Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

câu hỏi bổ sung

MỘT SỐ CÂU HỎI TRÊN NHÓM

Câu 1: So sánh ngt cơ bản – ngt chuyên ngành – nguyên tắc pl chung?

* Giống nhau:
- Các loại nguyên tắc này đều hình thành trên cơ sở sự thỏa thuận của các chủ thể LQT;
- Đều có giá trị bắt buộc đối với các chủ thể LQT.
* Khác nhau:
Giá trị pháp lý - Phạm vi chủ thể chịu sự chi phối:
- Nguyên tắc cơ bản:

+Có bắt buộc chung với tính chất là quy phạm Jus cogens đối với mọi chủ thể, mọi mối quan hẹ pháp luật và mọi lĩnh vực hợp tác quốc tế → nguyên tắc này là thuớc đo tính hợp pháp của các quy phạm LQT.

+ Tất cả các chủ thể phải chịu sự tác động của nguyên tắc cơ bản. Không cho phép có sự thỏa thuận giữa các chủ thể về việc có thực hiện hay không và thực hiện như thế nào.
- Nguyên tắc chuyên ngành:

+ Là sự cụ thể hóa nguyên tắc cơ bản → Phải phù hợp với nguyên tắc cơ bản của LQT

+ Chỉ tác động trong phạm vi lĩnh vực cụ thể khi chủ thể tham gia vào các quan hệ thuộc lĩnh vực đó
- Nguyên tắc pháp luật chung:

+ Nguyên tắc này chưa đạt được sự thống nhất trong cộng đồng quốc tế về , nguồn gốc của nguyên tắc. Do đó, nguyên tắc pháp luật chung phải phù hợp với nguyên tắc cơ bản của LQT.

+ Hầu như chỉ áp dụng trong quá trình giải quyết các trước các cơ quan tài phán quốc tế. Chỉ được viện dẫn khi thiếu quy phạm điều ước hoặc điều chỉnh này sinh.

Câu 2 : Phân biệt chủ quyền hoàn toàn tuyệt đối, chủ quyền hoàn toàn riêng biệt và chủ quyền hoàn toàn đầy đủ:

- Chủ quyền hoàn toàn tuyệt đối: là việc các quốc gia, chủ thể thực hiện mọi hành vi đều phải xin phép quốc gia- loại chủ quyền này áp dụng ch: vùng đất liền và vùng nước nội thủy
Ví dụ: theo nguyên tắc thì mọi tàu thuyền thương mại đi vào vùng nước nộij thủy đều phải xin phép quốc gia ven biển
- Chủ quyền hoàn toàn đầy đủ: tức là các quốc gia khác sẽ được thực hiện một số hành vi nhất định, theo kiểu tự do trong khuôn khổ ấy. Loại chủ quyền này áp dụng với vùng lãnh hải, trong lãnh hải các quốc gia khác đc thực hiện quyền qua lại vô hại nhưng đồng thời phải đáp ứng những yêu cầu của PL quốc tế và PL của quốc gia ben biển.
- Chủ quyền hoàn toàn, riêng biệt: đây là loại chủ quyền áp dụng với vùng trời, đây là quy chế có vẻ chặt chẽ nhất vì việc thực hiện nó sẽ xin phép một cách riêng biệt và phải tuân theo những quy định, săp xếp riêng biệt.
Ví dụ: như máy bay của nước ngoài muốn bay vào vùng trời của một quốc gia khác, phải xin phép quốc gia này riêng biệt với tưng máy bay và còn phải đi theo hướng dẫn quy định nhất định của quốc gia đó.

Câu 3: Tại sao cá nhân, pháp nhân k phải chủ thể của LQT?

- Thứ nhất, cá nhân và PN không phải là chủ thể là chủ thể độc lập khi tham gia vào QHQT vì nó chịu sự điều chỉnh trực tiếp của PL quốc gia....

- Thứ hai, pháp luật QT không trao các quyền và nghĩa vụ riêng cho Cá nhân và PN khi tham gia quan hệ QT....

- Thứ ba, đối tượng điều chỉnh của LQT là những quan hệ mang tính chất Lien QG, liên CP, những mối quan hệ mà cá nhân và PN tham gia chỉ có thể là thỏa thuận quốc tế mà k mang tính chất trên.

Câu 4: Phân biệt quốc tịch tàu bay và quốc tịch công dân:
- Đối tượng: - công dân : cá nhân con người riêng lẻ......tàu bay: phương tiện.
- Căn cứ xác định: - công dân: nơi sinh, gia nhập, trở lại, lựa chọn. theo ĐƯQT kí kết giữa các quốc gia .....- tàu bay: tại nơi ĐK hoặc theo quốc tịch của ng sở hữu là cá nhân.
- Thời điểm phát sinh: công dân – từ khi sinh ra ....tàu bay: từ khi đăng kí
- Ý nghĩa: - cá nhân: là căn cứ xác lập mqh giữa cá nhân và công dân., từ đó nhận đc sự bảo hộ tư quốc gia của mình, hưởng những quyền lợi. đảm bảo.... – tàu bay: là căn cứ để giải quyết các vấn đề khi sử dụng, đặc biệt là khi bay vào vùng trời của quốc gia khác.
- Tính bắt buộc: - cá nhân: có thể tồn tại k quốc tịch --- Tàu bay: sử dụng bắt buộc phải có quốc tịch.

Câu 5: So sánh chế độ pháp lý của vùng nội thủy và lãnh hải?

* Giống nhau:
- đều là vùng lãnh thổ thuộc chủ quyền của quốc gia
- đều được điều chỉnh bởi pL quốc tế mà quan trọng nhất là công ước 1982 về Luật biển quốc tế và PL của mỗi QG (như ở VN là Luật biển VN 2012)
- đều k được thực hiện quyền tài phán đối với những vụ việc xảy ra trên tàu thuyền khi đi qua hai vùng này trừ một số TH nhất định.
- đối với tàu quân sự, tàu nhà nước sử dụng mục đích phi thương mại và đc miễn trừ ngoại giao thì k có quyền tài phán mà quyền này thuộc về quốc gia mà tàu đó mang quốc tịch. Khi xảy ra vi phạm đối với những tàu này thì QG ven biển sẽ báo cáo với cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đó để xử lý và nhận bồi thường.

Nội thủy

Lãnh hải

Định nghĩa

nội thủy là vùng nước nằm sát và liền kề bờ biển kéo dài đến đường cơ sở

Lãnh hải là vùng nước liền kề với nội thủy có chiều rộng tối đa là 12 hải lý kể từ đường cơ sở.

Về tính chất chủ quyền:

Nội thủy: chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối.

lãnh hải: chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ

Về quyền qua lại:

Nội thủy: về nguyên tắc tất cả tàu thuyền khi đi qua nội thủy đều cần xin phép quốc gia ven biển, tuy nhiên trên thực tế thì các tàu thuyên thương mại có thể qua lại tự do cùng nguyên tắc có đi có lại, đối với tàu thuyền quân sự, cảnh sát... thì cần xin phép quốc gia ven biển

lãnh hải: đây là vùng biển mà để đảm bảo cho nguyên tắc tự do biển cả mà pháp luật QT quy định đối với lãnh hải có quyền qua lại vô hại – tức là tàu thuyền của các nước nếu qua lại một cách hòa bình không gây ảnh hưởng đến quốc gia ven biển và những chủ thể khác thì sẽ đc qua lại một cách tự do – tuy nhiên việc đi lại này cần đảm bảo yếu tố nhanh chóng và liên tục.

Những TH đc thực hiện quyền tài phán:

nội thủy: đối với tàu thuyền thương mại qua lại nội thủy QG ven biển k đc thực hiện hành vi k phải thủy thủ tàu; hậu quả của hành vi ảnh hưởng đến lãnh thổ quốc gia ven biển hoặc khi có yêu cầu của thuyền trưởng, viên chức ngoại giao của nơi tùa thuyền đó mang quốc tịch.

lãnh hải: Khi trên tàu xảy ra vụ việc vi phạm mà có yêu cầu của thuyền trưởng hoặc viên chức ngoại giao nơi mà tàu thuyền đó mang quốc tịch- khi hậu quả của hành vi ảnh hưởng đến lãnh thổ của quốc gia đó – vi phạm có tính chất phá hoại hòa bình, an ninh quốc tế -cần thiết để trấn áp các tội phạm ma túy, chất kích thích khác.Khi cần để bảo vệ an ninh, hòa bình trên biển, Thực hiện các biện pháp dân sự cần thiết đối với những tàu thuyến dừng lại hoặc đi từ nội thủy qua lãnh hải để ra biển.

Câu 6: QPPL QT là gì? Điểm khác giữa VBPL và QPPL? Ví dụ về qp tùy nghi?

- Quy phạm PL quốc tế là những quy tắc xử sự đc hinh thành trên sự thỏa thuận và thống nhất giữa các chủ thể của luật QT< nội dung bao gồm các quyền và nghĩa vụ co giá trị thi hành với các chủ thể tham gia.
- Văn bản PL là văn bản pháp luật chứa đựng các quy phạm pháp luật. Có thể nói quy phạm là nội dung, văn bản là hình thức.
- Còn quy phạm tùy nghi trong luật biển thì rất nhiều: 12 hải lý trog khoảng cách của lãnh hải, 24 hải lý của tiếp giáp lãnh hải hay 200 hải lý của đặc quyền kt....

Câu 7: Tại sao qppl qt đc hình thành dựa trên sự thỏa thuận giữa các qgia?

- Thứ nhất, xuất phát từ tính độc lập và bình đẳng của các chủ thể khi tham gia quan hệ quốc tế. các chủ thể sẽ tham gia dựa trên ý chí và mong muốn của bản thân mà k một ai có thể ép buộc.
- Thứ hai, khác với PL quôc gia, PL quốc tế không có một cơ chế tài phán quốc tế chung nào vè cũng k có một cơ quan chuyên trách lập pháp nào, do vậy việc hình thành pháp luật QT phải dựa vào thỏa thuận và thống nhất giữa các chủ thể.

Câu 8: Đường cơ sở là gì? Các cách xđ đường cơ sở? Ý nghĩa của đường cơ sở?

- Đường cơ sở là đường nối liền các điểm bao quanh bờ biển hoặc bao quanh quốc gia quần đảo, là ranh giới để giữa vùng nội thủy và vùng lãnh hải.
- Các pp xác đinh đường cơ sở là: đường cơ sở thông thường và đường cơ sở thẳng – cái này đừng nêu cụ thể ra làm gì vì nếu thì dài lắm bởi cơ sở thông thường thì dễ chứ đường cơ sở thẳng cách xác định của quốc gia ven biển và quốc gia quần đảo khác nhau, thầy cô hỏi thì nêu nhé.
- Ý nghĩa của đường cơ sở:
+ là ranh giới để xác định các vùng biển: Nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền KT, ......
+ từ việc xác định ranh giới vùng biển đó sẽ là căn cứ để quốc gia thực hiện chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia mình.
Câu 9: Các TH đc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế?
- Tự vệ chính đáng của các chủ thể khi có sự xâm phạm trực tiếp đến quyền lợi, an ninh, lãnh thổ của quốc gia mình – ngoại lệ của nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia
- Sử dụng dùng vũ lực của các quốc gia đấu tranh giành quyền tự quyết – ngoại lệ của nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia
- Sự can thiệp của LHQ, mà cụ thể là Hội đồng Bảo An trong TH quốc gia có cách hành vi gây nguy hiểm xâm phạm an ninh, hòa bình quốc tế hoặc các hành vi xâm phạm quyền con người – ngoại lệ của ng tắc hòa bình về chủ quyền giữa các quốc gia và cấm can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia
Và đương nhiên, nó k vi phạm nguyên tắc nào.

Câu 10: Các bp bảo hộ công dân

Các biện pháp bảo hộ công dân bao gồm
- các biện pháp ngoại giao như đàm phán, trung gian, hòa giải.
- các bp khác cứng rắn hơn như bao vậy, cấm vận kinh tế, rút viên chức ngoại giao, thậm chí là đưa ra tòa qt, or xảy ra tranh chấp.--> biện pháp này luôn đc hạn chế thấp nhât và còn gây nhiêu tranh cãi về tính áp dụng.
- các hoạt động mà các qgia thực hiện để giúp đỡ và quản lý công dân mình (ví dụ như cấp hộ chiếu,...)
-> Chủ thể đc bảo hộ công dân là quốc gia và một TH đặc biệt là Liên minh Châu Âu EU, trong quốc gia thi thẩm quyền thuộc về qgia và gia trao cho các cơ quan NN có thẩm quyền, đó là: cơ quan ở nc ngoài và cơ quan trong nc
Việc bảo hộ công dân theo con đường ngoại gia chủ yếu dựa trên sự thỏa thuận giữa các quốc gia nhưng trong 1 phạm vi nhất định
- các biện pháp bảo hộ công dân phải đc hạn chế ngay trong ĐƯQT mà các bên tham gia, ký kết.
- là nếu k có ĐƯQT, có thể giới hạn các bp bảo hộ công dân theo TQQT

Câu 11: Tại sao Vanticang k đc bảo hộ công dân?

-> Câu này đơn giản rồi nhá, trước cô đã giải thích cho mn vì sao vavticng đầy đủ các yếu tố nhưng k phải là quốc gia? rồi nói thêm về quyền lực NN + quốc tịch và mối quan hệ bảo hộ là OK nhé

Câu 12: Công dân mang hai hay nhiều quốc tịch:
- Định nghĩa: là người có từ một quốc tịch trở lên chịu sự điều chỉnh và bảo hộ của hai hay nhiều quốc gia cùng một lúc
- Nguyên nhân:
+ do mâu thuẫn về căn cứ xác lập quốc tịch ở các quốc gia.
+ do nhập quốc tịch mới mà chưa từ bỏ quôc tịch cũ
+ do được thưởng quốc tịch
+ do thiết lập các mối quan hệ hôn nhân hay huyết thống.
- Quy chế PL của người hai hay nhiều quốc tịch hiện này
+ biện pháp ngoại giao: thỏa thuận
+ biện pháp hữu hiệu: cho 1 bên thứ 3 giải quyết.
- Biện pháp hạn chế tình trạng công dân mang hai nhiều quốc tịch
+Các quôc gia tạo điều kiện thuận lợi về trình tự, thủ tục giải quyết vieccj xin thôi hay từ bỏ quốc tịch
+không áp dụng quốc tịch thưởng cho con cháu, vợ chồng , gia đình của ng được hưởng QT.

Câu 12: Công nhận là gì? Các thể loại công nhận? Ý nghĩa của việc công nhận?

- Định nghĩa: công nhận trong luật QT được hiểu là sự thừa nhận một chủ thể mới của luật QT< thừa nhận chế độ CT, KT,XH của chủ thể mới đó và thiết lập các mối quan hệ song phương hay đa phương với quốc gia đc công nhận.
- Thể loại công nhận:
+ công nhận quốc gia mới: - quốc gia thành lập theo con đường truyền thống – quốc gia thành lập bằng chiến thắng của cách mạng xã hội – thông qua hoạt động sát nhập, tách chia các quốc gia.
+ công nhận CP: - CP thành lập hợp hiến - ko đặt ra vấn đề công nhận – CP vi hiến – đặt ra vấn đề công nhận
+ công nhận dân tộc đấu tranh giành quyền tự quyết.
- Ý nghĩa : việc công nhận xuất phát từ ý chí của mỗi quốc gia, nó k phải là quyền hay nghĩa vụ do vậy việc công nhận k tạo ra quyền năng chủ thể cho bên đc công nhận nhưng là sự xác thực cần thiết thể hiện sự tồn tại của chủ thể mới này trên trường quốc tế và vừa là để hoàn thiện hơn về mặt pháp lý của chủ thể đc công nhận. cụ thể bên công nhận có thể nhận đc là:
+ tạo điều kiện để chủ thể mớitham gia vào các tổ chức QT
+tạo ĐK để chủ thể mới tham gia vào các hội nghị quốc tế phổ cập
+ điều kiện để thiết lập các mối quan hệ ngoại giao song phương
+ PL bên đc công nhận có giá trị PL bên QG công nhận
+cơ sở để phán quyết của cơ quan tài phán bên đc công nhận phát sinh hiệu lực bên công nhận

Câu 13: Trinh tự, thủ tục để xây dựng 1 ĐƯQT?

Gồm các bước: 1 là Đàm phán: các chủ thể tham gia đàm phán về những vấn đề trong ĐƯQT cụ thể là quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia vào ĐƯQT. 2 là Soạn thảo: ghi nhận lại những vấn đề đã đàm phán vào văn bản. Bước 1 và 2 có thể trao đổi cho nhau, nghĩa là có thể soạn thảo trc sau đó đàm phán sau, 3 là Thông qua: xác nhận lại những vấn đề đã đàm phán có đúng với những gì đc ghi nhận trong soạn thảo hay không. 4 là Ký. Ký gồm có Ký tắt, ký ad và ký đầy đủ. Trong đó, ký tắt và ký ad chưa làm phát sinh hiệu lực của ĐƯQT, ký đầy đủ sẽ làm phát sinh hiệu lực nếu ĐƯQT đó k cần phải có sự phê chuẩn và phê duyệt nữa. cuối cùng 5 là phê chuẩn or phê duyệt.

Câu 14: Nhân viên trong tổ chức QT?
- Viên chức trong tổ chức QT: những ng này có thể đc bầu hoặc tuyển dụng, làm việc theo nhiệm kì hoặc theo hợp đống trả lương. Một điều cần chú ý là những nhân viên này họ cần đảm bảo sự độc lập trong công việc của mình với quốc gia thành viên nơi họ mang quốc tịch.
- Chuyên gia của tổ chức: đây là những ng đc thuê để làm một công việc chuyên môn nhất định trong tổ chức quốc tế.
Một note nữa là, nếu xét về thành viên thì sẽ có 2 loại là: thành viên sáng lập và thành viên gia nhập, cái tiêu chí để phân biệt hai loại thành viên này là sự tham gia hội nghị thành lập và tham gia kí kết ĐƯQT thành lập nên tổ chức quốc tế đó, Về cơ bản, theo ng tắc bình đẳng về chủ quyền, các quốc gia đều bình đẳng như nhau dù là sáng lập hay gia nhập. TUy nhiên, trong 1 vài TH nhất định,sự bình đẳng này nó mang tính chất tương đối ví dụ như tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ, thì 1 quốc gia mới muốn đc tham gia thì cần có sự cho phép của các quốc gia thành lập.

Câu 15: Phân tích hoàn cảnh thay đổi ảnh hưởng đến ĐƯQT

Thay đổi hoàn cảnh ảnh hưởng đến ĐƯQT không phải mọi sự thay đổi hoàn cảnh đều ảnh hưởng đến hiệu lực của ĐƯQT, mà chỉ nhưng hoàn cảnh sau mới có thể gây ảnh hưởng
- Hoàn cảnh là ĐK, sự quan tâm của các chủ thể khi tham gia kí kết ĐƯQT.
- Sự thay đổi hoàn cảnh gây khó khăn cơ bản cho việc thực hiện quyền, nghĩa vụ cam kết của các thành viên
Đương nhiên đây là hoàn cảnh khách quan, k do các bên chủ thể dự liệu và tạo nên, VIệc thay đổi ntn cũng k đương nhiên làm chấm dứt hiệu lực của ĐƯQT mà việc thay đổi này thông qua hành vi của các chủ thể: chấm dứt, thay đổi, đưa ra một điều ước mới thay thế điều ước cũ...

Câu 16: Tại sao VN k sử dụng pp lựa chọn qt?

VN không sử dụng pp này là vì:

- Pháp luật về quốc tịch của VN hiện nay không ghi nhận căn cứ này.
- Ở VN không có TH mua bán, chuyển nhượng hay tặng cho lãnh thổ.
- Ở VN không có hiện tượng di chuyển dân cư
- VN chỉ ghi nhận công dân 1 quốc tịch ( trừ TH quốc tịch thưởng) k xảy ra TH cần lựa chọn giưa 2 hay nhiều quốc tịch.

Câu 17: So sánh Thềm lục địa và đặc quyền kt

* Giống nhau:
- Đều là vùng lãnh thổ mà quốc gia ven biển không đc xác định chủ quyền mà chỉ có quyền chủ quyền và quyền tài phán.
- Đều là những vùng co quy chế PL hỗn hợp.
- Đều chịu sự điều chỉnh của PL quốc tế mà quan trọng nhất là công ước 1982 về luật biển quốc tế.
- Đều được tự do đặt cáp ngầm, ống dẫn ngầm.
- Đều có thể sử dụng và khai thác khi có sự thỏa thuận với quốc gia ven biển

Đặc quyền kinh tế

Thềm lục địa

- Quyền chủ quyền:

+Vùng đặc quyền kinh tế: quyền khai thác, sử dụng,bảo vệ tài nguyên thiên nhiên biển, quyền xây dựng, sử dụng và quản lý các công trình, đảo nhân tạo

Vùng thềm lục địa là quyền chủ quyền với khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên biển

Việc sử dụng của các quốc gia khác

vùng đặc quyền KT: quyền tự do hàng hải, quyền hàng không

Vùng thềm lục địa: không đc động chạm đến dù qgia ven biển có sử dụng hay không, việc sử dụng phải căn cứ vào sự thỏa thuận, cho phép của quốc gia ven biển

Tính chất của quyền chủ quyền, quyền tài phán:

vùng đặc quyền KT: không đương nhiên mà phải thông qua một tuyên bố đơn phương

vùng thềm lục địa: tồn tại đương nhiên.

- Quyền tài phán:

tài phán đối với việc bảo vệ giữ gìn môi trường biển

Vùng thềm lục địa: quyền tài phán với các công trình, ống dẫn trên biển, về nghiên cứu KH hay bảo vệ môi trường

Câu 18: -Các hành vi làm phát dinh hiệu lực pháp lý của điều ước quốc tế đối với quốc gia? Ký, phê chuẩn. Phê duyệt, gia nhập

Câu 19: ss jus cogens và tùy nghi

* Giống nhau
- Đều là là các quy tắc xử xự, đưa ra các quyền và nghĩa vụ cho các chủ thể có liên quan
- Hình thành trên sự thỏa thuận, thống nhất giữa các chủ thể của luật quốc tế
- Đều tác động đến mọi chủ thể của Luật quốc tế
* Khác nhau:
- Nội dung: +jus: đưa ra những quy tắc xử sự cứng buộc các chủ thể phải tuân theo - tùy nghi đưa ra một phạm vi ràng buôc, các chủ thể có thể thỏa thuận trong phạm vi đó.
- Tính mềm dẻo: + tùy nghi có tính mềm dẻo cao hn
- Tính ổn định: jus: ổn định cao hn- nhớ là ổn định cao hn chứ k phải là k thể bị hủy bỏ
- Phạm vi tác đông: + jus: điều chỉnh mọi quan hệ phát sinh trong đời sống QT, tùy nghi- theo những lĩnh vực nhất định.
- Hậu quả pháp lý: ++jus: trái vô hiệu, tùy nghi do các bên chủ thể quyết định.
- Số lượng: + Jus: ít hn – tùy nghi: nhiều hn.

TIẾP MỘT SỐ CÂU HỎI

Câu 20: Viên chức ngoại giao không đc hưởng ưu đãi, miễn trừ khi nào?

3 TH sau:

Quyền miễn trừ sẽ k đc đảm bảo khi họ tham gia vs tư cách cá nhân vào các vụ tranh chấp liên quan đến:

ü Bât động sản tư nhân trên lãnh thổ nc tiếp nhận;

ü Việc thừa kế;

ü Hđ thương mại or nghề nghiệp mà viên chức ngoại giao tiến hành ở nc tiếp nhận ngoài phạm vi chức năng của họ.

Câu 21: Cô Milk là ng đứng đầu cơ quan ngoại giao, cô Milk có đc mở quán ăn không?

- Không. Theo điều 42 Công ước Viên 1961. Điều 42. Viên chức ngoại giao không hoạt động chuyên nghiệp hoặc thương mại ở nước nhận đại diện để kiếm lợi riêng.

Câu 22: Cô Milk là ng đứng đầu lãnh sự quán Hồng Công ở Vn, cô vừa mang quốc tịch Hồng Công, vừa mang quốc tịch Ý, Ý có thể cử cô là ng đứng đầu cơ quan ngoại giao của Ý tại VN nữa hay không?

Có, nếu Vn cho phép.

Câu 23: Cô là Milk, là viên chức ngoại giao trong đại sứ quán Hàn Quốc, cô hiếp và giết Tea, cô có bị truy cứu TNHS ở qgia tiếp nhận không?

- Không. Sẽ xử lý theo cách là trục xuất về nc.

Câu 24: Cô Milk Kute là ng đứng đầu đại sứ quán Hoa Kỳ tại Vn, cô có thể là công dân Vn không? TH nếu cô là viên chức ngoại giao thì sao?

- Nếu là ng đứng đầu thì không đc.

- Nếu là viên chức ngoại giao khác thì có thể đc nếu đc qgia tiếp nhận đồng ý/ (VN đồng ý)

Câu 25: Pl Vn ghi nhận những cấp ngoại giao nào? Lãnh sự nào?

- Ngoại giao: Đại sứ quán.

- Lãnh sự: Tổng lãnh sự quán, Lãnh sự quán.

Câu 26: Những đặc trưng của lqt về các biện pháp đảm bảo thi hành luật và so với lqgia?

- Cơ chế thực thi: dựa trên thiện chí và ý chí của các chủ thể LQT

- K có cơ quan lập pháp bao trùm lên tất cả, k có cơ quan tài phán

- Chế tài: do các chủ thể thỏa thuận thống nhất

- So sánh với qgia:...

Câu 27: Ý nghĩa của ngt dân tộc tự quyết?

- Tạo ra cơ sở pháp lý cho các qgia tiến hành đấu tranh giành quyền tự quyết ( nêu qua quyền năng của chủ thể này)

- Tạo ra tư cách chủ thể độc lập..

Câu 28: Phân tích các yếu tố cấu thành qgia. Đài Loan, Palestine thiếu yếu tố nào?

- Các yếu tố: lãnh thổ, dân cư, chính phủ, khả năng tham gia độc lập vào các qhqt.

- Đài Loan thiếu yếu tố Chính phủ, Palestine thiếu yếu tố lãnh thổ?

Câu 29: Những TH k cho phép bảo lưu điều ước quốc tế?

- 3 TH: ĐƯQT cấm; cấm trong 1 or 1 số điều khoản; bảo lưu sai mục đích, đối tượng.

- Bảo lưu là hành vi đơn phương của 1 qgia nhằm loại bỏ or sửa đổi hiệu lực pháp lý của một hoặc 1 số quy định của điều ước trong việc áp dụng chúng đối với quốc gia đó.

- Thủ tục, trình tự bảo lưu:

+ ĐƯQT quy định cụ thể: quy định ntn thì tiến hành như thế.

+ Nếu ĐƯQT không quy định thì: 1 là thông qua đàm phán. 2 là thông báo bằng văn bản. 3 là trong tổ chức quốc tế phổ cập thì phải đc sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền.

- Không áp dụng đối vs ĐƯQT song phương vì sẽ làm mất đi bản chất of ĐƯQT song phương là sự thỏa thuận và bình đẳng giữa 2 chủ thể.

- Hậu quả của bảo lưu là:

+ Nếu tất cả chủ thể đều đồng ý thì đc bảo lưu

+ Nếu 1 số đồng ý, 1 số không thì: nếu k nặng nề thì sẽ coi như ĐƯQT đó k tồn tại, còn nếu nặng nề thì sẽ có thể cắt đứt quan hệ ngoại giao.

Câu 30: Các phương thức thụ đắc lãnh thổ?

- Thụ đắc thông qua chuyển giao tự nguyện, mua bán lãnh thổ: khi này thì qgia đc chuyển giao xác lập chủ quyền trên vùng lãnh thổ đó, qgia chuyển giao chấm dứt chủ quyền.

- Thụ đắc hữu hiệu là việc xác lập chủ quyền quốc gia trên vùng lãnh thổ vô chủ or bị bỏ rơi.

- Thế nào là lãnh thổ vô chủ: là lãnh thổ không thuộc chủ quyền của bất cứ qgia nào.

- Thế nào là lãnh thổ bị bỏ rơi? Là lãnh thổ đã từng thuộc chủ quyền của một quôc gia nào đó nhưng hiện tại: + vùng lãnh thổ đó k còn đc điều chỉnh bởi qgia đó nữa.

+ qqgia đó k thiết lập chế độ điều chỉnh trên lãnh thổ đó nữa.

+ k bảo hộ công dân.

+ k khai thác sử dụng lãnh thổ

- Thế nào đc coi là thụ đắc lãnh thổ hợp pháp"

+ thứ nhất là thụ đắc trong hòa bình, 1 thời gian dài.

+ thứ 2 là thiết lập 1 chủ quyền thực sự.

+ thứ 3 là đúng đối tượng.

+ thứ 4 là chiếm hữu đc các cqnn có thẩm quyền or bởi người đc NN ủy quyền.

+ thứ 5 là nhằm mục đích xác lập chủ quyền mới.

Câu 31: Tranh chấp quốc tế và các vấn đề về giải quyết tranh chấp quốc tế?

- Khái niệm: tranh chấp quốc tế là hoàn cảnh thực tế xảy ra giữa cá quốc gia, các chủ thể của LQT có sự mâu thuẫn về tư tưởng, quan điểm và đòi hỏi trái ngược nhau về lợi ích.

- Đặc điểm: + đối tượng tranh chấp là gì? -> lợi ích trái ngc nhau.

+ Chủ thể: là chủ thể của LQT.

+ Cơ chế giải quyết tranh chấp: mang tính đặc thù. Giải quyết trên các bphap đa dạng, việc áp dụng biện pháp nào là do các bên tranh chấp thỏa thuận vs điều kiện đó là các bp hòa bình.

+ Luật áp dụng trong quá trình giải quyết đó là các nguyên tắc, các quy phạm Lqt. Pl qgia k dc áp dụng để giải quyết tranh chấp quốc tế trừ 1 sô TH đặc biệt (giải quyết thông qua trọng tài quốc tế).

* Giải quyết tranh chấp như thế nào? -> Thông qua đàm phán; thông qua bên thứ 3; giải quyết trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế; sử dụng những thiết chế tài phán.

- Đàm phán: thỏa thuận hòa bình để dung hòa lợi ích của nhau.

+ Ưu thế:

ü Giải quyết trong hòa bình

ü Giữ gìn quan hệ ngoại giao -> các chủ thể hiểu rõ về nhau hơn.

ü Tự do trong việc lựa chọn thời gian, địa điểm đàm phán.

+ Hạn chế: khó thành công -> khó dung hòa lợi ích qgia.

- Thông qua bên thứ ba:

+ Môi giới

+ Trung gian

+ Hòa giải

+ Ủy ban điều tra

+ Ủy ban hòa giải

- Trong khuôn khổ tổ chức quốc tế

- Sử dụng những thiết chế tài phán:

+ Tòa án quốc tế: Tòa án công lý quốc tế, Tòa án EU, Tòa án Luật Biển.

+ Trọng tài quốc tế: Trọng tài thường trực Lahaye, Trọng tài trong lĩnh vực Luật Biển.

Câu 32: Các loại biên giới quốc gia, việc xác lập biên giới quốc gia?

Có 4 loại biên giới quốc gia đó là: biên giới trên bộ, biên giới trên biển, biên giới trên không và biên giới trong lòng đất. Hiện nay plqt chưa điều chỉnh biên giới trên không và trong lòng đất. Các quốc gia sẽ dựa vào biên giới trên bộ và trên biển để giải quyết.

- Biên giới trên bộ là đường ranh giới phân biệt quốc gia này với quốc gia khác. Có 3 bước xác định đó là Hoạch định – Phân giới – Cắm mốc.

+ Hoạch định là bước ban đầu xác định biên giới qgia trên bộ (xác định trc trên bản đồ). Điều kiện là phải thực hiện trong hòa bình và lựa chọn những điểm ít có khẳ năng xảy ra tranh chấp nhất.

+ Phân giới là xác định trên thực tế những điểm mốc đã thỏa thuận. Sau khi phân giới phải ký Hiệp định Phân giới.

+ Cắm mốc là việc thực hiện cắm mốc biên giới ở những điểm như cửa khẩu, địa hình trắc trở,...

- Biên giới trên biển: biên giới quốc gia ven biển và biên giới qgia quần đảo.

Đường biên giới qgia trên biển: Là ranh giới ngoài cùng của lãnh hải.

- Các cách xác định đường biên giới quốc gia trên biển:

+ Với quốc gia ven biển thì gồm có pp đường cơ sở thẳng và đường cơ sở thông thường

-> Đường cơ sở thẳng: là đường gấp khúc nối liền các điểm mà ngấn nước thủy triều xuống thấp nhất dọc bờ biển và trên các đảo gần bờ. Điều kiện để được áp dụng đường cơ sở thẳng là:

ü Phải có bờ biển trắc trở, lồi lõm, có nhiều bãi đá, cửa sông.

ü Không đc cách quá xa bờ biển.

ü Phải dung hòa lợi ích của các qgia khác.

ü Phải đảm bảo sự liên kết giữa các vùng biển.

ü Phải công khai và thông báo với Ban thư ký LHQ

ü Có bờ biển khó xác định or k xác định được.

-> Đường cơ sở thông thường: là ngấn nước thủy triều xuống thấp nhất chạy dọc theo bở biển. Việc xác định ngấn nước thủy triều xuống thấp nhất: là ngấn nước giao giữa bờ biển và mực thấp nhất của mặt biển.

+ Đối với qgia quần đảo thì đường cơ sở là đường nối liền những điểm ngoài cùng của các đảo xa nhất và bãi cạn lúc chìm lúc nổi. Điều kiện:

ü Tuyến các đường cơ sở phải bao lấy đảo chủ yếu và xác lập một khu vực mà tỷ lệ diện tích nc của khu vực đó so với diện tích đất phải ở giữa tỉ lệ 1:1 – 9:1

ü Chiều dài của các đường cơ sở k vượt quá 100 hải lý tuy nhiên có thể tối đa 3% của tổng số các đường cơ sở bao quanh một quần đảo nào đó có chiều dài lớn hơn nhưng k quá 125 hải lý

ü Tuyến các đường cơ sở k đc tách quá xa đường bao quanh chung của quần đảo

ü Các bãi cạn lúc chìm lúc nổi k đc chọn làm các điểm cơ sở trừ TH: ở đó có đèn biển or các thiết bị thường xuyên nhô lên khỏi mặt nc or toàn bộ hay 1 phần bãi cạn ở cách hòn đảo gần nhất một khoảng cách k vượt quá chiều rộng lãnh hải.

ü Đường cơ sở quần đảo k đc phép làm cho lãnh hải của một qgia khác tách rời khỏi biển cả hay vùng đặc quyền kinh tế.

Câu 33: Phân biệt cơ chế giải quyết tranh chấp trong Tòa án và trọng tài quốc tế:

Tòa án quốc tế

Trọng tài quốc tế

Thiết chế

- Tóa án công lý qt

- Tóa án EU

- Tòa án Luật Biển

- Trọng tài thường trực Lahaye

- Trọng tài trong lĩnh vực Luật Biển.

Chấp nhận thẩm quyền

Gồm 3 cách: - Chấp nhận theo từng vụ việc

- Theo ĐƯQT

- Theo hành vi pháp lý đơn phương của qgia

- thỏa thuận thành lập (thẩm quyền trao cho)

Sự hình thành

Do tổ chức, quốc gia hình thành từ trước

- Lahaye, Biển: hthanh từ trc

- Khác: do các bên tranh chấp thỏa thuận hình thành.

Luật áp dụng

- ĐƯQT đc kí kết liên quan đến vụ việc giữa các qgia.

- Ngt pl chung đc các qgia văn minh thừa nhận

- Ngt, qppl qt.

- Học thuyết của các luật gia nổi tiếng

- ng, qpp qt có liên quan đến vụ việc

- Pl quốc gia.

TH phán quyết vô hiệu

Không

- Vượt thẩm quyền đc quy định trong thỏa thuận.

- Sai thủ tục.

- Có sự mau chuộc.

Câu 34: Chế độ pháp lý của vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển:

Câu 35: So sánh chủ quyền và quyền chủ quyền của các qgia ven biển

Câu 36: Vai trò của cơ quan ngoại giao, lãnh sự trong quan hệ giữa các quan hệ qt?

- Duy trì, ổn định các qh ngoại giao giữa các qgia.

- Đại diện, thay mặt cho quốc gia -> dùng hòa các qh..

- bảo hộ cho công dân

- Phát triển về văn hóa,xã hội.

Câu 37: Phân biệt hoạt động ngoại giao và hoạt động lãnh sự. Giữa 2 qgia k có qh ngoại giao có tồn tại quan hệ lãnh sự không?

- Hoạt động ngoại giao: là cơ quan đại diện chính thức của qgia ở nc ngoài... Lãnh sự là ở mức thấp hơn...

- Có. Đó là qh lãnh sự giữa VN với Đài Loan, nhưng k thiết lập qh ngoại giao.

Câu 38: So sánh quyền ưu đãi miễn trừ giữa viên chức ngoại giao và nhân viên kỹ thuật?

Nhân viên kỹ thuật có những quyền ưu đãi, miễn trừ như viên chức ngoại giao nhưng chỉ đc hưởng quyền ưu đãi miễn trừ khi đang thực hiện công việc chính thức của mình.

Câu 39: Trình bày quyền ưu đãi miễn trừ của viên chức ngoại giao? Ý nghĩa?

- Quyền ưu đãi miễn trừ trong các lĩnh vực: bất khả xâm phạm về thân thể, về nơi ở, thư tín, tài sản, tự do đi lại, miễn thuế và lệ phí, ưu đãi về hải quan...

- ý nghĩa:

+ Tạo điều kiện thuận lợi để các viên chức ngoại giao thực hiện tốt công việc của mình.

+ Tạo mqh tốt

+ Đảm bảo ngt có đi có lại

Câu 40: Hậu quả pháp lý của việc đồng ý bảo lưu? Phản đối bảo lưu?

+ Nếu tất cả chủ thể đều đồng ý thì đc bảo lưu

+ Nếu 1 số đồng ý, 1 số không thì: nếu k nặng nề thì sẽ coi như ĐƯQT đó k tồn tại, còn nếu nặng nề thì sẽ có thể cắt đứt quan hệ ngoại giao.

Câu 41: Thời điểm bắt đầu có hiệu lực và chấm dứt hiệu lực của ĐƯQT?

- Thời điểm bắt đầu:

+ Đối vs ĐƯQT song phương: do các bên thỏa thuận.

+ Đối vs ĐƯQT phổ cập: đc quy định trong ĐƯQT, khi kí đầy đủ nếu k cần phê duyệt lại.

- Hết hiệu lực:

+ ĐƯQT có thời hạn

+ ĐƯQT quy định 1 sự kiện nhất định, khi sự kiện xảy ra thì nó chấm dứt

+ Các bên thỏa thuận chấm dứt

+ Có qp jus cogens mới ra đời.

Đối vs ĐƯQt song phương: rút, có sự vi phạm nghiêm trọng..

Câu 42: Pháp điển hóa là gì? VD về pháp điển hóa trong lĩnh vực Luật Biển?

- Pháp điển hóa là Pháp điển hóa là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong đó không những tập hợp những văn bản đã có theo 1 trình tự nhất định, loại bỏ những quy phạm lỗi thời, mâu thuẫn mà còn chế định thêm những quy phạm mới nhằm thay thế cho những quy định bị loại bỏ và khắc phục những chỗ trống được thực hiện trong quá trình tập hợp văn bản, sửa đổi các quy phạm hiện hành, nâng cao hiệu lực pháp lý của chúng.

- VD trong lĩnh vực Luật Biển:

+ Qua hội nghị pháp điển hóa 1930-> Hội nghị thứ nhất của LHQ 1953 đưa ra đc 4 vấn đề: thềm lục địa, đánh bắt hải sản... -> Hội nghị thứ 2 của LHQ 1960 -> Hội nghị thứ 3 của LHQ từ 76 – 82 đưa ra đc Công ước 1982 về Luật biển quốc tế.

Câu 43: Hội đồng Bảo an có phải tổ chức thực hiện cơ chế tài hán của plqt k?

Không.

Câu 44: Trách nhiệm hình sự có đặt ra trong LGT hay không?

Không. (TNHS chỉ đặt ra cho cá nhân -> k phải chủ thể của LQT)

Câu 45: Tại sao cơ quan đại diện ngoại giao đc hưởng quyền ưu đãi miễn trừ? Ý nghĩa.

Vì nó là cơ quan đại diện chính thức of qgia, và theo ngta có đi có lại.

Câu 46: Phân tích các cách chấp nhận thẩm quyền của TACLQT?

Có 3 cách chấp nhận thẩm quyền, đó là:

+ Chấp nhận theo từng vụ việc.

+ Theo ĐƯQT quy định.

+ Theo hành vi pháp lý đơn phương của các qgia.

Câu 47: Ngt xác định quốc tịch theo nơi sinh và huyết thống có mâu thuẫn nhau không?

Không, Vì sau khi xác định theo ngt nơi sinh mới xác định ngt huyết thống. Và những ng đc xác định qt theo ngt huyết thống ( bố mẹ là ng không qtich, k xác định, nhặt đc) đều là những ng k xác định đc nơi sinh.

Câu 48: Thế nào là tội phạm chính trị?

K có trong LQT chỉ điều chỉnh trong LQG.

Câu 49: Tòa án công lý quốc tế có những chức năng gì?

- Giải quyết tranh chấp. (Vs những chủ thể k phải là thành viên LHQ thì phải có sự đồng ý của Đại hội đồng).

- Tư vấn.

Câu 50: Có mấy cách xác định thẩm quyền của Tòa án quốc tế?

Có 3 cách: thứ nhất là chấp nhận thẩm quyền theo từng vụ việc, thứ hai là theo ĐƯQT quy định, thứ ba là theo hành vi pháp lý đơn phương của các qgia.

Câu 51: So sánh trình tự, thủ tục của TAQT và TTQT?

Câu 52: Luật áp dụng của TAQT và TTQT có gì đặc biệt?

- TAQT: áp dụng cả học thuyết của các luật gia nổi tiếng.

- TTQT: áp dụng cả pháp luật quốc gia.

Câu 53: Lãnh hải có thuộc lãnh thổ qgia k? xext về vị trí và quy chế pháp lý?

Có.

- Vị trí: nằm trong đường biên giới quốc gia trên biển.

- Quy chế pháp lý: là vùng biển mà qgia có chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ.

Câu 54: Chế định ngoại giao có xuất phát từ tập quán không?

Câu 55: Kể tên các văn bản là nguồn của Luật ngoại giao lãnh sự?

- CƯ Viên 1961 về qh ngoại giao/

- CƯ Viên 1963 về qh lãnh sự.

- CƯ Viên 1969 về phái đoàn đặc biệt.

- CƯ Viên 1975 về cơ quan đại diện của qgia tại tổ chức qt.

- CƯ 1980 về quyền ưu đãi, miễn trừ of TCQT

- CƯ 1973 về ngăn ngừa và trừng trị tội phạm.

- ...

Câu 56: TH đặc biệt của quyền miễn trừ ngoại giao đối với cơ quan ngoại giao?

Câu 57: Hành lý của viên chức ngoại giao có bị kiểm tra hải quan không? Viên chức lãnh sự?

- Có thể. Nếu trong TH có căn cứ xác đáng rằng trong hành lý đó có chứa những đồ cấm xuất nhập khẩu theo qđ của nc tiếp nhận, or đồ k đc hưởng ưu đãi, miễn trừ. Việc mở ra kiểm tra phải tiến hành trc mặt viên chức ngoại giao, lãnh sự or ng ủy quyền.

Câu 58: So sánh cơ sở xác định và phương thức thực hiện trách nhiệm pháp lý quốc tế chủ quan và khách quan?

* Giống nhau: - đều là TN đc đặt ra vs các chủ thể của LQT trong qtrinh tham gia qhqt

* Khác nhau:

Chủ quan

Khách quan

Khái niệm

Là TN pháp lý phát sinh khi các chủ thể do vi phạm các quy định plqt

TNPL phát sịnh khi thực hiện những hành vi plqt cấm nhưng do phất sinh hậu quả or có sự kiện mới phát sinh.

CSPL

- ĐƯQT, TQQT;

- Phán quyết của cơ quan tài phán;

- Nghị quyết mang tính chất bắt buộc của các tổ chức;

- Tuyên bố đa phương tổ chức của qgia trong đó có cam kết nghĩa vụ liên quan.

- Do có hậu quả xảy ra và có mqh giữa hậu quả và hành vi.

- Do có sự kiện phát sinh.

Cơ sở hành vi

Khi vi phạm những điều trên.

Khi vi phạm những điều trên.

Hình thức thực hiện

- TH gây thiệt hại vật chất

- Khôi phục nguyên hiện trạng

- Bồi thường thiệt hại

- TH không gây thiệt hại vật cất

- Đáp ứng nhu cầu của qgia bị hại

- Đền bù hình thành trả đũa

- Trừng phạt vũ trang

- Hạn chế chủ quyền 1 phần của qgia.

- Đền tiền or vật chất

- Biện pháp khác do các bên thỏa thuận.

Ngoại lệ

Không có

- Trả đũa do vppl qgia khác.

- Tự vệ chính đáng.

- Bất khả xâm phạm

- Có sự cho phép của qgia khác.

Câu 58: Những vấn đề pháp lý về ban hội thẩm trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.

Câu 59: Ý nghĩa của việc xác định quốc tịch tàu thuyền?

Là cơ sở pháp lý cho việc xác định thẩm quyền giải quyết các vụ việc xảy ra trên tàu..

Câu 60: So sánh trọng tài quốc tế và tòa án quốc tế?

Câu 61: Lãnh sự danh dự và lãnh sự chuyên nghiệp?

Lãnh sự danh dự là là viên chức lãnh sự không chuyên nghiệp và không phải là viên chức NN, k nhận lương của bất kỳ Chính phủ nào, đc nc cử ủy nhiệm và nc tiếp nhận chấp thuận thực hiện các chức năng lãnh sự trong khi vẫn có thể hoạt động nghề nghiệp or thương mại sinh lợi tại nc tiếp nhận. Có thể là công dân nc tiếp nhận or nc thứ ba.

Viên chức lãnh sự là thành viên của cơ quan lãnh sự đảm nhiệm chức vụ lãnh sự. Viên chức lãnh sự có thể là công dân của nc tiếp nhận nếu đc sự đồng ý của nc này( ng đứng đầu thì k đc)

Câu 62: Đối với tài nguyên vùng thềm lục địa mà quốc gia ven biển k khai thác hết thì qgia khác có quyền khai thác không? Không.

Câu 63: TS của cơ quan đại diện ngoại giao khác tài sản của cơ quan lãnh sự thế nào?

TS của cơ quan lãnh sự có thể bị trưng thu, trưng mua, trưng dụng,...

=========================================================================

CÂU HỎI TRÊN NHÓM (TIẾP)

Câu 64: bản chất của công nhận quốc tế trên phương diện chính trị và pháp lý

- Phương diện chính trị: xác lập các quan hệ ngoại giao lãnh sự song phương giữa bên công nhận và bên được công nhận.

- Phương diện pháp lý:

+ pháp luật của quốc gia được công nhận có hiệu lực trên lãnh thổ của quốc gia công nhận

+ phán quyết của tòa án, trọng tài bên được công nhận có hiệu lực đối với bên công nhân

+ tạo điều kiện thuận lợi để quốc gia được công nhận tham gia vào các tổ chức, hội nghị quốc tế

Câu 65: hiện nay pháp luật việt nam đã thưởng quốc tịch cho bao nhiêu người

Có 2 người là

Nguyễn Văn Lập người Hy Lạp

Hồ Cương Quyết người pháp

Câu 66: Hiện nay có một số tổ chức QT Liên CP ng ta quy định phiếu biểu quyết thông qua số dân và số tài sản đóng góp vào tổ chức? Theo các em nó có vi phạm nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia không? và Vì sao?

Vì sự bình đẳng dựa trên mối quan hệ tương quan giữa quyền và nghĩa vụ, quyền càng nhiều thì nghĩa vụ càng nhiều, đó mới là sự bình đẳng

Trường hợp này giống như 5 ủy viên thường trực của liên hợp quốc có số phiếu biểu quyết nhiều hơn những thành viên khác tại vì nó có nghĩa vụ đóng góp tài chính nhiều vào tổ chức liên hợp quốc

Câu 67: Nêu mối quan hệ giữa nguồn bổ trợ và nguồn cơ bản?

- Giữa nguồn cơ bản và phương tiện hỗ trợ có mối quan hệ qua lại, hỗ trợ cho nhau. Điều này thể hiện ở chỗ:

- Nguồn bổ trợ đóng vai trò là phương tiện hỗ trợ cho nguồn cơ bản, thông qua các phương tiện này người ta xây dựng các quy phạm LQT nhanh chóng hơn.

- Nguồn bổ trợ có vai trò trong việc giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật quốc tế trong từng trường hợp cụ thể. Góp phần làm sáng tỏ các quy định của LQT, tạo tiền đề quan trọng để các chủ thể LQT có cơ hội tiếp cận và giải thích LQT theo nghĩa chung thống nhất.

- Các chủ thể của LQT có thể viện dẫn các phương tiện hỗ trợ (phán quyết của tòa án) để xác định trách nhiệm của các chủ thể liên quan.

VD: Dựa vào phán quyết của tòa án quốc tế về việc giải quyết tranh chấp giữa Thái Lan và Campuchia liên quan đến đền Preah Vihear, Thái Lan không thể khẳng định ngôi đền đó thuộc về mình.

- Một số quy phạm trước đây đã tồn tại trong nguồn hỗ trợ, tùy từng trường hợp nó có thể trở thành nguồn cơ bản của LQT.

Câu 68: Nêu nguyên tắc tự do biển cả và đành giá vai trò của nguyên tắc này?

Nguyên tắc tự do biển cả:

- Nội dung: biển cả được để ngỏ cho mọi quốc gia, dù là quốc gia có biển hay không có biển đểu đc tự do sử dụng biển cả. TUy nhiên sự tự do này không phải là tuyệt đối mà nó phải tuân theo quy chế PL của quốc gia ven biển, của luật QT và phải xét đến lợi ích của các chủ thể khác, đặc biệt là quốc gia ven biển.

Cụ thể nó sẽ bao gồm những quyền tự do sau

+ quyền tự do hàng hải

+ quyền đánh bắt hải sản

+ quyền đc thăm dò, nghiên cứu

+ quyền đc đặt cáp ngầm, ống dẫn ngầm

+ quyền tự do hàng không

+ quyền đc đặt công trình và cac quyền năng khác mà PL quốc gia ven biển cho phép

- ý nghĩa của nguyên tắc

thứ nhất là: đảm bảo hài hòa sự cân băng trong việc sd biển của quốc gia có biển hay k có biển

Thứ hai, duy trì, phát triển nguyên tắc sử dụng biển tự do đã tồn tại lâu đời trong cộng đồng quốc tế.

Câu 69: Trong các nguyên tắc cơ bản của Luật Biến, nguyên tăc nào đóng vai trò chủ đạo? mối quan hệ cũng như vai trò của chúng như thê nào?

hai ng tắc cơ bản của luật Biển là tự do biển cả và đất thống trị biển, hai ng tăc này mặc dù nó có nội dung trái ngược nhau nhưng là căn cứ để xây dựng quy chế PL đối với các vùng nước,đồng thời xác lập căn cứ đối với chủ quyền và quyền chủ quyền của QG ven biển, ..Nữa là, nó đảm bảo cho cơ chế bình đẳng trong sử dụng biển của các quốc gia k biển khác. Tạo ra một cơ chế tự do trong khuôn khổ.

Câu 70: Những khẳng định sau đây đúng hay sai, vì sao?

a, Quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối đối với lãnh hải.

b, quyền chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia ven biển tồn tại một cách đương nhiên.

Câu 1: sai, vì chủ quyền của quốc gia đối với lãnh hải là chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ nó không tuyệt đối như nội thủy vì phải thực hiện quyền qua lại vô hại.....................Câu 2: SAI, vì nó ko tồn tại đương nhiên, quốc gia muốn thiết lập quyền chủ quyền và quyền tài phán phải thông qua một tuyên bố đơn phương - chú ý cái này nhé, sẽ là một điểm đẻ phân biệt đặc quyền KT và thềm lục địa

Câu 71: thế nào là "qua lại vô hại"?

"Qua lại vô hại" trong lãnh hải:

- qua lại ở đây có 3 TH 1. đi qua lãnh hải vào nội thủy

2. đi từ nội thủy ra, qua lãnh hải để ra biển

3. đi qua lãnh hải mà không vào nội thủy.

- "vô hại" khi nó đáp ứng những điều kiện này:

+ không vận chuyển người, hàng, tiền trái phép khi không có sự cho phép của quốc gia ven biển

+không luyện tập hay diến tập quân sự

+ không thu thập thông tin tình báo làm nguy hại đến an ninh, quốc phòng của quốc gia ven biển

+ không tuyên truyền làm nguy hại đến an ninh, quốc phòng của quốc gia ven biển

+ không tiếp nhận, hay phóng đi các loại tàu bay

+ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hoặc vi pham các công ước đã kí kết.

+ tuân thủ các đường ranh giới, phân cách và PL của quốc gia ven biển.

- nguyên tắc khi đi qua vùng nước lãnh hải : đi qua liên tục, nhanh nhẹn và không đươc thả neo, ngoại lệ cho 3 trường hợp sau đây:

+ cần cứu người hoặc các phương tiện khác.

+ gặp sự cố hàng hải thông thường khác

+ TH bất khả kháng khác hoặc bị mắc cạn

Câu 72: Các hành vi làm phát dinh hiệu lực pháp lý của điều ước quốc tế đối với quốc gia?

Ký, phê duyệt, phê chuẩn và gia nhập.

Câu 73: Các TH điều ước QT phát sinh hiệu lực với bên thứ 3.

một là trong DUQT có ghi nhân và bên thứ 3 đồng ý.

hai là bên thứ 3 áp dụng với tư cách là tập quán quốc tế.

3 là DUQT liên quan đến hoàn cảnh

4 là tối huệ quốc

Câu 74: Những TH nào thì được sử dụng bãi cạn lúc nổi, lúc chìm để xác định đường cơ sở?

.SẼ có 4 TH được sử dụng bãi cạn lúc nổi lúc chìm để xác định đường cơ sở thăng..................ĐỐi với đường xư sở thẳng của quốc gia có biển sẽ có 3 TH ...

1. Trên bãi cạn đó có đèn báo hoặc dấu hiệu có thể nhận biết............

2. Đường CS đó đc cộng đồng QT THừa nhận.....

3.khi toàn bộ phần bãi cạn đấy cách lục địa hoặc một đảo không qua chiều rộng lãnh hải......Đối với đ\ừng cơ sở của quốc gia quần đảo:

4. đc xác định là nối những điểm xa nhất của quần đảo và các điểm của bãi cạn lúc nooit lúc chìm sao cho đảm bảo 1/1 hoặc 9/1

Câu 75: Vì sao VN không thực hiện căn cứ lựa chọn quốc tịch?

VN không sử dụng pp này là vì......................................- - Pháp luật về quốc tịch của VN hiện nay không ghi nhận căn cứ này.

- Ở VN không có TH mua bán, chuyển nhượng hay tặng cho lãnh thổ.

- Ở VN không có hiện tượng di chuyển dân cư

- VN chỉ ghi nhận công dân 1 quốc tịch ( trừ TH quốc tịch thưởng) k xảy ra TH cần lựa chọn giưa 2 hay nhiều quốc tịch.

Câu 76: Thành viên của tổ chức QT Liên CP chỉ có thể là các quốc gia độc lập - có chủ quyền? Đúng hay sai?

Thành viên của TCQT liên CP nó chủ yếu là các quốc gia độc lập, có chủ quyền bên cạnh đó các chủ thể khác vẫn có thể là thành viên. Ví dụ. WTO thành viên của nó bao gồm cả Macao, HongKong, Đài Loan và cả liên minh châu âu EU.

Câu 77: : Trong Luật ký kết điều ước 2005 có mấy loại điều ước. Điều ước nào cần có sự phê chuẩn?

Căn cứ vào điều 7 Luật ký kết năm 2005 của NN CHXHCN VN thì có 2 loại đưqt đó là ĐƯQT nhân danh NN và ĐƯQT nhân danh CP. Những ĐƯQT cần có sự phê chuẩn đó là gồm có 3 loại: 1 là những ĐƯQT nhân danh quốc gia để ký kết 2 là ĐƯQT có nd trái vs những văn bảh của Quốc hội ban hành và 3 là những ĐƯQT yêu cầu phải phê chuẩn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: