CÔNG NGHỆ ADSL2+
BÁO CÁO TIỂU LUẬN: CÔNG NGHỆ ADSL2+
Nhóm thực hiện lớp D07VT3 - HVCN Bưu Chính Viễn Thông:
1. Nguyễn Thị Hồng Thu
2. Nguyễn Bùi Thịnh
3. Hồ Thị Kim Nhung
4. Lê Minh Thảo
MỤC LỤC
I. GIỚI THIỆU
II. KHÁI NIỆM VÀ MÔ HÌNH NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ ADSL 2+
III. ĐẶC ĐIỂM CÔNG NGHỆ ADSL 2+
IV. ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CỦA ADSL 2+
V. CÁC KỸ THUẬT ĐIỀU CHẾ SỬ DỤNG TRONG ADSL 2+
VI. SO SÁNH VỚI HỌ xDSL
VII. KẾT LUẬN
I . GIỚI THIỆU
ADSL(Asymmetric Digital Subscriber Line), tiếng Việt gọi là công nghệ kỹ thuật số truyền thông băng rộng không đối xứng cho phép truyền nhiều thông tin hơn thông qua đường cáp đồng thuê bao điện thoại truyền thống. Sự bất đối xứng thể hiện ở việc tốc độ truyền trên kênh downlink đạt từ 1.5Mbps tới 8Mbps trong khi tốc độ uplink thay đổi từ 16Kbps tới 640Kbps.
- ADSL2+ (Asymmetric Digital Subcriber Line 2+) là thành viên mới nhất trong họ ADSL. ADSL2+ chính thức gia nhập vào gia đình xDSL vào tháng 5 năm 2003 , là một nhánh của công nghệ xDSL
- ADSL 2+ được biết đến với tên chuẩn ITU G.992.5 là chuẩn công nghệ mới phát triển từ chuẩn ADSL và ADSL2. Vì thế nó mang những ưu việt của ADSL như tốc độ truy nhập cao ( cao hơn cả ADSL ), cho phép khách hàng sử dụng đồng thời cả 2 dịch vụ: thoại và truyền số liệu ....
-ADSL 2+ tăng gấp đôi tần số tối đa của quá trình truyền dữ liệu chiều tải xuống, từ 1,1MHz lên 2,2MHz. Tốc độ truyền tải xuống có khả năng đạt tới tối đa 24Mbps qua đường truyền thoại.
-ADSL 2+ cung cấp một lựa chọn cho việc mở rộng thông lượng đường truyền lên (upstream) gấp đôi từ máy tính.
- ADSL 2+ vẫn sử dụng đôi cáp đồng truyền thoại sẵn có, các nhà cung cấp dịch vụ hoàn toàn không phải đầu tư thêm cơ sở hạ tầng đường truyền mới mà vẫn có khả năng cung cấp dịch vụ với băng thông lớn hơn nhiều so với chuẩn ADSL ( tốc độ đường xuống tối đa 8Mbps, tốc độ đường lên 640kbps). Do ADSL 2+ hoàn toàn tương thích với ADSL, với chipset ADSL2+ cho phép các nhà cung cấp dịch vụ phát triển các dịch vụ tiên tiến như video, hội nghị ... trên cùng một hạ tầng truyền dẫn phía khách hàng.
Điều này giúp các nhà cung cấp dịch vụ đảm bảo không bị lãng phí vốn đầu tư.
II. Khái niệm ADSL2+, mô hình nhà cung cấp dịch vụ ADSL2+
2.1 Mô hình nhà cung cấp dịch vụ ADSL 2+
Hình 2.1 Mô hình thực tế triển khai ADSL hiện nay
- Đây là mô hình tổng quan, các bộ ghép kênh truy nhập DSL (DSLAM), có máy chủ truy nhập Broadband, các máy chủ RADIUS server. Máy chủ nhận thực, nhất về một hệ thống mạng của nhà cung cấp dịch vụ ADSL. Mô hình này cho thấy về cơ bản tất cả các thiết bị, thành phần cần thiết cho một hệ thống ADSL. Nó bao gồm các đầu cuối ADSL máy chủ billing ...
Hình 2.2 : Luồng dữ liệu đi từ khách hàng đến nhà cung cấp dịch vụ ISP
2.2 Khái niệm, kiến trúc hệ thống ADSL2+
ADSL2+ nằm trong họ xDSL và được phát triển, bổ sung tính năng từ công nghệ DSL bất đối xứng - ADSL. Vì thế mà nó có kiến trúc hệ thống, về cơ bản, giống như kiến trúc hệ thống chung của xDSL. Ở đây, xin giới thiệu lại vài nét cơ bản:
Hệ thống bao gồm các thiết bị của nhà cung cấp dịch vụ và các thiết bị ở phía khách hàng, những thiết bị này được nối với nhau thông qua mạch vòng đường thuê bao.
2.2.1 Mạch vòng thuê bao
Là đôi dây đồng xoắn đôi nối cụm thuê bao và tổng đài trung tâm. Với ADSL fullrate, tại điểm đầu cuối mạch vòng nội hạt đặt các bộ chia nhằm tách tín hiệu thoại POST và tín hiệu số liệu tốc độ cao.
Bộ chia gồm lọc thông cao HPL - tách tín hiệu số liệu và lọc thông thấp LPF - tách tín hiệu thoại .
2.2.2 Phía khách hàng
Bộ chia được lắp đặt nơi các mạch vòng thuê bao kết cuối, đặt sau modem phía khách hàng. Nó gồm 2 đôi dây: đôi 1 luôn sẵn sàng - dành cho thoại ; đôi 2 được lắp mới dành cho truyền số liệu.
Đầu ra bộ chia kết nối khối kết cuối ADSL đầu xa ( ATU-R )
2.2.3 Phía nhà cung cấp dịch vụ
Các bộ chia được lắp đặt nơi các mạch vòng thuê bao kết cuối trên giá phân phối chính MDF, đầu ra có 2 đôi dây. Đôi 1 kết nối tới mạng chuyển mạch thoại để cung cấp dịch vụ thoại truyền thống . Đôi thứ 2 kết nối tới khối kết cuối ADSL trung tâm ATU-C. Để truyền dẫn hiệu quả, các khối ATU-C được kết hợp chức năng ghép kênh tạo nên bộ ghép kênh truy nhập DSL (DSLAM) được kết nối tới mạng các nhà cung cấp dịch vụ thông qua các kĩ thuật chuyển mạch, như IP, ATM ...
2.2.4 Giới thiệu về cơ bản các thành phần trong hệ thống cung cấp dịch vụ ADSL2+
Hình 2.3 Cấu trúc hệ thống ADSL
-Splitter: thiết bị chia tách tín hiệu điện thoại và dữ liệu. ADSL2+ dùng chung đường dây với đường truyền thoại. Trên đường dây này tín hiệu thoại được truyền với tần số nhỏ hơn 4Kbps và ADSL2+ truyền dữ liệu trên dải tần số trên. Để thiết bị có thể làm việc mà không bị nhiễu giữa hai loại tín hiệu này cần phải có bộ chia tách tín hiệu mà về cơ bản là bộ lọc tần số, lọc tần số của tín hiệu thoại và lọc tần số của tín hiệu dữ liệu.
-Modem ADSL2+: thiết bị điều chế và giải điều chế tín hiệu điện trước khi đi vào trong mạng hoặc đi vào đường truyền trên đường dây điện thoại.
-ATU-C: là thiết bị đặt tại Central Office ( phía tổng đài của nhà cung cấp dịch vụ ) kết hợp chức năng ghép kênh tạo thành bộ DSLAM.
-ATU-R: là thiết bị đặt tại phía đầu xa như tại vị trí của khách hàng, Mỗi ATU-R kết nối với A- TU-C tương ứng. ATU-R đóng vai trò là "tớ" và nhận lệnh từ ATU-C để điều chỉnh mức tín hiệu và tốc độ của luồng dữ liệu...
-DSLAM (Digital Subscriber Line Acess Multiplexer) là một công nghệ ghép kênh được sử dụng cho việc ghép nhiều người dùng vào một liên kết tốc độ cao hơn. Công nghệ này cho phép giảm số lượng kết nối vật lý giữa modem tại CO ( central office ) với mạng backbone. Việc ghép kênh có thể sử dụng ghép kênh TDM hoặc các công nghệ mới như frame- relay, IP, ATM .
Thuận lợi của việc sử dụng các kĩ thuật frame- relay, IP, ATM là cho phép giới hạn tốc độ đường lên thấp hơn tốc độ đường xuống đến các users, thích hợp với việc truy nhập internet hiện nay của khách hàng .
- BRAS: thiết bị terminate phiên PPP từ các modem ADSL
- RADIUS server: thiết bị nhận thực người dùng. Thiết bị này được sử dụng để đảm bảo người dùng có tài khoản hợp lệ mới sử dụng được dịch vụ. Ngoài ra nó còn phục vụ cho việc tính cước sau này.
- Billing server: máy chủ tính cước sử dụng (theo dung lượng kết nối). Hiện nay, các nhà cung cấp dịch vụ của Việt Nam có hai hình thức gói cước là tính cước trọn gói và tính cước theo dung lượng sử dụng.
Như vậy để cung cấp được dịch vụ ADSL2+ nhà cung cấp dịch vụ vẫn tận dụng cơ sở hạ tầng truyền dẫn qua đường truyền thoại. Ngoài ra cần đầu tư DSLAM công nghệ ADSL2+ với chi phí không hơn nhiều so với DSLAM công nghệ ADSL. Mặt khác DSLAM công nghệ ADSL2+ vẫn hỗ trợ dịch vụ ADSL và có các cổng uplink IP hoặc ATM. Điều này mang lại cho các ISP sự linh hoạt trong việc cung cấp dịch vụ tùy vào nhu cầu của khách hàng mà chi phí đầu tư không khác gì so với chi phí đầu tư DSLAM công nghệ ADSL.
III.Đặc điểm công nghệ
- ADSL 2+ tăng gấp đôi tần số tối đa của quá trình truyền dữ liệu chiều tải xuống, từ 1,1MHz lên 2,2MHz. Cho đến hiện nay, với ADSL 2+ do các nhà cung cấp đường truyền Internet tại Việt Nam như SPT, FPT, Netnam, Viettel,VNPT tốc độ lý thuyết tải xuống có thể đạt đến 24Mbps qua đường truyền thoại.
- ADSL 2+ cung cấp một lựa chọn cho việc mở rộng thông lượng đường truyền lên (upstream) gấp đôi từ máy tính.
- Cũng giống như ADSL2, ADSL 2+ vẫn sử dụng đôi cáp đồng xoắn sẵn có để truyền đồng thời thoại và số liệu tốc độ cao giữa kết cuối mạng (ATU-C) và kết cuối khách hàng(ATU-R), các nhà cung cấp dịch vụ hoàn toàn không phải đầu tư thêm cơ sở hạ tầng đường truyền mới mà vẫn có khả năng cung cấp dịch vụ với băng thông lớn hơn nhiều so với chuẩn ADSL ( tốc độ đường xuống tối đa 8Mbps, tốc độ đường lên 640kbps).
Do ADSL 2+ hoàn toàn tương thích với ADSL, với chipset ADSL2+ cho phép các nhà cung cấp dịch vụ phát triển các dịch vụ tiên tiến như video, hội nghị ... trên cùng một hạ tầng truyền dẫn phía khách hàng. Điều này giúp các nhà cung cấp dịch vụ đảm bảo không bị lãng phí vốn đầu tư.
IV. Các đặc tính kỹ thuật của ADSL 2+
-ADSL 2+ có các đặc tính kỹ thuật nổi trội như:
4.1 Mở rộng băng tần
-Khác với hai chuẩn của ADSL trước đó, chỉ đạt tới dải tần số là 1,1 MHz và 552 KHz. ADSL 2+ đạt tới dải tần số cho đường xuống tới 2,2 MHz.
Hình 4.1a : ADSL 2+ có băng thông luồng dữ liệu xuống tăng gấp đôi
Hình 4.1b : Băng thông đường xuống (downstream) và đường lên (upstream)
-Nhờ việc tăng băng thông luồng xuống lên gấp đôi nên công nghệ ADSL2+ có thể đạt tốc độ truyền dữ liệu xuống tối đa 24 Mbps)
Hình 4.1c : Đồ thị so sánh giữa các công nghệ ADSL
4.2 Giảm xuyên nhiễu trên đường truyền
-ADSL 2+ có thế được sử dụng để giảm nhiễu xuyên âm, bằng cách sử dụng các tần số dưới 1MHz từ phía tổng đài, và tần số giữa 1,1 MHz và 2,2 MHz từ phía đầu cuối xa (Remote Terminal) đến phía đầu cuối của khách hàng. Việc này sẽ xoá hẳn tình trạng nhiễu xuyên âm giữa các dịch vụ và tốc độ trên đường truyền từ phía tổng đài
Hình 4.2 : ADSL2+ được sử dụng để giảm thiểu xuyên nhiễu trên đường truyền
4.3 Ghép để đạt tốc độ cao hơn
Kỹ thuật ghép nhiều đường dây điện thoại nhằm mục đích đạt tốc độ số liệu cao hơn và cải thiện khoảng cách là kỹ thuật mới của họ công nghệ ADSL2. Cũng giống như ADSL2, việc ghép ở ADSL2+ cũng thực hiện ghép nhiều đường ADSL2+. Tuy nhiên, ở ADSL2+, việc ghép đạt được tốc độ số liệu cao hơn rất nhiều so với ADSL2.
Việc ghép nhiều đôi dây điện thoại trong ADSL2+ có một số đặc điểm như sau:
• Việc ghép hỗ trợ khả năng tự động giải phóng và khôi phục các đôi dây mà không vần sự can thiệp của con người. Mặt khác, việc ghép có thể được thực hiện tự động bằng phần mềm.
• Việc ghép hỗ trợ các tốc độ số liệu khác nhau (với tỷ lệ 4/1) giữa các đôi dây. Điều này rất có ý nghĩa trong trường hợp các đường dây đồng có dung lượng thấp hơn các đường dây khác thì không cần thiết phải giảm tốc độ số liệu trên các đường dây có dung lượng cao hơn.
• Có thể ghép tới 32 đôi dây.
• Các cổng (port) trên card đường dây ADSL2+ được ghép một cách ngẫu nhiên. Nghĩa là việc ghép được thực hiện bằng cách kết hợp bất kỳ cổng nào và việc ghép rất mềm dẻo.
• Chuẩn ghép ATM được sử dụng trên bất kỳ lớp vật lý nào. Ngoài ADSL2+, nó có thể được sử dụng cho các dịch vụ DSL khác.
4.3 Các tính năng khác
Hơn hẳn ADSL về nhiều mặt, ADSL2+ cũng mang trong nó những tính năng ưu việt khác như trong ADSL2
4.3.1 Giảm tiêu hao năng lượng:
-Các bộ thu phát của công nghệ ADSL thường hoạt động trong chế độ full-power cả ngày lẫn đêm, thậm chí ngay cả khi không sử dụng. Nếu như có cỡ vài triệu thiết bị modem ADSL được triển khai thì con số thất thoát năng lượng hẳn sẽ không nhỏ. Nếu như modem có thể hoạt động trong chế độ stand-by/sleep giống như máy tình thì sẽ tiết kiệm được điện năng rất nhiều. Điều này cũng tiết kiệm năng lượng cho các bộ thu phát ADSL hoạt động trong các khối đầu xa và tủ DLC mà hoạt động dưới một yêu cầu tản nhiệt khắt khe.
-Trong khi đó, chuẩn ADSL2 và ADSL2+ mang đến hai chế độ tiết kiệm điện năng giúp giảm công suất tiêu thụ trong khi vẫn duy trì modem ADSL trong trạng thái "always-on"
Hình 4.3: So sánh chế độ điện năng của ADSL và ADSL2/ADSL2+
- L2 low-power mode: chế độ này cho phép tiết kiệm điện năng ở khối thu phát ADSL trong tổng đài (ATU-C) bằng cách vào và thoát nhanh ra khỏi chế độ này khi luồng thông tin Internet chạy qua kết nối ADSL.
- L3 low-power mode": chế độ này cho phép tiết kiệm điện năng ở cả hai khối ATU-C và ATU-R bằng cách rơi vào chế độ sleep khi không sử dụng kết nối trong một khoảng thời gian nhất định.
4.3.2 Giảm tiêu đề khung
Hệ thống ADSL2 giảm tiêu đề khung bằng cách sử dụng khung với các tiêu đề của khung có thể lập trình được. Vì thế tốc độ số liệu tiêu đề có thể giảm xuống từ 32Kbps xuống 4 Kbps, cung cấp thêm 28Kbps cho tải số liệu.
4.3.3 Chuẩn đoán
Việc xác định nguyên nhân của những vấn đề phát sinh trong quá trình cung cấp dịch vụ ADSL cho khách hàng là một trở ngại rất lớn trong tiến trình phát triển của ADSL. Để khắc phục vấn đề này, bộ thu phát ADSL2 đựơc tăng cường khả năng chuẩn đoán. Khả năng chuẩn đoán cung cấp các công cụ để giải quyết những vướng mắc trong và sau khởi tạo, để giám sát trong khi cung cấp dịch vụ và nâng cao năng lực.
Ngoài ra, ADSL2 bao gồm khả năng giám sát hiệu năng thời gian thực, khả năng này cung cấp thông tin về chất lượng đường dây và điều kiện tạp âm tại hai đầu đường dây. Thông tin này được xử lý bởi phần mền để giám sát chất lượng kết nối ADSL và tránh xảy ra các lỗi dịch vụ trong tương lai. Thông tin này cũng được sử dụng để quyết định xem một khách hàng có thể được cung cấp các dịch vụ có tốc độ số liệu cao hơn hay không.
4.3.4 Khởi tạo nhanh
Khởi tạo bộ thu phát ADSL được yêu cầu cho kết nối giữa ATU-C và ATU-R để thiết lập một tuyến thông tin giữa chúng. Ở ADSL thế hệ thứ nhất chỉ hỗ trợ chế độ khởi tạo thông thường. Tuy nhiên ở ADSL2 hỗ trợ cả hai chế độ: chế độ khởi tạo thông thường và chế độ khởi tạo nhanh. Thủ tục khởi tạo thông thường mất khoảng từ 10 tới 15 giây trong khi đó thủ tục khởi tạo nhanh chỉ mất khoảng từ 2 tới 3 giây. Có được điều này là do thủ tục khởi tạo nhanh dựa vào việc lưu trữ và sử dụng lại các tham số truyền dẫn từ khởi tạo thông thường trước đó nhờ đó giảm đáng kể thời gian điều khiển.
4.3.5 Cải thiện về mặt công suất
Các bộ thu phát ADSL thế hệ thứ nhất hoạt động ở chế độ công suất lớn nhất suốt ngày đêm ngay cả khi không được sử dụng. Để đáp ứng vấn đề này, chuẩn ADSL2 đưa ra chế độ quản lý công suất giúp giảm công suất tiêu thụ trong khi đó vẫn duy trì chức năng luôn "luôn kết nối" của ADSL cho người sử dụng. Những chế độ này bao gồm: chế độ công suất L2 và chế độ công suất L3
V. CÁC KỸ THUẬT ĐIỀU CHẾ SỬ DỤNG TRONG CÔNG NGHỆ DSL2+
Trong xDSL sử dụng các kiểu điều chế sau:
-2B1Q (2 Binary, 1 Quaternary) là sự mã hóa biên độ bốn mức dùng bởi ISDN, IDSL, và HDSL. Kỹ thuật này cho sử dụng băng thông hiệu quả gấp 2 lần nhưng 2 mức biên độ của nó chỉ bằng với một mã nhị phân thường.
-QAM (Quadrature Amplitude Modulation) : là kiểu điều chế hiệu quả, nó kết hợp 2 kiểu điều chế biên độ và pha để phân phối số lượng lớn bits/Hz của băng thông. Trong QAM, một kênh tín hiệu số dùng pha và kênh khác dùng biên độ. QAM được dùng trong modems VDSL bởi vì sử dụng công suất thấp và ít phức tạp hơn các kiểu điều chế khác.
-CAP (Carrierless Amplitude and Modulation): Điều chế CAP thì giống với QAM. Ở đây có sự khác nhau là pha của tín hiệu sóng mang sẽ được dịch chuyển liên tục. CAP cho phép giảm nhiễu xuyên kên và quá trình điều chế được đơn giản hơn. CAP được dùng trong modem ADSL.
-DMT (Discrete Multitone Transmission): Ta sẽ nghiên cứu sâu hơn về phương pháp này
Mã đa tần rời rạc DMT
-DMT được đánh giá thực hiện tốt hơn CAP và QAM. AMT được ANSI chấp nhận vào năm 1993 và được đưa vào tiêu chuẩn ANSI T1.413 vào năm 1995, sau đó DMT được ITU-T đưa vào tiêu chuẩn G.992.1 vào 6/1999. Các modem ADSL dựa trên DMT có thể được coi là nhiều mini-modem hoạt động đồng thời. DMT sử dụng nhiều sóng mang có thể tạo ra các kênh con, mỗi kênh con mang một phần nhỏ của tổng lượng thông tin. Thường thì DMT chia dải tần 0 ÷ 1,104 MHz thành 256 kênh con (gọi là bin), mỗi kênh có độ rộng băng là 4,1325 KHz. Các kênh con được điều chế độc lập với mỗi tần số sóng mang tương ứng với tần số trung tâm của kênh con và được xử lý song song. Mỗi kênh con được điều chế sử dụng QAM và có thể mang từ 0 tới tối đa 15 bits/symbol/Hz. Trong 256 kênh con thì có 26 kênh dùng cho hướng lên , 250 kênh dùng cho hướng xuống nếu có sử dụng phương pháp triệt tiếng vọng EC hoặc 223 kênh dành cho hướng xuống nếu không sử dụng phương pháp EC, các kênh 1-6 và kênh 32 để trống. DMT được minh họa như trong hình 5.1. Tốc độ luồng lên tối đa theo lý thuyết là 26 x 15 bits/symbol/Hz x 4 KHz = 1,56 Mb/s, tốc độ luồng xuống tối đa theo lý thuyết là 250 x15 bits/symbol/Hz x 4 KHz = 15 Mb/s. Số lượng bit thực tế được mang trên mỗi kênh con phụ thuộc vào đặc tính đường truyền. Những kênh con nào đó có thể không được sử dụng do nhiễu bên ngoài. Ví dụ, một trạm vô tuyến AM gây ra can nhiễu tần số vô tuyến trong một kênh con nào đó có thể làm cho kênh con đó không sử dụng được. Hình 5.2 là sơ đồ khối một máy phát DMT.
Hình 5.1 Mã đa tần rời rạc DMT
Hình 5.2 Sơ đồ khối phát DMT
DMT đem lại một số ưu điểm bao gồm: truyền được tốc độ bit tối đa trong các khoảng băng tần nhỏ, linh hoạt trong việc tối ưu tốc độ đường truyền nhờ vào thay đổi số bit trong một kênh con dựa vào tỉ số S/N (xem ví dụ hình 5.3), khả năng chống nhiễu từ các tần số vô tuyến và tránh nhiễu xung rất tốt. DMT khắc phục được ISI bằng cách giải mã độc lập các ký hiệu trong các sóng mang phụ. Tuy nhiên do sử dụng nhiều sóng mang nên thiết bị sử dụng DMT rất đắt và phức tạp.
Hình 5.3 Ví dụ tối ưu tốc độ đường truyền sử dụng mã DMT
VI. So sánh với xDSL
6.1 . ADSL 2+ và IDSL
Như chúng ta đã thấy công nghệ ADSL 2+ là thành viên mới nhất trong các chuẩn ADSL,được chuẩn hóa trong ITU G.992.5 còn công nghệ IDSL là những công nghệ đầu tiên trong họ công nghệ dường dây thuê bao số xDSL.
IDSL ADSL 2+
Công nghệ truyền dẫn Hai chiều đối xứng Hai chiều không đối xứng
Tốc độ 144Kb/s Luồng xuống 24Mb/s
Luồng lên 1Mb/s
Khoảng cách truyền dẫn 5km 5km
(khoảng cách càng ngắn thì tốc độ truyền dẫn càng cao )
Số đôi cáp đồng sử dụng 1 đôi Một hoặc nhiều đôi dây,cao nhất có thể lên tới 32 đôi dây
Các tính năng nổi bật Mở rộng băng tần
Ghép để đạt tốc độ cao hơn
Có khả năng hỗ trợ tối đa 3 từ mã trên một kí hiệu....
Ứng dụng Truyền thoại và số liệu (Hội nghị truyền hình ,khắc phục thiên tai,các hoạt động thương mại,truy cập internet....) Truy xuất internet,video theo yêu cầu,tương tác đa phương tiện,truy xuất LAN từ xa....
6.2 . ADSL 2+ và HDSL
HDSL là công nghệ kế thừa của ISDL nhưng ở mức độ mức độ phức tạp hơn.
So sánh HDSL ADSL 2+
Công nghệ truyền dẫn Hai chiều đối xứng Hai chiều không đối xứng
Tốc độ 1,544Mb/s hoặc 2,048 mb/s Luồng xuống 24Mb/s
Luồng lên 1Mb/s
Khoảng cách truyền dẫn 3,6km -4,5km 5km
Số đôi cáp đồng sử dụng 2 hoặc 3 đôi Một hoặc nhiều đôi,có thể tối đa là 32 đôi
Các tính năng nổi bật - Trên đường truyền có độ suy hao thấp hơn các loại khác nên vẫn đảm bảo khi truyền đi xa
- Có khả năng chuẩn đoán nhiễu và ít gây nhiễu xuyên âm Mở rộng băng tần
Ghép để đạt tốc độ cao hơn
Có khả năng hỗ trợ 3 từ mã trên một kí hiệu.....
Ứng dụng Nội hạt, cấp luồng T1/E1 để truy xuất WAN,LAN,truy xuất server... Truy xuất internet,video theo yêu cầu ,tương tác đa phương tiện,truy xuất LAN từ xa
Trong đó G.SHDSL là phiên bản mới nhất của chuẩn công nghệ DSL đối xứng, cho phép tăng tốc độ truyền dữ liệu lên tới 2,3 mbps, thậm chí tới 4,6 mbps. Với chuẩn này, người dùng có thể download và upload với cùng một tốc độ.
Đây là sự khác biệt của G.SHDSL so với các phiên bản khác của công nghệ DSL có tốc độ download dữ liệu nhanh hơn upload.
G.SHDSL có thể cung cấp dịch vụ cho khách hàng ở khoảng cách hơn 5 km, nhờ sử dụng các bộ khuếch đại tín hiệu. Các chuẩn DSL thông thường chỉ cho phép cung cấp dịch vụ ở cự ly dưới 5 km do các tín hiệu DSL bị suy yếu ở khoảng cách xa. Bên cạnh đó, nó cũng cho phép tăng số lượng thuê bao có thể phục vụ lên rất nhiều so với chuẩn công nghệ DSL cũ.
Các công nghệ dựa trên chuẩn mới G.SHDSL sẽ là một nhân tố quan trọng trong thị trường viễn thông toàn cầu đang tăng lên nhanh chóng hiện nay. Nó đặc biệt thích hợp đối với các doanh nghiệp thường xuyên phải tải lên mạng một lượng dữ liệu lớn trong hoạt động thường nhật của mình.
Các dịch vụ G. SHDSL sẽ bắt đầu được thương mại hóa vào đầu năm 2002. Vẫn còn thị trường cho công nghệ ADSL, vì tuy G.SHDSL là một bước tiến mới, song công nghệ ADSL (DSL không đối xứng) vẫn có thị trường riêng rộng lớn của mình. Tốc độ upload dữ liệu trong công nghệ ADSL chỉ 0,8 mbps (thấp hơn rất nhiều so với tốc độ download có thể lên tới 8 mbps) nhưng nó vẫn đang thỏa mãn nhu cầu của những người sử dụng gia đình và doanh nghiệp nhỏ, vì phần lớn các thông tin upload lên máy chủ của họ là e-mail và các yêu cầu do trình duyệt gửi lên, chiếm một tỷ lệ băng thông rất nhỏ. Trong khi đó, tốc độ "xuôi dòng" cao của ADSL cho phép người sử dụng có thể hoàn toàn thỏa mãn trong việc download dữ liệu lớn như các tệp âm thanh, MP3 và đồ họa. G.SHSDLlà tiêu chuẩn quốc tế mới về truyền dẫn trên đôi cáp đơn, DSL tốc độ cao, được đưa ra trong tiêu chuẩn G.991.2 của ITU-T. Không giống như DSL không đối xứng, được thiết kế cho các ứng dụng ở khu vực mà băng tần đường xuống lớn hơn băng tần đường lên. G.SHDSL là chuẩn đối xứng cho phép truyền với tốc độ 2,3Mbit/s cho cả hai hướng.
G.SHDSL là tiêu chuẩn quốc tế mới về truyền dẫn trên đôi cáp đơn, DSL tốc độ cao, được đưa ra trong tiêu chuẩn G.991.2 của ITU-T. Không giống như DSL không đối xứng, được thiết kế cho các ứng dụng ở khu vực mà băng tần đường xuống lớn hơn băng tần đường lên. G.SHDSL là chuẩn đối xứng cho phép truyền với tốc độ 2,3Mbit/s cho cả hai hướng. Do đó GSHDSL thích hợp hơn cho các ứng dụng thương mại đòi hỏi băng thông tốc độ cao cả hai hướng. G.SHDSL tích hợp được cả các tính năng tin cậy của cáp đồng hiện hành và truyền thông tốc độ cao mang lại hiệu quả: nâng cao tốc độ dữ liệu, cự ly dài hơn và ít tạp âm hơn.
Các dịch vụ kênh riêng, frame relay và Internet tại Bắc Mỹ ngày nay chủ yếu sử dụng tốc độ 1,544Mbit/s. Kỹ thuật mã hoá luồng T1 chuyển từ phương pháp mã hoá AMI/B8ZS sang DSL tốc độ cao (HDSL) từ những năm 1990. Luồng T1 sử dụng mã AMI/B8ZS sử dụng hai đôi cáp (4 dây) với cự ly bị giới hạn, do đó đòi hỏi những bộ lặp trong phạm vi từ 3000-6000 feet (xấp xỉ 1-2km) tuỳ thuộc vào lưu lượng.
Trong khi đó để mua, lắp đặt và bảo dưỡng các bộ lặp T1 là khá đắt. HDSL đưa ra phương pháp điều chế mới mã cơ số 2 và mã cơ số 4 (2 binary 1 quaternary) cho đường truyền T1 do đó cự ly truyền dẫn được nâng lên tới 9000 feet (3km) mà không cần bộ lặp. Vì thế các công ty điện thoại Bắc Mỹ đã nhanh chóng chuyển sang HDSL để tiết kiệm chi phí.
Có 4 yếu tố cho làm cho G.SHDSL được quan tâm là:
- Sự tiêu chuẩn hoá: Nhu cầu của nền công nghiệp đòi hỏi tốc độ truyền dẫn số cao hơn cho ứng dụng thương mại. HDSL không bao giờ được chấp nhận như một tiêu chuẩn quốc tế. DSL đối xứng được đưa ra kinh doanh vào cuối những năm 1990 nhưng chưa bao giờ trở thành tiêu chuẩn và gây trở ngại cho dịch vụ ADSL vì nó không tương thích với phổ của ADSL (rất nhiễu). G.SHDSL được đưa ra để triển khai Internet và các ứng dụng cơ sở hạ tầng T1/E1 bởi vì nó là tiêu chuẩn được quốc tế hoá.
- Tốc độ dữ liệu được cải thiện: Chuẩn G.SHDSL cho phép tốc độ truyền dẫn lên tới 2,3Mbit/s (2 dây) và 4,6Mbit/s (4 dây) trong khi HDSL ban đầu chỉ cho phép tốc độ 1,544Mbit/s với 4 dây. G.SHDSL cung cấp tốc độ nhanh xấp xỉ 3 lần, và khi so sánh với các dịch vụ HDSL2 và HDSL4 (1,544Mbit/s qua hai dây hoặc 4 dây), và sử dụng băng tần hiệu quả hơn.
- Cự ly truyền dẫn được cải thiện: cự ly truyền dẫn của GSHDSL xa hơn HDSL từ 20% đến 30% tại cùng tốc độ truyền dẫn. Ngoài ra khi kỹ thuật đa liên kết được sử dụng, G.SHDSL cho phép truyền xa gấp hai lần HDSL
- Băng phổ tương thích: GSHDSL có phổ tần tương thích với ADSL, do đó giảm can nhiễu và xuyên âm giữa các sợi cáp. Do đó các dịch vụ G.SHDSL có thể dùng chung với ADSL trên cùng một đôi cáp mà không có bất kỳ can nhiễu nào.
Vì những lý do trên mà G.SHDSL nhanh chóng trở nên phổ biến ở châu Âu và Bắc Mỹ.
6.3. ADSL 2+ và SDSL
Công nghệ SDSL chưa có các tiêu chuẩn thống nhất nên không được phổ biến cho các dịch vụ tốc độ cao.
So sánh SDLS ADSL 2+
Công nghệ truyền dẫn Hai chiều đối xứng Hai chiều không đối xứng
Tốc độ 768Kb/s
1,544Mb/s hoặc 2,048Mb/s một chiều Luồng lên 24Mb/s
Luồng xuống 1Mb/s
Khoảng cách truyền dẫn 7km với luồng 768kb/s
3km với luồng 1,544Mb/s hoặc 2,048Mb/s 5km
Số đôi cáp đồng sử dụng 1 đôi 1 hoặc nhiều đôi,tối đa là 32 đôi
Các tính năng nổi bật Ghép kênh thoại và số liệu trên cùng một đường dây
Sử dụng mã 2B1Q Mở rộng băng tần
Ghép để đạt tốc độ cao hơn
Có khả năng hỗ trợ 3 từ mã trên một kí hiệu.....
Ứng dụng Nội hạt ,cấp luồng T1/E1 để truy xuất WAN,LAN,truy xuất server,truy xuất đối xứng Truy xuất internet,video theo yêu cầu ,tương tác đa phương tiện,truy xuất LAN từ xa
Công nghệ: SDSL : Lý tưởng cho các doanh nghiệp do tốc độ truyền dữ liệu đối xứng và các tính năng nâng cao như nhiều địa chỉ IP.
6.4 ADSL2+ và ADSL
Công nghệ ADSL là một chuẩn phố biến trong các sản phẩm băng rộng. Tuy nhiên, với sự tăng lên nhanh chóng các nhu cầu truy nhập băng rộng có tốc độ cao hơn, ADSL hầu như khó có thể đáp ứng được như các dịch vụ truyền hình trực tuyến chất lượng cao, truyền hình theo yêu cầu, truyền hình hội nghị, game 3D trực tuyến v.v. Chính vì vậy, mà người ta đã cho ra đời công nghệ ADSL mới với tên gọi là ADSL2+. ADSL là công nghệ mới dựa trên các chuẩn ADSL,cả ADSL và ADSL 2+ đều là công nghệ truyền dẫn hai chiều không đối xứng.Với cả 2 công nghệ này chúng ta có thể sử dụng cả thoại và truy cập internet trên cùng một đường dây và cùng một thời điểm.Tốc độ truy nhập cao và không giống nhau ở hai chiều,tốc độ luồng xuống có thể nhanh gấp 10 lần tốc độ luồng lên,thông tin đều được số hóa.Đều có ứng dụng trong truy nhập internet tốc độ cao,video theo yêu cầu,tương tác đa phương tiện,truy xuất LAN từ xa....vì đều có khả năng ghép để đạt tốc độ cao hơn.
ADSL2+ có thể cải thiện tốc độ dữ liệu và đạt tới một hiệu năng đáng kể. ADSL2+ có thể đạt tốc độ tối đa 24Mbps, trên đường dây điện thoại ở khoảng cách 1.3km.
So sánh ADSL ADSL 2+
Băng tần sử dụng Từ 26Khz - 1,1Mhz 0-2,2 Mhz
Tốc độ Luồng xuống 8Mb/s
Luồng lên 0,8 Mb/s Luồng lên 24Mb/s
Luồng xuống 1Mb/s
Số cáp đồng sử dụng 1đôi 1 hoặc nhiều đôi,tối đa là 32 đôi
Các tính năng nổi bật Băng thông rộng hơn
Giảm xuyên nhiễu trên đường truyền
Giảm tiêu hao năng lượng
Trước công nghệ ADSL 2+ họ các chuẩn ADSL còn có ADSL 2 với nhưng cải tiến đáng kể.Tốc độ đường xuống là 8Mb/s,tốc độ đường lên là 800Kb/s trên một đôi dây điện thoại.Tốc độ truyền số liệu của ADSL 2 tăng là do nó cải thiện được hiệu quả điều chế,giảm tiêu đề khung,đạt được độ lợi mã hóa cao,cải thiện đtrạng thái khởi tạo và tăng cường thuật toán xử lý tín hiệu...với các tính năng nổi bật :
- Hỗ trợ ứng dụng ở chế độ hoàn toàn số
- Hỗ trợ ứng dụng tín hiệu thoại trên băng tần ADSL
- Hỗ trợ chức năng ghép ngược
- Khả năng phân khung linh hoạt và là giảm tiêu đề khung
- Có khả năng chuẩn đoán,khởi tạo nhanh và thích ứng tốc độ
- Cải thiện lớn về mặt công suất
6.5. ADSL 2+ và VDSL
So sánh VDSL ADSL 2+
Công nghệ truyền dẫn Cả hai chiều đối xứng và không đối xứng Hai chiều không đối xứng
Tốc độ 26 Mb/s
Luồng xuống 13-52 Mb/s
Luồng lên 1,5-2,3 Mb/s Luồng lên 24Mb/s
Luồng xuống 1Mb/s
Khoảng cách truyền dẫn 0,3-1,5 km 5km
Số lượng cáp 1 đôi 1 đôi hoặc nhiều đôi tối đa là 32 đôi
Ứng dụng Truy xuất internet,video theo yêu cầu ,tương tác đa phương tiện,truy xuất LAN từ xa,công nghệ HDTV Truy xuất internet,video theo yêu cầu ,tương tác đa phương tiện,truy xuất LAN từ xa
Mỗi công nghệ băng rộng đều có những đặc trưng độc đáo riêng của mình với nhiều ưu điểm và nhược điểm. Trong qúa trình triển khai ta có thể lựa chọn công nghệ nào tùy theo vị trí địa lý,chi phí và khả năng ứng dụng,giải pháp kỹ thuật.
VII.Kết luận
Nhu cầu sử dụng Internet ngày càng tăng trong thời gian gần đây. Nhất là sự phát triển mạnh mẽ của loại hình giải trí như Video on demand, audio, multimedia, game trực tuyến,... đòi hỏi các nhà cung cấp dịch vụ phải không ngừng phát triển để đáp ứng nhu cầu đó. Vấn đề băng thông luôn là bài toán hóc búa đối với các nhà cung cấp dịch vụ. Mà nếu đầu tư lại một hệ thống mới thì ắt hẳn không phải là việc khôn ngoan tí nào. Do vậy, họ luôn kiếm tìm một giải pháp để tận dụng cơ sở hạ tầng hiện có mà vẫn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Công nghệ ADSL2+ chính là câu trả lời cho bài toán đó
TÀI LIỆU THAM KHẢO
•
• Phân tích và mô phỏng hệ thống ADSL
• Bài giảng mạng và các công nghệ truy nhập
• Công nghệ mạng truy nhập trong NGN
Ngoài ra các bạn có thể tìm hiểu thêm vể công nghệ ADSL qua các tài liệu như:
• Kĩ thuật và dịch vụ nổi trội ADSL
• Tìm hiểu công nghệ ADSL
• Tài liệu giảng dạy kỹ thuật và mạng cung cấp dịch vụ ADSL
• http://www.nwfusion.com/dsl/index.html.
• http://www.adsl.com.
• http://www.adsl.com/adsl_glossary.html.
• http://www.adsl.com/general_tutorial.html.
• http://www.mathworks.com.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro