de cuong do ga
Đề cương đồ gá
Câu 1: (2.5 đ) Nêu ưu nhược điểm của cơ cấu sinh lực kẹp bằng bánh lệch tâm, thuỷ lực và khí nén, chêm?..... 2
Câu 2: (2,5 đ) Trình bày nguyên tắc 6 điểm khi định vị chi tiết ? ....2
Câu 3: (2.0 đ) Trình bày khái niệm, đặc điểm, công dụng của các chi tiết điển hình trên đồ gá phay?..... 3
Câu 4: (2,5 đ) Nêu và phân tích các đồ định vị thường sử dụng khi chuẩn là mặt phẳng. Vẽ và cho ví dụ ...... 3
Câu 5: (2,0 đ)Nêu và phân tích các đồ định vị thường sử dụng khi chuẩn là mặt trụ trong. Vẽ và cho ví dụ . ..... 6
Câu 7: (2.0đ) Thế nào là định vị hoàn toàn, định vị không hoàn toàn và siêu định vị? Cho VD....8
Câu 8: (2,5 đ)Trình bày các phương pháp gá đặt chi tiêt gia công? Tại sao khi sử dụng đồ gá chuyên dùng lại cho năng suất cao và chất lượng sản phẩm ổn định hơn? ... .. 8
Câu 9: (2,5 đ) Trình bày mục đích sử dụng của đồ gá.Tại sao khi sử dụng đồ gá chuyên dùng lại không cần đến phương pháp cắt thử và rà gá trong quá trình gia công?....9
Câu 10: Trình bầy đặc điểm, công dụng của công cụ dẫn hướng dụng cụ cắt điển hình trong quá trình gia công?..... 9
Câu 11: Trình bầy mục đích và yêu cầu của cơ cấu kẹp chặt trong quá trình gia công cơ...... 10
Câu 12: Trình bầy đặc điểm công dụng của các cơ cấu điển hình trong đồ gá: .... 10
Câu 13: Trình tự thiết kế đồ gá?.... 10
Câu 14: Nêu đặc điểm công dụng của các chi tiết định vị trên đồ gá tiện?...... 11
Câu 15: Nêu đặc điểm công dụng của các chi tiết định vị trên đồ gá khoan?..... 11
Câu 16:Nêu và phân tích các đồ định vị thường sử dụng khi chuẩn định vị là mặt trụ ngoài.Vẽ và cho ví dụ………………………………..…………12
Câu 1: (2.5 đ) Nêu ưu nhược điểm của cơ cấu sinh lực kẹp bằng bánh lệch tâm, thuỷ lực và khí nén, chêm?
Bánh lệch tâm: ưu điểm: Kẹp nhanh do hành trình ngắn Kết cấu đơn giản, ko cần các thiết bị phụ trợ Nhược điểm Lực kẹp yếu chỉ bằng 1/5 ren vít Tính vạn năng kém so với kẹp chặt bằng ren vít. Tính tự hãm kém hơn so với ren vít. Kẹp bằng chem.: ưu điểm: Kết cấu đơn giản. Có tính tự hãm
Chêm được dùng phối hợp với các cơ cấu khác như hơi ép, dầu ép, đòn bẩy…vì hành trình của chêm thẳng. nhược điểm lực kẹp có hạn do nó thường được dùng trong sản xuất nhỏ hoặc phân xưởng sửa chữa. Kẹp bằng thủy lực khí nén: Ưu điểm
Truyền động bằng khí nén thủy lực nhằm mục đích phóng đại lực kẹp, ổn định tốc độ chuyển động, nguyên lý hoạt động của cơ cấu là dùng khí nén đẩy piston rồi dùng piston này tác dụng vào buồng kín chứa dầu thủy lực để phóng đại thủy lực lên nhiều lần. Dùng khí nén rẻ tiền Nâng cao năng suất lao động, giảm bớt thời gian kẹp và tháo lắp chi tiết
Giảm nhẹ sức lao động của công nhân trong quá trình kẹp chặt và tháo lắp trực tiếp Lực kẹp đủ lớn đều và có thể kiểm tra, điều chỉnh dễ dàng trong quá trình làm việc.
Có thể kẹp 1 lúc nhiều chi tiết, có thể kẹp chặt nhiều chi tiết trên đồ gá điều khiển thống nhất, từ xa, có khả năng tự động hóa Nhược điểm Kết cấu phức tạp Khí nén có áp lực thấp, độ cứng vững kẹp chặt không lớn nên với chi tiết hạng nặng ít dùng.
Phải có các trang bị phụ như van, bình lọc khí, ổn định tốc độ, áp lực…ect
Câu 2: (2,5 đ) Trình bày nguyên tắc 6 điểm khi định vị chi tiết ?
Theo cơ học một chi tiết có sáu bậc tự do, ta đặt nó trong hệ tọa độ đêcác hình vẽ: 6 bậc tự do là: ba chuyển động tịnh tiến dọc theo các trục ox, oy, oz và ba chuyển động xoay quanh các trục đó. Hình vẽ cho thấy 6 bậc tự do này bị hạn chế bởi 6 điểm hay 6 chốt tì, mỗi điểm hạn chế 1 bậc tự do. Do đó để hạn chế 6 bậc tự do phải cần đến 6 điểm này. Các điểm này được bố trí trong 3 mặt phẳng vuông góc với nhau. Các điểm 1, 2, 3 nằm trong mặt phẳng xoy hạn chế 3 bậc tự do: tịnh tiến theo phương z, xoay quanh phương oy và ox. Các điểm 4, 5 nằm trong mặt phẳng yoz hạn chế tiếp 2 bậc tự do nữa: tịnh tiến theo ox, xoay quanh oz. điểm 6 nằm trong mặt phẳng zox hạn chế nốt 1 bậc tự do cũn lại: tịnh tiến theo phương oy. Cỏc lực kẹp W1 ,W, W2 ( có thể chỉ cần 1 lực kẹp trong đó) có tác dụng đẩy chi tiết vào sát chốt tỡ ở cỏc mặt phẳng và giữ cho chi tiết khụng bị xe dịch dưới tác dụng của lực cắt.
Câu 3: (2.0 đ) Trình bày khái niệm, đặc điểm, công dụng của các chi tiết điển hình trên đồ gá phay?
Các chi tiết định vị trên đồ gá phay gồm:
a) Khi bề mặt định vị là mặt phẳng thì sử dụng chi tiết định vị là chốt tì và phiến tì có dạng như hình vẽ :
Tác dụng: mối chốt tì hạn chế một bậc tự do theo phương tịnh tiến và kết hợp với chốt tì khác hạn chế bậc tự do quay.
b) Khi bề mặt định vị là mặt trụ ngoài thì sử dụng khối V, mâm cặp 3 chấu hoặc ống kẹp đàn hồi.
Ưu điểm khối V là định tâm tốt, tức là đường tâm của mặt trụ định vị của chi tiết đảm bảo trùng với mặt phẳng đối xứng của 2 mặt nghiêng làm việc của khối V, không bị ảnh hưởng của dung sai kích thước đường kính mặt trụ ngoài. Khối V có thể định vị được những chi tiết có đường kính khác nhau. Khối V gồm khối V ngắn và dài. Khối V ngắn hạn chế được 2 bậc tự do, khối V dài hạn chế 4 bậc tự do.
- Mâm cặp 3 chấu là cơ cấu định vị vạn năng có khả năng điều chỉnh trong 1 phạm vi khá rộng tùy theo kích thước bề mặt chuẩn định vị thay đổi, mâm cặp là cơ cấu định vị nhưng đồng thời cũng là cơ cấu kẹp chặt.
- Ống kẹp đàn hồi: Là cơ cấu tự định tâm có khả năng định tâm cao hơn mâm cặp 3 chấu. Vật liệu chế tạo thường bằng thép 20X, 40X, Y7A, Y10A…Các bề mặt của chúng phải được tối cứng đạt độ cứng 45-50 HRC
c) Khi bề mặt định vị là mặt trụ trong: ta dùng chốt gá, trục gá.
Câu 4: (2,5 đ) Nêu và phân tích các đồ định vị thường sử dụng khi chuẩn là mặt phẳng. Vẽ và cho ví dụ .
A) Chốt tì:
a) chốt tì cố định:
Chốt tì cố định dùng để định vị khi chuẩn là mặt phẳng gồm có 3 loại: Định vị mặt thô, mặt tinh, hoặc lắp thông qua bạc lót.
Chốt tì có D < 12 mm được làm bằng thép cacbon dụng cụ C = 0.7- 0.8% và được tôi cứng 50-60 HRC. Khi D > 12mm có thể chế tạo bằng thép cacbon hàm lượng 0.15-0.2% và tôi cứng sau khi thấm cacbon đạt độ cứng 50-60 HRC
Số chốt tì được dùng ở một mặt chuẩn định vị bằng số bậc tự do mà nó cần hạn chế :
b) Chốt tì điều chỉnh : được dùng khi bề mặt làm chuẩn của chi tiết là chuẩn thô, có sai số về hình dáng và kích thước tương quan thay đổi nhiều. Kết cấu chốt tì điều chỉnh như sau:
- Đầu 6 cạnh dùng cơ lê điều chỉnh.
- Chốt đầu tròn
c) Chốt tì tự lựa
Được dùng khi mặt phẳng định vị là chuẩn thô hoặc mặt bậc, mặt làm việc của chốt tì tự lựa luôn luôn tiếp xúc với mặt chuẩn, đồng thời tăng độ cứng vững của chi tiết và giảm áp lực trên bề mặt của các điểm tì.
d) Chốt tì phụ: Không tham gia định vị chi tiết mà có tác dụng nâng cao độ cứng vững của chi tiết gia công.
B) Phiến tì:
Là chi tiết định vị khi chuẩn là mặt phẳng đã được gia công có diện tích thích hợp ( kích thước trung bình và lớn). Về kết cấu, phiến tì có 3 loại:
Phiến tì phằng đơn giản, dễ chế tao, có độ cứng vững tốt nhưug khó làm sạch phoi vì các lỗ bắt vít lõm xuống, thường lắp trên các mặt phẳng đứng
-Phiến tì có rãnh nghiêng sử dụng thuận tiện cho việc làm sạch, bảo quản nhưng chế tạo tốn kém hơn các loại khác
-Phiến tì bậc: Bề mặt làm việc dễ quét sạch phoi và làm sạch do có rãnh lõm từ 1-2mm, vì chiều rộng B lớn nên khó gá đặt trong đồ gá, ít dùng hơn.
Vật liệu làm phiến tì: thép cacbon có hàm lượng 0.15-0.2% tôi sau khi thấm cacbon đạt độ cứng 55-60 HRC mài bóng đạt Ra 0.63-0.25 và được tiêu chuẩn hóa.
Câu 5: (2,0 đ)Nêu và phân tích các đồ định vị thường sử dụng khi chuẩn là mặt trụ trong. Vẽ và cho ví dụ .
Khi định vị mặt trụ trong ta có thể dùng các chi tiết định vị: chốt gá, các loại trục gá…
A) Các loại chốt gá:
- Chốt trụ dài: dùng chốt trụ dài có khả năng hạn chế 4 bậc tự do. Về kết cấu chiều dài phần làm việc L của chốt sẽ tiếp xúc với lỗ chuẩn D có tỉ số L/D > 1.5. Nếu phối hợp khoảng định vị chi tiết thì mặt phẳng chỉ được hạn chế 1 bậc tự do.
- Chốt trụ ngắn: có khả năng hạn chế 2 bậc tự do tịnh tiến theo 2 chiều vuông góc với tâm chốt. L/D < 0.33-0.35.
- Chốt trám: hạn chế 1 bậc tự do
- Chốt côn: gồm chốt côn cứng và chốt côn tùy động:
+Chốt côn cứng: hạn chế 3 bậc tự do tịnh tiến
+Chốt côn tùy động tương ứng với 2 điểm hạn chế 2 bậc tự do. Chốt côn tùy động dùng khi chuẩn định vị là chuẩn thô nhằm mục đích đề bề mặt côn làm việc của chốt côn luôn luôn tiêp xúc với lỗ trong 1 loạt phôi được chế tạo bằng cách đúc, rèn, đột…
B) Các loại trục gá:
- Trục gá hình trụ: Là chi tiết định vị để gá đặt chi tiết gia công trên máy tiện, phay, mài … khi chuẩn là lỗ trụ gia công tinh. Chiều dài làm việc L/D > 0.5 hạn chế 4 bậc tự do ( kết hợp với vai chốt hạn chế 1 bậc tự do).
- Trục gá côn: do trục gá hình trụ lắp có khe hở, nên khi gia công những chi tiết bạc trên máy tiện hoặc máy mài tròn ngoài, khả năng định tâm thấp. Vì vậy để khắc phục tình trạng đó người ta dùng trục gá côn với góc côn từ 3-5 độ. Trục gá côn có tác dụng khử.khe hở và có khả năng truyền momen xoắn khá lớn tuy nhiên việc tháo chi tiết ra khỏi trục không phải dễ dàng. Khi gia công các chi tiết có đường kính lỗ chuẩn khác nhau nhiều, để giảm số lượng trục gá cần chế tạo ta dùng trục gá côn di động.
- Trục gá đàn hồi: Khi gia công các bạc thành mỏng trên máy tiện, máy mài tròn ngoài để tránh biến dạng do lực kẹp gây ra ta dùng trục gá đàn hồi, loại này có khả năng tự định tâm tốt từ 0.01-0.02 mm, lực kẹp đồng đều.
Câu 7: (2.0đ) Thế nào là định vị hoàn toàn, định vị không hoàn toàn và siêu định vị? Cho vd?
Định vị hoàn toàn: Là cố định tất cả các bậc tự do của chi tiết.
-Định vị không hoàn toàn là định vị không cố định hết các bậc tự do của chi tiết.
ví dụ khi định vị một chi tiết tròn xoay trên khối chữ V, hạn chế 4 bậc tự do.
Siêu định vị: Là khi một chi tiết gia công được định vị trên máy mà trong số các bậc tự do đã định vị tự nhiên lại được định vị thêm một lần nữa gọi là siêu định vị.
Siêu định vị thường nhằm mục đích tăng độ cứng vững cho kết cấu của chi tiết cần gia công. Tuy nhiên trong một số trường hợp thì khi lực cắt tác dụng vào thì nó lại gây ra sai số cho chi tiết gia công. Do đó trong các trường hợp như vậy thì người ta thường định vị bằng cách tự lựa hoặc tuỳ động.
Câu 8: (2,5 đ)Trình bày các phương pháp gá đặt chi tiêt gia công? Tại sao khi sử dụng đồ gá chuyên dùng lại cho năng suất cao và chất lượng sản phẩm ổn định hơn?
a) Thông thường có 3 phương pháp gá đặt chi tiết gia công:
- Rà gá theo bề mặt: công nhân
- Rà gá theo đường vạch dấu sẵn. - Gá đặt chi tiết trên đồ gá.
b) Sử dụng đồ gá chuyên dùng có ưu điểm:
- Đảm bảo độ chính xác gia công, giảm bớt phế phẩm. Độ chính xác đạt được khi gia công hầu như không phụ thuộc vào trình độ tay nghề công nhân đứng máy và chiều dày lớp phoi bé nhất có thể cắt được bởi vì lượng dư gia công theo phương pháp này sẽ lớn hơn bề dày lớp phoi bé nhất có thể cắt được. (Không cần công nhân có tay nghề cao nhưng cần thợ điều chỉnh máy giỏi).
- Chỉ cần cắt một lần là đạt kích thước yêu cầu, do đó năng suất cao. - Nâng cao hiệu quả kinh tế.
Câu 9: (2,5 đ) Trình bày mục đích sử dụng của đồ gá.Tại sao khi sử dụng đồ gá chuyên dùng lại không cần đến phương pháp cắt thử và rà gá trong quá trình gia công ?
a) Các phương pháp gá đặt chi tiết gia công:
- Phương pháp rà gá:
Có hai trường hợp rà gá trực tiếp trên máy và rà gá theo vạch dấu có sẵn. Theo phương pháp này công nhân có thể dùng mắt cùng các dụng cụ như bàn rà, mũi rà đồng hồ đo, các hệ thống ống kính quang học để xác định vị trí của chi tiết so với bàn máy hay với dụng cụ cắt.
Phương pháp rà gá thường được dùng trong sản xuất đơn chiếc hay loạt nhỏ hoặc trong những trường hợp phôi quá thô.
Phương pháp tự động đạt kích thước:
Theo phương pháp này dụ cụ cắt có vị trí tương quan cố định với vật gia công ( vị trí đã được điều chỉnh) vị trí này đã được bảo đảm cố định nhờ các cơ cấu định vị của đồ gá.Khi gia công theo phương pháp này máy và dao đã được điều chỉnh sẵn.
b) Khi dùng đồ gá chuyên dùng cho năng suất cao hơn vì:
- Đảm bảo độ chính xác gia công, giảm bớt phế phẩm. Độ chính xác đạt được khi gia công hầu như không phụ thuộc vào trình độ tay nghề công nhân đứng máy và chiều dày lớp phoi bé nhất có thể cắt được bởi vì lượng dư gia công theo phương pháp này sẽ lớn hơn bề dày lớp phoi bé nhất có thể cắt được. (Không cần công nhân có tay nghề cao nhưng cần thợ điều chỉnh máy giỏi).
- Chỉ cần cắt một lần là đạt kích thước yêu cầu, do đó năng suất cao. - Nâng cao hiệu quả kinh tế.
Câu 10: Trình bầy đặc điểm, công dụng của công cụ dẫn hướng dụng cụ cắt điển hình trong quá trình gia công?
a) Bạc dẫn hướng:
- Công dụng của bạc dẫn hướng dùng để dẫn hướng trực tiếp cho dcc. - Đặc điểm của bạc dẫn :
+ được lắp trên phiến dẫn, phiến dẫn được lắp trên vỏ, thân đồ gá. + bạc dẫn hướng phải được chế tạo bằng vật liệu có độ cứng, tính chịu mài mòn cao hơn dcc.
+ chất lượng bề mặt bên trong của bạc đạt Ra = 1.25÷0.63µm. + khi lắp ghép với đồ gá thì chế độ lắp ghép là A/n ( lắp chặt).
Có các loại bạc dẫn như: bạc cố định, bạc dẫn thay đổi chậm, bạc thay nhanh, bạc dẫn xoay.
b) Phiến dẫn:
Công dụng của phiến dẫn: dùng để lắp các bạc dẫn.
-Đặc điểm của phiến dẫn: Vì các lỗ tâm bạc dẫn có vị trí tương quan chính xác
so với các đồ gá định vị cho nên sau khi đã điều chỉnh đạt yêu cầu cần phải cố định vị trí của phiến dẫn và khoan, đóng 2 chốt định vị.
+ do được lắp với bạc dẫn nên độ chính xác của nó cũng đạt Ra = 1.25÷0.63 micromet.
Câu 11: Trình bầy mục đích và yêu cầu của cơ cấu kẹp chặt trong quá trình gia công cơ.
a, Mục đích của cơ cấu kẹp chặt:
- Kẹp chặt để giữ cho chi tiết không bi xê dịch trong khi cắt gọt. - Đảm bảo gá dặt chính xác và định tâm chi tiết gia công, trong cơ cấu này nó đóng vai trò là cơ cấu định vị-kẹp chặt. Các cơ cấu đó là các mâm cặp tự định tâm, các cơ cấu kẹp đàn hồi khác.v.v..
b, Yêu cầu của cơ cấu kẹp chặt:
- không được phá hỏng vị trí đã định vị chi tiết.
- lực kẹp phải đủ lớn để có thể giữ chặt chi tiết khi có lực cắt tác dụng hoặc trọng lực do khối lượng chi tiết gây ra, nhưng cũng không được lớn quá để tránh làm biến dạng chi tiết.
- lực kẹp phải ổn định đặc biệt kẹp nhiều chi tiết trên đồ gá. - thao tác phải nhanh, oan toàn không tốn sức. - kết cấu phải nhỏ gọn, bảo quản dễ dàng.
Câu 12: Trình bầy đặc điểm công dụng của các cơ cấu điển hình trong đồ gá:
a) Cơ cấu phân độ: Để giảm thời gian từng chi tiết khi gia công tuần tự, các bề mặt chi tiết người ta dùng phương pháp gá đặt 1 lần nhưng gia công ở nhiều vị trí nhờ cơ cấu phân độ. Cơ cấu phân độ được sử dụng rộng rãi trên các đồ gá phay và khoan để quay mâm quay đi 1 góc nào đó để gia công các bề mặt khác nhau 1 góc quay. Có 3 phương pháp phân độ là :
- phân độ bằng chốt bi
- phân độ bằng chốt côn
- phân độ bằng chốt trụ.
b) Cơ cấu chép hình: được dùng để gia công các bề mặt phức tạp trên các máy phay, tiện, mài, bào…nhằm cung cấp thêm 1 chuyển động vuông góc với chuyền động sẵn có trên máy công cụ và tổng hợp 2 chuyển động đó sẽ tạo nên bề mặt gia công cần thiết. Cơ cấu chép hình cho phép nâng cao chất lượng, năng suất gia công. Tùy vào các máy công cụ mà sử dụng các cơ cấu chép hình khác nhau như cơ khí, thủy lực, điện cơ…
Câu 13: Trình tự thiết kế đồ gá?
1. Nghiên cứu bản vẽ chi tiết cùng với điều kiện kĩ thuật và tính công nghệ trong kết cấu của nó
2. Nghiên cứu công nghệ gia công chi tiết
3. Nghiên cứu sơ đồ gá đặt của nguyên công cần thiết kế đồ gá 4. Nghiên cứu máy mà trên đồ gá sẽ được lắp đặt 5. Đưa ra 1 vài phương án và so sánh để chọn 1 phương án tối ưu 6. Thiết kế các cơ cấu của đồ gá phải tuân theo 1 trình tự nhất định.
Câu 14: Nêu đặc điểm công dụng của các chi tiết định vị trên đồ gá tiện?
Mâm cặp 3 chấu là cơ cấu định vị vạn năng có khả năng điều chỉnh trong 1 phạm vi khá rộng tùy theo kích thước bề mặt chuẩn định vị thay đổi, mâm cặp là cơ cấu định vị nhưng đồng thời cũng là cơ cấu kẹp chặt.
-Mũi chống tâm: kết hợp với tốc cặp truyền mô men xoắn. Gồm mũi tâm cứng và mũi tâm tùy động:
+ Mũi tâm cứng được lắp vào lỗ côn của trục chính máy tiện hạn chế 3 bậc tự do tịnh tiến. Mũi tâm lắp vào ụ sau của máy đó thì hạn chế được bậc tự do quay quanh trục vuông góc với nhau và vuông góc với đường tâm quay chi tiết.
+Sử dụng mũi tâm cứng gây ra sai số định vị ảnh hưởng đến kích thước chiều trục L nên người ta sử dụng mũi tâm tùy động
Mũi tâm quay: Khi tiện cao tốc với n > 1000v/p ở ụ sau thường dùng mũi tâm quay vì dùng mũi tâm cứng sẽ gây ra mòn lỗ ảnh hưởng đến độ chính xác gia công.
Câu 15: Nêu đặc điểm công dụng của các chi tiết định vị trên đồ gá khoan?
Các chi tiết định vị trên đồ gá khoan thường dùng là phiến tì, chốt tì, khối V, phiến dẫn, bạc dẫn, chốt trụ, chốt chống xoay
a) Bạc dẫn hướng:
- Công dụng của bạc dẫn hướng dùng để dẫn hướng trực tiếp cho dcc. - Đặc điểm của bạc dẫn :
+ được lắp trên phiến dẫn, phiến dẫn được lắp trên vỏ, thân đồ gá. + bạc dẫn hướng phải được chế tạo bằng vật liệu có độ cứng, tính chịu mài mòn cao hơn dcc.
+ chất lượng bề mặt bên trong của bạc đạt Ra = 1.25÷0.63µm. + khi lắp ghép với đồ gá thì chế độ lắp ghép là A/n ( lắp chặt).
Có các loại bạc dẫn như: bạc cố định, bạc dẫn thay đổi chậm, bạc thay nhanh, bạc dẫn xoay.
b) Phiến dẫn:
-Công dụng của phiến dẫn: dùng để lắp các bạc dẫn.
-Đặc điểm của phiến dẫn: Vì các lỗ tâm bạc dẫn có vị trí tương quan chính xác
so với các đồ gá định vị cho nên sau khi đã điều chỉnh đạt yêu cầu cần phải cố định vị trí của phiến dẫn và khoan, đóng 2 chốt định vị.
+ do được lắp với bạc dẫn nên độ chính xác của nó cũng đạt Ra = 1.25÷0.63 micromet.
Các chốt tì, phiến tì ở trên…
Câu 16: Nêu và phân tích các đồ định vị khi chuẩn định vị là mặt trụ ngoài. Vẽ và nêu ví dụ minh họa?
Bài làm
Một số các dụng cụ dùng để định vị khi chuẩn định vị là mặt trụ ngoài là: Khối V: Dùng để định vị khi mặt chuẩn định vị của chi tiết là mặt trụ ngoài. Ưu điểm khi định vị bằng khối V đấy là định tâm tốt tức là đường tâm của mặt trụ định vị của chi tiết đảm bảo trùng với mặt phẳng đối xứng của hai mặt nghiêng của khối V, không bị ảnh hưởng bởi dung sai, kích thước đường kính mặt trụ ngoài.
Khối V dài L/D(1,5): Tương đương với bốn điểm tiếp xúc và hạn chế bốn bậc tự do.
Khối V ngắn (p1,5): Tương đương với hai điểm tiếp xúc và hạn chế hai bậc tự do.
Mâm cặp: Là cơ cấu định vị vạn năng có khả năng điều chỉnh trong một phạm vi khá rộng tùy theo kích thước bề mặt chuẩn định vị thay đổi. Mâm cặp là cơ cấu định vị nhưng đồng thời cũng là cơ cấu kẹp chặt.
Ống kẹp đàn hồi: Đây là cơ cấu tự định tâm có khả năng định tâm cao hơn mâm cặp
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro