công nghệ
I,Nguyên lý cắt và dao cắt
1, Bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt
Lấy đi một phần kim loại của phôi dưới dạng phoi nhờ các dụng cụ cắt (dao cắt, máy cắt…) để tạo ra chi tiết có hình dạng, kích thước theo yêu cầu.
KL:
-Phương pháp gia công kim loại bằng cắt gọt là phương pháp gia công phổ biến trong ngành chế tạo cơ khí.
-Phương pháp này tạo ra các chi tiết có độ chính xác và độ bóng bề mặt cao.
2, Nguyên lý cắt
a, Quá trình hình thành phoi
-Dưới tác dụng của lực do máy tạo ra dao tiến vào phôi làm cho lớp kim loại phía trước dao dịch chuyển theo mặt trượt tạo thành phoi.
b, Chuyển động cắt: để dao cắt được kim loại giữa dao và phôi phải có sự chuyển động tương đối với nhau.
3, Dao cắt
a, Các mặt của dao
-Mặt trước là mặt tiếp xúc với phôi.
-Mặt sau là mặt đối diện với bề mặt đang gia công của phôi.
-Lưỡi cắt là giao tuyến giữa mặt trước và mặt sau của giao tiện.
-Mặt đáy là mặt phẳng tì của dao trên đài gá dao.
b, Góc của dao
-Góc trước γ là góc tạo bởi mặt trước với mặt phẳng song song với mặt đáy của dao. Góc γ càng lớn thì phôi thoát càng dễ.
-Góc sau α là góc tạo bởi mặt sau với tiếp tuyến của phôi đi qua mũi dao với mặt đáy của dao. Góc α càng lớn thì ma sát giữa phôi với mặt sau của dao càng nhỏ.
-Góc sác β là góc tạo bởi mặt sau với mặt trước của dao. Góc β càng nhỏ thì dao càng sắc nhưng dao yếu và chóng mòn.
4, Vật liệu làm dao
a, Thân dao
-Làm bằng thép 45.
-Hình trụ chữ nhật hoặc vuông.
b, Bộ phận cắt
-Điều kiện làm việc: chịu ma sát mài mòn, nhiệt độ cao, áp lực lớn.
-Vật liệu: Thép gió, thép hợp kim
*Chú ý: vật liệu chế tạo bộ phận cắt phải có độ cứng cứng hơn độ cứng của phôi.
II,Gia công trên máy tiện
1, Máy tiện
Máy tiện gồm có các bộ phận chính sau.
1-ụ trước và hộp trục chính
2-Mâm cặp, kẹp chặt phôi khi tiện
3- Đài gá dao, lắp dao và điều chỉnh dao khi tiện.
4- Bàn dao dọc trên, tịnh tiến dao dọc trục chính khi tiện.
5- ụ động, lắp mũi khoan hoặc cùng với mâm cặp cố định phôi khi tiện.
6- Bàn dao ngang, tịnh tiến dao theo chiều ngang.
7- Bàn xe dao, kết hợp tạo ra chuyển động tịnh tiến dao ngang của bàn dao ngang và chuyển động tịnh tiến dao dọc của bàn dao dọc, khi tiện mặt côn.
8- Thân máy, để gá lắp các bộ phận trên và gá lắp động cơ điện.
9- Hộp bước tiến dao, để gá lắp các công tắc điều khiển, hộp tốc độ, bộ phận điều chỉnh các chế độ làm việc của máy tiện.
2, Các chuyển động khi tiện
a, Chuyển động cắt
phôi quay tròn tạo ra chuyển động cắt Vc (m/phút).
b, Chuyển động tịnh tiến
- Chuyển động tịnh tiến dao ngang Sng.
- Chuyển động tịnh tiến dao dọc Sd.
- Chuyển động tiến dao phối hợp Schéo.
3, Tìm hiểu khả năng gia công của máy tiện
Cắt đứt phôi, làm nhẵn bề mặt phôi, khoan lỗ trên phôi
BÀI 20:KHÁI QUÁT VỀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
II,Khái niêm và phân loại động đốt trong
1, Khái niêm ĐCĐT
-ĐCĐT là một động cơ nhiệt mà quá trình đốt cháy nhiên liệu sinh nhiệt và quá trình biến đổi nhiệt năng thành công cơ học diễn ra ngay trong xilanh của động cơ.
1, Phân loại ĐCĐT
-ĐCĐT có nhiều loại, động cơ pittong, động cơ tuabin khí, độngn cơ phản lực. Động cơ pittong có 2 loại: pt chuyển động tịnh tiến và pt chuyển động quay
+Theo nhiên liệu: động cơ xăng, động cơ Điêzen, động cơ ga,. Trong đó động cơ Điêzen là phổ biến nhất.
+Theo hành trình của pittông trong một chu trình làm việc: động cơ 2 kì, động cơ 4 kì.
II,Cấu tạo chung của động cơ đốt trong
-Cấu tạo của ĐCĐT gồm có 2 cơ cấu và 4 hệ thống sau:
+Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.
+Cơ cấu phân phối khí.
+Hệ thống bôi trơn.
+Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí.
+Hệ thống làm mát.
+Hệ thống khởi động
+Riêng động cơ xăng còn có hệ thống đánh lửa
BÀI 21:NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
I, Một số khái nệm cơ bản.
1, Đặc chết của Pit-tông:
- điểm chết của Pit-tông là vị trí mà tại đó Pit-tông đổi chiều chuyển động. Có 2 điểm chết.
- Điểm chết dưới: là điểm chết mà tại đó Pit-tông ở gần tâm của trục khuỷu nhất ( H.21.1a).
- Điểm chết dưới: là điểm chết mà tại đó Pit-tông ở xa tâm của trục khuỷu nhất ( H.21.1b).
2, Hành trình của Pit-tông (S).
- Hành trình của Pit-tông là quảng đường mà Pit-tông đi được giữa hai điểm chết (S).
- Khi Pittông dịch chuyển được một hành trình thì trục khuỷu quay 180o.
- Gọi R là bán kính quay của trục khuỷu thì S=2R.
3, Thể tích toàn phần (Vtp) (Cm3 hoặc Lít).
- Vtp là thể tích Xilanh ( thể tích không giới hạn bởi Xilanh, nắp máy và đỉnh pit-tông khi pittông ở ĐCT)(H 21.2a)
4, Thể tích buồng cháy (Vbc) (Cm3 hoặc Lít).
- Vbc là thể tích xilanh khi pit-tông ơ ĐCT(H 21.2b)
7, Chu trình làm việc của động cơ
+Khi động cơ làm việc trong xilanh diễn ra 4 quá trình náp,nén , cháy - dãn nở , thải .4 quá trình này được lặp đi lặp lại có tính chu kì . 4 quá trình đó tạo thành 1chu trình ,tính từ khi bắt đầu quá trình nạp đến khi kết quá trình thải .
8 , Kì
-Kì là phần của chu trình diễn ra trong thời gian một hành trình của pit-tông (tương đương vởi trục khuyủ quay 1800)
KL:
+ Chu trình được hoàn thành trong 2 kì ta có động cơ 2 kì ( trục khuyủ quay 3600)
+ Chu trình được hoàn thành trong 4 kì ta có động cơ 2 kì ( trục khuyủ quay 7200 )
II, Nguyên lí làm việc của động cơ 4 kì
1,Nguyên lí làm việc của động cơ Điêzen 4 kì
Kif1: Nạp
- Pt đi từ ĐCT xuống ĐCD, xunap nạp mở, xunap thải đóng
-Pt dc trục khuỷu dẫ ddoognj đi xuống, áp suất trong xi lanh giảm, kk trong dg' ống nạp sẽ qua cửa nạp đi vào xilanh nhờ sự chênh lệch áp suất
Kì 2: Nén
=PT đi từ ĐCD lên ĐCT, 2 xunap đóng
-Pt dc trục khuỷu dẫn động đi lên làm thể tihs xilanh giảm nên áp suất và nhiệt độ của khí trong xilanh
-Cuối kì nén, vòi phun phun 1 lượng nhiên liệu điêzn vs áp suất cao vào buống cháy
Kì 3: Cháy - Dãn nở
-Pt đi từ ĐCT xuống ĐCD 2 xunap đóng
-Nhiên liệu dc phun tơi vào buống cháy hòa trộn vs khí nóng tạp thành hòa khí, Trong dk áp suất và nhiệt độ trong xilanh cao hòa khí tự bốc cháy sinh ra áp suất cao đẩy pt xuống, qua thanh truyền làm trục khuỷu quay và sinh công
Kì 4: Thải
-Pt đi từ Đcd lên ĐCt xunap nạp đóng, xunap thải mở
- PTt dc trục khuỷu dẫn động đi lên đẩy khí thải trong xi lanh qua cửa thải ra ngoài
2,Nguyên lí làm việc của động cơ xăng 4 kì
- Nguyên lí làm việc của động cơ Xăng 4 kì Tương tự như nguyên lí làm việc của động cơ Điêzen 4 kì. Chỉ khác ở 2 điểm sau:
-Trong kì nạp ở động cơ Điêzen khí nạp vào là không khí, ở động cơ Xăng khí nạp vào là hoà khí .
-Cuối kì nén, ở động cơ Điêzen diễn ra quá trình phun nhiên liệu, ở động cơ Xăng Bugi bật tia lửa điện.
III, Nguyên lí làm việc của động cơ 2 kì
1,Nguyên lí làm việc của động cơ Xăng 2 kì
Kì 1:
+ Pít-tông đi từ ĐCT xuống ĐCD,trong xi lanh xẩy ra các quá trình cháy dãn nở, thải tự do, quét và thải khí.
+Đầu kì 1, pit-tông ở ĐCT (H 21,4a), khí cháy có áp suất cao đẩy pit-tông
Đi xuống làm trục khuỷu quay và sinh công, quá trình cháy dãn nở kết thúc khi pit-tông bắt đầu mở cửa quét 3 (H21.4b).
+Từ khi pit-tông mở cửa thải cho đển khi bắt đầu mở cửa quét (H 12.4c). khí thải trong xi lanh có áp suất cao qua cửa thải thoát ra ngoài, giai đoạn này còn gọi là giai đoạn thải tự do.
+Từ khi pit-tông mở cửa quét cho tới khi tới ĐCD (H 21.4d) hoà khí có áp suất cao từ cacte qua đường thông 8 và cửa quét đi vào xi lanh đẩy khí thải trong xi lanh qua cửa thải ra ngoài, giai đoạn này được gọi là giai đoạn quét thải khí.
*Đồng thời khi pit-tông đi xuống đóng cửa nạp cho tới khi pit-tông đến ĐCD, hoà khí trong cacte được nén nên áp suất và nhiệt độ hoà khí tăng lên. Pit-tông được bố trí đóng cửa nạp trước khi mở cửa quét nên hoà khí trong cacte có áp suất cao.
Kì 2:
+Pít-tông được trục khuỷu dẫn động đi từ ĐCD lên ĐCT, trong xi lanh diễn ra các quá trìng quét-thải khí, lọt khí, nén, và cháy-dãn nở.
+Lúc đầu cửa quét và cửa thải vẫn mở (H21.4d) hoà khí có áp suất cao từ cạcte qua đường thông 8 và cửa quét 9 vẫn tiếp tục đi vào xi lanh. Khì thải trong xi lanh qua cửa thải ra ngoài. Quá trình quét thải khí chỉ kết thúc khi pít-tông đóng cửa quét (H21.4e)
+Từ khi pit-tông đóng cửa quét đến khi đóng cửa thải (H 21.4g) thì một phần hoà khí trong xi lanh bị lọt ra cửa thải ra ngoài. Giai đoạn này gọi là giai đoạn lọt khí.
+Từ khi pit-tông đóng cửa thải tới khi đến ĐCT (H 21.4a) quá trình nén mới thực sự diễn ra. Cuối kì 2 bugi bật tia lửa điện châm cháy hoà khí. Quá trình cháy bắt đầu.
+Khi pit-tông đi từ ĐCD lên đóng cửa quét và cửa nạp vẫn còn đóng ==> áp suất trong cạcte giảm, pit-tông tiếp tục đi lên mở cửa nạp 4, hoà khí trên đường ống nạp đi vào cacte nhờ sự chênh lệch áp suất.
3,Nguyên lí làm việc của động cơ Điêzen 2 kì
- Nguyên lí làm việc của động cơ Điêzen 2 kì Tương tự như nguyên lí làm việc của động cơ Xăng 2 kì. Chỉ khác ở 2 điểm sau:
-Trong kì nạp ở động cơ Điêzen khí nạp vào là không khí, ở động cơ Xăng khí nạp vào là hoà khí .
-Cuối kì nén, ở động cơ Điêzen diễn ra quá trình phun nhiên liệu, ở động cơ Xăng Bugi bật tia lửa điện.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro