Chap 4
Tháng chín trời tối muộn, tám giờ mà trên bầu trời vẫn có quằng sáng mờ mờ, nhưng đèn đường trong vườn trường đã nối đuôi nhau sáng lên.
Ánh sáng mờ ảo, tạo thành những bóng ảnh hoạt bát tới lui của đám thanh thiếu niên trên con đường vắng vẻ...
Nhã Nghiên cầm cà men vội vàng trở về, ánh đèn đường kéo dài bóng của cô, rồi thu gọn, sau đó lại kéo dài. Nhã Nghiên nghĩ, cí phải mình cũng đã từng trải qua thời tuổi trẻ như thế không?
Thời điểm quen biết Tỉnh Hiến, Nhã Nghiên 23 tuổi, đại học năm thứ tư, cao 1m63, nặng 46kg, xanh xao vàng vọt, rõ ràng bị suy dinh dương. Mà Tỉnh Hiến phong thần tuấn lãng, 42 tuổi, làm quản lý của một công ty khu vực Trung Hoa.
(Đơn vị đo lường của TQ là jin, Nhã Nghiên nặng 92 jin = 46kg)
Hai người quen biết nhau trong một lần chỗ công ty Tỉnh Hiến thông báo tuyển dụng. Qua tầng tầng sàng lọc, cuối cùng còn lại hai mươi người, Tỉnh Hiến sẽ tham dự phỏng vấn. Nghe nói, đó là vì Tỉnh Hiến đại quản lý là một người trung lập...
Khi nhìn thấy Nhã Nghiên ở văn phòng, Tỉnh Hiến cực kỳ có phong độ, thành thục ổn trọng, sự nghiệp thành đạt, toàn thân toát ra sức quyến rũ của một vị nam giám khảo chín chắn nghiêm túc.
Mà Nhã Nghiên lại mặc một chiếc áo T-shirt màu trắng đã giặt đến nỗi vạt áo bị thủng một lỗ nhỏ, cùng với một chiếc quần cũ kỹ đã bị giặt đến trắng hếu, còn đi một đôi giày đen mà sinh viên nghèo có thể mua được ở bất cứ cửa hàng nơi đầu đường cuối ngõ vào.
Trong mắt Tỉnh Hiến là sự thục ổn trong, mang theo sự ôn hoà khí phách không giấu được, mà trên người Nhã Nghiên lại là sự bình tĩnh trong trẽo nhưng không giấu được sự lo sợ nghi hoặc.
Không có thí sinh nào có thể ở trước mặt Tỉnh Hiến mà không sợ hãi hoài nghi, đây không chỉ là kết quả của sự khác biệt về chức vị, mà còn là sự chênh lệch về tuổi tác cùng kinh nghiệm và sự sâu sắc.
Ngay cả người nổi danh bình tĩnh như Nhã Nghiên cũng không ngoại lệ.
Lúc phỏng vấn, Tỉnh Hiến không hỏi vấn đề chuyên nghiệp, Nhã Nghiên còn nhớ, ông ta nhìn tư liệu của mình, nhẹ nhàng nhíu nhíu mày, có chút kinh ngạc: "Vì sao không ghi số điện thoại của cô?"
Cách thức liên hệ trong đơn xin việc là số điện thoại bàn.
"Thực xin lỗi, tôi không có di động..." Nhã Nghiên khe khẽ nắm nắm ngón tay, vì nguyên nhân này, cô đã đi sinh việc ở nhiều nơi nhưng đáng tiếc đều không thành công. Đương nhiên, cũng có thể là khi mình không ở trong phòng đã bỏ lỡ cuộc điện thoại của đối phương.
Ừ, Tỉnh Hiến gật đầu, lại ngẩng lên đán giá Nhã Nghiên một chút, sau đó mỉm cười nói một câu không liên quan đến công việc: "Cô học ở đây cũng hơn ba năm rồi...hẳn rất quen thuộc thành phố này nhỉ, tôi mới đến đây lần thứ hai, có thể mong cô dành chút thời gian đưa tôi đu dạo không?"
Lúc ấy Nhã Nghiên cảm thấy kinh ngạc lạ thường, bất quá sau đó cô vẫn gật đầu đáp ứng, mà buổi phỏng vấn lại cứ thế kết thúc.
Vừa ra đến trước cửa, Tỉnh Hiến để lại cho Nhã Nghiên số điện thoại của mình, nói: "Bữa cơm tối hôm đó xin chờ cô.....Bảy giờ, tôi sẽ đón cô ở cổng trường được không?"
Nhã Nghiên lúc ấu cảm thây như đang nằm mơ, đáp lời Tỉnh Hiến, rời khỏi văn phòng, ý nghĩ một mảnh hỗn loạn --- chưa từng gặp qua người nào phỏng vấn như thế.
Bất quá Nhã Nghiên cũnh thật tự nhiên nghĩ tới vài chuyện không tốt gì đó, ví dụ như, vị quản lý này chẳng lẽ có ý đồ gì khác với mình?
Đàn ông có sự nghiệp thành đạt thích sinh viên ngây thơ đơn thuần, hình như đó tựa hồ cũng là một xu thế đang lưu hành.
Nhã Nghiên cầm cà men, nhìn bóng của mình bị ánh đèn đường kéo dài, nhớ tới cõi lòng của mình bị Tỉnh Hiến đột nhiên khiến đại loạn, vẫn như cũ cảm thấy muốn cười. Mình khi đó, quả thậy ngũ vị tạp trần.
(Ý nghĩ trong lòng rối bời)
Sắp tốt nghiệp, công việc đương nhiên là việc quan trọng hàn đầu, Nhã Linh đã đạt được tư cách bảo vệ nghiên cứu sinh, Nhã Cận lên cấp ba, tuy còn chưa thi vào trường cao đẳng, nhưng trước kia học giỏi nên hoàn toàn có khả năng.
Bệnh phong thấp của mẹ càng ngày càng nặng, bệnh dạ dày lâu năm của ba vẫn dai dẳng không khỏi.
Cai thôn nhỏ trong túi ấy, gần như dân làng đều đã bị người mẹ lê tấm thân bệnh tật đi vay mượn hết lần này đến lần khác...
Một gia đình khiến người ta kiêu ngạo biết bao --- đôi vợ chồng thất học trong ngôi làng nhỏ có ba đứa con có bằng cấp. Tuy nợ nần chồng chất, tuy thân thể khô quắt đã bị vắt kiện đến giọt cốt tuỷ cuối cùng, nhưng ở làng quê hẻo lánh ấy, việc đó cũng không thể xoá hết cảm giác vinh quan.
Ba cô nói, lúc còn trẻ ông đã ra khỏi núi, muốn làm chuyện gì đó, kiếm thêm nhiều tiên, nhưng mình không biết chữ, mỗi ngày chỉ có thể làm chân sai vặt, chật vật dãy giụa, còn không kiếm được bằng một nửa người biết chữ. Đây là ngọn nguồn lý do việc dù ông phải cúi mình cũng quật cường muốn mấy đứa con được đi học. Không vì trở nên nổi bật, không vì cánh cửa sáng lạn sau này, chỉ là vì muốn bọn trẻ về sau sẽ không gian nan như mình nữa...
Sự cố chấp thuần phác, hai mươi năm như một ngày, chàng trai khoẻ mạnh da ngăm đen vì dầm sương gió năm đó, nay bất quá mới hơn bốn mươi mà đầu đã bạc. Đến cuối cùng, khi nhắc tới ba đứa con thì là "Chỉ cần mấy đứa có thể đọc, học càng nhiều càng tốt...". Đó đã trở thành một loại chấp niệm.
Vì thế ba chua châu chấu nhỏ, mặc quần áo cũ kỹ rách rưới, mang theo sự tha thiết chờ đợi của cha và mẹ ra khỏi làng, vào thị trấn, bắt đầu những năm tháng vì đói nghèo mà bị bạn bè xích nhạo báng.
Khi bạn nhìn thấy bạn học của mình trong giờ học thể dục đi đôi giày rách, bị người ta cố tình giẫm một cái, sau đó "bịch" một tiếng, để giày và thân giày mỗi nơi văng một nẻo, bạn có thể cười hay không?
Khi bạn nhìn thấy bạn học của mình mặc chiếc áo cũ kỹ rẻ tiền, cầm quả tạ trong môn ném tạ, mỗi một động tác mạnh, bên nách lại bị rách một lỗ to, sau đó nhìn thấy bên trong mặc chiếc áo lót giá năm đồng, bạn có thể cười hay không?
Sẽ, hẳn sẽ cười đến chảy nước mắt --- thời đại này, có thể gây cười như vậy thật sự quá ít. Cảm tạ sự nghèo khó khiến chúng ta được cười nhiều như thế, làm thoả mãn nhu cầu tâm lý ti tiện.
Rồi sau đó họ rời đi trong tiếng cười, vứt đám học sinh đã từng tìm niềm vui ở bản thân mình lại cái thị trấn nhỏ này, đến những thành phố lớn đã từng nghe nói qua... Có lẽ đây là một lần duy nhất không bị chê cười...
Từ kiêu ngạo, đến tự ti, rồi lại từ tự ti đến kiêu ngạo, đến cuối cùng, còn lại chỉ là bản thân mình --- người tron thiên hạ không cùng chia nỗi buồn với ta, không vui cùng ta, ta cần gì phải để ý ánh mắt người trong thiên hạ.
Cho nên, mấy đứa trẻ quần áo lam lũ, học đường cái gọi là tâm tư nghĩ cho bản thân. Con người hẳn lớn lên chính vì thế.
Nhưng khi mấy đứa trẻ cáng đi xa lại mới biết được rằng, c giác gian khổ hỉ có thể nuốt trong bụng, nghẹn trong lòng, thế giới rộng lớn, không còn sự phất phác như ở quê nhà, vận mệnh chỉ có thể để lại nơi mảnh đất xưa, mà sự kiêu ngạo cùng nỗi tự ti khi đối diệ với thế giới bên ngoài đều là thứ cảm xúc không quan trọng.
Cái gọi là thiên tài khi đối mặt với càng nhiều thiên tài, vẫn như cũ chỉ có thể dùng chính bả vai gầy yếu của mình để gánh lấy cuộc đời của mình. Khi sự hiy hoàng trở thành quá khứ, lý tưởng thuộc về tương lai, chỉ có sự thật nặng nề đặt trước mặt. Thế giới này chính là như vậy, không ai có thể cứu được mình, trừ chính bản thân mình.
Khi đối mặt với Tỉnh Hiến, Nhã Nghiên cảm thấy, mình đã không còn đường lui...
Vô luận thế nào, thời điểm giáp mặt với việc tốt nghiệp, làm gì để sống là chuyện chân thật hơn bất cứ chuyện gì. Huống chi Nhã Nghiên không chỉ sống vì mình, nếu chỉ muốn bản thân sống được, đối với cô mà nói thì rất dễ.
Cô còn phải lo cho Nhã Cận và Nhã Linh đi học, còn phải lo lắng cho thân thể cha mẹ đã gần như kiệt quệ mấy năm gần đây...
Thời gian kỳ nghỉ về thăm nhà, họ hàng làng xóm đều nói: "Sắp tốt nghiệp rồi nhỉ, tốt nghiệp thì tốt rồi, tốt nghiệp rồi ba mẹ con sẽ không vất vả như thế nữa..."
Ngay cả ba mẹ cũng chờ đợi đến vậy...
Bọn họ suốt đời chưa từng đến thành phố lớn nên khôn biết, ở thế giới bên ngoài, một sinh viên thật sự chẳng tính là gì, tiến và xã hội bất quá chỉ là một sự khởi đầu, mà không phải rơi và hũ vàng.
Nhưng đối mặt với sự tha thiết chờ đợi, Nhã Nghiên có thể nói gì đây?
Cho nên tuy trong đầu không ngừng suy nghĩ mục đích của những câu nói cuối cùng của Tỉnh Hiến, mặc kệ phân tích được kết quả gì, Nhã Nghiên vẫn như cũ đúng bảy giờ chờ ông trước cổng trường. Cuộc sống đôi khi chính là như vậy, khiến người ta phải buông thả bản thân mình. Dù sao đây là công việc mà Nhã Nghiên cần.
Khi Tỉnh Hiến hạ cửa kín xe xuống, ra ngoài đón Nhã Nghiên, Nhã Nghiên nhìn thấy bộ dáng hoàn toàn khác biệt khi đi làm của ông.
Áo Polo ngắn tay màu đỏ, chiếu rọi nụ cười nho nhã trên mặt. Ông tỏ vẻ thân sĩ mở cửa xem cho Nhã Nghiên, Nhã Nghiên có phần mất tự nhiên lên xe --- đây là lần đầu tiên trong đời cô ngồi loại xe này, tiếng nhạc thanh cao trang nhã trong xe khiến Nhã Nghiên sợ hãi, mà gió từ điều hoà khiến cô cảm thấy mê muội.
Tỉnh Hiến nói muốn ăn nhẹ chút gì đó, kỳ thật Nhã Nghiên có chút không phải làm sao, bời vì cô chưa bao giờ ăn cơm bên ngoài, nhà hàng bên ngoài trường học sẽ tốn nhiều tiền hơn căn tin trong trường. Lúc ấy cô có chút hối hận đã nhận lời Tỉnh Hiến.
Cuối cùng dĩ nhiên vẫn là Tỉnh Hiến tìm địa điểm, một nhà hàng rất có phong cách dân tộc hữu tình.
"Nói cho tôi nghe một chút tình cản của cô đi." Sự phong độ của Tỉnh Hiến cùng khung cảnh bài trí xung quanh phối với nhau lại càng tăng thêm sức mạnh.
Mà Nhã Nghiên rốt cuộc cũng điều chỉnh lại trạng thái từ sự bất an --- đã nhiều năm như vậy, Tỉnh Hiến là người đầu tiên khiến cô cảm thấy bất an.
Đối với lời mời hay yêu cầu của người khác, Nhã Nghiên có thể từ chối, nếu cô cảm thấy đó là một số ít trường hợp vượt qua phạm vi khống chế của mình, sẽ gây cho mình bất an, như vậy cô sẽ né tránh, nhưng ở trước mặt Tỉnh Hiến, cô lại không có cách nào tránh, hoặc là nói không thể tránh được.
Kiên trì cũng phải tiếp tục --- đây là cái giá phải trải cho sự sinh tồn.
Thì ra trong long mình cũng có tự ti.......chỉ là che dấu hơi sâu một chút. Sâu đến nỗi sẽ không bời vì quần áo lam lũ mà nất an, sẽ không vì mỗi ngày sáng sớm mua thêm một chiếc bánh bao ở căn tin để dành làm bữa tối mà khó chịu --- loại tự ti về vật chât này, có lẽ ở nhiều năm trước cũng đã dần dần rời xa mình dưới sự chế nhạo của bạn bè.
Bởi vì sự phong phú trong nội tâm đủ để mình chống lại sự thiếu thốn về mặt vật chất, cá nhân kiên định đủ để mình coi rẻ sự nông cạn vì vật chất mà coi thường người khác. Mỗi người có một cách sống, người khác có thể kiêu ngạo vì vật chất đầy đủ, mà mình lại có thể thoải mái tiêu sái vì nội tâm kiên định.
Hai việc này vốn không liên quan, hẳn là giá trị qua bất đồng.
Nhưng khi đối mặt với Tỉnh Hiến, sự tiêu sái nho nhỏ của mình lại có vẻ yếu ớt --- bởi vì, mình kỳ thật đã thoả hiệp, ngay khi mình đồng ý cùng Tỉnh Hiến đi ăn, sự tự tại đó đã rời xa mình.
Lại lần nữa, Nhã Nghiên cảm thấy thốn khổ, thời điểm sự thiếu thốn về vật chất ép buộc mình buông bỏ nản thân, sự tự ti trầm trọng mới là nhát búa đánh thẳng vào lòng tin của mình.
Không thể chỉ một mình mình, chỉ có thể nước chảy bèo trôi, đây là thứ độc hại với mình, cung là sự cuối đầy trước cuộc sống....
Thật vất vả mới buông xuống được, Nhã Nghiên cho Tỉnh Hiến một đáp án rất đơn giản, cũng thực trực tiếp: "Tôi cần việc, cần tiền, tôi không chỉ cần nuôi bản thân, mà càng cần nuôi em trai em gái."
Tỉnh Hiến sửng sốt, sau đó hỏi lại: "Nói xem, là tình cảnh thế nào."
Kỳ thật tình hình rất đơn giản, chỉ mấy câu là có thể nói rõ. Nhã Nghiên. Đã sớm không phải đứa trẻ biết phun mật vàng với người khác. Cuộc sống của mình chỉ có thể do mình an bài, trọng trách của mình chỉ có thể do mình gánh lấy.
Trong ánh mắt của Tỉnh Hiến có sự trân trọng, cũng có tôn trọng.
"Cho dù cô đến chỗ tôi làm, tiên lương cũng không đủ để ứng phó cho chi tiêu của cô." Tỉnh Hiến nhẹ nhàng nói cảm ơn với người phục vụ, phi thường thân sĩ.
"Tôi biết, nhưng đây đã là tinh huống tốt nhất rồi. Không có sinh viên nào mới tốt nghiệp có thể kiếm được nhiều tiền." Nhã Nghiên cười khổ.
Tỉnh Hiến không nói gì thêm, đề tài này liền cứ thế bin đánh gãy.
---------------------------
Các bạn nếu có ý kiến gì thì hãy cmt nhé! Cảm ơn vì đã đọc.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro