũ, đê
nhằm giải quyết vấn đề ai thắng ai giữa hai con đường đó là tiếp tục đi lên CNXH hay quay lại con đường TBCN. Vì vậy, cuộc đấu tranh
giai cấp trong thời kỳ này cần phải áp dụng những hình thức và biện pháp mới.
Nội dung của thời kỳ qưá độ lên CNXH
Trên lĩnh vực kinh tế:
Nội dung cơ bản trên lĩnh vực kinh tế của thời kỳ quá độ lên CNXH là thực hiện sự sắp xếp, bố trí lại các lực lượng sản xuất hiện có của xã
hội, cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới theo hướng tạo ra sự phát trien cân đối của nền kinh tế, đảm bảo phục vụ
ngày càng tốt đời sống nhân dân lao động.
Trên lĩnh vực chính trị:
Nội dung cơ bản là tiến hành cuộc đấu tranh chống lại những thế lực chống phá sự nghiệp xây dựng CNXH, tiến hành xây dựng, củng cố
nhà nước và nền dân chủ XHCN, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân lao đông trên mọi lĩnh vực, xây dựng các tố chức chính trị xã hội
thực sự là nơi thực hiện quyên làm chủ của nhân dân. Xây dựng Đảng Cộng sản ngày càng trong sạch, vững mạnh ngang tầm với các
nhiệm vụ của mỗi thời kỳ lịch sử.
Trên lĩnh vực tư tưởng — văn hoá:
Nội dung cơ bản là thực hiện tuyên truyền, phố biến những tư tựởng khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân trong toàn xã hội,
khắc phục những tư tưởng và tâm lí có ảnh hưởng tiêu cực đối với tiến trình xây dựng CNXH, xây dựng nền văn hoá mới XHCN, tiếp thu
giá trị tinh hoa của các nền văn hoá trên
Trên lĩnh vực tư tưỏng - văn hoả
Thực hiện nội dung này nhằm tạo ra sự biến đổi một cách căn bản đờisốngtinh thân của toàn xã hội theo hướng tiến bộ trên cơ sở kế
thừa và nâng caocác giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, tiếp thu những tinh hoa về văn hoá,tư tường của nhân loại để từ đó hình
thành nên một nền văn hoá mới, lối sống ,mới và con người mới XHCN.
Động lực của cách mạng xô hôi chủ nghĩa
Giai cấp công nhân là đông lưc chủ yếu của cách mạng XHCN vì giai cấpcôngnhân không chỉ đóng vai trò quan trọng trong sản
xuất kinh tế là sản xuấtra nhiều của cải vật chất để làm giàu xã hội mà giai cấp công nhân còn là giai cấp giữ vai trò lãnh đạo với đường lối
đúng đắn do giai cấp công nhân đề ra đã từng bước đưa cách mạng đi tới thắng lợi.
Giai cấp nông dân là động lực quan trọng không thể thiếu của cách mạng XHCN vì giai cấp nông dân là giai cấp có nhiều lợi ích cơ bản
thông nhât với lợi ích của giai cấp công nhân và là lực lượng xã hội to lớn, đông đủ trong dân cư. Số đông của nông dân cũng là một
trong những cơ sở tạo nện sức mạnh cho cách mạng trong giành chính quyền, giữ chính quyền và xây dựng CNXH.
Tầng lóp trí thức là động lực quan trọng của các mạng XHCN, đặc biệt là trong sự nghiệp xây dựng CNXH. Bởi sự nghiệp xây dựng
CNXH cần có nhiều sức mạnh về trí tuệ mà tầng lóp trí thức lại có ưu thế về điều này.
Với các động lực trên Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: “Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân
trên cơ sở liên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo”.
b)Liên minh giữa giai cấp công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân iao đông khác trong cách mạng xã hội chủ nghĩa
Tính tất yếu của sự liên mình
Từ sự tống kết kinh nghiệm thực tiễn lịch sử của các cuộc cách mạng thế giới: sự thất bại của công xã Paris 1871 và sự thắng lợi của Cách
mạng Tháng 10/1917.
Mục tiêu cuối cùng của cách mạng xã hội chủ nghĩa không phải là duy trì giai cấp và sự đối kháng giai cấp, duy trì nhà nước mà tiến lên
xây dựng một xã hội không còn giai cấp, không còn nhà nước. Điều đó chỉ có thể được thực hiện trên cơ sở xây dựng khối liên minh vững
chắc.
Nội dung của liên minh
Liên minh về chính trị là cùng nhau giành lấy chính quyền, cùng nhau tham gia vào chính quyền nhà nước từ Trung ương đến cơ sở, bảo
vệ nhà nước, bảo vệ mọi thành quả của cách mạng.
Liên minh về kinh tế là nội dung đặc biệt quan trọng có tác dụng quyết định nhất cho sự thắng lợi của CNXH. Thực hiện nội dung này lậ
phải kết hợp đúng đắn lợi ích giữa các giai cấp.
Hoạt động kinh tê phải vừa đảm bảo ỉợi ích của nhà nước, của xã hội đông thời phải thường xuyên quan tâm tới lợi ích của công nhân,
nông dân và trí thức. Muốn vậy, Đảng và Nhà nước phải ban hành một hệ thống chính sách xã hội phù hợp với các giai tầng trong xã hội.
Và từng bước dưa nông dân và những người lao động khác đi vao con đường xã hội chủ nghĩa với những bước đi thíchhợp.
Liên minh vê văn hoá xã hoi nhằm xây dựng mọt nền văn hóađậm đà bản sẩc dân tộc, xây dựng con người mới, loi sống mới văn minh,
lànü mạnh mà nhiêm vụ lớn lao của trí thức là nâng cao dan trí, đao tạo nhân lựQbồi dường nhân tài cho đất nước.
Nguyên tắc cơ bản của liên minh
Phải đảm bảo vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân.
Phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện.
Phải kết hợp đúng đẳn các lợi ích.
3.1.3Hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản chủ nghĩa
a)Xu hướng tất yếu của sự xuẩt hiện HTKT-XH CSCN
Chủ nghĩa Mác I Lênin cho rằng: HTKT-XH CSCN ra đời là một tất yếu khách quan của sự vận động phát triển của lịch sử xã hội loài
người mà nguyên nhân trực tiếp là từ mảnh đất hiện thực của CNTB với những mâu thuân cơ bản của CNTB không giải quyết được sẽ
dẫn tới cuộc cách mạng XHCN do giai cấp công nhân lãnh đạo. Sự thắng lợi của cách mạng XHCN, hình thái KT-XH CSCN ra đòi
b)Các giai đoạn phát triển chủ yếu của HTKT-XH CSCN
Các nhà lí luận dự kiến HTKT-XH CSCN phải trải qua 3 chặng đường:
Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội
Thời kỳ quá độ lên CNXH là thời kỳ cải biến cách mạng trên mọi lĩnh vực nhăm thực hiện sự chuyên biên từ xã hội cũ sang xã hội mới
XHCN.
Tính tất yếu của thời kỳquá độ từ CNTB lên CNXH
Lí luận Mác-Lênin khẳng định rằng, giai cấp công nhân và chính Đảng của nó muốn xây dựng thành công CNXH để tiến lên CNCS thì tất
yếu phải ừải qua thời kỳ quá độ vì:
Một là, CNTB và CNXH khác nhau về bản chất: CNTB được xây dựng trên cơ sở chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, dựa trên chế độ áp
bức bóc lột, còn CNXH dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, không còn áp bức, bóc lột. Muốn có một xã hội như vậy cần phải có
một thời kỳ lịch sử nhất đinh.
Hai là, CNXH được xây dựng trên nền sản xuất đại cống nghiêp có trình độ cao mà CNTB mới chỉ để lại những tiền đề vật chất và kĩ thuật
mà thôi.
Ba là, các quan hệ xã hội của CNXH không tự phát nảy sinh, trong lòng I CNTB, chúng là. kết quả của quá trình xây dựng và cải tạo
XHCN.
Bốn là, công việc xây dựng CNXH là một công việc mới mẻ, khó khăn và I phức tạp, cần phải có thời gian để giai cấp công nhân từng
bước làm quen với những công việc đó.
Như vậy bất cứ một nước nào muốn đi lên CNXH cũng đều phải trải qua thời kỳ quá độ kê cả những nước đã qua TB và kể cả những
nước chưa qua tư bản như Việt Nam, nhằm xoá bỏ những tàn tích của xã hội cũ và thiết lập những nhân tố mới cho xã hội mới.
Đặc điểm của thời kỳ quá độ lên CNXH
Đặc điểm nổi bật nhất, bao trùm nhất cùa thời kỳ quá độ lên CNXH là sự tồn tại đan xen và đấu tranh lẫn nhau giữa cái cũ và cái mới trên
tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy, có thể nói rằng đây là thời kỳ đầy rẫy nhữngthế giới.
Trên lĩnh vực xã hội:
Nội dung cơ bản là phải thực hiện việc khắc phục những tệ nạn xã hội do xã hội cũ đê lại từng bước khắc phục sự chênh lệch phát triển
giữa các vùng miên, các tâng lớp dân cư trong xã hội, nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng xã hội, xây dựng môi quan hệ tôt đẹp giữa người
với người.
Xã hội xã hội chủ nghĩa
Sau khi kết thúc thời kỳ quá độ, hình thái kinh tế - xã hội CSCN bước vào chặng đường thứ 2 đó là CNXH. Lí luận của chủ nghĩa
Mác-Lênin đã phác hoạ ra những đặc trưng cơ bản của CNXH như sau:
Một là, cơ sở vật chất, kĩ thuật của CNXH là một nền đại công nghiệp, về điều này cả về lí luận và thực tiễn điều chứng minh rằng CNXH
phải được thiết lập trên cơ sở một nền công nghiệp hiện đại để nhằm tạo ra cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại cho CNXH và thoả mãn nhu
cầu vật chất, tinh thần của nhân dân lao động. Do đó, ở những nước quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN chưa có nền đại công
nghiệp cơ khí của CNTB tạo ra thì phải có quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vì vậy, hiện nay ở Việt Nam, Trung Quốc và Cu Ba
đang đây mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá với tốc độ khá cao và với những thành tựu to lớn, vững chắc.
Hai là, xoá bỏ chế độ tư hữu về tư liệu dản xuất, xác lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu. về điều này các nhà kinh điển của
chủ nghĩa Mác- Lênin chỉ rõ rằng: CNXH không xóa bỏ mọi tư hữu nói chung mà chỉ xoá bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất vì đó là
nguồn gốc sinh ra sự áp bức, bóc lột, bât công.Khi nói đến chế độ công hữu, các nhà kinh điển cũng cho rằng: CNXH không công
hữu tất cả mọi tư liệu sản xuất mà chỉ công hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu, còn những tư liệu sản xuất thứ yếu thì không nhất thiết
phải công hữu. Theo Mác-Ẩngghen dưới CNXH còn tồn tại hai hình thức sở hữu là toàn dân và tập thể, người lao động làm chủ các tư
liệu dản xuất của xã hội, do đó không còn tỉnh trạng người bóc lột người.
Ba là, CNXH tạo ra cách tổ chức lao động mới và kỉ luật lao động mới
Về tổ chức lao động: các ông cho rằng CNXH sẽ là 1 kiểu tổ chức lao động mới của bản thân nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản, quản lí của nhà nước XHCN, đó là lao động có kỉ luật, kỹ thuật có năng suất, chất lươn và hiệu quả cao.
Vềkỉ luật lao động : Các ông nhan mạnh vừa kỉ luật chặt chẽ theo những quy định chung của pháp luật vừa nêu cao tính tự giác để tạo
thành một kỉ luật tự giác. Có như vậy CNXH mới thành công được.
Bổn là, CNXH thực hiện nhiều hình thức phân phối nhưng trong đó phân phối theo lao động là nguyên tắc cơ bản nhất. Theo nguyên tắc
này người lao động sẽ được nhận từ xã hội một số lượng của cải tiêu dùng có giá trị tương đương với số lượng và chất lượng mà người
lao động đã tạo ra cho xã hội sau khi đã trừ đi những khoản đóng góp chung cho xã hội. Sở dĩ phải áp đụng nguyên tắc này là do trong
CNXH của cải tạo ra chưa dồi dào và năng lực cống hiên của mỗi người chưa đồng đều nhau, nên áp dụng nguyên tắc này Jà đảm
bảo sự công bằng xã hội.
Năm /à, dưới CNXH vẫn còn nhà nước nhưng đó là nhà nước kiểu ii¡¡ mang bản chất giai cấp công nhân, có tính nhân dân rộng rãi và tính
dân tộc Sau sắc.
Nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân vì nhà nước là cơ quan quyền lực tập trung của giai cấp công nhân và nhân dân lao động
đặt dưới sư lãnh đạo của Đảng Cộng sản nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân Va nhân dân lao động, trấn áp các thế lực phản
động chống CNXH.
Nhà nước XHCN mang tính nhân dân rộng rãi vì nhà nước này tập hợp đại biểu các tầng lớp nhân dân nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng
của nhân dân, đó là nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Nhà nước XHCN mang tính dân tộc sâu sắc vì giai cấp công nhân là người đại diện chân chính cho dân tộc, có những lợi ích cơ bản
thông nhất với lợi ích của dân tộc. Nên nhà nước XHCN có khả năng đoàn kết được các dân tộc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sáu là, CNXH giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột, thực hiện sự bình đẳng xã hội, tạo nhũng điều kiện cơ bản để con người phát
triển toàn diện. Bởi mục tiêu cao nhât của CNXH là giải phóng con người khỏi những áp bức, bóc lột, bât công, tạo mọi điều kiện để con
người phát triển toàn diện. Tuy nhiên, do những giới hạn phát triên của những điều kiện khách quan nên sự bình đăng trong CNXH vân
chưa đạt tới mức hoàn thiện như trong giai đoạn cao của CNCS.
Chủ nghĩa cộng sản - giai đoạn cao của HTKT-XH CSCN
Chủ nghĩa Mác - Lenin đã dự báo về sự xuất hiện của CNCS ở 2 mặt:
Ớ mặt kinh tế, lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, của cải tạo ra dồi dào, xã hội thực hiện nguyên tắc làm theo năng lực hưởng theo
nhu cầu về xã hội, không còn áp bức, bóc lột, con người phát triển toàn diện, nhà nước tự tiêu vong.
3.2Những vấn đề chính trị - xã hội có tính qui luật trong tiến trình cách mạng xã hôi chủ nghĩa
3.2.1Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
a)Khải niệm về dân chủ và dân chủ xã hội chủ nghĩa
Dân chủ theo nghĩa chung là quyền lực thuộc về nhân dân hoặc chính quyền thuộc về nhân dân. Hồ Chí Minh nói: “Dân chủ là dân là
chù”.
Dấn chủ XHCN là hình thức chính trị phổ thông của nhà nước XNCH, là đặc trưng bản chất của XHCN, là quy luật kình thành và tự hoàn
thiện của hệ thống chính trị XHCN. Việc nhà nước XHCN ra đời với tư cách là công cụ của chuyên chính vô sản thì việc ra đời của nhà
nước XHCN đồng thời cũng là sự ra đời của một nền dân chủ kiểu mới trong lịch sử đó là nên dân chủ XHCN.
Theo chủ nghĩa Mác - Lênin thì chuyên chính vô sản và dân chủ XHCN cơ bản thống nhất vì vậy từ Đại hội VII Đảng ta thống nhất gọi
chuyên chính vô sản là nền dân chủ XHCN.
b)Tính tất yếu của việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác I Lênin việc xây dựng nên dânchủ XHCN là một quá trình tất yếu nhằm tạo ra động lực của
quá trình phát trienxã hội, phát huy cao độ tính tự giác và tính sáng tạo to lớn của quần chúng nhân dân tham gia vào quản lí nhà nước,
quản lí và phát triển xã hội đe huy đọng tri tuệ và của cải trong nhân dân, xây dựng Đảng Cộng sản và nha nước xã họi chu nghĩa ngày
càng vững mạnh, biến lí luận thành thực tiễn và khả năng thành hiện thực.
c)Những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Một là, dân chủ XHCN đảm bảo mọi quyền lực đều thuộc về dân, nhà nước là thiêt chê chủ yêu thực thi dân chủ do giai câp công nhân
lãnh đạo thông qua chính đảng của nó. Điều đó cho thấy nền dân chủ XHCN vừa có bản chất giai câp công nhân vừa có tính nhân dân
rộng rãi và tính dân tộc sâu săc.
Hai là, dân chủ XHCN có cơ sở kinh tế là quan hệ sản xuất XHCN đảm bảo dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu và sự
thống nhất về những lợi ích cơ bản giữa các giai tầng, cá nhân trong xã hội làm cho mọi người đều có quyền tự chủ, bình đẳng trong lao
động sản xuất, phát triển kinh tế. Vì vậy, dân chủ trong kinh tế có ý nghĩa cơ bản.
Ba là, trong nền dân chủ XHCN tất cả các tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể và mọi công dân đều được tham gia vào công việc nhà
nước và được bầu cử, ứng cử, đề cừ vào cơ quan nhà nước các cấp.
Bổn là, nền dân chủ XHCN cần có và phải có những điều kiện tồn tại với tư cách là một nền dân chủ rộng rãi nhất trong lịch sử nhưng
vẫn là nền dân chủ mang tính giải cấp của giai cấp công nhân.
3.2.2Xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa
a)Khải niệm nhà nước xã hội chủ nghĩa
Nhà nước XHCN là một trong những tổ chức cơ bản nhất của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa. Là một công cụ quản lí do chính Đảng
của giai cấp công nhân lãnh đạo nhân dân tố chức ra nhằm thực hiện quyền lực và lợi ích của nhân dân và đồng thời cũng qua đó giai
cấp công nhân và chính Đảng của mình thực hiện sự lãnh đạo đối với toàn xã hội.
b)Tính tất yếu phải xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa
Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, sau khi giành được chính quyền giai cấp công nhân phải nắm vững công cụ chuyên chính, phải xây
dựng nhà nước XHCN vững mạnh là một tât yêu vì những lí do sau:
Xuất phát từ thực tiễn của thời kỳ quá độ lên CNXH là thời kỳ còn tồn tại các giai cấp bóc lột và các thế lực phản động, chúng hoạt động
chống phá lai ' sự nghiệp xây dựng CNXH. Điêu đó khiên giai câp công nhân và nhân dân lao động thông qua nhà nước phải trấn áp
bằng bạo lực khi cần thiết để bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ nhân dân.
Xây dựng nhà nước XHCN để mở rộng dân chủ tới mức tối đa đối với mọi tầng lớp nhân dân, kiên quyết đấu tranh chống lại mọi hành vi
đi ngược lại mọi chuẩn mực dân chủ, vi phạm những giá trị dân chủ của nhân dân, đòi hỏi phải có một thiết chế nhà nước phù hợp. Chính
vì vậy, trong nền dân chủ XHCN, nhà nước phải được củng cố, xây dựng để trở thành công _cụ bảo vệ và phát triển thành quả của dân
chủ. Dân chủ cần có chính quyền để giữ lấy dân chủ, để xử lý kịp thời những hiện tượng vi phạm dân chủ ... Các quyền đó phải được thể
ché hoá trong hiến pháp, pháp luật và được thực hiện bằng những thiếtchế tương ứng của nhà nước. Do đó, quá trình xây dựng nhà nước
XHCN là quá trình tất yếu gắn liền với quá trình xây dựng nên dân chủ XHCN. Quá trình này cho thấy dân chủ và pháp luật, dân chủ và
kỉ cương không bài trừ và phủ định nhau; trái lại, đó chính là sự thống nhất biện chứng, là điều kiện, tiền đề tồn tai và phát triển của
nhau.
Xây dựng CNXH là quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới trên tất cả mọi lĩnh vực. Với ý nghĩa đó, nhà nước XHCN là phương
thức, phương tiện, là một công cụ chủ yếu của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
c)Đặc trưng, chức năng và nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa
Đặc trưng của nhà nước xã hội chủ nghĩa
Nhà nước XHCN là một nhà nước đặc biệt (nhà nước kiếu mới) khác với các nhà nước đã từng có trong lịch sử ở những đặc trưng cơ bản
sau:
Một là, nhà nước XHCN là công cụ cơ bản đê thực hiện quyên lực của nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Hai là, nhà nước XHCN có đặc trưng vê nguyên tăc Ích ác hăn với nhà nước tư sản. Cũng là công cụ chuyên chính của giai cấp nhưng vì
lợi ích của nhân dân lao động và trấn áp những kẻ chống đối, phá hoại sự nghiệp cách mạng.
Ba là, không chỉ trấn áp kẻ thù mà nhà nước XHCN còn coi trọng mặt tổ chức xây dựng một xã hội mới, đây là mặt cơ bản.
Bốn là, nhà nước XHCN nằm trong nền dân chủ XHCN, do đó, con đường vận động, phát trien của nó là: ngày càng hoàn thiện các hình
thức đại diện nhân dân, mở rộng dân chủ nhằm lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
Năm là, nhà nước XHCN là nhà nước không còn nguyên nghĩa mà là nhà nước nửa nhà nước. Sau khi những cơ sở kinh te I xã hội cho sự
tồn tại của nhà nước mất đi thì nhà nước sẽ "tự tiêu vong". Đây cũng là một đặc trưng nổi bật của nhà nước vô sản.
Chức nang, nhỉêm vụ của nhà nước xã hội chủ nghía
Nhà nước XHCN có vai trò quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật; để thực hiện vai trò đó, nhà nước XHCN phải thực hiện
những chức năng, nhiệm vụ chính sau đây:
Về chức năng, nhà nước XHCN có 2 chức năng chính:
Chức năng bạo lực trấn áp để đập tan sự phản kháng của kẻ thù chống lại sự nghiệp xây dựng CNXH bảo vệ độc lập, chủ quyên của đất
nước, giữ vững an ninh xã hội.
Chức năng tổ chức xây dựng xã hội mới nhằm cải biến xã hội cũ, xây dựng xã hội mới XHCN và CSCN là chức năng cơ bản, chủ yếu của
nhà nước XHCN.
Về nhiệm vụ: từ các chức năng trên, nhà nước XHCN có những nhiệm vụ chính là: quản lý kinh tế, xây dựng và phát triển kinh tế, cải
thiện không ngừng đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, quản lý văn hoá xã hội, xây dựng nền văn hoá XHCN, thực hiện giáo
dục, đào tạo con người phát triển toàn diện, chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
Ngoài ra, nhà nước XHCN còn có chức năng, nhiệm vụ đổi ngoại nhằm mở rộng quan hệ hợp tác, hữu nghị, bình đẳng, tôn trọng lẫn
nhau, vì sự phát
Ịytriên và tiên bộ xã hội đối với nhân dân tất cả các nước trên thế giới,
3.2.3. Xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa
a)Khái niệm về nền vẫn hoá xã hôi chủ nghĩa
Nên văn hoá XHCN là nền văn hoá được xây dựng và phát triển trên nền tảng hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, do Đảng Cộng sản
lãnh đạo nhằm thoả mãn nhu cẩu không ngừng tăng lên về đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân,đưa nhân dân lao động thực sự trở
thành chủ thể sáng tạo và hưởng thụ văn hoá.
b)Đặc trưng của nền vãn ho á xã hôi chủ nghĩa
Nên văn hoá XHCN có những đặc trưng cơ bản sau: ^
Hệ tư tưởng của giai cấp công nhân là nội dung côt lõi, giữ vai trò chủ i đạo, quyết định phương hướng phát triển của nền văn hoá
XHCN.
Có tính nhân dân rộng rãi, tính dân tộc sâu săc.
Là nền văn hoá được hình thành, phát triển một cách tự giác dưới sự
lãnh đạo của giai cấp công nhân, thông qua sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của I Nhà nước.
c)Tính tẩtyếu của viêcxẵy dựng nền văn hoáxã hội chủ nghĩa
Là nhằm xây dựng đời sống tinh thần phù hợp với phương thức sản xuất mới XHCNV
Nhằm cải tạo tâm lý, ý thức và đời sống tinh thần của chế độ cũ đê lại, đưa quần chúng nhân dân thực sự trở thành chủ thể sản xuất, tiêu
dùng, sáng tạo và hưởng thụ văn hoá tinh thân.
Nhằm nâng cao trình độ văn hoá cho quần chúng nhân dân.
Văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình xây dựng XHCN.
d)Nội dung xây dựng nền vãn hoá xã hội chủ nghĩa
Cần phải nâng cao trình độ dân trí, hình thành đội ngũ trí thức XHCN.
Xây dựng con người mới phát triển toàn diện.
Xây dựng lối sống mới XHCN.
Xây dựng gia đình văn hoá XHCN.
3.2.4Giải quyết vấn đề dân íộc và tôn giáo
a)Vấn đề dân tộc
Khái niệm dân tộc
Dân tộc có thể được hiểu theo nhiều nghĩa; nhưng trong đó, có 2 nghĩa được dùng phổ biến nhất:
Một là, dân tộc chỉ một cộng đồng người cụ thể nào đó, có mối liên hê chặt chẽ và bền vững, có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ
chung của cộng đồng. Trong sinh hoạt văn hoá, có những nét đặc thù so với nhữngcộng đồngkhác, xuất hiện sau bộ lạc , bộ tôc. Vói
nghĩa này , dan tộc la 1 bộ phận của quốc gia. Ví dụ dan tọc tày, kinh, thái… của việt nam.
Hai là, dân tộc chỉ một cộng đồng người ổn định, bền vững, làm thành nhân dân một nước, có lãnh thổ quốc gia, có nền kinh tế thống
nhất, có quốc ngữ chung, có truyền thống văn hoá, truyền thống đấu tranh chung trong suốt quá trình đấu tranh dụng nước và giữ
nước. Với nghĩa này, dân tộc là toàn bộ nhân
dân của một quốc gia, còn gọi là quôc gia dân tộc. Ví dụ: đan tọc viẹi ìNam 5 tộc Trung Hoa, dân tộc Lào v.v...
Hai xu hướng phát triển cùa dân tộc
Dưới chủ nghĩa tư bản
Nghiên cứu vấn đề dân tộc và phong trào dân tộc trong CNTB, Lê Kin phát hiện ra hai xu hướng khách quan:
Xu hướng một, do sự chín muồi của ý thức dân tộc, sự thức tỉnh về quyền sống của mình, các cộng đồng dân cư muốn tách ra để thành
lập các quốc gia dân tộc độc lập, thống nhất, có một chính phủ, một hiến pháp, một thị trường thống nhất. Thực tế này diễn ra ở những
quốc gia khu vực nơi có nhiều cộng đồng, dân cư với nguồn gốc, tộc người khác nhau trong CNTB. Xu hướng này biểu hiện thành
phong trào đấu tranh chống áp bức dân tộc để tiến tới thành lập các quốc gia dân tộc độc lập. Trong xu hướng đó, nhiều cộng đồng dân
cư đã y thức được răng: chỉ trong cộng đồng dân tộc độc lập, họ mới có quyên quyết định con đường phát triển của dân tộc mình.
Xu hướng hai, là xu hướng liên hiệp giữa các dân tộc. Nguyên nhân dẫn đến sự liên hiệp này là do sự phát triển của lực lượng sản xuất,
của giao lưu kinh tế - văn hoá trong CNTB đã tạo nên mối liên hệ quốc gia và quốc tế giữa các dân tộc. Xoá bỏ sự biệt lập khép kín và
hàng rào ngăn cách giữa các dân tộc, thúc đấy các dân tộc xích lại gần nhau. Mặt khác, còn do ách áp bức, bóc lột của CNTB, đế quốc đã
làm cho các dân tộc liên hiệp lại với nhau để chống lại sự áp bức, nô dịch của chủ nghĩa thực dân, đế quốc.
Dứơỉ chủ nghĩa xã hội
Chủ nghĩa xã hội cũng tạo ra hai xu hướng khách quan:
Xu hướng một, sự tự chủ phồn vinh của mỗi dân tộc.
Xu hướng hai, là sự xích lại gần nhau giữa các dân tộc trên cơ sở độc lập dân tộc gắn liền với CNXH đã trở thành xu hướng mới của thời
đại. Trong đó, sự phồn vinh của mỗi dân tộc là cơ sở đe tiến đến sự xích lại gần nhau. Ngược lại, sự xích lại gần nhau càng làm cho các
dân tộc được phồn vinh hơn.
Những nguyên tắc cơ bỉm của chủ nghĩa Mác - Lênin trong việc giải quyết vẩn đề dân tộc
Muốn giải quyết một cách khoa học, đúng đắn vấn đề dân tộc, phải đứng vững trên lập trường, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin. Cụ
thể là phải căn cứ vào các nguyên tac cơ bản sau:
Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng:
Quyền bình đẳng là quyền cơ bản, thiêng liêng và là mục tiêu phấn đấu của mọi dân tộc trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Nội dung cơ bản của quyền bình đẳng là: Các dân tộc dù lớn hay nhỏ, dù đông người hay ít người, dù trình độ phát triên cao, thâp khác
nhau thì đều có nghĩa vụ và quyền lợi như nhau. Không một dân tộc nào được giữ đặc quyền, đăc lơi về địa vị chính trị, kinh tế, văn
hoá.., đối với dân tộc khác.
Quyền bình đăng trong một quôc gia có nhiêu dân tộc phải được bảo đảm bằng pháp luật và được thực hiện trên mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội như chính trị, kinh tế, văn hoá.,. Trong đó, việc phân đâu khăc phục sự chênh lệch về trình độ phát triên kinh tế - văn hoá, do
lịch sử đê lại có ý nghĩa cơ bản.
Quyền bình đẳng giữa các quốc gia, dân tộc trên phạm vi quốc tế phải gắn liền với cuộc đâu tranh chông chủ nghĩa phân biệt chủng tộc,
sự kỳ thị, miệt thị, chia rẽ dân tộc, áp bức, xâm lược dân tộc; đồng thời gắn liền với việc xây dựng một trật tự kinh tế thế giới mới để tạo
điều kiện cho các dân tộc vươn lên thực hiện quyền bình đẳng của mình.
Các dân tộc được quyển tự quyết:
Quyền tự quyết cũng là quyền cơ bản thiêng liêng và mục tiêu phấn đấu của mọi dân tộc.
Nội dung cơ bản của quyền dân tộc tự quyết là quyền làm chủ của mỗi dân tộc đôi với vận mệnh của dân tộc mình mà không ai ở ngoài
có quyên can thiệp vào công việc nội bộ của dân tộc đó.
Quyền tự quyết bao gồm quyền tự do lựa chọn và quyêt định lây chê độ chính trị - xã hội và con đường phát triển của đất nước, của dân
tộc và công việc phát triên kinh tê, văn hoá...
Chủ nghĩa Mác - Lênin còn nêu ra các hình thức để thực hiện quyên tự qụyết; đó là:
Quyền tự do phân lập (tách ra) thành cộng đồng quốc gia dân tộc độc lập vì lợi ích của các dân tộc.
Quyền tự do liên hiệp lại với các dân tộc khác trên cơ sở bình đăng.
Tuy nhiện trong thực tế, việc lựa chọn hình thức nào cho phù hợp là tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện của từng nơi, từng lúc, chứ
không được áp dụng một cách máy móc.
Liên hiệp giai cấp công nhân tất cả các dân tộc lại:
Đây là tư tưởng, nội durig cơ bản trong Cương lĩnh dân tộc của Lênin. Nó phản ánh bản chất quốc tế của phong trào công nhân, nó phản
ánh sự thống nhất giữa phong trào giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. Nó đảm bảo cho phong trào dân tộc đủ sức mạnh để giành
thắng lợi. Do đó, đoàn kết giai cấp công nhân tất cả các dân tộc có ý nghĩa lớn lao đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nó có vai trò
quyết định đến việc xem xét thực hiện quyền bình đẳng và tự quyết của các dân tộc.
Trong các nguyên tắc cơ bản nêu trên, nguyên tắc liên hiệp giai cấp công nhân tất cả các dân tộc là quan trọng nhất, vì rằng, chỉ khi nào
giai cấp công nhân tất cả các dân tộc liên hiệp lại với nhau, tạo thành sức mạnh to lớn để giành được vai trò lẵnh đạo của mình đối với
dân tộc thì các dân tộc mới có quyền bình đẳng, quyền tự quyết, mới xoá bỏ được sự kỳ thị, thù hằn và áp bức, xâm lược dân tộc.
Như vậy, Cương lĩnh dân tộc của Lênin là cơ sở lý luận soi đường cho đường lối, chính sách dân tộc của các Đảng Cộng sản; trong đó có
Đảng ta.
b)Vấn để tôn giáo
Khải niệm tôn giáo
Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh một cách hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan. Do đó, thông qua sự phản ánh của
tôn giáo thì mọi sức mạnh của tự nhiên cũng như của xã hội đều trở nên thần bí.
Bản chất của tôn giáo
Bản chất của tôn giao là một hiện tượng xã hội phản ánh sự bế tắc, bất lựccủa con người trước tự nhiên và xã hội. Tuy nhien trong y thưc
tôn giáo cííỊjg chứa đựng nhiều giá trị phù hợp với đạo đức, đạo lí con người.
Nguyên nhăn tồn tại của tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội
Dươi CNXH, tôn giáo vẫn còn ton tại vì nhiều nguyên nhân như:
Nguyên nhân về nhận thức.,Nguyên rìhân về kinh tế.,Nguyên nhân về tâm lý.,Nguyên nhân về chính trị xã hội.
Nguyên nhân về văn hoá.
Các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo
Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong đời sống xã hội.
Tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của công dân trên cơ sở pháp luật.
Thực hiện sự đoàn kết giữa những người có tôn giáo với những người không có tôn giáo trên cơ sở đoàn kết toàn dan.
Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng ưong việc giải quyết vấn đề tôn giáo.
Phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo.
3.3Chủ nghĩa xã hội hiện tỉĩực và triển vọog
3.3.1Chủ nghĩa xã hội hiện thực
a)Cách mạng tháng Mười Nga và mô hình chủ nghĩa xã hội kiện thực đầu tiên, trên thế giới
Ngày 07/11/1917, Đảng Bônsêvích Nga, đứng đầu là Lênin, đã lãnh đạo nhân dân lật đố Nga hoàng, lập nên chính quyền Xô Viết. Thắng
lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga đã mở ra một thời đại mới: thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi thế giới, đưa nước Nga
trở thành nước XHCN đầu tiên, tạo ra mô hình CNXH đầu tiên trên thế giới (mô hình Xô Viết).
b)Sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa và những thành tựu cùa nó
Sau chiến tranh thế giới lần thứ % CNXH đã trở thành hệ thống thế giới
bao gồm hàng chục nước: Liên Xô, Trung quốc, Cộng Hòa Dân chủ Đức, Bungari, Ba lan, Hungari, Rumani, Tiệp khăc, Mông cô, Triêu
tiên, Việt Nam, Cu ba... Trong quá trình tồn tại, đã đạt được những thành tựu nổi bật về chính trị, kinh tế, khoa học kỷ thuật, quân sự, an
ninh quôc phòng..,
3.3.2Sự khủng hoảng của mô hình chủ nghĩa xã hội Xô Viếí và nguyên nhân của nó
a)Sự khủng hoảng và sụp đồ của mô hình chủ nghĩa xã hội Xô Viết
CNXH và phong trào XHCN đã trải qua nhiều lần khủng hoảng, đặc biệt là từ những năm 80 của thế kỷ XX, CNXH lại lâm vào khủng
hoảng nghiêm trọng, dẫn đến sự sụp đổ CNXH ở Liên Xô và các cước XHCN ở Đông Au từ 1989 - 1991, tiếp đó là ở Mông cổ và Anbani.
b)Nguyên nhân khủng hoảng và sụp đô
Nguyên nhân sâu xa là do sai lầm trong đường lôi lãnh đạo của các Đang Cộng sản và khuyết điểm, yếu kém trong quá trình xây dựng
CNXH
Nguyên nhân trực tiếp là từ sai lầm của công cuộc cải tổ cùng với sự tiến công của chủ nghĩa đế quốc bằng âm mưu diễn biến hoà bình.
3.3.3Triển vọng của chủ nghĩa xã hôi
Trên thế giới hiện nay, CNTB đang phát triển mạnh và đang cố tìnK thích nghi đê phát triên, nhưng bản chât của nó vân là chê độ xã hội
có áp bức,
'bóc lột, bất công, gây chiến.... Nên nó lthông phải là tương lai của xã hội loài người, ĩdiông phải là mô hình mà nhân loại lựa chọn và đi
tới.
Còn XHCN, tuy đang bị thoái trào, đang thất bại tạm thời, nhưng bản chất của nó vẫn là một chế độ xã hội tốt đẹp, ưu việt. Nên nó vẫn là
mô hình mà nhân loại lựa chọn và đi tới, là tương lai của xã hội loài người. Do đó, CNXH tuy có bị thu hẹp ở Liên Xô và Đông Âu nhưng
đang được mở rộng ra ở châu Mỹ La tinh./.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro