Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Đầu Tư Cổ Phiếu

Đầu Tư Cổ Phiếu: 3 Cách Tiếp Cận Dành Cho Người Không Chuyên

LeoX hiểu là có không ít thành viên trong Group quan tâm đến đầu tư cổ phiếu trong khi chủ đề này chưa được LeoX nói đến nhiều lắm. Gần đây trong group có kha khá những chia sẻ về đầu tư cổ phiếu và mặc dù với thiện chí chia sẻ nhưng bên cạnh 1 số ít bài giúp đơn giản hóa khái niệm thì cũng có những bài khiến nhiều người hoang mang vì nghe có vẻ cao siêu quá. Nó khó như vậy thì chắc thôi bỏ qua luôn cho rồi, sao mà làm nổi như những“chuyên gia” kia cơ chứ. 
 
Thế nên LeoX viết bài này với mục đích chia sẻ cách tiếp cận đầu tư cổ phiếu mà LeoX cho rằng phù hợp nhất với số đông. Cụ thể ra sao, mời bạn đọc tiếp nhé!

Vậy ai sẽ phù hợp với 3 phương pháp đầu tư cổ phiếu này?

Những người đang còn dành phần lớn thời gian của mình đi làm thuê sẽ phù hợp với 3 cách đầu tư Leox chia sẻ trong bài viết này.
Lưu ý phù hợp nhất với số đông ở đây không có nghĩa là cách tiếp cận giúp số đông chiến thắng, mà là cách tiếp cận giúp biến nhược điểm thành ưu điểm và khả thi với những người là kỹ sư, bác sĩ, giáo viên, kinh doanh ...
Cách tiếp cận này KHÔNG viết dành cho những người là trader hay những người dành toàn thời gian bám trụ thị trường với niềm tin mình có thể thành công vì mình khác biệt. Những người này cũng KHÔNG phải là đối tượng độc giả của blog LeoX. 
Quay lại câu hỏi cách tiếp cận đầu tư cổ phiếu nào sẽ phù hợp với số đông. Câu trả lời của LeoX là có 3 cách như sau để bạn cân nhắc. 
 

1 - Đầu tư vào quỹ passive ETFs 

Quỹ Passive ETFs là gì?
Quỹ passive là quỹ đầu tư thụ động. Mục tiêu của quỹ passive là tracking index, tức là khiến performance của quỹ gần nhất, ít sai lệch nhất (hay gọi là tracking error nhỏ nhất) so với index mẫu. Mua ETF VN30 nghĩa là lợi nhuận của bạn sẽ lên xuống theo index VN30. Không có ETF nào track được VNindex đâu vì không làm nổi, tracking error sẽ rất lớn do 1 lượng lớn cổ phiếu có thanh khoản kém. LeoX đã từng nghiên cứu việc tracking VNindex từ năm 2010 khi chưa có VN30 index và đến giờ vẫn thấy là nó không khả thi. Trong khi đó quỹ active fund là quỹ đầu tư chủ động, thường theo 2 hướng: market timing (dự đoán thị trường ) hoặc stock picking (chọn cổ phiếu)
Cách tiếp cận passive theo index này cũng là cách tiếp cận mà Warren Buffet khuyến nghị cho số đông.

Theo Warren Buffet đây là cách tiếp cận hợp lý nhất với phần lớn mọi người vì trong dài hạn. Vì sao ư? Vì trong dài hạn, các quỹ passive investment có lợi nhuận tốt hơn so với phần lớn quỹ active. Bạn tò mò tại sao lại như vậy? Câu hỏi này để trả lời có thể LeoX sẽ cần nguyên 1 trang A4. Tuy nhiên LeoX sẽ cố gắng giải thích sao cho dễ hiểu nhất như dưới đây: 
Lý do thứ nhất: Time is your friend! 
Bạn hãy tưởng tượng việc beat market nó như là chiến đấu với phần lớn những người đang tham gia thị trường – vì tập hợp của họ chính là thị trường. Những người cũng ngày đêm nỗ lực cho mục tiêu đó bằng cách này hay cách khác và họ cũng học được những bài học và tốt lên mỗi ngày. Nếu bạn giỏi, bạn có thể thắng 1 vài hiệp đấu, nhưng dù có là đệ nhất thiên hạ thì cũng không thể thắng mãi được đám người đang lao lên và tốt lên mỗi ngày kia. 
Các bí kíp của bạn thành công là nhờ khai thác được những “inefficiency”- (điểm không hiệu quả) của thị trường, tuy nhiên những inefficiency đó sẽ cứ thu hẹp dần do tổ hợp những người mà ta gọi là “thị trường”kia cũng thông minh lên dần. Nó khá giống như việc lợi nhuận cao sẽ thu hút cạnh tranh cho đến khi thị trường bão hòa vậy. 
Lý do thứ 2: tiết kiệm chi phí
 Các quỹ active fund đều phải nuôi 1 nguồn lực lớn cho việc khai thác inefficiency của thị trường. Nếu là quỹ đi theo cơ bản thì sẽ phải nuôi 1 đội phân tích hùng hậu, mỗi nhóm phân tích phụ trách 1 ngành, hoặc nhóm ngành, rồi còn chuyên gia phân tích vĩ mô, phân tích thị trường. Nếu là quỹ quantitative thì 1 đội gồm những nhà toán học hay data miner. Những người này đều là người giỏi được trả lương cao và ngốn khá nhiều chi phí. Ai trả những chi phí này? Nhà đầu tư của quỹ chứ ai. Do đó passive fund outperform được active fund một phần khác là vì chi phí thấp. 
Ngoài ra, các quỹ active fund thường đưa điểm "đa dạng hóa danh mục" vào tài liệu bán quỹ như một điểm cộng bán hàng. Tuy nhiên bạn có thể đạt được việc đa dạng hóa này một cách đơn giản thông qua index fund với chi phí thấp hơn nhiều. 
Có một điều kỳ lạ là các quỹ lớn với đội ngũ phân tích hùng hậu lại không tự tin và thuyết giảng nhiều về việc làm thế nào để đầu tư thành công như một số cá nhân. Mọi người có nhận thấy điều đó không? Hihi. 

Cách đầu tư hiệu quả vào quỹ passive/ index fund

Có 2 cách : 1 cơ bản và 1 là nâng cao, tùy thuộc vào nỗ lực của bạn đối với mục tiêu này.
Cách cơ bản là cách mà Warren Buffet khuyến nghị: Đầu tư định kỳ vào quỹ index fund. Nhớ là định kỳ, tức là chia ra nhiều khoản nhỏ chứ không phải đầu tư tất cả vào 1 lần nhé. Đừng cố timing thị trường mà hãy trung bình giá vốn của bạn trong 1 thời gian đủ dài với chiến lược dollar cost averaging – mua 1 số tiền cố định cả khi index cao và thấp để trung bình giá vốn. Đây là cách thức phù hợp với hầu hết mọi người và không cần nghiên cứu gì nhiều, chỉ cần kỷ luật. Chiến lược này theo kinh nghiệm của LeoX sẽ cần modify một chút để hiệu quả hơn ở thị trường Việt Nam. Chi tiết hơn LeoX sẽ viết riêng 1 bài hướng dẫn vì đây là bài dẫn nhập tổng quát.
Cách nâng cao là cách mà LeoX kết hợp giữa know-how của Ray Dalio với lời khuyên của Warren Buffet. Bạn cũng đầu tư index fund nhưng có tính đến timing (thời điểm mua vào), tuy nhiên lưu ý không phải timing thị trường nhé mà là dựa trên chu kỳ kinh tế. LeoX đã khẳng định với các bạn nhiều lần việc dự báo ngắn hạn xác suất sai của LeoX không hơn gì các bạn, LeoX có thể biết mấy tháng nữa đến mùa đông (có thể dài hơn mọi năm nhưng rồi nó sẽ đến), còn chịu không biết được mai hay tuần sau mưa hay nắng. Cách ví von này hiểu rằng dự báo mai hay tuần sau mưa hay nắng tương ứng với dự báo thị trường, còn dự báo chu kỳ kinh tế tương ứng với dự báo theo chu kỳ mùa.
Khi kết hợp theo cách này, bạn sẽ nhìn đầu tư trên phân lớp các loại tài sản, khi nào nên đầu tư tài sản gì chứ không phải bây giờ mua cổ phiếu gì? Chu kỳ thuận cho cổ phiếu thì mua index fund, chu kỳ đi xuống của thị trường và tiềm ẩn rủi ro cao thì đầu tư BĐS hay vàng, lúc lãi suất tiệm cận đỉnh thì đầu tư trái phiếu … để dễ chơi khó bỏ. Đây là cách nhìn rộng, zoom out ra khỏi 1 phân lớp tài sản cụ thể chứ không phải thái độ đầu tư thiếu nghiêm túc, ko bám trụ thị trường như ý kiến thiển cận của 1 bạn trong group. Chẳng qua là bạn chưa rút được chân ra khỏi lăng kính nhìn quá upclose của mình thôi. Bogle có 1 câu rất hay: “ Don’t look for the needle in the haystack. Just buy the Haystack”. LeoX hình dung nó như kiểu là tìm vàng trong cát hay bơi ngược thác nước vậy.
Tất nhiên để làm được theo cách này bạn sẽ cần bỏ thời gian và nỗ lực để hiểu được quy luật mùa, hoặc nói cách khác là cần có nghiên cứu để nắm được chu kỳ kinh tế. Hoặc bạn cũng có thể tham khảo quan điểm của LeoX liên quan đến vấn đề này rồi tự mày mò thêm. 
 

2 - Đầu tư vào doanh nghiệp trong "Safety zone" của bạn

Cách đầu tư thứ 2 phù hợp với số đông là cách đầu tư kiểu của Peter Lynch. Hẳn bạn vẫn nhớ cuốn sách LeoX khuyến nghị đọc: Trên đỉnh phố Wall? – “One up on Wallstreet”. Đừng cố gắng đọc nhiều mà hãy đọc chất và theo đủ 4 bước để đọc hiệu quả như LeoX đã nói trong bài này.
Cách tiếp cận của Peter Lynch là cách mà LeoX rất thích, và hơn hết bạn có thể thấy được sức mạnh của Cộng đồng mình khi cùng nhau đi theo cách này.
Trong cuốn sách này Peter Lynch đưa ra CÁC LÝ DO mà 1 tổ chức chuyên nghiệp về đầu tư có rất nhiều bất lợi so với 1 cá nhân. LeoX bổ sung thêm 1 số điểm theo ý kiến chủ quan.
Lý do thứ 1: SIZE.
Các quỹ lớn với size đầu tư lớn, các lựa chọn có thể đầu tư sẽ hạn chế hơn. Ví dụ 1 quỹ tỷ USD sẽ phải bỏ qua các cơ hội đầu tư các công ty có market cap nhỏ. Các quỹ đều có những quy chế/ quy định phải tuân theo, cả trên khung luật pháp lẫn các khung riêng họ tự đặt ra trong điều lệ quỹ - trong đó kiểm soát số vốn tối đa/ lượng sở hữu tối đa họ có thể nắm với 1 doanh nghiệp/ 1 nhóm doanh nghiệp. Chưa tính đến vấn đề không hiệu quả khi monitor các khoản đầu tư chiếm tỷ trọng nhỏ, rủi ro thanh khoản cũng là 1 lý do khiến họ phải limit lại các cơ hội đầu tư có thể tiếp cận trên thị trường. Điều này càng đúng ở Việt Nam khi thị trường còn chưa phát triển. Các quỹ lớn ở Việt Nam hầu hết chỉ đầu tư được số ít các cổ phiếu bluechip như kiểu VNM, HPG, VCB …
Lý do thứ 2: Nỗi khổ của nhà quản lý quỹ
Nhà đầu tư chuyên nghiệp cũng chỉ là những người đi làm thuê và họ cần giữ được job của mình. Cái này LeoX đã từng nói đến trong bài: “Quỹ mở- những điều không ai nói với bạn”. Điều này đã từng là 1 điểm tiến thoái lưỡng nan mà LeoX nhận ra khi điều hành quỹ mở. Bạn sẽ thu hút được nguồn vốn nhiều nhất, vào thời điểm thị trường tăng mạnh nhất. Có lẽ là nhiều vốn cần giải ngân nhất ở đỉnh của thị trường. Ôi chao, cái nổi khổ này. Lúc thị trường giảm mạnh, thuyết phục được nhà đầu tư cá nhân quan tâm đến cổ phiếu là 1 điều bất khả thi. Còn khi cổ phiếu tăng mạnh tràn ngập báo đài thì họ lại ùn ùn xếp hàng muốn đầu tư cổ phiếu. Nhà quản lý quỹ cũng chỉ là 1 người đi làm thuê, họ cần giữ cái ghế của mình. Họ không thể ôm một đống tiền thu được ở vùng nóng của thị trường rồi đem gửi tiết kiệm – mặc dù thực ra đó là cái tốt nhất họ có thể làm. Không ai trả anh 1 đống tiền để anh đi gửi tiết kiệm cả, tôi cũng tự đi gửi tiết kiệm được chứ.
Lý do thứ 3: Safest play
Nhà đầu tư chuyên nghiệp và áp lực bị so sánh với benchmark hay các quỹ khác. Điều này dẫn đến cái tâm lý trong giới chuyên nghiệp mà Peter Lynch gọi là: “Mediocrity is the safest play”. Câu này được minh họa bởi tâm lý phổ biến trong giới đầu tư Wallstreet là : “You’ll never lose your job, losing your client’s money in an IBM”. Có nghĩa là bạn sẽ không mất việc vì làm mất tiền của khách hàng nếu đầu tư vào IBM – 1 blue chip thời đó – giống kiểu hầu như quỹ nào cũng có VCB hay VNM ở Vietnam vậy. Điều này dẫn đến tâm lý bầy đàn trong chính giới đầu tư chuyên nghiệp. Thực tế thì các analyst cũng thường đồng tình với nhau và có 1 concensus forecast không khác nhau là mấy. Việc đó tạo tâm lý an toàn để không bị mất việc.
Lý do thứ 4: Vấn đề với cái Benchmark
Hầu hết các quỹ active đều lấy index làm benchmark. LeoX thấy điều này rất bất hợp lý đứng trên quan điểm của nhà đầu tư. Cái tôi cần là anh làm gì tốt hơn được cho tôi so với chi phí cơ hội của tôi là lãi suất tiết kiệm, chứ không phải là anh làm tốt hơn cái index. Cái index nó lỗ 10% mà anh lỗ 5% thì cũng là vứt đứng dưới góc độ của tôi rồi.
Lý do thứ 5: có 25% nỗ lực không tạo ra tiền
Những người chuyên nghiệp dành ít nhất 25% thời gian để đi thuyết phục người khác. Chuyên viên phân tích đi thuyết phục nhà quản lý quỹ, nhà quản lý quỹ đi thuyết phục nhà đầu tư. Rất tiếc là 25% nỗ lực này không đồng nghĩa với việc cổ phiếu sẽ tăng thêm 25%. (Trích đoạn trong cuốn Trên đỉnh phố Wall). 
Lý do thứ 6: Đó chỉ là một mảnh ghép
Bản thân những người là chuyên gia phân tích cổ phiếu thường chỉ nhìn một góc của bức tranh chứ không nhìn được bức tranh lớn. Nhà quản lý quỹ cổ phiếu chỉ tập trung trên thị trường cổ phiếu mà thiếu liên hệ rằng cổ phiếu cũng chỉ là 1 loại tài sản mà không nhất thiết nhà đầu tư phải bỏ tiền vào (nhưng họ được trả tiền để làm việc đó nên nếu không thì họ làm gì?). Chuyên viên phân tích cũng nhìn đc 1 bức tranh doanh nghiệp mà thiếu liên hệ được bức tranh đó trong tổng thể. 
Cách tiếp cận theo hướng tuyệt đối này sẽ không hiệu quả khi dòng tiền sử dụng việc so sánh tương đối như một cơ chế của dòng nước tìm chỗ trũng. Kênh cổ phiếu chưa hẳn hấp dẫn nếu zoom out ra nhìn nó trong tổng thể các loại tài sản. Một cổ phiếu có định giá thấp hơn giá trị nội tại của nó chưa hẳn hấp dẫn so với 1 số cổ phiếu khác. Rút chân ra, zoom out để nhìn từ xa mới so sánh được các cơ hội đầu tư trên một trục giá trị.
Lý do thứ 7: Đây là ưu điểm của bạn
Các chuyên gia bàn giấy có thể rất giỏi trong việc modeling doanh thu, lợi nhuận hay dòng tiền của doanh nghiệp. Tuy nhiên “a model is as good as its input”. Nhiều người cứ nghĩ các mô hình định giá là một kỹ năng cao siêu và nguy hiểm, tuy nhiên các mô hình định giá này chỉ là cái máy, bỏ cái gì vào đó mới là yếu tố quyết định. Và điểm trọng yếu - input cho model - là cái mà bạn có thể tận dụng để biến nhược điểm thành ưu điểm. 
Nếu bạn làm việc ở một nhà thầu xây dựng, các chuyên gia kia không thể có sense tốt hơn bạn trong việc gạch đang thiếu hàng ra sao hay thép đang bán chạy thế nào. Nếu bạn làm việc liên quan đến Khu công nghiệp, có lẽ bạn cũng là những người đầu tiên cảm nhận được sức nóng của thị trường khi dòng vốn FDI đổ bộ. Hoặc tưởng tượng nếu bạn là một con mọt sách và thường xuyên mua hàng trên Amazon, bạn có thể dễ dàng cảm nhận được tiềm năng của mô hình bán hàng này vì lâu lắm rồi bạn còn chả thèm ra hiệu sách. Cách tiếp cận này đặc biệt đúng với mặt hàng tiêu dùng trong câu đúc kết của Lynch: “If you like the store, chances are you will love the stock”.
Còn bạn nghĩ sao nếu bạn nằm trong 1 cộng đồng những người đầu tư theo cách tiếp cận này? 
 
Rồi bạn sẽ thấy sức mạnh đáng ngạc nhiên của việc là 1 thành viên mắt xích hay sở hữu 1 mảnh ghép để cùng nhau ghép ra một bức tranh. LeoX không khiến bạn ảo tưởng đâu. Mới đây thôi trong bài viết của Haji Kim về VNM đã có 1 bạn đang làm việc tại VNM và một bạn làm kênh phân phối cho VNM – một cơ hội để xây dựng 1 bức tranh tổng quan hết sức chân thực. Đây có thể nói là một trong những lý do mà LeoX muốn phát triển cộng đồng này. Nếu bạn nhìn thấy việc kết nối các mắt xích này với nhau, bạn sẽ không ngần ngại mà giúp LeoX tiếp cận được đến những thành viên mà LeoX vẫn gọi là chuẩn mem đâu – không phải là số lượng thành viên đâu nhé. LeoX mượn lượng để dựng chất mà thôi.
Tất nhiên theo approach này bạn sẽ cần có một số kỹ năng về đánh giá doanh nghiệp, nhưng nó không phức tạp như bạn nghĩ đâu vì cái input chính là cái insight quan trọng nhất rồi. Bạn cần một người để ráp lại bức tranh và LeoX muốn cùng bạn làm việc đó. Approach này LeoX sẽ phải chia sẻ cụ tỉ trong riêng 1 post để tìm những người đồng tư tưởng chơi trò ghép puzzle với LeoX. 
 

3- Đầu tư vào một doanh nghiệp tuyệt vời và nắm giữ nó dài hạn 

Đây là approach thứ 3 mà LeoX nghĩ là phù hợp với số đông. Theo approach này bạn sẽ phải tìm được 1 doanh nghiệp tuyệt vời và gắn bó với doanh nghiệp đó ở cả chặng lên và chặng xuống của nó. Đây không phải là bám trụ thị trường mà là “nếm mật nằm gai” với doanh nghiệp, còn bạn không cần quan tâm việc thị trường lên hay xuống nhé. Bạn không cần mở bảng để theo dõi hàng ngày diễn biến giá làm gì, cũng không cần cập nhật thông tin về thị trường, việc đó là vô ích mất thời gian. Bạn vẫn còn 1 công việc cơm áo gạo tiền phải lo mà. 
Việc mong là chỉ nhảy vào mua khi nó sắp tăng là một cái bẫy của lòng tham. Thật khó để hưởng trái ngọt nếu bạn không cùng đồng cam cộng khổ những lúc chông gai. Ah, thực ra cũng có một cách để bạn chuyển từ cây chuối này qua cây chuối khác để tối ưu hiệu quả đầu tư. (Ai không hiểu sao LeoX nhắc đến chuối thì đọc bài này). Nhưng cách này đòi hỏi bạn phải nhìn được bức tranh đủ rộng và ghép các bánh răng cưa vào với nhau để hình dung ra cái nào sẽ hưởng lợi trước, cái nào sẽ hưởng lợi nhưng ở chặng sau. Advanced level thì thôi để lại đã nhé vì mình đang nói đến cách tiếp cận dành cho số đông. Nhưng đừng ai hiểu ý LeoX nói ở đây là chuyển qua lại ngắn hạn. LeoX KHÔNG BAO GIỜ chạy theo cái ngắn hạn đâu, ngắn chắc cũng phải cỡ vài năm đó. :)
Ở cách tiếp cận thứ 3 này đòi hỏi khả năng bạn phải hiểu doanh nghiệp đủ sâu vì bạn sẽ định ăn mật nằm gai với nó cả giai đoạn lên và xuống. Đó phải là một doanh nghiệp tuyệt vời và khó khăn trước mắt chỉ là tạm thời. LeoX sẽ viết lại các nguyên tắc của LeoX để xác định một doanh nghiệp là tuyệt vời trong một bài riêng vì nếu không sẽ quá dài. Tuy nhiên ở bước này muốn nhấn mạnh trước 1 điểm: hiểu tầm nhìn và năng lực của Ban lãnh đạo là quan trọng nhất. Và để cùng nhau hiểu những gì LeoX sẽ nói đến sâu hơn, mời bạn đọc 2 cuốn sách mà LeoX khuyến nghị trong list must read: (1) From Good to Great (Từ tốt đến vĩ đại) và (2) Build to last (Xây dựng để trường tồn). 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #dt