csvh lonely
Câu 1: Phân biệt cách dùng 2 thuật ngữ tiến trình văn hóa và diễn trình văn hóa. Tại sao sự tiếp nhận yếu tố Hán trong giai đoạn Đại Việt lại mạnh mẽ và hiệu quả vượt trội so với giai đoạn Bắc thuộc?
Trả lời:
Văn hóa là hệ thống các giá trị hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động và thực tiễn , trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
Theo giáo sư, tiến sỹ Trần Ngọc Thêm thì tiến trình văn hóa được ông sử dụng thể hiện sự tiếp thu văn hóa và sự phát triển văn hóa đi lên của văn hóa Việt Nam trải qua các thời kì văn hóa. Tiến trình văn hóa chỉ ra nét đặc trưng phát triển văn hóa của từng giai đoạn, chú ý tới sự tiếp xúc văn hóa hơn là chú ý tới lịch sử phát triển của dân tộc. Xét về phạm vi thì tiến trình văn hóa có phạm vi nhỏ, nhưng xét về tính chất thì tiến trình văn hóa chỉ mức độ phát triển hơn, tiếp thu những nét tinh hoa hơn.
Theo giáo sư, tiến sỹ Trần Quốc Vượng thì diễn trình văn hóa được ông sử dụng lại là sự tiếp diễn, nối tiếp nhau của các nên văn hóa trên lãnh thổ Việt Nam. Nó gắn liền với lịch sử phát triển con người và lịch sử đấu tranh giữ nước và dựng nước của dân tộc qua các thời kì giai đoạn. Xét về phạm vi thì diễn trình văn hóa bao quát và rộng hơn tiến trình văn hóa nhưng không nêu bật được đặc trưng của văn hóa, sự phát triển của từng giai đoạn.
b, Tại vì:
Trong giai đoạn văn hóa Đại Việt, trên cơ sở của sự phát triển văn hóa văn lang – âu lạc thì triều đại việt nam và nhân dân ta đã có sự thay đổi trong tư duy nhận thức để tiếp nhận các yếu tố văn hóa hán tiến bộ như chữ viết và sự tiếp nhận của nho giáo vận dụng vào nhiệm vụ xây dựng và củng cố đất nước. Vì vậy, với tinh thần tổng hợp bao dung, nó cũng mở rộng cho việc tiếp thu cả đạo giáo “ Tam giáo đồng quy” trên cơ sở truyền thống dân tộc. Chính điều đó mà văn hóa hán trong suốt thời kì bắc thuộc bị dân ta chống đồng hóa không tiếp nhận giờ đã được mở rộng đón tiếp. Cùng với sự phát triển quốc tử giám đã đưa nho giáo thành chủ đạo, thời lê phát triển thịnh nhất => tư tưởng tiếp nhận văn hóa trung hoa trở thành chủ đạo.
Câu 2: Phân biệt không gian lãnh thổ với không gian văn hóa. Tìm ví dụ để làm ro ảnh hưởng của môi trường tự nhiên với văn hóa.
Trả lời:
Không gian văn hóa là không gian cư trú của các tộc người được đặc trưng bởi các nét văn hóa , đời sống tổ chức cộng đồng người. Đặc trưng cơ bản là các nét văn hóa có chung nét tương đồng cuaqr các dân tộc, các tộc người. Xét về phạm vi thì không gian văn hóa có phạm vi rộng và bao gồm không gian lãnh thổ.
Không gian lãnh thổ là khoảng không gian được xác định dựa trên đặc trưng của vị trí tự nhiên, các giới hạn về đất đai, khí hậu. Đặc trưng cơ bản là khoảng không gian xác định, đã được quy định rạch ròi, không dựa trên đời sống của người dân. Phạm vi hẹp hơn và nằm trong không gian văn hóa.
VD: Sự đa dạng của môi trường sinh thái, điều kiện tự nhiên là yếu tố góp phần tạo nên sự đa dạng văn hóa. Chẳng hạn môi trường sông nước tạo nên sắc thái riêng biệt trong tập quán kỹ thuật canh tác và sản xuất. Cụ thể đối với người dân sinh sống và hoạt động trên môi trường sông nước thì chịu yếu tố tác động mạnh mẽ và qua đó tác động tới văn hóa. Người dân quanh năm sống trên sông nước làm nghề đánh bắt cá, thủy sản. Họ chỉ muốn mưa thuận gió hòa , làm ăn yên ổn.Trong quá trình sản xuất đó thì người dân đã hình thành nên tín ngưỡng thờ thần cá, thần sông, thần rắn... chỉ mong các thần che chở và phù hộ cho họ đánh bắt, sản xuất phát triển, người dân luôn được che chở bình an.
Hay trải qua quá trình đấu tranh và chống trọi, chinh phục tự nhiên, mua lũ mà ông cha ta đã đúc kết ra nhiều thành ngữ, tục ngữ về tự nhiên:
“Nhiều sao thì nắng, vắng sao thì mưa” và yếu tố môi trường sông nước
Chìm đắm trong tư duy
Đắm đuối nhìn nhau
Bơi trong khó khăn
Các từ gạch chân đều diễn tả về nước.
Câu 3: Nguồn gốc tiếng việt? Phân biệt tiếng việt với chữ việt
Trả lời
Nguồn gốc của tiếng việt:
- Tiếng Việt của người Việt vốn có chung nguồn gốc với các thứ tiếng khác ở Đông Nam Á. Nó thuộc họ Nam Á. Họ Nam Á là một họ ngôn ngữ khá lớn, bao gồm những ngôn ngữ được phân bố trên một khu vực rộng lớn, bao gồm phần đông bắc Ấn Độ, một phần Miến Điện, vùng Nam Trung Quốc, một phần Malaixia, phần lớn Cămpuchia và phần lớn Việt Nam.
- Theo các nhà khoa học, cách đây khoảng 6000 năm, khu vực rộng lớn này vẫn còn nói chung một thứ ngôn ngữ gọi là ngôn ngữ Nam Á hay Nam Phương. Cùng với thời gian, các ngôn ngữ họ Nam Á dần dần tách ra thành những nhóm riêng biệt. Đầu tiên là nhóm Munđa ở đông bắc Ấn Độ và nhóm Mèo-Dao ở phía nam Trung Quốc ngày nay.
- Các ngôn ngữ Nam Á có chung những đặc điểm:
+ Có hệ thống ngữ pháp cơ bản giống nhau, ví dụ: khung ngữ pháp của tiếng Việt, Khmer, Lào, Thái… không khác nhau mấy;
+ Có cách cấu tạo từ giống nhau;
+ Có hình thức lặp, láy giống nhau;
+ Cách luân phiên giống nhau.
- Vào những thiên niên kỉ tiếp theo, các tiếng Nam Á chung dần dần tách ra thành các nhóm riêng biệt: Nhóm Munđa ở đông bắc Ấn Độ và nhóm Mèo-Dao ở phía Nam Trung Quốc ngày nay tách ra trước tiên, sau đó có các đợt di dân của những bộ tộc nói tiếng Tạng Miến xuống địa bàn Mianma ngày nay thúc đẩy sự tách riêng một số ngôn ngữ như tiếng Khasi chẳng hạn.
- Vào khoảng trên 4000 năm trước, tiếng Nam Á chung do sự tiếp xúc với tiếng Hán-Tạng và các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ châu Đại Dương (tiếng Papua), đã tách ra thành ba dòng chính:
+ Dòng Đồng-Thái, gồm các ngôn ngữ phân bố ở phần phía nam sông Trường Giang;
+ Dòng Mã Lai-Nam Đảo, gồm các ngôn ngữ phân bố ở phần cực nam Đông Nam Á tiền sử;
+ Dòng Môn-Khơme, bao gồm các ngôn ngữ phân bố ở vùng cao nguyên trung phần Đông Nam Á tiền sử (cao nguyên Cồ rạt ở Thái Lan, cao nguyên Bôlôven ở Lào và cao nguyên khu Bốn cũ (Thanh Hóa, Nghệ An) của Việt Nam). Tiếng Việt được tách ra từ dòng ngôn ngữ này. Do đó, tổ tiên xa xưa của tiếng Việt là tiếng Môn-Khơme, bao gồm hàng trăm ngôn ngữ phân bố thành 3 vùng lớn: Bắc Mon-Khmer, Nam Mon-Khmer và Đông Mon-Khmer.
- Từ tiếng Đông Mon-Khmer tách ra một ngôn ngữ gọi là proto Việt-Katu. Sau một thời gian, ngôn ngữ này lại tách ra làm hai là Katu và proto Việt Chứt. Tổ tiên trực tiếp của người nói tiếng Việt ngày nay là các bộ tộc người nói tiếng proto Việt Chứt này. Các cư dân nói tiếng proto Việt Chứt lúc đầu (hơn 4000 năm trước) sống ở vùng trung du và sơn cước (vùng Thượng Lào và bắc khu Bốn cũ), về sau di chuyển xuống vùng đồng bằng Bắc Bộ ngày nay. Do sự tiếp xúc với các ngôn ngữ Tày-Thái, tiếng proto Việt Chứt thay đổi để trở thành tiếng Tiền Việt Chứt với cơ tầng Mon-Khmer và có sự mô phỏng cơ chế vận hành Tày-Thái. Quá trình này diễn ra ở thời đại mà sử Việt Nam vẫn gọi là thời đại các vua Hùng. Dần dần về sau, tiếng Tiền Việt Chứt đi sâu vào quá trình đơn tiết hóa, thanh điệu hóa và rụng dần các phụ tố để trở thành tiếng Việt Mường chung (khoảng 2700- 2800 năm trước).
- Do quá trình tiếp xúc lâu dài với tiếng Hán dưới thời Bắc thuộc, vào khoảng từ thế kỉ VIII đến thế kỉ XII, tiếng Việt Mường chung ở phía Bắc tách ra làm hai: Bộ phận nằm sâu ở vùng rừng núi các tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh ít bị ảnh hưởng của tiếng Hán hơn nên bảo lưu yếu tố cũ và trở thành tiếng Mường, còn bộ phận ở vùng đồng bằng Bắc Bộ thì do ảnh hưởng của tiếng Hán mà dần dần tách thành tiếng Kinh (tiếng Việt). Quá trình tách đôi hai ngôn ngữ này bắt đầu khoảng hơn 1000 năm trước. Kể từ lúc đó, tiếng Việt mới thực sự trở thành một ngôn ngữ độc lập.
Từ năm 1945 đến nay tiếng Việt được sử dụng trong mọi mặt của đời sống xã hội, nó có 1 vị thế xứng đáng, được Đảng và Nhà nước quan tâm, ưu tiên phát triển. Trong ngôn ngữ thì có 2 hình thức chính là dùng tiếng nói và chữ viết, ngoài ra còn có hệ thống kí tự dành riêng cho những người khuyết tật.
Tiếng việt và chữ Việt tuy cùng là hình thức thể hiện của ngôn ngữ nhưng cũng có những đặc điểm phân biệt nhau
Chữ Việt
- Thể hiện: Chữ Việt được tiếp thu bằng hình thức nhìn thấy, cảm nhận
- Không biến đổi hình thức âm thanh và cấu tạo khi tham gia vào cấu tạo câu.
- Có trật tự tham gia ngữ pháp, trật tự từ, hư từ, ngữ điệu.
- Được hình thành sau khi đời sống xã hội con người ra đời.
- Chữ Việt có phạm vi nhỏ là một bộ phận của tiếng Việt.
Tiếng Việt
- Dùng thính giác ( tai ) nghe và cảm nhận
- Mang nghĩa biến đổi hình thái, mang nghĩa biểu lộ cảm xúc thuộc vào tâm trạng người nói
- Không có trật tự hoặc cũng có thể có trật tự từ.
- Có trước chữ viết. Dùng trao đổi qua lời nói.
- Tiếng Việt bao hàm chữ việt
Câu 4: Tại sao tính cộng đồng lại dẫn đến đặc điểm trọng danh dự đối với chủ thể giao tiếp? Lấy ví dụ chứng minh.
Trả lời:
Trước hết, xét về tổ chức đời sống của nhân dân ta rất coi trọng tính cộng đồng bởi lẽ trong sản xuất nông nghiệp luôn sống phụ thuộc, quan hệ chặt chẽ với nhau để sản xuất cùng chống thiên tai, hạn hán...Chính trong quá trình đó, mọi người hiểu rõ rằng chỉ có đoàn kết, sống cộng đồng tạo nên sức mạnh thì mới có thể thành công. Trong đời sống cộng đồng nhiều mối quan hệ thì mọi người đều giữ ý, trọng danh dự. Lời nói ra để lại dấu vết, nếu nói hay, đúng thì tạo tiếng tăm, nếu nói dở thì gây tai tiếng. Mà sống trong cộng đồng có tiếng tăm thì sẽ trở thành người nổi tiếng, tạo dư luận tốt. Chỉ có những người cao tuổi mới có tiếng nói vì họ tôn trọng người sống lâu, nhiều kinh nghiệm. Chính vì vậy, mà danh dự với chủ thể giao tiếp và mối quan hệ với môi trường xã hội xung quanh đời sống cộng đồng là rất quan trọng.
Đói cho sạch, rách cho thơm.
VD:Trong các cuộc hội họp, hội làng, tiến hành thảo luận, phát biểu ý kiến thì những người trẻ tuổi rất ít phát biểu mà chỉ những người già có tuổi trong làng mới phát biểu vì họ là người có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và đời sống cộng đồng
Câu 5: Dùng sơ đồ thể hiện mối quan hệ phát triển từ âm dương đến tam tài ngũ hành.
Trả lời:
Âm dương ban đầu có 2 yếu tố nhưng theo lối tư duy tổng hợp và biện chứng quen thuộc , người xưa sớm nhận ra các cặp âm dương như: Trời đất, đất người, trời người có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự kết hợp của 3 bộ 2 tạo nên 1 bộ 3 ( tam tài) ( Trời đất người) tiêu biểu. Ngoài ra còn nhiều bộ ba # cùng được hình thành.
Trong cuộc sống nông nghiệp tiếp xúc đất trồng cây, cây nuôi người, nước tưới cây, lửa đốt tro nuôi đất...ý nghĩa đó tạo 2 bộ tam tài Thủy – Hỏa – Thổ và Mộc – Kim – Thổ. Từ 2 bộ Tam tài tạo ra 1 bộ 5 ( Ngũ hành: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ). Trong tam tài có âm dương, trong ngũ hành cũng có cặp âm dương Thủy – Hỏa – Kim – Mộc. Ngũ hành là sự vận động.
Tam tài là khái niệm bộ ba Thiên – Địa – Nhân. Các cặp âm dương tưởng chừng riêng rẽ như: Trời đất, Trời người, đất người thực ra có mối liên hệ rất chặt chẽ với nhau tạo ra một mô hình hệ thống gồm 3 thành tố. Trong đó, trời dương, đất âm, người ở giữa ( âm so với trời nhưng dương so với đất).
Từ những vật chất cụ thể và thiết thực ban đầu như đất, nước, cây, lửa, sắt, đá...luôn gắn bó với người nông nghiệp. Ý nghĩa của chúng được phức tạp hóa dần thành các ý niệm trừu tượng, đa nghĩa kết hợp trong 2 bộ tam tài “ Thủy – hỏa – thổ” và “ Mộc – Kim – Thổ” trong đó Thổ là yếu tố chung.
Câu 7: Nêu tính chất nổi bật của tổ chức nông thôn theo huyết thống.
Trả lời:
Những người cùng quan hệ huyết thống gắn bó mật thiết với nhau thành đơn vị cơ sở là gia đình, đơn vị cấu thành là gia tộc. Gia tộc trở thành 1 cộng đồng gắn bó có vai trò quan trọng . Ở Việt Nam, làng và gia tộc nhiều khi đồng nhất với nhau “ làng là nơi ở của một gia tộc( họ) “. Sức mạnh của gia tộc thể hiện ở tinh thần đùm bọc, yêu thương. Người trong họ có trách nhiệm cưu mang nhau về mặt vật chất. Quan hệ huyết thống theo quan hệ hàng dọc, theo thời gian, là cơ sở của tính tôn ti, phân biệt rạch ròi tới 9 thế hệ ( cửu tộc)
Kị/cố
Cụ
Ông
Cha
Tôi
con
cháu
chắt
chút
Tôn ti gián tiếp: con chú. con bác, anh em họ cũng được quy định rất nghiêm ngặt.
Tổ chức nông thôn theo huyết thống đi theo hướng ngày càng coi trọng vai trò của gia đình hạt nhân, nuôi dưỡng tính tư hữu.
Câu 8: Tại sao đô thị Việt Nam luôn có nguy cơ bị nông thôn hóa?
Trả lời:
Đô thị Việt Nam trong lịch sử rất kém phát triển. Tại sao đô thị Việt Nam luôn có nguy cơ bị nông thôn hóa, ta có thể xét đô thị Việt Nam từ 2 phía trong quan hệ với quốc gia và trong quan hệ với nông thôn.
Trong quan hệ với quốc gia: Xết về nguồn gốc, phần lớn đô thị Việt Nam là do nhà nước sinh ra. Về chức năng: đô thị Việt Nam thực hiện chức năng hành chính là chủ yếu trong đó:
+ Bộ phận quản lý hình thành trước theo kế hoạch
+ Bộ phận làm kinh tế hình thành 1 cách tự phát
Về mặt quản lý: đô thị Việt Nam do nhà nước quản lý( nhà nước đặt bộ máy cai trị để nắm mọi quyền kiểm soát và khai thác.)
Trong quan hệ với nông thôn: Có những làng xã thực hiện chức năng của đô thị ( do truyền thống văn hóa nông nghiệp không cho phép nông thôn tự chuyển thành đô thị ) gọi là các làng công thương. Nó thể hiện tính cộng đồng: cả làng làm cùng 1 nghề không bán cho ai, không có trao đổi hàng hóa nội bộ nên không thể trở thành đô thị. Nó thể hiện tính tự trị: tự cấp, tự túc. Nông thôn chi phối cả đô thị khiến đô thị chịu ảnh hưởng của nông thôn và mang đặc tính nông thôn rất đậm nét. Tổ chức hành chính được sao phỏng tổ chức nông thôn.
=> Khi không còn chức năng hành chính thì đô thị Việt Nam dần bị suy thoái kéo theo chức năng làm kinh tế cũng kém phát triển. Cùng với sự kìm hãm mang bản chất nông thôn thể hiện ở tính cộng đồng và tính tự trị. Dân thành thị mang bản chất, tính cách của người nông thôn. Với truyền thống gắn bó với làng xã, không coi trọng đô thị. Tâm lý trọng nông ức thương hình thành khắp mọi nơi. Ở Việt Nam làng xã nông nghiệp là một tổ chức tự trị, vững mạnh, còn đô thị lại yếu ớt, lệ tuộc. Nó mang tính quy luật tất yếu, nền văn hóa nông nghiệp trọng tình, làng xã trung tâm, là sức mạnh, là tất cả cho nên làng xã có quyền tự trị. Quốc gia bao gồm : Nông thôn ( tĩnh tại, khép kín), đô thị ( năng động, cởi mở), làng thuần nông ( khép kín), làng công thương ( cởi mở, hướng ngoại). Đô thị gồm bộ phận quản lý ( tĩnh tại ), bộ phận làm kinh tế (năng động).Chúng có quy luật âm luôn mạnh hơn dương.
Câu 11: Phong tục tang ma cổ truyền thể hiện tinh thần triết lý âm dương của văn hóa Việt Nam như thế nào?
Trả lời:
Gắn liền với tín ngưỡng là phong tục, đó là những thói quen ăn sâu vào đời sống xã hội từ lâu đời, được đại đa số mọi người thừa nhận và làm theo: (phong: gió, tục: thói quen, phong tục: thói quen lan rộng). Phong tục có trong mọi mặt đời sống, có 3 nhóm phong tục chủ yếu đó là phong tục hôn nhân, tang ma, lễ tết và lễ hội. Mỗi phong tục đều có những nét văn hóa đặc trưng riêng mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam.
Phong tục tang ma cổ truyền thể hiện tinh thần triết lý âm dương của văn hóa Việt Nam rất đậm nét và đặc trưng. Về màu sắc, tang lễ Việt Nam truyền thống dùng màu trắng là màu của hành kim ( hướng tây) theo ngũ hành. Mọi thứ liên quan đến hướng tây đều được xem là xấu: nơi để mồ mả của người Việt và người dân tộc thường là hướng tây của làng. Người dân tộc xem rừng phía tây là rừng của ma quỷ. Sau màu trắng là màu đen ( màu của thủy phương bắc theo ngũ hành). Màu tang đen được dùng ít ra là từ đời lê. Khi lê Thánh Tông chết ( 1497) có quy định trong 100 ngày các quan phải mặc đồ xô gai trắng, ngoài 100 ngày thì mặc đồ đen như : áo đen, mũ đen, dây thao đen khi vào chầu hay làm việc. Chỉ khi chắt, chút để tang cụ kị ( là tốt, bởi đó là bằng chứng cho thấy các cụ sống lâu thì mới dùng các màu tốt như màu đỏ ( phương Nam) và vàng ( trung ương). Tất cả đều theo đúng trình tự ưu tiên trong ngũ hành.
Về loại số, theo triết lý âm dương, âm ứng với số chẵn, dương ứng với số lẻ, vì vậy mọi thứ liên quan đến người chết ( âm) đều phải là số chẵn. Lạy trước linh cữu thì phải lạy 2 hoặc 4 lạy. Ở nhà mồ của những người dân tộc miền núi, cầu thang phải phải làm với số bậc chẵn, hoa cúng người chết cũng phải dùng số chẵn. Khác với người sống ở cõi dương, mọi thứ đều phải là số lẻ: lạy người sống phải là 1 hoặc 3 lạy, cầu thang, lối lên nhà phải có số bậc lẻ ( tam cấp), hoa cho người sống cũng phải là số bông lẻ. ( Trừ trường hợp chét coi như sống, cúng phật, cúng cha mejsau khi đoạn tang thắp 3 nén nhang hoặc sống coi như chết con gái lạy cha mẹ trước khi xuất giá đi lấy chồng lạy cha mẹ 2 lạy , từ nay trở thành con người khác.
Theo phong tục tang ma thì người con cầm cái áo của người chết mới thay đi đường phía truowcstreof lên mái nhà hú vía 3 lần ( lễ phục hồn, chiêu hồn) “ ba hồn 7 vía cha đâu về với con” hoặc “ 3 hồn 9 vía mẹ đâu về với con” tỏ ý mong cha mẹ sống lại. Theo quan niệm của đạo giáo thì phách (vía) là tinh thần của người phải phụ thuộc vào xác mới tồn tại, khi người chết thì tan đi còn hồn là phần tinh thần không có xác vẫn tồn tại được.
Cũng theo luật âm dương là việc phân biệt tang cha với tang mẹ: Khi con trai chống gậy để tang thì cha gậy tre, mẹ gậy vông. Đó là vì thân tre tròn biểu tượng dương, cành vông đẽo thành hình vuông biểu tượng âm. Phong tục Việt Nam cho rằng:chiếc gậy che tượng trưng cho ngay thẳng, cứng rắn của cha, gậy vuông tượng trưng cho thuần hậu, mềm dẻo của mẹ. Phải đẽo vuông chiếc gậy vông bởi vì người xưa quan niệm rằng trời tròn, đất vuông. Quan niệm này được thể hiện rõ ràng qua sự tích bánh chưng bánh giầy của dân tộc ta. Gậy tre tròn tượng trưng cho trời. Theo thuyết âm dương của nho giáo thì trời thuộc về dương chỉ người cha. Gậy vông vuông tượng trưng cho đất, đất thuộc về âm chỉ người mẹ. Chính vì vậy, đưa đám cha thì phải chống gậy tròn, đưa đám mẹ thì chống gậy vuông.
Đưa tang và để tang còn có tục cha đưa mẹ đón. Đám tang cha, con trai chống gậy đi theo sau quan tài. Đám tang mẹ, người con trai chống gậy vông nửa dưới đẽo hình vuông, nửa trên vót tròn đi giật lùi đằng trước quan tài. Con tria nào vắng mặt thì treo cái gậy của người ấy ở đầu đòn đại dư. Nếu có con trai nào chết trước thì con trai của người này hoặc của người được ấn lập tự phải chống gậy thay cha. Tại sao phải chống gậy vuông đi giật lùi? Tác giả Nhất Thanh đã giải thích rằng vì cha nghiêm ( nghiêm dường, nghiêm phụ), con chỉ biết lẽo đẽo theo khóc, không dám lên phía trước đón ngăn lại trên đường vĩnh biệt giống như là mẹ hiền ( gia từ, từ mẫu). Muốn hiểu được tục này chúng ta phải nhìn lại xã hội phong kiến ngày xưa.
Ai cũng biết rằng nho giáo rât tôn trọng tôn ti trật tự “ quân – sư – phụ” ( vua – thầy dạy học – cha). Cha chết, tất cả con cái thuộc bậc dưới phải đi sau quan tài của cha. Nho giáo trọng đàn ông, con trai miệt thị đàn bà con gái:
Nhất Nam viết liễu
Thập nữ viết vô
( một con trai kể là có, 10 con gái kể là không). Cha chết thì quyền huynh thế phụ, người anh được thay quyền cha. Chồng chết thì người vợ phải phu tử tòng sư, nghĩa là mẹ phải theo con trai. Tuy nhiên, chữ hiếu của nho giáo lại bắt con trai cũng như con gái phải thờ kính cả cha lẫn mẹ. Tục lễ tang ma cho người con trai đi giật lùi đằng trước quan tài của mẹ như vậy là vừa giữ được lòng kính trọng của chữ hiếu vừa giữ được tinh thần trọng nam khinh nữ của nho giáo.
Phong tục tang ma ở Việt Nam còn có tục áo tang cha thì mặc hở đằng sống lưng ra, tang mẹ mặc hở đằng sống lưng vô. Tục này cũng thể hiện triết lý âm dương qua cặp nghĩa hướng ngoại ( dương cha) hướng nội ( âm mẹ).
Phong tục tang lễ phổ biến và chính thống của ta còn thừa kế được cả tinh thần dân chủ truyền thống. Thọ mai gia lễ của ta quy định cha mẹ phải để tang con, không chỉ cha mẹ mà cả ông bà, cụ kị cũng để tang hàng cháu hàng chắt. Trong khi đó thì theo tục lệ Trung Hoa “ phụ bất bái tử” ( cha không lạy con), con chết trước thì cha mẹ là nghịch cảnh, bất hiếu. Một vài nơi có truyền thống Nho học mạnh thì nếu con chết trước trong lúc khâm niệm quấn lên đầu tử thi vòng khăn trắng, ý là ở cõi âm ấy phải để tang để báo hiếu sẵn cho cha mẹ. Người Việt Nam quan niệm rằng sống gửi thác về, chết là trở về với tổ tiên bên kia thế giới. Ai cũng muốn cho cha mẹ thanh thoát may mắn, người con có hiếu phải thờ cha mẹ đã chết cũng như lúc còn sống, thờ khi mất cũng như hãy còn. Thế nhưng ngày nay, về câu lệ nên các nghi thức trở thành rườm rà, tốn kém, trọng hình thức,giả tạo. Tục đốt vàng mã vẫn còn làm lãng phí, mất vệ sinh.
Câu 12: Trong nghệ thuật ngôn từ Việt Nam , tính biểu trưng thể hiện như thế nào?
Trả lời:
Ngôn ngữ chính là một công cụ để giao tiếp. Nhìn vào tiếng Việt có thể thấy rõ nó phản ánh rõ hơn linh hồn, tính cách của con người Việt Nam và những đặc trưng cơ bản của nền văn hóa Việt nam. Nghệ thuật ngôn từ Việt Nam có tính biểu trưng cao, được thể hiện o xu hướng khái quát hóa, ước lệ hóa với những cấu trúc cân đối hài hòa
Xu hướng ước lệ bộc lộ ở chỗ Tiếng Việt thích diễn đạt bằng các con số biểu trưng. Trong khi người châu Âu nói một cách chặt chẽ cụ thể từ tất cả các phía thì người VN nói một cách ước lệ ba bề bốn bên . Ở những tường hợp khi người châu âu nói từ tất cả thì người Việt dùng các từ chỉ số ước lệ như ba thu, nói ba phải, ba mặt một lời,3 chìm 7 nổi...Lối tư duy tổng hợp mọi yếu tố, lối sống ưa ổn định và có quan hệ tốt với tất cả mọi ngườ dẫn đến xu hướng trọng sự cân đối hài hòa trong ngôn từ - một biểu hiện khác của tính biểu trưng. Tính cân xứng là một đặc tính rất điển hình của tiếng Việt.
Theo loại hình, tiếng Việt là một ngôn từ đơn tiết. Song nó chứa đựng một khối lượng lớn các từ song tiết, cho nên trong thực tế ngôn từ Việt thì cấu trúc song tiết lại là chủ đạo.Các thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt đều có cấu trúc 2 vế đối xứng như:
Trèo cao/ ngã đau, ăn vóc/ học hay, một quả dâu da/ bằng ba chén thuốc.
Tiếng Việt phát triển rất cân đối, đó là một loại sản phẩm văn chương, đặc biệt nó vừa công phu tỉ mỉ, lại vừa cô đúc ngắn gọn. Trong những thành phần ấy thể hiện đủ cả cái đẹp cân đối nhẹ nhàng của hình thức và cái uyên thâm của chiều sâu triết lý phương đông. Ở VN xưa kia, nhà nhà, đình đình, chùa chùa... nơi nào cũng treo câu đối.
Truyền thống văn chương VN thiên về thơ ca. Người VN hầu như ai cũng biết làm thơ. Thơ có vần điệu nghiêm ngặt thể hiện sự cân đối hài hòa. Văn chương phương tây thì ngược lại có khuynh hướng thiên về văn xuôi. Thống kê trên 2 tập từ điển văn học cho thấy trong 198 mục từ tác phẩm văn học phương tây ( châu âu + Nga) thì có 43 thơ và 155 văn xuôi tức là văn xuôi chiếm 78,3%, còn trong 95 mục từ tác phẩm văn học VN không kể các truyện cổ tích được kể riêng như trầu cau, Thánh Giong... thì có 69 thơ và 26 văn xuôi tức là thơ chiếm 72,6%. Trong 26 mục văn xuôi này có rất nhiều tác phẩm hịch chèo tuồng mang đậm chất thơ.
Ở VN văn xuôi truyên thống cũng là văn xuôi thơ, thế mạnh ở đó còn do tiếng Việt là ngôn ngữ giàu thanh điệu , tự thân thanh điệu đã tạo nên tiếng nhạc cho lời văn rồi. VD: những bài văn xuôi viết theo lối biến ngữ như hịch tướng sỹ của Trần Quốc Tuấn, thư dụ hàng của Nguyễn Trãi gửi cho địch, những lời văn nôm bình dân. Tất cả đều gặp một lối cấu trúc cân đối, nhịp nhàng, chặt chẽ và có tiết tấu vần điệu. Thậm chí, ngay cả trong việc chửi nhau, người Việt cũng chửi một cách bài bản, cân đối nhịp nhàng, đầy chất thơ. Không chỉ là chửi mà cả cách chửi, dáng điệu chửi...cũng mang tính nhịp điệu. Với lối chửi có vần điệu, cấu trúc chặt chẽ, người Việt có thể chửi từ giờ này qua giờ khác, ngày này qua ngày khác mà không nhàm chán. Đó là một nghệ thuật độc đáo mà có lẽ không một dân tộc nào trên thế giới có được.
Trong văn học, người chửi nhiều nhất có lẽ là Chí Phèo của Nam Cao nhưng có lẽ văn bản chửi của vợ Trương Thi, hàng xóm của Pha trong “ Bước đường cùng” ( Nguyễn Công Hoan ) thì hay thật: “ Làng trên xóm dưới, bên sau bên trước, bên ngược bên xuôi! Tôi có con gà mái xám nó sắp ghẹ ổ, nó lạc ban sáng, mà thằng nào con nào, đứa ở gần mà qua, đứa ở xa mà lại, nó dang tay mặt, nó đặt tay trái, nó bắt mất của tôi, thì buông thả nó ra, không tôi chửi cho đới.”.................
Câu 10: Tại sao ở VN tín ngưỡng không phát triển thành tôn giáo?
Trả lời:
Tín ngưỡng là hệ thống niềm tin mà con người tin vào để giải thích thế giới và để mang lại sự bình an cho cá nhân và cộng đồng. Theo Ăng – ghen thì tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh một cách hư ảo thế giới bên ngoài nhằm đền bù cho những bất lực của con người trong cuộc sống hàng ngày
Từ tự phát lên tự giác, tín ngưỡng có thể trở thành tôn giáo song điều đó đã không xảy ra ở xã hội việt nam cổ truyền là nơi mạnh về tư duy tổng hợp thiếu óc phân tích.
Tín ngưỡng VN mang tính dân tộc nhiều , còn tôn giáo thì không.
Tín ngưỡng có tổ chức không chặt chẽ, còn tôn giáo thì có tổ chức chặt chẽ.
Tín ngưỡng không có 1 hệ thoogns điều hành và tổ chức như tôn giáo còn tôn giáo phổ biến ở Việt nam đều do có nguồn gốc ngoại nhập.
Câu 15: Thế nào là đòn đông? giải thích hiên tượng người VN có truyền thống để bếp bên trái và bậc cầu thaNG số lẻ?
Trả lời:
Người VN thường có câu “ lấy vợ đàn bà, làm nhà hướng Nam”. Câu tục ngữ tưởng như vô lý đó đã nói lên tính hiển nhiên của việc chọ hướng nhà. VN ở gần biển trong khu vực gió mùa , trong 4 hướng chỉ có hướng nam là tối ưu nhất. Nhà hướng nam cho nên cây đòn nóc nằm theo hướng đông tây có gốc đặt ở phía đông theo truyền thống nông nghiệp trọng bên trái ( phía đông = bên trái theo ngũ hành) cho nên có tên gọi là đòn đông.
Cũng do truyền thống trọng bên trái mà cái bếp cũng được đặt bên trái ( phía đông) biệt lập và vuông góc với nhà chính, nhìn về hướng tây. Đó là do chức năng đặc biệt của bếp là nấu nướng : bếp hướng tây sẽ tránh được gió thường xuyên thổi từ biển ( hướng nam và đông). Nếu làm ngược lại ngọn lửa sẽ bị gió thổi tạt vào vách gây cháy nhà, chỉ ý là cơm chẳng lành canh chẳng ngọt, như thế thì gia đình sẽ lục đục, không hạnh phúc.
Hình thức kiến trúc ngôi nhà VN còn tuân theo nguyên tắc trọng số lẻ của truyền thống văn hóa nông nghiệp .Bước vào sân thì qua cổng tam quan, lên nhà thì phải qua bậc tam cấp, nhà dân thường có 3 gian hoặc 5 gian. Số gian của ngôi nhà, số bậc của lối đi bao giờ cũng phải là lẻ. Theo triết lý âm dương thì số lẻ là dương , là động dành cho người sống, còn số chẵn là âm , là tĩnh dành cho người chết.Chẳng hạn như nhà mồ của các dân tộc Việt Bắc, Tây Nguyên thì cầu thang có số bậc chẵn.
Câu 19: Phân tích đặc trưng văn hóa mặc VN qua chiếc áo dài
Trả lời:
Khi nói đến khía cạnh thẩm mỹ, văn hóa và trang phục truyền thống của người Việt, người ta thường nghĩ ngay đến tà áo dài và chiếc nón lá, thật vậy trải qua từng thời kỳ, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quá trình phát triển lịch sử, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại cùng với thời gian, được xem là trang phục truyền thống mang tính lịch sử lâu đời của phụ nữ Việt.
áo dài việt nam là văn hoá vì nó hội đủ bốn yếu tố tính lịch sử, tính nhân sinh, tính giá trị và tính hệ thống.
xét về tính lịch sử .Cho đến nay, vẫn chưa ai biết rõ được nguồn gốc chính xác của chiếc áo dài, nhưng áo dài việt nam hình thành từ lâu đời và phát triển cho đến ngày nay nếu ngược dòng thời gian tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài Việt với hai tà áo thướt tha trong gió đã được tìm thấy qua các hình khắc trên mặt trống đồng Ngọc Lũ cách nay khoảng vài nghìn năm. Theo truyền thuyết kể lại, khi cưỡi voi xông trận đánh đuổi quân Hán, Hai Bà trưng đã mặc áo dài hai tà giáp vàng, che lọng vàng. Rồi do tôn kính hai bà, phụ nữ Việt tránh mặc áo hai tà mà thay bằng áo tứ thân. Một lý do khác xem chừng cũng cũng có vẻ hợp lý là thời trước kỹ thuật còn đơn giản, thô sơ và mộc mạc, không thể dệt vải theo khổ lớn được, nên người ta phải ghép bốn mảnh vải lại mới có thể tạo ra được một chiếc áo dài - áo dài tứ thân.Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, áo dài tứ thân cũng trôi nổi nhưng vẫn tồn tại và không thể bị xóa bỏ. Rồi chịu ảnh hưởng và thay đổi theo thời gian, trong khoảng từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, để có dáng dấp trang trọng và mang vẻ quyền quý hơn, phụ nữ nơi thành thị đã biến tấu kiểu áo ngũ thân từ chiếc áo dài tứ thân nhằm thể hiện sự giàu sang cũng như địa vị xã hội của người phụ nữ, đồng thời chiếc áo ngũ thân cũng là biểu hiện của ngũ hành: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ.
Giống như một quy luật, thời trang cũng đi liền với diễn biến của lịch sử, chiếc áo dài ngũ thân vẫn không thể là điểm dừng của trang phục truyền thống Việt, khoảng những năm 1932 trở đi, làn sóng văn hóa Tây Âu du nhập vào Việt Nam đã làm ảnh hưởng đến thị hiếu của người dân, đặc biệt là quan niệm về thẩm mỹ đối với áo dài. Thời kỳ này một nhân vật có tên là Cát Tường, tung ra kiểu áo dài mới gọi là áo dài Lemur, chữ Le mur trong tiếng Pháp có nghĩa là “cái tường”, là một cách đặt tên theo họa sĩ Cát Tường. Chiếc áo dài này được cắt may theo kiểu Tây phương nối vai ráp tay phồng, cổ bồng... hoặc được khoét hở cổ. Vài năm sau khi áo dài Lemur xuất hiện và có nhiều trào lưu khen chê khác nhau, họa sĩ Lê Phổ đã cải tiến chiếc áo này, loại bỏ những đường nét Tây phương táo bạo để dung hòa với kiểu áo ngũ thân cũ tạo ra kiểu áo cổ kín vạt dài ôm sát thân người để hai tà áo tự do bay lượn.
Cho đến cuối thập niên 50, trong một buổi lễ khai mạc, phu nhân ông Ngô Đình Nhu, bà Trần Lệ Xuân đã xuất hiện với kiểu áo dài không cổ và tạo ra một làn sóng thời trang áo dài hở cổ mới. Khoảng đầu những năm 1960, áo dài tay raglan với chiếc quần xéo ống rộng trở nên phổ biến…Cuối những năm 1960, đầu những năm 1970, tại miền Nam, nơi mà làn sóng Hippy của nền văn hóa phương Tây tác động mạnh mẽ, tuy không tồn tại lâu nhưng phong trào áo dài hippy cũng đã xuất hiện. Hình ảnh thiếu nữ trong trang phục áo dài với các sắc màu rực rỡ thể hiện nét đặc trưng của người phụ nữ hiện đại thời kỳ này. Qua nhiều giai đoạn và thời kỳ lịch sử, áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, là sản phẩm văn hóa không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của phụ nữ Việt.
xét về tính nhân sinh chiếc áo dài việt nam là sản phẩm sáng tạo của người việt
xét về tính giá trị: chiếc áo dài việt nam mang trong mình cả hai giá trị vật chất và tinh thần tuỳ vào từng không gian, thời gian, chủ thể mà tính chất nào thể hiện rõ hơn.ví dụ như trong thời kì đầu khi chiếc áo dài mới được tạo ra thì chức năng chủ yếu của nó là trang phục dùng để mặc tính chất vật chất thể hiện rõ nhất nhưng càng về sau thì tính chất tinh thần càng được chú trong , người nước ngoài biết đến chiếc áo dài việt nam như hình tương cho người phụ nữ việt, chiếc áo dài làm tôn nên vẻ quyến rũ, tư tin cho người phụ nữ việt...bên cạnh tính giá trị thì bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng mang trong mình yếu tố phi giá trị. con người tạo ra sự vật vì muốn phục vụ cho mình nên nếu nói nó phi giá trị thì thạt là mâu thuẫn xong trong hệ toạ độ không gian, thời gian, chủ thể khác nhau thì nó cũng thể hiện thính giá giá trị và phi giá trị khác nhau. chiếc áo dài việt nam là có giá trị với người việt nhưng với người châu phi, irac,...thì nó là không giá trị là không thích hợp. trời mưa dầm dề mà khoác lên người chiếc áo dài thì thật là khó khăn là không hợp với thời tiết tí nào. trong buổi lao động dọn vệ sinh mà khoác lên người bộ áo dài thì cũng coi là thiếu văn hoá. đối với từng chủ thể thì chiếc áo dài có thể là có văn hoá hoặc không có văn hoá. đối với người có vóc dáng đẹp thì chiếc áo dài làm tôn thêm vẻ quyến rũ dịu dàng thế nhưng đối với nhiều người thì nó là một trở ngại rất lớn.
tuy vậy nhưng nhìn chung thì tính phi giá trị của chiếc áo dài việt nam là không đáng kể vì tính giá trị của nó đã lấn áp phần phi giá trị. người nước người thông qua chiếc áo dài mà nghĩ đến phụ nữ việt nam, các ngành du lịch việt nam quảng bá hình ảnh chiếc áo dài việt nam đến bạn bè quốc tế chứng tỏ nó phải có tính giá trị rất đặ biệt tại sao là chiếc áo dài mà không phải là vật khác...
xét về tính hệ thống thì sự xuất hiện của một chiếc áo dài với chất liệu, đường nét kiểu dáng riêng biệt cũng đã tạo nên một hệ thống rất riêng rất đặc trưng làm nên sự khác biệt cho chiếc áo dài việt, hệ thống này không giống với bất kì hệ thống của một chiếc áo nào.
văn hoá tận dụng áo dài việt nam
từ khi xuất hiện thì áo dài được tận dụng như là một trang phục hằng ngày trong quá trình sinh hoạt và lao động nhiều chức năng phái sinh khác được hình thành như chức năng dùng tà áo dài để quạt mát, dùng tà áo dài để đựng đồ, dùng tà áo dài cột lại với nhau tạo thành sự liên kết, chức năng mua bán... càng về sau thì chức năng tinh thần càng thể hiện rõ: chức năng mặc áo dài tạo nên sự quyến rũ, thu hút, áo dài là hình tương tôn vinh người phụ nữ việt, áo dài là hính ảnh quảng bá du lịch, ta thấy trong bất kì cuộc thi hoa hậu nào thì chiếc áo dài luôn giữ một phần quan trong trong các cuộc thi...
văn hoá đối phó áo dài việt nam
vào thời điểm khí hậu khác nhau thì chiếc áo dài cũng được sáng tạo khác nhau cho phù hợp từ chất liệu đường nét đến màu sắc thiết kế cũng rất đa dạng, vào mùa mưa ta thấy chiếc áo mưa cũng có nét gì đó hơi giớng chiếc áo dài che mưa. hay để phù hợp với thời tiết khí hậu các nhà thiết kế đã sữ dụng những chất liệu phù hợp để đối phó và thích nghi với thời tiết, sự ra đời của áo thun,....
văn hoá lưu luyến áo dài việt nam
áo dài là đề tài trong nhiều tác phẩm như văn thơ, hội hoạ, âm nhạc, du lịch....
Trong thơ ca
Hình ảnh phụ nữ/con gái Việt Nam với chiếc áo dài truyền thống đã được nhiều nhà nghệ sĩ ghi lại, nổi bật nhất là trong thơ và nhạc. Bài thơ nổi tiếng về chiếc áo dài có thể kể là "Áo lụa Hà Đông" của Nguyên Sa, bài này được phổ nhạc thành một bài hát nổi tiếng và là cảm hứng cho một bộ phim điện ảnh cùng tên, với những câu:
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông...
Bài "Tương tư" của Nguyên Sa cũng có đoạn ca ngợi chiếc áo dài:
Có phải em mang trên áo bay
Hai phần gió thổi, một phần mây
Hay là em gói mây trong áo
Rồi thở cho làn áo trắng bay
"Ngày xưa Hoàng Thị" của Phạm Thiên Thư kể về chuyện tình thuở học sinh với cô gái họ Hoàng, cô xuất hiện trong bài với những nét phác họa:
Áo tà nguyệt bạch
Ôm nghiêng cặp sách
Vai nhỏ tóc dài".
Phạm Duy phổ nhạc bài này cũng không quên làm nổi bật hình ảnh áo dài khi sửa thành:
Ôm nghiêng tập vở, tóc dài, tà áo vờn bay...
Áo dài cũng in đậm nét trong những vần thơ nghịch ngợm của Nguyễn Tất Nhiên:
Tháng giêng em áo dài trang nhã
Tỉnh lỵ còn nguyên nét Việt Nam
Đài các chân ngà ai bước khẽ
Nguyện theo tà lụa cả phương Đông (Tháng giêng, chim)
đưa em về dưới mưa/ áo dài sầu hai vạt/ khi chấm bùn lưa thưa... (Em hiền như Ma-soeur)
Trong thơ Bùi Giáng, màu áo dài của ký ức được nâng lên thành huyền thoại:
Biển dâu sực tỉnh giang hà
Còn sơ nguyên mộng sau tà áo xanh (Áo xanh)
Và có lẽ trong những vần thơ rất dung dị sau đây của Huy Cận cũng có hình bóng của chiếc áo dài trắng nữ sinh:
Áo trắng đơn sơ mộng trắng trong
Hôm xưa em đến mắt như lòng
Nở bừng ánh sáng em đi đến
Gót ngọc dồn hương bước tỏa hồng (Áo trắng).
Chiếc áo dài cũng phảng phất hay xuất hiện nhiều trong các ca khúc Việt Nam. Trong nhạc Trịnh Công Sơn có thể nhìn thấy khá nhiều. Theo hồi ký, chính những bước chân hoàng cung của những nữ sinh áo tím Huế đã làm cho nhạc sĩ họ Trịnh viết nên bài "Diễm xưa" nổi tiếng. Hay trong bài "Hạ trắng", hình ảnh áo dài cũng chập chờn:
Gọi nắng trên vai em gầy đường xa áo bay... (Hạ trắng)
"Bé ca" của Phạm Duy viết cho con gái mới lớn, có bài "Tuổi ngọc" tả về niềm hân hoan của cô bé khi bước chân vào trung học, lần đầu khoác lên mình "một chiếc áo như mây hồng":
Xin cho em một chiếc áo dài, cho em đi mua xuân tới rồi
Mặc vào đời rồi ra, mừng lạy chào mẹ cha
Hàng lụa là thơm dáng tuổi thơ
Phạm Duy cũng không quên nhắc về chiếc áo này trong một giấc mơ hòa bình từ thập niên 1940:
Nằm mơ, mơ thấy trăm họ tốt tươi, mơ thấy bên lề cuộc đời, áo dài đùa trong nắng cười... (Quê nghèo)
Bài "Một thoáng quê hương" của Từ Huy nổi tiếng một thời với câu:
Tà áo em... bay, bay, bay, bay... trong gió nhẹ nhàng...
Các nhạc sĩ tiền chiến cũng hay ca ngợi áo dài như bài "Tà áo xanh" của Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Và cảm xúc về chiếc áo dài cũng làm nên những câu hát nổi tiếng của Hoàng Trọng:
Ngàn thu mưa rơi trên áo em màu tím
Ngàn thu đau thương vương áo em màu tím
Nhuộm tím những chuỗi ngày vắng nhau
Tháng năm càng lướt mau
Biết bao giờ thấy nhau (Ngàn thu áo tím)
Câu 20: so sánh định nghĩa văn hóa của trần ngọc thêm và Unesco.
Trả lời:
Đây là một khái niệm văn hoá theo nghĩa rộng, mang tính triết học, có phần nghiêng về hoạt động sáng tạo trong lịch sử xã hội loài người, thiên về tính giá trị, được hình thành trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lê nin. Trong cuốn “Cơ sở văn hoá Việt Nam:, GS Viện sĩ Trần Ngọc Thêm (cũng học tập ở Liên Xô) đưa ra khái niệm:
“Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội ”.
Có thể thấy hai khái niệm nêu trên có sự tương đồng. Theo đó, văn hoá được hình thành từ khi con người biết sáng tạo (có nghĩa là văn hoá hình thành cùng với sự hình thành loài người). Văn hoá là tất thảy những sản phẩm vật chất (văn hoá vật thể) và tinh thần (văn hoá phi vật thể) do con người sáng tạo ra trong quá khứ, hiện tại. cả hai khái niệm nêu trên đều gắn với chữ “giá trị”. Có nghĩa rằng, không phải tất cả những sản phẩm con người sáng tạo ra đều là văn hoá mà chỉ những sản phẩm có chứa đựng giá trị (là cái có ích cho con người). Cũng có nghĩa, những sản phẩm do con người làm ra (sáng tạo ra) nhưng không mang tính giá trị thì không phải là văn hoá (ví dụ: bom hạt nhân, heroin, chất độc hoá học, vũ khí giết người v.v…). Những danh lam thắng cảnh như vịnh Hạ Long, động Phong Nha - Kẻ Bảng v.v… tuy không phải do con người làm ra nhưng con người tìm ra và thưởng thức vẻ đẹp của nó (thưởng thức là một sáng tạo) cũng là văn hoá.
Năm 1940, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn" .
Ở khái niệm trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên một số những sản phẩm do con người sáng tạo ra, trong đó có văn hoá vật thể (những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở…); có văn hoá phi vật thể (ngôn ngữ, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật). Chữ “giá trị” được ẩn dưới câu “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống…nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”. Những sản phẩm do con người phát minh ra mà Chủ tịch Hồ Chí Minh liệt kê nêu trên phải là những sản phẩm nhằm phục vụ cho con người, có nghĩa là chứa đựng những giá trị. Như vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra một khái niệm văn hoá theo nghĩa rộng.
Trong Hội nghị liên Chính phủ về các chính sách văn hoá họp năm 1970 tại Venise, ông Federico Mayor, Tổng giám đốc UNESCO đưa ra khái niệm:
"Đối với một số người, văn hóa chỉ bao gồm những kiệt tác tuyệt vời trong các lĩnh vực tư duy và sáng tạo; đối với những người khác, văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động".
Đây là khái niệm được đưa ra trong bối cảnh thế giới còn có sự phân biệt văn hoá dân tộc lớn, dân tộc nhỏ, văn hoá dân tộc này cao, dân tộc kia thấp, văn hoá dân tộc này văn minh, văn hoá dân tộc kia lạc hậu. Khái niệm nêu trên có ý nghĩa chính trị rất lớn về việc khẳng định mỗi dân tộc có bản sắc riêng. Quan điểm này càng được khẳng định tại Tại Hội nghị quốc tế về văn hóa ở Mêhicô để bắt đầu thập kỷ văn hoá UNESCO. Hội nghị này có hơn một nghìn đại biểu đại diện cho hơn một trăm quốc gia tham gia từ ngày 26/7 đến 6/8 năm 1982, người ta đã đưa ra trên 200 định nghĩa. Cuối cùng Hội nghị chấp nhận một định nghĩa như sau:
“Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và tín ngưỡng”.
Khái niệm trên vừa nói đến văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần, vừa nói đến hệ giá trị và đặc biệt là nêu lên “những nét riêng biệt về văn hoá của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội”. Như vậy, khái niệm trên cũng là khái niệm văn hoá theo nghĩa rộng, kèm theo đó là quan điểm công nhận mỗi dân tộc dù lớn hay nhỏ đều có bản sắc văn hoá riêng biệt.
Câu 21: Nêu mô hình cơ cấu bữa ăn VN truyền thống của giáo sư Trần Quốc Vượng. Chỉ ra tính tổng hợp của văn hóa ăn người Việt qua thực đơn 1 bữa ăn thường ngày của bản thân và gia đình? Nêu suy nghĩ của bạn về duy trì bữa ăn gia đình trong đời sống hiện nay? Phân tích tổng hợp thể hiện qua 1 truyền thống của người Việt.
Trả lời:
Bữa cơm gia đình là sinh hoạt vào một thời điểm nhất định trong ngày mà mọi thành viên cùng ngồi ăn với nhau ở một khoảng không gian nào đó theo lệ thường.
Gia đình cổ truyền của người Việt thường tập trung nhiều thế hệ: tam đại đồng đường (ba thế hệ), tứ đại đồng đường (bốn thế hệ)… tạo nên sự gắn kết khăng khít giữa các thành viên trong một không gian sinh hoạt chung. Bữa cơm gia đình, đặc biệt là bữa cơm gia đình truyền thống đã phản ánh một cách rõ nét nhiều mặt đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần của người Việt Nam.Trong bữa cơm, các thành viên trong gia đình sẽ có dịp thể hiện tình cảm keo sơn gắn bó:
“Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan, vợ húp gật đầu khen ngon”…
2. Bữa cơm gia đình trong trục giá trị văn hóa
Để đánh giá được tầm quan trọng của bữa cơm gia đình trong văn hóa Việt Nam, chúng ta sẽ đặt bữa cơm gia đình trong trục giá trị văn hóa không gian, thời gian, chủ thể, để từ đó đó làm rõ giá trị văn hóa của bữa cơm trong tâm thức người dân Việt Nam từ xưa đến nay. Nhận diện được bữa cơm gia đình trong trục không gian khi so sánh giữa bữa cơm người Việt Nam với bữa cơm người phương Đông, người phương Tây; trong trục thời gian khi so sánh bữa cơm nông thôn và bữa cơm đô thị; trong trục chủ thể khi so sánh quan niệm giữa người già và người trẻ về tầm quan trọng bữa cơm gia đình.
2.1. Về không gian văn hóa, ta có thể thấy giá trị văn hóa của bữa cơm gia đình trong từng quốc gia có sự khác nhau. Việc duy trì bữa cơm gia đình truyền thống rất quan trọng trong việc giữ gìn gia đình truyền thống, thể hiện nét bản sắc văn hóa riêng của từng nước. Chúng ta có thể làm một so sánh nhỏ giữa bữa ăn người Việt Nam và bữa ăn các nước phương Đông: Người Việt Nam nông nghiệp với tính thiết thực cho rằng ăn uống hết sức quan trọng, do đó bữa ăn cũng mang tính quan trọng như thế. Các nước phương Đông coi trọng tính cộng đồng nên trong bữa ăn cũng thể hiện rõ nét tính cộng đồng, cả nhà quây quần sum họp. Ở các nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, tuy quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh và mạnh nhưng nhiều giá trị văn hóa truyền thống vẫn được giữ gìn, trong đó có bữa cơm gia đình. Nhìn chung, do cùng nằm trong môi trường văn hóa phương Đông nên bữa cơm Việt Nam cũng không khác gì lắm so với bữa cơm của các nước phương Đông. Còn về các nước phương Tây, theo GS. Trần Ngọc Thêm, “Hiển nhiên, để duy trì sự sống, ăn uống luôn là việc có tầm quan trọng số một. Tuy nhiên, quan niệm của con người về chuyện này lại có khác nhau. Người phương Tây coi ăn là chuyện tầm thường không đáng nói đến, triết lý phương Tây nhắc nhở: “Người ta ăn để mà sống chứ không phải sống để mà ăn” [Trần Ngọc Thêm 1997: 377]. Trong xã hội Mỹ, thức ăn thừa mứa, vật chất đầy đủ nhưng trái lại thời giờ quá hạn chế, căng thẳng. Quá trình công nghiệp hóa đã ở mức cao nên thời gian dành cho bữa ăn không nhiều. Các thành viên trong gia đình ở các nước phương Tây ít có thời gian dành cho nhau vào ban ngày, phải đến bữa cơm tối mọi người mới có dịp quây quần sum họp, và cách thức ăn, tổ chức bữa ăn cũng khác ta. Người Mỹ tự lập từ rất sớm, họ sống riêng khi còn rất trẻ nên số thành viên trong gia đình không đông như ở ta. Bữa ăn không có mâm cơm, không có thức ăn chung, mỗi người một phần riêng nên ta thấy dường như thiếu một cái gì đó gắn kết như ở phương Đông.
Giá trị văn hóa của bữa cơm gia đình trong từng quốc gia đã khác, trong mỗi vùng miền còn phong phú và đa dạng hơn, bữa cơm miền Bắc, bữa cơm miền Trung, bữa cơm miền Nam với cách ăn, cơ cấu ăn khác nhau... nhưng chung hết vẫn là cảnh đầm ấm, quây quần bên mâm cơm. Cho dù trên mâm cơm là đầy đủ thịt cá hay đơn giản chỉ là một dĩa rau muống thì tất cả đều chỉ nói lên một điều: đó chính là khung cảnh đầm ấm của gia đình, bất kể giàu hay nghèo, bất kể ở vùng nào, miền nào. Ở miền quê, trước mỗi bữa ăn, cả gia đình cùng dọn cơm ra trước sân, vừa ăn và trò chuyện, vừa hóng gió mát từ ngoài thổi vào, tiếng cười của tất cả thành viên trong gia đình đã mang lại cho cả nhà một bữa cơm ngon về tinh thần.
Đi sâu hơn nữa vào từng ngôi nhà, ta thấy mỗi nhà mỗi hoàn cảnh khác nhau, không nhà nào giống nhà nào. Nhưng, không gia đình nào muốn bữa cơm nhà mình phải nguội lạnh, dù là nguyên nhân khách quan hay nguyên nhân chủ quan chăng nữa. Trong quá trình đô thị hóa, đô thị Việt Nam đang chuyển mình từ nông thôn sang thành thị với quá nhiều bỡ ngỡ, có gia đình quen dần nếp sống công nghiệp, có gia đình vẫn giữ truyền thống, có gia đình vừa tìm cách vừa thích nghi vừa bảo tồn... Gia đình giàu, gia đình nghèo, gia đình trí thức, gia đình lao động... bữa cơm cũng khác nhau dần đi...
2.2. Về thời gian văn hóa, ta thấy bữa cơm gia đình với các thành viên quây quần bên nhau đã có từ lâu đời. Xét quá trình đô thị hóa là ta đi từ nông thôn lên thành thị, với sự chuyển biến đầy phức tạp và trăn trở của một nước nông nghiệp sang một nước công nghiệp. Từ thói quen bảo lưu, trọng tĩnh ta phải dần dần trung hòa tính trọng động để có thể đáp ứng đòi hỏi ngày càng cấp thiết của cuộc sống. Đô thị hóa diễn ra với nhiều cái lợi trước mắt, và đó là một quá trình tự nhiên, sẽ dẫn đến đào thải tự nhiên những gì không phù hợp. Khi còn là nông thôn, cuộc sống thanh bình, khoan thai, bỗng nhiên trở mình tiến lên thành phố đô thị, có quá nhiều thay đổi và nhiều giá trị bị mai một dần đi, trong đó có bữa cơm gia đình. Ngày xưa, khi nước ta còn mang nặng tính chất phong kiến,thì những trói buộc về hành xử lại càng nghiêm khắc hơn. Việc ứng xử trong bữa ăn cũng đặt lên hàng quan trọng, thể hiện phẩm chất con người. Ở nông thôn thời giờ lúc nào cũng dư dả, nhàn hạ, việc lo ngày ba bữa ăn không phải là một việc quá khó khăn nên mọi người đều coi đó như một điều tự nhiên. Và càng không có lý do gì để không ăn cơm nhà khi chồng và vợ cùng làm nông. Ở nông thôn, mang dáng dấp gia đình truyền thống, nhà nào cũng đông thành viên. Cô con dâu có nghĩa vụ chăm sóc cha mẹ chồng, lo lắng cơm nước cho cả nhà dù có bận rộn trăm công ngàn việc. Không ai nghĩ đến chuyện sẽ đi ăn ở ngoài và nếu có muốn đi chăng nữa, cũng không có nhiều quán để mà chọn lựa.
Còn trong cuộc sống hiện đại, bữa cơm gia đình đã dần mất đi với nhiều lý do khác nhau. Người phụ nữ không còn quan tâm nhiều tới nấu nướng, và nói như nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, như thế thì “Người chồng sẽ không thấy được hình ảnh người vợ xách giỏ đồ chợ bước vô nhà, mồ hôi bết tóc, mặt mày đỏ lơ đỏ lưỡng. Không thấy được cái cảnh người phụ nữ ngồi bên bếp than hồng, làm cá, vo gạo, bằm ớt, lặt rau rồi chí thú và hồi hộp bày biện các món ra bàn, thắc thỏm hỏi “Anh có ngon miệng không?” [1].
2.3. Về chủ thể văn hóa, ngày xưa có những gia đình đông con, cả đại gia đình sống chung với nhau, ông bà, cha mẹ, con cái… đến bữa cơm hết sức đông vui. Các thành viên trong gia đình gắn kết với nhau một cách vui vẻ. “Mặc dù về hình thái tổ chức gia đình tồn tại hai kiểu gia đình cơ bản – hạt nhân và mở rộng – song mối liên hệ giữa hai thế hệ vẫn rất chặt chẽ, cả về vật chất lẫn tinh thần” [Phan Huy Lê: 2002:327]. Như vậy, cả hai thế hệ có thể tác động qua lại về mặt nhận thức lẫn nhau. Những gia đình nhỏ (2-3 thành viên) rất dễ mất đi giá trị bữa cơm gia đình. Mang xu hướng gia đình hiện đại, đa số các thành viên đều bận rộn học hành, công việc. Khi có con cái thì sẽ có xu hướng bảo vệ bữa cơm gia đình hơn, nhất là với người phụ nữ. Còn đối với những gia đình lớn (gia đình truyền thống, ông bà cha mẹ con cái sống chung), người già (ông bà, cha mẹ) vẫn ở địa vị quan trọng, tiếng nói có trọng lượng, nên có thể hướng con cái về truyền thống với việc cả nhà quây quần bên mâm cơm. Từ đây, ta xét thêm về hai loại chủ thể quan trọng, đó là người già và người trẻ để làm sáng rõ vấn đề hơn.
Đối với người già, việc duy trì bữa ăn gia đình là một việc hết sức quan trọng để đảm bảo hạnh phúc gia đình. Những người già trước đây sống ở môi trường nông thôn, công cuộc đô thị hóa chưa diễn ra mạnh mẽ như hiện nay nên quan niệm của họ khác người trẻ. Họ coi việc duy trì bữa ăn là việc hết sức bình thường, đến bữa ăn phải có mặt đông đủ cả nhà nhà chuyện bình thường. Cho nên, khi sống trong thời đại như hiện nay, nhiều người đã sốc vì không chịu được cảnh mình phải ngồi ăn cơm một mình trong khi cả nhà đầy đủ cháu con, mà khi ấy công việc và học hành đã cuốn họ đi, đến nỗi họ không còn quan niệm là phải về nhà ăn cơm nữa. Khá nhiều người già đã tỏ ra bảo thủ khiến nhiều gia đình phải chịu cảnh chỉ vì thiếu một thành viên mà cả nhà phải nhịn đói chờ cơm. Người già lấy cương vị là người có tiếng nói quan trọng nhất nhà, khi ấy đã không cần biết đến hoàn cảnh bận rộn của từng thành viên, gây khó xử cho thành viên vắng mặt và những căng thẳng không cần thiết trong gia đình.
Còn đối với người trẻ, có khá nhiều người cho rằng nên tìm cách thích nghi với đời sống công nghiệp hóa tất bật ngày nay bằng cách dung hòa cả quan niệm truyền thống lẫn hiện đại về bữa cơm gia đình. Họ tìm giải pháp là mỗi tuần chỉ nên nấu ăn tại nhà một lần. Họ cho rằng bữa ăn có nhiều giá trị nhưng nếu lặp đi lặp lại liên tục, đúng giờ thì sẽ nhàm chán. Họ ủng hộ bữa ăn gia đình, nhưng khuyên những ai giữ gìn truyền thống cũng không nên quá tiếc rẻ khi nó diễn ra không nhiều như trước đây. Sự đa dạng diễn ra từng ngày, những mô thức cũ cũng đã thay đổi, vậy thì bữa ăn chung của gia đình cũng nên biến đổi theo đời sống hiện đại. Bữa ăn bên ngoài gia đình cũng có thể củng cố thêm tình cảm đồng nghiệp, tạo thuận lợi cho công việc. Theo họ, sự đa dạng cần được quan tâm, bởi nếu các gia đình hiện đại giờ đây có nhiều mô hình làm việc, học hành, giờ giấc khác nhau, tình huống khác nhau thì khó có một kiểu có một bữa cơm chung để phỏng theo. Mọi người có thể ăn chung trong một nhà, hay ăn chung ở nơi nghỉ dưỡng cuối tuần… Vấn đề là các thành viên trong gia đình phải quan tâm, yêu thương lẫn nhau. Nếu khư khư giữ mãi mô hình cũ, thì sẽ tự gây ra áp lực sống cho mình và toàn bộ thành viên trong gia đình[2].
Bảng so sánh quan niệm người già và người trẻ về bữa cơm gia đình trong quá trình đô thị hóa
Tiêu chí
Quan niệm người già
Quan niệm người trẻ
Thời gian
Mỗi ngày ba bữa, có thể một bữa tối nếu quá bận, thời gian cố định.
Mỗi tuần vài ba lần, có thể một lần vào ngày cuối tuần nếu quá bận, thời gian có thể xê dịch.
Thành viên
Đầy đủ thành viên
Có thể thiếu thành viên.
Ý nghĩa
Gắn kết thành viên, tài nội trợ đảm đang, giữ gìn hạnh phúc
Giữ gìn hạnh phúc cho gia đình nhưng khá tốn thời gian.
Người nấu ăn
Chủ yếu là phụ nữ
Cả hai vợ chồng thay nhau nấu nếu rảnh.
Tầm quan trọng
Rất quan trọng
Quan trọng, nhưng có thể đi ăn ngoài thường xuyên nếu bận việc.
Giải pháp
Tìm cách giữ gìn, phát huy
Giữ gìn nhưng có sự thay đổi đi.
3. Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa tới bữa cơm gia đình
Đô thị hóa ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống, đây là một quá trình tự nhiên và theo quy luật, nó có lợi nhiều hơn có hại. Nhưng, mọi vấn đề luôn có hai mặt của nó, tích cực và tiêu cực, và ở đây ta sẽ xét mặt tiêu cực của quá trình đô thị hóa tới bữa cơm gia đình.
Ảnh hưởng đô thị hóa tới môi trường tự nhiên: Không gian tự nhiên dần dần bị thu hẹp, thay vào đó là nhà cửa san sát, không còn khoảng không gian dành cho mảnh vườn, ao cá của gia đình. Chính vì mất khoảng không gian đó mà người dân đô thị phải lệ thuộc hoàn toàn vào giá cả hàng hóa. Nhà ở đô thị chỉ để ở mà không thể nuôi trồng được gì, họ không có cách nào khác là sáng sáng phải đi chợ. Do đó, cũng dễ dẫn đến tình trạng cung không đủ cầu, giá cả biến động thất thường, rau không sạch, thịt cá bị bệnh, ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh của bữa ăn.
Ảnh hưởng tới môi trường xã hội: Xã hội đô thị hóa là xã hội cạnh tranh khốc liệt, trên tất cả các lĩnh vực. Để tồn tại được trong một xã hội bon chen như thế, đòi hỏi con người phải tìm mọi cách thích nghi với nó, bằng cách làm việc quên thời gian và tìm cách học tập nâng cao trình độ mỗi khi có thể. Một môi trường mà các giá trị truyền thống tạm thời nhường chỗ cho sự phát triển và hiện đại hóa trên mọi phương diện. Con người ngày càng bận rộn, không còn thời gian vun đắp cho tình cảm gia đình, huống chi là một bữa cơm gia đình nhỏ. Quỹ thời gian dành cho gia đình ngày càng khan hiếm. Nếu bắt người ta đứng trước sự lựa chọn giữa thời gian đi ăn ngoài và học thêm (hoặc mở rộng quan hệ làm ăn) với việc nấu cơm phục vụ gia đình, quây quần bên nhau thì có lẽ cán cân đó cũng khá lệch, nhiều người sẽ chọn nâng cao trình độ của mình, thành công trong công việc trước, rồi mới lo vun đắp gia đình, nhưng như thế có khi là quá muộn.
Quá trình đô thị hóa cũng có ảnh hưởng nhiều đến nhận thức của người dân: hình thành ba quan niệm chính về việc giữ hay không bữa ăn gia đình truyền thống: giữ gìn bữa cơm gia đình, phương Tây hóa bữa cơm gia đình và cải biến bữa cơm gia đình.
Quan niệm giữ gìn bữa cơm gia đình: Những năm gần đây, do có nhiều biến động trong đời sống ở thành thị cũng như nông thôn bởi những thay đổi quá nhanh về kinh tế và xã hội, nên quan niệm truyền thống về bữa cơm gia đình của người Việt đã có nhiều biến đổi. Nhiều gia đình đã tan vỡ cũng bởi chỉ đơn giản từ việc không coi trọng bữa cơm gia đình truyền thống. Bữa cơm gia đình truyền thống cần gìn, xóa bỏ hay cải biến là điều cần phải suy tính; nhưng ở đây, chúng ta đều thấy rõ: một khi giá trị truyền thống bị biến đổi do nguyên nhân chủ quan hay khách quan, nó sẽ dẫn đến những biến động làm lung lay nhiều gía trị đích thực đã được hình thành, tồn tại từ ngàn xưa[3].
Quan niệm phương Tây hóa bữa cơm gia đình: Thời hiện đại bây giờ nhiều người không chú trọng đến bữa cơm gia đình nữa. Nhiều khi cả tuần liền bố mẹ không ăn chung với con cái bữa cơm nào. Trọng trách của phụ nữ hiện đại bây giờ cũng nặng nề với đủ mọi lo toan trong cả “đối nội” lẫn “đối ngoại” không thua kém gì so với nam giới. Thời gian người phụ nữ có mặt ở nhà ngày càng ít dần đi khiến mọi người đều cảm thấy dường như ăn cơm ngoài là tốt nhất. Cuộc sống bận rộn với bộn bề công việc đã khiến nhiều người vô tình hoặc cố ý quên đi hương vị của những bữa cơm gia đình. Người ta cho rằng: Ăn ở đâu mà chẳng được, miễn sao nạp đủ năng lượng để tái sản xuất sức lao động[4].
Cuộc sống công nghiệp hiện nay đã có sự tác động rất lớn đến tổ chức đời sống gia đình, và tất cả các thành viên trong gia đình dù muốn dù không cũng bị cuốn theo quỹ đạo của nó. Dù nhiều người không đồng tình với cách mà các thành viên khác trong gia đình đầu tư hết mình cho công việc và dành rất ít quỹ thời gian cho cuộc sống gia đình thì công việc và bộn bề lo toan vẫn cứ níu lấy họ theo một quy luật không thể cưỡng lại.
Quan niệm vừa duy trì vừa cải biến bữa cơm gia đình: Trước kia, trong rất nhiều gia đình thường có những quy định như: Đến bữa ăn, vào đúng vào giờ đã định, bất kể công việc bận rộn thế nào, các thành viên trong gia đình phải có mặt đông đủ, bởi: “Người đi không bực bằng người chực nồi cơm!”. Song, ngày nay, quy định ấy đã dần trở nên “lỗi thời”. Mỗi người mỗi việc khác nhau, giờ giấc đang chéo không theo bất cứ quy luật nào. Thế cho nên, mỗi gia đình đều có cách điều chỉnh hợp lý riêng, nhưng nhìn chung nhóm muốn bão hòa giữa đời sống đô thị hóa và nếp ăn cơm truyền thống là có thể một tuần tổ chức 2-3 bữa cơm gia đình, và không nhất thiết là phải đầy đủ tất cả các thành viên trong gia đình.
4. Giá trị văn hóa của bữa cơm gia đình và giải pháp giữ gìn bữa cơm gia đình
4.1. Bữa cơm gia đình có phải là một giá trị văn hóa cần giữ gìn hay không? Có lẽ, ai đã từng được nếm được vị ngọt ngào của cảnh gia đình sum họp, không thể trả lời không được. Bữa cơm mang giá trị văn hóa to lớn, chính bởi nó do con người tạo ra, là một giá trị vật chất nhưng chứa đựng tình thương yêu và mang chức năng gắn kết mọi thành viên trong gia đình lại với nhau. Ăn uống là một trong những nhu cầu tối quan trọng của đời sống con người, con người cần ăn, thở để tồn tại. Nhưng, khác xa với con vật, ăn uống của con người còn là một hành động mang tính văn hóa chứ không chỉ dừng lại ở bản năng sinh tồn. Bữa ăn gia đình và đặc biệt là bữa ăn gia đình nhiều thế hệ là một môi trường văn hóa, một không gian văn hóa thể hiện một quá trình tiếp nối và bảo lưu văn hóa khá độc đáo của người Việt. Ở đây, mọi yếu tố văn hóa không chỉ chuyển tải trong chuyện ăn gì mà còn luôn luôn được gìn giữ trong khuôn phép cổ truyền, một lối ăn theo trật tự truyền thống[5].
Khi ăn cùng nhau, mỗi một cá nhân sẽ hiểu được mình là một bộ phận không thể tách rời với những thành viên còn lại trong gia đình, bởi khi bữa ăn mà thiếu đi một thành viên (nhất là những gia đình trẻ) thì không khí sẽ thiếu đi sự ấm cúng vốn có. Trong một bữa cơm, khi đã có mặt đầy đủ các thành viên trong gia đình, người nhỏ tuổi bao giờ cũng phải mời người lớn tuổi hơn trước khi dùng cơm, điều này thể hiện phép lịch sự tối thiểu trong giao tiếp. Ở các nước phương Tây, các thành viên trong gia đình tuy ngồi ăn chung nhưng mỗi người có một suất riêng; còn trong gia đình người Việt, thức ăn được dọn lên trong cùng một mâm với đủ loại món ăn, và mọi người có quyền ăn theo sở thích. Chính vì ăn chung nên các thành viên trong gia đình lại có dịp thể hiện sự quan tâm lẫn nhau như nhường nhau món ăn ngon hay gắp thức ăn cho nhau. Trong đó, thành viên lớn tuổi nhất bao giờ cũng được những thành viên còn lại ưu tiên gắp cho những miếng ngon để thể hiện thái độ tôn trọng và yêu quý.
Bữa ăn của người Việt không chỉ mang tính chất gia đình khép kín mà còn là nét đẹp văn hóa giữa người với người trong xã hội. Mời khách một bữa cơm gia đình thân mật vừa thể hiện được tấm lòng gia chủ, vừa chứng tỏ tài đảm của người nấu ăn. Bữa ăn không chỉ đơn thuần là cuộc vui mà còn thể hiện tấm lòng hiếu khách. Mỗi khi có dịp tổ chức ăn uống, gia đình nào cũng làm những món thật ngon để mời mọi người. Khách tới nhà ăn, người phụ nữ sẽ được dịp trổ tài khéo léo để chồng hãnh diện. Một điều rất tế nhị và lịch sự là chủ nhà không bao giờ ngừng ăn khi khách vẫn còn đang dùng bữa. Nếu khách dừng bữa, chủ nhà bao giờ cũng có lời mời khách ăn thêm[6].
Đó là những nét văn hóa đặc trưng của người Việt Nam mà trong thời buổi kinh tế hội nhập chúng ta cần phải gìn giữ và trân trọng. Nếu những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc bị mất đi có nghĩa chúng ta cũng đang tự đánh mất mình.
4.2. Nếu không phải nấu ăn thì gia đình sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn, các thành viên cũng có thể chủ động giờ giấc, tập trung lo cho sự nghiệp, học hành và dành nhiều thời gian để tâm sự, vui chơi với nhau hơn. Đó là những cái lợi trước mắt, còn cái hại của việc mất đi bữa cơm gia đình là như thế nào? Nguyên nhân tại sao bữa cơm gia đình dần dần không còn được chú trọng và quan tâm? Trước đây, dù bận rộn cách mấy các thành viên trong gia đình cũng cố gắng gặp nhau vào bữa ăn trưa và ăn tối. Nhưng hiện nay, một bữa ăn tối trong ngày có đủ mặt cả gia đình không còn là điều dễ dàng nữa. Điều họ quan tâm là kiếm tiền, tạo dựng sự nghiệp, vun đắp cho cuộc sống gia đình đầy đủ chứ không quá chú trọng đến bữa ăn như: ăn ở đâu, ăn vào lúc nào. Và, sau giờ làm, nhiều ông chủ gia đình còn phải lai rai với bạn bè, tạo quan hệ xã giao cho công việc được thuận tiện hơn. Ngoài ra, ngày càng có nhiều quán ăn sẵn sàng phục vụ mọi nơi mọi lúc cho đủ các tầng lớp trong xã hội, từ cơm bụi, cơm vỉa hè, cơm hộp cho đến cơm văn phòng, cơm nhà hàng… nên càng khiến con người dần xa bếp lửa gia đình.
Trong thời gian gần đây, ở các đô thị, điều kiện kinh tế và đời sống của nhân dân ta đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực. Mức sống người dân được nâng lên, nhưng quỹ thời gian của mỗi người thì lại ngày một eo hẹp dần. Để đáp ứng nhu cầu thực tế, nhiều hàng quán đã mọc “như nấm” với đủ loại thực phẩm chế biến sẵn. Hầu hết các loại thức ǎn này nhìn bề ngoài rất hấp dẫn, nhưng giá trị dinh dưỡng thường nghèo nàn, các món ăn lặp đi lặp lại hoặc đôi khi không đảm bảo vệ sinh hay quá nhiều dầu mỡ, không tốt cho sức khỏe. Quá trình đô thị hóa với thức ăn fastfood đã không ít thì nhiều làm tăng các bệnh béo phì, tim mạch, ung thư, tiểu đường… Chính vì vậy, các gia đình ít nhất nên cố gắng duy trì bữa ǎn tối với các món ǎn ngon truyền thống dân tộc, phối hợp nhiều loại thực phẩm đảm bảo giá trị dinh dưỡng và hợp vệ sinh.
4.3. Khi ta thấy không còn thời gian dùng cơm với gia đình, ít nhất là bữa tối, có nghĩa là chúng ta đã quá bận. Sự “quá bận” đó dù muốn dù không cũng có thể làm ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Chính vì vậy, ngoài việc dành thời gian cho công việc, học hành, tạo lập các mối quan hệ, thì gia đình và bữa cơm gia đình cũng nên được ta dành sự quan tâm một cách hợp lý:
Chúng ta nên đa dạng hóa bữa cơm, tránh sự lặp đi lặp lại nhàm chán vài món ăn và đặc biệt chỉ trò chuyện với nhau về những chủ đề “trung lập” nhẹ nhàng, không nên khơi gợi hay bàn luận những gì có thể đưa đến mâu thuẫn, tranh cãi trong các thành viên. Cũng không nên trách mắng hay dạy dỗ con cái trong bữa ăn, vì khi ăn ai cũng cần thoải mái và vui vẻ. Dù bữa ăn có là thời gian hiếm hoi quý báu mà các thành viên trong gia đình họp mặt đông đủ đi chăng nữa thì cũng không nên tận dụng quỹ thời gian đó để bàn luận những việc có tính chất quan trọng. Trên cơ sở đó, bữa cơm gia đình sẽ mang một không khí ấm cúng, hạnh phúc.
Tất cả các thành viên đều phải có trách nhiệm và quyền lợi tham gia vào việc chọn lựa thực đơn, chuẩn bị và nấu nướng. Đối với trẻ em, chúng ta có thể dạy chúng những bước sơ đẳng trong nấu nướng, chế biến món ăn và cách ăn uống, từ đó nâng lên thành văn hóa ứng xử trong bữa ăn như cách mời và gắp thức ăn cho người lớn tuổi. Những bài học nhẹ nhàng mang tính thực hành như thế khiến ta dễ dàng uốn nắn trẻ hơn, tạo thành thói quen tốt.
Bên cạnh đó cũng nên tạo không gian ấm cúng, lãng mạn cho bữa ăn gia đình để những thành viên trong gia đình cảm thấy bữa ăn thật sự là một khoảng thời gian hạnh phúc không thể bỏ qua. Và như thế, khi nghĩ về bữa cơm gia đình sau một ngày mệt mỏi, mọi người sẽ mong được về nhà, chỉ đơn giản là tìm một vài phút bình yên...
Cũng nên tạo ra những sân chơi hữu ích như các cuộc thi nấu ăn, kiến thức dinh dưỡng với sự tham gia của tất cả các thành viên trong gia đình, để từ đó định hướng suy nghĩ của giới trẻ về tầm quan trọng của bữa ăn gia đình. Định hướng cho lớp trẻ nhìn nhận vấn đề bữa cơm gia đình trong thời buổi công nghiệp hiện nay một cách thấu đáu hơn. Lối sống đô thị đang cuốn giới trẻ vào công việc, vào học hành mà quên đi nhiều giá trị truyền thống đáng quý, hãy hướng giới trẻ đến một suy nghĩ mang tính dân tộc, để giá trị văn hóa dân tộc không một sớm một chiều mà mai một.
5. Kết luận
Bữa cơm gia đình ngoài giá trị vật chất vốn có còn mang đến cho các thành viên trong gia đình niềm vui sum họp. Trong giai đoạn chuyển tiếp, dưới tác động của cơ chế thị trường, đặc biệt ở các đô thị, bữa cơm gia đình dần đánh mất vị trí quan trọng vốn có của nó. Các tiệm ăn, hàng cơm xuất hiện ngày càng nhiều trong một xã hội công nghiệp hóa đã dần góp phần làm giảm vị trí bữa cơm trong gia đình.
Những thay đổi của bữa cơm trong quá trình đô thị hóa ngày nay khiến chúng ta băn khoăn giữa vấn đề truyền thống và hiện đại trong việc tổ chức, sắp xếp đời sống gia đình. Hiện đại đến đâu và truyền thống đến chừng mực nào? Bữa cơm gia đình trong quá trình đô thị hóa, giữ hay không giữ, bảo lưu hay tiếp biến, điều này tùy thuộc vào quan niệm của mỗi người, mỗi nhà. Mọi người đều hiểu, có những giá trị truyền thống cần được giữ gìn, thế nhưng giữ gìn như thế nào thì vẫn là một vấn đề nan giải, đòi hỏi nhiều thời gian và ý thức.
“Văn hóa gia đình đang chuyển từ truyền thống sang hiện đại. Song văn hóa gia đình dù hiện đại đến đâu cũng không thể tách rời những giá trị truyền thống, vì đó là điều duy nhất có thể gắn kết những thành viên trong gia đình lại với nhau” - giáo sư Từ Giấy khẳng định.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro