CPDT508B2
Câu 1:
CPĐT là gì? Có mấy thực thể tham gia CPĐT ?
Trả lời:
* CPĐT là chính phủ ứng dụng CNTT–TT để đổi mới tổ chức, đổi mới quy tắc hoạt động, tăng cường năng lực của chính phủ, làm cho chính phủ làm việc có hiệu lực, hiệu quả và minh bạch hơn, cung cấp thông tin tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp, các tổ chức và tạo điều kiênh thuận lợi cho người dân thực hiện quyền dân chủ và tham gia quản lý nhà nước. Nói một cách ngắn gọn, CPĐT là chính phủ hiện đại, đổi mới, vì dân, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, cung cấp dịch vụ tôt hơn trên cơ sỏ ứng dụng CNTT–TT.
* Tham gia CPĐT có 3 chủ thể: người dân, Chính phủ và doanh nghiệp.
Câu 2:
Phát triển CPĐT có mấy giai đoạn? Phân tích các giá trị đem lại cho người dân và doanh nghiệp trong từng giai đoạn. Phân tích độ phức tạp về CNTT trong mỗi giai đoạn.
Trả lời:
Một mô hình CPĐT đã được sử dụng rộng rãi, do hãng tư vấn và nghiên cứu Gartner xây dựng nên, chỉ ra bốn giai đoạn (hay thời kỳ) của quá trình phát triển Chính phủ điện tử.
Thông tin – Trong giai đoạn đầu, chính phủ điện tử có nghĩa là hiện diện trên trang web và cung cấp cho công chúng các thông tin (thích hợp). Giá trị mang lại ở chỗ công chúng có thể tiếp cận được thông tin của chính phủ, các quy trình trở nên minh bạch hơn, qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ
Tương tác – Trong giai đoạn thứ hai, sự tương tác giữa chính phủ và công dân (G2C và G2B) được thông qua nhiều ứng dụng khác nhau. Người dân có thể hỏi qua thư điện tử, sử dụng các công cụ tra cứu, tải xuống các biểu mẫu và tài liệu. Các tương tác này giúp tiết kiệm thời gian. Thực tế, việc tiếp nhận đơn từ có thể thực hiện trực tuyến 24 giờ trong ngày
Giao dịch – Với giai đoạn thứ ba, tính phức tạp của công nghệ có tăng lên, nhưng giá trị của khách hàng (trong G2C và G2B) cũng tăng. Các giao dịch hoàn chỉnh có thể thực hiện mà không cần đi đến cơ quan hành chính. Có thể lấy ví dụ về các dịch vụ trực tuyến như: Đăng ký thuế thu nhập, đăng ký thuế tài sản, gia hạn/cấp mới giấy phép, thị thực và hộ chiếu, biểu quyết qua mạng. Giai đoạn 3 là phức tạp bởi các vấn đề an ninh và cá thể hóa, chẳng hạn như chữ ký số (chữ ký điện tử) là cần thiết để cho phép thực hiện việc chuyển giao các dịch vụ một cách hợp pháp.
Chuyển hóa – Giai đoạn thứ tư là khi mọi hệ thống thông tin được tích hợp lại và công chúng có thể hưởng các dịch vụ G2C và G2B tại một bàn giao dịch (điểm giao dịch ảo). Ở giai đoạn này, tiết kiệm chi phí, hiệu quả và đáp ứng nhu cầu khách hàng đã đạt được các mức cao nhất có thể được.
Câu 3:
Mục đích của CPĐT là gì? Phân tích và cho ví dụ cụ thể về việc ứng dụng CNTT trong CPĐT giúp nâng cao năng lực quản lý điều hành chính phủ.
Trả lời:
* Mục đích của CPĐT:
Mục tiêu chung là tăng cường năng lực, nâng cao hiệu quả điều hành nhà nước của chính phủ, mang lại thuận lợi cho dân chúng, tăng cường sự công khai minh bạch (transparency), giảm chi tiêu chính phủ. Mục tiêu cụ thể là:
- Nâng cao năng lực quản lý điều hành của Chính phủ và các cơ quan chính quyền các cấp (trao đổi văn bản điện tử, thu thập thông tin chính xác và kịp thời ra quyết định, giao ban điện tử …)
- Cung cấp cho người dân và doanh nghiệp các dịch vụ công tạo điều kiện cho nguời dân dễ dàng truy nhập ở khắp mọi nơi
- Người dân có thể tham gia xây dựng chính sách, đóng góp vào quá trình xây dựng luật pháp, quá trình điều hành của chính phủ một cách tích cực.
- Giảm được chi phí cho bộ máy chính phủ
- Thực hiện một chính phủ hiện đại, hiệu quả và minh bạch
Chính phủ điện tử sẽ tạo ra phong cách lãnh dạo mới, phương thức mới, cung cấp dịch vụ cho người dân và nâng cao được năng lực quản lý điều hành đất nước.
Do vậy mà trong thời gian qua, các nước đều cố gắng đầu tư xây dựng CPĐT. Xây dựng CPĐT ở Việt Nam là một yêu cầu cấp thiết, nó là một phần quan trọng trong tiến trình cải cách nền hành chính quốc gia.
Những khó khăn, trở ngại trong quá trình xây dựng CPĐT tại Việt Nam còn rất nhiều:
- Bất cập từ các dự án CNTT.
- Cơ sỏ hạ tầng CNTT – TT còn yếu kém.
- Trình độ dân trí thấp.
- Trình độ nhận thức và kỹ năng của cán bộ viên chức bị hạn chế.
- Quy trình nghiệp vụ chưa ổn định (đang trong quá trình cải cách).
Câu 11:
Trình bày các cơ sở để phát triển CPĐT? Mối quan hệ giữa các cơ sở đó? Liên hệ với điều kiện ở Việt Nam ?
Trả lời:
* Các cơ sở cần thiết để xây dựng và phát triển CPĐT:
· Hạ tầng công nghệ.
· Cơ sở hạ tầng nhân lực.
· Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội.
· Cơ sở hệ thống chính sách – pháp luật.
· Cơ sở an toàn và bảo mật.
1. Hạ tầng công nghệ:
Hạ tầng công nghệ giữ một vai trò quan trọng trong việc áp dụng và phát triển CPĐT. Hạ tầng công nghệ bao gồm: CNTT-TT, công nghệ Internet, công nghệ điện tử (CNĐT), tiêu chuẩn công nghệ.
- CNTT và công nghệ viễn thông (CNVT): Hạ tầng CNTT bao gồm phần cứng, phần mềm, các dịch vụ để áp dụng và phát triển CPĐT nhằm mạng lại hiệu quả kinh tế. Hạ tầng CNVT đòi hỏi công nghệ cao, dung lượng lớn, kết nối trực tiếp với đường truyền quốc tế với nhiều loại hình dịch vụ viễn thông với chất lượng đường truyền cao và giá thành hợp lý.
- Công nghệ Internet: Internet được xem là hết sức quan trọng trong tổng thể chiến lược phát triển CPĐT. Cùng với hại tần CNTT và hạ tầng CNVT thì hạ tầng công nghệ Internet là một trong ba yếu tố cần thiết để áp dụng và phát triển CPĐT
- Tiêu chuẩn công nghệ: Muốn hội nhập được với thế giới, một mặt cần xây dựng các chuẩn quốc gia, mặt khác cần thừa nhận và áp dụng các chuẩn của thế giới.
- Công nghệ điện tử(CNĐT): Hạ tầng CNĐT giúp cho việc chủ động sản xuất các linh kiện, phụ kiện và thiết bị cần thiết cho CNTT, viễn thông, Internet.
2. Cơ sở hạ tầng nhân lực
2.1. Chuyên gia CNTT
Các chuyên gia CNTT là một trong những yếu tố quan trọng trong việc quản lý, phát triển các ứng dụng trong CPĐT.
2.2. Người tiêu dùng
Số lượng người tiêu dùng quyết định thành bại của sản phẩm hay dịch vụ. Muốn thực hiện và phát triển CPĐT thì đông đảo người dân phải hiểu biết và sử dụng được dịch vụ Internet.
3. Cơ sơ hạ tầng kinh tế xã hội
CPĐT cần một hạ tầng kinh tế xã hội phát triển một cách đồng bộ. Trong đó các vấn đề quan trọng cần lưu ý giải quyết là:
- Mức sống của người dân: mức sống thấp không cho phép đông đảo dân cư tiếp xúc với các phương thức của “kinh tế số hoá”. Nếu chi phí cho một máy tính cá nhân, thiết bị phù trợ, thuê bao Internet, phí truy cập… quá lớn so với mức thu nhập bình quân của một người dân thì lượng người truy cập Internet sẽ ít. CPĐT không thể phát triển trong điều kiện số người dân có khả năng truy cập internet thấp.
- Hệ thống thanh toán tài chính tự động: Để đẩy mạnh quá trình giao dịch điện tử.
- Năng suất lao động: Nền kinh tế Internet đòi hỏi một nền sản xuất có năng xuất cao.
4. Cơ sở hệ thống chính sách – pháp luật
Cơ sở pháp lý đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ ứng dụng CPĐT thành công. Một số nhân tố pháp lý trong CPĐT luôn được nhắc tới:
- Tính riêng tư: trở thành vấn đề quan trọng cho các khách hàng hiện nay. Có những vấn đề trên cơ sở pháp luật là không đúng đắn nhưng trong xã hội những hành vi đó có thể chấp nhận được và không vi phạm phạm trù đạo đức truyền thống.
- Bản quyền: bảo vệ bản quyền tác giả trên trang web gặp nhiều khó khăn vì thông tin số hoá có thể sao chép dẽ dàng với mức chi phí thấp. Hơn nữa, vấn đề khó khăn là quá trình kiểm soat ai là người có quyền sử dụng bản quyền.
- Tự do truy nhập thông tin: Internet cung cấp cơ hội lớn trong việc cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng. Tuy nhiên, sự tự do này có thể ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội vì ranh giới giữa các vấn đề bất hợp pháp cũng như thiêu đạo đức trên Internet lúc nào cũng rõ ràng.
- Công nhận và bảo vệ hợp đồng điện tử: Lựa chọn giao dịch bằng phương tiện điện tử là tự nguyện của cơ quan, tổ chức, cá nhân, được tự thoả thuận về việc lựa chọn công nghệ để thực hiện giao dịch, không một công nghệ nào được xem là duy nhất trong giao dịch điện tử, đảm bảo bình đẳng và an toàn…
- Khuyến khích cơ quan nhà nước giao dịch điện tử: Đẩy mạnh ứng dụng tin học vào quản lý hành chính, luật yêu cầu: “căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và tình hình cụ thể, cơ quan nhà nước xác định một lộ trình hợp lý để sử dụng phương tiện điện tử trong hoạt động nội bộ, với cơ quan, tổ chức, cá nhân khác”.
5. Cơ sở an toàn và bảo mật:
Khi tham gia vào Internet, vấn đề đặt ra là phải tăng cường các biện pháp an tòan bảo mật. An toàn luôn được coi là vấn đề chủ yếu trong thực hiện CPĐT. Theo hiệp hội an toàn máy tính quốc gia NCSA (National Computer Security Association) vấn đề an toàn CPĐT gồm các khía cạnh:
- Tính xác thực.
- Tính riêng tư.
- Tính trung thực.
* Từ các điều kiện trên liên hệ thực tế với Việt Nam:
- Về cơ sở hạ tầng công nghệ: Việt Nam mới đáp ứng được bước đầu của CPĐT
- Cơ sở hạ tầng nhân lực: Việt Nam đang thiếu các chuyên gia CNTT để đẩy mạnh phát triển các ứng dụng trong CPĐT. Trong khi số lượng SV CNTT tốt nghiệp rất nhiều nhưng không đáp ứng các điều kiện làm việc, từ kỹ năng làm việc nhóm, tiếp cận quy trình chất lượng và nhất là trình độ ngoại ngữ. Bên cạnh đó thì nhận thức của người dân vẫn còn chưa cao. vẫn còn khoảng cách giữa việc sử dụng máy tính với việc khai thác các ứng dụng của Internet.
- Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội:
o Mức sống thấp không cho phép đông đảo dân cư tiếp xúc với các phương thức của “kinh tế số hoá”.
o Hệ thống thanh toán tài chính tự động: Ở Việt Nam, việc thanh toán tài chính tự động được triển khai ở mức thấp. Trong khi CPĐT đòi hỏi mạng lưới thanh toán tựđộng hoàn chỉnh và chính xác, nhưng chúng mới chỉ đáp ứng được một phần của những yêu cầu tốii thiểu.
o Tại Việt Nam năng suất lao động còn thấp, cách tổ chức công việc còn thiếu khoa học, còn có người thất nghiệp nên chưa tạo động lực thúc đẩy tiết kiệm cao đọ chi phí vật chất và thời gian, là những mục tiêu căn bản và lưọi ích thiết thực mà CPĐT mạng lại.
- Cơ sở hệ thống chính sách – pháp luật:Do Internet là một lĩnh vực khả mới mẻ ở Việt Nam nên hiện nay hệ thống pháp luật của chúng ta chưa đáp ứng được yêu cầu của CPĐT. Như vậy, CPĐT là chủ đề cần quan tâm đến không chỉ trên phương diện kinh tế, kỹ thuật, luật pháp mà các vấn đề pháp lý, chính sách lên quan đến bản quyền, văn hoá xã hội cũng phải được xem xét. Cơ sở pháp lý đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ ứng dụng CPĐT thành công.
- Cơ sở an toàn và bảo mật: Chúng ta chưa chú trọng đến việc an toàn bảo mật, các hệ an toàn bảo mật mới chỉ có hệ thống tường lửa (firewall), vẫn chưa triển khai hệ thống mã hóa và hệ thống chứng thực.
Câu 14:
Sự phát triển CPĐT có liên quan gì đến phát triển kinh tế xã hội ?
Trả lời:
Sự phát triển kinh tế xã hội liên quan mật thiết đến sự phát triển CPĐT. Khi kinh tế xã hội phát triển, điều này sẽ mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho cơ quan chính phủ. Vì vậy nó đòi hỏi chính phủ phải cải tổ trong cách quản lý điều hành nhằm đạt được hiệu quả làm việc cao nhất và việc áp dụng CNTT vào là điều tất yếu.
Câu 15:
Tại sao các vấn đề pháp lý lại coi là cơ sở để phát triển CPĐT ?
Trả lời:
- Để CPĐT hoạt động thì cần có hành lang pháp lý cho nó.
- Phải tôn trọng các qui định liên quan đến chuẩn số.
- Phải bảo vệ sở hữu trí tuệ.
- Bảo vệ người tiêu dùng.
Câu 16:
Tại sao an toàn bảo mật là cơ sở cho phát triển CPĐT ?
Trả lời:
Trong CPĐT, môi trường hoạt động là mạng cho nên vấn đề an toàn bảo mật có tầm quan trọng đặc biệt, vừa bảo về cho cơ quan chính phủ, vừa bảo vệ cho người dân và doanh nghiệp. An toàn bảo mật trong CPĐT được hiểu các vấn đề an toàn dữ liệu và chống sự truy cập bất hợp pháp vào dữ liệu.
- Sự xâm nhập bất hợp pháp => Mất mát, hư hại dữ liệu sẽ làm Ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, tình hình kinh tế chính trị xã hội. Những thông tin của người dân, doanh nghiệp hay quan trọng hơn đó là của cơ quan chính phủ thì không thể đánh giá hết được mức độ ảnh hưởng sẽ như thế nào. Ngoài các yếu tố như hạ tâng kỹ thuật, con người,… thì cơ sở an toàn bảo mật là yếu tố tối quan trọng trong việc vận hành cũng như phát triển CPĐT.
Câu 17:
Hãy trình bày lý do vì sao phải xây dựng mạng chuyên dụng trong CPĐT ở Việt Nam ?
Trả lời:
Phải xây dựng mạng chuyên dụng trong CPĐT ở Việt Nam vì các lý do sau:
- Trong CPĐT ngoài giao dịch giữa G2C và G2C, có một giao dịch rất quan trọng là G2C với nhau.
- Có nhiều loại giao dịch phải đảm bảo an toàn bảo mật.
- Theo xu hướng phát triển công nghệ và viễn thông, ngoài việc sử dụng viễn thông người ta cũng sử dụng luôn mạng làm hội nghị, giao ban qua mạng…
Câu 18:
Mô tả sơ đồ mạng lõi của mạng chuyên dụng kết nối các cơ quan đảng và chính quyền?
Trả lời:
* Sơ đồ mạng lõi của mạng chuyên dụng kết nối các cơ quan đảng và chính quyền :
Cấp xa lộ thông tin là cấp đường trục trên mạng cho phép cung cấp các cổng kết nối tốc độ cao từ Trung ương tới các tỉnh/thành và quận, huyện trong toàn quốc để các mạng máy tính cục bộ của các cơ quan Đảng, Nhà nước tại các cấp kết nối với nhau tạo thành mạng truyền số liệu nội bộ (Intranet).
Mạng tạo ra xa lộ thông tin được gọi là mạng lõi. Có thể có cấu trúc sau:
Cấu trúc mạng lõi mạng chuyên dụng:
Giải thích:
- Mạng kết nối cáp quang tạo thành vòng Ring để đảm bảo an tòan. Mạng lõi bao gồm 3 nút lớn : Hà Nội, Đà Năng và HCMC. Đây là các POP lõi của mạng truc.
- Mỗi Core PoP có thể sẽ bao gồm: Thiết bị switch và firewall để cung cấp các kết nối tốc độ cao bảo đảm về an ninh đến hệ thống các máy chủ dữ liệu, hệ thống thông tin IP (VoIP), hệ thống quản lý mạng và các máy chủ dịch vụ khác (như DNS, e-mail, web, caching).
Sơ đồ Coreswitch
Câu 20:
Vẽ mô hình cổng thông tin CPĐT và giải thích các thành phần cơ bản đó ? Tại sao phải phân chia ra vùng dữ liệu và vùng DMZ ?
Trả lời:
* Mô hình cổng thông tin CPĐT:
Hệ thống được chia thành các vùng khác nhau:
- Vùng dữ liệu: là nơi đặt các server chứa dữ liệu và ứng dụng, bao gốm
LDAP server, Database server, Application server, Backup server. Vùng
này được bảo vệ bởi Domain Firewall với vùng DMZ.
- Vùng DMZ (vùng cách ly): vùng này đặt các server như DNS, mail server,
webserver, và hệ thống khung portal được đặt tại đây. Việc truy nhập đến
vùng DMZ phải thông qua Protocol Firewall.
- Tại mỗi đơn vị Sở Ban Ngành, UBND Huyện, Thị tham gia hệ thống, môi
trường vận hành hệ thống ứng dụng là mạng LAN của đơn vị. Các đơn vị
truy cập đến Cổng thông qua hệ thống mạng internet với đường truyền
ADSL.
* Phải phân vùng dữ liệu và vùng DMZ ra vì các server này cung cấp cho cả các kết nối từ mạng bên ngoài, nếu vùng DMZ bị tấn công thì kẻ tấn công cũng không thể nào kết nối đến vùng dữ liệu được. Việc thiết kế này rất hữu ích và theo nguyên tắc tất cả các host trong vùng DMZ không được kết nối đến các host trong vùng dữ liệu, nhưng các kết nối từ vùng dữ liệu hoặc mạng bên ngoài thì được phép đến các host vùng DMZ. Như vậy vùng DMZ vừa có thể cung cấp dịch vụ cho vùng dữ liệu và vừa có thể bảo vệ vùng dữ liệu khỏi mạng bên ngoài khi có sự cố xảy ra.
Câu 21:
Nêu tóm tắt khái niệm về Portal ? Trình bày các đặc trưng cơ bản của Portal ?
Trả lời:
(Phải nêu được 3 ý đỏ, nêu ít nhất là 6 nội dung)
* Khái niệm về cổng điện tử (Portal):
Cổng thông tin điện tử là điểm truy cập tập trung và duy nhất; tích hợp các kênh thông tin các dịch vụ , ứng dụng; là một sản phẩm hệ thống phần mềm được phát triển trên một sản phẩm phần mềm cổng lõi (Portal core), thực hiện trao đổi thông tin, dữ liệu với các hệ thống thông tin, đồng thời thực hiện cung cấp và trao đổi với người sử dụng thông qua một phương thức thống nhất trên nền tảng Web tại bất kỳ thời điểm nào và từ bất kỳ đâu.
* Các đặc trưng cơ bản của một Cổng thông tin (nhằm phân biệt với Trang thông tin điện tử):
- Khả năng phân loại nội dung: Portal phải cho phép tổ chức nội dụng và ứng dụng theo nhiều cách khác nhau để đáp ứng các yêu cầu không giống nhau của các nhóm (phân loại theo người sử dụng, phòng ban, đơn vị) bên trong một tổ chức.
- Khả năng Tìm kiếm và chỉ mục: Portal phải cung cấp hoặc tích hợp được các hệ thống tìm kiếm và đánh chỉ mục các văn bản, tài liệu để giúp người sử dụng có thể nhanh chóng truy xuất đến những thông tin họ cần.
- Khả năng quản lý nội dung: Portal phải cung cấp các hệ thống kiểm soát nội
dung, đây sẽ là một tính năng hữu hiệu cho phép người sử dụng không cần hiểu
biết về kỹ thuật có thể tạo lập được nội dung. Portal cũng phải kiểm soát được các truy xuất đến từng nội dung để đảm bảo chỉ những người có quyền mới có thể truy nhập được các văn bản mà họ được cấp phép.
- Cá thể hóa: cho phép thiết lập các thông tin khác nhau, trình bày theo các cách khác nhau, phục vụ cho các loại đối tượng sử dụng khác nhau theo các yêu cầu cá nhân như sở thích, thói quen, yêu cầu nghiệp vụ. Mỗi cá nhân có thể tự chỉnh sửa, tái lập lại các hiển thị thông tin, ứng dụng, nội dung theo sở thích hoặc để phù hợp với công việc của mình.
- Tích hợp và liên kết nhiều loại thông tin: cho phép tích hợp nội dung thông tin từ nhiều nguồn tin khác nhau nhằm phục vụ nhiều đối tượng sử dụng theo ngữ cảnh sử dụng dựa vào kết quả cá nhân hóa thông tin. Portal cung cấp một môi trường tích hợp toàn bộ các ứng dụng Web đang có.
- Xuất bản thông tin: Thu thập và bóc tách thông tin định chuẩn từ nhiều nguồn khác nhau và có cơ chế xuất bản thông tin theo chuẩn. Hệ thống tin tức được cập nhật cho hệ thống Portal bằng nhiều hình thức như sau.
- Thông qua hệ thống biên tập viên sử dụng các tính năng của hệ thống
CMS để xậy dựng nội dung.
- Cơ chế tích hợp tin tức từ website khác bằng cách áp dụng các chuẩn trao
đổi tin tức thông dụng như RSS (RDF Site Summary) và/hoặc Atom feed.
- Hỗ trợ RSS cả hai chiều Người dùng (Client ) và nhà cung cấp (Server)
cho phép các website mức dưới cũng có thể dùng lại tin tức của Cổng
bằng cách sử dụng cùng cơ chế này.
- Thông qua các hệ thống chuẩn hỗ trợ sẵn của hệ thống Portal như web
service, web cliping.
- Định dạng RSS (Rich Site Summary) được xây dựng dựa trên ngôn ngữ
đánh dấu mở rộng XML nhằm tạo ra các kênh thông tin (feed) và chuyển
tới cho người đọ
- Đăng nhập một lần (single sign-on): cho phép người dùng chỉ cần đăng nhập một lần, sau đó truy cập và sử dụng tất cả các dịch vụ/nghiệp vụ đã và sẽ đăng ký/cấp phép trên cổng thông tin. Portal phải tích hợp hoặc cung cấp hệ thống đăng nhập một lần (một cửa
- Quản trị cổng thông tin: cho phép người quản trị, người dùng tự xác định, điều chỉnh cách thức hiển thị kênh thông tin, nội dung thông tin và định dạng chi tiết đồ họa, đồng thời cho phép người quản trị định nghĩa các nhóm người dùng, quyền truy cập và sử dụng thông tin khác nhau.
- Quản lý người dùng: cho phép quản trị người sử dụng dựa trên tiêu chuẩn LDAP để phân quyền sử dụng theo vai trò thống nhất và xuyên suốt toàn bộ hệ thống.
- Hỗ trợ nhiều môi trường hiển thị thông tin: cho phép hiển thị nội dung thông tin trên nhiều loại thiết bị khác nhau như màn hình máy tính PC, thiết bị di động (PDA, Smart phone) một cách tự động
- Khả năng bảo mật: Portal phải cung cấp được các hệ thống xác thực và cấp phép rất mạnh. Bất kỳ sự tích hợp các hệ thống nào, với cơ chế đăng nhập một lần, đều phải được bảo mật và ngăn chặn các giao dịch không hợp lệ của người sử dụng trên các ứng dụng khác nhau.
- Các tính năng của một ứng dụng lớn: Portal đáp ứng được các tính năng chuẩn của một phần mềm ứng dụng lớn như: Khả năng đáp ứng được dư thừa dữ liệu, khả năng chịu lỗi, khả năng cân bằng tải (chia luồng xử lý), khả năng sao lưu.
- Khả năng cộng tác: Portal là một môi trường làm việc cộng tác được tạo ra nhờ các kênh dịch vụ được tích hợp sẵn như:
- Email: Hệ thống email nội bộ hoặc tích hợp với một ứng dụng Mail Server.
- Chat: Hỗ trợ trao đổi trực tuyến với các thành viên, có thể tuỳ biến theo yêu cầu của sở thích hoặc công việc.
- Forum: Các diễn đàn thảo luận chung để trao đổi ý kiến và thông tin.
- Thời gian biểu, lịch làm việc
- SMS, MMS: Tích hợp các dịch vụ truyền nhận các tin nhắn (messages) để hỗ trợ cho việc trao đổi thông tin, giao hoặc nhắc việc.
Câu 23:
Nêu các loại công nghệ Portal hiện có ? Ưu nhược điểm của từng loại ?
Trả lời:
Đối với các sản phẩm portal trên thị trường Việt Nam hiện nay có 3 nhóm chính:
a) Phần mềm do các công ty trong nước tự phát triển
* Ưu điểm
- Chi phí thấp
- Kiến trúc đơn giản, có thể yêu cầu bổ sung thêm các tính năng mới.
* Nhược điểm
- Tính năng hạn chếNhững tính năng Portal như tích hợp ứng dụng, tích hợp CSDL, cá nhân hoá, đăng nhập một cửa, tìm kiếm và đặc biệt là khả năng bảo mật,... không có hoặc yếu.
- Chưa được kiểm chứng về hiệu năng cũng như khả năng mở rộng và tính
tương thích.
b) Phần mềm phát triển dựa trên nền mã nguồn mở
Ưu điểm
- Chi phí thấp
- Tính năng khá đầy đủ do có nhiều thành phần mã nguồn mở phát triển sẵn (miễn phí).
- Có các ứng dụng được phát triển phong phú, phù hợp với nhu cầu ứng
dụng, tin học hóa trong các cơ quan hành chính của Việt Nam.
- Hiệu năng tương đối tốt, thích hợp với các Portal quy mô tầm trung và
vừa.
- Chạy được trên nhiều môi trường khác nhau (hệ điều hành, cơ sở dữ liệu).
- Có sự hỗ trợ của cộng đồng mã nguồn mở.
Nhược điểm
- Khả năng tích hợp với các ứng dụng thương mại thường không mạnh.
- Tính năng không phong phú bằng các sản phẩm thương mại.
- Tự do chỉnh sửa mã nguồn đôi khi làm cho sản phẩm không tương thích
với các tiêu chuẩn chung của một portal.
- Công nghệ phức tạp hơn so với giải pháp tự phát triển. Vì vậy nếu lựa
chọn phần mềm loại này cần xem xét kỹ khả năng làm chủ công nghệ của
công ty phát triển phần mềm.
c) Phần mềm thương mại do các hãng có uy tín phát triển.
* Ưu điểm:
- Tính năng của những sản phẩn này là rất phong phủ chuyên nghiệp,đáp
ứng hầu hết các nhu cầu tổ chức và phổ biến thông tin của mọi cơ quan, tổ
chức. Cho phép xây dựng hệ thông thông tin lớn.
- Hoạt động ổn định, tin cậy, tốc độ đáp ứng thông tin cao
- Đầy đủ tính năng để xây dựng Portal thông tin doanh nghiệp hoặc Portal
công cộng.
- Có hiệu năng cao, nhất là những phần mềm Portal được tích hợp
trong một nền tảng (platform) hoàn chỉnh bao gồm cả Application
Server, Database Server, Authentication Server, Mail Server...
- Khả năng tích hợp ứng dụng và tích hợp CSDL rất tốt.
* Nhược điểm
- Đòi hỏi phải có đầu tư lớn ngay từ đầu
- Phải có kế hoạch cụ thể khai thác, sử dụng hết công suất những phần mềm này ngay từ đầu, nếu không sẽ dẫn đến lãng phí.
- Giá đắt. Ngoài giá mua phần mềm Portal, một số phần mềm loại này đòi
hỏi phải có một số thành phần đi kèm khác như Database Server,
Directory Server, Mail Server.
Câu 24:
Hãy nêu các đặc trưng cơ bản của DotNetNuke và mô tả kiến trúc các lớp của nó
Trả lời:
* Các đặc trưng cơ bản của DotNetNuke:
Đa năng – DNN là một cơ sỏ hạ tần lý tưởng của ứng dụng Portal để xây dựng và triển khai các dự án như cổng thông tin thương mại điện tử, cổng thông tin chính phủ điện tử,cổng thông tin cộng tác trong một tổ chức,… trên các mạng internet, intranet, extranet.
Thân thiện – DNN được thiết kế để giúp người quản trị dẽ dàng cấu hình và quản trị mọi chức năng ứng dụng cổng thông tin điện tử. Các biểu tượng, trợ giúp, giao diện, cho phép thao tác rất dẽ dàng.
Khoe khoắn - Kết cấu các tính năng của DNN dựa trên khả năng cho phép cài đặt các module chức năng (Module installtion) vào bên trong phần mềm khung (Plug-in). Đặc tính Plug-in này cho phép các tổ chức mở rộng không giới hạn các tính năng mới theo yêu cầu của người sử dụng và không hề làm ảnh hưởng đến các chức năng đang hoạt động, không hề làm gián đoạn sự vận hành liên tục của Portal Thêm vào đó, kiến trúc DNN cũng cho phép tạo lập nhiều Portal trên cùng một bộ phần mềm cài đặt.
Giàu tính năng – DNN được xây dựng cùng với nhiều tính năng mạnh mễ, Quản trị, thiết kế, nội dung, bảo mật và người dùng được quản lý sửa đổi dẽ dàng qua các công cụ này.
Giao diện tuỳ biến – DNN được thiết kế với kiến trúc sử dụng Skin (giao diện bên ngoài) cho phép tách biệt nội dung và giao diện. Kiến trục này cho phép người thiết kế giao diện có kả năng làm việc độc lập với quá trình phát triển và chỉ đòi hỏi về kiến thức HTML cùng với kiến thức thiết kế Skin của DNN.
Được hỗ trợ tốt – DNN được hỗ trợ bởi rất nhiều tổ chức/cá nhân phát triển phần mềm trên thế giới. Trong các diễn đàn trực tuyền, các cổng thông tin, mạng lưới công ty chuyên nghiệp về DNN, việc hỗ trợ kỹ thuật cho dnn là khá dễ dàng và thuận tiện.
Dễ cài đặt – DNN có thể cài đặt và chạy chỉ trong vòng vài chục phút. Một trong những điểm mạnh của DNN là khả năng xây dựng một Portal thông qua những Template sẵn có.
DNN cung cấp công cụ để dịch ứng cá thuật ngữ từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác dễ dàng nhanh chóng.
Mã nguồn mở - DNN được cung cấp miễn phí, là phần mềm mã nguồn mở, và cấp phép cam kế BSD chuẩn. Nó cho phép các cá nhân làm bất kỳ việc gì họ muốn với nền ứng dụng, cả thương mại lẫn phi thương mại, với yêu cầu đơn giản là ghi nhận công lao của công đồng thực hiện dự án DNN
Được tín nhiệm –DNN liên tục phát triển sản phẩm dựa trên sự phản hồi, ứng dụng thực tế và sự tham gia của người dùng.
* Kiến trúc các lớp của DNN:
Tầng truy xuất dữ liệu – Data Access Layer (DAL)
- Tầng này bao gồm các phương thức đơn giản để kết nối các CSDL khác nhau (database Engine) với tầng quy trình sử lý dữ liệu.
- Giải pháp này cho phép hệ thống DNN là độc lập với giải pháp tổ chức CSDL bên dưới, Ví dụ như Microsoft SQL Server 2000/MSDE/Access, MySQL, Oracle,….
Tầng quy trình xử lý dữ liệu – Business Logic Layer (BLL)
- Tầng này bao gồm các phương thức cho phép định nghĩa các quy trình xử lý dữ liệu ở mức logic để bảo đảm rằng dữ liệu được tổ chức quản lý và xử lý mô phỏng theo, tuân thủ theo các quy định quản lý, xử lý công việc trong hoạt động kinh doanh hàng ngày đang áp dụng tai cơ quan.
- Giải pháp này cho phép xây dựng các quy trình xử lý dữ liệu độc lập với các tổ chức dữ liệu vật lý của hệ thống.
Tâng trình diễn thông tin – Presetation layer (UI)
- Tầng này bao gồm các phương thức tạo lập các cách thức trình diễn thông tin cho người sử dụng, quản lý các vai trò, quyền hạn xử lý thông tin của người sử dụng, quản lý tương tác của hệ thống với người sử dụng.
- Giao tiếp với tầng quy trình xử lý dữ liệu để chuyển yêu cầu thông tin của người sử dụng tới tầng quy trình xử lý, nhận kết quả sử lý và hiển thị cho người sử dụng.
Câu 25:
Trên cơ sở nghiên cứu cụ thể về DotNetNuke, hãy giải thích vì sao Portal lại phù hợp cho xây dựng cổng thông tin điện tử ?
Trả lời:
Với các đặc trưng của mình, DNN hoàn toàn phù hợp để xây dựng 1 portal với các lý do sau:
- Theo mô hình kiến trúc các lớp của DNN trên, DNN có 1 tầng truy xuất dữ liệu ( Data Access Layer (DAL))(tầng này bao gồm các phương thức đơn giản để kết nối các CSDL khác nhau (database Engine) với tầng quy trình sử lý dữ liệu.Ví dụ như Microsoft SQL Server 2000/MSDE/Access, mySQL,Oracle,….) và tầng quy trình xử lý dữ liệu( Tầng này bao gồm các phương thức cho phép định nghĩa các quy trình xử lý dữ liệu ở mức logic để bảo đảm rằng dữ liệu được tổ chức quản lý và xử lý mô phỏng theo.Giải pháp này cho phép xây dựng các quy trình xử lý dữ liệu độc lập với các tổ chức dữ liệu vật lý của hệ thống). Điều này cho phép DNN có khả năng tích hợp dữ liệu một cách dễ dàng (Một đặc điểm quan trọng của 1 portal).
- Với tầng trình diễn thông tin bao gồm các phương thức tạo lập các cách thức trình diễn thông tin cho người sử dụng, quản lý các vai trò, quyền hạn xử lý thông tin của người sử dụng, quản lý tương tác của hệ thống với người sử dụng. Điều này cho phép DNN đáp ứng 1 số chức năng của 1 portal như: Khả năng cá thể hóa; khả năng phân loại, quản lý, xuất bản nội dung, khả năng tìm kiếm và chỉ mục, quản lý người dùng, khả năng tích hợp và liên kết nhiều thông tin…)
Câu 27:
Trình bày mô hình kiến trúc các thành phần ứng dụng trong cổng điện tử ? Giải thích các thành phần trong đó ?
Trả lời:
* Mô hình kiến trúc các thành phần ứng dụng trong cổng thông tin điện tử:
* Giải thích mô hình:
1. Lớp Người sử dụng: thể hiện các đối tượng tham gia sử dụng, khai thác và cung cấp thông tin trên Cổng.
2. Lớp Trình diễn: Tầng trình diễn chịu trách nhiệm về cung cấp giao diện cho nhiều loại người dùng khác nhau, có nhiệm vụ lấy các yêu cầu, dữ liệu từ người dùng, có thể định dạng nó theo những qui tắc đơn giản (dùng các ngôn ngữ Script) và gọi các component thích hợp từ tầng Business Logic để xử lý các yêu cầu. Kết quả sau xử lý được trả lại cho người dùng. Lớp này bao gồm các module chính sau:
a. Cá nhân hóa: module cho phép người sử dụng đã đăng nhập tùy biến nội
dung và giao diện theo từng cá nhân.
b. Tổ hợp trang dựa trên kênh: module thực hiện hiển thị thông tin theo kênh đáp ứng yêu cầu của người sử dụng khai thác thông tin. Tạo trang hiển thị tổng hợp dựa trên cơ chế tổ hợp dữ liệu và kiểu hiển thị của các kênh thành phần.
c. RSS/XML: module cho phép Cổng TTĐT xuất thông tin dưới dạng RSS/XML sẵn sàng đồng bộ với các Cổng TTĐT hay website khác.
d. Trình bày các dịch vụ web: module kết xuất, hiển thị nội dung nhận được thông qua các dịch vụ web – Webservices.
3. Lớp Dịch vụ Cổng: thực hiện các quy trình tác nghiệp, nghiệp vụ, xử lý, tích hợp thông tin, quản lý cấu hình, quản trị hệ thống.
e. Xuất bản nội dung: module thực hiện chức năng liên kết với hệ thống quản trị nội dung để xuất bản thông tin lên Cổng TTĐT.
f. Tìm kiếm: module cho phép tìm kiếm toàn văn các loại thông tin trên Cổng TTĐT, các thông tin có thể là tin tức, thông tin chuyên ngành, văn bản, câu hỏi,…
g. Quản trị hệ thống: quản lý các thông tin liên quan tới cấu hình chung của Cổng TTĐT như: tài khoản, kênh thông tin, yêu cầu truy xuất thông tin, khuôn mẫu, phiên làm việc, trạng thái, dữ liệu cá nhân, tùy biến cá nhân hóa của người sử dụng.
h. Quản lý Portlet (ứng dụng): Thực hiện quản lý các kênh ứng dụng, xuất
bản kênh, module mở rộng. Ngoài ra, module này còn thực hiện việc xử lý
dữ liệu và thông tin hiển thị trên từng kênh có xử lý tới đệm và tương tác
dữ liệu.
i. An ninh/Bảo mật: xử lý thông tin mã hóa và bảo mật theo yêu cầu. Đặc
biệt là các giao dịch có yếu tố bảo mật trên sử dụng các công nghệ HTTPS
hay SSL.
j. Tích hợp thông tin: mô đun thực hiện việc tích hợp thông tin như: thông
tin từ các phần mềm dùng chung, phần mềm tác nghiệp, trang web thành
phần hoặc từ hệ quản trị nội dung CMS đặt ngay tại Trung tâm thông tin
của tổ chức, doanh nghiệp.
4. Lớp Dịch vụ dữ liệu: bao gồm các dịch vụ nền tảng hỗ trợ vận hành hệ thống Cổng TTĐT. Các dịch vụ nền tảng hỗ trợ bao gồm:
k. Enterprise Directory: cung cấp dịch vụ thư mục hỗ trợ khả năng thẩm
định/xác thực tài khoản trong hệ thống, cho phép tích hợp với các hệ thống người dùng Active Directory (AD) trên Windows hoặc dịch vụ thư mục Lightweight Directory Access Protocol (LDAP) trên các hệ điều hành Unix/Linux.
l. Portal metadata: thực hiện việc lưu trữ hai loại thông tin cơ bản: thông tin cấu hình hệ thống Cổng TTĐT và thông tin dữ liệu sử dụng ngay trong Cổng TTĐT.
m. External Content: tích hợp và/hoặc liên kết các nguồn tài nguyên bên
ngoài dưới dạng các trang web để kết xuất, hiển thị trên Cổng TTĐT.
5. Lớp Cơ sở dữ liệu: gồm các hệ thống CSDL phục vụ lưu trữ các loại dữ liệu của toàn hệ thống.
n. Cơ sở dữ liệu người dùng trên AD/LDAP
o. Cơ sở dữ liệu Portal trên SQL Server, Oracle, My SQL, PostgreSQL,…
p. Dữ liệu bên ngoài: các tệp văn bản, trang web (html)
Câu 32:
Sau khi nghiên cứu chuyên đề CPĐT, hãy trình bày các bước tiến hành xây dựng trong CPĐT ?
Trả lời:
Sau khi nghiên cứu chuyên đề CPĐT, các bước để xây dựng trong CPĐT:
- Xây dựng CSDL(xây dựng CDSL chung, CSDL chuyên dụng)
- Xây dựng hạ tầng cơ sở bao gồm phần cứng, phần mềm, các mạng chuyên dụng , các dịch vụ để áp dụng và phát triển CPĐT nhằm mang lại hiệu quả kinh tế.
- Xây dựng 1 portal dựa có thể dựa trên 1 phần mềm cổng lõi(của các hãng trong nước, phần mêm nguồn mở(DotNetNuke, uPortal, Liferay…), các hang nổi tiếng(Websphere Portal của IBM, SharePoint của Microsoft…)) hoặc được xây dựng mới hoàn toàn đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của portal.
- Áp dụng các kỹ thuật, chính sách cho việc đảm bảo an toàn bảo mật trong CPĐT (các vấn đề an toàn dữ liệu, chống sự truy cập bất hợp pháp vào dữ liệu).
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro