LOGIC HỌC-PHẠM ĐÌNH NGHIÊM
PHAÏM ÑÌNH NGHIEÄM
LOGIC HỌC
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA
TP HOÀ CHÍ MINH 3
LỜI NÓI ĐẦU
Cuốn sách này được biên soạn trên cơ sở các bài giảng mà tác giả đã thực
hiện nhiều năm nay cho sinh viên giai đoạn đào tạo đại cương của nhiều trường đại
học ở Thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung cơ bản của sách bám sát chương trình
học phần "Nhập môn logic học" do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 1995.
Bên cạnh đó, nhằm đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa chương trình giảng dạy đại học,
tiếp cận gần hơn với chương trình đào tạo của các nước tiên tiến, chúng tôi đã đưa
thêm vào sách một số nội dung mới. Các nội dung mới này được trình bày chủ yếu
trong chương 2 "Phân tích ngôn ngữ tự nhiên. Ngôn ngữ logic vị từ", chương 5
"Phán đoán", chương 8 "Tam đoạn luận nhất quyết đơn", chương 9 "Suy luận với
tiền đề phức".
Để trình bày các nội dung khoa học vừa chặt chẽ lại vừa ngắn gọn, tác giả
đã sử dụng rộng rãi các ký hiệu logic và ký hiệu của lý thuyết tập hợp (mà sinh
viên đã biết trong chương trình toán học ở phổ thông). Điều này có thể tạo nên cảm
giác e ngại đối với một số người đọc. Tuy nhiên đó chỉ là cảm giác ban đầu mà
thôi. Bạn đọc sẽ nhanh chóng nhận ra rằng sử dụng ký hiệu như vậy sẽ làm cho
việc trình bày vấn đề trở nên rõ ràng và dễ hiểu hơn nhiều so với dùng lời lẽ như
cách trình bày thông thường. Để sách có thể phục vụ được nhu cầu của các giới bạn
đọc khác nhau, chúng tôi đã cố gắng trình bày các vấn đề độc lập với nhau đến
mức có thể. Tuy vậy, vì đây là sách về logic nên các chương mục vẫn gắn kết với
nhau, vì thế bạn đọc chỉ có thể đọc sách theo những trình tự nhất định. Cụ thể, cách
đọc tốt nhất là đọc theo trình tự trình bày của sách. Nhưng nếu bạn không quan tâm
lắm đến những phần có tính hình thức nhất của sách mà chỉ quan tâm đến những
phần có tính truyền thống thì có thể đọc theo trình tự sau : chương 3 "Các quy luật
cơ bản của tư duy" → chương 10 "Suy luận quy nạp" → chương 11 "Suy luận
tương tự" → chương 12 "Chứng minh" → chương 13 "Bác bỏ" → chương 14
"Ngụy biện".
Mặc dù tác giả đã cố gắng, nhưng chắc chắn sách còn nhiều thiếu sót,
chúng tôi rất mong nhận được ý kiến góp ý của bạn đọc để có thể hoàn thiện cuốn
sách này.
Mọi ý kiến nhận xét, góp ý xin gửi về địa chỉ [email protected].
Tác giả 4
5
MỤC LỤC
Chöông 1 Đối tượng của logic học.............................................................. 11
I. Khoa học logic ......................................................................................... 11
1. Các đặc điểm của tư duy trừu tượng........................................................ 11
2. Hình thức của tư tưởng và quy luật của tư duy........................................ 14
II. Sự hình thành và phát triển của logic học................................................ 15
III. Công dụng của logic học ......................................................................... 18
Chöông 2 Phân tích ngôn ngữ tự nhiên. Ngôn ngữ logic vị từ................. 20
I. Phân tích ngôn ngữ tự nhiên ................................................................... 20
1. Ngôn ngữ - một hệ thống ký hiệu ............................................................ 20
2. Ngôn ngữ tự nhiên và ngôn ngữ hình thức .............................................. 21
3. Một số tính chất của ngôn ngữ tự nhiên................................................... 21
4. Một số loại ký hiệu và phạm trù ngữ nghĩa của ngôn ngữ tự nhiên......... 23
II. Ngôn ngữ logic vị từ................................................................................ 27
1. Hệ ký tự ................................................................................................... 27
2. Hạn từ ...................................................................................................... 28
3. Công thức................................................................................................. 28
4. Các ví dụ .................................................................................................. 28
5. Biểu thị tư tưởng bằng ngôn ngữ logic vị từ............................................ 29
C Ch hư ươ ơn ng g 3 3 Các quy luật cơ bản của tư duy ................................................ 35
I. Quy luật đồng nhất................................................................................... 35
II. Quy luật không mâu thuẫn....................................................................... 38
III. Quy luật triệt tam..................................................................................... 40
IV. Quy luật lý do đầy đủ............................................................................... 41
C Ch hư ươ ơn ng g 4 4 Khái niệm.................................................................................... 43
I. Khái quát về khái niệm ............................................................................ 43
1. Khái niệm - hình thức đặc biệt của tư tưởng............................................ 43
2. Các loại khái niệm ................................................................................... 44
3. Quan hệ giữa các khái niệm..................................................................... 45
II. Định nghĩa khái niệm ............................................................................... 47
1. Định nghĩa khái niệm là gì?..................................................................... 47
2. Các loại định nghĩa, các hình thức định nghĩa......................................... 49
3. Các quy tắc định nghĩa............................................................................. 50
III. Các thao tác logic đối với khái niệm........................................................ 51
1. Mở rộng và thu hẹp khái niệm................................................................. 51
2. Phân chia khái niệm................................................................................. 52 6
C Ch hư ươ ơn ng g 5 5 Phán đoán ................................................................................... 55
I. Khái quát về phán đoán ........................................................................... 55
1. Định nghĩa .............................................................................................. 55
2. Phán đoán và câu ..................................................................................... 56
3. Các loại phán đoán................................................................................... 57
II. Phán đoán thuộc tính đơn ........................................................................ 58
1. Định nghĩa và cấu trúc ............................................................................. 58
2. Các loại phán đoán thuộc tính đơn........................................................... 61
3. Tính chu diên của hạn từ trong phán đoán thuộc tính đơn....................... 64
4. Quan hệ giữa các phán đoán thuộc tính đơn. Hình vuông, tam giác logic 67
III. Phán đoán phức. Phán đoán phủ định ..................................................... 69
1. Các dạng phán đoán phức ........................................................................ 69
2. Quy luật và mâu thuẫn logic .................................................................... 72
3. Các phương pháp xác định quy luật và mâu thuẫn logic ......................... 73
4. Biến đổi tương đương .............................................................................. 83
C Ch hư ươ ơn ng g 6 6 Khái quát về suy luận ................................................................ 86
I. Định nghĩa và cấu trúc của suy luận ........................................................ 86
1. Định nghĩa ............................................................................................... 86
2. Cấu trúc ................................................................................................. 86
3. Ví dụ ................................................................................................. 87
II. Suy luận hợp logic (đúng logic) và suy luận đúng .................................. 88
III. Các loại suy luận...................................................................................... 89
1. Phân loại căn cứ vào số lượng tiền đề...................................................... 89
2. Phân loại căn cứ vào việc sử dụng thông tin chứa trong
cấu trúc chủ từ-thuộc từ của các phán đoán thuộc tính đơn..................... 90
3. Phân loại theo độ tin cậy của kết luận...................................................... 90
C Ch hư ươ ơn ng g 7 7 Suy luận trực tiếp....................................................................... 92
I. Định nghĩa và ví dụ.................................................................................. 92
II. Các loại suy luận trực tiếp ....................................................................... 92
1. Đảo ngược phán đoán .............................................................................. 92
2. Đổi chất phán đoán (còn gọi là biến đổi phán đoán) ............................... 93
3. Đặt đối lập vị từ ....................................................................................... 94
4. Suy luận dựa vào hình vuông logic.......................................................... 95
C Ch hư ươ ơn ng g 8 8 Tam đoạn luận nhất quyết đơn................................................. 96
I. Định nghĩa và cấu trúc ............................................................................. 96
II. Hình và kiểu của tam đoạn luận đơn........................................................ 98
1. Hình của tam đoạn luận đơn .................................................................... 98
2. Kiểu của tam đoạn luận đơn .................................................................... 99
III. Các tiên đề và quy tắc chung của tam đoạn luận đơn .............................. 99 7
1. Tiên đề ..................................................................................................... 100
2. Các quy tắc chung của tam đoạn luận đơn............................................... 102
3. Các quy tắc hình ...................................................................................... 111
IV. Tam đoạn luận đơn giản lược .................................................................. 112
1. Định nghĩa ............................................................................................... 112
2. Phục hồi tiền đề hoặc kết luận trong tam đoạn luận đơn giản lược ......... 113
V. Suy luận với nhiều tiền đề là phán đoán nhất quyết đơn
(tam đoạn luận phức hợp) ........................................................................ 113
1. Định nghĩa và cấu trúc ............................................................................ 113
2. Các loại tam đoạn luận phức hợp............................................................ 114
3. Tính đúng sai của tam đoạn luận phức hợp............................................. 114
C Ch hư ươ ơn ng g 9 9 Suy luận với tiền đề là phán đoán phức........................... 115
I. Định nghĩa và tính hợp logic................................................................... 115
1. Định nghĩa............................................................................................... 115
2. Xác định tính hợp logic (tính đúng) của suy luận với tiền đề là
phán đoán phức ...................................................................................... 115
II. Suy luận tự nhiên với tiền đề phức.......................................................... 116
1. Một số dạng thức suy luận với tiền đề phức ........................................... 116
2. Các ví dụ ứng dụng ................................................................................. 122
3. Một số chiến lược suy luận ..................................................................... 129
4. Hệ suy luận tự nhiên................................................................................ 131
III. Hợp giải................................................................................................... 132
1. Các quy tắc hợp giải................................................................................ 132
2. Phương pháp hợp giải ............................................................................. 133
3. Cây hợp giải. Hợp giải tuyến tính ........................................................... 134
C Ch hư ươ ơn ng g 1 10 0 Suy luận quy nạp...................................................................... 137
I. Định nghĩa và cấu trúc ............................................................................ 137
1. Định nghĩa............................................................................................... 137
2. Cấu trúc ................................................................................................... 137
II. Một số phương pháp nâng cao độ tin cậy của kết luận quy nạp.............. 139
1. Tăng số lượng trường hợp riêng xét làm tiền đề ..................................... 139
2. Căn cứ vào mối liên hệ giữa tính chất muốn khái quát hóa với
các tính chất khác của các đối tượng ....................................................... 139
III. Một số phương pháp xác định liên hệ nhân quả...................................... 140
1. Phương pháp tương đồng ........................................................................ 141
2. Phương pháp dị biệt ................................................................................ 142
3. Phương pháp kết hợp............................................................................... 143
4. Phương pháp phần dư.............................................................................. 145
5. Phương pháp cùng biến đổi..................................................................... 145 8
C Ch hư ươ ơn ng g 1 11 1 Suy luận tương tự..................................................................... 147
I. Định nghĩa và cấu trúc ............................................................................ 147
II. Tính chất của suy luận tương tự.............................................................. 147
1. Kết luận chứa thông tin mới so với các tiền đề........................................ 147
2. Kết luận không đảm bảo chắc chắn đúng khi các tiền đề đều đúng......... 148
3. Tính thuyết phục cao................................................................................ 148
4. Tính gợi ý cao .......................................................................................... 148
III. Một số biện pháp nâng cao độ tin cậy của suy luận tương tự ................. 148
1. Tăng thêm số lượng các tính chất giống nhau dùng làm cơ sở
của kết luận .............................................................................................. 148
2. Đảm bảo mối liên hệ giữa những sự giống nhau dùng làm cơ sở
của suy luận với tính chất được nói đến trong kết luận ........................... 149
IV. Vai trò của suy luận tương tự................................................................. 149
C Ch hư ươ ơn ng g 1 12 2 Chứng minh.............................................................................. 150
I. Định nghĩa và cấu trúc ............................................................................ 150
1. Định nghĩa............................................................................................... 150
2. Cấu trúc ................................................................................................... 150
II. Một số ví dụ ............................................................................................ 151
III. Đặc điểm của chứng minh trong các khoa học xã hội và nhân văn ........ 153
IV. Các phương pháp chứng minh ................................................................ 153
1. Chứng minh trực tiếp .............................................................................. 153
2. Chứng minh gián tiếp.............................................................................. 154
V. Các yêu cầu đối với phép chứng minh .................................................... 155
1. Các yêu cầu đối với luận đề .................................................................... 155
2. Các yêu cầu đối với luận cứ .................................................................... 156
3. Các yêu cầu đối với lập luận ................................................................... 158
C Ch hư ươ ơn ng g 1 13 3 Bác bỏ........................................................................................ 160
I. Định nghĩa............................................................................................... 160
II. Một số ví dụ ............................................................................................ 160
III. Các phương pháp bác bỏ một mệnh đề ................................................... 162
1. Bác bỏ bằng cách chứng minh rằng mệnh đề sai .................................... 162
2. Bác bỏ bằng cách chỉ ra rằng lập luận đưa đến (tức phép chứng minh)
mệnh đề đó thiếu cơ sở........................................................................... 163
C Ch hư ươ ơn ng g 1 14 4 Ngụy biện.................................................................................. 164
I. Khái niệm................................................................................................. 164
II. Một số loại ngụy biện thường gặp ........................................................... 164
1. Ngụy biện dựa vào uy tín cá nhân ........................................................... 164
2. Ngụy biện dựa vào đám đông, dựa vào dư luận ...................................... 165
3. Ngụy biện dựa vào sức mạnh................................................................... 165
4. Ngụy biện bằng cách đánh vào tình cảm................................................. 166 9
5. Ngụy biện đánh tráo luận đề .................................................................... 166
6. Ngụy biện ngẫu nhiên.............................................................................. 166
7. Ngụy biện đen - trắng .............................................................................. 167
8. Ngụy biện bằng cách dựa vào nhân quả sai ............................................. 167
9. Dựa vào sự kém cỏi ................................................................................. 168
10. Lập luận vòng quanh................................................................................ 168
11. Khái quát hóa vội vã ................................................................................ 168
12. Câu hỏi phức hợp..................................................................................... 168
13. Ngụy biện bằng cách sử dụng những phương pháp suy luận
có tính xác suất ........................................................................................ 169
14. Ngụy biện bằng cách diễn đạt mập mờ.................................................... 169
III. Phương pháp bác bỏ ngụy biện................................................................ 170
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP.................................................................................. 171
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 180
11
Chương 1
ĐỐI TƯỢNG CỦA LOGIC HỌC
Logic học là khoa học xuất hiện rất sớm trong lịch sử. Nó xuất hiện vào thế
kỷ thứ IV trước công nguyên, khi sự phát triển của khoa học nói riêng và tư duy
nói chung đã đòi hỏi phải trả lời câu hỏi: làm thế nào để đảm bảo suy ra được kết
luận đúng đắn, chân thực từ các tiền đề chân thực?
I. KHOA HỌC LOGIC
Từ "logic" có nguồn gốc từ Hy Lạp "Logos", có rất nhiều nghĩa, trong đó
hai nghĩa ngày nay được dùng nhiều nhất như sau. Thứ nhất, nó được dùng để chỉ
tính quy luật của sự tồn tại và phát triển của thế giới khách quan. Thứ hai, từ
"logic" dùng để chỉ những quy luật đặc thù của tư duy. Khi ta nói "Logic của sự
vật là như vậy", ta đã sử dụng nghĩa thứ nhất. Còn khi nói "Anh ấy suy luận hợp
logic lắm", ta dùng nghĩa thứ hai của từ logic.
Theo quan điểm phổ biến nhất hiện nay thì logic học là khoa học về các
hình thức, các quy luật của tư duy. Nhưng khác với các khoa học khác cũng nghiên
cứu về tư duy như tâm lý học, sinh lý học thần kinh, ..., logic học nghiên cứu các
hình thức và quy luật của tư duy để đảm bảo suy ra các kết luận chân thực từ các
tiền đề, kiến thức đã có, và đưa ra các phương pháp để có được các suy luận đúng
đắn. Để hiểu cặn kẽ hơn về đối tượng của logic học, ta phải tìm hiểu các đặc điểm
của giai đoạn nhận thức lý tính và trả lời cho câu hỏi thế nào là hình thức và quy
luật của tư duy.
1. Các đặc điểm của tư duy trừu tượng
Nếu nói một cách giản lược nhất thì nhận thức là quá trình tìm hiểu, xác định
đối tượng. Triết học Mác - Lênin hiểu nhận thức là quá trình phản ánh thực tại khách
quan. Nhận thức là hoạt động phản ánh được phát triển trong lịch sử, được đảm bảo
và quy định về mặt xã hội.
Quá trình nhận thức bao giờ cũng bắt đầu bởi sự tác động trực tiếp của
thực tại khách quan lên các giác quan của con người. Đây là giai đoạn đầu của quá
trình nhận thức, gọi là giai đoạn nhận thức cảm tính, hay là giai đoạn nhận thức
trực tiếp. Trong giai đoạn này ta thu nhận được tri thức nhờ sự tác động trực tiếp
của đối tượng lên các giác quan. Nhận thức cảm tính gồm những hình thức: cảm
giác, tri giác, biểu tượng. 12
Cảm giác là sự phản ánh những mặt, những khía cạnh riêng lẻ của đối
tượng vào đầu óc con người khi nó tác động trực tiếp lên các giác quan. Ví dụ, ta
thấy màu trắng của viên phấn, thấy sự mát mẻ của căn phòng rộng, ngửi thấy
hương thơm của hoa hồng, ...
Tri giác là sự phản ánh thành một thể thống nhất, tương đối trọn vẹn nhiều
mặt, nhiều khía cạnh, hoặc toàn bộ các mặt, các khía cạnh của đối tượng vào đầu
óc con người khi đối tượng tác động trực tiếp lên giác quan. Các mặt, các đối tượng
ở đây không phải được phản ánh một cách riêng lẻ như trong hình thức cảm giác,
mà chúng liên kết với nhau thành một thể thống nhất, giúp ta có được hình ảnh
khá trọn vẹn về đối tượng. Tri giác không phải là phép cộng đơn thuần các cảm
giác. Ví dụ, ta thấy quyển sách nằm trên bàn, thấy cái đèn, bàn ghế, ... Quyển sách,
cái bàn, cái đèn ở đây được ta cảm thụ một cách nguyên vẹn, chứ không phải là ta
mang cộng bốn cái chân bàn, với cái mặt bàn để được cái bàn. Cũng vậy, ta thấy
bông hoa hồng, chứ không phải là cộng từng nét riêng biệt của nó, như số lượng
cánh, màu nào, lớn hay nhỏ, tươi hay héo, ...
Biểu tượng là hình ảnh được hình thành từ những cảm giác và tri giác vốn
được hình thành từ trước, khi đối tượng tác động trực tiếp lên các giác quan, và lưu
giữ trong đầu óc con người. Khác với tri giác là hình ảnh chỉ có được khi có tác động
trực tiếp của đối tượng lên giác quan, biểu tượng là hình ảnh của đối tượng khi không
có sự tác động trực tiếp đó. Biểu tượng có thể bao gồm cả những hình ảnh của thế
giới khách quan, cả những hình ảnh do ta tưởng tượng ra mà, xét đến cùng, có
nguồn gốc từ thực tại khách quan.
Đặc điểm của nhận thức cảm tính là tính trực tiếp, cụ thể và không cần đến
ngôn ngữ. Ở giai đoạn này ta chỉ nhận thức được từng mặt, từng khía cạnh riêng rẽ
hay hình ảnh bề ngoài của đối tượng mà không thấy được bản chất của đối tượng,
không thấy được các quy luật vận động và phát triển của nó. Thật vậy, nếu quan sát
một chiếc máy đang chạy, ta sẽ có hình ảnh đang chạy của nó, nhưng không thể
biết vì sao nó chạy, thậm chí tốc độ chính xác của nó ta cũng không biết. Thêm vào
đó, tính khái quát không cao. Ví dụ, ta không thể có tri giác về một thành phố, một
đất nước được vì nó quá lớn, bằng giác quan ta không thể bao quát hết được.
Logic học không nghiên cứu giai đoạn cảm tính của quá trình nhận thức,
mà chỉ nghiên cứu giai đoạn thứ hai của quá trình đó, là giai đoạn nhận thức lý
tính.
Nhận thức lý tính là sự phản ánh gián tiếp thực tại khách quan. Nhận thức
lý tính phản ánh thực tại khách quan một cách trừu tượng, nghĩa là bằng các khái
niệm, phạm trù, phán đoán, suy luận, lý thuyết, giả thuyết. Nhờ đó ta đó thể nhận
thức được những mối liên hệ bên trong, bản chất, những quy luật của sự tồn tại và
phát triển của thực tại khách quan.
Ví dụ: Bằng giác quan ta chỉ có thể nhận thấy màu sắc xanh, đỏ, tím, vàng
... của ánh sáng. Nhưng bằng các phân tích sâu sắc, các nhà vật lý đã khám phá ra
bản chất sóng điện từ của ánh sáng. Vì nhận thức lý tính chỉ có thể thấy được nhờ 13
các khái niệm, phạm trù, giả thuyết, lý thuyết ... là những hình thức trừu tượng, nên
nó còn được gọi là tư duy trừu tượng.
Nhận thức lý tính có đặc trưng là trừu tượng và khái quát. Từ những dữ
liệu do hiện thực khách quan cung cấp, ta tách riêng ra những nét, những tính chất
chung, rồi khái quát chúng lên, và nhờ đó tách ra các đối tượng cùng có tính chất
chung nhất định thành một kiểu, một lớp riêng. Trong quá trình này, cùng với việc
tách riêng các tính chất chung của các đối tượng, ta bỏ qua những tính chất khác
của đối tượng, và đó chính là quá trình trừu tượng hóa.
Một đặc trưng nữa của nhận thức lý tính là nó gắn liền với ngôn ngữ. Ngôn
ngữ là phương tiện của tư duy. Nhờ có ngôn ngữ, tư tưởng mới hình thành được và
mới được củng cố, được lưu giữ. Cũng nhờ ngôn ngữ, con người mới có thể trao
đổi với nhau các tư tưởng của mình. Ngôn ngữ ở đây được hiểu theo nghĩa rộng:
ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu. Chúng ta sẽ khảo sát vấn đề này kỹ hơn ở
chương 2.
Nhận thức lý tính phản ánh hiện tượng khách quan một cách tích cực. Để
nhận thức, tìm hiểu một vấn đề, con người hướng tư duy của mình vào đó, chuẩn bị
sẵn các điều kiện cho quá trình nhận thức. Ví dụ, khi nhà bác học muốn nghiên
cứu cấu tạo của nguyên tử, ông ta bắn phá nó bằng chùm hạt như Rutherford đã
làm. Tính chất này giải thích tại sao cùng nghiên cứu một đối tượng như nhau, mà
người này nhận ra quy luật, người khác thì không.
Nhận thức lý tính gồm các hình thức cơ bản như khái niệm, phán đoán, lý
thuyết, suy luận, giả thuyết. Trong các hình thức này của nhận thức lý tính, ba hình
thức đầu là các hình thức hình thành và biểu thị tri thức, còn hai hình thức sau là
các hình thức thu nhận và phát triển kiến thức từ những kiến thức đã có. Logic học
nghiên cứu các hình thức đó của tư duy. Trong chương trình này chúng ta sẽ
nghiên cứu cặn kẽ từng hình thức đó, vì vậy ở đây chúng tôi chỉ nêu ra định nghĩa
khái quát của chúng để góp phần làm rõ đối tượng của logic học.
Khái niệm là hình thức của tư duy trong đó phản ánh một lớp các đối tượng
bằng một hoặc một số các dấu hiệu chung của các đối tượng thuộc lớp đó. Để ý
rằng lớp các đối tượng ở đây có thể chỉ bao gồm một đối tượng1
. Khái niệm là
điểm bắt đầu của tư duy trừu tượng. Trong quá trình tư duy trừu tượng, để có thể
nhận biết, xác định được đối tượng, ta tách các sự vật có cùng một số đặc điểm
chung nào đó ra khỏi các sự vật khác. Lớp các sự vật đã được tách riêng ra như vậy
được biểu thị bằng một khái niệm. Ví dụ: khái niệm "học sinh" biểu thị một lớp
người có đặc điểm chung là đi học; khái niệm "tội phạm" biểu thị lớp các sự vật có
đặc điểm chung - theo Bộ luật hình sự của Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt
Nam - là "hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộ luật hình sự, do
người có năng lực, trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý ..."2
.
1
Logic học và toán học hiện đại còn nghiên cứu cả những khái niệm rỗng (còn gọi là khái niệm ảo,
khái niệm giả), là khái niệm phản ánh một lớp rỗng các đối tượng.
2
Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, tr.14, TP
Hồ Chí Minh,1995. 14
Qua hai ví dụ trên đây ta thấy mỗi khái niệm phản ánh một số đặc điểm chung của
một lớp các sự vật nhất định.
Phán đoán phản ánh quan hệ giữa các đối tượng với nhau hoặc giữa đối
tượng với tính chất của nó. Phán đoán có được nhờ liên kết các khái niệm. Một
phán đoán có thể khẳng định hay phủ định quan hệ giữa các đối tượng nhất định
hay giữa đối tượng với tính chất nào đó của nó. Ví dụ, trong phán đoán "Ánh sáng
có tính chất sóng" khẳng định tính chất sóng của ánh sáng; phán đoán "Tài sản,
vốn đầu tư và lợi nhuận hợp pháp của chủ đầu tư không bị quốc hữu hóa"3
phủ
nhận tính chất có thể bị quốc hữu hóa của tài sản, vốn đầu tư và lợi nhuận hợp pháp
của chủ đầu tư.
Suy luận là hình thức của tư duy, trong đó từ một hay nhiều phán đoán đã có
suy ra các phán đoán mới. Nó là hình thức nhận được các kiến thức mới từ những
kiến thức đã có. Những phán đoán đã có gọi là các tiền đề, còn phán đoán mới thu
được gọi là kết luận. Trong suy luận sau đây "Bất cứ phương trình bậc ba nào cũng
có ít nhất một nghiệm thực, phương trình 6x
3
+ 3x
2
- 4x + m = 0 là phương trình
bậc ba, vậy phương trình này có ít nhất một nghiệm thực", hai phán đoán đầu là tiền
đề, còn phán đoán thứ ba, sau cùng, là kết luận. Kết luận đó được rút ra một cách tất
yếu từ hai phán đoán tiền đề.
2. Hình thức của tư tưởng và quy luật của tư duy
Khi xem xét một tư tưởng, logic hình thức không quan tâm đến nội dung của
tư tưởng ấy, mà chỉ quan tâm đến hình thức của nó mà thôi.
Hình thức logic của tư tưởng là cấu trúc của tư tưởng, là phương pháp liên
kết các thành phần khác nhau của tư tưởng lại với nhau, là thứ tự sắp xếp trước sau
của các thành phần trong tư tưởng.
Ví dụ, xét các suy luận:
(1). Con người phải chết
Socrate là người
Vậy Socrate phải chết;
(2). Sinh viên là những người rất tích cực và sáng tạo
Quang là sinh viên
Vậy Quang là người rất tích cực và sáng tạo;
Ta thấy rằng nội dung các suy luận đó rất khác nhau, thế nhưng cấu trúc của
chúng lại rất giống nhau. Nếu ở suy luận thứ nhất ta đặt "con người" = S, "phải
chết" = P, "Socrate" = X thì ta có (1) dưới dạng:
(1'). S là P
X là S
Vậy X là P
3
Luật khuyến khích đầu tư trong nước, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội,1994, tr.7. 15
Dễ thấy là nếu bây giờ thay S = "Sinh viên", P = "tích cực và sáng tạo",
X = "Quang" thì suy luận (2) cũng biến thành (1')
Người ta gọi (1') là cấu trúc logic của suy luận (1), rõ ràng (1') cũng là
cấu trúc logic của suy luận (2).
Vì các suy luận (1) và (2) có cấu trúc như nhau, nghĩa là có hình thức như
nhau, nên mặc dù chúng có nội dung rất khác nhau, khi đọc lên ta vẫn thấy chúng
từa tựa như nhau.
Rõ ràng cấu trúc, hình thức của một suy luận hay tư tưởng không hề chứa
bất cứ nội dung cụ thể nào. Vì vậy, ta có thể coi rằng hình thức của tư tưởng hay
của một suy luận là cái mà ta thu được khi lược bỏ những nội dung cụ thể của tư
tưởng hay suy luận đó.
Quy luật của tư duy là những mối liên hệ phổ biến, bên trong, bản chất, lặp
đi lặp lại của các tư tưởng trong quá trình tư duy. Khi xét các mối liên hệ như vậy
trong quá trình tư duy nếu bỏ qua nội dung cụ thể của nó thì ta được quy luật hình
thức. Các quy luật này còn được gọi là quy luật logic. Tuân theo quy luật logic là
điều kiện cần thiết để đạt tới chân lý trong tư duy. Một quá trình tư duy, lập luận
được gọi là hợp logic, hợp lý, chặt chẽ (hay ngắn gọn hơn là đúng), nếu nó tuân thủ
các quy tắc logic. Logic hình thức chỉ nghiên cứu các quy luật hình thức mà thôi.
Các quy luật của tư duy là sự phản ánh các quy luật của hiện thực khách quan
vào tư duy. Chính vì vậy mà chúng giúp ta nghiên cứu, nhận thức được thế giới khách
quan. Con người phát hiện ra các quy luật của tư duy trong hoạt động nhận thức thực
tiễn của mình, "hoạt động thực tiễn của con người phải làm cho ý thức của con người
lặp đi lặp lại hàng nghìn triệu lần những hình tượng logic khác nhau, để cho những
hình tượng này có thể có được ý nghĩa những công lý"
4
. Đối với mỗi cá nhân, các quy
luật này không phải bẩm sinh đã biết, mà chỉ biết thông qua quá trình học tập - nghĩa là
biết qua các thế hệ đi trước -, hoặc biết do tự nghiên cứu hoạt động nhận thức.
II. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LOGIC HỌC
Với tư cách là một khoa học, logic học ra đời vào thế kỷ IV trước công
nguyên. Người sáng lập ra logic học là nhà triết học Hy Lạp vĩ đại Aristote (384 -
322 tr. CN). Mặc dù trước Aristote đã có nhiều nhà triết học - chẳng hạn Pythagor,
Democrite, Socrate, Platon - sử dụng và nghiên cứu một số kiểu suy luận, một số
kiểu phán đoán, nhưng chính Aristote mới là người khai sinh ra logic học như là một
khoa học. Aristote được coi là người khai sinh ra logic học "không phải vì ông là
người đầu tiên đã hệ thống hoá được các thao tác suy luận vốn trước ông chỉ tồn tại
riêng rẽ, chưa rõ ràng, mà chính là vì ông là người đầu tiên đã làm cho các thao tác
đó trở thành đối tượng nghiên cứu, làm thành đối tượng nghiên cứu chính các thao
tác suy luận đó, với tư cách là các chỉnh thể, chứ không chỉ là thành tố này hay thành
4
V. I. Lênin, toàn tập, tập 29, NXB Tiến bộ, Moskva, 1981, tr 202-203. 16
tố khác của suy luận"
5
. Nghĩa là ở Aristote các thao tác suy luận đã là các đối tượng
nghiên cứu độc lập, chứ không chỉ được nghiên cứu trong mối quan hệ với các suy
luận. Ông đã nghiên cứu một cách hệ thống về khái niệm, phán đoán, phép chứng
minh và bác bỏ, ông đã nêu lên ba quy luật cơ bản của tư duy. Ông đã xây dựng hoàn
chỉnh lý thuyết tam đoạn luận. Ông cũng là người đầu tiên phân loại các sai lầm
logic. Vấn đề trung tâm trong logic học của Aristote là vấn đề suy luận diễn dịch,
trong đó có các phép chứng minh, được xây dựng như thế nào. Các vấn đề khác xoay
quanh vấn đề này. Các công trình của ông về logic học về sau được tập hợp lại trong
bộ Organon.
Ở thời cổ đại, logic học của Aristote được các học trò của ông tiếp tục phát
triển sau khi ông mất. Nhưng người ta chỉ nêu ra thêm một số quy tắc suy luận với
tiền đề là phán đoán điều kiện và phán đoán lựa chọn nghiêm ngặt mà thôi. Các
nhà triết học thuộc trường phái Megat và trường phái Khắc kỷ, đặc biệt là
Chrysippus (279-206 tr. CN) - người cho rằng các mệnh đề chỉ có thể đúng hoặc
sai và là người đã nghiên cứu các quy tắc xác định tính đúng sai của mệnh đề phức
dựa vào tính đúng sai của các mệnh đề thành phần tạo nên nó -, đi xa hơn. Họ đã
nghiên cứu quan hệ suy diễn, nghĩa là quan hệ giữa các tiền đề và kết luận của suy
luận. Để nghiên cứu vấn đề này, họ đưa ra khái niệm bao hàm (implication). Họ đã
đưa ra hình thức đầu tiên của định lý diễn dịch - định lý làm cơ sở cho các phép
chứng minh trong các hệ thống hình thức hóa: một suy luận là hợp logic khi và chỉ
khi công thức biểu thị nó là một công thức hằng đúng. Công thức biểu thị một suy
luận có được khi ta liên kết các tiền đề của nó với nhau thành phần tiền đề bằng các
dấu toán hội, rồi liên kết phần tiền đề với kết luận bằng dấu toán kéo theo (dấu
implication).
Các thành tựu quan trọng nhất của logic học ở thời La Mã cổ đại là: hệ thống
các thuật ngữ logic được sử dụng đến ngày nay; hình vuông logic (sau này được
Boethius hoàn thiện); lý thuyết về tam đoạn luận phức hợp và tam đoạn luận với tiền
đề là phán đoán quan hệ.
Ở thời trung cổ, logic học của Aristote được nghiên cứu phát triển bởi các
nhà triết học kinh viện. Các thành quả thời kỳ này chủ yếu là các nghiên cứu về
khái niệm và ngữ nghĩa học. Các nhà logic học có đóng góp lớn nhất ở thời kỳ này
là P. Abelard (1079-1142) - người đã xây dựng lại logic Aristote, đã phân biệt các
suy luận đúng về hình thức và đúng về nội dung và cho rằng chỉ các suy luận đúng
về hình thức mới là loại suy luận có giá trị thật sự -, và W. Occam (1285-1349) -
người dành một sự quan tâm lớn đến logic hình thái, xây dựng học thuyết về siêu
ngôn ngữ (metalanguage), nghiên cứu toàn diện về tam đoạn luận đơn của Aristote,
phân định các kiểu đúng và không đúng.
5
Z. N. Mikeladze, Cơ sở của logic Aristote, trong sách Aristote toàn tập, Moskva, 1979, tr. 5 (tiếng
Nga). 17
Vào thời Phục hưng logic học truyền thống bị chỉ trích mạnh mẽ. Một số
nhà tư tưởng tiến bộ của thời kỳ này buộc tội logic học là chỗ dựa cho tư tưởng
kinh viện.
Nhà triết học người Anh F. Bacon (1561 - 1626) cho rằng tam đoạn luận
của Aristote hoàn toàn vô ích, vì nó không cho phép tìm ra các thông tin mới từ các
tiền đề đã có, vậy nên khoa học sử dụng nó không thể phát hiện được các quy luật
mới thông qua việc nghiên cứu các sự kiện thực nghiệm đã biết. Ông xây dựng nên
logic quy nạp. Logic này về sau được một nhà triết học và logic học Anh khác là S.
Mill (1806 - 1873) phát triển.
Về phần logic diễn dịch thì phải đến thế kỷ XVII nó mới được nhà toán
học và triết học như R. Descates (1596 - 1650) người Pháp thanh minh và bảo vệ.
Ông muốn xây dựng nó thành phương pháp nhận thức tổng hợp. Công lao rất lớn
trong việc phát triển logic diễn dịch thuộc về nhà triết học, toán học và logic học
người Đức Leibniz (1646 - 1716). Ông được coi là người đầu tiên đặt nền tảng cho
logic ký hiệu. Ông đưa ra tư tưởng sử dụng các ký hiệu và phương pháp toán học
vào logic học. Ông chỉ ra rằng khi sử dụng các ký hiệu thay cho lời nói, không
những chúng ta làm cho tư tưởng được trở nên rõ ràng hơn và chính xác hơn, mà
còn làm cho tư tưởng trở nên đơn giản hơn. Ông muốn xây dựng logic học thành
phép tính (calculus rationator) - ngôn ngữ nhân tạo tổng quát, trong đó các suy luận
được hình thức hóa giống như các phép tính được hình thức hóa trong đại số vậy.
Thậm chí ông còn mơ đến một ngày kia nếu các nhà triết học bất đồng ý kiến với
nhau thì họ không cần phải tranh cãi nữa, mà chỉ cần sử dụng một hệ thống logic
như vậy mà tính toán xem ai đúng, ai sai. Tư tưởng của Leibniz về sau được các
nhà toán học và logic học J. Boole (1815 - 1864) người Anh, và De Moorgan phát
triển. Họ đã xây dựng các hệ đại số logic.
Sự phát triển của logic hình thức trong thời hiện đại gắn liền với tên tuổi
của các nhà bác học lớn như G. Frege (1848 - 1925), Peano (1858 - 1932), B.
Russell (1872 - 1970), Marcov, Peirce ... . Quá trình phát triển của logic học kể từ
Leibnitz, và đặc biệt là từ Russel trở về sau, liên quan rất chặt chẽ với toán học. Sự
liên quan chặt chẽ đó giữa hai ngành logic học và toán học được Russel khắc họa
như sau trong cuốn "Nhập môn về triết học của toán học" của ông: "Toán học và
logic học, về mặt lịch sử là hai ngành khác nhau, nhưng trong quá trình phát triển,
chúng sát lại gần nhau: logic học đã "toán hóa" hơn, và toán học đã "logic hóa"
hơn. Ngày nay khó mà vạch ra một đường ranh dứt khoát phân chia logic học và
toán học. Trên thực tế ngày nay chúng gần như là một. Bằng chứng về sự đồng
nhất của chúng thể hiện trong những chi tiết: xuất phát từ các tiền đề và các
phương pháp suy luận, ta đã đứng trên mảng đất của logic; nhưng khi đi đến những
kết quả bằng phương pháp suy diễn ta đã đứng trên mảng đất của toán"
6
. Trong
cuốn sách nổi tiếng Principia Mathematica của mình, các tác giả A. Whitehead
(1861 - 1947) và B. Russell đã cho rằng có thể quy giản toàn bộ toán học lý thuyết
6
Dẫn theo: Phan Thanh Quang, Giai thoại toán học, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội 1995, tr. 31. 18
về logic học, nói cách khác, coi toán học là một phần của logic học. Ngược lại, một
số nhà toán học khác lại coi logic là một ngành của toán học.
Sự phát triển của logic học kể từ Leibniz đã bước sang một giai đoạn mới
hẳn về chất. Nếu như trong suốt cả ngàn năm trước đó logic học chỉ xác định được
một số lượng rất hạn chế - tính được bằng hàng chục - các dạng thức suy luận
đúng, và các dạng thức suy luận này tìm được chủ yếu nhờ phương pháp kinh
nghiệm, thì bây giờ, trong một khoảng thời gian tương đối ngắn, logic học đã xác
lập được một khối lượng dạng thức đúng nhiều hơn rất nhiều lần, và nhiều phương
pháp hiện đại, như phương pháp tiên đề, phương pháp hình thức hóa, ... được áp
dụng thay cho kinh nghiệm.
Ngày nay logic học hình thức bao gồm rất nhiều nhánh khác nhau như
logic cổ điển, logic tình thái, logic thời gian, logic kiến thiết, logic relevant, logic
không đơn điệu, logic mờ, logic xác suất, logic quy nạp, logic lượng tử, logic đa
trị,...
Cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ thứ XIX nhà triết học người Đức Hegel xây
dựng nên logic biện chứng. Logic biện chứng cũng nghiên cứu các hình thức và
quy luật của tư duy, tuy nhiên, khác với logic hình thức, - là khoa học nghiên cứu
các hình thức và quy luật của tư duy khi tư duy phản ánh trạng thái xác định, ổn
định của sự vật và hiện tượng -, logic biện chứng nghiên cứu tư duy khi nó phản
ánh sự vật và hiện tượng trong sự vận động và phát triển của chúng, trong mối liên
hệ của chúng với các sự vật và hiện tượng khác. Logic hình thức nghiên cứu các
hình thức phản ánh lý tưởng hóa trong tư duy. Các hình thức phản ánh hiện thực
khách quan trong tư duy mà logic biện chứng nghiên cứu không lý tưởng hóa như
vậy. Logic biện chứng của Hegel là logic duy tâm. C. Mác và Ph. Ăngghen đã xây
dựng lại logic biện chứng của Hegel trên cơ sở duy vật. V. I. Lênin và các nhà triết
học mác-xít đã nghiên cứu phát triển sâu thêm logic học biện chứng. Ngày nay
logic biện chứng vừa là cơ sở phương pháp luận, vừa là công cụ nhận thức, công cụ
phát hiện quy luật mới, tri thức mới của các khoa học.
III. CÔNG DỤNG CỦA LOGIC HỌC
Tư duy của con người bao giờ cũng diễn ra trong các hình thức nhất định
và phải tuân theo các quy luật logic, dù cho chủ thể tư duy có biết điều đó hay
không. Thế nhưng không phải bẩm sinh con người đã biết về các hình thức và quy
luật đó. Muốn biết, và quan trọng hơn, muốn sử dụng chính xác và sáng tạo các
hình thức và quy luật này thì phải nghiên cứu và ứng dụng thường xuyên. Con
đường ngắn nhất để thực hiện điều đó là nghiên cứu logic học. Nghiên cứu logic
học giúp cho sự hình thành, củng cố và hoàn thiện tư duy logic. Nó giúp hình thành
thói quen lập luận tuân theo các quy luật, sử dụng khái niệm và phạm trù một cách
chuẩn xác, giúp tránh được các sai lầm trong tư duy của bản thân và phát hiện
nhanh chóng sai lầm trong lập luận của người khác. Nghiên cứu logic học là bỏ ra
một khoảng thời gian tương đối nhỏ mà có thể nâng cao được trình độ tư duy. Nhà 19
logic nổi tiếng S. Mill nói: "Sau khi thấy rõ lý thuyết suy luận đơn giản đến thế
nào, thấy được khoảng thời gian cần thiết để có được tri thức hoàn chỉnh về các
nguyên lý, quy tắc cơ bản của nó và thậm chí còn có được những kinh nghiệm đáng
kể trong việc sử dụng chúng nhỏ đến thế nào thì tôi thấy chẳng có một lý do nào để
biện hộ cho những người muốn hoạt động tri thức có kết quả mà lại không nghiên
cứu logic. Logic học là người truy đuổi vĩ đại đối với tư duy nhầm lẫn và đen tối; nó
làm tan sương mù bao phủ sự kém hiểu biết của chúng ta, làm cho chúng ta nghĩ rằng
mình hiểu đối tượng trong khi thật ra không hiểu. Tôi tin rằng trong giáo dục hiện đại
không gì có thể mang lại nhiều lợi ích hơn cho sự hình thành các tư tưởng chính xác,
những tư tưởng sử dụng chính xác ý nghĩa của câu chữ và chống lại các thuật ngữ
không chính xác, nhiều nghĩa như là logic học"
7
.
Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, logic học ngày càng
được ứng dụng rộng rãi. Người ta sử dụng logic học để giúp giải quyết các vấn đề
nan giải của toán học, của điều khiển học, của các khoa học máy tính, ... Người ta
sử dụng logic vị từ để làm các ngôn ngữ lập trình cho trí tuệ nhân tạo (ví dụ ngôn
ngữ lập trình PROLOG - PROgraming in LOGic); ứng dụng logic mờ (Fuzzy
logic) để phát triển công nghệ mờ, ...
7
Dẫn theo: Iu. V. Ivlev, Bài giảng logic học, Moskva 1988, tr. 4-5 (tiếng Nga). 20
Chương 2
PHÂN TÍCH NGÔN NGỮ TỰ NHIÊN
NGÔN NGỮ LOGIC VỊ TỪ
I. PHÂN TÍCH NGÔN NGỮ TỰ NHIÊN
Tư duy gắn một cách hữu cơ với ngôn ngữ. Bởi vậy, để hiểu rõ các hình
thức và quy luật của tư duy thì không thể không hiểu ngôn ngữ về mặt logic. Việc
phân tích ngôn ngữ tự nhiên giúp ta hiểu và hình thức hóa được các phán đoán và
suy luận logic, thông qua đó mà xác định được chính xác thông tin chứa trong
chúng cần thiết cho quá trình tư duy tiếp theo.
1. Ngôn ngữ - một hệ thống ký hiệu
Trong ký hiệu học (semiotics) và logic học ngôn ngữ được coi như một hệ
thống ký hiệu. Ký hiệu là một đối tượng vật chất (vật thể, quá trình, hiện tượng, ...) đại
diện cho một đối tượng khác trong quá trình thu thập, lưu giữ, xử lý và chuyển giao
thông tin. Ví dụ, cờ đỏ sao vàng là ký hiệu thay thế cho đối tượng là nước Việt Nam,
màu xanh của đèn điều khiển giao thông là ký hiệu cho phép đi của luật giao thông, từ
"quyển sách" là ký hiệu thay thế cho quyển sách, ... Người ta phân biệt hai loại ký
hiệu: ký hiệu ngôn ngữ và ký hiệu phi ngôn ngữ. Ký hiệu ngôn ngữ là các tín hiệu
mang nghĩa và chỉ ra sự vật ở bên ngoài. Các ký hiệu ngôn ngữ không có nghĩa một
cách độc lập, mà cùng nhau tạo thành hệ thống và nghĩa của chúng được quy định bởi
các quy luật hình thành (ví dụ như các quy tắc xây dựng ngôn ngữ) và sử dụng của hệ
thống đó. Ký hiệu có đặc trưng là đại diện cho một đối tượng nào đó. Đối tượng mà ký
hiệu đại diện, thay thế cho gọi là nghĩa thực, cái biểu hiện (denotat) của nó. Ví dụ,
thành phố Hà Nội là denotat của ký hiệu "Thủ đô Việt Nam". Ký hiệu có thể cho biết vị
trí của denotat trong thế giới vật thể, xác định một số tính chất của nó. Những tính chất
của denotat của ký hiệu được ký hiệu đó biểu hiện gọi là ngữ nghĩa của ký hiệu. Quan
hệ giữa ký hiệu với nghĩa thực và ngữ nghĩa của nó được biểu thị bằng tam giác Frege.
Tam giác này có thể suy biến, có những ký hiệu vừa có nghĩa thực vừa có ngữ nghĩa,
nhưng cũng có những ký hiệu có nghĩa thực nhưng không có ngữ nghĩa, hoặc ngược
lại, có ngữ nghĩa nhưng không có nghĩa thực
8
.
8
Xem thêm: Hoàng Trinh, Từ ký hiệu học đến thi pháp học, NXB Đà Nẵng, 1997. 21
2. Ngôn ngữ tự nhiên và ngôn ngữ hình thức
Các ký hiệu trong thành phần các ngôn ngữ làm chức năng giao tiếp trong
xã hội gồm có hai loại. Loại thứ nhất là các ký hiệu của ngôn ngữ tự nhiên, ví dụ
như âm, từ, cụm từ, câu, ... . Loại thứ hai là các ký hiệu của ngôn ngữ hình thức.
Nhu cầu của khoa học dẫn đến việc người ta tách riêng ra một số ký hiệu nào đó
trong ngôn ngữ tự nhiên để biểu thị các khái niệm, quy tắc, phương pháp thao tác
với đối tượng khoa học một cách rút gọn. Người ta sử dụng các ký hiệu như vậy để
xây dựng các ngôn ngữ hình thức.
Ngôn ngữ tự nhiên là ngôn ngữ của các dân tộc, ví dụ như tiếng Việt, tiếng
Anh, tiếng Pháp,... Các ngôn ngữ này hình thành dần dần trong lịch sử một cách tự
nhiên, thông qua hoạt động nhận thức và cải tạo thực tiễn của các dân tộc. Các
ngôn ngữ tự nhiên hình thành và phát triển một cách tự phát, nghĩa là ngôn ngữ tự
nhiên không phải là kết quả hoạt động tự giác nhằm tạo ra chúng của một người
hay một nhóm người nào đó. Các quy tắc hình thành ngôn ngữ tự nhiên, chẳng hạn
quy tắc ngữ pháp, cú pháp ,... vì thế nhiều khi không được xác định ở dạng tường
minh.
3. Một số tính chất của ngôn ngữ tự nhiên
a) Đa nghĩa. Một từ hoặc một cụm từ (từ đây về sau ta sẽ gọi ngắn gọn là
một biểu thức ngôn ngữ) trong ngôn ngữ tự nhiên có thể có nhiều nghĩa khác nhau,
tùy thuộc vào ngữ cảnh trong đó nó được sử dụng. Ví dụ, từ "ngày mai" có thể
được hiểu là tương lai, mà cũng có thể được hiểu là ngày hôm sau. Ví dụ khác,
trong câu "Diêu bông hỡi diêu bông sao em nỡ vội lấy chồng" (Lời bài hát "Ngẫu
hứng Lá Diêu Bông" của Trần Tiến) "Diêu bông" có thể hiểu là "Em", mà cũng
có thể hiểu là một thán từ, kiểu than "Trời ơi!".
Tính đa nghĩa là một tính chất rất đáng quý của ngôn ngữ trong giao tiếp
hàng ngày, trong văn học và nghệ thuật. Tuy nhiên tính chất này lại gây ra khá
nhiều khó khăn cho việc sử dụng ngôn ngữ tự nhiên trong khoa học, kỹ thuật, luật
pháp, ... - những lĩnh vực có đòi hỏi đầu tiên là trình bày vấn đề một cách rõ ràng,
chính xác, tránh hiểu nhầm.
b) Giàu khả năng biểu đạt. Tất cả các ngôn ngữ tự nhiên đều rất giàu khả
năng biểu đạt. Người ta có thể dùng ngôn ngữ tự nhiên trong rất nhiều lĩnh vực. Có
thể dùng chúng để trò chuyện, trao đổi thường ngày; có thể dùng chúng để làm thơ,
viết văn, để bàn luận về thời sự, về chính trị, về luật pháp; có thể dùng chúng để
nghiên cứu và trình bày các tư tưởng và công trình khoa học,... Ngoài ra, với ngôn
ngữ tự nhiên, cùng một sự vật hoặc hiện tượng có thể được mô tả, được biểu đạt
bằng các cách khác nhau, bằng các biểu thức ngôn ngữ khác nhau. Ví dụ: Các cụm
từ "Lên xe hoa", "Đi lấy chồng",... biểu thị cùng một sự việc. Các cụm từ như
"Chào đời", "Ra đời",... cũng biểu thị cùng một sự việc.
c) Đóng về ngữ nghĩa. Trong ngôn ngữ tự nhiên vừa có bộ phận từ và câu
nói về các đối tượng bên ngoài ngôn ngữ, nói về thế giới bên ngoài ngôn ngữ, ví
dụ, nói về thời tiết, về kinh tế, về các vật dụng, ... và có cả những bộ phận từ và 22
câu nói về các đối tượng của bản thân ngôn ngữ, ví dụ, nói về ngữ pháp, về cú
pháp, về danh từ, động từ, câu, ... Sự có mặt của cả hai thành phần như vậy trong
ngôn ngữ được gọi là tính đóng về ngữ nghĩa của nó. Tính chất này chính là các
nguyên nhân gây nên các nghịch lý về ngữ nghĩa như nghịch lý kẻ nói dối sau đây.
Có người nói rằng anh ta đang nói dối. Ta cần xác định xem lúc nói như vậy là anh
ta đang nói dối hay đang nói thật. Nếu như khi nói như vậy anh ta đang nói thật thì
hóa ra anh ta nói thật rằng mình đang nói dối, và nghĩa là anh ta đang nói dối !
Ngược lại, nếu khi đó anh ta đang nói dối thì có nghĩa là anh ta đang nói dối rằng
mình đang nói dối. Nhưng như thế lại có nghĩa là trên thực tế anh ta đang nói thật !
Như vậy không thể nói rằng anh ta đang nói dối và cũng không thể khẳng định
rằng anh ta đang nói thật. Ta có nghịch lý ở đây vì một câu nói khẳng định về tính
đúng sai của chính nó. Rõ ràng là điều này chỉ có thể xảy ra đối với các ngôn ngữ
đóng về ngữ nghĩa.
d) Có nhiều cấp độ ngôn ngữ. Trong cùng một đoạn văn hoặc một câu của
ngôn ngữ tự nhiên, từ ngữ có thể thuộc về nhiều cấp độ khác nhau. Chẳng hạn,
trong câu nói của Socrate "Tôi chỉ biết rằng mình không biết gì" hai lần xuất hiện
của từ "biết" thuộc về hai cấp độ ngôn ngữ khác nhau. Từ "biết" thứ hai là biết về
toàn bộ thế giới khách quan, ngoại trừ về khả năng hiểu biết của chính mình, nó
thuộc cấp độ thứ nhất. Từ "biết" thứ nhất lại thuộc cấp độ thứ hai, biết về khả năng
hiểu biết của mình, nghĩa là biết về cái biết thuộc cấp độ thứ nhất. Nếu không phân
biệt các cấp độ ngôn ngữ khác nhau như vậy thì ta sẽ cho rằng đây là câu nói chứa
đựng nghịch lý.
e) Một phần thông tin không được biểu đạt tường minh. Thông tin chứa
đựng trong các câu, các đoạn văn trong ngôn ngữ tự nhiên có thể chỉ có một phần
được biểu đạt dưới dạng tường minh, còn phần khác được ngầm hiểu. Ví dụ: câu
"Trở về nhà, anh ta lục tung căn phòng của mình để tìm tấm ảnh" chứa đựng những
thông tin không được biểu thị tường minh như: anh ta mới đi đâu đó; có tấm ảnh. Ví
dụ khác: "Con chó này chỉ có hai chân" có một thông tin được ngầm hiểu là: bình
thường chó có nhiều hơn hai chân. Phần thông tin được biểu đạt tường minh ta gọi là
hiển ngôn, phần thông tin không được biểu đạt tường minh gọi là hàm ngôn. Hàm
ngôn có thể là tiền giả định hay hàm ý
9
. Để suy luận đúng đắn ta cần phải xác định
được toàn bộ nội dung thông tin mà câu hoặc đoạn văn chứa, cả hiển ngôn và hàm
ngôn.
Như đã nói, ngôn ngữ tự nhiên rất thuận tiện cho quá trình trao đổi trong cuộc
sống hàng ngày. Nó cũng rất thuận lợi cho các hoạt động văn học nghệ thuật. Tuy
nhiên, nếu dùng ngôn ngữ tự nhiên để nghiên cứu và trình bày các vấn đề khoa học
kỹ thuật thì ta gặp phải nhiều khó khăn vì tính đa nghĩa của nó. Thêm vào đó, vì
ngôn ngữ tự nhiên đóng về ngữ nghĩa nên nó có thể chứa các nghịch lý. Điều này
khiến ta không thể dùng nó để xây dựng các lý thuyết khoa học chặt chẽ bởi lẽ
khoa học không được phép chứa đựng các nghịch lý.
9
Xem thêm, ví dụ, Nguyễn Đức Dân, Lôgích và Tiếng Việt, NXB Giáo dục, 1996, tr. 191 - 243. 23
Những lý do nêu trên buộc các nhà khoa học phải sáng tạo ra ngôn ngữ
hình thức để giải quyết các vấn đề của mình. Ngôn ngữ hình thức là ngôn ngữ được
người ta tạo ra một cách tự giác để làm công cụ giải quyết những vấn đề nhất định
nào đó (chủ yếu là của khoa học và kỹ thuật). Các quy tắc xây dựng ngôn ngữ hình
thức, tỉ như quy tắc cú pháp, ... được xác định ngay từ đầu ở dạng tường minh.
Ngôn ngữ hình thức có các tính chất sau:
a) Đơn nghĩa. Một biểu thức trong ngôn ngữ hình thức bao giờ cũng chỉ có
một nghĩa duy nhất. Ví dụ, từ "hàm số" trong ngôn ngữ toán, hoặc từ "program"
trong ngôn ngữ lập trình Pascal bao giờ cũng chỉ có một nghĩa duy nhất, không phụ
thuộc vào ngữ cảnh.
b) Nghèo khả năng biểu đạt. Một ngôn ngữ hình thức chỉ có khả năng biểu
đạt, mô tả những đối tượng thuộc về lĩnh vực mà nó được tạo ra để phục vụ. Nó
không biểu đạt được, hoặc biểu đạt rất khó khăn những đối tượng ngoài lĩnh vực
đó. Ví dụ, ngôn ngữ Pascal rất thuận tiện cho việc lập trình, ta có thể dùng nó để
biểu thị các biến, các hằng, các thủ thuật, ... nhưng lại không thể dùng nó trong các
lĩnh vực khác, ví dụ, không thể dùng nó để làm thơ hay viết văn.
c) Ngôn ngữ hình thức mở về mặt ngữ nghĩa. Ngôn ngữ hình thức chỉ chứa
phần nói về các đối tượng bên ngoài nó, không chứa phần nói về chính nó. Chẳng
hạn, trong ngôn ngữ lập trình Pascal ta thấy không hề có phần nào nói về chính nó.
Người ta phải dùng ngôn ngữ tự nhiên (ví dụ tiếng Việt) để nói về các khả năng và
cấu trúc của ngôn ngữ hình thức chứ không thể dùng chính nó để làm việc này.
Như vậy, ngôn ngữ hình thức sẽ không nói về tính đúng, sai của các mệnh đề trong
ngôn ngữ đó. Tính chất này loại bỏ khả năng xuất hiện nghịch lý.
4. Một số loại ký hiệu và phạm trù ngữ nghĩa của ngôn ngữ tự nhiên
a) Tên gọi
Tên gọi là từ hay cụm từ dùng để chỉ, thay thế, đại diện cho một đối tượng
hoặc tập hợp đối tượng nào đó trong giao tiếp ngôn ngữ.
Ví dụ, từ "sinh viên" trong giao tiếp ngôn ngữ dùng thay thế, đại diện cho
tập hợp học sinh đại học và cao đẳng - "sinh viên" là tên của tập hợp đó. "Hồ Chí
Minh" là tên của người sáng lập ra Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và tên này
được dùng thay, dùng đại diện cho Người trong giao tiếp ngôn ngữ.
Tên có thể chia thành tên chung và tên riêng. Tên riêng là tên chỉ một đối
tượng đơn lẻ nào đó, tên chung là tên chỉ một tập hợp đối tượng. Ví dụ, tên
"Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh" là một
tên riêng, còn tên "học sinh đại học" lại là một tên chung.
Cũng có thể chia tên gọi thành tên đơn và tên phức (hay còn gọi là tên mô
tả). Tên đơn là tên không được tạo thành từ những tên khác. Ví dụ, "Việt Nam",
"Sông Lam", "học sinh", ... là những tên đơn. Tên phức, hay tên mô tả, là tên 24
được tạo thành từ nhiều tên khác. Ví dụ, "con sông lớn nhất Việt Nam" là một tên
phức, nó được tạo thành từ các tên "con sông", "Việt Nam".
Tên gọi là một ký hiệu, và cũng như mọi ký hiệu khác, tên gọi có hai đặc
trưng quan trọng là nghĩa thực, hay còn gọi là sự biểu hiện10
, và ngữ nghĩa, hay
còn gọi đơn giản là nghĩa.
Nghĩa thực của tên là đối tượng hay tập hợp đối tượng mà tên đó chỉ. "Sự
biểu hiện của một từ ngữ là thuộc loại tất cả những sự vật có thật hay đang tồn tại
mà từ ấy đã thích nghi một cách đúng đắn ... Một từ ngữ không chỉ ra một cái gì
có thật là mang sự biểu hiện số không ..."
11
. Ví dụ, tên "Thành phố Hồ Chí Minh"
có nghĩa thực, hay sự biểu hiện, là thành phố lớn nhất Việt Nam.
Tên có thể có hoặc không có nghĩa thực
12
. Các tên "Số tự nhiên lớn nhất",
"Hình vuông tròn"13
, "Vua hiện nay của nước Pháp",... không chỉ bất cứ một đối
tượng nào trên thực tế nên không có nghĩa thực. Còn các tên như "Mặt trời",
"Thái bình dương" chỉ những đối tượng tồn tại trên thực tế nên có nghĩa thực.
Nhiều tên khác nhau có thể có cùng một nghĩa thực. Ví dụ, các tên "Sao Hôm" và
"Sao Mai" cùng chỉ một hành tinh nên có cùng một nghĩa thực; các tên "Logic
học" và "Môn khoa học nghiên cứu các hình thức và quy luật của tư duy" chỉ cùng
một bộ môn khoa học nên có cùng một nghĩa thực. Trong ngôn ngữ tự nhiên, vì
tính đa nghĩa nên một tên có thể có nhiều nghĩa thực khác nhau. Ví dụ, tên "Vật
chất" có nghĩa thực là thực tại khách quan được đưa lại cho con người trong cảm
giác (nếu hiểu theo nghĩa triết học), lại cũng có nghĩa thực là các vật thể cụ thể
(nếu hiểu theo nghĩa vật lý).
Ngữ nghĩa của tên là toàn bộ những thông tin có trong tên, nhờ đó mà có
thể xác định được nghĩa thực của nó. Theo Frege thì nghĩa của tên là cái chứa đựng
các phương thức hiện ra của đối tượng14
. Tên có thể không có nghĩa thực, nhưng
bao giờ cũng có ngữ nghĩa. Chúng ta thấy các câu chứa tên không có cái biểu hiện
vẫn có ý nghĩa là bởi vì các tên đó vẫn có nghĩa. Hai tên có cùng cái biểu hiện có
thể chứa những thông tin khác nhau và, vì vậy, có nghĩa khác nhau. Ví dụ, đối với
một người không am tường địa lý thì các câu "SEA Games 23 sẽ được tổ chức tại
Manila" và "SEA Games 23 sẽ được tổ chức tại Thủ đô nước Philippin" chứa
những thông tin hoàn toàn khác nhau vì các tên "Manila" và "Thủ đô nước
Philippin" chứa các thông tin khác nhau.
10
Xem, ví dụ, Hoàng Trinh, Từ ký hiệu học đến thi pháp học, Đà Nẵng, 1997, trang 39-41.
11
C. Lewis, dẫn theo Hoàng Trinh, Sđd, tr. 40.
12
Một số tác giả cho rằng nếu cụm từ không chỉ đối tượng nào trên thực tế thì nó không phải là tên.
Xem, ví dụ B. Russell "Quán từ mô tả (description)" trong sách Cái mới trong ngôn ngữ học nước
ngoài, cuốn 13, Moskva, 1982, tiếng Nga.
13
Từ dùng của B. Russell.
14
Xem Hoàng Trinh, sđd, tr. 40. 25
Các ngôn ngữ hình thức thường được xây dựng sao cho ngữ nghĩa của tên
xác định duy nhất nghĩa thực của tên, tuy nhiên điều ngược lại không bắt buộc phải
có.
Trong các ngôn ngữ hình thức, việc sử dụng tên phải tuân theo ba quy tắc
sau đây:
Quy tắc hướng đối tượng: Khi sử dụng một tên là ta muốn nói đến đối
tượng mà tên đó chỉ, nghĩa là muốn nói đến nghĩa thực của nó, chứ không phải là
muốn nói đến bản thân cái tên.
Ví dụ, nói "Hà Nội là thành phố nằm trên bờ sông Hồng" là ta muốn nói
về Thủ đô của nước ta, chứ không muốn nói đến bản thân cái tên "Hà Nội".
Quy tắc có nghĩa thực duy nhất: Mỗi tên chỉ được chỉ một đối tượng hoặc
một tập hợp đối tượng duy nhất, nghĩa là chỉ được quyền có một nghĩa thực duy
nhất.
Tính đa nghĩa của ngôn ngữ tự nhiên làm cho nó không tuân theo quy tắc
này.
Quy tắc thay thế: Hai tên có cùng nghĩa thực phải thay thế được cho nhau
trong mọi trường hợp.
Trong ngôn ngữ tự nhiên các tên có cùng nghĩa thực có thể thay thế được
cho nhau trong một số trường hợp và không thể thay thế cho nhau trong một số
trường hợp khác. Ví dụ, tên "Sao Hôm" thay thế được cho tên "Sao Mai" trong
câu "Sao Mai là một ngôi sao rất sáng" (khi thay ta được câu "Sao Hôm là một
ngôi sao rất sáng"), nhưng không thể thay thế được cho nó trong câu "Ông cha ta
không biết rằng Sao Hôm chính là Sao Mai" (khi thay ta được câu "Ông cha ta
không biết rằng Sao Hôm chính là Sao Hôm"!).
b) Hằng đối tượng. Biến đối tượng. Hàm đối tượng.
Hằng đối tượng là biểu thức ngôn ngữ chỉ một đối tượng nào đó không đổi
trong suốt quá trình tư duy được khảo sát. Trong ngôn ngữ tự nhiên hằng đối tượng
thông thường là tên riêng. Ví dụ, "Hoa hồng" là một hằng đối tượng trong câu
"Hoa hồng đẹp"; "Thỏ" là hằng đối tượng trong câu "Thỏ là một loài gặm nhấm".
Biến đối tượng là một biểu thức ngôn ngữ chạy trên tập hợp các đối tượng,
nghĩa là có thể nhận những giá trị là các đối tượng khác nhau. Biến đối tượng có
thể coi là sự khái quát hóa của khái niệm biến số trong toán học. Trong ngôn ngữ
tự nhiên các biến đối tượng không được biểu thị một cách tường minh, mà thường
gắn liền với biểu thức ngôn ngữ biểu thị tập hợp các đối tượng mà chúng có thể
nhận giá trị.
Hàm đối tượng là một biểu thức ngôn ngữ (thường là một tên chung) mà
khi dùng kết hợp với một hoặc một số hằng đối tượng thì xác định một hằng đối
tượng khác. Hàm đối tượng còn được dùng cặp với các biến đối tượng. Hàm đối 26
tượng dùng cặp với n biến hoặc hằng đối tượng thì gọi là hàm n ngôi. Ta có thể coi
khái niệm hàm đối tượng là sự khái quát hóa của khái niệm hàm số trong toán học.
Ví dụ: Biểu thức "Đại học Quốc gia" là một hàm đối tượng. Khi kết hợp
nó với hằng đối tượng "Thành phố Hồ Chí Minh", ta được hằng đối tượng mới là
"Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh", còn nếu kết hợp nó với hằng đối
tượng "Hà Nội" ta lại được hằng đối tượng mới là "Đại học Quốc gia Hà Nội".
c) Vị từ (predicate). Đó là những biểu thức ngôn ngữ biểu thị một tính chất
nào đó ở một đối tượng hoặc biểu thị một mối quan hệ nào đó giữa một số đối
tượng.
Ví dụ: Trong câu "Logic học là một khoa học quy phạm" thì cụm từ "khoa
học quy phạm" thể hiện một tính chất của logic học, như vậy nó là một vị từ.
Trong câu "5 lớn hơn 3" cụm từ "lớn hơn" biểu thị một quan hệ giữa các đối
tượng 5 và 3, vậy nó cũng là một vị từ.
Vị từ chỉ tính chất gọi là vị từ một ngôi, vị từ chỉ mối quan hệ giữa n đối
tượng gọi là vị từ n ngôi.
d). Lượng từ (quantifier) và các liên từ logic. Lượng từ là những từ chỉ đặc
trưng về lượng của câu như: tất cả, mọi, tồn tại, một số, có những, đa số, thiểu số,
... và những từ hoặc cấu trúc ngôn ngữ tương đương. "Lượng từ là các tác tử trỏ
lượng tác động lên các đối mà nó chi phối"
15
. Ví dụ, trong câu "Mọi sinh viên đều
học logic" thì "Mọi" là lượng từ.
Lưu ý. Khái niệm lượng từ mà ta dùng ở đây không phải là khái niệm số từ
mà ta dùng thường ngày. Ví dụ, không có lượng từ trong câu: "120000 - đó là số
lớp học còn thiếu trên cả nước"16
.
e). Mệnh đề đơn (proposition). Mệnh đề là biểu thức ngôn ngữ có giá trị
đúng hoặc sai. Mệnh đề đơn là biểu thức ngôn ngữ khẳng định hay phủ định một
tính chất nhất định ở một đối tượng, hoặc khẳng định hay phủ định một mối quan
hệ nhất định giữa một số đối tượng nào đó. Mệnh đề đơn là mệnh đề mà bất cứ
thành phần nào của nó cũng không phải là mệnh đề.
Ví dụ, câu "Mọi số chẵn đều chia hết cho 2" là một mệnh đề đơn. Câu
"Nếu số a chẵn thì số a chia hết cho 2" không phải là mệnh đề đơn, vì thành phần
"số a chẵn" của nó đã là một mệnh đề đơn.
Cần lưu ý rằng trong ngôn ngữ tự nhiên một biểu thức ngôn ngữ xác định
có thể là hằng đối tượng, là biến đối tượng, là hàm đối tượng hoặc là vị từ, tùy
thuộc vào ngữ cảnh. Ta xét một số ví dụ phân tích về mặt logic các biểu thức ngôn
ngữ tự nhiên:
Ví dụ 1. Sinh viên học môn logic.
15
Nguyễn Đức Dân, Lôgích và Tiếng Việt, NXB Giáo dục, 1996, tr.71.
16
Xem Tuổi Trẻ, số 188/2005, ngày 17/8/2005. 27
Trong câu này "sinh viên" là tên chung, tên đơn, và là hằng đối tượng.
"Học môn logic" là vị từ.
Ví dụ 2. Vợ nhà thơ Tú Xương là một người phụ nữ rất đảm đang.
Trong câu này "nhà thơ Tú Xương", "vợ nhà thơ Tú Xương" là các hằng
đối tượng; "là một người phụ nữ rất đảm đang" là vị từ một ngôi chỉ tính chất;
"vợ" là hàm đối tượng.
Ví dụ 3. Mọi sinh viên đều học môn logic.
Ở đây "sinh viên" và "môn logic" không phải là các hằng đối tượng. Trong
ví dụ 1 "sinh viên" là hằng đối tượng, vì nó chỉ một tập hợp đối tượng mà ta coi như
một đối tượng, và đối tượng đó xác định, không thay đổi trong quá trình tư duy ta
đang xét. "Sinh viên" trong ví dụ 3 có vai trò khác hẳn. Ở đây nó không chỉ một đối
tượng cụ thể, mà có thể chỉ bất cứ đối tượng nào từ tập hợp sinh viên vì đi sau lượng
từ "mọi". Vì vậy, "sinh viên" ở đây là một biến đối tượng. Hơn nữa, biến đối tượng
này chỉ xác định trên tập sinh viên, nghĩa là các đối tượng mà biến này có thể nhận
giá trị đều có tính chất "sinh viên". Bởi vậy, "sinh viên" trong ví dụ này còn là một
vị từ chỉ tính chất.
Ví dụ 4. 3 + 4 = 7.
Ở đây "3", "4", "7" là các hằng đối tượng; "=" là vị từ hai ngôi, "+"
(chính xác hơn là "... + ..." ) là hàm đối tượng hai ngôi, và vì vậy "3 + 4" cũng
là hằng đối tượng.
f. Liên từ logic. Có thể kết nối hai hoặc nhiều mệnh đề đơn lại với nhau
nhờ những từ gọi là liên từ logic, kết quả việc kết nối đó gọi là mệnh đề phức hợp.
Đó thông thường là những từ và cụm từ "và", "hoặc là" ,"hay là", "nếu ... thì
...", "tương đương", "khi và chỉ khi", "không phải là", và những cụm từ hay từ
tương đương khác.
II. NGÔN NGỮ LOGIC VỊ TỪ
Logic vị từ sử dụng ngôn ngữ hình thức cùng tên. Việc hiểu và dịch câu
của ngôn ngữ tự nhiên sang ngôn ngữ logic vị từ dựa trên sự phân tích ngôn ngữ tự
nhiên đã tiến hành ở phần trên.
1. Hệ ký tự
• p, q, r, s, p1, p2,... Các ký tự chỉ mệnh đề đơn;
• a, b, c, d, a1, a2, ... Các ký tự chỉ hằng đối tượng;
• x, y, z, u, v, w, x1, x2, ... Biến đối tượng;
• f, g, h, f1,f2, ... Các ký tự chỉ hàm đối tượng;
• ¬, ∨, &, ⊃, ≡ Các liên từ (phép toán) logic;
• ∀, ∃ Các lượng từ;
• (, ), ... Các dấu kỹ thuật. 28
Ngoài ra không còn ký tự nào khác.
2. Hạn từ (term)
Hạn từ trong ngôn ngữ logic vị từ có vai trò tương tự như danh từ hoặc
cụm từ đóng vai trò danh từ trong ngôn ngữ tự nhiên, nó được định nghĩa đệ quy
như sau:
• Các ký tự chỉ hằng và biến đối tượng là các hạn từ ;
• Nếu t1, t2, ..., tk là các hạn từ, f
k
là hàm đối tượng k ngôi (hàm k
biến, k đối), thì f
k
(t1, t2, ..., tk) là hạn từ;
• Ngoài ra không còn hạn từ nào khác.
3. Công thức (WFF - Well Formed Formula)
Công thức trong ngôn ngữ logic vị từ có vai trò tương tự như câu (hay
mệnh đề) trong ngôn ngữ tự nhiên, công thức cũng được định nghĩa đệ quy:
• Các ký tự chỉ mệnh đề đơn là công thức;
• Nếu Pk
là vị từ k ngôi, t1, t2, ..., tk là các hạn từ, thì
Pk
(t1, t2, ..., tk) là công thức (gọi là công thức nguyên tử - atom);
• Nếu A và B là các công thức thì
(A), (B), ¬ A, ¬ B, A ∨ B, A & B, A⊃ B, A ≡ B là các công thức;
• Nếu A là công thức chứa biến đối tượng x (khi đó ta viết A(x)) thì
∀xA, ∃xA (hay viết ∀x A(x), ∃x A(x)) là các công thức;
• Ngoài ra không còn công thức nào khác.
4. Các ví dụ
Ví dụ hạn từ (term):
• Cho f là hàm một ngôi, x là biến đối tượng. Khi đó f(x) là hạn từ.
Nếu a là hằng đối tượng thì f(a) cũng là hạn từ.
• Giả sử f là hàm một ngôi, g là hàm hai ngôi, t1 và t2 là hai hạn từ.
Khi đó:
t1, t2 là hạn từ;
g(t1, t2) là hạn từ;
f(t1), f(t2) là hạn từ;
f(g(t1, t2)) là hạn từ;
g(f(t1), g(f(t2), x)) là hạn từ.
a, b là các hằng đối tượng, bởi vậy là hạn từ;
x là biến đối tượng, vậy x là hạn từ; 29
f(a, b) là hạn từ;
f(g(x), c) là hạn từ;
Các biểu thức sau đây không phải là hạn từ:
f(a, f(b));
a + x;
P(f(x));
f(P(a));
∀xP(x); ...
Ví dụ công thức
p & (q ∨ r);
∃x Q(x) ⊃ P(a)
p & ∀x R(x);
∀x ∃y (P(x) ⊃ Q(y))
∀x (p & R(x));
∃x P2(x, a) & ∀x Q(x).
Các biểu thức sau đây không phải là công thức:
P & Q;
P(P(a));
P(P(x, a));
f(P(a));
R ∨ Q(a, b, x);
Q(a, b, c) ⊃ f(a, b, c);
Ngôn ngữ logic vị từ mà ta vừa xác định, như đã thấy, rất đơn giản, nhưng khả
năng biểu đạt của nó, tuy không thể sánh được với ngôn ngữ tự nhiên, vẫn rất lớn. Nếu
như không tồn tại một tiêu chuẩn cú pháp hình thức nào để xác định một biểu thức
trong ngôn ngữ tự nhiên có phải là một câu hay không, thì trong ngôn ngữ logic vị từ ta
thấy rõ có thể xác định một cách dễ dàng một biểu thức ngôn ngữ nào đó có phải là
công thức hay không. Cũng tương tự như vậy với danh từ hoặc cụm từ đóng vai trò
danh từ trong ngôn ngữ tự nhiên và hạn từ trong ngôn ngữ logic vị từ. Chính vì vậy,
việc sử dụng ngôn ngữ logic vị từ thay cho ngôn ngữ tự nhiên trong nhiều trường hợp
(đặc biệt là trong các hệ thống hình thức, hệ thống máy móc) thuận tiện hơn rất nhiều.
5. Biểu thị tư tưởng bằng ngôn ngữ logic vị từ
Các phán đoán và suy luận thông thường bây giờ có thể được viết dưới
dạng các công thức trong ngôn ngữ logic vị từ. Việc này có ý nghĩa rất lớn, vì nó
giúp xác định rõ ràng, chính xác ý nghĩa của các phán đoán và suy luận, tránh được 30
sự hiểu lầm, mập mờ hoặc nhiều nghĩa của câu. Hơn thế nữa, khi đã biểu thị tư
tưởng, suy luận, v.v., ta có thể sử dụng logic vị từ để kiểm tra được tính đúng đắn
của các suy luận.
Muốn vậy, trước hết phải "dịch" các suy luận từ ngôn ngữ thông thường
sang ngôn ngữ logic vị từ. Cấu trúc các câu trong ngôn ngữ tự nhiên vô cùng phong
phú, vì vậy không có các quy tắc chung bao quát được tất cả các trường hợp cần
dịch. Sau đây chúng tôi nêu một số quy tắc hướng dẫn dịch một số dạng câu. Lưu ý
rằng các hướng dẫn này chưa bao quát hết mọi trường hợp cần dịch, và ngay cả các
dạng câu được đề cập cũng không loại trừ các trường hợp ngoại lệ.
Phương pháp dịch câu (mệnh đề) từ ngôn ngữ tự nhiên sang ngôn ngữ
logic vị từ
Với mệnh đề đơn cần thực hiện các bước sau:
Phân tích câu để xác định vị từ và các hạn từ tương ứng với nó. Nếu một
hạn từ được cấu thành từ một hàm đối tượng và một số hạn từ khác thì nó được
biểu diễn bằng cách viết hàm đối tượng trước, sau đó liệt kê vào trong cặp ngoặc
đơn mở đóng các hạn từ tương ứng, nếu số này nhiều thì dùng dấu phẩy để ngăn
cách chúng.
Viết vị từ, liệt kê các hạn từ tương ứng vào trong cặp ngoặc đơn để ngay sau vị
từ. Nếu có nhiều hạn từ thì dùng dấu phẩy để phân cách chúng. Ta sẽ gọi cách biểu thị
câu như thế này là cách viết vị từ, hay dạng vị từ của câu.
Thay thế vị từ và các hạn từ trong cách viết vị từ bằng các ký hiệu tương
ứng quy định trong phần hệ ký tự của ngôn ngữ logic vị từ.
Ví dụ: Cho mệnh đề "Mẹ Mai là bác sĩ". Trước hết, cần phân tích câu để
xác định các thành phần ngữ nghĩa của nó. Rõ ràng câu này là câu
đơn. Ở đây "Mẹ" là hàm đối tượng, "Mai" là hằng đối tượng, nên
"Mẹ(Mai)" là hạn từ ; "là bác sĩ" là vị từ (tính chất "là bác sĩ" và
tính chất "bác sĩ" như nhau, nên về sau ta sẽ lược bỏ "là", ta cũng
lược bỏ như vậy với các vị từ khác). Vị từ "bác sĩ" tương ứng với
hạn từ "Mẹ(Mai)". Vậy mệnh đề ban đầu được viết ở dạng vị từ
thành "bác sĩ (Mẹ(Mai))". Thay vị từ "bác sĩ", hàm đối tượng
"Mẹ" và hằng đối tượng "Mai" bằng các ký hiệu được phép như
quy định trong hệ ký tự của ngôn ngữ logic vị từ. Kết quả ta được
công thức tương đương mệnh đề đã cho: P(f(a)).
Với mệnh đề được tạo thành từ hai hoặc nhiều mệnh đề đơn, ta thực hiện
các bước:
Xác định các mệnh đề đơn thành phần;
Dịch riêng từng mệnh đề đơn thành phần. Lưu ý, các vị từ, hằng, hàm đối
tượng xuất hiện trong nhiều mệnh đề đơn thành phần phải được thay thế bằng các
ký tự giống nhau của ngôn ngữ logic vị từ; 31
Dùng các dấu liên từ logic thay cho các cụm từ tương ứng để nối các mệnh
đề đơn thành phần với nhau.
Ví dụ: Cho mệnh đề "Hằng là sinh viên và Hằng với Mai là chị em".
Ở đây có hai mệnh đề đơn thành phần "Hằng là sinh viên", "Hằng
với Mai là chị em". Dịch riêng chúng, ta được các công thức
P(a), Q(a, b). Nối chúng với nhau bằng dấu &, là dấu tương ứng với
liên từ "và", ta được công thức biểu diễn mệnh đề đã cho ban đầu:
P(a) & Q(a,b).
Với mệnh đề phổ quát đơn giản:
Chuyển câu về dạng "Mọi S là P" hoặc "Mọi S không là P".
Mọi S là P dịch thành ∀x(S(x) ⊃ P(x))
Mọi S không là P dịch thành ∀x(S(x) ⊃ ¬P(x))
Ví dụ: Mệnh đề "Mọi sinh viên đều học logic" tương đương với mệnh đề
"Mọi sinh viên đều là người học logic". Mệnh đề này có dạng "Mọi
S là P", trong đó S = "Sinh viên", P = "người học logic". Vậy nó
được dịch sang ngôn ngữ logic vị từ thành công thức
∀x(S(x) ⊃ P(x)).
Với mệnh đề bộ phận đơn giản:
Chuyển câu về dạng "Một số S là P" hoặc "Một số S không là P".
Một số S là P dịch thành ∃x(S(x) & P(x))
Một số S không là P dịch thành ∃x(S(x) & ¬P(x))
Ví dụ. Câu "Một số loài chim di cư về Phương Nam" tương đương với câu
"Một số loài chim là loài di cư về Phương Nam". Nó có dạng "Một
số S là P", với S = "loài chim", P = "loài di cư về Phương Nam".
Vậy công thức tương ứng là ∃x(S(x) & P(x)).
Sau đây ta xét thêm một số ví dụ:
Ví dụ 1. Thỏ là một loài gặm nhấm.
"Thỏ" - hằng đối tượng, ta ký hiệu là a; "là một loài gặm nhấm" -
vị từ một ngôi, ta ký hiệu là P. Kết quả: P(a).
Ví dụ 2. Hằng cao hơn Mai.
"Hằng" và "Mai" - các hằng đối tượng, ta ký hiệu tương ứng là a
và b; "cao hơn" - vị từ hai ngôi, ta ký hiệu là P. Kết quả: P(a,b).
Ví dụ 3. Hằng cao bằng chị của Mai.
"Hằng" và "Mai" - các hằng đối tượng, ta ký hiệu tương ứng là a
và b; "chị" - hàm đối tượng, ta ký hiệu là f ; "cao bằng" - vị từ
hai ngôi, ta ký hiệu là P. Kết quả: P(a, f(b)). 32
Nếu trong câu này ta lấy các hằng đối tượng "Hằng" và "chị của
Mai", ký hiệu chúng là a và c, thì kết quả là: P(a,c).
Ví dụ 4. Mọi sinh viên đều học môn logic.
"Mọi" - lượng từ, ký hiệu ∀ ; "sinh viên" - biến đối tượng, ký
hiệu x; "sinh viên" - vị từ một ngôi, ký hiệu P; "học môn logic"-
vị từ, ký hiệu Q. Kết quả: ∀x (P(x) ⊃ Q(x)).
Ví dụ 5. Một số sinh viên học ngành tin học.
"Một số" - lượng từ, ta ký hiệu ∃ ; "sinh viên" - biến đối tượng, ta
ký hiệu x; "sinh viên" - vị từ một ngôi, ký hiệu P; "học ngành tin
học" - vị từ, ký hiệu Q. Kết quả: ∃x (P(x) & Q(x)).
Ví dụ 6. Mọi sinh viên học giỏi toán đều học giỏi logic.
"Mọi" - lượng từ, ký hiệu ∀ ; "sinh viên học giỏi toán" - biến đối
tượng, ký hiệu x; "sinh viên" - vị từ một ngôi, ký hiệu P; "học
giỏi toán" - vị từ, ký hiệu Q; "học giỏi logic" - vị từ, ký hiệu R.
Kết quả: ∀x ((P(x) & Q(x)) ⊃ R(x)).
Ví dụ 7. Mọi người đều có người để yêu mến.
"Mọi" - lượng từ, ký hiệu ∀ ; "người" - biến đối tượng, ký hiệu x;
"người" - vị từ một ngôi, ký hiệu P; "có" - lượng từ ∃ , "người" -
biến đối tượng, ký hiệu y ;"yêu mến" - vị từ hai ngôi, ký hiệu Q.
Kết quả: ∀x (P(x) ⊃ ∃y (P(y) & Q(x,y)))
Nếu chỉ đề cập đến những con người, và vì vậy không sợ nhầm
lẫn, thì các thành phần P(x), P(y) trong công thức này không cần
thiết. Khi đó có thể viết đơn giản:∀x ∃y Q(x,y).
Ví dụ 8. Có người mà mọi người đều yêu mến.
Phân tích tương tự câu trên, kết quả:
∃y (P(y) &∀x (P (x) ⊃ Q(x,y)))
Nếu không sợ nhầm lẫn vì đang chỉ đề cập đến con người thì ta có
thể viết câu này đơn giản: ∃y ∀x Q(x,y).
Ví dụ 9. Nếu Nam là sinh viên tin học thì Nam học môn logic.
Nam là sinh viên tin học: P(a);
Nam học môn logic: Q(a);
Liên từ "nếu ... thì ...": ⊃
Kết quả: P(a) ⊃ Q(a).
Ví dụ 10. Một số sinh viên được học bổng, một số sinh viên không được.
Một số sinh viên được học bổng: ∃ x (P(x) & Q(x));
Một số sinh viên không được học bổng: ∃ y (P(y) & ¬ Q(y));
Dấu phẩy: &
Kết quả: ∃ x (P(x) & Q(x)) &∃ y (P(y) & ¬ Q(y)); 33
Nếu chỉ sử dụng cách viết của ngôn ngữ logic vị từ mà không thay thế các
hằng, hàm đối tượng, các vị từ bằng ký hiệu, vẫn giữ nguyên chúng ở dạng ngôn
ngữ tự nhiên thì ta có ngôn ngữ logic vị từ ứng dụng.
Trong tin học ngôn ngữ logic vị từ được sử dụng rất rộng rãi. Nó được sử
dụng để biểu thị tri thức trong các hệ chuyên gia hoặc trí tuệ nhân tạo, dạng tương
tự với nó được dùng làm ngôn ngữ hỏi trong các hệ quản trị cơ sở dữ liệu, người ta
cũng dùng một phần đặc biệt của ngôn ngữ này làm ngôn ngữ lập trình thuận tiện
cho lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (ngôn ngữ Prolog), ...
Ví dụ: Chuyển sang ngôn ngữ của logic vị từ ứng dụng mệnh đề sau :
Mọi loài chim đều biết bay.
Trong câu này "Mọi" là lượng từ. "loài chim" vừa là biến đối
tượng (ký hiệu x), vừa là vị từ tương ứng với x. "biết bay" là vị từ
tương ứng với x.
Vậy công thức tương ứng trong ngôn ngữ logic vị từ ứng dụng sẽ
là:
∀x(loàichim(x) ⊃ biết bay(x))
Công thức ở ví dụ 10 trên đây có thể viết thành:
∃x(sinhviên(x) & đượchọcbổng(x))&
&∃y(sinhviên(y) & ¬ đượchọcbổng(y));
Viết dưới dạng này công thức trở nên dễ hiểu hơn. Công thức này
có thể đọc là: "với mọi x, nếu x là chim thì x biết bay".
Biến tự do và biến buộc
Trong biểu thức ∀x A(x), A(x) gọi là vùng tác động của lượng từ ∀x. Nếu
biến x xuất hiện trong một vùng tác động của lượng từ ∀x (trong một công thức
lượng từ ∀x có thể xuất hiện nhiều lần, và vì thế có thể có nhiều vùng tác động
khác nhau của ∀x trong một công thức) thì lần xuất hiện đó của x được gọi là xuất
hiện không tự do (còn gọi là buộc). Ngược lại thì gọi là xuất hiện tự do. Một biến
có thể xuất hiện tự do trong công thức, có thể xuất hiện không tự do trong công
thức, và có thể vừa xuất hiện tự do, vừa xuất hiện không tự do trong cùng một công
thức.
Với lượng từ ∃x (tồn tại) cũng hoàn toàn tương tự. Chính xác hơn, nếu ở
những điều vừa nói trên đây về sự xuất hiện tự do và buộc của biến trong công
thức mà ta thay lượng từ ∀x (với mọi x) bằng lượng từ ∃x (tồn tại), thì những điều
đó vẫn đúng.
Ví dụ về sự xuất hiện tự do và xuất hiện buộc của biến.
Trong công thức ∀x(Ρ(x) ⊃ Ρ(y)) & Ρ(a)
xuất hiện của biến x là buộc, còn biến y xuất hiện tự do. 34
Trong công thức ∀x (Ρ(x, y) ⊃ ∃y (Q(y, x)))
cả hai lần xuất hiện của x đều là xuất hiện buộc, biến y vừa xuất hiện tự do (lần
đầu), vừa xuất hiện buộc (lần sau), vì lần xuất hiện đầu của biến y nằm ngoài miền
tác động của các lượng từ ∀y và ∃y, còn lần xuất hiện thứ hai, vì nằm trong vùng
tác động của lượng từ ∃y nên là xuất hiện buộc.
Biến x tự do trong công thức nếu nó có xuất hiện tự do trong công thức.
Nếu x có xuất hiện buộc trong công thức thì x là biến buộc trong công thức đó.
Trong cùng một công thức, biến có thể vừa là tự do, vừa là buộc.
Giả sử x1, x2, ..., xk là các biến, A - là công thức. Không quan tâm đến việc
trong công thức A các biến đó tự do hay là biến buộc và ngoài ra có còn các biến tự
do khác hay không, ta ký hiệu công thức A bằng A(x1, x2, ..., xk) để sau đó có thể ký
hiệu kết quả phép thế các hạn từ t1, t2, ..., tk tương ứng vào các chỗ xuất hiện tự do
(nếu có) của các biến x1, x2, ..., xk là A(t1, t2, ..., tk).
Một mệnh đề khi dịch sang ngôn ngữ logic vị từ bao giờ cũng là công thức
không chứa biến tự do.
35
Chương 3
CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA TƯ DUY
Ta xét hai ví dụ suy luận:
"Mọi người đều phải chết, Socrate là người, vậy Socrate phải chết" (1)
"Vợ tôi là đàn bà, em là đàn bà, vậy em là vợ tôi" (2)
Rõ ràng suy luận thứ nhất đúng, còn suy luận thứ hai thì sai. Nhưng căn cứ
vào cơ sở nào mà ta xác định được như vậy? Tất nhiên là có thể căn cứ trực tiếp
vào thực tiễn. Tuy nhiên thực hiện việc đó gặp phải rất nhiều khó khăn, vì ở đây
sau khi kiểm tra thấy kết luận đúng ta cũng không thể nói rằng chắc chắn suy luận
đúng. Một phương pháp khác thuận tiện và hiệu quả hơn nhiều là sử dụng các quy
luật của tư duy, tức là các quy luật mà môn logic nghiên cứu, để làm cơ sở cho việc
xét đoán. Suy luận nào tuân theo các quy luật đó thì hợp lý, đúng; suy luận nào
không tuân theo những quy luật đó thì vô lý, sai.
Như đã biết, quy luật của tư duy là những mối liên hệ bên trong, bản chất,
lặp đi lặp lại trong các quá trình tư duy. Con người phát hiện ra các quy luật của tư
duy thông qua hoạt động nhận thức trải nhiều thế kỷ chứ không phải bẩm sinh đã
biết đến chúng. Con người biết cách vận dụng các quy luật đó, biết suy luận tuân
theo các quy luật đó là nhờ quá trình học tập và rèn luyện chứ không phải có tính
chất bản năng.
Trong số các quy luật của tư duy có bốn quy luật cơ bản. Các quy luật này
được gọi là cơ bản vì: thứ nhất, chúng phản ánh những tính chất cơ bản nhất của
các quá trình tư duy; thứ hai, vì bất cứ quá trình tư duy nào cũng phải tuân theo
chúng; thứ ba, vì các quy luật khác có thể rút ra được từ chúng, nhưng không thể
rút ra chúng từ các quy luật khác. Các quy luật cơ bản đó là: quy luật đồng nhất,
quy luật không mâu thuẫn, quy luật triệt tam và quy luật lý do đầy đủ.
I. QUY LUẬT ĐỒNG NHẤT
Phát biểu: A là A. Một tư tưởng, khi đã định hình, phải luôn là chính nó
trong một quá trình tư duy.
Quy luật này phản ánh tính ổn định, xác định của tư duy.
Điều này có nghĩa là, trong quá trình hình thành của mình, một tư tưởng
(khái niệm, phán đoán, lý thuyết, giả thuyết, ...) có thể thay đổi, nhưng khi đã hình 36
thành xong thì không được thay đổi nữa. Nếu nó vẫn tiếp tục thay đổi thì logic hình
thức sẽ coi nó là tư tưởng khác. Tính ổn định như vậy là điều kiện cần cho mọi quá
trình tư duy. Mặc dù tư tưởng - cũng như mọi sự vật và hiện tượng khác -, luôn
luôn vận động và biến đổi, nhưng nếu tuyệt đối hóa mặt biến đổi đó của tư tưởng
thì không thể nào tư duy được. Một ý kiến được nói ra phải có nội dung không đổi
ít nhất là trong cùng một quá trình tranh luận, trình bày ý kiến, chứng minh quan
điểm, ... nghĩa là một quá trình tư duy, thì người ta mới có thể căn cứ vào nó để
xét đoán đúng sai, hợp lý hay bất hợp lý, ...
Nội dung của quy luật đồng nhất có thể được diễn giải cụ thể hơn thông
qua những yêu cầu sau:
1. Một từ chỉ được dùng trong suy luận với một nghĩa duy nhất. Không
được phép dùng một từ hoặc một biểu thức ngôn ngữ nói chung lúc thì với nghĩa
này, lúc thì với nghĩa khác trong cùng một quá trình suy luận. Cũng vậy, trong
cùng một quá trình suy luận một khái niệm, một tư tưởng, ... không được thay đổi
nội dung của mình. Nếu một tư tưởng xuất hiện nhiều lần trong một quá trình tư
duy thì tất cả những lần xuất hiện đó nó phải có cùng một nội dung, phải có giá trị
chân lý như nhau. Điều này có nghĩa là ở các quá trình tư duy khác nhau ta có thể
dùng từ với nhiều nghĩa khác nhau, tư tưởng có thể có những giá trị chân lý khác
nhau, nhưng trong cùng một quá trình suy luận thì từ ngữ bao giờ cũng được dùng
với một nghĩa duy nhất, tư tưởng phải có cùng một nội dung duy nhất, phải có cùng
một giá trị chân lý duy nhất. Vi phạm yêu cầu này, tư duy sẽ không nhất quán, lẫn
lộn và người khác sẽ không hiểu.
2. Những từ ngữ khác nhau nhưng có nội dung như nhau, những tư tưởng
tương đương với nhau về mặt logic, nghĩa là bao giờ cũng có giá trị chân lý như
nhau, phải được đồng nhất với nhau trong quá trình suy luận. Vi phạm yêu cầu này,
ta không rút ra được thông tin cần thiết. Ví dụ: người ta cho biết rằng, tác giả
Truyện Kiều là người làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, và hỏi quê
quán của nhà thơ Nguyễn Du. Nếu ta không đồng nhất nhà thơ Nguyễn Du với tác
giả Truyện Kiều thì ta không trả lời được cho câu hỏi này. Ta cũng không thể suy
luận được.
Đây là những yêu cầu dành cho quá trình tư duy, những yêu cầu này bắt
buộc phải tuân theo để tư tưởng được sáng tỏ, dễ hiểu. Nhưng trong cuộc sống
hàng ngày, chúng ta gặp rất nhiều trường hợp chúng bị vi phạm một cách vô tình
hay cố ý. Ví dụ, các trò chơi chữ là những vi phạm cố ý:
Bà già đi chợ Cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng ?
Thầy bói gieo quẻ nói rằng:
Lợi thì có lợi, nhưng răng chẳng còn.
Ở đây, cùng một chữ "lợi" nhưng được hiểu theo hai nghĩa khác nhau. 37
Yêu cầu của quy luật này rất đơn giản. Tuy nhiên, để tuân thủ yêu cầu này
không phải là dễ. Đồng nhất những cái gì và không đồng nhất những cái gì là dựa
vào sự hiểu biết, dựa vào trình độ văn hóa của chủ thể tư duy, và dựa vào bối cảnh
tư duy. Bởi vì, xét cho cùng, quy luật này đòi hỏi phải đồng nhất những thứ không
đồng nhất. Chính điều này giải thích tại sao khi nghe một câu chuyện vui thì nhiều
người bật cười nhưng một số người khác thì không. Người ta cười vì đã đồng nhất
được những cái mà người kể muốn đồng nhất, còn nếu không làm được điều đó thì
người ta không cười. Như trong ví dụ sau đây:
Lớp đang học về truyền thuyết Mỵ Châu - Trọng Thủy, Cu Tèo ngủ
gật. Thấy vậy, thầy giáo hỏi: "Tèo, ai đã lấy cắp nỏ của An Dương
Vương ?". Giật mình, Cu Tèo vội đáp: "Thưa thầy con không lấy,
con không lấy, bạn nào lấy con không biết...".
Thầy giáo chán nản, đem câu chuyện kể lại cho hiệu trưởng nghe.
Hiệu trưởng nghe xong, trầm ngâm một lúc rồi bảo: "Thôi được,
chuyện đâu còn có đó, trẻ con ấy mà. Thầy xem thử cái nỏ đó giá
bao nhiêu để trường bỏ tiền ra mua một cái khác thay thế. Rõ khổ,
đồ dùng dạy học thì đang thiếu tứ bề!".
Câu chuyện được đem kể lại ở sở giáo dục và đào tạo. Những
người có mặt bò lăn ra cười, chỉ một người không cười, đó là kế
toán trưởng. Mọi người ngạc nhiên nhìn bà ta, bà ta nói: "Tôi mà
là giám đốc sở thì tôi sẽ cách chức tay hiệu trưởng đó. Tiền đâu ra
mà cái gì cũng chi, cái gì cũng chi như vậy?..."
(Theo báo "Người lao động")
Quy luật đồng nhất là quy luật của tư duy hình thức, không nên nhầm lẫn
rằng đây là quy luật của hiện thực khách quan bên ngoài tư duy. Quy luật đồng
nhất, vì vậy, không dẫn đến việc phủ định nguyên lý biện chứng là sự vật và hiện
tượng luôn luôn vận động và biến đổi, trong cùng một thời điểm một sự vật vừa
chính là nó vừa không phải là nó. Tư duy hình thức phản ánh hiện thực khách quan
một cách lý tưởng17
, phản ánh hiện thực khách quan trong sự đứng im tương đối của
nó, bỏ qua sự vận động và biến đổi của nó, phản ánh các sự vật và hiện tượng trong
sự tách rời ra khỏi các sự vật và hiện tượng khác. Một sự vật của hiện thực khách
quan có thể được tư duy phản ánh từ nhiều góc độ khác nhau, tạo nên những đối
tượng khác nhau trong tư duy. Nếu hai sự vật trong hiện thực khách quan A và B có
chung một tính chất nào đó thì tư duy có thể phản ánh tính chất chung đó ở hai sự vật
đã nêu và tạo thành hai đối tượng khác nhau trong tư duy. Hai đối tượng này của tư
duy đồng nhất với nhau. Chính vì vậy mà mặc dù trong hiện thực khách quan không
hề có hai sự vật hoàn toàn giống nhau, nhưng ta vẫn có thể đồng nhất chúng với
nhau. Có thể làm như vậy là bởi ta chỉ đồng nhất chúng trong một mối quan hệ nhất
định mà thôi. Ví dụ, Nguyễn Trãi và Nguyễn Du là hai người khác nhau, tuy nhiên,
17
Chữ lý tưởng ở đây hiểu theo nghĩa là đẩy đến giới hạn, như các trừu tượng hóa toán học vậy. 38
khi tư duy phản ánh các ông từ góc độ là nhà thơ thì tạo thành hai đối tượng đồng
nhất với nhau trong tư duy.
Vì tư duy phản ánh hiện thực khách quan nên thông qua quy luật đồng nhất
của tư duy ta có thể nói về ba loại đồng nhất khác nhau: đồng nhất tư tưởng với tư
tưởng, đồng nhất tư tưởng với đối tượng trong hiện thực và đồng nhất đối tượng
trong hiện thực với đối tượng trong hiện thực. Cần lưu ý rằng ở đây thông qua sự
đồng nhất tư tưởng với tư tưởng ta mới có thể đồng nhất đối tượng trong hiện thực
với đối tượng trong hiện thực. Điều này làm cho phạm vi ứng dụng của quy luật
này được mở rộng hơn nhiều.
Ta xét vài ví dụ:
Ví dụ 1. Trước Tòa bà Minh nói "Tôi đồng ý bán nhà giúp con trả nợ"
nhưng thư ký phiên tòa ghi "Tôi đồng ý bán nhà trả nợ giúp con".
Sai lầm này của thư ký phiên tòa đã làm cho việc thi hành án sau
này gặp nhiều khó khăn18
.
Ví dụ 2. Có diễn giả nói: "Hình như trên đời có luật bù trừ. Người ta bị
mù một mắt thì mắt kia sẽ tinh hơn. Bị điếc một tai thì tai kia sẽ
nghe rõ hơn, ....". Nghe vậy, có thính giả kêu lên: "Rất đúng, tôi
cũng thấy rằng nếu một người cụt chân thì y như rằng chân kia sẽ
dài hơn". Câu nói này của anh ta làm cho cả thính phòng cười ồ
lên. Anh ta đã không nhận thấy rằng khi diễn giả nói "...mắt kia sẽ
tinh hơn", "...tai kia sẽ nghe rõ hơn" là tác giả so sánh với mắt và
tai bình thường, còn anh ta thì so sánh "chân kia" với chân cụt.
Quy luật đồng nhất là quy luật vô cùng quan trọng của logic hình thức.
Nếu như các quy luật khác có thể đúng trong một số hệ logic hình thức và không
đúng trong một số hệ logic hình thức khác thì cho đến nay chưa ai xây dựng được
hệ logic hình thức nào có giá trị mà trong đó quy luật đồng nhất không đúng.
II. QUY LUẬT KHÔNG MÂU THUẪN
Phát biểu: Hai phán đoán, nhận định mâu thuẫn nhau, trái ngược nhau
không thể nào cùng đúng. Trong hai phán đoán, nhận định như vậy có ít nhất là
một phán đoán, nhận định sai.
Quy luật này phản ánh tính chất không mâu thuẫn của quá trình tư duy.
Mâu thuẫn phá vỡ quá trình tư duy nên trong tư duy nhất định phải tránh nó. Tư
duy của chúng ta không được chứa mâu thuẫn vì tư duy phản ánh hiện thực khách
quan, mà trong hiện thực khách quan thì ở mỗi thời điểm không thể có trường hợp
một đối tượng vừa có, lại vừa không có một tính chất nhất định nào đó. Ví dụ, tại
một thời điểm, một bông hồng cụ thể không thể nào vừa có màu đỏ, vừa không có
màu đỏ. Cần lưu ý rằng, mâu thuẫn mà chúng ta nói đến ở đây là mâu thuẫn hình
thức, chứ không phải là mâu thuẫn biện chứng. Mâu thuẫn hình thức không thể có
18
Lấy từ tư liệu của Th.S. Lê Duy Ninh. 39
được vì, như đã biết, logic hình thức nghiên cứu tư duy với tư cách là sự phản ánh
các sự vật và hiện tượng của hiện thực khách quan trong sự đứng im của nó, nghĩa
là phản ánh hiện thực khách quan theo kiểu lý tưởng hóa.
Nội dung của quy luật không mâu thuẫn được diễn giải cụ thể hơn qua các
yêu cầu sau đây:
1. Quá trình tư duy không được chứa mâu thuẫn trực tiếp. Cụ thể là không
được cùng một lúc vừa khẳng định vừa phủ định một điều gì đó. Ví dụ, không thể
vừa khẳng định rằng Liên Minh Châu Âu sẽ có được bản hiến pháp của mình, lại vừa
khẳng định rằng Liên Minh Châu Âu sẽ không thể thông qua được một bản hiến
pháp như thế.
Trong thực tế đôi khi ta gặp những câu nói có vẻ như chứa mâu thuẫn trực
tiếp nhưng vẫn thấy chấp nhận được. Ví dụ, câu "Giải vô địch bóng đá quốc gia V-
leage vừa qua vừa đạt, vừa chưa đạt" nhìn bề ngoài như chứa mâu thuẫn trực tiếp,
nhưng lại vẫn chấp nhận được. Vậy phải chăng ở đây ta đã bỏ qua yêu cầu của quy
luật không mâu thuẫn? Thật ra thì trong trường hợp này yêu cầu của luật không
mâu thuẫn vẫn được tôn trọng, vì từ "đạt" trong câu nói trên được hiểu theo nhiều
cách khác nhau, và vì vậy ở đây không có mâu thuẫn. Nếu tiếp tục làm rõ ý kiến
của mình thì người đưa ra câu nói đó sẽ giải thích đã đạt ở mặt nào và không đạt ở
mặt nào (đó là các mặt khác nhau). Nghĩa là anh ta sẽ cho biết hiểu theo nghĩa nào
thì chuyến tập huấn được coi là đạt và hiểu theo cách nào thì không đạt.
2. Quá trình tư duy không được chứa mâu thuẫn gián tiếp. Cụ thể là không
được khẳng định (hay phủ định) một vấn đề nào đó rồi lại phủ định (hay khẳng
định) các hệ quả của nó. Ví dụ, nếu khẳng định rằng lý thuyết tương đối hẹp của
Einstein là đúng thì không thể phủ nhận công thức E = mc
2
thể hiện mối liên hệ
giữa năng lượng và khối lượng của ông.
Nếu như mâu thuẫn trực tiếp dễ được nhận thấy, và vì vậy dễ tránh, thì
mâu thuẫn gián tiếp khó nhận thấy hơn, và vì vậy khó tránh hơn nhiều.
Ví dụ 3. Lời nói của Đức Phật với quỷ Mala: "(...) Ta không cần danh
vọng, Mala, mi hãy thuyết những điều đó với những kẻ hám danh
vọng. (...) Thành đạt, danh tiếng, danh dự và vinh quang chỉ là sự
hư ảo, sự thắng lợi của kẻ này là thất bại của người kia. (...) Ta
trải cơ mạn xa để chiến đấu với người đây. Ta thà chết vinh trong
trận chiến, còn hơn sống nhục trong đầu hàng" (Daisaku Ikeda
"Quan điểm của tôi về cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mầu Ni",
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996, tr.91). Trong lời nói này ta
thấy câu cuối cùng "ta thà chết vinh trong trận chiến, còn hơn
sống nhục trong đầu hàng" mâu thuẫn với những câu ở phía trên.
Khi rèn luyện tư duy nhiều ta sẽ nâng cao được khả năng phát hiện mâu
thuẫn trong các suy luận của chính mình và của người khác, phát hiện thấy những
cái không ổn trong các suy luận đó. Khi phát hiện rằng suy luận "có điều gì đó
không ổn", nghĩa là phát hiện ra khả năng chứa mâu thuẫn gián tiếp của nó, ta có 40
thể tiến hành đặt liên tiếp các câu hỏi để người đưa ra suy luận trả lời và bằng cách
đó chỉ ra mâu thuẫn trực tiếp.
Ví dụ 4. Khi thấy lời khai của người bị tình nghi phạm tội có chứa điều gì
đó không ổn, cán bộ điều tra sẽ đặt ra cho người đó hàng loạt câu
hỏi cho đến khi người đó không trả lời được nữa, vì thấy mình đã
gặp mâu thuẫn rõ ràng, trực tiếp.
Ví dụ 5. Trong câu chuyện tiếu lâm về con rắn vuông, khi nghe chồng kể
về một con rắn khổng lồ, chị vợ đã liên tục tỏ ý nghi ngờ về chiều
dài của nó. Điều này làm cho anh chồng liên tục rút ngắn chiều dài
của con rắn, và cuối cùng là có được con rắn vuông. Như vậy, mâu
thuẫn chưa lộ rõ hẳn giữa sự tồn tại của con rắn khổng lồ trong
câu chuyện của người chồng với thực tế đến lúc này đã trở thành
mâu thuẫn rõ ràng giữa sự tồn tại của con rắn vuông với thực tế.
Câu "nói dối hay cùng" chính là nói về những trường hợp như thế này.
Nắm vững nội dung và áp dụng thành thạo quy luật không mâu thuẫn giúp
ta trình bày tư tưởng nhất quán và dễ dàng phát hiện các biểu hiện ngụy biện trong
suy luận.
III. QUY LUẬT TRIỆT TAM
Phát biểu: Một phán đoán, nhận định hoặc đúng hoặc sai chứ không thể có
một giá trị thứ ba nào khác.
Đây là quy luật đặc trưng của logic hai giá trị - logic thông thường mà ta
vẫn sử dụng.
Với một phán đoán, nhận định nhất định, quy luật triệt tam không cho biết
nó đúng hay sai, nhưng cho biết rằng nó chỉ có thể hoặc đúng, hoặc sai chứ không
thể có giá trị nào khác. Ví dụ, ta chưa biết câu nói "Có người ngoài Trái đất đến
thăm Trái đất" đúng hay sai, nhưng quy luật triệt tam khẳng định rằng hoặc nó
đúng, hoặc nó sai!
Quy luật triệt tam không cho phép người ta tránh né vấn đề khi trả lời câu
hỏi. Nó không cho phép trả lời lấp lửng, nước đôi, mà đòi hỏi câu trả lời dứt khoát.
Ví dụ, khi một thanh niên đi kiếm việc làm được hỏi có biết ngoại ngữ hay không
thì anh ta chỉ có thể trả lời "có" hoặc "không", tất cả các câu trả lời khác đều không
có giá trị.
Trong thực tiễn, người ta ứng dụng quy luật triệt tam để chứng minh bằng
phản chứng.
Đôi khi ta gặp những câu nói rất sâu sắc mà biểu hiện trực tiếp là quy luật
triệt tam.Ví dụ, cuối bộ sách "Tam quốc diễn nghĩa", sau khi kể chuyện nhà Tần
thống nhất Trung Quốc, tác giả La Quán Trung đã viết, đại ý: Lịch sử các nước cứ
như vậy, hết hợp thì tan, hết tan rồi lại hợp. Hay, cuối bộ sách "Hồng lâu mộng",
sau khi kể vợ Bảo Ngọc sinh con trai và gia đình họ Giả bắt đầu hưng thịnh trở lại, 41
tác giả Tào Tuyết Cần viết, đại ý: Ở đời cứ như vậy, hết thịnh rồi thì suy, hết suy
rồi lại thịnh.
Một số tác giả cho rằng quy luật triệt tam là hệ quả của quy luật đồng nhất.
Đây là một sự nhầm lẫn. Ta có thể bác bỏ điều đó hết sức dễ dàng. Thật vậy, nếu
quy luật triệt tam là hệ quả của quy luật đồng nhất thì ở bất cứ chỗ nào mà quy luật
đồng nhất đúng thì quy luật triệt tam cũng phải đúng. Nhưng rõ ràng là trong các
hệ logic ba giá trị quy luật đồng nhất vẫn đúng, trong khi đó thì quy luật triệt tam
không đúng. Trong những suy luận nhằm rút ra quy luật triệt tam từ quy luật đồng
nhất mà thỉnh thoảng ta gặp trong các tài liệu logic đã chứa sẵn vòng tròn logic.
Thật vậy, những suy luận kiểu này được thực hiện trong khuôn khổ của logic hai
giá trị và sử dụng các tính chất của logic đó. Tuy nhiên sở dĩ logic hai giá trị là
logic hai giá trị là vì nó tuân thủ quy luật triệt tam. Như vậy có nghĩa là những tính
chất của logic hai giá trị được sử dụng để rút ra quy luật triệt tam từ quy luật đồng
nhất phụ thuộc vào chính quy luật triệt tam!
IV. QUY LUẬT LÝ DO ĐẦY ĐỦ
Phát biểu: Một tư tưởng chỉ có giá trị khi nó có đầy đủ các cơ sở.
Khác với ba quy luật trên, - những quy luật được Aristote tìm ra từ thời cổ
đại -, quy luật này được Leibnitz phát hiện ở thế kỷ thứ XVIII.
Quy luật lý do đầy đủ đòi hỏi các tư tưởng phải được đưa ra trên những cơ
sở nhất định. Tư duy của chúng ta cấu thành từ một chuỗi các tư tưởng như vậy.
Những tư tưởng đi trước làm cơ sở cho những tư tưởng đi sau. Chỉ trong trường
hợp đó thì tư duy mới được coi là chặt chẽ, có logic. Ngược lại, tư tưởng sẽ lủng
củng. Người nghe sẽ thấy người nói nhảy từ vấn đề này qua vấn đề khác một cách
tùy tiện. Trong thực tế, đòi hỏi làm một việc gì đó hoặc trình bày một vấn đề nào
đó theo một trình tự nhất định chính là đòi hỏi thỏa mãn quy luật này.
Quy luật lý do đầy đủ dựa trên một quy luật rất cơ bản của tự nhiên là quy
luật nhân - quả: Mọi sự vật và hiện tượng đều có nguyên nhân của nó. Trong cùng
một điều kiện, cùng một nguyên nhân sẽ đưa đến cùng một kết quả. Nếu như tư
tưởng phản ánh hiện tượng thì cơ sở của nó là cái phản ánh nguyên nhân của hiện
tượng đó. Trong tự nhiên, nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả. Nhưng
trong tư duy ta lại có thể biết hiện tượng trước rồi mới đi tìm nguyên nhân sau, nên
thứ tự ở đây không giống trong tự nhiên.
Nguyên nhân mà chúng ta nói đến ở đây là nguyên nhân hiện thực, chứ
không phải là nguyên nhân siêu nhiên, thần thánh, ma quỷ.
Ví dụ 6. Một người lái taxi nào đó luôn có thu nhập cao hơn so với nhiều
người khác , mặc dầu anh ta làm việc trong cùng một điều kiện
như họ. Khi đó, người ta hay nói rằng số anh ta may mắn. Nhưng
nếu quan niệm như vậy thì ta sẽ không cải thiện được tình hình của
mình. Ngược lại, nếu hiểu rằng hiện tượng này cũng phải có
nguyên nhân của nó, và nguyên nhân đó là nguyên nhân vật chất,
nghĩa là nguyên nhân có thể hiểu và ứng dụng được, thì ta sẽ tìm 42
hiểu, phân tích những yếu tố đưa lại thành công cho người kia, rồi
tìm cách để áp dụng, và nhờ đó có thể nâng cao thu nhập của mình.
Tuân thủ nghiêm các quy luật cơ bản trình bày trên đây sẽ giúp chúng ta
suy nghĩ và trình bày tư tưởng của mình một cách rõ ràng, chính xác, ngắn gọn,
mạch lạc, dễ hiểu. Ứng dụng các quy luật này chúng ta cũng dễ dàng phát hiện các
sai lầm trong suy luận của người khác và của chính mình để phản bác, để vạch trần
sự ngụy biện, hoặc để tránh sai lầm.
43
Chương 4
KHÁI NIỆM
I. KHÁI QUÁT VỀ KHÁI NIỆM
1. Khái niệm - hình thức đặc biệt của tư tưởng
a) Định nghĩa
Thông thường người ta định nghĩa khái niệm là hình thức của tư duy trừu
tượng, phản ánh một lớp các đối tượng (sự vật, quá trình và hiện tượng) thông qua
các đặc trưng, các dấu hiệu cơ bản của các đối tượng đó. Trong trường hợp cần
phân biệt rõ hơn khái niệm với các hình thức khác của tư duy cũng phản ánh đối
tượng thông qua các đặc trưng cơ bản của nó - chẳng hạn như lý thuyết khoa học -,
thì định nghĩa sau đây chính xác hơn: Khái niệm là hình thức của tư duy trừu
tượng, là kết quả của quá trình khái quát hóa và tách biệt (trong tư tưởng) các đối
tượng thuộc về một lớp nào đó theo một số dấu hiệu đặc trưng nhất định của các
đối tượng này
19
.
Dấu hiệu - đó là cái làm cho ta so sánh được đối tượng này với đối tượng
khác. Đó là sự hiện hữu hay thiếu vắng các tính chất nhất định nào đó ở đối tượng,
hoặc là sự hiện hữu hay thiếu vắng quan hệ nào đó giữa đối tượng với các vật thể
khác. Dấu hiệu mà đối tượng tất yếu phải có, không thể thiếu, gọi là dấu hiệu cơ
bản. Dấu hiệu mà đối tượng có thể có, cũng có thể không có, gọi là dấu hiệu
không cơ bản.
b) Kết cấu của khái niệm
Về mặt kết cấu, khái niệm gồm hai yếu tố là nội hàm và ngoại diên (còn
gọi là ngoại diện).
Nội hàm là tập hợp tất cả các dấu hiệu làm cơ sở cho việc khái quát hóa và
tách riêng ra thành một lớp các đối tượng phản ánh trong khái niệm. Như vậy nội
hàm của khái niệm chính là tập hợp tất cả các dấu hiệu cơ bản của đối tượng được
phản ánh trong khái niệm. Ví dụ, nội hàm của khái niệm "con người" là tập hợp các
tính chất: động vật, biết chế tạo công cụ lao động và biết sử dụng công cụ lao động.
19
Xem : Biện chứng của nhận thức khoa học, NXB Khoa học, Moskva, 1978 (tiếng Nga), tr. 354 -
372. 44
Ngoại diên của khái niệm là tập hợp tất cả các đối tượng có các dấu hiệu
nêu trong nội hàm của khái niệm. Ví dụ, ngoại diên của khái niệm "số chẵn" là tập
hợp vô hạn các số {0, 2, 4, 6, ... }.
c) Khái niệm và từ
Khái niệm bao giờ cũng gắn với từ. Thế nhưng từ không phải là khái niệm.
Thật vậy, cùng một từ như nhau nhưng có thể biểu thị những khái niệm khác nhau.
Những khái niệm khác nhau cùng được thể hiện bằng một từ chính là cái mà ta vẫn
gọi là những cách hiểu khác nhau về từ này. Chẳng hạn, từ "Niết bàn" có thể được
hiểu như từ chỉ chốn cực lạc mà những người đắc đạo được đến ở, và cũng có thể
được hiểu như là một trạng thái đặc biệt của linh hồn, của tâm linh. Ngược lại,
nhiều từ khác nhau lại có thể được hiểu như nhau, nghĩa là biểu thị cùng một khái
niệm.
2. Các loại khái niệm
Người ta có thể chia loại khái niệm theo những cơ sở khác nhau. Sau đây
chúng ta xét một số kiểu chia loại quan trọng nhất.
a) Căn cứ vào nội hàm
Căn cứ vào nội hàm có thể chia khái niệm thành khái niệm cụ thể và khái
niệm trừu tượng. Khái niệm phản ánh các đối tượng tồn tại độc lập gọi là khái niệm
cụ thể. Ví dụ: "cái bàn", "thành phố", ... Khái niệm nói về các đặc tính, tính chất
của các đối tượng - những thứ không tồn tại độc lập -, còn bản thân các đối tượng
thì được lãng quên, là khái niệm trừu tượng. Ví dụ: "lòng dũng cảm", "cái đẹp", ...
b) Căn cứ vào dấu hiệu theo đó khái quát hóa
Căn cứ vào dấu hiệu mà ta dựa vào để khái quát hóa và tách biệt các đối
tượng trong quá trình tạo nên khái niệm có thể chia khái niệm thành khái niệm
khẳng định và khái niệm phủ định. Nếu dấu hiệu cơ sở hình thành khái niệm là sự
hiện hữu của tính chất nào đó (hay quan hệ với đối tượng khác) của đối tượng thì
khái niệm đó là khẳng định. Ví dụ, khái niệm "người anh hùng", "trường điện từ",
... Nếu dấu hiệu cơ sở hình thành khái niệm là sự thiếu vắng của tính chất (hay
quan hệ với đối tượng khác) nào đó của đối tượng thì khái niệm đó là khái niệm
phủ định. Ví dụ, khái niệm "số nguyên tố", "cặp đường thẳng song song" trong
toán học.
c) Căn cứ vào ngoại diên của khái niệm.
Căn cứ vào ngoại diên khái niệm được chia thành khái niệm chung, khái
niệm đơn nhất và khái niệm rỗng (còn gọi là khái niệm ảo, khái niệm giả). Khái
niệm có ngoại diên chứa từ hai đối tượng trở lên gọi là khái niệm chung. Khái niệm
mà ngoại diên chỉ gồm một đối tượng là khái niệm đơn nhất. Trong logic học
truyền thống chỉ có hai loại khái niệm đã nói. Nhưng trong logic học hiện đại (còn
gọi là logic toán) khi các phương pháp toán học được sử dụng rất rộng rãi thì có 45
quan điểm tổng quát hơn. Ở đây xét đến cả các khái niệm mà ngoại diên là tập hợp
rỗng, nghĩa là không chứa bất kỳ đối tượng nào. Ví dụ, "hình vuông tròn", "số tự
nhiên lớn nhất", ...
Căn cứ vào ngoại diên khái niệm còn có thể hiểu theo nghĩa tập hợp và
theo nghĩa phân liệt. Khái niệm có ngoại diên chứa từ hai đối tượng trở lên nhưng
lớp các đối tượng trong ngoại diên được suy nghĩ đến như một chỉnh thể thống nhất
gọi là hiểu theo nghĩa tập hợp, hay ngắn gọn là khái niệm tập hợp. Khái niệm có
ngoại diên chứa từ hai đối tượng trở lên và nội hàm của khái niệm có thể quy về
cho từng đối tượng đó gọi là khái niệm phân liệt. Ví dụ, khái niệm "con người" có
thể hiểu theo nghĩa tập hợp, lúc đó nó tương đương với khái niệm "loài người",
hoặc hiểu theo nghĩa phân liệt, khi đó nó không tương đương với khái niệm "loài
người".
3. Quan hệ giữa các khái niệm
Để biểu diễn quan hệ giữa các khái niệm được thuận tiện người ta dùng các
hình tròn. Mỗi khái niệm được biểu thị bằng một hình tròn. Thực ra hình tròn biểu
thị ngoại diên của khái niệm. Đối tượng trong hình tròn là đối tượng thuộc về ngoại
diên của khái niệm, ngược lại, đối tượng ngoài hình tròn là đối tượng không thuộc
về ngoại diên của khái niệm. Quan hệ giữa các hình tròn sẽ biểu thị quan hệ giữa
các khái niệm.
a) Quan hệ so sánh được và không so sánh được
Các khái niệm thuộc về các lĩnh vực khác nhau gọi là các khái niệm không
so sánh được. Trong các khái niệm đó không có dấu hiệu chung nào để có thể so
sánh.
Các khái niệm có chung một số dấu hiệu nào đó, và nghĩa là về cùng một
lĩnh vực nào đó, là các khái niệm so sánh được.
b) Quan hệ trùng lặp và không trùng lặp
* Quan hệ trùng lặp: Các khái niệm có quan hệ trùng lặp với nhau là các
khái niệm có ngoại diên trùng nhau toàn bộ hoặc một phần. Quan hệ trùng lặp bao
gồm các quan hệ đồng nhất, giao nhau và bao hàm.
• Quan hệ đồng nhất. Hai khái niệm đồng nhất khi chúng có cùng ngoại
diên. Nội hàm của chúng khác nhau. Ví dụ: các khái niệm "số tự nhiên chia hết cho
3" và "số tự nhiên có tổng các chữ số chia hết cho 3" đồng nhất với nhau.
• Quan hệ giao nhau. Các khái niệm là giao nhau nếu ngoại diên của
chúng có một phần trùng nhau. Ví dụ, các khái niệm "nhà văn" và khái niệm "nhà
báo".
• Quan hệ bao hàm. Hai khái niệm là bao hàm nhau nếu ngoại diên của
khái niệm thứ nhất là một bộ phận của ngoại diên khái niệm thứ hai. Chẳng hạn,
khái niệm "tam giác đều" được bao hàm trong khái niệm "tam giác", khái niệm
"người Việt Nam" được bao hàm trong khái niệm "con người". 46
* Quan hệ không trùng lặp: Các khái niệm không trùng lặp là các khái
niệm có ngoại diên không trùng nhau phần nào. Có ba loại quan hệ không trùng lặp
là quan hệ đồng phụ thuộc, quan hệ tương phản và quan hệ mâu thuẫn.
Ngang hàng. Hai khái niệm gọi là ngang hàng khi chúng có quan hệ không
trùng lặp và có một khái niệm thứ ba mà cả hai khái niệm đó cùng phụ thuộc. Ví
dụ, các khái niệm "người dân tộc Dao" và "người dân tộc Êđê" cùng được bao
hàm trong khái niệm "người Việt Nam" nên là các khái niệm ngang hàng.
Quan hệ đối lập (còn gọi là tương phản). Hai khái niệm là đối lập nhau
nếu: chúng cùng được bao hàm trong một khái niệm thứ ba; tổng ngoại diên của
chúng nhỏ hơn ngoại diên khái niệm thứ ba đã nói; nội hàm của khái niệm thứ nhất
gồm các dấu hiệu p1, p2, ..., pn với n là số tự nhiên, n ≥ 1; nội hàm của khái niệm
thứ hai cũng gồm các dấu hiệu này, nhưng một dấu hiệu nào đó trong số chúng,
chẳng hạn pi,, được thay thế bởi dấu hiệu đối lập với nó. Ví dụ, các khái niệm "sinh
viên giỏi" và "sinh viên kém" là các khái niệm đối lập với nhau. Ta thấy cả hai khái
niệm này đều được bao hàm trong khái niệm "sinh viên", nhưng tổng ngoại diên
của chúng nhỏ hơn ngoại diên khái niệm "sinh viên" vì ngoài sinh viên giỏi và sinh
viên kém còn có sinh viên khá, sinh viên trung bình, .... Nội hàm của khái niệm
"sinh viên kém" chỉ khác nội hàm của khái niệm "sinh viên giỏi" ở chỗ tính chất
"giỏi" được thay thế bằng tính chất đối lập với nó là tính chất "kém".
Quan hệ mâu thuẫn. Hai khái niệm có quan hệ mâu thuẫn với nhau nếu:
chúng cùng được bao hàm trong một khái niệm thứ ba; tổng ngoại diên của chúng
vừa bằng ngoại diên khái niệm thứ ba; nếu nội hàm của khái niệm thứ nhất gồm
các dấu hiệu p1, p2, ..., pi-1, pi, pi+1, ..., pn , thì nội hàm của khái niệm thứ hai là p1,
p2, ..., pi-1, pi +1, ..., pn, với i ≥ 1. Ví dụ: "cái bàn cao" và "cái bàn không cao",
"sinh viên giỏi" và "sinh viên không giỏi".
Quan hệ giữa các khái niệm đã trình bày trên đây có thể biểu diễn thông
qua các sơ đồ:
47
II. ĐỊNH NGHĨA KHÁI NIỆM
1. Định nghĩa khái niệm là gì?
Thao tác logic xác định, nêu lên nội hàm của khái niệm, giúp xác định
được các đối tượng mà khái niệm phản ánh, gọi là định nghĩa khái niệm. Như trên
kia đã nói, khái niệm là kết quả của quá trình khái quát hóa và tách biệt các đối
tượng thuộc một lớp nhất định. Muốn định nghĩa được khái niệm, nghĩa là muốn
khái quát hóa và tách được đối tượng ra khỏi những đối tượng khác, ta phải thực
hiện rất nhiều thao tác. Các thao tác thường được sử dụng là so sánh, phân tích,
tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa.
• So sánh: là thao tác logic nhờ đó ta thấy được sự giống và khác nhau
giữa các đối tượng (sự vật và hiện tượng).
• Phân tích: là thao tác logic trong đó đối tượng được phân chia ra (trong
tư tưởng) thành các phần nhỏ, các mặt riêng biệt và nghiên cứu các thành phần, các
mặt đó một cách độc lập, nhờ vậy có thể biết được một cách sâu sắc các tính chất
và đặc điểm của chúng.
• Quá trình kết hợp trong tư tưởng các thành phần của đối tượng đã được
tách ra bởi phân tích thành một thể thống nhất gọi là tổng hợp. Trong quá trình phân
tích ta thu được tri thức sâu sắc về các mặt riêng biệt của đối tượng, song đó là tri
thức không toàn diện, mà chỉ một chiều, phiến diện, không đầy đủ. Quá trình tổng
hợp cho phép ta kết hợp các tri thức về các mặt riêng lẻ của đối tượng lại thành một
thể thống nhất, thành tri thức toàn diện về đối tượng đó. Tổng hợp chỉ có thể có được
nếu như trước đó đã có quá trình phân tích. Trong quá trình tổng hợp các mối quan
hệ giữa các mặt, các thuộc tính khác nhau của đối tượng, vốn bị "cắt rời", bị phân
chia trong quá trình phân tích, sẽ được tái lập lại, nghĩa là ở đây những mối liên hệ
đó được để ý đến. Sau các quá trình phân tích và tổng hợp như vậy ta có tri thức vừa
sâu sắc vừa đầy đủ (ở một mức độ nhất định) về đối tượng.
• Theo quan điểm của Locke
20
, trừu tượng hóa là quá trình bỏ qua các
dấu hiệu, các tính chất không cơ bản của sự vật và hiện tượng và chỉ giữ lại (để ý
đến) những dấu hiệu, tính chất cơ bản của nó. Quan điểm này rõ ràng là quan điểm
duy vật. Tuy nhiên sự phát triển của khoa học đã chỉ rõ tính hạn chế của cách hiểu
trừu tượng hóa như vậy. Các trừu tượng toán học, chẳng hạn, không thể xuất hiện
nhờ lược bỏ những tính chất không quan trọng của các đối tượng trong thực tế. Ví
dụ, bằng cách lược bỏ ta không thể làm xuất hiện hay tìm ra đường thẳng theo
nghĩa của hình học. Bởi lẽ, đường thẳng có kích thước vô cùng theo một chiều và
bằng không ở hai chiều còn lại, trong khi đó thì các đối tượng trong thực tế bao giờ
cũng có ba chiều hữu hạn khác không. Trừu tượng hóa hiểu chính xác hơn phải là
sự đồng nhất hóa hoặc sự lý tưởng hóa. Trừu tượng đồng nhất hóa là quá trình so
20
John Locke (1632-1704) - nhà triết học, nhà khai sáng người Anh - là người đã xây dựng học
thuyết kinh nghiệm trong nhận thức luận. 48
sánh các đối tượng với nhau và rút ra những tính chất chung của chúng, nghĩa là
quá trình đồng nhất các đối tượng khác nhau theo một số tính chất nào đó. Trừu
tượng lý tưởng hóa là gắn cho đối tượng những tính chất tưởng tượng, những tính
chất mà đối tượng không có trong thực tế. Về thực chất, trừu tượng lý tưởng hóa
cũng phản ánh đối tượng, nhưng là sự phản ánh không đúng đối tượng, là sự phản
ánh đối tượng một cách xuyên tạc. Trừu tượng lý tưởng hóa, trong một số trường
hợp, chính là sự đẩy tới giới hạn một quá trình nào đó, bỏ qua những hạn chế về
thời gian hoặc khả năng thực hiện. Ví dụ, phương trình chuyển động cơ học của
một đối tượng có khối lượng m có kích thước càng nhỏ thì càng đơn giản. Vì vậy ta
có thể tưởng tượng là nén đối tượng được càng nhiều càng tốt. Khi nén như vậy
kích thước của nó ngày càng nhỏ nhưng khối lượng m của nó thì vẫn không đổi. Vì
vật có khối lượng, nên hiển nhiên là không thể nén nó đến khi nó có kích thước
bằng không. Tuy nhiên ta có thể tưởng tượng là đẩy quá trình đó tới giới hạn, nghĩa
là nén vật nhỏ dần đến vô cùng. Rõ ràng giới hạn của quá trình đó là kích thước
bằng không của vật. Khi đó ta được vật không có kích thước, nhưng có khối lượng.
Vật như vậy được gọi là "chất điểm".
• Khái quát hóa là thao tác coi các dấu hiệu cơ bản trong các đối tượng
riêng lẻ là các dấu hiệu của tất cả các đối tượng của một lớp nhất định các đối
tượng. Thao tác này thể hiện ra như là tách một số các đối tượng giống nhau (có
một số tính chất chung nào đó) thành một lớp riêng.
Kết hợp các thao tác logic kể trên theo một trình tự nhất định, một thao tác
có thể được thực hiện nhiều lần, ta rút ra được các tính chất, các đặc trưng cơ bản
của đối tượng, và tách lớp các đối tượng có các tính chất đó ra khỏi các đối tượng
khác, nghĩa là ta có thể tạo ra các khái niệm.
a) Định nghĩa thực và định nghĩa từ (định nghĩa duy danh)
Định nghĩa thực là định nghĩa trả lời cho hai câu hỏi: "Từ có nghĩa gì ?" và
"Đối tượng mà từ đó chỉ là gì ?". Như vậy, định nghĩa thực là thao tác giúp xác
định nghĩa thực và ngữ nghĩa của từ (tên).
Định nghĩa tên (hay còn gọi là định nghĩa duy danh) là sự thỏa thuận sẽ
dùng từ với nghĩa nào. Định nghĩa tên như là một thao tác đặt tên, hoặc đặt ký hiệu
thay cho một cụm từ.
Sự khác biệt giữa định nghĩa thực và định nghĩa duy danh chỉ có thể xác
định dựa vào ngữ cảnh. Với định nghĩa duy danh câu hỏi nó đúng hay sai hoàn toàn
vô nghĩa. Loại định nghĩa này không đúng và cũng không sai, vì khi định nghĩa
như vậy, người ta không đi xác định các tính chất của đối tượng. Vì điểm này nên
có quan điểm cho rằng đây không phải là định nghĩa thật sự. Nhưng đối với định
nghĩa thực thì câu hỏi đó lại hoàn toàn có nghĩa, vì định nghĩa loại này là thao tác
xác định các đặc trưng cơ bản của đối tượng, và cũng là thao tác chuẩn hóa từ ngữ,
thuật ngữ vốn trước đó đã được sử dụng rộng rãi để chỉ đến một đối tượng hoặc
một tập hợp đối tượng nhất định.
49
b) Định nghĩa tường minh và định nghĩa không tường minh.
Định nghĩa tường minh là định nghĩa có cấu trúc "A là B", hoặc "A khi và
chỉ khi B", về hình thức là Dfd = Dfn, trong đó Dfd là viết tắt của từ Latinh
Definieridum, có nghĩa là khái niệm cần định nghĩa, và Dfn là viết tắt của từ
Definience - khái niệm (hoặc các khái niệm) dùng để định nghĩa (trong cách viết
"A là B" thì A là khái niệm cần định nghĩa (Dfd) và B là khái niệm dùng để định
nghĩa (Dfn)). Trong loại định nghĩa này người ta nêu một cách tường minh các dấu
hiệu cơ bản của đối tượng.
Định nghĩa không tường minh là định nghĩa không có cấu trúc như của
định nghĩa tường minh. Trong định nghĩa loại này nội hàm của khái niệm được nêu
phụ thuộc vào văn cảnh.
2. Các loại định nghĩa, các hình thức định nghĩa
• Định nghĩa thông qua loại và hạng. Quá trình định nghĩa này gồm hai bước:
* Xác định xem đối tượng thuộc loại nào, bằng cách nêu lên khái niệm bao
hàm khái niệm cần định nghĩa.
* Xác định đặc điểm riêng của đối tượng mà những đối tượng cùng loại
không có.
Ví dụ, xét định nghĩa: "VĂN HÓA là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật
chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực
tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của
mình"
21
. Trong định nghĩa này ta thấy trước hết người ta nêu lên khái niệm bao quát
khái niệm văn hóa, đó là khái niệm "hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh
thần", sau đó, nêu lên đặc trưng mà VĂN HÓA có, còn các "hệ thống hữu cơ các
giá trị vật chất và tinh thần" khác không có, đó là tính chất "do con người sáng tạo
và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người
với môi trường tự nhiên và xã hội của mình". Đây là loại định nghĩa quan trọng nhất
trong nhận thức khoa học.
• Định nghĩa thông qua nguồn gốc phát sinh: là vạch ra cho thấy đối
tượng được nói đến trong khái niệm hình thành như thế nào. Ví dụ, "Hình cầu là
cái sinh ra trong không gian khi ta quay nửa hình tròn quanh đường kính của nó".
• Định nghĩa đệ quy là định nghĩa trong đó lớp các đối tượng được khái
niệm chỉ được tách ra bằng cách xác định dần từng phân lớp, và phân lớp sau được
xác định dựa vào các phân lớp trước đã xác định. Ví dụ, các định nghĩa về thuật
ngữ và công thức trong ngôn ngữ logic vị từ mà ta đã nghiên cứu là các định nghĩa
đệ quy.
21
Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, in lần thứ hai, NXB TP Hồ Chí Minh, 1997,
tr. 27. 50
• Định nghĩa thông qua quan hệ với cái đối lập. Trong hình thức này
người ta định nghĩa ngay một lúc hai khái niệm đối lập với nhau. Khái niệm này
được định nghĩa thông qua khái niệm kia và ngược lại. Ví dụ: "Nguyên nhân là cái
mà trong những điều kiện nhất định chắc chắn gây ra một hiện tượng khác gọi là
kết quả".
• Định nghĩa bằng hệ tiên đề: Người ta đưa ra một hệ tiên đề, trong hệ tiên
đề này có các khái niệm khác nhau. Quan hệ giữa các khái niệm này được xác định
bởi hệ tiên đề đã cho, và như vậy chúng được coi là đã được định nghĩa bằng hệ
tiên đề
22
. Ví dụ, các khái niệm "điểm", "đường thẳng" trong hình học Euclide được
định nghĩa thông qua hệ năm tiên đề của hình học đó.
• Định nghĩa thông qua văn cảnh. Nghĩa của từ được xác định nhờ vào
văn cảnh trong đó có sử dụng từ đang xét. Ví dụ, qua câu thơ của Tố Hữu "Bâng
khuâng đứng giữa hai dòng nước, Chọn một dòng hay để nước trôi" có thể hiểu
nghĩa của từ "bâng khuâng".
• Định nghĩa trỏ ra. Giải thích ý nghĩa của từ hoặc cụm từ bằng cách chỉ ra
trực tiếp các sự vật, hiện tượng, quá trình hay hành động mà từ hoặc cụm từ đó chỉ.
Người ta gọi kiểu định nghĩa này là định nghĩa Ostensio (chỉ ra). Đây không hẳn là
định nghĩa, vì không nêu lên ý nghĩa của từ và cụm từ cần định nghĩa. Nó có giới hạn
hạn chế, nhưng có vai trò to lớn, vì một khối lượng lớn tri thức chúng ta thu được hồi
còn bé là thông qua loại định nghĩa này.
3. Các quy tắc định nghĩa
Quy tắc 1: Định nghĩa phải cân đối đầy đủ.
Nghĩa là ngoại diên của khái niệm cần định nghĩa và ngoại diên khái niệm
định nghĩa phải như nhau. Nếu ngoại diên của khái niệm được định nghĩa hẹp hơn
ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa thì định nghĩa đó quá rộng, ngược lại,
nếu ngoại diên của khái niệm cần định nghĩa rộng hơn ngoại diên của khái niệm
dùng để định nghĩa thì định nghĩa đó quá hẹp. Để thực hiện được đòi hỏi này, ta
phải nêu đủ các dấu hiệu bản chất của đối tượng được khái niệm phản ánh. Ví dụ,
trong định nghĩa con người của Platon "Con người là con vật đi bằng hai chân và
không có lông vũ" ta thấy nhiều dấu hiệu bản chất của con người như biết chế tạo
và sử dụng công cụ lao động, v. v. ... không được nêu, và chính vì vậy định nghĩa
này trở nên quá rộng, chim vặt lông cũng là người theo định nghĩa này.
Quy tắc 2: Không được có vòng tròn logic trong định nghĩa.
Nghĩa là không được định nghĩa Dfd thông qua Dfn, rồi Dfn lại được định
nghĩa trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua Dfd. Vi phạm quy tắc này ta gọi là định
nghĩa lẩn quẩn.
22
Có quan điểm cho rằng những khái niệm được cho qua hệ tiên đề như vậy là những khái niệm
không được định nghĩa. 51
Quy tắc 3: Định nghĩa phải rõ ràng, ngắn gọn.
Nghĩa là từ dùng để định nghĩa không đòi hỏi được định nghĩa nữa. Định
nghĩa phải được trình bày ngắn gọn, chỉ nêu vừa đủ các đặc điểm cơ bản giúp xác
định đối tượng mà thôi, những đặc điểm khác, dù là đặc điểm cơ bản, nhưng có thể
rút ra được từ các đặc điểm đã nêu thì không cần nêu nữa. Ví dụ, ta định nghĩa
"Tam giác đều là tam giác có ba cạnh bằng nhau" mà không định nghĩa "Tam
giác đều là tam giác có ba cạnh bằng nhau và ba góc bằng nhau". Tuy nhiên trong
thực tế, đôi khi để đạt được những hiệu quả nào đó, chẳng hạn vì yêu cầu sư phạm,
người ta vi phạm một cách cố ý quy tắc này.
Quy tắc 4: Các dấu hiệu dùng trong định nghĩa phải là các dấu hiệu bản
chất.
Ví dụ, trong định nghĩa khái niệm "con người" của Platon đã nêu trên kia
dấu hiệu "không có lông vũ" không phải là dấu hiệu bản chất của con người.
Quy tắc 5: Không nên định nghĩa bằng các dấu hiệu phủ định.
Nếu định nghĩa bằng cách nêu các dấu hiệu phủ định thì ta khó xác định
được đối tượng được khái niệm phản ánh. Nhưng trong một số trường hợp, ví dụ
trong toán học, những định nghĩa như thế lại hoàn toàn cho phép xác định đối tượng.
Quy tắc 6: Không sử dụng các từ ngữ hoa mỹ hoặc nghĩa bóng, nghĩa ẩn
dụ của từ ngữ hoặc của câu để định nghĩa.
Phải tuân thủ quy tắc này vì yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất của định
nghĩa khái niệm là giúp xác định nội hàm và ngoại diên của khái niệm. Nếu không
tuân thủ quy tắc này thì người nghe, người đọc có thể hiểu định nghĩa khác với
người đưa ra nó.
III. CÁC THAO TÁC LOGIC ĐỐI VỚI KHÁI NIỆM
1. Mở rộng và thu hẹp khái niệm
a) Mở rộng khái niệm
Thao tác logic đi từ khái niệm với ngoại diên hẹp đến khái niệm với ngoại
diên rộng hơn, bao hàm nó, gọi là mở rộng khái niệm. Đây là thao tác rất hay được
sử dụng trong quá trình nhận thức. Chẳng hạn, sau khi nghiên cứu và xác định
được một số tính chất nào đó ở một số đối tượng thuộc một lớp nhất định, ta tiến
hành khái quát hóa cho toàn bộ các đối tượng thuộc lớp đã nêu.
b) Thu hẹp khái niệm
Thao tác logic đi từ khái niệm với ngoại diên rộng đến khái niệm với ngoại
diên hẹp gọi là thu hẹp khái niệm.
c) Công dụng của mở rộng và thu hẹp khái niệm
Trong quá trình nhận thức ta thường sử dụng các phương pháp đối lập với
nhau, bổ sung cho nhau như đi từ cái chung, cái phổ biến đến cái riêng, cái đặc thù,
và đi từ cái riêng, cái đặc thù đến cái chung, cái phổ biến. Mặt hình thức của các 52
phương pháp vừa nói chính là thu hẹp và mở rộng khái niệm. Mở rộng và thu hẹp
khái niệm còn giúp ta xác định nội hàm và ngoại diên của khái niệm được tốt hơn,
tạo điều kiện thuận lợi cho định nghĩa và phân chia khái niệm.
2. Phân chia khái niệm
Thao tác logic xác định những khái niệm hạng được bao hàm trong một
khái niệm loại cho trước gọi là phân chia khái niệm. Ta cũng có thể coi phân chia
khái niệm là thao tác tạo ra các khái niệm mới từ một khái niệm đã cho ban đầu.
Ngoại diên của các khái niệm mới này là các phần khác nhau của khái niệm đã cho
ban đầu.
Phân chia khái niệm là một thao tác được sử dụng rất thường xuyên trong
quá trình nhận thức. Khi nghiên cứu một lớp nào đó gồm nhiều đối tượng mà tính
chất nghiên cứu phức tạp và có liên hệ chặt chẽ với các đặc điểm riêng của các đối
tượng đó thì, để cho đơn giản, người ta tiến hành phân chia lớp các đối tượng đang
xét ra thành nhiều phân lớp rồi tiến hành nghiên cứu tính chất mình quan tâm ở các
đối tượng thuộc các phân lớp như vậy. Lớp các đối tượng ban đầu chính là ngoại
diên của một khái niệm nhất định, các phân lớp của nó, đến lượt mình, cùng là
ngoại diên của những khái niệm nào đó. Thao tác như vậy chính là phân chia khái
niệm. Ví dụ, ta cần nghiên cứu cuộc sống hiện nay của sinh viên tại Thành phố Hồ
Chí Minh. Đây là một vấn đề khá phức tạp, lại phụ thuộc nhiều vào chỗ ở hiện nay
của gia đình sinh viên, nên, để cho đơn giản, ta chia số sinh viên này thành, chẳng
hạn, hai phân lớp: phân lớp các sinh viên có gia đình hiện đang ở TP Hồ Chí Minh
và phân lớp các sinh viên có gia đình hiện không sinh sống ở thành phố này. Như
vậy ta đã phân chia khái niệm "sinh viên học tại TP Hồ Chí Minh" thành hai khái
niệm "sinh viên học tại TP Hồ Chí Minh có gia đình ở thành phố này" và "sinh
viên học tại TP Hồ Chí Minh có gia đình không ở thành phố này". Phân chia khái
niệm giúp ta tìm hiểu tốt hơn về ngoại diên của nó. Thông thường ta phân chia khái
niệm theo sự biến đổi dấu hiệu: Căn cứ theo một dấu hiệu nhất định, gọi là cơ sở
phân chia, phân ngoại diên của khái niệm ra thành nhiều lớp, tạo các khái niệm
mới với ngoại diên là các lớp đó.
a) Các loại phân chia khái niệm
Phân đôi: Chia ngoại diên khái niệm ra làm hai phần sao cho các khái
niệm tương ứng về hai phần đó mâu thuẫn nhau. Phân đôi tương đối dễ thực hiện.
Ta chỉ cần xác định một tính chất nào đó mà một số đối tượng mà khái niệm ban
đầu phản ánh có, còn một số khác không có, tách các đối tượng thành hai phân lớp
như vậy rồi tạo các khái niệm mới tương ứng với các phân lớp đó.
Phân loại: Đây là một hệ thống phân chia khái niệm lồng vào nhau. Khái
niệm ban đầu được phân chia thành các khái niệm con, rồi các khái niệm con, đến
lượt chúng, lại được đem phân chia. Quá trình này có thể tiếp tục qua nhiều giai
đoạn như vậy. Hệ thống khái niệm mà ta nhận được cuối cùng chính là kết quả của
phân loại. Phân loại có vai trò và giá trị rất lớn trong khoa học. Mối quan hệ giữa
các khái niệm trong một hệ thống phân loại phản ánh mối quan hệ trên thực tế giữa
các đối tượng. Phân loại ghi nhận các mối quan hệ giữa các tập hợp đối tượng để 53
xác định vị trí của chúng trong hệ thống, và qua đó biết được tính chất của các đối
tượng này. Ví dụ rõ ràng nhất về phân loại là hệ thống các khái niệm của động vật
học, hoặc phân loại các nguyên tố hoá học. Phân loại có giá trị rất lớn trong khoa
học. Nó giúp hệ thống hoá các sự kiện thực nghiệm, kinh nghiệm và các tri thức
riêng lẻ đã thu nhận được về lĩnh vực nghiên cứu, và nhờ thế đặt cơ sở cho bước
phát triển tiếp theo của khoa học về lĩnh vực này. Chẳng hạn, bảng phân loại các
nguyên tố hoá học của Mendeleev đã hệ thống hoá các tri thức về các nguyên tố
hoá học trước đó, mở ra một giai đoạn phát triển mới của hoá học - giai đoạn lý
luận. Đồng thời, căn cứ vào bảng phân loại này mà Mendeleev đã tiên đoán được
một số nguyên tố hồi đó chưa biết.
Căn cứ vào mức độ bản chất của tính chất theo đó tiến hành phân loại ta có
hai kiểu phân loại khác nhau: phân loại tự nhiên - tính chất của đối tượng được sử
dụng làm cơ sở phân loại là thuộc tính bản chất của đối tượng; phân loại hình thức
- tính chất làm cơ sở phân loại không phải là thuộc tính bản chất của đối tượng.
Phân loại tự nhiên giúp nghiên cứu được các tính chất của đối tượng trên thực tế.
Phân loại các nguyên tố hoá học, phân loại trong sinh vật học, ... thuộc kiểu này.
Phân loại hình thức được tiến hành theo những dấu hiệu bên ngoài, nó không giúp
nghiên cứu bản chất của đối tượng, nó giúp sắp xếp các đối tượng theo một trật tự
nhất định. Phân loại sách theo tên sách, sắp xếp theo bảng chữ cái là phân loại
thuộc kiểu này.
b) Các quy tắc phân chia khái niệm
Quy tắc 1: Phân chia phải cân đối đầy đủ.
Quy tắc này đòi hỏi tổng ngoại diên của các khái niệm phân chia phải bằng
ngoại diên khái niệm đem phân chia. Chẳng hạn, nếu khái niệm đem phân chia là
A0 và các thành phần phân chia là A1, A2, ... , An thì
Ao = A1 ∪ A2 ∪ ... ∪ An ;
Phân chia vi phạm quy tắc này gọi là phân chia thiếu. Chẳng hạn nếu ta
phân chia khái niệm "tội hối lộ" thành các khái niệm "tội đưa hối lộ" và "nhận hối
lộ" là ta đã phân chia thiếu, bỏ sót "tội môi giới hối lộ".
Quy tắc 2: Các thành phần phân chia phải loại trừ nhau.
Quy tắc này đòi hỏi ngoại diên của các khái niệm phân chia phải không có
phần chung. Nếu Ai , Aj là hai thành phần phân chia khác nhau thì Ai ∩ Aj = ∅.
Ví dụ, nếu ta chia khái niệm "sinh viên Việt Nam" thành các khái niệm "Sinh viên
người dân tộc Kinh" và "Sinh viên miền núi" là vi phạm quy tắc này, bởi lẽ có
những sinh viên người dân tộc Kinh ở miền núi.
Quy tắc 3: Phân chia phải nhất quán.
Chỉ được căn cứ theo một thuộc tính, dấu hiệu cơ bản nhất định để tiến
hành phân chia. Nói cách khác, chỉ được phân chia khái niệm theo một cơ sở duy 54
nhất trong một quá trình phân chia. Ví dụ, nếu cùng lúc ta phân chia khái niệm
"người mua mỹ phẩm" theo hai cơ sở lứa tuổi và giới tính là ta đã vi phạm quy tắc
này.
Quy tắc : Phân chia phải liên tục, không vượt cấp.
Nếu khái niệm đem phân chia A bao hàm các khái niệm hạng A1, A2, ... ,
An , trong đó khái niệm A1 lại bao hàm các khái niệm hạng của nó như A11, A12 thì
ta chỉ được phân chia khái niệm A thành các khái niệm con A1, A2, ... , An mà
không thể phân chia đến các khái niệm A11, A12.
55
Chương 5
PHÁN ĐOÁN
I. KHÁI QUÁT VỀ PHÁN ĐOÁN
1. Định nghĩa
Như ta đã biết, khái niệm phản ánh đối tượng, nghĩa là phản ánh một sự vật,
hiện tượng, hoặc một lớp các sự vật, hiện tượng nào đó. Nhưng trong thế giới khách
quan, các sự vật và hiện tượng không bao giờ đứng riêng rẽ, chúng bao giờ cũng có
những mối liên hệ với các sự vật và hiện tượng khác. Hơn nữa các sự vật và hiện tượng
khách quan còn có hoặc không có một số tính chất xác định nào đó. Những mối liên hệ
giữa các đối tượng và tính có hay không có thuộc tính nhất định nào đó của chúng tạo
nên những tình trạng nhất định của các sự vật và hiện tượng. Muốn nhận thức thế giới,
thì những tình trạng đó phải được phản ánh. Hình thức của tư duy trừu tượng phản ánh
những tình trạng như vậy của các sự vật và hiện tượng được gọi là phán đoán.
Như vậy, phán đoán là hình thức của tư duy trừu tượng khẳng định hay phủ
định một tình trạng xác định nào đó ở các sự vật và hiện tượng..
Trong logic hai giá trị thì một phán đoán có thể đúng hoặc sai. Giá trị đúng
(chân thực) và sai (giả dối) của phán đoán được gọi là giá trị chân lý của phán đoán.
Phán đoán có giá trị chân lý là đúng (chân thực) nếu như điều khẳng định hay phủ định
trong nó hoàn toàn phù hợp với thực tại khách quan. Giá trị chân lý của phán đoán sẽ là
sai (giả dối) trong trường hợp ngược lại. Quan điểm về giá trị chân lý này của phán
đoán là do người sáng lập ra môn logic học - nhà triết học cổ đại Hy Lạp Aristote - đưa
ra. Aristote viết: "Người nói thật là người nói về sự tách rời là tách rời, sự liên kết là
liên kết, còn người nói dối là người nói ngược lại với hiện trạng của sự vật"
23
.
Ví dụ 1:
(a) Mặt trăng là vệ tinh của quả đất.
(b) Mặt trời không phải là ngôi sao.
(c) Tổng của 3 và 5 là 8.
(d) Với sự ban phúc của Thượng đế toàn năng, ngọn đuốc SEA
GAMES 19 đã được thắp sáng bằng ánh nắng mặt trời vào
ngày 9/10/97, tại Jakarta.
23
Aristote, Tuyển tập, 4 tập, Moskva 1975, T.1, tr.250. 56
(e) Các hành tinh trong hệ Mặt trời quay quanh Mặt trời theo quỹ
đạo elíp và các quỹ đạo của chúng nằm trong cùng một mặt
phẳng.
Phán đoán (a) trong ví dụ 1 là phán đoán chân thực, khẳng định tính chất là
vệ tinh của quả đất của mặt trăng. Phán đoán (b) sai, nó phủ định tính chất là ngôi
sao của mặt trời. Phán đoán (c) đúng, nó khẳng định quan hệ bằng nhau giữa hai
đối tượng là tổng 5 cộng 3 và số 8. Phán đoán (d) sai vì không phù hợp với thực tế
(trời nhiều mây nên người ta không thực hiện được ý đồ thắp sáng ngọn lửa bằng
ánh nắng mặt trời
24
). Phán đoán (e) đúng, nó khẳng định một tình trạng của các
hành tinh trong hệ Mặt trời, được tạo thành từ hai sự kiện: thứ nhất, các hành tinh
có quỹ đạo hình elíp và, thứ hai, các quỹ đạo này nằm trong cùng một mặt phẳng.
2. Phán đoán và câu
Phán đoán thường được biểu thị, diễn đạt bằng một câu. Nhưng không thể
đồng nhất câu với phán đoán. Câu là cái vỏ ngôn ngữ của phán đoán. Phán đoán
nhất thiết phải có cái vỏ ngôn ngữ là câu, không có câu thì không thể có phán đoán;
nhưng câu không nhất thiết phải biểu đạt phán đoán. Quan hệ giữa phán đoán và
câu cũng tương tự như quan hệ giữa rượu với chiếc bình đựng rượu. Rượu nhất
thiết phải được đựng vào bình, không có bình thì không thể có rượu (bình hiểu theo
nghĩa rộng, là bất cứ cái gì để đựng), nhưng bình không đồng nhất với rượu. Ngoài
ra, chất lượng của bình, cấu tạo của nó cũng có thể có ảnh hưởng đến chất lượng
rượu. Và câu cũng vậy, cấu trúc của nó, đặc trưng của nó trong các ngôn ngữ khác
nhau cũng ảnh hưởng đến phán đoán mà nó chứa. Phán đoán được biểu thị bằng
câu, nhưng không phải câu nào cũng biểu thị một phán đoán. Thông thường25
, thì
chỉ có câu kể, câu tường thuật mới biểu thị các phán đoán, còn các loại câu khác
như câu hỏi, câu ra lệnh, câu cầu khiến, câu cảm thán ... không biểu thị phán
đoán26
.
24
Xem Tin nhanh SEA GAMES, số 4, ra ngày 10/10/97.
25
Ta nói thông thường vì thi thoảng, có những câu dạng khác cũng thể hiện phán đoán. Ví dụ như các
câu hỏi hùng biện - câu về hình thức là câu hỏi, tuy nhiên bên trong đã chứa sẵn câu trả lời.
26
Trong logic hình thức, ngoài khái niệm phán đoán người ta còn sử dụng khái niệm mệnh đề. Định
nghĩa nêu trên kia đúng với mệnh đề, và chưa hoàn toàn đúng với phán đoán, bởi vì phán đoán còn
hàm chứa ngoài những đặc trưng nêu trong định nghĩa đó, một số đặc trưng khác: phán đoán thể hiện
cả quan điểm của người đưa ra nó, nghĩa là trong phán đoán, sự khẳng định hay phủ định tính chất
của đối tượng hoặc mối quan hệ giữa các đối tượng đã được đưa ra trong một cái vỏ tình cảm nhất
định nào đó. Vì bất cứ con người nào cũng không thể tách rời khỏi tất cả các tình cảm của mình, nên
chỉ tồn tại các phán đoán mà không tồn tại các mệnh đề trong thực tế. Nhưng logic hình thức trừu
tượng hóa khía cạnh quan điểm tình cảm đó của phán đoán trong nghiên cứu, và mệnh đề là kết quả
của sự trừu tượng hóa đó. Ngoài ra, người ta còn có cách hiểu thứ hai về quan điểm giữa mệnh đề và
phán đoán. Ở đây phán đoán được hiểu như trong định nghĩa mà ta đưa ra lúc đầu. Phán đoán được
chứa đựng trong câu, nhưng không phải là câu. Còn mệnh đề được coi là thể thống nhất, gồm cả phán
đoán và câu chứa nó. Trong chương trình này chúng ta bỏ qua sự khác biệt giữa mệnh đề và phán
đoán, coi chúng như nhau. 57
Để phân biệt câu có chứa phán đoán và câu không chứa phán đoán ta có
thể xét xem câu đó có giá trị logic, nghĩa là có thể (về nguyên tắc) phân định đúng
hay sai hay không.
Ví dụ, câu Trái đất cần 250 triệu năm để đi hết một vòng xung quanh tâm
của giải Ngân Hà, chứa đựng một phán đoán, vì câu này hoặc phù hợp với thực tế,
hoặc không. Còn câu hỏi Có thật sự có các thế giới song song với thế giới của chúng
ta không?, không khẳng định hay phủ định bất cứ điều gì, việc xác định nó đúng hay
sai là hoàn toàn vô nghĩa, vậy nó không chứa, không biểu thị phán đoán. Câu "Tôi
đang nói dối đây" cũng không chứa phán đoán, vì về nguyên tắc ta không thể xác
định nó đúng hay sai
27
.
Để thuận tiện trong trình bày, từ đây về sau, trong những trường hợp không
sợ gây nhầm lẫn, chúng tôi sẽ đồng nhất phán đoán với câu chứa phán đoán đó, và
sẽ sử dụng song song các từ "phán đoán" và "câu".
3. Các loại phán đoán
Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau người ta có thể tiến hành các cách phân
chia phán đoán khác nhau. Sau đây ta xét một số cách phân chia phán đoán quan
trọng nhất.
a) Phân chia theo độ phức hợp
Phán đoán có thể có cấu trúc đơn giản, cũng có thể có cấu trúc phức tạp. Nếu
một phán đoán có thể tách được ra làm nhiều phán đoán khác thì nó được gọi là phán
đoán phức, ngược lại thì được gọi là phán đoán đơn. Phán đoán đơn là phán đoán mà
bất cứ một thành phần con nào của nó cũng không phải là một phán đoán. Các phán
đoán (a), (b), (c), (d) đã nêu ở ví dụ 1 trên đây là các phán đoán đơn, vì ta không thể
tách chúng ra thành các phán đoán đơn giản hơn. Còn phán đoán (e) là phán đoán
phức, vì nó bao gồm hai phán đoán đơn:
Các hành tinh thuộc hệ mặt trời quay quanh Mặt trời,
và Quỹ đạo quanh Mặt trời của các hành tinh thuộc hệ Mặt trời nằm trong
cùng một mặt phẳng.
Phán đoán: "chuột là một loài gặm nhấm và là một động vật có hại", cũng
là phán đoán phức, vì có thể tách ra được thành hai phán đoán đơn giản hơn như
sau:
Chuột là một loài gặm nhấm.
Chuột là một động vật có hại.
b) Phân chia theo thông tin chứa trong phán đoán
27
Đây là nghịch lý "Kẻ nói dối" nổi tiếng. Xin xem thêm Nguyễn Đức Dân, Những nghịch lý ngữ
nghĩa, trong sách Các vấn đề logic truyền thống, quyển I, NXB ĐHQG TP Hồ Chí Minh, tr. 62. 58
Ví dụ 2:
(a) Cá voi nuôi con bằng sữa.
(b) Chắc chắn cá voi nuôi con bằng sữa.
(c) Có lẽ cá voi nuôi con bằng sữa.
(d) Đã chứng minh được rằng cá voi nuôi con bằng sữa.
(e) Tôi biết rằng cá voi nuôi con bằng sữa.
(f) Cá voi đã từng nuôi con bằng sữa.
Xét các phán đoán trong ví dụ 2, ta thấy chúng đều có phần "Cá voi nuôi con
bằng sữa". Hơn nữa, dễ thấy rằng nếu không có phần đó thì các câu trên đã không
còn là phán đoán nữa. Vì vậy, người ta nói rằng lượng thông tin chứa trong phần đó ở
các phán đoán đang khảo sát là lượng thông tin cơ bản. Trừ phán đoán (a), các phán
đoán khác trong ví dụ 2 ta đang xét ngoài lượng thông tin cơ bản còn chứa thêm một
lượng thông tin khác nữa. Lượng thông tin đó được gọi là thông tin phụ. Các phán
đoán chỉ chứa thông tin cơ bản gọi là phán đoán thông thường. Các phán đoán ngoài
thông tin cơ bản còn chứa một lượng thông tin phụ gọi là phán đoán tình thái (hay
hình thái, hay mô thái). Dễ thấy rằng giá trị logic của các phán đoán trên không
giống nhau. Trong chương trình này chúng ta chỉ xét các phán đoán thông thường,
các phán đoán tình thái, nếu cần thiết, ta quy về phán đoán thông thường để xét.
II. PHÁN ĐOÁN THUỘC TÍNH ĐƠN
1. Định nghĩa và cấu trúc
Như trên kia đã nói, phán đoán đơn là phán đoán không được tạo thành từ
các phán đoán khác, nghĩa là không thể tách ra thành các phán đoán đơn giản hơn.
Như vậy phán đoán đơn chỉ khẳng định hay phủ định một tính chất nào đó ở đối
tượng, hoặc khẳng định hay phủ định một mối quan hệ nhất định nào đó giữa các
đối tượng.
Phán đoán đơn có thể phản ánh sự có mặt hoặc thiếu vắng một tính chất nào
đó ở đối tượng. Phán đoán loại này gọi là phán đoán thuộc tính, hay còn gọi là phán
đoán tính chất. Phán đoán đơn cũng có thể phản ánh sự có hay không có một mối
quan hệ nào đó giữa các đối tượng. Phán đoán loại này gọi là phán đoán quan hệ.
Ví dụ 3:
(a) Màu thời gian không xanh
(b) Màu thời gian tím ngát (Đoàn Phú Tứ - "Màu thời gian")
(c) Sản phẩm sản xuất bằng máy có giá thành thấp hơn sản phẩm
cùng loại sản xuất bằng tay;
(d) Phụ nữ quan tâm đến mỹ phẩm hơn nam giới;
(e) Khứu giác của lợn tốt hơn khứu giác của chó;
(f) Việt Nam, Lào, Campuchia là láng giềng của nhau; 59
Các phán đoán (a) và (b) trong ví dụ 3 là các phán đoán thuộc tính, các
phán đoán còn lại đều là các phán đoán quan hệ.
Trong phán đoán (a) phủ định tính chất xanh ở đối tượng màu thời gian,
phán đoán (b) khẳng định cái tím ngát ở màu thời gian. Trong phán đoán (e), quan
hệ tốt hơn giữa hai đối tượng khứu giác của lợn với khứu giác của chó được khẳng
định. Phán đoán (f) khẳng định quan hệ láng giềng giữa ba đối tượng là Việt Nam,
Lào, Campuchia.
Phán đoán quan hệ có thể khẳng định hay phủ định một mối quan hệ giữa
hai, ba hay nhiều đối tượng. Nếu số đối tượng là hai thì mối quan hệ đó gọi là quan
hệ hai ngôi, nếu là ba thì có quan hệ ba ngôi. Tổng quát, nếu là n đối tượng thì quan
hệ là n ngôi. Căn cứ theo số ngôi đó của quan hệ mà người ta chia loại phán đoán
này ra nhiều phân loại. Ví dụ, trong phán đoán "Về diện tích, nước Nga lớn hơn
Mỹ" khẳng định mối quan hệ lớn hơn giữa hai đối tượng là diện tích nước Nga và
diện tích nước Mỹ. Quan hệ lớn hơn đó là quan hệ hai ngôi. Phán đoán "Nam, Hoa
và Hải là bạn học" khẳng định mối quan hệ bạn học giữa ba đối tượng Nam, Hoa,
Hải. Mối quan hệ bạn học ở đây là quan hệ ba ngôi. Ở chỗ khác quan hệ đó có thể
ít (2 ngôi) hoặc nhiều ngôi (4, 5, ...) hơn.
Căn cứ vào việc trong phán đoán khẳng định hay phủ định mối quan hệ
giữa các đối tượng, mà người ta chia phán đoán quan hệ theo chất, thành phán
đoán khẳng định và phán đoán phủ định. Các phán đoán quan hệ nêu trên đây là
phán đoán khẳng định. Phán đoán "Sông Vonga không lớn hơn sông Nil" là phủ
định.
Đôi khi người ta tách riêng ra một loại phán đoán đơn - phán đoán tồn tại -,
là phán đoán trong đó khẳng định hay phủ định sự tồn tại của một hay nhiều đối
tượng nào đó.
Ví dụ: "Chúa không tồn tại",
"Có người ở những hành tinh khác".
Phán đoán tồn tại bao giờ cũng có thể coi như là phán đoán thuộc tính
(trong đó khẳng định hay phủ định tính chất tồn tại của đối tượng). Vì vậy ta sẽ
không xem xét riêng chúng.
Ngoài phán đoán tồn tại, phán đoán quan hệ, nếu quan hệ là hai ngôi thì
cũng có thể coi là phán đoán thuộc tính. Ví dụ, phán đoán "5 lớn hơn 3" là phán
đoán quan hệ, vì nó khẳng định quan hệ lớn hơn giữa hai đối tượng 5 và 3. Nhưng
phán đoán này cũng có thể coi là phán đoán thuộc tính, vì nó khẳng định tính chất
lớn hơn 3 của đối tượng 5. Ví dụ khác: phán đoán quan hệ "Mai và Hằng là bạn"
có thể coi là phán đoán thuộc tính, trong đó khẳng định tính chất là bạn của Hằng
của đối tượng Mai.
Nếu phán đoán đơn đồng thời cũng là phán đoán thuộc tính thì nó được gọi
là phán đoán thuộc tính đơn. 60
Ví dụ 4:
(a) Vật chất quyết định ý thức
(b) Rắn là loài bò sát
(c) Mọi người đều có quyền mưu cầu hạnh phúc
(d) Không ai được quyền làm những điều mình không muốn cho
người khác
là các phán đoán thuộc tính đơn. Các phán đoán (a), (b) trong ví dụ 1 và (a), (b)
trong ví dụ 3 cũng là các phán đoán thuộc tính đơn.
Để tìm hiểu cấu trúc của phán đoán thuộc tính đơn, trước hết ta hãy tìm hiểu
hạn từ. Hạn từ (term) là biểu thức ngôn ngữ chỉ một đối tượng nào đó, hoặc một tập
hợp đối tượng nào đó. Hạn từ có thể làm nhiệm vụ chủ ngữ hoặc bổ ngữ trong câu.
Chẳng hạn, "tôi", "loài chim", "cá", "Socrate", là các hạn từ. Để cho thuận tiện,
tập hợp đối tượng được hạn từ chỉ (trong trường hợp hạn từ chỉ một đối tượng duy
nhất thì là tập hợp chỉ chứa đối tượng đó) ta gọi là ngoại diên của hạn từ.
Về cấu trúc, phán đoán thuộc tính đơn được cấu thành từ bốn thành phần:
chủ từ (ký hiệu S), thuộc từ (ký hiệu P), lượng từ và liên từ (hay còn gọi là hệ từ)
28
.
Chủ từ của phán đoán thuộc tính đơn là từ nêu lên đối tượng mà phán đoán
nói tới. Thuộc từ là từ nêu lên tính chất mà phán đoán khẳng định hay phủ định về
các đối tượng nêu trong chủ từ29
. Hệ từ (còn gọi là liên từ) là từ biểu thị sự phủ định
hay khẳng định đó. Còn lượng từ là từ cho biết tính chất nêu trong thuộc từ được
khẳng định (phủ định) về mọi đối tượng thuộc ngoại diên của chủ từ hay chỉ được
khẳng định (phủ định) về một số đối tượng thuộc ngoại diên của chủ từ. Lưu ý rằng
trong bất cứ phán đoán thuộc tính đơn nào cũng có đầy đủ bốn thành phần đã nêu.
Nhưng về mặt ngôn ngữ thì lượng từ và hệ từ có thể ẩn, nghĩa là không được nêu ở
dạng tường minh. Chủ từ và thuộc từ được gọi là các hạn từ
30
của phán đoán.
Ví dụ 5:
(a) Nguyễn Trãi là tác giả "Bình Ngô Đại Cáo".
(b) Rùa không phải là thú.
28
Thông thường người ta hay coi rằng phán đoán thuộc tính đơn cấu thành từ ba thành phần là chủ từ,
thuộc từ và liên từ. Cách phân chia như vậy, theo chúng tôi, rất thuận tiện trong lĩnh vực lý luận nhận
thức. Tuy nhiên, để giải quyết các vấn đề thuần tuý logic thì cách phân chia thành bốn thành phần tỏ
ra tiện lợi hơn.
29
Một số tác giả cho rằng chủ từ và thuộc từ của phán đoán là các khái niệm. Tuy nhiên điều đó
không bắt buộc. Chẳng hạn, trong phán đoán Nguyễn Du là một danh nhân văn hóa thế giới, chủ từ
Nguyễn Du không phải là khái niệm.
30
Đôi khi còn gọi là thuật ngữ. Hạn từ và thuật ngữ có cùng gốc chữ Latinh là terminus - giới hạn,
biên giới, biểu thức, định nghĩa. Nếu nói thật chặt chẽ thì thuộc từ của phán đoán chính tắc mới là hạn
từ, còn trong phán đoán phi chính tắc thì thuộc từ không phải là hạn từ (xin xem thêm Phạm Đình
Nghiệm, Một sốvấn đề lý thuyết tam đoạn luận đơn, trong sách Các vấn đề logic truyền thống, quyển
1, NXB ĐHQG TP Hồ Chí Minh, năm 2004, tr. 141) 61
(c) Trời mưa.
(d) Một số người rất thích ca cổ.
(e) Ai cũng có quyền được học hành.
(f) Hầu hết các nước trên thế giới là thành viên Liên hợp quốc.
Trong ví dụ 5 (a) "Nguyễn Trãi" là chủ từ , "tác giả "Bình ngô đại cáo""
là thuộc từ và "là" là hệ từ. Lượng từ trong phán đoán này ẩn, là lượng từ "với
mọi".
Trong phán đoán (b) "Rùa" là chủ từ, "thú" là thuộc từ, và "không phải
là" là hệ từ, lượng từ "tất cả" được ngầm hiểu.
Trong phán đoán (c) "trời" là chủ từ , "mưa" là thuộc từ, còn lượng từ
"với mọi" và hệ từ "là" được hiểu ngầm, tức được biểu thị bằng cấu trúc câu.
Phán đoán (d) có chủ từ "người", thuộc từ "rất thích ca cổ", lượng từ
"một số", hệ từ "là" được ngầm hiểu.
Phán đoán (e) trong ví dụ 5 có chủ từ "người", thuộc từ "có quyền được
học hành", hệ từ "là", lượng từ "tất cả".
Phán đoán (f) trong ví dụ 5 có chủ từ "nước (quốc gia)", thuộc từ "thành
viên Liên hợp quốc", lượng từ "hầu hết" (tương đương với "một số"), hệ từ "là".
Lượng từ trong phán đoán thường được biểu thị bằng các từ như: "mọi",
"tất cả", "đa số", "thiểu số", "hầu hết", "một số", "có những", "tồn tại", "ai
cũng", "không ai", v.v...
Phán đoán thuộc tính có thể được hiểu như là phán đoán về sự bao hàm hay
không bao hàm toàn bộ hay một phần một tập hợp các đối tượng trong một tập hợp
các đối tượng khác. Hoặc được hiểu như là phán đoán rằng một đối tượng là phần
tử hoặc không phải là phần tử của một tập hợp các đối tượng nào đó.
Ví dụ 6:
(a) Sao Kim là một hành tinh trong hệ mặt trời.
(b) Mọi loài thú đều nuôi con bằng sữa.
Phán đoán thứ nhất trong ví dụ 6 nói lên rằng Sao Kim là một phần tử của
tập hợp các hành tinh hệ mặt trời. Phán đoán thứ hai trong ví dụ 6 khẳng định rằng
tập hợp các loài thú được bao hàm trong (là tập hợp con) của tập hợp các loài nuôi
con bằng sữa.
Cách hiểu này đặc biệt quan trọng, nó giúp ta hiểu rõ ràng hơn tiên đề của
tam đoạn luận ở chương sau.
2. Các loại phán đoán thuộc tính đơn
Căn cứ vào hệ từ của phán đoán thuộc tính đơn người ta chia chúng thành
phán đoán khẳng định và phán đoán phủ định. Người ta gọi cách phân chia này là
phân chia về chất. 62
Phán đoán khẳng định là phán đoán trong đó khẳng định rằng tất cả hoặc
một số đối tượng nêu trong chủ từ có tính chất nêu trong thuộc từ. Trong phán
đoán khẳng định hệ từ là từ "là" hoặc cấu trúc ngôn ngữ tương đương. Phán đoán
phủ định là phán đoán trong đó phủ định tính chất nêu trong thuộc từ đối với tất cả
hoặc một số đối tượng nêu trong chủ từ. Trong phán đoán phủ định hệ từ là từ
"không là" hoặc cấu trúc ngôn ngữ tương đương. Các phán đoán (a), (b), (c) ở ví
dụ 4, phán đoán (a), (c), (d), (e), (f) ở ví dụ 5 là các phán đoán khẳng định. Phán
đoán (d) ở ví dụ 4, phán đoán (b) ở ví dụ 5 là các phán đoán phủ định.
Căn cứ theo lượng, người ta chia phán đoán thuộc tính thành phán đoán
toàn thể và phán đoán bộ phận.
Phán đoán toàn thể là phán đoán trong đó tính chất nêu trong thuộc từ
được khẳng định hay phủ định về tất cả các đối tượng thuộc ngoại diên của chủ từ.
Nói cách khác: đó là phán đoán nói rằng tất cả các đối tượng được phản ánh bởi
chủ từ đều là phần tử, hoặc đều không phải là phần tử của tập hợp tất cả các đối
tượng được phản ánh bởi thuộc từ. Các phán đoán (a), (b), (c), (d) trong ví dụ 4;
(a), (b), (c), (e) trong ví dụ 5 là phán đoán toàn thể.
Phán đoán bộ phận là phán đoán trong đó chỉ khẳng định hay phủ định
tính chất nêu trong thuộc từ ở một số đối tượng thuộc ngoại diên của chủ từ. Các
phán đoán (d), (f) trong ví dụ 5 là các phán đoán bộ phận. Trong phán đoán (d) ở ví
dụ 5, tính chất "rất thích ca cổ" được khẳng định cho một số người, trong khi
ngoại diên của "người" - chủ từ - là tập hợp toàn bộ những con người. Trong phán
đoán 5 (f) tính chất là thành viên Liên hợp quốc cũng chỉ được khẳng định cho một
số nước, trong khi ngoại diên của chủ từ bao hàm tất cả các nước.
Phán đoán đơn nhất là phán đoán toàn thể nhưng chủ từ là hạn từ chỉ một
đối tượng duy nhất. Phán đoán đơn nhất là phán đoán toàn thể vì ngoại diên của
chủ từ chỉ bao gồm duy nhất một đối tượng nên bao giờ tập hợp tất cả các đối
tượng thuộc ngoại diên của chủ từ cũng hoặc là tập con của tập các đối tượng thuộc
ngoại diên của thuộc từ, hoặc là nằm hoàn toàn bên ngoài tập hợp này. Tất cả các
phán đơn nhất đều là phán đoán toàn thể nên ta không khảo sát riêng nó nữa. Các
phán đoán (a), (b) ở ví dụ 4; (a), (c) ở ví dụ 5; (a) ở ví dụ 6 là các phán đoán đơn
nhất. Các phán đoán còn lại ở các ví dụ 4, 5, 6 đều không phải là phán đoán đơn
nhất.
Người ta còn phân chia kết hợp cả chất và lượng các phán đoán thuộc tính.
Phân chia như vậy, ta được bốn loại phán đoán: khẳng định toàn thể, khẳng định bộ
phận, phủ định toàn thể, phủ định bộ phận.
Phán đoán khẳng định toàn thể là phán đoán vừa toàn thể vừa khẳng định.
Ký hiệu A hoặc SaP, có cấu trúc Mọi S đều là P.
Viết bằng ngôn ngữ lý thuyết tập hợp: S ⊆ P
Phán đoán phủ định toàn thể: là phán đoán toàn thể và là phán đoán phủ
định. Ký hiệu E, hoặc SeP, có cấu trúc Mọi S đều không là P . 63
Viết bằng ngôn ngữ lý thuyết tập hợp: S ∩ P = ∅.
Phán đoán khẳng định bộ phận: là phán đoán khẳng định và là phán đoán
bộ phận. Ký hiệu I, hoặc SiP, có cấu trúc Một số S là P.
Viết bằng ngôn ngữ lý thuyết tập hợp: S ∩ P ≠ ∅.
Phán đoán phủ định bộ phận: là phán đoán bộ phận và là phán đoán phủ
định. Ký hiệu O, SoP, có cấu trúc Một số S không là P.
Viết bằng ngôn ngữ lý thuyết tập hợp: S \ P ≠ ∅.
Ví dụ 7:
(a) Mọi loài chim đều biết bay.
(b) Một số chất nở ra khi đóng băng.
(c) Không ai thích chiến tranh.
(d) Một số loài thú không có nguy cơ tuyệt chủng.
Trong ví dụ 7, phán đoán (a) là phán đoán khẳng định toàn thể, (b) là phán
đoán khẳng định bộ phận, (c) là phán đoán phủ định toàn thể, (d) là phán đoán phủ
định bộ phận.
Các phán đoán dạng A, E, I, O có thể biểu thị bằng sơ đồ Venn như sau:
Trong một số trường hợp đặc biệt (chúng ta sẽ quay trở lại với chúng kỹ
hơn về sau), phán đoán các dạng A, I, O được biểu diễn như sau:
Trong các sơ đồ trên đây phần có màu sẫm là phần các đối tượng được nói
đến trong phán đoán.
Nội dung của các phán đoán toàn thể được hiểu tùy thuộc việc có chấp
nhận các khái niệm rỗng hay không. Logic truyền thống không chấp nhận khái 64
niệm và hạn từ rỗng, còn logic hiện đại lại chấp nhận khái niệm và hạn từ rỗng, với
ngoại diên là các tập hợp rỗng. Nếu không chấp nhận khái niệm và hạn từ rỗng,
nghĩa là mọi khái niệm và hạn từ đều không rỗng, các phán đoán dạng A và E được
hiểu tương ứng như sau (ở đây và với các dạng phán đoán khác trong phần này sau
đây chúng ta sử dụng ngôn ngữ logic vị từ để biểu đạt):
S a P ⇔ ∃x S(x) & ∀x(S(x) ⊃ P(x))
S e P ⇔ ∃x S(x) & ∀x(S(x) ⊃ ¬ P(x))
Ngược lại, nếu chấp nhận khái niệm và hạn từ rỗng thì thành phần ∃x S(x)
không có nữa (vì ngoại diên của S có thể là tập hợp rỗng, nghĩa là không có phần tử
nào). Các phán đoán toàn thể được hiểu chính xác như sau:
S a P ⇔ ∀x(S(x) ⊃ P(x))
S e P ⇔ ∀x(S(x) ⊃ ¬ P(x))
Các phán đoán bộ phận cũng có hai cách hiểu khác nhau, tùy thuộc cách
hiểu của từ "một số". Trong cách hiểu thứ nhất, khi "một số" được hiểu là "chỉ
một số", ta có:
S i P ⇔ ∃x(S(x) & P(x)) & ∃x(S(x) & ¬ P(x))
S o P ⇔ ∃x(S(x) & ¬ P(x)) & ∃x(S(x) & P(x))
Dễ thấy rằng trong cách hiểu này hai phán đoán dạng I và dạng O trở nên
đồng nhất với nhau. Đây cũng chính là cách hiểu người ta hay dùng đến khi sử
dụng ngôn ngữ tự nhiên. Thật vậy, trên thực tế, khi nghe nói: "Một số sinh viên
được nhận học bổng" ta thường hiểu rằng chỉ có một số sinh viên được nhận học
bổng, trong khi đó còn một số khác không được nhận học bổng. Và khi nghe nói:
"Một số sinh viên không được nhận học bổng" ta thường hiểu rằng chỉ có một số
sinh viên không được nhận học bổng, trong khi đó có một số khác được nhận học
bổng. Rõ ràng hai câu nói như vậy đã được hiểu như nhau.
Với cách hiểu thứ hai, cách hiểu giúp phân biệt các phán đoán dạng I và
dạng O, "một số" được hiểu là một số và không loại trừ "tất cả". Cụm từ của ngôn
ngữ tự nhiên thích hợp cho cách hiểu này là cụm từ "tồn tại", hay là "có những".
Khi nói: "Có những sinh viên được nhận học bổng", chúng ta không loại trừ khả
năng toàn bộ sinh viên được nhận học bổng. Với cách hiểu này ta có:
S i P ⇔ ∃x(S(x) & P(x))
S o P ⇔ ∃x(S(x) & ¬ P(x))
3. Tính chu diên của hạn từ trong phán đoán thuộc tính đơn
Tính chu diên của hạn từ trong phán đoán cho ta biết thông tin trong phán
đoán là thông tin nói về một bộ phận, hay là toàn thể các đối tượng nói đến trong
chủ từ hoặc thuộc từ. Nếu hạn từ chu diên trong phán đoán thì ta có thông tin (do
phán đoán chứa đựng) hoàn toàn xác định về đối tượng bất kỳ mà hạn từ đó phản 65
ánh. Trái lại, nếu hạn từ không chu diên trong phán đoán thì ta không có được
thông tin (do phán đoán chứa đựng) xác định cho một đối tượng bất kỳ nào đó mà
hạn từ phản ánh. Nói cách khác, nếu phán đoán chứa thông tin về mọi phần tử của
ngoại diên khái niệm thì hạn từ được biểu thị bằng khái niệm đó chu diên trong
phán đoán. Ngược lại, nếu phán đoán chỉ chứa thông tin về một số phần tử của
ngoại diên hạn từ và không chứa thông tin về các phần tử khác của nó thì hạn từ
không chu diên. Nội dung này cũng được thể hiện trong định nghĩa: Hạn từ được
gọi là chu diên (có ngoại diên đầy đủ) trong phán đoán, nếu phán đoán đó nói về
tất cả các phần tử thuộc ngoại diên của nó. Ngược lại thì hạn từ được gọi là không
chu diên trong phán đoán.
a) Tính chu diên của các hạn từ trong phán đoán dạng A
Phán đoán dạng A có cấu trúc: Mọi S đều là P. Nhìn vào cấu trúc này, ta
thấy ngay rằng chủ từ S chu diên. Điều này rõ ràng, vì phán đoán nói về mọi S,
nghĩa là nó chứa thông tin về mọi đối tượng thuộc ngoại diên của S. Mặt khác, từ
phán đoán này, nếu cho biết rằng a là S, và hỏi lúc đó phán đoán có nói về a hay
không, ta thấy rằng hoàn toàn có thể xác định được. Nghĩa là phán đoán cho ta đầy
đủ thông tin để xác định. Còn thuộc từ thì sao? Từ phán đoán này, nếu cho biết rằng
a là P, và hỏi lúc đó có xác định được phán đoán có nói về a hay không, ta thấy
không thể xác định được. Nghĩa là phán đoán không cho ta đầy đủ thông tin để xác
định. Như vậy có nghĩa là thuộc từ trong phán đoán dạng A không chu diên. Ngoài
phán đoán dạng A thông thường như trên, ta còn gặp các phán đoán dạng A đặc biệt.
Trong các phán đoán này chủ từ và thuộc từ là các hạn từ có ngoại diên như nhau.
Bởi vậy, vì chủ từ chu diên nên thuộc từ cũng chu diên. Phán đoán dạng A có cả chủ
từ và thuộc từ đều chu diên còn gọi là phán đoán có tính chất định nghĩa. Ví dụ, trong
phán đoán mọi dân tộc đều có quyền tự quyết, chủ từ dân tộc chu diên, thuộc từ có
quyền tự quyết không chu diên. Trong phán đoán kiểu định nghĩa sản xuất là quá
trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ thì cả chủ từ sản xuất và thuộc từ quá trình tạo ra sản
phẩm, dịch vụ đều chu diên.
b) Tính chu diên của các hạn từ trong phán đoán dạng E
Phán đoán dạng A có cấu trúc: Mọi S đều không là P. Ta thấy ngay rằng
chủ từ S trong phán đoán dạng này chu diên, vì phán đoán nói về tất cả các đối
tượng mà S phản ánh. Xét về mặt thông tin ta cũng thấy rõ điều đó. Thật vậy, từ
phán đoán này, nếu cho biết đối tượng a thuộc loại S và hỏi phán đoán có nói về nó
hay không thì ta hoàn toàn có thể trả lời được. Tương tự như vậy, ta cũng xác định
được rằng thuộc từ P chu diên trong phán đoán loại này. Ví dụ, trong phán đoán
mọi loài gặm nhấm đều không có ích, chủ từ loài gặm nhấm và thuộc từ có ích (hay
loài có ích) đều chu diên.
c) Tính chu diên của các hạn từ trong phán đoán dạng I
Phán đoán dạng I có cấu trúc: Một số S là P. Nhìn vào cấu trúc này, ta thấy
ngay rằng chủ từ S không chu diên. Điều này rõ ràng, vì phán đoán nói về một số 66
S, nghĩa là nó chỉ chứa thông tin về một số đối tượng thuộc ngoại diên của S, hơn
nữa, không xác định được là nó nói về những đối tượng nào một cách cụ thể. Chính
vì vậy từ phán đoán này, nếu cho biết rằng a là S, và hỏi lúc đó có xác định được a
có nằm trong số đối tượng mà phán đoán nói đến hay không, ta thấy rằng không thể
xác định được, vì không biết chính xác a thuộc về phần S mà phán đoán nói đến
hay không thuộc phần đó. Nghĩa là phán đoán không cho ta đầy đủ thông tin để xác
định. Tương tự như vậy, từ phán đoán này, nếu cho biết rằng a là P, và hỏi lúc đó
có xác định được a có thuộc phần của P mà phán đoán nói đến hay không, ta thấy
rằng cũng không thể xác định được, vì phán đoán chỉ nói đến các phần tử của P
đồng thời là phần tử của S chứ không nói về tất cả các phần tử của P, mà ta lại
không biết chính xác a thuộc về phần P mà phán đoán nói đến hay không thuộc
phần đó. Ví dụ: trong phán đoán một số nhà khoa học là nhà thơ, cả chủ từ nhà khoa
học và thuộc từ nhà thơ đều không chu diên. Nhưng phán đoán dạng I cũng có các
trường hợp khác, với ngoại diên của thuộc từ là tập hợp con của ngoại diên chủ từ.
Trong các phán đoán này, chủ từ S, tương tự như trước, không chu diên. Nhưng
thuộc từ P chu diên, vì ngoại diên của P lúc này trùng với phần đối tượng thuộc S mà
phán đoán nói tới, và vì vậy, khi biết a là P ta biết ngay a thuộc về các đối tượng mà
phán đoán nói tới. Ví dụ, trong phán đoán một số số tự nhiên là số hoàn toàn chủ từ
số tự nhiên không chu diên, nhưng thuộc từ số hoàn toàn chu diên.
d) Tính chu diên của các hạn từ trong phán đoán dạng O
Phán đoán dạng O có cấu trúc: Một số S không là P. Cấu trúc này cho thấy
ngay rằng chủ từ S không chu diên, vì phán đoán nói về một số S, nghĩa là nó chỉ
chứa thông tin về một số đối tượng thuộc ngoại diên của S, hơn nữa, không xác
định được là nó nói về những đối tượng nào một cách cụ thể. Chính vì vậy từ phán
đoán này, nếu cho biết rằng a là S, thì không thể xác định được a có thuộc số đối
tượng mà phán đoán nói đến hay không, vì không biết chính xác a thuộc về phần S
mà phán đoán nói đến hay không thuộc phần đó. Nghĩa là phán đoán không cho ta
đầy đủ thông tin để xác định. Nhưng thuộc từ trong phán đoán này thì chu diên. Từ
phán đoán này, nếu cho biết rằng đối tượng a thuộc ngoại diên của P thì ta có thể
trả lời được câu hỏi liệu a có thuộc về số những đối tượng mà phán đoán nói đến
hay không? Ví dụ, trong phán đoán một số người không thích trái sầu riêng chủ từ
người không chu diên, nhưng thuộc từ người thích trái sầu riêng chu diên.
Dùng các sơ đồ Venn để biểu thị phán đoán ta có thể xác định tính chu diên
của các hạn từ tương đối dễ dàng. Để ý rằng trong sơ đồ venn của phán đoán người
ta gạch chéo phần biểu thị các đối tượng được phán đoán nói tới. Khi đó một hạn từ
là chu diên nếu hình tròn biểu thị nó hoàn toàn không bị gạch chéo, hoặc ngược lại,
hoàn toàn bị gạch chéo. Hạn từ bị gạch chéo một phần, còn một phần không bị
gạch chéo thì không chu diên.
Bảng sau đây tổng hợp các kết quả về tính chu diên của hạn từ trong phán
đoán. Chu diên được ghi bằng dấu +, không chu diên ghi bằng dấu trừ -, không ghi
các trường hợp đặc biệt. 67
Loại phán đoán
Hạn từ
A E I O
Chủ từ (S) + + - -
Thuộc từ (P) - + - +
Nhận xét: Chủ từ chu diên trong phán đoán toàn thể, không chu diên trong
phán đoán bộ phận; thuộc từ chu diên trong phán đoán phủ định, không chu diên
trong phán đoán khẳng định.
4. Quan hệ giữa các phán đoán thuộc tính đơn. Hình vuông, tam giác logic.
a) Các phán đoán không so sánh được là các phán đoán có chủ từ hoặc
thuộc từ khác nhau. Chẳng hạn hai phán đoán, sau đây là không so sánh được:
Hương thời gian không nồng
Hương thời gian thanh thanh
(Đoàn Phú Tứ - "Màu thời gian")
vì tuy chúng có chung chủ từ, nhưng khác nhau về thuộc từ.
b) Các phán đoán so sánh được với nhau là các phán đoán có chung chủ từ
và thuộc từ. Ví dụ hai phán đoán:
Mọi người đều yêu hòa bình , và
Một số người không yêu hòa bình,
có chung thuộc từ và chủ từ, chỉ khác nhau về chất và về lượng nên so sánh
được với nhau.
Như vậy, khi nói so sánh phán đoán thuộc tính là ta muốn nói đến việc so
sánh chúng về chất hay về lượng mà thôi.
c) Hình vuông logic là hình vuông thể hiện quan hệ giữa các phán đoán
thuộc tính so sánh được và có dạng là A, E, I hoặc O.
Hình vuông logic được cho ở hình 4.1 bên dưới. Các đỉnh hình vuông logic
là các phán đoán dạng A, E, I, O. Quan hệ giữa chúng được biểu thị bởi các cạnh
và các đường chéo.
Hai phán đoán dạng A và E tương phản trên với nhau. Chúng có thể cùng
sai nhưng không thể cùng đúng. Ví dụ, hai phán đoán A: Mọi người đều yêu hòa
bình và E: Mọi người đều không yêu hòa bình có thể cùng sai, hoặc phán đoán thứ
nhất (A) đúng, phán đoán thứ hai (E) sai, hoặc ngược lại, (E) đúng, (A) sai. Nhưng
chúng không thể cùng đúng.
Hai phán đoán dạng I và O tương phản dưới với nhau. Chúng có thể cùng
đúng nhưng không thể cùng sai, cũng có thể một phán đoán trong chúng đúng,
phán đoán kia sai. Ví dụ hai phán đoán: 68
I: Một số mệnh đề toán học có thể chứng minh được bằng phương pháp
quy nạp,
O: Một số mệnh đề toán học không thể chứng minh được bằng phương
pháp quy nạp,
không thể cùng sai. Có thể phán đoán thứ nhất (I) đúng, phán đoán thứ 2 (O) sai,
hay ngược lại, phán đoán thứ 2 (O) đúng, phán đoán thứ nhất (I) sai. Cũng có thể là
cả hai phán đoán đó cùng đúng.
Hình vuông logic Tam giác logic
Phán đoán dạng I phụ thuộc phán đoán dạng A. Nếu phán đoán dạng A
đúng thì phán đoán dạng I chắc chắn sẽ đúng. Nếu phán đoán dạng A sai thì phán
đoán dạng I có thể đúng, mà cũng có thể sai. Nếu phán đoán dạng I đúng thì phán
đoán dạng A có thể đúng, cũng có thể sai. Nhưng nếu phán đoán dạng I sai thì chắc
chắn phán đoán dạng A sai.
Hoàn toàn tương tự như vậy, phán đoán dạng O phụ thuộc phán đoán dạng
E. Ví dụ: phán đoán dạng (I) "Một số loài chim biết bay" là phán đoán đúng, nó
phụ thuộc vào phán đoán dạng (A) "Mọi loài chim đều biết bay". Nhưng phán
đoán sau này sai.
Vì phán đoán dạng A: "Mọi số tự nhiên có số tận cùng là số 0 hoặc số 5
đều chia hết cho 5" là phán đoán đúng nên có thể chắc chắn rằng phán đoán phụ
thuộc của nó: "Một số số tự nhiên có tận cùng là số 0 hoặc số 5 chia hết cho 5"
cũng là phán đoán đúng. Tương tự như vậy, vì biết rằng phán đoán dạng E "Mọi
người đều không muốn sống trong môi truờng ô nhiễm" là đúng, nên ta hoàn toàn
có thể khẳng định rằng phán đoán: "Một số người không thích sống trong môi
trường bị ô nhiễm" là đúng. Thế nhưng nếu phán đoán loại E trên đây là không
đúng, thì ta chưa thể nói rằng phán đoán dạng O phụ thuộc nó là đúng. Nó có thể
đúng, mà cũng có thể sai. 69
Các phán đoán dạng A và O, E và I mâu thuẫn nhau. Nếu phán đoán dạng
A (E) đúng, thì phán đoán dạng O (I) sai, và ngược lại. Nếu phán đoán dạng A (E)
sai thì phán đoán dạng O (I) đúng và ngược lại. Ví dụ: Vì biết rằng phán đoán dạng
A "Mọi thầy bói đều nói mò" là đúng, nên ta có thể xác định rằng phán đoán (O)
"Một số thầy bói không nói mò" là sai. Quan hệ mâu thuẫn giữa các phán đoán
dạng A và O, E và I đã được thể hiện rõ khi xem xét cách viết chúng bằng tập hợp.
(Vì S a P ⇔ S ⊆ P, từ đây S \ P = ∅, trong khi đó S i P ⇔ S ∩ P ≠ ∅ ; tương tự
với cặp phán đoán dạng E và dạng I).
Quan hệ giữa các phán đoán dạng A, E, I, O được biểu thị như trong hình
vuông logic trên đây chỉ đúng khi phán đoán S i P được hiểu là "một số S, hoặc tất cả S
là P" (∃x (S(x) & P(x)), và phán đoán S o P được hiểu là "một số S, hoặc tất cả S
không là P" (∃x (S(x) & ¬ P(x)).
d) Tam giác logic. Nhưng trong thực tế còn khá thông dụng một cách hiểu
thứ hai về các phán đoán bộ phận.
Cụ thể, phán đoán S i P được hiểu là "một số S có tính chất P, số còn lại
không có tính chất P" (∃ x (S(x) & P(x)) & ∃ x (S(x) & ¬ P(x))).
Phán đoán phủ định bộ phận S o P được hiểu là "một số S có không tính
chất P, số còn lại có tính chất P" (∃ x (S(x) & ¬P(x)) & ∃ x (S(x) & P(x))).
Như ta đã biết, khi đó S o P và S i P đồng nhất với nhau. Với cách hiểu
này, hình vuông logic suy biến thành tam giác logic với ba đỉnh là A, E và IO. Các
cạnh A-IO và E-IO chính là các đường chéo trong hình vuông logic, biểu thị quan
hệ mâu thuẫn; cạnh A-E vẫn giữ nguyên như trong hình vuông logic, biểu thị quan
hệ đối lập trên.
III. PHÁN ĐOÁN PHỨC. PHÁN ĐOÁN PHỦ ĐỊNH
Như đã nói ở phần trên, phán đoán phức là phán đoán được tạo thành từ hai
hay nhiều phán đoán đơn nhờ sử dụng các liên từ logic. Nói cách khác, phán đoán
phức là phán đoán có thể phân thành hai hay nhiều phán đoán khác. Các phán đoán
được phân chia ra như vậy của một phán đoán phức được gọi là các phán đoán
thành phần (hay gọi ngắn gọn "thành phần") của nó.
1. Các dạng phán đoán phức
a) Phán đoán liên kết (phán đoán hội)
Phán đoán hội được tạo thành bằng cách liên kết nhiều phán đoán nhờ phép
toán hội (Conjunction). Trong ngôn ngữ tự nhiên phép toán này được biểu thị bằng các
từ và cụm từ "và", "vừa là ... vừa là", và các cấu trúc ngôn ngữ tương đương khác.
Ví dụ 8:
(a) Ông Hai vừa là giám đốc, vừa là bí thư Đảng ủy của xí nghiệp.
(b) Anh Nam là nhà văn và anh ấy còn là một phóng viên. 70
Nếu ký hiệu các phán đoán "Ông Hai là giám đốc xí nghiệp" và "Ông Hai
là bí thư Đảng ủy của xí nghiệp" lần lượt là A và B thì phán đoán (a) ở ví dụ 8
được viết thành dạng công thức A & B.
Tương tự, nếu ký hiệu các phán đoán "Anh Nam là nhà văn" và "Anh Nam
là phóng viên" lần lượt là A và B thì phán đoán hội (b) ở ví dụ 8 cũng được viết
thành dạng công thức A & B.
Giá trị chân lý của phán đoán hội được xác định bằng bảng định nghĩa cho
bên dưới. Phán đoán hội chỉ đúng khi tất cả các thành phần của nó đều đúng. Trong
tất cả các trường hợp khác nó đều sai. Phán đoán (a) ở ví dụ 8 chỉ đúng khi các
phán đoán thành phần "Ông Hai là giám đốc xí nghiệp" và "Ông Hai là bí thư
Đảng ủy của xí nghiệp" đều đúng. Nghĩa là nó chỉ đúng khi trên thực tế ông Hai là
giám đốc của xí nghiệp, và trên thực tế ông Hai cũng là bí thư Đảng ủy của xí
nghiệp.
b) Phán đoán tuyển (phán đoán lựa chọn)
Phán đoán tuyển được tạo thành từ nhiều phán đoán khác nhờ phép toán
tuyển, còn gọi là phép toán lựa chọn (Disjunction). Trong ngôn ngữ tự nhiên phép
toán này được biểu thị bằng các từ và cụm từ "hay", "hay là", "hoặc", "hoặc là",
và các cấu trúc ngôn ngữ tương đương khác. Các cụm từ này có thể được hiểu theo
hai nghĩa khác nhau: nghiêm ngặt và không nghiêm ngặt.
Ví dụ 9:
(a) Sinh viên có thể chọn học tiếng Anh hay tiếng Pháp.
(b) Hoặc là có người hành tinh khác, hoặc là không có.
Ký hiệu các phán đoán "sinh viên có thể chọn học tiếng Anh" và "sinh
viên có thể chọn học tiếng Pháp" là A và B thì phán đoán tuyển (a) ở ví dụ 9 được
viết thành dạng công thức A ∨ B.
Phán đoán "A hoặc B" hiểu nghiêm ngặt chỉ đúng trong các trường hợp A
đúng, B sai, hoặc ngược lại, B đúng, A sai. Phán đoán "A hoặc B" hiểu không
nghiêm ngặt đúng trong các trường hợp có ít nhất một trong các thành phần A hoặc
B đúng. Nó chỉ sai khi cả hai thành phần A và B đều sai. Người ta hay ký hiệu
phép tuyển nghiêm ngặt, còn gọi là tuyển chặt, bằng dấu ∨ , và phép tuyển không
nghiêm ngặt bằng dấu ∨. Bảng định nghĩa các phép toán này được cho dưới đây.
Hội Tuyển không nghiêm ngặt Tuyển nghiêm ngặt
A B A & B A B A ∨ B A B A ∨ B
T T T T T T T T F
T F F T F T T F T
F T F F T T F T T
F F F
F F F
F F F
71
c) Phán đoán điều kiện (phán đoán kéo theo)
Phán đoán điều kiện (còn gọi là phán đoán kéo theo) được tạo thành từ hai
phán đoán khác nhờ phép toán kéo theo (Implication). Trong ngôn ngữ tự nhiên phép
toán này được biểu thị bằng các từ và cụm từ "nếu ... thì ...", "...kéo theo ...", "từ
...suy ra ...", và các cấu trúc ngôn ngữ tương đương khác.
Ví dụ 10:
(a) Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn
vào anh bằng đại bác.
(Raxul Gamzatov "Đagestan của tôi").
(b) Có nước thì có cá.
Người ta ký hiệu phép toán kéo theo bằng dấu ⊃ . Với những giá trị chân
lý nào của A và B thì A ⊃ B đúng?
Ta chỉ biết rằng "A kéo theo B" là sai nếu như A đúng và B sai. Còn nếu
như A sai thì sao? Trong suy luận thông thường cũng như trong toán học và các
khoa học khác, thường người ta không xét đến trường hợp đó. Nhưng logic học lại
muốn định nghĩa phép toán kéo theo sao cho nó xác định trên toàn bộ tập hợp phán
đoán. Nó định nghĩa phép toán này bằng bảng mà bạn thấy phía dưới. Trong các
suy luận thông thường người ta chỉ xét phép toán này với các cặp phán đoán A và
B có quan hệ với nhau về nội dung. Còn trong logic thì, như bạn nhận thấy từ bảng
định nghĩa của phép toán kéo theo, các phán đoán đó có thể hoàn toàn không có
quan hệ gì với nhau về mặt nội dung31
.
d) Phán đoán tương đương
A ≡ B như là viết tắt của (A ⊃ B) & (B ⊃ A). Phán đoán A ≡ B đúng khi và
chỉ khi giá trị chân lý của các phán đoán A và B như nhau và sai trong tất cả các
trường hợp khác. Trong ngôn ngữ tự nhiên phán đoán tương đương thường được
phát biểu nhờ các liên từ "tương đương", "điều kiện cần và đủ", "kéo theo và bị
kéo theo bởi", "khi và chỉ khi".
Kéo theo Tương đương
A B A ⊃ B A B A ≡ B
T T T T T T
T F F T F F
F T T F T F
F F T
F F T
31
Ta đang nói về logic cổ điển. Trong một số hệ logic khác (ví dụ, logic relevant) người ta đưa vào
các điều kiện để đảm bảo cho giữa phần tiền đề và phần kết luận có mối liên hệ về nội dung. 72
e) Phán đoán phủ định
Phán đoán phủ định là một loại phán đoán phức đặc biệt. Đặc biệt, vì khác
với các phán đoán phức khác, là các phán đoán được tạo thành từ nhiều phán đoán
khác, phán đoán phủ định được tạo thành từ một phán đoán và phép toán phủ định.
Trong ngôn ngữ tự nhiên người ta có thể phủ định một phán đoán bằng
nhiều cách khác nhau. Ví dụ, phán đoán "không phải Nam là sinh viên" và "Nam
không phải là sinh viên" là các phán đoán phủ định của phán đoán "Nam là sinh
viên". Nhưng trong logic người ta chỉ dùng một cách duy nhất để phủ định một
phán đoán, cụ thể là đặt phép toán phủ định (¬) đằng trước nó. Nếu A là một phán
đoán thì ¬ A là phán đoán phủ định của A. Phép toán phủ định được định nghĩa
bằng bảng chân lý như sau:
Phủ định
A ¬ A
T F
F T
2. Quy luật và mâu thuẫn logic
Trên kia đã nói rằng trong logic hai giá trị thì một phán đoán hoặc là đúng,
hoặc là sai. Nếu phán đoán phù hợp với thực tiễn thì nó đúng, nếu nó không phù
hợp với thực tiễn thì nó sai. Nói chung, để xác định xem một phán đoán có đúng
hay không ta phải đối chiếu với thực tiễn. Thế nhưng có một số trường hợp không
cần đối chiếu trực tiếp với hiện thực khách quan ta cũng có thể biết được phán đoán
là đúng hay sai. Ví dụ, ở một thời điểm nhất định thì phán đoán trời mưa hoặc
không mưa là phán đoán đúng. Ta biết điều đó mà không cần phải xét xem trời
mưa hay không mưa ở thời điểm đó. Nguyên nhân ở đây là phán đoán đã nêu đúng
trong cả hai trường hợp trời mưa và trời không mưa ở thời điểm đó. Mà ngoài hai
trường hợp đó ra thì không còn trường hợp nào. Như vậy phán đoán này đúng trong
mọi trường hợp. Những phán đoán đúng trong mọi trường hợp như vậy ta gọi là
phán đoán hằng đúng, hay quy luật logic. Trái lại, ở thời điểm bất kỳ, phán đoán
trời mưa và không mưa sai. Nó sai trong trường hợp trên thực tế trời đang mưa, và
sai cả trong trường hợp trên thực tế trời không mưa. Mà ngoài hai trường hợp đó ra
thì không còn trường hợp nào khác. Nghĩa là phán đoán này sai trong mọi trường
hợp. Những phán đoán sai trong mọi trường hợp như vậy gọi là phán đoán hằng
sai, hay mâu thuẫn logic.
Các khái niệm quy luật và mâu thuẫn logic vừa nêu có ý nghĩa rất quan
trọng. Một suy luận đúng và chỉ đúng khi công thức biểu thị nó là quy luật logic, và
nó không thể nào đúng được khi công thức biểu thị nó là một mâu thuẫn logic.
73
3. Các phương pháp xác định quy luật và mâu thuẫn logic
a) Lập bảng chân lý
Theo định nghĩa ở mục trên, phán đoán là quy luật logic nếu nó đúng trong
mọi trường hợp. Để ý rằng mỗi trường hợp tương ứng với một phân bố giá trị chân
lý của các phán đoán đơn. Thật vậy, chẳng hạn, với trường hợp "trời mưa" thì các
phán đoán đơn trời mưa, đường ướt có giá trị đúng; trong khi đó các phán đoán trời
nắng,... có giá trị sai. Nói cách khác, trường hợp "trời mưa" ứng với phân bố giá
trị "đúng", "đúng", "sai", ... cho các phán đoán đơn trời mưa, đường ướt, trời nắng
... tương ứng. Như vậy phán đoán là quy luật logic khi và chỉ khi tại tất cả các dòng
trong bảng chân lý của công thức của nó đều có giá trị T (đúng). Tương tự như thế,
phán đoán là mâu thuẫn logic khi và chỉ khi tất cả các dòng trong bảng chân lý của
công thức của nó đều có giá trị F (sai). Chính vì vậy lập bảng chân lý ta có thể xác
định xem phán đoán có phải là quy luật logic hay không. Không những thế, bằng
bảng chân lý ta còn có thể xác định xem phán đoán có là mâu thuẫn logic hay
không.
Cho trước một công thức. Căn cứ vào các phép toán đã biết, ta có thể lập
bảng chân lý của công thức đó như sau.
Bước 1. Trước hết ta xác định xem trong công thức đã cho có bao nhiêu
phán đoán đơn khác nhau. Để ý rằng nếu một phán đoán đơn nào đó xuất hiện
nhiều lần ta cũng chỉ tính một lần. Nếu trong công thức có n phán đoán đơn khác
nhau thì bảng chân lý của công thức ấy có 2n
dòng. Mỗi dòng của bảng chứa một
sự phân bố giá trị chân lý của các phán đoán đơn trong công thức cùng với giá trị
chân lý của các công thức xuất hiện khi xây dựng công thức khảo sát, và tất nhiên,
cả giá trị chân lý của công thức khảo sát nữa. Ta kẻ ngay bên dưới công thức một
bảng gồm 2n
dòng và mỗi phán đoán đơn, mỗi dấu toán đều tương ứng với một cột.
Bước 2. Với phán đoán đơn thứ nhất (thứ tự có thể chọn tùy ý) ta chia bảng
thành hai phần trên dưới đều nhau. Tại cột của phán đoán đó ở các dòng thuộc phần
đầu ta ghi giá trị T (đúng), ở các dòng thuộc phần sau ghi giá trị F (sai). Với phán
đoán đơn thứ hai, hai phần của bảng lại được chia đôi. Bây giờ ta có bốn phần. Tại
cột của phán đoán này, ở các dòng phần lẻ ta ghi giá trị T, các dòng phần chẵn ghi
giá trị F. Với các phán đoán đơn còn lại làm tương tự: các phần đã có của bảng
được chia thành hai phần trên dưới, ở các dòng phần lẻ ghi giá trị T, các dòng phần
chẵn ghi giá trị F. Đây là bước gán giá trị cho các phán đoán đơn. Để ý rằng trên
cùng một dòng của bảng thì một phán đoán đơn dù có thể xuất hiện nhiều lần
nhưng bao giờ cũng có cùng một giá trị.
Bước 3. Ở bước này ta tính giá trị của các ô còn lại trong bảng, đây chính
là giá trị của các công thức được tạo thành từ các phán đoán đơn có mặt trong công
thức ta đang khảo sát. Giá trị chân lý của các công thức tạo thành từ các phán đoán
đơn xét trong khuôn khổ công thức khảo sát được xác định tại mỗi dòng căn cứ vào
giá trị các phán đoán đơn trong dòng đó và các phép toán logic của nó. Lưu ý rằng 74
các công thức nằm trong ngoặc đơn trong cùng phải được xác định trước, rồi sau
đó căn cứ trên giá trị chân lý của chúng để xác định giá trị chân lý của các công
thức có chứa chúng. Thứ tự thực hiện các phép toán là ¬, &, ∨, ∨, ⊃, ≡ , nếu các
phép toán có cùng độ ưu tiên thì chúng được thực hiện từ phải sang trái.
Cột giá trị được thực hiện cuối cùng là cột giá trị của công thức khảo sát.
Căn cứ vào cột này có thể biết công thức có là quy luật logic hay không, nên nó
được gọi là cột đại diện. Dấu toán tương ứng với cột đại diện gọi là dấu toán chính
của công thức. Dòng có giá trị T ở cột đại diện gọi là dòng đúng, dòng có giá trị F
ở cột đại diện gọi là dòng sai. Một công thức là hằng đúng (hay còn gọi là quy luật
logic) nếu trong bảng chân lý của nó, cột đại diện nó có giá trị T ở tất cả các hàng.
Nói cách khác, công thức là hằng đúng nếu tất cả các dòng trong bảng chân lý của
nó đều là dòng đúng. Hay, công thức là quy luật logic nếu bảng chân lý của nó
không có dòng sai. Công thức là hằng sai (hay mâu thuẫn logic), nếu cột đại diện
trong bảng chân lý của nó có giá trị F tại mỗi dòng, nghĩa là khi tất cả các dòng
trong bảng chân lý đều là dòng sai. Hay cũng vậy, công thức là mâu thuẫn logic khi
trong bảng chân lý của nó không có dòng đúng.
Công thức có thể vừa không phải là quy luật logic, vừa không là mâu thuẫn
logic. Công thức vừa xét trên đây là một công thức như vậy.
Ví dụ, bảng chân lý của công thức (p ∨ q) & (¬ r) như sau:
Ví dụ sau đây minh họa từng bước lập bảng chân lý của một công thức.
Trong ví dụ này chúng tôi đánh số các phép toán có trong công thức theo thứ tự
giảm dần độ ưu tiên để bạn đọc dễ theo dõi trình tự thực hiện chúng (các số được
ghi trên đầu các dấu toán tương ứng). Công thức khảo sát:
((p ∨ q) & (p ∨ r)) ⊃ (¬ p ∨ ¬ r) ∨ (¬ q & ¬ r)
Độ ưu tiên thực hiện các phép toán sẽ là (số càng nhỏ độ ưu tiên càng cao): 75
1 2 1 4 1 2 1 3 1 2 1
Các phép toán có cùng độ ưu tiên có thể thực hiện theo thứ tự tuỳ ý.
Trong công thức này có ba mệnh đề đơn khác nhau là p, q và r. Vậy bảng
chân lý của nó có 23
= 8 dòng. Kẻ bảng và gán giá trị cho các mệnh đề đơn (coi p là
mệnh đề đơn thứ nhất, q thứ hai và r thứ ba), ta được:
T T T T T T T T
T T T F T F T F
T F T T T T F T
T F T F T F F F
F T F T F T T T
F T F F F F T F
F F F T F T F T
F F F F F F F F
Thực hiện các phép toán có độ ưu tiên 1, ta được bảng sau:
T T T T T T F T F T F T F T
T T T T T F F T T F F T T F
T T F T T T F T F T T F F T
T F T T F F T T F T F T F
F T T F T T T F F T F T F T
F T T F F F T F T F F T T F
F F F F T T T F F T T F F T
F F F F F F T F T F T F T F
((p ∨ q) & (p ∨ r)) ⊃ (¬ p ∨ ¬ r) ∨ ( ¬ q & ¬ r)
((p ∨ q) & (p ∨ r)) ⊃ (¬ p ∨ ¬ r) ∨ (¬ q & ¬ r)
((p ∨ q) & (p ∨ r)) ⊃ (¬ p ∨ ¬ r) ∨ ( ¬ q & ¬ r) 76
Thực hiện các phép toán có độ ưu tiên 2, ta được:
T T T T T T T F T F F T F T F F T
T T T T T T F F T T T F F T F T F
T T F T T T T F T F F T T F F F T
T T F T T T F F T T T F T F T T F
F T T T F T T T F T F T F T F F T
F T T F F F F T F T T F F T F T F
F F F F F T T T F T F T T F F F T
F F F F F F F T F T T F T F T T F
Trong bảng trên giá trị tại mỗi cột đánh bóng đậm nhận được căn cứ vào
giá trị tại hai cột đánh bóng mờ hơn hai bên nó.
Thực hiện phép toán tiếp theo, ta được:
T T T T T T T F T F F T F F T F F T
T T T T T T F F T T T F T F T F T F
T T F T T T T F T F F T F T F F F T
T T F T T T F F T T T F T T F T T F
F T T T F T T T F T F T T F T F F T
F T T F F F F T F T T F T F T F T F
F F F F F T T T F T F T T T F F F T
F F F F F F F T F T T F T T F T T F
Kết quả mới nhận được trong cột đánh bóng đậm của bảng này căn cứ vào
các cột đánh bóng mờ hơn.
((p ∨ q) & (p ∨ r)) ⊃ (¬ p ∨ ¬ r) ∨ ( ¬ q & ¬ r)
((p ∨ q) & (p ∨ r)) ⊃ (¬ p ∨ ¬ r) ∨ ( ¬ q & ¬ r) 77
Bây giờ thực hiện phép toán còn lại, tức phép toán chính, ta được:
T T T T T T T F F T F F T F F T F F T
T T T T T T F T F T T T F T F T F T F
T T F T T T T F F T F F T F T F F F T
T T F T T T F T F T T T F T T F T T F
F T T T F T T T T F T F T T F T F F T
F T T F F F F T T F T T F T F T F T F
F F F F F T T T T F T F T T T F F F T
F F F F F F F T T F T T F T T F T T F
Cột đại diện - cột đánh bóng đậm, nhận được căn cứ vào các cột đánh bóng
mờ - cho thấy bảng có 2 dòng sai và 6 dòng đúng. Như vậy công thức đã khảo sát
không phải là quy luật logic, cũng không phải là mâu thuẫn logic.
Chúng ta vừa thấy việc lập bảng chân lý rất đơn giản. Với công thức nào
của logic phán đoán cũng đều có thể lập bảng chân lý để xác định nó có phải là quy
luật hay mâu thuẫn logic hay không. Bảng chân lý còn được sử dụng để giải quyết
nhiều vấn đề khác.
Số dòng trong bảng chân lý của một công thức phụ thuộc vào số lượng
phán đoán đơn khác nhau tạo nên nó và tăng theo gấp đôi khi số phán đoán đơn
tăng lên một. Với công thức chứa 3 phán đoán đơn thì số dòng là 23
= 8, chứa 8
phán đoán đơn thì số dòng đã là 28
= 256 ! Bởi vậy, người ta phải tìm cách giảm
khối lượng tính toán để có thể giải quyết được nhiều bài toán logic hơn. Ở đây ta
nghiên cứu một trong những phương pháp như vậy. Đó là phương pháp lập bảng
ngữ nghĩa, còn gọi là bảng chân lý rút gọn.
b) Lập bảng ngữ nghĩa (bảng chân lý rút gọn)
Đây là phương pháp xác định xem công thức cho trước nào đó có phải là
quy luật logic hay không bằng cách tìm xem trong bảng chân lý của nó có thể có
dòng sai hay không, mặc dù không lập bảng chân lý của công thức. Nếu không có
dòng sai nào trong bảng chân lý của nó thì công thức đã cho là quy luật logic. Còn
nếu có thì công thức đã cho không phải là quy luật logic. Nếu như trong phương
pháp lập bảng chân lý của công thức ta đi từ chỗ biết giá trị chân lý của các công
thức thành phần đến việc xác lập giá trị của toàn bộ công thức, thì ở đây, ngược lại,
ta đi từ chỗ biết giá trị của toàn bộ công thức đến việc xác định giá trị của các công
thức thành phần của nó.
Để nghiên cứu phương pháp này ta xem xét vài ví dụ.
((p ∨ q) & (p ∨ r)) ⊃ (¬ p ∨ ¬ r) ∨ ( ¬ q & ¬ r) ((p ∨ q) & (p ∨ r)) ⊃ (¬ p ∨ ¬ r) ∨ ( ¬ q & ¬ r) 78
Ví dụ 1. Xét công thức
((p ⊃ q) & p) ⊃ q
Bước 1. Như đã nói ở trên, ta bắt đầu bằng cách giả định rằng công thức này
không phải là quy luật logic. Vậy thì, theo định nghĩa, nó phải có giá trị F ở ít nhất
một dòng trong bảng chân lý của nó. Ta viết giá trị F vào cột tương ứng với công
thức đã cho ban đầu. Ở các bước tiếp theo ta sẽ cố gắng xác định xem một dòng như
vậy có tồn tại không?
Bước 2. Tiếp theo, theo định nghĩa phép ⊃, ((p ⊃ q) & p) ⊃ q
chỉ có thể có giá trị F khi các công thức (p ⊃ q) & p và q có các giá trị
tương ứng là T và F. Vì vậy ta ghi các giá trị đó vào những vị trí tương ứng.
Bước 3. (p ⊃ q) & p chỉ có thể có giá trị T khi cả (p ⊃ q) và p đều
có giá trị T. Ta ghi các giá trị đó vào chỗ của chúng. Ở bước 3 này ta còn ghi thêm
giá trị F của phán đoán đơn q đã biết ở bước 2 (nói chung ở bước thứ bất kỳ ta
ghi cả giá trị của tất cả những phán đoán đơn đã biết từ các bước trước nó).
Bước 4. Công thức (p ⊃ q), với giá trị T của p, chỉ có thể có giá trị T
khi q có giá trị T. Ta ghi các giá trị vừa tìm ra đó vào bảng. Ta cũng ghi thêm, như
đã nói ở phía trên, tất cả các giá trị chân lý đã biết ở các bước trước đó của các
phán đoán đơn.
Bước ((p ⊃ q) & p) ⊃ q
1 F
2 T F
3 T T F
4 T T T F
Đến đây ta đã xác định được giá trị của tất cả các lần xuất hiện của các
phán đoán đơn trong công thức. Bảng đã lập xong. Dòng cuối cùng của bảng cho
biết điều kiện mà một dòng trong bảng chân lý của công thức phải thỏa mãn để giá
trị của công thức trong dòng đó là sai. Ở dòng cuối cùng của bảng trên đây ta thấy
phán đoán đơn q vừa đúng lại vừa sai. Như vậy điều kiện mà ta xác định được là
một điều kiện mâu thuẫn nên không dòng nào trong bảng chân lý của công thức có
thể thỏa mãn được. Nói cách khác, công thức là quy luật logic.
Bảng gọi là đóng nếu ở dòng cuối cùng của nó có nghịch lý. Chẳng hạn như có
những công thức vừa có giá trị đúng vừa có giá trị sai.
Ví dụ 2. Xét công thức
((p ∨ q ) & ¬ q ) ⊃ p
Bước 1. Ta giả định rằng công thức này không phải là quy luật logic. Vậy
thì, theo định nghĩa, phải có giá trị F ở ít nhất một dòng trong bảng chân lý của 79
nó. Ta viết giá trị F vào cột tương ứng với công thức đã cho ban đầu. Ở các bước
tiếp theo ta sẽ cố gắng xác định xem một dòng như vậy có tồn tại không?
Bước 2. Tiếp theo, theo định nghĩa phép ⊃, ((p ∨ q ) & ¬ q) ⊃ p chỉ có
thể có giá trị F khi các công thức (p ∨ q ) & ¬ q và p có các giá trị tương ứng là
T và F. Vì vậy ta ghi các giá trị đó vào những vị trí tương ứng.
Bước 3. ( p ∨ q ) & ¬ q chỉ có thể có giá trị T khi cả (p ∨ q ) và ¬ q đều
có giá trị T. Ta ghi các giá trị đó vào chỗ của chúng. Ở bước 3 này ta còn ghi thêm
giá trị F của phán đoán đơn p đã biết ở bước 2.
Bước 4. Công thức ¬ q chỉ có thể có giá trị T khi q có giá trị F. Ta ghi
các giá trị vừa tìm ra đó vào bảng. Ta cũng ghi thêm, như đã nói ở phía trên, tất cả
các giá trị chân lý đã biết ở các bước trước đó của các phán đoán đơn.
Bước 5. Công thức (p ∨ q ) có thể có giá trị T trong hai trường hợp: Khi
p có giá trị T và khi q có giá trị T. Để biểu thị điều này, ta phân đôi bảng, mỗi bảng
con tương ứng với một trong hai trường hợp đã nêu trên:
Bước ((p ∨ q) & ¬q) ⊃ p
1 F
2 T F F
3 T T F F
4 T F F
Bảng con thứ nhất
5.1 T X F F
Bảng con thứ hai
5.2 X T F F
X trong bảng này có nghĩa là giá trị bất kỳ.
Cả hai bảng con của bảng ban đầu đều đóng, ta nói rằng bảng ban đầu là
bảng đóng. Như đã thấy ở các bước 5.1 và 5.2, cả hai trường hợp p có giá trị T và q
có giá trị T đều dẫn đến kết quả vô lý. Như vậy có nghĩa là không tồn tại bất cứ tổ
hợp các giá trị chân lý nào của các phán đoán đơn thoả mãn điều kiện để giá trị của
công thức đã cho ban đầu là F. Vậy, ta có thể kết luận giả định ban đầu của ta rằng
công thức
(p ∨ q ) & q ) ⊃ p
không phải là quy luật logic đã là một giả định sai lầm. Và như vậy, nó phải là quy
luật logic.
Bảng theo kiểu bảng mà ta vừa xây dựng được như trên cho một công thức
nào đó gọi là bảng ngữ nghĩa của công thức đó. 80
Qua hai ví dụ trên ta thấy rằng bảng ngữ nghĩa của công thức có thể phân
thành các bảng con (như trong ví dụ 2), hoặc không phân thành các bảng con ( như
trong ví dụ 1). Bảng ngữ nghĩa của công thức còn có thể phân chia thành các bảng
con, rồi các bảng con đó, đến lượt nó, cũng lại phân thành các bảng con nhỏ hơn
nữa, ... Khi nào thì bảng phải phân chia ra thành các bảng con? Những suy luận
nhằm tìm ra các giá trị của các công thức trong hai ví dụ trên đây cho ta thấy rằng
điều đó xảy ra khi ta từ giá trị đã xác định của một công thức cố gắng xác định giá
trị của các công thức thành phần của nó. Và có phải phân chia bảng hay không là
tuỳ thuộc vào dạng của công thức có các công thức con thành phần mà ta đang
muốn xác định giá trị.
Chú ý: Ở ví dụ 2 trên đây, nếu ta sử dụng giá trị đã biết từ bước thứ 2 của
biến p, hoặc nếu ta sử dụng giá trị đã biết từ bước số 4 của q để cùng với giá trị đã
biết của công thức p ∨ q tiến hành xác định giá trị của các biến còn lại thì ta
không cần phải phân chia bảng ra thành các bảng con. Bảng ngữ nghĩa của công
thức ở ví dụ 2 khi đó có dạng như sau:
Bước ((p ∨ q) & ¬ q) ⊃ p
1 F
2 T F F
3 T T F F
4 T F F F
5 F T F F
6 F T F F
Ở dòng số 6 ta thấy biến q vừa có giá trị T vừa có giá trị F. Điều này
chứng tỏ rằng không có dòng sai nào trong bảng chân lý của công thức đã khảo sát.
Nói cách khác, công thức mà ta đã khảo sát là một quy luật logic.
Bạn đọc đã nhận thấy rằng trong ví dụ trên đây ở bước số 5 ta có thể sử dụng
giá trị đã biết của biến p, mà cũng có thể sử dụng giá trị đã biết của biến q. Tổng quát
hơn, khi đã biết giá trị của công thức dạng A ⊗ B (với ⊗ là một trong các phép toán
phán đoán ⊃, &, ∨, ∨ ) và giá trị các công thức thành phần A và B của nó thì vấn
đề đặt ra là nên chọn giá trị nào trong các giá trị đã biết đó và có thể sử dụng đồng
thời cả hai giá trị đó hay không? Dựa vào bảng định nghĩa của các phép toán phán
đoán ta có câu trả lời như sau cho câu hỏi này:
* Nếu việc sử dụng cả hai giá trị của A và B không mâu thuẫn với giá trị đã
biết của A ⊗ B thì ta dùng cả hai giá trị đó.
* Nếu việc sử dụng cả hai giá trị của A và B mâu thuẫn với giá trị đã biết
của công thức A ⊗ B thì ta dùng một trong hai giá trị đó. Và phải sử dụng giá trị
của thành phần nào mà nhờ đó cùng với giá trị đã biết của A ⊗ B có thể xác định
được giá trị của thành phần kia. Nếu mới chỉ biết giá trị của một trong hai thành 81
phần thì ta sử dụng nó kết hợp với giá trị của toàn bộ công thức để xác định (nếu
được) giá trị của thành phần còn lại.
* Ta cũng có thể coi như giá trị đã biết của A và B như chưa biết và không
sử dụng giá trị nào trong số chúng (như trong ví dụ 2 trên đây).
Liên kết những điều đã trình bày trên đây với định nghĩa các phép toán
logic, ta rút ra các quy tắc chung sau đây về cách xây dựng bảng ngữ nghĩa của
công thức:
1. ¬ A 8. A ∨ B
⇒ A = F ⇒ B = T
T F T
2. ¬ A 9. A ∨ B
⇒ A = T ⇒ A = T
F T F
3. A & B 10. A ⊃ B
⇒ A = T, B = T ⇒ B = T
T T T
4. A ∨ B 11. A ⊃ B
⇒ A = F, B = F ⇒ A = F
F T F
5. A ⊃ B 12. A & B a) A = F, B = X
⇒ A = T, B = F ⇒
F F b) B = F, A = X
6. A & B 13. A ∨ B a) A = T, B = X
⇒ B = F ⇒
T F T b) B = T, A = X
7. A & B 14. A ⊃ B a) A = F, B = X
⇒ A = F ⇒
F T T b) B = T, A = X
Các quy tắc từ số 1 đến số 5 tạo thành nhóm quy tắc I, nhóm II gồm các
quy tắc từ số 6 đến số 11, nhóm III gồm các quy tắc còn lại.
Khi lập bảng ngữ nghĩa của công thức, mặc dù không bắt buộc, nhưng sẽ
thuận tiện hơn nếu trước hết áp dụng các quy tắc nhóm I, nếu các quy tắc đó không 82
áp dụng được mới áp dụng các quy tắc nhóm II, và chỉ khi không thể áp dụng các
quy tắc thuộc hai nhóm đầu mới áp dụng các quy tắc nhóm III.
Để cho chặt chẽ, ta đưa ra một số định nghĩa.
Định nghĩa 1. Một bảng con tận cùng (là bảng không có bảng con, bảng mẹ
của bảng con này có thể cũng là bảng con của một bảng khác) trong bảng ngữ nghĩa
của công thức bất kỳ được gọi là đóng nếu như nó chứa dòng trong đó có một (hoặc
nhiều) nghịch lý (chẳng hạn như tồn tại phán đoán đơn vừa có giá trị T vừa có giá trị
F, hoặc công thức dạng A & B có giá trị F, trong khi cả A và B đều có giá trị T, ...) .
Bảng mẹ được gọi là đóng, nếu như tất cả các bảng con của nó đều đóng.
Bảng ngữ nghĩa của công thức bao giờ cũng hoặc là một bảng con tận
cùng hoặc là một bảng mẹ, nên định nghĩa 1 trên đây cũng cho ta khái niệm về
bảng ngữ nghĩa đóng của công thức.
Dễ dàng chứng minh được rằng một công thức là quy luật logic bao giờ
cũng có các bảng ngữ nghĩa đóng và chỉ các quy luật logic mới có bảng như thế.
Vì vậy, nếu sử dụng thuật ngữ vừa đưa ra này thì ta có:
Định lý 1. Công thức A là quy luật logic khi và chỉ khi A có ít nhất một
bảng ngữ nghĩa đóng.
So sánh việc xây dựng bảng ngữ nghĩa với việc xây dựng bảng chân lý
của một công thức để xác định xem công thức có phải là quy luật logic hay không
thì ta thấy xây dựng bảng ngữ nghĩa đỡ phải tính toán hơn rất nhiều.
Ta xét thêm một ví dụ ứng dụng phương pháp lập bảng ngữ nghĩa.
Ví dụ 3 Theo truyền thuyết, người đốt thư viện Alecxandre là Omahr suy
luận như sau: "Nếu sách của các ngài đúng với kinh Koran thì
sách của các ngài thừa. Nếu sách của các ngài không đúng với
kinh Koran thì sách của các ngài có hại. Sách thừa hoặc có hại thì
cần phải đốt bỏ. Vậy sách của các ngài cần phải đốt bỏ". Hãy xét
xem suy luận đó của Omahr có đúng không.
Giải:
Suy luận của Omahr có thể viết dưới dạng công thức thành:
(((p ⊃ q) & (¬ p ⊃ r)) & ((q ∨ r) ⊃ s)) ⊃ s
Nếu công thức vừa dẫn trên đây (ta gọi là công thức Omahr) là quy luật
logic thì suy luận của Omahr đúng. Ngược lại thì suy luận của Omahr là sai. Ta lập
bảng ngữ nghĩa của công thức Omahr.
83
F
T F
T T F
T T T F F
T T F F F
T T F F F F
T F T F F F F F
F F F F F F F F
F F T F F F F F
Các dấu mũi tên trong bảng cho ta biết các giá trị mà mũi tên chỉ nhận
được từ đâu.
Ở dòng cuối cùng của bảng ta thấy phán đoán đơn p vừa có giá trị F, vừa
có giá trị T (các giá trị đó được in đậm ở trong bảng). Vậy bảng đóng, nghĩa là suy
luận của Omahr đúng.
4. Biến đổi tương đương
Ta cũng có thể phát hiện ra quy luật logic bằng cách biến đổi tương đương
công thức về thành một công thức khác mà ta đã biết rõ có là quy luật logic hay
không. Ngoài việc ứng dụng để xác định quy luật logic, biến đổi tương đương công
thức còn giúp phát hiện các công thức tương đương với nhau. Như đã biết, các
công thức tương đương với nhau là các công thức có giá trị logic như nhau với bất
cứ phân bố giá trị nào của các phán đoán đơn thành phần của chúng. Trong phần
này ta nghiên cứu phương pháp biến đổi của đại số boole.
Trong đại số boole, các phép toán logic được ký hiệu như sau:
A & B ký hiệu là A . B , (hoặc AB) gọi là phép nhân logic;
A ∨ B ký hiệu là A + B gọi là phép cộng logic;
¬ A ký hiệu là A gọi là phép bù logic;
Quy luật logic ký hiệu là 1;
Mâu thuẫn logic ký hiệu là 0;
Từ đây A ⊃ B được viết thành A + B.
Dễ thấy rằng:
1. A + A = A; (luật đồng nhất, luật nuốt);
2. A . A = A; (luật đồng nhất, luật nuốt);
(((p ⊃ q) & ( ¬ p ⊃ r)) & ((q ∨ r) ⊃ s)) ⊃ s 84
3. A + B = B + A (tính chất giao hoán của phép cộng);
4. A + (B + C) = (A + B) + C (tính chất kết hợp của phép cộng);
5. A . B = B . A (tính chất giao hoán của phép nhân);
6. A . (B . C) = (A . B) . C (tính chất kết hợp của phép nhân);
7. A . (B + C) = A.B + A.C (tính chất phân phối của phép cộng đối
với phép nhân);
8. A + (B . C) = (A + B) . (A + C ) (tính chất phân phối của phép
nhân đối với phép cộng);
9. A + (A.B) = A (luật giản lược);
10. A.(A+B) = A (luật giản lược);
11. A + A = 1 ; (định nghĩa số 1);
12. A . A = 0 ; (định nghĩa số 0);
13. A = A (luật hoàn nguyên);
14. A + B = A . B (luật De Moorgan);
15. A . B = A + B (luật De Moorgan);
Trong bất kỳ một đẳng thức logic nào, nếu thay một biểu thức (tức là một
công thức) nào đó bằng một biểu thức khác tương đương với nó thì đẳng thức vẫn
xác lập.
Các ví dụ:
1. A + 1
= A + (A + A)
= (A + A) + A
= A + A
= 1.
2. A + 0
= A + (A .A)
= A.
3. A.1
= A . (A + A)
= A.
4. A.0
= A.(A.A)
= (A.A).A 85
= A.A
= 0.
5. ((A & B) ∨ (A & ¬B)) ⊃ A
= (A B + AB) + A
= A(B + B ) + A
= A.1 + A = A + A = 1, là quy luật logic.
6. ((¬A ⊃ B) & (¬ A ⊃ ¬B)) ⊃ A
= ((A + B) . (A + B)) ⊃ A
= ((A + B) . (A + B)) ⊃ A
= (A + B) . (A + B) + A
= (A + B) + (A + B) + A
= A.B + A.B + A
= A. (B + B) + A
= A . 1 + A = A + A = 1.
7. A . B + A . B = B
Chứng minh:
A . B + A . B = B (A + A) = B . 1 = B.
8. A + A . B = A + B
Chứng minh:
A + A . B = (A + A ) . (A + B) = 1 . (A + B) = A + B.
86
Chương 6
KHÁI QUÁT VỀ SUY LUẬN
Đến nay chúng ta đã nghiên cứu các hình thức biểu thị tư tưởng cơ bản như
khái niệm và phán đoán. Ngoài những hình thức biểu thị tư tưởng, tư duy còn có
các hình thức sản sinh ra tư tưởng mới từ các tư tưởng đã có, rút ra các tri thức mới
từ tri thức đã biết. Hình thức đó gọi là suy luận.
Suy luận có một vai trò vô cùng to lớn trong nhận thức và trong đời sống.
Trong cả hai lĩnh vực này con người chỉ có được một cách trực tiếp (nhờ quan sát,
làm thí nghiệm, trải nghiệm,... ) một lượng nhỏ thông tin mà thôi. Lượng thông tin
đó hoàn toàn không đủ cho hoạt động của con người. Để có thể hoạt động hiệu quả,
con người phải rút ra nhiều thông tin khác từ các thông tin đã có, tức là phải suy
luận.
Nghiên cứu suy luận là vấn đề trọng tâm của logic học.
I. ĐỊNH NGHĨA VÀ CẤU TRÚC
1. Định nghĩa
Suy luận (còn gọi là suy diễn logic) là hình thức của tư duy, trong đó từ
một số tri thức đã có rút ra tri thức mới.
2. Cấu trúc
Suy luận gồm có hai thành phần là tiền đề và kết luận. Tiền đề là những tri
thức đã biết, hoặc được thừa nhận, làm cơ sở cho suy luận, còn kết luận là tri thức
được rút ra. Tiền đề có thể được tạo thành từ nhiều tri thức, sự kiện khác nhau.
Mỗi sự kiện hay tri thức trong phần tiền đề cũng được gọi là các tiền đề. Cũng
tương tự như vậy, kết luận có thể bao gồm nhiều tư tưởng, tri thức khác nhau. Mỗi
tri thức hay tư tưởng trong phần kết luận cũng được gọi là các kết luận. Trong suy
luận thường có các từ chỉ thị tiền đề, cho biết phần nào đó của nó là phần tiền đề;
hoặc là từ chỉ thị kết luận, cho biết phần nhất định nào đó của suy luận là kết luận.
Các từ chỉ thị tiền đề trong tiếng Việt rất đa dạng. Một số từ trong đó là : vì, bởi,
do, .... Các từ chỉ thị kết luận cũng rất đa dạng, một số từ thường gặp là : do đó,
vậy, bởi vậy, vì vậy, từ đó, suy ra, ...
87
3. Ví dụ
Ví dụ 1. Toàn cầu hóa là kết quả phát triển của lực lượng sản xuất, là một
quá trình tất yếu. Tuy vậy, toàn cầu hoá hiện nay có ảnh hưởng hai
mặt đối với các nước đang phát triển. Vì vậy, nước ta không thể
quay lưng lại với tiến trình toàn cầu hoá, nhưng phải biết khai thác
những thuận lợi mà quá trình này đem lại và đồng thời phải hạn chế
những ảnh hưởng tiêu cực của nó.
Phần in nghiêng trên đây là một suy luận. Phần từ đầu đến từ "vì vậy" là
tri thức đã biết, đã được thừa nhận, hoặc được giả định, là phần tiền đề. Phần còn
lại là phần kết luận, được rút ra từ phần tiền đề. Trong suy luận này từ "vì vậy"
ngăn cách hai phần tiền đề và kết luận. Có thể coi hai câu trong phần tiền đề là hai
tiền đề. Các phần "nước ta không thể quay lưng lại với tiến trình toàn cầu hoá",
"phải biết khai thác những thuận lợi mà quá trình này đem lại" và "phải hạn chế
những ảnh hưởng tiêu cực của nó (toàn cầu hoá)" là các kết luận của suy luận đang
xét.
Ví dụ 2."Thưa các đồng sự,
Chúng tôi kêu gọi các bạn hãy xem xét tới một triển vọng khác về
tình hình ở VN. Đã gần 10 năm kể từ khi hai nước bình thường
hóa quan hệ. Trong suốt thời gian đó, đất nước chúng ta đã thúc
đẩy mối quan hệ mới này dựa trên sự tôn trọng và hiểu biết lẫn
nhau. Một số những tiến triển tích cực bao gồm:
- Tháng 5-2004, Mỹ và VN đã hoàn thành chuyến công tác thứ 93
về tìm kiếm người Mỹ mất tích với kết quả đến nay là khai quật
822 hài cốt, trong đó nhận dạng và trao trả hơn 500 hài cốt lính
Mỹ về gia đình.
- Sau gần năm năm kể từ khi ký Hiệp định thương mại song phương
(BTA), Mỹ hiện trở thành đối tác thương mại lớn nhất của VN.
- Cập cảng TP HCM tháng 11-2003, tàu Vandergrift trở thành tàu
hải quân đầu tiên của Mỹ thăm VN sau gần 30 năm. Con tàu hải
quân thứ hai của Mỹ dự kiến thăm Đà Nẵng, thành phố của huyền
thoại "biển Trung Hoa" - vào cuối năm nay. Những chuyến thăm
này đang thúc đẩy quan hệ quân sự vốn đã được cải thiện giữa hai
nước.
- Vào ngày 23-6-2004, Tổng thống Bush thông báo VN được đưa
vào danh sách 15 nước tiêu điểm trong kế hoạch khẩn cấp phòng
chống HIV/AIDS. Tổng thống tuyên bố: "Giờ đây, sau những phân
tích kỹ lưỡng từ các nhân viên, chúng tôi tin rằng VN xứng đáng
được nhận sự trợ giúp đặc biệt này. Chúng ta đang để lại sau lưng
lịch sử cay đắng". Tổng thống tiếp tục: "Cùng nhau, chúng ta sẽ
chiến đấu chống lại dịch bệnh. Các bạn đã có thêm một người bạn
mới ở châu Mỹ". 88
- Jerry Jennings, phó trợ lý bộ trưởng ngoại giao về POW/MIA,
thăm VN đầu tháng 6-2004 và trở về Mỹ với một tin nổi bật liên
quan tới việc VN cho phép phía Mỹ tiếp cận với các hồ sơ lưu trữ
quốc gia. Ông tuyên bố: "Tôi rất hài lòng với kết quả các cuộc
thảo luận tại VN. Cam kết từ các quan chức chính phủ cấp cao
nhất mang tới cho chúng ta cơ hội đạt được những kết quả quan
trọng".
Những ví dụ này minh họa cho tiến triển thật sự trong phát triển
quan hệ với VN. Với tư cách là những đồng chủ tịch của nhóm
nghị sĩ Mỹ - Việt được thành lập để thúc đẩy mối quan hệ đang
thăng tiến này, chúng tôi đề nghị quí vị hãy cùng chúng tôi bỏ
phiếu "Chống" cho nghị quyết HR 1587"
32
.
Đoạn văn trên đây là một suy luận, trong đó, từ những tiền đề là các ví dụ
về sự phát triển trong quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Mỹ, các tác giả rút ra kết
luận rằng mối quan hệ đó đang có tiến triển tích cực (và vì thế không nên phá hoại
nó, hãy bỏ phiếu "Chống" cho nghị quyết HR 1587). Ở đây đoạn văn nhỏ cuối
cùng là kết luận của suy luận, toàn bộ phần trên đó là các tiền đề, cụm từ "những ví
dụ này minh họa cho" là phần chỉ thị cả tiền đề và kết luận của suy luận.
II. SUY LUẬN HỢP LOGIC (ĐÚNG LOGIC) VÀ SUY LUẬN ĐÚNG
Không phải suy luận nào cũng được chấp nhận. Chỉ có những suy luận
thỏa mãn những yêu cầu nhất định mới được chấp nhận mà thôi. Những yêu cầu
như vậy phụ thuộc vào các loại suy luận cụ thể và sẽ được nghiên cứu trong các
chương tiếp theo của sách này. Ở đây chúng tôi chỉ nêu các khái niệm suy luận hợp
logic (còn gọi là suy luận đúng về logic) và suy luận đúng mà thôi.
Suy luận hợp logic (valid) là suy luận tuân thủ các quy tắc logic. Ngay cả
khi suy luận có các tiền đề và kết luận sai thì nó vẫn hợp logic, nếu nó tuân thủ các
quy tắc logic. Chẳng hạn, suy luận:
Mọi loài chim đều biết bay,
Đà điểu là loài chim,
Vậy đà điểu biết bay ;
có tiền đề đầu tiên sai, kết luận cũng sai, nhưng vì tuân thủ tất cả các quy tắc logic
nên nó là suy luận hợp logic.
Ngược lại, dù suy luận có tất cả các tiền đề và kết luận đều đúng, nhưng vi
phạm các quy tắc logic thì suy luận đó không hợp logic. Chẳng hạn, suy luận:
32
Đây là bức thư có tiêu đề "Hãy cùng chúng tôi ủng hộ mối quan hệ đang tiến triển tích cực với VN"
do hai nghị sĩ Mỹ Rob Simmons và Lane Evans gửi tới toàn thể thành viên hạ viện trước giờ bỏ phiếu
tại Hạ viện Mỹ về Đạo luật nhân quyền VN 2003 (HR.1587) được Tuổi Trẻ Online giới thiệu (xem
Tuổi Trẻ Online, Thứ Sáu, 16/07/2004, 08:29 (GMT+7)). 89
Trong thời đại toàn cầu hóa, các nước đang phát triển cần phải tham gia
tích cực vào các diễn đàn đa phương để bảo vệ quyền lợi của mình,
Việt Nam đang tham gia tích cực vào các diễn đàn đa phương,
Như vậy Việt Nam là một nước đang phát triển ;
có các tiền đề và kết luận đều đúng, nhưng không thỏa mãn các quy tắc logic, nên
là suy luận không hợp logic.
Suy luận hợp logic, tức là suy luận tuân thủ các quy tắc logic, chính là loại
suy luận trong đó các tiền đề tạo thành cơ sở đầy đủ cho kết luận. Những suy luận
không hợp logic là những suy luận mà tiền đề hoặc không liên quan đến kết luận
(xét về mặt logic) ; hoặc có liên quan đến, nhưng chưa đủ cơ sở để rút ra kết luận;
hoặc là tổng hợp của cả hai trường hợp đó.
Suy luận "Mọi sự vật và hiện tượng xảy ra và tồn tại trong thế giới của
chúng ta đều tuân theo những quy luật nhất định và tạo nên một sự hài hòa tuyệt
diệu. Như vậy chắc chắn có Chúa Trời" rõ ràng có tiền đề đúng, tuy nhiên tiền đó
chưa phải là cơ sở đầy đủ để có thể rút ra được kết luận. Vì thế đây là suy luận
không hợp logic.
Suy luận đúng (sound) là suy luận hợp logic và có các tiền đề và kết luận
đều đúng. Suy luận về đà điểu trên đây là suy luận không đúng, vì nó có một tiền
đề và kết luận sai. Khái niệm suy luận đúng có mức độ trừu tượng hóa thấp hơn
khái niệm suy luận hợp lý. Nếu để xác định xem một suy luận là hợp logic hay
không ta chỉ cần có tri thức logic thôi thì để xác định một suy luận có đúng hay
không ngoài tri thức logic ra, ta cần phải có tri thức về lĩnh vực mà suy luận đó nói
tới. Chẳng hạn, phải có tri thức vật lý nguyên tử và hạt nhân mới có thể xác định
tính đúng sai của suy luận: "Tất cả các trường vật lý đều có hạt truyền tương tác.
Trường hấp dẫn cũng là một trường vật lý. Như vậy trường hấp dẫn cũng có hạt
truyền tương tác". Chính điều này làm cho khái niệm suy luận đúng có giới hạn
ứng dụng hẹp hơn nhiều so với giới hạn ứng dụng của khái niệm suy luận hợp
logic.
Logic hình thức không quan tâm đến nội dung cụ thể của các hạn từ, khái
niệm, phán đoán, ... nên, đối với nó, khái niệm hợp logic (đúng logic) có vai trò
quan trọng hơn khái niệm đúng của suy luận. Trong sách này chúng tôi dùng từ
suy luận đúng để nói đến suy luận hợp logic, tức suy luận đúng logic.
III. CÁC LOẠI SUY LUẬN
1. Phân loại căn cứ vào số lượng tiền đề
Căn cứ vào số lượng tiền đề của suy luận, người ta chia chúng ra thành suy
luận trực tiếp - suy luận có một tiền đề, và suy luận gián tiếp - suy luận có từ hai
tiền đề trở lên.
90
Ví dụ 3:
(a) Vì có một số người ủng hộ việc áp dụng kỹ thuật sinh sản vô
tính với con người, nên không thể nói rằng mọi người đều
phản đối điều này.
(b) Khi hiệp định thương mại với Mỹ được ký kết, cơ hội xuất khẩu
hàng hoá của các công ty nước ta trở nên lớn hơn nhiều nhờ
có được một thị trường rộng lớn. Ngày 14/7/2000 Hiệp định
Thương mại Việt Nam - Mỹ đã được ký kết. Như vậy các công
ty nước ta có được cơ hội lớn hơn nhiều để xuất khẩu hàng
hoá.
Trong ví dụ 3, (a) là suy luận trực tiếp, còn (b) là suy luận có hai tiền đề, là
suy luận gián tiếp.
2. Phân loại căn cứ vào việc sử dụng thông tin chứa trong cấu trúc chủ từ-
thuộc từ của các phán đoán thuộc tính đơn.
Suy luận trong đó không tính đến thông tin chứa trong cấu trúc chủ từ -
thuộc từ có mặt trong các tiền đề được gọi là suy luận với tiền đề phức, hay là suy
luận trong logic mệnh đề. Suy luận trong đó có tính đến loại thông tin nêu trên gọi
là suy luận trong logic vị từ. Một dạng của loại suy luận này mà chúng ta sẽ xét đến
gọi là tam đoạn luận đơn.
Ví dụ 4:
(a) Nếu thị trường vốn ngắn hạn của nước X hoàn toàn bị thả
lỏng, không kiểm soát, thì nền kinh tế của nước X có thể gặp
phải những chao đảo dữ dội. Thị trường vốn ngắn hạn của
nước X bị thả lỏng, không kiểm soát. Vì thế nền kinh tế của
nước X có thể gặp phải những chao đảo dữ dội.
(b) Mọi sinh viên hiện nay đều phải biết sử dụng thành thạo máy vi
tính. Minh là một sinh viên. Vậy Minh phải biết sử dụng thành
thạo máy vi tính.
Ở ví dụ 4 này (a) là suy luận với tiền đề phức, còn (b) là một suy luận
trong logic vị từ.
3. Phân loại theo độ tin cậy của kết luận
Nếu suy luận đảm bảo từ các tiền đề đúng kết luận sẽ chắc chắn đúng thì
loại suy luận đó là suy luận diễn dịch. Còn nếu các tiền đề đúng, nhưng suy luận
không đảm bảo kết luận là chắc chắn đúng thì loại suy luận đó là suy luận quy nạp.
Đây là cách hiểu hiện đại của các thuật ngữ suy luận diễn dịch và suy luận quy nạp.
Còn trong logic truyền thống người ta cho rằng suy luận, trong đó từ tiền đề là tri
thức khái quát rút ra kết luận là tri thức riêng lẻ, thì gọi là suy luận diễn dịch. Suy
luận trong đó từ các tiền đề là các tri thức riêng lẻ ta khái quát hoá lên thành kết
luận là tri thức chung, khái quát, thì gọi là suy luận quy nạp. Ngoài hai loại này còn 91
có dạng suy luận thứ ba là tương tự, hay còn gọi là loại suy, là loại suy luận, trong
đó từ tri thức về một đối tượng hay một mối quan hệ nào đó, dựa trên sự tương
đồng của đối tượng hay quan hệ này với một đối tượng hay quan hệ khác nhận
được tri thức về đối tượng hay quan hệ thứ hai này.
Các tam đoạn luận đơn đã dẫn trên đây là các ví dụ suy luận diễn dịch. Nếu
trong ví dụ 4(b) ta thấy có tiền đề là quy luật chung, khái quát "Mọi sinh viên hiện
nay đều phải biết sử dụng thành thạo máy vi tính", từ đó người ta rút ra kết luận là tri
thức về một đối tượng sinh viên riêng lẻ "Minh phải biết sử dụng thành thạo máy vi
tính" theo đúng như quan điểm truyền thống về diễn dịch, thì ở ví dụ 4(b) khó nói
rằng tri thức trong các tiền đề khái quát hơn so với tri thức có trong kết luận, vì cũng
đều nói về cùng một đối tượng (nước X). Rõ ràng là ở đây quan điểm hiện đại về
diễn dịch hợp lý hơn.
Sau đây là một suy luận quy nạp (theo cả hai quan điểm truyền thống và
hiện đại".
Ví dụ 5:
Aristote, Descartes, Newton, Leibniz, Poincaré, Einstein, Bohr,
Heizenberg đều là các nhà khoa học tự nhiên vĩ đại và đều là các
nhà triết học lớn. Vậy các nhà khoa học tự nhiên vĩ đại đều là các
nhà triết học lớn.
Trong ví dụ này ta thấy từ các trường hợp riêng Aristote, Descartes,
Newton, Leibniz, Poincaré, Einstein, Bohr, Heizenberg nêu trong tiền đề, người ta
đã khái quát hóa thành quy luật chung về tất cả các nhà khoa học tự nhiên vĩ đại
trong kết luận.
Ví dụ 6 sau đây là suy luận tương tự.
Ví dụ 6:
Những giọt nước lớn không bền, chúng bị phân rã thành các giọt
nước nhỏ hơn. Các nguyên tử lớn cũng giống như giọt nước. Vậy
các nguyên tử có nguyên tử lượng lớn, tức là có kích thước lớn,
cũng không bền, sẽ bị phân rã thành các nguyên tử nhẹ hơn.
Trong ví dụ trên đây căn cứ vào sự giống nhau của giọt nước và nguyên tử
mà từ sự phân rã của những giọt nước lớn người ta đi đến kết luận về sự phân rã
của các nguyên tử có nguyên tử lượng lớn.
Trong sách này chúng ta sử dụng quan niệm hiện đại về diễn dịch và quan
niệm truyền thống về quy nạp và loại suy. Ta sẽ xét một số dạng suy luận diễn dịch
và suy luận quy nạp, suy luận tương tự.
92
Chương 7
SUY LUẬN TRỰC TIẾP
(Suy luận một tiền đề)
I. ĐỊNH NGHĨA VÀ VÍ DỤ
Suy luận trực tiếp là loại suy luận diễn dịch, gồm có một tiền đề và một kết
luận. Suy luận trực tiếp với tiền đề và kết luận là các phán đoán phức sẽ được xem
xét trong chương 9. Trong chương này chúng ta chỉ xét đến suy luận trực tiếp với
các tiền đề và kết luận đều là phán đoán thuộc tính đơn.
Ví dụ 1. Từ tiền đề Người Việt Nam yêu hòa bình ta rút ra kết luận Người
Việt Nam không thích chiến tranh.
Trong ví dụ 1, "Người Việt Nam yêu hòa bình" và "Người Việt Nam không
thích chiến tranh" đều là các phán đoán thuộc tính đơn.
Ví dụ 2. Một số ngôi sao hiện nay ta đang nhìn thấy đã tắt từ lâu. Từ đây ta
có kết luận Một số ngôi sao đã tắt từ lâu hiện nay ta đang nhìn
thấy.
Cũng như ví dụ trên, trong ví dụ 2 cả tiền đề và kết luận đều là phán đoán
thuộc tính đơn.
Về sau chúng ta sẽ thấy trong các suy luận trực tiếp thông thường tiền đề
và kết luận là các phán đoán tương đương với nhau (trừ trường hợp đảo ngược
phán đoán dạng A).
Trong cuộc sống, suy luận trực tiếp là dạng suy luận được sử dụng rất phổ
biến. Lý do của việc này là, thứ nhất, khi cần nhắc lại một tư tưởng, một câu nói
nào đó, người ta thường không muốn nhắc lại nguyên văn, mà chỉ nhắc lại nội
dung tương đương, còn lời văn khác đi để tránh nhàm chán; và thứ hai, mặc dù
phán đoán ban đầu (tiền đề) và phán đoán thu được (kết luận) tương đương nhau về
mặt logic, nhưng hiệu quả ngôn ngữ, tâm lý đối với người nghe thì khác nhau, nên
có thể sử dụng suy luận trực tiếp để nhấn mạnh ý nào đó, hay lưu ý mặt nào đó, ...
II. CÁC LOẠI SUY LUẬN TRỰC TIẾP
1. Đảo ngược phán đoán
Đảo ngược phán đoán là đổi chỗ chủ từ và vị từ của phán đoán ban đầu cho
nhau, giữ nguyên chất (khẳng định hoặc phủ định) của phán đoán. 93
Ví dụ, phán đoán Một số sinh viên học logic đảo ngược thành Một số người
học logic là sinh viên. Trong ví dụ này ta thấy ở phán đoán tiền đề chủ từ S là "sinh
viên", thuộc từ P là "người học logic". Còn ở phán đoán kết luận "người học logic"
lại là chủ từ S, còn thuộc từ là "sinh viên".
Đảo ngược phán đoán là suy luận diễn dịch nên ta không thể thu được kết
luận với nhiều thông tin hơn phán đoán tiền đề. Điều này có nghĩa là từ không chu
diên trong phán đoán tiền đề sẽ không chu diên trong phán đoán kết luận.
Các dạng phán đoán thuộc tính đơn đảo ngược như sau:
S+
a P -
⇒ P -
i S -
Ví dụ 3. Mọi loài chim đều biết bay ⇒ Một số loài biết bay là chim
S+
a P +
⇒ P +
a S +
Ví dụ 4. Mọi số chẵn đều chia hết cho 2 ⇒
⇒ Mọi số chia hết cho 2 đều là số chẵn
S+
e P +
⇒ P +
e S +
Ví dụ 5. Người Việt Nam không thích chiến tranh ⇒
⇒ Người Việt Nam yêu hòa bình
S-
i P -
⇒ P -
i S -
Ví dụ 6. Một số loài thú sống dưới nước ⇒
⇒ Một số loài sống dưới nước là thú
S-
i P +
⇒ P +
a S -
Ví dụ 7. Một số loài động vật là loài ăn cỏ ⇒
⇒ Mọi loài ăn cỏ đều là động vật
S-
o P +
không đảo ngược được.
Phán đoán S+
aP -
đảo ngược thành P -
i S -
, mà không thành P a S , nghĩa
là không bảo toàn về lượng, là vì trong tiền đề hạn từ P không chu diên nên nếu kết
luận là P a S thì P chu diên trong kết luận, trái với đòi hỏi của suy luận diễn dịch.
Phán đoán dạng O không đảo ngược được vì lý do tương tự. Trong trường
hợp này phán đoán tiền đề dạng O, nên nếu đảo ngược thì kết luận là phán đoán
phủ định, sẽ có thuộc từ S chu diên. Tuy nhiên S trong tiền đề lại là chủ từ của
phán đoán dạng O, nên không chu diên. Điều này trái với yêu cầu của suy luận diễn
dịch.
Lưu ý Trước khi đảo ngược phán đoán, phải chuẩn hóa nó (nếu nó chưa ở
dạng chuẩn).
2. Đổi chất phán đoán (còn gọi là biến đổi phán đoán)
Đổi chất phán đoán là biến phán đoán từ khẳng định thành phủ định và
ngược lại. 94
Ví dụ, phán đoán Người Việt Nam yêu hòa bình là phán đoán khẳng định,
đổi chất thành phán đoán Người Việt Nam không thích chiến tranh, là một phán
đoán phủ định.
Để đổi chất một phán đoán có thuộc từ P như trong ví dụ trên ta thấy, trước
hết phải tìm khái niệm P mâu thuẫn với khái niệm P. Trong ví dụ trên đây thuộc từ
của phán đoán ban đầu là "yêu hòa bình", thì khái niệm mâu thuẫn với nó là "thích
chiến tranh".
Các dạng phán đoán thuộc tính đơn đổi chất như sau:
S
a P
⇒ S
e P
Ví dụ 8. Mọi người đều mong muốn hạnh phúc ⇒
⇒ Mọi người đều không muốn bất hạnh
S
e P
⇒ S
a P
Ví dụ 9. Mọi người đều không muốn sống cô đơn ⇒
⇒ Ai cũng muốn sống có bầu có bạn
S
i P
⇒ S
o P
Ví dụ 10. Một số nước thế giới thứ ba đi theo con đường XHCN ⇒
⇒ Một số nước thuộc thế giới thứ ba không đi theo con đường tư
bản chủ nghĩa.
S
o P
⇒ S
i P
Ví dụ 11. Một số thanh niên ngày nay không thích lập gia đình ⇒
⇒ Một số thanh niên ngày nay thích sống độc thân.
S
i P
⇒ S
o P
Chú ý: *) Nếu đổi chất phán đoán thứ nhất ta được phán đoán thứ hai nào
đó thì khi đổi chất phán đoán thứ hai này ta được lại phán đoán thứ nhất ban đầu.
**) Đổi chất phán đoán chỉ nên thực hiện khi ta tìm được biểu thức
ngôn ngữ không chứa từ "không" biểu đạt khái niệm mâu thuẫn với thuộc từ của
phán đoán ban đầu. Chẳng hạn, ta không đổi chất phán đoán một số sinh viên là
đoàn viên, vì không tìm được biểu thức tiếng Việt biểu thị khái niệm mâu thuẫn với
khái niệm "đoàn viên", mà lại không chứa từ "không".
3. Đặt đối lập vị từ
Đặt đối lập vị từ là dạng suy luận thu được bằng cách thực hiện lần lượt hai
thao tác (suy luận) đổi chất và đảo ngược phán đoán.
Ví dụ, phán đoán Người Việt Nam yêu hòa bình được đặt đối lập vị từ
thành Những kẻ thích chiến tranh không phải là người Việt Nam.
Các dạng phán đoán thuộc tính đơn được đặt đối lập vị từ như sau:
S
a P
⇒ P
e S 95
Xem ví dụ trên đây.
S
e P
⇒ P
i S
Ví dụ 12. Mọi kẻ buôn vũ khí đều không thích hòa bình ⇒
⇒ Một số kẻ hiếu chiến là người buôn vũ khí.
S
o P
⇒ P
i S
Ví dụ 13. Một số cán bộ nhà nước không kiên quyết đấu tranh loại trừ
tham nhũng ⇒
⇒ Một số người còn nhu nhược, thỏa hiệp với tham nhũng là cán
bộ nhà nước
Phán đoán dạng S i P không đặt đối lập vị từ được (vì dạng S o P
không
đảo ngược được).
4. Suy luận dựa vào hình vuông logic
Khi có tiền đề là một phán đoán thuộc tính đơn, dựa vào các quan hệ đã
được xác định bởi hình vuông logic ta có thể rút ra một số kết luận nhất định.
Chẳng hạn, nếu cho tiền đề S a P, ta rút ra theo cạnh bên (quan hệ phụ thuộc) phán
đoán S i P, theo cạnh trên (quan hệ đối lập trên) phán đoán ¬ (SeP), theo đường
chéo (quan hệ mâu thuẫn) phán đoán ¬ (SoP). Cho phán đoán "Mọi sinh viên đều
phải biết tin học", ta rút ra được các kết luận "Một số sinh viên phải biết tin học";
"Không phải là mọi sinh viên đều không cần biết tin học". Bạn đọc hãy tự rút ra
các kết luận từ các tiền đề là phán đoán thuộc tính đơn các dạng E, I, O.
96
Chương 8
TAM ĐOẠN LUẬN NHẤT QUYẾT ĐƠN
Tam đoạn luận nhất quyết đơn (sau đây ta gọi ngắn gọn là tam đoạn luận
đơn) là một dạng suy luận diễn dịch thông dụng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống
thường ngày. Dạng suy luận này được nhà triết học cổ đại Hylạp Aristote nghiên
cứu kỹ lưỡng từ thế kỷ thứ IV trước công nguyên33
. Ngày nay, trong logic học
người ta đã dùng những phương pháp hiện đại để nghiên cứu loại suy luận này, và
đưa ra những hệ thống chuẩn hóa khác nhau về nó34
. Đặc biệt, đã có nhiều chương
trình về tam đoạn luận đơn được viết cho máy tính. Có thể nói rằng thái độ hoài
nghi hay thậm chí là phủ nhận đối với tam đoạn luận đơn đã từng có lúc ngự trị
trong logic học đã vĩnh viễn lùi vào dĩ vãng. Trong tư duy hàng ngày tam đoạn
luận đơn vẫn có một giá trị không gì có thể thay thế.
I. ĐỊNH NGHĨA VÀ CẤU TRÚC
Tam đoạn luận đơn là suy luận diễn dịch gồm có hai tiền đề và kết luận
đều là các phán đoán thuộc tính đơn (nghĩa là các phán đoán dạng A, E, I, O mà ta
đã nghiên cứu), với đúng ba thuật ngữ khác nhau.
Thuật ngữ (hay còn gọi là hạn từ35
, từ) đóng vai trò chủ từ trong phán đoán
kết luận gọi là tiểu thuật ngữ (hay tiểu từ ), thuật ngữ đóng vai trò thuộc từ của
phán đoán kết luận gọi là đại thuật ngữ (hay đại từ), và thuật ngữ có mặt trong cả
hai tiền đề nhưng không có mặt trong kết luận thì gọi là thuật ngữ trung gian (hay
là trung từ). Người ta hay ký hiệu đại thuật ngữ bằng chữ P, tiểu thuật ngữ bằng
chữ S và thuật ngữ trung gian bằng chữ M. Tiểu thuật ngữ và đại thuật ngữ được
gọi chung là các thuật ngữ biên. Thuật ngữ trung gian có vai trò cầu nối giữa hai
thuật ngữ biên, dựa vào mối liên hệ giữa đại từ với trung từ và giữa tiểu từ với
trung từ mà ta xác định được mối liên hệ giữa đại từ với tiểu từ. Tiền đề chứa đại
thuật ngữ gọi là đại tiền đề. Tiền đề chứa tiểu thuật ngữ gọi là tiểu tiền đề.
Ví dụ 1: Trong tam đoạn luận đơn cổ điển:
33
Xem Aristote, Tuyển tập 4 tập, tập 2, NXB Tư tưởng, Moskva, 1978 (tiếng Nga), tr. 117-347.
34
Xem bản liệt kê vắn tắt các công trình logic hiện đại diễn giải nghiên cứu về tam đoạn luận của
Aristote trong sách đã dẫn, tr. 616-617.
35
Thật ra "hạn từ" và "thuật ngữ" khác nhau, ở đây dùng "hạn từ" chính xác hơn. Tuy nhiên vì trong
sách báo logic tiếng Việt nhiều người sử dụng "thuật ngữ" nên chúng tôi dùng song song hai từ này
để tạo thuận lợi cho bạn đọc. 97
Mọi người đều phải chết (1)
Socrate là người (2)
Vậy Socrate phải chết (3)
thuật ngữ "Socrate" làm chủ từ trong kết luận nên là tiểu thuật ngữ. Thuật ngữ "phải
chết" làm thuộc từ trong kết luận, nên là đại thuật ngữ. Thuật ngữ "người" có mặt
trong cả hai tiền đề, nhưng không có mặt trong kết luận, nên là thuật ngữ trung gian.
Phán đoán (1) chứa đại thuật ngữ "phải chết", nên là đại tiền đề. Phán đoán (2)
chứa tiểu thuật ngữ "Socrate", vậy nó là tiểu tiền đề.
Ví dụ 2 : Trong tam đoạn luận :
Mọi loài chim đều biết bay (1)
Đà điểu biết bay (2)
Vậy Đà điểu là chim (3)
ta có "đà điểu" là tiểu thuật ngữ, "chim" là đại thuật ngữ , "biết bay" là thuật ngữ
trung gian. Phán đoán (1) chứa đại thuật ngữ, vậy nó là đại tiền đề. Phán đoán (2)
chứa tiểu thuật ngữ, vậy nó là tiểu tiền đề.
Lưu ý :
* Trong tam đoạn luận đơn người ta thường viết đại tiền đề trước, tiểu tiền
đề sau. Nhưng không phải bao giờ cũng nhất thiết phải như vậy. Vì thế, để xác định
một tiền đề là đại tiền đề hay tiểu tiền đề thì ta không thể căn cứ vào vị trí của nó
trong tam đoạn luận đơn, mà phải xét xem nó chứa đại thuật ngữ hay là tiểu thuật
ngữ .
* Các từ "đại thuật ngữ", "tiểu thuật ngữ", "thuật ngữ trung gian" dễ
làm ta lầm tưởng rằng đại thuật ngữ là thuật ngữ có ngoại diên lớn nhất, tiểu thuật
ngữ là thuật ngữ có ngoại diên bé nhất và thuật ngữ trung gian là thuật ngữ có
ngoại diên trung gian trong tam đoạn luận36
. Thật ra không phải với tam đoạn luận
đơn nào ta cũng có thể sắp xếp các thuật ngữ theo độ lớn ngoại diên của chúng. Bởi
vậy, để xác định một thuật ngữ là đại hay tiểu thuật ngữ, hay là thuật ngữ trung
gian, phải căn cứ vào việc nó có mặt hay không trong kết luận, và nếu có thì đóng
vai trò gì trong kết luận.
Ví dụ 3: Trong tam đoạn luận đơn sau đây:
Cá không biết bay (1)
Chim biết bay (2)
Vậy cá không phải là chim (3)
36
Các thuật ngữ "đại thuật ngữ", "tiểu thuật ngữ", "thuật ngữ trung gian" được Aristote định nghĩa
theo độ lớn ngoại diên của chúng. Nhưng cần để ý rằng Aristote định nghĩa như vậy khi ông nghiên
cứu hình I của tam đoạn luận đơn (xem Aristote, Tuyển tập 4 tập, tập 2, NXB Tư tưởng, Moskva,
1978 (tiếng Nga), tr. 124 ...) . 98
Ta có (1) là tiểu tiền đề, mặc dù nó đứng trước (2). (2) là đại tiền đề mặc
dù nó đứng sau (1). "Cá" là tiểu thuật ngữ, "chim" là đại thuật ngữ, "biết bay"là
thuật ngữ trung gian. Rõ ràng ở đây ta không thể nói rằng ngoại diên S nhỏ hơn
ngoại diên P được.
II. HÌNH VÀ KIỂU CỦA TAM ĐOẠN LUẬN ĐƠN
1. Hình của tam đoạn luận đơn
Trung từ trong các tiền đề có thể chiếm các vị trí khác nhau. Trung từ có
thể là chủ từ hoặc thuộc từ trong đại tiền đề, có thể là chủ từ hoặc thuộc từ trong
tiểu tiền đề. Căn cứ vào vị trí đó người ta xác định các hình của tam đoạn luận đơn.
Dễ thấy rằng có tất cả bốn loại hình khác nhau. Các hình đó được biểu diễn như
sau:
Trong các tam đoạn luận đơn thuộc hình 1 trung từ là chủ từ trong đại tiền
đề và là thuộc từ trong tiểu tiền đề.
Trong các tam đoạn luận đơn thuộc hình 2 trung từ là thuộc từ trong cả hai
tiền đề.
Trong các tam đoạn luận đơn thuộc hình 3 trung từ là chủ từ trong cả hai
tiền đề.
Trong các tam đoạn luận đơn thuộc hình 4 trung từ là thuộc từ trong đại
tiền đề và là chủ từ trong tiểu tiền đề.
Tam đoạn luận đơn ở ví dụ 1 thuộc hình 1. Tam đoạn luận đơn ở các ví dụ 2,
ví dụ 3, thuộc hình 2. Tam đoạn luận đơn trong ví dụ 4 sau đây thuộc hình 3:
Ví dụ 4:
Người da đỏ sống trong rừng
Người da đỏ không chặt phá rừng
Vậy một số bộ tộc sống trong rừng không chặt phá rừng.
Tam đoạn luận đơn thuộc hình 4 rất gượng ép, ít khi gặp trên thực tế. Suy
luận sau là tam đoạn luận đơn thuộc hình 4.
Ví dụ 5:
Các loài chim di cư đều sống ở phương bắc 99
Các loài chim sống ở phương bắc đều có bản năng nhận biết mùa
đông sắp đến
Một số loài có bản năng nhận biết mùa đông sắp đến là loài chim
di cư.
Aristote coi hình 1 là hình quan trọng nhất, các tam đoạn luận đơn đúng
thuộc hình này ông coi là hoàn thiện. Tính đúng đắn của các tam đoạn luận đơn
thuộc các hình khác được ông chứng minh bằng cách biến đổi về tam đoạn luận
đơn thuộc hình 1, bằng cách áp dụng các suy luận diễn dịch trực tiếp như đảo
ngược thuần tuý, biến đổi phán đoán, đặt đối lập vị từ , ... và/hoặc đổi chỗ các tiền
đề cho nhau37
. Vì tính gượng ép của các tam đoạn luận đơn thuộc hình 4, Aristote
không nghiên cứu loại hình này. Để đảm bảo tính đầy đủ về mặt logic, loại hình
tam đoạn luận đơn này được các nhà logic về sau nghiên cứu bổ sung thêm.
2. Kiểu của tam đoạn luận đơn
Các phán đoán tiền đề và kết luận trong tam đoạn luận đơn có thể là các
phán đoán đơn dạng A, E, I, hoặc O. Kiểu của một tam đoạn luận đơn là khái niệm
cho biết các phán đoán tiền đề và kết luận của nó có dạng nào. Vì có 4 dạng phán
đoán đơn, nên có tất cả 43
kiểu tam đoạn luận đơn. Nếu phân biệt kiểu tam đoạn
luận đơn theo các hình khác nhau thì có thể nói đến 64 x 4 = 256 kiểu tam đoạn
luận đơn tất cả. Người ta sử dụng ba chữ cái Latinh in hoa để biểu thị kiểu của tam
đoạn luận đơn. Chữ cái thứ nhất cho biết dạng của phán đoán đại tiền đề, chữ cái
thứ hai cho biết dạng của phán đoán tiểu tiền đề, chữ cái thứ ba cho biết dạng của
phán đoán kết luận. Ví dụ, AEO là một kiểu tam đoạn luận đơn có đại tiền đề là
phán đoán dạng A, tiểu tiền đề là phán đoán dạng E, kết luận là phán đoán dạng O.
Một tam đoạn luận đơn là hoàn toàn xác định khi biết hình và kiểu của nó.
Nghĩa là khi biết hình và kiểu, ta hoàn toàn có thể xác định được tam đoạn luận
đơn có đúng hay không.
III. CÁC TIÊN ĐỀ VÀ QUY TẮC CHUNG CỦA TAM ĐOẠN LUẬN ĐƠN
Dễ dàng nhận thấy rằng các tam đoạn luận đơn ở các ví dụ 1, 3 là đúng,
còn các tam đoạn luận ở ví dụ 2 và ví dụ 6 sau đây là sai:
Ví dụ 6:
Một số ngôi sao mà nay ta đang nhìn thấy đã tắt từ lâu.
Một số ngôi sao đã tắt từ lâu là lỗ đen.
Vậy một số ngôi sao mà ta đang thấy là lỗ đen.
37
Chẳng hạn, vì các phán đoán PeM và MeP là tương đương (theo phép đảo ngược phán đoán),
nên tam đoạn luận thuộc hình 2:
PeM, SaM → SeP có thể chuyển thành tam đoạn luận: MeP,
SaM → SeP. 100
Tiên đề và quy tắc của tam đoạn luận đơn là cơ sở để ta có thể phân biệt
được tam đoạn luận đơn nào là đúng và tam đoạn luận đơn nào là sai
38
.
1. Tiên đề
Tiên đề của một lý thuyết là một mệnh đề được thừa nhận - thông thường
là nhờ tính chất hiển nhiên của nó - và không thể chứng minh hay bác bỏ được
39
.
Tiên đề của tam đoạn luận là mệnh đề được thừa nhận làm cơ sở cho học thuyết về
tam đoạn luận, và không thể chứng minh hay bác bỏ được nó trong khuôn khổ của
chính học thuyết này.
Nội dung của tiên đề được phát biểu như sau:
- Về ngoại diên: "khẳng định hay phủ định toàn bộ một loại đối tượng là
đã phủ định hay khẳng định từng đối tượng thuộc loại ấy".
- Về nội hàm: "Thuộc tính của thuộc tính của đối tượng là thuộc tính của
bản thân đối tượng. Cái gì không thuộc về thuộc tính của đối tượng thì cũng không
thuộc về đối tượng".
Hai cách phát biểu tiên đề như trên là tương đương với nhau.
Ta nhận thấy rằng tiên đề của tam đoạn luận đơn gồm có hai phần. Ta hãy
xem phần một trong cách phát biểu thông qua nội hàm. Nếu như đối tượng S có
thuộc tính là M, và M lại có thuộc tính P. Nghĩa là P là thuộc tính của thuộc tính M
của đối tượng S. Khi đó P chính là thuộc tính của S.
Ví dụ 7:
Mọi khoa học (M) đều có phương pháp nghiên cứu riêng (P)
Logic học (S) là khoa học (M)
Vậy logic học (S) có phương pháp nghiên cứu riêng (P).
Ở đây thuật ngữ có phương pháp nghiên cứu riêng là thuộc tính của khoa
học, mà khoa học lại là thuộc tính của logic học. Vậy nên logic học có thuộc tính là
có phương pháp nghiên cứu.
Phần thứ hai của tiên đề trong cách phát biểu này nói rằng: nếu P không
thuộc về bất cứ thuộc tính M nào của đối tượng S thì P cũng không thuộc về S.
Ví dụ 8:
Mọi số nguyên tố (M) đều không chia hết cho 3 (P)
Số 31 (S) là số nguyên tố (M)
Vậy số 31 (S) không chia hết cho 3 (P).
38
Như đã nói ở chương 6, trong sách này "suy luận đúng" có nghĩa là "suy luận hợp logic".
39
Nếu nói chặt chẽ thì tiên đề không thể chứng minh hay bác bỏ được trong khuôn khổ của lý thuyết
có tiên đề đó. Nó có thể được chứng minh hay bác bỏ trong những lý thuyết khác, bao quát hơn. 101
Cách phát biểu tiên đề thông qua ngoại diên có thể biểu diễn bằng sơ đồ
Venn (Cách biểu diễn này chúng ta còn dùng để chứng minh các quy tắc chung của
tam đoạn luận sau này. Về thực chất, cách biểu diễn này dựa trên lý thuyết tập
hợp).
Phần đầu của tiên đề được biểu thị như sau:
Nếu ta có hai sơ đồ h1 (hình 1), h2 (hình 2) về quan hệ giữa các cặp thuật
ngữ M, P và M, S như được biểu diễn sau đây:
thì bất cứ cách kết hợp hai sơ đồ ở hình 1 và hình 2 nào thỏa mãn điều kiện các
hình tròn M trong hình 1 và hình 2 chồng khít lên nhau cũng đều cho ta hình tròn
S nằm hoàn toàn trong hình tròn P (xem hình 3). Sơ đồ ở hình 1 nói rằng M có tính
chất P, hay cũng vậy, mọi đối tượng loại M đều là đối tượng loại P. Nói bằng ngôn
ngữ lý thuyết tập hợp: tập hợp M là tập hợp con của tập hợp P. Sơ đồ ở hình 2 nói
rằng S có tính chất M, hay cũng vậy, mọi đối tượng loại S đều là đối tượng loại M.
Nói bằng ngôn ngữ lý thuyết tập hợp: tập hợp S là tập hợp con của tập hợp M. Sơ
đồ ở hình 3 cho thấy S có tính chất P, hay cũng vậy, mọi đối tượng loại S đều là
đối tượng loại P. Nói bằng ngôn ngữ lý thuyết tập hợp: tập hợp S là tập hợp con
của tập hợp P.
Xét phần sau của tiên đề. Nếu ta có hai sơ đồ biểu thị quan hệ giữa S và M,
P và M như ở hình 4 và hình 5 thì bất cứ cách nào kết hợp hai sơ đồ này thành một
sơ đồ, sao cho hình tròn M chồng khít lên nhau, ta cũng đều có sơ đồ như ở hình 6,
chỉ rõ rằng S và P nằm hoàn toàn bên ngoài nhau, nghĩa là mọi đối tượng S đều
không có tính chất P, hay, cũng vậy, mọi đối tượng loại S đều không là đối tượng
loại P. 102
2. Các quy tắc chung của tam đoạn luận đơn
Trực tiếp sử dụng tiên đề để xác định tính đúng sai của tam đoạn luận đơn
rất không thuận tiện. Bởi vậy, từ các tiên đề đó người ta rút ra các quy tắc và dùng
các quy tắc này để giải quyết vấn đề. Các quy tắc chung của tam đoạn luận đơn có
thể chia ra làm hai loại. Loại thứ nhất là các quy tắc về từ (hay thuật ngữ), loại thứ
hai là các quy tắc về tiền đề.
Trước hết ta xét các quy tắc về từ.
Quy tắc 1: Trung từ (M) phải chu diên ít nhất là ở một tiền đề.
Nếu trung từ không chu diên trong cả hai tiền đề thì quan hệ giữa các đối
tượng được cặp thuật ngữ M, P và M, S phản ánh sẽ hoàn toàn không xác định. Cụ
thể là khi biết đối tượng a có tính chất M, ta hoàn toàn không biết đối tượng a có
tính chất S và tính chất P hay không. Vì vậy, M không làm được vai trò trung gian
giữa S và P.
Nếu trung từ M không chu diên trong cả hai tiền đề thì ta có các trường
hợp sau đây:
Trường hợp 1: Cả hai tiền đề đều là phán đoán dạng A và M là thuộc từ
trong cả hai tiền đề.
Trường hợp 2: Cả hai tiền đề đều là phán đoán dạng I và M là từ bất kỳ
trong các tiền đề đó.
Trường hợp 3: Cả hai tiền đề đều là phán đoán dạng O và M là chủ từ
trong các tiền đề đó.
Trường hợp 4: Một trong hai tiền đề là phán đoán dạng I, M là từ bất kỳ
trong nó, tiền đề kia là phán đoán dạng O và M là chủ từ trong tiền đề đó.
Trường hợp 5: Một trong hai tiền đề là phán đoán dạng A với M là thuộc
từ, tiền đề kia là phán đoán dạng I với M có thể là chủ từ cũng có thể là thuộc từ.
Trường hợp 6 : Một trong hai tiền đề là phán đoán dạng A với M là thuộc
từ. Tiền đề kia là phán đoán dạng O với M là chủ từ.
Ta chỉ ra rằng tất cả các trường hợp đã nêu không có tam đoạn luận đơn
đúng, nghĩa là từ các tiền đề không thể rút ra được kết luận chắc chắn.
Trước hết ta xem xét trường hợp 1. Thật vậy, có thể biểu diễn hai tiền đề
bởi sơ đồ như sau:
103
Kết hợp hai sơ đồ này lại sao cho các hình tròn M hoàn toàn trùng nhau, ta
nhận thấy có thể thu được các kết quả sau (căn cứ vào tiên đề của tam đoạn luận):
Các phán đoán với hai thuật ngữ (S), (P) tương ứng với các kết quả a, b, c, d, lần
lượt là:
a. Tất cả S đều là P,
b. Mọi S đều không phải là P,
c. Một số S không là P,
d. Một số S là P.
Bất cứ kết quả nào trên đây cũng có thể xảy ra, nhưng không kết quả nào là
chắc chắn xảy ra. Bởi vậy, không có kết luận. Hay nói cách khác, mọi kết luận đều
không thỏa đáng.
Bằng cách tương tự, ta dễ dàng kiểm tra các trường hợp còn lại và đi đến
kết luận rằng trong tất cả các trường hợp đó không thể rút ra kết luận chắc chắn từ
các tiền đề.
Ví dụ 9: Xét tam đoạn luận đơn
Vợ tôi là đàn bà
Em là đàn bà
Vậy Em là vợ tôi.
Tam đoạn luận này đơn có hình thức như sau:
Trong đó P là vợ tôi, S là Em, M là đàn bà. Suy luận này sai, vì trung từ
không chu diên trong cả hai tiền đề.
Quy tắc 2: Một từ không chu diên trong tiền đề thì không thể chu diên
trong kết luận.
Vì trung từ không có mặt trong kết luận nên quy tắc này chỉ nói về các
thuật ngữ biên S và P. Quy tắc 2 thể hiện đòi hỏi cơ bản của suy luận diễn dịch -
trong suy luận diễn dịch, thông tin chứa trong kết luận không thể nào nhiều hơn
thông tin đã có trong các tiền đề. Như đã biết ở phần phán đoán, khi một từ chu
P+
a M-
S+
a M-
S+
a P-
104
diên trong phán đoán thì lượng thông tin mà phán đoán cho biết về các đối tượng
mà nó phản ánh là đầy đủ. Ngược lại, khi một từ không chu diên trong phán đoán
thì lượng thông tin mà phán đoán cho biết về các đối tượng mà nó phản ánh là
không đầy đủ. Vì vậy, từ yêu cầu của suy luận diễn dịch dễ dàng suy ra quy tắc 2.
Ta cũng có thể suy ra quy tắc 2 (và các quy tắc 3, 4) bằng cách sử dụng sơ
đồ như đã làm với quy tắc 1. Việc làm này không khó, tuy nhiên khá dài dòng nên
chúng tôi không trình bày ở đây.
Ví dụ 10: Xét tam đoạn luận đơn
Các hành tinh thuộc hệ Mặt trời quay xung quanh Mặt trời,
Sao Bắc đẩu không phải là hành tinh thuộc hệ Mặt trời,
Vậy sao Bắc đẩu không quay quanh Mặt trời.
Tam đoạn luận đơn này có hình thức như sau:
Trong đó quay xung quanh Mặt trời là P, sao Bắc đẩu là S, hành tinh thuộc
hệ Mặt trời là M. Suy luận này sai, đại từ P không chu diên trong tiền đề, nhưng
chu diên trong kết luận.
Lưu ý: Các tam đoạn luận đơn có hạn từ chu diên trong tiền đề nhưng
không chu diên trong kết luận không vi phạm quy tắc 2. Chẳng hạn, tam đoạn luận
đơn trong ví dụ 5 có cấu trúc :
có đại từ P chu diên trong tiền đề, nhưng không chu diên trong kết luận, và không
vi phạm quy tắc 240
.
Sau đây là các quy tắc về tiền đề.
Quy tắc 3: Có ít nhất một trong hai tiền đề là phán đoán khẳng định.
Khi cả hai tiền đề là phán đoán phủ định thì phần đối tượng M được nói
đến trong các tiền đề đó hoàn toàn không có quan hệ gì với các phần đối tượng
tương ứng của S và P. Chính vì vậy M không thể đóng vai trò cầu nối cho S và P
được, nên không thể có kết luận.
40
Một số tác giả phát biểu quy tắc này ở dạng nghiêm ngặt hơn. Cụ thể là đòi hỏi tính chu diên của
các thuật ngữ trong tiền đề và trong kết luận phải giống hệt nhau, nghĩa là nếu một từ không chu diên
trong tiền đề thì nó phải không chu diên trong kết luận, và nếu nó chu diên trong tiền đề thì trong kết
luận cũng phải chu diên.
M+
a P-
S+
e M +
S+
e P+
P+
a M-
M+
a S-
S-
i P-
105
Ví dụ 11: Từ các tiền đề
Tiếp thị không phải là bán hàng rong;
Và: Tiếp thị không phải là công việc dễ dàng;
ta không thể rút ra bất cứ kết luận nào về quan hệ giữa việc bán hàng rong và tính
khó khăn hay dễ dàng của công việc.
Quy tắc 4: Nếu một trong hai tiền đề là phán đoán phủ định thì kết luận
phải là phán đoán phủ định.
Ví dụ 12: Từ các tiền đề
Mọi kẻ tội phạm đều không tránh khỏi bị trừng trị; và
Kẻ hành hung người khác là kẻ tội phạm;
Ta chỉ có thể rút ra kết luận phủ định
Kẻ hành hung người khác không tránh khỏi bị trừng trị.
Quy tắc 5: Từ hai tiền đề khẳng định không thể rút ra kết luận phủ định.
Ví dụ 13: Từ các tiền đề
Các loại ong xây ngăn tổ của mình theo hình lục giác đều; và
Ong bò vẽ cũng là một loài ong;
không thể nào rút ra được kết luận phủ định.
Hệ thống năm quy tắc vừa xem xét là các điều kiện cần và đủ để một tam
đoạn luận đơn là hợp logic, là đúng41
. Nói cách khác, tam đoạn luận đơn thỏa mãn
cả năm quy tắc trên đây là tam đoạn luận đơn hợp logic, đúng, và chỉ những tam
đoạn luận đơn thỏa mãn cả năm quy tắc trên đây mới là tam đoạn luận đơn hợp
logic, đúng, những tam đoạn luận đơn vi phạm các quy tắc này (dù chỉ vi phạm
một quy tắc) là không hợp logic, là sai.
Khi biết kiểu và hình của tam đoạn luận đơn, áp dụng các quy tắc đã biết,
ta có thể xác định tính hợp logic, tính đúng sai của nó. Chẳng hạn, xét tam đoạn
luận đơn kiểu AEE, thuộc hình I. Vì tam đoạn luận đơn thuộc hình I, đại tiền đề là
phán đoán dạng A, nên đại tiền đề là MaP. Vì tam đoạn luận đơn thuộc hình I, tiểu
tiền đề là phán đoán dạng E, nên ta có tiểu tiền đề SeM. Kết luận là phán đoán
dạng E, vậy kết luận là SeP. Xác định tính chu diên của các thuật ngữ trong tiền đề
và kết luận, ta được cấu trúc của tam đoạn luận đơn đã cho:
41
Người ta cũng có thể xây dựng các hệ thống quy tắc khác. Một tam đoạn luận có thể hợp logic
trong hệ thống quy tắc này và không hợp logic trong hệ thống quy tắc khác.
M+
a P-
S+
e M+
S+
e P+
106
Đại từ P không chu diên trong tiền đề, nhưng lại chu diên trong kết luận.
Như vậy quy tắc 2 không được thỏa mãn nên tam đoạn luận đơn đã xét sai.
Ví dụ khác, tam đoạn luận đơn trong ví dụ 3 có cấu trúc :
Nhìn vào cấu trúc này ta thấy các quy tắc chung của tam đoạn luận đơn đều được
thỏa mãn. Thật vậy, quy tắc 1 thỏa mãn vì trung từ M chu diên trong tiểu tiền đề;
quy tắc 2 thỏa mãn, vì cả đại từ và tiểu từ đều chu diên trong tiền đề nên không áp
dụng quy tắc 2; quy tắc 3 thỏa mãn vì có đại tiền đề là phán đoán dạng A, dạng
khẳng định; Quy tắc 4 thỏa mãn, vì có tiểu tiền đề phủ định thì kết quả cũng là
phán đoán dạng E, dạng phủ định; quy tắc 5 thỏa mãn, vì nó không áp dụng cho
trường hợp này, nơi có một tiền đề phủ định. Như vậy, đây là tam đoạn luận đơn
đúng.
Ta xét thêm một số ví dụ.
Ví dụ 14 : Xét xem tam đoạn luận đơn AII-3 đúng hay sai ?
Giải : Tam đoạn luận đơn AII-3 có cấu trúc là
M+
ở đại tiền đề nên quy tắc 1 được thỏa mãn.
Đại từ P ở đại tiền đề không chu diên (P-
), ở kết luận nó cũng không chu
diên (P-
); tiểu từ S ở tiểu tiền đề không chu diên (S-
), ở kết luận nó cũng không chu
diên (S-
), như vậy quy tắc 2 được thỏa mãn.
Cả hai tiền đề đều là phán đoán khẳng định, vậy các quy tắc 3 và 4 được
thỏa mãn.
Cả hai tiền đề đều là phán đoán khẳng định (dạng A và I), kết luậncũng là
phán đoán khẳng định (dạng I), vậy quy tắc 5 cũng được thỏa mãn.
Cả năm quy tắc đều được thỏa mãn, vậy tam đoạn luận đơn AII-3 đúng.
Ví dụ 15: Hãy xét xem tam đoạn luận đơn kiểu AEI, có trung từ là thuộc
từ trong cả hai tiền đề đúng hay sai ?
Giải : Tam đoạn luận đơn đang xét thuộc hình 2, có dạng:
P+
a M-
S+
e M+
S+
e P+
M+
a P-
M-
i S-
S-
i P-
P+
a M-
S+
e M+
S-
i P-
107
Vi phạm quy tắc 4! Tiểu tiền đề là phán định phủ định mà kết luận là phán
đoán khẳng định.
Vậy tam đoạn luận đơn này sai.
Ví dụ 16 : Xét suy luận "Người hay giúp đỡ người khác thường được nhiều
người yêu mến. Người tốt là người hay giúp đỡ người khác. Vậy người tốt thường
được nhiều người yêu mến".
Giải : Ta thấy suy luận này là tam đoạn luận đơn với đại từ P thường được
nhiều người yêu mến, tiểu từ S người tốt, trung từ M người hay giúp đỡ người
khác.
Tam đoạn luận đơn này có cấu trúc:
Xét các quy tắc, ta thấy tam đoạn luận đơn này :
Thỏa mãn quy tắc 1, vì trung từ "người hay giúp đỡ người khác" chu diên
trong đại tiền đề.
Thỏa mãn quy tắc 2, vì không có từ nào không chu diên trong tiền đề mà
chu diên trong kết luận.
Thỏa mãn quy tắc 3, vì cả hai tiền đề đều là phán đoán khẳng định.
Thỏa mãn quy tắc 4, không có tiền đề nào phủ định khi kết luận khẳng
định.
Thỏa mãn quy tắc 5 vì cả hai tiền đề là phán đoán khẳng định thì kết luận
cũng là phán đoán khẳng định.
Như vậy tam đoạn luận đơn này thỏa mãn tất cả các quy tắc của hệ thống,
nó là suy luận hợp logic.
Ta có thể sử dụng thêm nhiều quy tắc khác để xác định tính hợp logic, tức
là tính đúng của tam đoạn luận đơn được nhanh hơn. Chính xác hơn, sử dụng thêm
các quy tắc khác ta có thể, trong một số trường hợp, xác định nhanh hơn xem tam
đoạn luận đơn có sai không. Sau đây ta nêu hai quy tắc như vậy.
Quy tắc 6: Phải có ít nhất một tiền đề là phán đoán toàn thể (chung).
Quy tắc 7: Nếu một trong hai tiền đề là phán đoán bộ phận thì kết luận
phải là phán đoán bộ phận.
Sử dụng các quy tắc 1, 2, 3, 4, ta có thể chứng minh được hai quy tắc 6, 7
vừa nêu. Chúng tôi chứng minh quy tắc 6, còn quy tắc 7 dành lại cho bạn đọc thay
bài tập.
Chứng minh quy tắc 6: Giả sử ngược lại, cả hai tiền đề đều là phán đoán bộ
phận. Khi đó cặp phán đoán tiền đề phải là II, OO, hoặc IO. Nếu cả hai phán đoán
M+
a P
-
S+
a M-
S+
a P
- 108
tiền đề đều dạng I thì trong chúng không có thuật ngữ nào chu diên. Như vậy trung
từ không chu diên lần nào trong tiền đề, mâu thuẫn với quy tắc 1. Vậy trường hợp
này không thể xảy ra. Trường hợp OO cũng không thể xảy ra, vì khi đó cả hai tiền
đề đều là phán đoán phủ định, mâu thuẫn với quy tắc 3. Với trường hợp IO thì
trong hai tiền đề chỉ có một lượt từ (vì trung từ xuất hiện hai lần, mỗi thuật ngữ
biên xuất hiện một lần, nên ta nói lượt từ) chu diên trong tiền đề. Vì có tiền đề dạng
O (phủ định), nên, theo quy tắc 4, kết luận phải là phán đoán phủ định. Như đã
biết, trong phán đoán phủ định, thuộc từ chu diên, nghĩa là đại từ chu diên trong kết
luận. Từ đây, theo quy tắc 2, ta thấy đại từ phải chu diên trong đại tiền đề. Kết hợp
điều này với đòi hỏi của quy tắc 1, phải có ít nhất hai lượt từ chu diên trong tiền đề.
Như vậy, điều kiện này không thể được thỏa mãn! Vậy, cả ba trường hợp đã nêu
đều không thể xảy ra. Giả định ban đầu của chúng ta sai. Quy tắc đã được chứng
minh.
Các quy tắc 1, 2, 3, 4, 5 độc lập với nhau. Nghĩa là không thể rút ra bất cứ
quy tắc nào trong số đó từ các quy tắc còn lại. Nếu một quy tắc có thể rút ra được
từ những quy tắc nhất định nào đó thì với một ví dụ suy luận bất kỳ, nếu nó thỏa
mãn những quy tắc này thì nó cũng phải thỏa mãn quy tắc mà ta xét. Nhờ vậy, để
chứng minh khẳng định về tính độc lập của các quy tắc 1, 2, 3, 4, 5, ta chỉ cần chỉ
ra cho mỗi quy tắc trong số đó một ví dụ mà nó bị vi phạm trong khi các quy tắc
còn lại đều được thỏa mãn.
Chúng tôi dẫn ra ví dụ chứng minh tính độc lập của các quy tắc 1, 2, 3:
Tam đoạn luận đơn
không thỏa mãn quy tắc 1, nhưng thỏa mãn các quy tắc 2, 3, 4, 5.
Tam đoạn luận đơn
không thỏa mãn quy tắc 2, nhưng thỏa mãn các quy tắc 1, 3, 4, 5.
Tam đoạn luận đơn
không thỏa mãn quy tắc 3, nhưng thỏa mãn các quy tắc 1, 2, 4, 5.
P+
e M+
S+
e M+
S+
e P
+
M+
a P
-
M+
a S-
S+
a P
-
M-
i P
-
S-
i M-
S-
i P
-
109
Bạn đọc hãy tự tìm ví dụ để chứng minh tính độc lập của hai quy tắc 4 và
5. (Gợi ý: Khi cố gắng rút các quy tắc này từ các quy tắc còn lại, bạn sẽ gặp những
khó khăn không thể vượt qua. Những khó khăn này xác định ví dụ ta muốn tìm).
Chú ý: Chúng ta có thể gặp các quy tắc sau đây trong một số giáo trình, tài
liệu:
* Trong một tam luận đơn phải có vừa đúng ba từ.
** Trung từ không được có mặt trong kết luận.
Chúng tôi không nêu hai khẳng định này thành quy tắc, vì, thứ nhất, chúng
không thể suy ra được từ tiên đề của tam đoạn luận đơn, và thứ hai, hai khẳng định
này là một phần nội dung định nghĩa và cấu trúc của tam đoạn luận đơn mà ta đã
nói đến ở trên kia. Khẳng định (*) được rút ra từ định nghĩa của tam đoạn luận đơn.
Khẳng định (**) là một phần định nghĩa về trung từ của tam đoạn luận đơn.
Ta không thể sử dụng hai khẳng định này như là các quy tắc để xét tính
đúng sai của tam đoạn luận đơn. Khi gặp một suy luận gồm có hai tiền đề và một
kết luận đều là các phán đoán thuộc tính đơn nhưng chứa hơn ba từ thì ta không thể
kết luận rằng suy luận đó sai
42
. Ta chỉ có thể kết luận rằng suy luận đó không phải
là tam đoạn luận đơn. Và vì vậy, các quy tắc của tam đoạn luận đơn không thể áp
dụng để xác định tính sai của nó.
Ví dụ 17: Trong suy luận sau đây :
Con người biết làm thuốc chữa bệnh (1)
Hải Thượng Lãn Ông là con người (2)
Vậy Hải Thượng Lãn Ông biết làm thuốc chữa bệnh
có bốn thuật ngữ, vì thuật ngữ "con người" trong tiền đề (1) và thuật ngữ "con
người" trong tiền đề (2) khác nhau. Thuật ngữ "con người" trong tiền đề (1) có thể
được thay thế bằng thuật ngữ "loài người", còn ở tiền đề (2) thì không thể. Nhưng
không vì vậy mà ta có thể kết luận rằng suy luận trên sai. Ta chỉ có thể kết luận
rằng suy luận đó không phải là tam đoạn luận nhất quyết đơn mà thôi.
Áp dụng các quy tắc trên đây ta xác định được 24 kiểu tam đoạn luận đơn
đúng sau đây:
42 Có thể suy luận đó vẫn đúng. 110
Hình Kiểu đúng
I AAA, AAI, EAE, EIO, AII, EAO
II AEE, EAE, AOO, EIO, AEO, EAO
III AAI, AII, IAI, EAO, OAO, EIO
IV AAI, AEE, IAI, EAO, EIO, AEO
Hai kiểu tam đoạn luận đơn được gọi là "yếu" và "mạnh" tương ứng là hai
kiểu thuộc cùng một loại hình, cùng có các tiền đề giống nhau, kết luận của kiểu
"yếu" là phán đoán lệ thuộc kết luận của kiểu "mạnh" (kết luận của kiểu "mạnh" là
phán đoán dạng A thì kết luận của kiểu "yếu" là phán đoán dạng I; kết luận của
kiểu "mạnh" là phán đoán dạng E thì kết luận của kiểu "yếu" là phán đoán dạng
"O"). Cũng sử dụng hệ thống gồm năm quy tắc {1, 2, 3, 4, 5} (hoặc hệ thống gồm
bảy quy tắc đã xét, là hệ thống tương đương với nó) để xét các kiểu đúng của tam
đoạn luận đơn, rồi loại bỏ đi các kiểu "yếu" nếu đã có các kiểu "mạnh" tương ứng,
thì ta được 19 kiểu đúng truyền thống - thường gọi là các kiểu đúng Aristote.
Đó là:
Hình Kiểu đúng
I AAA, EAE, EIO, AII
II AEE, EAE, AOO, EIO
III AAI, AII, IAI, EAO, OAO, EIO
IV AAI, AEE, IAI, EAO, EIO
Ngoài hệ thống các quy tắc chung mà ta đã xét, người ta còn để ý đến một
hệ thống khác, nhận được bằng cách bổ sung vào hệ thống đã xét quy tắc sau đây:
Quy tắc 8. Từ hai tiền đề toàn thể không thể rút ra kết luận bộ phận.
Với hệ thống này, ta có 15 kiểu tam đoạn luận đơn đúng sau đây:
Hình Kiểu đúng
I AAA, EAE, EIO, AII
II AEE, EAE, AOO, EIO
III AII, IAI, OAO, EIO
IV AEE, IAI, EIO
Việc thừa nhận quy tắc 8 là cần thiết nếu thừa nhận các khái niệm rỗng.
Trong trường hợp không thừa nhận khái niệm rỗng - như trong logic truyền thống -
thì việc chấp nhận quy tắc 8 sẽ loại bỏ một số kiểu tam đoạn luận đơn đúng từ quan
điểm của lý thuyết tập hợp và logic vị từ. 111
Trong phần này, vì thừa nhận quan điểm không chấp nhận khái niệm rỗng,
chúng ta không thừa nhận quy tắc 8.
3. Các quy tắc hình
Ngoài các quy tắc chung, không phụ thuộc vào loại hình, các hình khác nhau
còn có các quy tắc riêng cho mình. Các quy tắc của các hình có thể rút ra được từ các
quy tắc chung, nghĩa là tam đoạn luận đơn thỏa mãn các quy tắc chung thì nhất thiết
thỏa mãn các quy tắc hình.
Hình 1 có hai quy tắc:
Quy tắc 1.1. Đại tiền đề là phán đoán toàn thể.
Quy tắc 1.2. Tiểu tiền đề là phán đoán khẳng định.
Chứng minh quy tắc 1.2. Giả sử ngược lại, tiểu tiền đề là phán đoán phủ
định. Khi đó, theo quy tắc 4, kết luận phải là phán đoán phủ định. Vì vậy, đại từ
chu diên trong kết luận (là thuộc từ của phán đoán phủ định). Tiểu tiền đề là phán
đoán phủ định nên, theo quy tắc 3, đại tiền đề phải là phán đoán khẳng định.
Nhưng khi đó, vì đại từ là thuộc từ của phán đoán khẳng định, nên nó không chu
diên trong đại tiền đề. Vậy là đại từ không chu diên trong đại tiền đề, nhưng chu
diên trong kết luận, vi phạm quy tắc 2, tam đoạn luận đơn sai. Vậy, tiểu tiền đề
không thể là phán đoán phủ định, phải là phán đoán khẳng định.
Chứng minh quy tắc 1.1. Tam đoạn luận đơn thuộc hình 1, vậy tiểu tiền đề
là S - M. Theo quy tắc 1.2 tiểu tiền đề là phán đoán khẳng định, vậy trung từ
không chu diên trong tiền đề này, vì là thuộc từ trong phán đoán khẳng định. Như
vậy, trung từ phải chu diên trong đại tiền đề. Trong đại tiền đề, trung từ là chủ từ
nên nó chỉ chu diên khi đại tiền đề là phán đoán toàn thể. Vậy đại tiền đề là phán
đoán toàn thể. Chứng minh xong.
Hình 2 cũng có hai quy tắc :
Quy tắc 2.1. Đại tiền đề là phán đoán toàn thể.
Quy tắc 2.2. Một trong hai tiền đề là phán đoán phủ định.
Chứng minh quy tắc 2.2. Tam đoạn luận đơn thuộc hình 2 có trung từ M là
thuộc từ trong cả hai tiền đề. Trung từ phải chu diên ít nhất một lần, vậy phải có
tiền đề phủ định thì trung từ mới chu diên được. Cũng chỉ có thể có nhiều nhất một
tiền đề phủ định mà thôi, theo quy tắc 3. Như vậy, tam đoạn luận đơn thuộc hình 2
có một tiền đề phủ định.
Chứng minh quy tắc 2.1. Theo quy tắc 2.2, tam đoạn luận đơn thuộc hình 2
có một tiền đề phủ định. Khi đó, theo quy tắc 4, kết luận của nó cũng phải là phán
đoán phủ định, và vì thế đại từ P chu diên trong kết luận. Như thế nó cũng phải
chu diên trong đại tiền đề. Trong hình 2 đại từ P là chủ từ của đại tiền đề, nó chỉ có
thể chu diên khi đại tiền đề là phán đoán toàn thể. Vậy đại tiền đề là phán đoán
toàn thể. 112
Các quy tắc cho các hình 3 và 4 chúng tôi dành để các bạn tự chứng minh,
như là các bài tập.
Hình 3 có hai quy tắc:
Quy tắc 3.1. Tiểu tiền đề là phán đoán khẳng định.
Quy tắc 3.2. Kết luận là phán đoán bộ phận.
Các quy tắc hình 4:
Quy tắc 4.1. Nếu có tiền đề là phán đoán phủ định thì đại tiền đề là
phán đoán toàn thể.
Quy tắc 4.2. Nếu đại tiền đề là phán đoán khẳng định thì tiểu tiền đề là
phán đoán toàn thể.
Quy tắc 4.3. Nếu tiểu tiền đề là phán đoán khẳng định thì kết luận là
phán đoán bộ phận.
Lưu ý : Các quy tắc hình là điều kiện cần, nhưng không phải là điều kiện đủ
để tam đoạn luận đơn đúng. Nghĩa là không thỏa mãn các quy tắc hình 1 thì tam
đoạn luận đơn thuộc hình 1 sai ; tuy nhiên thỏa mãn tất cả các quy tắc hình 1, tam
đoạn luận đơn thuộc hình 1 cũng chưa chắc đã đúng. Chẳng hạn, tam đoạn luận đơn
thuộc hình 1 : "Mọi sinh viên đều học tin học. Mai là sinh viên. Vậy Mai không học
tin học" rõ ràng là sai (đại từ không chu diên trong tiền đề, nhưng chu diên trong kết
luận, vi phạm quy tắc 2), mặc dù nó thỏa mãn cả hai quy tắc của hình 1. Với các hình
khác cũng tương tự.
IV. TAM ĐOẠN LUẬN ĐƠN GIẢN LƯỢC
1. Định nghĩa
Trong những tam đoạn luận đơn mà ta đã xét cho đến nay cả hai tiền đề và
kết luận luôn được nêu rõ. Tam đoạn luận đơn như vậy gọi là tam đoạn luận đơn
đầy đủ. Trong thực tiễn suy luận người ta có thể không nêu rõ một tiền đề nào đó,
hoặc không nêu rõ kết luận. Ví dụ, thay vì nêu tất cả các tiền đề và kết luận như ở
ví dụ 1, người ta có thể chỉ nói:
Mọi người đều phải chết
Vậy Socrate phải chết.
Hoặc chỉ nói:
Socrate là người
Vậy Socrate phải chết.
Và cũng có thể chỉ nói:
Mọi người đều phải chết
Mà Socrate là người. 113
Những suy luận như vậy gọi là tam đoạn luận đơn giản lược.
Người ta có thể lược bỏ tiểu tiền đề (như cách nói đầu tiên ở ví dụ trên
đây), hoặc đại tiền đề (như cách nói thứ hai ở ví dụ trên đây), hoặc lược bỏ kết luận
(như cách nói thứ ba ở ví dụ trên đây).
2. Phục hồi tiền đề hoặc kết luận trong tam đoạn luận đơn giản lược
Để xác định xem một kết luận nào đó của suy luận là đúng hay sai ta phải
biết được suy luận đó có tuân theo các quy tắc hay không, và các tiền đề có đúng
hay không. Trong tam đoạn luận đơn giản lược, các tiền đề hoặc kết luận đã được
lược bỏ, nên muốn xác định được tính đúng sai của kết luận, ta phải phục hồi lại
chúng.
Để phục hồi lại tiền đề hoặc kết luận bị lược bỏ ta căn cứ vào các quy tắc
chung của tam đoạn luận đơn. Ví dụ, cho biết tam đoạn đơn luận đơn giản lược có
tiền đề còn lại là MaP và kết luận là SaP, ta xác định tiền đề còn lại như sau:
Rõ ràng tiền đề bị lược bỏ là tiểu tiền đề. Như đã biết, trong tiểu tiền đề
luôn có hai thuật ngữ S và M. Ta còn phải xác định kiểu của phán đoán này và xác
định xem trung từ là chủ từ hay thuộc từ của nó. Kết luận là phán đoán khẳng định,
và là phán đoán chung. Vậy căn cứ vào các quy tắc 4 và 6 suy ra tiểu tiền đề là
phán đoán khẳng định chung, nghĩa là phán đoán dạng A. Xét hai phán đoán SaM
và MaS ta thấy chỉ phán đoán SaM có S chu diên và vì vậy thỏa mãn quy tắc 2. Vậy
tiền đề cần phải phục hồi là SaM.
V. SUY LUẬN VỚI NHIỀU TIỀN ĐỀ LÀ PHÁN ĐOÁN NHẤT QUYẾT
ĐƠN (TAM ĐOẠN LUẬN PHỨC HỢP)
1. Định nghĩa và cấu trúc
Tam đoạn luận phức hợp là suy luận hợp thành từ hai hay nhiều tam đoạn
luận đơn, trong đó kết luận của tam đoạn luận đơn đứng trước làm một trong hai
tiền đề cho tam đoạn luận đơn kế tiếp. Kết luận của tam đoạn luận đơn cuối cùng là
kết luận của tam đoạn luận phức hợp.
Ví dụ 18:
(1) Kim loại là chất có cấu tạo mạng tinh thể
(2) Chất có cấu tạo mạng tinh thể dẫn điện tốt
(3) Vậy kim loại dẫn điện tốt
(4) Đồng là kim loại
(5) Vậy đồng dẫn điện tốt.
Trong suy luận trên đây các phán đoán (1), (2) và (3) hợp thành tam đoạn
luận đơn thứ nhất, (1) và (2) là các tiền đề, (3) là kết luận. Các phán đoán (3), (4)
và (5) tạo thành tam đoạn luận đơn thứ 2. (3) và (4) là các phán đoán tiền đề, (5) là
phán đoán kết luận. Phán đoán (3) vừa là kết luận của tam đoạn luận đơn thứ nhất 114
vừa là đại tiền đề của tam đoạn luận đơn thứ hai. Phán đoán (5) vừa là kết luận của
tam đoạn luận đơn thứ hai vừa là kết luận của tam đoạn luận phức hợp.
2. Các loại tam đoạn luận phức hợp
Tam đoạn luận phức hợp thường được chia thành hai loại chính. Nếu kết
luận của tam đoạn luận đơn đứng trước làm đại tiền đề cho tam đoạn luận đơn tiếp
theo thì ta có tam đoạn luận phức hợp tiến. Ngược lại, nếu kết luận của tam đoạn
luận đơn đứng trước làm tiểu tiền đề cho tam đoạn luận đơn tiếp theo thì ta có tam
đoạn luận phức hợp lùi. Sự phân chia này chỉ tiện lợi khi suy luận được tạo thành
từ hai tam đoạn luận đơn thành phần. Trong trường hợp suy luận được tạo thành từ
ba hoặc nhiều tam đoạn luận đơn thành phần hơn có thể xảy ra tình trạng kết luận
của tam đoạn luận đơn thứ nhất là đại tiền đề của tam đoạn luận đơn thứ hai, nhưng
kết luận của tam đoạn luận đơn thứ hai lại là tiểu tiền đề của tam đoạn luận đơn thứ
ba. Như vậy thì không thể nói suy luận là tiến hay lùi.
3. Tính đúng sai của tam đoạn luận phức hợp
Vì tam đoạn luận phức hợp được cấu thành từ các tam đoạn luận đơn nên
tính đúng sai của chúng cũng được xác định căn cứ vào tính đúng sai của các tam
đoạn luận đơn thành phần của nó. Cụ thể là tam đoạn luận phức hợp đúng và chỉ
đúng khi tất cả các tam đoạn luận nhất quyết đơn tạo nên nó đều đúng,
Cũng như tam đoạn luận đơn, trong tam đoạn luận phức hợp người ta cũng
có thể lược bớt một số tiền đề và kết luận. Khi đó suy luận được gọi là tam đoạn
luận phức hợp giản lược. Ví dụ, tam đoạn luận phức hợp cho trên đây có thể được
giản lược thành:
Kim loại là chất có cấu tạo mạng tinh thể
Chất có cấu tạo mạng tinh thể dẫn điện tốt
Đồng là kim loại
Vậy đồng dẫn điện tốt. 115
Chương 9
SUY LUẬN VỚI TIỀN ĐỀ LÀ PHÁN ĐOÁN PHỨC
I. ĐỊNH NGHĨA VÀ TÍNH HỢP LOGIC
1. Định nghĩa
Suy luận với tiền đề là phán đoán phức (từ đây về sau trong những trường
hợp không gây hiểu lầm ta gọi ngắn gọn là suy luận với tiền đề phức) là suy luận
có một số tiền đề là phán đoán phức, hoặc tất cả các tiền đề là phán đoán phức.
Trong các dạng suy luận khác (diễn dịch trực tiếp với tiền đề là phán đoán
đơn, tam đoạn luận đơn, tam đoạn luận phức hợp) người ta có tính đến cấu trúc chủ
từ - thuộc từ của các phán đoán tiền đề. Suy luận với tiền đề là phán đoán phức,
còn gọi là suy luận trong logic mệnh đề, không sử dụng đến thông tin chứa trong
cấu trúc ấy, mà chỉ quan tâm đến các thông tin chứa trong các liên từ logic kết nối
các phán đoán đơn thành phán đoán phức. Trong logic học hiện đại những dạng
suy luận này được khảo sát cặn kẽ bởi logic mệnh đề. Thật ra, trong thực tiễn nhận
thức, con người cũng thường sử dụng những suy luận với tiền đề phức có sử dụng
đến thông tin chứa trong cấu trúc chủ từ - thuộc từ của các phán đoán đơn là tiền đề
hoặc là thành phần của tiền đề phức trong suy luận43
. Tuy nhiên vì giới hạn của
chương trình nhập môn logic và khuôn khổ có hạn của sách này chúng tôi không
xem xét loại suy luận như vậy ở đây. Chúng tôi giới hạn như vậy còn vì loại suy
luận vừa đề cập có thể coi là dạng tổng hợp của các suy luận với tiền đề đơn và suy
luận với tiền đề phức trong đó không tính đến cấu trúc chủ từ - thuộc từ, và như thế
khi đã nghiên cứu các dạng suy luận vừa nói thì ta cũng tổng hợp được dạng suy
luận đó.
2. Xác định tính hợp logic (tính đúng) của suy luận với tiền đề là phán đoán
phức
Suy luận với tiền đề phức là suy luận diễn dịch, và cũng như mọi dạng suy
luận diễn dịch khác, nếu suy luận với tiền đề phức hợp logic và tất cả các tiền đề
đều đúng thì kết luận của nó chắc chắn sẽ đúng. Người ta đã chứng minh được rằng
những hệ thống logic mệnh đề thông dụng đảm bảo được tính chất: nếu kết luận
của suy luận đúng trong mọi trường hợp mà các tiền đề đều đúng thì suy luận đó
tuân thủ các quy tắc logic của hệ thống, tức là hợp logic là đúng. Vì vậy, với suy
luận phức ta có:
43
Ví dụ như các suy luận trong hệ thống logic vị từ, là hệ logic hàm chứa logic mệnh đề. 116
Suy luận hợp logic - tức là đúng - khi và chỉ khi kết luận của nó đúng trong
mọi trường hợp mà tất cả các tiền đề của nó cùng đúng.
Áp dụng định nghĩa vừa nêu, ngoài phương pháp kiểm tra tính hợp logic
bằng cách kiểm tra sự tuân thủ các quy tắc logic, ta còn có thể tiến hành như sau:
i) Viết các tiền đề và kết luận của suy luận đó dưới dạng các công thức.
ii) Nối các tiền đề với nhau bằng dấu hội (&) để được phần tiền đề, nối
phần tiền đề và phần kết luận bằng dấu kéo theo ⊃. Khi đó ta có được
công thức biểu thị suy luận.
iii) Xác định xem công thức biểu thị suy luận có phải là công thức hằng đúng
hay không. Nếu công thức là hằng đúng thì suy luận hoàn toàn hợp logic,
hoàn toàn đúng. Ngược lại thì suy luận không hợp logic, hay có thể nói
ngắn gọn là sai.
Để xác định xem một công thức nào đó có phải là công thức hằng đúng
hay không ta có thể dùng cách lập bảng chân lý, hoặc bảng ngữ nghĩa như đã
nghiên cứu trong bài phán đoán.
II. SUY LUẬN TỰ NHIÊN VỚI TIỀN ĐỀ PHỨC
1.Một số dạng thức suy luận với tiền đề phức
Với A, B, C, D, A1, A2, ..., An (n là số nguyên dương) là các phán đoán
bất kỳ, trong phần này ta xét một số dạng suy luận đơn giản nhất, thường được sử
dụng trong thực tiễn. Để tiện theo dõi về sau, chúng tôi đánh số các dạng này thống
nhất trong cả chương.
a) Suy luận với tiền đề là phán đoán kéo theo (ngắn gọn: Suy luận kéo
theo).
Đây là suy luận với tiền đề phức có tất cả các tiền đề hoặc một số tiền đề là
phán đoán kéo theo. Nếu suy luận loại này có hai tiền đề thì đôi khi người ta còn
gọi là tam đoạn luận kéo theo44
.
*). Suy luận kéo theo thuần nhất.
Dạng thức 1: A ⊃ B
¬B ⊃ ¬A
(Nếu có A thì có B, vậy nếu không có B thì không có A.)
Biểu thị dưới dạng công thức: (A ⊃ B ) ⊃ (¬B ⊃ ¬A)
Dạng thức suy luận này chỉ có một tiền đề nên là suy luận diễn dịch trực
tiếp.
44
Thuật ngữ "tam đoạn luận kéo theo" được sử dụng không thống nhất, nhiều tác giả coi MP (dạng
thức 3) và MT (dạng thức 4) là các tam đoạn luận kéo theo. 117
Ví dụ: Nếu tam đoạn luận đơn có tiền đề là phán đoán bộ phận thì kết
luận cũng là phán đoán bộ phận. Từ đây suy ra nếu tam đoạn luận
đơn có kết luận là phán đoán chung thì cả hai tiền đề của nó đều
là phán đoán chung.
Dạng thức 2: A1 ⊃ A2
A2 ⊃ A3
...
An ⊃ An+1
A1 ⊃ An+1
trong đó n là số tự nhiên, n > 1.
(Nếu có A1 thì có A2, nếu có A2 thì có A3, ... nếu có An thì có An+1 . Từ đó
suy ra: nếu có A1 thì có An+1).
Biểu thị dưới dạng công thức:
((A1 ⊃ A2 ) & (A2 ⊃ A3) & ... & (An ⊃ An+1)) ⊃ (A1 ⊃ An+1)
Dạng suy luận này thể hiện tính chất bắc cầu của quan hệ kéo theo và quan
hệ suy diễn logic. Nó còn được gọi là tam đoạn luận kéo theo2
.
Ví dụ: Nếu phá rừng thì sẽ bị xói mòn. Nếu bị xói mòn thì đất sẽ bị bạc
màu. Nếu đất bị bạc màu thì năng suất cây trồng giảm. Vậy, nếu
phá rừng thì năng suất cây trồng sẽ giảm.
**). Suy luận kéo theo-thuộc tính đơn.
Tên của dạng suy luận này ta gọi theo dạng thức đơn giản nhất của nó - là
dạng thức suy luận với hai tiền đề trong đó có một tiền đề là phán đoán kéo theo,
còn tiền đề kia là phán đoán thuộc tính đơn.
Dạng thức 3: A ⊃ B, A
B
(Nếu có A thì có B. Có A, vậy có B).
Biểu thị dưới dạng công thức: ((A ⊃ B) & A) ⊃ B
Dạng thức này gọi là dạng thức khẳng định. Người ta thường gọi là quy tắc
Modus Ponens, ký hiệu MP. Lưu ý rằng trong trường hợp tổng quát ở đây A và B
là các phán đoán bất kỳ chứ không nhất thiết phải là phán đoán thuộc tính đơn.
Ví dụ: Nếu trời mưa thì đường ướt, trời hôm nay mưa, vậy đường hôm
nay ướt.
Ví dụ khác: Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn
vào anh bằng đại bác. Anh đã bắn vào quá khứ bằng súng lục, vậy
tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác. 118
Chú ý: Suy luận "Nếu có A thì có B. Không có A, vậy không có B" là suy
luận sai.
Ví dụ: Suy luận "Nếu trời mưa thì đường ướt, trời hôm nay không mưa,
vậy đường hôm nay không ướt" là suy luận sai (rõ ràng không mưa
nhưng có người hắt nước ra đường thì đường vẫn ướt).
Dạng thức 4 (dạng thức phủ định):
A ⊃ B, ¬B
¬A
(Nếu có A thì có B. Không có B, vậy không có A.)
Biểu thị dưới dạng công thức: ((A ⊃ B ) & ¬B) ⊃ ¬A
Dạng thức này được gọi là Modus Tollendo Ponens, ngắn gọn hơn : Modus
Tollens, ký hiệu là MT.
Ví dụ: Nếu môi trường không bị ô nhiễm nặng thì Trái đất không bị ấm
dần lên. Trái đất hiện nay đang bị ấm dần lên, vậy môi trường bị ô
nhiễm nặng.
Ví dụ khác: Nếu người Ai Cập cổ đại không có nền văn minh phát triển
cao thì họ không xây dựng được những công trình vĩ đại như các
Kim tự tháp. Người Ai Cập cổ đại đã xây dựng được các công
trình vĩ đại như các Kim tự tháp, vậy họ có nền văn minh phát
triển cao.
Chú ý: Suy luận "Nếu có A thì có B. Có B, vậy có A" là suy luận sai.
Ví dụ: Suy luận "Nếu số a là số nguyên tố thì số a không chia hết cho 9. Số
a không chia hết cho 9, vậy số a là số nguyên tố" là suy luận sai.
(Thật vậy, số 10 không chia hết cho 9, nhưng số 10 không phải là
số nguyên tố).
b) Suy luận với tiền đề là phán đoán lựa chọn (ngắn gọn: Suy luận lựa
chọn).
Đây là suy luận với tiền đề phức có tất cả các tiền đề hoặc một số tiền đề là
phán đoán lựa chọn. Nếu suy luận loại này có hai tiền đề thì người ta còn gọi là tam
đoạn luận lựa chọn.
*) Tam đoạn luận lựa chọn
Đây là suy luận với tiền đề phức có một tiền đề là phán đoán lựa chọn, một
tiền đề khác là thành phần hoặc phủ định thành phần của phán đoán lựa chọn đó.
Dạng thức 5: A ∨ B , ¬A Dạng thức 6: A ∨ B , ¬A
B B
(Có A hoặc / hay có B. Không có A, vậy có B). 119
Biểu thị dưới dạng công thức: ((A ∨ B) & ¬A) ⊃ B
và: ((A ∨ B) & ¬A) ⊃ B.
Ví dụ: Được biết đã có người rước khách tại khách sạn Phương Đông.
Chỉ có Nam hoặc Hải có thể làm việc này, và Nam không đến rước
khách tại khách sạn nêu trên, vậy Hải đã làm việc này.
Tổng quát hóa các dạng thức 5 và 6 ta được các dạng thức 7 và 8 sau đây.
Dạng thức 7: A1 ∨ A 2 ∨ ...∨ An , ¬A1
A2 ∨ A3 ∨ ...∨ An
Dạng thức 8: A1 ∨ A2 ∨ ...∨ An , ¬A1
A2 ∨ A3 ∨ ...∨ An
Dạng thức 9: A ∨ B , A
¬B
(Có A hoặc có B. Có A, vậy không có B).
Biểu thị dưới dạng công thức: ((A ∨ B) & A) ⊃ ¬B
Lưu ý: Chữ "hoặc" trong dạng thức này phải được hiểu nghiêm ngặt.
Ví dụ: Hoặc Nam học đại học, hoặc anh ta đang thi hành nghĩa vụ quân
sự. Biết rằng Nam đang học đại học, vậy không phải Nam đang thi
hành nghĩa vụ quân sự.
Tổng quát hóa dạng thức 9 vừa khảo sát, ta có dạng thức sau đây.
Dạng thức 10: A1 ∨ A2 ∨ A3 ∨ ... ∨ An, A1
¬A2 & ¬A3 & ... & ¬An
(Có A1, hoặc có A2, hoặc có A3, ... , hoặc có An. Đã có A1, vậy không có
A2, không có A3, ..., không có An,).
Lưu ý: Chữ "hoặc" trong dạng thức này phải được hiểu nghiêm ngặt.
Dạng thức 11: A1 ∨ A2 ∨ A3 ∨ ... ∨ An, A1
¬Ai (i = 2, 3, ... , n)
(Có A1, hoặc có A2, hoặc có A3, ... , hoặc có An. Đã có A1, vậy không có Ai
(i = 2, 3, ..., n)
Dạng thức 11 là phương thức tách rời của dạng thức 10.
**) Song quan luận
Dạng thức 12: A ⊃ B , ¬A ⊃ B
B
(Nếu có A thì có B. Nếu không có A cũng có B. Vậy chắc chắn có B.) 120
Biểu thị dưới dạng công thức: ((A ⊃ B) & (¬A⊃ B)) ⊃ B .
Ví dụ: (Suy luận của Omahr) Nếu sách của các ngài phù hợp với Kinh
Koran thì sách của các ngài thừa nên cần đốt bỏ. Nếu sách của
các ngài không phù hợp với Kinh Koran thì sách của các ngài có
hại nên cần đốt bỏ. Vậy chắc chắn nên đốt bỏ sách của các ngài.
Dạng thức 13: A ⊃ C , B ⊃ C, A ∨ B
C
(Nếu có A thì có C. Nếu có B cũng có C. Đã có A ∨ B, vậy có C.)
Biểu thị dưới dạng công thức:((A ⊃ C) & (B⊃ C)& (A ∨ B)) ⊃ C.
Ví dụ: Nếu chọn thi khối A thì có thể thi vào các trường đại học khối kinh
tế. Nếu chọn thi khối D cũng có thể thi vào các trường đại học
khối kinh tế. Biết rằng bạn chọn thi khối A hoặc D, vậy bạn có thể
thi vào các trường đại học khối kinh tế.
Dạng thức 14: A ⊃ C, B ⊃ D, A ∨ B
C∨ D
(Nếu có A thì có C. Nếu có B cũng có D. Đã có A ∨ B, vậy có C ∨ D.)
Biểu thị dưới dạng công thức:
((A ⊃ C) & (B⊃ D)& (A ∨ B)) ⊃ (C ∨ D).
Ví dụ: Nếu học các ngành kỹ thuật thì bạn cần nhiều tri thức toán học.
Nếu học các ngành ngoại giao, ngoại thương thì bạn cần biết
nhiều ngoại ngữ. Bạn sẽ học các ngành kỹ thuật hoặc các ngành
ngoại giao, ngoại thương, như vậy bạn cần nhiều tri thức toán học
hoặc cần biết nhiều ngoại ngữ.
c) Suy luận theo các công thức De Moorgan.
Trong phần phán đoán phức chúng ta đã làm quen với các cặp phán đoán,
được biểu diễn dưới dạng phán đoán tương đương, gọi là công thức De Moorgan:
¬ (A & B) ≡ (¬A ∨ ¬B) (*)
¬ (A ∨ B) ≡ (¬A & ¬B) (**)
Từ các công thức này ta có bốn dạng thức suy luận.
Dạng thức 15: ¬ (A & B)
¬A ∨ ¬B
Dạng thức 16: (¬A ∨ ¬B
¬ (A & B) 121
Dạng thức 17: ¬ (A ∨ B)
¬A & ¬B
Dạng thức 18: ¬A & ¬B
¬ (A ∨ B)
d) Suy luận Modus Tollens - De Moorgan
Đây là dạng thức suy luận có thể tổng hợp được bằng cách kết hợp các suy
luận theo công thức De Moorgan và Modus Tollens. Tuy nhiên trong thực tế người
ta thường sử dụng chúng mà không ngờ đến suy luận theo quy tắc De Moorgan.
Dạng thức 19: (A ∨ B) ⊃ C, ¬C
¬A & ¬B
(Nếu có A hay B thì có C. Không có C, Vậy không có A, cũng không có
B).
Biểu thị dưới dạng công thức: ((A ∨ B) ⊃ C) & ¬C) ⊃ (¬A & ¬B)
Ví dụ: Nếu biết tiếng Anh hay tiếng Pháp thì anh ấy đã đọc được thông
tin đầy đủ về vấn đề công nghệ công ty đang quan tâm. Nhưng trên
thực tế anh ấy không đọc được thông tin đầy đủ về vấn đề công
nghệ công ty đang quan tâm. Như vậy anh ấy vừa không biết tiếng
Anh, vừa không biết tiếng Pháp.
Dạng thức 20: (A & B) ⊃ C, ¬C
¬A ∨ ¬B
(Nếu có A và có B thì có C. Không có C, vậy không có A, hoặc không có
B).
Biểu thị dưới dạng công thức: ((A & B) ⊃ C) & ¬C) ⊃ (¬A ∨ ¬B)
Ví dụ: Nếu đủ vốn và kinh nghiệm trong kinh doanh thì doanh nhân Việt
Nam không thua kém gì doanh nhân các nước khác. Thế nhưng dễ
nhận thấy là hiện nay các nhà kinh doanh của chúng ta vẫn thua
kém doanh nhân nước ngoài khá xa. Điều đó chứng tỏ hoặc là các
nhà kinh doanh của ta thiếu vốn, hoặc là họ chưa tích lũy đủ kinh
nghiệm.
Ngoài các dạng thức trên đây, trong cuộc sống thực tế người ta còn sử
dụng các dạng thức rất đơn giản khác. Một số dạng thức thường không được nêu
rõ, mặc dù rất thường được sử dụng. Chúng tôi nêu lên hai dạng thức như vậy dưới
đây.
Dạng thức 21: A & B A & B
A B
; 122
Trong dạng thức này ta tách riêng các thành phần A, B từ phán đoán hội A
& B, người ta còn gọi là quy tắc giản lược (Simplification, viết tắt : Simp).
Và ngược lại, nếu có các mệnh đề A và B riêng biệt, ta có thể liên kết
chúng thành một mệnh đề duy nhất A & B , đó là
Dạng thức 22: A, B
A & B
Dạng thức 23: A B
A ∨ B A ∨ B
Đây là dạng thức bổ sung thành phần tuyển.
Chúng tôi nêu lên các dạng thức thông dụng này để việc trình bày các suy
luận được chặt chẽ.
Các dạng thức suy luận đã xét trên đây là những quy tắc rất hay sử dụng
trong thực tiễn suy luận. Muốn suy luận tốt, ta phải sử dụng hàng loạt các quy tắc
như vậy kế tiếp nhau. Các suy luận của chúng ta thông thường được tạo thành từ việc
áp dụng nhiều quy tắc, trong đó một số quy tắc có thể được áp dụng nhiều lần. Khi
tiến hành suy luận, cùng với phương pháp rút ra kết luận từ các tiền đề bằng cách lần
lượt áp dụng các dạng thức suy luận, người ta còn có thể đưa ra các giả định, rồi từ
đó đi đến một nghịch lý, và như vậy có nghĩa là điều giả định sai, mệnh đề mâu
thuẫn với giả định đúng. Mệnh đề đúng này sau đó có thể sử dụng để rút ra kết luận
cần thiết. Trong nhiều trường hợp, việc sử dụng thêm giả định làm cho suy luận trở
nên dễ dàng hơn. Người ta cũng thường sử dụng thêm giả định khi cần rút ra kết luận
dạng mệnh đề kéo theo. Trong phần các ví dụ ứng dụng dưới đây chúng ta sẽ thấy
một số trường hợp sử dụng các giả định như vậy.
2. Các ví dụ ứng dụng
Trong phần này chúng ta xem xét một số ví dụ suy luận, trong đó có áp
dụng liên tiếp nhiều dạng thức suy luận. Trước hết là các ví dụ sử dụng các công
thức mà không gắn nội dung cụ thể, sau đó là các ví dụ với các suy luận bằng lời
nói được chuyển sang dạng công thức tương ứng.
Ví dụ 1. Từ các tiền đề p ⊃ (q ⊃ r), p ⊃ q, p, hãy rút ra kết luận r.
Giải. Ta có
1. p ⊃ (q ⊃ r) giả thiết
2. p ⊃ q giả thiết
3. p giả thiết
4. q 2, 3, mp
5. q ⊃ r 1, 3, mp
6. r 4, 5, mp. Đây chính là kết luận cần thiết. 123
Trong các suy luận sử dụng các dạng thức đã xét ở phần trên, ở phần bên
trái của mỗi dòng ta ghi các công thức nhận được, phía bên phải chỉ rõ công thức
tại dòng đó là giả thiết hay nhận được từ các công thức khác. Nếu công thức nhận
được từ các công thức khác thì phần bên phải cho biết nó nhận được từ những công
thức ở dòng nào, và nhận được theo dạng thức suy luận nào. Trong suy luận trên
đây, các công thức tại các dòng thứ 1, 2, 3 (từ đây về sau gọi ngắn gọn công thức ở
dòng thứ i là công thức i) là các giả thiết (tiền đề). Công thức 4 nhận được bằng
cách áp dụng modus ponens (dạng thức 3) vào các công thức 2, 3. Công thức 5
nhận được bằng cách áp dụng modus ponens vào các công thức 1, 3. Công thức 6
nhận được từ các công thức 4, 5 bằng cách áp dụng modus ponens.
Ví dụ 2. Từ các tiền đề u ∨ s ∨ w, (s ∨ r) ⊃ t, u ⊃ ¬ p, p & ¬ w,
hãy rút ra t.
Giải. Ta có
1. u ∨ s ∨ w giả thiết
2. (s ∨ r) ⊃ t giả thiết
3. u ⊃ ¬ p giả thiết
4. p & ¬ w giả thiết
5. p 4, dt. 21
6. ¬ w 4, dt. 21
7. ¬ u 3, 5, mt
8. s ∨ w 1, 7, dt. 6
9. s 6, 8, dt. 6
10. s ∨ r 9, dt. 23
11. t 2, 10, mp. Đây chính là kết luận cần thiết.
Ví dụ 3. Từ các tiền đề
p ⊃ (q ∨ r), p ∨ u, u ⊃ q, u ⊃ ¬ q, ¬ u ⊃ s, u ∨ ¬ q
hãy rút ra r & s.
Giải. Ta có :
1. p ⊃ (q ∨ r) giả thiết
2 p ∨ u giả thiết
3 u ⊃ ¬ q giả thiết
4. u ⊃ q giả thiết
5. ¬ u ⊃ s giả thiết
6. u ∨ ¬ q giả thiết
7. u giả định
8. ¬ q 3, 7, mp
9. q 4, 7, mp 124
10. ¬ u 8 và 9 mâu thuẫn, vậy giả định 7 sai. Từ
đây các công thức 7 - 9 bị loại bỏ. Các
bước 7 - 10 tạo thành suy luận phụ trợ
giúp rút ra ¬ u.
11. p 2, 10, dt 6
12. q ∨ r 1, 11, mp
13. ¬ q 6, 10, dt 6
14. r 12, 13, dt 6
15. s 5, 10, mp
16. r & s 14, 15, dt 22 Đây chính là kết luận cần
có.
Trong suy luận trên đây ở bước thứ 7 ta đưa ra một giả định, là u, để từ đó tìm
ra ¬ u. Ta dùng một đường kẻ dọc bên trái để đánh dấu phần suy luận tìm ¬ u sinh ra
từ giả định u. Ở bước 13, ta thấy lại cần tìm ¬ q, mặc dầu công thức này đã từng có ở
bước 8. Sở dĩ như vậy là vì bước 8 có được nhờ sử dụng giả định 7, mà giả định này
sai, bị bỏ đi từ bước 9, vậy công thức ở bước 8 vốn phụ thuộc nó cũng phải bị loại trừ,
và về sau không thể sử dụng tiếp.
Ví dụ 4. Từ các tiền đề p ⊃ r, q ⊃ s, p ∨ q hãy rút ra r ∨ s
Giải. Ta có:
1. p ⊃ r tiền đề
2. q ⊃ s tiền đề
3. p ∨ q tiền đề
4. ¬ (r ∨ s) giả định
5. ¬ r & ¬ s 4, DeMorgan
6. ¬ r 5, dt 21
7. ¬ s 5, dt 21
8. ¬ p 1, 6, mt
9. q 3, 8, dt 6
10. s 2, 9, mp
11. r ∨ s 7, 10 mâu thuẫn, vậy giả định 4 sai, điều
ngược lại đúng
Đây là kết luận cần tìm.
Trong suy luận trên đây ta cũng dùng một suy luận trợ giúp. Kết luận của
suy luận trợ giúp này cũng chính là kết luận mà ta cần tìm. Như vậy, vì trong suy
luận này, để tìm kết luận r ∨ s ta giả định điều ngược lại với nó, rồi từ đó đi đến kết
luận thông qua nghịch lý, nên suy luận này thực hiện theo phương pháp phản
chứng.
Ví dụ 5. Cho các tiền đề p ⊃ q, p ⊃ r. Hãy rút ra kết luận p ⊃ (q & r).
Giải. Ta có : 125
1. p ⊃ q tiền đề
2. p ⊃ r tiền đề
3. p giả định
4. q 1, 3, mp
5. r 2, 3, mp
6. q & r 4, 5, dạng thức 22
7. p ⊃ (q & r)
Việc sử dụng giả định trong ví dụ 5 khác với việc sử dụng giả định mà ta
đã quen thuộc trong các ví dụ trước. Ở đây giả định được sử dụng không phải để đi
đến điều ngược lại với nó như trong các ví dụ đã xét, mà để rút ra kết luận dạng
kéo theo. Ta đã biết rằng phán đoán dạng A ⊃ B chỉ sai trong trường hợp A đúng,
B sai. Vậy bây giờ ta sẽ chứng minh được bằng cách giả định A đúng, tức có A.
Khi đó nếu chỉ ra được B cũng đúng thì có nghĩa là A ⊃ B đúng, vì ta đã chỉ ra
được nếu A đúng thì B đúng.
Ví dụ 6. Theo truyền thuyết, người đốt thư viện Alecxandre là Omahr rút ra
kết luận cần đốt sách từ các tiền đề như sau: "Nếu sách của các
ngài đúng với kinh Koran thì sách của các ngài thừa. Nếu sách
của các ngài không đúng với kinh Koran thì sách của các ngài có
hại. Sách thừa hoặc có hại thì cần phải đốt bỏ". Omahr có suy
luận đúng không ?.
Giải. Gọi "sách đúng với kinh Koran", "sách thừa", "sách có hại", " cần
phải đốt bỏ sách" lần lượt là p, q, r, s. Ta có:
1. p ⊃ q tiền đề
2. ¬ p ⊃ r tiền đề
3. (q ∨ r) ⊃ s tiền đề
4. ¬ s giả định rằng không cần phải đốt sách
5. ¬ q & ¬ r từ 3, 4, theo dạng thức 14
6. ¬ q từ 5 tách ra, theo dạng thức 21
7. ¬ p từ 1, 6, theo Modus Tollens
8. ¬ r từ 5 tách ra theo dạng thức 21
9. p từ 2, 6, theo Modus Tollens
10. s từ 4, 7, 9, vì 7 và 9 mâu thuẫn với nhau
nên giả định 4 sai. Cần đốt sách. Đây
chính là kết luận cần tìm.
Giả định ¬ s ở bước 4 dẫn đến nghịch lý vừa có ¬ p ( bước 7), lại vừa có p
(bước 9), nên điều ngược lại với giả định đó mới đúng, nghĩa là có s - cần đốt sách.
Trong suy luận này suy luận phụ trợ đưa lại chính kết luận mà suy luận chính cần.
Như vậy suy luận của Omahr hợp logic. 126
Ví dụ 7. Có ba vị thần Thật Thà, Khôn Ngoan và Dối Trá trong một ngôi
miếu nọ. Thần Thật Thà luôn nói thật, thần Dối Trá luôn nói dối,
còn thần Khôn Ngoan thì lúc nói thật, khi nói dối. Có người khách
hỏi thần bên phải : Ai ngồi cạnh ngài ? Trả lời: Đó là thần Dối Trá.
Sau đó hỏi thần ngồi giữa: Ngài là ai ? Được câu trả lời : Ta là
thần Khôn Ngoan. Hỏi thần bên trái: Ai ngồi cạnh ngài ? và thần
trả lời rằng đó là thần Thật Thà. Từ đó hãy xác định các vị thần là
thần gì.
Giải. Gọi các vị thần bên trái, ngồi giữa và bên phải lần lượt là a, b, c. Các
vị từ thật thà, dối trá, khôn ngoan được ký hiệu lần lượt là T, D, K.
Các vị từ ba ngôi chỉ quan hệ "ai đó nói rằng ai đó là gì đó" là N.
N(a,b,t) nghĩa là a nói rằng b là thần Thật Thà. N(a,b,k) nghĩa là a
nói rằng b là thần khôn ngoan. N(a,b,d) : a nói rằng b là thần dối
trá. Và một số ký hiệu khác tương tự như các ký hiệu sau cùng. Khi
đó ta có :
1. T(a) ∨ T(b) ∨ T(c) tiền đề
2. D(a) ∨ D(b) ∨ D(c) tiền đề
3. K(a) ∨ K(b) ∨ K(c) tiền đề
4. T(a) ∨ K(a) ∨ D(a) tiền đề
5. T(b) ∨ K(b) ∨ D(b) tiền đề
6. T(c) ∨ K(c) ∨ D(c) tiền đề
7. N(a, b, t) tiền đề
8. N(b, b, k) tiền đề
9. N(c, b, d) tiền đề
10. T(b) ⊃ ¬ N(b, b, k) tiền đề (Nếu b là thần Thật
Thà thì b không nói b là Khôn
Ngoan)
11. ¬ T(b) 8, 10, mt (b không phải là
Thật Thà)
12. (T(a) & ¬T(b)) ⊃ ¬ N(a, b, T) Tiền đề (Nếu a là Thật Thà và
b không phải là Thật Thà thì a
không nói b là Thật Thà)
13. (¬T(a) ∨ T(b)) 7, 12, dt 20
14. ¬ T(a) 13, 14, dt 6
15. T(c) 1, 11, 14, dt 5 (áp dụng liên
tiếp 2 lần) 127
16. (T(c) & N(a, b, d)) ⊃ D(b) Tiền đề (Nếu c là Thật Thà và
c nói b là Dối Trá thì b là Dối
Trá )
17. T(c) & N(a, b, d) 9, 15, dt 22
18. D(b) 16, 17, mp (b là thần dối trá)
19. ¬D(a) 2, 18, dt 11
20. K(a) 4, 14, 19 dt 7 (áp dụng liên
tiếp 2 lần)
Như vậy, ta đã tìm ra T(c) - thần bên phải là thần Thật Thà, D(b) -
Thần ngồi giữa là Dối Trá, và K(a) - thần bên trái là thần Khôn
Ngoan.
Nhận xét:
1. Trong ví dụ 7 các tiền đề thường được ngầm hiểu khi suy luận bằng lời đã
được nêu lên rõ ràng. Đó là các tiền đề 1 - 6, 10, 12, 16.
2. Khi có được công thức dạng tuyển A ∨ B ∨ C, muốn xác định xem
thành phần nào đúng trong số A, B và C, ta thử loại bỏ dần từng thành phần. Thành
phần còn lại cuối cùng chính là thành phần đúng. Bằng cách này ta tìm ra T(c)
So sánh các suy luận trong ví dụ 6 và ví dụ 7 với các suy luận tương ứng với
chúng nhưng được trình bày bằng lời nói (ví dụ, bằng tiếng Việt), ta dễ dàng nhận ra
rằng nó rõ ràng và dễ theo dõi hơn nhiều. Nguyên do là, thứ nhất, khi suy luận bằng
công thức mọi tiền đề đều được nêu rõ, trong khi đó thì khi suy luận bằng lời rất
nhiều tiền đề không được nêu rõ, mà ngầm hiểu; thứ hai, khi tiến hành suy luận bằng
lời, để cho người nghe hoặc người đọc hiểu được, ta bắt buộc phải nhắc lại một số
điều đã nói, còn khi trình bày bằng công thức không cần phải nhắc lại điều đã nói.
Nhưng ưu điểm quan trọng nhất của việc trình bày suy luận bằng công thức nằm ở
chỗ nó cho phép ta tìm kiếm lời giải dễ dàng hơn. Hẳn bạn đọc còn nhớ cách giải bài
toán cổ:
"Vừa gà vừa chó,
Bó lại cho tròn,
Ba mươi sáu con,
Một trăm chân chẵn.
Hỏi có mấy gà, mấy chó?"
nếu không dùng đến phương pháp lập phương trình thì khó khăn như thế nào; và
ngược lại, nếu dùng phương pháp lập phương trình thì dễ dàng như thế nào. Dùng
các công thức để tiến hành và biểu thị suy luận cũng làm cho vấn đề trở nên dễ giải
quyết hơn, giống như sử dụng phương trình trong toán học vậy. 128
Ví dụ 8 : Trong ví dụ này chúng ta sử dụng ngôn ngữ tự nhiên để trình bày
một trò chơi logic nổi tiếng và rất có ích cho việc phát triển khả
năng tư duy. Đó là trò chơi đoán màu. Nội dung như sau.
Cho các viên bi thuộc sáu màu xanh, đỏ, tím, vàng, nâu, cam. Mỗi
loại màu ở đây đều có rất nhiều viên. Người ta đã giấu bốn viên bi
trong số đó theo một thứ tự nhất định, mỗi loại màu có thể giấu
một viên, nhiều viên, hoặc không viên nào. Nhiệm vụ của người
chơi là phải đoán ra được màu sắc của các viên bi đã giấu và thứ
tự của chúng. Người chơi được đoán nhiều lần (số lần đoán càng
ít càng tốt), sau mỗi lần đoán đều được cho biết lần đó đã đoán
đúng màu và vị trí (ký hiệu bằng chữ X) được mấy viên, và đoán
đúng màu nhưng sai vị trí (ký hiệu bằng chữ Y) được mấy viên.
Chẳng hạn, các viên được chọn lần lượt là :
Xanh đỏ tím tím
Khi đó các lần đoán và kết quả tương ứng có thể như sau
Đỏ vàng cam tím XY
Tím cam tím xanh XYY
Xanh xanh cam vàng X
Sau đây là lời giải một trò chơi đoán màu với các viên bi đã chọn trước.
Trong bảng sau đây các dòng là các lần đoán và kết quả tương ứng
của chúng.
a b c d kết quả
1 xanh đỏ tím vàng XY
2 đỏ tím xanh cam XX
3 vàng cam đỏ xanh XY
4 tím vàng cam đỏ XYY
5 vàng tím tím cam XXXX
Dòng 1- lần đoán 1 - vì không hề có thông tin nào nên chúng ta lấy
ngẫu nhiên bốn viên bi như trong bảng. Lần đoán thứ 2 ta thay
viên bi vàng bằng viên bi cam để tìm hiểu xem bi vàng và bi cam
có mặt trong số bi được chọn không. Để thu được các thông tin
cho việc xác định vị trí các viên bi, chúng ta đổi vị trí của chúng so
với lần đoán trước. Kết quả số viên bi đúng màu không đổi so với
lần trước, điều này có nghĩa là cả hai viên vàng và cam cùng đúng
màu, hoặc ngược lại, cùng sai màu. Để xác định có phải bi vàng
và bi cam cùng đúng màu hay không, ta đoán lần 3 như trong 129
bảng, có cả bi cam và bi vàng. Kết quả hai viên đúng màu không
giúp trả lời được câu hỏi đã nêu, vì có thể bi cam và bi vàng cùng
đúng, khi đó cả bi xanh và bi đỏ cùng sai; nhưng cũng có thể
ngược lại, cả bi cam và bi vàng cùng sai, khi đó cả bi xanh và bi
đỏ cùng đúng. Dòng 4 cũng có mục đích trả lời cho câu hỏi đã
nêu. Kết quả ba viên đúng màu cho phép kết luận cả hai viên bi
vàng và cam đều đúng, và vì lúc đó xanh và đỏ sai, nên viên bi
đúng màu thứ 3 ở đây là viên màu tím. Kết hợp kết quả vừa rút ra
với kết quả dòng 2 ta biết chắc chắn viên b là bi tím, viên d là bi
cam. Dòng 1 có một viên đúng màu và đúng cả vị trí. Viên đó hiển
nhiên chỉ có thể là viên màu tím hoặc là viên màu vàng. Nhưng
viên màu vàng không thể ở vị trí d. Vậy viên tím ở c là đúng. Từ
đây ta rút được kết luận rằng viên cuối cùng, viên vàng, phải ở vị
trí a. Dòng 5 là kết quả cuối cùng.
3. Một số chiến lược suy luận
Chiến lược 1. Luôn bắt đầu quá trình suy luận bằng cố gắng xác định xem
trong số các tiền đề có mệnh đề kết luận không.
Chiến lược 2. Để tìm kết luận A, giả định ¬ A, sau đó cố gắng chỉ ra một
nghịch lý.
Ví dụ: Từ các tiền đề ¬ p ⊃ q, ¬ p ⊃ ¬ q cần rút ra p.
1. ¬ p ⊃ q tiền đề
2. ¬ p ⊃ ¬ q tiền đề
3. ¬ p giả định
4. q 1, 3, mp
5. ¬ q 2, 3, mp
6. p 4, 5 mâu thuẫn, giả định ¬p sai
Chiến lược 3. Để tìm kết luận dạng A & B, tìm từng thành phần A và B
riêng rẽ, rồi liên kết chúng bằng dạng thức 22.
Ví dụ: Từ các tiền đề p ⊃ r, q ⊃ s, p, q, cần rút ra r & s.
1. p ⊃ r giả thiết
2. q ⊃ s giả thiết
3. p giả thiết
4. q giả thiết
5. r 1, 3, mp
6. s 2, 4, mp
7. r & s 5, 6, dt 22 130
Chiến lược 4. Kết luận có dạng A ∨ B. Trường hợp đơn giản, cố gắng
tìm một trong hai thành phần A hoặc B. Trường hợp phức tạp, giả định ¬ A và từ
đó, kết hợp với chiến lược 1, tìm ra B, từ đây có A ∨ B. Hoặc giả định ¬ B và tìm
ra A, từ đây cũng có A ∨ B.
Ví dụ: Cho các tiền đề p, p ⊃ q, hãy rút ra q ∨ r.
1. p giả thiết
2. p ⊃ q giả thiết
3. q 1, 2, mp
4. p ∨ r 3, dt 23
Ví dụ khác: Từ các tiền đề p ⊃ q, ¬ p ⊃ r hãy rút ra q ∨ r.
1. p ⊃ q giả thiết
2. ¬ p ⊃ r giả thiết
3. ¬ (q ∨ r ) giả định
4. ¬ q giả định
5. ¬ p 1, 4, mt
6. r 2, 5, mp
7. q ∨ r 6, dt 23
8. q 3, 7 mâu thuẫn, giả định ¬ q sai
9. q ∨ r 8, dt 23.
10. q ∨ r 3, 9 mâu thuẫn, giả định ¬ (q ∨ r) sai.
Chiến lược 5. Kết luận dạng A ⊃ B. Trường hợp đơn giản, cố gắng sử dụng
dạng thức 2 để có kết luận. Trường hợp khác, giả định A và cố gắng tìm B.
Ví dụ : Cho các tiền đề r ∨ s, s ⊃ q, (p ∨ r ) ⊃ s.
Cần kết luận (p ∨ r) ⊃ q.
1. s ⊃ q giả thiết
2. (p ∨ r) ⊃ s giả thiết
3. r ∨ s giả thiết
4. (p ∨ r) ⊃ q 1, 2, dt 2
Ví dụ khác: Cho tiền đề p ∨ q, hãy rút ra ¬ p ⊃ q.
1. p ∨ q giả thiết
2. ¬ p giả định
3. q 1, 2, dt 6
4. ¬ p ⊃ q 2, 3 nếu ¬ p đúng thì q đúng, vậy ¬p ⊃ q. 131
Chiến lược 6. Nếu kết luận là phần hệ quả của một tiền đề kéo theo, hãy
cố gắng sử dụng modus ponens để tìm.
Ví dụ: Cho các tiền đề p ⊃ q, p ∨ r, p. Hãy tìm q.
1. p ⊃ q giả thiết
2. p ∨ r giả thiết
3. p giả thiết
4. q 1, 3, mp
Chiến lược 7. Nếu kết luận là phủ định của phần tiền đề của một tiền đề
kéo theo, hãy cố gắng sử dụng modus tollens để tìm.
Ví dụ: Cho các tiền đề p ⊃ q, r ∨ ¬ q, ¬ r . Hãy tìm ¬ p.
2. p ⊃ q giả thiết
3. r ∨ ¬ q giả thiết
4. ¬ r giả thiết
5. ¬ q 3, 4, dt 6
6. ¬ p 2, 5, mt
Chiến lược 8. Nếu kết luận là một thành phần của tiền đề dạng tuyển thì
hãy cố gắng sử dụng các dạng thức 5, 6, 7 hoặc các dạng tổng quát hóa của chúng
để tìm.
Ví dụ: Cho các tiền đề p ∨ q, p ⊃ r, s ∨ r, ¬ r. Hãy tìm q.
1. p ∨ q giả thiết
2. p ⊃ r giả thiết
3. s ∨ r giả thiết
4. ¬ r giả thiết
5. ¬ p 2, 4, mt
6. q 1, 5, dt 6.
Các chiến lược trên đây không những áp dụng để tìm ra kết luận cuối cùng
của các suy luận, mà còn áp dụng để tìm các kết quả trung gian, tức là các công
thức tại các dòng khác trong suy luận.
4. Hệ suy luận tự nhiên
Các suy luận chúng ta vừa xét trên đây và những suy luận kiểu như vậy được
gọi là suy luận tự nhiên. Việc sử dụng giả định trong các suy luận và phép chứng
minh phi hình thức đôi khi có thể gây ra nhầm lẫn, coi điều giả định như là cái đã có.
Chính vì vậy cần phải có các quy tắc quy định chặt chẽ việc sử dụng giả định. Hơn
nữa, trong suy luận của Omahr nêu trên, ngoài các giả thiết, ta chỉ đưa vào có một giả 132
định và sau đó, vì đi đến một nghịch lý, nên ta bác bỏ giả định đã đưa vào. Trong
trường hợp cần đưa vào nhiều giả định rồi lần lượt bác bỏ chúng thì tình hình trở nên
phức tạp hơn rất nhiều. Chính vì vậy, ta phải chuẩn hóa phương pháp nhằm làm cho
nó chặt chẽ hơn. Để làm việc đó, ta sử dụng một hệ thống quy tắc quy định việc sử
dụng các phép toán logic và các giả định. Hệ thống như vậy gọi là hệ suy luận tự
nhiên. Đây là một hệ thống hình thức chặt chẽ, vì khuôn khổ của chương trình nhập
môn chúng ta sẽ không xét đến phần này ở đây.
III. HỢP GIẢI (RESOLUTION)
Hợp giải là một phương pháp logic hiện đại để rút ra kết luận từ một tập
hợp các tiền đề cho trước
45
. Phương pháp này được nhà logic người Mỹ J.A.
Robinson đề xuất vào đầu những năm 60 của thế kỷ XX. Hiện nay phương pháp
này được sử dụng nhiều trong tin học, đặc biệt là trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Nó
cũng là nền tảng logic của ngôn ngữ lập trình PROLOG. Ở đây chúng tôi chỉ trình
bày một dạng đơn giản của phương pháp này, nó sẽ được trình bày đầy đủ hơn
trong phần 2, phần logic chuyên ngành.
1. Các quy tắc hợp giải
Với các công thức A, B, C bất kỳ :
¬A ∨ B, A ∨ C ¬A , A ¬A ∨ B, A ∨ B
B ∨ C B
Từ các tiền đề ¬A ∨ B và A ∨ C ta có thể rút ra kết luận B ∨ C. Kết luận
này được gọi là resolvent. Trong trường hợp không có thành phần B và C thì được
resolvent rỗng, ký hiệu bằng hình vuông nhỏ . Như vậy resolvent rỗng xuất
hiện khi có hai tiền đề mâu thuẫn với nhau. Sau đây là một số ví dụ áp dụng các
quy tắc hợp giải.
(iii) Không áp dụng được quy tắc hợp giải đối với các công thức
p ∨ q ∨ r và p ∨ ¬ s
45 Chính xác hơn thì đây là phương pháp cho phép kiểm tra xem có thể rút ra kết luận nhất định nào
đó từ tập tiền đề cho trước hay không, và là phương pháp chứng minh định lý tự động.
Ví dụ (i) p ∨ q ∨ ¬r, ¬q ∨ s
(ii) p ∨ q ∨ r ¬q ∨ r
p ∨ r 133
Lưu ý: Trong ví dụ (iv) trên đây chúng ta cũng có thể rút ra kết luận là
p ∨ ¬ q ∨ ¬ p, nhưng không thể rút ra kết luận ¬ q.
2. Phương pháp hợp giải
Thực chất của phương pháp hợp giải là chứng minh bằng phản chứng. Để
chứng minh rằng từ một tập tiền đề {A1, A2, ... , An} cho trước có thể rút ra kết
luận B, ta thêm ¬B vào tập tiền đề này, được tập mới {A1, A2, ... , An, ¬B}. Khi
đó nếu trong tập mới nhận được có mâu thuẫn thì phép chứng minh đã hoàn tất.
Nếu tập mới không có mâu thuẫn thì không thể rút ra được ¬B từ {A1, A2, ... ,
An}. Phương pháp hợp giải áp dụng quy tắc hợp giải để xác định xem tập công
thức có mâu thuẫn hay không.
Để xác định xem tập công thức cho trước {A1, A2, ... , An, ¬B} có mâu
thuẫn không, ta áp dụng quy tắc hợp giải cho các cặp công thức của tập này. Các
resolvent nhận được sẽ được thêm vào tập công thức, nếu chúng chưa có trong tập
công thức đó. Cứ áp dụng như vậy mãi cho đến khi có được resolvent rỗng, cho biết
tập công thức mâu thuẫn, hoặc đến lúc biết rằng không thể tìm ra được resolvent
rỗng, nghĩa là tập công thức không mâu thuẫn.
Ví dụ (i): Xét xem từ tập tiền đề {p ∨ q, ¬p ∨ r, s, ¬ q ∨ r} có thể rút ra
kết luận r không?
Giải: Thêm ¬ r vào tập tiền đề, ta được tập công thức
{p ∨ q, ¬p ∨ r, s, ¬ q ∨ r, ¬ r}.
Áp dụng quy tắc hợp giải cho cặp công thức p ∨ q và ¬p ta được
resolvent q. Thêm nó vào tập công thức đã có, rồi áp dụng quy tắc
hợp giải cho phần tử mới q và ¬ q ∨ r, được r. Lại thêm nó vào tập
hợp. Resolvent rỗng có được khi áp dụng quy tắc hợp giải cho cặp
công thức r và ¬r. Như vậy tập công thức mâu thuẫn. nghĩa là có
thể rút ra kết luận r từ tập tiền đề
{p ∨ q, ¬p ∨ r, s, ¬ q ∨ r} .
Ví dụ (ii): Xét xem từ tập tiền đề {¬p ∨ r∨ s, p} có thể rút ra kết luận r
không?
Giải: Thêm ¬ r vào tập tiền đề, rồi áp dụng các quy tắc hợp giải, ta chỉ có
thêm được các công thức r ∨ s, ¬p ∨ s, và s. Nói cách khác, tập
công thức cuối cùng của chúng ta sẽ là:
{¬p ∨ r∨ s, p, r ∨ s, ¬ p ∨ s, s}.
(iv) p ∨ ¬ q ∨ ¬ r ¬ p ∨ r
¬ q ∨ ¬ r ∨ r 134
Resolvent rỗng không xuất hiện, như vậy, tập công thức này không
có mâu thuẫn, nghĩa là không thể rút ra r từ tập tiền đề
{¬ p ∨ r∨ s, p}.
3. Cây hợp giải. Hợp giải tuyến tính
Phương pháp hợp giải như đã trình bày trên đây có nhược điểm là ở các
bước có thể xuất hiện những resolvent không cần thiết đối với việc đi đến kết luận.
Khi áp dụng quy tắc hợp giải vào tất cả các cặp công thức có thể áp dụng được, số
lượng các resolvent tăng lên rất nhanh chóng, có thể bùng nổ tổ hợp. Để tránh điều
này, R.A. Kowalski đưa ra phương pháp hợp giải tuyến tính. Ở đây, khác với hợp
giải thông thường, trước hết ta xác định một công thức từ tập {A1, A2, ... , An, ¬B}
có thể cùng với ¬ B áp dụng quy tắc hợp giải. Được resolvent B1 , thêm nó vào tập
công thức đã có, lại xác định một công thức từ tập {A1, A2, ... , An, ¬B, B1} có thể
cùng B1 áp dụng quy tắc này. Cứ tiếp tục như thế cho đến khi được resolvent rỗng,
hoặc không thể tiếp tục vì không tìm ra công thức cần tìm, hoặc việc tiếp tục chỉ
lặp lại các kết quả đã có. Kowalski đã chứng minh được định lý: Từ tập tiền đề
không mâu thuẫn {A1, A2, ... , An} và kết luận B phương pháp hợp giải tuyến tính
làm xuất hiện resolvent rỗng khi và chỉ khi phương pháp hợp giải thông thường
làm xuất hiện resolvent rỗng. Nghĩa là hoàn toàn có thể dùng hợp giải tuyến tính
thay cho hợp giải thông thường.
Các lời giải bài toán bằng phương pháp hợp giải có thể biểu diễn dưới dạng
hình vẽ dạng cây, trong đó chỉ nêu ra các công thức cần thiết để đi đến kết luận,
những công thức khác không cần nêu lên. Chẳng hạn, lời giải trên đây và một lời
giải khác của ví dụ (i) được biểu diễn dưới dạng cây thành:
Dạng biểu diễn cây của các lời giải như thế được gọi là cây hợp giải. Mỗi lời giải
của bài toán tương ứng với một cây hợp giải.
Ví dụ (i) trên kia có các cây hợp giải tuyến tính sau :
135
Để tìm lời giải của bài toán, nghĩa là để xây dựng cây hợp giải tuyến tính,
người ta sử dụng kỹ thuật quay lui (backtracking).
Dãy liên tục các resolvent trong hợp giải tuyến tính gọi là một nhánh. Nhánh
này gọi là nhánh cụt, hay nhánh thất bại, nếu nó kết thúc bằng một công thức nào
đó khác . Nhánh này gọi là nhánh tuần hoàn, nếu đến một lúc nào đó bắt đầu lặp
lại các resolvent đã có từ trước. Nhánh tuần hoàn cũng là nhánh thất bại. Nhánh kết
thúc bằng gọi là nhánh thành công.
Giả sử việc áp dụng quy tắc hợp giải vào cặp công thức Bi-1 với một công thức
khác cho ta kết quả Bi. Khi đó từ tập các công thức đang khảo sát ở bước này xác
định một tập con các công thức có thể cùng với Bi tạo thành cặp để áp dụng quy tắc
hợp giải. Ta chọn trong tập con này một công thức, áp dụng quy tắc hợp giải cho
cặp công thức vừa chọn và Bi, được resolvent Bi+1. Với Bi+1 lại xác định tập con
công thức có thể tạo cặp để áp dụng quy tắc hợp giải. Quá trình cứ vậy tiếp diễn.
Nếu tất cả các nhánh con bắt đầu từ Bi+1 đều thất bại thì quay trở lại với Bi. Bây giờ
ta chọn công thức khác tạo cặp với Bi để áp dụng quy tắc hợp giải. Nếu tất cả các
nhánh con bắt đầu từ Bi cũng đều thất bại, thì tiếp tục quay lui đến Bi-1. Bằng cách
này sẽ tìm được nhánh thành công, tức là xây dựng được cây hợp giải tuyến tính,
nếu nó tồn tại.
Ví dụ 4. Xây dựng cây hợp giải tuyến tính rút ra r từ tập công thức
{¬ s ∨ r, ¬ p ∨ q, ¬ q ∨ r, p, u ∨ r, w ∨ s }
Giải. Sơ đồ tìm kiếm lời giải như sau, trong sơ đồ này các dấu chấm chấm vòng
cung chỉ các quay lui. 136
Sơ đồ trên đây cho thấy lúc đầu ta đi từ ¬ r đến u. Đây là nhánh cụt, vì thế quay
trở lại ¬ r. Từ đây đi đến ¬ s, từ ¬ s đi đến w, rồi lại quay về s vì là nhánh cụt. Từ
¬ s đi theo hướng khác đến u, đây cũng là nhánh cụt, nên quay về ¬ s. Vì các khả
năng khác đi từ ¬ s đã hết, nên quay tiếp về ¬ r. Từ đây đi đến ¬ q. Từ ¬ q đi đến
p, đi tiếp đến , đây là nhánh thành công. Cây hợp giải tuyến tính cần xây dựng
được biểu diễn bằng các đường kẻ liền trong hình.
Lưu ý : Vì các quy tắc hợp giải chỉ áp dụng cho các công thức dạng tuyển
(các công thức chỉ chứa dấu phủ định và dấu tuyển, không có dấu nào khác, hơn
nữa, không có phủ định của các công thức tuyển) nên để áp dụng phương pháp hợp
giải, các công thức trong tập {A1, A2, ... , An , ¬ B} trước hết phải được đưa về
dạng tuyển. (Công thức dạng A & B được tách thành các công thức A, B, các dạng
khác biến đổi như đã biết). 137
Chương 10
SUY LUẬN QUY NẠP
I. ĐỊNH NGHĨA VÀ CẤU TRÚC
1. Định nghĩa
Suy luận quy nạp là suy luận trong đó từ việc nhận thấy sự lặp đi lặp lại
của một tính chất nào đó ở một số đối tượng thuộc một lớp nhất định người ta rút
ra kết luận chung rằng toàn bộ các đối tượng thuộc lớp đó đều có tính chất đã nêu.
Trong suy luận quy nạp người ta đi từ nhiều cái riêng đến cái chung. Điều này
giúp con người có thể khái quát được các trường hợp riêng rẽ quan sát thấy trong khoa
học và trong cuộc sống thành các quy luật chung, nghĩa là phát hiện ra các quy luật
khách quan sau khi quan sát thấy nhiều biểu hiện cụ thể của chúng. Suy luận quy nạp
và suy luận diễn dịch không loại trừ nhau, mà chúng bổ sung cho nhau. Vai trò của suy
luận quy nạp đặc biệt quan trọng trong các khoa học thực nghiệm, chẳng hạn như sinh
vật học, vật lý học, hoá học, xã hội học, tâm lý học, ... . Ngay cả trong toán học,
ngành khoa học bao giờ cũng sử dụng diễn dịch để chứng minh các định lý của mình,
thì suy luận quy nạp cũng có một vị trí quan trọng. Có nhiều kết luận được các nhà
toán học tìm ra nhờ sử dụng suy luận quy nạp, và chỉ sau đó họ mới chứng minh chúng
bằng diễn dịch.
2. Cấu trúc
Suy luận quy nạp có cấu trúc như sau:
Đối tượng a1 có tính chất P
Đối tượng a2 có tính chất P
...
Đối tượng an có tính chất P
Các đối tượng a1, a2, ... , an thuộc lớp S
Vậy mọi đối tượng thuộc lớp S đều có tính chất P
Trong cấu trúc trên đây, nếu ngoài các đối tượng a1, a2, ... , an ra lớp S
không còn đối tượng nào khác, thì suy luận là quy nạp hoàn toàn. Ngược lại, nếu
ngoài các đối tượng đã nói lớp S còn có thêm các đối tượng khác thì suy luận là
quy nạp không hoàn toàn.
Trong quy nạp hoàn toàn ta thấy kết luận không nêu lên điều gì mới mẻ so
với các tiền đề, các thông tin có trong tiền đề được phát biểu lại ở kết luận dưới 138
dạng gọn hơn mà thôi, ở đây không có sự khái quát hoá, không có sự vượt ra bên
ngoài các thông tin đã có. Chính vì vậy mà quy nạp hoàn toàn còn được gọi là quy
nạp hình thức. Cũng vì tính chất này nên quy nạp hoàn toàn còn được một số nhà
triết học và logic học cho rằng về thực chất không là quy nạp, mà là diễn dịch.
Trong suy luận quy nạp hoàn toàn nếu các tiền đề đều đúng thì kết luận chắc chắn
đúng. Với quy nạp không hoàn toàn thì tình hình khác hẳn. Ở đây kết luận khái
quát hoá các thông tin đã có trong các tiền đề, làm cho nó trở nên phong phú hơn.
Có những thông tin có trong kết luận mà không hề có trong các tiền đề.
Ví dụ 1:
Trái đất quay quanh mặt trời theo quỹ đạo hình elip
Sao Hoả quay quanh mặt trời theo quỹ đạo hình elip
Sao Mộc quay quanh mặt trời theo quỹ đạo hình elip
Sao Thủy quay quanh mặt trời theo quỹ đạo hình elip
Vậy tất cả các hành tinh trong hệ mặt trời quay quanh
mặt trời theo quỹ đạo hình elip
Ví dụ 2:
6 = 3 + 3 ( = tổng của hai số nguyên tố lẻ)
8 = 3 + 5 (= tổng của hai số nguyên tố lẻ)
10 = 5 + 5 (= tổng của hai số nguyên tố lẻ)
12 = 5 + 7 (= tổng của hai số nguyên tố lẻ)
14 = 3 + 11 (= tổng của hai số nguyên tố lẻ)
16 = 3 + 13 (= tổng của hai số nguyên tố lẻ)
6, 8, 10, 12, 14, 16 là các số chẵn không phải là số nguyên tố, cũng
không là bình phương của một số nguyên tố
Vậy mọi số chẵn không phải là số nguyên tố, cũng không là bình
phương của một số nguyên tố đều biểu diễn được dưới dạng tổng
của hai số nguyên tố lẻ
Trong suy luận quy nạp không hoàn toàn (từ đây về sau, để cho ngắn gọn, ta
nói quy nạp thay vì nói quy nạp không hoàn toàn), khác với suy luận diễn dịch, các
tiền đề đúng và suy luận hợp quy tắc chưa đảm bảo kết luận chắc chắn đúng. Chẳng
hạn, suy luận trong ví dụ 1 đảm bảo tính đúng đắn của kết luận, trong ví dụ 2, mặc dù
các tiền đề đều đúng, nhưng cho đến nay vẫn chưa biết kết luận có đúng hay không.
Trong khi đó suy luận sau đây theo đúng các quy tắc logic và có các tiền đề đều
đúng, nhưng kết luận vẫn sai.
Ví dụ 3:
Hổ đẻ con
Mèo đẻ con
Ngựa đẻ con 139
Bò đẻ con
Chuột đẻ con
Hổ, mèo, ngựa, bò, chuột đều nuôi con bằng sữa
Vậy tất cả các động vật nuôi con bằng sữa đều đẻ con
II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY CỦA KẾT LUẬN
QUY NẠP
Như đã nói, kết luận trong suy luận quy nạp không đảm bảo chắc chắn
đúng ngay cả khi tất cả các tiền đề của nó đều đúng. Bởi vậy, cần thiết phải tìm các
phương pháp nâng cao độ tin cậy của kết luận trong suy luận quy nạp.
1. Tăng số lượng trường hợp riêng xét làm tiền đề
Kết luận trong suy luận quy nạp là sự khái quát hoá các trường hợp riêng
trong tiền đề. Nếu trong tiền đề nêu lên được nhiều trường hợp riêng làm cơ sở cho
kết luận thì khả năng gặp trường hợp ngược lại với điều ta muốn kết luận, nếu có
những trường hợp như thế, sẽ cao hơn. Chính vì vậy, khi có nhiều trường hợp riêng
đã được khảo sát trong tiền đề mà vẫn không gặp trường hợp ngược lại với điều
muốn khái quát hoá, thì kết luận đó đáng tin cậy hơn. Chẳng hạn, trong ví dụ thứ
hai nêu trên, nếu nêu nhiều tiền đề hơn nữa ta có thể gặp trường hợp của thú mỏ
vịt, một loài động vật nuôi con bằng sữa, tuy nhiên lại đẻ trứng, và vì vậy đã không
đi đến kết luận sai lầm.
2. Căn cứ vào mối liên hệ giữa tính chất muốn khái quát hoá với các tính
chất khác của các đối tượng
Việc tăng thêm các trường hợp riêng được khảo sát để làm cơ sở cho suy
luận quy nạp trên thực tế có giới hạn nhất định. Hơn thế nữa, trong nhiều trường
hợp, số lượng các trường hợp riêng được xét dù có lớn bao nhiêu đi nữa thì cũng
không đảm bảo kết luận quy nạp đúng. Vì vậy cần bổ sung thêm các phương pháp
khác. Một trong các phương pháp như vậy là căn cứ vào mối liên hệ giữa sự kiện
các đối tượng được xét đến thuộc về một tập hợp đối tượng nhất định, nghĩa là có
chung những tính chất nhất định nào đó, với tính chất muốn khái quát hoá trong
suy luận quy nạp. Chẳng hạn, trong ví dụ thứ nhất trên đây không nên đưa ra kết
luận về quỹ đạo hình elip của các hành tinh trong Hệ Mặt trời chỉ dựa vào sự lặp lại
tính chất đó ở một số hành tinh như Trái đất, Sao Mộc, Sao Thuỷ, Sao Hoả. Ngoài
sự lặp lại giản đơn đã nói cần phải xác định thêm xem tính chất là hành tinh của Hệ
Mặt trời có mối liên hệ gì với quỹ đạo hình elip hay không. Nếu xác lập được
những mối liên hệ như vậy thì kết luận quy nạp dựa trên cơ sở đó và tính lặp lại
của tính chất quỹ đạo hình elip của một số hành tinh sẽ trở nên vững chắc hơn
nhiều.
Quy nạp, trong đó sự khái quát hoá được thực hiện chỉ dựa trên sự liệt kê
giản đơn, được gọi là quy nạp thông thường. Quy nạp, trong đó ngoài sự liệt kê còn
có thêm việc xác định mối liên hệ giữa tính chất được khái quát hoá với các tính 140
chất khác của các đối tượng có liên quan, được gọi là quy nạp khoa học. Các mối
liên hệ chúng ta đề cập trên đây có thể gồm nhiều loại khác nhau. Đó có thể là mối
liên hệ hàm số, đó cũng có thể là mối liên hệ nhân quả, ... . Mối liên hệ đáng quan
tâm nhất ở đây chính là mối liên hệ nhân quả.
III. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LIÊN HỆ NHÂN QUẢ
Hai hiện tượng A và B có mối liên hệ (hay quan hệ - ở đây chúng ta bỏ
qua sự khác biệt giữa các từ này) nhân quả với nhau, nếu như tác động của hiện
tượng A sinh ra hiện tượng B, quy định hiện tượng B, kéo theo hiện tượng B hoặc
là làm thay đổi hiện tượng B. Hiện tượng A trong mối liên hệ này là nguyên nhân
(nếu chính xác hơn thì phải nói rằng tương tác giữa A với B là nguyên nhân, tuy
nhiên, với yêu cầu của chương trình logic hình thức ta có thể chấp nhận cách nói
"A là nguyên nhân"), B là kết quả. Ví dụ, sức hút của Trái đất lên các vật thể trên
Trái đất làm cho các vật thể đó rơi xuống đất trong trường hợp không có gì ngăn
cản. Ở đây sức hút của Trái đất là nguyên nhân, hiện tượng rơi của các vật thể là
kết quả.
Liên hệ nhân quả có các tính chất sau đây: Thứ nhất, mối liên hệ nhân quả
có tính khách quan. Mối liên hệ này có thực giữa các hiện tượng, nó không phụ
thuộc vào ý thức và khả năng nhận thức của con người. Thứ hai, mối liên hệ này có
tính chất phổ biến. Trong tự nhiên không hiện tượng nào không có nguyên nhân.
Trình độ nhận thức của con người ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể bao giờ cũng bị
hạn chế, vì vậy có những hiện tượng con người chưa xác định được nguyên nhân,
chẳng hạn như nguyên nhân của sự tích tụ vật chất tại một khoảng không gian rất
hạn hẹp trong vũ trụ ngay trước khi xảy ra vụ nổ lớn (Big Bang), nhưng cả những
hiện tượng này cũng có nguyên nhân của chúng. Thứ ba, mối liên hệ nhân quả có
tính tất yếu. Tính chất này thể hiện ở chỗ: trong cùng một điều kiện, cùng một
nguyên nhân bao giờ cũng sinh ra cùng một kết quả. Nhờ tính chất này mà con
người có thể phát hiện ra mối liên hệ nhân quả giữa các hiện tượng khi nhận thấy
sự lặp đi lặp lại của nó. Đây cũng chính là cơ sở khách quan của phép quy nạp. Thứ
tư, nguyên nhân có trước kết quả về mặt thời gian. Khoảng thời gian giữa hai hiện
tượng này có thể rất dài, ví dụ, khoảng thời gian giữa việc khai thác và sử dụng
không hợp lý tài nguyên thiên nhiên với hiện tượng thay đổi môi trường sinh thái -
kết quả của sự bất hợp lý đó - kéo dài hàng năm, hàng chục năm, và thậm chí đến
hàng trăm năm. Khoảng thời gian này cũng có thể rất ngắn, chẳng hạn như thời
gian giữa hiện tượng bắn phá hạt nhân nguyên tử với kết quả làm xuất hiện những
hạt cơ bản nào đó, lại chỉ là một phần rất nhỏ của giây. Hiện tượng A không thể là
nguyên nhân của hiện tượng B nếu A xảy ra sau, hoặc xảy ra cùng lúc với B. Tuy
nhiên như vậy không có nghĩa là nếu hiện tượng A xảy ra trước hiện tượng B thì A
chắc chắn là nguyên nhân của B. Nói cách khác, xảy ra trước kết quả là điều kiện
cần, nhưng không phải là điều kiện đủ của nguyên nhân. 141
1. Phương pháp tương đồng
Khảo sát một loạt trường hợp mà hiện tương nghiên cứu xảy ra, mỗi một
trường hợp như thế được cấu thành từ một số yếu tố nhất định, ta nhận thấy rằng
các trường hợp này chỉ giống nhau duy nhất ở một yếu tố. Khi đó ta có thể kết luận
rằng yếu tố giống nhau duy nhất đã nêu chính là nguyên nhân của hiện tượng
nghiên cứu. Phương pháp tương đồng là hệ thống các hoạt động nhằm xác định yếu
tố giống nhau duy nhất trong tất cả các trường hợp mà hiện tượng người ta đang
cần tìm nguyên nhân xảy ra.
Ví dụ 4. Ở trường phổ thông nọ, sau một buổi liên hoan, một loạt
học sinh bị ngộ độc thực phẩm. Mai, Bình, Hạnh, Hoa, Kiếm
là những học sinh trong số bị ngộ độc. Các em cho biết Mai
đã ăn các món cơm, canh cải, thịt bò, thịt gà và món bánh
ngọt tráng miệng. Bình đã ăn các món cơm, rau cải, nem,
bánh ngọt, thịt bò. Hạnh đã ăn các món bún, rau cải, nem,
bánh ngọt. Hoa đã ăn các món bún, thịt bò, rau cải, bánh
ngọt. Còn Kiếm đã ăn các món cơm, thịt bò, bánh ngọt. Món
ăn nào gây ra ngộ độc ?
Ký hiệu dấu * tại một ô cho biết người ở dòng của ô đó đã ăn món
ở cột tương ứng, dấu - trong trường hợp ngược lại, khi đó ta có
bảng sau đây:
Các yếu tố (món đã ăn) Trường
hợp
Cơm bún Rau
cải
thịt
bò
Bánh
ngọt
Hiện
tượng
(ngộ
độc)
Mai * - * * * - *
Bình * - * * * * *
Hạnh - * * - * * *
Hoa - * * * * - *
Kiếm * - - * * - *
Các trường hợp của Hạnh và Hoa cho thấy cơm không phải là
nguyên nhân gây ra ngộ độc, vì họ không ăn cơm mà vẫn ngộ độc.
Các trường hợp của Mai, Bình và Kiếm cho thấy bún không phải
là nguyên nhân gây ra ngộ độc. Tương tự như vậy, trường hợp của
Hạnh cho thấy Hạnh không ăn thịt bò mà vẫn ngộ độc, vậy thịt bò
không phải là nguyên nhân gây ra ngộ độc. Các trường hợp của
Mai, Hoa và Kiếm cho thấy nem cũng không phải là nguyên nhân
gây ra ngộ độc. Xét như vậy, ta thấy chỉ còn lại món bánh ngọt, 142
món có mặt trong tất cả các trường hợp bị ngộ độc nêu trên, là
món gây ngộ độc mà thôi.
Trong phương pháp tương đồng trên đây ta tìm cách xác định yếu tố làm
điều kiện cần để hiện tượng nghiên cứu xảy ra, tức là điều kiện mà nếu không có,
không được thoả mãn thì hiện tượng không xảy ra. Trong ví dụ đã nêu, việc ăn bánh
ngọt là điều kiện cần để hiện tượng ngộ độc xảy ra. Nếu không ăn bánh ngọt sẽ
không bị ngộ độc. Tuy nhiên, điều kiện này không phải là điều kiện đủ, nghĩa là sự
có mặt của nó chưa đảm bảo chắc chắn là hiện tượng phải xảy ra. Có thể trong cùng
buổi liên hoan này có người ăn cùng món bánh ngọt đã nêu mà vẫn không bị ngộ độc
(có thể nhờ khả năng chống độc cao của cơ thể).
Kết luận rút ra nhờ phương pháp tương đồng trên đây không đảm bảo chắc
chắn đúngvì các lý do sau đây. Thứ nhất, rất có thể có một số điều kiện, yếu tố nào
đó đã không được để ý đến, bị bỏ qua, mặc dù chính yếu tố này là nguyên nhân cần
tìm. Chẳng hạn, trong ví dụ của chúng ta bánh ngọt có thể không phải là nguyên
nhân gây ngộ độc, mà sự không đảm bảo vệ sinh của thìa dĩa dùng để ăn món này
mới là nguyên nhân, thế nhưng yếu tố này lại không được để ý đến. Thứ hai, rất có
thể hiện tượng sinh ra không phải do một yếu tố riêng lẻ nào đó, mà là kết quả của
sự kết hợp một số yếu tố nhất định. Chẳng hạn, trong trường hợp của chúng ta Mai
bị ngộ độc vì có sự kết hợp của bánh ngọt với rau cải, Bình bị ngộ độc do sự kết
hợp của rau cải và nem, ... .
Phương pháp tương đồng có hạn chế trong việc áp dụng. Nó chỉ được áp
dụng trực tiếp cho các trường hợp mà ta đã liệt kê trong bảng mà thôi, không thể
đem áp dụng cho các trường hợp khác dù họ cũng là học sinh và bị ngộ độc trong
buổi liên hoan nói trên. Nguyên do là có thể nhóm học sinh ta khảo sát ở bảng trên
bị ngộ độc bởi món bánh ngọt, trong khi đó lại có nhóm khác bị ngộ độc bởi món
khác mà các học sinh ta đã khảo sát không ăn, chẳng hạn họ ăn món thịt lợn quay
không đảm bảo vệ sinh. Kết luận mà phương pháp này rút ra có độ tin cậy tỉ lệ
thuận với số lượng trường hợp được khảo sát.
2. Phương pháp dị biệt
Phương pháp dị biệt là một hệ thống các thao tác nhằm xác định yếu tố
khác biệt duy nhất giữa hai trường hợp, trong trường hợp thứ nhất hiện tượng đang
nghiên cứu xảy ra, trong trường hợp thứ hai hiện tượng này không xảy ra. Từ đó
rút ra kết luận yếu tố khác biệt duy nhất đã xác định trên kia chính là nguyên nhân
gây ra hiện tượng đang nghiên cứu.
Ví dụ 5. Hai người Bình và Toàn có thể coi là như nhau về khả năng
miễn dịch ăn tối tại một nhà hàng. Bình ăn các món cơm, thịt
bò, cá, rau, nấm. Toàn cũng ăn các món giống Bình, ngoại
trừ món nấm. Sau đó Bình bị ngộ độc thực phẩm, nhưng
Toàn không bị.
Ta có bảng sau: 143
Các yếu tố (món đã ăn) Trường
hợp
Cơm Thịt
bò
Cá Rau Nấm
Hiện
tượng
(ngộ
độc)
Bình * * * * * *
Toàn * * * * - -
Các món cơm, thịt bò, cá, rau không phải là nguyên nhân gây ra
ngộ độc, vì cả Bình và Toàn cùng ăn mà một người bị ngộ độc,
người kia khoẻ mạnh (lưu ý rằng khả năng miễn dịch của hai
người này như nhau). Món còn lại, món nấm, - yếu tố khác biệt
duy nhất giữa hai trường hợp này -, chính là nguyên nhân gây ngộ
độc.
Nếu như trong phương pháp tương đồng ta xác định điều kiện cần của hiện
tượng thì ở phương pháp khác biệt ta xác định điều kiện đủ của nó. Trong ví dụ đã
xét, ăn nấm thì chắc chắn bị ngộ độc. Tuy nhiên không phải không ăn nấm thì
không bị ngộ độc, bởi có thể ngoài món nấm còn có các món gây ngộ độc khác.
Kết luận rút ra nhờ phương pháp dị biệt cũng chỉ có một độ tin cậy nhất định,
không đảm bảo hoàn toàn đúng. Lý do của điều này là không thể đảm bảo hoàn
toàn sự giống nhau giữa hai đối tượng khác nhau, ngoại trừ duy nhất một yếu tố.
Trong ví dụ đã xét, ta không thể khẳng định được rằng ngoài việc khác nhau trong
sự kiện ăn món nấm hai người này hoàn toàn như nhau, hay ít nhất là hoàn toàn
như nhau về phương diện miễn dịch.
Phương pháp dị biệt rất có ích trong nghiên cứu ở các phòng thí nghiệm
khoa học, nơi có thể kiểm soát nghiêm ngặt các yếu tố tạo nên một trường hợp nhất
định và nhờ vậy đảm bảo được sự giống nhau, ngoại trừ duy nhất một yếu tố giữa hai
trường hợp trong đó hiện tượng nghiên cứu có xảy ra và không xảy ra. Hơn thế nữa,
ở đây chỉ cần xét hai trường hợp như vậy là đủ.
3. Phương pháp kết hợp
Đây là phương pháp kết hợp hai phương pháp tương đồng và dị biệt.
Phương pháp kết hợp là một hệ thống thao tác nhằm xác định yếu tố tương đồng
giữa các trường hợp mà hiện tượng nghiên cứu xảy ra và đồng thời xác định yếu tố
khác biệt giữa nhóm các trường hợp trong đó hiện tượng nghiên cứu xảy ra với
nhóm các trường hợp trong đó hiện tượng này không xảy ra. Nếu hai yếu tố nói
trên là một thì nó chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng.
Ví dụ 6. Ta quay trở lại với việc nhiều học sịnh bị ngộ độc sau buổi liên
hoan đã nói trên kia. Lần này ta xét hai nhóm học sinh. Nhóm thứ
nhất gồm các em bị ngộ độc Mai, Bình, Hạnh. Các món mà các
học sinh này đã ăn giống như trong ví dụ trước. Nhóm thứ hai gồm
một số học sinh không bị ngộ độc Hoàng, Thái, Mạnh. Hoàng đã 144
ăn các món cơm, bún, rau cải, thịt bò. Thái đã ăn các món cơm,
rau cải, thịt bò và nem. Mạnh ăn các món bún, thịt bò, nem.
Ta có bảng sau:
Các yếu tố (món đã ăn) Trường
hợp
Cơm Bún Rau
cải
Thịt
bò
Bánh
ngọt
Nem
Hiện
tượng
(ngộ
độc)
Mai * - * * * - *
Bình * - * * * * *
Hạnh - * * - * * *
Hoàng * * * * - - -
Thái * - * * - * -
Mạnh - * - * - * -
Bảng trên cho thấy tất cả những người bị ngộ độc có yếu tố giống
nhau (duy nhất) là họ đều ăn bánh ngọt. Đây cũng là yếu tố khác
biệt duy nhất giữa nhóm bị ngộ độc và nhóm không bị ngộ độc.
Yếu tố này chính là nguyên nhân cần tìm.
Phương pháp kết hợp xác định điều kiện cần và đủ của hiện tượng đang
nghiên cứu. Trong ví dụ trên đây, ăn bánh ngọt thì chắc chắn bị ngộ độc, và không
ăn bánh ngọt thì chắc chắn không bị ngộ độc. Phương pháp này đưa ra kết luận
đáng tin cậy hơn các phương pháp tương đồng và dị biệt, vì nó khắc phục được
một số nhược điểm của chúng. Trước hết, như ta đã biết, phương pháp tương đồng
xác định điều kiện cần của hiện tượng nghiên cứu, nhưng không phải là điều kiện
đủ, nên không thể loại bỏ các trường hợp trong đó có điều kiện cần nhưng hiện
tượng nghiên cứu không xảy ra, trong khi đó thì phương pháp tương đồng lại
không thể áp dụng cho một tập hợp gồm cả các trường hợp hiện tượng xảy ra lẫn
các trường hợp hiện tượng không xảy ra. Thứ hai, nếu trong phương pháp dị biệt ta
thấy khó khăn vì phải đảm bảo để hai trường hợp so sánh hoàn toàn giống nhau ở
mọi điểm cần quan tâm, ngoại trừ duy nhất một điểm, thì sự đảm bảo đó không còn
đòi hỏi nghiêm ngặt như vậy nữa ở phương pháp kết hợp. Vì ở đây xem xét nhiều
trường hợp trong đó hiện tượng xảy ra và nhiều trường hợp trong đó hiện tượng
không xảy ra.
Phương pháp kết hợp cũng không đảm bảo kết luận chắc chắn đúng. Đây
là hệ quả của những khó khăn trong việc đảm bảo các yếu tố tạo nên các trường
hợp khảo sát độc lập, không tương tác với nhau, và khó khăn trong việc không bỏ
sót yếu tố nào có liên quan trong các trường hợp khảo sát. 145
4. Phương pháp phần dư
Với các nghiên cứu trước đó người ta đã xác định được rằng nguyên nhân
của hiện tượng X là các yếu tố A1, A2, A3. Phương pháp phần dư là phương pháp
tách X ra thành các hiện tượng con X1, X2, X3 , hơn nữa đã biết A1 là nguyên nhân
của X1, A2 là nguyên nhân của X2 , từ đây rút ra kết luận A3 - phần còn lại, phần dư
- là nguyên nhân của X3.
A1, A2, ... , An là nguyên nhân của X1, X2, ... , Xn
A1 là nguyên nhân của X1,
A2 là nguyên nhân của X2,
...
An-1 là nguyên nhân của Xn-1,
An là nguyên nhân của Xn.
Ví dụ 7. Nhóm năm người Hoàng, Bích, Quỳnh, Thanh, Hùng đã thực hiện
nghiên cứu về phương pháp học tập của sinh viên Đại học Quốc
gia TP Hồ Chí Minh. Mỗi người trong số họ phải thu thập dữ liệu
về phương pháp học tập của sinh viên một trường hoặc khoa thành
viên của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. Biết rằng Hoàng thu
thập dữ liệu về phương pháp học tập của sinh viên Trường Đại
học Bách khoa, Quỳnh thu thập dữ liệu về phương pháp học tập
của sinh viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Quỳnh - Đại
học Quốc tế, Hùng - Khoa Kinh tế. Vậy có thể kết luận Thanh thu
thập dữ liệu về phương pháp học tập của sinh viên Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Cũng giống như các phương pháp đã xét, vì khó đảm bảo chắc chắn rằng
các yếu tố A1, A2, ... , An không tác động lẫn nhau, mặt khác, khó đảm bảo chắc
chắn rằng không bỏ sót yếu tố nào là nguyên nhân gây ra X hoặc một phần của X,
nên kết luận rút ra nhờ phương pháp này cũng chỉ có xác suất đúng nào đó mà thôi.
5. Phương pháp cùng biến đổi
Cũng như ở phương pháp trước, với các nghiên cứu trước đó người ta đã
xác định được rằng nguyên nhân của hiện tượng X nằm trong số các yếu tố A1, A2,
... , An. Tuy nhiên yếu tố nào thật sự là nguyên nhân của X thì chưa rõ. Phương
pháp cùng biến đổi là phương pháp cho thay đổi một trong các yếu tố đó, chẳng
hạn A1 , giữ nguyên các yếu tố còn lại. Khi đó, nếu hiện tượng X cũng thay đổi
theo thì A1 là nguyên nhân của X. Ngược lại, nếu A1 thay đổi mà X không hề thay
đổi thì A1 không phải là nguyên nhân của X.
Ví dụ 8. Khi chiếu chùm sáng thích hợp vào bề mặt của một lá kim loại,
chẳng hạn lá kẽm, người ta nhận thấy có các điện tử bị chùm sáng
đó làm bật ra khỏi lá kim loại. Vật lý học đã biết rằng năng lượng 146
của các điện tử này chỉ có thể phụ thuộc vào độ dài bước sóng của
các tia sáng hoặc cường độ của chùm sáng chiếu vào kim loại đã
nêu. Khi thay đổi cường độ của chùm sáng, giữ nguyên độ dài
bước sóng của các tia sáng, người ta chỉ thấy số lượng các điện tử
bắn ra khỏi bề mặt kim loại thay đổi, nhưng năng lượng của các
điện tử bị bắn ra thì không thay đổi. Như vậy, năng lượng của các
điện tử đã nêu không phụ thuộc vào cường độ của chùm sáng.
Ngược lại, khi giữ nguyên cường độ của chùm sáng, thay đổi bước
sóng của các tia sáng, người ta thấy độ dài bước sóng của tia sáng
càng giảm thì năng lượng của các điện tử bị bắn ra càng lớn. Như
vậy, năng lượng của các điện tử trong thí nghiệm này phụ thuộc
vào độ dài bước sóng của tia sáng đã làm chúng bắn ra khỏi bề
mặt kim loại đó.
Phương pháp cùng biến đổi được ứng dụng rất rộng rãi và rất hữu hiệu
trong các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, nơi có thể tạo ra và kiểm soát chặt
chẽ sự thay đổi của các yếu tố quan sát.
Các phương pháp xác định mối liên hệ nhân quả giữa các hiện tượng ta đã
xét trên đây thường được sử dụng kết hợp với nhau trong khoa học và là thành tố
của các suy luận quy nạp.
Trong logic học hiện đại có nhiều công trình nghiên cứu nhằm hình thức
hoá suy luận quy nạp. Trong các hệ thống suy luận quy nạp mới được phát triển kết
luận có độ tin cậy rất cao. 147
Chương 11
SUY LUẬN TƯƠNG TỰ
I. ĐỊNH NGHĨA VÀ CẤU TRÚC
Suy luận tương tự, hay còn gọi là loại suy, là một dạng suy luận được sử dụng
rất phổ biến cả trong khoa học và trong đời sống. Đây là dạng suy luận, trong đó kết
luận được rút ra nhờ sự giống nhau (tương tự) của các đối tượng.
Suy luận tương tự có cấu trúc như sau :
Đối tượng a có tính chất p1, p2, ..., pn, q
Đối tượng b có tính chất p1, p2, ..., pn
Vậy, đối tượng b cũng có tính chất q
Ví dụ 1. Công ty nọ năm trước đã tuyển một cử nhân kinh tế tốt nghiệp loại
khá khoa quản trị kinh doanh Trường Đại học Kinh tế Thành phố
Hồ Chí Minh. Sau một thời gian người này làm việc tại công ty
người ta thấy anh ta làm việc tốt, sáng tạo và có tinh thần trách
nhiệm cao. Năm nay lại có một cử nhân kinh tế cũng tốt nghiệp
loại khá khoa quản trị kinh doanh Trường Đại học Kinh tế Thành
phố Hồ Chí Minh đến xin việc làm tại công ty. Phòng nhân sự của
công ty này cho rằng có thể nhận anh ta vào làm việc, vì anh ta
giống với người năm trước mà họ đã tuyển, nên có lẽ cũng làm
việc tốt như thế.
Các đối tượng a và b trong cấu trúc trên đây được hiểu theo nghĩa rộng.
Chúng có thể là những vật thể, quá trình, hiện tượng, các trừu tượng toán học, các lý
thuyết, khái niệm,... chúng cũng có thể là các mối quan hệ, ...
II. TÍNH CHẤT CỦA SUY LUẬN TƯƠNG TỰ
1. Kết luận chứa thông tin mới so với các tiền đề
Khác với suy luận diễn dịch, kết luận của suy luận tương tự có thể chứa
thông tin vốn không có sẵn trong các tiền đề của nó. Trong cấu trúc trên đây chúng
ta thấy rõ rằng các tiền đề không chứa thông tin về tính chất q của đối tượng b, thế
nhưng kết luận lại chứa thông tin đó. Trong ví dụ 1, các tiền đề hoàn toàn không
chứa thông tin về việc người xin việc hiện nay liệu có làm việc tốt hay không,
nhưng kết luận lại khẳng định điều đó. 148
2. Kết luận không đảm bảo chắc chắn đúng khi các tiền đề đều đúng
Vì kết luận của suy luận tương tự chứa thông tin mới hơn so với các tiền
đề, nên nó không đảm bảo chắc chắn đúng ngay cả khi các tiền đề đều đúng, cho
dù suy luận được thực hiện theo đúng cấu trúc. Suy luận trong ví dụ 1 có thể cho
kết quả sai lầm, người đến xin việc năm nay không làm việc tốt như người mà công
ty đã tuyển năm trước, mặc dù các tiền đề đều đúng và suy luận có cấu trúc chuẩn.
3. Tính thuyết phục cao
Mặc dù kết luận của nó không phải lúc nào cũng đúng, nhưng suy luận
tương tự có tính thuyết phục rất cao. Khi sử dụng diễn dịch để rút ra một kết luận nào
đó thì nói chung chúng ta vẫn nằm trong khuôn khổ lý luận, vốn có tính trừu tượng
cao, và vì thế khó nắm bắt, khó hiểu với nhiều người, hệ quả là tính thuyết phục bị
hạn chế. Trong khi đó, suy luận tương tự dựa vào sự giống nhau giữa đối tượng đang
được khảo sát với đối tượng khác, thường là đối tượng đã được biết rõ, biết rất cụ
thể, nên dễ hiểu, dễ nắm bắt đối với nhiều người, và vì thế dễ thuyết phục họ.
Ví dụ 2. Khi người ta thuyết trình cho những người dân một vùng biển nọ về
cái lợi của việc nuôi tôm trên cát thì không mấy người nghe theo,
mặc dù người ta đã lập luận rất chặt chẽ, tính toán chi li từng khoản
tiền phải đầu tư và mức lợi nhận có được. Nhưng sau đó, khi cho
những người dân nói trên tham quan mô hình nuôi tôm thành công
trên cát của những người dân ở một địa phương khác, rồi lập luận :
điều kiện của họ như chúng ta, họ làm ăn có lãi lớn, nên nếu làm,
chúng ta cũng sẽ có lãi lớn, thì người dân nghe theo.
Tính thuyết phục cao cũng chính là một trong các lý do làm nên sự phổ biến
của suy luận tương tự. Thời Chiến Quốc ở Trung Quốc các nhà du thuyết rất hay
dùng suy luận tương tự để thuyết phục vua chúa.
4. Tính gợi ý cao
Suy luận tương tự có tính chất rất đáng quý là có tính gợi ý, gợi mở rất cao.
Sự giống nhau giữa các đối tượng gợi cho người ta liên tưởng và đi đến những
khám phá mới.
Ví dụ 3. Các nhà vật lý thấy nguyên tử giống như giọt nước. Mà giọt nước
nếu lớn quá thì không bền, bị vỡ. Từ đó họ cho rằng nguyên tử có
nguyên tử lượng lớn cũng không bền. Và điều đó đã được khoa học
kiểm chứng.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY CỦA SUY LUẬN
TƯƠNG TỰ
1. Tăng thêm số lượng các tính chất giống nhau dùng làm cơ sở của kết
luận
Trong cấu trúc của suy luận tương tự trên đây, số n càng lớn thì suy luận
càng đáng tin cậy. Ở ví dụ 1 trên kia, nếu ngoài những tính chất giống nhau của hai 149
cử nhân kinh tế đã nêu họ còn giống nhau ở các mặt khác như sức khỏe, tính cách
... thì kết luận họ có lẽ sẽ làm việc tốt như nhau đáng tin cậy hơn.
2. Đảm bảo mối liên hệ giữa những sự giống nhau dùng làm cơ sở của
suy luận với tính chất được nói đến trong kết luận
Suy luận trong ví dụ 1 có độ tin cậy tương đối cao, vì các tính chất như
ngành nghề đã học, khoa, trường đã tốt nghiệp và hạng tốt nghiệp có liên hệ mật
thiết với khả năng làm việc của một người. Nếu trong suy luận này thay vì sự giống
nhau về hạng tốt nghiệp ta lại nói đến sự giống nhau về quê quán hay sở thích âm
nhạc - những điều không liên quan mật thiết với khả năng làm việc - thì độ tin cậy
sẽ giảm đi nhiều. Vì vậy, để suy luận tương tự có được kết luận đáng tin cậy thì
nên dựa vào những sự giống nhau của các tính chất có quan hệ mật thiết với kết
luận muốn rút ra.
IV. VAI TRÒ CỦA SUY LUẬN TƯƠNG TỰ
Mặc dù không đảm bảo kết luận chắc chắn đúng ngay cả khi các tiền đề
đều đúng và suy luận tuân thủ đúng quy tắc logic, nhưng suy luận tương tự vẫn có
một vai trò rất to lớn trong đời sống hàng ngày và trong khoa học. Loại suy luận
này có rất nhiều ứng dụng.
Trong đời sống và trong giảng dạy người ta thường dựa trên suy luận này
để giải thích, giảng giải, thuyết phục người khác.
Đối với khoa học, ứng dụng lớn nhất của suy luận tương tự là phương pháp
mô hình hóa. Trong phương pháp này người ta không nghiên cứu trực tiếp đối
tượng, mà nghiên cứu trên mô hình của nó. Mô hình của đối tượng có thể thuộc hai
loại khác nhau là mô hình vật lý (thực thể) và mô hình tư tưởng (lý thuyết). Mô
hình vật lý của đối tượng là một vật thể vật lý giống với đối tượng về phương diện
mà nhà nghiên cứu quan tâm. Chẳng hạn các mô hình chuỗi xoắn kép ADN trong
các phòng thí nghiệm di truyền học, hay mô hình hệ mặt trời trong các phòng học
vật lý. Mô hình lý thuyết của đối tượng thông thường là những cấu trúc lý thuyết
mô tả đối tượng. Ví dụ như một hệ thống các phương trình toán học diễn tả các
tương quan giữa các yếu tố của nền kinh tế là một mô hình kinh tế. Vì mô hình
giống với đối tượng về phương diện mà nhà nghiên cứu quan tâm, nên việc nghiên
cứu trên mô hình giúp rút ra kết luận - dựa trên suy luận tương tự - cho đối tượng
trên thực tế.
150
Chương 12
CHỨNG MINH
I. ĐỊNH NGHĨA VÀ CẤU TRÚC
1. Định nghĩa
Chứng minh một mệnh đề là chứng tỏ sự đúng đắn của mệnh đề đó bằng
cách dựa vào các tri thức, sự kiện, chứng cứ đã biết. Trong các hệ thống logic hình
thức hóa phép chứng minh được hiểu là một chuỗi các mệnh đề (công thức) kế tiếp
nhau, trong đó mỗi mệnh đề (công thức) hoặc là một tiên đề của hệ, hoặc là một
mệnh đề đã được chứng minh từ trước, hoặc có thể rút ra từ một số mệnh đề (công
thức) đứng trước trong chuỗi theo một quy tắc của hệ, mệnh đề cuối cùng của chuỗi
là mệnh đề được chứng minh. Phép chứng minh trong toán học cũng tương tự như
vậy: đó là một chuỗi các mệnh đề toán học, trong đó mỗi mệnh đề hoặc là một tiên
đề của một hệ thống toán học nhất định, hoặc đã được chứng minh từ trước (nghĩa là
một định lý), hoặc nhận được từ các mệnh đề đứng trước nó trong chuỗi theo các quy
tắc logic diễn dịch nhất định. Chứng minh hiểu như trong các hệ thống logic hình
thức và trong toán học nêu trên đây ta gọi là chứng minh theo nghĩa hẹp. Trong phép
chứng minh hiểu theo nghĩa rộng, ngoài các suy luận diễn dịch còn sử dụng các suy
luận khác (quy nạp, tương tự, xác suất, ...) để rút ra các mệnh đề mới từ các mệnh đề
đã có sẵn. Trong logic học có một ngành, cụ thể là lý thuyết chứng minh, nghiên cứu
phép chứng minh hiểu theo nghĩa hẹp. Các phép chứng minh trong toán học cũng là
chứng minh hiểu theo nghĩa hẹp. Nhưng khi một luật sư chứng minh sự vô tội của
một bị cáo; khi một nhà kinh tế chứng minh sự đúng đắn, tính hiệu quả của một kế
hoạch kinh doanh; khi một nhà xã hội học, bằng các con số thống kê của mình,
chứng minh sự tồn tại của một xu hướng phát triển nhất định của xã hội; khi một nhà
tâm lý học, thông qua các thí nghiệm của mình, chứng minh sự tồn tại của một khả
năng tư duy nào đó ở khỉ đột, ... thì những phép chứng minh này thông thường là
chứng minh theo nghĩa rộng.
2. Cấu trúc
Phép chứng minh bao gồm ba thành phần: luận đề, luận cứ và lập luận.
Luận đề là mệnh đề muốn chứng minh. Luận cứ là các sự kiện, quy luật, lý thuyết,
... mà người ta dựa vào để làm rõ tính đúng đắn của luận đề trong quá trình chứng
minh. Lập luận là việc sử dụng các quy tắc logic và trình tự sắp xếp các luận cứ
trong quá trình chứng minh. Nói cách khác, lập luận là cách tiến hành chứng minh. 151
II. MỘT SỐ VÍ DỤ
Ví dụ 1. "Lịch sử tất cả các xã hội cho đến ngày nay chỉ là lịch sử đấu
tranh giai cấp.
Người tự do và người nô lệ, quý tộc và bình dân, chúa đất và nông
nô, thợ cả của phường hội và thợ bạn, nói tóm lại, những kẻ áp
bức và những người bị áp bức, luôn luôn đối kháng với nhau, đã
tiến hành một cuộc đấu tranh không ngừng, lúc công khai, lúc
ngấm ngầm, một cuộc đấu tranh bao giờ cũng kết thúc hoặc bằng
một cuộc cải tạo cách mạng toàn bộ xã hội, hoặc bằng sự diệt
vong của hai giai cấp đấu tranh với nhau.
Trong những thời đại lịch sử đầu tiên, hầu hết khắp mọi nơi,
chúng ta đều thấy xã hội hoàn toàn chia thành các đẳng cấp khác
nhau, một cái thang chia thành từng nấc địa vị xã hội. Ở Rô-ma
thời cổ, chúng ta thấy có quý tộc, hiệp sĩ, bình dân, nô lệ; thời
trung cổ thì có lãnh chúa phong kiến, chư hầu, thợ cả, thợ bạn,
nông nô, và hơn nữa, hầu như trong mỗi giai cấp ấy, lại có những
thứ bậc đặc biệt nữa.
Xã hội tư sản hiện đại, sinh ra từ trong lòng xã hội phong kiến đã
bị diệt vong, không xóa bỏ được những đối kháng giai cấp. Nó chỉ
đem những giai cấp mới, những hình thức đấu tranh mới thay thế
cho những giai cấp, những điều kiện áp ức, những hình thức đấu
tranh cũ mà thôi.
Tuy nhiên, đặc điểm của thời đại chúng ta, của thời đại của giai
cấp tư sản, là đã đơn giản hóa những đối kháng giai cấp. Xã hội
ngày càng chia thành hai phe lớn thù địch với nhau, hai giai cấp
lớn hoàn toàn đối lập với nhau: giai cấp tư sản và giai cấp vô
sản."
46
Trong đoạn văn trên đây, Mác và Ăngghen đã chứng minh luận đề "Lịch
sử tất cả các xã hội cho đến ngày nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp". Để thực
hiện phép chứng minh này, các ông dẫn ra các chứng cứ lịch sử như sự phân chia
thành các đẳng cấp ở những thời đại lịch sử đầu tiên, ở Rô-ma thời cổ, ở thời trung
cổ, và sự phân chia thành giai cấp trong xã hội tư sản cùng với cuộc đấu tranh
trong những hình thức khác nhau trong các thời đại lịch sử ấy. Suy luận mà các ông
dùng ở đây là suy luận quy nạp.
Ví dụ 2. "Cuộc cạnh tranh sinh tồn là kết quả không thể tránh được của đà
tiến triển mau lẹ theo đó mọi vật hữu cơ sinh sôi nảy nở. Trong
cuộc sống tự nhiên, mỗi vật này sinh sản nhiều trứng hay nhiều
hạt, phải chịu đựng những cuộc tàn phá vào những thời kỳ, những
46
C. Mác, Ph.Ăngghen, Tuyển tập, tập 1, NXB Sự thật, Hà Nội, 1980, tr.540-541. 152
mùa, những năm nào đó. Nếu khác thế, theo định luật sinh sản
theo cấp số nhân, trong mỗi loài, số cá nhân sẽ nhiều đến nỗi
không một vùng nào đủ rộng để chứa đựng nổi. Vì số cá nhân sinh
ra nhiều hơn số cá nhân có thể sống, vậy phải có một cuộc cạnh
tranh gắt gao hoặc giữa các cá nhân của cùng một loài, hoặc giữa
các cá nhân thuộc các loài khác nhau, hoặc sau hết một cuộc
tranh đấu chống lại những điều kiện vật chất của đời sống. Đó là
một cuộc tổng quát hóa các định luật của Malthus, áp dụng vào
toàn thế giới hữu cơ, với một sức mạnh gấp mười; vì, trong giới
sinh vật, không thể có một phương tiện nào để gia tăng thực phẩm
hay một cách kiêng cữ thận trọng nào trong các cuộc hôn phối.
Dẫu hiện thời vài loài đang gia tăng một cách mau lẹ, nhiều hay ít,
nhưng đó không thể là định luật chung cho toàn thể, vì thế giới có
lẽ không chứa đựng nổi."
47
Luận đề phải chứng minh trong đoạn văn này chính là câu đầu của nó.
Ví dụ 3. "Xin dẫn thêm vài ví dụ nữa để chứng minh sự không hàm súc và
kém hiệu quả của phủ định. Các nhà sư phạm biết rằng, nếu chỉ
cấm trẻ em làm một việc gì đó thì thật là vô ích - bày cho nó một
hoạt động cụ thể hữu ích khác mới là sáng suốt hơn. Cũng vì lý do
đó, các bác sĩ tâm thần tránh những từ phủ định trong thực hành
ám thị đối với bệnh nhân; thay vào đó, họ cố tạo ra cho bệnh nhân
một khái niệm dương tính có khả năng loại trừ khái niệm cũ. Ta
cũng biết rằng, trong một số trường hợp rối loạn hoạt động tâm
thần, người bệnh khó mà hiểu được những công thức phủ định của
ngôn ngữ - đó chính là vì đằng sau những công thức này không hề
có một hình ảnh cụ thể nào có thể cảm thụ bằng ngũ giác.
Hoàn toàn tương tự, trong văn học phép phủ định hiếm khi tạo
được cho độc giả khái niệm dương tính. Hãy thử viết: "anh ta tóc
không vàng, mắt không xanh, không ..." - hình ảnh nhân vật sẽ bị
nhòe thành một mảng không định hình."
48
Như chính tác giả đã nói, ở đoạn văn trên dây tác giả dẫn "vài ví dụ nữa để
chứng minh sự không hàm súc và kém hiệu quả của phủ định". Lập luận mà chúng
ta gặp ở đây là quy nạp, từ nhiều ví dụ cho thấy tính không hàm súc và kém hiệu
quả của phủ định đi đến kết luận tổng quát về tính không hàm súc và kém hiệu quả
đó.
Ví dụ 4. "Càng gặp khó khăn, càng bối rối, thì bọn vua Nhà Nguyễn lại
càng ngờ vực chân tay của chúng. Chúng đã ngờ và giết Nguyễn
47
Charles Darwin, dẫn theo Triết văn trích dịch, NXB TP HCM, 1992, tr.459-461.
3
G. A. Gôlixưn Thông tin - Logic học - Thơ ca, trong sách Toán học trong thi văn, NXB Mir,
Moskva, tr.37. 153
Văn Thành, chúng đã trừng trị chân tay của Lê Văn Duyệt. Bọn vua
nhà Nguyễn nghi ngờ nhiều nhất những cựu thần nhà Lê hay con em
của họ. Đối với họ, vua nhà Nguyễn thấy rằng không dùng thì không
được, mà dùng thì cũng không yên. Cuối cùng nhà Nguyễn đã dùng
cựu thần nhà Lê, nhưng lại dùng bằng những thủ đoạn tàn nhẫn để
chế ngự bọn kia làm cho bọn kia khổ sở, điêu đứng, chìm nổi trong
bể loạn. Cao Bá Quát đỗ á nguyên bị đánh xuống cuối bảng, ra làm
quan chưa được bao lâu đã bị cách chức, rồi được phục chức để
cuối cùng bị giết với các họ hàng. Nguyễn Công Trứ bị lên voi
xuống chó không biết bao nhiêu lần. Nguyễn Du, Phạm Quý Thích
chỉ được dùng một cách dè dặt ."
49
III. ĐẶC ĐIỂM CỦA CHỨNG MINH TRONG CÁC KHOA HỌC XÃ HỘI
VÀ NHÂN VĂN
• Khác với phép chứng minh trong toán học và logic học, các phép chứng
minh trong các khoa học khác, đặc biệt là các phép chứng minh trong các khoa học
xã hội và nhân văn, là chứng minh theo nghĩa rộng, là phép chứng minh không chỉ
dựa vào các suy luận diễn dịch, mà còn dựa vào các suy luận quy nạp, xác suất,
tương tự, - những suy luận chỉ đảm bảo kết luận có cơ sở để tin cậy, nhưng không
đảm bảo chắc chắn đúng - nên không có tính chặt chẽ tuyệt đối, mà chỉ đảm bảo
một mức độ chặt chẽ tương đối, có thể chấp nhận được. Nếu phép chứng minh một
mệnh đề trong toán học hoặc logic học đảm bảo chắc chắn mệnh đề đó đúng,
không thể phản bác được, thì phép chứng minh mệnh đề trong các khoa học xã hội
và nhân văn (và nhiều khoa học khác) không đảm bảo chắc chắn tính đúng đắn của
mệnh đề. Phép chứng minh ở đây chỉ có tính thuyết phục nhiều hay ít mà thôi.
Chính vì vậy cách tiến hành chứng minh, số lượng và cách sử dụng các sự kiện và
tri thức đã biết có một tầm quan trọng rất lớn trong các phép chứng minh này.
• Ở những phép chứng minh trong khoa học xã hội và nhân văn, các luận
cứ thường được dẫn ra cùng với sự lý giải, giải thích nguyên nhân (xem ví dụ 2, 3
trong mục II).
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỨNG MINH
Các phương pháp chứng minh có thể chia thành hai loại: chứng minh trực
tiếp và chứng minh gián tiếp.
1. Chứng minh trực tiếp
Chứng minh trực tiếp là phép chứng minh trong đó từ tính chân thực của
các luận cứ rút ra tính chân thực của luận đề mà không dùng đến phản luận đề.
49
Văn Tân, Nguyễn Hồng Phong, Nguyễn Đổng Chi, dẫn theo Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh
Quan, Sương Nguyệt Ánh, NXB Văn Nghệ TP HCM, tr. 43. 154
Ví dụ 5. Có sáu người, trong đó hai người bất kỳ nào cũng hoặc là bạn của
nhau, hoặc là kẻ thù của nhau. Ta chứng minh rằng trong số sáu
người này có 3 người là bạn lẫn nhau, hoặc có 3 người là kẻ thù
lẫn nhau.
Giải. Gọi A là một người trong số 6 người đã nêu. Trong 5 người còn lại
phải có ít nhất 3 người bạn của A, hoặc có ít nhất 3 kẻ thù của A,
vì nếu cả số bạn và số thù của A đều nhỏ hơn 3 thì tổng số của họ
nhỏ hơn 5. Với trường hợp 1, ta gọi 3 người trong số bạn của A là
B, C, D. Nếu trong số này có một cặp nào đó là bạn của nhau thì
cùng với A họ hợp thành nhóm 3 người bạn lẫn nhau. Ngược lại,
nếu trong 3 người B, C, D không ai là bạn của ai thì họ chính là
nhóm 3 người thù lẫn nhau. Với trường hợp có ít nhất 3 kẻ thù của
A chứng minh tương tự.
Phương pháp chứng minh trực tiếp chỉ sử dụng thông tin có trong các luận
cứ nên khó tiến hành, thường hay lạc hướng.
2. Chứng minh gián tiếp
Chứng minh gián tiếp là phép chứng minh trong đó từ tính chân thực của
các luận cứ rút ra tính giả dối của phản luận đề, rồi từ đây rút ra tính chân thực của
luận đề. Trong phép chứng minh gián tiếp, vì có sử dụng thông tin chứa trong phản
luận đề nên ít khi bị lạc hướng, dễ thực hiện hơn.
Hai phương pháp chứng minh gián tiếp thường gặp là chứng minh bằng
phản chứng và chứng minh phân liệt. Khi chứng minh bằng phản chứng một luận
đề, người ta xuất phát từ giả định nó sai, nghĩa là phản luận đề đúng. Từ đây, cùng
với các luận cứ người ta đi đến một nghịch lý. Nghịch lý này chứng tỏ điều giả
định là sai, và như vậy điều ngược lại với nó - tức là luận đề - đúng. Chứng minh
bằng phản chứng có sơ đồ như sau.
Gọi B1, B2, ... , Bn là các luận cứ, A là luận đề, C là mệnh đề nào đó, khi
đó:
¬ A, B1, B2, ... , Bn C
¬ A, B1, B2, ... , Bn ¬ C
A
Trong sơ đồ này nếu từ giả định phản luận đề ¬A và các luận cứ B1, B2,
... , Bn vừa có thể rút ra mệnh đề C nào đó, vừa có thể rút ra phủ định của C, tức là
¬C, thì có thể rút ra luận đề A.
Ví dụ 6. Nếu 7n + 3 là số lẻ thì n là số chẵn.
Chứng minh: Giả sử luận đề đã cho sai. Khi đó 7n + 3 là số lẻ, nhưng n là
số lẻ. Vì n lẻ nên n = 2k - 1, với k là số tự nhiên nào đó. Khi đó
7n + 3 = 7(2k - 1) + 3 = 14k - 4 = 2(7k - 2). Như vậy 7n + 3 là số 155
chẵn. Điều này mâu thuẫn với giả định 7n + 3 lẻ. Vậy không thể
nói luận đề đã cho sai, hay nói cách khác , luận đề đã cho đúng.
Chứng minh bằng phản chứng là phương pháp chứng minh rất thường được
sử dụng trong toán học và các lĩnh vực khác. Tuy nhiên trong logic kiến thiết và toán
học kiến thiết, toán học trực giác, phương pháp chứng minh này lại không được chấp
nhận. Điều này liên quan đến quan điểm về sự tồn tại của các đối tượng lý tưởng,
trong các ngành khoa học vừa nêu, đối tượng được coi là tồn tại khi và chỉ khi có thể
chỉ ra phương pháp xây dựng nó qua một số bước hữu hạn.
Chứng minh phân liệt là chứng minh một mệnh đề tuyển có chứa luận đề
và loại bỏ tất cả các khả năng, ngoại trừ khả năng của luận đề. Nói cách khác, đây
là phép chứng minh dựa trên quy tắc tam đoạn luận lựa chọn:
A ∨ B1 ∨ B2, ¬ B1, ¬ B2
A
Ví dụ 7. Có một vụ cháy trong thành phố. Cơ quan điều tra chứng minh rằng
nguyên nhân gây ra vụ cháy này là bất cẩn khi đun nấu. Vì quá trình
điều tra trước hết đã cho thấy rằng nguyên nhân của vụ cháy này là
do bất cẩn khi đun nấu, hoặc do sự cố về điện, hoặc do có kẻ cố tình
đốt. Sau đó đã xác định được thêm rằng lúc xảy ra vụ cháy này
không hề có sự cố về điện nào, nguyên nhân có kẻ cố tình đốt cũng
bị loại trừ, vậy chỉ còn lại khả năng cháy do bất cẩn khi đun nấu.
Khi áp dụng phương pháp chứng minh phân liệt trong các lĩnh vực của đời
sống cần phải đặc biệt lưu ý đến tính chân thực của tiền đề dạng tuyển. Chính vì
trong cuộc sống thực tế nhiều khi không thể đảm bảo tính chân thực tuyệt đối của các
mệnh đề dạng này nên tính thuyết phục của chứng minh phân liệt bị hạn chế. Đây
cũng chính là lý do làm cho chứng minh phân liệt chỉ được chấp nhận một cách hạn
chế trong hoạt động tư pháp. Chẳng hạn, tòa án không thể chấp nhận phép chứng
minh phân liệt để buộc tội cho một bị cáo trong câu chuyện sau đây. Trên một hòn
đảo nọ chỉ có 3 người A, B, C. Người C bị giết chết. Thủ phạm giết người chỉ là A
hoặc B. Cơ quan điều tra xác định được rằng A không phải là thủ phạm, vậy chắc
chắn B là thủ phạm.
V. CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI PHÉP CHỨNG MINH
Các chứng minh chỉ chặt chẽ và có giá trị khi chúng tuân thủ những yêu
cầu nhất định. Vì phép chứng minh có ba thành phần nên ta có thể chia các yêu cầu
này thành ba loại: các yêu cầu đối với luận đề, các yêu cầu đối với luận cứ, các yêu
cầu đối với lập luận.
1. Các yêu cầu đối với luận đề
• Luận đề phải rõ ràng, xác định. 156
Như đã biết, câu và đoạn văn bằng ngôn ngữ tự nhiên mà chúng ta sử dụng
trong cuộc sống thường ngày, và cả trong khoa học, nhiều khi không rõ ràng. Các
từ ngữ có thể có nhiều nghĩa khác nhau, nghĩa của câu cũng có thể hiểu khác nhau,
... Chính vì vậy, khi nêu lên một luận đề bằng ngôn ngữ tự nhiên có thể nội dung
của luận đề đó được những người khác nhau hiểu khác nhau, hoặc thậm chí cùng
một người cũng hiểu nó khác nhau, không nhất quán trong các giai đoạn khác nhau
khi chứng minh. Trên thực tế lúc này người ta không biết mình đang chứng minh
cái gì. Với các ngôn ngữ khoa học, việc nhầm lẫn ý nghĩa của ngôn từ xảy ra ít
hơn, tuy nhiên không phải được loại trừ hoàn toàn. Vì vậy, khi chứng minh nhất
thiết phải nêu luận đề một cách rõ ràng.
• Luận đề không được tự mâu thuẫn.
Nếu luận đề là một mệnh đề tự mâu thuẫn thì không thể chứng minh được.
Đưa ra một luận đề mâu thuẫn có vẻ như là một điều không bao giờ có thể xảy ra
trên thực tế, tuy nhiên lại không hẳn như vậy. Vì việc xác định tính mâu thuẫn của
một tập hợp mệnh đề nói chung là một vấn đề không đơn giản, nên trên thực tế ta
có thể gặp những cố gắng chứng minh luận đề có các phần là những mệnh đề mâu
thuẫn với nhau.
• Luận đề phải giữ nguyên trong suốt quá trình chứng minh.
Nếu luận đề thay đổi trong quá trình chứng minh thì điều chứng minh được
không phải là luận đề ban đầu. Trong các quá trình chứng minh luận đề có thể bị
thay đổi vì ý nghĩa của từ ngữ, của câu bị lẫn lộn. Điều này rất dễ xảy ra khi sử
dụng ngôn ngữ tự nhiên để tiến hành chứng minh, vì, như đã biết, từ ngữ trong
ngôn ngữ tự nhiên có thể có nhiều nghĩa khác nhau nên người chứng minh có thể
nhầm lẫn sử dụng chúng lúc thì với nghĩa này khi thì với nghĩa khác ngay trong
cùng một quá trình chứng minh.
2. Các yêu cầu đối với luận cứ
• Luận cứ phải xác thực.
Không phải sự kiện, quy luật hay lý thuyết khoa học nào cũng có thể sử
dụng làm luận cứ trong phép chứng minh. Sự kiện chỉ có thể dùng làm luận cứ khi
nó đã được thẩm định, nghĩa là khi sự hiện diện và nội dung của nó đã được kiểm
tra trên thực tế. Chẳng hạn, không thể khẳng định rằng tồn tại các nền văn minh
bên ngoài trái đất, và đại diện của các nền văn minh đó đã đến trái đất bằng cách
dựa vào các chứng cứ là có nhiều người cho biết họ đã trông thấy các đĩa bay với
các sinh vật ngoài hành tinh như vậy. Sự kiện trông thấy đĩa bay và sinh vật ngoài
hành tinh mà nhiều người cho biết hiện nay vẫn chưa được kiểm chứng đầy đủ,
nghĩa là chưa đảm bảo chắc chắn đúng. Ở đây có thể có nhầm lẫn với các hiện
tượng kỹ thuật như phóng tên lửa, thử nghiệm thiết bị bay mới; có thể có ảo giác
tập thể, gây ra bởi các hiện tượng thời tiết; cũng có thể đơn thuần là câu chuyện bịa
đặt. Trong hoạt động tư pháp, không thể sử dụng những lời đồn đại, những chứng 157
cứ mà quá trình thu thập không tuân thủ nghiêm ngặt quy định của pháp luật, ... để
làm chứng cứ buộc tội hoặc bào chữa cho bị cáo. Các quy luật hay lý thuyết khoa
học cũng chỉ có thể dùng làm luận cứ khi tính đúng đắn của chúng đã được kiểm
chứng. Chẳng hạn, hiện nay chưa thể sử dụng luận điểm cho rằng sự sống trên trái
đất chỉ còn tồn tại được khoảng một tỉ năm nữa để chứng minh cho các luận điểm
khác. Vấn đề nằm ở chỗ, mặc dù hiện nay đã có các công trình nghiên cứu khoa
học đưa ra khẳng định đã nêu, tuy nhiên tính đúng đắn, tính hợp lý của nó vẫn còn
đòi hỏi được kiểm tra lại cặn kẽ.
• Không dùng luận đề để làm luận cứ.
Khi chứng minh cần phải tránh không dùng chính luận đề hoặc một mệnh
đề nào đó tương đương với nó, hoặc một số thành phần nào đó của nó để làm luận
cứ. Nói cách khác, không thể dùng cái cần chứng minh để chứng minh cho chính
nó. Nhìn qua ta ngỡ rằng đòi hỏi này không cần thiết phải nêu lên, vì không ai vi
phạm. Tuy nhiên, trong thực tế tình hình lại khác hẳn. Khi chứng minh những luận
đề phức tạp, khó khăn, sai lầm này thường xảy ra.
• Luận cứ phải độc lập với luận đề.
Yêu cầu này đòi hỏi tính chân thực của luận cứ phải được xác lập độc lập
với luận đề. Chẳng hạn, có người cố gắng chứng minh tiên đề về hai đường thẳng
song song trong hình học Euclid như sau.
Ví dụ 8. Giả sử hai đường thẳng song song d1 và d2 cắt nhau tại một điểm.
Ta sẽ gọi điểm đó là A. Ta kẻ đường thẳng d3 vuông góc với cả hai
đường thẳng d1 và d2. Giao điểm của d3 với d1 và d2 ta ký hiệu
lần lượt là B và C. Khi đó rõ ràng tam giác ABC có tổng ba góc
trong lớn hơn hai góc vuông. Điều này vô lý. Vậy hai đường thẳng
song song không thể cắt nhau (xem hình vẽ).
B
A
C
Trong cố gắng chứng minh vừa nêu, tác giả đã sử dụng các luận cứ: có thể
kẻ được một đường thẳng vuông góc với cả hai đường thẳng song song cho trước,
và tổng ba góc trong của một tam giác đúng bằng hai góc vuông. Tuy nhiên các
mệnh đề này lại là hệ quả của tiền đề về hai đường thẳng song song, nếu không có 158
tiền đề này thì không thể chứng minh được chúng. Chính vì vậy phép chứng minh
đã nêu không đúng.
• Luận cứ phải liên quan đến luận đề.
Các sự kiện dùng để chứng minh một luận đề phải liên quan đến luận đề
đó. Nói cách khác, chúng phải thật sự cần thiết cho việc chứng minh luận đề. Nếu
sử dụng các sự kiện không liên quan đến luận đề trong phép chứng minh thì phép
chứng minh đó trở nên dài dòng, không liền mạch, khó hiểu. Nếu xét nghiêm ngặt
về mặt logic thì việc sử dụng luận cứ như vậy không sai, tuy nhiên nó thừa. Trong
thực tế nhiều người vì vô tình, không hiểu được mối liên hệ giữa các sự kiện, vô ý
mà vi phạm yêu cầu này. Nhưng cũng có không ít trường hợp, trong đó người
chứng minh cố ý vi phạm yêu cầu này. Họ làm như vậy để phép chứng minh trở
nên rối rắm, và nhờ vậy mà đánh lừa được người nghe, người đọc. Trong các cuộc
tranh luận, cũng như trong hoạt động tư pháp, nhiều khi những người tham dự cố ý
nêu lên các sự kiện không liên quan đến vấn đề đang tranh luận để tranh thủ cảm
tình của những người nghe, hoặc để làm mất cảm tình của họ đối với đối thủ của
mình. Ví dụ, để bào chữa cho thân chủ của mình, bị buộc tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản nhà nước, luật sư nói rằng thân chủ của ông ta rất quan tâm giúp đỡ một số gia
đình có công với nước. Sự kiện bị cáo quan tâm giúp đỡ một số gia đình có công
với nước tuyệt nhiên không hề liên quan tới vấn đề đang tranh luận, nhưng luật sư
nêu lên để tranh thủ cảm tình của người nghe.
50
3. Các yêu cầu đối với lập luận
• Lập luận phải tuân thủ các quy tắc logic.
Nếu không tuân thủ các quy tắc logic thì phép chứng minh không chặt
chẽ, vì chính sự tuân thủ quy tắc logic là đảm bảo cho tính đúng đắn, hoặc ít nhất là
khả năng đúng đắn, của luận đề khi các luận cứ đúng. Không tuân thủ quy tắc logic
thì muốn rút ra kết luận nào từ các tiền đề đã có cũng được, khi đó các kết luận sẽ
tùy tiện và không có giá trị.
• Không được chứng minh vòng quanh. Nghĩa là không được dùng A để
chứng minh cho B, rồi lại dùng B để chứng minh cho A.
• Lập luận phải rõ ràng, ngắn gọn.
Khi tiến hành chứng minh, không được phép dùng những từ ngữ có ý nghĩa
chưa được xác định rõ. Nếu từ có nhiều nghĩa thì nên xác định trước, nghĩa nào sẽ
được sử dụng, và trong suốt quá trình chứng minh sẽ chỉ sử dụng nghĩa đã xác định
của từ ngữ. Phép chứng minh phải ngắn gọn, nghĩa là không được lặp đi lăp lại một
số tư tưởng nào đó, không được đưa vào phép chứng minh những sự kiện không có
50
Ngoài những yêu cầu trên đây, một số tác giả còn nêu yêu cầu các luận cứ không được mâu thuẫn
với nhau. Tuy nhiên khi các luận cứ đều chân thực chúng sẽ không thể mâu thuẫn với nhau (ít nhất là
trong cùng một cách nhìn, cùng một khía cạnh, cùng một điều kiện), vì vậy không cần tách riêng yêu
cầu này. 159
liên quan, không bàn luận về những vấn đề khác không có quan hệ đến vấn đề đang
chứng minh.
Trong thực tế tư duy, tranh luận, nếu vi phạm các quy tắc chứng minh một
cách cố ý thì người ta gọi là ngụy biện.
Trong logic học hiện đại có một ngành nghiên cứu chuyên về chứng minh,
gọi là lý thuyết chứng minh. Lý thuyết này có một vai trò rất to lớn trong toán học,
tin học và các khoa học sử dụng nhiều suy luận diễn dịch. 160
Chương 13
BÁC BỎ
I. ĐỊNH NGHĨA
Bác bỏ là một thao tác được sử dụng thường xuyên trong khoa học và
trong tất cả các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Chúng ta phải bác bỏ những lý
thuyết hay mệnh đề khoa học sai lầm hoặc thiếu cơ sở. Chúng ta thường phải bác
bỏ những lời bịa đặt của những kẻ có dụng ý xấu, những luận điệu tuyên truyền
xuyên tạc sự thật. Chúng ta phải bác bỏ những chính sách sai lầm, hoặc những
quyết định phiêu lưu, thiếu cơ sở, ...
Bác bỏ một mệnh đề là dựa trên những tri thức đã biết, những chứng cứ đã
được kiểm tra để chứng tỏ rằng mệnh đề đó là sai lầm, hoặc chỉ ra rằng mệnh đề
đó không có cơ sở.
Khái quát hơn, chúng ta có thể nói đến việc bác bỏ một tư tưởng. Nghĩa là
bác bỏ một học thuyết, một giả thuyết, một quan điểm, một chính sách, một lập
luận,... Bác bỏ giả thuyết, học thuyết, v.v., về bản chất hòan tòan không khác bác
bỏ một mệnh đề, vì một học thuyết, chẳng hạn, có thể coi là một mệnh đề, được tạo
thành bằng cách hội tất cả các câu của học thuyết đó51
. Trường hợp bác bỏ một
chính sách có khác biệt một chút. Người ta thường cho một chính sách là đúng nếu
nó phục vụ lợi ích của cộng đồng có chính sách đó. Như vậy các từ đúng sai ở đây
khác với các từ đúng sai khi dùng với mệnh đề. Người ta thường bác bỏ một chính
sách bằng cách chỉ ra rằng nó không mang lại lợi ích mà nó dự tính. Ta có thể quy
việc bác bỏ chính sách này về trường hợp bác bỏ mệnh đề bằng cách sau đây. Coi
chính sách là mệnh đề A, lợi ích mà nó nhắm tới được biểu đạt bằng mệnh đề B.
Khi đó bác bỏ chính sách A tương đương với bác bỏ mệnh đề A ⊃ B. Chính vì thế
sau này chúng ta nói như nhau về bác bỏ mệnh đề hay bác bỏ học thuyết, hay bác
bỏ những thứ khác tương tự như vậy.
II. MỘT SỐ VÍ DỤ
Ví dụ 1. Một số phòng khám Trung Y ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
khẳng định rằng họ có thể chữa được cả các chứng bệnh nan y
như ung thư. Khẳng định đó của họ bị bác bỏ bởi thực tế là họ
không hề chữa được chứng bệnh nói trên.
51 Xét về mặt logic thì một lý thuyết, một học thuyết là một tập hợp các câu. 161
Ví dụ 2. Nhà toán học Euler bác bỏ mệnh đề "có số nguyên tố lớn nhất" như
sau. Nếu có số nguyên tố lớn nhất thì ta có thể ký hiệu các số
nguyên tố từ bé đến lớn lần lượt là p1, p2, p3, ..., pn, với pn là số
nguyên tố lớn nhất. Khi đó p1 x p2 x p3 x ... x pn + 1 cũng là một số
nguyên tố, vì nó không chia hết cho bất cứ số nguyên tố nào nhỏ
hơn nó. Trong khi đó nó lớn hơn pn vốn là số nguyên tố lớn nhất !
Nghịch lý. Vậy không có số nguyên tố lớn nhất.
Ví dụ 3. Một vụ giết người xảy ra. Cảnh sát xác định được rằng kẻ giết
người hành động một mình. Một người bị tình nghi sau đó đã bị
tòa án tuyên phạm tội giết người trong vụ án đã nêu trên và bị
tống giam. Sau đó một thời gian, nhờ một sự tình cờ người ta tìm
được kẻ giết người thật sự trong vụ án đã nêu trên. Nhờ đó lời
buộc tội trước đây bị bác bỏ, bản án đã tuyên bị hủy, người bị
giam trước đây được giải oan và được trả tự do.
Ví dụ 4. Để có cớ tiến hành cuộc chiến tranh Iraq, các chính quyền Mỹ và
Anh khẳng định rằng chính quyền Saddam Hussein đang phát triển
và cất giấu các lọai vũ khí hủy diệt hàng loạt. Các lực lượng
chống chiến tranh trên thế giới đã bác bỏ luận điểm đó của các
chính quyền Mỹ và Anh bằng cách chỉ ra rằng những thông tin
tình báo mà luận điểm đó dựa vào mâu thuẫn với thực tế thanh tra
vũ khí được tiến hành ở Iraq, và vì thế sai, không đáng tin cậy.
Ví dụ 5. "Việc ông Đuyrinh coi phép biện chứng chỉ như một công cụ dùng
để chứng minh, giống như khi nhận thức một cách nông cạn thì
người ta có thể coi logic hình thức và toán học sơ cấp là một công
cụ như thế, - đã chứng tỏ rằng ông Đuyrinh hoàn toàn không hiểu
gì bản chất của phép biện chứng cả. Ngay logic hình thức, trước
hết , cũng là một phương pháp để tìm ra những kết quả mới, để
tiến từ cái biết đến cái chưa biết; thì phép biện chứng cũng vậy,
nhưng với một ý nghĩa còn cao hơn nhiều, vì phép biện chứng phá
vỡ cái chân trời nhỏ hẹp của logic hình thức, đồng thời lại chứa
đựng mầm mống của một thế giới quan rộng lớn hơn. Trong toán
học cũng có một mối quan hệ như vậy. Toán học sơ cấp, tức là
toán học về những con số không đổi, tự vận động, ít ra là về toàn
bộ, trong những giới hạn của logic hình thức; còn toán học về các
số biến, mà phần quan trọng nhất là tính những đại lượng vô cùng
bé, thì căn bản chỉ là áp dụng phép biện chứng vào các quan hệ
toán học mà thôi. Ở đây, so với những áp dụng muôn vẻ của
phương pháp ấy vào những lĩnh vực nghiên cứu mới, thì sự chứng
minh giản đơn nhất định phải đứng vào hàng thứ yếu. Nhưng hầu
hết những chứng minh của toán học cao cấp, bắt đầu từ những
chứng minh đầu tiên của tính vi phân, nói một cách chặt chẽ thì
đều là sai theo quan điểm của toán học sơ cấp. Điều này không thể 162
nào khác thế được nếu muốn dùng logic hình thức để chứng minh
những kết quả đạt được trong lĩnh vực biện chứng, như trong
trường hợp ở đây chẳng hạn. Muốn chỉ dùng phép biện chứng để
chứng minh bất cứ một cái gì, đối với một kẻ siêu hình thô lỗ như
ông Đuyrinh thì thật là uổng công, cũng như Leibniz và các môn
đồ của ông đã uổng công khi muốn chứng minh cho các nhà toán
học đương thời về các nguyên tắc của phép tính các đại lượng vô
cùng bé. Số vi phân đã làm cho những nhà toán học này lên cơn co
giật cũng như ông Đuyrinh lên cơn co giật vì sự phủ định cái phủ
định. Vả lại, trong sự phủ định cái phủ định này số vi phân cũng
có vai trò của nó như chúng ta sẽ thấy. Các ngài đó, nếu lúc bấy
giờ mà chưa qua đời, thì kết cục cũng phải cằn nhằn mà nhượng
bộ không phải vì người ta đã thuyết phục được họ, mà là vì những
kết quả thu được bao giờ cũng đúng. Ông Đuyrinh hiện nay mới
vào khoảng tứ tuần, như chính ông nói, và nếu ông ta sống lâu -
chúng ta chúc ông ta được như vậy - thì có thể là ông cũng sẽ gặp
cảnh ngộ ấy"52
.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP BÁC BỎ MỘT MỆNH ĐỀ
1. Bác bỏ bằng cách chứng minh rằng mệnh đề sai
Có thể chứng minh rằng mệnh đề A sai bằng nhiều cách. Cách thứ nhất là
chỉ ra rằng mệnh đề đó trái với thực tế. Ví dụ 1 trên đây là một phép bác bỏ như
vậy. Đây là cách bác bỏ trọn vẹn nhất. Sở dĩ như vậy là vì, một mặt, theo định
nghĩa thì một mệnh đề là đúng khi và chỉ khi nó phù hợp với thực tế, mặt khác,
cách bác bỏ này loại bỏ mọi khả năng "cứu vớt" mệnh đề bị bác bỏ. Cách thứ hai,
chứng minh rằng mệnh đề ¬A đúng. Ăngghen, ở ví dụ 5, đã bác bỏ quan điểm của
Đuyrinh một phần bằng cách chứng minh luận điểm ngược lại - tức là phép biện
chứng còn dùng để phát hiện cái mới - với luận điểm của Đuyrinh. Xét chặt chẽ thì
cách thứ hai này chỉ có thể sử dụng trong các lý thuyết, hoặc khái quát hơn là trong
các lĩnh vực sử dụng logic hai giá trị. Nếu lĩnh vực nào đó không sử dụng logic hai
giá trị, mà sử dụng logic nhiều giá trị hơn thì phương pháp này không dùng được
53
.
Cách thứ ba, chứng minh rằng trong số các mệnh đề A, B, C, ... chỉ có một mệnh đề
đúng, và mệnh đề đúng là B (hoặc C, D, v.v. ... ). Đây chính là cách bác bỏ được
ứng dụng trong ví dụ 3. Cách này là một ứng dụng cụ thể của tam đoạn luận lựa chọn
(nghiêm ngặt). Cách thứ tư, chứng minh rằng từ A có thể rút ra hệ quả B, nhưng hệ
quả B sai (một trường hợp riêng của cách này là chứng minh rằng A và C tương
đương với nhau, nhưng C sai). Ví dụ 4 trên đây là một phép bác bỏ như vậy. Trong
phép bác bỏ đó Euler đã chỉ ra rằng mệnh đề cần bác bỏ dẫn đến một nghịch lý, tức
52
Ph. Ăngghen, Chống Đuyrinh, C. Mác và Ph. Ăngghen toàn tập, T. 20, tr. 191-192.
53
Có nhiều lĩnh vực như vậy, chẳng hạn tóan kiến thiết. 163
là dẫn đến một hệ quả sai lầm. Việc bác bỏ thuyết tự sinh trong sinh vật học mà nhà
sinh học vĩ đại người Pháp Pasteur thực hiện cũng theo cách này.
Ví dụ 6. Pasteur vô trùng hóa một số lọ đựng thức ăn và thực phẩm nhằm
diệt hết các mầm mống của dòi bọ, sinh vật sống trong đó, bịt kín
chúng lại và cất chúng trong điều kiện không thuận lợi cho vi
khuẩn, vi trùng v.v. phát triển. Sau một thời gian đủ lâu dòi bọ vẫn
không xuất hiện trong những mẫu thức ăn và thực phẩm đó. Điều
này chứng tỏ hệ quả của học thuyết tự sinh rằng dòi bọ tự sinh ra từ
thực phẩm, thức ăn để lâu ngày là sai lầm.
2. Bác bỏ bằng cách chỉ ra rằng lập luận đưa đến (tức là phép chứng
minh) mệnh đề đó thiếu cơ sở.
Ở phương pháp này người bác bỏ có thể chỉ ra rằng phép chứng minh
mệnh đề đang khảo sát vi phạm các quy tắc chứng minh. Chẳng hạn, chỉ ra rằng
các luận cứ dùng trong phép chứng minh đó không đáng tin cậy; hoặc các quy tắc
logic đã bị vi phạm khi chứng minh; hoặc từ, khái niệm bị đánh tráo trong quá trình
chứng minh, ... . Ở ví dụ 5 trên đây Ăngghen đã bác bỏ quan điểm của Đuyrinh
bằng cả cách này, ông đã chỉ ra cái sai trong các luận cứ của Đuyrinh (logic hình
thức và toán học chỉ dùng để chứng minh). Điều buộc tội bị can ở các tòa án cũng
thường được bác bỏ bằng cách này. Trên các phiên tòa, bên bào chữa thường cố
gắng chỉ ra sự thiếu tin cậy của các chứng cứ buộc tội. Hoặc chỉ ra sự thiếu những
chứng cứ như vậy. Trong ví dụ 4 chúng ta thấy chính quyền Mỹ và Anh đã dựa
trên các thông tin tình báo của họ, vốn là những thông tin không đáng tin cậy, để đi
đến kết luận là Iraq dưới thời của tổng thống Saddam Husein có vũ khí hủy diệt
hàng loạt. Khi tính không đáng tin cậy của các thông tin tình báo đó được vạch ra
cũng là khi luận điểm của các chính quyền Mỹ và Anh đã nêu bị bác bỏ.
Phương pháp bác bỏ nói ở mục (b) này không trọn vẹn, không dứt điểm
như cách bác bỏ nói trong mục (a) trên kia. Nói chính xác hơn, cách bác bỏ nói đến
trong mục này còn để lại khả năng khẳng định lại luận đề bị bác bỏ, vì nó để lại
khả năng tìm thêm, hiệu chỉnh các luận cứ trong phép chứng minh luận đề đó; nó
cũng để lại khả năng sửa chữa lại các sai lầm khác trong quá trình chứng minh luận
đề đó. Chính vì thế mà ngay cả khi thừa nhận rằng các thông tin tình báo về vũ khí
hủy diệt của Iraq là không đáng tin cậy thì các chính quyền Mỹ và Anh vẫn không
từ bỏ luận điểm của mình về sự tồn tại của các vũ khí hủy diệt đó. Hoặc, khi một bị
can được tòa án xử trắng án vì thiếu chứng cứ buộc tội thì sau đó cơ quan công tố
vẫn có thể truy tố trở lại nhờ việc bổ sung các chứng cứ.
164
Chương 14
NGỤY BIỆN
I. KHÁI NIỆM
Trong thực tế cuộc sống thường ngày cũng như trong khoa học và kỹ thuật
ta thường gặp những suy luận nhìn bề ngoài thì có vẻ đúng, có vẻ hợp lý, nhưng
nếu xem xét kỹ thì thấy chúng vi phạm các quy tắc logic. Người ta gọi những sai
lầm không cố ý trong suy luận là sự ngộ biện, còn những sai lầm cố ý thì được gọi
là sự ngụy biện.
Nếu chỉ xét về mặt logic thì ngụy biện cũng là sai lầm logic.
Ngụy biện là sự cố ý vi phạm các quy tắc logic trong suy luận nhằm mục
đích đánh lạc hướng người nghe, người đọc, làm cho người khác nhầm tưởng cái
sai là đúng và cái đúng là sai.
II. MỘT SỐ LOẠI NGỤY BIỆN THƯỜNG GẶP
Ngụy biện có rất nhiều kiểu khác nhau. Sự phân loại ngụy biện đầu tiên
được Aristote tiến hành. Ông chỉ ra 13 loại ngụy biện, hay nói chung là sai lầm
logic, khác nhau. Các nhà logic học về sau này xác định thêm hàng chục loại ngụy
biện khác nữa. Nếu căn cứ vào cấu trúc của một phép chứng minh thì ta có thể chia
ngụy biện ra thành ba loại: ngụy biện liên quan đến luận cứ, ngụy biện liên quan
đến luận đề, và ngụy biện liên quan đến lập luận. Nhưng cụ thể hơn, người ta có
thể phân chia ngụy biện thành các loại căn cứ vào các thủ pháp mà nhà ngụy biện
sử dụng. Sau đây ta sẽ xét một số kiểu ngụy biện theo cách phân chia này.
1. Ngụy biện dựa vào uy tín cá nhân
Trong kiểu ngụy biện này, đáng lẽ phải đưa ra dẫn chứng, đưa ra chứng cứ
cho lập luận của mình, thì nhà ngụy biện lại dựa vào uy tín của người khác để thay
thế. Làm như vậy là ngụy biện, bởi vì uy tín của một người không đảm bảo chắc
chắn rằng tất cả những điều mà người đó nói đều đúng. Không phải uy tín làm cho
câu nói của người ta đúng, mà ngược lại, chính cái đúng của những câu nói của
một người tạo nên uy tín cho người đó.
Ví dụ 1. Khi giáo viên nói rằng hai đường thẳng song song không bao giờ
cắt nhau, có học sinh nghi ngờ điều đó và đòi hỏi phải được giải
thích. Sau khi cố gắng giải thích mà không đạt và học sinh đó vẫn 165
chưa chịu công nhận, giáo viên bèn nói: "Euclide đã khẳng định
như vậy, em không tin Euclide hay sao?"
Ở đây giáo viên đã sử dụng uy tín của Euclide để thay thế cho chứng cứ.
Ví dụ 2. Giảng viên nói rằng, trong điều kiện chủ nghĩa tư bản độc quyền
chủ nghĩa xã hội có thể thắng ở một nước, - là khâu yếu nhất của
chủ nghĩa tư bản -, chứ không đòi hỏi phải thắng ở một loạt các
nước tư bản chủ nghĩa phát triển nhất như trong điều kiện của chủ
nghĩa tư bản tự do cạnh tranh. Nghe vậy, một số thính giả đòi hỏi
giải thích. Thay vì đưa ra các chứng cứ và lập luận chứng minh
cho luận điểm mà mình đã nêu, giảng viên nói rằng luận điểm đó
chắc chắn đúng, vì Lênin đã nói như vậy.
Ở đây, giảng viên trên đã dựa vào uy tín của Lênin thay thế cho việc chứng
minh. Lẽ ra ông ta phải chứng minh luận điểm đó như Lênin đã làm.
2. Ngụy biện dựa vào đám đông, dựa vào dư luận
Ngụy biện dựa vào đám đông thường xảy ra ở những cuộc tranh
luận trước một đám đông người. Nhà ngụy biện sử dụng khả năng hùng biện
của mình, lợi dụng truyền thống, tình cảm, quyền lợi, thói quen, ... của đám
đông để tranh thủ cảm tình và sự ủng hộ của đám đông đó, tạo áp lực buộc
những người tranh luận với ông ta phải chấp nhận quan điểm của ông ta.
Trong kiểu ngụy biện dựa vào dư luận, thay cho việc đưa ra luận cứ và
chứng minh luận điểm, người nói lại cho rằng luận điểm là đúng vì có nhiều
người công nhận như vậy. Đây là lập luận ngụy biện, vì nhiều người cho là
đúng chưa đảm bảo tính đúng đắn của luận điểm; ngược lại, nhiều người
cho là sai cũng không có nghĩa là luận điểm chắc chắn sai.
Ví dụ 3. Không phải vì rất nhiều người coi rằng ông X phạm tội giết người
nên đúng là ông ta giết người.
Ví dụ 4. Hồi đầu thế kỷ XX, khi nhà bác học Einstein đưa ra thuyết tương
đối, nhiều nhà vật lý học cho rằng nó sai. Và ta đã thấy rằng
không phải vì vậy mà thuyết tương đối sai, ngược lại, tính đúng
đắn của nó đã được lịch sử vật lý học kiểm chứng.
3. Ngụy biện dựa vào sức mạnh
Trong kiểu ngụy biện này, nhà ngụy biện sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử
dụng vũ lực để ép người khác tin vào và chấp nhận luận điểm của mình. Ở đây, sức
mạnh chứ không phải là tính chân lý của luận điểm bắt người nghe phải tin theo.
Ví dụ 5. Một giám đốc ra lệnh cho kế toán phải chi một khoản tiền sai
nguyên tắc. Người kế toán phản đối, nói rằng làm như vậy là trái
nguyên tắc tài chính. Khi đó, vị giám đốc nói:"Cứ làm như tôi nói,
chắc chắn sẽ đúng. Nếu anh không làm, tôi sẽ cho anh biết...". 166
Ở đây, cụm từ "tôi sẽ cho anh biết..." hàm ý đe dọa.
4. Ngụy biện bằng cách đánh vào tình cảm
Trong kiểu ngụy biện này, thay vì đưa ra các luận cứ và lập luận để chứng
tỏ luận điểm của mình đúng, nhà ngụy biện tìm cách tác động vào tâm lý, tình cảm
của người nghe để gợi lên lòng thông cảm hoặc thương hại để được thừa nhận là
đúng.
Ví dụ 6. Một người bị cáo buộc phạm tội ăn cắp. Ra trước tòa, anh ta kêu
oan. Thay vì đưa ra các chứng cứ để chứng minh rằng mình vô tội,
anh ta lại đi kể lể về tình cảnh gia đình khó khăn, nghèo đói, nhân
thân tốt,... để hy vọng hội đồng xét xử thông cảm mà kết luận anh
ta vô tội.
5. Ngụy biện đánh tráo luận đề
Đây là kiểu ngụy biện rất phổ biến. Trong kiểu ngụy biện này, trước hết
nhà ngụy biện thay thế luận đề ban đầu bằng một luận đề mới trong quá trình tranh
luận. Luận đề mới này không tương đương với luận đề ban đầu. Sau đó ông ta
chứng minh luận đề mới một cách rất chặt chẽ và cuối cùng tuyên bố là mình đã
chứng minh được luận đề ban đầu. Vì hai luận đề là không tương đương với nhau
nên tính chất ngụy biện lộ rõ. Để thực hiện kiểu ngụy biện này, nhà ngụy biện hay
sử dụng những hiện tượng ngôn ngữ đồng âm khác nghĩa, một từ có nhiều nghĩa,
...; hoặc đem đồng nhất cái bộ phận với cái toàn thể, đồng nhất cái toàn thể với cái
bộ phận; hoặc diễn tả mơ hồ để muốn hiểu theo cách nào cũng được,...
Ví dụ 7: Người ta đi chứng minh rằng cái bánh không thể biến mất được
như sau: Cái bánh là vật chất, mà vật chất thì không biến mất, vậy
cái bánh không biến mất.
Trong suy luận này người ta thay luận đề ban đầu bằng luận đề "vật chất
không biến mất", rồi dựa vào triết học để chứng minh luận đề thứ hai này. Tuy
nhiên đây là suy luận ngụy biện, vì hai luận đề này không tương đương với nhau,
bởi lẽ từ "vật chất" được hiểu với hai nghĩa khác nhau.
6. Ngụy biện ngẫu nhiên
Trong loại ngụy biện này một sự kiện ngẫu nhiên xảy ra được nhà ngụy
biện coi là có tính chất quy luật.
Ví dụ 8. Một người lập luận rằng khi làm những việc quan trọng trong đời
như cưới xin, làm nhà, lập công ty kinh doanh, v.v. ta phải chọn
ngày lành, nếu không thì sẽ không thành công, hoặc không hạnh
phúc. Cặp chàng trai và cô gái nọ - anh ta nêu ví dụ - yêu nhau
thắm thiết, được gia đình và bạn bè ủng hộ. Họ tổ chức cưới vào
một ngày lẻ theo âm lịch, một ngày không tốt. Và chỉ một năm sau
họ đã chia tay nhau. 167
Sự trùng lặp giữa việc cưới vào ngày lẻ và sự tan vỡ hạnh phúc của gia
đình trẻ nói đến trong ví dụ này chỉ là một điều ngẫu nhiên, nhưng lại được nhà
ngụy biện coi là có tính phổ biến, tất yếu, có tính quy luật.
7. Ngụy biện đen - trắng
Ngụy biện đen - trắng xảy ra khi trong lập luận chỉ nhìn thấy và nêu lên
các khả năng đối lập nhau, các thái cực, từ đây cho rằng không phải là cực này thì
là cực kia, loại bỏ tất cả các khả năng khác.
Ví dụ 9. Có người khẳng định rằng khi răng nanh của trẻ em mọc chênh ra
bên ngoài (răng khểnh) thì nên nhổ bỏ, vì nếu để nguyên như vậy
thì "cái duyên" do nó mang lại không bù được sự khó khăn khi
làm vệ sinh răng miệng, và vì thế mà dễ bị sâu răng.
Trong lập luận này người nói chỉ nêu lên hai thái cực: hoặc để nguyên răng
mọc lệch như vậy, hoặc nhổ bỏ răng đó. Trong khi đó thì trên thực tế còn có khả
năng thứ ba, đó là tiến hành chỉnh nha cho trẻ nhỏ, để răng mọc đúng.
8. Ngụy biện bằng cách dựa vào nhân quả sai
Ngụy biện bằng cách sử dụng lập luận trong đó quan hệ nhân quả giữa các
hiện tượng được hiểu sai có nhiều phân loại.
(a) Đánh đồng nguyên nhân với nguyên cớ
Trong loại ngụy biện này nhà ngụy biện cố tình lấy nguyên cớ thay cho
nguyên nhân để biện minh cho hành động của mình, hay để thuyết phục người
khác. Nguyên nhân thật sự của việc các chính quyền Mỹ và Anh tiến hành chiến
tranh với Iraq là các nguồn lợi dầu mỏ to lớn ở quốc gia này, nhưng họ lại nói rằng
nguyên nhân là chính quyền Saddam Husein phát triển và cất giữ nhiều lọai vũ khí
hủy diệt hàng loạt. Thật ra đó chỉ là cái cớ mà thôi.
(b) Sau cái đó vậy là do cái đó
Trong mối liên hệ nhân quả thì nguyên nhân bao giờ cũng xảy ra trước kết
quả, tuy nhiên như vậy không có nghĩa là một hiện tượng, sự kiện xảy ra trước bao
giờ cũng là nguyên nhân của một hiện tượng, sự kiện xảy ra sau. Ngụy biện sau cái
đó vậy là do cái đó là kiểu ngụy biện trong đó khi thấy hai sự kiện, hiện tượng A và
B xảy ra lần lượt theo thời gian cho rằng A là nguyên nhân của B.
Ví dụ 10. Một người hy vọng làm giàu bằng cách mua vé xổ số. Anh ta đã
mua khá nhiều vé xổ số, nhưng chưa trúng giải nào cả. Anh ta bèn
lên chùa cúng vái, cầu xin Đức Phật cho anh ta trúng xổ số. Vài
ngày sau anh ta trúng giải đặc biệt nhờ mua vé xổ số. Anh ta kết
luận rằng nhờ cầu xin Đức Phật nên trúng giải đó.
Ở đây việc lên chùa cầu xin là sự kiện xảy ra trước, nó không phải là
nguyên nhân của sự kiện trúng xổ số xảy ra sau đó. 168
9. Dựa vào sự kém cỏi
Đây là kiểu ngụy biện trong đó người ngụy biện căn cứ vào việc ai đó
không chứng minh được một mệnh đề (hoặc lý thuyết, giả thuyết,...), hoặc không
tìm thấy được một đối tượng nào đó để khẳng định rằng mệnh đề trên sai, hoặc đối
tượng đó không tồn tại.
Ví dụ 11. Có thể khẳng định rằng không thể có sinh vật có trí tuệ nào khác
trong vũ trụ ngoài con người, vì nếu có thì khoa học đã phát hiện
ra các sinh vật đó rồi.
Đây là khẳng định sai lầm, vì ngay cả khoa học ở thời đại chúng ta cũng
còn có rất nhiều hạn chế, nên có thể các sinh vật có trí tuệ khác tồn tại trong vũ trụ,
nhưng vì sự hạn chế, sự kém cỏi của mình mà khoa học hiện nay không phát hiện
được.
10. Lập luận vòng quanh
Loại ngụy biện này xảy ra khi người ta vi phạm quy tắc đối với luận cứ
trong chứng minh. Cụ thể là ở đây các luận cứ không được chứng minh độc lập với
luận đề.
11. Khái quát hóa vội vã
Đây là kiểu ngụy biện xảy ra khi người ta sử dụng suy luận quy nạp trong
lập luận, trong đó người ta đi đến kết luận tổng quát sau khi khảo sát rất ít trường
hợp riêng.
Ví dụ 12. Sau bảy phiên giao dịch đầu tiên của Trung tâm giao dịch chứng
khoán thành phố Hồ Chí Minh, thấy rằng giá cổ phiếu của các
công ty đã niêm yết liên tục tăng tới mức trần, người ta đi đến
khẳng định rằng giá cổ phiếu của tất cả các công ty có niêm yết ở
Trung tâm này sẽ luôn luôn tăng đến mức trần.
Suy luận này đưa ra kết luận không đáng tin cậy, vì, như đã biết, kết luận
trong suy luận quy nạp chỉ đúng với một xác suất nào đó mà thôi, không đảm bảo
chắc chắn đúng ngay cả khi các tiền đề đều đúng; và xác suất đúng của kết luận
trong loại suy luận này rất thấp nếu số lượng các trường hợp riêng được khảo sát
nhỏ. Trong ví dụ của chúng ta số lượng các trường hợp riêng được khảo sát là bảy,
quá nhỏ.
12. Câu hỏi phức hợp
Loại ngụy biện này xảy ra khi người ta đưa ra một câu hỏi bên trong đó
chứa hai câu hỏi, và một câu trả lời duy nhất được coi là câu trả lời cho cả hai câu
hỏi.
Ví dụ 13. Hỏi : "Anh có hay chơi thể thao và đọc tiểu thuyết kiếm hiệp
không ?". Câu trả lời "có" được coi là câu trả lời cho cả hai câu
hỏi "Anh có hay chơi thể thao không ?" và "Anh có hay đọc tiểu 169
thuyết kiếm hiệp không ?". Câu trả lời "không" cũng được diễn
giải tương tự.
Ví dụ 14. Hỏi :"Có phải anh không thích anh ta và hay nói xấu anh ta
không?"
Nhà ngụy biện có thể kết hợp các câu hỏi vào trong một câu hỏi một cách
rất tinh vi, và nhiều khi người trả lời không biết là mình đã trả lời cho nhiều câu
hỏi cùng một lúc. Điều này sẽ bị nhà ngụy biện lợi dụng vào mục đích của mình.
13. Ngụy biện bằng cách sử dụng những phương pháp suy luận có tính
xác suất
Trong những suy luận kiểu này nhà ngụy biện sử dụng các phương pháp
suy luận cho kết quả đúng với một xác suất nhất định (ví dụ như suy luận tương tự,
suy luận quy nạp), nhưng lại coi các kết luận đó như là những điều khẳng định
chắc chắn.
Ví dụ 15. Người ta chứng minh rằng mọi số tự nhiên đều nhỏ hơn một trăm
như sau:
1 nhỏ hơn 100;
2 nhỏ hơn 100;
3 nhỏ hơn 100;
. . . . . . . . . . . . . .
98 nhỏ hơn 100;
99 nhỏ hơn 100;
1, 2, 3, ... , 98, 99 đều là các số tự nhiên;
Vậy mọi số tự nhiên đều nhỏ hơn 100.
14. Ngụy biện bằng cách diễn đạt mập mờ
Trong trường hợp này nhà ngụy biện cố tình hành văn một cách mập mờ
để sau đó giải thích theo ý mình.
Ví dụ 16. Gánh xiếc Bacnum đề nghị Xamlôi - chuyên gia về toán đố vui
của Mỹ ở cuối thế kỷ XIX đưa ra cho một bài toán đố. Ai giải được
sẽ được thưởng. Bài toán như sau:
"Một con chó và một con mèo chạy thi 100 fút lượt đi và lượt về.
Con chó chạy mỗi bước 3 fút, con mèo chạy mỗi bước 2 fút, nhưng
nó nhảy được 3 bước thì đối thủ của nó mới nhảy được 2 bước.
Con nào về trước?"
Vì quãng đường cả đi lẫn về là 200 fút, nên mèo phải nhảy đúng
100 bước. Chó nhảy mỗi bước 3 fút, vậy nó phải nhảy 34 bước ở
lượt đi (nếu nhảy 33 bước thì mới được 33 * 3 = 99 fút) và 34
bước ở lượt về. Như vậy, chó phải nhảy tổng cộng 68 bước. Mèo 170
nhảy 3 bước thì chó mới nhảy được 2 bước, vậy mèo nhảy được
100 bước thì chó mới nhảy được
100 * (2/3) = 66,667 (bước) < 68 (bước)
Như vậy mèo về đích trước.
Nhưng Bacnum lại trả lời rằng chó thắng cuộc, vì, ông ta giải
thích rằng câu "nó nhảy được 3 bước thì đối thủ của nó mới nhảy
được 2 bước" có nghĩa là chó nhảy được 3 bước thì mèo mới nhảy
được hai bước, từ "nó" ở đây hiểu là chó!
(Theo Phan Thanh Quang "Giai thoại toán học", tập một, NXB
Giáo dục, 1995, tr. 7)
III. PHƯƠNG PHÁP BÁC BỎ NGỤY BIỆN
Phương pháp chung bác bỏ ngụy biện là làm ngược lại những thủ pháp mà
nhà ngụy biện đã sử dụng. Ví dụ, nhà ngụy biện hành văn mập mờ thì ta đòi hỏi
phải hành văn rõ ràng; nhà ngụy biện đánh tráo luận đề, đánh tráo khái niệm thì ta
đòi hỏi xác định lại, định nghĩa lại khái niệm khi tranh luận; nhà ngụy biện dùng
luận cứ không chân thực thì ta chỉ rõ ra điều đó,...
Một phương pháp là nghiên cứu thật nhiều các dạng ngụy biện và các ví dụ
ngụy biện, để khi gặp ngụy biện có thể nhận ra chúng và bác bỏ.
Nói chung, nắm được các quy tắc logic thì ta dễ dàng vạch ra được sự ngụy
biện trong suy luận.
171
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
A. PHẦN CÂU HỎI
I Đối tượng của logic học
1. Giai đoạn nhận thức trừu tượng có những đặc điểm gì?
2. Đối tượng của logic học là gì?
3. Hình thức và quy luật của tư duy là gì?
4. Hãy trình bày các ứng dụng của logic học.
II Các quy luật cơ bản của logic hình thức
5. Hãy trình bày nội dung của các quy luật cơ bản của logic hình thức. Tại
sao những quy luật này được gọi là quy luật cơ bản? Chúng thể hiện những
tính chất nào của quá trình tư duy?
III. Khái niệm
6. Hãy cho biết định nghĩa và cấu trúc của khái niệm.
7. Thế nào là hai khái niệm đồng nhất, phụ thuộc, tương phản và mâu thuẫn
với nhau?
8. Khái niệm như thế nào gọi là khái niệm chung, khái niệm đơn nhất, khái
niệm tập hợp, khái niệm phân liệt?
9. Định nghĩa khái niệm là gì? Anh (chị) biết những loại và những phương
pháp định nghĩa nào? Khi định nghĩa một khái niệm ta phải tuân theo
những quy tắc nào?
10. Phân chia khái niệm là gì? Hãy cho biết các quy tắc cần tuân theo khi phân
chia khái niệm.
11. Phân loại là gì ? Hãy nêu 2 ví dụ phân loại.
IV. Phán đoán
12. Phán đoán là gì? Quan hệ giữa phán đoán và câu như thế nào?
13. Phán đoán thuộc tính đơn là gì? Hãy cho biết cấu trúc của nó. Có những
loại phán đoán thuộc tính đơn nào?
14. Phân loại kết hợp theo cả lượng và chất ta được những loại phán đoán nào?
Cho biết tính chu diên của các thuật ngữ trong các loại phán đoán đó.
15. Hình vuông logic là gì?
16. Giá trị chân lý của các phán đoán phức được xác định như thế nào thông
qua giá trị chân lý của các phán đoán thành phần của nó? Hãy cho các ví
dụ. 172
17. Bảng chân lý của phán đoán phức là gì? Làm thế nào để lập bảng chân lý
cho một phán đoán phức?
18. Một phán đoán phức như thế nào thì gọi là hằng đúng (hay quy luật logic)?
như thế nào là hằng sai (hay mâu thuẫn logic)? Làm thế nào để xác định
chúng? Hãy cho ví dụ.
V. Suy luận diễn dịch
19. Đảo ngược phán đoán là gì? Các loại phán đoán A, E, I, O đảo ngược như
thế nào? Hãy cho các ví dụ.
20. Biến đổi (đổi chất) phán đoán là gì? Các loại phán đoán A, E, I, O biến đổi
như thế nào? Hãy cho các ví dụ.
21. Đặt đối lập vị từ phán đoán là gì? Các loại phán đoán A, E, I, O được đặt
đối lập vị từ như thế nào ? Hãy cho các ví dụ.
22. Thế nào là suy luận dựa vào hình vuông logic ? Hãy cho các ví dụ.
23. Tam đoạn luận nhất quyết đơn (còn gọi là tam đoạn luận đơn) là gì? Hãy
cho biết cấu trúc, các loại hình, các tiên đề (công lý) và các quy tắc của nó.
Hãy cho các ví dụ minh họa các nội dung nói đến trong phần này.
24. Tam đoạn luận nhất quyết đơn giản lược là gì? Làm thế nào để phục hồi
tiền đề bị lược bỏ trong tam đoạn luận nhất quyết đơn giản lược? Tại sao
lại cần phải phục hồi tiền đề bị lược bỏ trong tam đoạn luận nhất quyết đơn
giản lược? Hãy cho các ví dụ về các loại tam đoạn luận nói đến trong phần
này.
25. Tam đoạn luận phức hợp là gì? Khi nào thì Tam đoạn luận phức hợp đúng
và khi nào thì nó sai? Tam đoạn phức hợp giản lược là gì? Hãy cho các ví
dụ về các loại tam đoạn luận nói đến trong phần này.
26. Hãy cho biết các loại suy luận với các tiền đề là phán đoán điều kiện, và
cho các ví dụ minh họa.
27. Hãy cho biết các loại suy luận với các tiền đề là phán đoán lựa chọn, và
cho các ví dụ minh họa.
VI. Suy luận quy nạp
28. Suy luận quy nạp là gì? Cấu trúc của nó như thế nào? Nó có đặc điểm gì?
Có những loại suy luận quy nạp nào?
29. Suy luận quy nạp có vai trò như thế nào trong nhận thức ?
30. Hãy trình bày một số phương pháp nhằm nâng cao độ tin cậy của kết luận
trong suy luận quy nạp.
31. Hãy cho biết các phương pháp xác định nguyên nhân của sự kiện nghiên
cứu. 173
VII. Suy luận tương tự
32. Suy luận tương tự là gì? Cấu trúc của nó như thế nào? Nó có đặc điểm gì?
Có những loại suy luận tương tự nào?
33. Suy luận tương tự có vai trò như thế nào trong nhận thức ? Hãy cho một số
ví dụ để chứng minh cho nhận định của bạn.
34. Hãy cho biết các phương pháp nâng cao độ tin cậy của kết luận trong suy
luận tương tự.
35. Phương pháp mô hình hóa trong khoa học và kỹ thuật dựa trên loại suy
luận nào? Hãy cho ví dụ và giải thích tại sao?
VIII. Chứng minh, bác bỏ và ngụy biện
36. Thế nào là một phép chứng minh? Cấu trúc của chứng minh như thế nào?
Chứng minh phải tuân theo những quy tắc, đòi hỏi nào?
37. Thế nào là một phép bác bỏ? Bác bỏ phải tuân theo những quy tắc nào? Có
những phương pháp bác bỏ nào? Hãy phân tích ưu điểm và nhược điểm
của các phương pháp bác bỏ đó.
38. Ngụy biện là gì? Hãy cho biết một số kiểu ngụy biện thường gặp, nêu một
số ví dụ ngụy biện để minh họa cho các kiểu ngụy biện này. Làm thế nào
để tránh ngụy biện?
B. PHẦN BÀI TẬP
1. Hãy xác định các phạm trù ngữ nghĩa trong các câu sau đây :
a) Bình là nhà báo.
b) Mai không là nhà báo.
c) Bà ngoại của Mai là nhà giáo.
d) Một số người rất thích sầu riêng.
e) Có những người không muốn nói về mình.
f) Một số loài gặm nhấm là loài có ích.
g) Có những người mà mọi người đều yêu mến.
h) Mai là sinh viên báo chí và Hằng cũng thế.
i) Mẹ Mai là bác sĩ nhưng không làm việc ở bệnh viện.
j) Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng
đại bác.
k) Người ta phải dè chừng con ngựa ở trước mặt, con chó ở sau lưng và con
người ở tứ phía.
2. Hãy dịch các câu trong bài tập 1 trên đây sang ngôn ngữ logic vị từ. 174
3. Có người định nghĩa các khái niệm điểm, đường thẳng và mặt phẳng như sau:
"Điểm là giao của hai đường thẳng, đường thẳng là giao tuyến của hai mặt
phẳng, còn mặt phẳng là cái được tạo nên khi ta cho một đường thẳng bắc
ngang qua hai đường thẳng song song với nhau trượt trên hai đường thẳng đó".
Dựa trên các quy tắc định nghĩa khái niệm, anh (hay chị) có nhận xét gì (nêu
ngắn gọn) về định nghĩa vừa nêu?
4. Hãy xác định loại của các phán đoán sau đây, sau đó biến đổi và đảo ngược
chúng:
a). Tất cả các nhà bác học đạt giải thưởng Nobel đều là các nhà bác học lớn.
b). Một số nhà bác học chơi nhạc rất giỏi.
c). Người Việt Nam không thích chiến tranh.
d). Cá là động vật sống dưới nước.
e). Sao Mộc là hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt trời.
f). Tất cả các nhà bác học đoạt giải thưởng Nobel đều là các nhà bác học lớn
g). Sống và làm việc theo pháp luật là nghĩa vụ của mọi người.
5. Cho biết các phán đoán p, q có giá trị đúng, các phán đoán r, s, u có giá trị sai,
hãy xác định giá trị chân lý của các phán đoán phức sau đây :
a). p ⊃ (q ⊃ (r ∨ q ))
b). (p & q) ⊃ (¬ r & ¬ q)
c). (p ∨ s) ∨ (q ⊃ ¬ r)
d). ¬ ((¬ q & ¬ s ) ∨ (p ∨ r))
e). (((p ⊃ q) & ( ¬ p ⊃ ¬ r)) ∨ (¬ q & ¬ r)) ⊃ s
f). ((p ⊃ q) & (¬ p ⊃ r) & (q ∨ r)) ⊃ (s ∨ r ∨ q)
6. Dùng một trong các phương pháp mà anh (chị) đã học để xác định xem các
công thức sau đây có phải là quy luật hay mâu thuẫn hay không?
a). (¬ p ⊃ ¬ q) ⊃ (q ⊃ p)
b). (p ⊃ q) ⊃ (¬ (q & r) ⊃ ¬ (r & p))
c). (p & ((p & ¬ q) ⊃ r) & ((p & ¬ q) ⊃ ¬ r)) ⊃ q
d). (p ∨ (q & r)) ⊃ ((p ∨ q) & (p ∨ r))
e). (p & (q ∨ r)) ⊃ ((p ∨ q) & (p ∨ r))
f). (p ⊃ q) ⊃ ( ¬ p & (¬ q ∨ r))
g). (q & r) ⊃ ((q ∨ s) & ( ¬ r ∨ s))
h). (p ∨ (q & r)) ⊃ (¬ ((p ∨ q) & (p & ¬ r))) .
7. Dùng một trong các phương pháp mà anh (chị) đã học để xác định xem các
công thức sau đây có phải là quy luật hay mâu thuẫn hay không? 175
a). ((p & q) ⊃ (r ∨ s)) ⊃ ((¬ r & ¬ s) ⊃ (¬ p ∨ ¬ q))
b). ((p ∨ q) ⊃ (r & s)) ⊃ ((¬ r ∨ ¬ s) ⊃ (¬ p & ¬ q))
c). ((p & q) ⊃ (r ∨ s)) ⊃ ((¬ r ∨ ¬ s) ⊃ (¬ p & ¬ q))
d). ((p ∨ q) ⊃ (r & s)) ⊃ ((¬ r & ¬ s) ⊃ (¬ p ∨ ¬ q))
e). ((p ∨ q) ⊃ (r & s)) ⊃ ((¬ r ∨ ¬ s) ⊃ (¬ p & ¬ q))
f). ((p & q) ⊃ (r ∨ s)) ⊃ ((¬ r & ¬ s) ⊃ (¬ p ∨ ¬ q))
8. a) Từ phán đoán "Mọi người đều có quyền mưu cầu hạnh phúc", theo cạnh
bên của hình vuông logic (quan hệ phụ thuộc) có thể rút ra phán đoán nào?
Dựa vào hình vuông logic ta có thể rút ra được những kết luận nào từ phán
đoán đã cho?
b) Từ phán đoán "một số sinh viên không học logic", theo đường chéo của
hình vuông logic ta rút ra phán đoán nào ? Dựa vào hình vuông logic còn
có thể rút ra những kết luận nào từ phán đoán đã cho ?
c) Từ phán đoán "Người Việt Nam yêu hòa bình", căn cứ theo cạnh bên của
hình vuông logic ta có thể rút ra kết luận "Hồ Chí Minh yêu hòa bình"
không?
9. Hãy xét xem các suy luận sau đây có là tam đoạn luận nhất quyết đơn hay
không, nếu có thì chúng là đúng hay sai. Nếu sai thì vì sao?
a). "Loài thú nuôi con bằng sữa. Đà điểu không nuôi con bằng sữa. Vậy đà
điểu không phải là thú".
b). "Nước mưa thì mặn, mà ly nước này không mặn, vậy ly nước này không
phải nước mưa".
c). "Rắn là động vật, rắn không có chân. Vậy suy ra rằng có một số động vật
không có chân".
d). "Sinh viên này học giỏi. Anh Nam là sinh viên. Vậy, anh Nam học giỏi".
e). "Con người biết làm thuốc chữa bệnh. Hải Thượng Lãn Ông là con người.
Vậy, Hải Thượng Lãn Ông biết làm thuốc chữa bệnh".
f). "Đất nước đổi mới phát triển kinh tế nhanh. Nước ta phát triển kinh tế
nhanh. Vậy nước ta đổi mới".
g). "Một số loài chim biết bay. đà điểu không biết bay. Vậy đà điểu không
phải là chim".
10. a). Xét xem kiểu EIE đúng hay sai và tại sao, trong tam đoạn luận mà trung từ
làm chủ từ trong cả hai tiền đề.
b). Xét xem kiểu EIO đúng hay sai và tại sao, biết tam đoạn luận có trung từ là
chủ từ trong đại tiền đề và là thuộc từ trong tiểu tiền đề.
c). Xét tính chu diên của các thuật ngữ trong tiền đề của tam đoạn luận kiểu
AAA, biết rằng trung từ là chủ từ trong cả hai tiền đề. 176
11. Napoleon nói: "Đàn ông thống trị thế giới. Đàn bà thống trị đàn ông". Từ đây
có người suy ra: Vậy đàn bà thống trị thế giới. Suy luận như vậy đúng hay sai,
vì sao?
12. Hãy phục hồi (nếu có thể) tiền đề bị lược bỏ của các tam đoạn luận đơn giản
lược có tiền đề còn lại và kết luận cho sau đây:
a). MaP, SoP; b). MiP, SoP; c) PeM, SeP; d) S iM, S i P
e) MiP, SaP; f) SoM, SoP; g) SaM, SeP k) SiM, SeP.
13. Dùng một trong các phương pháp đã học để xác định xem các suy luận sau đây
có đúng (hợp logic) hay không:
a). "Nếu giá hàng tăng thì hoặc là do cung không đủ cầu, hoặc là do lạm phát,
ngoài ra không còn lý do nào khác. Giá hàng tăng mà không có lạm phát.
Vậy cung không đủ cầu".
b). "Nếu anh ấy biết lập chương trình cho máy tính và giỏi về toán quy hoạch
thì anh ấy có thể giải quyết vấn đề kinh doanh này. Anh ấy không thể giải
quyết được vấn đề kinh doanh này. Vậy suy ra rằng anh ấy hoặc là không
biết lập chương trình cho máy tính, hoặc là không giỏi về toán quy
hoạch".
c). "Nếu giá cả cao thì tiền lương cao. Giá cả cao hoặc là có sự điều tiết giá
cả. Ngoài ra, nếu có sự điều tiết giá cả thì không có sự lạm phát. Thế
nhưng có lạm phát. Vậy thì tiền lương cao".
d). "Nếu Nam đã tốt nghiệp đại học và giỏi ngoại ngữ thì anh ấy được nhận
vào làm việc tại viện nghiên cứu này hoặc học tiếp cao học. Nam đã tốt
nghiệp đại học, nhưng anh không giỏi ngoại ngữ. Như vậy anh ấy không
được nhận vào làm việc tại viện nghiên cứu này, cũng không được học tiếp
cao học".
14. Hãy xác định xem các suy luận được biểu thị bằng các công thức sau đây đúng
hay sai, tại sao?
a). ((¬ p ⊃ ¬ q) & p) ⊃ ¬ p
b). ((p ⊃ ¬ q) ∨ (¬ p ⊃ ¬ q)) ⊃ ¬ q
15. Bốn học sinh Nam, Bình, Mai, Hạnh dự thi học sinh giỏi và có ba học sinh
trong số đó đoạt ba giải: Nhất, Nhì, Ba. Biết rằng Nam có đoạt giải, Mai được
Giải Hai hoặc Ba, Bình được giải cao hơn Mai, Hạnh được giải Nhất, hoặc
không được giải. Vậy ai được giải nào?
16. Cho sáu viên bi màu xanh, đỏ, tím, vàng, đen, trắng. Biết rằng có một viên
trong số đó có trọng lượng khác biệt với các viên còn lại, còn các viên khác có
trọng lượng hệt như nhau. Đem cân cặp bi xanh đỏ với cặp tím vàng, ta thấy
cặp xanh đỏ nhẹ hơn cặp tím vàng. Đem cân cặp xanh tím với cặp đen trắng ta
thấy cặp xanh tím nhẹ hơn. Như vậy viên bi có trọng lượng khác biệt là viên
nào? 177
17. Cho 13 viên bi có bề ngoài hoàn toàn giống nhau. 12 viên trong số đó có trọng
lượng y hệt như nhau, viên còn lại có trọng lượng khác biệt. Hãy tìm cách cân
so sánh 3 lần sao cho xác định được viên bi đó trong số các viên bi đã cho.
18. Năm bạn Anh, Bình, Cúc, Doan, An quê ở năm tỉnh: Bắc Ninh, Hà Tây, Cần
Thơ, Nghệ An, Tiền Giang. Khi được hỏi quê ở tỉnh nào, các bạn trả lời như
sau:
Anh : Tôi quê ở Bắc Ninh, còn Doan ở Nghệ An.
Bình : Tôi quê ở Bắc ninh, còn Cúc ở Tiền Giang.
Cúc : Tôi cũng quê ở Bắc Ninh, còn Doan ở Hà Tây.
Doan : Tôi quê ở Nghệ An, còn An ở Cần Thơ.
Các câu trả lời này đều có hai phần, nói về quê của hai bạn. Không có
câu trả lời nào sai cả hai phần đó. Hãy cho biết quê của mỗi người Anh, Bình,
Cúc, Doan, An. (theo Trần Diên Hiển, Các bài toán về suy luận logic)
19. Hằng và Mai có mười cái kẹo. Hai người đã ăn hết số kẹo đó. Mai nói : "Mình
ăn ít hơn bảy cái kẹo". Hằng nói : "Mình cũng vậy". Mai nói : "Nhưng mình ăn
nhiều hơn bốn chiếc". Hằng nói : "Ừ, mình ăn ít hơn cậu". Biết rằng Hằng và
Mai mỗii người nói hai câu, trong đó có một câu đúng và một câu sai. Hãy xác
định số lượng kẹo mà mỗi người đã ăn. (Đề thi học sinh giỏi Pháp, dẫn lại từ
tạp chí Tia sáng)
20. Trong trò chơi đoán màu, kết quả các lần đoán trước như sau:
Xanh đỏ tím vàng YY
Đỏ xanh nâu cam YYYY
Nâu cam xanh đỏ YYYY
Vậy kết quả chính xác phải là những viên bi nào ?
21. Trong trò chơi đoán màu, kết quả các lần đoán trước như sau:
Xanh đỏ tím vàng Y
Đỏ vàng cam nâu XY
Nâu cam đỏ xanh XY
Vàng xanh nâu đỏ Y
Đỏ nâu cam đỏ XX
Vậy kết quả chính xác phải là những viên bi nào
22. Trong trò chơi đoán màu, kết quả các lần đoán trước như sau:
Đỏ tím xanh nâu Y
Xanh vàng đỏ cam YYY
Vàng nâu cam tím XY
Cam xanh vàng đỏ XYY
Cam đỏ vàng nâu XY
Vậy kết quả chính xác phải là những viên bi nào ?
23. Trong trò chơi đoán màu, có thể có kết quả các lần đoán trước như sau không
? Nếu có thì kết quả đúng phải là những viên bi nào ? 178
Xanh đỏ tím vàng XY
Vàng tím đỏ nâu XX
Nâu cam đỏ vàng Y
Đỏ tím nâu xanh XX
24. Bằng phương pháp hợp giải, hãy xét xem:
(a) Từ tập các tiền đề {p ∨ q ∨ s, ¬ p ∨ r, ¬ q ∨ r, ¬ s ∨ r} có thể rút ra được
kết luận r không?
(b) Từ tập các tiền đề {p ∨ r, q ∨ r, ¬ p ∨ r} có thể rút ra kết luận r không ?
(c) Từ tập các tiền đề {p ∨ ¬ q ∨ ¬ r, s ∨ q, ¬ s ∨ r, q ∨ p} có thể rút ra kết
luận s không ?
(d) Từ tập các tiền đề {p & q, p∨ r ∨ s), p ⊃ (q ∨ r), ¬ q ∨ ¬ s} có thể rút ra
kết luận s không ?
(e) Từ tập các tiền đề
{(p ∨ q ∨ ¬ r) ⊃ u , s ∨ r ∨ q, ¬ p ∨ u, q ⊃ u, ¬ r ⊃ q, s ⊃ u, ¬u}
có thể rút ra kết luận u không ?
25. Bằng phương pháp hợp giải, hãy xét xem:
a). Từ tập các tiền đề
{(p ∨ q ∨ ¬ r) ⊃ u , s ∨ r, ¬p ∨ u, q ⊃ u, s ⊃ u, ¬u}
có thể rút ra được kết luận r ⊃ u không ?
b). Từ tập các tiền đề
{p ∨ q ∨ ¬ r, s ∨ r, ¬ p ⊃ (r ∨ s), ¬ q ∨ s ∨ u, p∨ ¬ r}
có thể rút ra được kết luận u & s không ?
c). Từ tập các tiền đề
{(p & q) ⊃ r, ¬ r, s ∨ r, ¬ p ∨ s, ¬ q ∨ s ∨ u, p ∨ ¬ q}
có thể rút ra được kết luận u ∨ ¬ q không ?
d). Từ tập các tiền đề
{(p ∨ q ∨ ¬ r) ⊃ u , s ∨ r, ¬ p ∨ u, q ⊃ u, s ⊃ u, r ∨ ¬u}
có thể rút ra được kết luận r ⊃ u không ?
e). Từ tập các tiền đề
{p ⊃ r, q ⊃ r, s ∨ w, q ∨ p , ¬ r ∨ w, q ∨ s ∨ r }
có thể rút ra được kết luận ¬ r & s không ?
26. Bằng phương pháp hợp giải, hãy xét xem:
a). Từ tập các tiền đề 179
{p ∨ q ∨ ¬ s, ¬ p ∨ r, ¬ q ∨ r, ¬ s ∨ r, ¬ p ∨ s ∨ r}
có thể rút ra được kết luận r không?
b). Từ tập các tiền đề
{p ⊃ r, ¬ q ∨ ¬ s∨ r, ¬ p ⊃ r}
có thể rút ra kết luận s ∨ r không?
c). Từ tập các tiền đề
{p ∨ (¬ q ⊃ ¬ r),( s ∨ q) & u, ¬ s ∨ r, q ∨ p}
có thể rút ra kết luận p ⊃ s không ?
d). Từ tập các tiền đề
{p & q, p∨ (r & s), p ⊃ (q ∨ r), ¬ q ∨ ¬ s}
có thể rút ra kết luận s ⊃ (r⊃ p) không ?
e). Từ tập các tiền đề
{(p ∨ q ∨ ¬ r) & u , s ∨ r ∨ q, ¬ p ∨ u, q ∨ u ∨ ¬ q, ¬ r ⊃ q, s ⊃ u, ¬u}
có thể rút ra kết luận r ⊃ u không ?
27. Để xác định xem một thứ thuốc mới được sản xuất có hiệu quả trong việc chữa
trị bệnh ung thư dạ dày hay không, người ta chia những người tình nguyện thử
nghiệm thuốc đó thành hai nhóm A và B. Những người ở nhóm A được dùng
loại thuốc đang đề cập, những người ở nhóm B chỉ sử dụng giả dược. Qua một
thời gian thử nghiệm người ta nhận thấy có khoảng 68% người ở nhóm A có
biểu hiện giảm bệnh. Ở nhóm B không ai có biểu hiện giảm bệnh. Người ta kết
luận rằng loại thuốc thử nghiệm thật sự có hiệu quả nhất định trong việc chữa
trị bệnh ung thư dạ dày. Người ta đã dùng phương pháp nào để rút ra kết luận
đó ?
28. Buổi sáng trời se lạnh, hai bố con Cu Tèo trao đổi như sau:
Bố : Con mặc áo ấm vào, trời lạnh đấy.
Tèo : Nhưng con không thấy lạnh.
Bố : Con không thấy lạnh cũng phải mặc vào ! Trên đường nếu có người chỉ
cho con tảng đá để tránh không lẽ con cũng nói rằng không cần tránh nó vì con
không thấy nó à?
Tèo: Nhưng con không muốn mặc áo ấm.
Bố : Mặc vào ! Ăn đòn bây giờ !
Bạn có nhận xét gì về lập luận của bố Cu Tèo trong cuộc trao đổi này ?
180
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nhiều tác giả, Các vấn đề logic truyền thống, quyển 1, NXB ĐHQG TP HCM,
2004.
2. Hoàng Chúng, Logic phổ thông, NXB Giáo dục, 1996.
3. Nguyễn Đức Dân, Logic và Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội 1996.
4. Vương Tất Đạt, Logic hình thức, Đại học Sư phạm Hà Nội 1, 1992.
5. Nguyễn Đức Đồng, Nguyễn Văn Vĩnh. Logic toán, NXB Thanh Hóa.
6. Triệu Truyền Đống, Phương pháp biện luận. Thuật hùng biện. NXB Giáo dục,
2000.
7. Trần Hoàng, Logic học nhập môn, NXB ĐHQG TP HCM, 2003.
8. Tô Duy Hợp, Nguyễn Anh Tuấn, Logic học, NXB Đồng Nai, 1998.
9. Bùi Văn Mưa, Nguyễn Ngọc Thu, Giáo trình Nhập môn logic học, NXB
ĐHQG TP HCM, 2003.
10. Lê Tử Thành, Tìm hiểu lôgich học, NXB Trẻ, 1995.
11. M. Genesereth, Computational logic . http://logic.stanford.edu/~cs157/notes/
12. Iu. V. Ivlev, Bài giảng logic học, Moskva, 1988 (tiếng Nga).
13. Kraptrenco, Kirilev, Logic học, Moskva, 1981, (tiếng Nga).
14. A.N. Kongomorov, A.G. Dragalin. Nhập môn logic toán, NXB Đại học Tổng
hợp Moskva, 1982 (tiếng Nga).
171
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
A. PHẦN CÂU HỎI
I Đối tượng của logic học
1. Giai đoạn nhận thức trừu tượng có những đặc điểm gì?
2. Đối tượng của logic học là gì?
3. Hình thức và quy luật của tư duy là gì?
4. Hãy trình bày các ứng dụng của logic học.
II Các quy luật cơ bản của logic hình thức
5. Hãy trình bày nội dung của các quy luật cơ bản của logic hình thức. Tại sao
những quy luật này được gọi là quy luật cơ bản? Chúng thể hiện những tính
chất nào của quá trình tư duy?
III. Khái niệm
6. Hãy cho biết định nghĩa và cấu trúc của khái niệm.
7. Thế nào là hai khái niệm đồng nhất, phụ thuộc, tương phản và mâu thuẫn
với nhau?
8. Khái niệm như thế nào gọi là khái niệm chung, khái niệm đơn nhất, khái
niệm tập hợp, khái niệm phân liệt?
9. Định nghĩa khái niệm là gì? Anh (chị) biết những loại và những phương
pháp định nghĩa nào? Khi định nghĩa một khái niệm ta phải tuân theo những
quy tắc nào?
10. Phân chia khái niệm là gì? Hãy cho biết các quy tắc cần tuân theo khi phân
chia khái niệm.
11. Phân loại là gì ? Hãy nêu 2 ví dụ phân loại.
IV. Phán đoán
12. Phán đoán là gì? Quan hệ giữa phán đoán và câu như thế nào?
13. Phán đoán thuộc tính đơn là gì? Hãy cho biết cấu trúc của nó. Có những loại
phán đoán thuộc tính đơn nào?
14. Phân loại kết hợp theo cả lượng và chất ta được những loại phán đoán nào?
Cho biết tính chu diên của các thuật ngữ trong các loại phán đoán đó.
15. Hình vuông logic là gì?
16. Giá trị chân lý của các phán đoán phức được xác định như thế nào thông qua
giá trị chân lý của các phán đoán thành phần của nó? Hãy cho các ví dụ. 172
17. Bảng chân lý của phán đoán phức là gì? Làm thế nào để lập bảng chân lý cho
một phán đoán phức?
18. Một phán đoán phức như thế nào thì gọi là hằng đúng (hay quy luật logic)?
như thế nào là hằng sai (hay mâu thuẫn logic)? Làm thế nào để xác định
chúng? Hãy cho ví dụ.
V. Suy luận diễn dịch
19. Đảo ngược phán đoán là gì? Các loại phán đoán A, E, I, O đảo ngược như thế
nào? Hãy cho các ví dụ.
20. Biến đổi (đổi chất) phán đoán là gì? Các loại phán đoán A, E, I, O biến đổi
như thế nào? Hãy cho các ví dụ.
21. Đặt đối lập vị từ phán đoán là gì? Các loại phán đoán A, E, I, O được đặt đối
lập vị từ như thế nào ? Hãy cho các ví dụ.
22. Thế nào là suy luận dựa vào hình vuông logic ? Hãy cho các ví dụ.
23. Tam đoạn luận nhất quyết đơn (còn gọi là tam đoạn luận đơn) là gì? Hãy cho
biết cấu trúc, các loại hình, các tiên đề (công lý) và các quy tắc của nó. Hãy
cho các ví dụ minh họa các nội dung nói đến trong phần này.
24. Tam đoạn luận nhất quyết đơn giản lược là gì? Làm thế nào để phục hồi tiền
đề bị lược bỏ trong tam đoạn luận nhất quyết đơn giản lược? Tại sao lại cần
phải phục hồi tiền đề bị lược bỏ trong tam đoạn luận nhất quyết đơn giản
lược? Hãy cho các ví dụ về các loại tam đoạn luận nói đến trong phần này.
25. Tam đoạn luận phức hợp là gì? Khi nào thì Tam đoạn luận phức hợp đúng
và khi nào thì nó sai? Tam đoạn phức hợp giản lược là gì? Hãy cho các ví dụ
về các loại tam đoạn luận nói đến trong phần này.
26. Hãy cho biết các loại suy luận với các tiền đề là phán đoán điều kiện, và cho
các ví dụ minh họa.
27. Hãy cho biết các loại suy luận với các tiền đề là phán đoán lựa chọn, và cho
các ví dụ minh họa.
VI. Suy luận quy nạp
28. Suy luận quy nạp là gì? Cấu trúc của nó như thế nào? Nó có đặc điểm gì? Có
những loại suy luận quy nạp nào?
29. Suy luận quy nạp có vai trò như thế nào trong nhận thức ?
30. Hãy trình bày một số phương pháp nhằm nâng cao độ tin cậy của kết luận
trong suy luận quy nạp.
31. Hãy cho biết các phương pháp xác định nguyên nhân của sự kiện nghiên
cứu. 173
VII. Suy luận tương tự
32. Suy luận tương tự là gì? Cấu trúc của nó như thế nào? Nó có đặc điểm gì? Có
những loại suy luận tương tự nào?
33. Suy luận tương tự có vai trò như thế nào trong nhận thức ? Hãy cho một số ví
dụ để chứng minh cho nhận định của bạn.
34. Hãy cho biết các phương pháp nâng cao độ tin cậy của kết luận trong suy
luận tương tự.
35. Phương pháp mô hình hóa trong khoa học và kỹ thuật dựa trên loại suy luận
nào? Hãy cho ví dụ và giải thích tại sao?
VIII. Chứng minh, bác bỏ và ngụy biện
36. Thế nào là một phép chứng minh? Cấu trúc của chứng minh như thế nào?
Chứng minh phải tuân theo những quy tắc, đòi hỏi nào?
37. Thế nào là một phép bác bỏ? Bác bỏ phải tuân theo những quy tắc nào? Có
những phương pháp bác bỏ nào? Hãy phân tích ưu điểm và nhược điểm của
các phương pháp bác bỏ đó.
38. Ngụy biện là gì? Hãy cho biết một số kiểu ngụy biện thường gặp, nêu một số
ví dụ ngụy biện để minh họa cho các kiểu ngụy biện này. Làm thế nào để
tránh ngụy biện?
B. PHẦN BÀI TẬP
1. Hãy xác định các phạm trù ngữ nghĩa trong các câu sau đây :
a) Bình là nhà báo.
b) Mai không là nhà báo.
c) Bà ngoại của Mai là nhà giáo.
d) Một số người rất thích sầu riêng.
e) Có những người không muốn nói về mình.
f) Một số loài gặm nhấm là loài có ích.
g) Có những người mà mọi người đều yêu mến.
h) Mai là sinh viên báo chí và Hằng cũng thế.
i) Mẹ Mai là bác sĩ nhưng không làm việc ở bệnh viện.
j) Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại
bác.
k) Người ta phải dè chừng con ngựa ở trước mặt, con chó ở sau lưng và con
người ở tứ phía.
2. Hãy dịch các câu trong bài tập 1 trên đây sang ngôn ngữ logic vị từ. 174
3. Có người định nghĩa các khái niệm điểm, đường thẳng và mặt phẳng như sau:
"Điểm là giao của hai đường thẳng, đường thẳng là giao tuyến của hai mặt
phẳng, còn mặt phẳng là cái được tạo nên khi ta cho một đường thẳng bắc ngang
qua hai đường thẳng song song với nhau trượt trên hai đường thẳng đó".
Dựa trên các quy tắc định nghĩa khái niệm, anh (hay chị) có nhận xét gì (nêu
ngắn gọn) về định nghĩa vừa nêu?
4. Hãy xác định loại của các phán đoán sau đây, sau đó biến đổi và đảo ngược
chúng:
a). Tất cả các nhà bác học đạt giải thưởng Nobel đều là các nhà bác học lớn.
b). Một số nhà bác học chơi nhạc rất giỏi.
c). Người Việt Nam không thích chiến tranh.
d). Cá là động vật sống dưới nước.
e). Sao Mộc là hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt trời.
f). Tất cả các nhà bác học đoạt giải thưởng Nobel đều là các nhà bác học lớn
g). Sống và làm việc theo pháp luật là nghĩa vụ của mọi người.
5. Cho biết các phán đoán p, q có giá trị đúng, các phán đoán r, s, u có giá trị sai,
hãy xác định giá trị chân lý của các phán đoán phức sau đây :
a). p ⊃ (q ⊃ (r ∨ q ))
b). (p & q) ⊃ (¬ r & ¬ q)
c). (p ∨ s) ∨ (q ⊃ ¬ r)
d). ¬ ((¬ q & ¬ s ) ∨ (p ∨ r))
e). (((p ⊃ q) & ( ¬ p ⊃ ¬ r)) ∨ (¬ q & ¬ r)) ⊃ s
f). ((p ⊃ q) & (¬ p ⊃ r) & (q ∨ r)) ⊃ (s ∨ r ∨ q)
6. Dùng một trong các phương pháp mà anh (chị) đã học để xác định xem các công
thức sau đây có phải là quy luật hay mâu thuẫn hay không?
a). (¬ p ⊃ ¬ q) ⊃ (q ⊃ p)
b). (p ⊃ q) ⊃ (¬ (q & r) ⊃ ¬ (r & p))
c). (p & ((p & ¬ q) ⊃ r) & ((p & ¬ q) ⊃ ¬ r)) ⊃ q
d). (p ∨ (q & r)) ⊃ ((p ∨ q) & (p ∨ r))
e). (p & (q ∨ r)) ⊃ ((p ∨ q) & (p ∨ r))
f). (p ⊃ q) ⊃ ( ¬ p & (¬ q ∨ r))
g). (q & r) ⊃ ((q ∨ s) & ( ¬ r ∨ s))
h). (p ∨ (q & r)) ⊃ (¬ ((p ∨ q) & (p & ¬ r))) . 175
7. Dùng một trong các phương pháp mà anh (chị) đã học để xác định xem các công
thức sau đây có phải là quy luật hay mâu thuẫn hay không?
a). ((p & q) ⊃ (r ∨ s)) ⊃ ((¬ r & ¬ s) ⊃ (¬ p ∨ ¬ q))
b). ((p ∨ q) ⊃ (r & s)) ⊃ ((¬ r ∨ ¬ s) ⊃ (¬ p & ¬ q))
c). ((p & q) ⊃ (r ∨ s)) ⊃ ((¬ r ∨ ¬ s) ⊃ (¬ p & ¬ q))
d). ((p ∨ q) ⊃ (r & s)) ⊃ ((¬ r & ¬ s) ⊃ (¬ p ∨ ¬ q))
e). ((p ∨ q) ⊃ (r & s)) ⊃ ((¬ r ∨ ¬ s) ⊃ (¬ p & ¬ q))
f). ((p & q) ⊃ (r ∨ s)) ⊃ ((¬ r & ¬ s) ⊃ (¬ p ∨ ¬ q))
8. a) Từ phán đoán "Mọi người đều có quyền mưu cầu hạnh phúc", theo cạnh bên
của hình vuông logic (quan hệ phụ thuộc) có thể rút ra phán đoán nào? Dựa
vào hình vuông logic ta có thể rút ra được những kết luận nào từ phán đoán
đã cho?
b) Từ phán đoán "một số sinh viên không học logic", theo đường chéo của hình
vuông logic ta rút ra phán đoán nào ? Dựa vào hình vuông logic còn có thể
rút ra những kết luận nào từ phán đoán đã cho ?
c) Từ phán đoán "Người Việt Nam yêu hòa bình", căn cứ theo cạnh bên của
hình vuông logic ta có thể rút ra kết luận "Hồ Chí Minh yêu hòa bình"
không?
9. Hãy xét xem các suy luận sau đây có là tam đoạn luận nhất quyết đơn hay không,
nếu có thì chúng là đúng hay sai. Nếu sai thì vì sao?
a). "Loài thú nuôi con bằng sữa. Đà điểu không nuôi con bằng sữa. Vậy đà điểu
không phải là thú".
b). "Nước mưa thì mặn, mà ly nước này không mặn, vậy ly nước này không phải
nước mưa".
c). "Rắn là động vật, rắn không có chân. Vậy suy ra rằng có một số động vật
không có chân".
d). "Sinh viên này học giỏi. Anh Nam là sinh viên. Vậy, anh Nam học giỏi".
e). "Con người biết làm thuốc chữa bệnh. Hải Thượng Lãn Ông là con người.
Vậy, Hải Thượng Lãn Ông biết làm thuốc chữa bệnh".
f). "Đất nước đổi mới phát triển kinh tế nhanh. Nước ta phát triển kinh tế
nhanh. Vậy nước ta đổi mới".
g). "Một số loài chim biết bay. đà điểu không biết bay. Vậy đà điểu không phải
là chim".
10. a). Xét xem kiểu EIE đúng hay sai và tại sao, trong tam đoạn luận mà trung từ
làm chủ từ trong cả hai tiền đề.
b). Xét xem kiểu EIO đúng hay sai và tại sao, biết tam đoạn luận có trung từ là
chủ từ trong đại tiền đề và là thuộc từ trong tiểu tiền đề. 176
c). Xét tính chu diên của các thuật ngữ trong tiền đề của tam đoạn luận kiểu
AAA, biết rằng trung từ là chủ từ trong cả hai tiền đề.
11. Napoleon nói: "Đàn ông thống trị thế giới. Đàn bà thống trị đàn ông". Từ đây có
người suy ra: Vậy đàn bà thống trị thế giới. Suy luận như vậy đúng hay sai, vì
sao?
12. Hãy phục hồi (nếu có thể) tiền đề bị lược bỏ của các tam đoạn luận đơn giản lược
có tiền đề còn lại và kết luận cho sau đây:
a). MaP, SoP; b). MiP, SoP; c) PeM, SeP; d) S iM, S i P
e) MiP, SaP; f) SoM, SoP; g) SaM, SeP k) SiM, SeP.
13. Dùng một trong các phương pháp đã học để xác định xem các suy luận sau đây
có đúng (hợp logic) hay không:
a). "Nếu giá hàng tăng thì hoặc là do cung không đủ cầu, hoặc là do lạm phát,
ngoài ra không còn lý do nào khác. Giá hàng tăng mà không có lạm phát.
Vậy cung không đủ cầu".
b). "Nếu anh ấy biết lập chương trình cho máy tính và giỏi về toán quy hoạch
thì anh ấy có thể giải quyết vấn đề kinh doanh này. Anh ấy không thể giải
quyết được vấn đề kinh doanh này. Vậy suy ra rằng anh ấy hoặc là không
biết lập chương trình cho máy tính, hoặc là không giỏi về toán quy hoạch".
c). "Nếu giá cả cao thì tiền lương cao. Giá cả cao hoặc là có sự điều tiết giá cả.
Ngoài ra, nếu có sự điều tiết giá cả thì không có sự lạm phát. Thế nhưng có
lạm phát. Vậy thì tiền lương cao".
d). "Nếu Nam đã tốt nghiệp đại học và giỏi ngoại ngữ thì anh ấy được nhận vào
làm việc tại viện nghiên cứu này hoặc học tiếp cao học. Nam đã tốt nghiệp
đại học, nhưng anh không giỏi ngoại ngữ. Như vậy anh ấy không được nhận
vào làm việc tại viện nghiên cứu này, cũng không được học tiếp cao học".
14. Hãy xác định xem các suy luận được biểu thị bằng các công thức sau đây đúng
hay sai, tại sao?
a). ((¬ p ⊃ ¬ q) & p) ⊃ ¬ p
b). ((p ⊃ ¬ q) ∨ (¬ p ⊃ ¬ q)) ⊃ ¬ q
15. Bốn học sinh Nam, Bình, Mai, Hạnh dự thi học sinh giỏi và có ba học sinh trong
số đó đoạt ba giải: Nhất, Nhì, Ba. Biết rằng Nam có đoạt giải, Mai được Giải Hai
hoặc Ba, Bình được giải cao hơn Mai, Hạnh được giải Nhất, hoặc không được
giải. Vậy ai được giải nào?
16. Cho sáu viên bi màu xanh, đỏ, tím, vàng, đen, trắng. Biết rằng có một viên trong
số đó có trọng lượng khác biệt với các viên còn lại, còn các viên khác có trọng
lượng hệt như nhau. Đem cân cặp bi xanh đỏ với cặp tím vàng, ta thấy cặp xanh 177
đỏ nhẹ hơn cặp tím vàng. Đem cân cặp xanh tím với cặp đen trắng ta thấy cặp
xanh tím nhẹ hơn. Như vậy viên bi có trọng lượng khác biệt là viên nào?
17. Cho 13 viên bi có bề ngoài hoàn toàn giống nhau. 12 viên trong số đó có trọng
lượng y hệt như nhau, viên còn lại có trọng lượng khác biệt. Hãy tìm cách cân so
sánh 3 lần sao cho xác định được viên bi đó trong số các viên bi đã cho.
18. Năm bạn Anh, Bình, Cúc, Doan, An quê ở năm tỉnh: Bắc Ninh, Hà Tây, Cần
Thơ, Nghệ An, Tiền Giang. Khi được hỏi quê ở tỉnh nào, các bạn trả lời như sau:
Anh : Tôi quê ở Bắc Ninh, còn Doan ở Nghệ An.
Bình : Tôi quê ở Bắc ninh, còn Cúc ở Tiền Giang.
Cúc : Tôi cũng quê ở Bắc Ninh, còn Doan ở Hà Tây.
Doan : Tôi quê ở Nghệ An, còn An ở Cần Thơ.
Các câu trả lời này đều có hai phần, nói về quê của hai bạn. Không có câu trả lời
nào sai cả hai phần đó. Hãy cho biết quê của mỗi người Anh, Bình, Cúc, Doan,
An. (theo Trần Diên Hiển, Các bài toán về suy luận logic)
19. Hằng và Mai có mười cái kẹo. Hai người đã ăn hết số kẹo đó. Mai nói : "Mình ăn
ít hơn bảy cái kẹo". Hằng nói : "Mình cũng vậy". Mai nói : "Nhưng mình ăn
nhiều hơn bốn chiếc". Hằng nói : "Ừ, mình ăn ít hơn cậu". Biết rằng Hằng và
Mai mỗii người nói hai câu, trong đó có một câu đúng và một câu sai. Hãy xác
định số lượng kẹo mà mỗi người đã ăn. (Đề thi học sinh giỏi Pháp, dẫn lại từ tạp
chí Tia sáng)
20. Trong trò chơi đoán màu, kết quả các lần đoán trước như sau:
Xanh đỏ tím vàng YY
Đỏ xanh nâu cam YYYY
Nâu cam xanh đỏ YYYY
Vậy kết quả chính xác phải là những viên bi nào ?
21. Trong trò chơi đoán màu, kết quả các lần đoán trước như sau:
Xanh đỏ tím vàng Y
Đỏ vàng cam nâu XY
Nâu cam đỏ xanh XY
Vàng xanh nâu đỏ Y
Đỏ nâu cam đỏ XX
Vậy kết quả chính xác phải là những viên bi nào
22. Trong trò chơi đoán màu, kết quả các lần đoán trước như sau:
Đỏ tím xanh nâu Y
Xanh vàng đỏ cam YYY
Vàng nâu cam tím XY
Cam xanh vàng đỏ XYY
Cam đỏ vàng nâu XY
Vậy kết quả chính xác phải là những viên bi nào ? 178
23. Trong trò chơi đoán màu, có thể có kết quả các lần đoán trước như sau không ?
Nếu có thì kết quả đúng phải là những viên bi nào ?
Xanh đỏ tím vàng XY
Vàng tím đỏ nâu XX
Nâu cam đỏ vàng Y
Đỏ tím nâu xanh XX
24. Bằng phương pháp hợp giải, hãy xét xem:
(a) Từ tập các tiền đề {p ∨ q ∨ s, ¬ p ∨ r, ¬ q ∨ r, ¬ s ∨ r} có thể rút ra được kết
luận r không?
(b) Từ tập các tiền đề {p ∨ r, q ∨ r, ¬ p ∨ r} có thể rút ra kết luận r không ?
(c) Từ tập các tiền đề {p ∨ ¬ q ∨ ¬ r, s ∨ q, ¬ s ∨ r, q ∨ p} có thể rút ra kết luận
s không ?
(d) Từ tập các tiền đề {p & q, p∨ r ∨ s), p ⊃ (q ∨ r), ¬ q ∨ ¬ s} có thể rút ra kết
luận s không ?
(e) Từ tập các tiền đề
{(p ∨ q ∨ ¬ r) ⊃ u , s ∨ r ∨ q, ¬ p ∨ u, q ⊃ u, ¬ r ⊃ q, s ⊃ u, ¬u}
có thể rút ra kết luận u không ?
25. Bằng phương pháp hợp giải, hãy xét xem:
a). Từ tập các tiền đề
{(p ∨ q ∨ ¬ r) ⊃ u , s ∨ r, ¬p ∨ u, q ⊃ u, s ⊃ u, ¬u}
có thể rút ra được kết luận r ⊃ u không ?
b). Từ tập các tiền đề
{p ∨ q ∨ ¬ r, s ∨ r, ¬ p ⊃ (r ∨ s), ¬ q ∨ s ∨ u, p∨ ¬ r}
có thể rút ra được kết luận u & s không ?
c). Từ tập các tiền đề
{(p & q) ⊃ r, ¬ r, s ∨ r, ¬ p ∨ s, ¬ q ∨ s ∨ u, p ∨ ¬ q}
có thể rút ra được kết luận u ∨ ¬ q không ?
d). Từ tập các tiền đề
{(p ∨ q ∨ ¬ r) ⊃ u , s ∨ r, ¬ p ∨ u, q ⊃ u, s ⊃ u, r ∨ ¬u}
có thể rút ra được kết luận r ⊃ u không ?
e). Từ tập các tiền đề
{p ⊃ r, q ⊃ r, s ∨ w, q ∨ p , ¬ r ∨ w, q ∨ s ∨ r }
có thể rút ra được kết luận ¬ r & s không ? 179
26. Bằng phương pháp hợp giải, hãy xét xem:
a). Từ tập các tiền đề
{p ∨ q ∨ ¬ s, ¬ p ∨ r, ¬ q ∨ r, ¬ s ∨ r, ¬ p ∨ s ∨ r}
có thể rút ra được kết luận r không?
b). Từ tập các tiền đề
{p ⊃ r, ¬ q ∨ ¬ s∨ r, ¬ p ⊃ r}
có thể rút ra kết luận s ∨ r không?
c). Từ tập các tiền đề
{p ∨ (¬ q ⊃ ¬ r),( s ∨ q) & u, ¬ s ∨ r, q ∨ p}
có thể rút ra kết luận p ⊃ s không ?
d). Từ tập các tiền đề
{p & q, p∨ (r & s), p ⊃ (q ∨ r), ¬ q ∨ ¬ s}
có thể rút ra kết luận s ⊃ (r⊃ p) không ?
e). Từ tập các tiền đề
{(p ∨ q ∨ ¬ r) & u , s ∨ r ∨ q, ¬ p ∨ u, q ∨ u ∨ ¬ q, ¬ r ⊃ q, s ⊃ u, ¬u}
có thể rút ra kết luận r ⊃ u không ?
27. Để xác định xem một thứ thuốc mới được sản xuất có hiệu quả trong việc chữa
trị bệnh ung thư dạ dày hay không, người ta chia những người tình nguyện thử
nghiệm thuốc đó thành hai nhóm A và B. Những người ở nhóm A được dùng
loại thuốc đang đề cập, những người ở nhóm B chỉ sử dụng giả dược. Qua một
thời gian thử nghiệm người ta nhận thấy có khoảng 68% người ở nhóm A có biểu
hiện giảm bệnh. Ở nhóm B không ai có biểu hiện giảm bệnh. Người ta kết luận
rằng loại thuốc thử nghiệm thật sự có hiệu quả nhất định trong việc chữa trị bệnh
ung thư dạ dày. Người ta đã dùng phương pháp nào để rút ra kết luận đó ?
28. Buổi sáng trời se lạnh, hai bố con Cu Tèo trao đổi như sau:
Bố : Con mặc áo ấm vào, trời lạnh đấy.
Tèo : Nhưng con không thấy lạnh.
Bố : Con không thấy lạnh cũng phải mặc vào ! Trên đường nếu có người chỉ cho
con tảng đá để tránh không lẽ con cũng nói rằng không cần tránh nó vì con không
thấy nó à?
Tèo: Nhưng con không muốn mặc áo ấm.
Bố : Mặc vào ! Ăn đòn bây giờ !
Bạn có nhận xét gì về lập luận của bố Cu Tèo trong cuộc trao đổi này ?
180
181
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nhiều tác giả, Các vấn đề logic truyền thống, quyển 1, NXB ĐHQG TP HCM,
2004.
2. Hoàng Chúng, Logic phổ thông, NXB Giáo dục, 1996.
3. Nguyễn Đức Dân, Logic và Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội 1996.
4. Vương Tất Đạt, Logic hình thức, Đại học Sư phạm Hà Nội 1, 1992.
5. Nguyễn Đức Đồng, Nguyễn Văn Vĩnh. Logic toán, NXB Thanh Hóa.
6. Triệu Truyền Đống, Phương pháp biện luận. Thuật hùng biện. NXB Giáo dục,
2000.
7. Trần Hoàng, Logic học nhập môn, NXB ĐHQG TP HCM, 2003.
8. Tô Duy Hợp, Nguyễn Anh Tuấn, Logic học, NXB Đồng Nai, 1998.
9. Bùi Văn Mưa, Nguyễn Ngọc Thu, Giáo trình Nhập môn logic học, NXB ĐHQG
TP HCM, 2003.
10. Lê Tử Thành, Tìm hiểu lôgich học, NXB Trẻ, 1995.
11. M. Genesereth, Computational logic . http://logic.stanford.edu/~cs157/notes/
12. Iu. V. Ivlev, Bài giảng logic học, Moskva, 1988 (tiếng Nga).
13. Kraptrenco, Kirilev, Logic học, Moskva, 1981, (tiếng Nga).
14. A.N. Kongomorov, A.G. Dragalin. Nhập môn logic toán, NXB Đại học Tổng
hợp Moskva, 1982 (tiếng Nga).
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro