Vợ chồng A Phủ( Câu văn hay)
Vợ chồng A Phủ” là một truyện ngắn trong tập “Truyện Tây Bắc” của Tô Hoài viết năm 1953, ngay sau chuyến đi thực tế lên vùng cao của tác giả. Tác phẩm đã xuất sắc giành giải nhất ở thể loại truyện ngắn - giải thưởng do Hội nghệ sĩ Việt Nam trao tặng năm 1954-1955.
Vợ chồng A Phủ” là truyện ngắn đặc sắc trong sự nghiệp văn chương của nhà văn Tô Hoài nói riêng và của văn xuôi chống Pháp nói chung. Truyện là bức tranh miêu tả chân thực và sinh động cuộc sống vùng cao, nơi có những thân phận khổ đau, những con người nghèo khó sống dưới ách áp bức, bóc lột của thực dân, phong kiến.
Không chỉ phản ánh nỗi khổ của những người như Mị, như A Phủ, truyện còn là bài ca ca ngợi những phẩm chất cao đẹp, sức sống mãnh liệt và khát vọng tự do cháy bỏng của những người con nơi núi rừng Tây Bắc.
Nếu trước Cách mạng tháng Tám, Tô Hoài nổi tiếng với tác phẩm “Dế mèn phưu lưu ký”, thì sau Cách mạng tháng Tám, sau khi đã đi theo kháng chiến, Tô Hoài tiếp tục khẳng định tài năng của mình bằng tập “Truyện Tây Bắc”.
“Vợ chồng A Phủ” là truyện ngắn thành công nhất trong ba truyện ngắn viết về đề tài Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài. Tác phẩm chứa đựng cả giá trị nghệ thuật, giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo.
Giá trị hiện thực của tác phẩm đã được thể hiện trong cuộc sống của người dân lao động miền núi Tây Bắc, dưới ách thống trị tàn bạo của bọn thực dân, phong kiến.
“Ai ở xa về, có dịp vào nhà thống lý Pá Tra thường trông thấy có một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tầu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”.
Mị là người con gái đẹp và tài hoa, Mị “uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo”, nhưng bông hoa đẹp miền sơn cước đó đã phải chịu một cuộc đời cay đắng, tủi nhục. Để giúp cha trả nợ, cô đã phải chịu cảnh làm con dâu gạt nợ trong nhà thống lý Pá Tra.
Là con dâu, nhưng thực tế, Mị giống như người ở không công cho nhà thống lý. Thân phận Mị còn không bằng thân trâu ngựa, bởi “con trâu, con ngựa làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái ở cái nhà này thì vùi vào việc làm cả ngày lẫn đêm”.
Đó là cái khổ về thể chất, còn cái khổ về tinh thần mới thực đáng sợ. Mị ngày nào còn rạo rực yêu đương, bây giờ lặng câm, “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”.
Mị đã từng muốn chết mà không được chết, vì Mị chết nhưng nợ của cha vẫn còn, Pá Tra lại bắt cha Mị trả nợ mà cha thì già yếu quá rồi. Nhưng sau khi cha Mị đã chết, Mị lúc này cũng không còn nghĩ đến ăn lá ngón tự tử nữa.
“Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa. Con ngựa chỉ biết ăn cỏ, biết đi làm mà thôi. Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa”.
Lúc này, Mị còn đáng thương hơn, bởi muốn chết nghĩa là người ta còn muốn kháng cự một cuộc đời - sống không ra sống, xét cho cùng, là còn rất tha thiết với cuộc sống. Còn khi đã chán cuộc sống đến mức không thiết chết, nghĩa là lúc đó người ta đã thực sự thờ ơ với cuộc sống, lúc đó người ta chỉ còn là một cái xác không hồn.
Nỗi thống khổ, sự tủi nhục mà Mị phải gánh chịu như lớp tro tàn phủ lên, che lấp sức sống tiềm tàng trong Mị. Chỉ cần một luồng gió mạnh, thổi đi lớp tro buồn nguội lạnh ấy, đốm lửa sẽ bùng cháy ngay.
Khát vọng ấy đã bất chợt cháy lên trong một đêm xuân đầy ắp tiếng gọi tình yêu. “Ngoài đầu núi, đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bồi hồi”...
Cũng như Mị, A Phủ là nạn nhân của chế độ độc tài phong kiến miền núi. A Phủ chịu cảnh đi ở đợ gạt nợ cho nhà thống lý. Chẳng may để hổ vồ mất gia súc nhà thống lý, A Phủ bị trói đứng vào cột chờ chết. Trong nguyên tác văn học, mấy hôm đầu thấy A Phủ bị trói, Mị vô cảm: “A Phủ là cái xác chết đứng đó cũng thế thôi” bởi tâm hồn Mị giờ đây đã tê dại.
Bước ngoặt bắt đầu từ những dòng nước mắt của A Phủ: “Đêm ấy A Phủ khóc. Một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen”. Dòng nước mắt kia đã khiến Mị nhớ mình cũng đã từng bị trói đứng thế kia, Mị cũng đã khóc, “nước mắt chảy xuống cổ, xuống cằm không biết lau đi được”.
Khi chứng kiến A Phủ “chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết”, khi thấy dòng nước mắt của A Phủ “lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen”, Mị đã nhớ lại, thấy thương xót cho chính mình và cho A Phủ, Mị nhận ra “chúng nó thật độc ác”, rằng “người kia việc gì mà phải chết”.
Nam diễn viên Trần Phương trong vai A Phủ
Mị cởi trói cho A Phủ để rồi bất ngờ chạy theo A Phủ. Tình yêu cuộc sống như được thổi bùng lên trong Mị. Mị như tìm lại được con người thật đã bị lãng quên bấy lâu, đầy sức sống và khát khao thay đổi số phận.
Trong phim, A Phủ trốn được khỏi Hồng Ngài, tới khu du kích Phiềng Sa. A Phủ trở thành chiến sĩ du kích, tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh giải phóng quê hương với hy vọng sẽ một ngày quay về giải phóng Hồng Ngài, tìm lại được Mị.
A Phủ bên người đồng đội A Sinh (nam diễn viên Trịnh Thịnh)
Từ đấu tranh tự phát, A Phủ đã tiến đến cuộc đấu tranh tự giác. Từ bóng tối của cuộc đời đau khổ, tủi nhục, anh đã vươn tới ánh sáng của nhân phẩm, tự do và con đường cách mạng. A Phủ đã quay trở về giải thoát cho cuộc đời Mị và đem lại hạnh phúc đôi lứa cho cả hai người.
Nhà văn Tô Hoài đã viết về Mị, về A Phủ với tất cả lòng yêu thương, cảm thông bằng một ngòi bút chất chứa lòng nhân đạo. Sau này, ông lại góp phần đưa họ trở thành những biểu tượng của một nền điện ảnh Cách mạng.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro