Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

p1



Mưa nhiệt đới gõ rào rào trên mái tôn dợn sóng của phòng khám bệnh viện, theo ống máng tuôn xuống mặt đất như một dòng thác. Roberta Carter thở dài nhìn qua cửa kính. Từ phòng khám, chị khó mà thấy được bãi biển và đại dương ở ngoài xa kia bị che mờ trong một màn sương thấp. Đây không phải là điều chị mong đợi khi đến đây, ngôi làng đánh cá Bahia Anasco bờ biển phía tây Costa Rica, để sống hai tháng với tư cách một bác sĩ lâm sàng. Roberta đã mong chờ nắng ấm và sự nghỉ ngơi sau hai năm nội trú kiệt sức ở phòng cấp cứu bệnh viện Micheal Reese ở Chicago
Chị đã đến đây được ba tuần và ngày nào trời cũng mưa. Mọi thứ khác thì tuyệt. Chị thích sự cách biệt của làng
Bahia Anasco và sự thân thiện của dân chúng ở đây. Costa Rica có một trong hai mươi hệ thống bệnh viện tốt nhất thế giới, và ngay cả ở một ngôi làng xa xôi này, phòng khám vẫn tốt, thiết bị đầy đủ. Bác sĩ phụ tá cho chị là Manuel Aragon, rất thông minh và được đào tạo tốt. Roberta có thể thực hành tay nghề ngang với mức chị đã thực hành ở Chicago.
Nhưng cơn mưa! Cơn mưa triền miên, bất tận!
Ngồi bên kia bàn trong phòng khám, Manuel gật gật đầu:
- Hãy nghe kìa.
Roberta nói:
- Ừ nhỉ, tôi nghe rồi.
- Có gì đâu nhỉ. Để nghe xem nào.
Và chị nghe rõ một âm thanh khác hòa lẫn với tiếng mưa, tiếng rì rầm từ xa vọng đến cho đến khi rõ hẳn: tiếng ầm ầm của một động cơ trực thăng. Chị nghĩ: Họ không thể bay được trong thời tiết như thế này. Nhưng tiếng động cơ nghe càng lúc càng to, và chiếc trực thăng xuất hiện từ đám sương mù sà xuống, đảo tròn trên bờ biển tìm chỗ đáp. Đấy là chiếc Sikorsky bụng to với một sọc xanh bên hông có dòng chữ "InGen Construction", tên của một công ty xây dựng đang xây một trung tâm nghỉ mát trên một trong mấy hòn đảo ngoài khơi
Roberta tự hỏi không hiểu có điều gì khẩn cấp ở hòn đảo ấy đến nỗi chiếc trực thăng phải bay đến đây trong thời tiết này. Qua kính trước của phòng lái, chị thấy viên phi công thở phào nhẹ nhõm khi chiếc trực thăng đáp yên lành xuống mặt cát ướt bở biển. Nhiều người mặc đồng phục nhảy ra và mở rộng cánh cửa hông lớn. Chị nghe họ nói với nhau bằng tiếng Tây Ban Nha
Manuel thúc cùi chỏ vào chị. Họ đang tìm một bác sĩ.
Hai người da đen của đội bay khiêng một người nằm bất động đi về phía chị. Một người da trắng có vẻ là chỉ huy, mặc áo mưa vàng, tóc hung hung thò ra quanh mép mũ lưỡi trai. Anh ta lên tiếng hỏi khi chị chạy đến gần.
- Có bác sĩ nào ở đây không
- Tôi là bác sĩ Roberta đây
Mưa rơi từng hạt to đập vào đầu vào vai chị. Người da trắng nhíu mày nhìn Roberta. Chị mặc Jeans xẻ lên tận gối theo mốt hiện đại, đội mũ rộng vành, ống nghe choàng qua vai. Người áo mưa vàng nói:
- Tôi là Ed Regis. Tôi có một người bị thương rất nặng, bác sĩ à.
- Rất nặng à? Vậy thì tốt hơn là ông nên mang bệnh nhân đến San José.
San José là thủ đô của Costa Rica, chỉ cách đấy hai mươi phút bay.
- Nhưng chúng tôi không thể vượt các dãy núi trong thời tiết này. Bác sĩ phải chữa cho anh ta tại đây.
Cậu trai môi tái xám, co giật trong cơn hôn mê.
Manuel đứng cạnh cửa phòng cấp cứu vẫy tay. Hai người khiêng người bệnh vào đặt lên chiếc bàn giữa phòng. Manuel bắt mạch, Roberta xoay chiếc đèn chiếu rọi lên người bệnh và cúi xem vết thương. Chị nhận ra ngay là mấy vết thương rất không bình thường. Nạn nhân hầu như chắc chắn là chết. Một vết rách lớn chạy dài từ vai xuống sườn, thịt ở mép vết thương tưa ra từng miếng nhỏ. Vai bị lệch, xương bày ra. Một vết cắt khác xẻ sâu vào bắp vế, đến mức thấy rõ nhịp đập của động mạch đùi. Ấn tượng đầu tiên của chị là chân bị xẻ dọc ra Chị bảo:
- Nói rõ cho tôi về vết thương này
Ed nói:
- Tôi không thấy việc xẩy ra Họ bảo máy xúc kéo gã đi.
- Có vẻ nhự cậu ta bị cắn xé.
Ed nói:
- Bị cắn xé? Không, không Do máy đào đất. Thật đấy mà
Manuel hỏi Roberta.
- Bác sĩ có rửa vết thương không
- Vâng. Sau khi cho cầm máu.
Roberta dùng ngón trỏ dò vết thương. Nếu một xe ủi đất lăn qua người, hẳn phải có đất bụi, nhưng không có chút đất bụi nào, chỉ có thứ gì như bọt nước dính vào. Và vết thương có mùi kỳ lạ, một thứ mùi rất khó chịu, như mùi của xác chết thối rữa. Chị chưa từng ngửi phải một thứ mùi như thế bao giờ.
- Việc xẩy ra bao lâu rồi?
- Một tiếng.
Một lần nữa, chị nhận thấy Ed tỏ vẻ căng thẳng Anh ta trông chẳng ra dáng một đốc công tí nào. Mà có vẻ như một nhân viên hành chính, người anh ta ướt như chuột lột
Roberta quay lại người bị thương. Vết thương đúng là do bị cào xé nhưng mặt khác phần còn lại của cơ thể không có dấu vết gì, lại là điều bất thường đối với một người bị thú dữ tấn công. Chị lại nhìn vào đầu, hai cánh tay và bàn tay nạn nhân.
Chị thấy ớn lạnh. Có những vết cắt xé trong cả hai lòng bàn tay, dấu bầm tím ở cổ tay và cánh tay. Chị đã làm việc lâu ở Chicago, đủ để biết những dấu vết ấy có ý nghĩa gì. Chị bảo:
- Được rồi, hãy ra chờ ở ngoài.
- Tại sao? - Ed cảnh giác Anh ta không muốn thế.
- Anh muốn tôi chữa cho nạn nhân không? - Chị nói và đẩy Ed ra khỏi phòng đóng cửa lại. Chị không biết điều gì đã xẩy ra, nhưng cảm thấy hoang mang. Manuel do dự:
- Tôi tiếp tục rửa vết thương chứ?
- Vâng. - Roberta với chiếc máy ảnh mini Olympus, lấy đủ góc cạnh của mấy vết thương, bấm liên tiếp mấy po, rồi xoay đèn nhìn kỹ. Thật chẳng giống vết cắn chút nào, chị nghĩ.
Nạn nhân rên rỉ. Chị để chiếc máy ảnh qua một bên và cúi xuống người bệnh. Môi gã mấp máy:
- Raptor Lo sa raptor…
Manuel khựng người, bước lui mấy bước khi nghe mấy tiếng ấy. Roberta hỏi:
- Cậu ta nói gì vậy?
Manuel lắc đầu:
- Đừng rửa nữa, bác sĩ. - Manuel nhăn mũi - Mùi khó chịu quá.
Và chị ta làm dấu thánh giá.
Roberta nhìn lại mấy vết bọt dính ở vết thương. Chị đưa tay quệt rồi chà giữa hai ngón tay. Hầu như đúng là nước miếng.
Môi người bị thương lại cử động:
- Raptor.
Manuel nói giọng kinh sợ:
- Nó cắn gã.
- Con gì cắn? - Roberta hỏi.
- Raptor.
- Raptor là con gì?
- Đấy là hupia đấy.
Dân ở đây tin rằng hupia là một con quỷ ăn đêm, một loại quỷ không có mặt chuyên hút máu và rất ưa bắt cóc trẻ con. Loài hupia xưa sống trong các dãy núi của Costa Rica, còn bây giờ thì chúng ở trên những hòn đảo ngoài khơi.
Manuel lui bước, miệng lẩm bẩm và làm dấu thánh:
- Thật chẳng bình thường chút nào cái mùi nào. Đấy là mùi hupia.
Roberta định bảo chị ta trở lại làm việc thì người bị thương mở mắt và ngồi thẳng dậy trên bàn. Manuel kinh hãi thét lên. Gã công nhân trẻ bị thương ngó ngoáy đầu nhìn trái nhìn phải với cặp mắt mở rộng thất thần rồi mửa ra hàng bát máu. Ngay sau đó gã lên cơn co giật, thân hình run rẩy. Roberta giữ gã lại nhưng gã vùng vẫy rơi khỏi bàn xuống nền xi măng. Gã lại mửa, máu vung vãi khắp nơi. Ed mở cửa:
- Chuyện gì vậy? - Nhưng anh ta vội quay đi ngay khi nhìn thấy máu, một tay bịt miệng.
Roberta lấy ra một que gỗ cố đặt giữa hai hàm răng cắn chặt của người bị nạn, cho dù làm thế nhưng chị biết là đã hết hy vọng, và với một cái giật cuối cùng, gã duỗi người nằm yên.
Chị cúi xuống định làm hô hấp nhân tạo qua đường miệng nhưng Manuel chụp vai chị cương quyết kéo lui:
- Không được đâu, bác sĩ. Con hupia sẽ vào người bác sĩ.
- Manuel, vì tình thương của Chúa.
Manuel nhìn chị quyết liệt:
- Không! Không! Cô không hiểu những việc này đâu.
Roberta nhìn thân thể người bệnh và hiểu rằng không còn hy vọng gì nữa. Manuel gọi mấy người chờ ngoài cửa vào đem cái xác đi. Ed bước vào, dùng lưng bàn tay chùi miệng:
- Tôi biết bác sĩ đã làm hết sức.
Roberta nhìn theo mấy người khiêng cái xác ra khỏi phòng, trở lại chiếc trực thăng. Chiếc máy bay rú lên cất mình khỏi mặt đất.
Roberta đang nghĩ ngợi về hai bàn tay của nạn nhân. Hai bàn tay đầy những vết rách và dấu bầm tím. Đấy là những vết thương do chống cự. Chị biết chắc là gã cônh nhân không chết vì tai nạn, gã bị tấn công và đưa cả hai tay chống lại kẻ thù. À, ít nhất mình cũng đã chụp được mấy bức hình. Roberta nghĩ. Nhưng khi trở vào bàn, chị thấy chiếc máy ảnh đã biến đâu mất.
Cuối cùng thì mưa cũng tạnh vào khuya hôm ấy. Một mình trong phòng ngủ kế sau phòng khám, Roberta giở cuốn từ điển Tây Ban Nha. Nạn nhân thốt ra tiếng raptor, chị nghĩ đấy là một từ Tây Ban Nha. Đúng thế thật, chị thấy từ ấy có trong từ điển. Nó có nghĩa là 'người ban niềm vui' hoặc 'người bắt cóc'. Điều này làm chị suy nghĩ. Nghĩa của từ gần giống với nghĩa của từ hupia. Dĩ nhiên là chị chẳng tin chuyện ma quỷ, và chẳng con ma nào cấu xé hai bàn tay ấy. Vậy nạn nhân đã ráng nói cho chị biết gì?
Chị nghe tiếng rên từ phòng bên cạnh. Một người đàn bà đang trở dạ và Elena Morales, một cô đỡ địa phương đang giúp bà ta. Roberta đi vào phòng cấp cứu và ra dấu gọi Elena bước ra ngoài.
- Elena này…
- Dạ. Gì thế bác sĩ.
Elena tóc đã bạc, sáu mươi tuổl. dáng dấp mạnh khỏe với vẻ thành thạo trong nghề Roberta hỏi:
- Bà có biết raptor là gì không?
Trong bóng đêm, dưới ánh sáng sao, thấy bà ta cau mày:
- Raptor?
- Vâng. Bà biết từ đó không?
Elena gật đầu:
- Biết. Từ đó có nghĩa là một người lẻn vào nhà ban đêm, mang trẻ em đi.
- Một kẻ bắt cóc?
- Vâng.
- Một hupia?
Thái độ bà ta thay đổi:
- Ấy đừng nói tiếng ấy, bác sĩ.
- Tại sao?
- Vào lúc này, đừng nói tiếng ấy. - Elena giọng quả quyết, hất đầu về phía tiếng rên của người đàn bà đau đẻ - Nói ra từ ấy vào lúc này chẳng khôn ngoan tý nào.
- Nhưng con raptor có cắn và cấu xé nạn nhân của nó không?
- Cắn và cấu xé? - Elena có vẻ ngạc nhiên - Không đâu bác sĩ. "Raptor" là một người đi bắt trẻ sơ sinh. - Elena dường như nóng lòng muốn cho cuộc nói chuyện chấm dứt. Bà ta quay vào phòng khám - Tôi sẽ gọi bác sĩ khi bà ta trở dạ. Có lẽ khoảng một tiếng nữa.
Roberta nhìn lên trời sao và lắng nghe tiếng sóng biển đập vào bờ cát. Trong bóng đêm, chị thấy bóng đen của những chiếc thuyền đánh cá ra khơi. Quang cảnh thật yên tĩnh. Chị cảm thấy thực điên khùng khi nói đến chuyện quỷ hút máu người hoặc trẻ em bị bắt cóc.
Roberta trở lại phòng mình. Chị nhớ là Manuel quả quyết đấy không phải là một từ Tây Ban Nha. Vì tò mò, chị tìm thử trong từ điển tiếng Anh. Và chị ngạc nhiên khi tìm thấy nó: raptor - chim săn mồi thịt.
Mike Bowman huýt sáo vui vẻ lái chiếc Land Rover xuyên qua khu bảo tồn sinh vật ở bở biển miền tây Costa Rica. Đây là một buổi sáng đẹp trời tháng bảy, và con đường trước mặt thật là tuyệt vời, quanh co bám theo vách đá, nhìn xuống rừng rậm và Thái Bình dương xanh biếc Theo các sách
hướng dẫn, Cabo Blanco còn giữ được nguyên vẹn tính chất thiên nhiên, chưa bị bàn tay con người đụng tới.
Mike, một chuyên gia bất động sản gốc gác ở Dallas, đến Costa Rica với vợ và con gái trong một chuyến đi nghỉ hai tuần. Chuyến đi thật ra là ý của bà vợ. Elena từ lâu đã nghe nhiều về các công viên quốc gia kỳ diệu ở Costa Rica, và chị nghĩ con gái Tina của chị sẽ thích thú khi được xem.
Chiếc Land Rover nẩy lên khi qua một ổ gà, bùn bắn tung tóe. Ngồi bên chồng, Elena hỏi:
- Mike, anh có chắc là đi đúng đường không? Không hề thấy một bóng người suốt mấy tiếng đồng hồ.
- Có một xe khác cách đây mười lăm phút, em nhớ không? Chiếc xe màu xanh ấy.
- Nhưng nó đi lối khác.
- Em yêu, em thích một bờ biển vắng người, và đó chính là chỗ em sắp đến đấy.
Elena nghi ngờ gật đầu:
- Em hy vọng là anh đi đúng đường.
- Vâng, con cũng hy vong là ba đúng. - Tina ngồi đằng sau xe lên tiếng. Cô bé mới tám tuổi.
- Tin ba đi, ba đúng đường mà. - Mike im lặng một lúc - Đẹp đấy chứ. Nhìn kìa. Thật là đẹp.
- Quá đẹp, phải không, ba?
Mike cảm thấy mình như một người hùng khi cuối cùng họ cũng đến được nơi muốn đến: một bờ biển hình lưỡi liềm dài hai dặm với cát trắng, hoàn toàn vắng vẻ. Anh đỗ chiếc Land Rover dưới một cây linh sam và lấy thùng giấy đựng thức ăn. Elena thay đồ tắm, chị nói:
- Nói thật, em không biết làm thế nào để mất bớt đi vài kilô nữa.
- Em trông tuyệt lắm. - Thật ra, anh thấy vợ mình đã quá gầy, nhưng anh biết là đừng có gợi tới điều ấy.
Tina đã chạy xuống bờ biển. Elena nhìn quanh:
- Anh nghĩ con bé không việc gì chứ?
- Cưng à, em thấy đấy, cách đây nhiều dặm đã chẳng có ma nào.
- Nhưng nhỡ có rắn thì sao?
- Ôi, ơn Chúa. Chẳng có rắn trên bờ biển đâu.
- Ấy, nhưng có thể...
- Cưng à. - anh quả quyết - Rắn máu lạnh, bò sát. Chúng không thể tự điều hòa thân nhiệt. Cát nóng đến 450. Nếu có con rắn nào bò ra, sẽ bị nướng chín. Tin anh đi. Không có rắn trên cát bãi biển đâu. - Anh nhìn theo con gái đang tung tăng ngoài xa, một chấm đen trên nền cát trắng - Để cho con bé mặc sức vui chơi.
Tina chạy đến mệt lả rồi năm dài trên cát, lăn mình xuống gần mép nước. Biển ấm áp, phẳng lì không một gợn sóng. Cô bé ngồi dậy một chốc, lấy lại hơi thở rồi nhìn lên chiếc xe và ba mẹ xem thử mình cách bao xa. Họ đang vẫy tay ra hiệu cho cô bé trở lui. Tina vui vẻ vẫy lại, giả vờ không hiểu. Tina không muốn thoa kem chống nắng, và nó cũng không muốn quay lại để nghe mẹ nói mãi về việc làm sút cân. Nó muốn ở lại chỗ này và hy vong thấy một con lười chân ba móng.
Tina đã thấy một con lười chân ba móng cách đây hai ngày ở sở thú San José. Trong trường hợp nào, mình cũng có thể đuổi kịp, cô bé nghĩ.
Elena đang gọi con bé, và Tina quyết định tránh ánh nắng để mẹ khỏi lo. Cô bé lùi khỏi mép nước, vào dưới bóng đám cọ dừa. Ở đây các cây cọ dừa đều có những cành gửi từ trên cao xuống thấp, khó có ai chen qua được. Tina ngồi trên cát, đưa chân đá đám lá khô. Cô nhận thấy có nhiều dấu chân chim đi thành lối trên cát. Costa Rica nổi danh vì có nhiều chim. Sách hướng dẫn nói chim ở Costa
Rica nhiều gấp ba lần toàn thể chim ở Mỹ và Canada.
Trên cát có nhiều dấu chân chim ba ngón rất nhỏ và mờ. Một số khác lớn hơn và in sâu vào cát. Tina đang lơ đãng nhìn mấy dấu chân thì nghe có tiếng chíp chíp và tiếng xào xạc của đám lá khô. Cuối cùng, từ chỗ xuất phát tiếng kêu cách đấy vài bước, một con vật như con kỳ nhông hay kỳ đà ló khỏi đám rễ cây ngóc đầu nhìn chằm chằm cô bé.
Tina nín thở. Thêm một con vật nữa ghi vào danh sách! Con kỳ đà đứng thẳng người trên hai chân sau giữ thăng bằng nhờ chiếc đuôi dày, nhìn chòng chọc cô bé. Với thế đứng ấy, con vật cao gần ba tấc, da màu lục, có vằn nâu dọc theo sống lưng, hai chân trước tí xíu có móng thằn lằn cử động trong không khí. Con vật ngóc ngóc đầu khi nhìn cô bé.
Tina đưa tay, ngoắc mấy ngón tay.
Con kỳ đà không có vẻ sợ. Nó tiến về phía cô bé, đi thẳng đứng hai chân sau. Nó không to hơn con gà mái mấy; và giống như con gà, nó ngúc ngắc đầu tới lui khi bước đi. Tina nghĩ là con vật có thể trở thành một con vật cưng kỳ lạ của mình.
Cô bé thấy con kỳ đà để lại những dấu chân ba ngón trông hoàn toàn giống như dấu chân chim. Con vật đến gần Tina hơn.
Chầm chậm cô bé chìa bàn tay.
Con kỳ đà dừng lại, ngúc ngắc đầu và kêu chíp chíp. Tina bảo:
- Xin lỗi nhé. Tao chẳng có gì cả
Con kỳ đà nhảy phắt lên lòng bàn tay cô bé. Tina có thể cảm thấy mấy ngón chân nhỏ bé của nó ấm trên lòng bàn tay mình và sức manh đáng ngạc nhiên của con vật đè tay mình xuống và rồi con vật nhảy theo cánh tay lên mặt cô bé.
Elena nhấp nháy mắt nhìn trong nắng:
- Em chỉ mong là thấy được nó. Chỉ thế thôi. Chỉ cần nhìn thấy nó.
- Anh chắc chắn là con nó chẳng hề gì. - Mike Bowman trả lời, tay nhấc mấy thứ thức ăn trong hộp ra. Một con gà nướng vỉ trông không được ngon lắm và vài thứ bánh khác nhét đầy thịt.
Elena cảm thấy không muốn ăn:
- Anh không cho là nó đã bỏ đi xa bờ biển à?
- Không đâu, cưng…
- Em thấy ở đây quá cách biệt.
- Đấy là điều em muốn đấy chứ.
- Đúng là em muốn thế.
- Vậy thì có sao đâu?
Rồi thì từ phía bờ biển, theo gió vọng tới, hai người nghe thấy tiếng con gái. Cô bé đang thét lên.
THỊ TRẤN PUNTARENAS
Bác sĩ Cruz hạ thấp đầu ống dưỡng khí khi cô bé ngủ yên và bảo Mike Bowman:
- Cháu bây giờ hoàn toàn khá rồi đấy.
Tuy vậy, Mike vẫn cảm thấy không an tâm.
Khi Mike tìm được đến bên Tina, con bé đang la hét như lên cơn động kinh. Cánh tay dính máu, đầy những vết cắn nhỏ, vết to nhất bằng chừng đầu ngón tay cái. Và có những vết bọt nhỏ nhơn nhớt như nước miếng. Anh bế con trở lại bờ biển. Hầu như ngay lập tức cánh tay bắt đầu đỏ và sưng vù lên. Mike sẽ còn lâu mới quên được lần lái xe như điên trở về thế giới văn minh. Chiếc Land Rover nhảy chồm chồm, phóng hết tốc lực trên con đường lên xuống những ngọn đồi, với đứa con gái bên cạnh la hét trong cơn đau và sợ hãi, tay càng lúc càng sưng to và đỏ hơn. Rất lâu trước khi họ đến được ranh giới công viên, vết sưng đã lên đến tận cổ và Tina bắt đầu thấy khó thở.
Elena hỏi:
- Con bé sẽ ổn ngay bây giờ chứ bác sĩ?
- Tôi tin vậy. Tôi đã cho cháu thêm một liều steroid và cháu đã dễ thở hơn nhiều. Bà có thể thấy vết sưng trên tay bắt đầu nhỏ lại.
Mike nói:
- Về các vết cắn…
- Chúng tôi chưa xác định được. Bản thân tôi chưa bao giờ thấy những vết căn như thế. Nhưng ông có thể nhận thấy là chúng đang dần dần biến mất. Rất khó mà xác đinh được con gì cắn. May mà tôi có chụp ảnh để xem lại. Và tôi cũng đã rửa tay cháu để lấy một ít nước bọt dính ở đấy. Tôi cho phân tích một ít ở đây, và gửi một ít đến những phòng thí nghiệm ở San José. Ngoài ra còn cất giữ một ít ở phòng đông lạnh. Ông có bức hình cháu vẽ không?
- Có đây. - Mike trao cho bác sĩ Cruz bức phác họa do Tina vẽ.
Bác sĩ Cruz nhìn bức hình:
- Con vật cắn cháu đây à?
- Vâng. Cháu bảo là một con kỳ đà lục, to cỡ bằng con gà hay con quạ.
- Tôi biết loại kỳ đà này. Cháu đã vẽ nó đứng thẳng trên hai chân sau…
- Đúng thế. Cháu bảo nó là con vật đi hai chân sau.
Bác sĩ Cruz cau mày. Ông nhìn bức vẽ lâu hơn:
- Tôi không phải là chuyên gia. Tôi đã mời tiến sĩ Guitierrez đến đây.
Tiến sĩ Guitierrez bước vào phòng. Ông ta mặc quần soóc kaki, sơ mi trắng, râu quai nón rậm. Điều ngạc nhiên la ông ta là người Mỹ. Sau khi được giới thiệu, ông ta đáp lời bằng giọng miền nam nhè nhẹ:
- Xin chào ông bà Bowman. Rất hân hạng được gặp ông bà.
Guitierrez giải thích tiếp, ông ta là giáo sư sinh vật ở đại học Yale đến làm việc ở Costa Rica đã năm năm. Ông ta cẩn thận nhấc tay cô bé lên thật nhẹ nhàng, dùng cây đèn pin nhỏ rọi soi mói vào từng vết cắn rồi đo chúng bằng một thước cuốn bỏ túi.
Sau một lúc, Guitierrez bước lui, gật đầu như hiểu ra điều gì. Rồi ông xem xét mấy bức hình màu do Cruz chụp bằng máy polaroid. Hỏi mấy câu về mẫu nước bọt nhưng Cruz nói là đang phân tích ở phòng thí nghiệm. Cuối cùng ông ta quay sang Mike Bowman và vợ đang nôn nóng chờ:
- Tôi nghĩ là cháu Tina sẽ ổn thôi. Tôi chỉ muốn biết rõ thêm một vài chi tiết. - ông ta giở sổ tay ghi chép - Con gái ông bà nói là nó bị cắn bởi một con vật màu lục, cao gần ba tấc, đi thẳng thân trên hai chân sau, xuất hiện từ đám lá khô ở khu đầm lầy gần bờ biển.
- Đúng vậy.
- Và con vật, dạng như con kỳ nhông, tiếng kêu phát ra từ cổ?
- Tina nói nó kêu chíp chíp, hoặc chút chít.
- Ông muốn nói tiếng kêu như chuột?
- Vâng.
- Vậy thì, tôi biết loại kỳ đà này. - Ông ta giải thích rằng trong sáu ngàn chủng loại thằn lằn, không có quá mười, mười hal loại đi thẳng trên hai chân sau. Trong số này chỉ có bốn loại được tìm thấy ở châu Mỹ La tinh. Và xét về màu sắc, con kỳ đà này có thể thuộc một trong bốn loại. - Tôi tin rằng đó là một con basiliscus amoratus, một loại kỳ đà có vằn, có thể thấy ở Costa Rica và ở Honduras. Đứng lên bằng hai chân sau, loại này có khi cao đến ba tấc.
- Chúng độc không?
- Không, ông Mike à. Chúng không độc chút nào. - Guitierrez giải thích - Vết sưng nơi tay Tina là do dị ứng. Theo sách vở, rất nhiều người, mười bốn phần trăm, bị dị ứng với loài bò sát và con gái ông bà chừng như ở trong số mười bốn phần trăm.
- Con bé la hét, bảo là rất đau đớn.
- Có thể vậy. Nước bọt loài bò sát có chứa chất serotonin, có thể gây đau đớn dữ dội. - ông ta quay qua Cruz - Huyết áp cháu ha với thuốc chống kích động chứ?
- Vâng. Ngay lập tức.
- Vậy đúng là serotonin. Không còn nghi ngờ gì.
Nhưng Elena vẫn chưa thật an tâm.
- Nhưng tại sao con kỳ đà lại cắn con bé ngay thế.
- Tắc kè, kỳ nhông hoặc kỳ đà cắn là chuyện thường. - Guitierrez trả lời - Những ngườl trông nom sở thú vẫn luôn bị cắn. Và chỉ mới hôm kia tôi nghe một con kỳ nhông cắn một đứa bé đang nằm trong nôi, ở Amaloya, cách chỗ hai ông bà đến chừng sáu mươi dặm. Vậy bị kỳ đà cắn là việc đã xẩy ra. Tôi chỉ không biết tại sao cháu lại bị nhiều vết cắn đến thế.
Elena nói:
- Và còn thứ nước bọt trên cánh tay con bé nữa. Tôi cứ nghĩ mãi đến bệnh dại.
- Không đâu, không đâu. - Tiến sĩ Guitlerrez nói - Một con vật thuộc loài bò sát không thể mang bệnh dại.
Mike chỉ cho Guitierrez bức tranh Tina vẽ. Ông ta gật đầu:
- Tôi thấy đây là bức hình của một con kỳ đà. Một vài chi tiết chưa đúng, dĩ nhiên thôi. Cổ quá dài, và cháu đã vẽ chân sau có ba ngón thay vì năm. Đuôi quá to, và đưa lên quá cao. Mọi chi tiết khác thì hoàn toàn giống loại kỳ đà mà chúng ta đang nói đến.
- Nhưng Tina nói một cách chính xác là cổ con vật rất dài, và chân thì chỉ có ba ngón thôi.
Mike tiếp lời vợ:
- Con bé quan sát rất khá.
Guitierrez mỉm cười:
- Đúng là cháu quan sát khá lắm. Nhưng tôi vẫn nghi là con gái ông bà đã bị một con kỳ đà amoratus thông thường cắn, và đã bị dị ứng bò sát. Thời gian chữa trị bình thường là mười hai tiếng. Cháu sẽ hoàn toàn bình phục vào sáng mai.
Trong phòng thí nghiệm hiện đại của bệnh viện Santa Maria mọi người đều biết tin tiến sĩ Guitierrez đã nhận dạng được con vật cắn cô bé người Mỹ là một con kỳ đà vô hại. Lập tức việc phân giải mẫu nghiệm nước miếng ngưng lại cho dù đã có một vài kết quả ban đầu cho thấy môt vài phân tử protein cực kỳ cao cấp của một loại sinh vật chưa biết đến. Nhưng kỹ thuật viên trực đêm bận việc và ông ta cất mẫu nghiệm nước miếng vào phòng lạnh.
Sáng hôm sau nhân viên trực kiểm tra lại kệ đựng những mẫu nghiệm cần loại bỏ của bệnh nhân. Thấy tên Bowman Tina nằm trong danh sách xuất viện buổi sáng, anh ta vứt bỏ mẫu nghiệm nước miếng. Vào lúc cuối, anh ta thấy mẫu nghiệm có dán nhãn đỏ, có nghĩa là cần phải gửi đến phòng thí nghiệm trường Đại học tổng hợp ở San José. Anh ta lượm lại cái ống đã vứt vào thùng rác và gửi đi.
Elena đẩy Tina tới trước, bảo:
- Nói đi con. Nói cảm ơn bác sĩ Cruz.
Tina nói:
- Cháu cảm ơn bác sĩ Cruz. Giờ cháu thấy khỏe nhiều rồi. - cô bé đưa tay bắt tay người bác sĩ - Bác sĩ đã thay áo sơ mi.
Bác sĩ Cruz có vẻ hơi ngạc nhiên một chốc rồi mỉm cười.
- Đúng đấy, Tina. Khi làm việc suốt đêm ở bệnh viện, sáng ra bác phải thay sơ mi.
- Nhưng không thay cà vạt?
- Không, bác chỉ thay áo thôi.
- Anh Mike đã nól với bác sĩ là con bé rất ưa quan sát.
- Quả vậy. - Bác sĩ cười và lắc tay cô bé rất lâu - Chúc cháu vui vẻ trong những ngày còn lại ở Costa Rica, Tina.
- Nhất định là cháu vui.
Gia đình Bowman đã bước đi thì bác sĩ Cruz gọi:
- À, Tina, cháu còn nhớ con kỳ đà cắn cháu không?
- Nhớ chứ.
- Cháu nhớ chân nó?
- Nhớ.
- Chân có ngón không?
- Có.
- Mấy ngón
- Ba. - cô bé trả lời.
- Tại sao cháu biết?
- Vì cháu nhìn kỹ. Vả lại, tất cả các con chim trên bờ biển đều để lại những vết chân có ba ngón như con kỳ đà này, - cô bé đưa bàn tay lên, ba ngón tay giữa xòe ra - và con kỳ đà còn để lại dấu chân trên cát nữa.
- Con kỳ đà để lại dấu chân như chim à?
- Vâng, vâng. Nó còn đi như chim nữa, đầu nó ngóc ngóc như thế này, lên xuống. - cô bé bước tới vài bước, đầu gật tới gật lui như chim đi.
Gia đình Bowman đi rồi, bác sĩ Cruz quyết định thuật lại mấy câu trao đổi với cô bé cho tiến sĩ Guitierrez tại trạm sinh vật. Guitierrez nói:
- Phải thừa nhận rằng câu chuyện của cô bé hơi kỳ lạ. Tôi đã tự kiểm tra lại. Tôi không còn chắc chắn là cô bé bị kỳ đà cắn nữa. Không chắc chút nào cả.
- Vậy có thể là con gì?
- Thôi, chúng ta hãy khoan nghĩ tới điều đó lúc này. Nhân thể, anh có nghe nói đến những vụ kỳ nhông cắn trẻ con ở các bệnh viện không?
- Không. Có chuyện ấy à?
BÃI BIỂN
Marty Guitierrez ngồi trên bãi biển ngắm mặt trời lặn dần cho đến khi chỉ còn các tia sáng chiếu từ mặt vịnh, phết vàng lên các ngọn cọ dừa. Ông ngồi giữa đám rễ cây đước, gần đúng vị trí cô gái nhỏ người Mỹ đã ngồl cách đấy hai ngày, trên bờ bể Cabo Blanco.
Cho dù có đúng như thế, như Guitierrez đã nói với gia đình Bowman, rằng bị kỳ đà cắn là chuyện thường, nhưng ông chưa hề nghe ai kể là bị kỳ đà cắn, và chắc chắn là ông cũng chưa nghe ai phải đến bệnh viện vì kỳ đà cắn cả. Lại còn vết cắn trên tay Tina có vẻ hơi lớn so với kỳ đà. Trở về trạm Carara, ông đã đến thư viện kiểm tra lại, nhưng không hề tìm thấy một trường hợp ghi chú nào về kỳ đà cắn người. Kế đó ông đến Trung tâm phục vụ khoa học sinh vật quốc tế, nơi đặt máy điện toán ghi các dữ kiện và số liệu xảy ra tại Mỹ. Nhưng không thấy nói gì đến kỳ đà cắn người hoặc người phải vào bệnh viện vì bị kỳ đà cắn.
Sau đó ông phôn cho một nhân viên y tế ở Amaloya, ông này quả quyết là có một em bé, mới được chín ngày, ngủ trong nôi đã bị một con vật cắn vào chân. Bà ngoại của bé - người duy nhất thấy con vật - bảo rằng đấy là một con kỳ nhông. Chân đứa bé sưng tấy và nó ngất ngư gần chết. Bà tả con kỳ nhông màu lục, có vằn nâu. Nó cắn chân đứa bé nhiều lần trước khi bà đuổi được nó. Nhân viên y tế này cho biết, ông còn nghe nói nhiều đến các vụ cắn khác. Một đứa bé ở Vásquez, bị cắn lúc đang ngủ. Một đứa khác ở Puerta Sotrero. Tất cả đều xảy ra trong hai tháng vừa qua, với trẻ đang ngủ và trẻ sơ sinh.
Những tin tức như thế khiến Guitierrez nghi ngờ là có sự hiện diện của một loài kỳ nhông hoặc kỳ đà thuộc chủng loại lâu nay chưa ai biết. Điều này đặc biệt có thể đúng với Costa Rica. Chỉ rộng có bảy mươi dặm tại điểm hẹp nhất, xứ sở này còn nhỏ hơn bang Maine. Tuy nhiên với diện tích này, Costa Rica vẫn có nhiều điều kiện sinh thái khác nhau cho cư dân sinh vật: biển, các bờ biển cả hai phía Đại Tây dương và Thái Bình dương, bốn rặng núi cách biệt nhau với những đỉnh cao ba ngàn sáu trăm mét và những núi lửa đang hoạt động, rừng mưa, rừng phủ mây, những miền khí hậu điều hòa, nhiều đầm lầy và sa mạc khô cháy. Những vùng sinh thái khác biệt như thế đã tạo ra những sinh vật khác biệt đáng ngạc nhiên. Các chủng loại ở Costa Rica nhiều gấp ba lần Bắc Mỹ. Có hơn một ngàn loại lan, hơn năm ngàn loại côn trùng.
Luôn có những vùng sinh vật mới được tìm ra với tốc độ gia tăng trong những năm gần đây. Vì một lý do không mấy vui, Costa Rica đang mất dần rừng rậm, các sinh vật sống ở rừng mất nơi cư trú, phải di chuyển sang vùng khác và đôi khi thay đổi luôn lối sống.
Vậy thì một chủng loài mới hoàn toàn có khả năng tồn tại. Nhưng đi theo với niềm phấn khởi khi phát hiện một loài mới là sự phát sinh bệnh tật mới. Loài kỳ nhông mang bệnh có vi trùng, nhiều bệnh có thể truyền sang người. Nghiêm trọng nhất là bệnh viêm màng não của loài kỳ nhông, có thể gây nên một loại bệnh buồn ngủ ở người và ngựa. Guitierrez cảm thấy việc tìm ra loại kỳ nhông mới này là việc rất quan trọng.
Ngồi trên bờ cát, ông nhìn mặt trời thấp dần và thở dài. Cô bé Tina có lẽ đã thấy một con thú mới mà cũng có thể không phải. Ngay từ sáng sớm Guitierrez đem theo súng hơi, lắp sẵn tên tẩm thuốc mê, đi đến bờ biển với niềm hy vong lớn. Nhưng cả ngày đã trôi qua vô ích. Phải trở về thôi. Ông không muốn lái xe trên con đường từ bờ biển ngược lên đồi trong đêm tối. Guitierrez đứng dậy đi trở lại bờ biển. Phía xa xa ông thấy bóng một con khỉ đi thong thả giữa đám rễ đước bên cạnh môt đầm nước. Ông vội rời ra chỗ trống. Nếu đã có con khỉ thì có thể có những con khác trên các cành cây và loại thú này hay đái lên đầu những người quấy rầy chúng.
Nhưng con khỉ này dường như chỉ đi một mình, và đi chầm chậm, thỉnh thoảng lại ngồi lên hông. Nó ngậm một vật gì đó ở miệng. Khi đến gần, ông thấy nó đang ăn một con kỳ đà. Đuôi và hai chân sau con kỳ đà thõng xuống từ miệng con khỉ. Dù ở xa, Guitierrez vẫn nhìn thấy những vằn nâu trên sống lưng màu lục.
Guitierrez ngồi thụp xuống giương súng lên ngắm. Con khỉ, quen sống trong một khu rừng được bảo vệ, tò mò nhìn lại ông. Nó không bỏ chạy, ngay cả khi mũi tên đầu tiên bắn xẹt qua nó. Khi phát tên thứ hai cắm sâu vào đùi, con khỉ rú lên tức giận và ngạc nhiên thả con mồi ăn dở và chạy biến vào rừng.
Guitierrez đứng dậy đi tới. Ông không lo lắng gì cho con khỉ, lượng thuốc mê quá ít, bất quá chỉ gây cho nó ít phút mơ màng. Ông nghĩ đến việc phải làm với thứ mới tìm được. Bản thân Guitierrez sẽ viết bản báo cáo đầu tiên, nhưng phần con vật ăn dở dĩ nhiên là phải được gửi về My để có sự nhận dạng chủng loại thật chính xác.
(Bạn đang đọc truyện tại KenhTruyen.Wap.Sh chúc các bạn vui vẻ)
T
iến sĩ Richard Stone, trưởng phòng thí nghiệm bệnh nhiệt đới thuộc trung tâm y khoa Đại học Columbia cho rằng cái tên thường làm cho một trung tâm to lớn hơn khuôn khổ thật sự của nó. Vào những năm đầu của thế kỷ hai mươi, khi phòng thí nghiệm chiếm toàn bộ tầng thứ tư của Viện khảo cứu sinh vật, nhiều toán kỹ thuật viên làm việc ngày đêm để loại trừ những bện tật làm khổ loài người như sốt vàng da, sốt rét, tả. Những thành công về y học này đã làm cho nó có một vị trí quan trọng hơn trước. Bây giờ chỉ còn là một cơ sở thu gọn với hai kỹ thuật viên, và công việc chủ yếu của họ là chẩn đoán bệnh cho người dân New York đi du lịch nước ngoài.
Cô kỹ thuật viên đọc tấm nhãn ghi chú mẫu nghiệm, nói:
- Ồ rất thú vị. Xác bị ăn dở của con kỳ đà Costa Rica chưa xác định được chủng loại. - Cô ta nhăn mũi - Có việc làm rồi đây, tiến sĩ Richard ạ.
Richard bước đến xem xét mẫu vật mới gửi đến. Ống chứa mẫu nghiệm bằng nhựa trắng có dung tích hai lít rưỡi. Nắp kim loại vặn có khóa cài. Ống dán nhãn "Bình mẫu nghiệm sinh vật quốc tế" và lời cảnh cáo Nhãn này giữ cho ống khỏl bị những nhân viên quan thuế tò mò mở xem.
Rõ ràng là lời cánh cáo có tác dụng; khi quay đèn chiếu rọi xem, Richard thấy dấu niêm phong còn y nguyên. Ông mang găng tay plastic và bao che mặt. Ông phải cẩn thận thế vì gần đây, phòng thí nghiệm phát hiện ra là các mẫu nghiệm thường bị nhiễm vi trùng bệnh sốt ngựa ở Venezuela, bệnh viêm màng não Nhật, vi khuẩn vùng rừng Kyasanur, vi khuẩn Laugat và Mayaro. Rồi ông mở nắp.
Có tiếng xì xì do hơi thoát ra và khói trắng bốc lên. Bình chứa trở nên lạnh băng. Trong bình là một túi plastic có khóa kéo chứa một thứ gì đó màu lục. Richard trải một tấm khăn giải phẫu lên mặt bàn và dốc túi plastic cho vật mẫu rơi ra. Một miếng thịt tươi đông lạnh rơi xuống bàn với một tiếng bịch khô khan. Cô kỹ thuật viên nói:
- Ô, trông như thứ gì ăn dở.
- Đúng thế. Họ muốn chúng ta làm gì đây.
Cô kỹ thuật viên xem giấy tờ kèm theo:
- Kỳ nhông hoặc kỳ đà đang cắn trẻ em địa phương. Họ cần nhận dạng chủng loại và tìm xem có bệnh truyền qua vết cắn không. - Cô đưa ra bức vẽ một con kỳ đà, ký tên Tina bên trên - Một trong mấy đứa trẻ đã vẽ con vật.
Richard liếc nhìn bức vẽ:
- Rõ ràng là chúng ta không thể xác định được chủng loại, nhưng có thể kiểm tra xem nó mang bệnh gì khá dễ dàng nếu chúng ta có thể có được một ít máu của con vật. Họ gọi là con gì vậy?
Cô kỹ thuật viên đọc:
- Basiliscus amoratus, với chân ba ngón đột biến dị thường.
- Ô kê. Chúng ta bắt đầu thôi. Trong khi chờ tan, hãy chuẩn bị chụp X-quang và ảnh màu polaroid cho vào hồ sơ. Khi lấy được máu, bắt đầu tìm các vi khuẩn gây bệnh cho đến khi có kết quả. Cho tôi hay nếu có vấn đề gì.
Trước giờ ăn trưa, phòng thí nghiệm đã có câu trả lời. Richard Stone ghi là "không đáng lưu ý" trong bản Fax do kỹ thuật viên gửi đi cho tiến sĩ Guitierrez tối hôm ấy.
Không có câu trả lời cho việc nhận dạng chủng loại con kỳ đà. Việc này phải để giáo sư Edward Simpson. Ông ta còn nhiều tuần nữa mới trở về và thư ký của Guitierrez yêu cầu phòng thí nghiệm bệnh nhiệt đới vui lòng cất mẫu nghiệm vào phòng lạnh. Richard lại để mẫu nghiệm vào túi plastic và cất vào ngăn đông.
Tiến sĩ Guitierrez đọc bản Fax ngắn gọn.
ĐỀ TÀI: Basiliscus amoratus đột biến dị thường.
(Do văn phòng giáo sư Simpson gửi đến)
MẪU NGHIỆM: phần thân sau, thú? bị ăn dở.
PHƯƠNG THỨC THÍ NGHIỆM: X-quang hiển vi điện tử, RTX vi rút, vi khuẩn, vi sinh
KẾT QUẢ: Không có bằng chứng gây bênh cho người.
Ký tên
Tiến sĩ giám đốc: Richard Stone
Guitierrez đặt hai giả thiết căn cứ trên lời ghi. Thứ nhất, việc nhận dạng con vật là loài kỳ nhông amoratus của ông đã được các nhà khoa hoc ở Đại học Columbia xác nhận. Thứ hai, sự vắng mặt tác nhân gây bệnh trong con vật có nghĩa là chẳng có gì nguy hiểm cho sức khỏe của dân Costa Rica. Ông cảm thấy quan điểm đầu tiên của mình là đúng: một chủng loại kỳ nhông mới bị đuổi khỏi rừng rậm đến một môi trường sống mới, và đang tiếp xúc với dân làng. Guitierrez tin chắc rằng vài tuần lễ nữa loại kỳ nhông này sẽ sống ổn định và thời kỳ cắn trẻ con sẽ chấm dứt.
*
Mưa nhiệt đới rơi dầy đặc, gõ đều đều lên mái ngói của phòng khám bệnh viện ở Bahia Anasco. Lúc này đã nửa đêm Điện đã bị mất do cơn bão. Bà đỡ Eelena Morales đang làm việc với ánh đèn bình ăc quy thì nghe tiếng kêu chíp chíp. Cho là tiếng chuột kêu, bà đặt vội miếng gạc lên trán sản phụ và đi qua phòng bên để xem chừng đứa trẻ mới sinh. Đặt tay lên then cửa, bà cảm thấy yên tâm khi nghe tiếng chíp chíp. Rõ ràng đấy là một con chim bay vào cửa sổ để tránh mưa. Dân Costa Rica tin rằng một con chim đến thăm người mới sinh là một điềm may.
Bà Morales mở cửa. Đứa bé mới sinh nằm trong chiếc nôi gỗ liễu, đắp chiếc chăn nhẹ, chỉ hở mặt. Xung quanh thành nôi, ba con kỳ đà màu lục đậm bám vào song chắn, miệng há rộng. Khi thấy bà Morales cả ba con cùng ngúc ngoắc đầu; nhìn bà chòng chọc trong ánh đèn rọi, bà Morales thấy máu ra từ miệng chúng. Kêu lên mấy tiếng chíp chíp nhỏ, một con hạ thấp đầu, và với một cái giật nhẹ, rứt ra một miếng thịt tươi trên thân thể đứa bé.
Bà Morales bổ nhào tới, hét lên, và cả ba con vật chạy biến vào đêm tối.
Trước khi đến được bên chiếc nôi, bà đã kịp nhận biết điều gì đã xảy ra, khi nhìn vào mặt đứa bé, bà biết nó đã chết. Ba con kỳ nhông chạy tản trong đêm mưa, kêu chíp chíp, để lại những dấu chân ba ngón như dấu chân chim.
HÌNH DẠNG
Bình tĩnh lại, bà Morales quyết định không nói gì về vụ ba con kỳ nhông. Mặc dù hết sức kinh hãi bởi những gì vừa thấy, bà bắt đầu lo sẽ bị phê bình vì đã để đứa bé nằm một mình. Bà nói với sản phụ là đứa bé bị ngạt thở, và với tư cách là bà đỡ quốc gia, bà báo cáo cái chết của đứa bé là "hội chứng chết bất ngờ của trẻ sơ sinh". Một cái chết không thể giải thích được xảy ra với trẻ còn rất bé, báo cáo của bà không gây nghi ngờ gì và mọi việc đều êm thấm.
Phòng thí nghiệm ở San José phân tích mẫu nghiệm nước miếng dính ở tay Tina Bowman đã phát hiện nhiều điều đáng chú ý. Đúng như dự đoán, có một lượng serotonin. Nhưng giữa những protein nước miếng có một con quái vật thật sự: khối lượng phân tử lên dến 1980, một trong những protein lớn nhất được biết đến. Hoạt động sinh hóa của chất này vẫn đang được khảo sát, nhưng đấy dường như là một chất độc gây hại cho thần kinh liên quan đến nọc rắn Cobra ở Ấn Độ, mặc dầu cấu trúc phân tử còn rất sơ khai.
Phòng thí nghiệm còn tìm ra dấu vết của một lượng lớn chất gamma-amino methionine hydrolase. Vì loại enzyme này chỉ hiện diện trong kỹ thuật di truyền, không bao giờ tìm thấy ở thú vật hoang dã, các kỹ thuật viên cho rằng đây Ià do nhiễm độc ở phòng thí nghiệm và không báo cáo điều này khi họ phôn cho bác sĩ Cruz, người cần biết sự việc ở Puntaneras.
Những mảng thịt kỳ đà nằm lại trong tủ lạnh của phòng thí nghiệm Đại học Columbia, chờ tiến sĩ Simpson về, ít nhất một tháng nữa. Và như thế sẽ chưa có gì xảy ra, nếu không có một kỹ thuật viên tên là Alice Levin đi vào phòng thí nghiệm. Chị thấy hình vẽ của Tina và nói:
- Ô, nhỏ nào vẽ con khủng long thế này?
- Cái gì? - Richard hỏi, chầm chậm quay qua chị kỹ thuật viên.
- Con khủng long. Không phải con khủng long đấy sao. Thằng nhỏ nhà tôi vẫn thường vẽ.
Richard nói:
- Đây là con kỳ đà. Ở Costa Rica. Một cô bé nào ở đấy vẽ.
Alice lắc đầu:
- Không phải. Giáo sư nhìn xem, thật rõ ràng, cái đầu này, cái cổ dài này, đứng trên hai chân sau, cái đuôi dài, to này. Đây là con khủng long.
- Không thể. Nó chỉ cao có ba tấc thôi.
- Thế à? Vậy thì đây là con khủng long con. Tin tôi đi. Tôi có hai thằng em trai, tôi biết rõ khủng long lắm. Những khủng long nhỏ thường không cao quá ba tấc. Có tên gọi là teenysauries hay gì đó tôi không biết.
Richard nói:
- Cô không biết. Đây là hình vẽ của một con vật đang sống. Họ có gửi cho tôi mấy miếng thịt của nó. Trong ngăn lạnh ấy. - Richard đến tủ lạnh lấy bao plastic và rũ mấy miếng thịt rơi ra.
Alice nhìn vào phần thịt ở chân và đuôi mà rùng mình. Chị ta không dám sờ đến.
- Tôi không biết. Nhưng những thứ tôi nhìn đây đúng là của một con khủng long.
Richard lắc đầu:
- Không thể thế được.
- Tại sao? Nó có thể là một con con còn sót lại, hay nó là dấu vết hậu duệ của loài khủng long, hay là cái gì đó tùy mấy người gọi.
Richard tiếp tục lắc đầu. Alice không được thông tin. Chị ta chỉ là kỹ thuật viên làm việc trong phòng thí nghiệm vi trùng học ở phòng dưới. Và chị ta có trí tưởng tượng khá phong phú. Alice nói:
- Tiến sĩ biết đấy, nếu quả thật đây là một con khủng long thì có thể là một sự việc lớn đấy.
- Nó không phải là một con khủng long.
- Đã có ai kiểm tra xem chưa?
- Chưa.
- Thế thì hãy đem nó đến Bảo tàng lịch sử thiên nhiên hay nơi nào tương tự. Tiến sĩ nên làm đi.
- Làm thế thì buồn cười và kỳ quá.
- Tiến sĩ muốn tôi đưa nó đi giúp ông không?
- Không. Tôi không định làm thế.
- Ông sẽ không làm gì cả à?
Richard bỏ vật mẫu vào bao, đặt vào chỗ cũ ở ngăn lạnh, đóng mạnh cửa:
- Đấy không phải là khủng long, đấy là con kỳ đà. Và cho dù là con gì thì nó cũng phải chờ cho đến khi tiến sĩ Simpson từ Bornéo trở về nhận dạng. Chỉ có thế, Alice à, con kỳ đà khủng long chẳng đi đâu được.
-- http://viptruyen.pro --
A
lan Grant gập người lại, mũi chỉ cách mặt đất vài phân. Nóng trên bốn mươi độ. Đầu gối ông đau nhức, dù đã mang bao cao su chống cọ xát. Phổi như cháy vì bụi cát nóng. Mồ hôi nhỏ giọt từ trán. Nhưng rõ ràng Grant không thấy khó chịu . Toàn bộ sự chú ý của ông tập trung vào một diện tích chừng một đềximét vuông trước mặt.
Làm việc rất cẩn thận với một công cụ của nha sĩ và một bàn chải nhỏ bằng lông lạc đà, ông khơi dần ra một mảnh xương hàm hình chữ L nhỏ xíu. Mảnh xương dài chừng hai xăngtimét rưỡi và không dày hơn ngón tay út của ông. Hàm răng là một dãy những điểm nhỏ. Một ít mảnh xương nhỏ rời ra khi ông bới đất. Ông ngưng bới một lúc để phết lên miếng xương một lớp xi măng trên nhựa cao su trước khi tiếp tục. Không còn nghi ngờ gì nữa đây là xương hàm của một chú khủng long con. Con vật mang chiếc hàm này đã chết cách đây bảy mươi chín triệu năm, lúc khoảng hai tháng tuổi. May ra, Alan tìm thêm được phần còn lại của bộ xương. Nếu tìm được thì đấy là bộ xương đầy đủ đầu tiên của một con vật ăn thịt sống.
- Ê… ông Gr…. an… t!
Gran nhìn lên, mắt nhấp nháy trong ánh nắng. Ông kéo kính mát xuống và đưa lưng bàn tay chùi trán. Ông đang ở lưng chừng một sườn đồi bị xói mòn thuộc vùng đất xấu ngoại vi Snakewater, bang Montana. Dưới vòm trời xanh rộng, những đồi trọc đầy đá vôi trải dài hàng dặm về mọi hướng. Không thấy một cành cây, một bụi cỏ. Chẳng có gì ngoài đá sỏi, mặt trời cháy nóng và gió rít.
Khách tham quan thấy ở vùng đất hoang xấu này một quang cảnh tẻ ngắt. Nhưng với Grant thì lại khác. Vùng đất cằn cối này là cái gì đó còn lại của một thế giới khác, hoàn toàn khác, đã biến mất cách đây tám mươi triệu năm. Grant như thấy mình đứng trước một vùng đầm lầy ấm áp của quá khứ xa xôi, có nhánh sông tạo nên bờ của một vùng biển nội địa vĩ đại. Biển nội địa rộng một ngàn dặm, tràn khắp mọi phía, bắt đầu từ rặng Rocky Mountains mới trồi lên, đến những chóp núi nhọn hiểm trở của rặng Áppalachiaus.
Toàn bộ vùng Tây nước Mỹ nằm dưới nước.
Những đám mây mỏng bay trên bầu trời như bị đen xám đi bởi khói của những núi lửa gần đấy. Bầu khí quyển đặc hơn, có nhiều thán khí. Cây cối mọc thật nhanh dọc theo bờ biển. Biển không có cá, chỉ có trai, sò và ốc. Thằn lằn bay thường phóng mình xuống mặt nước để ăn các loại tảo. Một số khủng long ăn thịt lảng vảng kiếm mồi ở các bờ đầm phá, di chuyển giữa đám cọ dừa. Và ở ngoài khơi là một hòn đảo nhỏ diện tích chừng hai mươi mẫu tây. Quanh đảo thực vật rau cỏ mọc dày đặc làm thành nơi trú ẩn tốt cho những bầy khủng long mỏ vịt ăn cỏ, đẻ trứng trong những ổ chung và nuôi con.
Hàng triệu triệu năm sau đó, biển nội địa giàu muối kiềm cạn dần và cuối cùng biến mất. Mặt đất phơi mình dưới ánh nắng mặt trời nứt nẻ. Hòn đảo ngoài khơi vơi trứng khủng long biến thành ngọn đồi xói mòn ở phía bắc Montana, nơi hiện giờ đang được Gran khai quật.
- Ê...! Tiến sĩ Grant...
Ông đứng dậy, ngực lớn như thùng rượu, râu quai nón, khoảng bốn mươi tuổi. Tiếng máy điện xách tay nổ bình bình, tiếng cách cách của một lưỡi rìu máy bổ vào đá tảng ở ngọn đồi kề cận vọng tới. Ông thấy mấy người trẻ tuổi làm việc quanh lưỡi búa máy, chuyển những tảng đá đi sau khi kiểm tra xem có hóa thạch hay không. Ở chân đồi, sáu chiếc lều thuộc khu trại rung phần phật trước gió, một toa xe moóc dùng làm phòng thí nghiệm tại hiện trường ở phía sau. Và ông thấy Ellie đứng trong bóng râm của toa xe, một tay vẫy ông, tay kia chỉ về phía tây:
- Có kh...á... c... h!...
Grant thấy một đám bụi và một chiếc Ford Sedan nẩy xóc trên mặt đường nhấp nhô hướng về khu trại. Ông nhìn đồng hồ, vừa hết giờ. Phía bên kia đồi, mấy thanh niên nhìn về chiếc xe tỏ vẻ quan tâm. Không có mấy khách đến viếng Snakewater và lâu nay họ vẫn nghe tin là có một luật sư thuộc Cục bảo vệ môi trường muốn đến gặp Alan Grant.
Nhưng Alan biết rằng ngành cổ sinh vật học, ngành khảo cứu về các dạng sống đã tuyệt chủng, trong thời gian gần đây đã đạt được những thành quả bất ngờ.
Thế giới đang thay đổi nhanh chóng và những câu hỏi cần thiết về thời tiết, về việc phá rừng, về sự ấm lên của địa cầu hay về tầng ô-zôn... lâu nay dường như đã có lời giải đáp, it nhất phần nào, qua những lượng thông tin từ quá khứ. Những thông tin mà các nhà khảo cổ sinh vật học có thể cung cấp. Trong vài năm qua ông đã hai lần được xem là một chứng nhân trung thực.
Ông xuống đồi đón chiếc xe.
Người khách ho lên mấy tiếng khi đóng sầm cửa xe trong đám bụi và chìa tay ra:
- Tôi là Bob Morris, Cục bảo vệ môi trường. Tôi làm việc tại văn phòng chi nhánh San Francisco.
Grant tự giới thiệu rồi nói:
- Trông anh nóng quá rồi. Làm lon bia nhé?
- Ôi còn gì bằng!
Bob Morris gần ba mươi, mang cà vạt, quần xám. Tay xách cặp giấy. Đôi giày đế da mũi nhọn của anh ta kêu rào rạo trên sỏi khi họ đi về toa xe moóc. Morris chỉ vể phía mấy căn lều chóp nhọn:
- Khi tôi vượt qua ngọn đồi đàng kia nhìn tới đây, tôi tưởng đây là một khu trại của dân da đỏ.
- Đấy là cách tốt nhất để ở vùng này. - Grant giải thích. Vào năm 1978, năm đầu tiên khai quật, họ đóng ở vùng North Slope, họ dùng những lều tám mặt hiện đại nhất. Nhưng mấy chiếc lều luôn bị gió thổl lật. Họ thử dùng các loại lều khác, nhưng kết quả như cũ. Cuối cùng họ dùng loại này, bên trong rộng hơn, thoải mái hơn, và vững chắc hơn trước gió mạnh.
Morris đưa mắt nhìn quang cảnh hoang sơ rồi lắc đầu:
- Lều ấy thì đúng là thích hợp với ở đây. Ông đến đây bao lâu rồi?
- Vào khoảng sáu mươi thùng.
Morris ngạc nhiên không hiểu. Grant cười và giải thích tiếp:
- Chúng tôi tính thời gian bằng bia. Chúng tôi bắt đầu ở đây vào tháng sáu. Và đến giờ thì đã hết khoảng sáu mươi thùng.
- Thật chính xác là sáu mươi ba thùng. - Giọng của Ellie vang lên khi cô đến bên xe moóc. Cô mặc Jeans xẻ lên tận gối, áo công nhân cổ hở với cà vạt buông thõng. Hai mươi bốn tuổi, da nâu sậm, tóc vàng hoe buông xõa sau lưng.
Grant hơi buồn cười khi thấy Morris nhìn sững cô gái. Ông giới thiệu cô rồi tiếp:
- Ellie giữ cho mọi việc chạy đều. Rất thành thạo với công việc.
Morris hỏi:
- Cô ấy làm những gì?
Ellie mở cửa toa xe, trả lời thay Grant:
- Tôi đi chuyên ngành cổ thực vật. Và tôi cũng thực hiện mọi thứ để chuẩn bị cho hiện trường.
Họ bước vào. Chiếc máy lạnh trong toa xe chỉ đưa được nhiệt độ xuống tới ba mươi độ, nhưng dường như vẫn mát mẻ. Toa xe có một dãy bàn gỗ dài, bày thứ tự những mẫu xương nhỏ, mỗi mẫu đều có đính thẻ ghi rõ chi tiết. Xa hơn về phía cuối dãy bàn là những đĩa và chậu sành. Mùi dấm chua bốc nồng lên. Morris nhìn những mảnh xương.
- Tôi tưởng là khủng long phải to lớn.
- Lớn chứ. Nhưng mọi thứ anh thấy đây là của khủng long con. Vùng Snakewater này quan trọng là vì có nhiều ổ trứng khủng long. Cho tới trước khi chúng tôi bắt đầu công việc này, hiếm người biết đến khủng long con. Chỉ duy nhất một ổ trứng được tìm thấy ở sa mạc Gobi. Ở đây chúng tôi đã phát hiện nhiều ổ trứng khủng long, còn đầy đủ cả trứng lẫn xương khủng long non.
Trong khi Alan đến tủ lạnh, cô chỉ cho Morris những chậu đựng acid acetic dùng để rửa chất vôi ở những mảnh xương dễ vỡ. Morris nhìn mấy chậu sành:
- Trông giống những miếng xương gà.
- Vâng. Đúng là giống như xương chim.
Morris nhìn qua cửa sổ toa xe moóc, chỉ mấy đống xương lớn trong bao plastic:
- Còn cái gì ngoài kia?
- Thứ loại bỏ. Đấy là những mảnh xương quá dễ vỡ, hoặc xương vụn. Ngày trước, chúng tôi chỉ việc vứt đi. Nhưng nay phải giữ chúng lại để thực hiện những thí nghiệm về gen di truyền.
- Thử nghiệm gen di truyền?
Grant bước đến, nhét vô tay Bob lon bia:
- Phần anh đây. - ông đưa cho Ellie một lon khác. Cô ngửa đầu uống lon bia. Morris lại nhìn cô. Grant tiếp - Ở đây chúng tôi không kiểu cách gì. Anh muốn thăm phòng làm việc của tôi không?
- Có.
Grant dẫn anh chàng luật sư trẻ tuổi đến đến cuối toa xe, nơi có đặt một chiếc giường xếp rách, một chiếc ghế xiêu vẹo và một chiếc bàn thô tháp. Grant buông mình lên giường xếp, chiếc giường kêu kẽo kẹt và tung lên một đám bụi trắng. Ông dựa ngửa người, cọ chân vào chân bàn để cởi đôi bốt, vẫy tay mời Morris ngồi xuống ghế:
- Xin cứ thoải mái.
Alan Grant là một giáo sư cổ sinh học ở Đại học tổng hợp Denver, và là một trong những người tiên phong trong lĩnh vực này. Nhưng ông sống nhiều ngoài thiên nhiên và ý thức được rằng tất cả những công việc quan trọng thuộc ngành cổ sinh học đều được thực hiện ngoài thiên nhiên, với chính bàn tay mình. Ông không có mấy kiên nhẫn chờ vào Hàn lâm viện, vào quản lý bảo tàng, những nhân vật mà ông gọi là Người săn khủng long bên tách trà.
Ông nhìn Morris phủi bụi cẩn thận ở ghế trước khi ngồi. Morris mở cặp giấy tờ tìm kiếm, nhìn về phía Ellie đang dùng kẹp gắp những mảnh xương trong các chậu acid ở cuối toa moóc, chẳng chú ý gì đến hai người. Rồi anh ta mở đầu:
- Có lẽ giáo sư đang thắc mắc tại sao tôi đến đây?
Grant gật đầu:
- Có lẽ. Đường đến đây quá xa, ông Bob Morris.
- Vâng. Tôi xin vào ngay vấn đề. Cục bảo vệ môi trường gần đây rất quan tâm đến những hoạt động của công ty Hammond. Giáo sư có nhận một ít khoản tài trợ của Hammond phải không?
Grant gật đầu:
- Ba mươi ngàn đôla mỗi năm. Trong năm năm qua.
- Giáo sư biết gì về công ty này?
Grant nhún vai:
- Công ty Hammond là một nguồn trợ cấp tài chính đáng nể của các hoạt động có tính chất khảo cứu. Họ cấp ngân quỹ cho công cuộc khảo cứu khắp thế giới, gồm cả người khảo cứu về khủng long. Tôi biết họ vẫn bảo trợ cho Bob Kerry ở Alberta, và John Weller ở Alaska. Có lẽ còn nữa.
- Giáo sư có biết tại sao Hammond lại đỡ đầu nhiều cuộc khảo cứu khủng long?
- Dĩ nhiên tôi biết. Vì John Hammond là một ông già say mê khủng long.
- Giáo sư đã gặp Hammond?
- Một hoặc hai lần. Ông ta đến đây thăm tôi. Ông ta đã quá lớn tuổi, anh biết đấy. Và hơi kỳ quặc, theo kiểu thường có của một tay giàu có. Nhưng luôn luôn nhiệt tình. Tại sao anh hỏi thế?
- Ấy, công ty Hammond thật ra lại là một tổ chức hơi bí mật. - Morris lấy ra một bản đồ thế giới có đánh dấu những chấm đỏ và trao cho Alan - Đây là những vụ khai quật do Hammond tài trợ năm rồi. Giáo sư có chú ý thấy gì lạ ở các địa điểm đào tìm không? Montana, Alaska, Canada, Sweden…
- Tất cả đều ở phía bắc. Không có địa điểm nào dưới vĩ tuyến 45. - Morris mở ra một bản đồ khác - Y như thế, năm này qua năm khác. Những chương trình khai quật phía nam, ở Utah, Colorado hay Mexico, không bao giờ được tài trợ. Công ty Hammond chỉ bảo trợ cho các cuộc đào bới ở những vùng có khí hậu lạnh. Chúng tôi muốn biết tại sao.
Grant nhìn qua mấy tấm bản đồ. Đúng như thế, Hammond chỉ cung cấp tài chính cho những vụ khai quật ở xứ lạnh. Và đấy là một cách đối xử kỳ dị, vì một số công cuộc khảo cứu khủng long tốt nhất đang được thực hiện ở những vùng khí hậu nóng.
- Và đây là điều kỳ lạ khác. - Morris tiếp - Ví dụ có sự liên hệ gì giữa khủng long và hổ phách không?
- Hổ phách?
- Vâng, đấy là loại nhựa cây khô màu vàng rất cứng…
- Tôi biết thứ đó rồi. Nhưng tại sao anh hỏi thế?
- Vì suốt năm năm qua, công ty Hammond đã thu mua một số lượng khổng lồ hổ phách ở châu Mỹ, châu Âu, châu Á, gồm cả những mảnh nữ trang vụn trong các viện bảo tàng. Công ty này hiện sở hữu một số cổ phần lớn nhất trên thế giới về buôn bán chất liệu này.
Grant lắc đầu:
- Tôi không hiểu.
- Bất cứ ai cũng không hiểu. Trong chừng mực chúng tôi có thể nói được, việc này chưa thấy có ý nghĩa gì cả. Hổ phách rất dễ tổng hợp. Nó chẳng có giá trị thương mại hay quốc phòng. Không có lý do gì để tích trữ. Nhưng Hammond đã làm thế, trong nhiều năm qua.
- Hổ phách. - Alan lẩm bẩm lắc đầu.
Morris tiếp:
- Còn về hòn đảo của ông ta ở Costa Rica nữa. Mười năm trước, công ty Hammond thuê một hòn đảo của chính quyền Costa Rica. Giải thích là đê xây dựng nên một bảo tàng sinh vật.
Grant cau mày:
- Tôi không biết gì về việc ấy cả.
- Tôi không có khả năng tìm hiểu được nhiều hơn, - Morris nói - nhưng đây là vài điều về đảo. Nằm ngoài khơi bờ biển tây Costa Rica một trăm dặm. Đảo rất gồ ghề, nằm trong một vùng biển - nơi gặp gỡ của gió và hải lưu nên đảo luôn bị bao phủ bởi sương mù. Người ta vẫn gọi là đảo Mây. Tên đảo là Isla Nublar. Người Costa Rica rõ ràng rất ngạc nhiên thấy có người thuê đảo. - Morris tìm trong cặp giấy - Lý do tôi chú ý đến nó là, theo một số giấy tờ, giáo sư được trả một khoản với tư cách là cố vấn cho những gì liên quan tới đảo.
- Tôi ấy à? - Grant hơi ngạc nhiên.
Morris trao cho Grant một tờ giấy. Đấy là một tờ ngân phiếu được ký xuất vào tháng ba năm 1984 của công ty InGen ở đại lộ Farallon, California. Người nhận là Alan Grant, số tiền mười hai ngàn đôla. Ở một góc tờ ngân phiếu có ghi: THÙ LAO CỐ VẤN THAM KHẢO.
Grant nhìn tờ phiếu rồi gật đầu:
- Ờ, đúng thế. Tôi nhớ tờ ngân phiếu này. Quỷ thật, tôi nhớ rồi. Nhưng số tiền chẳnh có chút gì liên quan tới hòn đảo cả.
Alan Grant đã tìm được một số trứng khủng long ở Montana lần đầu tiên vào năm 1979, và nhiều hơn nữa trong hai năm tiếp theo. Nhưng ông ta không công bố phát hiện của mình cho đến năm 1983. Các tài liệu báo cáo của ông cho biết ông đã tìm được một bầy mười ngàn khủng long mỏ vịt sống dọc bờ biển nội địa, xây tổ chung, đẻ trứng trong bùn, nuôi con lớn thành bầy. Báo cáo này đã làm cho Grant nổi tiếng chỉ trong một đêm.
Các khái niệm về bản năng làm mẹ của những khủng long khổng lồ - và hình vẽ những khủng long con từ trong trứng mổ bể vỏ để chui ra - đã lôi cuốn sự chú ý của khắp thế giới. Grant luôn bị bao vây, tràn ngập những yêu cầu được phỏng vấn, diễn thuyết, viết sách. Nhưng ông đã từ chối tất cả, chỉ muốn tiếp tục việc khai quật. Và trong những ngày sôi nổi giữa năm 1980 ấy, công ty InGen đã tiếp cận với Grant, với yêu cầu giữ chức vụ cố vấn.
Morris hỏi:
- Giáo sư có nghe nói đến InGen trước đó không?
- Không.
- Làm sao họ tiếp xúc với giáo sư?
- Gọi điện thoại. Một người xưng là Gennaro hay Genino gì đó.
Morris gật đầu:
- Donald Gennaro. Ông ta là luật sư của InGen.
Grant nói tiếp:
- Ông ta muốn biết rõ về thói ăn thịt của khủng long và ông ta trả cho tôi một khoản thù lao để viết cho ông ta mọi thứ. - Grant uống bia, đặt lon xuống sàn xe - Gennaro đặc biệt lưu tâm đến khủng long con. Muốn biết chúng ăn gì. Ông ta cho rằng tôi biết các chuyện ấy.
- Giáo sư biết không?
- Thật sự tôi không. Tôi đã nói với ông ta như thế. Chúng tôi đã tìm ra được nhiều mảnh của bộ xương, nhưng có rất ít những dữ kiện về thức ăn. Nhưng Gennaro cho là chúng tôi không muốn công bố mọi thứ, và bảo là ông ta muốn bất cứ thứ gì chúng tôi có được với một đề nghị thù lao rất lớn. Năm mươi ngàn đôla.
Morris lấy ra một máy ghi âm để lên bàn, mở máy:
- Giáo sư có phiền không?
- Không đâu. Cứ việc.
- Và thế là, Gennaro điện thoại cho giáo sư vào năm1984. Công việc của giáo sư khi ấy thế nào? Giáo sư nhận lời?
- Vâng. Anh đã thấy công việc của chúng tôi ở đây rồi đấy. 50.000 đôla sẽ giúp chúng tôi rất nhiều trong việc khai quật. Tôi bảo là tôi sẽ làm những gì ông ta muốn.
- Giáo sư bằng lòng viết về khủng long cho ông ta?
- Vâng.
- Về chế độ ăn uống của khủng long?
- Vâng.
- Giáo sư có gặp Gennaro?
- Không. Chỉ qua điện thoại.
- Gennaro có nói tại sao ông ta muốn biết các thứ đó không?
- Có. Ông ta đang chuẩn bị kế hoạch thực hiện một bảo tàng cho trẻ em, trưng bày khủng long. Ông ta nói là có nhờ đến nhiều nhà khoa học khác và kể tên ra. Có những nhà cổ sinh vật như tôi, một nhà toán học ở bang Texas, hai người về môi trường.
Morris gật đầu:
- Và giáo sư nhận làm cố vấn tham khảo?
- Vâng. Tôi đồng ý gửi cho ông ta một bản tóm tắt công việc của mình: những gì biết được về thói quen của khủng long mỏ vịt mà chúng tôi có.
- Giáo sư đã gửi những loại thông tin gì?
- Mọi thứ: thói quen làm tổ, vùng đất ở, lối săn mối, lối sống theo bầy... mọi thứ.
- Và Gennaro đáp ứng thế nào?
- Ồ, ông ta gọi và gọi. Cả vào lúc nửa đêm. Khủng long có ăn thứ này không, có ăn thứ kia không. Tôi không thể hiểu tại sao ông ta muốn biết đủ thứ như thế. Ý tôi muốn nói là, tôi cũng cho khủng long là quan trọng, nhưng những thứ ấy thì không quan trọng. Chúng đã chết tiệt giống cách đây sáu mươi lăm triệu năm rồi. Anh có thấy những cú gọi như thế có thể chờ đến sáng cũng được không?
- Đúng thế. - Morris đồng ý - Còn về vụ năm mươi ngàn đô?
Grant lắc đầu:
- Tôi cảm thấy quá mệt với bao câu hỏi của Gennaro và hoãn lại mọi thứ. Chúng tôi nhận mười hai ngàn cho những công việc đã làm. Đâu vào khoảng giữa năm 1985.
- Còn công ty InGen? Giáo sư có tiếp xúc nào khác với họ không?
- Không. Kế từ 1985.
- Và khi nào thì công ty Hammond bắt đầu tài trợ cho giáo sư?
- Để tôi nhớ xem. Cũng đâu vào khoảnh thời gian đó. Vào giữa những năm 80.
- Và giáo sư biết Hammond là một người giàu có rất ưa thích khủng long?
- Vâng. - Grant nói - Này, nếu Cục bảo vệ môi trường quan tâm đến Hammond và những gì ông ta làm - những công trường khai quật khủng long ở phía bắc, việc lùng mua hổ phách, thuê đảo ở Costa Rica - tại sao anh không hỏi ngay ông ta?
- Vào lúc này, chúng tôi không thể hỏi được.
- Tại sao?
- Vì chúng tôi không có chứng cớ nào về việc họ sai trái. Nhưng theo ý kiến riêng tôi, rõ ràng là Hammond đang vi phạm luật pháp.
Morris giải thích:
- Thoạt tiên, tôi được gọi tiếp xúc với cơ quan OOT. Cơ quan này kiểm soát việc chuyên chở bằng đường biển những phương tiện kỹ thuật có thể có ý nghĩa về mặt quân sự. Họ cho tôi hay là InGen có thể chuyên chở hai loại kỹ thuật bất hợp phấp. Thứ nhất, ba máy Cray XMP3 đến Costa Rica. InGen cho rằng vụ này chỉ nằm trong mục phân phối phương tiện cho công ty chứ không phải đem bán. Nhưng OOT không hiểu được tại sao có gã trưởng phòng nào đấy ở Costa Rica lại cần đến thứ ấy.
- Ba máy Cray XMP3? - Grant hỏi - Đấy có phải là một loại computer không?
Morris gật đầu:
- Những computer siêu hạng. Ba chiếc Cray này có năng lực tính toán hơn bất cứ nhóm máy tính nào của các công ty tư nhân ở Mỹ và InGen chở máy đến Costa Rica. Giáo sư không tự hỏi tại sao ư?
- Tôi chịu. Tại sao?
- Chẳng ai biết được - về những chiếc máy Hoods lại càng đáng ngán hơn. Hoods là những máy kết chuỗi gen tự động - máy có thể tìm ra mã di truyền. Nó còn quá mới đến nỗi chưa có tên trong danh sách hạn chế buôn bán. Nhưng bất cứ phòng thí nghiệm kỹ thuật di truyền nào cũng muốn có một chiếc, nếu có thể mua được với giá nửa triệu đô la. - Morris lật sổ - Thế mà, hình như InGen đã chở đi đến hai mươi bốn máy kết chuỗi gen này qua Costa Rica.
- Một lần nữa - Morris tiếp tục - họ lại bảo đây là việc phân phối phương tiện làm việc, không phải xuất cảng. OOT đành bó tay. Nhưng rõ ràng là InGen đang thiết lập một trung tâm đầy đủ tiện nghi nhất về kỹ thuật di truyền tại Trung Mỹ, một xứ sở không có quy tắc, luật lệ. Loại việc như thế đã xẩy ra trước đây.
Có nhiều trường hợp các công ty sinh vật Mỹ chuyển đến hoạt động tạii một quốc gia khác để khói bị ràng buộc bởi những nguyên tắc và luật lệ Mỹ. Trường hợp tệ hại nhất - Morris giải thích tiếp - là công ty Biosyn, nghiên cứu bệnh dại.
Năm 1986, Biosyn thử nghiệm một loại vaccine bệnh dại có được do kỹ thuật di truyền sinh vật ở một nông trại Chile. Họ không đơn phương làm thử nghiệm. Chất vaccine chứa virus sống của bệnh dại, bằng phương pháp gen di truyền người ta đã làm cho nó không còn khả năng gây bệnh dại nữa. Nhưng tính chất không còn gây bệnh chưa được thử nghiệm trước. Biosyn không biết là virus có thể còn gây bệnh hay không. Tệ hơn nữa là virus đã bị thay đổi bản chất. Thông thường, người ta không thể mắc bệnh dại nếu không bị thú vật cắn. Nhưng công ty Biosyn thay đổi bản chất làm cho virút có thể gây bệnh qua đường hô hấp. Một người có thể bị dại chỉ vì hít phải loại virus này. Nhân viên của Biosyn mang thứ virus bệnh dại này đến Chile trong những túi xách trên một chuyến bay thương mại. Sự thể sẽ ra sao nếu các túi chứa virus vỡ ra. Mọi hành khách trên máy bay có thể nhiễm bệnh dại. Việc ấy thật là vô nhân đạo. Thật là thiếu trách nhiệm. Và rõ ràng là một sự bất cẩn mang tính trọng tôi. Nhưng chẳng có hành động nào chống lại công ty Biosyn. Các nông gia Chile đã liều mạng sống của họ một cách không mấy khôn ngoan, họ là những dân quê thiếu học, chính quyền Chile thì đang để tâm đến khủng hoảng kinh tế trong nước, chính quyền Mỹ thì không có thẩm quyền. Lewis Dodgson, nhà di truyền học chịu trách nhiệm thử nghiệm, đang làm việc cho Biosyn. Công ty này vẫn bình chân như vại. Và các công ty Mỹ khác đang gấp rút hoạt động tại nước ngoài vốn chưa có kinh nghiệm về di truyền học. Một số các quốc gia cho rằng kỹ thuật di truyền cũng giống như bất cứ kỹ thuật cao cấp nào khác, vì thế đã rước nó vào đất nước mình, không biết đến nỗi nguy hiểm đang hiện diện.
- Đấy là lý do tại sao chúng tôi - Morris nói - bắt đầu điều tra công ty InGen. Cách đây ba tuần.
- Và anh thật sự đã tìm thấy gì?
- Chưa có gì nhiều. - Morris thừa nhận - Khi trở lại San Francisco, có lẽ chúng tôi sẽ phải chấm dứt cuộc điều tra. Và tôi nghĩ tôi sắp hoàn thành việc điều tra tại đây. - Anh ta lắc đầu thu gọn giấy tờ vào cặp - Nhân thể, giáo sư cho biết "Jurenile hyperspace" có nghĩa là gì?
- Đấy chỉ là một tên tưởng tượng cho bản báo cáo của tôi. Hyperspace là một thuật ngữ chỉ không gian đa chiều - giống như three-dimenstion chỉ ba chiều. Nếu anh sắp thu thập các thói quen sinh hoạt của một con thú từ việc ăn uống, di chuyển, nghỉ ngơi, anh có thể định vị trí con vật trong không gian đa chiều. Một số nhà cổ sinh vật học nói đến thói cư xử của một con vật như đang diễn ra trong một môi sinh đa chiều. Jurenile hyperspace nói đến thói quen sinh hoạt của môt khủng long thành niên.
Ở cuối toa xe moóc, chuông điện thoại reo lên. Ellie nhấc ống nghe. Cô nói:
- Giáo sư đang bận họp. Giáo sư sẽ gọi lại ông nhé?
Morris đóng cặp lại và đứng dậy:
- Cảm ơn giáo sư nhiều về sự giúp đỡ và lon bia.
- Chẳng có gì.
Grant đi với Morris đến cánh cửa đầu toa xe. Morris nói:
- Có khi nào Hammond hỏi đến các thứ thuộc về thân thể khủng long ở công trường khai quật của giáo sư không? Xương trứng hay nhiều thứ tương tự.
- Không. - Grant trả lời.
- Tiến sĩ Ellie Sattler có lưu ý là giáo sư có thực hiện một số công việc về di truyền tại đây…?
- Thật ra không hẳn thế. Khi chuyển các vật hóa thạch bị bể hay vì lý do gì khác khiến chúng không thích hợp cho việc trưng bày, chúng tôi gửi tới một phòng thí nghiệm để nghiền nát và rút ra các protein. Phòng thí nghiệm xác định loại protein và phải báo cáo cho chúng tôi.
- Phòng thí nghiệm nào?
- Trung tâm sinh học y khoa ở Salt Lake.
- Lý do giáo sư chọn phòng thí nghiệm ấy?
- Họ mời, vì cạnh tranh.
- Phòng thí nghiệm không dính dáng gì đến InGen? - Morris hỏi.
- Theo tôi biết thì không.
Họ đã đến chỗ cánh cửa của toa xe. Grant mở cửa và cảm thấy đám hơi nóng từ bên ngoài tuôn vào. Morris dừng lại để mang kính mát lên. Anh ta nói:
- Một điều cuối cùng. Giả sử InGen đang thật sự chuẩn bị một bảo tàng trưng bày. Có thể họ đã làm được gì với các thông tin giáo sư gửi cho họ ở các bản báo cáo.
Grant cười to:
- Chắc chắn là có thể rồi. Họ có thể nuôi một con khủng long con.
Morris cũng cười lớn:
- Một con khủng long con. Đấy là một điều nên xem xét. Khủng long con to cỡ nào?
- Chừng này, - Grant dang tay - khoảng mười lăm xăngtimet. Cỡ một con sóc.
- Trong bao lâu thì chúng lớn hết mức?
- Ba năm.
Morris đưa tay ra:
- Lần nữa xin hết sức cám ơn giáo sư.
- Lái xe thong thả nhé. - Grant nói, đứng nhìn theo Morris một lát khi anh ta đi về phía chiếc Land Rover rồi đóng cửa toa xe.
- Cô nghĩ sao? - Grant hỏi.
Ellie nhún vai:
- Ngây thơ.
Grant cười:
- Cô thấy thích Hammond ở chỗ ông ta là một gã vô lại xấu xa à? John Hammind cũng sắp sửa làm chuyện gở như Walt Disney vậy. À này, ai gọi đấy?
- Một người đàn bà tên là Allce Levin, bà ta làm việc tại Trung tâm y tế Columbia. Giáo sư biết bà ta?
Grant lắc đầu:
- Không.
- Thế thì có việc gì đấy về việc nhận dạng phần còn lại của một con vật bị ăn thịt. Bà ta muốn giáo sư gọi ngay.

]

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: