[Xô Việt Nga] Sự càn quấy rụt rè
[Xô Việt Nga] Sự càn quấy rụt rè
"Nếu cậu ta muốn tiến tới, có lẽ em sẽ từ chối. Nhưng tất cả những gì cậu ta làm chỉ là một sự càn quấy rụt rè."
.
.
.
Những năm 80, anh rất hay sang thăm nhà tôi. Cuộc chiến kết thúc đã cho anh một lựa chọn táo bạo, đó là bước vào bậc cửa của cha tôi. Thực ra sàn nhà ông ấy lúc này cũng không tốt lắm, bên trong lớp gỗ đã bị mối mọt ăn mòn. Và tôi biết gót giày của anh cũng cảm nhận được điều đó.
Nhưng vẻ ngoài hào nhoáng vẫn làm tốt nhiệm vụ của nó và khiến cho cha tôi trở nên bận rộn một cách vui vẻ. Ông ấy đã lên đến đỉnh cao quyền lực và tôi cảm nhận được sắc đỏ đang dần lan ra toàn cầu. Thế mà người đã xúc tiến kìm hãm màu xanh, Việt Nam, lại nhận được một chiến thắng kiểu Pyrros.
Hôm đó cũng vậy, mới từ tờ mờ sáng anh đã đứng trước bậc thềm nhà tôi. Belarus chạy ra mở cửa, thằng bé hôn một cái thật kêu bên má anh. Việt Nam hỏi về Liên Xô nhưng Belarus nói rằng ông ấy chưa về kịp. Nó bảo là ông ấy đang ở Afghanistan. “Bao giờ người về?”, anh hỏi, “tầm tối”, nó đáp.
Vậy nên anh đã ngồi chơi với chúng tôi cả buổi sáng hôm ấy. Dù không muốn nói xấu cha mình nhưng tôi cảm thấy không có sự hiện diện của ông thì bầu không khí bớt căng thẳng hơn hẳn. Chúng tôi không nhắc gì tới công việc cả, chỉ hỏi thăm chút chuyện nhà. Đến tầm trưa, anh xin phép được vào trong nhà nghỉ ngơi chút. Thế là chúng tôi dẫn anh đến phòng dành cho khách.
Hôm ấy ở Moskva, gió nóng rẫy một cách lạ kỳ. Belarus nới lỏng chiếc khăn quàng của mình ra. Thằng bé vẫn nhất quyết không tháo nó xuống mặc cho cần cổ nhơm nhớp mồ hôi. Tôi chợt nghĩ đến căn phòng anh nằm có chiếc cửa sổ hướng đông to oành và không có cái điều hòa nào cả. Tôi lén chạy tới phòng anh, thầm nghĩ nếu anh ngủ không được thì tôi sẽ mời anh vào phòng tôi nằm đỡ. Cửa mở nghe “cạch” một tiếng, tôi nhìn thấy anh mê man nằm trên giường.
Hết chiến tranh rồi, anh không còn mặc đồ quân đội nữa. Một chiếc áo sơ mi cổ cao, quần dài được ủi phẳng phớm. Chiếc eo nhỏ bị thắt lưng siết lấy trông mong manh như vĩ tuyến 17 được nối lại bằng máu. Như bị ma xui quỷ khiến, tôi trèo lên giường nằm kế bên anh. Khung giường vang lên tiếng kẽo kẹt theo những chuyển động của tôi, nhưng tiếng thở của anh vẫn đều đều.
Có lẽ anh đã tỉnh, tôi biết vậy. Đôi lần cha tôi lỡ lời về việc anh ngủ không sâu giấc, và tôi nghĩ rằng anh đã biết được sự hiện diện của tôi trên chiếc giường của mình. Nhưng anh vẫn nằm im đấy, hàng mi khép khẽ run theo tiếng thở. Nắng trưa rọi qua khung cửa sổ quên đóng, cái nóng hầm hập làm đầu tôi đau. Bàn tay tôi lần lên người anh, cố bắt lấy cuống sen tươi mát để dịu đi tâm trí váng vất.
Ngón tay tôi rờ lên bụng, không dám ôm lấy phần eo đang băng bó nên để hờ dưới ngực. Lồng ngực anh nhấp nhô, bình tĩnh. Lồng ngực tôi phập phồng, gấp gáp. Tiếng động ngoài cửa như cố gắng đẩy tôi đi, nhưng sự tĩnh lặng nơi anh ghì tôi lại. Bóng người chờn vờn quanh cửa, tôi cảm tưởng có đôi mắt ai ngó vào, nhìn thấu cái ý định trần trụi của tôi rồi báo lại với Liên Xô. Liệu là ai? Là Belarus bám cha như một đứa con ngoan. Hay một Ukraine luôn ngứa mắt với tôi. Nhưng những nỗi sợ ấy vẫn không thể xua được cái mùi người quấn quýt quanh đầu mũi. Cái thứ mùi đã vơi bớt hương vị của chiến tranh, nhưng vẫn ngai ngái cái nghèo khổ bế tắc. Chiến tranh đã kết thúc từ lâu rồi mà sao trông anh vẫn tệ quá, mang danh kẻ chiến thắng mà sống còn thống khổ hơn những năm 72 đẫm máu.
Tôi có nên kéo anh lại không? Anh nhẹ lắm, và tôi tin rằng chỉ với một sự tác động nhỏ thôi thì anh sẽ rơi ngay vào lòng tôi. Một cậu trai Á Đông nhỏ thó sẽ lọt thỏm vào vòng tay của người xứ Đông Âu. Cha tôi vẫn luôn làm thế mặc cho anh có thích hay không. Ông sẽ ghì chặt anh vào người mình, dùng lực bóp lấy cánh hoa để cho nó chảy ra thứ tinh dầu mà ông yêu thích. Nhưng rồi ký ức về ánh nhìn đau đáu của anh đã khiến tôi dừng lại ý định của mình. Chỉ có bàn tay tôi vẫn vươn tới, mân mê lớp áo vải bạc màu một cách cẩn thận.
Họ nói là tối nay cha tôi về, nhưng vẫn có thể ông về sớm. Trong đầu tôi bật lên cảnh Liên Xô đứng cạnh giường, nhìn thấy những ngón tay tôi bấu lên người anh. Và ánh mắt ông bừng bừng lửa giận, nóng như một trưa hè Moskva bỏng lửa. Giống như hơi nóng hầm hập phả ra trong căn buồng, từ hơi thở tôi, giữa những sợ hãi và cố chấp.
Nắng nở hoa trên người anh. Nở trên bụng, trên ngực, trên hai cổ tay lộ mạch máu xanh xanh, và trên đôi môi khép hờ.
Tôi chạm vào đôi môi ấy, nhớ lại những lần len lén nhìn cánh môi sưng đỏ qua khung cửa phòng Liên Xô. Và tôi tự hỏi liệu mình có thể làm điều tương tự, nuốt lấy hơi nóng của vùng nhiệt đới trên môi anh. Tôi tự nhủ, chỉ một lúc thôi, cha tôi sẽ không biết được nếu tôi liếm đi chút vị ngọt của cốm.
Tôi sống trong những tưởng tượng về bờ môi Việt Nam cho đến khi những tiếng chào kính cẩn phát ra từ phòng khách. Tâm trí tôi bừng tỉnh, vội vàng chạy ra khỏi căn buồng hâm hấp nóng. Liên Xô nhìn tôi qua đám người đang bao quanh ông. Mồ hôi trên tay tôi nhớp nháp như phạm nhân chờ bị hành hình, còn đôi mắt ông sắc lẻm như máy chém.
Tranh vẽ cảnh em nằm nghỉ trưa trên chiếc giường giành cho khách.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro