Chương 1
Bạn cho rằng thứ quý giá nhất trên đời này là gì? Là vàng bạc, danh vọng hay con người? Vàng bạc đúng là thứ quý hiếm mà nhiều người muốn có nhưng nó cũng chỉ là thứ giúp cuộc sống con người có phần tốt hơn chứ không thể làm thay đổi hoàn toàn. Danh vọng có lẽ sẽ khiến ta thỏa mãn tham vọng tạm thời của bản thân nhưng chẳng thể thỏa mãn được niềm khao khát chân chính của con người. Còn con người thì sao? Đúng là con người rất quý giá, chẳng gì có thể mua bán hay trao đổi được. Thế nhưng rồi con người cũng sẽ biến mất bởi con người không thể mãi tồn tại với thời gian.
Tôi sống trên đời này gần 30 năm trời nhưng dường như tôi vẫn chưa tìm ra đáp án... Mãi cho đến sau này, khi mà một đại dịch nguy hiểm xuất hiện - Covid đã làm chao đảo cả thế giới, lúc ấy tôi mới nhận ra tình người là quan trọng nhất, là quý giá nhất. Trong hoạn nạn con người có thể dễ dàng tha thứ cho nhau nhưng sai lầm để cùng sát cánh, đoàn kết chiến thắng đại dịch. Họ dành tình cảm cho nhau, trao tình thương cho nhau từ những cái ôm, cái nắm tay thậm chí là chỉ là một hành động nhỏ đó là trao tặng sách cho nhau để truyền đi nghị lực sống. Và tôi đã từng chứng kiến một câu chuyện cảm động ngay trong nơi mà tôi đang công tác, tôi sẽ tạm gọi nó là 'Covid - phép thử của tình yêu thương '.
Tôi tốt nghiệp đại học Y Hà Nội và hiện tại đang là một bác sĩ khoa ngoại ở bệnh viện Đà Nẵng – một trong những nơi đầu tiên bùng phát dịch Covid tại Việt Nam năm 2020. Cuối năm 2019- đầu 2020 đã bắt đầu xuất hiện một vài trường hợp nhiễm căn bệnh lạ tại Vũ Hán- Trung Quốc. Chỉ vài tháng sau đó, số trường hợp mắc bệnh này tại Trung Quốc và nhiều nước khác trên thế giới đã lên tới con số hàng ngàn thậm chí cả triệu và nó nhanh chóng được xác định là loại virut gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người. Trước tình thế đó nhà nước ta đã triển khai rất nhiều biện pháp để phòng chống Covid nhưng trong nước vẫn có một số trường hợp người dân thiếu ý thức, không hợp tác khai báo y tế khiến bệnh dịch lan nhanh và mạnh. Bởi thế mà Đà Nẵng sớm trở thành một nơi bùng phát dịch lớn.
Chính tôi cũng không thể ngờ nơi mình đang sinh sống và công tác lại có một ổ dịch lớn đến thế. Ngay từ những ngày đầu tiên, số người vào viện vì mắc bệnh tăng vọt. Lúc đầu chỉ có vài người sau thậm chí lên hàng chục ca. Bệnh viện quá tải, chúng tôi phải điều động hết nguồn nhân lực để chăm sóc, chữa trị cho bệnh nhân. Những bác sĩ khoa nội, khoa ngoại, khoa cấp cứu,.. đều phải ra sức cùng bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân vào điều trị. Thậm chí nhiều thực tập sinh được bệnh viện tận dụng để chăm sóc y tế nhưng vẫn không thể bù đắp vào lượng nhân viên y tế bị thiếu. Do lượng bệnh nhân quá lớn nên mỗi bác sĩ phải đảm đương vài người bệnh thậm chí là cả phòng bệnh. Quan trọng hơn là do diễn biến dịch quá phức tạp và sợ lo người thân sẽ nhiễm bệnh nên toàn bệnh viện chúng tôi quyết định ở lại viện.
Tôi nhớ hôm đó Viện trưởng có đến gặp riêng tôi và phân cho tôi một phòng chăm sóc bệnh nhân đặc biệt. Tôi không nghĩ ngợi gì mà trực tiếp nhận lời viện trưởng rồi quyết định tới kiểm tra xem tình hình sức khỏe của họ. Trước khi đi vào tôi có mặc một bộ quần áo bảo hộ, đeo khẩu trang và sát trùng tay. Xong xuôi tất cả quy trình, tôi đẩy cửa phòng bệnh rồi tiến vào.Ở trong phòng chỉ có hai bệnh nhân: người gần với cửa sổ bên ngoài nhất là một ông cụ khoảng 60,70 đang hôn mê và phải thở máy, xung quan không biết bao nhiêu loại máy, người còn lại là một cô gái hơn 20 tuổi đang khóc lóc. Tôi vội bỏ tập bệnh án ra rồi bước tới an ủi cô gái dù chưa biết cô ấy khóc vì điều gì.
Khi thấy tôi tới gần, tôi thấy trên giường bệnh của cô gái có rất nhiều đồ như tranh vẽ, bút chì, bảng màu,...và cả một chiếc ipad đang hiện bức chân dung hình một người con trai trẻ. Tôi đoán đó là người yêu cô gái. Phía cuối giường có một bộ hồ sơ bệnh án ghi tên cô gái là Nguyễn An Nhiên. Thấy tôi, cô gái bất chấp òa khóc:
_ Bác sĩ, tôi không có bệnh, tôi không bị nhiễm cái gì cả, xin mọi người hãy thả tôi ra ....
Lúng túng, tôi không biết nên an ủi cô gái như nào cả, chỉ nhẹ nhàng ôm lấy cô gái qua bộ quần áo bảo hộ vừa dày vừa kín :
_ Xin lỗi, chúng tôi không thể đưa em ra ngoài được. Hiện tại em đang bị nhiễm virut corona bởi vậy em bắt buộc phải ở đây hợp tác với y bác sĩ để chữa bệnh.
_ Nhưng 3 ngày... ngày nữa... nếu em không có mặt ở nhà thì sẽ không tổ chức được đám cưới cùng anh ấy. Anh ấy sắp đi xa rồi ....- Cô gái nức nở nhìn tôi bằng đôi mắt sưng đỏ.
_ Đừng lo lắng, chúng tôi sẽ cố hết sức để em có thể tổ chức đám cưới sớm nhất.
Nói đến đây, An Nhiên bỗng buông tay ra khỏi bộ đồ bảo hộ của tôi, cả người như mất sức lực, hai tay đưa lên đỡ lấy khuôn mặt nhỏ nhắn của mình :
_ chị đừng lừa em...nghe nói loại bệnh này không thể ... không thể chữa trị được... như vậy em sẽ chết .. như vậy em không thể cùng anh ấy tổ chức đám cưới rồi ...
Tôi khẳng định chắc nịch với An Nhiên :
_ em yên tâm, bệnh này có thể chữa được. Chỉ cần có ý chí thì cái gì cũng có thể vượt qua cả. Y bác sĩ chúng tôi cũng sẽ cố gắng chữa trị cho em .
Hóa ra An Nhiên là một cô gái mồ côi cha mẹ, em được một gia đình không có con cái nhận nuôi. Nhưng cách đây 3 năm họ đã mất trong một vụ tai nạn. Giờ đây, điểm tựa duy nhất của em chỉ có người chồng chưa cưới mà em vẽ trong chiếc ipad kia. Anh ta tên Minh Phong.Họ đã định ngày cưới và đang trong quá trình hoàn tất hôn lễ. Nhưng Minh Phong không thể đợi hay trì hoãn hôn lễ được vì vài ngày nữa anh ta phải đi tập trung ở đơn vị và đi chấp hành nhiệm vụ .Những điều này cũng là tôi nghe từ An Nhiên. Có lẽ sau cuộc nói chuyện lúc nãy em đã chịu mở lòng với tôi hơn...
Nhiều ngày tiếp theo , tôi cố gắng dành ra một chút thời gian đến thăm An Nhiên để em cảm thấy đỡ buồn, đỡ cô đơn hơn vì tôi biết hiện tại không ai có thể vào thăm và chăm sóc em. Càng ngày sắc mặt của em càng kém, làn da trắng hồng ngày nào giờ nhợt nhạt thiếu sức sống. Đôi mắt sưng đỏ vì khóc qua nhiều nhưng bên dưới cũng có một quầng thâm lớn. Mái tóc vì nhiều ngày chưa được chăm sóc hay gội kĩ càng nên đã xơ cứng. Hơn thế là đôi tay của An Nhiên dày đặc,chi chít những vết tiêm cùng một loạt các loại dây cắm vào thân thể em để kiêm tra các thông số trong cơ thể.
Hình ảnh này khác xa so với ngày đầu tôi nhìn thấy em. Đặc biệt là hình ảnh cô gái trong chiếc ipad của em. Đó là một cô gái đang nở một nụ cười thật tươi trong chiếc váy màu xanh bên cạnh cánh đồng hoa hướng dương.
Sức khỏe của An Nhiên càng ngày càng kém hơn rồi, các chỉ số giảm dần, hiện tại em không thể ngồi nữa mà chỉ có thể yếu ớt nằm trên giường bệnh. Có lẽ sinh mệnh của em bây giờ chỉ như ngọn đèn dầu trước gió. Không biết sẽ cháy đến bao giờ... Nhiêu lần tôi cố gắng khuyên nhủ em nhưng đều không được. Nhất là nhưng ngày đầu sau hôm em và Minh Phong dự định sẽ tổ chức hôn lễ. Có một lần tôi nghe được cuộc nói chuyện của em và chàng trai kia :
_ Phong, em không về được rồi, sợ rằng... sợ rằng ...
_ Không sao, không được lần này chúng ta sẽ tổ chức lần khác. Việc quan trọng nhất bây giờ là em phải cố gắng chữa bệnh . – một giọng nói trầm của người con trai bên đầu dây kia cất lên
_ Em sợ lắm, em muốn về nhà, em muốn gặp anh....
Trên khuôn mặt nhỏ nhắn nước mắt lã chã rơi, tay cô gái cầm ipad mà cứ run run như chực chờ rơi xuống .
_ An Nhiên , nghe anh nói này. Em phải cố gắng chữa trị thật tốt. Hiểu không ? Anh tìm hiểu rồi, bệnh này có thể chữa trị được. Vậy nên em phải cố gắng. Anh nhất định sẽ đợi em về.
Nghe Minh Phong nói vậy, An Nhiên vội lau nước mặt nói :
_ Được, vậy anh đợi em về nhé ?
Nó như một lời hứa hẹn. Một người hứa đợi, một người hứa về. Nhưng tôi biết, '' người hứa về '' kia vốn chẳng có chút hy vọng nào cả. Vì An Nhiên cho rằng bệnh đó không chữa nổi, cô gái nghĩ rằng mình sẽ chết. Nên quay về hay không cũng không còn quan trọng nữa.
Tắt ipad, cô gái đưa mắt nhìn ra cửa sổ.Nói nó là cửa sổ cũng đúng mà không phải cửa sổ cũng đúng . Bởi An Nhiên và ông cụ kia đang mắc bệnh dịch nguy hiểm nên bắt buộc phải nằm trong phòng cách ly. Bất cứ thứ gì mang vào mang ra đều phải qua hai lần khử trùng, y bác đi vào nhất định phải mặc bộ đồ bảo bộ vừa dày vừa kín lại rất nóng và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cách ly, khử khuẩn. Cửa sổ bị bịt kín, chỉ có thể nhìn thấy bầu trời mờ mờ qua tấm cửa kính bọc mấy lớp nilong có chất liệu tương tự như bộ đồ bảo hộ của chúng tôi.
Từ ngày có dịch tôi đều ở lại phòng trực của bệnh viên, không về nhà. Tôi lo sợ về nhà sẽ gây ra nguy hiểm cho gia đình, cho xã hội. Bệnh dịch hiện đang có diễn biến rất phức tạp, ở nhiều tỉnh thành lân cận đều có người nhiễm Covid nên chúng tôi phải căng mình vừa chống vừa dập dịch. Hôm nay tôi cảm thấy rất đau người vì hôm qua y bác sĩ chúng tôi phải tăng ca tới 2 giờ sáng, một ngày mà có tận mười mấy bệnh nhân nhập viện vì Covid. Cả bệnh viện chúng tôi làm việc gần như không ngơi nghỉ chút nào vậy .
Chuông báo thức reo lúc 6 giờ sáng, tôi uể oải đứng dậy đi vệ sinh cá nhận rồi mặc bộ đồ bảo hộ vào chuẩn bị đi các phòng bệnh để kiểm tra sức khỏe bệnh nhân. Bỗng nhiên tiếng còi bệnh viện vang lên, kèm theo đó là tiếng của nhân viên y tế :
_ Bệnh nhân phòng số 1108 VIP đang có dấu hiệu nguy kịch.
Đó chẳng phải phòng của An Nhiên và ông cụ sao ? Tôi chạy hết sức về phía phong bệnh. Tôi là người đầu tiên tới đây. Ở bên trong là An Nhiên vẫn còn tình táo nhưng khuôn mặt tái mét do sợ hãi, bên cạnh là ông cụ. Ông đang trong tình trạng nguy kịch. Ông cụ nôn ra máu khiến cho máu tràn ngược lại bình thở oxi, do nôn quá nhiều mà máu còn chảy xuống nền đất. Mấy sợi dây truyền nước bị giật ra do ông vừa bị co giặt làm kim rơi ra ngoài.
Tôi bước vào thấy ông cụ vẫn co giặt , máu bắn đầy trên nền. Các y tá nhanh chóng bước vào , chúng tôi liền đẩy ông tới phòng cấp cứu. Tim của ông gần như ngừng đậ, phôi đã bị xơ cứng do ảnh hưởng của loại virut nguy hiểm kia, bệnh nhân đã rơi vào tình trạng hôn mê mất ý thức. Chúng tôi đưa ông đến phòng cấp cứu và làm các phương pháo để ôn định nhịp tim nhưng đều không được. Tôi quay sang nói với y tá :
_ Cô chạy sang phòng cấp cứu gọi chủ nhiệm khoa cấp cứu và khoa tim mạch tới đây. Mau lên !
Tình hình nguy cấp , một tôi không đủ sức lực. Sau vài phút thì hai chủ nhiệm khoa đã tới và cùng tôi làm phẫu thuật cho ông cụ. May sao ông đã qua cơn nguy kịch, chúng tôi thở phào một hơi nhẹ nhõm. Tôi ngồi ngoài phòng cấp cứu tĩnh lặng một hồi lâu. Nhìn đồng hồ thấy hiện tại đã là 10 giờ kém rồi...Trong bộ đồ bảo họ nóng nực, tôi lại nghĩa đến hình ảnh lúc tôi bước vào phòng 1108. Chợt nhớ ra biểu cảm của An Nhiên lúc đó, tôi gấp rút chạy lại. Mở của ra thấy cô gái đang ngồi thu lu trong góc, vẻ mặt gần như không có biểu cảm hỏi tôi :
_ Ông cụ ấy thế nào rồi ?
_ Đã qua cơn nguy kịch rồi, chắc vài hôm nữa sẽ về đây để tiếp tục theo dõi.
Nghe tôi nói thế, An Nhiên ngước mắt lên nhìn tôi :
_ Có phải em sẽ chết không ?
Tim tôi rung một hồi mạnh. Chưa bao giờ tôi nghĩ rằng chỉ một câu nói có thể khiến tôi chấn động đến thế. Chuyện sống chết chỉ cần hỏi một câu là quyết định được sao ? Cũng phải thôi, loại bệnh kia nguy hiểm thế mà. Trên thế giới mỗi ngày ghi nhận hàng trăm, hàng nghìn người mắc bệnh và tử vong. Việt Nam tuy chưa có nhưng nếu đặt trong hoàn cảnh của cô gái, có lẽ tôi cũng tự hỏi mình sẽ sống được bao lâu ? Bệnh này có chữa khỏi không ? Hay mình sẽ là người đầu tiên tử vong ở Việt Nam do Covid?Tôi là người từng đứng trước sinh tử, cũng từng vô số lần đoạt sinh mạng của bệnh nhân từ tay thần chết nhưng tôi chưa từng có tâm trạng như hiện tại.
_An Nhiên , chị sẽ cố gắng chữa trị cho em, đừng khóc.
Tôi đưa đôi tay có bộ nilong bảo hộ bên ngoài lạnh lẽo lau nước mắt cho em. Bây giờ tôi không biết nên an ủi em thế nào nữa. Bệnh tình của em đã nguy kịch lại cộng thêm sự suy sụp tinh thần thế này thì khó mà qua khỏi...
Vài ngày sau ông cụ được đưa về phong 1108, có vẻ là ông dã khỏe hơn vì giờ ông đã tỉnh táo hẳn ra. Tôi có đến kiểm tra các thông số sức khỏe, tất cả đều bình thường. Tôi thấy ông mỗi ngày một khỏe lên. Trong hồ sơ báo cáo cũng nói bệnh của ông đang có tiến triển tốt lên, không cần phải đeo máy thở nữa. Đúng là trong họa có phúc.
Khác hẳn với tình trạng của ông cụ, An Nhiên đã yếu hơn nhiều. Sau lần nguy kịch trước của ông cụ, cô gái càng yếu đi. Tinh thần cứ ngày một suy sụp, bệnh cũng nghiêm trọng. Ông cụ từng hỏi tôi về bệnh của em :
_ Cô gái đó sao thế ?
_Cô gái đó cũng mắc bệnh như ông nhưng chẳng có chút tinh thần lạc quan nào mà đã sớm mất hy vọng. Giờ bệnh tình em ấy là nguy cấp lắm rồi.
Ông thở dài :
_ còn trẻ vậy mà đã ... thế bác sĩ đã khuyên cô bé chưa ?
_cháu đã khuyên rồi nhưng không được, cháu cũng đành bất lực thôi ....
_ Thôi được để ông thử xem.
Có ông cụ giúp đỡ tôi khuyên nhủ tôi cũng có thêm hy vọng nhưng với sự hiểu biết của tôi về em trong mấy ngày qua thi khuyên nhủ bằng cách thông thường khó mà thay đổi được suy nghĩ của em.
Có lẽ giờ việc đến thăm bệnh nhân phòng 1108 đã trở thành thói quen của tôi. Mỗi sáng tôi đều đi qua đó một lượt, chiều cũng vậy. Mấy hôm nay tôi thấy An Nhiên đã gượng dậy được, trong tay lúc nào cũng ôm lấy cuốn '' Hạt giống tâm hồn ''.
Khi về phòng , tôi có tìm hiểu sơ qua về cuốn sách "Hạt giống tâm hồn" . Đây là một cuốn sách nổi tiếng về các câu chuyện nghệ thuật sống và giá trị đạo đức. Bộ sách là nguồn cảm hứng và sự thúc đẩy con người vươn lên trong mọi nghịch cảnh, chiến thắng chính mình và sống xứng đáng với phẩm chất của mình.
Cuốn "Hạt giống tâm hồn" có một câu nói của Oprah Winfey rằng: "Cuộc sống luôn chứa đựng những nổi đau mà ta không thể nào đoán trước được. Thế nhưng hãy tin rằng mọi chuyện buồn điều lướt qua chúng ta rất nhanh như một đoạn phim ngắn". Cuốn sách đem lại nhiều cảm xúc cho người đọc, mỗi người sẽ có những cảm nhận riêng về cuốn sách. Riêng tôi, sự kiên cường ý chí vươn lên chống lại chông gai của từng nhân vật trong cuốn sách là cảm nhận tôi từ họ.
"Hạt giống tâm hồn" là cuốn sách viết lên những bài học quý giá dành tặng những người đang phải đối đầu với những thử thách mà cuộc sống đem lại, là người bạn tâm sự sát cánh bên ta khi nỗi buồn ập đến, cũng là cuốn sách lấy đi những giọt nước mắt đầy cảm xúc trong trái tim người đọc.
Theo như tôi quan sát,có lúc em đọc nó rất lâu sau đó lại đặt sách xuống rồi ngẫm nghĩ một hồi. Có lúc vừa đọc em vừa cười. Dù nụ cười ấy chỉ nở một cách yếu ớt dưới ánh đèn điện cô đơn giữa căn phòng tối và không được như nụ cười tươi tắn của em trong ipd nhưng nó lại mang ý nghĩa rất đặc biệt. Hóa ra nụ cười đẹp nhất không phải là nụ cười của những đôi môi hoàn hảo, của những khuôn mặt xinh xắn mà là nụ cười nở lên trong vui vẻ và hạnh phúc.
Đã nhiều đêm rồi, phòng 1108 hôm nào cũng có ánh đèn yếu ớt sáng đến 10, 11 giờ. Tôi đoán là ánh đèn bàn mà An Nhiên đang đọc sách. Sáng ra nhìn thấy cô bé, tôi cũng thấy em tươi tỉnh hẳn lên, chẳng có chút dáng vẻ ốm yếu như hôm trước nữa. Nhìn thấy tôi đi vào, em cười với tôi :
_ chào chị ,bác sĩ. Chị đến đúng lúc lắm, em và ông đang tự hỏi xem tại sao hôm nay chị đến muộn vậy ?
Tôi đưa mắt đến chiếc đồng hồ treo tường, đã là 9 giờ rồi. Đúng là như thế thật. Mọi hôm tôi đều đến đây lúc 7 giờ sáng :
_ Chị xin lỗi, hôm nay chị có việc bận ở khoa cấp cứu nên không thể đến thăm em và ông sớm được.
_ Không sao không sao, cháu mau ngồi đi . – ông cụ cười hiền hòa chỉ tay tôi ngồi xuống ghế , tôi cảm ơn ông rồi tiếp tục cuộc trò chuyện :
_ lúc chuẩn bị đi vào, chị thấy em và ông đang nói chuyện gì mà vui thế ?
_ Là con bé đang bàn về mấy cuốn sách ông tặng nó ý mà.
_ Vâng đúng thế chị ạ, ông có tặng em mấy cuốn '' hạt giống tâm hồn''. Nó rất hay và ý nghĩa. Chị có muốn đọc thử không?
Nói rồi, An Nhiên đưa cho tôi một cuốn sách khá mỏng và nhỏ. Trông nó giống y hệt mấy cuốn sách mà hôm trước cô gái đọc:
_ đây là lý do khiến em vui vẻ sao ?
_ Phải ạ, có lẽ nhờ nó mà em nghĩ thông suốt hơn ...Chị về nhà nhớ đọc thử nhé ?
_ được rồi, chị sẽ đọc.
Tan làm, tôi trở về phòng với tâm trạng mệt mỏi. Đi đến bàn làm việc, tôi chợt nhớ ra cuốn sách lúc sáng An Nhiên đưa cho mình. Mở sách ra tôi như thấy một thế giới khác lạ bên trọng. Cuốn sách gồm nhiều câu chuyện nhỏ về cuộc sống được kể theo góc nhìn tinh tế mà rất đỗi bình dị của các tác giả đến mức nếu chúng ta không để ý, hiển nhiên sẽ chẳng thể nào cảm nhận được. Tôi say sưa đọc mà tưởng như tìm được một điều gì đó vô cùng ý nghĩa mà bản thân từ lâu đã bỏ quên. Thế giới trong sách được xây dựng rất thực tế nhưng cũng vô cùng ý nghĩa. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng một cuốn sách lại đem đến cho tôi nhiều cảm xúc, nhiều suy nghĩ đến thế .
Bây giờ tôi mới hiểu lý do vì sao cô gái kia lại thay đổi nhiều như vậy. Hóa ra tất cả đều có nguyên do của nó cả. Chỉ cần bạn cho nó một lý do, nó sẽ thay đổi để thích nghi với môi trường khắc nghiệt này.Tôi cảm nhận được từ ngày đọc được cuốn sách ấy, An Nhiên và ngay cả tôi đều thay đổi rõ rệt. Em đã biết hy vọng nhiều hơn, biết sống lạc quan hơn :
_ Chị thế nào về cuộc sống?
_ Chị không biết nữa. Nhưng với chị cuộc sống sẽ ngày một tốt đẹp hơn.
Cô bé ngạc nhiên hỏi lại tôi :
_ Tốt đẹp hơn ? Tức là sao hả chị ?
_ Tức là hôm nay sẽ tốt hơn hôm qua và ngày mai sẽ tốt hơn hôm nay. Nhưng tất cả đều phụ thuộc vào chính em thôi.
_ Chị nói phải, sống trên cuộc đời phải biết lạc quan, tin vào chính mình. Không nên như em của trước kia, chỉ biết khóc và suy nghĩ tiêu cực
_ Đừng lo, bây giờ vẫn chưa là muộn . Em còn trẻ, còn có thể thay đổi được.
_ lời của chị nói thật giống lời của ông. Có lẽ em nên thay đổi cách sống và suy nghĩ.
Đến đây tôi mới thực sự tin là em đã thay đổi. Đó là sự trưởng thành hay do sự thay đổi?Tôi cũng không biết nữa, nhưng chỉ cần em sống lạc quan hơn là tốt rồi. Tôi cảm nhận được em đã biết quý trọng cuộc sống hơn, biêt hy vọng để tạo cho mình một tinh thần thật vững chắc, chống lại bệnh tật. Do sự thay đổi trong suy nghĩ ấy mà một loạt những hành động khác cũng thay đổi theo. Chẳng hạn như An Nhiên thường xuyên gọi điện về cho Minh Phong hơn, quan tâm đến ông cụ bên cạnh, mỗi sáng sớm đều dành ra 30 phút để tập thể dục ,..Điều đó làm tôi rất vui. Tôi nghĩ sự cố gắng của tôi và ông cụ đã có kêt quả.
Hôm nay viện trưởng đưa cho tôi một tờ giấy xét nghiệm, Ở trên ghi 2 bệnh nhân phòng 1108 đều khỏi bệnh. Tôi mừng rỡ chạy đến phòng đó đưa kết quả xét nghiệm cho hai ông cháu. Chúng tôi hạnh phúc ôm lấy nhau khóc. Đã hơn 2 tháng từ khi ông cụ và An Nhiên nhập vì Covid, mỗi ngày tôi đều tận lực chăm sóc họ. Gi ờ họ khỏi bệnh tôi cũng mừng thay. Có lẽ nhờ sự động viên theo một cách '' khác lạ '' của ông cụ đã khiến An Nhiên lấy lại được tinh thần và hợp tác hơn trong việc chữa trị. Tôi vừa khóc vừa nói :
_ Chúc mừng hai ông cháu,cháu mừng thay cho hai người.
_ Chị , chị đừng khóc, em cũng sắp khóc theo rồi này.- An Nhiên lau nước mắt cho tôi còn ông cụ xoa đầu cô bé rồi trách nhẹ :
_ Hai đứa ngốc, khỏi bệnh rồi còn khóc lóc, thật mít ướt.
Bệnh nhân khỏi bệnh, bác sĩ chúng tôi giúp họ một tay trong việc thu dọn đồ đạc. Sau đó tôi đưa họ ra bên ngoài bệnh việc chụp một tấm ảnh kỉ niệm cùng với các y bác sĩ tại đây. Chúng tôi chia tay nhau trong nước mắt. Trước khi đi, An Nhiên quay lại cúi người cảm ơn :
_ Cháu cảm ơn ông, cảm ơn ông đã giúp cháu vực dậy. Nếu không có ông thì có lẽ cháu đã chết vì bệnh tật rồi ...Cảm ơn chị nữa, bác sĩ, cảm ơn chị đã chữa bệnh cho em.
_ Đứa nhỏ này, ông chỉ đưa cho cháu vài lời khuyên với mấy cuốn sách thôi, làm gì mà cảm ơn rối rít thế ? – Ông cụ cười
_ Đúng vậy, nếu em muốn cảm ơn chị và ông thì hãy làm theo những gì mà em học được từ cuốn sách '' Hạt giống tâm hồn'' nhé !
Cô gái cảm động rơi nước mắt rồi từ biệt tôi và ông cụ.
Tiễn ông cụ và An Nhiên đi, tôi lại quay trở lại với vòng quay công việc thường ngày. Ở bệnh viện, bình thường công việc đã nhiều nay còn tăng lên gấp bội. Vậy mà cũng chẳng thể gác lại, vì gác lại cái gì càng lâu thì bệnh nhân càng nguy hiểm. Người ta hay nói '' Lương y như từ mẫu''. Bởi thế mà chúng tôi phải bất chấp khó nhọc, mệt mỏi để giành mạng sống cho những người tin tưởng vào y bác sĩ bệnh viện chúng tôi.
Đợt dịch mới bùng phát chúng tôi lại càng mệt nhọc hơn. Y bác sĩ chúng tôi phải căng mình chữa trị cho bệnh nhân mắc Covid nhưng nhân lực vẫn không đủ. Lần trước không đủ nhưng vẫn phần nào chống được còn lần này thì bệnh nhân còn nhiều hơn cả số bác sĩ và y tá chúng tôi cộng lại. Bên phía Trung Ương , nghe nói lần này Bộ y tế đã điều động thêm nhiều bác sĩ và tình nguyện viên từ nhiều tỉnh thành đến giúp chúng tôi chống dịch. Hôm nay là ngày chúng tôi đón những bác sĩ và tình nguyện viên ấy.
Trong đoàn tình nguyện viên, có một cô gái vẫy tay với tôi từ đằng xa. Vì tất cả đều mặc đồ bảo hộ nên không nhận ra ai với ai dù bên ngoài có ghi tên y bác sĩ và chức vụ. Lúc bước vào viện, cô gái ấy chạy đến chỗ tôi :
_ Chị, đã lâu không gặp .
Nghe giọng này, tôi thấy hơi quen nhưng chưa nghĩ ra là ai. Cô gái ấy tiếp tục :
_ Em là An Nhiên đây. Chị không nhận ra em sao ?
_ Tại sao em lại ở đây ?
_ Không phải chị bảo em là ''hãy làm theo những gì mà em học được từ cuốn sách '' Hạt giống tâm hồn'' sao ? Vậy nên em đã đăng ký vào đây làm tình nguyện viên, giúp đỡ Đà Nẵng chống dịch.
Tôi bất ngờ lắm, không ngờ mới mấy tháng mà cô bé đã trở nên dũng cảm, hoạt bát và biết suy nghĩ nhiều hơn :
_ Đúng vậy, nhưng ở đây rất nguy...
_ Không sao cả, Minh Phong đi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, vậy thì em cũng nên cùng anh ấy chống dịch cứu nước.
Nghe được những lời nói của em tôi thật sự cảm động. Em từ một bệnh nhân yếu ớt giờ đã trở thành một tình nguyện viên sẵn sàng ra tuyến đầu chống dịch cùng chúng tôi. Tôi tự hỏi lý do nào đã khiến em trở thành tấm gương sáng để cho những lớp thanh niên học tập đến thế ? Không phải là sự giả dối, đó là sự chân thật. Là do em đã từng trải qua sinh tử, là em đã hiểu ra những lời mà ông cụ và tôi nói. Quan trọng hơn là do quá trình nhận thức, tự tiếp nhận những bài học từ trong cuốn sách '' Hạt giống tâm hồn '' mà ra. Đó là một cuốn sách tốt. Sách hay như một người thầy giỏi. Nó đã dạy An Nhiên trưởng thành, dạy em phải sống thế nào và dạy em phải biết cống hiến hết mình cho tổ quốc, cho đất nước. Tôi thầm cảm ơn cuốn sách diệu kì đã cứu sống một sinh mệnh khiến sinh mệnh ấy lan tỏa đi tình yêu thương trong xã hội đầy tàn nhẫn, vô cảm như bây giờ
Nhờ có cuốn sách "Hạt giống tâm hồn ''đã giúp An Nhiên có cách sống ý nghĩa hơn.Nó giúp em mở rộng trái tim, biết chia sẻ, biết yêu thương và sống đẹp hơn.Nếu đọc cuốn sách này, tôi khuyên bạn hãy lựa chọn và cất giấu những hạt giống mà mình tích góp được trong sách .Những hạt giống sẽ bung nở, đâm rễ sâu và làm thay đổi cuộc đời bạn mãi mãi. Khi hạt giống đã nảy mầm và lớn lên thành những cây khỏe mạnh trong tâm hồn bạn, những người xung quanh bạn sẽ hưởng được bóng mát và trái ngọt.
. Dưới tác động của Covid con người đã phải chịu rất nhiều những ảnh hưởng về kinh tế, giáo dục,gia đình.. nhưng nó cũng chính là thuốc thử liều cao để tìm ra tình người trong xã hội. Gi ống như An Nhiên và ông cụ cũng thế, dù trong hoàn cảnh bệnh tật nhưng họ vẫn cố trao tình thương cho nhau bằng những cuốn sách.
Không chỉ với cuốn '' Hạt giống tâm hồn'', bạn có thể học được rất nhiều điều hay, điều bổ ích từ những cuốn sách khác. Hãy đọc sách nhiều hơn để bạn có thể tiếp thu tri thức nhân loại đặc biệt là biết lan tỏa tình yêu thương- thứ mà không gì có thể dạy bạn được.Nhà văn Goderfroy từng nói :'' Những quyển sách làm ta say mê đến tận tủy, chúng nói chuyện với ta, cho ta những lời khuyên và liên kết với ta bởi một tình người chân thành,sống động và nhịp nhàng .''
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro