cso ht,dtrung mqh KT TM
Câu 8: Cơ sở hình thành và đặc trưng cơ bản của các mối quan hệ kinh tế trong thương mại? Vì sao phải thiết lập hợp lý các mối quan hệ kinh tế.
Cơ sở hình thành quan hệ kinh tế giữa các DN là sự phân công lao động xh, sự chuyên môn hóa sx nó đã định ra sự trao đổi sản phẩm giữa các đơn vị sx kdoanh với nhau và việc hình thành các mối quan hệ kinh tế là 1 tất yếu khách quan.
Quan hệ kinh tế trong thương mại là tổng thể các mối quan hệ lẫn nhau về kinh tế, tổ chức và luật pháp giữa các DN trong quá trình mua bán hàng hóa dịch vụ. Theo nghĩa rộng quan hệ ktế trong thương mại thực chất là hệ thống các quan hệ giữ các DN về sự vận động của hàng hóa, dịch vụ trong điều kiện kinh tế xã hội nhất định.
* Đặc điểm của các quan hệ thương mại
- là 1loại quan hệ do đó nó mang những đặc điểm chung vốn có của quan hệ ( 2 chủ thể có đặc điểm chung )
- quan hệ thương mại là quan hệ kinh tế : quan hệ giữa các DNSX , DNTM nhằm thực hiện hoạt động kdoanh tìm kiếm lợi nhuận
- quan hệ thương mại là 1 quan hệ có tính vật chất vì tồn tại 2 yếu tố : hàng hóa và tiền tệ
- có tính tổ chức: vì các chủ thể khi tham gia quan hệ này đều hướng tới việc thực hiện kế hoạch kdoanh của mình
- Mang tính luật pháp: quyền và nghĩa vụ của chủ thể phát sinh trong quá trình mua, bán hàng hóa được nhà nước bảo vệ bằng 1 hệ thống pháp luật vì quan hệ thương mại có tác động trực tiếp tới quyền lợi và nghĩa vụ vật chất giữa các chủ thể.
- quan hệ TM có tính bình đẳng, tự nguyện và các bên cùng có lợi:
+ tính bình đẳng trong quan hệ TM được thể hiện khi tham gia vào các quan hệ TM với chủ thể là người mua và người bán đều bình đẳng với nhau về quyền lợi và nghĩa vụ.
+ tính tự nguyện: quan hệ TM chỉ được pháp luật công nhận khi nó là 1quan tự nguyện hay nói cách khác là người mua và người bán tự nguyện tham gia vào quan hệ TM, tự nguyện xác lập quyền cũng như nghĩa vụ trong quan hệ đó.
+ cùng có lợi: trong quan hệ TM chủ thể là người mua, người bán cùng thu được lợi ích khi xác lập quan hệ mua bán hàng hóa.
- chú ý 1số quan hệ TM liên quan tới hàng hóa quan trọng, đặc biệt của quốc gia thì những điều kiện liên quan đến quan hệ này do nhà nước quy định.
* Vì sao phải thiết lập hợp lý các mối quan hệ kinh tế:
Để thiết lập được các mối quan hệ kinh tế đòi hỏi DN phải bỏ thời gian và tiền của cho việc tìm kiếm đối tác, giao dịch đàm phán...và để tổ chức quản lý các mối quan hệ đó DN cần tốn các chí phí về quản lý, đào tạo...
Như vậy đối với DN nói riêng và đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung khi thiết lập được các mối quan hệ thương mại hợp lý không những giúp DN giảm thiểu số đầu mối trong giao dịch, giảm chi phí không cần thiết trong giao dịch đàm phán từ đó giúp giảm chi phí hoạt động của toàn DN từ đó tối đa hóa lợi nhuận trong kinh doanh. Mặt khác giúp cho việc tổ chức quản lý các mối quan hệ trong DN hợp lý và hiệu quả hơn. Ở tầm vĩ mô thực hiện tốt điều đó cũng có nghĩa là giảm thiểu chi phí xã hội từ đó có thể sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội.
Trong hoạt động thương mại, dịch vụ việc thiết lập các mối quan hệ kinh tế hợp lý giữa các DN sẽ tạo nhiều cơ hội để giảm chi phí kdoanh, đơn giản hóa các mối quan hệ kinh tế trong việc tổ chức cung ứng hàng hóa cho các nhu cầu xã hội, tạo điều kiện ổn định cho quá trình sx và tiêu thụ sản phẩm của các DN.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro