Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Các biện pháp tu từ

 PHÂN BIỆT 8 BIỆN PHÁP TU TỪ ĐÃ HỌC VÀ CÁCH GHI NHỚ

PHÂN BIỆT 8 BIỆN PHÁP TU TỪ ĐÃ HỌC


Nội dung chính

1. So sánh2. Nhân hóa3. Ẩn dụ4. Hoán dụ5. Nói quá6. Nói giảm nói tránh7. Điệp từ, điệp ngữ8. Chơi chữ

1. So sánh

– Khái niệm: so sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng

– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật được nhắc tới, khiến cho câu văn thêm phần sinh động, gây hứng thú với người đọc

– Dấu hiệu nhận biết: Có các từ ngữ so sánh: “là”, “như”, “bao nhiêu…bấy nhiêu”. Tuy nhiên, các em nên lưu ý một số trường hợp, từ ngữ so sánh bị ẩn đi.

Ví dụ:

+ Trẻ em như búp trên cành

+ Người ta là hoa đất

+ “Trường Sơn: chí lớn ông cha

    Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào”

2. Nhân hóa

– Khái niệm: Là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ,… vốn dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật,…

– Tác dụng: Làm cho sự vật, đồ vật, cây cối trở nên gần gũi, sinh động, thân thiết với con người hơn

– Dấu hiệu nhận biết: Các từ chỉ hoạt động, tên gọi của con người: ngửi, chơi, sà, anh, chị,…

Ví dụ:

+ “ Chị ong nâu nâu nâu nâu/ chị bay đi đâu đi đâu”

+ Heo hút cồn mây súng ngửi trời

3. Ẩn dụ

– Khái niệm: Ẩn dụ là phương thức biểu đạt gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó

– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

– Dấu hiệu nhận biết: Các sự vật dùng để ẩn dụ có nét tương đồng với nhau

Ví dụ: Người cha mái tóc bạc/ đốt lửa cho anh nằm/ rồi Bác đi dém chăn/ từng người từng người một”

⇒ Người cha, Bác chính là: Hồ Chí Minh

4. Hoán dụ

– Khái niệm: Là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi

– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt

– Dấu hiệu nhận biết: Đọc kĩ khái niệm

Ví dụ: “Áo nâu cùng với áo xanh/ Nông thôn cùng với thành thị đứng lên”

⇒ Áo nâu đại diện cho người nông dân của vùng nông thôn, áo xanh đại diện cho giai cấp công nhân của thành thị

5. Nói quá

– Khái niệm: Là biện pháp tu từ phóng đại quy mô, mức độ, tính chất của sự vật, hiện tượng

– Tác dụng: Giúp hiện tượng, sự vật miêu tả được nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm

– Dấu hiệu nhận biết: Những từ ngữ cường điệu, khoa trương, phóng đại so với thực tế

Ví dụ:  “Lỗ mũi mười tám gánh lông/ chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho”.

6. Nói giảm nói tránh

– Khái niệm: Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển

– Tác dụng: Tránh gây cảm giác đau thương, ghê sợ nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự

– Dấu hiệu nhận biết: Các từ ngữ diễn đạt tế nhị, tránh nghĩa thông thường của nó:

Ví dụ: “Bác đã đi rồi sao Bác ơi/ Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời”

⇒ Ở 2 câu thơ này từ “đi” đã được sử dụng thay cho từ “chết” để tránh cảm giác đau thương mất mát cho người dân Việt Nam.

7. Điệp từ, điệp ngữ

– Khái niệm: Là biện pháp tu từ nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ, cụm từ

– Tác dụng: Làm tăng cường hiệu quả diễn đạt như nhấn mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc, vần điệu cho câu thơ, câu văn.

– Dấu hiệu nhận biết: Các từ ngữ được lặp lại nhiều lần trong đoạn văn, thơ

– Lưu ý: Phân biệt với lỗi lặp từ

Ví dụ: “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”

⇒ Từ “giữ” được nhắc lại 4 lần nhằm nhấn mạnh vai trò của tre trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc.

8. Chơi chữ

– Khái niệm: Là biện pháp tu từ sử dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ

– Tác dụng: Tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, làm câu văn hấp dẫn và thú vị

Ví dụ: “Mênh mông muôn mẫu màu mưa/ mỏi mắt miên man mãi mịt mờ”

Lưu ý: Ẩn dụ và hoán dụ là 2 biện pháp tu từ học sinh hay nhầm lẫn nhất:

+ Ẩn dụ: So sánh ngầm 2 sự vật, hiện tượng có tính chất tương đồng nhau với hiệu quả tạo ra nghĩa bóng so với nghĩa gốc của nó

+ Hoán dụ: Lấy một sự vật, hiện tượng ngầm để chỉ cái lớn lao hơn

Trên đây là những chia sẻ của gia sư văn Hà Nội về 8 biện pháp tu từ thông dụng trong chương trình học của các em. Chúng tôi tin rằng bài viết này sẽ thực sự mang lại những kiến thức quý báu, giúp các em nhận biết, phân biệt và áp dụng tốt các biện pháp tu từ trong bài tập làm văn. Chúc các em đạt được thành tích cao trong học tập!

4.3 (85.65%) 92votes

Bình luận mặc địnhBình luận Facebook

Để lại bình luận (11)

Chu Hiểu Ánh: 3 Tháng Sáu 2018 ,10:51 sáng

cảm ơn rất nhiều ạ

Trả lời

Dương Văn Hải: 15 Tháng Năm 2018 ,6:59 chiều

Rất hay và bổ ích cho hs chúng em

Trả lời

Nguyễn Thị Tường Ly: 14 Tháng Năm 2018 ,11:17 sáng

Rất hay

Trả lời

Lê Vũ Thịnh: 20 Tháng Tư 2018 ,11:05 chiều

Rất hữu ích cho học sinh chúng em.. Cảm ơn nhiều ạ

Trả lời

nguyễn quốc khôi: 20 Tháng Tư 2018 ,11:05 chiều

giải thích giùm em rõ hơn về nghĩa bóng đc ko ạ

Trả lời

kiit dễ thương: 20 Tháng Tư 2018 ,11:05 chiều

Bài rất hay

Trả lời

Thanh Thảo: 5 Tháng Tư 2018 ,10:25 sáng

rất đúng , cô mình cũng nói giống thế đó . Ẩn dụ và hoán dụ mình rất dễ nhầm lẫn thế mà wem lưu ý thì mình hiểu. Cảm ơn .

Trả lời

vũ thị lan chi: 2 Tháng Tư 2018 ,8:44 chiều

Tốt thật đấy

Trả lời

nông hải anh: 26 Tháng Ba 2018 ,12:49 chiều

bài viết hay và thiết thực với dạy học

Trả lời

Teegarden's Star: 16 Tháng Hai 2018 ,6:34 chiều

Hay, sao không nói 1 lỗi lặp từ ở phần 7 để những học sinh phâm biệt được đâu là lăp từ, đâu là điệp từ.

Trả lời

Đỗ Ngọc Hải: 16 Tháng Hai 2018 ,6:34 chiều

CŨng đúng đấy Teegarden's Star

Trả lời

GỬI BÌNH LUẬN

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tìm gia sư sư phạm Văn dạy kèm môn Ngữ Văn lớp 6

Trung tâm gia sư Thăng Long cung cấp gia sư Văn giỏi tại Hà Nội

Gia sư Văn tại Hà Nội

Gia sư Văn cấp 2

TƯ VẤN HỖ TRỢ

 VĂN PHÒNG:

(024) 6294.2894

8h - 18h

 HOTLINE:

0988.718.712
0919.637.299

DÀNH CHO PHỤ HUYNH

ĐĂNG KÝ TÌM GIA SƯ

DÀNH CHO GIA SƯ

ĐĂNG KÝ LÀM GIA SƯ

CAM KẾT

   Cam kết tiến bộ sau 10 buổi

   Học thử 2 buổi miễn phí

   Gia sư có trình độ sư phạm

   Tư vấn miễn phí 100%

GIA SƯ THEO QUẬN

   GIA SƯ QUẬN BA ĐÌNH   GIA SƯ QUẬN CẦU GIẤY   GIA SƯ QUẬN ĐỐNG ĐA   GIA SƯ QUẬN HAI BÀ TRƯNG   GIA SƯ QUẬN HÀ ĐÔNG   GIA SƯ QUẬN HOÀN KIẾM   GIA SƯ QUẬN HOÀNG MAI   GIA SƯ QUẬN LONG BIÊN   GIA SƯ QUẬN THANH XUÂN   GIA SƯ QUẬN TÂY HỒ   GIA SƯ QUẬN TỪ LIÊM   GIA SƯ HUYỆN THANH TRÌ   GIA SƯ HUYỆN GIA LÂM   GIA SƯ HUYỆN HOÀI ĐỨC   GIA SƯ HUYỆN THƯỜNG TÍN

DANH SÁCH GIA SƯ

   DANH SÁCH GIA SƯ CẤP 1   DANH SÁCH GIA SƯ TOÁN   DANH SÁCH GIA SƯ VĂN   DANH SÁCH GIA SƯ ANH   DANH SÁCH GIA SƯ LÝ   DANH SÁCH GIA SƯ HÓA

GIA SƯ LỚP HỌC NHÓM

   HỌC NHÓM TẠI NHÀ   HỌC NHÓM TẠI TRUNG TÂM

GIA SƯ NĂNG KHIẾU

   GIA SƯ ĐÀN   GIA SƯ HỘI HỌA   GIA SƯ TIN HỌC

GIA SƯ THĂNG LONG

FANPAGE FACEBOOK

TIN TỨC MỚI

Cách giải toán trung bình cộng lớp 4 cơ bản và nâng cao

Chương trình trọng tâm môn Toán lớp 1

Gia sư Tiếng Anh giỏi tại nhà

Tìm gia sư sư phạm Văn dạy kèm môn Ngữ Văn lớp 6

Đề thi học kỳ 1 lớp 9 môn Toán các trường Hà Nội 2017 – 2018

   GIA SƯ QUẬN BA ĐÌNH   GIA SƯ QUẬN CẦU GIẤY   GIA SƯ QUẬN ĐỐNG ĐA   GIA SƯ QUẬN HAI BÀ TRƯNG   GIA SƯ QUẬN HÀ ĐÔNG   GIA SƯ QUẬN HOÀN KIẾM   GIA SƯ QUẬN HOÀNG MAI   GIA SƯ QUẬN LONG BIÊN   GIA SƯ QUẬN THANH XUÂN   GIA SƯ QUẬN TÂY HỒ   GIA SƯ QUẬN TỪ LIÊM   GIA SƯ HUYỆN THANH TRÌ   GIA SƯ HUYỆN GIA LÂM   GIA SƯ HUYỆN HOÀI ĐỨC   GIA SƯ HUYỆN THƯỜNG TÍN   DANH SÁCH GIA SƯ CẤP 1   DANH SÁCH GIA SƯ TOÁN   DANH SÁCH GIA SƯ VĂN   DANH SÁCH GIA SƯ ANH   DANH SÁCH GIA SƯ LÝ   DANH SÁCH GIA SƯ HÓA   HỌC NHÓM TẠI NHÀ   HỌC NHÓM TẠI TRUNG TÂM   GIA SƯ ĐÀN   GIA SƯ HỘI HỌA   GIA SƯ TIN HỌC

TRUNG TÂM GIA SƯ THĂNG LONG HÀ NỘI

Cơ sở 1: Số 101 Ngõ 189 Minh Khai - Hai Bà Trưng
Cơ sở 2: Số 27 - Ngõ 98 Xuân Thủy - Cầu Giấy
Hotline: 0989.488.557 - 0919.637.299
Văn Phòng: (024) 6294.2894 - 0988.718.712
Email: [email protected]
Mã số thuế: 0106184969

BẢN ĐỒ

ĐĂNG KÝ

Thiết kế web bởi KAMAR.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #onthi