Untitled Part 1
Câu 1: PHÂN TÍCH ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA LUẬT QUỐC TẾ
a) Định nghĩa
LQT là hệ thống các nguyên tắc, các quy phạm pháp luật được quốc gia và các chủ thể khác của LQT thỏa thuận xây dựng nên trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng; nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế.
b) Đặc điểm:
(1) Đối tượng điều chỉnh của LQT: là các quan hệ phát sinh trong đời sống quốc tế giữa các chủ thể của LQT với nhau.
LQG: là những quan hệ trong một quốc gia.
(2) Chủ thể của LQT:
- Quốc gia – chủ thể cơ bản và chủ yếu của LQT:
- Tổ chức quốc tế liên chính phủ: là tổ chức do các quốc gia và các chủ thể khác của LQT thỏa thuận thành lập trên cơ sở ĐƯQT. Tổ chức quốc tế liên chính phủ là tổ chức có tính phái sinh, hạn chế của LQT. Quá trình hình thành cũng như quyền và nghĩa vụ của tổ chức quốc tế liên chính phủ hoàn toàn do các quốc gia thành viên thỏa thuận.
- Dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết: Nguyên tắc dân tộc tự quyết là một nguyên tắc cơ bản của LQT, do đó các dân tộc đấu tranh giành quyền tự quyết cũng được coi là một chủ thể của LQT.
- Chủ thể khác: (Tòa thánh Vanticang; Hồng Kong, Đài Loan...)
CHỦ THỂ CỦA LUẬT QUỐC GIA: là thể nhân, pháp nhân. Trong đó quốc gia là một chủ thể đặc biệt.
(3) Quá trình xây dựng các nguyên tắc và quy phạm của Luật quốc tế: Quy phạm pháp luật quốc tế được hình thành dựa trên cơ sở sự thỏa thuận của các quốc gia cũng như các chủ thể khác của LQT. Sự thỏa thuận này có thể thực hiện bằng một trong hai cách sau đây:
- Thông qua ký kết ĐƯQT hoặc
- Thông qua việc thừa nhận những quy tắc xử sự chung hình thành trong thực tiễn sinh hoạt quốc tế là những quy phạm có tính chất bắt buộc chung.
PL QUỐC GIA ĐƯỢC XÂY DỰNG do bộ máy nhà nước của quốc gia đó ban hành.
(4) Biện pháp bảo đảm thi hành của LQT
- LQT không có bộ máy cưỡng chế thi hành
- Trong trường hợp có sự vi phạm, thì việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành sẽ do chính các chủ thể của LQT thực hiện dưới hai hình thức chính:
+ Cưỡng chế riêng lẻ: Là biện pháp cưỡng chế do một chủ thể thực hiện
VD: Khi bị quốc gia khác xâm lược, quốc gia sở tại có thể sử dụng quyền tự vệ hợp pháp bằng chính lực lượng quân sự của mình để đáp trả.
+ Cưỡng chế tập thể: Là biện pháp cưỡng chế do nhiều chủ thể thực hiện.
VD: EU áp dụng các lệnh trừng phạt đối
PL QUỐC GIA: có hệ thống các cơ quan thi hành pháp luật và có tính cưỡng chế cao
CÂU 2: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH VÀ THUỘC TÍNH CHÍNH TRỊ PHÁP LÝ CỦA QUỐC GIA.
a) Bốn yếu tố cấu thành của quốc gia
- Lãnh thổ: xác định khoảng không gian trong đó quyền lực của quốc gia được thực hiện. Lãnh thổ có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố cấu thành khác của quốc gia. Lãnh thổ không có dân cư, chính phủ là lãnh thổ vô chủ.
- Dân cư: là tất cả những người sinh sống trên lãnh thổ của một quốc gia nhất định và phải tuân theo pháp luật của quốc gia đó. Thành phần dân cư của một quốc gia gồm: công dân và người nước ngoài
- Chính phủ: là bộ máy quyền lực chính trị đại diện cho ý chí của quốc gia. Chính phủ phải đảm bảo duy trì trật tự công cộng, thực hiện tốt trách nhiệm lập pháp và tư pháp trong đối nội, làm tròn các cam kết quốc tế trong đối ngoại.
- Có khả năng độc lập tham gia các quan hệ pháp luật quốc tế: chủ thể có thể tham gia quan hệ quốc tế thông qua hành vi của mình hoặc ủy quyền cho chủ thể khác đại diện cho mình trong quan hệ quốc tế.
b) Thuộc tính chính trị - pháp lý của quốc gia
Thuộc tính chính trị - pháp lý vốn có của quốc gia là chủ quyền. Chủ quyền của quốc gia được thực hiện ở 2 nội dung chính sau:
- Quyền tối cao trong lãnh thổ:
Quốc gia có toàn quyền quyết định các vấn đề trong phạm vi lãnh thổ của mình mà biểu hiện là các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; quyết định mọi vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội ... trong phạm vi lãnh thổ của mình mà các chủ thể khác của LQT không có quyền can thiệp.
- Quyền độc lập trong quan hệ quốc tế:
Quốc gia hoàn toàn độc lập, không phụ thuộc vào ý chí của các chủ thể LQT khác trong việc giải quyết các vấn đề đối ngoại của mình.
CÂU 3: PHÂN TÍCH HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP VÀ HỆ QUẢ PHÁP LÝ CỦA CÔNG NHẬN QUỐC TẾ
a) Khái niệm
Công nhận quốc tế là hành vi pháp lý chính trị của bên công nhận dựa trên nền tảng các động cơ nhất định nhằm xác nhận sự tồn tại của một thành viên mới trong cộng đồng quốc tế, khẳng định quan hệ của bên công nhận đối với chính sách, chế độ chính trị, kinh tế... của thành viên mới; đồng thời thể hiện ý chí thiết lập quan hệ bình thường và ổn định đối với thành viên mới
Hình thức
Công nhận de jure
Công nhận de facto
Công nhận ad hoc
Là hình thức công nhận toàn diện nhất, đầy đủ nhất
Là hình thức công nhận chưa đầy đủ
Là hình thức công nhận đặc biệt: quan hệ giữa các bên chỉ được thiết lập nhằm giải quyết một vụ việc cụ thể và sẽ chấm dứt khi kết thúc vụ việc
Thể hiện ý chí thực sự muốn thiết lập quan hệ bình thường giữa bên công nhận và bên được công nhận
Thể hiện sự miễn cưỡng thận trọng của bên công nhận với bên được công nhận
Công nhận dứt khoát, không thể hủy bỏ
Có tính chất tạm thời, có thể bị hủy bỏ. Bên công nhận thận trọng để có thể điều chỉnh chính sách của mình với bên được công nhận. nếu bên được công nhận khẳng định được vị trí của mình thì sẽ chuyển thành de jure. Nếu không thì công nhận có thể bị hủy bỏ
Mở đường cho việc thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hợp tác toàn diện, ký điều ước song phương kể cả các điều ước chính trị
Thường chỉ giới hạn ở thiết lập quan hệ lãnh sự, hợp tác kinh tế, thương mại
Anh công nhận Liên Xô năm 1924
Anh công nhận Liên Xô năm 1921
Thời kỳ trước năm 1995, Mỹ và Việt Nam đã công nhận nhau để giải quyết 1 số vấn đề sau chiến tranh như tù binh, người mất tích
C, Phương pháp
- Công nhận minh thị: là công nhận được thể hiện một cách rõ ràng công khai, minh bạch trong các văn bản của bên công nhận hoặc trong các ĐƯQT.
- Công nhận mặc thị: là công nhận được thể hiện một cách kín đáo.
- Công nhận riêng lẻ và công nhận tập thể
d, Hậu quả pháp lý
- Thiết lập quan hệ ngoại giao và quan hệ lãnh sự giữa bên công nhận và bên được công nhận. Có thể phát sinh ngay sau khi công nhận hoặc sau công nhận một khoảng thời gian
- Kỹ kết điều ước song phương giữa bên công nhận và bên được công nhận. Đối với điều ước quốc tế đa phương thì các bên không mặc nhiên công nhận nhau.
- Tạo điều kiện để bên được công nhận tham gia vào hội nghị và tổ chức quốc tế
- Tạo điều kiện thuận lợi cho quốc gia được công nhận thực hiện quyền miễn trừ quốc gia đặc biệt là quyền miễn trừ đối với tài sản quốc gia có tại lãnh thổ của quốc gia công nhận
- Tạo điều kiện để một bản án, quyết định của tòa án, trọng tài hoặc bất kì một quyết định nào của cơ quan có thẩm quyền của quốc gia được công nhận có giá trị pháp lý trên lãnh thổ của quốc gia công nhận.
- Tạo cơ sở để xác định hiệu lực pháp lý của văn bản pháp luật của bên được công nhận tại lãnh thổ quốc gia công nhận.
CÂU 4: PHÂN TÍCH CÁC LOẠI QUY PHẠM PHÁP LUẬT QUỐC TẾ. CHO VÍ DỤ
a) Định nghĩa
Quy phạm pháp luật quốc tế là những quy tắc xử sự chung, được tạo bởi sự thỏa thuận của các chủ thể LQT và có giá trị ràng buộc các chủ thể đó đối với các quyền và nghĩa vụ hay trách nhiệm pháp lý quốc tế.
b) Phân loại
- CĂN CỨ HÌNH THỨC TỒN TẠI:
+ Quy phạm điều ước: là quy phạm được ghi nhận trong ĐƯQT do quốc gia và các chủ thể khác của LQT thỏa thuận xây dựng trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện thông qua đấu tranh, thương lượng nhằm ấn định, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể trong QHQT.
+ Quy phạm tập quán: là những quy tắc xử sự chung hình thành trong thực tiễn sinh hoạt quốc tế được các chủ thể của LQT thừa nhận là quy phạm có giá trị pháp lý bắt buộc.
- CĂN CỨ GIÁ TRỊ HIỆU LỰC:
+ Quy phạm mệnh lệnh: (hiệu lực pháp lý rất cao) có giá trị ràng buộc với mọi chủ thể trong mọi mối quan hệ pháp luật quốc tế. các quy phạm khác không được trái quy phạm mệnh lệnh; các chủ thể làm trái quy phạm mệnh lệnh sẽ phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế.
Quy phạm mệnh lệnh có thể bị thay đổi khi có sự thỏa thuận của các chủ thể luật quốc tế, hoặc khi có 1 quy phạm mệnh lệnh khác thay thế cho quy phạm cũ tương đương về nội dung nhưng không còn phù hợp.
VÍ DỤ: thời kỳ cổ đại tồn tại quy phạm cho phép quốc gia được tiến hành chiến tranh để mở rộng lãnh thổ hoặc giải quyết tranh chấp. Nhưng trong pháp luật quốc tế hiện đại, trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc có quy định cấm các quốc gia sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế và giải quyết tranh chấp bằng hòa bình.
+ Quy phạm tùy nghi: các chủ thể có quyền tự xác định phạm vi quyền và nghĩa vụ qua lại giữa các bên phù hợp với hoàn cảnh thực tế.
VÍ DỤ: Tại Công ước Luật biển năm 1982 có quy định vùng đặc quyền kinh tế không quá 200 hải lý. Như vậy, nếu không có chồng lấn thì vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia có thể rộng 200 hải lý.
-CĂN CỨ PHẠM VI TÁC ĐỘNG
+ Quy phạm đa phương phổ cập: là quy phạm có giá trị bắt buộc với hầu hết các chủ thể của LQT, thường được ghi nhận trong các ĐƯQT đa phương phổ cập.
VD: Quy phạm được ghi nhận trong Hiến chương LHQ...
+ Quy phạm đa phương khu vực: là quy phạm có giá trị bắt buộc với một số quốc gia nhất định là thành viên của ĐƯQT cụ thể.
VD: Quy phạm được ghi nhận trong Hiến chương ASEAN...
+ Quy phạm song phương: là những quy phạm chỉ có giá trị bắt buộc đối với hai quốc gia hoặc hai chủ thể của LQT cùng tham gia ĐƯQT song phương.
VD: Quy phạm được ghi nhận trong Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ
CÂU 5: PHÂN TÍCH CƠ SỞ VÀ NỘI DUNG CỦA MỐI QUAN HỆ GIỮA LUẬT QUỐC TẾ VÀ LUẬT QUỐC GIA, CHO VÍ DỤ
A. CƠ SỞ:
* CƠ SỞ LÝ LUẬN
- Sự gắn bó chặt chẽ giữa chức năng đối nội và đối ngoại – hai chức năng cơ bản của nhà nước.
Chức năng đối nội và đối ngoại gắn bó chặt chẽ với nhau. Việc thực hiện chức năng đối ngoại phải dựa trên tình hình thực tế của việc thực hiện chức năng đối nội. việc thực hiện chức năng đối ngoại thành công hay thất bại sẽ tác động thúc đẩy hoặc cản trở việc thực hiện chức năng đối nội.
Để thực hiện chức năng đối nội, quốc gia sử dụng hệ thống pháp luật quốc gia. Để thực hiện chức năng đối ngoại với các chủ thể khác của quốc tế, quốc gia sử dụng pháp luật quốc tế.
-Quốc gia là chủ thể trung tâm, chủ yếu nhất của cả hai hệ thốn pháp luật.
Pháp luật quốc gia hay pháp luật quốc tế đều được quốc gia sử dụng để bảo vệ lợi ích của mình. Pháp luật quốc gia được đặt ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo trật tự có lợi cho lợi ích quốc gia. Pháp luật quốc tế cũng thể hiện ý chí, bảo vệ quyền lợi của quốc gia. Việc quốc gia quyết định tham gia hay không tham gia và tham gia thỏa thuận để xây dựng luật quốc tế đã thể hiện ý chí đó.
-Xuất phát từ vai trò của hai hệ thống pháp luật.
+ Là cơ sở để thiết lập, củng cố tăng cường quyền lực nàh nước.
+ Là cơ sở để nhà nước quản lý kinh tế xã hội
+ Là cơ sở xây dựng các mối quan hệ mới và môi trường ổn định để thiết lập, duy trì các quan hệ quốc tế.
*CƠ SỞ PHÁP LÝ
Sự tồn tại của nguyên tắc Pacta sunt servanda
-Nguyên tắc này đặt ra nghĩa vụ cho các quốc gia phải tận tâm, thiện chí, trung thực và đầy đủ trong việc thực hiện các cam kết quốc tế của mình. Thể hiện ở việc quốc gia phải sửa đổi, ban hành các văn bản hiện hành để phù hợp với các cam kêt quốc tế.
- Quốc gia không được viện dẫn sự khác biệt của pháp luật trong nước để từ chối thực hiện cam kết quốc tế.
B. NỘI DUNG:
(1) Luật quốc gia ảnh hưởng đến sự phát triển của LQT, đến quá trình xây dựng và thực hiện nó
- Quá trình xây dựng LQT trước hết phải xuất phát từ lợi ích của mỗi quốc gia. Do đó, trong quá trình thỏa thuận, thương lượng, các quốc gia luôn dựa trên những nguyên tắc và quy phạm nền tảng của chính pháp luật quốc gia.
VD: Nguyên tắc cấm dùng sức mạnh và đe dọa dùng sức mạnh trong quan hệ quốc tế, nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết... bắt nguồn từ nguyên tắc cấm chiến tranh xâm lược được ghi nhận lần đầu tiên trong Sắc lệnh hòa bình của Liên Xô năm 1917.
- Pháp luật quốc gia bảo đảm pháp lý quan trọng để các nguyên tắc, quy phạm luật quốc tế được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.
(2) LQT có tác động đến sự phát triển và hoàn thiện của luật quốc gia
- Khi tham gia các ĐƯQT, những thành tựu mới của khoa học pháp lý sẽ được nội luật hóa truyền tải trong các văn bản pháp luật quốc gia, góp phần không nhỏ trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia
LQT tạo điều kiện bảo đảm cho pháp luật quốc gia trong quá trình thực hiện.
CÂU 6: PHÂN TÍCH CẤU TRÚC NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ.
A, khái niệm
- Theo nghĩa hẹp: là những hình thức biểu hiện sự tồn tại hay chứa đựng các nguyên tắc, quy phạm pháp luật quốc tế do các các quốc gia và các chủ thể của LQT thỏa thuận xây dựng nên
- Theo nghĩa rộng:
Trước tiên là những hình thức biểu hiện sự tồn tại hay chứa đựng các nguyên tắc, quy phạm pháp luật quốc tế do các các quốc gia và các chủ thể của LQT thỏa thuận xây dựng nên.
Sau đó, nguồn là những gì được sử dụng để làm sáng tỏ nội dung; chứng tỏ sự tồn tại và hình thành các nguyên tắc, quy phạm quốc tế; áp dụng nếu không có các nguyên tắc, quy phạm pl quốc tế
B.CẤU TRÚC NGUỒN
- Nguồn cơ bản gồm điều ước quốc tế, tập quán quốc tế
=> Nguồn cơ bản chứa đựng những nguyên tắc, quy phạm được áp dụng trực tiếp và có tính chất ràng buộc với các chủ thể
- Nguồn bổ trợ gồm: nguyên tắc pháp luật chung, phán quyết của cơ quan tài pahsn quốc tế, các học thuyết về luật quốc tế, hanhfvi pháp lý đơn phuwong của quốc gia và nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ.
=> Nguồn bổ trợ chỉ được áp dụng gián tiếp, mang tính chất khuyến nghị.
CÂU 7: PHÂN TÍCH KHÁI NIỆM ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ THEO CÔNG ƯỚC VIÊN 1969.
a. Khái niệm theo công ước viên 1969
Theo điểm a Khoản 1 Điều 2 Công ước viên thì thuật ngữ điều ước được "dùng để chỉ một thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và được pháp luật quốc tế điều chỉnh, dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau và với bất kể tên gọi riêng của nó là gì".
b. phân tích
- Trước hết, điều ước quốc tế là một thỏa thuận quốc tế. Đây có thể là thỏa thuận về một hay nhiều lĩnh vực của đời sống quốc tế.
- Chủ thể là các quốc gia- chủ thể của quan hệ quốc tế. Theo quy định tại công ước viên thì các chủ thể khác của luật quốc tế như tổ chức liên chính phủ, dân tộc đấu tranh giành quyền tự quyết và một số chủ thể đặc biệt không phải là chủ thể ký kết điều ước quốc tế.
- Hình thức tồn tại:
+ Điều ước quốc tế tồn tại dưới dạng văn bản. Những thỏa thuận bằng lời nói có thể là điều ước quốc tế nếu nó được xác lập trong trường hợp khẩn cấp và không vi phạm nguyên tắc xưng dựng điều ước quốc tế. VÍ DỤ, NGA VÀ MỸ ĐIỆN ĐÀM THỎA THUẬN VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT VŨ KHI HÓA HỌC TẠI SYRIA.
+ Thỏa thuận này có thể thể tồn tại dưới dạng một văn bản hoặc hai văn bản có mối quan hệ với nhau.
-Tên gọi của văn bản không ảnh hưởng tới giá trị pháp lý của điều ước quốc tế.
Tên gọi có thể là hiến chương, hiệp ước, hiệp định, công ước, nghị định thư.
CÂU 8: PHÂN TÍCH KHÁI NIỆM ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT LÝ KẾT, GIA NHẬP VÀ THỰC HIỆN ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ NĂM 2005
Khoản 1 Điều 2 Luật quy định: "Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước hoặc nhân danh Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với một hoặc nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác".
- Trước hết đó cũng là thỏa thuận mang tính quốc tế được luật quốc tế điều chỉnh
- Chủ thể: một bên là nước công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, một bên là các chủ thể khác của luật quốc tế như quốc gia khác, tổ chức quốc tế...
Khái niệm này khác khái niệm của công ước viên năm 1969.
- Hình thức bằng văn bản giống công ước.
- Tên gọi cũng không ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của điều ước.
CÂU 9: PHÂN BIỆT ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ THEO LUẬT 2005 VÀ THỎA THUẬN QUỐC TẾ THEO PHÁP LỆNH 2007
Điều ước quốc tế
Thỏa thuận quốc tế
Chủ thể
Một bên là quốc gia (nhân danh Nhà nước hoặc chính phủ), một bên là các chủ thể của luật quốc tế như quốc gia khác, tổ chức quố c tế liên chính phủ, dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết, chủ thể đặc biệt khác
ð Như vậy tất cả các chủ thể tham gia điều ước quốc tế đều là chủ thể của luật qt
Một bên là cơ quan nhà nước ở Trung ương, cơ quan cấp tỉnh, cơ quan Trung ương của tổ chức. một bên là Quốc hội, cơ quan của Quốc hội, cơ quan giúp việc của Quốc hội, Tòa án tối cao, Viện kiểm sát tối cao, bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc cơ quan tương đương; chính quyền địa phương; tổ chức nước ngoài
ð Như vậy không phải tất cả chủ thể đều là chủ thể của luật quốc tế
Nội dung
Được thỏa thuận về mọi lĩnh vực thuộc đời sống quốc tế
ð Như vậy nội dung thỏa thuận RỘNG hơn
Chỉ được thỏa thuận về những vấn đề nằm trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình trừ một số nội dung.
ð Như vậy nd thỏa thuận HẸP hơn
ký kết
Khi ký kết cần phải phê chuẩn, phê duyệt những thỏa thuận giữa các bên => PHỨC TẠP HƠN
Không phải phê chuẩn, phê duyệt
ð ĐƠN GIẢN HƠN
Gia nhập
Có thể gia nhập điều ước quốc tế mà mình không tham gia ký kết
Không được gia nhập những thỏa thuận mà mình không tham gia ký kết
Bảo lưu
Được áp dụng bảo lưu đối với điều ước quốc tế nhằm loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực pháp lý của một hoặc một số quy định trong điều ước quốc tế khi áp dụng
Không được bảo lưu thỏa thuận quốc tế
Tên gọi
hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác
Thỏa thuận, Bản ghi nhớ, Biên bản thỏa thuận, Biên bản trao đổi, Chương trình hợp tác, Kế hoạch hợp tác hoặc tên gọi khác.
CÂU 10. TRÌNH BÀY TRÌNH TỰ KÝ KẾT ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ.
1. Giai đoạn hình thành văn bản điều ước.
- Đàm phán
Là giai đoạn mà các bên bàn bạc, thảo luận về điều ước dự định xác lập. Đàm phán có thể thực hiện thông qua cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài hoặc tại các hội nghị quốc tế.
-Soạn thảo điều ước: đối với điều ước song phương thì một bên hoặc cả hai bên đều cử người tiến hành. Đối với điều ước đa phương thì do 1 cơ quan tiến hành bao gồm đại diện của các bên.
- Thông qua văn bản điều ước: là hành vi nhằm xác nhận sự đồng ý của các bên đối với văn bản được soạn thảo. thông qua không làm phát sinh hiệu lực của điều ước. nguyên tắc thông qua do các bên tự thỏa thuận.
2. Giai đoạn là phát sinh hiệu lực của điều ước.
- Kí điều ước quốc tế: có 3 hình thức kí
+ Kí tắt: chữ ký của đai diện các bên nhằm xác nhận lại lần cuối nội dung của văn bản. không làm phát sinh hiệu lực điều ước.
+ Kí ad referendum: chữ ký của đại diện các bên. Nếu sau đó, cơ quan có thẩm quyền của các bên đồng ý thì ĐƯ có hiệu lực, nếu không đồng ý thì không phát sinh hiệu lực.
+ Ký đầy đủ/ chính thức: Nếu ĐƯ không phải phê chuẩn phê duyệt thì sau khi ký sẽ có hiệu lực. Nếu phải phê chuẩn phê duyệt thì chưa phát sinh hiệu lực.
-Phê chuẩn, phê duyệt:
+ Phê chuẩn là hành vi pháp lý đơn phương do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của quốc gia thừa nhận nhằm xác nhận giá trị ràng buộc của quốc gia đối với ĐƯ mà cơ quan có thẩm quyền đã kí. Thẩm quyền phê chuẩn do pháp luật quốc gia quy định, thông thường là cơ quan lập pháp. Sauk hi phê chuẩn, các bên trao đổi thư phê chuẩn
VD: VN chưa phê chuẩn quy chế Rome vì có nhiều điểm chưa phù hợp với vn.
+ Phê duyệt là hành vi pháp lý của cơ quan có thẩm quyền của quốc gia thể hiện sự nhất trí với nội dung của ĐƯ, từ đó ràng buộc quốc gia với ĐƯ.
-Gia nhập điều ước:
Là hành vi pháp lý đơn phương nhằm thể hiện sự ràng buộc với điều ước mà quốc gia đó không phải thành viên hoặc với điều ước đã hết thời hạn mở ra để kí.
CÂU 11: TRÌNH BÀY CÁC Hành VI THỂ HIỆN SỰ RÀNG BUỘC CỦA QUỐC GIA VỚI ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ.
- Ký
- Phê chuẩn, phê duyệt
- Gia nhập
CÂU 12: PHÂN TÍCH ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
- Được ký kết dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện
- Được ký kết phù hợp với pháp luật của các bên về thẩm quyền và trình tự.
- Nội dung phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế.
CÂU 13: PHÂN TÍCH CÁC TRƯỜNG HỢP ĐIỀU ƯỚC CÓ HIỆU LỰC VỚI BÊN THỨ 3.
- Trường hợp DUQT xác định quyền và nghĩa vụ cho bên thứ ba, nếu bên thứ 3 đồng ý. Đối với điều ước quy định nghĩa vụ thì sự đồng ý phải được thẻ hiện bằng văn bản
VD: Điều 35 Hiến chương LHQ quy định: bất kỳ một quốc gia nào cũng có thể thông báo cho HDBA hoặc DHD về bất kì vụ tranh chấp nào mà họ là đương sự.
- Điều ước quốc tế tạo ra hoàn cảnh khách quan. Mặc dù không phải thành viên của Điều ước nhưng quốc gia vẫn phải tuân thủ những quy định.
Vd: Hiệp ước Nam Cực năm 1959 có quy định không một quốc gia nào được xác lập chủ quyền đối với Nam Cực.
- ĐƯQT được quốc gia viện dẫn như một tập quán quốc tế.
VD: quy định chiều rộng lãnh hải không vượt quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở.
- ĐƯQT có điều khoản tối huệ quốc. điều khoản đối xử ưu đãi nhất mà các nước dành cho nhau trong quan hệ kinh tế và thương mại, chủ yếu trong các lĩnh vực thuế quan, trao đổi hàng hoá, vận chuyển hàng hoá, quyền lợi của pháp nhân và thể nhân của nước này trên lãnh thổ nước kia. Theo luật pháp quốc tế, khi một nước dành cho một nước khác ĐKTHQ thì phải dành cho nước đó những ưu đãi đã hoặc sẽ dành cho một nước thứ ba. Chế độ này thường được quy định trong các hiệp định thương mại kí giữa các nước. Gồm hai loại hình: 1) Không có điều kiện, tức là dành cho các bên được hưởng bất kì quyền lợi nào mà một bên đã hoặc sẽ dành cho nước thứ ba một cách mặc nhiên, vô điều kiện. 2) Có điều kiện, tức là khi một bên dành cho một nước thứ ba chế độ ưu đãi với điều kiện ưu đãi nào đó; muốn được hưởng những ưu đãi đó, bên kia cũng phải đáp ứng các điều kiện như đối với nước thứ ba. Ở Việt Nam, năm 2002, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh đối xử tối huệ quốc
Câu 14: TRÌNH bày VẤN ĐỀ BẢO LƯU ĐƯQT.
a) Khái niệm
Bảo lưu ĐƯQT là hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia đưa ra khi ký kết, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập ĐƯQT; qua đó nhằm loại bỏ hoặc sửa đổi hiệu lực pháp lý của một hoặc một số quy định của điều ước trong việc áp dụng chúng đối với quốc gia đó.
b) Điều kiện bảo lưu
- Chỉ được bảo lưu khi ĐƯQT không cấm bảo lưu;
- Tuyên bố bảo lưu phải phù hợp với đối tượng và mục đích của điều ước.
- Việc bảo lưu ĐƯQT chỉ được thực hiện đối với các ĐƯQT đa phương và chỉ có thể được tiến hành vào thời điểm các quốc gia thực hiện hành vi nhằm xác lập sự ràng buộc của mình với ĐƯQT.
Không được bảo lưu nếu ĐƯQT không cho bảo lưu, bảo lưu trái với mục đích đối tượng của điều ước hoặc điều ước chỉ cho phép bảo lưu một số điều nhất định.
d) Hệ quả pháp lý
- Điều khoản không bảo lưu vẫn có hiệu lực và các bên phải thực hiện điều khoản này.
- Đối với điều khoản bị bảo lưu:
+ Quốc gia đưa ra bảo lưu và quốc gia chấp thuận bảo lưu: Điều khoản bảo lưu sẽ thay đổi nội dung tuyên bố bảo lưu.
+ Quốc gia đưa ra bảo lưu và quốc gia phản đối bảo lưu: giữa hai bên sẽ không tồn tại quan hệ điều ước hoặc quan hệ điều ước vẫn được duy trì nhưng điều khoản bảo lưu sẽ không được áp dụng.
+ Quốc gia đưa ra bảo lưu và quốc gia khác: Quan hệ điều ước diễn ra bình thường.
CÂU 15: TRÌNH BÀY CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU LỰC CỦA ĐƯQ
- Các yếu tố chủ quan:
+ Sự thỏa thuận của các chủ thể về việc chấm dứt hiệu lực hoặc tạm đình chỉ thi hành điều ước quốc tế. Trong trường hợp này, quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ chấm dứt hoàn toàn hoặc bị tạm đình chỉ trong một thời gian nhất định
+ Thời hạn có hiệu lực của ĐƯQT đã hết
+ Một bên đơn phương tuyên bố chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế
+ Một bên có hành vi vi phạm nghiêm trọng điều ước.
+ Các bên ký kết một điều ước quốc tế mới về cùng một vấn đề và thỏa thuận ĐƯQT mới sẽ thay thế ĐƯQT cũ.
+ Bảo lưu ĐƯQT
- Các yếu tố khách quan: là các yếu tố xuất hiện nằm ngoài sự trù liệu của các bên tại thời điểm kí kết như:
+ Đối tượng của ĐƯQT bị mất.
+ Xuất hiện quy phạm Juscogen mới có nội dung mâu thuẫn với điều ước quốc tế đã được kí kết.
+ Có sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh.
CÂU 16: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐƯQT và Tập quán qt.
- Tập quán quốc tế là con đường hình thành điều ước quốc tế và ngược lại:
Tập quán quốc tế được pháp điển hóa trở thành nội dung của các điều ước quốc tế. Điều ước quốc tế được cả các quốc gia không phải thành viên viện dẫn, sử dụng và coi như một tập quán quốc tế được thừa nhận.
VD:
+ Quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao đươc pháp điển hóa trong Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao.
+ Các quy định về đặc quyền kinh tế trong công ươc Luật biển 1982 được thừa nhận là tập quán quốc tế trước khi Công ước này có hiệu lực.
- Tập quán quốc tế và ĐƯQT có vị trí độc lập với nhau trong hệ thống nguồn của LQT:
Vì tập quán qt và điều ước qt đều là sự thỏa thuận của các chủ thể của luật quốc tế nên chúng có giá trị pháp lý ngang nhau. Khi có xung đột, các bên có thể lựa chọn sử dụng tập quán hoặc điều ước.
Sự tồn tại của ĐƯQT không có nghĩa là loại bỏ giá trị áp dụng của tập quán quốc tế vì ĐƯQT và tập quán quốc tế có giá trị pháp lý như nhau. Song, với ưu thế về hình thức cũng như khả năng áp dụng, ĐƯQT thường được ưu tiên sử dụng trong các tranh chấp quốc tế.
- Tập quán có thể bị thay thế, hủy bỏ bằng ĐƯQT và cá biệt cũng có trường hợp ĐƯQT bị thay đổi, hủy bỏ bằng tập quán quốc tế:
Đó là khi có quy phạm mệnh lệnh juscogen mới hình thành chứa đựng nội dung trái với điều ước hoặc tập quán trước đó. Do tính bắt buộc của quy phạm mệnh lệnh nên những điều ước tập quán đó không còn hiệu lực.
VD: HC LHQ ghi nhận nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế (Quy phạm Juscogen) đã hủy bỏ tất cả các quy định liên quan đến việc cho phép áp dụng vũ lực trong LQT giai đoạn trước đó.
CÂU 17: TRÌNH BÀY KHÁI NIỆM, YẾU TỐ CẤU THÀNH VÀ CON ĐƯỜNG HÌNH THÀNH TẬP QUÁN QUỐC TẾ.
a) Định nghĩa
Tập quán quốc tế là hình thức pháp lý chứa đựng quy tắc xử sự chung hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế và được các chủ thể LQT thừa nhận.
b) Các yếu tố cấu thành
(1) Yếu tố vật chất: chính là sự tồn tại của quy tắc xử sự chung được hình thành trong đời sống quốc tế và được áp dụng nhiều lần. Nhờ đó mà các quy tắc xử xự đó trở thành quy tắc chung và thông nhất. Không có quy định bao nhiêu lần áp dụng sẽ được coi là tập quán quốc tế. Nhưng theo hướng dẫn của Tòa án công lsy quốc tế, nếu trong 1 thời gian ngắn mà các quốc gia áp dụng lặp đi lặp lại thì có thể được coi là tập quán quốc tế.
(2) Yếu tố tâm lý: chính là sự thừa nhận của các chủ thể LQT đối với tập quán pháp. Ví dụ quy tắc các tàu chào nhau khi đi trên biển...
c) Con đường hình thành
Tập quán quốc tế có thể được hình thành theo nhiều con đường khác nhau: như hình thành từ thực tiễn hoạt động của tổ chức quốc tế Liên chính phủ, thực tiễn giải quyết tranh chấp của các cơ quan tài phán quốc tế.....
- Con đường truyền thống: hình thành từ thực tiễn quan hệ quốc tế.
- Con đường hiện đại: từ một nghị quyết, một phán quyết của cơ quan tài phán qt...
CÂU 18: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ NGUỒN CƠ BẢN VÀ NGUỒN BỔ TRỢ
1. Nguồn cơ bản tác động đến nguồn bổ trợ
Nguồn cơ bản là cơ sở hình thành nguồn bổ trợ. Vì nguồn cơ bản được áp dụng trực tiếp và có ý nghĩa ràng buộc nên mọi hành vi khác đều phải tuân thủ nguồn cơ bản, không được trái với nguồn cơ bản.
Ví dụ: Hiến chương LHP là 1 điều ước quốc tế - nguồn cơ bản. đây là cơ sở để Đại hội đồng ra nghị quyết để giải quyết một vấn đề của quốc tế.
2. Nguồn bổ trợ tác động đến nguồn cơ bản
- Nguồn bổ trợ làm sáng tỏ nguồn cơ bản: nguồn cơ bản là những nguyên tắc, quy phạm pl quốc tế cô đọng, có tính khái quát cao hơn so với nguồn bổ sung. Việc vận dụng các nguồn cơ bản để đưa ra những phán quyết, những học thuyết hay hành vi pháp lý của quốc gia đều dựa vào những nguyên tắc quy phạm của nguồn cơ bản. do đó nguồn bổ trợ làm sáng rõ hơn nguồn cơ bản
- nguồn bổ trợ là cơ sở chứng minh sự tồn tại của nguồn cơ bản.
Mọi hành vi pháp lý đều phải được dựa trên những căn cứ pháp lý hợp pháp. Nếu không có nguồn cơ bản điều chỉnh thì không thể hình thành những nguồn bổ trợ.
-Nguồn bổ trợ là cơ sở hình thành nguồn cơ bản. những nguồn bổ trợ nếu được pháp điển hóa trong những thỏa thuậ của các chủ thể của luật quốc tế thì sẽ hình thành điều ước quốc tế. nguồn cơ bản được các chủ thể áp dụng lắp đi lặp lại thì được thừa nhận là tập quán quốc tế.
- nguồn bổ trợ được áp dụng khi không có nguồn cơ bản điều chỉnh. Không phải mọi vấn đề liên quan đến đời sống quốc tế đều có nguồn cơ bản điều chỉnh. Các chủ thể chưa kịp thỏa thuận hoặc chưa có tập quán để áp dụng thì có thể áp dụng nguồn bổ trợ. Nếu nguồn bổ trợ được áp dụng nhiều lần thì có thể trở thành nguồn cơ bản.
CÂU 19: PHÂN BIỆT CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT QUỐC TẾ VÀ các nguyên tắc chuyên ngành.
- Phạm vi điều chỉnh:
+ Nguyên tắc cơ bản: điều chỉnh mọi quan hệ quốc tế, mọi chủ thể và mọi hành vi pháp lý.
+ Nguyên tắc chuyên ngành: chỉ áp dụng đối với những quan hệ quốc tế trong từng ngành nhất định, với những chủ thể nhất định và những hành vi liên quan tới ngành đó
ð Phạm vi điều chỉnh của nguyên tắc cơ bản rộng hơn, toàn diện và đầy đủ hơn.
- Hiệu lực
+ Nguyên tắc cơ bản: có hiệu lực cao nhất và bắt buộc đối với mọi chủ thể
+ Nguyên tắc chuyên ngành: là sự cụ thể hóa nguyên tắc cơ bản, chỉ có hiệu lực trong ngành mà nguyên tắc điều chỉnh.
ð Nguyên tắc cơ bản óc hiệu lực cao hơn.
CÂU 20: TRÌNH BÀY NỘI DUNG NGUYÊN TẮC BÌNH ĐẲNG VỀ CHỦ QUYỀN GIỮA CÁC QUỐC GIA VÀ NGOẠI LỆ CỦA NGUYÊN TẮC.
a)
Chủ quyền quốc gia là quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế.
Được ghi nhận trong Điều 2 Hiến chương LHQ, Tuyên bố năm 1970 của Liên hợp quốc.
b) Nội dung
- Các quốc gia bình đẳng về địa vị pháp lý;
- Mỗi quốc gia được hưởng quyền xuất phát từ chủ quyền hoàn toàn và đẩy đủ.
- Mỗi quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng quyền năng của các chủ thể khác;
- Sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của quốc gia là bất khả xâm phạm....
- Mỗi quốc gia có quyền tự do lựa chọn và phát triển chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của mình...
c) Ngoại lệ
- 5 quốc gia là Ủy viên thường trực HĐBA có quyền phủ quyết mà các quốc gia khác không có.
- Trong các định chế tài chính như quỹ tiền tệ thế giới ÌMF, Ngân hàng thế giới WB: Số lượng phiếu của các quốc gia thành viên phụ thuộc vào tỷ lệ đóng góp
- Các quốc gia bị hạn chế quyền: áp dụng với các quốc gia có hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế và phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi trên
VD: Sau sự kiện vùng vịnh 1990 – 1991, LHQ đã cấm vận Irac với nội dung: không được khai thác dầu với mục đích thương mại mà chỉ được khai thác và đưa ra thị trường quốc tế để đổi lại lương thực
- Các quốc gia tự hạn chế chủ quyền:
+ Tự hạn chế chủ quyền của mình bằng cách trao quyền cho một chủ thể khác thay mặt mình trong các hoạt động liên quan đến lợi ích của quốc gia.
VD: Monaco và Pháp.
+ Tự hạn chế chủ quyền của mình bằng cách tuyên bố trung lập. Có hai loại quốc gia trung lập: quốc gia trung lập tạm thời (tuyên bố trung lập trước các cuộc chiến tranh) và quốc gia trung lập vĩnh viễn (đứng ngoài các tranh chấp quốc tế; không tham gia các tổ chức chính trị quốc tế, không tham gia các hoạt động quân sự quốc tế...)
VD: Thụy Sĩ, Áo là các quốc gia trung lập
CÂU 21: NGUYÊN TẮC KHÔNG CAN THIỆP VÀO CÔNG VIỆC NỘI BỘ CỦA QUỐC GIA.
a) Giải thích thuật ngữ
Công việc nội bộ là tất cả những vấn đề thuộc thẩm quyền của một quốc gia trên cơ sở chủ quyền, ngoại trừ các nghĩa vụ quốc tế mà quốc gia đã cam kết.
b) Nội dung
- Cấm can thiệp vũ trang và các hình thức can thiệp khác hoặc đe dọa can thiệp khác nhằm chống lại chủ quyền, nền tảng chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của một quốc gia.
- Cấm sử dụng các biện pháp kinh tế, chính trị và các biện pháp khác để bắt buộc quốc gia khác phụ thuộc vào mình;
- Cấm tổ chức, khuyến khích các phần tử phá hoại hoặc khủng bố nhằm lật đổ chính quyền của quốc gia khác.
- Cấm can thiệp vào cuộc đấu tranh nội bộ ở quốc gia khác;
- Tôn trọng quyền của mỗi quốc gia tự lựa chọn cho mình chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội phù hợp...
c) Ngoại lệ
LHQ có thể tiến hành các biện pháp cưỡng chế khi có nguy cơ đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế trong 2 trường hợp:
- Quốc gia có bất ổn về chính trị, mâu thuẫn chính trị chuyển thành xung đột vũ trang giữa các đảng phái hoặc giữa chính phủ với lực lượng đối lập. Nó đe dọa tới cuộc sống bình thường của người dân và có thể sẽ ảnh hưởng tới hòa bình, an ninh của quốc gia khác cũng như toàn thế giới.
VD: mâu thuẫn chính trị tại Syria
- Khi có sự vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền của con người như thực hiện chính sách phân biệt chủng tộc, diệt chủng và tàn sát dân thường, ảnh hưởng tới tính mạng người dân và hòa bình thế giới.
VD: nạn diệt chủng tại Ruanda giữa hai chủng tộc Hutu và Tutsi
Câu 22: NGUYÊN TẮC CẤM DÙNG VŨ LỰC VÀ ĐE DỌA SỬ DỤNG VŨ LỰC
a) Giải thích thuật ngữ
Vũ lực được hiểu là sức mạnh về quân sự, chính trị, kinh tế hoặc ngoại giao àm quốc gia này sử dụng bất hợp pháp đối với quốc gia khác.
b) Nội dung
Được ghi nhận trong nhiều văn kiện quốc tế nhưng chủ yếu là Tuyên bố 1970 của LHQ về những nguyên tắc của Luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia. Theo đó, nội dung của nguyên tắc này gồm:
- Cấm xâm chiếm lãnh thổ quốc gia khác trái với các quy định của LQT.
- Cấm các hành vi trấn áp bằng vũ lực;
- Không được cho quốc gia khác sử dụng lãnh thổ nước mình để tiến hành chiến tranh xâm lược chống quốc gia thứ ba;
- Không tổ chức, xúi giục, giúp đỡ hay tham gia vào nội chiến hay các hành vi khủng bố tại quốc gia khác;
- Không tổ chức hoặc khuyến khích tổ chức các băng nhóm vũ trang và lực lượng vũ trang phi chính quy, lính đánh thuê để đột nhập vào lãnh thổ quốc gia khác.
c) Ngoại lệ
- Quốc gia có quyền tự vệ trước hành vi tấn công của quốc gia khác (Điều 51 HC LHQ);
- Các dân tộc đấu tranh giành quyền tự quyết có thể sử dụng các biện pháp vũ trang và phi vũ trang;
- Cộng đồng quốc tế có quyền trừng phạt quốc tế với quốc gia có hành vi vi phạm nghiêm trọng LQT kể cả biện pháp quân sự nhưng phải tuân theo lịch trình quốc tế.
CÂU 23: NGUYÊN TẮC TẬN TÂM THIỆN CHÍ THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ.
a) Nội dung
- Mọi chủ thể phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quốc tế được xác lập theo luật pháp quốc tế.
- Các quốc gia phải thực hiện ĐƯQT trên cơ sở tuân thủ một cách triệt để, không do dự và không phụ thuộc vào các sự kiện xảy ra trong nước cũng như quốc tế
- Các quốc gia thành viên ĐƯQT không được viện dẫn các quy định của pháp luật quốc gia để từ chối thực hiện nghĩa vụ của mình
- Việc chấm dứt quan hệ ngoại giao hay quan hệ lãnh sự giữa các quốc gia thành viên của ĐƯQT không làm ảnh hưởng đến các quan hệ pháp lý phát sinh giữa các quốc gia, trừ trường hợp các quan hệ ngoại giao hoặc lãnh sự là đối tượng cho việc thực hiện ĐƯQT.
b) Ngoại lệ
- Quốc gia không phải thực hiện ĐƯQT khi ĐƯQT trái với HC LHQ cũng như các nguyên tắc cơ bản của LQT
- Quốc gia không phải thực hiện ĐƯQT khi một trong các bên hoặc cá bên vi phạm quy định của pháp luật quốc gia về thẩm quyền và thủ tục kí kết ĐƯQT.
- Khi một thành viên không thực hiện nghĩa vụ ĐƯQT thì một hoặc các thành viên khác có quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ
- Quốc gia có quyền từ chối thực hiện ĐƯQT khi có sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh
CÂU 24: TRÌNH BÀY ĐỊNH NGHĨA VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA QUỐC TỊCH.
a) Khái niệm:
Quốc tịch là mối quan hệ pháp lý hai chiều được xác lập giữa cá nhân với một quốc gia nhất định; có nội dung là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của người đó được pháp luật quốc gia quy định và bảo đảm thực hiện.
b) Đặc điểm
- Quan hệ quốc tịch có tình bền vững và ổn định:
+ Về thời gian: Quốc tịch gắn bó với một cá nhân từ khi sinh ra tới khi họ chết đi (trừ TH xin thôi quốc tịch hoặc hủy bỏ quốc tịch)
+ Về không gian: dù cư trú ở đâu, thì công dân vẫn mang quốc tịch của nước mà họ là công dân.
- Quan hệ quốc tịch có tính cá nhân tuyệt đối: quốc tịch là mối quan hệ được xác lập giữa nhà nước và cá nhân con người cụ thể, không liên quan tới người khác. Sự thay đổi quốc tịch của cá nhân không ảnh hưởng đến quốc tịch người thân của họ và ngược lại.
- Quan hệ quốc tịch mang tính hải chiều thể hiện ở quyền và nghĩa vụ của quốc gia đối với công dân của mình và ngược lại.
- Quan hệ quốc tịch được điều chỉnh bằng cả hai hệ thống pháp luật quốc gia và quốc tế.
- Quan hệ quốc tịch là căn cứ để giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan tới một cá nhân.
CÂU 25: TRÌNH BÀY CÁC CÁCH THỨC HƯỞNG QUỐC TỊCH
a) Hưởng quốc tịch do sinh ra
- Nguyên tắc huyết thống: cha mẹ đẻ có quốc tịch nước nào, con sinh ra có quốc tịch nước đó.
VD: Ý, Nauy...
- Nguyên tắc nơi sinh: trẻ sinh ra trên lãnh thổ của quốc gia nào thì sẽ mang quốc tịch của quốc gia đó.
VD: Mỹ, Braxin...
VD, Brazin dùng nguyên tắc nơi sinh, Áo dùng nguyên tắc huyết thống. Bố mẹ Brazin sinh con ở ÁO thì đứa trẻ không có quốc tịch. Bố mẹ người Áo sinh con ở Brazin thì con có quốc tịch Áo và Brazin.
b) Hưởng quốc tịch do gia nhập: được áp dụng với người không quốc tịch, người có quốc tịch nước ngoài nhưng muốn thay đổi quốc tịch hoặc muốn có thêm quốc tịch (với những nước cho phép có nhiều hơn 1 quốc tịch). Thông thường, người nước ngoài muốn gia nhập quốc tịch của một quốc gia phải đáp ứng các điều kiện cơ bản sau: có năng lực chủ thể; biết ngôn ngữ chính và có khả năng hòa nhập văn hóa, thời gian cư trú nhất định tại quốc gia xin gia nhập...
Ở VN, nếu người nước ngoài kết hôn với công dân VN, muốn xin nhập quốc tịch VN thì được miễn các ĐK về biết TV, thời gian cư trú, khả năng đảm bảo cuộc sống tại VN.
c) Hưởng quốc tịch do trở lại quốc tịch:
Trở lại quốc tịch là việc khôi phục lại quốc tịch của một quốc gia cho người đã mất quốc tịch của quốc gia đó; thường được áp dụng trong các trường hợp như:
- Người xin thôi quốc tịch để ra nước ngoài sinh sống, nay trở về Tổ quốc;
- Người mất quốc tịch do kết hôn với người nước ngoài, do được nhận làm con nuôi; nay đã ly hôn hoặc hủy việc nhận con nuôi.
d) Hưởng quốc tịch do thưởng quốc tịch: Áp dụng đối với những cá nhân có công lao đối với quốc gia mà người đó ko phải công dân.
Việc thưởng quốc tịch sẽ dẫn đến một trong hai hệ quả pháp lý sau:
- Người được thưởng quốc tịch trở thành công dân chính thức của quốc gia thưởng quốc tịch, thực hiện các quyền và nghĩa vụ như công dân của quốc gia đó.
- Người được thưởng quốc tịch trở thành công dân danh dự của quốc gia thưởng quốc tịch
e) Hưởng quốc tịch theo ĐƯQT:
Các quốc gia có thể ký kết điều ước về việc xác định quốc tịch cho cộng đồng dân cư đặc biệt là những người hai hay nhiều quốc tịch hoặc không quốc tịch.
f) Hưởng quốc tịch do lựa chọn quốc tịch:
Lựa chọn quốc tịch là việc người dân theo yêu cầu của quốc gia, tiến hành lựa chọn cho mình 1 quốc tịch hoặc giữ nguyên quốc tịch cũ hoặc nhận quốc tịch của quốc gia khác hoặc lựa chọn một quốc tịch trong số những quốc tịch mà mình đang có.
- Khi có sự thay đổi về chủ quyền lãnh thổ như chuyển nhượng, trao đổi hoặc phân chia, hợp nhất
- Khi một người có cùng một lúc hai hay nhiều quốc tịch
- Khi có sự di chuyển dân cư.
CÂU 26: PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ PHÁP LÝ VÀ CÁCH KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG NGƯỜI KHOOG QUỐC TỊCH
a) Nguyên nhân: Do sự xung đột pháp luật các nước về vấn đề quốc tịch hoặc do cá nhân đã mất quốc tịch cũ nhưng chưa có quốc tịch mới.
b) Hậu quả pháp lý:
- Địa vị pháp lý của người không quốc tịch rất thấp kém
- Không được hưởng các quyền mà quốc gia dành cho công dân hoặc người nước ngoài cư trú trên lãnh thổ quốc gia đó mà vẫn phải thực hiện đầy đủ những quy định của quốc gia sở tại.
- Không được bảo hộ ngoại giao
c) Cách thức khắc phục
- Kết hợp cả hai nguyên tắc huyết thống + nơi sinh khi xác định quốc tịch;
- Tạo điều kiện cho người không quốc tịch được nhập quốc tịch của một quốc gia nhất định;
- Ký kết các ĐƯQT song phương hoặc đa phương nhằm hạn chế tình trạng ko quốc tịch như Công ước Lahay 1930 về xung đột Luật quốc tịch...
CÂU 27: TRÌNH BÀY CÁC TRƯỜNG HỢP MẤT QUỐC TỊCH.
a) Xin thôi quốc tịch: Cá nhân có nguyện vọng không giữ quốc tịch mình hiện có, phải làm đơn gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Lý do chủ yếu là cá nhân muốn xin thôi quốc tịch này để gia nhập quốc tịch khác. Sau khi nhận được đơn, cơ quan đó sẽ ra văn bản xác nhận việc thôi quốc tịch. Kể từ ngày ra văn bản, người đó không còn mang quốc tịch của quốc gia đó nữa.
b) Đương nhiên mất quốc tịch
Công nhân đương nhiên mất quốc tịch khi
+ Công dân xin gia nhập quốc tịch nước ngoài (VD: Luật quốc tịch Nhật Bản quy định công dân Nhật Bản sẽ đương nhiên mất quốc tịch Nhật khi họ tự nguyện nhập một quốc tịch khác); hoặc
+ Công dân phục vụ trong quân đội hoặc tham gia vào bộ máy nhà nước của quốc gia khác (VD: Pháp)
c) Bị tước quốc tịch: là biện pháp trừng phạt do quốc gia áp dụng đối với công dân nước mình khi họ không còn xứng đáng với danh hiệu đó nữa; thường áp dụng đối với những người phạm tội phản quốc, gây tổn hại đến an ninh quốc gia. Trong một số trường hợp thì việc tước quốc tịch do những gian lận trong việc nhập quốc tịch, trốn tránh thực hiện nghĩa vụ công dân...
CÂU 28: PHÂN TÍCH NGUYÊN NHẬN, HẬU QUẢ PHÁP LÝ, CÁCH KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG NGƯỜI HAI HAY NHIỀU QUỐC TỊCH
a) Nguyên nhân
- Sự khác biệt trong cách thức hưởng và mất quốc tịch của mỗi quốc gia.
VD: Cha mẹ là người Áo (hưởng quốc tịch theo huyết thống), sinh con trên lãnh thổ Hoa Kỳ (hưởng quốc tịch theo nơi sinh).
- Khi cá nhân xin gia nhập quốc tịch của quốc gia khác nhưng chưa xin thôi quốc tịch cũ hoặc quốc tịch cũ không đương nhiên chấm dứt.
- Khi cá nhân có thêm quốc tịch mới do kết hôn với người nước ngoài, được nhận làm con nuôi người nước ngoài hoặc được thưởng quốc tịch.
b) Hậu quả pháp lý
- Xác lập quan hệ pháp lý với hai hay nhiều quốc gia;
- Gây khó khăn trong việc thực hiện chủ quyền quốc gia đối với dân cư nhất là trong quan hệ hợp tác về dân cư như bảo hộ công dân, chọn luật để áp dụng giải quyết các vụ việc dân sự...
c) Cách thức khắc phục
(1) Ký kết các ĐƯQT đa phương về quốc tịch như Công ước Lahay 1930 về xung đột Luật quốc tịch; Công ước 1963 về giảm các trường hợp có nhiều quốc tịch...Trong đó nêu bật các nội dung chủ yếu:
- Tại nước thứ ba, người có hai hay nhiều quốc tịch sẽ được coi như chỉ có một quốc tịch (đó có thể là quốc tịch của nước mà người đó có mối quan hệ gắn bó nhất; hoặc nơi người đó cư trú chủ yếu..)
- Không bảo hộ ngoại giao cho công dân của nước mình tại nước mà người đó cũng đang có quốc tịch;
- Các quốc gia tạo điều kiện thuận lợi cho người có hai hay nhiều quốc tịch được thôi quốc tịch
(2) Pháp luật quốc gia hạn chế công dân của nước mình mang quốc tịch nước ngoài.
CÂU 29: PHÂN TÍCH NỘI DUNG CÁC QUY CHẾ PHÁP LÝ MÀ QUỐC GIA DÀNH CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI.
1. Chế độ đãi ngộ như công dân
Theo chế độ này, quốc gia sở tại sẽ dành cho người nước ngoài được hưởng những quyền và nghĩa vụ ngang với quyền và nghĩa vụ mà công dân của nước đó được hưởng hoặc sẽ được hưởng trong tương lai. Chế độ này hướng đến sự cân bằng về địa vị pháp lý giữa người nước ngoài và công dân.
VD: Trong Hiệp định tương trợ tư pháp giữa VN và Bungari có quy định; công dân nước ký kết này được hưởng trên lãnh thổ nước ký kết kia sự bảo hộ về quyền nhân thân và tài sản mà nước ký kết kia dành cho công dân của mình.
Tuy nhiên sự ngang bằng có những hạn chế:
- Trao chế độ đãi ngộ trong lĩnh vực dân sự và lao động.
- Một số quyền bị hạn chế như quyền cư trú, quyền hành nghề...
2. Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc
Quốc gia sở tại dành cho người nước ngoài những quyền và ưu đãi mà người nước ngoài mang quốc tịch của bất kì một quốc gia thứ 3 nào được hưởng hoặc sẽ được hưởng. Chế độ này nhằm cân bằng địa vị pháp lý của những người nước ngoài mang quốc tịch khác nhau trên lãnh thổ nước sở tại.
Được ghi nhậ trong các điều ước quốc tế.
3. Chế độ đãi ngộ đặc biệt.
Quốc gia sở tại dành cho người nước ngoài được hưởng những ưu đãi đặc biệt mà công dân của họ cũng không được hưởng. vd quyền miễn trừ ngoại giao, lãnh sự.
4. Cư trú chính trị
- Là việc một quốc gia cho phép những người nước ngoài đang bị truy nã do những hoạt động và quan điểm về chính trị, khoa học và tôn giáo được nhập cảnh và cư trú trên lãnh thổ quốc gia mình.
Vd, Ecuador cho nhà sáng lập Wikileak được cư trú chính trị
- Phạm vi, đối tượng: những cá nhân bị truy đuổi vì quan điểm chính trị trừ trường hợp cá nhân là tội phạm quốc tế, phạm tội hình sự có tính chất quốc tế, là tội phạm hình sự mà việc dẫn độ được quy định tại điều ước quốc tế, cá nhân tuhwjc hiện hành vi trái với mục đích, nguyên tắc của LHP.
- Hình thức cư trú chính trị:
+ Cư trú lãnh thổ: được cư trú trên lãnh thổ mình
+ Cư trú ngoại giao: cư trú trong cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của quốc gia trên lãnh thổ quốc gia khác
CÂU 30: SO SÁNH CÁCH XÁC ĐỊNH BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRÊN BỘ VÀ TRÊN BIỂN.
CÂU 31: TRÌNH BÀY CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG CƠ SỞ THEO CÔNG ƯỚC LUẬT BIỂN NĂM 1982.
Các phương pháp xác định đường cơ sở:
1. Đường cơ sở thông thường
Theo quy định tại Điều 5 của Công ước đường cơ sở thông thường dùng để tính chiều rộng lãnh hải là ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển, như được thể hiện trên các hải đồ tỷ lệ lớn đã được quốc gia ven biển chính thức công nhận.
Đó là ngấn giao nhau giữa bờ biển và mức thấp nhất của mặt nước biển. nó thể hiện khá rõ đặc điểm bờ biển nhưng khó xác đinh với vùng biển lồi lõm.
2. Đường cơ sở thẳng
Theo quy định tại Điều 7 công ước, 1. Ở nơi nào bờ biển bị khoét sâu và lồi lõm hoặc nếu có một chuỗi đảo nằm sát ngay và chạy dọc theo bờ biển, phương pháp đường cơ sở thẳng nối liền các điểm thích hợp có thể được sử dụng để kẻ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.
2. Ở nơi nào bờ biển cực kỳ không ổn định do có một châu thổ và những đặc điểm tự nhiên khác, các điểm thích hợp có thể được lựa chọn dọc theo ngấn nước triều thấp nhất có chuyển dịch vào phía trong bờ, các đường cơ sở đã được vạch ra vẫn có hiệu lực cho tới khi các quốc gia ven biển sửa đổi đúng theo Công ước.
3. Tuyến các đường cơ sở không được đi chệch quá xa hướng chung của bờ biển, và các vùng biển ở bên trong các đường cơ sở này phải gắn với đắt liền đủ đến mức đạt được chế độ nội thủy.
4. Các đường cơ sở thẳng không được kéo đến hoặc xuất phát từ các bãi cạn lúc nổi lúc chìm, trừ trường hợp ở đó có những đèn biển hoặc các thiết bị tương tự thường xuyên nhô trên mặt nước hoặc việc vạch các đường cơ sở thẳng đó đã được sự thừa nhận chung của quốc tế.
5. Trong những trường hợp mà phương pháp kẻ đường cơ sở thẳng được áp dụng theo khoản 1, khi ấn định một số đoạn đường cơ sở có thể tính đến những lợi ích kinh tế riêng biệt của khu vực đó mà thực tế và tầm quan trọng của nó đã được một quá trình sử dụng lâu dài chứng minh rõ ràng.
6. Phương pháp đường cơ sở thẳng do một quốc gia áp dụng không được làm cho lãnh hải của một quốc gia khác bị tách khỏi biển cả hoặc một vùng đặc quyền kinh tế.
3. Các quốc gia có thể sử dụng kết hợp các phương pháp để vạch đường cơ sở.
Theo quy định tại Điều 14, Quốc gia ven biển, tùy theo hoàn cảnh khác nhau, có thể vạch ra các đường cơ sở theo một hay nhiều phương pháp được trù định ở các điều nói trên.
CÂU 32: PHÂN TÍCH CÁC BỘ PHẬN CẤU THÀNH VÀ QUY CHẾ PHÁP LÝ vùng nội thủy.
1. Các bộ phận cấu thành:
- Cửa sông: trong trường hợp quốc gia ven biển có sông đổ ra biển mà không tạo thành vũng thì vùng nội thủy được xác định là vùng nước nằm trong đường cơ sở chạy qua cửa sông, nối liền những điểm nằm ngoài cùng của ngấn nước thủy triều thấp nhất ở hai bên cửa sông.
- Vịnh thiên nhiên: là vùng lõm sâu rõ rệt vào đất liền có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích nửa hình tròn có đường kính là đường kẻ ngang qua cửa vùng lõm. Nội thủy là vùng nằm bên trong đường cơ sở là đường thẳng nối những điểm ở cửa vịnh khi ngấn nước thủy triều xuống thấp nhất. ko quá 24 hải lý.
- Vinh lịch sử và vùng nước lịch sử: vùng đã được thừa nhận có quy chế pháp lý nội thủy. Căn cứ vào tiêu chí: quốc gia đã thực sự thực hiện chủ quyền tại vùng biển dố một cách liên tục, lâu dài và hòa bình, có sự công nhận của quốc tế.
- Cảng biển: vùng nước nằm bên trong và giới hạn bởi đường nối các điểm nhô ra ngoài khơi xa nhất của các công trình thiết bị thường xuyên là bộ phận hữu cơ của hệ thoosngc ảng.
- Vùng đậu tàu: là khu vực biển có độ sâu để tàu thuyền trú đậu bốc xếp, vân chuyển hàng hóa. Nếu vùng đậu tàu nằm ở lãnh hải thì dc coi là bộ phận của lãnh hải.
2. Chế độ pháp lý
Trong vùng nội thủy, quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối. Tuy nhiên, chủ quyền quốc gia với nội thủy có những điểm khác biệt so với chủ quyền trên đất liền, thể hiện qua quy chế hoạt động của tàu thuyền nước ngoài trong nội thủy và vấn đề thực thi quyền tài phán của quốc gia ven biển.
- Quy chế hoạt động của tàu thuyền nƣớc ngoài:
*Đối với tàu quân sự và các tàu nhà nước sử dụng vào mục đích phi thương mại:
Về nguyên tắc, tàu thuyền ra vào trong vùng nội thủy của một quốc gia phải xin phép quốc gia đó trừ những trường hợp bất khả kháng như gặp sự cố kĩ thuật không thể tiếp tục hành trình; thiên tai...
*Đối với tàu dân sự:
Những quy định về ra, vào, hoạt động trong vùng nội thủy đối với tàu quân sự cũng được áp dụng với tàu dân sự. Tuy nhiên, tàu thuyền thương mại có thể ra vào các cảng biển quốc tế trên cơ sở nguyên tắc tự do thông thương và có đi có lại. Khi hoạt động trong vùng nội thủy, tàu thuyền nước ngoài phải tuân thủ pháp luật của quốc gia ven biển
- Thẩm quyền tài phán của quốc gia ven biển:
*Khái niệm quyền tài phán:
Theo nghĩa rộng, quyền tài phán được hiểu là quyền ban hành văn bản pháp luật, kiểm tra, giám sát việc thực thi các văn bản pháp luật và quyền xét xử, giải quyết những tranh chấp có liên quan được các văn bản đó điều chỉnh của cơ quan nhà nước hoặc cá nhân có thẩm quyền.
Theo nghĩa hẹp, quyền tài phán được hiểu là quyền xét xử những hành vi vi phạm pháp luật hoặc giải quyết các tranh chấp của cơ quan nhà nước hoặc cá nhân có thẩm quyền
*Quyền tài phán đối với nội thủy của quốc gia ven biển
Đối với tàu quân sự:
Quốc gia ven biển có quyền sử dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ trước các hành vi xâm phạm của tàu thuyền quân sự nước ngoài nếu chúng có hành vi sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, phá hoại an ninh, trật tự của quốc gia.
Thẩm quyền tài phán của quốc gia ven biển đối với tàu quân sự được áp dụng trong một số trường hợp đặc biệt như:
+ Người thực hiện hành vi không phải là thủy thủ đoàn và nạn nhân là nhân viên của tàu.
+ Người chủ mưu và nạn nhân đều không phải thủy thủ tàu.
Nếu thủy thủ tàu vi phạm pháp luật hình sự bên ngoài tàu thì có thể bị bắt giữ và truy tố theo pháp luật của quốc gia ven biển.
Đối với tàu thuyền thương mại:
Quốc gia ven biển có quyền tài phán trong các trường hợp sau:
+ Người có hành vi vi phạm không phải là thủy thủ đoàn;
+ Khi được thuyền trưởng hoặc đại diện cơ quan ngoại giao, lãnh sự của quốc gia treo cờ yêu cầu;
+ Hậu quả của vụ vi phạm ảnh hưởng đến quốc gia ven biển.
CÂU 33: TRÌNH BÀY CÁCH XÁC ĐỊNH VÀ CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VÙNG LÃNH HẢI
a) Khái niệm
Lãnh hải là vùng biển phía ngoài và tiếp liền với nội thủy, có chiều rộng không quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở.
b) Cách xác định lãnh hải
Nếu Vùng biển của quốc gia không đối đối diện, không liền kề với vùng biển của quốc gia khác: quốc gia sẽ căn cứ vào đặc điểm địa hình của bờ biển và các quy định của Công ước Luật Biển 1982 để xác định đường cơ sở và chiều rộng lãnh hải. Nếu vùng biển của quốc gia đối diện hoặc liền kề với vùng biển của quốc gia khác: Các bên sẽ xác định lãnh hải thông qua phương pháp đường trung tuyến hoặc đường cách đều và phương pháp thỏa thuận.
c) Quy chế pháp lý lãnh hải
- Quy chế hoạt động của tàu thuyền nƣớc ngoài
Theo quy định tại Điều 17 thì tàu thuyền của quốc gia có biển hay không có biển đều được quyền qua lại không gây hại
+ Qua lại được hiểu là đi qua lãnh hải để vào nội thủy, đi qua lãnh hai mà không vào nội thủy hoặc từ nội thủy đi ra biển.
+ Tàu thuyền phải di chuyển liên tục, nhanh chóng, không được dừng lại hoặc đổi hướng. Chỉ được dừng lại và thả neo nếu gặp sự cố hàng hải thông thường, gặp sự kiện bất khả kháng hoặc mắc cạn hoặc vì mục đích cứu người, tày thuyền hay phương tiện bay đang gặp nạn.
+ Không gây hại được hiểu là tàu thuyền không được xâm phạm tới an ninh, chủ quyền lợi ích của quốc gia ven biển. Không được thực hiện những hành vi:
a) Đe dọa hoặc dùng vũ lục chống lại chính quyền, toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của quốc gia ven biển hay dùng mọi cách khác trái với các nguyên tắc của pháp luật quốc tế đã được nêu trong Hiến chương Liên hợp quốc;
b) Luyện tập hoặc diễn tập với bất kỳ kiểu loại vũ khí nào;
c) Thu nhập tình báo gây thiệt hại cho quốc phòng hay an ninh của quốc gia ven biển;
d) Phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu các phương tiện bay;
e) Phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu các phương tiện quân sự;
f) Tuyên truyền nhằm làm hại đến quốc phòng hay an ninh của quốc gia ven biển;
g) Xếp hoặc dỡ hàng hóa, tiền bạc hay đưa người lên xuống tàu trái với các luật và quy định về hải quan, thuế khóa, y tế hoặc nhập cư của quốc gia ven biển;
h) Gây ô nhiễm cố ý và nghiêm trọng, vi phạm Công ước;
i) Đánh bắt hải sản;
j) Nghiên cứu hay đo đạc;
k) Làm rối loạn hoạt động của mọi hệ thống giao thông liên lạc hoặc mọi trang thiết bị hay công trình khác của quốc gia ven biển;
l) Mọi hoạt động khác không trực tiếp quan hệ đến việc đi qua.
+ Tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác bắt buộc phải đi nổi và phải treo cờ quốc tịch.
+ Tàu thuyền phải đi theo tuyến đường, tôn trọng sợ phân luồng giao thông và những quy định của quốc gia ven biển về qua lại không gây hại.
- Quyền tài phán của quốc gia ven biển đối với lãnh hải
Đối với tàu quân sự tàu nhà nước sử dụng vào mục đích phi thương mại
Tàu quân sự và tàu nhà nước phục vụ mục đích phi thương mại được hưởng các quyền ưu đãi, miễn trừ khi qua lại không gây hại trên lãnh hải của quốc gia ven biển. Tuy nhiên các tàu này có nghĩa vụ tôn trọng pháp luật của quốc gia ven biển liên quan đến việc qua lại đó.
Nếu vi phạm các quy định đó, quốc gia ven biển có quyền yêu cầu tàu đó rời khỏi lãnh hải ngay lập tức và yêu cầu quốc gia mà tàu đó mang cờ phải chịu mọi trách nhiệm quốc tế đối với những tổn thất mà tàu đó đã gây ra.
Đối với tàu thương mại
- Quyền tài phán về hình sự: Quốc gia ven biển không được thực hiện quyền tài phán hình sự của mình ở trên một tàu nước ngoài đi qua lãnh hải; trừ các trường hợp sau:
+ Nếu được thuyền trưởng hoặc viên chức ngoại giao, lãnh sự của quốc gia mà tàu mang cờ yêu cầu;
+ Nếu hậu quả của vụ vi phạm ảnh hưởng tới quốc gia ven biển;
+ Nếu vụ vi phạm có tính chất phá hoại hòa bình, an ninh, trật tự của quốc gia ven biển.
+ Nếu biện pháp này là cần thiết để trấn áp việc buôn lậu chất ma túy hay chất kích thích khác.
- Quyền tài phán về dân sự:
+ Quốc gia ven biển không có quyền bắt tàu dừng lại hoặc thay đổi hành trình hoặc áp dụng các biện pháp bảo đảm để thực hiện quyền tài phán dân sự đối với một người trên tàu;
+ Được áp dụng quyền tài phán đối với tàu nước ngoài trong lãnh hải của quốc gia đối với các nghĩa vụ dân sự của con tàu mà tàu này đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng theo thỏa thuận.
CÂU 34: . So sánh với quy chế pháp lý vùng lãnh hải với vùng nội thủy
· Giống nhau
- Là bộ phận cấu thành lãnh thổ của quốc gia
- Tại cả hai vùng, quốc gia đều có chủ quyền
- Quyền tài phán: thực hiện quyền tài phán với tàu nước ngoài đang hoạt động có hành vi vi phạm pháp luật. quốc gia ven biển không thực hiện quyền tài phán với tàu thương mại nước ngoaì hoạt động trong vùng trừ một số trương hợp đặc biệt. đối với tàu quân sự và tàu nhà nước phi thương mại có hành vi vi phạm pl thì có quyền yêu cầu rời khỏi vùng và yêu cầu cơ quancos thẩm quyền của quốc gia trừng trị.
· Khác nhau
- Tại vùng nội thủy, quốc gia có chủ quyền hoàn toàn, thuyệt đối như trên đất liền. còn tại vùng lãnh hải, quốc gia có chủ quyền nhưng không mang tính chất tuyệt đối như trong vùng nội thủy.
- Tại vùng nội thủy thì tàu thuyền nước ngoài phải xin phép và được sự đồng ý của quốc gia ven biển. Tại vùng lãnh hải, tàu thuyền nước ngoài được quyền qua lại không gây hại.
CÂU 35: TRÌNH BÀY CÁCH XÁC ĐỊNH VÀ QUY CHẾ PHÁP LÝ VÙNG TIẾP GIÁP LÃNH HẢI
a) Khái niệm
Vũng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm phía ngoài và tiếp liền với lãnh hải, có chiều rộng không vượt quá 24 hải lý tình từ đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải.
=> Cách xác định: vùng tiếp giáp lãnh hải có ranh giới phía trong là đường biên giới quốc gia trên biển, ranh giới phía ngoài là đường mà mỗi điểm trên đường đó cách điểm gần nhất trên đường cơ sở 1 khoảng không quá 24 hải lý.
b) Chế độ pháp lý
* quốc gia ven biển
- Quốc gia ven biển thực hiện các thẩm quyền riêng biệt và hạn chế nhằm:
+ Ngăn ngừa và trừng trị những vi phạm đối với các luật và quy định về hải quan, thuế, y tế hay nhập cư trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình.
+ trừng trị những vi phạm đối với các luật và quy định xảy ra trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải của mình
- Có đặc quyền với các hiện vật lịch sử và khảo cổ nằm ở đáy vùng tiếp giáp lãnh hải. Việc mua bán, khai thác mà không được phép của quốc gia là sự vi phạm pl.
- Đây là 1 bộ phận của vùng đặc quyền kinh tế nên quốc gia có quyền chủ quyền và quyền tài phán: quốc gia có chủ quyền trong việc thăm dò, khai thác bảo tồn và quản lý tài nguyên thiên nhiên cũng như các hoạt động khác vì mục đích kinh tế.
* Quốc gia khác
Trong vùng đặc quyền về kinh tế, tất cả các quốc gia, dù có biển hay không có biển, trong những điều kiện trong những quy định thích hợp của Công ước trù định, được hưởng các quyền tự do hàng hải và hàng không, quyền tự do đặt dây cáp ngầm nêu ở Điều 87, cũng như quyền tự do sử dụng biển vào những mục đích khác hợp pháp về mặt quốc tế và gắn liền với việc thực hiện các quyền tự do này và phù hợp với các quy định khác của Công ước, nhất là những khuôn khổ việc khai thác các tàu thuyền, phương tiện bay và dây cáp, ống dẫn ngầm.
CÂU 36: TRÌNH BÀY CÁCH XÁC ĐỊNH VÀ QUY CHẾ PHÁP LÝ VÙNG THỀM LỤC ĐỊA
Thềm lục địa pháp lý bao gồm: đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoảng cách gần hơn.
1. CÁCH XÁC ĐỊNH
Ranh giới phía trong là đường biên giới quốc gia trên biển (ranh giới ngoài của lãnh hải). Ranh giới ngoài là bngoài của rìa lục địa
- Nếu bờ ngoài của rìa lục địa ở khoảng cách gần hơn 200 hải lý tính từ đường cơ sở thì chiều rộng của thềm lục địa được tính đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở
- Nếu bờ ngoài của rìa lục địa ở khoảng cách lớn hơn 200 hải lý tính từ đường cơ sở không được rộng quá 350 hải lý từ đường cơ sở hoặc cách đường đẳng sâu 2500m khoảng cách không quá 100 hải lý.
+ Chân dốc lục địa: nối những điểm cố định ở cách chân dốc lục địa nhiều nhất 60 hải lý
+ Bề dày lớp trầm tích: ít nhất bằng 1% khoảng cách từ điểm xác định đến chân dốc lục địa.
2. QUY CHẾ PHÁP LÝ
a. Quyền của quốc gia ven biển
* Quyền chủ quyền:
- Quốc gia ven biển thực hiện các quyền thuộc chủ quyền đối với thềm lục địa về mặt thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình. Đây là những quyền có tính chất đặc quyền, do đó nếu quốc gia ven biển không thăm dò hay không khai thác tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa thì quốc gia khác cũng không có quyền tiến hành các hoạt động như vậy khi không có sự thỏa thuận rõ ràng của các quốc gia sở tại.
- Các quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa không phụ thuộc vào sự chiếm hữu thật sự hay danh nghĩa cũng như vào bất cứ tuyên bố rõ ràng nào.
- Tài nguyên thiên nhiên trên thềm lục địa không chỉ bao hàm các tài nguyên không sinh vật mà còn cả tài nguyên sinh vật thuộc loài định cư. Quốc gia ven biển không chỉ có quyền chủ quyền đối với tài nguyên của thềm lục địa mà còn đối với cả chính thềm lục địa. Quốc gia ven biển có đặc quyền cho phép và quy định việc khoan ở thềm lục địa bất kỳ vào mục đích gì, theo Điều 85: "Quyền của quốc gia ven biển được khai thác lòng đất dưới đáy biển bằng cách đào đường hầm, bất kể độ sâu của các vùng nước ở nới ấy là bao nhiêu"
* QUYỀN TÀI PHÁN:
Quốc gia ven biển có quyền tài phán với các đảo nhân tạo, công trình, thiết bị trên thềm lục địa, quyền tài phán về nghiên cứu khoa học, bảo vệ, giữ gìn môi trường biển.
b. Quyền của quốc gia khác
Theo quy định tại Điều 79 thì các quốc gia khác được quyền lắp đặt dây cáp, ống dẫn ngầm. Tuy nhiên đường đi của dây cáp, ông dẫn cần có sự thỏa thuận với quốc gia ven biển.
CÂU 37: SO SÁNH QUY CHẾ PHÁP LÝ VÙNG ĐẶC QUYỀN KINH TẾ VÀ THỀM LỤC ĐỊA
1. giống nhau:
- Không phải là bộ phận lãnh thổ quốc gia, là vùng biển mà quốc gia có quyền chủ quyền và quyền tài phán
- Quốc gia ven biển có quyền thăm dò, khai thác, bảo tồn và quản lý tài nguyên thiên nhiên hoặc cho phép quốc gia khác thăm dò, khai thác.
- quốc gia ven biển có đặc quyền tiến hành xây dựng, cho phép và quy định việc xây dựng, khai thác và sử dụng các đảo nhân tạo
- Quốc gia ven biển có quyền tài phán về nghiên cứu khoa học biển cũng như bảo vệ, giữ gìn môi trường biển.
- Quốc gia khác được quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm nhưng tuyến đường đi cần có sự thỏa thuận với quốc gia ven biển.
2. Khác nhau
- Ở vùng đặc quyền kinh tế, quyền của quốc gia khác rộng hơn bao gồm cả quyền tự do hàng hải, tự do hàng không, và các quyền tự do sử dụng biển vào những mục đích hiwjp pháp của luật quốc tế.
CÂU 38: TRÌNH BÀY QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA BIỂN QUỐC TẾ
Biển cả là tất cả những vùng biển không nằm trong vùng đặc quyền về kinh tế, lãnh hải hay nội thủy của một quốc gia cũng như không nằm trong vùng nước quần đảo của một quốc gia quần đảo.
- Biển cả không thuộc sở hữu của một quốc gia nào. Tất cả các quốc gia đều có quyền tự do hành hải, tự do hàng không, tự do đặt dây dẫn, ống cáp ngầm, tự do xây dựng các đảo nhân tạo, thiêt bị, công trình, tự do đánh bắt hải sản và nghiên cứu khoa học biển
- Tàu thuyền phải treo cờ quốc gia mà thuyền mình mang quốc tịch.
- Các tàu chiến trên biển cả được hưởng quyền miễn trừ hoàn toàn về tài phán của bất kỳ quốc gia nào khác ngoài quốc gia mà tàu mang cờCác tàu thuyền của Nhà nước hay do Nhà nước khai thác và chỉ dùng cho một cơ quan Nhà nước không có tính chất thương mại trên biển cả được hưởng quyền miễn trừ hoàn toàn về tài phán của bất kỳ quốc gia nào khác ngoài quốc gia mà tàu mang cờ.
- Một tàu chiến có thể khám xét chiếc tàu không được hưởng quyền miễn trừ nếu có một trong số những lý do :
a) Tiến hành cướp biển;
b) Chuyên chở nô lệ;
c) Dùng vào các cuộc phát sóng không được phép, quốc gia mà chiếc tàu mang cờ có quyền tài phán theo Điều 109;
d) Không có quốc tịch; hay
e) Thật ra là cùng quốc tịch với chiếc tàu chiến, mặc dù chiếc tàu này treo cờ nước ngoài hay từ chối treo cờ của mình.
- Trong vùng biển cả, tàu thuyền của các quốc gia cố gắng giúp đỡ những tàu thuyền khác đang gặp nạn, các quốc gia cũng ngăn chặn nạn cướp biển, việc buôn bán nô lệ.
CÂU 39: TRÌNH BÀY CÁCH XÁC ĐỊNH VÀ QUY CHẾ PHÁP LÝ VÙNG NƯỚC QUẦN ĐẢO
a) Khái niệm
Quốc gia quần đảo là quốc gia được cấu thành bởi một hoặc nhiều quần đảo và có thể bao gồm một số đảo nữa.
VD: Philipin..
Quần đảo là tổng thể các đảo, kể cả các bộ phận của các đảo, các vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan đến nhau tạo thành một thực thể thống nhất về địa lý, kinh tế, chính trị...
Đảo là vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên nó vẫn ở trên mặt nước.
b) Xác định vùng nước quần đảo
* xác định đường cơ sở
Đường cơ sở quần đảo bao gồm: hệ thống các đoạn thẳng nối liền các điểm ngoài cùng của các đảo xa nhất và các bãi cạn lúc nổi, lúc chìm của quần đảo.
Việc xác định đường cơ sở của quần đảo phải tuân thủ các điều kiện:
- Đường cơ sở phải bao lấy các đảo chủ yếu, xác lập một khu vực có tỷ lệ diện tích 1<nước:đất <9;
- Chiều dài đường cơ sở không quá 100 hải lý; 3% tổng số các đường cơ sở bao quanh một quần đảo có thể có chiều dài lớn hơn nhưng ko quá 125 hải lý.
-Tuyến các đường cơ sở này không được tách xa rõ rệt đường bao quanh chung của quần đảo.
- Các đường cơ sở không thể kéo dến hay xuất phát từ các bãi cạn lúc chìm lúc nổi, trừ trường hợp tại đó có xây đặt các đèn biển hay các thiết bị tương tự thường xuyên nhô trên mặt biển hoặc trừ trường hợp toàn bộ hay một phần bãi cạn ở cách hòn đảo gần nhất một khoảng cách không vượt quá chiều rộng lãnh hải.
-Một quốc gia quần đảo không được áp dụng phương pháp kẻ các đường cơ sở khiến cho các lãnh hải của một quốc gia khác bị tách rời với biển cả hay với một vùng đặc quyền kinh tế
* Trong vùng nước quần đảo, quốc gia có thể vạch những đường khép kín để xác định ranh giới nội thủy với cửa sông, vịnh, cảng biển. Các vùng biển khác được xác định từ đường cơ sở.
c) Chế độ pháp lý
- Quyền và nghĩa vụ của quốc gia quần đảo
+ Thừa nhận quyền đánh bắt hải sản truyền thống và những hoạt động chính đáng của quốc gia kế cận trong một số khu vực thuộc vùng nước quần đảo.
+ Tôn trọng các dây cáp ngầm hiện có do các quốc gia khác đặt và đi qua vùng nước quần đảo.
+ Thông báo đầy đủ mọi nguy hiểm trong vùng nước quần đảo
+ Xác định, thay đổi các tuyến hàng hải, hàng không phù hợp
...
- Quyền và nghĩa vụ của các quốc gia khác
Tất cả các quốc gia có quyền
CÂU 40: PHÂN TÍCH NỘI DUNG QUYỀN ƯU ĐÃI MIỄN TRỪ CHO CƠ QUAN LÃNH SỰ
CÂU 41: PHÂN TÍCH NỘI DUNG QUYỀN ƯU ĐÃI MIỄN TRỪ CHO CƠ QUAN NGOẠI GIAO.
CÂU 42: SO SÁNH NỘI DUNG QUYỀN ƯU ĐÃI MIỄN TRỪ CHO CƠ QUAN ngoẠI giao và lãnh sự
Giống nhau:
Đều có các quyền sau:
- Quyền bất khả xâm phạm về trụ sở và tài sản: trụ sở cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự là bất khả xâm phạm. Quốc gia tiếp nhận có nghĩa vụ áp dụng mọi biện pháp thích hợp để bảo vệ trụ sở, tài sản của cơ quan lãnh sự, cơ quan ngoại giao. Không được tự ý vào cơ quan lãnh sự, cơ quan ngoại giao nếu chưa được sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan.
- Quyền bất khả xâm phạm về hồ sơ và tài liệu: hồ sơ, tài liệu của cơ quan ngoại giao, lãnh sự là bất khả xâm phạm, không phụ thuộc vào thời gian, địa điểm.
- Quyền bất khả xâm phạm về bưu phẩm và thư tín: thư tín phục vụ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự là bất khả xâm phạm. Túi ngoại giao, túi lãnh sự phải được niêm phong, mang những dấu hiệu riêng dễ nhận thấy, không thể bị mở hoặc giữ lại. Người được cử làm giao thông viên phải mang giấy tờ chứng minh cương vị của họ và số kiện của túi ngoại giao, túi lãnh sự. Trong quá trình làm nhiệm vụ, giao thông viên được hưởng quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
- Quyền tự do thông tin liên lạc : cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự có quyền sử dụng các phương tiệ thích hợp kể cả giao thông viên và diện mật mã để liên lạc với chính phủ, các cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước cử
- Quyền miễn thuế và lệ phí : cơ quan ngoại giao, lãnh sự được miễn thuế và lệ phí đối với trụ sở cơ quan trừ những khoản phải trả về dịch vụ cụ thể. Những khoản tiền cơ quan thu được từ hoạt động cụ thể tại nước tiếp nhận cũng được miễn thuế và lệ phí
- Quyền treo quốc kì, quốc huy: cơ quan ngoại giao lãnh sự có quyền treo quốc kì, quốc huy tại trụ sở, tại nhà ở và trên phương tiện giao thông của người đứng đầu cơ quan.
KHÁC NHAU:
: Tiêu chí
Quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho Cơ quan ngoại giao
Quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho Cơ quan lãnh sự
Quyền bất khả xâm phạm về trụ sở
- Nước tiếp nhận không được vào trụ sở của cơ quan ngoại giao kể cả trong trường hợp hỏa hoạn, thiên tai
- trụ sở, tài sản không bị trưng mua, trưng dụng, tịch thu
=> MANG TÍNH TUYỆT ĐỐI
- khi có sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan, của người được ủy quyền hoặc của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao của nước cử lãnh sự thì nước tiếp nhận có thể vào trụ sở cơ quan lãnh sự
- Nước tiếp nhận có thể vào trụ sở của cơ quan lãnh sự mà không cần sự đồng ý trong trường hợp hỏa hoạn, thiên tai hoặc tai họa khác cần biện pháp bảo vệ khẩn cấp
- Có thể trưng mua vì lý do quốc phòng an ninh nhưng phải tránh cản trợ nhiệm vụ, chức năng và bồi thường thỏa đáng
=> KHÔNG TUYỆT ĐỐI, HẠN CHẾ HƠN
Quyền bất khả xâm phạm về thư tín
Túi ngoại giao không bị mở hoặc bị giữ lại
Nước nhận có thể yêu cầu đại diện được ủy quyền của cơ quan lãnh sự mở túi lãnh sự. Nếu từ chối mở túi lãnh sự sẽ phải gửi trả về nơi xuất phát trong trường hợp có cơ sở khẳng định túi lãnh sự chứa đựng những thứ ngoài thư tín, tài liệu, đồ vật sử dụng vào công việc của cơ quan lãnh sự
Quyền tự do liên lạc
Nước tiếp nhận có nghĩa vụ cho phép và bảo đảm quyền tự do thông tin liên lạc phục vụ những mục đích chính thức
- Chỉ được lắp đặt các đài thu phát vô tuyến điện khi được nước tiếp nhận cho phép.
CÂU 43-44-45: SO SÁNH QUYỀN ƯU ĐÃI MIỄN TRỪ ĐỐI VỚI THÀNH VIÊN CỦA CƠ QUAN NGOẠI GIAO VÀ CƠ QUAN LÃNH SỰ
1. Giống nhau:
* Viên chức ngoại giao, lãnh sự
Đều được hưởng các quyền sau:
- Quyền tự do đi lại : viên chức ngoại giao, lãnh sự được tự do đi lại trong lãnh thổ nước tiếp nhận trừ những khu vực cấm theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận
- Quyền bất khả xâm phạm về thân thể: viên chức ngoại giao. Lãnh sự được hưởng quyền bất kahr xâm phạm về thân thể. Quốc gia tiếp nhận phải thi hành các biện pháp thích hợp để ngăn chặn những hành vi xâm phạm thân thể, tự do, nhân phẩm của họ
- Quyền miễn trừ xét xử về hình sự, dân sự và xử phạt hành chính:
+ Về hình sự, viên chức ngoại giao và lãnh sư được miễn trừ xét xử hình sự khi thực hiện nhiệm vụ của mình
+ Về dân sự và hành chính thì quyền miễn trừ hạn chế hơn.
Họ không được miễn trừ với vụ kiện mà họ là nguyên đơn.
+ Nước cử đại diện có thể từ bỏ quyền miễn trừ đối với viên chức ngoại giao, lãnh sự,không bao gồm việc từ bỏ quyền miễn trừ đối với biện pháp thi hành án. Việc từ bỏ phải được thể hiện rõ ràng và riêng biệt
- Quyền miễn thuế và lệ phí : viên chức ngoại giao, lãnh sự được miễn
+ Đóng góp cá nhân vì lợi ích công cộng và an ninh, quốc phòng của nước tiếp nhận
+ Các loại thuế, lệ phí nhà nước, địa phương trừ thuê gián thu, thuế và phí đối với bất động sản tư nhân trên lãnh thổ nước tiếp nhận; thừa kế; các khoản thu nhập cá nhân có nguồn gốc tại nước tiếp nhận như sổ xố,...; thuế và lệ phí với các dịch vụ cụ thể, các lệ phí trước bạ...về bất động sản.
- Quyền ưu đãi miễn trừ hải quan : đc miễn thuế và lệ phí hải quan (trừ phí lưu kho, cước vận chuyển và cước phí về n~ dịch vụ tương tự) đối vs đồ dùng cá nhân của họ và mem gia đình họ.
Hành lý cá nhân của họ đc miễn kiểm tra hải quan, trừ khi có cơ sở khẳng định rằng trong hành lý chứa đựng n~ đồ vật k dùng vào việc công của cq và đồ vật k dùng cho nhu cầu của cá nhân cũng như nhu cầu của mem gđ hoặc đồ vật mà nước nhận đại diện cấm nhập và cấm xuất hay phải tuân theo chế độ kiểm dịch của Nước tiếp nhận. Trong trường hợp đó, việc khám xét chỉ được tiến hành trước mặt viên chức ngoại giao hoặc người được uỷ quyền đại diện cho họ.
* Các thành viên gia đình viên chức ngoại giao, lãnh sự nếu k phải là công dân nước nhận đại diện, cũng đc hưởng đầy đủ các quyền miễn trừ và ưu đãi trên đây.
* Các thành viên khác :
- Nhân viên phục vụ nếu không phải công dân nước tiếp nhận, không có nơi cư trú thường xuyênthì được miễn thuế và lệ phí đối với tiền lương của họ
- Với những thành viên khác trong cơ quan, nếu là công dân nước tiếp nhận hoặc có nơi cư trú thường xuyên thì họ chỉ được hưởng những quyền ưu đãi và miễn trừ trong phạm vi nước đó công nhận.
2. Khác nhau:
Tiêu chí
Thành viên cơ quan ngoại giao
Thành viên cơ quan lãnh sự
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của viên chức
Mang tính tuyệt đối: Không bị bắt giam dưới mọi hình thức.
Mang tính tương đối: quyền bất khả xâm phạm về thân thể không được bảo đảm trong hai trường hợp:
+ Viên chức lãnh sự phạm tội nghiêm trọng và bị bắt, bị tạm giam theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
+ Viên chức lãnh sự phải thi hành một bản án hoặc quyết định của TA đã có hiệu lực pháp luật
Quyền bất khả xâm phạm về nơi ở, thư tín, tài sản và phương tiện
Nơi ở của viên chức ngoại giao dc bảo vệ như trụ sở. Thư tín, tài sản và phương tiện cũng được hưởng quyền bất khả xâm phạm
Viên chức lãnh sự không được hưởng quyền này
Quyền miễn trừ xét xử về HS
Được hưởng một cách tuyệt đối
-Không phải làm chứng
Chỉ được hưởng khi thực hiện chức năng của mình. Không được miễn trừ nếu phạm tội nghiêm trọng
-Có thể là người làm chứng,nhưng ko bắt buộc cung cấp chứng cứ liên quan đến chức năng và có quyền từ chối cung cấp chứng cứ
Quyền miễn trừ xét xử về DS, HC
Không được bảo đảm khi tham gia với tư cách là cá nhân trong các tranh chấp liên quan đến BĐS, Thừa kế , hoạt động thương mại nghề nghiệp nằm ngoài phạm vi chức năng chính
Không được hưởng khi tham gia các vụ kiện dân sự liên quan đến hợp đồng do viên chức lãnh sự hoặc nhân viên lãnh sự ký kết không với tư cách là người được nước cử lãnh sự ủy quyền; về tai nạn giao thông xảy ra ở nước tiếp nhận mà bên thứ 3 đòi bồi thường.
Nhân viên hành chính kỹ thuật và gia đình Nếu ko phải công dân nước tiếp nhận hoặc ko có nơi cư trú thường xuyên thì được hưởng miễn trừ như viên chức ngoại giao.
-Chỉ dc miễn trừ hình sự, hc-ds khi thực hiện chức năng chính của mình
-dc hưởng ưu đãi thuế quan với đồ vật nhập khẩu để bố trí nơi ở lần đầu
Nhân viên lãnh sự được hưởng quyền miễn trừ xét xử về hình sự, hành chính, dân sự như viên chức lãnh sự. Nhưng họ không được từ chối cũng cấp chứng cứ trừ trường hợp liên quan đến thực hiện chức năng
Chỉ được hưởng các ưu đãi về thuế quan đối với những đồ vật nhập khẩu để bố trí chỗ ở lần đầu.
Người phục vụ riêng nếu không phải công dân hoặc không có nói cư trú thường xuyên thì được miễn thuế và lệ phí với tiền công của họ
CÂU 47: TRÌNH BÀY ĐỊNH NGHĨA, ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI TỔ CHỨC QUỐC TẾ LIÊN CHÍNH PHỦ.
a) Định nghĩa:
Tổ chức quốc tế là thực thể liên kết các quốc gia và các chủ thể khác của LQT, hình thành trên cơ sở các ĐƯQT, có quyền năng chủ thể LQT, có hệ thống các cơ quan để duy trì hoạt động thường xuyên theo đúng mục đích, tôn chỉ của tổ chức đó.
b) Đặc điểm:
- Về thành viên: Tổ chức quốc tế liên chính phủ là mô hình liên kết chủ yếu của các quốc gia độc lập, có chủ quyền. Ngoài ra có thể thừa nhận tư cách thành viên của các chủ thể khác.
VD: WTO có thành viên là các vùng lãnh thổ độc lập trong quan hệ đối ngoại như Maco, Hồng Kong...
- Cơ sở pháp lý để thành lập và hoạt động: Tổ chức quốc tế liên chính phủ được thành lập và hoạt động trên cơ sở ĐƯQT được ký giữa các quốc gia thành viên.
- Về quyền năng chủ thể LQT: quyền năng chủ thể LQT mang tính phái sinh và hạn chế
+ Phái sinh: quyền năng của tổ chức quốc tế xuất phát từ sự thỏa thuận của các quốc gia thành viên. Quyền năng này là quyền năng phái sinh từ quyền năng chủ thể LQT của quốc gia.
+ Hạn chế: phạm vi quyền và nghĩa vụ của tổ chức quốc tế bị giới hạn trong thỏa thuận trao quyền của các quốc gia thành viên.
VD: WIPO theo thỏa thuận của các thành viên chỉ tham gia các điều ước quốc tế liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ, không tham gia ký kết các điều ước liên quan đến an ninh, quốc phòng...
- Về cơ cấu thường trực để duy trì hoạt động chức năng: các tổ chức quốc tế liên chính phủ thường được xây dựng với cơ cấu tổ chức chặt chẽ bao gồm các cơ quan chính và các cơ quan hỗ trợ, có trụ sở riêng.
c) Phân loại:
- Căn cứ vào tính chất thành viên: Tổ chức quốc tế được chia thành 3 loại:
+ Tổ chức quốc tế khu vực: có thành viên là các quốc gia thuộc cùng một khu vực địa lý.
VD: EU, ASEAN..
+ Tổ chức quốc tế liên khu vực: có thành viên là các quốc gia ở các quốc gia ở các khu vực địa lý khác nhau nhưng có chung xu hướng chính trị, tôn giáo...
VD: NATO, OPEC...
+ Tổ chức quốc tế toàn cầu: có thành viên là hầu hết các quốc gia trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị, kinh tế văn hóa...
VD: UN, WTO, ICAO...
- Căn cứ vào phạm vi hợp tác: Tổ chức quốc tế được chia thành 2 loại:
+ Tổ chức quốc tế chung: hoạt động bao trùm lên hầu hết các lĩnh vực hợp tác từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, xã hội,....
VD: EU, ASEAN...
+ Tổ chức quốc tế chuyên môn: hoạt động tập trung vào 1 lĩnh vực nhất định.
VD: WTO (Thương mại); WIPO (sở hữu trí tuệ)...
CÂU 48: PHÂN BIỆT TỘI PHẠM QUỐC TẾ VỚI TỘI PHẠM CÓ TÍNH CHẤT QUỐC TẾ
Tội phạm quốc tế là hành vi chống lại quy định của luật quốc tế do các chủ thể của luật quốc tế tiến hành xâm phạm nghiêm trọng đến hòa bình, an ninh quốc tế và sợ sống còn của nhân loại
Tội phạm có tính chất quốc tế là tội phạm thực hiện nhằm xâm phạm trật tự pháp luật quốc gia cũng như xâm phạm đến quyền lợi của cộng đồng quốc tế.
- Chủ thể:
+ Tội phạm quốc tế: cá nhân lãnh đạo trong cơ quan nhà nước của quốc gia.
+ Tội phạm có tính chất quốc tế: bất kì cá nhân, tổ chức nào
- Trách nhiệm pháp lý phát sinh:
+ Tội phạm quốc tế: quốc gia phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế cho hành vi vi phạm pháp luật quốc tế. Cá nhân: phải chịu TNHS với cá nhân
+ Tội phạm có tính chất quốc tế: phát sinh TNHS với cá nhân
- Thẩm quyền xét xử:
+ Tội phạm quốc tế: cơ quan tài phán do quốc qia hoặc chủ thể khác thỏa thuận thiết lập tiến hành xét xử
+ Tội phạm có tính chất quốc tế: do tòa án quốc gia tiến hành.
CÂU 49: TRÌNH BÀY CÁC NGUYÊN TẮC TRONG DẪN ĐỘ TỘI PHẠM
+ Nt có đi có lại: ND của nt này ghi nhận qgia đc yêu cầu dẫn độ chỉ t/h dẫn độ theo yêu cầu nếu nhận đc bảo đảm từ phía qgia yêu cầu dẫn độ rằng trong t/hợp tương tự, qgia này chắc chắn sẽ t/h dẫn độ TP cho qgia đối tác hữu quan. Nguyên nhân cơ bản của việc xuất hiện nt này là sự cần thiết phải tôn trọng quyền bình đẳng giữa các qgia, tôn trọng chủ quyền của các qgia, đồng thời k đc cản trở qgia trong việc tự nguyện hạn chế chủ quyền của mình và t/h dẫn độ TP trong t/hợp k có các đk loại bỏ việc dẫn độ này. Trong t/hợp ngược lại, qgia có thể dựa trên cơ sở giải thích của mình về chủ quyền, cho phép TP HS cư trú trên lãnh thổ nước mình.
Bao gồm có đi có lại tích cực và có đi có lại tiêu cực trong quan hệ pháp lý QT về dẫn độ TP.
VD:
_ A dẫn độ TP cho B nếu B dẫn độ cho A ở tương lai -> tích cực, thúc đẩy hạn chế TP, bảo vệ hb và an ninh QT
_ A k dẫn độ cho b nếu B k dẫn độ cho A trong tương lai -> tiêu cực, căng thẳng quan hệ QT, giảm hiệu quả trong việc bảo vệ hb và an ninh QT.
- Nt định danh kép TP:
Nt này qđ dẫn độ TP chỉ đc t/h nếu theo luật của cả 2 qgia hữu quan đều khẳng định hvi của cá nhân bị dẫn độ là hvi TP HS và mức hình phạt cần là hình thức tù giam, vs thời hạn đc xác định. Thời hạn tù giam theo ý chí của các bên đc thể chế hóa trong luật nước mình hoặc đc các bên thỏa thuận và ghi nhận trong ĐƯQT có liên quan.
Nt này còn thể hiện ở việc hvi phạm rội sẽ phải chịu sự trừng phạt của cả 2 qgia.
VD: Ba Lan: Chỉ dẫn độ khi là TP, phải ít nhất 1 năm tù giam theo LHS Ba Lan.
+ Nt k dẫn độ công dân nước mình:
Qgia đc yêu cầu dđ có quyền từ chối việc dđ TP nếu cá nhân phạm tội là công dân nước mình. Qđ này đc ghi nhận trong LQT cũng như trong LQG (Hiến pháp và đạo luật về quốc tịch của qgia). Tuy nhiên, nt này có ngoại lệ vs đk có đi có lại. Cụ thể, tại HN QT lần t3 về thống nhất hóa LQT đã đạt đc thỏa thuận nhất trí nt k dđ CD nước mình cho ước khác k đc áp dụng ddv cá nhân t/h TP QT.
VD: Áo, Ấn Độ, Israel, Mỹ... cho phép khả năng dđ CD nước mình cho nước khác xét xử nếu nước kia cũng dđ CD cho họ xét xử.
Trong t/hợp dđ CD nước t3, LQT k bắt buộc các qgia phải có nghĩa vụ dđ. Vấn đề này hoàn toàn phụ thuộc vào PL của qgia có liên quan.
+ Nt k dđ TP chính trị: Theo ng/tắc, việc xác định tính chất chính trị của TP đc t/h trong quán trình xét xử tại TA và hoàn toàn phụ thuộc vào chính sách của qgia nơi đang có ng bị dđ lẩn trốn.
Bên cạnh n~ ng/tắc chuyên biệt nêu trên của chế định pháp lý QT về dđ TP, còn tồn tại và có hiệu lực các quy tắc đc công nhận chung của LQT về quá trình dđ TP. Trc hết, phải đề cập đến quy tắc chỉ dđ đối vs TP t/h đc công nhận là cơ sở để tiến hành dđ. Như vậy, qgia yêu cầu dđ phải có nghĩa vụ k đc tiến hành truy cứu TNHS đối vs các TP k phải là cơ sở pháp lý để t/h dđ. Việc truy cứu TNHS k đúng vs TP bị dđ là cơ sở để qgia dđ t/h hvi phản đối. Quy định này có ý nghĩa quan trọng, đảm bảo khắc phục đc sự lạm dụng của các qgia đối vs chế định dđ nhằm mục đích riêng của mình. Qgia dđ có thể thỏa thuận rằng họ chỉ đồng ý dđ đối vs 1 nhóm loại TP xác định. VD: CƯ Châu Âu 1957 về dđ TP qđ điều khoản như vậy.
Trong thực tiễn quan hệ QT còn xuất hiện t/hợp cùng 1 lúc có nhiều qgia yêu cầu dđ TP (VD như TP đc t/h trên lãnh thổ của nhiều qgia). Trong t/hợp như vậy, qgia đc yêu cầu có toàn quyền quyết định theo đánh giá của mình sẽ dđ cho qgia nào trong số các qgia có yêu cầu. Trong quan hệ QT về dđ đã xuất hiện quy tắc thẩm quyền ưu thế hơn. KN thẩm quyền này đc hiểu là qgia dđ sẽ chuyển giao TP cho qgia có thẩm quyền ưu thế hơn trong số các nước yêu cầu dđ TP. Như vậy, việc xác định nội dung thẩm quyền ưu thế hơn, hoàn toàn do qgia dđ tự quyết định. Trong thực tế, thẩm quyền ưu thế hơn sẽ thuộc về qgia nơi hvi TP nghiêm trọng nhất đc t/h hoặc qgia đầu tiên gửi yêu cầu dđ TP.
CÂU 50: PHÂN TÍCH NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM.
* Phân định thẩm quyền xét xử:
Phân định thẩm quyền xét xử dựa trên các nguyên tắc:
- Quốc tịch chủ động: xác định thầm quyền dựa vào quốc tịch của người phạm tội
- Quốc tịch thụ động: thẩm quyền dựa vào quốc tịch của hầu hết nạn nhân.
- Nguyên tắc phổ biến: dựa vào hành vi liên quan chủ yếu đến quốc gia nào.
* Tương trợ tư pháp HS:
- ĐN: Theo khoa học LQT, tương trợ tư pháp là hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia tiến hành trên cơ sở yêu cầu của quốc gia khác nhằm hỗ trợ quốc gia yêu cầu trong việc giải quyết các vụ việc hình sự.
Các cq: TA, VKS, Công an (nội vụ), bộ tư pháp, cq tòa liên bang chống di – nhập cư lậu, cq liên bang về thuế lậu (Mỹ)...
- ND tương trợ tư pháp HS:
Sự điều chỉnh của luật QT đối với hợp tác tương trợ pháp lý về hình sự tập trung vào một số v/đề sau:
+ Chuyển giao và tiếp nhận giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc hình sự đc thụ lý và giải quyết.
+ Cung cấp các thong tin cần thiết về luật pháp hiện hành và thực tiễn tòa án, thẩm vấn nghi can, người làm chứng, bị cáo và cá chuyên gia.
+ Tiến hành các h/động giám định và khám xét tư pháp, chuyển giao vật chứng, thực hiện các hoạt động truy cứu hình sự, dẫn độ tội phạm.
+ Các hoạt động tương trợ tư pháp khác theo yêu cầu và phù hợp với hoàn cảnh, trường hợp cụ thể sẽ đc thỏa thuận và ghi nhận trong các hiệp định hữu quan giữa các bên thành viên.
VD: Công ước châu Âu về tương trợ pháp lý năm 1959 và Nghị định thư bổ sung cho công ước này năm 1978. Các qgia mem CƯ có nghĩa vụ giúp đỡ lẫn nhau về pháp lý ở mức độ rộng, trên cơ sở của ng/tắc có đi có lại trong các vấn đề truy cứu TNHS đối vs TP thuộc thẩm quyền xét xử của qgia yêu cầu giúp đỡ pháp lý.
Trên phạm vi toàn cầu, LHQ cũng có những h/đ cụ thể: Đại hội đồng LHQ năm 1990 thông qua Điều ước quốc tế mẫu về trợ giúp pháp lý trong các vấn đề hính sự. Đánh giá chung, điều ước QT mẫu có xu hướng mở rộng phạm vi tương trợ pháp lý về v/đ hình sự giữa các quốc gia. Ngoài ra năm 1990 Đại h/đ LHQ cũng thong qua Điều ước QT mẫu về chuyển giao truy cứu TNHS. Nd cơ bản đc áp dụng là khi các t/hợp nghi can đã trở về lãnh thổ quốc gia mà họ là công dân và việc dẫn dộ là ko thể thực hiện đc do PL quốc gia qui định ko dẫn độ công dân nước mình chon c khác xét xử thì đới với t/hợp như vậy, có thể thực hiện việc chuyển giao thẩm quyền truy cứu TNHS cho quốc gia mà bị cáo là công dân với đk phải khẳng định hvi mà bị cáo thực hiện đc định danh là hvi phạm tội theo quy định PL hiện hành của cả 2 quốc gia. Đây là sự tuân thủ nguyên tắc định danh kép tội phạm mà quốc gia thường áp dụng trong hoạt động trợ giúp pháp lý. Tuy nhiên, qgia đc quyền yêu cầu có thể từ chối và k nhận việc chuyển giao này nếu cá nhân nghi can ở vào trong số t/hợp như k phải là công dân của qgia đó; nhi can k thường xuyên cư trú trên lãnh thổ qgia đó; hvi đc định danh là TP chỉ theo luật war; TP có liên quan đến thuế trực thu và thuế gián thu hoặc nếu qgia đc yêu cầu định danh loại hvi này là TP chính trị.
Vấn đề cấp thiết và quan trọng là việc các cá nhân bị lưu giữ ở nc ngoài, Về v/đ này, Đại h/đ LHQ đã thông qua Hiệp định quốc tế mẫu về chuyển giao tù phạm nc ngoài năm 1985, trong đó nhấn mạnh mục đích phục hồi xã hội cho các phấn tử tội phạm có thể đạt đc nhanh hơn nếu cho họ khả năng thụ án tại nc họ.
- Cơ sở pháp lý: Bao gồm cả PL QT và PL qgia.
VD: VN: LQH: Luật tương trợ tư pháp + sd ĐƯQT: HC LHQ (các ng/tắc tương trợ tư pháp chung).
* Dẫn độ TP:
- ĐN: Dẫn độ tp là hvi tương trợ pháp lý, đc thỏa thuận giữa các quốc gia hữu quan ( quốc gia yêu cầu và quốc gia đc yêu cầu dẫn dộ), dựa trên cơ sở các quy định của luật QT, trong đó 1 quốc gia đc yêu cầu sẽ thực hiện việc chuyển giao cá nhân đang hiện diện trên lãnh thổ của mình cho quốc gia có yêu cầu để tiến hành truy cứu TNHS hoặc thi hành bản án đã có hiệu lực PL đối với cá nhân đó.
2 mục đích: Xét xử và thi hành án (do ng phạm tội đang ở nước ngoài, bị xét xử vắng mặt hoặc do trốn tù chạy sang qgia khác -> yêu cầu dẫn độ về để thi hành án).
Trong QHQT, dẫn độ tp là 1 trong số nd của hợp tác quốc tế chống tội phạm, là hình thức giúp đỡ pháp lý trong việc thực hiện thẩm quyền xét xử tư pháp. Về phương diện pháp lý, đa số trường hợp dẫn độ tội phạm có tính chất đụng chạm trực tiếp đến quyền lợi của hai quốc gia. Theo nguyên tắc chung đã đc LQT công nhận, dẫn độ tp là q' của quốc gia chứ ko phải là nghĩa vụ PLQT của quốc gia. Nói cách khác, dẫn độ TP thuộc thẩm quyền riêng biệt của qgia đc yêu cầu dẫn độ - nơi TP đang có mặt. Dựa trên cơ sở quyền tối cao đối vs lãnh thổ, qgia có toàn quyền quyết định tiến hành truy cứu TNHS đối vs các cá nhân đang ở trên lãnh thổ nước mình, phù hợp vs LQG. Nghĩa vụ dẫn độ chỉ phát sinh trong t/hợp có ĐƯQT tương ứng ghi nhận các đk cụ thể cho phép dẫn độ.
Cần thiết phải có sự phân biệt trục xuất vs dẫn độ do 1 qgia t/h đối vs 1 cá nhân phạm tội. Đây là hvi thể hiện chính sách của qgia chứ k phải là hvi hợp tác QT chống TP như dẫn độ. Trục xuất là việc qgia nghiêm cấm cá nhân phạm tội k đc quyền lưu trú trên lãnh thổ nước mình, phải rời khỏi lãnh thổ qgia và k có qgia nào tiếp nhận cá nhân này.
CÂU 51: TRÌNH BÀY ĐỊNH NGHĨA, ĐẶC ĐIỂM, PHÂN LOẠI TRANH CHẤP QUỐC TẾ.
a) Định nghĩa: Tranh chấp quốc tế là hoàn cảnh thực tế, trong đó các chủ thể của LQT có sự khác nhau về quan điểm và sự xung đột, mâu thuẫn về lợi ích, đòi hỏi phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình và dựa trên các nguyên tắc, quy phạm của LQT nhằm ổn định các quan hệ quốc tế và duy trì hòa bình, an ninh quốc tế.
b) Đặc điểm:
- Chủ thể của tranh chấp quốc tế là chủ thể của LQT.
- Tính chất của tranh chấp quốc tế thể hiện sự xung đột, mâu thuẫn về lợi ích của các chủ thể.
- Cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế mang tính đặc thù dựa trên các nguyên tắc cơ bản của LQT, việc lựa chọn biện pháp giải quyết do các bên thỏa thuận.
- Luật áp dụng để giải quyết tranh chấp quốc tế là LQT.
c) Phân loại:
- Dựa vào số lượng các bên trong tranh chấp, Tranh chấp quốc tế được chia thành:
+ Tranh chấp song phương
+ Tranh chấp đa phương.
- Dựa vào chủ thể tranh chấp, tranh chấp quốc tế được chia thành:
+ Tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia;
+Tranh chấp phát sinh giữa các tổ chức quốc tế;
+Tranh chấp phát sinh giữa quốc gia với các tổ chức quốc tế.
- Dựa vào tính chất của tranh chấp, tranh chấp quốc tế được chia thành:
+ Tranh chấp chính trị: thường gắn với việc thực hiện chủ quyền quốc gia
+ Tranh chấp pháp lý: liên quan đến việc giải thích, áp dụng các quy định của LQT
- Dựa vào nội dung của tranh chấp, tranh chấp quốc tế được chia thành:
+ Tranh chấp về kinh tế, thương mại;
+ Tranh chấp về biên giới
CÂU 52: TRÌNH BÀY BIỆN PHÁP HÒA BÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUỐC TẾ
Các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp lần đầu tiên được ghi nhận tại CÔng ước Lahay 1899 sau đó được tái khẳng định tại Điều 33 HC LHQ; gồm:
a) Đàm phán trực tiếp: các bên tranh chấp tiếp xúc trực tiếp để trao đổi, thương lượng, bàn bạc nhằm hướng tới việc giải quyết vấn đề mà các bên cùng quan tâm. Các bên bình đẳng, phụ thuộc vào thiện chí của các bên.
*Ưu điểm:
- Các bên tranh chấp có thể gặp gỡ trực tiếp, đưa ra quan điểm, lập trường của mình.
- Có thể tiến hành bất kì lúc nào mà không bị hạn chế về thời gian và không gian.
- Thông qua đàm phán, không những tranh chấp được giải quyết mà các bên còn hiểu nhau hơn; củng cố mối quan hệ giữa các bên hữu quan.
- Các thế lực bên ngoài không can thiệp và gây áp lực trong quá trình giải quyết.
*Nhược điểm:
- Không có sự tham gia của một bên trung lập => Khó dung hòa được lợi ích của hai bên khi tranh chấp trở lên gay gắt.
- Các bên có thể đưa ra một số có thể đặt điều kiện bất lợi trước khi ngồi vào bàn đàm phán (VD: TQ yêu cầu VN rút hết các tàu kiểm ngư và cảnh sát biển ra khỏi khu vực giàn khoan HD 981 mới chịu ngồi vào bàn đàm phán)
b) Giải quyết tranh chấp thông qua bên thứ ba: (x)
*Môi giới, trung gian, hòa giải:
Giống nhau: Đều có sự tham gia của bên thứ ba trong quá trình giải quyết tranh chấp với nhiệm vụ giúp đỡ các bên nhanh chóng giải quyết được tranh chấp.
Khác nhau: Môi giới
Trung gian
Hòa giải
Bên thứ ba cố gắng dàn xếp, thuyết phục các bên tranh chấp ngồi vào bàn đàm phán hoặc áp dụng biện pháp hòa bình nào đó
Không chỉ dàn xếp các bên tranh chấp ngồi vào bàn đàm phán mà bên thứ ba còn tham gia vào quá trình này với nhiệm vụ
Bên thứ 3 cũng tham gia vào quá trình đàm phán có thể là từ đầu cho tới khi kết thúc, thậm chí có thể giữ vị trí chủ tọa phiên
để giải quyết tranh chấp.
dung hòa lợi ích của các bên.
tòa.
Vai trò của bên thứ 3 chấm dứt khi 2 bên tranh chấp đã ngồi vào bàn đàm phán.
VD: Vai trò của Pháp trong việc khuyến khích Hoa Kỳ và VN ngồi vào bàn đàm phán giải quyết vấn đề chấm dứt chiên tranh ở miền Nam VN năm 1968-1973
VD: Vai trò của TTK LHQ trong cuộc khủng hoảng vùng Vịnh Caribe năm 1962 giữa HK và Liên Xô
VD: Vai trò của nhà ngoại giao người Thụy SĨ trong việc giải quyết tranh chấp giữa ba quốc gia Kenya, Uganda và Tanzania liên quan đến việc chia tài sản và nghĩa vụ pháp lý của cộng đồng Đông Phi.
*Ủy ban điều tra:
Ủy ban điều tra được thành lập với nhiệm vụ giúp các bên hiểu một cách rõ ràng, khách quan về các yếu tố, sự kiện dẫn đến tranh chấp trên cơ sở đó các bên có thể thương lượng để dàn xếp tranh chấp.Thỏa thuận giữa các bên về thành lập Ủy ban hòa giải có thể được ký trước khi tranh chấp phát sinh hoặc sau khi nó phát sinh. Trong đó phải nêu rõ thành phần, chức năng, nhiệm vụ, thời hạn, thủ tục hoạt động... của Ủy ban điều tra.
Các bên tranh chấp có nghĩa vụ cung cấp tài liệu, hồ sơ có liên quan, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Ủy ban điều tra.Trên cơ sở báo cáo điều tra, Ủy ban điều tra soạn thảo báo cáo kết luận gửi các bên tranh chấp. Báo cáo này không có tính chất bắt buộc như quyết định của TAQT hay Trọng tài quốc tế.
*Ủy ban hòa giải:
Được ghi nhận trong các điều ước quốc tế như CƯ 1982, CƯ Viên về Luật ĐƯQT năm 1969...
Giải quyết tranh chấp thông qua Ủy ban hòa giải có nhiều điểm tương đồng như giải quyết tranh chấp thông qua Ủy ban điều tra như sự thỏa thuận của các bên về việc thành lập Ủy ban hòa giải, thành phần, thủ tục làm việc của Ủy ban hòa giải, nhiệm vụ của các bên tranh chấp trong việc giúp đỡ Ủy ban hòa giải hoạt động hiệu quả; giá trị của bản báo cáo do Ủy ban hòa giải đưa ra cũng không có hiệu lực pháp lý bắt buộc với các bên tranh chấp mà chỉ mang tính khuyến nghị.
Tuy nhiên Ủy ban hòa giải có những điểm khác căn bản so với Ủy ban điều tra đó là:
- Ủy ban hòa giải có nhiều quyền hạn hơn Ủy ban điều tra: không chỉ xác định thực tế các yếu tố, các sự kiện dẫn tới tranh chấp mà còn đề xuất các giải pháp cho việc giải quyết tranh chấp.
- Trường hợp Ủy ban hòa giải được quy định trong ĐƯQT như một ủy ban thường trực, thành viên Ủy ban hòa giải sẽ được lựa chọn từ danh sách các hòa giải viên đã được lập sẵn dựa trên sự đề cử của các quốc gia thành viên ĐƯQT.
c) Giải quyết trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế
(1) Giải quyết tranh chấp trong LHQ
- HĐBA có quyền điều tra mọi vụ tranh chấp hoặc mọi tình thế có thể dẫn đến sự bất hòa giữa các quốc gia, xác định xem tình thế hoặc tranh chấp ấy kéo dài có thể đe dọa
đến hòa bình và an ninh quốc tế ko? Nếu có, HĐBA có quyền yêu cầu các bên giải quyết tranh chấp giữa họ với nhau bằng biện pháp hòa bình. Nếu ko giải quyết được thì phải đưa tranh chấp ra trước HĐBA. HĐBA sẽ kiến nghị về những thủ tục và phương thức giải quyết thỏa đáng.
- TA công lý quốc tế: là cơ quan tư pháp chính của LHQ có chức năng giải quyết tranh chấp quốc tế và đưa ra kết luận tư vấn (thường là các tranh chấp mang tính chất pháp lý). TA Công lý chỉ giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia là thành viên của LHQ. Các quốc gia khác muốn tham gia quy chế TA Công lý quốc tế và đưa tranh chấp ra Tòa phải thỏa mãn những điều kiện do ĐHĐ quyết định. Phán quyết của TA Công lý quốc tế có giá trị bắt buộc đối với các bên tranh chấp.
- TTk thường đóng vai trò môi giới, trung gian, hoặc hòa giải các tranh chấp quốc tế khi các bên tranh chấp có yêu cầu hoặc theo đề nghị của ĐHĐ hoặc HĐBA.
(2) Giải quyết tranh chấp trong các tổ chức quốc tế và hiệp định khu vực
VD: HC của Liên minh Châu Phi quy định việc hòa bình giải quyết các tranh chấp giữa các nước thành viên thông qua đàm phán, trung gian, hòa giải và trọng tài.
Hay:
HC ASEAN ghi nhận nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế là một trong những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên; vấn đề giải quyết tranh chấp được đề cập tại Chương VIII HC ASEAN.
d) Giải quyết thông qua cơ quan tài phán quốc tế
Giải quyết tranh chấp thông qua cơ quan tài phán quốc tế được quy định trong Công ước Lahay 1899 và 1907 về hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, HC LHQ...; thường được áp dụng sau khi các biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán, thương lượng không thu được kết quả mà các bên mong muốn.
Cơ quan tài phán quốc tế chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi các bên tranh chấp chấp nhận thẩm quyền của cơ quan tài phán thông qua các thỏa thuận được ký kết trước hoặc sau khi tranh chấp phát sinh.
CÂU 53: TRÌNH BÀY CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUỐC TẾ TRONG KHUÔN KHỔ LIÊN HỢP QUỐC
CÂU 54: ĐỊNH NGHĨA, ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI CƠ QUAN TÀI PHÁN QUỐC TẾ
a) Khái niệm
Cơ quan tài phán quốc tế là cơ quan hình thành trên cơ sở sự thỏa thuận của các chủ thể của LQT, thực hiện chức năng giải quyết bằng trình tự, thủ tục tư pháp các tranh chấp phát sinh trong quan hệ hợp tác giữa các chủ thể nhằm củng cố và duy trì trật tự pháp lý quốc tế.
b) Đặc điểm
- Cơ quan tài phán quốc tế được thành lập dựa trên sự thỏa thuận của các chủ thể LQT.
- Có chức năng chính là giải quyết các tranh chấp quốc tế;
- Không có thẩm quyền đương nhiên trong giải quyết các tranh chấp quốc tế.
- Luật áp dụng để giải quyết các tranh chấp quốc tế tại cơ quan tài phán quốc tế là các nguyên tắc và quy phạm của LQT. Ngoài ra, trong một số trường hợp có thể áp dụng một số loại nguồn khác (nếu có thỏa thuận)
- Phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế là chung thẩm và có giá trị pháp lý bắt buộc đối với các bên tranh chấp.
c) Phân loại
*Căn cứ vào thẩm quyền giải quyết tranh chấp, cơ quan tài phán quốc tế được chia thành:
- Cơ quan có thẩm quyền chung: VD: Tòa án công lý LHQ; Tòa trọng tài thường trực Lahay...
- Cơ quan có thẩm quyền chuyên môn: tòa án luật biển...
*Căn cứ vào tính chất hoạt động, cơ quan tài phán quốc tế được chia thành:
+ Cơ quan tài phán thường trực: Tòa án luật biển, Tòa trọng tài thường trực Lahay.
Ưu điểm: quy chế, thủ tục rõ ràng; có nhân viên chuyên nghiệp giúp đỡ trong quá trình tố tụng; giải quyết nhanh chóng.
+ Cơ quan tài phán vụ việc: VD: Tòa trọng tài được thành lập năm 1988 để giải quyết tranh chấp lãnh thổ giữa Ai Cập và Ixaren
Ưu điểm: linh hoạt, đáp ứng yêu cầu của các bên; tiết kiệm được án phí
*Căn cứ vào thành phần, cơ quan tài phán quốc tế được chia thành cơ quan tài phán cá nhân và cơ quan tài phán tập thể.
CÂU 55: TRÌNH BÀY CHỨC NĂNG VÀ PHƯƠNG THỨC XÁC LẬP THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN CÔNG LÝ QUỐC TẾ
- Chức năng giải quyết tranh chấp: thẩm quyền của TA Công lý quốc tế không phải là thẩm quyền đương nhiên mà phải dựa trên sự đồng ý rõ ràng của các bên tranh chấp; được xác thực theo 3 phương thức:
+ Chấp nhận thẩm quyền của tòa theo từng vụ việc: Các quốc gia tranh chấp sẽ ký thỏa thuận đề nghị tòa án giải quyết tranh chấp trong đó nêu rõ đối tượng tranh chấp, những vấn đề cần giải quyết nhưng phía bên kia ko chấp nhận thì tòa sẽ ko có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó.
+ Chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa trong các ĐƯQT: các quốc gia thỏa thuận trước trong các ĐƯQT đa phương hoặc song phương rằng khi xảy ra tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay thực hiện ĐƯQT, một bên có thể đưa tranh chấp ra trước Tòa.
+ Tuyên bố đơn phương chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa: Tòa án sẽ có thẩm quyền giải quyết nếu các quốc gia tranh chấp đều có Tuyên bố đơn phương chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa và các tuyên bố này đồng thời có hiệu lực đối với tranh chấp phát sinh.
- Chức năng đưa ra kết luận tư vấn: TA Công lý quốc tế thực hiện chức năng đưa ra các kết luận tư vấn khi ĐHĐ hay HĐBA LHQ yêu cầu, liên quan đến những vấn đề pháp lý phát sinh trong thực tiên hoạt động của cơ quan này
CÂU 56: CHỨC NĂNG VÀ PHƯƠNG THỨC XÁC LẬP THẨM QUYỀN CỦA toàn án luật biển quốc tế (gt trang 327)
|o
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro