Con đường của Phật (Tập 7)
OSHO
Dhammapada: Con đường của Phật
Đây là con đường đi tới chân lí tối thượng
Tập 7
The Dhammapada: The Way of the Buddha
This is the Path to the Ultimate Truth
Bài nói ngẫu hứng cho các đệ tử và bạn bè của Osho tại Thính phòng Phật Gautam Poona, Ấn Độ
Mục lục
1. Con người: chỉ một khả năng
2. Cuộc nổi dậy vĩ đại nhất đã từng thử
3. Cuộc sống: món quà vĩ đại nhất
4. Con người thực là không đoán được
5. Chân lí là cái đang đấy
6. Đừng coi chứng ngộ là nghiêm chỉnh
7. Im lặng của bài ca
8. Ở trong nó; không là của nó
9. Vắng bóng người là tự do của người đó
10. Hoàn hảo là chết
Về Osho
#1 Con người: chỉ một khả năng
Ông như chiếc lá vàng.
Sứ giả của cái chết ở trong tay.
Ông định đi xa.
Ông sẽ đem cái gì đi cùng mình?
Ông là ánh sáng
chiếu sáng con đường.
thế rồi vội vã, vội vã.
Khi ánh sáng của ông chiếu sáng
không ô uế hay ham muốn
ông sẽ đi vào đất nước vô biên.
Cuộc sống của ông đang rơi đi.
Cái chết ở trong tay.
Ông sẽ nghỉ ở đâu trên đường?
Ông đã đem cái gì đi cùng mình?
Ông là ánh sáng
chiếu sáng con đường.
thế rồi vội vã, vội vã.
Khi ánh sáng của ông chiếu sáng thuần khiết
Ông sẽ không được sinh ra
và ông sẽ không chết.
Như thợ bạc sàng bụi khỏi bạc,
Loại bỏ ô uế riêng của ông
từng chút một.
hay như sắt bị ăn mòn bởi gỉ
Việc hại riêng của ông sẽ làm tiêu tan ông.
Bị quên lãng, thơ thiêng hoen gỉ.
Vì cái đẹp hoen gỉ nếu không dùng
Và nhà không sửa sụp đổ thành phế tích,
và người canh, không cảnh giác, sẽ thất bại.
Trong thế giới này và thế giới tiếp
Có không thuần khiết và không thuần khiết:
Khi đàn bà thiếu phẩm giá,
Khi đàn ông thiếu hào phóng.
Nhưng không thuần khiết lớn nhất là dốt nát.
Tự giải phóng bản thân ông khỏi nó.
Là thuần khiết đi.
Huyền thoại đầu tiên về con người là con người tồn tại. Con người chỉ là một khả năng. Hiếm khi con người trở thành thực tại. Chỉ thỉnh thoảng một Phật Gautam, một Jesus Christ, một Lão Tử, một Zarathustra - những cái tên này không nhiều, họ có thể được đếm trên đầu ngón tay. Họ là bằng chứng duy nhất rằng con người không phải là không thể có được. Nhưng cái gọi là nhân loại thông thường chỉ là huyền thoại, niềm tin vào cái gì đó không thực sự có đó. Chừng nào bạn chưa nhận biết về hiện tượng giả này, bạn sẽ chẳng bao giờ trở thành điều bạn đã được định mệnh trở thành. Bạn sẽ vẫn còn là hạt mầm. Bạn sẽ không bao giờ nở hoa, bạn sẽ không thể có khả năng toát ra hương thơm.
Cái tên của Phật Gautama là dịu ngọt hơn cả mật ong, là vàng hơn cả bản thân vàng. Phật Gautama có tính thượng đế hơn cả bản thân Thượng đế. Thực ra không có Thượng đế khác. Thượng đế chỉ tồn tại khi phật tính tồn tại. Thượng đế cần hoàn cảnh của vị phật để tồn tại. Không có không gian của phật trường, Thượng đế chỉ là ý niệm lí thuyết, triết lí mà không có thực chất trong nó, chỉ là cái bóng. Do đó đừng hỏi liệu có Thượng đế hay không có. Câu hỏi đó không thể được trả lời. Thượng đế có khi có vị phật, Thượng đế có khi có vị phật, Thượng đế không có khi vị phật không có.
Bất kì khi nào có người thức tỉnh, trong hoàn cảnh của việc thức tỉnh của người đó, Thượng đế trở thành thực. Đây là khả năng duy nhất cho Thượng đế hiện hữu. Thực sự, là người nghĩa là trở thành không gian cho Thượng đế tồn tại trong bạn. Phật là người có tính thượng đế nhất đã từng được sinh ra trên trái đất này, và dầu vậy lại là vô thượng đế nhất nữa. Ông ấy không bao giờ tin vào Thượng đế. Không người nào biết mà đã từng tin vào Thượng đế.
Mọi người tin đều là người dốt nát - tin tưởng là dốt nát. Phật chưa bao giờ tin, Phật biết. Và khi bạn biết, thì bạn biết; không có vấn đề về tin tưởng. Phật chưa bao giờ tranh cãi về Thượng đế, bản thân ông ấy là bằng chứng. Không thể có bằng chứng nào khác. Có những biện giả vĩ đại, những người suy đoán, các nhà thượng đế học; cả đời họ cứ nói về Thượng đế, nhưng tất cả việc nói của họ đơn thuần chỉ là nói, nó cực kì vô nghĩa. Cho dù họ gặp Thượng đế, họ sẽ tranh cãi với ngài. Biện luận là thói quen của họ, biện luận đã trở thành nghề của họ, nghiệp của họ, nó đã trở thành lối thoát khỏi bản thể thực của họ. Biện luận giữ họ mù quáng.
Con của một giáo sĩ được cải đạo sang Ki tô giáo và giáo sĩ điên lên toàn bộ. Đích thân Thượng đế xuống thế gian để an ủi ông ấy. "Sau rốt," Thượng đế nói, "chẳng phải cùng điều đó đã xảy ra cho con trai ta hai nghìn năm trước sao?"
"Vâng," giáo sĩ đáp, "nhưng đừng quên con trai con là hợp pháp."
Nhà thượng đế học, nhà triết học, nhà tư tưởng lớn, cho dù họ tới đương đầu với Thượng đế, đều nhất định tranh cãi với ngài. Người đó không thể thấy được ngài. Để thấy, im lặng là cần, không phải là biện luận. Để thấy, tình yêu được cần, không phải logic. Để thấy, kinh sách không được cần mà trạng thái tâm trí khác toàn bộ được cần tới: trạng thái của tâm trí, nơi ý nghĩ đã biến mất, nơi tấm gương của tâm trí phản xạ cái không, là tuyệt đối thuần khiết, thậm chí không một gợn ý nghĩ. Trong im lặng đó, trong sự thuần khiết tựa tấm gương đó bạn không cần đi đâu khác để gặp Thượng đế. Bất kì chỗ nào bạn ở bạn đều sẽ thấy, bởi vì Thượng đế không phải là người, để tôi nhắc lại lần nữa: Thượng đế là sự hiện diện. Nếu Thượng đế mà là người nhiều điều sẽ rất dễ dàng. Chúng ta chắc đã bắt ngài, chúng ta chắc cầm tù ngài trong đền chùa, trong nhà thờ, trong giáo đường, trong tu viện Hồi giáo. Nếu Thượng đế là người, nhà khoa học của chúng ta sẽ thực nghiệm lên ngài trong phòng thí nghiệm của họ. Pavlov sẽ không phí thời gian của ông ấy với chó, ông ấy sẽ thực nghiệm trên Thượng đế. Và B.F. Skinner sẽ không còn bận bịu với chuột.
Karl Marx thực tại đã nói rằng: Chừng nào Thượng đế chưa được chứng minh trong thực nghiệm khoa học, tôi sẽ không tin. Chừng nào Thượng đế chưa được chứng minh trong phòng thí nghiệm, tôi sẽ không tin. Nhưng một Thượng đế đã được chứng minh trong phòng thí nghiệm lại không phải là Thượng đế chút nào, không thể là Thượng đế được. Thượng đế bị bắt giữ trong lưới của biện luận sẽ bất lực, hoàn toàn chết.
Một nhóm những kẻ ăn thịt người tấn công một hội truyền giáo nhưng thấy rằng các nhà truyền giáo đã trốn mất. Viên chỉ huy già bị thôi miên bởi một chồng tạp chí ông ta tìm thấy, đặc biệt là một tạp chí có những bức tranh đàn bà mặc quần áo hở hang trong phần quảng cáo. Bất kì khi nào ông ta tới một bức hình của một đàn bà với rất ít quần áo, ông ta sẽ xé trang đó ra và ăn nó.
Cuồi cùng một trong những đứa con trai của ông ấy để ý điều ông ấy làm và nói, "Bố nói cho con, chất đã khử nước đó có ngon gì không?"
Nhưng đó là điều mọi người đang làm. Khi bạn suy ngẫm về Kinh Thánh, về Gita, về Koran, nó tất cả đều là chất liệu đã khử nước. Nó sẽ không nuôi dưỡng bạn. Ki tô giáo của bạn là gì và Hindu giáo của bạn là gì, và Mô ha mét giáo của bạn là gì? Người tôn giáo thực sự không thể là người Ki tô giáo, không thể là người Mô ha mét giáo, và không thể là người Hindu. Vâng, người đó có thể là Ayatollah Khomeini, nhưng không là người Mô ha mét giáo, không thực sự là người tôn giáo. Những kẻ cuồng tín, những người gàn dở, bị ám ảnh bởi các hình thức không cần thiết...
Khác biệt gì giữa người Ki tô giáo và người Hindu và người Do Thái? Nếu bạn nhìn sâu xuống dưới thì chẳng có khác biệt gì cả; tất cả khác biệt đều là hình thức, và họ bị ám ảnh bởi các hình thức. Chất liệu khử nước đã trở thành có ý nghĩa quá nhiều.
Gia đình Silversteins gửi con trai của họ sang trường nội trú New England có tính trí thức cao. Vài tháng sau cậu ta trở về nhà nhân dịp kì nghỉ Nô en.
"Samela," mẹ nó đón chào. "Mừng được gặp con."
"Mẹ ơi," cậu ta đáp, "đừng gọi con là Samela nữa. Con bây giờ lớn rồi và con muốn mẹ sẽ gọi con là Samuel."
"Mẹ xin lỗi," bà Silverstein nói. "Mẹ hi vọng con ăn chỉ thức ăn ăn kiêng trong khi con ở xa?"
"Mẹ ơi, thật là lố bịch mà vẫn cứ bám lấy những truyền thống cổ hủ đó. Con mê tất cả các kiểu thức ăn, ăn kiêng hay không kiêng, và tốt hơn cả là mẹ thôi không ăn kiêng đi nếu mẹ đã ăn kiêng."
"Thôi được, ít nhất thì con cũng thỉnh thoảng tới giáo đường chứ?"
"Thật đấy!" cậu thanh niên Silverstein đáp. "Đi tới giáo đường khi mẹ kết giao với hầu hết những người không Do Thái là ngớ ngẩn hết sức. Đỏi hỏi điều đó ở con là không công bằng."
"Con trai, nói cho mẹ," bà Silverstein nói, "con vẫn cắt bao qui đầu chứ?"
Nhưng đây là khác biệt giữa người Hindu và người Mô ha mét giáo và người Do Thái và người Jaina. Chúng ta đã làm gì từ tôn giáo? Chúng ta đã không nghe chư phật; chúng ta đã không hiểu Moses, Abraham, Jesus, Mahavira, Phật. Chúng ta đã hiểu lầm họ, và chúng ta đang sống theo hiểu lầm của mình.
Những lời kinh này của Phật sẽ cho bạn sáng suốt, sáng suốt bên trong trái tim của người thức tỉnh, cách người đó nhìn mọi sự, cách người đó cảm, điều người đó hiểu về thế giới. Nhưng xin nhớ lắng nghe lời của ông ấy rất cẩn thận. Gạt tâm trí bạn sang bên. Nếu bạn lắng nghe qua tâm trí bạn, bạn sẽ lắng nghe cái gì đó khác, bạn sẽ diễn giải sai, bạn sẽ xen vào giữa. Lời không thể mang được nghĩa cho bạn nếu bạn xen vào - và chúng ta thường xuyên xen vào. Đó là lí do tại sao mọi người đều biết cách nghe, nhưng rất ít người biết cách lắng nghe.
Nghe là đơn giản, lắng nghe là nghệ thuật. Là người lắng nghe trong hai mươi ngày này đi, trong khi chúng ta sẽ nói về những lời kinh cực kì có ý nghĩa này của Phật. Chúng có thể khải lộ cho bạn một cách nhìn mới về cuộc sống.
Margaret bị say rượu ở bữa tiệc văn phòng công ti nhân dịp Nô en. Người quản lí bán hàng, Harvey, đề nghị chở xe cô ấy về nhà. Cô ấy loạng choạng đi ra xe anh ta, đưa cho anh ta địa chỉ nhà mình và họ lái xe đi.
Mười lăm phút sau, cô ấy nghiêng người qua và nói, "Harv, anh đi quá lên." Ngay lập tức anh ta với lên đùi cô ấy. Margaret tát vào mặt anh ta.
Họ lái xe trong im lặng, và thế rồi...
"Harv, anh đi quá lên," và anh ta lại với lên đùi cô ta. Bùm! Anh ta dừng xe lại và nói, "Trông đây, em yêu, một đằng em bảo anh đi quá lên, đằng khác em đánh vào mồm anh. Xem lại đầu óc em đi!"
Margaret nhìn anh ta và sùi bọt mép, "Đồ chết tiệt nào nói anh gợi tình? Mọi điều em đã bảo anh là nhà em, anh đi quá nó rồi."
Gạt tâm trí bạn sang bên - để có giao cảm trực tiếp giữa tôi và bạn. Và tôi không diễn giải Phật Gautam đâu. Điều ông ấy nói là kinh nghiệm riêng của tôi nữa. Do đó, theo một cách nào đó tôi đơn giản giải thích cho bạn kinh nghiệm tồn tại của riêng tôi. Nhưng tôi yêu Phật Gautam, lời của ông ấy thật hay. Điều có ý nghĩa là làm sống lại chúng, cho chúng cuộc sống, để chúng lại thở. Tôi không diễn giải ở đây, tôi đơn giản làm bản thân mình thành sẵn có cho ông ấy để cho ông ấy có thể nói điều gì đó với bạn theo ngôn ngữ của bạn, theo ngôn ngữ của thế kỉ hai mươi.
Tất nhiên lời của ông ấy sẽ có chút ít kì dị. Hai mươi nhăm thế kì đã trôi qua kể từ lúc ông ấy nói ra chúng; nhiều nước đã trôi xuôi theo sông Hằng, nhiều thứ đã thay đổi. Cuộc sống không còn như cũ nữa, con người không còn như cũ. Hồn nhiên đó đã biến mất khỏi thế giới rồi. Thiên hạ đã trở nên rất tinh ranh, thiên hạ đã trở nên rất chính trị. Thiên hạ không còn có tính tôn giáo nữa, không còn hồn nhiên nữa, không còn đơn giản nữa. Thực ra bây giờ không thể nào sống trong thế giới và vẫn còn đơn giản được. Không chính trị gần như là một nhiệm vụ siêu nhân - đòi hỏi về phần bạn là lớn thế. Tôi cảm thấy từ bi sâu sắc đối với bạn, nhưng đây là thế giới duy nhất chúng ta có ngay bây giờ và chúng ta phải hiểu tình huống này, chúng ta phải siêu việt lên trên tình huống này.
Phật phải được làm sống lại, được phục sinh theo cách bạn có thể nhận ra ông ấy lần nữa, và tôi đã từng làm cùng điều đó với Jesus, với Lão Tử, với Kabir và với những người chứng ngộ khác. Tên họ là khác, nhưng hương vị của họ là một. Phật tương truyền đã nói: Ông có thể nếm đại dương từ bất kì đâu, và ông sẽ thấy vị bao giờ cũng như nhau, nó mặn ở mọi nơi. Đại dương phật tính cũng vậy - vị là như nhau. Nếu bạn có thể gạt tâm trí mình sang bên, nếu bạn có thể giao cảm với tôi từ tim sang tim, không từ đầu sang đầu... bởi vì đầu sang đầu chỉ có đụng độ, không có giao cảm.
Đừng có tính chính trị khi bạn ở đây cùng tôi, đừng láu cá, đừng tinh ranh, bởi vì thế thì bạn sẽ bỏ lỡ. Đây là loại đối thoại hoàn toàn khác, đây không phải là đối thoại thường; nó không tầm thường, nó thiêng liêng. Chừng nào bạn chưa tiếp cận tới những lời kinh này một cách rất hồn nhiên, bạn sẽ lỡ, và bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội cực kì có ý nghĩa.
Kornblum, bẩy mươi sáu tuổi, đáp chuyến bay bất thường ở Trung Đông và bỗng nhiên thấy rằng hai người A rập to lớn cũng lên máy bay này. Một người trong họ nói, "Này, người Do Thái, chúng tôi muốn chỗ ngồi cạnh cửa sổ!" Thế là ông ta nhường chỗ đó cho họ.
Máy bay cất cánh và một trong những người này nói, "Ra phía sau máy bay và lấy cho tôi cà phê!" Kornblum lấy cà phê và khi ông ấy quay lại người A rập kia nói, "Bây giờ tôi muốn uống cà phê!"
Ông già chạy ngược lại và lấy cho anh ta chút cả phê, nhưng lúc ông ấy quay lại người đồng hành của anh chàng này lại muốn thêm cốc nữa. Hau người cứ làm cho ông ta chạy đi chạy lại trong một giờ. Cuối cùng, Kornblum rơi thụp vào chỗ ngồi mệt lử. Một trong những người A rập nói, "Người Do Thái, ông nghĩ gì về thế giới?"
"Ồ, nó ở tình trạng khủng khiếp," Kornblum nói. "Ở Pakistan, người Mô ha mét giáo đang giết người Hindu, Ở Ấn Độ người Hindu đang giết người Mô ha mét giáo. Ở Ai len, người Tin lành đang giết người Cơ đốc giáo. Và trong máy bay người Do Thái đái vào cà phê của người A rập!"
Vâng, thế giới này ở tình trạng khủng khiếp, nhưng trong vài ngày này bạn sẽ ở đây cùng tôi, quên
thế giới đi. Ít nhất rút bỏ đi trong những ngày này, để cho chúng ta có thể nói về thế giới khác, về cách nhìn khác, bởi vì có những điều bí ẩn.
Lời kinh... Phật nói:
Ông như chiếc lá vàng.
Sứ giả của cái chết ở trong tay.
Có hai điều trong cuộc sống là quan trọng nhất. Điều thứ nhất là sinh, và điều thứ hai là chết - mọi thứ khác là tầm thường. Điều thứ nhất đã xảy ra, bây giờ chẳng cái gì có thể được làm về nó. Điều thứ hai còn chưa xảy ra, nhưng có thể xảy ra bất kì khoảnh khắc nào. Do đó những người tỉnh táo sẽ chuẩn bị, họ sẽ chuẩn bị cho cái chết. Chẳng cái gì có thể được làm về sinh, nhưng nhiều điều có thể được làm về chết. Nhưng mọi người thậm chí không nghĩ về chết, họ né tránh chính chủ đề này. Nói về nó bị coi là thiếu lễ độ. Ngay cả họ ám chỉ tới chết thôi, họ cũng ám chỉ nó theo cách vòng vo. Nếu ai đó chết, chúng ta không nói người đó đã chết. Chúng ta nói Thượng đế đã gọi người đó, rằng Thượng đế yêu người đó nhiều thế, tới mức bất kì ai được Thượng đế yêu ngài đều gọi sớm hơn; rằng người đó đã lên cõi trời, rằng người đó đã đi sang thế giới khác, rằng người đó đã không chết, chỉ thân thể rơi trở lại với đất nhưng linh hồn, linh hồn là bất tử.
Bạn đã bao giờ nghe nói người nào xuống địa ngục chưa? Mọi người đều lên cõi trời. Chúng ta sợ chết thế, chúng ta cố gắng làm cho nó đẹp nhất có thể được: chúng ta trang điểm nó, chúng ta nói những lời hoa mĩ về nó, chúng ta cố gắng né tránh sự kiện này.
Nhưng Phật vẫn khăng khăng lặp đi lặp lại... cả đời ông ấy sau chứng ngộ trong bốn mươi hai năm liên tục ông ấy đã nói, suốt sáng, suốt tối, hết ngày nọ tới ngày kia, hết năm nọ tới năm kia về chết. Tại sao? Nhiều người nghĩ rằng ông ấy là người bi quan - ông ấy không phải vậy. Ông ấy không là người lạc quan không là người bi quan. Ông ấy là người thực tế, ông ấy rất thực chứng. Ông ấy ngụ ý công việc, bởi vì ông ấy chỉ biết một điều để lại cho bạn về cái gì có thể được làm và nên được làm - và đó là cái chết.
Và nhớ: Bạn chết và lên cõi trời không phải là hiện tượng đơn giản đâu. Nó là hiện tượng rất phức tạp, và phức tạp hơn bản thân cuộc sống.
Bà O'Hara, bà quả phụ quãng năm năm, đi tới một người lên đồng nổi tiếng, cứ ngỡ mình có thể liên lạc được với người chồng cuối của mình, Mike. Người lên đồng đảm bảo với bà ấy rằng mọi nỗ lực sẽ được thực hiện và rằng họ sẽ tổ chức một phiên vào mọi tối. Nhiều người tin tụ tập quanh bàn, và người lên đồng ra lệnh làm mờ đèn đi và rằng mọi người tại bàn nắm tay nhau. Im lặng được cảm thấy khắp phòng, và người lên đồng gọi đi gọi lại tên Mike O'Hara.
Đột nhiên một sự bình thản kì lạ dường như tràn ra khắp phòng và một giọng nói xa xăm, yếu ớt lúc ban đầu nhưng mạnh dần lên, kêu lên, "Tôi là Mike O'Hara đây. Ai là người gọi hồn tôi về thế?"
Người lên đồng đáp rằng đó chính là vợ của anh ta, người đã gọi anh ta, và rằng bà O'Hara muốn nói với anh ta. Hồn đáp rằng anh ta muốn nói với vợ mình.
"Mike," bà O'Hara nói, "anh ổn chứ?"
"Có," anh ta đáp. "Anh ổn."
"Nói cho em, anh có hạnh phúc ở đó không?"
"Có, anh hạnh phúc ở đây."
"Anh có hạnh phúc hơn lúc anh còn ở thế gian với em không?"
"Có," hồn đáp, "anh hạnh phúc hơn nhiều so với hồi ở thế gian với em."
Bà O'Hara dường như hơi chút bàng hoàng, nhưng bà ấy có câu hỏi cuối cùng. "Nói cho em, anh ơi, ở đó giống cái gì? Cõi trời thực sự giống cái gì?"
"Đừng ngớ ngẩn, bà ạ," hồn thực thà gầm lên. "Cái quái gì làm em nghĩ anh ở trên trời?"
Ngay cả địa ngục sẽ có vẻ giống cõi trời lúc ban đầu, bởi vì bạn đã tạo ra địa ngục lớn hơn trên thế gian. Bạn đang sống trong khổ thế, trong địa ngục thế trên thế gian, do bịa đặt riêng của bạn, tới mức khi bạn vào địa ngục, nếu như có địa ngục nào, bạn sẽ thấy giảm nhẹ lớn lúc ban đầu. Chỉ về sau bạn mới đi tới hiểu rằng đây là địa ngục. Nhưng chúng ta nói về mọi người chết rồi - rằng người đó đã lên cõi trời, rằng người đó đã trở thành người yêu của Thượng đế, rằng Thượng đế đã chọn người đó, đã gọi người đó... toàn những cách né tránh cái chết.
Nhưng Phật nói liên tục về cái chết. Lời kinh đầu tiên của ông ấy là: Ông như chiếc lá vàng. Lá vàng đại diện cho cái chết. Bất kì khoảnh khắc nào nó cũng sẽ rụng xuống. Cát bụi trở về với cát bụi, bất kì khoảnh khắc nào cái chết đều sắp sở hữu bạn. Ngày mai có thể chẳng bao giờ tới, ngay cả khoảnh khắc tiếp cũng không chắc chắn. Đây là khoảnh khắc duy nhất bạn có thể chắc chắn được, khoảnh khắc tiếp bạn có thể không ở đây. Bạn làm gì để chuẩn bị cho cuộc hành trình lớn lao đó vào cái không biết?
Ông như chiếc lá vàng.
Sứ giả của cái chết ở trong tay.
Ông sắp đi xa xôi.
Nó là cuộc hành trình dài, cuộc hành trình dài, dài bởi vì bất kì cái gì bạn biết đều sẽ bị bỏ lại đằng sau: bạn bè bạn, gia đình bạn, tiền của bạn, quyền của bạn, danh của bạn, tất cả sẽ bị bỏ lại đằng sau. Bạn sẽ đi tất cả một mình, ngay cả thân thể bạn cũng sẽ bị bỏ lại đằng sau. Bạn sẽ không có khả năng nhận ra khuôn mặt của riêng mình, bởi vì bạn không biết khuôn mặt nguyên thuỷ của mình là gì. Bạn chỉ biết khuôn mặt thân thể, cái đó nữa bạn biết cũng qua trung gian của gương. Bạn đã không đương đầu với thực tại của mình, bạn đã không đi vào trong bản thể bên trong của mình, bạn đã không thấy bản thân mình, bạn không biết mình là ai. Tất cả bạn bè đều qua đi, gia đình, tiền, quyền, danh, thân thể... bạn thậm chí liệu có khả năng nhận ra rằng nó là bạn không? Bạn sẽ đơn giản trong hỗn độn. Phật hỏi bạn:
Ông sẽ đem cái gì đi cùng mình?
Ngày mai là cái chết - Ông như chiếc lá vàng - khoảnh khắc tiếp là cái chết: Ông sẽ đem cái gì đi cùng mình? Bạn có kiếm được cái gì mà bạn có thể đem đi cùng bạn được không? Nếu bạn không kiếm được cái gì, thế thì cuộc sống của bạn đã là lãng phí cực kì. Bạn có thể đã tích luỹ nhiều của cải, bạn có thể đã trở nên rất nổi tiếng, nhưng tất cả những cái đó đều vô tích sự. Bạn không thể đem được nó đi cùng bạn. Bằng cấp của bạn, danh hiệu của bạn, phần thưởng của bạn, tất cả sẽ bị bỏ lại sau. Bạn sẽ đi hoàn toàn một mình. Đây có phải là cái gì đó bạn đem đi cùng bạn không?
Chỉ có một điều bạn có thể đem đi cùng bạn, và đó là của cải thực. Phật gọi nó là thiền, nhận biết, quan sát, lưu tâm, ý thức. Nếu bạn trở nên ngày một ý thức hơn, bạn có thể đem ý thức đó đi cùng bạn. Nhưng bạn đang sống một cuộc sống rất, rất vô ý thức. Toàn thể cuộc sống của bạn là máy móc, bạn đơn giản cứ lặp lại. Bạn không thực sự sống, bạn đang bị sống bởi các ham muốn vô ý thức.
Phật nói: Thiền là của cải duy nhất, bởi vì bạn có thể đem nó ra ngoài cái chết. Thực ra ông ấy nói đây là tiêu chí: nếu cái gì đó có thể được đem ra ngoài cái chết nó là của cải thật. Nếu nó không thể được đem ra ngoài cái chết, nó là của cải không thật, nó là lừa dối. Và không chỉ có việc bạn lừa dối người khác đâu, bạn đang tự lừa dối bản thân bạn đấy. Và khi cái chết sẽ gõ cửa nhà bạn, bạn sẽ khóc, bạn sẽ kêu gào, nhưng thế thì chẳng cái gì có thể được làm cả.
Người ta nói về Alexander Đại đế là khi ông ấy chết, nước mắt lăn dài trên gò má ông ấy, bởi vì các ngự y đã nói với ông ấy rằng ông ấy chỉ còn nhiều nhất hai mươi bốn giờ; cái chết của ông ấy tuyệt đối chắc chắn trong vòng hai mươi bốn giờ. Ngự y của ông ấy hỏi, "Sao bệ hạ khóc? Bệ hạ là người can đảm cơ mà."
Alexander nói, "Ta đã hứa với mẫu hậu rằng ta sẽ quay về nhà. Trong hai mươi bốn giờ ta không thể về đó được. Phải cần ít nhất bốn mươi tám tiếng, và ta sẵn sàng cho cả vương quốc của ta cho ông nếu ông có thể xoay xở thêm hai mươi bốn giờ nữa cho ta. Ta muốn hoàn thành lời hứa của mình. Ta đã nói lời, và mẫu hậu sẽ chờ đợi ta."
Ngự y nói, "Điều đó là không thể được. Không cái gì có thể được làm cả. Thực ra hai mươi bốn giờ là hi vọng quá lạc quan. Như thần thấy nó, mọi sự đang mòn mỏi đi. Trong vòng hai hay ba giờ nữa bệ hạ sẽ mất. Hai mươi bốn giờ là nhiều nhất, hơn thế là không thể được."
Và Alexander đã chết trong vòng sáu giờ. Trước khi ông ấy chết, ông ấy đã yêu cầu chỉ một điều.
Ông ấy nói, "Khi các ông đưa ta tới nghĩa địa, để tay ta thò ra ngoài quan tài."
"Sao vậy?" các tướng lĩnh của ông ấy hỏi. "Điều đó chưa bao giờ được làm, nó không phải là tục lệ. Sao lại có ý niệm kì cục này?"
Alexander nói, "Bởi một lẽ đơn giản. Ta muốn mọi người biết rằng ta ra đi với hai bàn tay trắng. Ta đang chết đi như một con chó. Để mọi người biết. Ta đã sống với ý niệm rằng ta vĩ đại, rằng ta là người chinh phục thế giới. Nhưng tất cả những gì ta đã xoay xở làm
đều phí hoài cuộc đời ta. Toàn thể vương quốc của ta đều không có khả năng mua ngay cả vài phút cho ta."
Cái chết mạnh thế, nhưng một điều nó không thể lấy đi khỏi bạn, đó là thiền. Nếu bạn có thể trở nên được bắt rễ trong bản thể bạn, tỉnh táo, ý thức, có tính quan sát, bạn sẽ thấy rằng bạn không là thân thể, và bạn không là tâm trí, và bạn không là trái tim. Bạn đơn giản là linh hồn chứng kiến, và việc chứng kiến đó sẽ đi cùng bạn. Thế thì bạn có thể chứng kiến ngay cả cái chết. Việc chứng kiến đó là cội nguồn của mọi tôn giáo. Những người đã đạt tới cội nguồn đó đều là những người chứng ngộ, là chư phật.
Trong cuộc sống, bất kì điều gì bạn làm, dù nó là cái gì, là sai nếu nó không dẫn bạn tới thiền.
Bạn phải đã nghe nói về nguyên lí của Peter nổi tiếng. Nguyên lí này là: Nếu cái gì có thể đi sai, nó sẽ đi sai.
Nguyên lí thứ hai của Peter là: Cách bạn đi không thành vấn đề, nó là khó khăn và đi ngược chiều gió.
Và nguyên kí thứ ba của Peter là: Bạn không thể thắng được, bạn thậm chí không thể hoà vốn, thậm chí bạn không thể rời khỏi trò chơi được.
Nhưng Peter... tôi không biết Peter này là ai. Chẳng ai biết, nhiều Peters thế đang khai thác khắp thế giới. Nhưng dường như ông ấy đã không nghe nói về Phật. Vâng, đúng là bạn không thể thắng được. Điều đó đúng, bạn thậm chí không thể hoà vốn. Điều đó
đúng, bạn thậm chí không thể rời khỏi trò chơi được. Và tất cả điều này này đã từng được thử, và chẳng cái gì đã thành công. Chủ nghĩa tư bản cố gắng để thắng trò chơi, đó là cách tiếp cận của tư bản, cách tiếp cận của Alexander Đại đế. Chủ nghĩa xã hội cố gắng đi ngược lại điều thứ hai, rằng bạn thậm chí không hoà vốn. Chủ nghĩa tư bản đã thất bại, bởi vì tất cả các Alexander đều đã thất bại, và chủ nghĩa xã hội đã thất bại, tất cả các Stalin và Mao đều đã thất bại. Và người giả tôn giáo đã thất bại: người đó thử ra khỏi trò chơi, và điều đó nữa cũng không thể làm được.
Nhưng có điều thứ tư mà chỉ chư phật mới biết. Không cần rời khỏi trò chơi, bạn có thể quan sát nó. Không cần trốn chạy, bạn có thể là nhân chứng. Và đó là cách tiếp cận của tôi nữa. Với các sannyasin của tôi đây là thông điệp của tôi: đừng là kẻ trốn chạy, bởi vì không ai có thể trốn được. Bạn sẽ trốn đi đâu? Bất kì chỗ nào bạn đi bạn sẽ vẫn là người cũ, bất kì chỗ nào bạn đi nó vẫn là cùng thế giới này. Và bất kì chỗ nào bạn đi tâm trí bạn sẽ lại tạo ra cùng thế giới, bởi vì hạt mầm của thế giới là ở bên trong bạn. Bạn không thể rời khỏi trò chơi được, điều đó đúng. Nhưng bạn có thể là nhân chứng của trò chơi này, trò chơi cuộc sống, bạn có thể siêu việt lên trên nó. Việc chứng kiến là siêu việt.
Và thỉnh thoảng bạn đi tới biết nó nữa. Mọi người, thỉnh thoảng đi tới có chút ít thoáng nhìn về chứng kiến.
Churchill tương truyền đã nói: Con người thỉnh thoảng sẽ loạng choạng va vào chân lí, nhưng hầu hết mọi lần người đó sẽ đứng dậy và tiếp tục như cũ.
Trong cuộc sống, nhiều lần bạn loạng choạng va vào chân lí, nhiều lần bạn cảm thấy phúc lạc lớn nảy sinh bất kì khi nào việc chứng kiến xảy ra: việc chứng kiến mặt trời lặn hay con chim tung cánh, bông hồng nở ra trong mặt trời sáng sớm, bông sen trong hồ. Chỉ chứng kiến thôi, bạn không làm gì về nó cả; bạn không thể làm được gì về mặt trời lặn, bạn chỉ nhìn nó. Bạn đã quên mất rằng bạn là người làm, bạn chỉ là tấm gương, tấm gương thuần khiết phản chiếu. Và vui vẻ thế nảy sinh trong bạn, phúc lạc thế, phúc lạc vô biên giáng xuống bạn, và im lặng lớn lao và cái đẹp lớn lao được kinh nghiệm.
Bạn nghĩ rằng chính là vì mặt trời lặn mà bạn cảm thấy vui thế sao? Không, phân tích của bạn sai. Bạn loạng choạng va vào chân lí, nhưng bạn đứng dậy và tiếp tục đi. Bạn phân tích một cách sai lầm. Không phải là mặt trời lặn, không phải là bông sen, không phải là cái đẹp của đêm đầy sao cho bạn im lặng và an bình và phúc lạc đâu; nó là việc chứng kiến đấy. Nhưng bởi vì nó đã xảy ra một cách tình cờ, bạn đã bỏ lỡ nó.
Phật nói: làm điều đó một cách có chủ định, có ý thức. Đó là điều yoga tất cả là gì - nỗ lực có ý thức, nỗ lực có chủ định để trở thành sẵn có cho phúc lạc, cho im lặng. Phật nói:
Ông là đèn
chiếu sáng con đường.
thế rồi vội vã, vội vã.
Một mặt ông ấy nói: Ông là chiếc lá vàng. Nếu bạn vô nhận biết, bạn là chiếc lá vàng, bạn là chết.
Nhưng nếu bạn trở nên nhận biết, Ông là đèn chiếu sáng con đường. Thế rồi vội vã, vội vã. Đừng phí thời gian, bởi vì ai biết được, có thể không có thời gian còn lại - đây có thể là khoảnh khắc duy nhất. Bao giờ cũng nhớ rằng đây là khoảnh khắc cuối cùng. Hành xử dường như đây là khoảnh khắc cuối cùng. Từng đêm khi bạn đi ngủ, nhớ đây là lần cuối cùng bạn đi ngủ. Ai biết được, ngày mai bạn có thể không dậy nữa.
Nếu bạn có thể tồn tại từng khoảnh khắc với sự mãnh liệt như vậy, cứ dường như đây là khoảnh khắc cuối cùng, năng lượng lớn lao sẽ được xả ra trong bạn. Bạn sẽ được hội tụ, định tâm tới mức bạn sẽ trở thành được tích hợp, tới mức bạn sẽ được sinh ra mới mẻ, tới mức bạn sẽ trở thành linh hồn, tới mức bạn sẽ không còn chỉ là thân thể.
Khi ánh sáng của ông sáng
không có ô uế hay ham muốn
ông sẽ đi vào đất nước vô biên.
Và khi nhận biết của bạn sâu sắc lên, ánh sáng của bạn toả sáng ra. Chúng ta được làm ra từ chất liệu được gọi là ánh sáng. Toàn thể sự tồn tại được làm bằng ánh sáng. Nhận biết đang làm bừng lên ngọn lửa bên trong bạn. Và một khi bạn trở nên rực cháy, các ham muốn sẽ bị thiêu cháy trong ngọn lửa đó, những cái không thuần khiết sẽ bị thiêu cháy trong ngọn lửa đó. Bạn sẽ đi ra khỏi nó như vàng ròng. Bạn sẽ đi vào đất nước vô biên.
Phật nói chỉ có một không thuần khiết: ham muốn. Do đó ông ấy dùng không thuần khiết hay ham muốn là đồng nghĩa; ham muốn là không thuần khiết. Ham
muốn là gì? Ham muốn nghĩa là có tương lai, ham muốn nghĩa là có ngày mai, ham muốn nghĩa là bạn đang phóng chiếu bản thân mình vào khoảnh khắc tiếp, và đó là ngu si, ngu xuẩn. Đây là khoảnh khắc duy nhất bạn có thể chắc chắn được. Ham muốn là cách trì hoãn khoảnh khắc này vì cái gì đó trong tương lai còn chưa có, và có thể chẳng bao giờ có cả. Ham muốn là đang lừa dối bản thân mình.
Nhưng mọi người cứ lừa dối, họ cứ xô đẩy các kiếp sống của họ vào tương lai. Hôm nay họ sẽ nói ngày mai, và ngày mai họ lại sẽ nói ngày mai, và họ sẽ cứ nói điều này mãi. Nhiều người tới tôi...
Mới vài ngày trước đây một ông già đã viết cho tôi một bức thư. Con trai trẻ của ông ấy, mới ba mươi tuổi, muốn nhận tính chất sannyas, và ông già này lại rất giận; ông ấy bẩy mươi. Ông ấy đã viết bức thư cho tôi, nói, "Con trai tôi mới chỉ ba mươi, trẻ thế, và nó muốn trở thành sannyasin. Có đúng không, điều đó có đúng cho ông để trao cho nó tính chất sannyas vào độ tuổi trẻ thế không?"
Tôi hỏi ông già này, "Tôi sẵn sàng không trao tính chất sannyas cho con ông, nếu ông thay thế vào chỗ anh ta. Ông bẩy mươi rồi. Về ông thì sao?"
Và ông ta viết, "Vâng, một ngày nào đó tôi cũng sẽ nhận tính chất sannyas, nhưng thời gian còn chưa tới."
Nhưng bạn sẽ xoay xở thế nào? Cái chết có thể tới trước và nếu thời gian còn chưa tới ngay cả khi bạn đã bẩy mươi rồi, khi nào nó sẽ tới?
Có những cách trì hoãn; ham muốn là cách trì hoãn. Hôm nay là xấu, là khổ; ngày mai bạn hi vọng. Và bởi vì hi vọng đó mà bạn xoay xở kéo lê bằng cách
nào đó. Nó duy nhất là vấn đề của hôm nay - ngày mai mọi thứ sẽ ổn thoả. Nó sẽ không như vậy đâu! Ngày mai sẽ được sinh ra từ hôm nay của bạn.
Tôi đã nghe nói về một nguyên lí khác. Ai đó như Peter, tên ông ấy là Murphy - cách ngôn của Murphy. Ông ấy nói: Cười đi, bởi vì ngày mai sẽ tồi hơn.
Khoảnh khắc này là tất cả. Phật nhấn mạnh rất nhiều: Sống trong khoảnh khắc này. Và ham muốn không cho phép bạn sống trong khoảnh khắc này. Và bạn cứ lặp lại cùng mọi điều, bạn đi theo các vòng tròn. Quan sát cuộc sống của bạn, nhìn lại đi. Bạn đã từng đi trong các vòng tròn rồi: cùng giận đó, cùng dục đó, cùng tham đó, cùng tham vọng đó, cùng trì hoãn đó và cùng tâm trí ham muốn đó. Khi nào bạn sẽ thức dậy?
Một người đứng quầy tại một câu lạc bộ của các quí ông rất lịch sự đang làm phận sự của mình thì một quí ông sang trọng ngồi ngay lên quầy, nhưng chẳng định gọi đồ uống nào. Người đứng quầy hỏi quí ông này muốn dùng gì, nhưng người này đáp là anh ta không uống rượu bởi vì anh ta đã thử uống rượu một lần và thấy không thích nó.
Người đứng quầy ghét nhìn người này chỉ ngồi đó, cho nên cố gắng mời anh ta một điếu thuốc. "Không, cám ơn ông," là lời đáp kiên quyết của anh ta. "Tôi đã thử hút thuốc một lần rồi, nhưng tôi không thích nó."
Người đứng quầy bền bỉ trong cố gắng làm cho khách hàng hài lòng, cho nên người đó gợi ý rằng có lẽ anh ta nên sang phòng bên, anh ta có thể tìm thấy trò đánh bài thân thuộc để ngồi vào đó. "À không," anh ta đáp, "tôi đã đánh bạc một lần, và đã không quan tâm tới nó chút nào nữa. Tôi chỉ ngồi đây thôi, nếu ông không phiền lòng. Ông thấy đấy, tôi đang đợi con trai tôi."
"À," người đứng quầy thông cảm đáp, "con duy nhất của ông tôi nghĩ thế."
Nhưng rất ít người tỉnh táo như thế. Họ cứ lặp đi lặp lại cùng điều mãi. Và không chỉ trong một kiếp, trong nhiều, nhiều kiếp bạn đã từng làm cùng điều đó rồi.
Ham muốn nghĩa là bạn bị lôi ra khỏi khoảnh khắc này; nghĩa là tạo ra căng thẳng, nghĩa là tạo ra lo âu, nghĩa là tạo ra hi vọng. Và thế rồi cuối cùng hi vọng biến thành cay đắng, trở thành thất vọng. Từng hi vọng đều dẫn bạn vào khổ não. Phật gọi nó là không thuần khiết duy nhất. Chặt gốc rễ ham muốn đi, sống trong khoảnh khắc này toàn bộ thế, kéo bản thân bạn ra khỏi quá khứ và không phóng chiếu bản thân bạn vào tương lai. Để khoảnh khắc này là tất cả và tất cả. Và cuộc sống của bạn sẽ có thuần khiết, ý thức trong tựa pha lê tới mức ngay bây giờ bạn không thể tưởng tượng nổi.
Thực ra, lắng nghe chư phật bạn bắt đầu tạo ra ham muốn mới: ham muốn trở thành thuần khiết, ham muốn trở thành sannyasin ngày nào đó, ham muốn thiền ngày mai. Đó là cách bạn diễn giải chúng. Việc diễn giải sai của bạn hiếm, rất hiếm khi có thể có ích
gì, chỉ là ngẫu nhiên. Bằng không, chín mươi chín phẩy chín phần trăm, bạn sẽ cứ chơi cùng trò chơi ngu xuẩn, thậm chí nhân danh tôn giáo.
Một thầy thuốc vùng quê già rồi thấy tải việc của mình quá nặng nề và đã xoay xở thuyết phục một thầy thuốc trẻ cùng làm chung việc với mình. "Nhớ nhé con," người già hơn thận trọng nói, "đây toàn là những người nông thôn đơn giản. Họ không quen nhiều lời đâu, và thỉnh thoảng họ sẽ không có khả năng mô tả chính xác triệu chứng của họ đâu. Nhưng cứ để mắt tới, và con sẽ có khả năng chẩn đoán ốm đau của họ mà chẳng rắc rối chút nào."
Tối hôm đó hai bác sĩ được mời tới trợ giúp cho một cô gái trẻ đẹp đang nằm trong trạng thái ngẩn ngơ. Thầy thuốc già hơn bắt mạch cô ấy trong khi người trẻ hơn cố lấy nhiệt độ của cô ấy. Nỗ lực của anh ta chỉ dường như làm cho cô ta bực mình, và cô ấy hất đầu sỗ sàng và quay mình làm cho anh ta đánh rơi mất chiếc cặp nhiệt độ. Anh ta nhoai người qua và nhặt nó lên và cho nó vào trong túi của mình.
Anh ta vẫy bác sĩ già hơn lại bên và thì thào đôi lời vào tai cô gái trẻ. Bất kì điều gì anh ta nói cũng dường như làm dịu cho cô ấy và hai người đàn ông ra về. Khi họ đã vào trong xe, bác sĩ già hỏi để biết anh thanh niên đã nói gì cho bệnh nhân.
"Tôi đơn giản bảo cô ấy là cô ấy sẽ phải cắt giảm hoạt động chính trị của cô ấy."
"Bây giờ điều đó thật kì cục," bác sĩ già kêu lên. "Cô ấy thực tế đã trong cơn mê, và anh nghĩ đó là chính trị sao? Anh ngu thì có!"
"Không, thưa bác sĩ. Tôi đã làm điều bác sĩ bảo tôi làm. Tôi vẫn để mở mắt nhìn."
"Bây giờ thì điều đó ngụ ý gì?" ông bác sĩ cáu bẳn hỏi.
"Thế này, khi tôi nghiêng người để nhặt chiếc cặp nhiệt độ, tôi thấy ông thị trưởng ở dưới gầm giường."
Vâng, thỉnh thoảng ngẫu nhiên, bạn có thể có khả năng hiểu một phần của thông điệp này. Nhưng bộ phận không thể có ích gì nhiều. Hiểu biết ngẫu nhiên không phải là giải thoát. Hiểu biết phải có chủ định và có ý thức.
Bây giờ, bác sĩ trẻ này sẽ làm điều đó lặp đi lặp lại - ở mọi nơi, bất kì chỗ nào anh ta tới, anh ta sẽ nhìn xuống dưới gầm giường. Bạn không thể hi vọng rằng bạn sẽ tìm ra ông thị trưởng ở mọi nơi, và anh ta sẽ lúng túng. Lần này điều đó có tác dụng. Và thỉnh thoảng vài điều sai có thể có tác dụng. Và một khi chúng có tác dụng bạn trở nên bị ám ảnh với chúng, và bạn bắt đầu thử chúng theo mọi cách có thể được, hi vọng rằng chúng sẽ trở thành chính phong cách sống của mình. Chúng sẽ đơn giản tạo ra hỗn độn.
Do đó trên con đường, là đệ tử là điều điều tuyệt đối cần thiết, để cho cội nguồn ánh sáng thường xuyên vẫn còn sẵn có cho bạn; cho nên thầy có thể cứ buộc bạn nhìn mọi thứ như chúng vậy, và giúp bạn trở nên ý thức một cách có chủ định.
Đó là quá trình lâu dài, gian nan, nhiều việc nện búa lên đầu bạn là cần thiết. Bạn phải vẫn còn vô ý thức lâu tới mức vô ý thức đó đã trở thành bản tính thứ hai của bạn, và nó đã phát triển dầy tới mức chừng nào
những tảng đá này của vô ý thức còn chưa bị đập vỡ, nước của ý thức sẽ không chảy trong bản thể bạn. Điều đầu tiên bạn có thể làm là, bắt đầu nhổ bật cỏ dại của ham muốn: mọi loại ham muốn, trần gian hay thế giới khác.
Đó là lí do tại sao Phật chưa bao giờ nói tới cõi trời, chưa bao giờ nói về hoan lạc cõi trời, chưa bao giờ nói về moksha, niết bàn. Ông ấy chưa bao giờ nói cho đệ tử của ông ấy rằng phúc lạc lớn lao đang chờ đợi bạn, mà cứ khăng khăng: vô ham muốn, tỉnh táo, nhận biết. Bởi vì nếu bạn nói với mọi người rằng vui vẻ lớn đang chờ đợi bạn nếu bạn trở nên vô ham muốn, họ có thể cố gắng trở nên vô ham muốn, nhưng điều đó nữa sẽ chỉ là ham muốn khác. Ham muốn được là vô ham muốn vẫn là ham muốn, và nó sẽ chẳng ích gì cả.
Cuộc sống của ông đang rơi rụng đi.
Cái chết ở trong tay.
Ông sẽ nghỉ ở đâu trên đường?
Ông đã đem cái gì đi cùng mình?
Đây là cách thức riêng biệt của Phật - ông ấy lặp lại. Khi lần đầu tiên kinh Phật được dịch sang tiếng khác tiếng Ấn Độ, người dịch bị lúng túng để hiểu tại sao ông ấy lặp lại nhiều thế. Đặc biệt khi ông ấy được dịch sang tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Anh... người dịch cứ cắt sự lặp lại của ông ấy. Ông ấy hay lặp lại với một lí do nào đó: lí do là việc ngủ của bạn. Ông ấy không viết, ông ấy đang trao đổi. Ông ấy đang nói với đệ tử, và ông ấy biết rằng bạn cứ bỏ lỡ.
Chân lí phải được nện búa lặp đi lặp lại mãi. Do đó mới có việc lặp lại. Việc lặp lại là có ý nghĩa. Một lần bạn có thể bỏ lỡ, lần thứ hai bạn có thể có khả năng lắng nghe; lần thứ hai bạn có thể bỏ lỡ, lần thứ ba bạn có thể có khả năng lắng nghe. Và ai biết được - có những khoảnh khắc trong bản thể bạn khi bạn ít ngủ, và khi bạn rất buồn ngủ. Khi bạn ít ngủ cái gì đó có thể thấm vào. Khi bạn rất buồn ngủ, ngủ say, thế thì chẳng cái gì có thể thấm vào được.
Ông là đèn
chiếu sáng con đường.
thế rồi vội vã, vội vã.
Khi ánh sáng của ông chiếu sáng thuần khiết
Ông sẽ không được sinh ra
và ông sẽ không chết.
Ông ấy nói, "Duy nhất một điều ta có thể hứa với ông. Nếu ông trở nên chứng ngộ, nếu ông trở nên tỉnh táo đầy đủ và nhận biết và có ý thức, nếu ông xua tan mọi ham muốn và bóng tối khỏi bản thể ông, chừng này ta có thể hứa: ông sẽ không chết." Tất nhiên, nếu bạn sẽ không được sinh ra, làm sao bạn có thể chết được? Sẽ không có sinh và không có tử, và vượt ra ngoài sinh và tử là đi vào trong vĩnh hằng, là bất tử. Đó là niết bàn là gì, đó là tự do tuyệt đối là gì.
Sinh là tù túng, nó là bị giới hạn, bạn bị xích vào trong thân thể. Và tử lại đưa bạn vào lần sinh khác, nó là cái vòng luẩn quẩn. Sinh dẫn bạn vào tử, tử dẫn bạn vào sinh, và bạn cứ đi trong vòng tròn. Nhảy ra khỏi bánh xe sinh tử đó đi.
Như thợ bạc sàng bụi khỏi bạc,
Loại bỏ chất bẩn riêng của ông
từng chút một.
Đừng tham. Nhiều lần điều đó xảy ra, bạn trở nên tham về tâm linh, bạn bắt đầu đòi hỏi quá nhiều mà không có năng lực bên trong nào để nhận nó. Bạn bắt đầu đòi hỏi quá nhiều - điều đó nữa cũng là ham muốn và tham. Đừng tham, đi chậm thôi, đi chắc vào. Bền bỉ trong nỗ lực của bạn nhưng sẵn sàng chờ đợi nữa.
Hi vọng cái tốt nhất, và trông đợi cái tồi nhất, để cho, không cái gì sẽ làm bạn chán chường, và không cái gì sẽ làm bạn thất vọng.
hay như quặng bị ăn mòn bởi gỉ
Việc hại riêng của ông sẽ làm tiêu tan ông.
Nếu bạn không lắng nghe chư phật, bạn sẽ bị những điều hại của mình làm tiêu tan hết. Điều hại mà bạn làm cho bản thân mình nhiều tới mức không ai có thể làm điều đó cho bạn được; bạn là kẻ thù lớn nhất cho bản thân bạn, ngay bây giờ như bạn vậy. Tất nhiên bạn có thể là người bạn lớn nhất nữa, nhưng bạn đã không thử điều đó.
Mọi điều bạn đã làm cho bản thân bạn chỉ là việc thường xuyên tạo ra địa ngục, nhưng bạn cứ làm điều đó, bởi lẽ đơn giản là bạn chưa bao giờ nhận trách nhiện lên vai riêng của mình. Bạn bao giờ cũng đổ trách nhiệm lên người khác, lên số phận, lên Thượng đế, lên xã hội, lên cấu trúc kinh tế, lên chính trị, lên quốc gia, lên cái này, lên cái nọ. Bạn cứ đổ trách
nhiệm của mình lên người khác. Đây là cách chắc chắn để vẫn còn là nô lệ mãi mãi. Nhận toàn thể trách nhiệm đi.
Khi Phật nói, "Việc hại riêng của ông sẽ làm tiêu tan ông," ông ấy đang nói, "Nhớ rằng bất kì điều gì xảy ra cho ông đều là việc làm riêng của ông. Tốt hay xấu, phúc lạc hay khổ, tối hay sáng - bất kì điều gì ông thu hoạch, ông đều đã gieo mầm, và ông tuyệt đối chịu trách nhiệm cho nó chứ không ai khác cả."
Trao trách nhiệm cho ai đó khác là trở thành nô lệ. Nhận toàn thể trách nhiện về cái ta riêng của bạn đi. Lúc ban đầu điều đó là vất vả, nó là gánh nặng, nhưng chẳng mấy chốc bạn nhận ra: nếu bạn có thể tạo ra địa ngục, bạn cũng có thể tạo ra cõi trời nữa. Sẽ chỉ cần nhận biết thêm. Địa ngục là đi xuống dốc, chẳng cần nhận biết gì. Cõi trời là đi lên dốc, sẽ cần nhận biết ngày một nhiều. Khi bạn đi lên đỉnh, bạn sẽ phải rất có tính quan sát.
Mọi người quan sát những thứ sai. Nếu bạn có tiền, bạn rất có tính quan sát. Bạn cứ thường xuyên nhìn vào trong túi mình. Bạn cứ nhìn đi nhìn lại vào va li của mình để xem liệu tiền có an toàn không. Đó là cách kẻ cắp đi tới biết bạn có cái gì đó. Khi một người cứ thường xuyên chạm vào túi mình, bản thân người đó đang mời kẻ cắp tới. Người đó đang làm cho chúng nhận biết, chúng cũng quan sát chứ. Khi bạn đang che giấu cái gì đó, bạn đang mời mọi người đấy - nó phải là thứ quí giá. Ném viên kim cương kohinoor ra vườn, và chẳng ai sẽ đánh cắp nó.
Mọi người rất quan sát về những thứ sai, nhưng không quan sát về bản thể bên trong của họ.
Mulla Nasruddin và gia đình anh ta đi ra nghĩa địa với xác của người vợ mới mất của anh ta. Bỗng nhiên một trong những người khênh quan tài vấp vào viên đá đường và ngã. Quan tài rơi xuống đất và bật tung. Mọi người đứng sững sờ khi bà Nasruddin đã chết mở mắt ra. Bà ấy rất sống động, nạn nhân của sự rối loạn tâm lí.
Năm năm trôi qua và bà Nasruddin qua đời, lần này là nạn nhân của các nguyên nhân tự nhiên, nhưng Nasruddin đã không quên. Và trên đường tới nghĩa địa khi những người khênh quan tài tiến tới chỗ mà quan tài bà ấy đã bị rơi, anh ta kêu lên, "Lạy trời, nhìn kĩ hòn đá đường đấy!"
Ngay cả sau năm năm anh ta đã không quên, nhưng trong vòng năm giây bạn quên rồi. Nếu đó là quan sát bên trong thực sự thì ngay cả năm giây cũng là quá nhiều.
George Gurdjieff hay đưa cho các đệ tử của ông ấy chiếc đồng hồ bỏ túi và bảo họ, "Nhìn kim giây đi. Nếu ông có thể kiểm soát được trong sáu mươi giây, một phút, ta sẽ chấp nhận ông làm đệ tử. Nhớ nhìn vào kim giây, nhớ rằng 'Mình đang theo dõi kim giây... Mình đang theo dõi kim giây.' Đừng quên điều đó!"
Và trong một trăm người hiếm khi có một hay hai người có khả năng kiểm soát trong sáu mươi giây. Sáu mươi giây... trong vòng năm giây tâm trí đi xa xôi rồi, nó bắt đầu nghĩ về những thứ khác, nó quên mất. Thử điều đó mà xem, để chiếc đồng hồ và thử, và bạn sẽ thấy trong vòng năm tới bẩy giây bạn đã đi vào quá
khứ, vào tương lai. Bạn không còn ở đây và bây giờ. Nhưng về những thứ không cần thiết, tầm thường, bạn quan tâm thế.
Điều hại của bạn sẽ làm tiêu tan bạn. Và chúng ta tất cả đều đang làm những điều hại đấy. Chúng ta nghĩ bởi vì chúng ta đang làm với người khác... điều đó tuyệt đối sai. Bất kì điều gì bạn làm với người khác đều sẽ đổ vào bạn, nó sẽ bật lại bạn cả nghìn lần. Thế giới thường xuyên ném mọi thứ về lại cho bạn. Nếu bạn ném hoa, hoa sẽ quay trở lại. Nếu bạn ném đá, đá sẽ quay trở lại. Và tại sao bạn ném đá, sao bạn bạo hành thế? Sao bạn cư cử theo cách gây hại thế? Bạn đang nghĩ, "Đây là cách để thắng, đây là cách để cạnh tranh. Đây là cách để thắng lợi trong thế giới."
Ngay chỗ đầu tiên, trong hàng triệu người đang tranh đấu một phần trăm sẽ có khả năng trở thành Alexander Đại đế. Tất cả những người còn lại sẽ thất bại trong thất vọng lớn lao. Và thứ hai là, người sau những nỗ lực gian nan đi tới đỉnh, thấy đỉnh hoàn toàn trống rỗng, mặc dầu người đó sẽ không nói vậy, bởi vì điều đó có vẻ xuẩn ngốc. Bạn làm việc vất vả thế, bạn tranh đấu nhiều thế, và thế rồi bạn đạt tới và trở thành tổng thống của cả nước - và thế rồi lại bảo mọi người rằng chẳng có gì ở đây cả... Bạn nhất định nói, "Aha! Tôi đã đạt tới rồi đây, đẹp làm sao, vui làm sao!" Bạn phải nói điều đó, chỉ để giữ thể diện của mình.
Và mọi người đều sẵn sàng làm bất kì cái gì để thắng. Họ có thể bò như chó, họ có thể vẫy đuôi mình như chó, họ có thể làm bất kì cái gì để thắng. Và hỏi người thắng mà xem - họ hoàn toàn trống rỗng, nhưng không đủ thực thà để nói rằng chẳng cái gì đã được đạt tới.
McNellis lê bước về nhà trong đêm trong trạng thái say mèn, mang về chiếc bánh mì kẹp to nhất mà bà McNellis đã từng thấy.
"Này nói ra đi," cô ấy kêu lên. "Anh lấy đâu ra cái bánh đó?"
"Thắng nó tại quán rượu đấy, uống thi với tụi trẻ, em yêu'."
"Vậy anh làm thế nào thắng được nó, em muốn biết?" cô ấy tiếp tục.
"Em yêu," McNellis nói một cách tự hào. "Nó được trao cho người nào có cái ấy to nhất. Mọi người trong quán rượu đều mở ra và..."
"Kevin Patrick Michael McNellis!" vợ anh ta rít lên. "Anh không có ý bảo với em là anh đã lôi cái ấy ra trước mọi người đấy chứ?"
"Bây giờ, em yêu'," người Irish nói, "không lôi tất cả ra đâu. Chỉ đủ để thắng thôi."
Phật nói:
Bị quên lãng, thơ thiêng hoen gỉ.
Vì cái đẹp hoen gỉ nếu không dùng
Và nhà không sửa sụp đổ thành phế tích,
và người canh gác, không cảnh giác, sẽ thất bại.
Trong thế giới này và thế giới tiếp
Có thuần khiết và không thuần khiết:
Khi đàn bà thiếu phẩm giá,
Khi đàn ông thiếu hào phóng.
Nhưng không thuần khiết lớn nhất là dốt nát.
Tự giải phóng bản thân ông khỏi nó.
Là thuần khiết đi.
Bị quên lãng, thơ thiêng hoen gỉ. Vì cái đẹp hoen gỉ nếu không dùng. Và đó là cách tiềm năng lớn của bạn về nhận biết bị hoen gỉ, bị quên lãng - quên lãng trong nhiều kiếp sống. Bạn đã quên hoàn toàn rằng bạn có thể trở thành vị phật. Bạn đã quên hoàn toàn bản tính thực của mình, bản thể đích thực của mình; nhiều hoen gỉ đã mọc ra quanh bạn, và bây giờ bạn nghĩ, "Đây là tất cả những cái mình đang vậy."
Vì cái đẹp hoen gỉ nếu không dùng
Và nhà không sửa sụp đổ thành phế tích,
và người canh gác, không cảnh giác, sẽ thất bại.
Trong thế giới này và thế giới tiếp
Có thuần khiết và không thuần khiết...
Có đủ mọi loại không thuần khiết, nhưng ba loại Phật đặc biệt nhắc tới. Chúng là có ý nghĩa. Thứ nhất ông ấy nói: Khi đàn bà thiếu phẩm giá, duyên dáng, và khi đàn ông thiếu hào phóng. Chia sẻ chỉ vì mục đích chia sẻ. Sao Phật làm điều này thành khác biệt? Điều này có ý nghĩa vô cùng. Đây là một phần của tâm hồn của chư phật.
Tâm trí nữ tính về căn bản là tiếp nhận, và tâm trí nam tính về căn bản là năng nổ. Tâm trí nữ tính là đi vào trong, và tâm trí nam tính là đi ra ngoài. Tâm trí đi
vào trong có thể phát triển trong duyên dáng rất dễ dàng. Do đó đàn bà có duyên dáng tự nhiên, cái đẹp tự nhiên, tròn trĩnh tự nhiên, hào quanh dịu dàng nào đó quanh cô ấy. Nếu cô ấy trở nên nhận biết hơn, duyên dáng của cô ấy sâu sắc hơn. Nếu cô ấy trở nên nhận biết hơn, cô ấy trở nên duyên dáng thuần khiết.
Nhiều lần tôi đã được hỏi tại sao có nhiều thầy đàn ông thế, nhưng không nhiều thầy đàn bà. Lí do là ở chỗ khi đàn bà trở nên chứng ngộ, cô ấy trở nên thụ động, đón nhận tới mức cô ấy không thể dạy được. Dạy nghĩa là tiếp cận tới người khác. Dạy là nỗ lực đi ra theo cách nào đó. Đàn bà là bụng mẹ. Bạn không bao giờ hỏi tại sao đàn bà không bao giờ trở thanh người bố. Đàn bà trở thành người mẹ, cô ấy không thể trở thành người bố được. Năng lượng dục của cô ấy không đi ra ngoài, chúng đi vào trong, cô ấy có tính chất nội tâm. Và cùng điều đó đúng cho tâm linh của cô ấy. Đàn bà trở thành đệ tử hoàn hảo. Không đàn ông nào có thể cạnh tranh được với đàn bà khi có liên quan tới tính chất đệ tử.
Do đó bao giờ cũng có cùng tỉ lệ với Phật, với Mahavira, với Jesus, với mọi người. Đàn bà chứng tỏ là đệ tử đích thực hơn. Khi Jesus bị đóng đinh tất cả đệ tử đàn ông đếu trốn hết. Mười hai tông đồ đó, thậm chí không có lấy một người... Nhưng đệ tử đàn bà lại có đó. Ngay cả gái mãi dâm, Mary Magdalene, đã có đó; cô ấy đã không trốn, cô ấy đã sẵn sàng liệu mạng mình.
Mahavira có bốn mươi nghìn sannyasins: ba mươi nghìn là đàn bà và mười nghìn là đàn ông. Và đích xác cùng tỉ lệ này với Phật - và bạn có thể thấy ở đây. Mọi người hỏi tại sao tôi trao cả đạo tràng vào trong tay
đàn bà. Tôi có thể làm được gì? Họ là những đệ tử tốt nhất, họ biết cách nói có, họ biết cách tin cậy, họ biết cách cam kết toàn bộ. Đàn ông vẫn còn chút ít ngần ngại, đâu đó sâu bên dưới không còn cái gì sống. Ngay cả nếu người đó tin cậy, người đó tin cậy có điều kiện. Đàn bà tin cậy vô điều kiện, tin cậy của cô ấy là mãi mãi. Đàn ông tin cậy một cách trí tuệ. Đàn bà tin cậy bằng cả thân thể, tâm trí, linh hồn, bằng mọi thớ thịt mình. Tin cậy của cô ấy không là logic.
Do đó Phật nói, nếu đàn bà không duyên dáng, cô ấy thiếu cái gì đó, cái đó là không thuần khiết. Việc thiếu vắng của duyên dáng trong đàn bà là không thuần khiết. Nó có thể được tha thứ trong đàn ông, nhưng không tha thứ được trong đàn bà; và trong đàn ông, hào phóng, chia sẻ, cho tặng - đó là hiện tượng đi ra. Nếu đàn ông không hào phóng, nếu anh ta không thể cho, thế thì anh ta không thực sự là đàn ông.
Đó là lí do tại sao đã từng có nhiều thầy đàn ông thế, bởi vì đó là hào phóng, đó là cho, đó là chia sẻ. Đàn bà có thể nhận, đàn ông có thể cho. Vấn đề không phải ai là thầy và ai là đệ tử. Vấn đề là, theo bất kì cách nào mà bạn hoàn hảo, bạn đều hoàn thành bản tính mình. Là đệ tử hoàn hảo và bạn sẽ đi vào trong Thượng đế, là thầy hoàn hảo và bạn sẽ đi vào trong Thượng đế. Hoàn hảo là chìa khoá. Không thành vấn đề liệu bạn là đệ tử hay là thầy, nhưng là hoàn hảo.
Và điều thứ ba, và là điều quan trọng nhất, điều chẳng liên quan gì tới đàn ông hay đàn bà, điều áp dụng được cho cả hai là: Nhưng không thuần khiết lớn nhất là dốt nát. Không biết tới bản thân mình là không thuần khiết lớn nhất. Hai không thuần kiết đầu tiên là ngoại vi, ở chu vi; không thuần khiết thứ ba và quan
trọng nhất là ở trung tâm, ở chính cốt lõi. Do đó nó không có phân chia nam/nữ. Đàn ông hay đàn bà chỉ khác nhau ở ngoại vi, nhưng ở trung tâm, tâm thức không nam không nữ. Cách diễn đạt của nó là nam và nữ nhưng bản tính thuần khiết nhất của nó ở ngoài nhị nguyên. Không biết tới bản thân mình là không thuần khiết lớn nhất.
Làm sao bạn sẽ biết tới bản thân mình? Vứt bỏ ham muốn và trở nên ý thức hơn. Giải phóng bản thân bạn khỏi dốt về bản thân mình. Là thuần khiết đi. Giải phóng bản thân bạn khỏi việc ham muốn. Ở trong trạng thái của vô ham muốn, tỉnh táo, ý thức, và bạn đã về tới nhà.
Nhớ lấy, chừng nào bạn chưa trở thành vị phật bạn đã làm phí cuộc sống của mình. Phật tính là việc nở hoa của bạn, hương thơm của bạn. Cây được hoàn thành khi nó nở hoa, và con người được hoàn thành khi người đó toát ra hương thơm của phật tính, khi người đó trở nên chói sáng; thế thì người đó đi tới biết mình là ai. Trong việc biết điều đó, tất cả đều được biết. Trong việc biết điều đó, Thượng đế được biết tới. Trong việc biết điều đó, chân lí được đạt tới - bạn trở thành chân lí, và chân lí giải thoát. Chân lí là tự do.
Đủ cho hôm nay.
****************************************************************************************************************************************************************************************************
#2Cuộc nổi dậy vĩ đại nhất đã từng thử
Câu hỏi 1
Thưa Thầy kính yêu,
Tính tươi mát tới từ đâu?
Prem Naren, nó không tới từ đâu cả; nó bao giờ cũng ở đây. Sự tồn tại bản thân nó là tươi mát rồi. Sự tồn tại là tươi mát bởi vì nó bao giờ cũng bây giờ và ở đây. Nó không bị nặng gánh bởi quá khứ, nó không thu thập bụi nào từ quá khứ. Nó không bao giờ cũ.
Thời gian không gây tác động nào lên sự tồn tại. Thời gian không tồn tại khi có liên quan tới sự tồn tại. Thời gian chỉ tồn tại đối với tâm trí; nó là phát minh
37
của tâm trí. Thực ra, thời gian và tâm trí là đồng nghĩa. Dừng tâm trí lại, và thời gian dừng lại.
Jesus được ai đó hỏi, "Cái gì là điều có tính duy nhất nhất trong vương quốc của ông về Thượng đế?" Và Jesus nói, Sẽ không còn thời gian nữa." Một câu trả lời rất bất ngờ: Sẽ không còn thời gian nữa. Điều đó sẽ là điều có tính duy nhất nhất về vương quốc của Thượng đế - bởi vì không có tâm trí, làm sao có thể có thời gian được?
Thời gian không bao gồm, như vẫn thường được quan niệm, ba thời: quá khứ, hiện tại và tương lai. Thời gian chỉ bao gồm hai thời: quá khứ và tương lai thôi. Hiện tại không phải là một phần của thời gian; hiện tại là bên ngoài thời gian. Và hiện tại bao giờ cũng tươi mát. Hiện tại là một phần của vĩnh hằng. Hiện tại là việc xuyên thấu của vĩnh hằng vào trong thế giới mơ của thời gian, là tia sáng đi vào trong bóng tối của tâm trí.
Quá khứ chưa bao giờ tươi mát cả - không thể thế được, hiển nhiên. Nó bao giờ cũng bẩn thỉu, nó bao giờ cũng bốc mùi - bốc mùi của cái chết, bốc mùi của tất cả những cái mục nát, bốc mùi của truyền thống, bốc mùi của xác chết. Quá khứ là nghĩa địa. Và tương lai không là gì ngoài phóng chiếu của quá khứ đã chết. Và từ quá khứ chết đó tương lai không thể sống động được - thứ chết chỉ có thể phóng chiếu ra thứ chết thôi. Tương lai của bạn là gì? - quá khứ được sửa đổi, được tô sửa đây đó; tốt hơn chút ít, tinh vi hơn chút ít, thoải mái hơn chút ít, nhưng nó là cùng quá khứ đó. Bạn khao khát lặp lại nó. Tương lai của bạn chẳng có gì mới về nó, nó không thể có được.
Tâm trí không thể quan niệm được về cái mới. Nó bất lực khi có liên quan tới cái mới và cái tươi mát và cái trẻ trung. Nó chỉ có thể di chuyển bên trong thế giới nhỏ bé của cái quen thuộc, cái đã biết - và cái đã biết là quá khứ. Tương lai không là gì ngoài ham muốn lặp lại nó - theo cách tốt hơn, tất nhiên rồi. Do đó tương lai cũng không tươi mát. Hiện tại là tươi mát.
Naren, bạn hỏi tôi, "Tính tươi mát tới từ đâu?"
Tính tươi mát chưa bao giờ tới và chưa bao giờ đi. Nó bao giờ cũng ở đây, bạn ở đây và bây giờ, và bạn đột nhiên tươi mát, được tắm trong vĩnh hằng, được mưa rào xuống bằng cái gì đó vô thời gian. Gọi nó là Thượng đế, gọi nó là vương quốc của Thượng đế, gọi nó là niết bàn, hay bất kì cái gì bạn muốn cũng được. Tất cả những cái tên đó đều nói tới cùng điều không thể đặt tên được. Tất cả những từ đó đều cố gắng diễn đạt cái không thể nào diễn đạt được.
Đẩy tâm trí con người sang bên đi. Và với điều đó tôi ngụ ý, đẩy quá khứ sang bên và đẩy tương lai sang bên, và nhìn. Chính khoảnh khắc này... và toàn thể cõi trời giáng xuống bạn. Bạn được tràn ngập. Chim cất tiếng hót và tiếng hót của chúng tươi mát; chúng không lặp lại tiếng hót cũ. Chúng không có ý niệm nào về hôm qua và chúng không hót cho tương lai. Chúng không diễn tập cho ngày mai. Và cây cối tươi mát. Tất cả đều tươi mát ngoại trừ con người.
Cho nên đừng hỏi, "Tính tươi mát tới từ đâu?" Hỏi, "Đờ đẫn này, tanh lợm này, tính chết chóc này tới từ đâu?" Bởi vì tính chết chóc này tới và đi, Tính tươi mát bao giờ cũng có đó - nó là chính bản chất của sự tồn tại. Nó là sự hiện diện của Thượng đế.
Thiền không là gì ngoài cách thức, phương pháp, để kết nối bạn với cái vĩnh hằng, để đưa bạn ra ngoài thời gian, ra ngoài cái được sinh ra và chết đi, để đưa bạn ra ngoài tất cả các biên giới, để đưa bạn tới cái không thể quan niệm nổi và cái không thể biết nổi. Và nó không xa xôi gì, nó ở gần như nó có thể vậy. Ngay cả nói nó ở gần cũng không đúng bởi vì nó đích xác là chính bản thể bạn, nó là bạn. Tính tươi mát là linh hồn bạn.
Tâm trí bạn là chán, hoàn toàn chán. Thoát khỏi tâm trí đi. Ít nhất trong vài khoảnh khắc mỗi ngày, gạt tâm trí sang bên, hoàn toàn trần trụi không tâm trí. Và thế thì bạn sẽ biết nó trào lên bên trong bạn - tính tươi mát bạn đang hỏi ấy. Nó tới từ đâu vậy? Nó tới từ cốt lõi sâu nhất của bản thể bạn - và nó không thực sự tới đâu. Bỗng nhiên bạn thấy nó bao giờ cũng trong cảnh ngộ rồi. Nó bao giờ cũng có đó như dòng chảy ngầm, dưới đất, ẩn đằng sau nhiều, nhiều tầng kí ức, mơ mộng, ham muốn.
Phật nói: Vô ham muốn và biết. Vô ham muốn, và bạn sẽ đạt tới cõi giới ở bên ngoài sinh và tử, và bạn sẽ đi vào trong cái vô biên.
Nhưng tại sao con người không đi vào trong bản thể riêng của mình, cái ở gần thế? Con người sẵn sàng đi lên mặt trăng, con người sẵn sàng đi bất kì nơi đâu! Con người sẵn sàng đi lên các vì sao, nhưng không đi vào trong bản thể riêng của mình. Tại sao? Phải có lí do sâu sắc nào đó đằng sau nó. Lí do là: đi vào bên trong bản thân mình bạn sẽ phải đánh mất bản thân mình. Và người ta sợ việc mất bản thân mình. Người ta níu bám, người ta muốn vẫn còn là bản thân người ta. Người ta không muốn mất căn cước của mình. Nó
là căn cước rất nghèo nàn và giả nữa, nhưng dẫu sao, có cái gì đó vẫn tốt hơn là không cái gì. Đó là logic của chúng ta.
Chúng ta không biết chúng ta là ai, cho nên chúng ta níu bám lấy thân thể, níu bám lấy tâm trí, níu bám lấy bất kì cái gì đã được trao cho chúng ta - ước định, người Cơ đốc giáo, người cộng sản, người Hindu, người Mô ha mét giáo. Chúng ta níu bám lấy tất cả những cái đã từng bị áp đặt lên chúng ta, bởi vì nó cho chúng ta cảm giác ấm cúng dường như chúng ta biết bản thân mình: "Tôi là người cộng sản," điều đó trở thành việc tự hiểu biết của tôi. "Tôi là người Cơ đốc giáo," điều đó trở thành việc tự hiểu biết của tôi. "Tôi là người Ấn Độ," "Tôi là người Đức", điều đó trở thành việc tự hiểu biết của tôi.
Bạn không là người cộng sản, không là người Cơ đốc giáo, không là người Ấn Độ, không là người Đức. Tâm thức của bạn không thể bị giới hạn vào những cái nhãn ngu xuẩn như vậy. Tâm thức của bạn vô hạn thế, nó không thể bị hàm chứa trong bất kì từ nào được. Nó bao la như bản thân bầu trời vậy.
Nhưng bạn sợ đi vào trong cái bao la đó. Cái bao la đó dường như giống cái trống rỗng, hư không. Và người ta níu bám lấy căn cước tuỳ tiện, nhỏ bé riêng của mình. Do đó có nỗi sợ đi vào trong bản thân mình.
Phật nói: Biết bản thân ông. Socrates nói: Biết bản thân ông. Họ tất cả đều nói: Biết bản thân ông. Tất cả những người thức tỉnh đều chỉ có một thông điệp: Biết bản thân ông. Chúng ta lắng nghe và vậy mà chúng ta không lắng nghe. Chúng ta cứ đi trên cùng lối mòn cũ rích, chúng ta cứ sống theo cùng cách thức khổ cũ. Và
lí do là, cách thức khổ, cũ rích đó có một điều để cho bạn - bản ngã.
Và nếu bạn đi vào trong bạn sẽ phải trả giá. Giá là, bạn sẽ phải làm mất bản ngã của mình.
Sweeney gặp Brecon trên đường. "Cậu đi đâu đấy?" anh ta hỏi.
"Tớ đi tới Connemara đây," Brecon đáp.
"Cậu ngụ ý cậu đi tới Connemara, they ý Thượng đế sao?"
"Không, tớ đi tới Connemara, dù Thượng đế có muốn hay không."
Bởi vì lời nhận xét quá tự tin này Brecon bị biến thành con ếch và bị bỏ vào trong một cái ao trong nhiều ngày. Khi anh ta đã làm xong việc chấp phạt Brecon được đổi lại về dạng ban đầu của mình. Trở về nhà, anh ta bắt đầu đóng gói đồ đạc của mình lần nữa.
"Bây giờ cậu định đi đâu?" Sweeney hỏi.
"Tớ đi tới Connemara."
"Cậu ngụ ý cậu đi tới Connemara, they ý Thượng đế sao?"
"Không!" Brecon la lên. "Tớ đi tới Connemara hoặc trở về ao ếch!"
Người ta không thể bỏ bản ngã của mình được. Tốt hơn cả là thành ếch! Người ta sẵn sàng là bất kì cái gì. Chúng ta đã trở thành đá. Chúng ta chỉ dường như là sống - chín mươi chín phần trăm chúng ta là chết.
Vâng, chúng ta thở và chúng ta ăn và chúng ta sinh sản, nhưng chúng ta không sống.
Nếu bạn sống động bạn sẽ không hỏi câu hỏi, "Tính tươi mát này tới từ đâu?" Bạn sẽ biết; sẽ không cần hỏi câu hỏi này. Bạn sẽ kinh nghiệm nó từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc. Nó đang nảy sinh trong bạn.
Đó là cách tôi cảm thấy. Đó là cách mọi chư phật bao giờ cũng cảm thấy. Nó không tới từ đâu cả; nó đơn giản trào lên bên trong bạn, và từng khoảnh khắc. Nó chưa bao giờ như cũ. Nó tươi mát như giọt sương sáng sớm mặt trời lên. Cái đẹp của nó là vô cùng và phúc lành của nó là lớn lao.
Nhưng chẳng cái gì mà không có giá cả. Bạn sẽ phải mất bản ngã, bạn sẽ phải mất ý niệm của mình về mình là ai. Ngay chỗ đầu tiên, nó là giả. Bạn không thực sự mất cái gì cả, chỉ là một ý niệm, một ý niệm rất không bản chất. Nhưng, được lặp lại thường xuyên thế, ý niệm này đã trở nên bắt rễ rất sâu trong bạn; bạn đã trở nên bị nó thôi miên.
Bản ngã không là gì ngoài thôi miên sâu. Và thiền là quá trình giải thôi miên. Nó là quá trình đem bạn trở lại trạng thái hồn nhiên đó, nơi bạn còn chưa bị thôi miên.
Do đó, Jesus nói đi nói lại: Chừng nào ông chưa giống trẻ nhỏ ông sẽ không vào trong vương quốc của Thượng đế của ta. Ông ấy ngụ ý gì? Ông ấy ngụ ý bạn phải được dỡ bỏ ước định lần nữa, bạn phải được giải thôi miên.
Từng xã hội đều thôi miên bạn. Các xã hội này tồn tại trên chiến lược thôi miên. Người Hindu nghĩa là người đã bị thôi miên theo cách nào đó, người đã được
bảo rằng Vedas do Thượng đế viết ra và rằng chỉ Vedas mới chứa chân lí, rằng Kinh Thánh và Korans tất cả đều vô nghĩa. Nếu bạn lặp lại nó trong nhiều thế kỉ, nó bắt đầu đi ngày một sâu hơn vào trong bản thể bạn, nó trở thành một phần của bạn. Thế thì bạn bắt đầu lặp lại nó - bạn trở thành chiếc máy hát. Thế thì bạn vận hành chỉ như "Tiếng nói của Thầy"; bạn không còn thực sự là con người.
Mọi xã hội trong quá khứ, cho tới nay, đã từng vô nhân đạo với con người. Chúng ta vẫn chưa có khả năng tạo ra văn minh thực. Đây tất cả đều là những phương pháp rất nguyên thuỷ để kiểm soát mọi người - xấu xí, bạo hành, phản con người, nhưng tất cả các xã hội đều đã làm nó. Thậm chí đã không có tới một ngoại lệ.
Điều thực sự đáng ngạc nhiên là làm sao thỉnh thoảng vẫn có một người thoát khỏi bầu khí hậu cầm tù của chúng ta - làm sao Gautam Siddhartha đã trốn đi và trở thành vị phật, làm sao Jesus đã trốn đi khỏi những người Do Thái và trở thành một christ, làm sao Thánh Francis đã xoay xở...
Phép màu lớn nhất trên thế giới là được thông minh tới mức không người nào, không xã hội nào, không quốc gia nào, không nhà thờ nào, có thể thôi miên bạn được.
Công việc của tôi ở đây bao gồm việc giải thôi miên bạn. Do đó, mọi xã hội sẽ chống lại tôi. Thận trọng với nó! Ở cùng tôi là nguy hiểm - mọi chính phủ sẽ chống lại bạn. Và điều này phải được biết tới và được chấp nhận. Điều này phải đơn giản được chấp nhận, bởi vì điều này đang sắp là hoàn cảnh rồi. Tôi càng bắt đầu làm việc sâu trên bạn nhiều hơn.... Nó
mới chỉ là bắt đầu của công việc: tôi đang chuẩn bị nền tảng để cất cánh.
Một khi việc giải thôi miên bắt đầu vận hành trong hàng nghìn người, mọi xã hội, mọi chính phủ, mọi bang, mọi nhà thờ, đều sẽ chống lại tôi và người của tôi - bởi vì điều này chưa bao giờ được thực hiện trước đây. Đây là việc nổi dậy vĩ đại nhất đã từng được thử nghiệm! Đây là cách mạng thực.
Và nếu bạn trải qua cuộc cách mạng này bạn sẽ biết tính tươi mát này tới từ đâu. Nó tới từ cốt lõi bên trong nhất của riêng bạn. Thượng đế không phải là ở bên ngoài bạn; nó là chính trung tâm của bạn, chính nền tảng của bạn. Tính tươi mát tới từ nó, cuộc sống tới từ nó, tình yêu tới từ nó, phúc lạc tới từ nó. Mọi điều có ý nghĩa - thơ ca và âm nhạc - chúng tất cả nảy sinh từ nó.
Và khi điệu vũ tới từ bên trong, nó có phẩm chất hoàn toàn khác của nó: nó là tâm linh, nó là thiêng liêng.
#2Câu hỏi 2
Thưa Thầy kính yêu,
Sao Phật Gautama cứ khăng khăng rằng sống bao giờ cũng là khổ?
Dharmendra, bởi vì nó là vậy thôi! Cuộc sống như bạn biết nó là khổ. Phật không nói về cuộc sống của ông ấy, bởi vì bạn biết gì về cuộc sống của ông ấy? Đó không phải là khổ hoàn toàn; đó là phúc lạc hoàn toàn, đó là phúc lạc tối thượng. Nhưng cuộc sống mà bạn biết thì là khổ. Nó có cần bằng chứng nào không? Bạn đã không quan sát bản thân bạn rằng nó là khổ sao? Bạn có cần vị Phật để nhắc nhở bạn không?
Và ngay cả khi vị phật nhắc bạn, bạn đâu có cảm thấy thoải mái. Bạn cảm thấy bị xúc phạm, cứ dường như cuộc sống của bạn bị kết án. Ông ấy không kết án cuộc sống của bạn đâu - chư phật chưa bao giờ kết án cái gì cả. Họ đơn giản nói bất kì cái gì đang là hoàn cảnh. Nếu bạn mù, họ nói bạn mù. Nếu bạn chết, họ nói bạn chết. Họ đơn giản phát biểu sự kiện này - và họ phát biểu sự kiện này bởi vì có khả năng vượt ra ngoài nó.
Phật cứ khăng khăng lặp đi lặp lại rằng cuộc sống là khổ bởi vì cuộc sống có thể phúc lạc vô cùng. Nhưng chừng nào bạn chưa hiểu điều đầu tiên bạn sẽ không hiểu điều thứ hai.
Đầu tiên bạn phải rất, rất nhận biết rằng cuộc sống của bạn là khổ, nhiều tới mức sống theo cách thức cũ trở thành không thể được cho dù chỉ trong một khoảnh khắc. Khi bạn thấy nhà của bạn cháy, làm sao bạn có thể cứ sống trong nó được? Bạn sẽ chạy, bạn sẽ thoát ra khỏi nhà! Bạn sẽ quên mọi kho báu của mình. Bạn sẽ không mang những món đồ yêu thích của mình, những bức tranh đẹp, công trình nghệ thuật, hay bất kì cái gì bạn yêu thích. Bạn sẽ quên tất cả về những bộ sưu tập tem bưu điện của mình và an bum ảnh của
mình. Thậm chí bạn sẽ quên vợ mình, chồng mình, con mình. Bạn sẽ nhớ tới họ khi bạn ra khỏi ngôi nhà.
Phật thường hay kể một câu chuyện:
Có một ông già, tám mươi tuổi, bị mù trong tuổi già của mình. Bạn bè ông ấy, các lang y của ông ấy, gợi ý ông ấy rằng mắt ông ấy có thể được chữa lành, nhưng ông già này là một triết gia, nhà logic, một học giả lớn. Ông ấy nói, "Tôi cần mắt để làm gì? Tôi có mười hai đứa con - điều đó nghĩa là hai mươi bốn con mắt; mười hai vợ của chúng - điều đó nghĩa là thêm hai mươi bốn con mắt nữa; vợ tôi - thêm hai mắt nữa; và biết bao nhiêu con của con tôi... Tôi có nhiều mắt thế, sao tôi cần đôi mắt cho bản thân mình? Trong nhà này có ít nhất một trăm con mắt; nếu hai mắt bị thiếu thì cũng chẳng thành vấn đề gì cả. Nhu cầu của tôi là được chăm sóc."
Logic của ông ấy có vấn đề trong nó. Ông ấy làm im bặt các bạn bè và lang y của mình. Nhưng một đêm ngôi nhà bắt lửa. Cả trăm con mắt trốn hết - họ quên tất cả về ông già này. Vâng, họ đã nhớ, nhưng họ nhớ chỉ khi họ đã an toàn ở ngoài. Bỗng nhiên họ nhớ rằng ông già này còn đang trong nhà. Bây giờ phải làm gì? Và ngọn lửa lớn tới mức bây giờ họ không thể đi vào được. Và ông già này đang cố gắng tìm đường ra, loạng choạng, bị bỏng đây đó. Và thế rồi ông ấy nhớ rằng logic của ông ấy là tuyệt đối ngu xuẩn.
Vào những lúc cần thực sự, chỉ con mắt riêng của bạn mới có thể có ích. Nhưng lại quá trễ rồi: ông ấy chết, ông ấy bị thiêu sống.
Khi Phật cứ khăng khăng lặp đi lặp lại rằng cuộc sống là dukkha - khổ, phiền não, đau đớn - ông ấy đơn
giản nhắc bạn rằng ngôi nhà của bạn đang cháy và mắt bạn vẫn còn mù. Đến lúc rồi - chuẩn bị đi! Mắt bạn có thể được chữa lành. Có thể tìm ra cách thoát khỏi ngọn lửa này. Bạn có thể vẫn cứu được bản thân mình, tất cả chưa phải là đã mất. Do đó mới có việc khăng khăng này.
Không phải ông ấy là người bi quan đâu - như nhiều người ở phương Tây đặc biệt đã kết án ông ấy, và cả ở phương Đông nữa. Mọi người nghĩ rằng Phật là người bi quan, nói cuộc sống là khổ. Ông ấy không phải là người bi quan - không phải là người bi quan theo cùng cách như Arthur Schopenhauer bi quan. Schopenhauer là người bi quan: "Cuộc sống là khổ và không có cách nào thoát ra khỏi nó. Bạn phải chịu đựng nó, chẳng cái gì có thể được làm về nó cả. Con người là nạn nhân bất lực."
Người ta nói rằng khi Schopenhauer đọc công trình của Phật Gautam lần đầu tiên ông ấy đã nghĩ, "Người chứng ngộ này đồng ý với mình!"
Bây giờ, không người chứng ngộ nào đã bao giờ có thể đồng ý với những người chưa chứng ngộ; điều đó là không thể được. Hoặc bạn đồng ý với họ hoặc bạn không đồng ý với họ, nhưng họ chưa bao giờ đồng ý với bạn cả. Họ không thể đồng ý được. Làm sao người có mắt đồng ý với người mù về ánh sáng được? - hay ngay cả về bóng tối?
Nhớ một điều: người mù chẳng biết gì về ngay cả bóng tối, nói gì tới ánh sáng! Bởi vì để thấy bóng tối cần có mắt. Bạn có thể cho rằng người mù sống trong bóng tối - bạn nhầm hoàn toàn. Họ chẳng biết gì về bóng tối cả. Bởi vì bạn nhắm mắt và bạn cảm thấy bóng tối, cho nên bạn nghĩ người mù phải sống trong
bóng tối - nhưng họ không có mắt để nhắm. Và chừng nào bạn chưa biết tới ánh sáng bạn không thể biết được bóng tối; chúng là hai mặt của cùng một đồng tiền. Mắt được cần tới cho cả hai.
Schopenhauer hoàn toàn sai - Phật đã không đồng ý với ông ấy. Tất nhiên, Phật có thể diễn giải theo cách mà ông ấy có vẻ như là một triết gia bi quan. Ông ấy không là người bi quan cũng không là triết gia. Ông ấy thậm chí không là người lạc quan - bởi vì bi quan và lạc quan cả hai đều thuộc vào thế giới của người mù.
Người vô vọng hi vọng. Người mù nghĩ sớm hay muộn họ sẽ đạt tới đôi mắt. Trong đêm tối của linh hồn mình, bạn níu bám lấy hi vọng rằng phải có bình minh. Để chịu đựng được khổ hiện thời bạn phải tạo ra một loại thái độ lạc quan nào đó để cho bạn có thể hi vọng vào ngày mai tươi đẹp - mặc dầu nó chẳng bao giờ tới cả. Nhưng trong hi vọng, bạn có thể chịu đựng được. Ít nhất bạn cũng có thể làm phai đi nỗi khổ của mình một chút ít, bạn có thể né tránh việc bị nó quấy rối quá nhiều. Bạn có thể vẫn còn bận bịu ở đâu đó khác. Bạn có thể giữ cho mắt mình nhắm với phiền não hiện tại.
Phật muốn đem bạn tới thực tại của sự tồn tại của bạn. Ông ấy là con người rất trần tục, rất thực chứng. Ông ấy là người thực tế, ông ấy không phải là người lí tưởng hoá. Ông ấy chẳng liên quan gì tới bi quan và chẳng liên quan gì tới lạc quan cả. Ông ấy đơn giản cố gắng lay bạn dậy. Đó là cách nện búa vào đầu bạn. Đó là lí do tại sao ông ấy cứ khăng khăng lặp đi lặp lại rằng cuộc sống là khổ.
Quan sát cuộc sống của bạn, và bạn sẽ thấy những bằng chứng và bằng chứng, và nhiều hơn được cần tới, nhiều bằng chứng hơn bạn có thể xoay xở ra. Thực ra,
bạn sẽ thấy rằng sự khăng khăng của Phật không phải là tới mức như nó phải vậy đâu, rằng ông ấy rất nhân hậu, rất hào phóng.
Để tôi nhắc bạn về các nguyên tắc của Peter:
Nguyên tắc thứ nhất của ông ấy: Bất kì cái gì bắt đầu tốt đều kết thúc xấu; bất kì cái gì bắt đầu xấu đều kết thúc xấu hơn.
Nguyên tắc thứ hai của ông ấy: các mong đợi tiêu cực cho kết quả tiêu cực; mong đợi tích cực cho kết quả tiêu cực.
Bất kì điều gì bạn làm, cách này hay cách nọ, mọi thứ đều chấm dứt trong thất bại, mọi thứ đều chấm dứt trong thất vọng. Dầu vậy bạn vẫn cảm thấy bị Phật xúc phạm sao?
Hai kẻ vô công rồi nghề nghỉ ngơi trên cùng ghế dài trong công viên và nảy ra cuộc đối thoại. Cuối cùng họ xoay sang cách từng người trong họ đã đi tới tình cảnh bi đát thế.
Người này giải thích, "Anh đang nhìn vào một người chưa bao giờ nhận một lời khuyên nào từ bất kì người nào."
"Điều đó chẳng phải là ngẫu nhiên hay sao?" người kia đáp. "Anh đang nhìn vào một người đã nhận lời khuyên của mọi người đấy!"
Làm bất kì cái gì bạn muốn làm, nhưng bạn sẽ kết thúc theo cùng cách thôi. Mọi thứ đều kết thúc trong khổ, mọi thứ đều kết thúc trong chết. Mọi người làm nỗ lực cực kì lớn lao, nhưng bạn có thể làm được gì? - mọi nỗ lực của bạn đều mang định mệnh thất bại, bởi vì bạn không làm điều nền tảng mà có thể đem lại thay đổi triệt để. Bạn không tạo ra ý thức. Đó là biến đổi triệt để duy nhất của cuộc sống: từ khổ tới phúc lạc. Bạn làm mọi thứ khác ngoại trừ thiền. Bạn sẽ kiếm tiền và bạn sẽ trở nên ngày một quyền hơn và bạn sẽ có mọi thứ mà thế giới có thể cung cấp.
Và nhớ: tôi không chống lại thế giới. Và tôi không nói đừng kiếm tiền và tôi không nói đừng làm nhà đẹp. Nhưng nhớ: những thứ này trong bản thân chúng không thể làm cho cuộc sống của bạn thành cuộc sống của vui vẻ. Vâng, nếu bạn có tính thiền thế thì nhà đẹp sẽ có phẩm chất hoàn toàn khác. Vườn đẹp, ao trong vườn của bạn...
Mukta mới làm một cái ao ngay bên cạnh phòng tôi, cái ao thực đẹp với thác nước nhỏ. Nếu bạn có tính thiền, thế thì kinh nghiệm cực kì đẹp là chỉ nhìn nước nhảy múa trên đá, chỉ nhìn đã, chỉ cảm thấy đường viền của đá, rêu sẽ bắt đầu bám lên chúng. Thế thì mọi thứ là đẹp nếu bên trong trái tim bạn là nhận biết; bằng không mọi thứ là xấu.
Không phải là thiền nhân đi vào cõi trời đâu - không, cõi trời đi vào trong người có tính thiền đấy. Thiên đường không phải là nơi chốn địa lí, nó là kinh nghiệm tâm lí. Thiền nhân có thể tận hưởng mọi thứ - chỉ người đó mới có thể tận hưởng được. Người đó không phải là kẻ từ bỏ. Chỉ người đó mới biết cách thưởng thức cái đẹp của mọi thứ, cách kinh nghiệm sự
hiện diện vô cùng của sự tồn tại khắp xung quanh. Bởi vì người đó hiện hữu, người đó biết cách yêu, cách sống.
Nhưng cuộc sống của bạn sẽ là hết khổ này tới khổ khác. Nó sẽ là dây chuyền dài những khổ.
Berkowitz, người bán hàng, trong khi lái xe đi qua sa mạc Negev, thấy một người A rập nằm trên cát. Berkowitz chạy xô tới bên người này và nâng người này lên. Người A rập thì thào, "Nước, effendi, nước!"
"Đây là số mệnh!" Berkowitz kêu lên. "Ông may đấy! Tôi ngẫu nhiên có trong va li của mình tuyển tập cà vạt đẹp nhất mà ông đã từng thấy!"
"Không!" người A rập rên lên. "Nước, nước!"
"Những cà vạt này ông có thể thấy ngay bây giờ ở khách sạn King - mười lăm đô là một chiếc. Với ông, chỉ mười đô la thôi."
"Xin ông, effendi, tôi cần nước!"
"Trông đây, ông dường như là người tốt. Tôi đã nổi tiếng khắp vùng Negev là Abbie Thật thà. Bất kì loại cà vạt nào ông thích - lụa, len, khăn choàng, crếp - ông có thể có cái ông muốn - tám đô la mỗi thứ!"
"Tôi cần nước!"
"Thôi được, ông mặc cả cứng đấy. Cứ nói điều ông muốn, cứ theo chọn lựa của ông đi, hai chiếc mười đô!"
"Xin ông cho tôi nước!"
"A, ông muốn nước à?" Berkowitz nói. "Sao ông không nói thế? Mọi thứ ông phải làm là bò trăm rưởi mét tới đụn cát, rẽ thẳng bốn trăm mét. Ông sẽ tới câu lạc bộ kim tự tháp của Poppy; ông ấy sẽ cho ông mọi thứ nước ông muốn."
Người A rập bò chậm chạp sang đụn cát, quay sang phải, và với sức lực cuối cùng của mình đi tới cửa câu lạc bộ. Poppy, người chủ, đang đứng ở trước cổng.
"Nước, nước!" người A rập cầu xin.
"Ông muốn nước à? Ông tới đúng chỗ rồi. Tôi có nước giếng, nước khoáng, bất kì thứ nước nào ông muốn tôi đều có bên trong. Điều duy nhất là ông không thể đi vào trong mà không có cà vạt."
Phật đúng: trong cuộc sống của bạn, bất kì điều gì bạn làm, bạn nhất định gặp khổ. Và khi thời gian trôi qua, ngày một nhiều khổ hơn, bởi vì cuộc sống bắt đầu tuột khỏi ngón tay bạn, cái chết bắt đầu phủ bóng đen lên bạn. Và bạn trở nên rất căng thẳng - cuộc sống đang tuột dần đi và bạn vẫn chưa đạt tới đâu cả. Bạn bắt đầu chạy, bạn đặt tất cả những cái bạn có vào lâm nguy... nhưng duy nhất chết là cao trào của điều bạn gọi là sống. Làm sao chết có thể là cao trào của sống được? Nếu chết là cao trào của sống thế thì sống hoàn toàn vô dụng - không chỉ vô dụng mà còn là trò đùa rất xấu xa lên con người. Thế thì Thượng đế không thể là đấng sáng tạo được - thế thì quỉ phải đang chịu trách nhiệm. Và điều đó đích xác dường như là hoàn cảnh này.
Kinh Cựu Ước nói Thượng đế tạo ra thế giới trong sáu ngày. Và rồi sao? Rồi dường như quỉ đang cai
quản điều đó! Kể từ đó trở đi, Thượng đế đã không được nghe tới nữa; vì thế rồi quỉ chịu trách nhiệm.
Cuộc sống của bạn là trò đùa độc ác, cứ dường như lực ác nào đó đang giở thủ đoạn với bạn. Cũng giống như trẻ nhỏ hành hạ sâu bọ, bạn đang bị hành hạ bởi lực không biết nào đó - cứ dường như lực không biết nào đó đang thích hành hạ bạn, cứ dường như Thượng đế là kẻ tàn bạo!
Phật đúng: cuộc sống của bạn đơn giản chứng minh không chỉ bạn sai, mà nó thậm chí còn chứng minh rằng Thượng đế bạn tôn thờ phải sai. Nó không chỉ chứng minh bạn sai, nó chứng minh các giáo hoàng của bạn và các shankaracharyas của bạn sai. Nó chứng tỏ cái gọi là tôn giáo của bạn sai, bởi vì họ không giúp vào việc thay đổi phẩm chất cuộc sống của bạn. Họ không thay đổi cách nhìn của bạn, họ không thay đổi sáng suốt của bạn. Họ không mang thêm nhạy cảm và nhận biết cho bạn để cho bạn có thể sống trên bình diện mới, trên tầm cao mới, trong sự tràn đầy mới.
Phật nhấn mạnh bởi một lí do nào đó. Lí do là: nếu bạn lắng nghe ông ấy và nếu bạn trở nên nhận biết rằng cuộc sống của bạn là khổ, bạn nhất định hỏi ông ấy, "Thưa ngài, thế thì chúng tôi phải làm gì?"
Phật có con đường; ông ấy có thể chỉ ra cho bạn con đường. Ông ấy chẩn đoán bệnh của bạn, bởi vì ông ấy có chìa khoá có thể biến đổi ốm bệnh của bạn thành khoẻ mạnh, điên khùng của bạn thành tỉnh táo.
#2Câu hỏi 3
Thưa Thầy kính yêu,
Buồn cười thế về việc thầy lái bài nói của thầy vào chiếc xe Rolls Royce?
Có câu chuyện dài đằng sau điều đó! Tôi lái xe... Tôi tới trong chiếc xe Impala, và những người như bạn bắt đầu viết thư cho tôi nói rằng, "Đây là xe của thợ ống nước!"
Tôi bảo Laxmi, "Đổi nó đi!" Thế là cô ấy mua chiếc Buick - và mọi người bắt đầu viết cho tôi rằng "Đây là chiếc xe của ma cô!"
Thế là tôi bảo Laxmi, "Đổi nó đi!" Thế là cô ấy bắt đầu mặc cả mua chiếc xe Lincoln Continental. và mọi người viết cho tôi, "Điều này tốt đây - đây là xe của tổng thống!"
Tôi nói, "Điều đó còn tồi hơn - tồi hơn được lái trong xe của thợ nước hay xe của ma cô!" Thế là tôi bảo Laxmi, "Bây giờ, với người nghèo như tôi, chỉ chiếc Rolls Royce là có tác dụng!"
Bây giờ, xin đừng đưa ra phản đối gì với nó... bởi vì đi từ nhà Lão Tử tới Phòng Phật, máy bay trực thăng sẽ không có tác dụng. Đừng tạo ra rắc rối cho tôi!
Câu hỏi 4
Thưa Thầy kính yêu,
Tôi biết rằng tôi ổn thoả như tôi đang vậy, nhưng làm sao tôi có thể chắc rằng người khác biết điều đó nữa?
Deva Kamma, tôi biết cách bạn đang cảm thấy!
Alan, một người đàn ông của các quí bà thực, chạy xô vào trong nhà thờ Cơ đốc giáo. Anh ta trượt vào trong phòng thú tội và nói, "Thưa cha, thưa cha, con vừa mới làm tình với một người đàn bà hai mươi nhăm lần!"
"Con có gia đình chưa?"linh mục hỏi.
"Chưa," Alan nói, "và con là người Do Thái, không phải là người Cơ đốc giáo, nhưg con phải nói cho ai đó!"
Bạn bắt đầu nói với mọi người! Họ sẽ nghĩ bạn điên bởi vì đây là thế giới rất kì lạ: nếu bạn nói về khổ của bạn không ai coi bạn điên cả. Nếu bạn bắt đầu nói rằng "Tôi cực kì hạnh phúc, cực lạc! Tôi cảm thấy vô cùng lớn lao, kì dị!" thế thì mọi người bắt đầu nghĩ bạn nổi điên, cái gì đó sai với bạn.
Mới hôm nọ một bức thư gửi tới tôi nói rằng "Sarvesh lại sắp nổi cơn điên rồi." Và mọi điều mà con người đáng thương này đã làm chỉ là diễn đạt cực lạc của anh ta. Thấy chỗ công xã mới anh ta trở nên cực lạc tới mức mọi người nghĩ là anh ta phát rồ.
Trong thế giới này điên khùng là ổn thoả. Lành mạnh là khó, bởi vì đa số mọi người đều là người điên khùng. Là lành mạnh thực sự khó.
Không ai sẽ tin vào bạn, Kamma, và mọi người sẽ cười bạn. Và điều đó xảy ra: khi bên trong bạn cảm thấy vui vẻ lớn và mọi thứ dường như khớp hoàn hảo, chạy rù rù, bạn muốn rằng người khác phải biết điều đó. Nó là sản phẩm phụ tự nhiên thôi - bằng không chư phật sẽ vẫn còn im lặng. Sao Phật Gautama đã nói tất cả? Sao Mahavira đã nói? Khi ông ấy chưa chứng ngộ ông ấy đi lên núi non; khi ông ấy trở nên chứng ngộ ông ấy quay lại thế giới. Và điều này bao giờ cũng là hoàn cảnh: mọi người đã đi lên núi non, vào rừng, vào rừng thẳm, để đi tìm chân lí. Họ phải đi vào trong im lặng, nhưng khi họ đạt tới họ chạy xô về, họ đã không để mất một khoảnh khắc nào. Họ đã chạy xô về bãi chợ để hô to từ nóc nhà!
Nhưng thế thì có nguy hiểm. Nguy hiểm là ở chỗ mọi người sẽ nghĩ bạn điên. Nguy hiểm là ở chỗ họ sẽ nghĩ bạn là kẻ gây phiền hà. Nguy hiểm là ở chỗ họ sẽ nghĩ rằng bạn có thể tạo ra rắc rối trong xã hội, bởi vì vài người khác có thể trở nên quan tâm tới ý niệm của bạn.
Không phải ngẫu nhiên mà Socrates bị giết, Jesus bị giết, Mansoor bị giết. Xã hội bảo vệ bản thân nó và sự lành mạnh của nó - cái gọi là sự lành mạnh của nó, mà thực sự không lành mạnh chút nào.
Cho nên, Kamma này, nếu bạn sẵn sang nhận mạo hiểm, cứ nói điều đó cho mọi người, đừng sợ. Đó là cách duy nhất họ sẽ đi tới biết về điều đó. Nhưng nhớ: thế thì bạn phải chấp nhận một cách vui vẻ bất kì cái gì họ làm với bạn. Thế thì đừng đổ trách nhiệm lên tôi -
tôi cảnh báo bạn ngay bây giờ. Bây giờ bắt đầu quảng cáo đi!
Malcolm G. Krebbs là người cuối cùng của những người già cổ hủ cứ tin vào làm kinh doanh mà không cần quảng cáo, và giống như nhiều người khác ông ấy thấy rằng triết lí của mình đã không có tác dụng nữa. Thế là cuối cùng ông ấy đi tới một hãng quảng cáo, nhưng với mối nghi ngờ lớn lao. Ông Krebbs không thể nào xoay xở mà hiểu được nguyên lí đằng sau việc quảng cáo cho tới khi người điều hành tài khoản của ông ấy giải thích điều đó cho ông ấy như thế này: "Làm kinh doanh mà không quảng cáo cũng giống như nháy mắt với một cô gái trong bóng tối - ông biết ông đang làm gì, nhưng chẳng ai khác biết cả."
Và đó là cách bạn đang cảm thấy đấy, Kamma, ngay bây giờ. Bạn có thể cứ nháy mắt trong bóng tối - chẳng ai sẽ biết. Đi vào chỗ sáng và nháy mắt... và thế rồi chịu hậu quả!
Nhưng người của tôi sẽ không nhận điều đó một cách tồi tệ đâu. Họ đang dần dần, dần dần trở nên nhận biết về hiện tượng như vậy. Họ sẽ chấp nhận bạn - nhưng bên ngoài công xã sẽ có rắc rối cho bạn, cho nên thận trọng. Người của tôi sẽ hiểu. Nếu họ có thể hiểu được tôi - đến mức này, người đi xa tới mức này - nói gì về bạn, Kamma? Bạn chỉ là người mới bắt đầu!
Dugan, người phát thư tại gần Hyannisport trong chuyến đi đầu tiên của mình tới New York, thấy bảng hiệu Leo lên cầu thang và tiết kiệm bốn mươi đô la về
bộ com lê mới. Người Ai len trèo lên và lập tức được cho xem một số áo quần kém chất lượng do Spiegal, người bán hàng năng nổ mời, Dugan đã từ chối cắn câu.
Spiegal biết rằng Zimmer, ông chủ, đang quan sát mình, cho nên anh ta làm nỗ lực đặc biệt với bộ quần áo tiếp. Spiegal xoay khách hàng quanh chiếc gương kêu lên, "Vừa khít khìn khịt! Ông trông như ngôi sao điện ảnh!"
Khi người Ai len lại nói không, Zimmer tiếp quản, đưa vài bộ com lê vải séc mầu thanh thiên và bán hàng trong năm phút. Khi Dugan đi rồi, ông chủ nói, "Anh xem bán dễ thế, anh có biết bán được lúc nào không? Ông ta tới ngay bộ com lê đầu tiên tôi chỉ cho ông ta đấy."
"Ấy à," Spiegal đồng ý, "nhưng ai đã làm cho ông ta hoa mắt chóng mặt?"
Ở đây tôi đang làm cho mọi người của tôi hoa mắt chóng mặt thế... bạn đừng lo, bạn có thể nói bất kì cái gì! Nhưng bên ngoài công xã thì phải thận trọng chút ít. Đừng cười to. Đừng đáng yêu thế, đừng ôm nhau và hôn nhau nhiều thế...
Điều đó gần như bao giờ cũng xảy ra: bạn càng đi sâu hơn, vui vẻ lớn thế càng ngày nảy sinh, và với vui vẻ, như sản phẩm phụ, có ham muốn chia sẻ. Nhưng không có cách khác - bạn phải chia sẻ.
Bắt đầu chia sẻ đi, trước hết với những người khùng của tôi - theo cách đó bạn sẽ học được nghệ thuật này - và thế rồi nếu bạn cảm thấy rằng bạn đủ tin tưởng, thế thì bắt đầu chia sẻ với người lạ, người
ngoài; những người không có ý niệm nào về thiền là gì; những người không có ý niệm đi vào bên trong nghĩa là gì, biết tới bản thân mình nghĩa là gì, im lặng nghĩa là gì, trống rỗng là gì. Họ có những ý niệm rất kì lạ. Họ nghĩ tâm trí trống rỗng là xưởng thợ của quỉ. Tâm trí trống rỗng là xưởng thợ của thượng đế, bởi vì thiền không có nghĩa nào khác ngoài sự trống rỗng.
Trước tiên, bắt đầu nói với những người có thể hiểu được ngôn ngữ của bạn, và thế rồi nói to trên nóc nhà. Tôi là người tin tưởng vững chắc vào quảng cáo, đừng lo nghĩ nhé!
Một mục sư tin tưởng vững chắc vào quảng cáo đã treo một biển hiệu dựng đứng ngay trước nhà thờ của mình, biển hiệu tuyên bố: Nếu ông mệt mỏi vì tội lỗi, mời vào!
Tuy nhiên, một thành viên mạnh dạn nào đó của giáo đoàn của ông ấy, người cũng tin tưởng vào quảng cáo, viết nguệch ngoạc một thông điệp phụ: "Nếu ông không mệt mỏi, gọi Grandview 9-6001."
#2Câu hỏi 5
Thưa Thầy kính yêu,
Chức năng của thầy là gì ở đây như người thầy?
Geeto, đó là câu hỏi khó, bởi vì tôi phải làm nhiều điều thế - không làm chúng, đó là phần khó nhất của nó! Tôi chưa bao giờ rời khỏi phòng mình, nhưng tôi phải làm nhiều điều, quan niệm được, không quan niệm được.
Nhưng chức năng cơ bản của thầy là buộc mọi người phải ra khỏi vô ý thức của họ. Đó là việc bạc bẽo, bởi vì bạn phải đánh họ mạnh - ý niệm của họ, khái niệm của họ, tầng lớp trung lưu của họ, triết lí tư sản. Và mọi điều họ đã nghĩ là vĩ đại, mọi điều họ đã nghĩ là đúng, bạn phải cứ nói với họ rằng nó tất cả đều vô nghĩa, rằng nó chỉ là chuyện tào lao! Và tất nhiên họ cảm thấy bị tổn thương.
Rizzutti đang ngồi trong quán rượu bên cạnh nhà. Cạnh anh ta là McIntyre ngồi, người đã uống khá đủ bia và đang nhìn chằm chằm vào chiếc cốc trống rỗng của mình.
Anh ta quay sang Rizzutti và hỏi, "Này, anh đã đổ cốc bia vào tôi đấy à?"
"Tuyệt đối không!" người Italia trả lời.
McIntyre quay sang người ngồi bên kia của mình. "Thưa ông, ông có tình cờ đổ cốc bia lên đùi tôi không đấy?"
"Không!" người này cắn cảu.
"Chính là điều tôi đã nghi ngờ," người Ai len nói. "Nó là việc bên trong rồi!"
Bạn đang vô ý thức như vậy đấy. Bạn thậm chí không biết điều gì đang xảy ra cho mình như việc bên trong! Ngay cả điều đó cũng phải được đem vào sự chú ý của bạn. Và bạn cố gắng thoát khỏi việc nhìn bất kì chân lí nào, bởi vì nó sẽ làm tan tành nhiều ý niệm cũ của bạn, và bạn đã trở nên thân thiết, quen thuộc với chúng. Bạn cảm thấy ấm cúng khi được bao quanh bởi cái vô nghĩa cũ của mình.
Bất kì khi nào bạn bị buộc phải nhìn một ý niệm mới bạn đều rùng mình - bởi vì đó không chỉ là vấn đề nhìn thấy một ý niệm mới. Cho phép một ý niệm mới vào trong bản thể bạn và bạn sẽ phải thay đổi toàn bộ cách nhìn của mình, bởi vì thế thì bạn sẽ bắt đầu thấy rằng khái niệm mới này, cách nhìn mới này, không khớp với bất kì cái gì cũ cả.
Tôi đã nghe một câu chuyện về bá tước Keyserling - cháu ông ấy đang ở đây, một sannyasin. Bá tước Keyserling đã là một trong những nhà tư tưởng Đức nổi tiếng nhất. Ông ấy đã du hành xa ở phương Đông; ông ấy bị say mê bởi phương Đông. Cháu ông ấy phải có cái gì đó của bá tước Keyserling trong mình, do đó anh ấy đã tới tôi.
Khi bá tước Keyserling ở Trung Quốc, một người bạn tặng ông ấy một cái hộp rất đẹp, cổ hai nghìn năm, nhưng với một điều kiện phải được hoàn thành trong hai nghìn năm: rằng mặt hộp phải hướng về phương Đông. Một mảnh công trình nghệ thuật đẹp, một công trình nghệ thuật lớn! Với điều kiện đó, trong hai nghìn năm bất kì ai sở hữu nó đều đã tuân theo điều đó.
Bá tước Keyserling nhất trí với điều đó. Ông ấy đặt chiếc hộp trong phòng khách hướng về phương Đông, nhưng thế thì toàn thể phòng khách bị mất cân đối. Cái hộp trông kì dị, cho nên toàn thể phòng khách phải được kê lại. Nhưng thế thì toàn thể phòng khách không còn khớp với ngôi nhà nữa! Nhưng bá tước Keyserling là con người của lời hứa - ông ấy đã đổi toàn thể ngôi nhà của mình... nhưng thế thì vườn lại không khớp, cho nên ông ấy đã phải đổi vườn. Và thế rồi ông ấy trở nên sợ, bởi vì khi ông ấy đổi vườn, ngôi nhà lại không khớp với hàng xóm. Bây giờ, ông ấy chẳng thể làm được gì với hàng xóm!
Thế rồi ông ấy đã viết một bức thư cho người đã cho ông ấy cái hộp này, "Xin ông nhận lại cái hộp này lại đi - tôi không biết làm sao tôi có thể hoàn thành được điều kiện này. Tôi sẽ phải thay đổi toàn thế giới! Bây giờ là hàng xóm, thế rồi đến thị trấn, thế rồi đến quận, thế rồi đến tỉnh, thế rồi đến quốc gia... Điều này thì quá nhiều!"
Nếu bạn bắt đầu thấy chỉ một tia sáng, một ánh sáng mới, bạn sẽ phải thay đổi toàn thể thế giới của mình.
Người bạn viết cho bá tước Keyserling, "Đừng lo, đó đích xác là thông điệp này: rằng ngay cả một cái hộp nhỏ cũng có thể làm thay đổi toàn thể thế giới của ông. Nó là một biểu tượng Đạo cổ điển; thông điệp được chứa trong nó. Ông đã hiểu thông điệp này."
Cho phép một sáng suốt nhỏ của vị phật trong bạn và bạn sẽ không bao giờ còn như cũ. Đó là chức năng của tôi ở đây như người thầy: cho bạn cái gì đó mà sẽ
không khớp với bạn nhưng cái đó sẽ có ý nghĩa vô cùng cho bạn tới mức bạn sẽ sẵn sàng thay đổi vì nó, tới mức bạn sẽ sẵn sàng liều mọi thứ vì nó.
Người coi vườn bách thú đi hướng tới chuồng căng gu ru đúng quãng giờ cho ăn thì, rất đỗi ngạc nhiên, con căng gu ru nhảy qua hàng rào cao ba mét và nhảy lò cò đi mất hút. Người coi vườn bách thú hoảng hốt lao tới chuồng và đối diện với một người đàn bà đang đứng trước chuồng.
"Có chuyện gì vậy?" ông ta hỏi.
"Tôi không có khái niệm nhút nhát," bà ấy đáp. "Mọi điều tôi làm là cù nó một chút."
"Này, thưa bà," ông ta đáp, "Tôi đoán bà phải cù tôi tốt hơn vào cùng chỗ đó - tôi là người phải bắt nó lại bây giờ!"
Chức năng của tôi là cù bạn vào đúng chỗ - bởi vì đó là cuộc hành trình dài, lâu dài, cuộc hành hương, và bạn sđịnh bắt giữ Thượng đế. Ít hơn điều đó sẽ không thoả mãn cho bạn.
#2Câu hỏi cuối cùng:
Thưa Thầy kính yêu,
Sao tôi không được chứng ngộ sớm? Sao có nhiều chậm trễ thế?
Sagaram, nguyên nhân phải ở trong bạn. Thực ra, bạn là nguyên nhân đấy. Bạn không cố hiểu điều tôi đang nói. Bây giờ chứng ngộ đã trở thành đối tượng của ham muốn của bạn - và chứng ngộ xảy ra chỉ khi không ham muốn nào còn lại. Và khi tôi nói không ham muốn tôi đích xác ngụ ý không ham muốn - tuyệt đối vô ham muốn. Ham muốn chứng ngộ vẫn là ham muốn. Nếu bạn cứ ham muốn chứng ngộ nó sẽ không xảy ra, không sớm không muộn. Nó chưa bao giờ sẽ xảy ra. Bạn sẽ phải vứt bỏ ham muốn.
Thấy ra vấn đề này đi, bởi vì tâm trí tinh ranh và ngu xuẩn tới mức nó có thể cứ láu cá hơn. Bạn thậm chí có thể nói, "Thôi được rồi, thế thì tôi sẽ vứt bỏ ham muốn này - nhưng liệu có đảm bảo rằng khi tôi vứt bỏ tất cả ham muốn này, kể cả ham muốn chứng ngộ nữa, liệu có đảm bảo rằng tôi sẽ trở nên chứng ngộ không?" Bạn lại bỏ lỡ vấn đề lần nữa: điều đó không thể được đảm bảo. Và vứt bỏ ham muốn để đạt tới chứng ngộ không phải là vứt bỏ chút nào - ham muốn đang lại tới từ cửa sau. Bạn không đạt tới chứng ngộ bởi vì bạn muốn đạt tới chứng ngộ, và nó không phải là cái gì đó có thể được muốn, có thể được ham muốn. Bạn không thể tham vọng được về nó.
Thế thì cái gì cần được làm? Cố hiểu cái vô tích sự của ham muốn. Cố gắng thấy rằng ham muốn là thủ phạm, rằng ham muốn cứ đem bạn đi xa khỏi khoảnh khắc hiện tại. Chính ham muốn đang không cho phép bạn có tính thiền. Chính ham muốn cứ tạo ra tâm trí và cứ tạo ra cản trở cho thiền. Tâm trí là cản trở cho thiền. Chính ham muốn cứ tạo ra thời gian và thời gian ngăn
cản cái vĩnh hằng, trở thành tảng đã chắn giữa bạn và cái vĩnh hằng.
Thấy ra vấn đề đi - đơn giản thấy nó! Vấn đề không là phải vứt bỏ nó. Chỉ cần thấy ra vấn đề, rằng ham muốn là địa ngục của bạn. Thấy nó, ham muốn biến mất, bởi vì nếu bạn thấy nó một cách rõ ràng, toàn bộ, một trăm phần trăm, làm sao bạn có thể cứ ham muốn thêm nữa? Nó sẽ tuột khỏi bàn tay bạn theo cách riêng của nó. Và trong chính khoảnh khắc đó là chứng ngộ. Khoảnh khắc đó là chứng ngộ.
Chứng ngộ không phải là cái gì đó sẽ tới bạn từ đâu đó khác. Ham muốn bị vứt bỏ, và bạn là vị phật. Khác biệt duy nhất giữ bạn và vị phật là ham muốn.
Điều đã xảy ra cho Gautam Siddhartha đích xác theo cùng cách này. Trong sáu năm ông ấy cũng đã, Sagaram này, liên tục khao khát về chứng ngộ và đã không thể nào đạt tới nó được. Trong sáu năm ông ấy đã cố gắng gian nan, và gian nan hơn bất kì người nào đã từng làm. Ông ấy đã liều tất cả. Ông ấy đã là chiến binh, một kshatriya - người chỉ biết cách chiến đấu. Ông ấy đã tranh đấu với Thượng đế, với sự tồn tại. Ông ấy đã muốn chinh phục chân lí, ông ấy đã muốn trở thành người chinh phục. Và sau sáu năm nỗ lực gian khổ ông ấy đã chẳng đạt tới đâu cả, thậm chí không tiến được một li gần chân lí hơn lúc ông ấy bắt đầu.
Một đêm trăng tròn ngồi dưới gốc cây, ông ấy bắt đầu nhìn lại. Sáu năm đã trôi qua kể từ lúc ông ấy từ bỏ gia đình, cung điện, vương quốc. Mọi điều được viết trong kinh sách ông ấy đều đã làm và mọi điều các thầy giáo ông ấy tới hỏi đã bảo ông ấy làm ông ấy đều đã làm hết - và ông ấy đã làm điều đó với tính toàn bộ.
Bây giờ chẳng còn gì hơn để làm cả. Toàn thể dự án này đã thất bại.
Thế rồi đột nhiên ông ấy trở nên nhận biết rằng "Mặc dầu mình đã tìm kiếm chân lí, mình đã tìm kiếm Thượng đế, mình vẫn là con người cũ - cùng bản ngã ấy, cùng ham muốn ấy, cùng tham vọng ấy: tham vọng chinh phục, tham vọng được thắng lợi. Mình vẫn là con người cũ; sáu năm này chẳng cái gì đã thay đổi. Các đối tượng của ham muốn đã thay đổi - chúng không còn là thứ trần tục, chúng là về thế giới khác - nhưng điều đó tạo ra khác biệt gì? Ham muốn vẫn là ham muốn, dù trần tục hay thế giới khác, điều đó không thành vấn đề. Ham muốn vẫn là ham muốn; bản chất của nó là một."
Thấy điều đó và thấy cái vô tích sự của nó, tối hôm đó ông ấy đã vứt bỏ... hay sẽ tốt hơn nên nói rằng ham muốn tự nó đã vứt bỏ bản thân nó. Tối hôm đó khi trăng đã lên, một con người hoàn toàn mới đã nảy sinh trong ông ấy: tâm thức vô ham muốn, con người vô tham vọng, không đòi hỏi điều gì. Mắt ông ấy lần đầu tiên đã trong trẻo, quang đãng, không khói của ham muốn. Ngọn lửa của ông ấy đã cháy sáng. Đêm đó ông ấy đã ngủ lần đầu tiên trong đời không mơ, bởi vì một khi ham muốn biến mất, mơ biến mất. Mơ là phản xạ của ham muốn của bạn.
Và sáng hôm sau ngay trước khi mặt trời mọc, ông ấy đã mở mắt ra. Chẳng có gì để làm ngày hôm đó, mọi thứ đều đã chấm dứt. Ông ấy không còn quan tâm tới thế giới này, ông ấy không còn quan tâm tới thế giới khác. Ông ấy vẫn còn trong khoảnh khắc; không có dự án nào để làm. Ông ấy đã hoàn toàn trống rỗng.
Ông ấy nhìn vào mặt trời đang lên... và đó là khoảnh khắc ông ấy đã trở nên chứng ngộ.
Chứng ngộ là gì? - sáng suốt rằng ham muốn là vô tích sự, rằng tham vọng là ốm yếu. Thế rồi bỗng nhiên bạn bị ném trở lại khoảnh khắc hiện tại. Ở trong khoảnh khắc hiện tại là được chứng ngộ. Ở bây giờ và ở đây là được chứng ngộ.
Bạn tất cả đều là chư phật – đang mơ mộng, ham muốn. Hiểu ham muốn và buông bỏ nó đi.
Đủ cho hôm nay.
**************************************************************************************************************************************************************************************************
#3Cuộc sống: món quà vĩ đại nhất
Sống là dễ
Cho người không xấu hổ,
trơ tráo như đám đông,
tán chuyện tầm phào luẩn quẩn,
rỗng tuếch, xen vào việc người khác, phóng đãng.
Nhưng sống là khó
với người yên tĩnh đảm nhiệm
con đường của hoàn hảo,
với thuần khiết, tách rời và mạnh mẽ.
Người đó thấy ánh sáng.
Nếu ông giết người, dối trá hay trộm cắp,
ngoại tình hay say rượu,
Ông đào gốc rễ của riêng mình lên.
Và nếu ông không thể làm chủ bản thân mình,
Điều hại ông gây quay lại chống ông
nặng hơn.
Ông có thể cho với tinh thần ánh sáng
hay khi ông hài lòng,
nhưng nếu ông chỉ lo người khác cho bao nhiêu
hay người đó chiếm bao nhiêu,
ông gây rắc rối cho yên tĩnh của mình vô tận.
Những gốc rễ ghen tị này!
Phá chúng đi
và tận hưởng yên tĩnh kéo dài.
Không có lửa nào như đam mê,
Không có xiềng xích nào như ghét.
Ảo tưởng là lưới,
ham muốn là sông cuốn đi.
Thấy lỗi của anh em ông sao dễ thế,
Đối diện với lỗi của riêng ông sao khó thế.
Ông sàng lỗi của người đó trong gió như trấu,
Nhưng lỗi của ông thì ông giấu đi,
giống như kẻ lừa che giấu cú ném không may.
Nhấn vào lỗi lầm của người anh em của ông
làm tăng gấp bội lỗi riêng của ông.
Ông ở xa chỗ cuối cuộc hành trình của mình.
Con đường không ở trên trời.
Con đường ở trong tim.
Nhìn cách ông yêu
bất kì cái gì giữ ông khỏi cuộc hành trình.
Nhưng Như lai,
"Những người đã vượt ra bên ngoài,"
đã chinh phục thế giới.
Họ là tự do.
Con đường không ở trên trời.
Con đường ở trong tim.
Mọi thứ đều nảy sinh và mất đi.
Nhưng người đã thức tỉnh, là thức tỉnh mãi mãi.
Sống là dễ
cho người không xấu hổ,
trơ tráo như đám đông,
tán chuyện tầm phào luẩn quẩn,
vô ích, xen vào việc người khác, phóng đãng.
Cuộc sống có thể được sống theo hai cách: hoặc như cú ngã liên tục... thế thì bạn bị kéo đi bởi các lực vô thức của hấp dẫn; bạn không cần làm nỗ lực nào. Bạn không cố gắng đạt tới đỉnh cao, bạn đơn giản là tảng đá lăn xuống. Một cách tự nhiên điều đó có vẻ dễ dàng, thoải mái, thuận tiện. Nếu bạn tuân theo xã hội, nếu bạn sống theo truyền thống, nếu bạn đi theo đám đông ngu xuẩn, sống là dễ dàng, nhưng với cái giá rất lớn: bạn không trưởng thành. Bạn bỏ lỡ toàn thể vấn đề, bởi vì sống có ý nghĩa chỉ khi nó là trưởng thành liên tục.
Con người là con vật duy nhất trong sự tồn tại có năng lực tiến hoá. Charles Darwin nói rằng khỉ đã tiến hoá và trở thành người. Tôi không đồng ý với ông ấy, tôi không thể đồng ý được với ông ấy. Không phải là
tôi có cái gì chống lại khỉ - chúng là tốt! - nhưng nếu điều ông ấy nói là đúng, thế thì tại sao tất cả khỉ đã không trở thành người? Trong hàng triệu năm khỉ vẫn còn là khỉ. Sao chúng không trưởng thành? Chúng đáng phải lấy ít nhất vài bước sơ bộ cho tới giờ chứ, nhưng chúng còn đích xác như cũ như chúng bao giờ cũng vậy.
Bạn không thể tìm thấy bằng chứng ủng hộ cho lí thuyết của Charles Darwin trừ phi bạn quan sát chính khách. Thế thì người ta ngờ ông ấy có thể đúng - bằng không thì không có đâu! Bằng không, khỉ vẫn còn là khỉ. Và người đã từng theo Darwin và cố gắng chứng minh lí thuyết của ông ấy đã từng bắt gặp những lỗ hổng lớn, không thể bắc cầu qua được. Lỗ hổng lớn nhất là, họ vẫn chưa tìm thấy móc nối đang bị mất - bởi vì giữa khỉ và người phải có vài móc nối. Có khoảng cách lớn giữa khỉ và người. Các bước thiếu ở đâu? Thậm chí không có lấy một bằng chứng đã được tìm thấy... ngoại trừ Idi Amin từ Uganda!
Thực ra, toàn thể lí thuyết của Darwin chỉ là phỏng đoán; nó chưa được hợp thức khoa học. Và về mặt tâm linh nó sẽ chẳng bao giờ hợp thức, bởi vì những người đã biết sự phát triển tâm linh của con người đều dứt khoát đi tới kết luận này: rằng con người là sinh linh khác với bất kì sinh linh nào khác trên trái đất. Con người là con vật đang tiến hoá. Không con vật nào khác tiến hoá; chúng vẫn còn như cũ. Chúng là những kẻ rất tuân thủ: chúng không đi ra ngoài tính di truyền của chúng. Chúng chưa bao giờ vượt qua giới hạn của điều được bản năng của chúng cho phép; chúng chưa bao giờ làm bất kì cái gì bên ngoài bản năng, bên ngoài vô thức.
Chính chỉ con người mới có khả năng tạo ra một Phật, một Lão Tử, một Jesus, một Bahauddin. Chính bởi vì chư phật mà chúng ta có thể nói con người có năng lực là thượng đế. Chính là trong chư phật mà chúng ta đã tìm ra mối nối giữa con người và Thượng đế. Darwin và tín đồ của ông ấy đã không có khả năng tìm ra móc nối giữa khỉ và người, nhưng chúng ta đã tìm thấy trong chư phật mối nối giữa người và Thượng đế. Con người có tiềm năng vô hạn.
Nhưng thế thì bạn không thể sống được cuộc sống thoải mái. Bạn không thể chỉ là một người thuộc câu lạc bộ Rotary hay Lion. Bạn không thể chỉ là người Hindu hay người Mô ha mét giáo. Bạn không thể cứ đi theo các đám đông. Đám đông hành xử theo bản năng; họ không biết gì về cõi bên kia. Cuộc sống của họ là thoải mái. Nếu bạn là một phần của họ cuộc sống của bạn cũng sẽ thoải mái, nhưng sẽ không có trưởng thành. Và trưởng thành mới là mọi thứ thành vấn đề.
Điều duy nhất thành vấn đề trong cuộc sống là sự trưởng thành. Chừng nào bạn chưa đi tới đỉnh tối thượng của việc trở thành thượng đế, bạn đang làm phí hoài cơ hội cực kì có ý nghĩa.
Phật nói:
Sống là dễ
cho người không xấu hổ,
Ý niệm Phật giáo này về xấu hổ phải được hiểu tương phản với ý niệm Công giáo về tội lỗi. Trong các từ điển chúng dường như đồng nghĩa; chúng không phải vậy. Xấu hổ là hiện tượng hoàn toàn khác.
Tội lỗi bị người khác áp đặt lên bạn. Nó là chiến lược của các tu sĩ để khai thác. Nó là mưu đồ giữa tu sĩ và chính khách để giữ cho nhân loại trong nô lệ sâu sắc mãi mãi. Họ tạo ra tội lỗi trong bạn, họ tạo ra nỗi sợ tội. Họ kết án bạn, họ làm cho bạn sợ, họ đầu độc chính gốc rễ của bạn bằng ý niệm tội lỗi. Họ phá huỷ mọi khả năng của tiếng cười, vui vẻ, lễ hội. Việc kết án của họ lên tới mức cười dường như là tội, vui vẻ nghĩa là bạn là người trần tục.
Người Ki tô giáo nói Jesus chưa bao giờ cười. Dối trá làm sao! Và họ đã từng nói dối trong nhiều thế kỉ và với sự nhạy bén thượng đế học thế, với sự uyên bác lớn lao thế. Họ đã từng nói dối rất ngoan đạo, rất tôn giáo. Bạn đã bao giờ bắt gặp bức tranh Jesus hay bức tượng mà ông ấy trông hạnh phúc, phúc lạc, vui vẻ chưa? Không thể được! Bạn không thể quan niệm nổi về một Jesus vui vẻ - sau hai nghìn năm tuyên truyền Ki tô giáo toàn thể hình ảnh của Jesus đã trở nên bị bóp méo.
Ông ấy là con người của vui vẻ lớn lao. Ông ấy là người biết cách cười và cách yêu và cách sống một cách lễ hội. Ông ấy thích ăn và uống. Ông ấy phải đã nhảy múa, ông ấy phải đã đùa cợt với bạn bè mình, với đệ tử của mình. Tôi không thể quan niệm nổi ông ấy không có khả năng khôi hài, bởi vì tôi không thể nào quan niệm nổi người tâm linh không có khả năng khôi hài. Khả năng khôi hài là một trong những phẩm chất nền tảng nhất của con người tôn giáo.
Nhưng bức tranh người Ki tô giáo đã vẽ về Jesus là xấu. Ông ấy bao giờ cũng buồn, trong nỗi buồn sâu sắc - mang toàn thể gánh nặng của tội lỗi nguyên thuỷ mà Adam và Eve đã phạm phải. Ông ấy đã được người
Ki tô giáo mô tả như đang làm việc phục vụ lớn lao cho nhân loại. Ông ấy là đấng cứu tinh - và làm sao đấng cứu tinh có thể cười được? Tiếng cười dường như là phẩm chất trần tục thế. Ông ấy phải rất nghiêm chỉnh, mặt dài ra. Họ đã phá huỷ cái đẹp của Jesus.
Jesus phải được làm phục sinh lại. Ông ấy đã bị giết hai lần. Lần đầu ông ấy đã bị người Do Thái và người La Mã giết, và thế rồi ông ấy đã bị các tu sĩ Ki tô giáo giết. Ông ấy trốn khỏi lần sát hại đầu, nhưng từ lần thứ hai ông ấy đã không thể có khả năng trốn thoát được. Ông ấy sẽ vẫn là kẻ bị bắt giữ của Vatican; ông ấy phải được giải phóng khỏi Vatican.
Những người này, người đã làm cho Jesus trông nghiêm chỉnh thế, buồn thế, âu sầu thế - người đã làm cho ông ấy thành kẻ tử vì đạo - cũng đã tạo ra mặc cảm tội lỗi lớn trong nhân loại. Bất kì khi nào bạn cười cứ dường như bạn đang làm điều gì đó sai. Bất kì khi nào bạn hạnh phúc bạn bắt đầu trông phạm tội. Làm sao bạn có thể hạnh phúc được? Làm sao bạn có thể cười được? Làm sao bạn có thể nhảy múa được? Làm sao bạn có thể hát được? Toàn thế giới đang trong đau khổ thế, và bạn ca hát, và bạn nhảy múa sao? Điều đó dường như là bạn phải độc ác.
Krishna dường như độc ác theo con mắt người Ki tô giáo: thổi sáo, nhảy múa, ca hát, mở hội. Ông ấy dường như là người theo chủ nghĩa khoái lạc, một Zorba Hi Lạp! Người Ki tô giáo không thể nào quan niệm được Krishna có tính tâm linh. Và thực ra, từ 'christ' có nguồn gốc từ từ 'krishna' đấy. Jesus phải có cùng phẩm chất như Krishna; do đó ông ấy đã được gọi là Christ. 'Christ' bắt nguồn từ 'krishna', và tâm thức-Krishna đơn giản nghĩa là tâm thức cực lạc.
Nhưng tại sao tu sĩ cứ tạo ra mặc cảm tội lỗi trong con người? Có bí mật đằng sau điều đó. Nếu bạn có thể làm cho nhân loại cảm thấy mặc cảm tội lỗi bạn vẫn còn quyền thế. Người mặc cảm tội lỗi bao giờ cũng sẵn sàng phục vụ người quyền thế. Người đó bao giờ cũng sẵn sàng phục vụ cho những kẻ khắt khe đạo đức. Người đó bao giờ cũng sẵn sàng là nô lệ cho tu sĩ. Người mặc cảm tội lỗi không thể có đủ dũng cảm để nổi dậy - đó là bí mật. Chỉ người phúc lạc mới có thể có tính nổi dậy. Các tu sĩ phải đã tìm thấy bí mật này từ lâu trước đây, bởi vì họ đã từng thực hành nó trong nhiều thế kỉ và họ đã phá huỷ tất cả cái đẹp của linh hồn con người.
Nhớ rằng khi Phật nói "xấu hổ" ông ấy không ngụ ý mặc cảm tội lỗi. Xấu hổ là hiện tượng hoàn toàn khác. Mặc cảm tội lỗi bị áp đặt bởi người khác; xấu hổ là kinh nghiệm riêng của bạn. Xấu hổ là ở bên trong, mặc cảm tội lỗi là từ bên ngoài. Xấu hổ không phải bởi vì người khác mà bởi vì việc hiểu biết riêng của bạn: "Mình đang làm gì cho cái ta riêng của mình? Mình đang làm gì cho cuộc sống của mình? Làm sao mình làm phí hoài nó?" Điều đó chẳng liên quan gì tới các tu sĩ, người Ki tô giáo, người Hindu hay người Mô ha mét giáo. Nó có cái gì đó liên quan tới nhận biết của bạn. Nó chẳng liên quan gì tới luật đạo đức của xã hội. Nó có cái gì đó liên quan tới tâm thức bạn, không với lương tâm bạn.
Mặc cảm tội lỗi là một phần của lương tâm, và lương tâm được người khác tạo ra. Bạn có lương tâm Hindu giáo và lương tâm Mô ha mét giáo và lương tâm Jaina giáo, nhưng tâm thức đơn giản là tâm thức. Không có cái gì như tâm thức Hindu giáo hay tâm thức Mô ha mét giáo.
Tâm thức làm cho bạn nhận biết về điều bạn đang làm cho bản thân mình. Và khi bạn thấy rằng bạn đang pháy huỷ những cơ hội cực kì đầy hàm ý cho trưởng thành, xấu hổ nảy sinh trong bạn. Bạn bắt đầu cảm thấy nỗi khổ sâu sắc, và nỗi khổ đó có ích cho trưởng thành, nỗi đau đó có ích cho trưởng thành. Nó đem bạn, lần đầu tiên, tới cách nhìn về cái có thể, thoáng nhìn về các đỉnh cao.
Mặc cảm tội lỗi đơn giản nói rằng bạn là tội nhân. Và cảm giác xấu hổ đơn giản chỉ cho bạn rằng bạn không cần phải là tội nhân, rằng bạn được ngụ ý là thánh nhân. Nếu bạn là tội nhân đó chỉ là vì vô ý thức của bạn; bạn không là tội nhân bởi vì xã hội theo đạo đức nào đó còn bạn không theo nó.
Mọi hệ thống đạo đức đều không phải là đạo đức, và cái gì đó là đạo đức ở nước này không phải là đạo đức ở nước khác. Cái gì đó đạo đức trong tôn giáo này không là đạo đức trong tôn giáo khác. Cái gì đó là đạo đức hôm nay đã không phải là đạo đức hôm qua. Đạo đức thay đổi, đạo đức chỉ là tuỳ tiện. Nhưng tâm thức là vĩnh hằng, nó không bao giờ thay đổi. Nó đơn giản là cái tuyệt đối - chân lí.
Một khi bạn đã trở nên nhận biết thêm chút ít bạn bắt đầu cảm thấy điều mình đã làm cho bản thân mình và cho người khác. Kinh nghiệm đó đem tới xấu hổ, và xấu hổ là tốt còn cảm giác tội lỗi là xấu. Với cảm giác tội lỗi, sâu bên dưới bạn biết rằng nó tất cả đều vô nghĩa.
Chẳng hạn, trong tôn giáo Jaina ăn ban đêm là tội lỗi. Nếu bạn được sinh ra là người Jaina và thỉnh thoảng bạn ăn ban đêm, bạn sẽ cảm thấy rất phạm tội; hoàn toàn biết rõ - nếu bạn đủ thông minh bạn sẽ biết
điều đó - rằng đây là ngu xuẩn, không thể có bất kì tội lỗi nào trong việc ăn đêm được. Nhưng dầu vậy lương tâm bạn sẽ châm chích bạn, bởi vì lương tâm bị thao túng bởi tu sĩ, những kẻ có quyền bên ngoài, kẻ đang chi phối bạn.
Do đó mặc cảm tội lỗi tạo ra cá tính kép trong bạn: trên bề mặt bạn là người này và sâu bên dưới bạn là người khác - bởi vì bạn có thể thấy cái vô tích sự của nó, cái vô nghĩa của nó. Bạn trở nên chia chẻ - mặc cảm tội lỗi tạo ra tinh thần phân liệt. Và toàn thể nhân loại đang chịu đựng chứng tinh thần phân liệt bởi lẽ đơn giản là chúng ta đã tạo ra mặc cảm tội lỗi, nhiều và sâu tới mức chúng ta đã phân chia mọi người thành hai.
Một phần của người đó là xã hội, hình thức. Người đó đi tới nhà thờ và tuân theo các qui tắc mỗi khi chúng là khả thi. Người đó duy trì mặt tiền nào đó, khuôn mặt nào đó, và từ cửa sau người đó sống một cuộc sống hoàn toàn khác - chính điều đối lập với điều người đó thuyết giảng, chính điều đối lập với điều người đó cứ ca ngợi hoài.
Ý niệm về xấu hổ chưa bao giờ tạo ra bất kì xung đột nào bên trong bạn, nó chưa bao giờ tạo ra bất kì chia chẻ nào. Nó tạo ra thách thức, nó thách thức bạn, nó thách thức lòng can đảm của bạn. Nó nói với bạn, "Vươn lên đi - bởi vì đó là quyền tập ấm của bạn. Vươn tới các đỉnh cao, chúng là của bạn. Những đỉnh cao ánh mặt trời đó là nhà thực của bạn, và bạn đang làm gì trong thung lũng tối tăm này, bò như con vật vậy? Bạn có thể bay - bạn có cánh mà!"
Mặc cảm tội lỗi kết án cái sai trong bạn. Ý niệm về xấu hổ làm bạn nhận biết về điều là có thể. Mặc cảm
tội lỗi đem quá khứ của bạn vào lặp đi lặp lại - đè nặng bạn bằng quá khứ. Và ý niệm về xấu hổ đem tương lai tới cho bạn, nó làm thoát ra năng lượng của bạn. Chúng là khác nhau hoàn toàn.
Phật nói: Sống là dễ cho người không xấu hổ...
trơ tráo như đám đông,...
Tinh ranh thế! Và mọi người nghĩ rằng tinh ranh là tài tình. Nó không phải vậy đâu - chỉ người tầm thường mới tinh ranh. Người thực sự thông minh không cần tinh ranh. Người đó thông minh và điều đó còn đủ hơn nhiều. Tinh ranh là cái thay thế nghèo nàn, cái thay thế giả cho thông minh. Người tầm thường cố gắng để có vẻ thông minh; trong chính nỗ lực đó người đó trở thành tinh ranh.
Và tinh ranh lớn nhất là kẻ đạo đức giả: là cái này và biểu lộ là cái gì đó khác. Nhưng thế thì cuộc sống sẽ dễ dàng. Phật làm điều đó thành rõ ràng: bạn sẽ khớp với người tinh ranh khác, họ sẽ hiểu ngôn ngữ của bạn.
Lỗi của Jesus là gì? Lỗi duy nhất là ở chỗ ông ấy không tinh ranh. Lỗi của Socrates là gì? Lỗi duy nhất là ở chỗ ông ấy là người thông minh thực sự, hoàn toàn hồn nhiên, đầy thông minh nhưng không tinh ranh.
Tinh ranh là hèn nhát, thông minh là dũng cảm. Và dũng cảm lớn nhất trên thế giới này là đích xác điều tâm thức bạn nói bạn là. Còn hèn nhát lớn nhất trên thế giới là đi theo người khác, là bắt chước người khác. Thế thì bạn vẫn còn giả tạo. Thế thì bạn chưa bao giờ
là hoa hồng thực, chỉ là hoa hồng nhựa trông có vẻ như hoa hồng nhưng không phải là hoa hồng. Nó sẽ không có hương thơm nào và nó sẽ không có sự sống động nào, và nó sẽ không nhảy múa trong gió và ca hát trong ánh mặt trời. Nó sẽ chết! Trơ tráo như đám đông...
tán chuyện tầm phào luẩn quẩn,...
Sao mọi người hay nói chuyện tầm phào? Phải có lí do gì đằng sau điều đó chứ? Sao họ cứ diễu cợt sau lưng nhau? Đây là cách thức của tinh ranh. Họ không phải là người chân thành, họ không phải là người đích thực. Họ không nói điều họ muốn nói với bạn, nhưng họ phải nói điều đó; bằng không họ sẽ vẫn còn bị nặng gánh bởi nó. Do đó mới có nói chuyện tầm phào. Họ không thể nói sự thật vào mặt bạn được, họ phải nói nó đằng sau lưng bạn. Và họ nói nó ở mức độ cao hơn bình thường, một cách tự nhiên.
Họ phải kìm nén bản thân họ trước bạn, họ phải mỉm cười và biểu lộ khuôn mặt giả; và họ cảm thấy rằng họ đang không chân thành, họ cảm thấy họ xấu xí, họ cảm thấy rằng họ hèn nhát. Họ sẽ báo thù. Và đây là cách báo thù của họ: họ sẽ nói chuyện tầm phào về bạn, họ sẽ nói mọi điều về bạn, họ sẽ bịa ra những điều về bạn. Và họ sẽ bịa ra những điều về bản thân họ nữa; điều họ không có, họ sẽ giả vờ là có. Họ sẽ khuếch đại lỗi của bạn và họ sẽ khuếch đại vinh quang của họ.
Sokolow, bẩy mươi nhăm tuổi, xô vào văn phòng của bác sĩ. "Bác sĩ tiêm cho tôi một phát đi để tôi có
thể trẻ lại đi," ông ấy cầu xin. "Tôi đã có hẹn với một bé trẻ đêm nay!"
"Đợi một phút," bác sĩ nói. "Ông bẩy mươi nhăm tuổi rồi. Tôi chẳng thể làm gì được cho ông."
"Nhưng bác sĩ ơi," ông già kêu lên, "ông bạn tôi, Rosen, những tám mươi lăm, và ông ấy nói ông ấy làm ba lần một tuần cơ đấy!"
"Thôi được," bác sĩ khuyên, "vậy ông nói điều đó đi!"
Điều bạn không thể làm được, ít nhất bạn có thể nói bạn làm. Ai ngăn cản bạn không nói điều đó?
... rỗng tuếch, xen vào việc người khác, phóng đãng.
Những người này là rỗng tuếch, trống rỗng, hoàn toàn trống rỗng, hổng hoác, đầy những rơm mà chẳng cái gì khác. Nhưng họ cứ ba hoa về bản thân mình, họ cứ tuyên bố bản thân mình là vĩ đại - họ tìm cách thức và phương tiện. Và cách dễ nhất để tuyên bố bản thân mình là vĩ đại là tuyên bố rằng người khác chẳng là gì cả, là thu họ bé lại nhiều nhất có thể được. Điều đó giúp cho bạn cảm thấy rằng bạn là ai đó đặc biệt. Và những người này nhất định là người hay xen vào việc người khác, hay than phiền, bao giờ cũng sẵn sàng đánh nhau vì điều tầm thường.
Quan sát bản thân bạn và quan sát người khác. Mọi người đang làm gì? Chín mươi phần trăm năng lượng của họ bị phí hoài trong việc tinh ranh, đạo đức
giả, nói chuyện tầm phào, rỗng tuếch, xen vào việc người khác, phóng đãng. Và, tất nhiên, khi bạn phí hoài nhiều năng lượng của mình thế vào những hoạt động ngu xuẩn thế bạn không thể có tính quyết định nào trong cuộc sống của mình, bạn không thể được cam kết, bạn không thể được tham gia vào bất kì cái gì. Và thói quen cũ của bạn bao giờ cũng tới để phá huỷ mọi cam kết của bạn, tham dự của bạn. Bạn sẽ chỉ là mẩu gỗ trôi giạt, bạn sẽ có tính phóng đãng.
Nhiều người hỏi tôi... họ muốn lấy tính chất sannyas, nhưng họ không thể quyết định được. Ai khác có thể quyết định cho bạn được? Gợi ý của tôi là: Quyết định cách này hay cách nọ đi, nhưng đừng bao giờ vẫn trong trong do dự. Nếu bạn không thể quyết định được về sannyas, quyết định chống lại nó - ít nhất quyết định cái gì đó! Nhưng có tính quyết định, bởi vì có tính quyết định có tầm quan trọng lớn lao.
Điều bạn quyết định không quan trọng đến thế đâu; điều quan trọng hơn nhiều là ở chỗ bạn có khả năng ra quyết định. Và một khi bạn quyết định, thế thì để cam kết là một trăm phần trăm. Đó là cách duy nhất để trở nên được tích hợp; bằng không bạn sẽ vẫn còn phân mảnh. Bạn sẽ vẫn còn là đám đông, bạn sẽ không bao giờ trở thành cá nhân. Thực ra, đó đích xác là nghĩa của từ 'cá nhân': nó nghĩa là không phân chia được. Nếu bạn có tính mảnh mẩu bạn không là cá nhân. Toàn thể quá trình cá nhân là quá trình cam kết, tham gia.
Tính chất sannyas là cam kết lớn lao, lớn nhất trong cuộc sống, bởi vì bạn đang đi vào trong thế giới của cái bạn không thể chắc chắn trước chút nào. Bạn đang đi vào trong biển cả chưa thăm dò tới mức bạn
không biết cái gì sẽ xảy ra; không có đảm bảo liệu bạn sẽ có khả năng đạt tới bờ bên kia hay không, liệu bạn sẽ có khả năng quay lại bờ cũ nữa không - không có đảm bảo. Và đại dương là bao la và nó bao giờ cũng bão tố... và thuyền nhỏ thế! Nhưng chỉ dũng cảm lấy con thuyền nhỏ và đi vào nơi chưa thăm dò...
Chính hiện tượng mạo hiểm cuộc đời bạn làm cho bạn sống động. Chính mạo hiểm cho bạn việc sinh thành mới.
Phật nói: Nhưng thế thì cuộc sống sẽ khó khăn.
Nhưng sống là khó
cho người yên tĩnh đảm nhiệm
con đường của hoàn hảo,
với thuần khiết, tách rời và mạnh mẽ.
Người đó thấy ánh sáng.
Nếu bạn muốn thấy ánh sáng - đó là lời của Phật dành cho Thượng đế - nếu bạn muốn thấy chân lí và nếu bạn muốn được giải thoát bởi chân lí, nếu bạn muốn vượt ra ngoài tất cả những khổ ngu xuẩn này mà bạn đã từng sống trong đó hàng thế kỉ, nếu bạn muốn có cánh để soải ra bay lên trên những đám mây vào trong cái bao la của bầu trời, nếu bạn muốn thì thào với các vì sao và nhảy múa với toàn thể vũ trụ... thế thì cuộc sống sẽ là khắc nghiệt, bởi vì trưởng thành là đau đớn, trưởng thành là gian nan. Nó sẽ là việc đi lên dốc, nó sẽ là đi ngược với lực hấp dẫn. Nó sẽ là đi ngược với đám đông, nó sẽ là đi ngược với truyền thống, nó sẽ là đi ngược với tục lệ. Nó là việc trở nên tự do khỏi tất cả những cái giữ bạn trong tù túng.
Nhưng khi bạn sống trong nhà tù bạn có nhiều an ninh. Chẳng hạn, trong nhà tù không ai có thể giết bạn được; bạn bao giờ cũng được canh gác, và được canh gác nhiều hơn bất kì vua nào. Các vua đã bị sát hại, nhưng tù nhân không thể bị sát hại. Bánh mì và bơ của bạn là an toàn. Trong nhà tù bạn không cần phải lo nghĩ về công ăn việc làm, và mọi thứ sẽ được cung cấp cho bạn. Bạn không cần nghĩ về ngày mai, điều đó không phải là trách nhiệm của bạn.
Vào lúc ăn sáng bạn sẽ có được thức ăn sáng, và lúc ăn trưa bạn sẽ được bữa trưa. Nó sẽ không hẳn là bữa trưa nhưng ít nhất nó cũng chắc chắn! Và bữa tối sẽ là bữa tối và không bao giờ là bữa chính, nhưng vậy thì cái gì? Mọi người cảm thấy tốt hơn trong tình huống an ninh, cho dù an ninh là nghèo nàn. Bất an ninh tạo ra rối loạn và lo âu lớn trong tâm trí bạn.
Đây là kinh nghiệm: rằng mọi người đã sống trong tù trong vài năm đều không muốn ra, và nếu họ phải ra, sớm hay muộn họ lại tìm cách để vào lại. Họ được gọi là người vào tù nhiều lần... bởi vì ở bên ngoài cuộc sống quá nhiều rắc rối. Thế thì bạn phải nghĩ về mọi thứ sống ở đâu, tìm việc ở đâu, đi tìm việc, tìm thức ăn. Và mọi thứ dường như quá nhiều những phiền hà không cần thiết. Khi bạn trong trại giam, mọi thứ đều được chu cấp cho bạn. Bạn sống như vua!
Và đó là lí do tại sao hàng triệu người đã quyết định sống trong nhà giam có tên là Hindu giáo, Ki tô giáo, Mô ha mét giáo, chủ nghĩa cộng sản, Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc, Nhật Bản... đủ mọi loại nhà giam, chính trị, tâm linh, ý thức hệ. Dường như làm nô lệ là rất thuận tiện.
Do đó Phật là đúng: Nhưng sống là khó cho người yên tĩnh đảm nhiệm con đường của hoàn hảo. Nếu bạn muốn trưởng thành hướng tới các chiều cao, nếu bạn muốn là hoàn hảo, nếu bạn muốn là toàn bộ và toàn thể, nếu bạn muốn biết mọi thứ là gì, thế thì bạn sẽ phải mạo hiểm nhiều an ninh, nhiều an toàn, nhiều tiện nghi. Bạn sẽ phải đi vào trong cái không biết, vào trong đêm tối - và thỉnh thoảng thậm chí không có cây nến nào.
... với thuần khiết, tách rời và mạnh mẽ. Người đó thấy ánh sáng. Bạn sẽ phải học các cách thức của thuần khiết. Với thuần khiết Phật bao giờ cũng ngụ ý hồn nhiên, tâm thức không nặng gánh - không bị nặng gánh tri thức, không nặng gánh uyên thâm, Veda, Kinh Thánh, Koran. Chúng tất cả đều đè nặng lên bạn, chúng cho bạn cảm giác giả tạo về việc biết; và cảm giác giả tạo về việc biết trở thành rào chắn trong việc biết. Nếu bạn thực sự muốn trở thành người biết bạn sẽ phải vứt bỏ tất cả tri thức, bạn sẽ phải trước hết trở thành dốt nát. Đó là thuần khiết: tâm trí không nội dung nào, tâm trí tựa tâm trí đứa trẻ, tâm trí thuần khiết.
Và tách rời... Với tách rời Phật ngụ ý, không nghĩ về bản thân bạn như thân thể. Nếu bạn nghĩ bản thân bạn là thân thể, bạn không thể tiến hành cuộc phiêu lưu này về việc tìm thấy bản thân mình, bởi vì bạn đã trở nên bị đồng nhất với thân thể mình. Đừng bị đồng nhất với tâm trí nữa. Nếu bạn nghĩ rằng bạn đã biết rồi, thế thì bạn sẽ vẫn còn bị giới hạn vào bất kì cái gì bạn đang là.
Vẫn còn mở: đó là tách rời. Đừng nói rằng "Tôi là thân thể, tôi là tâm trí." Nói rằng "Tôi chẳng biết gì.
Thân thể có đó, tâm trí có đó, nhưng tôi không biết tôi là ai. Và tôi chắc chắn không phải là thân thể mình."
Khi bạn đi sâu hơn vào trong hồn nhiên bạn sẽ có khả năng thấy rằng nếu tay bạn bị chặt đi, tâm thức bạn không bị rút gọn chừng đấy đâu - nó vẫn còn như cũ. Chân bạn có thể bị chặt đi; thân thể bạn không còn như cũ, nhưng tâm thức bạn vẫn còn như cũ, nó không bị rút bớt đi. Nếu tâm trí bạn thay đổi - và tâm trí liên tục thay đổi - tâm thức bạn không thay đổi cùng tâm trí bạn đâu; nó là hiện tượng không thay đổi. Nó là nhân tố không thay đổi duy nhất trong sự tồn tại; mọi thứ khác đều là luồng. Chỉ nhân chứng còn lại thường hằng, tuyệt đối thường hằng. Nó là vĩnh hằng. Tâm trí là thời gian và bạn là vô thời gian.
Nhưng để có điều đó bạn sẽ phải học cách tách rời và bạn sẽ phải toả ra sự mạnh mẽ lớn lao, nhiệt tình lớn lao và năng lượng lớn lao. Thông thường năng lượng của bạn bị phí hoài trong những theo đuổi không cần thiết. Bạn sẽ phải cắt bỏ những theo đuổi không cần thiết của mình. Đó là tính chất sannyas đúng.
Tính chất sannyas không có nghĩa là từ bỏ cuộc sống mà là từ bỏ cuộc sống không cần thiết. Nhìn, ghi chép, theo dõi, phân tích, quan sát, và kết luận về bao nhiêu điều bạn đang làm mà là không cần thiết - bao nhiêu điều bạn cứ làm bởi vì bạn đã trở nên quen với việc làm chúng. Bạn chưa bao giờ nghĩ về chúng, liệu chúng có cần thiết hay không. Bạn đã nói bao nhiêu với mọi người? Tất cả điều đó có cần không?
Nếu bạn bắt đầu quan sát bạn sẽ ngạc nhiên: bạn sẽ trở nên vắn tắt hơn, trong lời nói, trong hành động, trong việc theo đuổi của bạn. Bạn sẽ trở nên rất chọn lựa. Và bạn sẽ ngạc nhiên rằng hầu hết chín mươi phần
trăm hoạt động của bạn là vô tích sự; chức năng duy nhất của nó là để giữ cho bạn bận bịu. Chức năng duy nhất của nó là việc tự tử chậm chạp. Nó đang đầu độc bạn.
Khi chín mươi phần trăm các hoạt động không cần thiết này của bạn được cắt giảm đi, năng lượng lớn trở thành sẵn có cho bạn. Và chỉ với năng lượng vậy, việc tách rời vậy và sự thuần khiết vậy mà bạn mới có thể tạo ra không gian đúng để ánh sáng thấy được trong đó.
Vợ của Fenton sắp sinh con và anh ta không thể kiếm được bác sĩ. Tuyết ở bên ngoài dầy tới hai mét tư, đường điện thoại bị đứt, và trời vẫn đang rơi tuyết. Anh ta quyết định đi ra ngoài tìm một bác sĩ y khoa. Anh ta tìm đường qua cơn bão và thấy ánh sáng hắt ra từ một quán rượu. Anh ta đi vào và bắt đầu uống nhiều lắm.
"Có chuyện gì vậy?" Hymowitz nói, vừa ngồi trên chiếc ghế đẩu cạnh đó.
"Vợ tớ sắp đẻ," Fenton kêu lên, "và tớ không thể tìm được bác sĩ..."
"Tớ có thể giúp cậu," người Do Thái nói.
"Cậu là bác sĩ à?"
"Tớ là bác sĩ thú y. Nhưng cậu cho tớ địa chỉ đi. Tớ sẽ đi và kiếm cái cặp của tớ, và tớ sẽ tới và làm việc này cho cậu."
Fenton chạy xô về nhà và chẳng mấy chốc Hymowitz tới mang theo cặp của mình. "Bây giờ đừng
lo điều gì nữa," anh ta nói. "Đem chăn và nhiều nước nóng lại đây." Anh đi vào trong phòng ngủ.
Hai mươi phút sau, Hymowitz bước ra, mồ hôi đẫm trán và nói, "Cậu có búa không?"
"Búa à!" Fenton gầm lên. "Cậu muốn dùng nó làm gì?"
"Đừng có hỏi câu hỏi nào, kiếm cho tớ cái búa."
Fenton đem tới cho anh ta cái búa và Hymowitz nói, "Đừng lo về điều gì cả. Lấy đầy nước nóng, nhiều chăn vào!" Anh ta chạy trở lại trong phòng ngủ.
Ba mươi phút sau anh ta thò ra, cởi trần tới thắt lưng, mồ hôi nhễ nhại khắp mình. Anh ta nói, "Này, anh kiếm cái đục đi?"
"Trời đất!" Fenton la lên. "Đầu tiên anh muốn chiếc búa, bây giờ lại là cái đục. Anh đang làm gì vợ tôi?"
"Anh định nói gì, vợ anh á? Trước hết tôi phải mở cái cặp đã!"
Công việc thực vẫn chưa được bắt đầu - ngay cả cái cặp vẫn chưa được mở! Và đó là cách cuộc sống của bạn vậy đấy: bạn được sinh ra, nhưng công việc thực vẫn chưa được bắt đầu.
Chức năng của tôi ở đây là cung cấp cho bạn chiếc búa và chiếc đục và vài bác sĩ thú y nữa - các nhà trị liệu của tôi. Chiếc cặp phải được mở trước hết. Và đó là công việc vất vả vì bạn đã học cách vẫn còn đóng kín; điều đó đã trở thành cách sống của bạn. Và cởi mở dường như là không thể được.
Vâng, thỉnh thoảng bạn có cởi mở đấy, trong tình huống nào đó - có thể trong nhóm trị liệu, trong thiền, trong nhảy múa Sufi, trong âm nhạc - thỉnh thoảng, trong không gian nào đó, bạn tự cho phép mình cởi mở. Và thế rồi bạn thấy cái đẹp của cuộc sống và vui vẻ lớn đổ ra từ bạn. Nhưng thế rồi bạn trở nên sợ hãi, mặc cảm tội lỗi nảy sinh. Đột nhiên bạn đóng lại.
Gần như mọi ngày tôi đều nhận được thư từ các sannyasins nói, "Tôi cảm thấy rất thoải mái, sảng khoái lớn lao nảy sinh trong tôi, nhưng đồng thời tôi cũng cảm thấy mặc cảm. Sao vậy?" Ai đó viết, "Tôi cảm thấy rất phúc lạc, nhưng bên cạnh đó cái bóng vẫn bám theo phúc lạc. Tôi cảm thấy phạm tội."
Tại sao mặc cảm tội lỗi này nảy sinh? Mặc cảm tội lỗi đó là chiến lược của tâm trí cũ của bạn. Tâm trí cũ đang nói, "Mình đang làm gì thế này? Đây không phải là cách sống của mình. Đóng lại thôi! Mình đang đi ra ngoài giới hạn của mình rồi. Và mình đang cho mình lời cảnh báo - thế rồi sau đó đừng có nói là mình đã không được cảnh báo."
Cho nên bạn đi một hay hai bước ra ngoài bản thân bạn và rồi chạy xô lại và đóng cửa lại. Bạn đã trở nên sợ không khí trong lành thế. Điều đó phải được học - dù nó khắc nghiệt thế nào, nhưng nó phải được học - bởi vì đó là cách duy nhất để được tái sinh, cách duy nhất để mở hội, cách duy nhất để biết phúc lạc và phúc lành.
Phật nói:
Nếu ông giết người, dối trá hay trộm cắp,
ngoại tình hay say rượu,
Ông đào gốc rễ của riêng mình lên.
Nhưng đó là điều mọi người đang làm liên tục. Chúng ta tất cả đều có tính phá huỷ. Đó là điều ông ấy ngụ ý khi ông ấy nói: Nếu ông giết người... Đừng hiểu điều đó theo từng từ - bạn không phải là kẻ sát nhân, nhưng tất cả các bạn đều là kẻ giết hại. Nếu bạn có tính phá huỷ bạn là kẻ giết hại. Và người bị đóng bao giờ cũng có tính phá huỷ, người đó chưa bao giờ có tính sáng tạo.
Bạn chỉ có thể hoặc có tính phá huỷ hoặc tính sáng tạo. Nếu năng lượng của bạn không được thoát ra trong tính sáng tạo, chúng nhất định trở thành chua, đắng, độc; và chúng sẽ làm bạn giận dữ, đầy hận thù và bạo hành. Thế thì có hai cách cho bạo hành đó đi ra: một là bạo hành với người khác, và cách khác là bạo hành với bản thân bạn. Phật chống lại cả hai, tôi cũng thế.
Chính khách bạo hành với người khác. Adolf Hitler, Mussolini, Stalin, Mao - những người này bạo hành với người khác; họ phá huỷ hàng triệu mạng sống. Mahatma Gandhi là hoàn toàn khác, ông ấy đã không giết ai cả - ông ấy là tông đồ của bất bạo lực - nhưng ông ấy liên tục có tính phá huỷ với bản thân ông ấy. Bạo hành của ông ấy đã quay vào bản thân ông ấy. Đó là cách thức các thánh nhân của bạn được tạo ra, các mahatma của bạn được tạo ra. Các chính khách đều là những người tàn bạo còn các thánh nhân đều là những kẻ tự bạo; cả hai đều ốm yếu về tâm lí.
Nếu ông giết người, dối trá... Và mọi người đều dối trá. Nếu bạn không là cái ta thực của mình, với bất kì giá nào, dù điều đó khắc nghiệt tới đâu - nếu bạn không là cái ta thực của bạn, bạn đang dối trá. Bạn có
thể không dối trá đúng theo từng lời, bạn thậm chí có thể không nhận biết rằng bạn đang dối trá, nhưng nếu bạn là kẻ đạo đức giả - bạn mỉm cười khi bạn không cảm thấy thích mỉm cười, bạn nói lời chào với ai đó khi không có trái tim trong nó - đấy là dối trá. Khi bạn nói với ai đó "Anh yêu em," chỉ hình thức thôi, bạn đang dối trá.
Đó là lí do tại sao Phật nói: Khó là đích thực, bởi vì ngay cả những người riêng của bạn cũng sẽ cảm thấy bị xúc phạm. Vợ bạn sẽ cảm thấy bị xúc phạm bởi vì bạn sẽ không liên tục nói, "Anh yêu em, anh yêu em." Thỉnh thoảng bạn sẽ nói, "Anh ghét em, anh ghét em nhiều hơn anh ghét bất kì ai khác!" Và vợ bản sẽ không dịu dàng với bạn mọi lúc. Thỉnh thoảng cô ấy sẽ ném mọi thứ vào bạn, đập phá bát đĩa, chì chiết bạn.
Nhưng nếu bạn sống cuộc sống đích thực bạn chấp nhận tất cả những điều này, trong bạn và trong người khác; bạn không bác bỏ nó. Đây là một phần của tình huống cuộc sống, đây là cách chúng ta trưởng thành. Tất cả những dịu dàng và tất cả những lễ phép đều giả dối, nó là kiểu tư sản. Con người đích thức là dịu ngọt và cay đắng, người đó yêu, người đó ghét. Khi bạn chấp nhận cả hai cực của bản thể mình bạn trở thành đích thực. Thế thì bạn không dối trá.
hay trộm cắp... Rất ít người là kẻ trộm theo nghĩa bình thường của từ này; bằng không thì mọi người đều trộm cắp. Nếu bạn giả vờ là khôn ngoan về tri thức vay mượn đó là ăn cắp, đó là ăn trộm - tinh vi, nhưng đó là ăn trộm.
ngoại tình... Nghĩa này - nghĩa thường - của từ 'ngoại tình - adultery' là: làm tình với người đàn bà bạn không cưới làm vợ. Nhưng nghĩa thực của ngoại tình là làm tình trong khi bạn không trong tình yêu. Cô ấy có thể là vợ riêng của bạn đấy, nhưng nếu bạn không trong tình yêu, thế thì làm tình với cô ấy là ngoại tình.
Và con người là hiện tượng phức tạp: hôm nay bạn có thể yêu vợ bạn - vâng, ngay cả với vợ bạn! Tôi biết điều đó là khó, là gian nan, và điều đó là rất hãn hữu nữa, nhưng nó xảy ra. Hôm nay bạn có thể trong tình yêu với vợ riêng của bạn, và thế thì làm tình với cô ấy là lời cầu nguyện, là tôn thờ, đó là giao cảm với Thượng đế. Và sự giao cảm này có thể xảy ra ngay cả với người đàn bà khác nào đó, người mà bạn không cưới làm vợ. Nếu tình yêu có đó thế thì nó không phải là ngoại tình, và nếu tình yêu không có đó, thế thì cho dù với vợ bạn, bất kì điều gì bạn làm cũng đều là ngoại tình.
Hay say rượu... Nhớ lấy, mọi chư phật đều chống lại thuốc hoá chất có thể làm cho bạn vô ý thức, bởi lẽ đơn giản là bạn đã vô ý thức rồi.
Mới hôm nọ ai đó đã hỏi câu hỏi: "Jesus thường uống rượu. Thầy nói gì về điều đó?"
Tôi có thể cho phép Jesus uống rượu! Ông ấy có ý thức tới mức ông ấy thỉnh thoảng có thể uống rượu. Nhưng tôi không thể cho phép bạn được. Bạn đã vô ý thức thế, bạn đã nặng gánh thế; bây giờ, làm cho bạn vô ý thức hơn sẽ là lôi bạn xuống địa ngục.
Ở phương Đông, đặc biệt ở Ấn Độ, đã từng tồn tại trường phái bí truyền hay về những người mật tông. Một trong những phương pháp rất bí mật của họ là ở chỗ bất kì khi nào thầy nghĩ rằng đệ tử sẵn sàng rồi, thầy cho phép đệ tử uống rượu cồn hay dùng ma tuý nào đó khác theo từng liều nhỏ, với lượng nhỏ, chậm chạp. Khi việc thiền của người đó sâu sắc hơn người đó được phép uống khối lượng lớn hơn. Điều kiện duy nhất cần phải hoàn thành là ở chỗ người đó phải vẫn có ý thức. Ngay cả dưới ảnh hưởng của ma tuý người đó vẫn phải vẫn có ý thức - đó là điều kiện duy nhất cần được hoàn thành. Đây là thực nghiệm hiếm hoi!
Và một khoảnh khắc tới khi thiền nhân thực có thể uống thật nhiều... người đó có thể uống rượu như uống nước và người đó sẽ vẫn còn định tâm như mọi khi, có ý thức như mọi khi. Đó là phép thử mấu chốt. Ngày đó thầy nói, "Bây giờ không cần uống chút nào. Ông đã qua phép thử rồi."
Phật đang nói về bạn. Ông ấy không trao những lời kinh này cho người mật tông, ông ấy đang nói với người thường. Do đó ông ấy nói: Nếu ông giết người, dối trá hay trộm cắp, ngoại tình hay say rượu, ông đào gốc rễ của riêng mình lên. Ông ấy không bảo bạn kìm nén. Ông ấy đơn giản nói, trở nên nhận biết hơn. Phật chưa bao giờ thiên về kìm nén. Kìm nén là nỗ lực vô ý thức; nó chưa bao giờ biến đổi bạn. Nó giữ bạn như cũ nhưng bị kìm nén.
"Tội nhân!" người truyền giáo kêu lên, với vẻ tố cáo, trong chiếc lều đầy những người tin tưởng thực. "Các ông tất cả đều là tội nhân. Từng người trong các ông đều có cái gì đó trong lương tâm của mình, và một tội lỗi là xấu xa như các tội khác. Ăn cắp là xấu như dối trá. Chẳng phải thế sao, Anh William?"
Anh William gật gù đồng ý.
"Và ngoại tình cũng xấu như giết người. Chẳng phải thế sao, Chị Rose?"
"Không thể nói điều đó đúng được, thưa thầy," Chị Rose đáp. "Tôi chưa bao giờ giết ai cả."
Maureen Trẻ quì trong phòng thú tội và thì thào vào linh mục, "A, thưa Cha, con đã phạm tội nặng. Đêm thứ hai con đã ngủ với Seamus. Đêm thứ ba con đã ngủ với Timothy. Đêm thứ tư con đã ngủ với Dennis. A, thưa Cha, con phải làm gì?"
"Con ta," linh mục đáp, "về nhà và vắt cả quả chanh và uống ngay."
"A, thưa Cha, điều đó sẽ làm sạch tội lỗi của con chứ?" cô ấy hỏi.
"Không, con ơi, nhưng điều đó sẽ gỡ nụ cười ra khỏi khuôn mặt con."
Kìm nén sẽ chỉ làm được điều đó: nó sẽ gỡ nụ cười ra khỏi khuôn mặt bạn; bằng không, mọi thứ sẽ vẫn còn như cũ.
Phật không ủng hộ kìm nén. Ông ấy nói: Trở nên có ý thức nhiều hơn về dối trá của ông, về tính huỷ hoại của ông, về việc ăn cắp của ông, về việc ngoại tình của ông, về việc trở nên thường xuyên vô ý thức của ông và tìm ra cách thức mới để trở nên vô ý thức. Thận trọng, bởi vì ông đang đào gốc rễ riêng của mình.
Và nếu ông không thể làm chủ bản thân mình,
Điều hại ông gây quay lại chống ông
nặng hơn.
Đây là những cách thức phá huỷ khả năng của việc trở thành người chủ riêng của bản thể của bạn. Và người không phải là người chủ của bản thân mình - bất kì cái gì người đó làm cho người khác đều có tính huỷ hoại, và chung cuộc tất cả những việc huỷ hoại đó đều bật lại bản thân người đó. Làm hại người khác, người đó đang làm hại bản thân mình, bởi vì người đó đang gieo hạt mầm mà người đó sẽ phải gặt lấy.
Ông có thể cho với tinh thần ánh sáng
hay khi ông hài lòng,
nhưng nếu ông chăm lo người khác cho bao nhiêu
hay người đó chiếm bao nhiêu,
ông gây rắc rối cho yên tĩnh của mình vô tận.
Chia sẻ bất kì cái gì bạn có đi, nhưng chia sẻ vì vui vẻ vô cùng của việc chia sẻ, đừng nghĩ về người khác. Mọi người, ngay cả trong việc có tính tôn giáo, ngay cả trong việc thực hành tâm linh, bao giờ cũng so sánh và cạnh tranh với người khác. Ai đó nhịn ăn một ngày và bạn nhịn hai ngày, chỉ để chứng tỏ cho người đó rằng bạn cao hơn, thánh thiện hơn.
Trong một thị trấn nhỏ họ vừa dựng lên một nhà thờ mới xinh xắn. Mọi điều được cần tới là bộ chuông. Thế là Cha McLain đi quanh để thu tiền cúng dường làm chuông.
Deegan, thợ rèn, cúng dường năm mươi đô la; Dugan, nhà thầu, ngẫu nhiên qua cúng dường bẩy
95
mươi nhăm đô la; Donnelly, người làm dịch vụ lễ tang, cho tờ séc một trăm đô la.
Khi linh mục đi tới quán Bar and Grill của Brennan, người chủ quán không thích ý niệm về đóng góp hai trăm đô la.
"Nhưng ông Brennan này," linh mục nói, "nghĩ mà xem - Deegan, Dugan và Donelly đã vui mừng đóng góp cho chiếc chuông, và ông nên được đại diện bằng một thứ cúng dường chứ."
"Thôi được, thưa Cha, đó là nhiều tiền dễ sợ."
"Nhưng nghĩ xem ông sẽ tự hào thế nào, có tên cùng với Deegan, Dugan và Donelly, khi chiếc chuông kêu vang."
Ông chủ quán rượu cuối cùng cũng đồng ý và khi chiếc chuông được lắp lên, đức cha gặp Brennan trên phố. Ông ta nói, "Brennan, ông đã nghe thấy tiếng chuông chưa?"
"Tôi nghe thấy chúng rồi."
"Có chuyện gì vậy? Ông không thích chúng à?"
"Thế này, tôi nghe chúng vang vọng Deegan, Dugan, Donelly; Deegan, Dugan, Donelly... nhưng cái đồ chết tiệt đó, tôi chẳng bao giờ nghe thấy âm thanh gì như Brennan cả!"
Mọi người ngu xuẩn tới mức khi họ cố gắng có tính tâm linh họ liên tục giữ cách thức cũ của mình về cạnh tranh, về ghen tị, về đố kị.
Phật nói: Ông có thể cho với tinh thần ánh sáng hay khi ông hài lòng, nhưng nếu ông chỉ nhìn người
khác cho bao nhiêu hay người đó chiếm bao nhiêu, ông gây rắc rối cho yên tĩnh của mình vô tận. Đừng bao giờ nghĩ về người khác trong thế giới của trưởng thành tâm linh - nghĩ về bản thân bạn đi. Hoàn toàn ích kỉ theo cách đó. Đừng so sánh, bằng không bạn sẽ chẳng bao giờ có khả năng đạt tới tĩnh lặng và im lặng; bạn sẽ liên tục bị rối loạn.
Những gốc rễ ghen tị này!
Phật nói,
Phá huỷ chúng
và tận hưởng yên tĩnh kéo dài.
Nếu bạn có thể phá huỷ ghen tị, đố kị, cạnh tranh, bạn đi vào trong thế giới của yên tĩnh kéo dài.
Không có lửa nào như đam mê,
Không có xiềng xích nào như ghét.
Ảo tưởng là lưới,
ham muốn là sông cuốn đi.
Cẩn thận với thèm khát, dâm dục vô ý thức. Khi dục trở thành có ý thức nó có hương vị hoàn toàn khác. Nó trở thành Mật tông, nó không còn là dục nữa. Khi dục trở thành có ý thức nó là tình yêu, nó không còn là thèm khát. Tình yêu đem tới tự do, và thèm khát đơn giản tạo ra nhà tù cho bạn.
Không có lửa nào như đam mê, Không có xiềng xích nào như ghét. Ảo tưởng là lưới, ham muốn là sông cuốn đi. Thận trọng với ham muốn, bởi vì nó sẽ
nhấn chìm bạn. Nó đã nhấn chìm nhiều, nhiều người thế, và nó đã nhấn chìm bạn nhiều, nhiều lần rồi trong quá khứ. Lần này tỉnh táo đi. Đừng cho phép ham muốn nhấn chìm bạn và đừng cho phép phí hoài năng lượng không cần thiết. Bởi vì đây là quan sát của tôi: rằng bạn càng yếu về tâm linh, ham muốn sẽ càng mạnh hơn trong bạn. Bạn càng mạnh về tâm linh, bạn càng có nhiều năng lượng về tâm linh, ham muốn càng ít có sức mạnh lôi kéo bạn, nhấn chìm bạn. Và các ảo tưởng cùng ảo tưởng... đó tất cả đều là ham muốn. Đó là điều tâm trí bạn là gì. Nó chưa bao giờ được thoả mãn; nó chỉ cứ tạo ra những cái lưới ngày một mới hơn để bạn bị bắt vào trong đó. Nó cứ trì hoàn khoảnh khắc trở nên tự do của bạn - nó cứ quyến rũ bạn về ngày mai.
Ước mơ lớn nhất của Becky là làm tình với Mick Jagger. Sau khi dành một đêm với một người đàn ông, cô bạn Jane tốt nhất của cô ta hỏi cô ta về kinh nghiệm này, và lời đáp bao giờ cũng như nhau: "Tốt thôi, nhưng đấy không phải là Mick Jagger."
Cuối cùng thì giấc mơ của Becky cũng thành sự thực và cô ấy có cơ hội ngủ cùng Mick Jagger.
Ngày hôm sau cô bạn của cô ấy Jane náo nức nghe lại báo cáo, nhưg khi cô ấy hỏi Becky câu chuyện thế nào, Becky đáp, "Tốt thôi, nhưng đấy không phải là Mick Jagger."
Chẳng cái gì đã từng thoả mãn bạn. Ngay cả Mick Jagger cũng sẽ không là Mick Jagger! Đó là ảo tưởng của bạn mà bạn phóng chiếu lên Mick Jagger thôi.
Mick Jagger thực cũng bình thường như bất kì Harry, Tom, Dick... hay nó là Tom, Dick, Harry? Tôi bao giờ cũng bị lẫn lộn giữa ba người này!
Thấy lỗi của anh em ông sao dễ thế,
Đối diện với lỗi của riêng ông sao khó thế.
Ông sàng lỗi của người đó trong gió như trấu,
Nhưng lỗi của ông thì ông giấu đi,
giống như kẻ lừa che giấu cú ném không may.
Nhấn vào lỗi lầm của người anh em của ông
làm tăng gấp bội lỗi riêng của ông.
Ông ở xa chỗ cuối cuộc hành trình của mình.
Bởi vì lí do - lí do căn bản - của việc nhấn vào lỗi của anh em của bạn là để làm cho lỗi của riêng bạn có vẻ nhỏ hơn. Bạn khuếch đại lỗi của người khác để cho bạn có thể nói, "Mình tốt hơn họ nhiều," để cho bạn có thể cảm thấy, "Chẳng có gì nhiều để mà phải thay đổi trong mình. Nhìn mọi người ấy, họ xấu làm sao!"
Khi mọi người xấu thế, bạn bắt đầu cảm thấy đẹp. Khi mọi người là duy vật thế, bạn bắt đầu cảm thấy tính tâm linh. Đó là thủ đoạn, là chiến lược, để che giấu bản thân bạn khỏi con mắt của riêng bạn. Và nhớ, trong khi bạn đang che giấu lỗi của mình, chúng đang phát triển bên trong bạn như khối ung thư.
Làm điều đối lập. Đừng bận tâm về lỗi của người khác, điều đó không phải là việc của bạn chút nào. Nhìn vào lỗi riêng của bạn, theo dõi chúng, quan sát chúng - bởi vì việc quan sát chúng sẽ là khả năng để thoát khỏi chúng. Thực ra, việc quan sát càng sâu hơn, càng có nhiều khả năng để các lỗi đó biến mất khỏi
bạn theo cách riêng của chúng, cũng như giọt sương mai biến mất trong ánh mặt trời sáng sớm.
Con đường không có trên trời.
Con đường có trong tim.
Đừng nhìn lên trên! Khi bạn cầu nguyện bạn nhìn lên trên, cứ dường như Thượng đế có đó. Phật nói: Nhìn vào trong, bởi vì Thượng đế có ở đó.
Nhìn cách ông yêu
bất kì cái gì giữ ông khỏi cuộc hành trình.
Một chỉ dẫn rất quan trọng cho người tìm kiếm: Thấy cách bạn yêu mến xiềng xích riêng của mình, thấy cách bạn yêu mến lỗi riêng của mình. Thấy cách bạn bảo vệ và gìn giữ khổ riêng của mình. Nhìn cách ông yêu, bất kì cái gì giữ ông khỏi cuộc hành trình.
Ghen tị... Bạn nói, "Làm sao tôi có thể sống mà không ghen tị được?"
Mới hôm nọ, ai đó đã hỏi, "Thầy dạy chúng tôi không ghen tị, nhưng thế không có cạnh tranh cuộc sống sẽ là gì? Không cạnh tranh sẽ không có tiến bộ!" Bây giờ người đó đang cố gắng che giấu tính cạnh tranh và tính ghen tị của mình đằng sau từ lớn lao 'tiến bộ'. Và không chỉ bạn ghen tị đâu, ngay cả con vật cũng ghen tị. Thực ra, ghen tị là ham muốn rất có tính con vật.
Mùa động dục đã bắt đầu và bác sĩ thú y đến nông trại để làm thụ tinh nhân tạo cho bò cái. Vào lúc ông
ấy làm tới con bò cuối cùng ông ấy không còn tinh trùng nữa cho nên ông ấy bắt đầu đóng gói trang thiết bị của mình.
Con bò chậm rãi quay đầu về phía ông ấy và với đôi mắt to, buồn rầu, nói, "Thậm chí không hôn sao, bác sĩ?"
Quan sát bản thân bạn! Nhìn cách ông yêu, bất kì cái gì giữ ông khỏi cuộc hành trình.
Nhưng Như lai,
"Những người đã vượt ra bên ngoài,"
đã chinh phục thế giới.
Họ là tự do.
Chư phật, các Như Lai, những người đã vượt ra ngoài thế giới – lắng nghe điều họ nói. Họ nói: Tiến bộ thực là trong vô tham vọng. Trưởng thành thực là trong việc hiện hữu không đố kị. Khoảnh khắc ghen tị của bạn biến mất toàn bộ, bạn đã về nhà.
Đạo không có trên trời. Đạo có trong tim. Nhìn vào trong đi. Quan sát bao nhiêu ghen tị, bao nhiêu giận dữ, bao nhiêu ham muốn thèm khát đang sôi lên ở đó. Quan sát chúng!
Và đây là đóng góp lớn lao của Phật - rằng ông ấy đã nói, và đã chứng minh bên ngoài hoài nghi bởi vì nó đã có tác dụng cho hàng nghìn người - rằng một quan sát sâu sắc về bất kì cái gì sai trong bạn cũng là đủ; bạn không cần làm gì khác. Chỉ nhận biết về nó và nó biến mất. Nó biến mất ngay khi bạn mang ánh sáng vào trong phòng và bóng tối biến mất.
Mọi thứ đều nảy sinh và mất đi.
Nhưng người đã thức tỉnh, là thức tỉnh mãi mãi.
Trở nên nhận biết, thức tỉnh. Thế thì bạn sẽ thấy rằng mọi thứ tới rồi đi, mọi thứ tới và qua. Cuộc sống là luồng chảy. Tâm thức bạn là điều duy nhất bất động, đó là vĩnh hằng. Đạt tới nó là tự do. Đạt tới nó là mục đích của cuộc sống. Nếu bạn bỏ lỡ nó bạn đã bỏ lỡ cuộc sống của mình và bạn đã bỏ lỡ món quà vĩ đại vô cùng, cơ hội lớn lao.
Đủ cho hôm nay.
**************************************************************************************************************************************************************************************************
#4Con người thực là không đoán được
Câu hỏi 1
Thưa Thầy kính yêu,
Khi khoảnh khắc tới chiếc lá buông bỏ sự nắm giữ mềm yếu của nó và đón chào việc chết của nó bằng sự duyên dáng bên trong. Thế thì đó có phải là con đường mở ra cho cuộc sống để ôm choàng mãi mãi chiếc lá rơi xuống theo cách riêng của nó không?
Vâng, Amitabh, đó là bí mật của sống và chết cả hai, bí mật của các bí mật: cách cho phép sự tồn tại đi qua bạn toàn bộ không bị cản trở, không bị chướng ngại, cách ở trong trạng thái tuyệt đối không kháng cự. Phật gọi nó là tathata - như thế.
Bản ngã là kháng cự. Buông bỏ nghĩa là biến mất của bản ngã. Khi bạn chỉ là cây trúc hổng, sự tồn tại hát cả triệu bài ca qua bạn. Nó biến đổi bạn thành cây sáo đẹp. Nhưng bạn phải là cây trúc hổng, hoàn toàn trống rỗng, để cho không cái gì cản trở luồng chảy.
Nói có toàn bộ là có tính chất sannyas, nói có vô điều kiện: có với tất cả, với sống và với chết - bởi vì chết không chống lại sống mà là cao trào tối thượng của sống, là đỉnh cao nhất của nó. Có với vui và có với buồn nữa, bởi vì vui không thể tồn tại nếu thiếu buồn. Vui là có thể chỉ nếu buồn tạo ra bối cảnh. Chúng được gắn với nhau mốt cách cỗ hữu tới mức chúng là không thể tách rời. Và toàn thể nỗ lực của con người là để phân tách chúng. Con người cứ cố gắng làm điều không thể được - con người muốn sống không chết. Bây giờ điều đó là hoàn toàn ngu xuẩn! Sống ngụ ý chết, chết là ở cốt lõi của sống. Cách duy nhất để phủ nhận chết là phủ nhận sống nữa.
Cho nên những người đã cố gắng phủ nhận chết đều đã chết; trước khi cái chết tới họ đã không còn đó từ lâu rồi. Họ đã không sống chút nào. Trong phủ nhận chết họ phải phủ nhận sống nữa, bởi vì bạn càng sống nhiều bạn càng trở nên sẵn có cho chết. Khi sống là ở đỉnh, chết là cái gần gũi nhất. Né tránh chết và bạn phải né tránh các đỉnh của sống. Bạn sẽ phải sống theo cách hờ hững, chẳng ra chết chẳng ra sống, điều còn tồi tệ hơn bản thân cái chết.
Và đấy cũng là trường hợp cho mọi cực đối lập: phá huỷ cái này và cái kia tự động bị phá huỷ. Bạn không thể cứu cái kia được, chúng giống như hai mặt của cùng một đồng tiền.
Khi thấy điều đó, Amitabh này, hiểu biết lớn nảy sinh. Người ta thảnh thơi. Người ta nói có, với sống, với chết, với tối, với sáng, với buồn, với vui, với tất cả những cái đang đó mà không có chọn lựa nào. Hiểu biết vô chọn lựa đó là chứng ngộ, là phật tính.
Bạn nói, "Khi khoảnh khắc đó tới chiếc lá buông bỏ sự nắm giữ mềm yếu của nó và đón chào việc chết của nó bằng sự duyên dáng bên trong...."
Đó là cách bạn phải học để chết. Cách thức của chiếc lá là cách thức của sannyasin nữa. Và nắm giữ của bạn phải mềm mại; bằng không sẽ khó mà buông bỏ được. Nắm giữ của bạn phải gần như là không nắm giữ chút nào. Nắm giữ của bạn không thể là níu bám. Chỉ những người níu bám, người không hiểu trò chơi phân cực này của sự tồn tại, và níu bám của họ phá huỷ tất cả. Họ phải chết, nhưng cái chết của họ trở thành bất nhã. Họ phải chết, như mọi người khác, nhưng cái chết của họ trở thành đau khổ cực độ.
Từ 'đau khổ cực độ - agony' bắt nguồn từ agon - agon nghĩa là vật lộn tranh đấu. Agony nghĩa là tranh đấu. Họ chết khi tranh đấu. Toàn thể cuộc đấu tranh là bài tập luyện trong vô tích sự: họ sẽ không thắng, nhưng dầu vậy họ vẫn cứ cố gắng. Hàng triệu người đã cố gắng và thất bại; dầu vậy chúng ta là những người ngu thế, chúng ta cứ lặp lại cùng hình mẫu. Chúng ta vẫn hi vọng rằng "Có thể mình là ngoại lệ, có thể mình có khả năng xoay xở bằng cách nào đó."
Không ai đã từng có khả năng xoay xở, không phải bởi vì họ đã không cố gắng đủ, không phải bởi vì họ đã không cố gắng mạnh mẽ, nhưng bởi vì điều đó là không thể được trong chính bản chất của mọi thứ. Họ đã làm tất cả những điều có thể được làm, không cái gì
đã bị bỏ lại không làm, nhưng chết nhất định xảy ra - thực ra nó đã xảy ra trong chính việc sinh của bạn rồi. Được sinh ra là một cực; cực kia bị ẩn giấu trong nó.
Người ta bắt đầu chết vào khoảnh khắc người ta bắt đầu thở. Khoảnh khắc đầu tiên của sinh cũng là khoảnh khắc đầu tiên của chết. Vâng, phải mất bẩy mươi, tám mươi năm để hoàn thành quá trình này. Chết không tới một cách bất thần sau tám mươi năm đâu; nó phát triển, nó phát triển mọi khoảnh khắc. Nó phát triển bây giờ... Sống là cánh bên này, chết là cánh bên kia, và cả hai cánh đều là của bạn. Và bạn đang cố bay với một cánh sao? Đây là cách bạn tạo ra khổ cho bản thân mình, thất bại và thất vọng. Chấp nhận cả hai đi.
Để nắm giữ của bạn là mềm yếu, mềm yếu tới mức nó có thể bị bỏ ra bất kì khoảnh khắc nào và sẽ không có tranh đấu trong việc bỏ nó, thậm chí không chậm trễ lấy một khoảnh khắc - bởi vì ngay cả chậm trễ một khoảnh khắc cũng đủ để bỏ lỡ vấn đề, bỏ lỡ cái duyên dáng của nó.
Công việc của tôi ở đây bao gồm việc dạy bạn cách sống và cách chết, cách vui và cách buồn, cách tận hưởng tuổi thanh xuân và cách tận hưởng tuổi già, cách tận hưởng mạnh khoẻ và cách tận hưởng ốm yếu. Nếu tôi dạy bạn chỉ cách tận hưởng khoẻ, vui, sống, và phần kia bị bỏ qua, thế thì tôi đang dạy bạn cái gì đó sẽ tạo ra phân chia trong bạn, chia chẻ trong bạn.
Tôi dạy bạn tính toàn bộ của sự tồn tại. Đừng sở hữu, đừng nắm giữ cái gì, đừng níu bám. Cứ để mọi thứ đến và đi. Cho phép mọi thứ đi qua bạn, và bạn bao giờ cũng vẫn còn mong manh, sẵn có. Và thế thì có cái đẹp lớn lao, duyên dáng lớn lao, cực lạc lớn lao.
Buồn của bạn cũng sẽ đem tới chiều sâu cho bạn, cũng nhiều như vui của bạn. Chết của bạn sẽ đem tới món quà lớn lao cho bạn, cũng nhiều như bản thân cuộc sống. Thế thì con người biết rằng toàn thể sự tồn tại này là của mình: đêm và ngày, mùa hè và mùa đông, tất cả đều là của bạn.
Trong khi vẫn còn mong manh, cởi mở, thảnh thơi, bạn trở thành người chủ. Đó là hiện tượng kì lạ, rất ngược đời: trong khi vẫn còn buông xuôi với sự tồn tại bạn trở nên thắng lợi. Và những khoảnh khắc này sẽ tới cho bạn lặp đi lặp lại. Toàn thể nỗ lực của tôi là để mang tới cho bạn ngày một nhiều những khoảnh khắc như vậy, những khoảnh khắc hàm chứa như vậy. Đừng cư xử một cách ngu xuẩn, đừng cứ lặp lại các chiến lược cũ, hình mẫu cũ của tâm trí bạn. Học cách hiện hữu mới.
Và điều vĩ đại nhất cần học là không ôm giữ cái gì: vào tình yêu của bạn, vào vui vẻ của bạn, vào thân thể của bạn, vào mạnh khoẻ của bạn. Tận hưởng mọi thứ - mạnh khoẻ, thân thể, tình yêu, người đàn bà của bạn, người đàn ông của bạn - nhưng đừng níu bám. Để bàn tay bạn để mở - đừng trở thành nắm đấm. Nếu bạn trở thành nắm đấm bạn trở thành bị đóng lại - bị đóng với gió và mưa và mặt trời và mặt trăng, bị đóng với bản thân Thượng đế. Và đó là cách sống xấu nhất; nó đang tạo ra nấm mồ quanh bản thân bạn. Thế thì sự tồn tại của bạn là không có cửa sổ. Bạn cứ bóp nghẹt bên trong và bạn đang chết ngạt bởi vì bạn nghĩ bạn đang tạo ra an toàn và an ninh cho bản thân mình.
Tôi đã nghe một câu chuyện ngụ ngôn cổ Sufi:
Một nhà vua rất sợ chết, cũng như mọi người đều sợ - và bạn càng có nhiều, tất nhiên, bạn càng sợ hơn. Người nghèo không sợ chết mấy đâu. Người đó có gì mà mất? Cuộc sống đã cho người đó cái gì? Người đó vẫn còn không quan tâm.
Đó là lí do tại sao ở các nước nghèo bạn sẽ thấy đi thấy lại sự dửng dưng với cái chết, nghèo, đói. Lí do là, mọi người đã sống trong nghèo nàn lâu tới mức bây giờ họ chẳng lo nghĩ gì về chết. Chết tới với họ như sự giảm nhẹ - giảm nhẹ khỏi mọi khổ và lo âu, giảm nhẹ khỏi nạn đói, đau khổ, nghèo nàn.
Mọi người tới từ các nước giầu nghĩ, "Sao họ lại dửng dưng với cái chết vậy?" Lí do là đơn giản: chẳng có gì để níu bám cả. Cuộc sống của họ đã không cho họ cái gì cả. Cuộc sống của họ nghèo tới mức chết không thể lấy được gì từ họ; nó không thể làm cho họ nghèo hơn họ đã nghèo rồi. Nhưng bạn càng có nhiều, bạn càng trở nên sợ chết nhiều hơn. Xã hội càng giầu, càng nhiều sợ chết hơn.
Trong các xã hội nghèo điều kiêng kị là dục, và trong xã hội giầu điều kiêng kị là chết. Đó là chỉ dẫn liệu xã hội là giầu hay nghèo - bạn có thể nhìn vào điều kiêng kị của họ là gì. Nếu họ rất chống lại dục điều đó nghĩa là họ nghèo; nếu họ rất chống lại chết, thậm chí sợ nhắc tới nó, điều đó đơn giản nghĩa là họ giầu. Do đó rất khó có đương đầu giữa nước nghèo và nước giầu - những điều kiêng kị của họ va chạm.
Điều này đang xảy ra mọi ngày ở đây, bởi vì người của tôi đã tới từ khắp nơi trên thế giới và xã hội Ấn Độ nghèo nàn có điều kiêng kị về dục. Dục là vấn đề của họ, dục là nỗi sợ của họ. Sinh là nỗi sợ của họ, không phải chết. Họ nghĩ về cách dừng sinh, họ đắn đo về các
phương pháp kiểm soát sinh. Ở các nước giầu các nhà khoa học cứ tìm kiếm cách trì hoãn cái chết. Ở các nước nghèo vấn đề là cách trì hoãn việc sinh.
Cho nên nhà vua rất sợ hãi, cũng là tự nhiên. Ông ấy có nhiều thế và cái chết sẽ lấy đi mọi thứ; và ông ấy đã phí hoài cả đời mình trong việc tích luỹ. Làm sao tự bảo vệ bản thân mình? Và trong việc tích luỹ nhiều của cải thế ông ấy đã tạo ra nhiều kẻ thù và họ bao giờ cũng tìm cơ hội để cắt đầu ông ấy, để bắn ông ấy.
Ông ấy xin lời khuyên từ những người già, trí huệ của đất nước. Họ bảo ông ấy làm một lâu đài chỉ có một cửa vào - không cửa sổ, không cửa ra vào khác, chỉ một cửa đi vào và đi ra. Ông ấy sẽ an toàn. Và ở cửa ông ấy có thể để lực lượng an ninh mạnh với cả nghìn người để cho không ai có thể vào được.
Ý niệm này hấp dẫn. Ông ấy làm một lâu đài lớn không cửa sổ, không cửa ra vào, ngoại trừ một cửa được gác bởi một nghìn chiến binh.
Nhà vua láng giềng, bạn ông ấy, cũng sợ chết. Ông ta nghe nói về lâu đài này và ông ta tới xem. Ông ta rất bị ấn tượng. Ông ta nói, "Tôi sẽ lập tức bắt đầu làm việc, tôi sẽ lập tức làm ra lâu đài cho bản thân tôi - cái này an toàn thế an ninh thế!"
Khi bạn ông ấy ra về - nhà vua bước ra khỏi lâu đài để nói lời tạm biệt ông ta - ông ta lại ca ngợi lâu đài này. Trong khi ông ta đang ca ngợi lâu đài, một người ăn xin ngồi cạnh đường bắt đầu cười to. Cả hai nhà vua đều bị choáng và họ hỏi ông ấy, "Sao ông cười? Ông có điên không đấy? Và ông không biết cư xử với sự hiện diện của các nhà vua sao?"
Người ăn xin nói, "Tôi không thể kiểm soát được mình. Tôi xin lỗi! Nhưng bản thân tôi là vua của tôi, và để tôi bảo cho các bệ hạ về chân lí tại sao tôi cười. Tôi đã quan sát, bởi vì tôi ăn xin ở đây trên con đường này. Tôi đã từng quan sát... lâu đài này được xây dựng, nhưng tôi phân vân: tôi nói với các bệ hạ, có một sai lầm duy nhất, một lỗi, mà sẽ chứng tỏ là định mệnh."
Nhà vua nói, "Sai lầm đó là gì? Ông nói cho chúng ta, chúng ta sẽ sửa nó." Nhà vua sẵn sàng lắng nghe, và không chỉ lắng nghe mà còn sửa nó.
Người ăn xin nói, "Bệ hạ làm một điều: bệ hạ đi vào bên trong và bảo người của bệ hạ đóng cửa lại, mãi mãi, bởi vì cái cửa này sẽ chứng tỏ là nguy hiểm. Cái chết sẽ đi vào từ đây! Cả nghìn chiến binh này sẽ không thể nào ngăn cản được cái chết, họ sẽ thậm chí không có khả năng thấy nó. Cho nên đóng cửa hoàn toàn lại. Thay vì thế làm bức tường, và bệ hạ ở bên trong lâu đài và bệ hạ sẽ an toàn mãi mãi! Không ai có thể giết được bệ hạ, thậm chí cái chết cũng không thể vào trong được."
Nhưng nhà vua nói, "Điều đó nghĩa là ta sẽ chết à! Nếu ta không thể ra được, phỏng có ích gì mà sống?"
Và người ăn xin nói, "Đó là lí do tại sao tôi cười. Bệ hạ đã chết chín mươi chín phẩy chín phần trăm rồi! Chỉ một cửa còn lại, cho nên chỉ ngần đó là bệ hạ sống thôi."
Bạn càng an toàn hơn, bạn càng chết hơn. Và đây không phải là cái chết đẹp, cái chết duyên dáng của chiếc lá, của cánh hồng rụng xuống đất, quay về cội nguồn. Nó là cái chết xấu xí, sự bịa đặt của con người.
Cái chết tự nhiên là đẹp; con người đã làm cho nó xấu. Con người đã làm mọi thứ xấu; bất kì điều gì con người chạm vào đều trở thành xấu. Nếu con người chạm vào vàng nó biến thành bụi.
Amitabh này, cứ để hiểu biết này thấm sâu nhất có thể được. Để điều này trở thành chính cốt lõi của bạn, thành sáng suốt của bạn. Vâng, nó là vậy đấy. Đừng sở hữu, đừng giữ chặt. Vẫn còn thảnh thơi, vẫn còn không sở hữu. Nếu cái gì đó sẵn có, tận hưởng nó; khi nó biến mất, để nó biến mất với lòng biết ơn - biết ơn vì tất cả những điều nó đã làm cho bạn, không bực tức, không phàn nàn. Và bạn sẽ biết vui vẻ lớn nhất của sống và chết, sáng và tối, của hiện hữu và không hiện hữu cả hai.
#4Câu hỏi 2
Thưa Thầy kính yêu,
Trong sự tồn tại, bất kì khi nào một người chứng ngộ xuất hiện, cả các lực ác và thiện đều bắt đầu vận hành. Như thực chứng lịch sử, thường lực ác thắng. Một Jesus bị đóng đinh, một Socrates bị đầu độc, một Mansoor bị băm vằm, Phật, Mahavira bị ném đá. Đến thế mà phần lớn nhân loại vẫn còn hoàn toàn trong bóng tối. Thưa Thầy kính yêu, trạng thái sự việc này vẫn còn như trong quá khứ sao? Cùng hiện tượng đó có tiếp tục sau khi Thầy ra đi không? Xin Thầy rọi ánh sáng vào.
Dharma Bhikkhu, điều đầu tiên cần hiểu là: đừng phân chia sự tồn tại thành thiện và ác, thành Thượng đế và Quỉ, thành lực thiện và lực ác. Phân chia đó là cách sái để nhìn vào thực tại. Sự tồn tại là một. Trong sự tồn tại Jesus và Judas là không tách rời, nhưng là diễn viên trong cùng vở kịch. Bạn có thể nghĩ về Jesus mà không có Judas được không? Bạn nghĩ Ki tô giáo được lập nên bởi một mình Jesus sao? Thế thì bạn hoàn toàn sai - năm mươi phần trăm là bởi Jesus, năm mươi phần trăm bởi Judas đấy. Và trong thực ra, Judas đã đóng vai trò quan trọng hơn bản thân Jesus.
Do đó tôi không gọi Ki tô giáo là "Ki tô giáo" đâu; tôi gọi nó là "Chữ thập giáo," bởi vì cây chữ thập đã trở thành biểu tượng. Và ai chịu trách nhiệm cho cây chữ thập? Judas chịu trách nhiệm cho cây chữ thập. Không có Judas, câu chuyện về Jesus sẽ mất đi mọi sự vinh quang của nó. Judas cho sự tương phản; ông ta là tấm bảng đen trên đó Jesus trở thành dòng chữ bạc. Ông ta là đám mây đen, và Jesus loé lên như năng lượng sét - nhưng không có mây đen bạn sẽ không có khả năng thấy được tia sét đâu.
Bạn có thấy sao ban ngày không? Chúng có đó, nhưng bạn không thể thấy được chúng. Để thấy chúng bạn cần đêm tối - đêm càng tối các vì sao càng sáng hơn. Đêm càng nhiều sao bởi vì ngày một nhiều sao xuất hiện khi bóng tối sâu hơn. Bạn có nói rằng bóng tối chống lại sao không? Nó tôn chúng lên, nó nuôi dưỡng chúng.
Cho nên điều đầu tiên cần nhớ, Dharma Bhikkhu này, là ở chỗ sự tồn tại không bị phân chia thành hai phe đâu. Nó là một trò chơi, nó là một vở kịch; chúng
ta tất cả đều là diễn viên trong nó, và kẻ thù được cần tới nhiều như người bạn được cần tới.
Không phải ngẫu nhiên mà trước khi Jesus bị bắt ông ấy đã hôn Judas và rửa chân Judas. Người Ki tô giáo nghĩ điều này là thánh thiện, linh thiêng. Quan sát của tôi là: nó là hiểu biết; nó chẳng liên quan gì tới tính thánh thiện hay linh thiêng cả. Một hiểu biết vô cùng!
Jesus đang nói, "Mặc dù Judas sẽ phản bội ta, ông ấy phải hoàn thành vai của ông ấy và ta phải hoàn thành vai của ta - và chúng ta là một phần của cùng vở kịch." Đây là sáng suốt phương Đông: rằng các lực sáng và lực tối không thực sự tách biệt, chúng chỉ có vẻ vậy thôi.
Nếu Socrates mà không bị đầu độc bạn chắc đã quên ông ấy từ lâu rồi. Và ông ấy đằng nào cũng chết, cho nên những người đầu độc ông ấy đã giúp cho công việc của ông ấy, họ thực sự phục vụ cho sự nghiệp của ông ấy. Họ đã làm cho tên ông ấy thành bất tử.
Đã từng có nhiều nhà huyền môn Sufi với cùng tầm mức như al-Hillaj Mansoor, nhưng bạn nhớ được bao nhiêu cái tên? Bạn thậm chí có nhớ được tên của thầy của Mansoor không? Tất cả những cái tên đều đã bị quên đi. Mansoor đã trở thành ánh sáng vĩnh hằng, bởi lẽ đơn giản là ông ấy đã bị giết, bị giết một cách tàn bạo - vâng, bị xẻ thành từng mảnh. Cái chết của Jesus nếu so với cái chết của Mansoor có vẻ rất nhân đạo, từ bi. Mansoor bị giết từng phần một. Đầu tiên chân ông ấy bị chặt ra, thế rồi tới tay ông ấy, thế rồi mắt bị móc ra, thế rồi lưỡi ông ấy bị cắt ra, thế rồi đầu ông ấy bị chặt - thành từng phần, từng mảnh.
Nhưng Mansoor đã trở thành cái tên quí giá nhất trong toàn thể tín ngưỡng Sufi; và tín ngưỡng này là giầu có: Bahauddin, Jalaluddin, Hassan, Rabiya, thầy riêng của Mansoor, Junnaid, và hàng nghìn người khác những người đã trở nên chứng ngộ.
Hai truyền thống này trên thế giới đã tạo ra nhiều người chứng ngộ nhất: một là Thiền, được sinh ra từ sáng suốt của Phật, và truyền thống kia là Sufi giáo, được sinh ra từ sáng suốt của Mohammed. Hai truyền thống này đã tạo ra ánh sáng vĩ đại nhất trên thế giới. Nhưng bạn không thể tìm được một cái tên nào trong Thiền so sánh được với Mansoor, bởi lẽ đơn giản là không Thiền sư nào đã bị chặt mảnh, bị giết hại, bị đóng đinh.
Nếu Jesus đã chinh phục được gần toàn thể thế giới - bởi vì gần một nửa nhân loại ở dưới tác động của ông ấy - lí do là gì? Mahavira theo bất kì cách nào có bị tụt lại sau trong chứng ngộ của ông ấy không? Kanad không có khả năng biến đổi toàn thế giới sao? Họ đều có khả năng như Jesus, nhưng họ không có Judas của họ - cây chữ thập bị thiếu. Họ đã chết trong giường của mình, họ đã chết theo cách bình thường. Khi có liên quan tới bản thể bên trong của họ thì họ đã chết theo cách phi thường, nhưng ai sẽ thấy và hiểu điều đó? Cái chết của Jesus trở thành hiện tượng lịch sử, có ý nghĩa tới mức lịch sử đã được phân chia tại điểm đó: trước Jesus và sau Jesus. Jesus trở thành đường phân chia. Không ai khác đã từng có ý nghĩa như vậy. Tại sao?
Và bạn nói, Dharma Bhikkhu, "Thường lực ác thắng."
Không, không bao giờ. Ngay chỗ đầu tiên, thiện và ác không phải là kẻ thù - đang chơi trò chơi trốn tìm thôi. Và ở chỗ thứ hai, thiện bao giờ cũng thắng bởi vì thiện lớn hơn ác. Jesus lớn hơn nhiều so với Judas, và Socrates lớn hơn nhiều so với những người đã đầu độc ông ấy, và Mansoor lớn hơn nhiều so với những người đã giết ông ấy.
Thiện là vô hạn; ác chỉ là một phần trong nó, một phần nhỏ - cố hữu, cần thiết, không tránh khỏi, nhưng là phần nhỏ. Nó phục vụ cho thiện.
Không, với việc đóng đinh Jesus lực ác đã không thắng được - chúng không thể thắng được, điều đó là không thể được. Thượng đế bao giờ cũng thắng. Cách thức của ngài là kì lạ: đôi khi ngài chinh phục bạn theo cách kì lạ tới mức bạn không thể thấy ra vấn đề ngay lập tức được. Ngài chinh phục qua Jesus bằng việc đóng đinh Jesus - một phương pháp kì lạ, cách thức bí ẩn, nhưng đấy là cách của Thượng đế.
Và chỗ thứ ba, nó bao giờ cũng sẽ vẫn còn như cũ; về điều đó, sẽ không có thay đổi gì cả. Và tôi cho rằng chẳng có nhu cầu nào về bất kì thay đổi nào cả; nó hoàn toàn đúng. Chết trên cây chữ thập là đẹp hơn chết trong Bệnh viện Sassoon! Ý niệm về chết trong Bệnh viện Sassoon là kinh hoàng. Tôi không sợ chết, nhưng tôi sợ Bệnh viện Sassoon!
#4Câu hỏi 3
Thưa Thầy kính yêu,
Tôi là người đàn ông mạnh mẽ, nhưng tôi không thể tìm thấy người đàn bà thực sự yêu tôi. Cái gì thiếu trong tôi vậy? Tôi đã tới đây để tìm bạn tâm hồn. Thầy có thể giúp tôi được không?
Sudhiro, có thể đấy... nhưng trước khi tôi có thể giúp được bạn tìm ra bạn tâm hồn, tôi sẽ phải tạo ra linh hồn trong bạn đã, điều này còn khó hơn nhiều! Bạn có thể mạnh mẽ về vật lí, điều đó không có nghĩa là bạn có linh hồn đâu.
Linh hồn chỉ là hạt mầm; bạn thực ra không có linh hồn bên trong bạn đâu, chỉ là những khả năng thôi. Và không có linh hồn, mọi người bắt đầu tìm kiếm bạn tâm hồn! Chỉ linh hồn mới có thể hấp dẫn linh hồn khác. Nếu bạn có linh hồn, thế thì linh hồn nào đó nhất định bị hấp dẫn tới bạn; bạn sẽ tìm thấy bạn tâm hồn.
Nhưng người ta chưa bao giờ nghĩ theo cách đó. Và ý niệm là bạn là người mạnh mẽ có thể trở thành chướng ngại, bởi vì người mạnh mẽ thông thường là người mang nhiều tính con vật hơn. Đó là ý niệm của chúng ta về sức mạnh: người trông giống con vật hơn.
Bất kì khi nào tôi thấy bức ảnh về Ông Vũ trụ tôi đơn giản đâm phân vân - tôi không thể thấy cái đẹp nào cả, họ trông hoàn toàn xấu, toàn cơ bắp chứ chẳng cái gì khác! Họ trông giống con vật hơn con người.
Và điều này cũng không lành mạnh nữa, bởi vì họ tất cả đều chết sớm và họ tất cả đều chết bởi các bệnh nguy hiểm, bởi lẽ đơn giản là họ ép buộc thân thể mình và khuôn mẫu nào đó. Họ không yêu thân thể họ; thân thể họ căng thẳng. Vào lúc các Ông Vũ trụ này bốn mươi tuổi họ đã trên bờ vực chết và họ không chống nổi những bệnh lớn, không chữa được, bởi vì bản thân họ đã tạo ra những bệnh đó. Họ đã ép buộc thân thể họ, thao túng thân thể họ. Họ đã thành công, nhưng với cái giá lớn.
Sức mạnh, trong tâm trí thông thường, nghĩa là hung hăng. Và đàn bà cần chút ít dịu dàng hơn, không hung hăng. Và ai biết được, Sudhiro? Bạn có thể đang mang ý niệm này rằng bạn là người đàn ông mạnh mẽ và bạn có thể thậm chí không phải là điều đó. Nó có thể chỉ là ý niệm bản ngã, tưởng tượng.
Moe và Sophie đã lấy nhau trong mười hai năm. Một đêm trên giường Moe nói, "Nâng áo ngủ em lên."
Sophie không trả lời.
Moe thử lần nữa. "Này, làm bé ngoan đi. Nâng áo ngủ em lên."
Sophie vẫn không đáp lại.
Moe xông ra khỏi phòng, đóng sầm cửa lại. Sophie nhỏm dậy và khoá nó lại. Trong cả nửa giờ Moe đi lại lại trong phòng khách. Thế rồi anh ta bước lại phòng ngủ, đẩy cửa, và thấy nó bị khoá rồi.
"Mở cửa ra," anh ta cầu xin. "Anh rất tiếc anh đang tức tối. Mở cửa ra!"
Sophie không trả lời.
"Nếu em không mở cửa anh sẽ phá tan nó đấy!"
"Trông dáng lực sĩ của em đây!" Sophie quát tháo. "Ngay cả áo ngủ anh ta còn chẳng nâng được, mà cánh cửa anh ta sẽ phá tan cơ đấy!"
Cho nên tôi không biết bạn mạnh mẽ thế nào. Có thể bạn có khả năng phá cửa đấy - điều đó sẽ chẳng ích gì. Bạn sẽ phải học nghệ thuật khác! Và tôi không biết, Sudhiro này, bạn bao nhiêu tuổi rồi - bởi vì bạn phải đã từng tìm kiếm lâu rồi; bằng không bạn đã không đạt tới đây. Và nếu bạn đã từng thất bại cả đời mình thì bạn phải trở nên được kết tinh trong hình mẫu nào đó. Bạn có thể hùng hổ, bạn có thể là người giả vờ, bạn có thể ít quan tâm tới tình yêu và quan tâm nhiều tới chinh phục đàn bà.
Có nhiều người cứ làm điều đó hoài: họ cứ đếm xem bao nhiêu đàn bà họ đã chinh phục được. Có cả đàn bà nữa - bây giờ chỉ ở phương Tây nhưng chẳng mấy chốc họ sẽ ở cả phương Đông nữa - người cứ đếm, cứ dường như tình yêu là vấn đề số lượng!
Một đàn ông đang làm tình với một đàn bà và anh ta hỏi cô ấy, "Anh có phải là người đàn ông đầu tiên làm tình với em không?"
Một im lặng dài tiếp theo đó. Người đàn ông hỏi, "Em có nghe anh nói hay không đấy?"
Cô ấy nói, "Em có nghe, nhưng em đang đếm."
Có những người cứ đếm: bao nhiêu đàn bà họ đã chinh phục, bao nhiêu đàn ông họ đã chinh phục. Nếu bạn quan tâm tới chinh phục bạn không quan tâm tới tình yêu đâu. Và khi dần dần, dần dần cuộc sống tuột khỏi bàn tay bạn, khi cái chết bắt đầu gõ cửa nhà bạn, bạn trở nên sợ hãi. Bỗng nhiên bạn trở nên tỉnh táo rằng bạn đã bỏ lỡ cái gì đó đẹp đẽ.
Yêu là một trong những kinh nghiệm lớn nhất trong cuộc sống - và nhiều người bỏ lỡ nó. Họ có thể sinh con đẻ cái, họ có thể cưới nhiều lần, nhưng tình yêu là hiện tượng hoàn toàn khác. Nó cần nhạy cảm lớn, nó cần linh hồn. Và khi thời gian trôi qua và năng lượng bắt đầu tàn tạ và cái chết tới gần hơn, bạn trong hoảng hốt.
Đó đích xác là cảm giác của tôi khi đọc câu hỏi của bạn, Sudhiro - rằng bạn đang trong hoảng hốt.
Hai bà già nhỏ bé đang ngồi tán gẫu qua hàng rào sân sau. Người thứ nhất khoe khoang, "Tôi đã đi chơi cùng ông già Cain đêm hôm trước và tôi đã tát cho ông ta hai lần."
"Để dừng ông ấy lại à?" bà bạn hỏi.
"Không," bà ta khúc khích, "để bắt đầu cho ông ấy!"
Nhưng điều tốt là bạn đã tới đây. Nếu bạn không thể bắt đầu được, chúng tôi có thể tát bạn! Cái gì đó bao giờ cũng là có thể. Một điều bạn cần là: thay vì tìm kiếm bạn tâm hồn, trở thành linh hồn, trở nên ý thức hơn.
Khi yêu là vô ý thức nó chỉ là thèm khát và không gì khác - cái tên mĩ miều cho một điều xấu. Khi yêu là có ý thức, chỉ thế thì nó mới là yêu. Nhưng bao nhiêu người có ý thức? Khi yêu có tính thiền, chỉ thế nó mới là yêu.
Và yêu có tính thiền sẽ hấp dẫn năng lượng yêu có tính thiền. Bạn có được chỉ cái bạn xứng đáng, nhớ lấy, không ít hơn không nhiều hơn. Bạn bao giờ cũng được đích xác cái bạn xứng đáng. Sự tồn tại là rất đúng mực và công bằng. Cho nên nếu bạn không có được bạn tâm hồn, sẽ chẳng ích gì mà đi tìm một cách điên cuồng một người bạn vậy. Thay vì thế nhìn vào trong đi. Bạn đang bỏ lỡ cái gì đó trong bạn - bạn đang bỏ lỡ phẩm chất tình yêu. Bạn không dịu dàng, bạn không nhạy cảm, bạn không ý thức. Và bạn không biết cách cho mà không đòi hỏi cái gì đáp lại. Tình yêu của bạn là đòi hỏi, có điều kiện cho nó. Nó là một loại khai thác. Bạn muốn dùng thân thể người khác, và không đàn bà nào đã bao giờ hạnh phúc nếu cô ấy bị sử sụng - cô ấy ghét điều đó.
Hàng triệu đàn bà ghét chồng họ bởi lí do đơn giản là họ cảm thấy bị sử dụng, cứ dường như họ chỉ là cái máy cho thèm khát dục của bạn được giảm nhẹ để cho bạn có thể có giấc ngủ đêm ngon lành. Không đàn bà nào có thể kính trọng bạn nếu cô ấy cảm thấy cô ấy bị sử dụng. Từng con người đều là mục đích lên bản thân mình. Đừng bao giờ dùng người đàn bà, đừng bao giờ dùng người đàn ông, đừng bao giờ dùng bất kì ai. Không ai là phương tiện cho mục đích của bạn cả. Kính trọng đi - yêu là chia sẻ, nó không phải là việc dùng người khác, nó không phải là cố vồ lấy cái gì đó từ người khác. Ngược lại, nó là việc cho một cách toàn
tâm chẳng bởi lí do nào cả, chỉ vì vui vẻ cực điểm của việc cho.
Và thế thì bỗng nhiên bạn sẽ thấy một ngày nào đó bạn đã tìm được ai đó mà với người đó năng lượng của các bạn trong hài hoà, trong hoà hợp. Và đó là kinh nghiệm đẹp ngay cả trong việc tìm thấy một người mà bạn hoà hợp được. Và ở đây bạn có thể tìm thấy nhiều người bạn hoà hợp được.
Bạn không thể hình dung được cực lạc của tôi, bởi vì tôi đang trong hoà hợp với mọi sannyasin của tôi, trong hoà hợp sâu sắc, hài hoà vô cùng. Thế thì tình yêu đạt tới đỉnh cao nhất của nó. Nó không còn có tính dục, nó là lời cầu nguyện thuần khiết. Và khi tình yêu là lời cầu nguyện, bạn đã tìm ra bạn tâm hồn.
Nhưng nếu tình yêu của bạn là thèm khát bạn không thể tìm thấy bạn tâm hồn được, bạn chỉ có thể tìm thấy thân thể đàn bà nào đó. Và thân thể sẽ không giúp hoàn thành khao khát của bạn. Bạn cần hài hoà với linh hồn, với bản thể bên trong, với nội tâm bên trong của người đàn bà hay của người đàn ông. Ít nhất với một người nếu điều đó xảy ra, vui vẻ lớn nảy sinh. Và thế thì khi bạn biết nghệ thuật này, nó có thể xảy ra với nhiều người nữa. Và đó là điều tình bạn là gì.
Nỗ lực của tôi ở đây là để tạo ra một công xã nơi cả nghìn linh hồn đang trong tình bạn sâu sắc thế, trong tình yêu thế, cứ dường như họ tất cả đều là bạn tâm hồn. Chúng ta có thể làm thoát ra ánh sáng lớn thế vào thế giới này qua trường năng lượng đó! Chúng ta có thể bắt đầu cuộc cách mạng như vậy trên thế giới, chúng ta có thể nhóm lửa như thế, cái sẽ cứ cháy mãi trong tương lai, trong nhiều thế kỉ, giúp mọi người được biến đổi, được tái sinh.
#4Câu hỏi 4
Thưa Thầy kính yêu,
Tôi đã bắt gặp một phát biểu của R.D. Laing rằng điên khùng không phải là suy sụp, nó là đột phá. Các trại thiền của chúng ta, bất kì khi nào chúng được tiến hành, đều bị xem như suy sụp, ngay cả với các nhà tâm thần. Liệu có biện minh được và là đạo đức để trao cho bệnh nhân suy nhược cách Thiền Động không? Xin thầy cho lời khuyên. Tôi đơn thuần là nhà giải phẫu.
Krishna Teertha Bharti, R.D. Laing đang đem thay đổi triệt để vào trong thế giới trị liệu đấy. Ông ấy không phải là nhà tâm thần thường đâu, ông ấy là nhà tâm thần cách mạng. Ông ấy hiểu tôi và điều tôi đang làm ở đây. Ông ấy cứ gửi sách của ông ấy cho tôi. Ông ấy đọc điều đang xảy ra ở đây, điều tôi đang nói, điều tôi đang dạy. Ông ấy đã từng gặp gỡ với các sannyasins ở London - ông ấy quan tâm nhiều lắm. Nhưng ông ấy là nhà cách mạng và sáng suốt của ông ấy là vĩ đại, và tôi đồng ý với ông ấy toàn bộ. Ông ấy đúng: điên khùng không phải là suy sụp, nó là đột phá.
Nhưng một điều tôi muốn nói: mọi điên khùng đều không phải là đột phá. Nhưng mọi điên khùng có thể được biến đổi thành đột phá - và điều đó nên là công việc của nhà trị liệu. Cho dù điên khùng là suy sụp, chức năng của nhà trị liệu là giúp việc suy sụp được biến đổi thành đột phá. Bằng không, mục đích của bạn là gì? Bạn đang làm gì?
Mãi cho tới nay, chức năng của nhà trị liệu đã là làm bình thường hoá con người, đem người đó trở lại cái ta cũ của mình. Và cái ta cũ của người đó là gì ngay chỗ đầu tiên? Nó là cái ta cũ của người đó mà đã đem tới trạng thái điên khùng này. Nếu bạn đem người đó trở lại cái ta cũ, bạn đơn giản trì hoãn cùng điều đó xảy ra lần nữa. Sớm hay muộn người đó sẽ lại trở thành điên. Có thể bạn đang giúp người đó được giảm nhẹ tạm thời. Chừng nào việc suy sụp của người đó chưa trở thành việc đột phá bạn vẫn chưa là giúp đỡ thực cho người đó đâu.
Phương pháp thiền của tôi là phương pháp cho trị liệu tâm lí tương lai. Những người chính thống, các nhà tâm thần thông thường sẽ chống lại phương pháp của tôi, bởi vì họ níu bám lấy ý niệm cũ. Họ sợ việc suy sụp - tôi không sợ việc suy sụp. Suy sụp đơn giản nghĩa là thay đổi đã bắt đầu. Suy sụp đơn giản nghĩa là mọi chiến lược cũ, mọi an ninh cũ, đã thất bại. Suy sụp đơn giản nghĩa là cá tính cũ của bạn không còn hữu dụng chút nào nữa. Bạn cần con người mới, việc sinh thành mới.
Khi đứa trẻ được sinh ra từ bụng mẹ nó phải nghĩ - nếu nó có thể nghĩ - rằng đây là suy sụp, bởi vì toàn thể thế giới của nó đang biến mất. Bụng mẹ, ấm cúng của nó, ấm áp của nó, an toàn, an ninh của nó - không lo nghĩ, không trách nhiệm - tất cả những cái đó đang biến mất. Và đứa trẻ phải trải qua lối đi hẹp thế, nó phải cảm thấy rằng nó đang chết. Và thế rồi nó phải học cách sống mới từ ABC. Phải mất hai mươi nhăm năm để chúng ta giáo dục nó vận hành đúng trong xã hội.
Nhưng xã hội chúng ta là bất thường, xã hội chúng ta bị thần kinh. Nó đã bị chi phối bởi các chính khách thần kinh, các tu sĩ thần kinh, trong nhiều thế kỉ. Cho nên chúng ta chuyển đổi từng đứa trẻ thành người thần kinh - người thần kinh Hindu, người thần kinh Mô ha mét giáo, người thần kinh Ki tô giáo. Chúng ta đổi mọi đứa trẻ thành kẻ cuồng tín, và nó càng cuồng tín nhiều chúng ta càng ca ngợi nó nhiều. Nó càng nói, "Hindu giáo là tôn giáo duy nhất, tôn giáo duy nhất đúng, tôn giáo duy nhất thật," người Hindu sẽ ca ngợi nó.
Đó là cách Ayatollah Khomeini đang được ca ngợi bởi những người ngu ở Iran. Ông ta là người cung trăng - ông ta cần việc suy sụp! - nhưng ông ta đang được ca ngợi như người lãnh đạo lớn lao, người lãnh đạo cách mạng. Trong nhiều thế kỉ, người cuồng tín đã từng được ca ngợi.
Nếu ai đó nói, "Ấn Độ là nước vĩ đại nhất trên thế giới, mảnh đất tôn giáo nhất, mảnh đấy thiêng liêng nhất," mọi người sẽ ca ngợi người đó. Họ sẽ nói, "Trông người đó thành tâm với đất nước làm sao." Người đó đơn giản điên - người đó cần trị liệu!
Bởi vì chúng ta đã ca ngợi những loại thái độ, cách tiếp cận thần kinh này, và chúng ta đã kết án người khác... nếu ai đó không ca ngợi Mô ha mét giáo, Hindu giáo, Ki tô giáo, chúng ta nghĩ người đó là kẻ phản bội. Nếu ai đó không phải là người quốc gia lớn chúng ta nghĩ người đó là kẻ phản bội. Chúng ta đã kết án người lành mạnh và chúng ta đã ca ngợi người điên khùng. Một cách tự nhiên, đám đông vẫn còn điên khùng.
Toàn thể thế giới cần việc suy sụp! Nhưng chỉ một việc suy sụp sẽ không ích gì. Trước khi thế giới đi qua
việc suy sụp đó - và ngày đó đang tới gần hơn mỗi ngày - phương pháp và cách thức phải được phát minh ra, được đổi mới, cái có thể biến suy sụp thành đột phá.
Đó là điều kĩ thuật thiền là gì: việc chuẩn bị cho tương lai, sự chuẩn bị, sự chuẩn bị tuyệt đối cần thiết, cho cái gì đó sẽ xảy ra. Nhân loại đang trên bờ của suy sụp - chúng ta đã đi tới chính tận cùng của giới hạn. Bây giờ không còn gì nữa, chúng ta không thể tiếp tục thêm nữa theo cách này. Những hình mẫu cũ đã bị vượt qua rồi; chúng tất cả đều đã lạc hậu.
Các nhà tâm thần của bạn và các nhà phân tâm của bạn sẽ chống lại tôi, bởi vì họ phục vụ cho quá khứ và tôi không có tình yêu với quá khứ, không một chút nào. Tôi yêu hiện tại, và qua hiện tại tôi chuẩn bị cho tương lai. Quá khứ xấu thế, nó thậm chí không đáng nhìn vào. Trong một tương lai tốt hơn chúng ta sẽ chấm dứt việc dạy mọi người về lịch sử quá khứ, về Alexanders, Genghis Khans, Nadirshahs, Tamerlanes, bởi vì ngay cả nhắc tới họ cho trẻ con cũng là sai. Ngay cả để cho chúng ý niệm rằng những người như thế đã từng tồn tại, rằng con người có thể rơi vào trong thoái hoá như thế, cũng là đầu độc tâm trí chúng.
Nhưng các nhà phân tâm, nhà tâm thần của bạn đang phục vụ cho quá khứ; do đó họ sẽ chống lại phương pháp của tôi. Toàn thể nỗ lực của họ là bằng cách nào đó vá víu mọi người lại. Nếu lỗ hổng nào đó xuất hiện họ đơn giản vá lại nó, nếu vết thương nào đó xuất hiện họ che đậy nó lại. Họ giữ cho bạn vận hành hiệu quả như thư kí trong văn phòng, như người thu thuế được uỷ quyền, như viên thanh tra cảnh sát, như ông trưởng ga, vân vân. Họ không quan tâm tới tính
người của bạn. Mối quan tâm của họ chỉ là bạn phải vẫn còn là thành viên vận hành của xã hội, hữu dụng một cách máy móc, có vậy thôi.
Mục đích của tôi là khác toàn bộ: Tôi muốn bạn là con người. Tôi muốn bạn không chỉ là con người mà còn vươn tới là điều thiêng liêng.
Bạn hỏi tôi, Krishna Teertha Bharti... Anh ấy là bác sĩ giải phẫu, bác sĩ; một cách tự nhiên câu hỏi này đã nảy sinh trong tâm trí anh ấy. Bạn hỏi tôi, "Liệu có biện minh được và là đạo đức để trao cho bệnh nhân suy nhược cách Thiền Động không?"
Cái gì khác có thể được biện minh thêm và đạo đức thêm nữa - bởi vì là người chịu đựng suy nhược đơn giản nghĩa là người đó đã kìm nén quá nhiều. Suy nhược không là gì ngoài kìm nén. Người đó bị kìm nén nhiều thế bởi vì người đó đã không được phép bầy tỏ bản thân mình. Thiền Động là cách bầy tỏ. Trong việc bầy tỏ bản thân mình, trong việc làm thanh tâm tất cả những cái đã từng bị kìm nén vào trong vô ý thức, người đó sẽ được nhẹ gánh, người đó sẽ trở nên lành mạnh hơn, khoẻ mạnh hơn.
Hai tên cướp phá cửa nhà băng trong một thị trấn nhỏ.
"Thôi được," tên to con hơn nói. "Sắp hàng lại! Chúng ta sẽ cướp mọi đàn ông và hiếp mọi đàn bà!"
"Đợi một chút!" đối tác của nó cắn cảu. "Chúng ta vồ lấy tiền và đánh nó!"
"Câm đi và lo lấy việc của mày," bà cô từ đằng sau quầy tiền nói. "Thằng lớn biết điều nó đang làm!"
Chúng ta đã làm cho mọi người bị kìm nén, nén xuống mọi thứ. Họ đang sôi lên bên trong.
Trước khi cô ấy rời khỏi nhà người bạn Cô Emma được cảnh báo rằng một kẻ điên về dục đã được thả ở nhà bên cạnh. Tối hôm đó khi cô ấy quay trở về căn hộ của mình, cô ấy thận trọng nhìn dưới gầm giường, trong buồng riêng và đằng sau màn rủ.
Thế rồi Emma bật đèn lên. "Ồ, nó không có ở đây!" cô ta thở dài. "Đồ trời đánh thánh vật!"
Mọi người đã từng được nuôi dưỡng lớn lên trong xã hội chúng ta cần phương pháp nào đó để mửa ra giận, dục, tham, ghen, đố kị. Bạn đang ngồi trên núi lửa... và núi lửa có thể bùng phát bất kì lúc nào! Nếu thanh tâm mà được phép - và đó là điều Thiền Động tất cả là gì - núi lửa sẽ biến mất. Bạn sẽ trở nên lành mạnh hơn.
Tôi không nói bạn sẽ trở nên bình thường hơn, nhưng tôi nói bạn sẽ trở nên lành mạnh hơn. Bây giờ, hai từ này có thể không trùng nghĩa đâu; thực ra chúng không thể trùng được - bởi vì với bình thường chúng ta thực sự không ngụ ý bình thường mà chúng ta ngụ ý trung bình. Đó là việc dùng sai của từ này. 'Bình thường' nên ngụ ý là người sống theo chuẩn, người sống theo tự nhiên, tự phát - người đó là bình thường. Nhưng mọi người không được phép sống một cách tự nhiên và tự phát. Họ bị buộc phải sống cuộc sống trung bình như những người khác đang sống - và trung bình được coi là bình thường.
Đó là lí do tại sao tôi nói tôi làm cho mọi người lành mạnh hơn. Họ sẽ bình thường thực sự, nhưng họ có thể không trùng với ý niệm của bạn về bình thường. Họ sẽ không phải là trung bình, chắc chắn - họ sẽ cao hơn trung bình. Họ sẽ có sáng suốt hơn trong cuộc sống, nhiều vui vẻ hơn trong cuộc sống của họ, nhiều tự do hơn trong cuộc sống của họ, nhiều nổi dậy nữa - nhiều tự do và nhiều nổi dậy hơn. Và xã hội và nhà thờ đều chống lại tự do. Họ không muốn bạn tự do, họ muốn bạn là nô lệ. Toàn thể quyền lợi được đầu tư của họ là trong việc làm bạn là nô lệ.
Do đó họ tất cả đều chống lại tôi. Tôi có thể hiểu được, tôi không ngạc nhiên chút nào bởi giận dữ của họ với tôi. Giận dữ của họ là tự nhiên, bởi vì bất kì cái gì tôi đang làm ở đây đều sẽ phá huỷ toàn thể cấu trúc của họ, và thỉnh thoảng chỉ một lỗ hổng trong con thuyền là đủ làm chìm nó. Và nỗ lực của tôi là để làm ra nhiều lỗ hổng nhất có thể!
#4Câu hỏi cuối cùng:
Thưa Thầy kính yêu,
Con người có thể dự đoán được không?
Tosho, con người là không thể dự đoán được - nếu người đó là con người. Nhưng rất ít người thực sự là con người - họ là máy. Máy là dự đoán được. Con
người có tự do. Bạn không thể dự đoán được Phật, nhưng bạn có thể dự đoán được cái gọi là người thường. Họ là dự đoán được - họ cứ làm cùng một điều lặp đi lặp lại. Bạn biết điều họ đã từng làm từ trước cho tới giờ và tương ứng với điều đó bạn có thể dự đoán được điều họ sẽ làm ngày mai.
Trẻ nhỏ là không dự đoán được bởi vì chúng chưa được chuyển thành máy.
Để chuẩn bị cho một cậu bé cuộc kiểm tra năng khiếu, nhà tâm thần bảo cô bảo mẫu để cái cời rơm, cờ lê và cái búa lên bàn.
"Nếu nó vớ lấy cái cời rơm nó sẽ là nông dân. Nếu nó vớ lấy cờ lê nó sẽ là thợ cơ khí. Và nếu nó với lấy cái búa nó sẽ là thợ mộc," bác sĩ giải thích.
Cậu bé lừa mọi người - nó túm lấy cô bảo mẫu.
Con người đã trở nên máy móc tới mức ngay cả con vật đôi khi cũng hành xử theo cách không thể dự đoán được nhiều hơn con người.
Các nhà tâm lí thực nghiệm thích kể câu chuyện về một giáo sư đã nghiên cứu khả năng của con tinh tinh giải quyết vấn đề. Một quả chuối được treo lơ lửng ở giữa trần, tại độ cao mà con tinh tinh không thể với tới được bằng việc nhảy. Căn phòng trống trơn mọi đồ vật ngoại trừ vài cái sọt thưa để ngẫu nhiên quanh phòng. Phép thử là để xem liệu con tinh tinh cái này có nghĩ tới việc chồng các cái sọt ở giữa phòng và rồi trèo lên đỉnh các sọt để lấy chuối không.
Con tinh tinh ngồi yên tĩnh trong góc, quan sát nhà tâm lí thu xếp các cái sọt. Nó chờ đợi kiên nhẫn cho tới khi vị giáo sư đi ngang qua giữa phòng. Khi ông ấy ở thẳng ngay dưới quả chuối, con tinh tinh bỗng nhiên nhảy lên vai ông ấy, thế rồi nhảy lên không trung và túm lấy quả chuối.
Tosho, một người - người thực - là không dự đoán được, bởi vì người đó sống từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc. Người đó không sống từ quá khứ và người đó không sống từ bất kì ý thức hệ nào đối với tương lai. Anh ta đơn giản sống khoảnh khắc này. Anh ta đáp ứng với tình huống, anh ta có tính đáp ứng; do đó anh ta không thể dự đoán được.
Các sannyasin của tôi phải trở thành không dự đoán được. Bạn càng không dự đoán được, bạn càng có tính người hơn.
Đủ cho hôm nay.
**************************************************************************************************************************************************************************************************
#5Chân lí là cái đang đấy
Nếu ông xác định hướng đi của mình
bằng lực hay tốc độ,
Ông bỏ lỡ con đường của luật.
Cân nhắc yên tĩnh
cái gì là đúng và cái gì là sai.
Đón nhận mọi ý kiến bình đẳng,
không hấp tấp, một cách trí huệ,
tuân thủ luật.
Ai trí huệ,
Người hùng biện hay người yên tĩnh?
Yên tĩnh,
và đáng yêu và không sợ.
Để tâm trí nói,
nhưng thân thể biết.
Tóc bạc không tạo ra thầy.
Con người có thể già đi vô ích.
Thầy thực sống trong chân lí,
Trong điều tốt và kiềm chế,
bất bạo hành, điều độ và thuần khiết.
Lời hay hay nét đẹp
Không thể làm ra thầy
Từ người ghen và tham.
Chỉ khi đố kị và ích kỉ
Bị nhổ bật rễ khỏi người đó
Người đó có thể trưởng thành trong cái đẹp.
Một người có thể cạo đầu
Nhưng nếu người đó vẫn dối trá và bỏ bê việc của mình,
Nếu người đó níu bám lấy ham muốn và gắn bó,
Làm sao người đó theo được con đường?
Người tìm kiếm thực sự
Chinh phục tất cả tính đồng bóng.
Người đó đệ trình bản tính của mình cho sự tĩnh lặng.
Người đó là người tìm kiếm thực sự
Không phải bởi vì người đó ăn xin
Nhưng bởi vì người đó theo con đường đúng luật...
Không giữ lại gì, giữ lại cái không...
Bên ngoài thiện và bên ngoài ác,
Bên ngoài thân thể và bên ngoài tâm trí.
Cách thức của Phật Gautama là cách thức của buông bỏ; nó không thể được xác định bằng sức mạnh ý chí. Sức mạnh ý chí chỉ là cái tên hay của sức mạnh bản ngã. Sự tồn tại của ý chí không là gì ngoài sản phẩm phụ của bản ngã. Bản thân bản ngã là cái bóng, do đó sức mạnh ý chí là cái bóng của cái bóng. Chính ý niệm về có ý chí của riêng người ta là chống lại sự tồn tại. Nó tạo ra kẽ nứt giữa bạn và cái toàn thể. Cái toàn thể có ý chí - làm sao bộ phận có thể có ý chí của riêng nó được? Bộ phận có thể thắng, không phải là chống lại cái toàn thể mà là đi cùng cái toàn thể. Bộ phận có thể thắng, không phải bởi việc thắng mà bởi việc buông xuôi.
Con đường của Phật là con đường của buông xuôi toàn bộ: buông xuôi toàn bộ theo pháp, theo đạo, theo luật vũ trụ, theo Thượng đế. Đây là những cái tên khác nhau cho cùng một hiện tượng. Chúng ta đang sống trong hài hoà, không trong hỗn độn. Mọi thứ là hoàn hảo như nó có thể vậy; không cái gì có thể được cải tiến thêm. Chính ý niệm về cố gắng cải tiến mọi sự là cực kì ngu xuẩn. Những người đã biết, họ đã biết sự hoàn hảo tuyệt đối của sự tồn tại.
Thế thì cái gì còn lại? Tan biến vào trong cái toàn thể và mở hội đi! Điều này không thể được làm như quyết tâm về phần bạn, bởi vì nếu bạn quyết tâm, thế thì bạn vẫn còn đó đằng sau quyết tâm của bạn dưới dạng trá hình. Nếu bạn quyết tâm, làm sao bạn có thể tan biến được? Bạn không thể buông xuôi được - nếu bạn buông xuôi, đấy không phải là buông xuôi.
Thế thì buông xuôi là gì? Làm sao nó sẽ xảy ra chút nào? Buông xuôi là hiểu biết rằng bản ngã là giả. Trong chính hiểu biết đó, bản ngã bay hơi - không được tìm thấy nữa - và buông xuôi đã xảy ra. Không phải là nó đã được làm bởi bạn đâu; nó xảy ra mà không có việc làm của bạn. Chỉ thế thì nó mới thực, đích thực; nó có cái đẹp mênh mông và sức mạnh vô cùng, bởi vì thế thì bạn trở thành phương tiện của cái toàn thể. Bạn không còn là bộ phận, bạn đơn giản đại diện cho cái toàn thể.
Bạn là con sóng trong đại dương - và sóng trong đại dương là bản thân đại dương. Nếu đại dương chứa sóng, sóng chứa đại dương theo cách tương tự. Chúng là không thể tách rời, chúng là một. Sóng là biểu hiện của cái không biểu hiện, cách diễn đạt hữu hạn của cái vô hạn. Cho nên bạn chỉ là con sóng. Khoảnh khắc bạn bắt đầu nghĩ bản thân mình tách rời, sóng đã phát điên.
Lời kinh thứ nhất
Cân nhắc yên tĩnh
cái gì là đúng và cái gì là sai.
Đón nhận mọi ý kiến bình đẳng,
không hấp tấp, một cách trí huệ,
tuân thủ luật.
Nhiều điều bị thiếu trong việc dịch này: Cân nhắc yên tĩnh... Lời của Phật không phải là 'cân nhắc' - ông ấy nói thiền, thiền yên tĩnh. Nhưng trong tiếng Anh, meditation - thiền nghĩa là cân nhắc, suy nghĩ tập trung. Thiền nghĩa là suy tư về cái gì đó. Có đối tượng, bạn phải suy tư về nó. Thiền trong tiếng Anh có ngụ ý suy nghĩ tập trung vào đối tượng nào đó.
Nhưng nghĩa Phật giáo của thiền - dhyan - là khác toàn bộ. Nó chẳng liên quan gì tới bất kì đối tượng nào nói riêng; nó có cái gì đó để làm, chắc chắn, với bạn, nhưng không với đối tượng. Nó có cái gì đó để làm với tâm thức, không với nội dung. Nó là chiều hướng khác toàn bộ. Nội dung là bên ngoài, đối tượng là bên ngoài, và tâm thức là bên trong. Từ tiếng Anh 'meditation' có tính hướng ngoại; từ Phật giáo 'thiền' có tính hướng nội.
Khi Phật nói thiền ông ấy ngụ ý không nghĩ - đó chính là đối lập với nghĩa tiếng Anh. Ông ấy nói: vứt mọi suy nghĩ và nhìn. Đó là cách duy nhất để biết mọi sự như chúng đang vậy... bởi vì nếu bạn nghĩ, bạn đang mang định kiến của mình vào. Nếu bạn nghĩ, bạn đang mang những kết luận quá khứ của mình vào. Nếu bạn nghĩ, tâm trí bạn đang vận hành - và tâm trí là quá khứ, và quá khứ chưa bao giờ cho phép bạn thấy hiện tại. Suy nghĩ phải dừng lại để cho thiền hiện hữu. Suy nghĩ phải bay hơi toàn bộ. Trong trạng thái của vô ý nghĩ bạn có thể thấy.
Nhưng với tâm trí phương Tây, trạng thái của vô ý nghĩ dường như bạn sẽ rơi vào giấc ngủ. Bạn sẽ làm gì nếu không có ý nghĩ? Tâm trí phương Tây thường xuyên làm điều gì đó. Nó có thể giữ bản thân nó thức tỉnh chỉ nếu nó bận bịu, làm cái gì đó. Nó là người làm. Và đó là khác biệt giữa cách tiếp cận phương Đông và phương Tây.
Phương Đông đã tình cờ bắt gặp một kinh nghiệm khác toàn bộ - kinh nghiệm về vô ý nghĩ và vậy mà vẫn thức tỉnh hoàn toàn. Đây là khải lộ vĩ đại nhất, một trong những đóng góp quan trọng nhất cho thế giới. Phương Tây biết suy nghĩ và ngủ. Bạn đang làm cái gì đó hoặc bằng thân thể hoặc bằng tâm trí; nếu bạn không có gì để làm với thân thể hay tâm trí bạn đi ngủ, thế thì giấc ngủ tiếp quản.
Nghỉ ngơi, ở phương Tây, trở thành ngủ; nghỉ ngơi, ở phương Đông, là trạng thái của thức tỉnh mà không ý nghĩ. Nó không phải là ngủ cũng không là nghĩ; nó là điều khác toàn bộ với cả hai điều này. Ý nghĩ đã biến mất...
Các nhà tâm lí học phương Tây nói: Nếu không có ý nghĩ, làm sao có thể có ý thức được? Tâm lí học phương Tây nhấn mạnh rằng ý thức bao giờ cũng là ý thức về cái gì đó; nó không thể tự nó tồn tại được. Về logic điều đó là hấp dẫn, thuyết phục, nhưng về mặt tồn tại nó là ngớ ngẩn.
Ý thức có thể tồn tại mà không có ý nghĩ nào - tôi nói điều đó theo kinh nghiệm riêng của mình. Nó không phải là vấn đề về kết luận của tôi qua một quá trình tư duy, nó là kinh nghiệm của tôi. Nó là kinh nghiệm của mọi chư phật của quá khứ: ý thức có thể tồn tại mà không có ý nghĩ. Đó là khả năng duy nhất cho giải thoát; bằng không sẽ không có khả năng nào - dù bạn bận rộn với ý nghĩ hay bạn rơi vào giấc ngủ và trở nên bận bịu với giấc mơ.
Và bạn cứ đi mãi trong cái vòng luẩn quẩn này: mơ, nghĩ, mơ, nghĩ... Mơ là ý nghĩ dưới dạng ảnh, ý nghĩ là ảnh dưới dạng lời; chúng không khác biệt nhau mấy. Mơ có chút ít nguyên thuỷ, ý nghĩ có chút ít phức tạp hơn, nhưng chúng làm cùng một điều. Chúng giữ bạn bị tập trung vào bên ngoài, chúng chưa bao giờ cho phép bạn kinh nghiệm tính chủ quan riêng của mình.
Tính chủ quan đó là chân lí của bạn. Và cách duy nhất để biết nó là ở trong nghỉ ngơi toàn bộ - như người ta trong giấc ngủ - và vậy mà hoàn toàn thức tỉnh, tỉnh táo, và không ý nghĩ nào. Đây là samadhi, đây là trạng thái tối thượng của dhyan - thiền. Đây là điều Phật ngụ ý khi ông ấy nói: Cân nhắc yên tĩnh cái gì là đúng và cái gì là sai.
Bây giờ, nếu bạn cân nhắc cái gì là đúng, cái gì là sai, bạn lỡ. Bạn nhất định bắt đầu nghĩ, "Cái gì là đúng và cái gì là sai?" Và bạn sẽ nghĩ về cái gì? Bạn sẽ bắt đầy nhai lại nhiều ý nghĩ đã từng được xã hội cung cấp cho bạn. Xã hội đã dạy bạn, "Cái này là đúng và cái kia là sai," và bạn sẽ bắt đầu nhai lại chúng lần nữa. Có thể bạn sẽ làm ra tổ hợp mới nào đó, bạn sẽ tô mầu và sơn vẽ và trang điểm cho chúng, nhưng về căn bản, bản chất, chúng sẽ là sự áp đặt từ người khác. Do đó Phật không thể ngụ ý suy nghĩ được.
Ông ấy nói: thiền yên tĩnh. Im lặng và thấy. Và trong việc thấy đó bạn sẽ biết - không có bất kì quá trình logic nào bạn sẽ đơn giản biết: Cái này là cái này. Cái này là tốt và cái này là xấu. Không phải là bạn phải quyết định nó theo Kinh Thánh hay Koran hay Gita. Nếu bạn có mắt bạn biết tường ở đâu và cửa ở đâu. Bạn có phải nghĩ về nó không? Mỗi lần bạn ra khỏi phòng mình bạn có phải nghĩ đi nghĩ lại cửa ở đâu và tường ở đâu không? Bạn đơn giản đi ra cửa mà không nghĩ chút nào, bởi vì bạn có thể thấy! Nhưng nếu bạn mù, mỗi lúc bạn sẽ phải nghĩ lại, "Cửa ở đâu?" Bạn sẽ phải dò dẫm tìm cửa.
Suy nghĩ là trạng thái mù, nó là dò dẫm trong bóng tối. Thiền là trạng thái có mắt, bạn có khả năng thấy. Bạn đơn giản thấy cái gì là đúng và cái gì là sai. Và 137
khi bạn thấy cái gì là đúng và cái gì là sai bạn không thể làm sai được, bạn không thể đi ngược lại cái đúng được.
Thiền nhân tự nhiên đi theo cái tốt - không phải là người đó quyết định đi theo nó - và một cách tự nhiên né tránh cái xấu. Không phải là người đó quyết định né tránh nó; thiền nhân chưa bao giờ lấy lời nguyện nào - không có nhu cầu. Người có mắt không bao giờ lấy lời nguyện rằng "Tôi bao giờ cũng đi vào từ cửa, đi ra từ cửa. Tôi hứa với ngài, Thượng đế ạ, rằng tôi sẽ không bao giờ thử đi vào từ tường. Tin tôi đi, tôi là con người của lời hứa, tôi sẽ giữ lời. Mặc dầu tôi biết sẽ có nhiều cám dỗ." Nếu ai đó đang nói điều đó, bạn sẽ cười. "Anh ta nói điều vô nghĩa làm sao! Cám dỗ nào?" Bạn đã bao giờ bị cám dỗ bởi bức tường để đi vào và đi ra nó qua nó chưa? Không có cám dỗ như thế.
Khi người ta có thể thấy rõ ràng, điều tốt nảy sinh. Nó là tự nhiên thế, nó là tự phát thế, bạn không thể nói rằng bạn đã quyết định điều đó. Bạn không thể nói rằng bạn đã dùng ý chí của bạn. Bạn thậm chí không thể nói được rằng đây là hành động của bạn. Mọi điều bạn có thể nói là ở chỗ đây là cách mọi sự xảy ra, không phải là bạn đang làm chúng, bạn chỉ đang cho phép chúng xảy ra. Thế thì cuộc sống có vui vẻ thảnh thơi thế, bởi vì không dồn nén nào theo sau nó, không căng thẳng. Tâm trí thành đạt không có đó, do đó chẳng bao giờ có thất vọng.
Cân nhắc yên tĩnh cái gì là đúng và cái gì là sai. Nhưng trong việc dịch tiếng Anh nó trở thành chính cái đối lập. Nếu bạn đơn giản níu bám lấy từ tiếng Anh nó nghĩa là suy nghĩ, nghiền ngẫm, cân nhắc, cái gì là đúng và cái gì là sai.
Đón nhận mọi ý kiến bình đẳng, không hấp tấp, một cách trí huệ, tuân thủ luật. Phật nói: Không có định kiến nào. Và chúng ta đầy định kiến thế, chúng ta là chùm những định kiến. Và bất kì khi nào chúng ta nghĩ rằng chúng ta đã đi tới kết luận, đó chỉ là lừa dối - bạn đã lại đi tới một định kiến đã được đặt vào bên trong bạn bởi xã hội, bởi nhà thờ, bởi quốc gia. Bạn là nạn nhân của nhiều quyền lợi được đầu tư thế, tất cả đều ngồi quanh bạn với cặp mắt tham để khai thác bạn, để hút máu và linh hồn bạn.
Quan sát đi, lần sau bạn cảm thấy rằng bạn đã hiểu cái gì đó, cái gì đó được quan sát. Quay lại và cố gắng thấy: nó có phải là định kiến quá khứ nào đó đã bật ra dưới dạng mới không, trong dạng thức mới, bằng những lời mới? Và bạn sẽ ngạc nhiên: nó là vậy.
Bác sĩ trưởng tại bệnh viện đi vòng quanh và ông ấy đi qua trước một nhóm lũ trẻ mới sinh. "Có chuyện gì với đứa bé này? Nó dường như yếu ớt và nhẹ cân quá thể."
Cô y tá nói, "Nó là một trong những đứa trẻ thụ tinh nhân tạo, và tôi sợ nó đã hình thành khá chậm."
"Điều đó xác nhận mọt lí thuyết cưng của tôi," bác sĩ nói. "Tiết kiệm súng lục và làm hỏng đứa bé!"
Đó là điều bạn cứ làm mãi. Nguyên lí của Peter nói: Nếu sự kiện không tuân theo lí thuyết, chúng phải bị phế bỏ đi. Ông ấy cũng nói: Nếu ông không thể thuyết phục được họ, làm lẫn lộn họ vậy.
Và đó là điều các học giả lớn của bạn vẫn làm. Họ không thể thuyết phục được bất kì ai, nhưng chắc chắn họ có thể làm lẫn lộn. Họ đã làm lẫn lộn toàn thế giới. Đó là điều các nhà thượng đế học của bạn đã làm, các tu sĩ của bạn đã làm. Thế giới sống trong lẫn lộn thế bởi vì những học giả lớn này, những tu sĩ, triết gia, bác học; và họ đã dành cả đời mình để làm lẫn lộn bạn. Họ đã không thuyết phục được bản thân họ về điều họ nói, nhưng khi họ trở nên có khả năng làm lẫn lộn bạn thì họ tận hưởng trò bản ngã này. Làm ai đó bị lẫn lộn là điều rất thoả mãn bởi vì bạn trở thành cao siêu. Và bao giờ cũng có những người ngu sẵn sàng trở thành nạn nhân của lời nói - những lời hoa mĩ, mĩ miều. Và những hệ thống tạo ra lời này chẳng là gì ngoài ngôi nhà làm bằng con bài giấy.
George Bernard Shaw hay nói: Xây dựng hệ thống mà ngay cả kẻ ngu cũng có thể dùng và chỉ kẻ ngu mới muốn dùng nó.
Mọi tôn giáo đều cố gắng thuyết phục người thấp nhất, người bình thường. Họ không thể thành công trong việc thuyết phục, bởi vì bản thân họ không được thuyết phục. Thuyết phục tới từ chân lí, không từ suy nghĩ, không từ nghiên cứu. Thuyết phục tới từ kinh nghiệm. Bản thân họ không được thuyết phục, nhưng họ phải rất, rất tài nghệ, hiệu quả, trong việc dùng lời, làm ra những hệ thống lớn từ lời. Họ có thể làm lẫn lộn mọi người. Và có hàng triệu kẻ ngu đã sẵn sàng - sẵn sàng bị lẫn lộn, và họ tưởng rằng lẫn lộn của họ là thuyết phục của họ.
Đó là lí do tại sao có nhiều người Ki tô giáo thế - tất cả đều bị lẫn lộn về Christ. Bất kì khi nào ai đó nói, "Tôi là người Ki tô giáo," tôi lập tức diễn giải nó thành người đó bị lẫn lộn về Christ. Khi ai đó nói, "Tôi là Phật tử," tôi biết rằng người đó bị lẫn lộn về Phật. Bởi vì nếu bạn không bị lẫn lộn về Christ bạn sẽ không là người Ki tô giáo, bạn sẽ là một christ! Nếu bạn bị thuyết phục bởi chân lí của Christ, bạn sẽ là một christ chứ không phải là một người Ki tô giáo. Nếu bạn bị thuyết phục bởi chân lí của Phật, nếu bạn đã kinh nghiệm nó, bạn sẽ là vị phật chứ không là Phật tử.
Người ngu có nhiều và họ có thể bị khai thác bởi những người láu cá, tinh ranh. Họ giả là người láu cá và tinh ranh. Họ là chuyên gia trong việc dùng lời hoa mĩ với biệt tài mà bạn không thể thấy được sơ hở nào. Bởi vì bạn không thể thấy được sơ hở nào bạn bắt đầu tin vào lời của họ. Nhưng không tin tưởng nào đã bao giờ chuyển đổi bạn từ khổ của bạn, không tin tưởng nào trở thành việc cứu rỗi - người Ki tô giáo, người Hindu hay người Mô ha mét giáo. Tin tưởng là tù túng thế.
Phật nói: Đón nhận mọi ý kiến bình đẳng... Không định kiến nào, không ý kiến nào đã tới, không bất kì tiên nghiệm nào... Chỉ lắng nghe, và quan sát, đủ mọi thứ. Là tấm gương thuần khiết - đó là thiền. Và không hấp tấp, bởi vì nếu bạn vội vàng bạn sẽ nhảy vào kết luận. Bạn không thực quan tâm tới chân lí, bạn quan tâm nhiều tới kết luận, bởi vì kết luận cho thuận tiện, kết luận cho bạn an ninh, kết luận làm bạn cảm thấy rằng bạn biết. Nó che đậy dốt nát của bạn, nó làm cho bạn cảm thấy chắc và chắc chắn.
Do đó mọi người sẵn sàng thế để trở thành một phần của bất kì nhà thờ nào. Họ không sẵn sàng trở nên tự do. Cho dù đôi khi họ rời bỏ nhà thờ này, họ rời bỏ chỉ để gia nhập nhà thờ khác. Người Hindu trở thành người Mô ha mét giáo, người Mô ha mét giáo trở thành người Ki tô giáo, người Ki tô giáo trở thành người Hindu. Và theo cách này họ cứ đi từ nhà thờ này sang nhà thờ khác, nhưng họ vẫn còn là cùng người đó bởi vì cách tiếp cận của họ vẫn như cũ.
Chỉ có hai cách tiếp cận: cách này là của tâm trí, cách kia là của thiền. Cách tiếp cận của tâm trí vẫn còn bị giới hạn vào thế giới các niềm tin, và cách tiếp cận của thiền là cách tiếp cận không có ý nghĩ, không có niềm tin, không có định kiến.
Không hấp tấp, một cách trí huệ, tuân thủ luật. Đừng vội vã. Trong vội vã bạn có thể quyết định cái gì đó không đúng. Chỉ vì khao khát ra quyết định, bạn có thể kết luận, bạn có thể bắt đầu tin tưởng. Người truy hỏi thực sự sẵn sàng chờ đợi, người đó rất kiên nhẫn. Cho dù điều đó cần nhiều kiếp sống người đó vẫn sẵn sàng cống hiến các kiếp sống.
Chân lí xứng đáng để bạn dành nhiều thời gian nhất có thể được. Người ta không nên ở trong tâm trí theo bất kì cách nào hay phải vội vàng; bằng không người đó nhất định thành nạn nhân của món hàng giả nào đó. Nhân danh chân lí, người đó sẽ có cái gì đó hư huyễn.
Phật nói: ... một cách trí huệ, tuân thủ luật. Lần nữa vấn đề lại nảy sinh: tuân thủ luật làm cho nó có vẻ như là Phật đang nói, "Tuân theo Mười lời răn." Không, ông ấy không nói điều đó. Lần nữa ông ấy nói: Tuân thủ bản tính của ông, tự tính của ông, tuân theo nó. Là bản thân bạn, một cách đích thực là bản thân bạn. Mạo hiểm mọi thứ để là bản thân bạn. Không là bản thân mình là thuận tiện, bởi vì khi bạn sẵn sàng không là bản thân bạn mọi người rất hạnh phúc với bạn. Bạn theo họ, bạn bắt chước họ, họ trở thành người lãnh đạo của bạn - về tôn giáo, về chính trị, vân vân. Nhưng khi bạn cố gắng là bản thân bạn, bạn không là tín đồ của ai cả và không ai là lãnh đạo của bạn.
Các sannyasin của tôi không phải là tín đồ của tôi, chỉ là người bạn, những bạn đồng hành. Tôi không phải là người lãnh đạo của họ, tôi không lãnh đạo họ đi tới cái gì. Tôi đơn giản là nhà thơ cất lên bài ca của tôi, là nhạc sĩ chơi trên cây đàn sitar của tôi. Bạn tận hưởng nó! Đấy không phải là vấn đề bị tôi thuyết phục. Khi bạn lắng nghe chim hót vào buổi sáng bạn không trở nên bị thuyết phục bởi chân lí của tiếng hót của chúng... chỉ là cái đẹp.
Nỗ lực của tôi là chia sẻ vui vẻ của tôi, cái đẹp của tôi, kinh nghiệm của tôi với bạn. Và tôi biết ơn rằng bạn cho phép tôi ở cùng bạn. Rằng bạn cho phép tôi cầm tay bạn trong tình yêu sâu sắc, tôi biết ơn. Nhưng bạn không phải là tín đồ của tôi, chỉ là bạn tôi thôi. Tôi không phải là người lãnh đạo của bạn, tôi không phải là người hướng dẫn bạn. Tôi đã trở nên thức tỉnh, đúng - và bạn đang ngủ say. Tôi có thể đánh thức bạn dậy. Nhưng nếu ai đó đánh thức bạn vào buổi sáng, người đó không trở thành người lãnh đạo của bạn và không trở thành người hướng dẫn của bạn. Chỉ là người bạn thôi! Và người bạn lúc cần là người bạn thực. Và đó là sự cần thiết lớn nhất: rằng bạn đang ngủ và ai đó được cần tới để đánh thức bạn dậy.
"Tuân thủ luật," theo cách nhìn của Phật, nghĩa là tuân thủ bản tính của bạn, tuân thủ pháp, Đạo.
Ai trí huệ,
Người hùng biện hay người yên tĩnh?
Phật hỏi: Ai trí huệ? Người láu cá, người tinh ranh, người rất khéo miệng, người có thể làm ra những hệ thống tư tưởng lớn lao, những cấu trúc vĩ đại có mọi giải thích cho mọi câu hỏi sao? Người đó có trí huệ không? Hay người im lặng? Người trí huệ có phải là người hoá giải những huyền bí của sự tồn tại và cung cấp mọi câu trả lời cho bạn không? Hay người lại làm huyền bí sự tồn tại qua im lặng của người đó, qua việc hiện hữu của người đó, qua sự hiện diện của người đó, qua tình yêu của người đó, qua việc chia sẻ của người đó?
Chắc chắn, người đó là trí huệ, người lại làm huyền bí sự tồn tại với bạn; với người đó bạn lại bắt đầu nhìn vào mọi thứ với sự ngạc nhiên, với sự kính nể, với người đó bạn lại bắt đầu lắng nghe buổi thuyết giảng của im lặng và bài ca của đá. Người đó là người trí huệ, với người đó bạn lại trở nên có khả năng thành hồn nhiên như đứa trẻ, với người đó bạn lại trở nên có năng lực nhảy múa trong gió, trong mặt trời, trong mưa. Người đó trí huệ, bởi vì người đó mang bạn tới gần tự nhiên hơn, và ở gần tự nhiên hơn là ở gần bản thân bạn hơn.
Người đó không cho bạn bộ luật nào đó, đạo đức nào đó, hình mẫu để sống. Người đó không áp đặt kỉ luật nào lên bạn. Người đó đơn giản chia sẻ cách nhìn của người đó, sự sáng suốt, sáng tỏ, và mọi thứ bắt đầu rõ ràng với bạn. Và từ sáng tỏ của mình bạn bắt đầu sống. Tất nhiên, cuộc sống của bạn sẽ là duy nhất, nó sẽ không là việc bắt chước thầy. Nếu nó là bắt chước, bạn bỏ lỡ vấn đề, bạn bỏ lỡ thầy. Nó sẽ là duy nhất, nó sẽ có hương vị riêng của nó, hương thơm riêng của nó.
Ai trí huệ,
Người hùng biện hay người yên tĩnh?
Yên tĩnh,
và đáng yêu và không sợ.
Ba điều Phật nói: yên tĩnh - học im lặng ngày một nhiều hơn - và đáng yêu, bởi vì nếu im lặng của bạn mà không đáng yêu nó sẽ làm cho bạn thành không nhạy cảm. Thế thì im lặng của bạn sẽ là im lặng của nghĩa địa - đờ đẫn, chết. Nó sẽ không là im lặng mà có thể mở hội, nó sẽ không là im lặng mà có thể ca hát và nhảy múa. Nó sẽ không là im lặng mà có thể nở thành nghìn lẻ một đoá hoa. Do đó, Phật lập tức nói: nó phải đáng yêu.
Và yêu là có thể chỉ nếu bạn không sợ; nếu bạn sợ sệt bạn không thể đáng yêu được. Người sợ bất kì cái gì - cái chết, cảnh sát, quan toà, chính phủ - người sợ bất kì cái gì không thể yêu được.
Và mọi sợ hãi về căn bản đều nảy sinh từ cái chết. Sợ cảnh sát cũng là như vậy, bởi vì anh ta có thế giết chết, anh ta có thể bắn bạn. Sợ chính phủ không là gì ngoài sợ bạo hành - chính phủ có thể giết chết mạnh hơn bất kì người nào khác. Sợ quan toà và luật pháp là gì? - bởi vì quan toà có quyền tống bạn lên giá treo cổ hay ông ta có thể cho bạn án tử hình. Bạn sợ. Nhưng sâu bên dưới mọi sợ hãi là về cái chết... và cái chết là huyền thoại. Nó chưa bao giờ xảy ra, nó chẳng bao giờ xảy ra, nó sẽ không bao giờ xảy ra.
Thiền nhân đi tới biết tính giả tạo của cái chết, và trong chính khoảnh khắc đó mọi nỗi sợ đều biến mất; người đó trở thành không sợ.
Nhớ lấy, Phật không nói bạo dạn, ông ấy nói không sợ. Đó là chiều khác toàn bộ. Có ba từ cần được hiểu. Một là từ hèn nhát, người liên tục sợ; mọi thứ đều làm cho người đó sợ, dù điều đó là hợp thức, không hợp thức, có thể, không thể. Người đó cứ sống trong sợ hãi của tưởng tượng của riêng mình, người đó tạo ra ác mộng riêng của mình.
Thế rồi có người bạo dạn, người đối lập với người hèn nhát. Và chúng ta đã ca ngợi người bạo dạn rất nhiều, nhưng người bạo dạn không là gì ngoài người hèn nhát đứng lộn đầu; người đó thuộc cùng kiểu người này. Không phải là người bạo dạn không có sợ hãi - người đó có sợ hãi, nhưng mặc cho sợ hãi người đó cứ tranh đấu, người đó cứ đi theo hướng người đó biết có sợ hãi. Nhưng sợ hãi cho người đó thách thức; tranh đấu với sợ hãi trở thành trò bản ngã của người đó. Người đó là người bạo dạn.
Phật không nói về người bạo dạn. Ông ấy đơn giản nói: Không sợ hãi. Khi bạn không sợ hãi bạn không hèn nhát không bạo dạn, bởi vì cả hai đều bắt rễ trong sợ hãi. Kẻ hèn nhát đã ngừng chống sợ hãi còn kẻ bạo dạn đang cố gắng thắng sợ hãi, nhưng cả hai đều liên quan tới sợ hãi. Và người không sợ đơn giản đã vứt bỏ toàn thể sự việc. Người đó không bạo dạn không hèn nhát. Người đó biết không có cái chết, không có gì phải sợ và không có gì để bạo dạn về nó.
Đây là chiều hướng khác, siêu việt lên trên nhị nguyên của hèn nhát và bạo dạn.
Không sợ hãi, đáng yêu, im lặng, và bạn sẽ trí huệ. Đây là định nghĩa của ông ấy về trí huệ.
Để tâm trí nói,
nhưng thân thể biết.
Từ 'thân thể' lại có thể cho bạn hàm nghĩa sai lầm nữa. Điều Phật ngụ ý là: tâm trí nói - tâm trí là một bộ phận. Và khi ông ấy nói thân thể biết, ông ấy ngụ ý cái toàn thể biết. Phật bao giờ cũng dùng từ 'thân thể' cho cái toàn thể; nó không phải là cùng ý như khi bạn dùng từ 'thân thể'. Khi bạn dùng từ 'thân thể' nó là một phần, thân thể, tâm trí, linh hồn, đây là ba phần trong tâm trí bạn, trong quá trình ý nghĩ của bạn. Đây là cách bạn đã phân chia bản thân mình. Khi Phật nói thân thể ông ấy ngụ ý tính toàn thể của bạn: "Chính thân thể này là Phật, chính trái đất này là Thiên đường Hoa sen." Khi ông ấy dùng từ 'thân thể' ông ấy ngụ ý tính toàn thể của bạn, tính toàn bộ của bạn. Tâm trí nói, tính toàn bộ của bạn biết.
Tâm trí là hữu dụng nếu bạn đã biết. Thế thì tâm trí có thể được dùng như công cụ hay để truyền đạt, để trao đổi. Sau rốt, bản thân Phật đang dùng các từ này qua tâm trí, nhưng khi bạn đã biết, tâm trí là công cụ đẹp. Không biết, bạn có thể đã nghiên cứu nhiều từ kinh sách... và tâm trí bạn trở thành chiếc máy hát. Bạn cứ lặp lại người khác. Tránh điều đó ra.
Tốt hơn cả là người dốt nát và là bản thân bạn còn hơn là rất thông thái, bởi vì tất cả tri thức không phải là của bạn là tồi tệ hơn dốt nát nhiều lắm - nó giữ bạn vô nhận biết về dốt nát của bạn. Nếu bạn trở nên nhận biết, cái gì đó có thể được làm. Nếu bạn trở nên nhận biết, dốt nát có thể tiêu tán đi.
Tóc bạc không tạo ra thầy.
Con người có thể già đi vô ích.
Chỉ trở nên già đi không có nghĩa là bạn đã trở thành người trí huệ. Già đi trong bản thân nó không làm cho ai trí huệ cả. Người ta có thể già đi, điều đó không có nghĩa là người ta đã trở nên trưởng thành. Già đi và trưởng thành là những hiện tượng khác nhau toàn bộ.
Một nhà báo trẻ tới phỏng vấn ông già Harry Blackwell nhân kỉ niệm một trăm linh một ngày sinh ông ấy.
"Xin ông Blackwell cho biết, nếu như ông được sống cuộc sống lần nữa, ông có phạm phải cùng sai lầm không?"
"Chắc chắn như địa ngục!" lời đáp nhấn mạnh vang tới.
"Ông ngụ ý ông sẽ không làm gì khác đi chứ?"
"Chắc chắn là sẽ khác. Tôi sẽ bắt đầu sớm hơn."
Người này ít nhất phải đã chân thành. Bằng không người già trở nên tinh ranh, không chân thành, không lương thiện.
Chủ nhật là ngày cưới của Joe, và anh ta cùng bố mình tận hưởng chén rượu trước khi đi ngủ cùng nhau. Nâng cốc lên chúc mừng cha mình, Joe hỏi, "Bố có lời khuyên nào trước khi con lấy bước chuyển lớn lao này không, bố?"
"Có chứ," người bố nói, "hai điều. Thứ nhất: phải đòi có một đêm mỗi tuần được ở với tụi con trai. Thứ hai: đừng phí hoài nó cho tụi con trai."
Mọi người cứ lớn lên về tuổi tác nhưng không chín chắn. Họ không trở nên thực sự chín; họ vẫn còn như đứa trẻ như bất kì ai khác. Và khi bạn là đứa trẻ và ngây thơ điều đó không gây lúng túng thế, nhưng khi bạn đã trở nên già và bạn ngây thơ điều đó rất gây lúng túng. Họ che giấu nó, nhưng sâu bên dưới họ là cùng người đó, chẳng cái gì đã xảy ra - bởi vì chẳng cái gì thậm chí xảy ra mà không có thiền. Chỉ tích luỹ kinh nghiệm về thế giới bên ngoài không làm biến đổi bạn. Nó có thể làm cho bạn được thông tin rất tốt về nhiều thứ, nhưng thông tin là thông tin, nó không là biến đổi.
Thầy thực sống trong chân lí,
Trong điều tốt và kiềm chế,
vô bạo hành, điều độ và thuần khiết.
Thầy thực không phải là người biết về chân lí; thầy thực là người sống trong chân lí, người là chân lí. Upanishads nói, "aham brahmasmi - Ta là Thượng đế." al-Hillaj tuyên bố, "ana'l haq - Ta là Thượng đế!" Họ đang nói, "Chúng ta không nói về chân lí, chúng ta đã trở thành nó." Chừng nào bạn chưa trở thành chân lí, trí huệ của bạn không phải là trí huệ thực, nó đơn thuần là tri thức. Bạn có thể cứ trưng bày nó như trí huệ, nhưng bạn không lừa được ai ngoài bản thân mình.
Thầy thực sống trong chân lí... Và khi bạn sống trong chân lí, khi chân lí là chính hơi thở của bạn, thế thì điều tốt theo sau như cái bóng.
Và từ 'kiềm chế' lại không phải là dịch đúng. Phật ngụ ý kỉ luật: kỉ luật không bị áp đặt bởi người khác, kỉ luật nảy sinh từ bản thể riêng của bạn, từ hiểu biết riêng của bạn, từ chân lí riêng của bạn.
Người trí huệ sống như chân lí, như điều tốt; toàn thể cuộc sống người đó là cuộc sống của kỉ luật. Người đó không cố sống theo bất kì cách bị kiểm soát nào; người đó đơn giản sống theo bản tính của mình - và đó là kỉ luật của người đó. Người đó sống trong bất bạo hành. Người đó không thể làm tổn thương bất kì ai, bởi vì làm tổn thương bất kì ai đều là làm tổn thương bản thân mình. Bây giờ người đó biết tất cả là một. Người đó sống trong điều độ.
Đó là đóng góp rất đặc biệt của Phật: trung đạo. Phật nói: Tránh cực đoan, bởi vì chính trên cực đoan mà lo âu nảy sinh. Bạn có thể mê đắm theo một cách cực đoan và bạn sẽ khổ. Bạn có thể từ bỏ thế giới, trở thành một loại người cực đoan khác, và bạn sẽ khổ. Cực đoan bao giờ cũng đem tới khổ. Ở giữa là vượt ra ngoài việc khổ.
Khi xe của người bán hàng rong bị hỏng, anh ta dừng lại tại một nhà nông và được mời ngủ cùng con gái bác nông dân. Họ lên giường và anh ta gạ gẫm dục.
Cô ta nói, "Dừng lại. Dừng điều đó lại nếu không em mách bố đấy."
Anh lại thử nữa. Cô ta nói, "Dừng lại, nếu không em sẽ mách bố đấy." Nhưng cô ta len vào gần hơn.
Cuối cùng anh ta thành công.
Chút sau đó, cô ta kéo mạnh ống quần ngủ của anh ta và nói, "Chúng mình có thể làm điều đó lần nữa chứ?" Anh ta miễn cưỡng đồng ý.
Chút ít sau đó cô ta đánh thức anh ta và hỏi liệu họ có thể làm nó lần nữa không. Anh ta đành miễn cưỡng đồng ý.
Lần thứ ba cô ta đánh thức anh ta và hỏi liệu họ có thể làm điều đó lần nữa không, anh ta nói, "Dừng ngay điều đó nếu không anh mách bố đấy."
Mê đắm tới cực đoan và bạn sẽ khổ. Hay từ bỏ tới cực đoan và bạn sẽ khổ. Phật là người rất thực tế; ông ấy nói ở giữa, đích xác ở giữa là cách thức. Ở đó bạn trở nên được cân bằng.
... vô bạo hành, điều độ và thuần khiết. Tất cả những điều này tự nhiên theo sau nếu bạn trí huệ - nhớ lấy, không thông thái mà trí huệ. Tâm trí trở nên thông thái, thiền đem tới trí huệ.
Lời đẹp hay nét mặt xinh
Không thể làm ra thầy
Từ người ghen và tham.
Chỉ khi đố kị và ích kỉ
Bị nhổ bật rễ khỏi người đó
Người đó mới có thể trưởng thành trong cái đẹp.
Bạn có thể có gương mặt xinh, nét mặt xinh; bạn có thể có cách nói rất hay để diễn tả bản thân mình, để trao đổi ý niệm của bạn, bạn có thể rất khéo nói.
Những điều này không làm ra thầy, không thể làm được, bởi vì nếu bạn ghen và tham bạn vẫn còn như cũ.
Chỉ khi đố kị và ích kỉ bị nhổ bật rễ khỏi người đó, người đó mới có thể trưởng thành trong cái đẹp. Thầy thực là đẹp thực sự, nhưng cái đẹp đó không phải là của thân thể. Nó là cái gì đó bên trong bắt đầu toả ra từ thân thể. Vâng, thân thể thầy có hào quang nào đó, ánh sáng quanh bản thân nó, sự mát mẻ, duyên dáng - nhưng chúng nảy sinh từ cốt lõi bên trong nhất của thầy. Chúng nảy sinh từ trung tâm thầy và lan toả hướng tới chu vi. Nhưng chỉ có thân thể đẹp không có nghĩa là bạn trí huệ.
Vâng, con người của chân lí nhất định tìm ra cách nào đó để trao đổi điều đó, người đó phải vậy. Điều đó là không tránh khỏi, bởi vì khi chân lí được biết tới, sự thôi thúc sâu sắc được cảm thấy để chia sẻ nó. Khi bạn có chân lí bạn sẽ tìm ra lời, chỉ lời hay không có nghĩa là bạn đã tìm thấy chân lí.
Một người có thể cạo đầu
Nhưng nếu người đó vẫn dối trá và sao lãng việc của mình,
Nếu người đó níu bám lấy ham muốn và gắn bó,
Làm sao người đó theo được con đường?
Người ta có thể trở thành kẻ ăn xin từ bỏ, người ta có thể trở thành sư, thành ni - điều đó sẽ chẳng ích gì. Chừng nào cái gì đó trong bản thể bên trong của bạn chưa thay đổi.... thay đổi triệt để là cần thiết. Những thay đổi bề ngoài sẽ không có tác dụng.
Người tìm kiếm thực sự
Chinh phục tất cả tính đồng bóng.
Tính đồng bóng là gì? Tâm trí bạn đi tới quá khứ và tới tương lai, tâm trí bạn đi theo đủ mọi hướng, tâm trí bạn chưa bao giờ ở đây bây giờ: đó là tính đồng bóng. Người tìm kiếm thực sự chinh phục tất cả tính đồng bóng.
Người đó đệ trình bản tính của mình cho sự tĩnh lặng.
Người đó buông xuôi mọi thứ cho khoảnh khắc hiện tại và im lặng của nó.
Người đó là người tìm kiếm thực sự
Không phải bởi vì người đó ăn xin
Nhưng bởi vì người đó theo con đường đúng luật...
Lại nhớ: theo đúng luật ông ấy ngụ ý tự nhiên.
Không giữ lại gì, giữ lại cái không...
Người tìm kiếm thực sự không giữ lại cái gì, người đó cho mọi thứ người đó có. Người đó chia sẻ toàn bộ tình yêu của mình, vui vẻ của mình, kinh nghiệm của mình - và người đó giữ lại cái không, người đó bám vào cái không. Người đó không cần níu bám vào cái gì cả: toàn thể vũ trụ thuộc về người đó, toàn thể vương quốc của Thượng đế là của người đó.
Bên ngoài thiện và bên ngoài ác,
Bên ngoài thân thể và bên ngoài tâm trí.
Người đó sống cuộc sống siêu việt, trong thế giới vậy mà không của thế giới; sống trong thân thể nhưng không bị đồng nhất với nó; sống trong tâm trí nhưng chưa bao giờ trong một khoảnh khắc thấy bản thân mình bị lừa dối rằng mình là tâm trí. Người đó không là tâm trí không là thân thể.
Sống trong thế giới, làm mọi điều được cần tới, người đó vẫn còn siêu việt. Người đó giống như lá sen hay hoa sen - trong nước và vậy mà không bị nước chạm tới.
Đủ cho hôm nay.
***************************************************************************************************************************************************************************************************
#6 Đừng coi chứng ngộ là nghiêm chỉnh
Câu hỏi 1
Thưa Thầy kính yêu,
Thầy đã trở nên được chứng ngộ thế nào?
Prem Christo, người ta chưa bao giờ trở nên được chứng ngộ - người ta được chứng ngộ. Người ta đơn giản nhớ điều đó. Nó không phải là thành tựu, mà chỉ nhận ra. Bạn được chứng ngộ nhiều cũng như tôi đây, chẳng cái gì thiếu cả. Bạn đã không đánh mất thượng đế của bạn, không thể nào đánh mất được ngài. Ngài là chính cuộc sống của chúng ta; không có ngài chúng ta không thể tồn tại lấy một khoảnh khắc.
Cho nên câu hỏi không phải là về cách tìm thấy ngài. Câu hỏi là cách trở nên ngày một tỉnh táo hơn, nhận biết về cái đã là hoàn cảnh rồi.
Chứng ngộ không phải là quá trình trở thành, nó là việc khám phá ra bản thể. Bạn không trưởng thành tới chứng ngộ; do đó nó chưa bao giờ dần dần - trưởng thành là dần dần.
Nó là bùng nổ - bất thần, ngay lập tức. Nó xảy ra trong một khoảnh khắc... nó có thể xảy ra vào bất kì khoảnh khắc nào.
Bạn chỉ ngủ, không phải không chứng ngộ. Bạn phải được đánh thức dậy. Cho nên nhớ điều đó: đừng bao giờ nghĩ dưới dạng trở thành. Trở thành là ham muốn, và ham muốn là cản trở, ham muốn là giấc mơ. Nếu bạn muốn trở nên chứng ngộ bạn sẽ không bao giờ được chứng ngộ. Đừng làm cho nó thành mục đích, thành đối tượng của ham muốn, bởi vì mọi mục đích đều đem tương lai vào. Và khi tương lai bước vào, bạn trong rối loạn. Đó là điều cái gọi là không chứng ngộ của bạn là gì. Khi không có mục đích, không có tương lai. Khi không có ham muốn, không có khả năng của mơ. Và khoảnh khắc mơ dừng lại, ngủ biến mất.
Trạng thái của cái không ngủ, không ham muốn, không mơ, không mục đích, là chứng ngộ. Đột nhiên bạn thấy bản thân mình hoàn toàn hoàn hảo. Và người ta bắt đầu cười, bởi vì người ta đã tìm kiếm cái gì đó mà chưa bao giờ mất; người ta đã tìm kiếm cái gì đó mà người ta đã là nó rồi. Làm sao bạn có thể tìm thấy cái mà bạn đã là? Không thể nào tìm thấy nó được. Đó là lí do tại sao chứng ngộ dường như là quá trình khó khăn thế - bởi vì nó không phải là quá trình chút nào, do đó mới khó.
Các thầy trong nhiều thời đại đã đơn giản phát minh ra các phương pháp để đánh thức bạn, để lay bạn, vào chứng ngộ. Họ đã dùng mọi loại phương pháp, mọi loại phương cách. Nhưng tất cả những phương cách đó đều tuỳ tiện; chúng không có giá trị bản chất của riêng chúng. Giá trị của chúng phụ thuộc vào thầy và nghệ thuật của thầy, khéo léo của thầy. Nếu ai đó khác định thử những phương cách đó chúng sẽ không có tác dụng. Nó không phải là khoa học, nó là nghệ thuật, là mẹo.
Thiền sư có thể tát bạn, có thể ném bạn ra khỏi cửa, có thể nhảy lên bạn và đánh bạn, nhưng nó có tác dụng chỉ trong tay của Thiền sư. Nếu bạn làm nó bạn sẽ thấy bản thân mình bị đánh, có vậy thôi, hay vào tù. Thiền sư có cách nhìn khác toàn bộ về cuộc sống, và dần dần, dần dần ông ấy tạo ra trường năng lượng nào đó quanh bản thân ông ấy nơi các phương cách bắt đầu vận hành. Nó không thể vận hành được ở bất kì đâu khác.
Thầy Sufi dùng phương cách riêng của mình, họ là những người tạo phương cách vĩ đại. Tín ngưỡng Sufi lớn nhất có tên là Naqshband; Naqshband nghĩa là người thiết kế, người tạo phương cách. Và họ đã phát minh ra những phương cách kì lạ. Chẳng hạn điệu vũ Sufi của Jalaluddin Rumi, xoay tít, là một phương cách rất kì lạ. Trong tay ông ấy nó có tác dụng vô cùng, bởi vì khi bạn thực sự quay tít bạn trở nên không đồng nhất với thân thể. Đó là lí do tại sao trẻ con thích xoay tít lắm; chúng cảm thấy sự nâng lên lớn.
Nhưng để làm điều đó, cần có chuẩn bị nào đó; thức ăn nào đó, hình mẫu ngủ nào đó, luyện tập nào đó phải làm trước nó. Bằng không, nếu bạn bất thần bắt đầu quay tít, bạn sẽ đơn giản cảm thấy buồn nôn và chẳng gì khác; bạn có thể bị ốm. Không chứng ngộ nào sẽ xảy ra qua nó. Mọi người không thể làm được nó. Việc chuẩn bị là cần để cho phương cách này có tác dụng, bởi vì phương cách này là tuỳ tiện, nó là loại thảo mộc trong nhà kính.
Khi thầy còn sống, thầy đem cuộc sống của mình vào các phương cách của mình. Khoảnh khắc thầy qua đời, chỉ công thức chết là còn lại. Và mọi người cứ lặp lại những công thức đó hàng thế kỉ. Tất cả những công thức đó về sau dường như ngu xuẩn. Trong tay của thầy chúng có cái chạm bằng vàng; không có thầy, không có người thức tỉnh, chúng chỉ là bài tập trống rỗng.
Nhớ điều đó: rằng những thầy vĩ đại không thể được bắt chước. Họ là duy nhất và họ không nên được bắt chước.
Một bữa ăn tối ngoại giao được tổ chức tại toà đại sứ ở Paris. Trong số các khách có một bà già chững chạc. Bà ấy quá mê mải với thức ăn, vì đó là thói quen của bà ấy, và kết quả là ợ lên một tiếng to. Trong im lặng bối rối tiếp theo đó, một người Anh, thấy người đồng hương đang lúc khó khăn, giả vờ lịch sự với phụ nữ rằng anh ta đã là người có lỗi và xin lỗi vì hớ hênh quá đáng.
Khoảnh khắc khó khăn qua đi, nhưng không được lâu. Một lần nữa tiếng ợ thực thụ lại vọng lên qua tiếng 158
rì rầm của cuộc hội thoại lễ phép. Lần này là một người Pháp, không trội hơn người Anh tinh tế, đứng ra xin lỗi cho sự gián đoạn khó chịu và nhận được những ánh mắt ngưỡng mộ về suy nghĩ nhanh chóng của người đó.
Một người Mĩ quan sát tất cả những điều này quyết định không chơi trội và tự đi vào chỗ lân cận người đàn bà chững chạc để cho người đó có thể làm điều vinh dự cho nước mình. Điều tất yếu, người đàn bà đáng thương lại ợ lần nữa và người Mĩ kêu lên, "Thôi được rồi, thưa bà, lần này là đến tôi!"
Tránh bắt chước! Đó là điều đã xảy ra cho mọi phương cách vĩ đại do các thầy phát minh ra. Mọi người cứ bắt chước nguyên si từng chữ, chẳng hiểu tinh thần - và tinh thần mới là điều thực để hiểu, không phải từng chữ.
Người Hindu cứ lặp lại các phương pháp được phát minh bởi những người như Patanjali, Manu, Yagnavalkya. Hàng nghìn năm đã trôi qua rồi, nhưng tâm trí chính thống cứ níu bám lấy từng chữ; sợ thay đổi bất kì cái gì. Và không hiểu tinh thần của nó, lặp lại như con vẹt. Còn tình huống thì cứ thay đổi.
Bây giờ Patanjali không thể được áp dụng cho con người hiện đại đích xác như ông ấy đã dạy cho các đệ tử của mình. Năm nghìn năm đã trôi qua rồi, con người không còn như cũ. Nếu bạn muốn áp dụng Patanjali bạn sẽ cần một Patanjali khác để dịch chuyển nhiều điều, để thay đổi nhiều điều, để vứt bỏ nhiều điều, để thêm vào nhiều điều. Ông ấy sẽ phải tạo ra toàn thể phương pháp luận lần nữa, bởi vì con người không tồn tại vì bất kì phương pháp nào - mọi phương pháp tồn tại vì con người.
Không hệ thống nào là có giá trị tới mức con người có thể bị hi sinh cho hệ thống; mọi hệ thống phải phục vụ con người. Nếu chúng phục vụ, tốt; nếu chúng trở nên vô dụng, lạc hậu, không liên quan, chúng phải bị vứt bỏ - với sự tôn kính sâu sắc, với lòng biết ơn - chúng đã làm xong việc của chúng.
Nhưng tâm trí con người là như vậy đấy, bao giờ cũng yêu quá khứ. Phương pháp càng cổ đại, nó càng được yêu mến hơn. Thực ra, nó càng vô dụng hơn: nó không thể thay đổi được bạn, nó không thể giúp được bạn thay đổi.
Mỗi lần một người mới trở nên nhận biết về bản thể bên trong nhất của mình, lắng nghe người đó, và trong khi người đó còn sống sẵn có cho người đó. Sẽ là khó để có sẵn cho thầy đang sống, bởi vì thầy sẽ không chỉ dạy bạn qua lời nói, thầy sẽ chặt khúc con người bạn. Điều đó gây đau, bởi vì bạn đã thu thập quá nhiều rác rưởi không cần thiết quanh bản thân mình; nó phải bị cắt đi, cắt đi không thương tiếc. Chỉ thế thì bản thể tinh tuý của bạn mới có thể được làm lộ ra trong mọi cái đẹp của nó.
Một nông dân tập trung các con mình lại và hỏi, "Đứa nào trong các con đẩy chuồng xí xuống sông?"
Thủ phạm không bước ra. "Bây giờ, các con," người nông dân nói, "Nhớ lại chuyện về George Washington và cây anh đào. Đúng là chàng thanh niên George đã chặt hạ cây đó, nhưng anh ta nói sự thực với bố mình và người bố tự hào về anh ta."
Và rồi thì đứa con trai út của người nông dân bước ra và thú nhận rằng mình đãy đẩy chuồng xí xuống sông. Người nông dân nhặt chiếc roi lên đánh đen đét vào đứa con.
"Nhưng bố ơi," cậu bé đầy nước mắt phản đối, "bố bảo con là bố của George Washington đã tự hào về ông ấy khi ông ấy thú nhận chặt đổ cây anh đào."
"Ông ấy tự hào thật đấy, con," người nông dân đáp, "nhưng bố của George Washington không ngồi trên cây anh đào khi con ông ta chặt nó xuống!"
Tình huống đã thay đổi... còn bạn cứ lặp lại những công thức cũ. Trước hết quan sát tình huống đã. Do đó, các phương pháp đã có tác dụng trước đây sẽ không có tác dụng bây giờ.
Chứng ngộ là điều đơn giản nhất, nhưng bởi vì con người rất phức tạp - và khi thời gian trôi qua con người trở nên ngày một phức tạp hơn - con người sẽ cần những phương pháp ngày một phức tạp hơn.
Tôi phải là người chứng ngộ đầu tiên đang dùng các nhóm trị liệu như sự giúp đỡ cho thiền, bởi lẽ đơn giản là trong quá khứ con người đơn giản thế, không cần con người phải trải qua các cách trị liệu trước nhất. Con người đã khoẻ mạnh theo một cách nào đó, lành mạnh hơn theo cách nào đó, đích thực hơn, chân thành và trung thực.
Con người hiện đại tinh ranh, rất tinh ranh, và rất kìm nén, nhiều tới mức bản thân người đó không nhận biết điều người đó đã kìm nén trong bản thể mình. Và con người hiện đại là rất láu cá, người đó không đơn giản. Người đó láu cá tới mức người đó có thể lừa dối ngay cả bản thân mình. Bằng việc lừa dối người khác liên tục người đó đã trở nên khéo léo trong việc lừa dối. Kĩ năng này đã trở nên ăn sâu bắt chặt tới mức bây giờ không nỗ lực có ý thức, có chủ định nào được cần tới để người đó tinh ranh. Người đó có thể đơn giản tinh ranh mà không phải nỗ lực gì về phần mình.
Tình huống đã thay đổi này đòi hỏi những phương pháp mới, cách tiếp cận mới, cửa sổ mới, mới tới mức tâm trí bạn bị lúng túng chẳng biết phải làm gì. Nếu tâm trí bạn biết điều phải làm, phương cách không thể có ích lợi gì. Tâm trí, khi nó không thể tìm được cách thoát ra, nó bị lúng túng - đó là khoảng khắc lớn lao, quí giá khi cái gì đó của cõi bên kia có thể xảy ra.
Ông già Do Thái nhỏ bé có râu ngẫu nhiên bị một sĩ quan Quốc Xã lướt qua và bị đánh bật mất cân bằng.
"Schwein!" người Đức gầm lên, đá gót canh cách.
"Solomon," người Do Thái nói, cúi mình lễ phép. "Rất vui được gặp ông."
Bạn thấy tinh ranh đấy, láu cá đấy!
Liddell bước vào trong quán rượu khu người Trung Quốc và nói với người phương Đông đứng sau quầy, "Này, Xủng xẻng, cho tôi một cốc rượu!"
Mười phút saur Liddell lại gọi, "Được rồi, Xủng xẻng, cho tôi cốc rượu!"
Một thời gian ngắn trôi qua và lần nữa Liddell kêu to "Này, Xủng xẻng, cho tôi cốc rượu!"
"Nghe đây," người đứng quầy Trung Quốc nói, "Tôi đã kìm bực mình lắm, nhưng ông ra sau quầy và xem ông thích bị xúc phạm thế nào."
Hai người này đổi chỗ cho nhau. "Được rồi," người phương Đông nói. "Bây giờ, ông Da đen, cho tôi li rượu!"
Con người hiện đại không thể được giúp đỡ bởi Patanjali hay Moses. Sẽ cần phải có cách tiếp cận hoàn toàn mới.
Đó là đích xác là điều tôi đang làm ở đây. Bạn cần trị liệu để cho nhiều rác rưởi có thể được tống ra khỏi bạn. Trị liệu là thanh tâm; nó đem bạn tới đối diện với vô thức riêng của bạn. Không phương pháp cũ nào đã từng có khả năng làm điều đó - nó đã không được cần tới ngay chỗ đầu tiên, nó đã là không cần thiết. Ngồi yên lặng, không làm gì là đủ. Nhưng bây giờ, nếu bạn ngồi im lặng không làm gì, điều đó sẽ không giúp ích gì cả.
Ngay chỗ đầu tiên, bạn không thể ngồi im lặng được - nhiều rối loạn bên trong thế. Vâng, từ bên ngoài bạn có thể xoay xở ngồi hệt như Phật, bức tượng đá, tĩnh lặng, nhưng sâu bên dưới bạn có tĩnh lặng không? Thân thể có thể học thủ đoạn tĩnh lặng đấy, nhưng tâm trí không dễ vượt qua thế đâu. Thực ra, bạn càng buộc thân thể tĩnh lặng, tâm trí càng nổi loạn chống lại điều đó, tâm trí càng sẽ cố gắng kéo bạn ra khỏi cái gọi là tĩnh lặng của bạn. Nó đưa ra thách thức và làm bùng nổ lên bạn việc báo thù, và đủ mọi loại ý nghĩ, ham muốn, tưởng tượng bùng phát ra.
Đôi khi người ta tự hỏi tất cả những điều này đi đâu khi bạn không thiền. Khoảnh khắc bạn ngồi trong im lặng, đủ mọi loại điều vô nghĩa bắt đầu nổi lên trong đầu bạn, cứ dường như chúng chỉ đang chờ đợi; khi bạn ngồi thiền chúng sẽ tới.
Điều đó không là như vậy trong quá khứ. Người nguyên thuỷ đơn giản, người nguyên thủ chưa bao giờ cần cái gì như nhóm Trị liệu Nguyên thuỷ. Người đó đã nguyên thuỷ rồi! Bạn đã trở nên được văn minh tới mức đầu tiên văn minh của bạn phải bị lấy đi khỏi bạn. Đó là chức năng của Trị liệu Nguyên thuỷ: nó làm cho bạn lại có tính nguyên thuỷ, nó mang bạn tới điểm hồn nhiên. Không người nguyên thuỷ nào đã từng cần tới cái gì như Đương đầu; toàn thể cuộc sống người đó đã là sự đương đầu rồi!
Nhưng bây giờ, khi bạn muốn đánh, bạn nói lời chào và khi bạn muốn giết, bạn mỉm cười. Và không chỉ để lừa dối người khác, bạn cũng tin rằng nụ cười của mình là thật. Và mọi người lễ phép tới mức họ dung thứ bạn, họ chấp nhận bạn, họ không nhìn vào điều bạn đang làm. Nếu bạn không can thiệp vào họ, họ để bạn một mình. Mọi người đều sống cuộc sống kép: cuộc sống xã hội, có tính hình thức, và cuộc sống riêng tư, chính là cái đối lập lại.
Bạn sẽ cần các quá trình nào đó mà qua đó bạn được mang tới cái ta đích thực của mình để cho tính hai mặt của bạn bị vứt bỏ, để cho bạn lần đầu tiên có thể thấy mình là ai. Đạo đức của bạn, cái gọi là tôn giáo của bạn, họ tất cả đều dạy bạn một loại nhị nguyên, họ tất cả đều làm bạn thành rởm. Họ nói về chân lí, nhưng điều đó đơn thuần là nói thôi. Họ không làm cho bạn là thật, họ làm cho bạn lịch sự, lễ phép, văn minh. Họ dạy bạn cách là tốt một cách chính thức. Họ cho bạn bề ngoài đẹp và họ không chú ý gì tới bản thể bên trong của bạn, cái chính là con người thực của bạn. Và bạn có xu hướng quên mất con người thực của mình.
Chứng ngộ là việc thấy bản thể thực của bạn. Và bạn đã trở nên quen thuộc và gắn bó với cái không thực thế. Bạn phải bị gõ búa để trở lại với thực tại của bạn.
Tôi đã phát minh ra phương pháp động, hỗn độn chỉ để cho bạn một thoáng nhìn về tuổi thơ thuần khiết của bạn khi bạn chưa bị vấy bẩn, chưa bị ô nhiễm, chưa bị ước định bởi xã hội, khi bạn là như bạn được sinh ra, khi bạn còn tự nhiên. Xã hội tạo khuôn bạn theo những hình mẫu nào đó. Nó phá huỷ tự do của bạn. Nó lấy đi mọi phương án từ bạn; nó áp đặt phương án nào đó lên bạn. Nó ép buộc và gây sức ép lên bạn theo nhiều cách tinh tế tới mức bạn phải chọn nó. Tất nhiên, nó cũng cho bạn ý niệm rằng bạn đang chọn nó.
Tôi đã nghe:
Khi Ford bắt đầu chế tạo xe hơi ông ấy chỉ có một mầu xe, mầu đen. Ông ấy trưng bày xe cho khách hàng và ông ấy sẽ nói, "Ông có thể chọn bất kì mầu nào, với điều kiện nó là mầu đen!"
Đó là điều mọi người đang làm với con của họ. Bạn có thể là bất kì ai bạn thích với điều kiện bạn là người Hindu hay người Mô ha mét giáo hay người Ki tô giáo. Với điều kiện bạn cư xử như thế này, bạn được tự do, bạn tuyệt đối tự do. Họ cứ tạo ra mẽ ngoài của tự do và đồng thời cứ tạo ra sự nô lệ sâu sắc.
Bạn cần được ném trở lại thực tại của mình. Và thỉnh thoảng ngay cả những phương pháp tàn nhẫn cũng được cần tới. Các Thiền sư đánh đệ tử của họ: bạn không thể nói đây là phương pháp rất từ bi được. Nó là phương pháp tàn nhẫn, nhưng nó nảy sinh từ từ bi lớn lao. Và đôi khi điều không thể được dạy lại có thể được khêu gợi bởi thầy qua việc tát vào mặt bạn.
Một người đi vào cửa hàng để mua cho vợ một món quà. Khi anh ta nhận được gói hàng từ nhân viên anh bắt đầu ra về, nhưng thế rồi đột nhiên quay lại và tát vào giữa mặt người nhân viên. Ngay sau khi làm điều đó người này bắt đầu xin lỗi hết lời. Người nhân viên này tự nhiên bị rút lại ý mình, nhưng anh ta không thể nào hoài nghi được sự chân thành của lời xin lỗi của người này.
"Có lẽ," người nhân viên thông cảm gợi ý, "ông nên tới gặp nhà tâm thần."
Vài tháng sau người này lại xuất hiện ở cửa hiệu. Ông ta lại mua sắm nhưng không định làm hại gì anh nhân viên. "Tôi đã theo lời khuyên của anh, anh bạn trẻ. Tôi đã tới gặp nhà tâm thần."
"Ông ấy chữa cho ông thế nào?" người nhân viên hỏi.
"Thế này," người này đáp, "ngay sau khi tôi trả tiền ông ta về việc tới khám tôi đã tát vào mặt ông ta."
"Thế à? Thế điều gì đã xảy ra?"
"Ông ta tát lại tôi."
Bạn hiểu không? Và điều đó đã chữa cho anh ta đấy, đó là cách trị liệu. Điều đó đã đem anh ta trở lại với ý thức của mình. Thỉnh thoảng điều đó là cần, và chỉ phương pháp tàn nhẫn mới có thể trở thành đột phá.
Thiền hỗn độn, động, là phương pháp rất tàn nhẫn. Nó không giống lời cầu nguyện ngọt ngào, nó đắng ngắt, nhưng nó có thể lau sạch nhiều bụi khỏi bản thể bạn. Nó có thể đem tới thức tỉnh lớn cho bạn. Nó có thể trở thành tỏ ngộ đầu tiên của bạn. Chỉ cam kết một trăm phần trăm là cần thiết.
Christo, bạn hỏi tôi, "Thầy đã trở nên được chứng ngộ thế nào?"
Điều đầu tiên: tôi chưa bao giờ trở nên được chứng ngộ. Tôi bao giờ cũng được chứng ngộ rồi cũng như bạn, cũng như mọi người đều chứng ngộ. Mọi cái đã xảy ra đều hiện hữu, tôi đã nhận ra nó. Và cuộc hành trình đã gian nan vất vả như bạn có thể hình dung. Nó còn gian nan hơn là với bạn, bởi vì tôi không có thầy hướng dẫn, chỉ bảo.
Ở Ấn Độ có hàng nghìn thầy giáo rởm. Thầy đã biến mất từ lâu trước đây rồi. Ấn Độ đã trở thành đất nước rởm tới mức ngày nay không có nước nào khác rởm cả. Ấn Độ là duy nhất, vô song! Nhưng điều này đã xảy ra bởi lí do nào đó, bởi điều không tránh khỏi của lịch sử mà nó đã xảy ra.
Ấn Độ đã tạo ra Patanjali, Phật Gautam, Mahavira, Nagarjuna, Bồ đề đạt ma, những thầy lớn, và khi bạn tạo ra những thầy lớn, một cách tự nhiên những kẻ bắt chước nảy sinh. Kẻ bắt chước có thể nảy sinh chỉ khi cái thực tồn tại, khi cái thực không trong sự tồn tại bạn có thể có cái giả. Nếu có tiền thực, thế thì bạn có thể có tiền giả, nhưng nếu không có tiền thực chút nào thế thì bạn không thể có tiền giả được. Cái giả là có thể chỉ bởi vì cái thực.
Và nhà kinh tế nói rằng có luật: tiền giả có xu hướng làm mất hiệu lực tiền thực. Nó đẩy tiền thực ra khỏi hoạt động của tiền thực. Bạn có thể quan sát điều đó, đó là một luật đơn giản. Nếu bạn có hai đồng mười ru pi trong túi, một đồng thực và một đồng giả, trước hết bạn sẽ thử đồng giả bởi vì bạn muốn gạt bỏ nó đi đầu tiên - càng sớm càng tốt. Đồng thực có thể được dùng bất kì lúc nào, nhưng đồng giả, ai mà biết được? Ai đó có thể bắt giữ bạn.
Cho nên bạn sẽ vội vàng đưa đồng giả vào lưu thông để cho nó đi khuất mắt bạn và bạn được tự do với gánh nặng này. Nếu mọi người đều có tiền giả, họ sẽ che giấu tiền thật trong kho báu của mình và tiền giả sẽ trở thành tiền lưu hành.
Và đó đích xác là điều xảy ra trong thế giới tâm linh nữa: những thầy thực trở nên không tồn tại, không hoạt động, và những thầy không thực trở thành người lãnh đạo mọi người... bởi những lí do đơn giản. Một là ở chỗ thầy thực sẽ không bao giờ đáp ứng cho trông đợi của bạn; do đó bạn sẽ thích thầy giả hơn vì ông ấy sẽ đáp ứng trông đợi của bạn. Ông ấy sẽ còn nhiều hơn là sẵn lòng. Ông ấy muốn bắt giữ bạn, ông ấy muốn bạn là đệ tử của ông ấy. Ông ấy sẽ sẵn sàng, rất sẵn sàng đáp ứng các trông đợi của bạn để cho bạn không bỏ ông ấy.
Thầy thực sống theo ánh sáng của thầy. Bạn không thể trông đợi được điều gì từ ông ấy. Chừng nào bạn chưa sẵn sàng vứt bỏ mọi trông đợi của mình, bạn không thể sống với thầy thực được. Thầy giả bao giờ cũng sẽ làm vững chắc cho bản ngã của bạn. Ông ấy sẽ nói, "Con vĩ đại đấy, con đức hạnh đấy." Ông ấy sẽ cho bạn những mẹo nhỏ để cảm thấy đức hạnh: "Mọi chủ nhật đi nhà thờ và con sẽ đức hạnh, tôn giáo, tâm linh." Bây giờ, chỉ bằng cách đi tới nhà thờ mọi chủ nhật bạn có cho rằng bạn trở nên tâm linh không?
Tâm linh rẻ thế sao? Nhưng ông ấy sẽ cho bạn những thứ rẻ mạt cái bạn có thể dễ dàng mua được và cảm thấy lớn lao.
Với thầy thực, công việc thực phải được thực hiện. Thầy thực làm việc trên bạn như nhà điêu khắc, với chiếc đục và búa trong tay mình. Thầy bắt đầu triệt phá bạn, bởi vì đó là cách duy nhất để biến đổi bạn, cho bạn việc sinh thành mới. Thầy bắt đầu giết bạn! Thầy thực là cái chết, bởi vì chỉ sau cái chết mới có khả năng phục sinh.
Tôi đã không ở cùng thầy nào. Tôi loạng choạng trong bóng tôi theo cách riêng của mình. Đó đã là công việc vất vả, nó đã là việc làm bực mình, bởi vì không ai có đó ngay cả để cho tôi niềm hi vọng, sự đảm bảo nào - ngay cả để cho tôi chỉ một sự thông cảm đơn giản rằng tôi đang đi đúng lối. Tôi đã đi vào trong biển cả chưa từng thăm dò mà không có ai động viên tôi.
Bạn may mắn hơn nhiều. Tôi có thể nói cho bạn khi nào bạn đúng và khi nào bạn sai. Tôi có thể nói với bạn, "Cứ tiếp tục đi, bạn đang đi đúng lối rồi, khoảnh khắc này không còn xa xôi khi mọi sự sẽ bắt đầu thay đổi; mùa xuân ở ngay trên đường rồi. Bất kì khoảnh khắc nào nó sẽ có ở đây. Thực ra, những hoa đầu tiên đã bắt đầu xuất hiện. Bạn có thể không có khả năng thấy những đoá hoa đầu tiên đó. Tôi có thể thấy."
Bây giờ trong giới y học có thảo luận lớn và hi vọng lớn rằng sớm hay muộn chúng ta sẽ tìm ra cách để nhờ nó bệnh tật sắp xảy ra trong sáu tháng nữa có thể được dự đoán trước. Điều đó đã trở thành có thể qua cách chụp ảnh Kirlian. Nó cho ảnh chụp năng lượng thân thể của bạn, và nó chỉ ra năng lượng thân thể đang đi sai ở đâu. Sáu tháng trước khi bạn thực ra có thể bị ốm, cách chụp ảnh Kirlian bắt đầu cho bạn những chỉ dẫn. Nếu những chỉ báo này có thể được hiểu rõ, bạn có thể được trị liệu trước khi bạn ốm. Thế thì bạn sẽ không bao giờ ốm.
Thầy có thể thấy hoa, điều sẽ xảy ra cho bạn sau vài ngày, điều chưa là thấy được đối với bạn hay đối với bất kì ai khác - nhưng lại có thể thấy được đối với thầy. Thầy có thể nhận ra các dấu hiệu, những chỉ dẫn vô hình. Thầy có thể giải đoán ngôn ngữ của cái không biết và cái không thể biết. Thầy có thể bảo bạn, "Cứ làm tiếp đi!" Phật nói với các đệ tử mình lặp đi lặp lại, "charaiveti! charaiveti! Đi tiếp! Đi tiếp! Đừng lo nghĩ. Ta có thể thấy bình minh không còn xa nữa."
Bạn chỉ có thể thấy rằng đêm đang trở nên càng tối hơn, nhưng khi đêm thực sự tối, đó chỉ là một chỉ dẫn rằng bình minh đang rất gần rồi, rằng chẳng mấy chốc ở chân trời phương đông mặt trời sẽ mọc. Nhưng điều này có thể được thấy chỉ bởi người đã thấy mặt trời mọc trước đây.
Tôi làm việc cần mẫn theo mọi cách có thể, nhưng cái ngày tôi đi tới biết tôi là ai đã là sự ngạc nhiên lớn lao. Tôi chưa bao giờ nghĩ về điều đó, rằng nó sẽ là như vậy. Thượng đế chưa bao giờ bị bỏ lỡ, tôi chỉ quên mất ngôn ngữ. Thượng đế đã có đó rồi, bao giờ cũng đã có đó; thượng đế là bản tính bên trong nhất của chúng ta. Cái ngày tôi nhận ra điều đó tôi bắt đầu cười. Ngày đó tôi biết rằng cuộc sống là trò đùa vĩ đại - thượng đế đang chơi trò đùa lớn, trò chơi trốn tìm lớn; nhưng trò chơi tất cả đều như nhau. Đừng coi nó là nghiêm chỉnh.
Christo, đừng coi chứng ngộ là nghiêm chỉnh. Coi nó là vui đùa đi. Và bạn càng vui đùa, bạn sẽ càng gần nó hơn.
#6Câu hỏi 2
Thưa Thầy kính yêu,
Tôi có bao giờ thấy bất kì người nào hay bất kì vật nào như chúng thực sự đang đấy không?
Prem Shanta, tâm trí không có khả năng thấy. Tâm trí bị mù - mù với cả nghìn lẻ một định kiến, mù với khái niệm, ý thức hệ, triết lí, tôn giáo, mù với kinh nghiệm quá khứ của bạn. Mắt bạn bị che phủ bởi bụi nhiều thế, hết tầng nọ tới tầng kia, tới mức bạn không thể thấy được cái đang đó. Và bất kì cái gì bạn thấy đều là diễn giải của bạn về thực tại, không phải là bản thân thực tại. Bạn chưa bao giờ nghe điều được nói cho bạn, bạn chưa bao giờ thấy điều đang đương đầu với bạn. Bạn thấy cái bạn muốn thấy; bạn thấy cái bạn có khả năng thấy. Và bạn nghe cái bạn muốn nghe; bạn nghe cái bạn đã tin vào.
Tâm trí bạn liên tục rà soát; nó cho phép chỉ cái khớp với nó, nó không cho phép cái gì không khớp với nó. Nó thường xuyên cảnh giác; nó canh chừng.
Tôi đang nói với bạn ở đây: ba nghìn người, điều đó nghĩa là ba nghìn nghĩa! Khi tôi đang nói bất kì cái gì, nó sẽ có một nghĩa đặc thù, nhưng khi nó đạt tới bạn nó lấy mầu sắc cá nhân - bạn cho nó mầu riêng của bạn. Ngay lập tức nó là cái gì đó khác. Chừng nào bạn chưa học cách nghe không có tâm trí, cách nhìn không có tâm trí...
Đó là điều thiền tất cả là gì: gạt tâm trí sang bên, nhìn mà không định kiến nào, không có kết quả tiên thiên nào, không có kết luận nào cả. Khi mắt bạn vận hành như tấm gương, đơn giản phản xạ cái đang đó, không kết án không ca ngợi nó... khi mắt bạn không phán xét, khi bạn không nói, "Cái này tốt, cái này xấu. Điều này phải vậy, điều này không phải vậy" - khi bạn không nói cái gì, bạn đơn giản phản xạ... thế thì bạn thấy cái đang đó - bằng không thì không đâu, bình thường không thấy được.
Bạn phải biến mất để thấy thực tại như nó vậy. Nếu bạn có đó, bạn càng có nhiều, bạn càng ít thấy thực tại.
Và nếu bạn muốn thấy cái đang đó, thế thì bạn phải biến mất hoàn toàn. Bạn phải hoàn toàn trống rỗng, không ai cả, vô trí, chỉ là không gian trống rỗng.
Thế thì cuộc sống bùng phát với tất cả huy hoàng của nó.
Câu hỏi 3
Thưa Thầy kính yêu,
Tôi không thể nào hiểu được tại sao Phật Gautama từ bỏ người vợ đẹp của ông ấy.
Kamalesh, dường như bạn phải là người độc thân!
Định nghĩa của Murphy về người độc thân: Tảng đá lăn không thu thập người chủ nào.
Định nghĩa của Murphy về hôn nhân: Một người chưa đầy đủ chừng nào người đó chưa kết hôn; thế rồi người đó được thực sự chấm dứt.
Bạn không hiểu Phật đáng thương đã chịu đựng cái gì! Chỉ những người đã kết hôn mới hiểu điều đó, nhưng rất ít người đã kết hôn có đủ dũng cảm để nói lên điều đó.
Tôi đã nghe một giai thoại:
Maxim Gorky, Anton Chekhov, và Leo Tolstoy - ba tiểu thuyết gia lớn người Nga, đang ngồi trên một ghế băng trong công viên và tán gẫu. Một cách tự nhiên họ bắt đầu nói về hiện tượng tên là đàn bà.
Chekhov rất cay đắng; ông ấy đang lăng mạ đàn bàn như bất kì cái gì. Gorky cũng không thông cảm với đàn bà theo bất kì cách nào.
Khi cả hai vừa kết thúc họ hỏi Tolstoy, người vẫn giữ yên tĩnh. Tolstoy nói, "Nếu các ông thực sự muốn nghe chân lí các ông sẽ phải đợi."
Họ nói, "Ông ngụ ý gì bởi việc 'Các ông sẽ phải đợi'? Bao lâu?"
Ông ta nói, "Tôi không thể nói bao lâu được, nhưng các ông sẽ phải đợi. Tôi có thể nói chân lí chỉ khi một chân tôi ở trong mồ. Tôi sẽ nói chân lí và nhảy vào trong mồ! Thế thì tôi không muốn ở bên ngoài nấm mồ nữa, bởi vì nếu vợ tôi đi tới biết điều đó thế thì đời tôi, cái đã là địa ngục rồi... tôi không biết cái gì sẽ xảy ra cho tôi!"
Và nhớ lấy, cùng điều đó là trường hợp đối với đàn bà: nếu bạn hỏi họ, họ sẽ nói cùng câu chuyện về những người chồng.
Có một câu ngạn ngữ A rập cổ:
Thượng đế cho con người lửa, và con người đã phát minh ra bật lửa. Thượng đế cho con người tình yêu và con người phát minh ra hôn nhân.
Hôn nhân, mãi cho tới giờ, đã từng là khổ thế! Chính bởi vì hôn nhân mà tu viện đã tồn tại - toàn thể công lao thuộc về hôn nhân đấy! Bằng không sẽ chẳng có sư chẳng có ni nào. Chính việc thấy cái xấu xí của hôn nhân, hàng triệu người đơn giản quyết định không bao giờ đi vào trong nó, hay ngay cả những người đã vào trong nó cũng trốn ra.
Đàn bà đã khổ nhiều, nhưng khổ của cô ấy đã mang một phẩm chất khác: cô ấy đã khổ bởi vì tự do của cô ấy đã bị lấy đi khỏi cô ấy. Đàn ông đã chi phối cô ấy, đã làm cho cô ấy thành nô lệ. Đàn ông cũng khổ... bởi vì nhớ một luật đơn giản của cuộc sống: Nếu bạn làm người khác khổ, cái khổ nhất định bật trở lại bạn. Đàn ông làm đàn bà thành nô lệ, về mặt vật lí... thế còn đàn bà? Cô ấy làm đàn ông thành nô lệ về tâm linh. Thực ra, khổ của đàn ông sâu sắc hơn nhiều so với khổ của đàn bà.
Bây giờ có phong trào Giải phóng Phụ nữ. Một số đàn ông mạnh dạn được cần tới để bắt đầu phong trào Giải phóng Đàn ông, bởi vì sự nô lệ của đàn ông trở thành có tính tâm linh - và nô lệ tâm linh còn nguy hiểm hơn nhiều.
Định nghĩa của Murphy về hợp tác: Sự trao đổi giữa đàn bà và đàn ông trong đó cô ấy thủ thỉ và anh ấy hợp tác.
Kamalesh, bạn dường như tuyệt đối vô nhận biết về hiện tượng hôn nhân - cái có tính phá huỷ cả đàn ông lẫn đàn bà. Tình yêu có tính sáng tạo, hôn nhân có tính phá huỷ. Nhưng tình yêu là không tin được: khoảnh khắc này nó có thể có đó và khoảnh khắc tiếp nó mất rồi. Và con người muốn mọi sự thường hằng; con người bị ám ảnh với những cái thường hằng. Con người muốn an ninh, an toàn, con người muốn níu bám. Do đó tình yêu là không tin cậy, cho nên con người tạo ra hôn nhân.
Hôn nhân là hoa nhựa. Tình yêu là hoa hồng thật, nhưng hoa hồng thật là đẹp vào buổi sáng thôi; đến tối nó mất rồi. Không ai có thể nói khi nào nó sẽ biến mất, khi nào cánh hoa sẽ bắt đầu rụng. Chỉ một cơn gió mạnh và nó không còn nữa, chỉ một mặt trời gay gắt và nó không còn nữa. Nhưng hoa nhựa sẽ còn đó; mưa tới, mặt trời tới, bất kì cái gì tới, hoa nhựa sẽ vẫn có đó. Thực ra, nhựa là thứ thường hằng duy nhất trong thế giới này.
Bây giờ các nhà sinh thái rất lo lắng về nhựa bởi vì bạn không thể phá huỷ được nó. Bạn cứ ném các chai nhựa và túi nhựa và chúng tất cả cứ tích luỹ lại trên đất hay trong biển. Sớm hay muộn chúng sẽ bao quanh toàn thể trái đất và chúng sẽ phá huỷ sự màu mỡ của đất, bởi vì chúng không thể tan ra, hội nhập, trở thành một với đất.
Hoa thực quay trở lại đất, trở thành đất lần nữa. Thế rồi hoa mới sẽ nảy sinh. Nhưng hoa nhựa kẹt lại, vẫn còn mãi. Điều đó là nguy hiểm; nó là cản trở trong việc tuần hoàn của các quá trình cuộc sống.
Hôn nhân là hoa nhựa - hôn nhân là thể chế. Và ai muốn sống trong thể chế?
Nếu Phật trốn đi, bạn không nên lo nghĩ; điều đó là hiểu được. Ông ấy phải đã bị khổ rồi!
"Bố ơi, đa thê là gì?"
"Đa thê là tình huống trong đó một đàn ông có thể có nhiều vợ."
"Được rồi. Vậy bố gọi tình huống trong đó một đàn ông chỉ có thể có một vợ là gì?"
"Đơn điệu, con ơi, đơn điệu."
Hôn nhân là đơn điệu, nó hoàn toàn chán. Hai người chỉ móc vào nhau.
Phật đã dũng cảm - ít nhất ông ấy đã trốn đi. Không nhiều dũng cảm, nhưng chút dũng cảm vẫn có đó: ông ấy đã trốn đi.
Tôi đang dạy các sannyasin của tôi cách thức dũng cảm hơn nhiều: đừng trốn đi, nhưng cố sống trong tình yêu. Và bắt đầu quên đi toàn thể ý niệm về hôn nhân - dần dần, dần dần.
Một người đàn ông mới li dị cảm thất thất vọng tới mức anh ta quyết định tới tư vấn nhà tâm thần. Bác sĩ lắng nghe phàn nàn của anh ta và thế rồi đưa ra lời khuyên này, "Tôi nghĩ ông nên lấy vợ lần nữa, ông Jones.... Mua lấy một ngôi nhà, có vài đứa con; sống như người đàn ông khác. Ông sẽ quay trở lại cái ta cũ của mình ngay thôi."
"Không, cám ơn bác sĩ," ông Jones nói. "Tôi thà tự tử còn hơn."
Một khi bạn đã biết tới cái xấu của hôn nhân thì chỉ có hai cách có thể. Một là, trốn thoát khỏi nó như Phật, điều tôi không chấp thuận bởi vì điều đó chẳng 177
thay đổi gì mấy. Vâng, nó giúp cho Phật - ông ấy thoát ra khỏi nó - nhưng thế giới vẫn tiếp tục như cũ.
Gợi ý riêng của tôi, vứt bỏ chính khái niệm hôn nhân - sống trong tình yêu. Và nếu tình yêu tiếp tục, tốt; nếu nó biến mất, tốt. Cái gì là hại trong nó? Bất kì cái gì xuất hiện một ngày nào đó đều nhất định biến mất một ngày nào đó; đó là cách mọi sự đang vậy - cách thức của mọi điều, cách thức tự nhiên. Cho phép nó. Đừng níu bám, đừng có tính sở hữu. Sống một cách đam mê khi nó có đó, và khi nó qua rồi là nó qua rồi. Cảm thấy biết ơn về tất cả những điều nó đã làm cho bạn. Nói lời tạm biệt. Đừng phàn nàn, đừng đố kị.
Bài tường thuật trên báo về cái chết thảm của George viết: "Bạn bè anh ấy không thể nêu được lí do tại sao anh ấy phải tự tử. Anh ấy là người độc thân."
Kamalesh, bạn phải là người độc thân đấy! Một điều tốt về việc là độc thân: bạn sẽ không tự tử. Và nếu bạn tự tử bạn sẽ để lại cho mọi người câu đố. Không ai sẽ có khả năng hình dung ra tại sao. Bạn chưa trải qua cái gọi là công việc quan hệ này. Bạn dường như hoàn toàn không có kinh nghiệm. Do đó bạn nói, "Tôi không thể hiểu được tại sao Phật Gautama từ bỏ người vợ đẹp của ông ấy."
Chắc chắn ông ấy có vợ rất xinh, nhưng cái đẹp của thân thể bề ngoài tới mức trong vòng một tuần bạn bắt đầu không nhìn vào nó. Bạn bắt đầu bỏ qua nó, bạn bắt đầu quên nó.
Hỏi bất kì ông chồng nào trong bao nhiêu năm anh ta đã không nhìn vào mặt vợ mình - và anh ta vẫn thường nghĩ trước đây là cô ấy là đàn bà đẹp. Hỏi bất kì bà vợ nào đã bao lâu cô ấy không nhìn vào mặt chồng mình. Nhiều năm đã trôi qua.
Làm thực nghiệm nhỏ này: nhắm mắt lại và cố nhớ khuôn mặt của vợ hay chồng bạn. Bạn sẽ không có khả năng nhớ được nó. Bạn có thể có khả năng nhớ khuôn mặt của vợ hàng xóm nhà bạn, nhưng không nhớ khuôn mặt của vợ bạn đâu; điều đó là gần như không thể được. Nếu bạn có thể làm điều đó bạn là hạng người hiếm đấy, bạn là người kì diệu đấy! Điều đó không xảy ra. Nếu bạn cố gắng nhớ khuôn mặt vợ bạn, mọi thứ sẽ thành chóng mặt. Cả nghìn khuôn mặt khác sẽ xuất hiện, nhưng không có khuôn mặt vợ bạn. Tại sao?
Bạn đã không nhìn vào người đàn bà đáng thương này trong nhiều năm rồi, bởi một lẽ đơn giản là hôn nhân làm mọi thứ thành chắc chắn thế. Hôn nhân làm mọi thứ thành chết và đờ đẫn thế. Hôn nhân lấy đi mọi ngạc nhiên và kinh ngạc. Hôn nhân làm bạn coi vợ mình như đương nhiên có đấy, coi chồng mình như đương nhiên có đấy. Cần gì nhìn vào vợ mình? Cô ấy sẽ có đó ngày mai và ngày kia và mãi mãi. Bạn nhìn vào mọi người khi bạn có thể không có khả năng nhìn vào họ lần nữa. Hôn nhân giết chết; nó làm cho cái gì đó đẹp vô cùng thành rất xấu.
Vâng, Phật có vợ đẹp, nhưng thế rồi ông ấy trở nên mệt mỏi - mệt mỏi với toàn thể trò chơi lặp lại này. Ông ấy là người rất tỉnh táo, thông minh. Nếu ông ấy ngu xuẩn như hàng triệu người khác đang vậy ông ấy đã sống mà không nỗ lực nào để trải qua thay đổi triệt để. Ông ấy sẽ đơn giản lặp lại toàn thể cái vòng cuộc sống - ăn, uống, sinh sản - ông ấy sẽ sống và chết.
Nhưng ông ấy đã trở nên nhận biết rằng cuộc sống không thể chỉ là sự lặp lại này. Cuộc sống phải là cái gì đó hơn nữa, cuộc sống phải là cái gì đó nhiều hơn. Phải có bí mật ẩn kín nào đó trong nó mà chúng ta đang bỏ lỡ bởi vì sự lặp lại của chúng ta.
Ông ấy đã trốn đi không đích xác là vì trốn vợ đâu: ông ấy đã trốn đi để biết chân lí của cuộc sống. Điều đó về căn bản không phải là trốn khỏi vợ; đó không phải là trốn khỏi mà là trốn vì. Đó là lí do tại sao, khi đạt tới chân lí, điều đầu tiên ông ấy làm là quay về cung điện để chia sẻ cách nhìn mới của mình, sự sáng suốt của mình, với vợ ông ấy. Ông ấy nhớ tới cô ấy.
Ông ấy cảm thấy rằng ông ấy nợ cô ấy thế là nhiều rồi. Ông ấy phải quay về xin lỗi cô ấy bởi vì ông ấy đã trốn đi, đã rời bỏ cô ấy. Ông ấy thậm chí đã không hỏi xin phép cô ấy. Ông ấy thậm chí đã không nói cho cô ấy rằng ông ấy sắp đi xa. Ông ấy đã trốn đi như tên trộm và đã quay về để xin lỗi. Con người của duyên dáng lớn lao: ngay cả sau khi trở nên chứng ngộ ông ấy đã tới xin lỗi ai đó người chưa chứng ngộ.
Đệ tử của ông ấy, Ananda, nói với ông ấy. "Điều này có vẻ không phải, người chứng ngộ đi tới người chưa chứng ngộ để xin lỗi, để xin cô ấy, 'Tha thứ cho ta.'"
Phật nói, "Ta biết điều đó có vẻ không phải, nhưng ngần này ta đang nợ cô ấy. Ta phải hoàn thành, phải kết thúc mọi sự; bằng không cái gì đó vẫn còn treo đó. Và hơn thế, việc ta đi tới cô ấy sẽ giúp cho cô ấy đi tới ta; bằng không - cô ấy là người đàn bà rất kiêu sa - cô ấy sẽ không tới ta đâu. Và cô ấy sẽ cứ mang sự phẫn uất đó, vết thương đó; cô ấy sẽ đau khổ không cần thiết. Và điều ta đã tìm ra ta định chia sẻ với mọi người, sao không chia sẻ với vợ ta? Cô ấy đã làm gì sai với ta?"
Ông ấy đi tới vợ ông ấy. Người vợ giận lắm, cũng là điều tự nhiên. Cô ấy kêu la; cô ấy làm mọi điều mà đàn bà sẽ làm trong tình huống như vậy. Còn Phật đứng đó hoàn toàn im lặng, thậm chí không thốt ra một lời. Thế rồi bỗng nhiên cô ấy trở nên nhận biết rằng ông ấy đã không nói một lời nào. Cô ấy chùi nước mắt, nhìn Phật, nói rằng ông ấy im lặng thế và đẹp thế, và là một loại cái đẹp khác toàn bộ: cái đẹp của nội tâm. Ông ấy đang rạng ngời, ông ấy đang toả sáng.
Cô ấy hỏi ông ấy, "Sao anh không trả lời em?"
Phật nói, "Làm sao anh có thể trả lời được? Anh không còn là cùng người đã rời bỏ em. Em nhìn anh mà xem, em quan sát xem! Nhìn vào mắt anh đây, cảm thấy sự hiện diện của anh! Anh không phải là cùng người đó đâu - người đó chết rồi. Anh là sinh linh hoàn toàn mới, anh được tái sinh rồi! Và anh đã tới để chia sẻ vui vẻ của anh, phát kiến của anh với em, bởi vì anh yêu em. Và tình yêu cũ đã không phải là tình yêu, nó đã là khai thác; tình yêu mới này mới thực là tình yêu. Tình yêu cũ chỉ là thèm khát. Bây giờ anh muốn cho em tất cả những điều anh đã biết, chẳng bởi lí do nào khác, nhưng chỉ vì việc cho thôi. Chỉ chia sẻ làm cho anh phúc lạc thế. Nếu anh có thể giúp em theo bất kì cách nào anh sẽ cảm thấy cực kì biết ơn."
Người vợ trở thành sannyasin; cô ấy được điểm đạo.
Bạn hỏi tôi, Kamalesh, "Tôi không thể nào hiểu được tại sao Phật Gautama từ bỏ người vợ đẹp của ông ấy."
Thực ra ông ấy đã không từ bỏ vợ: ông ấy đã từ bỏ toàn thể hệ thống hôn nhân, ông ấy đã từ bỏ cách sống cũ. Vợ chỉ là một phần của nó. Ông ấy đã từ bỏ cách ông ấy đã sống tới khoảnh khắc đó.
Khi ông ấy bỏ lại cung điện của mình ông ấy mới hai mươi chín tuổi; khi ông ấy quay về, mười hai năm đã trôi qua... ông ấy đã trở nên được chứng ngộ. Ông ấy đã đi tới biết chân lí, nghĩa, ý nghĩa của sự tồn tại. Ông ấy đã đi tới biết lễ hội lớn lao đang diễn ra mãi: lễ hội bạn gọi là Thượng đế. Ông ấy đã tới để chia sẻ lễ hội của ông ấy với vợ mình, với con mình, với bố mình, với mẹ kế của mình, với bạn bè mình. Bất kì ai đã sẵn sàng, ông ấy đều sẵn sàng cho họ. Và ông ấy đã biến đổi các kiếp sống của họ.
Phật Gautama là người duy nhất trong toàn thể lịch sử tâm thức con người, người đã biến đổi nhiều người thế. Lòng biết ơn của nhân loại là mênh mông, không thể trả được.
Câu hỏi cuối cùng:
Thưa Thầy kính yêu,
Khi thầy nói, "Thức dậy đi, có ý thức, bước ra khỏi giấc mơ của ông!" - và để làm điều đó được rõ ràng thầy cho các ví dụ - thay vì đi sâu vào trong nó chúng tôi cười cứ dường như nó là chuyện cười. Thầy cảm thấy thế nào?
Abhinav Bharti, tôi cũng cười chứ! Nhưng tôi không được phép cười to trước bạn, bởi vì điều đó ngược lại với nghệ thuật kể chuyện cười. Người kể chuyện cười phải nghiêm chỉnh. Nhưng tôi cười trong phòng tôi! Khi không có ai cả, tôi cười to lắm. Và thực ra, toàn thể điều này là chuyện cười thôi: khổ của bạn, chứng ngộ của tôi.
Đủ cho hôm nay.
*************************************************************************************************************************************************************************************************
#7 Im lặng của bài ca
Im lặng không thể làm ra người chủ từ người ngu.
Nhưng người chỉ cân sự thuần khiết trong chiếc cân của mình,
người tìm bản tính của hai thế giới,
Người đó là người chủ.
Người đó không làm hại vật sống.
và vậy mà không phải hạnh kiểm tốt là
cái giúp ông trên con đường,
không nghi lễ, không học sách vở,
không rút lui vào cái ta,
không thiền sâu.
không một thứ nào trong những thứ này ban tặng quyền làm chủ hay vui vẻ.
Hỡi người tìm kiếm!
Dựa vào cái không
cho tới khi ông muốn cái không.
Im lặng đã từng được ca ngợi qua nhiều thời đại như một trong những nhân tố quan trọng nhất cho biến đổi bên trong; nhưng im lặng một mình nó là vừa không đủ vừa không ích lợi. Im lặng một mình nó có thể cực kì có hại. Im lặng một mình nó là trạng thái tiêu cực, nó có thể làm cho bạn chết nhiều hơn bạn hiện thế. Nó có thể phá huỷ vui vẻ của bản thể bên trong, nó có thể là chướng ngại cho sự trưởng thành của linh hồn mở hội.
Im lặng là hay chỉ nếu nó được bắt rễ trong nhận biết; nếu nó không được bắt rễ trong nhận biết, thế thì nó hoàn toàn trống rỗng. Với nhận biết im lặng có chiều sâu, sung mãn, hoàn thành, mãn nguyện, tràn ngập vui vẻ. Với nhận biết im lặng nở hoa, toát ra hương thơm lớn lao; không có nhận biết im lặng hoàn toàn trống rỗng và tăm tối, ảm đạm, buồn bã.
Im lặng có thể hoặc là của nghĩa địa hoặc là của mặt trời mọc. Im lặng có thể là của con chim tung cánh, hay nó có thể là của cái xác. Cả hai đều là im lặng, nhưng đối lập hẳn nhau. Im lặng của cái xác phải nên tránh, im lặng của hoa phải được hấp thu. Im lặng của hoa sẽ làm cho bạn thành đoá hoa, im lặng của cái xác sẽ làm cho bạn thành cái xác. Cả hai trông có vẻ như nhau từ bên ngoài. Đừng bị lừa dối bởi dáng vẻ - bao giờ cũng tìm cái bản chất, tìm chính cái cốt lõi.
Hai điều có thể dường như tương tự từ bên ngoài và có thể là đối lập lẫn nhau. Người tìm kiếm phải rất thận trọng, rất ý thức trên từng bước; bởi vì cái giả là dễ dàng đạt tới. Rất dễ trở thành chết, và rất khó trở nên tràn ngập với sống.
Đó là lí do tại sao hàng triệu sư và ni đã theo con đường giả - họ đã trở nên im lặng. Bạn có thể tới các 185
tu viện và bạn sẽ thấy mọi người đều im lặng, nhưng im lặng của họ có mùi vị của cái chết. Im lặng của họ không phải là im lặng của bài ca, của điệu vũ; im lặng của họ không thiêng liêng. Thực ra họ đã sa ngã chứ không vươn lên cao, soải cánh bay lên. Họ đã sa ngã nhiều thế, họ đã trở thành như đá chết. Im lặng của họ đã không là sự biến đổi, nó đã là tự tử. Và bởi vì nó đã không phải là việc soải cánh bay lên cao, bạn sẽ thấy đủ mọi loại ngu xuẩn vẫn còn trong nó, chờ đợi cơ hội của chúng, đợi khoảnh khắc của chúng để bùng nổ.
Người ngu có thể trở nên im lặng. Điều đó có thể lừa dối nhiều người, họ có thể nghĩ, "Người này đã đạt tới." Nhưng người này đơn giản đang che giấu ngu xuẩn của mình, ngu si của mình, vô thức của mình đằng sau mẽ ngoài im lặng.
Một câu chuyện ngụ ngôn cổ Sufi nói:
Bốn người quyết định đi vào im lặng. Họ đi vào một cái hang; họ muốn sống trong im lặng trong ba tháng, bởi vì họ đã nghe nói nhiều về điều đó - họ đã trở nên say mê nhiều thế. Họ đã tham vọng để thu được cái gì đó từ nó. Không phải là hiểu biết đã đưa họ tới cái hang này. Đó là tham, đó là ham muốn, tham vọng.
Do đó trong vòng vài phút mọi thứ đều bị phơi bày. Chỉ trong vòng vài phút người thứ nhất nói, "Tôi tự hỏi liệu tôi có nên thổi tắt nến đi không? Điều đó là cực phí phạm, chẳng có ai trong nhà cả."
Người thứ hai nói, "Anh ngu lắm! Anh đã nói rồi! Và chúng ta đã lấy lời nguyện im lặng."
Người thứ ba cười và nói, "Anh là kẻ ngốc còn lớn hơn! Nếu anh ta đã nói, cần gì anh phải nói nữa?"
Và người thứ tư nói, "Nhờ trời, tôi là người duy nhất chưa nói ra."
Chỉ bởi việc im lặng chẳng cái gì thay đổi cả, bạn vẫn còn như cũ. Biến đổi tới qua nhận biết. Nhận biết đem tới im lặng của riêng nó, rất sống động, đập rộn ràng cùng với vĩnh hằng, đầy bài ca. Nó không buồn và nghiêm chỉnh bởi vì nó không chết, nó có điệu vũ của nó. Nó cực kì đẹp, nó là tích cực, có tính tồn tại. Nó không làm bạn chỉ là thứ hổng hoác. Nó làm cho bạn đầy tới mức bạn bắt đầu ngập tràn với vui vẻ. Bạn trở thành được đáp ứng tới mức bạn không thể chứa được sự mãn nguyện bên trong bản thân mình, bạn phải chia sẻ nó. Bạn trở thành đám mây đầy nước mưa. Bạn phải mưa rào nó xuống.
Nhưng từ một trăm cái gọi là người tìm kiếm, chỉ thỉnh thoảng mới có một người tìm kiếm hiếm hoi đi tới biết sự khác biệt giữa im lặng thực và im lặng không thực. Làm sao người ngu bên trong bạn có thể bị vứt bỏ bởi việc là im lặng? Vâng, điều đó sẽ không được diễn đạt, nhưng nó sẽ có đó. Thực ra nó sẽ trở nên ngày một mạnh hơn - không được diễn đạt nó sẽ tích luỹ năng lượng. Và bất kì khoảnh khắc nào, bất kì cơ hội nào, và bạn sẽ bày tỏ nó; bạn sẽ không thể nào che giấu nó mãi mãi được.
Người ta phát hiện ra trong một toà nhà gồm các căn hộ, rằng đích xác năm mươi căn hộ được gia đình người Do Thái thuê và năm mươi căn hộ do gia đình người Ki tô giáo thuê. Tin này truyền đi và từ đó về sau, trong nhiều năm, bất kì khi nào một người Do Thái dọn đi, người Do Thái khác lại lấp vào chỗ người đó, và tình hình cũng giống thế với người Ki tô giáo. Vậy cân bằng được duy trì. Tuy nhiên một lần người Do Thái nhanh chân hơn người Ki tô giáo và con số này trở nên không cân bằng - năm mươi mốt so với bốn mươi chín. Sau đó người Ki tô giáo bắt đầu dọn đi cho tới khi cuối cùng toà nhà này chín mươi chín phần trăm thuộc vào người Do Thái.
Một phong trào nảy sinh trong số những người thuê nhà ủng hộ toà nhà toàn người Do Thái. Một uỷ ban được lập ra và ông Ginsberg, như người phát ngôn, tới thăm ông Gallagher, người độc thân Ai len. Khi ông ta về nhà, bà Ginsberg hỏi chuyện gì đã xảy ra. "Thế này," ông Ginsberg đáp, "Gallagher nói ông ấy đã làm tình với mọi đàn bà trong toà nhà này ngoại trừ một người, và sẽ không chuyển đi chừng nào ông ấy chưa làm tình với bà ấy."
"Hừ," bà Ginsberg đăm chiêu, "đó phải là bà Pincus tệ hại, hợm mình."
Khoảnh khắc đầu tiên, và kẻ ngu của bạn sẽ lòi ra. Bạn có thể giữ nó bên dưới được bao lâu? Bạn có thể ngồi trên nó được bao lâu? Bạn có thể canh gác đề phòng được bao lâu? Chỉ một thảnh thơi nhỏ và nó sẽ lòi ra.
Phật nói:
Im lặng không thể làm ra người chủ từ người ngu.
Một phát biểu kì lạ từ vị phật, bởi vì im lặng đã từng được ca ngợi nhiều thế; như vị phật nói chân lí như nó vậy. Ông ấy không quan tâm về truyền thống.
Ở Ấn Độ, im lặng đã từng là một trong những phẩm chất được ca ngợi nhiều nhất trong hàng thế kỉ. Sư Jaina có tên là muni - muni nghĩa là "người im lặng." Toàn thể nỗ lực của ông ấy là để im lặng, ngày một nhiều im lặng hơn. Phật nói, "Nhưng đừng là kẻ ngu, chỉ im lặng sẽ không ích gì." Nó có thể giúp bạn giữ ngu xuẩn cho bản thân bạn, nhưng ngu xuẩn sẽ cứ tích luỹ, và sớm hay muộn nó sẽ thành quá nhiều. Nó nhất định lòi ra, và tốt hơn cả là để nói lòi ra theo từng liều nhỏ mọi ngày, thay vì tích luỹ nó, và rồi để nó ùa ra như trận lụt.
Điều này đã là quan sát của riêng tôi nữa. Những người vẫn còn im lặng trong một thời gian dài trở nên rất ngu xuẩn, bởi vì im lặng của họ chỉ trên bề mặt. Sâu bên dưới có rối loạn. Sâu bên dưới họ là cùng người đó, với tham, ghen tị, đố kị, hận thù, bạo hành - vô ý thức, với đủ mọi loại ham muốn.
Có thể bây giờ họ ham muốn về thế giới khác, tham về thế giới khác, nghĩ nhiều về thiên đường hơn thế giới này và trần gian. Nhưng đó là cùng một thứ, được phóng chiếu lên màn ảnh lớn hơn, được phóng chiếu vào vĩnh hằng. Thực ra, tham đã trở thành gấp cả nghìn lần. Đầu tiên nó là về những thứ nhỏ bé: tiền, quyền, danh. Bây giờ nó là về thượng đế, samadhi, niết bàn. Điều đó đã trở thành cô đọng hơn và nguy hiểm hơn.
Thế thì cái gì phải được làm? Nếu im lặng không thể làm ra được người chủ từ kẻ ngu, thế thì cái gì có thể làm ra người chủ? Nhận biết. Và phép màu là, nếu bạn trở nên nhận biết, im lặng theo bạn như cái bóng.
Nhưng thế thì im lặng đó không được thực hành; nó tới theo ý riêng của nó. Và khi im lặng tới theo ý riêng của nó, nó có cái đẹp vô cùng của nó. Nó sống động, nó có bài ca tại cốt lõi bên trong nhất của nó. Nó đáng yêu, nó phúc lạc. Nó không trống rỗng; ngược lại, nó là đầy đủ. Bạn đầy tới mức bạn có thể ban phúc cho toàn thế giới vậy mà nguồn của bạn vẫn còn không cạn; bạn có thể cứ cho mãi, và bạn sẽ không thể nào làm cạn kiệt nguồn được. Bạn đã loạng choạng vớ vào Thượng đế - nhưng điều đó xảy ra qua nhận biết.
Đó là đóng góp rất có ý nghĩa của Phật, nhấn mạnh của ông ấy là vào nhận biết.
Im lặng trở thành phụ, im lặng trở thành sản phẩm phụ. Người ta không làm im lặng thành mục đích - mục đích là nhận biết. Nếu bạn chăm nom bụi hồng, nếu bạn cho nó đúng lượng nước, mặt trời và bóng râm, hoa hồng nhất định tới vào thời điểm riêng của chúng. Bạn không cần lo lắng về hoa hồng. Im lặng là hoa hồng, nhận biết là bụi hồng. Bạn chăm nom bụi hồng, đừng quan tâm quá nhiều về hoa hồng. Nếu bạn quan tâm quá nhiều về hoa hồng mà không nghĩ về bụi hồng, có mọi khả năng bạn sẽ mua được hoa hồng nhựa nào đó. Im lặng được thực hành là hiện tượng đồ nhựa, nó là giả, rởm, lừa người khác và tự lừa bản thân bạn.
Im lặng không thể làm ra người chủ từ người ngu. Và Phật ngụ ý gì bởi người ngu? Ai ngu? Ông ấy không ngụ ý người không hiểu biết đâu, ông ấy không ngụ ý người vô giáo dục, vô văn hoá. Người ngu có thể có văn hoá nhiều lắm đấy. Người ngu có thể có bằng tiến sĩ, người ngu có thể đã tích luỹ tri thức lớn lao, có học. Thực ra, người ngu được biết là làm những điều như vậy, bởi lẽ đơn giản là họ sợ cái ngu xuẩn riêng của mình và muốn che đậy nó. Tiến sĩ, tiến sĩ văn chương trở thành cái vỏ che đậy tốt.
Người ngu trở thành triết gia lớn, học giả lớn. Thay vì việc biết người đó trở thành thông thái. Thay vì việc thấy ánh sáng người đó biết nhiều về ánh sáng. Và dần dần, dần dần người đó tự thuyết phục bản thân mình rằng việc biết về ánh sáng là biết ánh sáng, biết về Thượng đế là biết Thượng đế, biết về yêu là biết yêu. Nó không phải vậy. Người đó vẫn còn bị giới hạn vào những từ trống rỗng. Người đó sẽ đa ngôn, người đó có thể biết những từ hay. Người đó có thể dùng ngôn ngữ một cách điêu luyện, người đó có thể dùng logic để chứng minh ý thức hệ của mình, người đó có thể là nhà logic thiện xảo. Nhưng chẳng cái gì trong những điều này làm thay đổi ngu si của người đó, người đó vẫn còn là kẻ ngu.
Thế thì ngu xuẩn là gì? Từ mà Phật dùng, từ nguyên gốc, là mulha, điều đã được dịch thành "ngu." Thực ra nó nên được dịch là "người sống trong vô ý thức," người sống như kẻ đang ngủ bước đi, người sống một cách máy móc, người cứ đi qua nhiều thứ, nhưng tất cả cử chỉ của người đó đều trống rỗng. Người đó sống mà không biết tại sao, người đó cứ chạy xô đi mà không biết ở đâu. Người đó thậm chí không nhận biết về mình là ai - người đó không nếm trải tâm thức riêng của mình. Và bởi vì bản thể bên trong của người đó là trong bóng tối, người đó vẫn còn ngu xuẩn trong bất kì cái gì người đó thử làm. Tri thức của người đó, việc học hành của người đó, uyên bác của người đó, không có kết quả gì.
Người sống một cách vô ý thức, như người mộng du, là kẻ ngu; người sống một cách có ý thức bắt đầu thay đổi từ ngu xuẩn tới trí huệ. Lần nữa để tôi nhắc bạn: trí huệ không phải là tri thức. Trí huệ là có ý thức, và người đạt tới sự hoàn hảo của trí huệ, sự hoàn hảo của ý thức, được Phật gọi là người chủ. Im lặng không thể làm ra người chủ từ người ngu.
Vào tuần trăng mật của mình, Abe say sưa với lòng biết ơn Becky tới mức anh ta muốn cho cô ấy cái gì đó. Chẳng có gì trong tay, anh ta với lấy cái ví của mình và cho cô ấy hai mươi đô la. Từ đó trở đi điều đó trở thành nghi lễ gia đình. Mỗi lần Abe làm tình với Becky, anh ta đều cho cô ấy một số tiền, số tiền thay đổi theo việc kinh doanh của anh ta tiến triển thế nào.
Nhiều năm trôi qua, suy thoái tới và kinh doanh thực sự tồi tệ. Trong nhiều tuần và tháng Abe đã không làm tình với Becky. Cuối cùng, trong tuyệt vọng, cô ấy hỏi, "Abe ơi, có chuyện gì thế? Anh không yêu em nữa sao?"
Abe nói cho cô ấy sự thật, rằng anh ta gần phá sản rồi. "Đừng lo anh yêu," cô ấy đáp, và nâng chiếc đệm lên, cô ấy để lộ ra hàng nghìn hàng nghìn đô la. "Tất cả tiền anh đưa em, em để trong giường," cô ấy nói.
"A," anh ta kêu lên vừa gõ trán, "Anh đáng phải đưa cho em cả doanh nghiệp của anh."
Người vô ý thức không thể bao giờ cũng cảnh giác đề phòng được. Có những khoảnh khắc bí mật lòi ra. Bạn có thể lừa dối, nhưng chỉ một lúc thôi - bạn không thể lừa được mãi, ít nhất không lừa được vợ mình.
Và làm sao bạn có thể lừa được bản thân Thượng đế? Làm sao bạn có thể lừa được sự tồn tại? Với sự tồn tại bạn phải tuyệt đối thành thực, bởi vì trước sự tồn tại bạn hoàn toàn trần trụi. Sự tồn tại biết bạn tỏ tường lắm, bạn trong suốt. Tốt hơn cả là không nên che giấu, bởi vì nếu chúng ta không che giấu, có khả năng là chúng ta có thể thay đổi hình mẫu sống của mình, cách thức của mình, phong cách của mình. Và chỉ có hai phong cách:
Một phong cách là vô ý thức - tôi gọi điều đó là phong cách thế gian. Và phong cách kia là phong cách của ý thức - tên của tôi đặt cho phong cách đó là tính chất sannyas. Sannyas đơn giản nghĩa là nỗ lực có cam kết để sống một cách có ý thức.
Nhưng người chỉ cân sự thuần khiết trong chiếc cân của mình,
người thấy bản tính của hai thế giới,
Người đó là người chủ.
Ai là người chủ theo Phật? ... người chỉ cân sự thuần khiết trong chiếc cân của mình.
Bao giờ cũng nhớ, với Phật thuần khiết không bao giờ là khái niệm đạo đức. Ông ấy không phải là tu sĩ, ông ấy không phải là chính khách. Ông ấy là người đã vượt ra ngoài mọi nhị nguyên - kể cả nhị nguyên của tốt và xấu. Thế thì ông ấy có thể ngụ ý gì bởi thuần khiết? Với thuần khiết ông ấy bao giờ cũng ngụ ý hồn nhiên, cũng giống như đứa trẻ nhỏ chẳng biết gì về cái gì là tốt và cái gì là xấu.
Hiền nhân cũng trở thành đứa trẻ lần nữa, nhưng ông ấy đi ra ngoài. Đứa trẻ ở dưới nhị nguyên, và hiền nhân ở bên ngoài nhị nguyên. Một điều là tương tự, rằng cả hai đều không phải là một phần của thế giới nhị nguyên, của thế giới mà mọi thứ đều bị phân chia thành các cực đối lập: tốt và xấu, đêm và ngày, yêu và ghét, sống và chết, thế giới này và thế giới kia, tội nhân và thánh nhân.
Tội nhân là người biết cái gì là tốt và cái gì là xấu, nhưng đi theo cái xấu. Thánh nhân là người biết cái gì là tốt và cái gì là xấu, nhưng đi theo cái tốt. Và hiền nhân là người biết cái gì là tốt và cái gì là xấu, nhưng đã vượt ra ngoài cả hai và không còn quan tâm tới những phân chia đó. Ông ấy sống trong nhận biết vô chọn lựa. Đó là thuần khiết.
Sống không có chọn lựa nào nghĩa là để Thượng đế sống qua bạn. Nếu bạn chọn thế thì bạn không cho phép Thượng đế sống qua bạn. Khi bạn dừng chọn lựa, khi bạn đơn giản buông xuôi theo cái toàn thể, khi bạn nói, "Ý chí của ngài sẽ được thực hiện," bạn không còn là người chọn lựa, không còn là người làm, bạn trở thành trung gian. Thế thì Thượng đế sống qua bạn, thế thì bất kì cái gì xảy ra đều thiêng liêng; nó không tốt không xấu, nó đơn giản thiêng liêng. Từ nhận biết vô chọn lựa, hành động trở thành thiêng liêng.
Nhưng người chỉ cân sự thuần khiết trong chiếc cân của mình, người thấy bản tính của hai thế giới.... Người tôn giáo cứ nói mãi về thế giới này và thế giới khác. Họ kết án thế giới này: đây là nhất thời, đây là một luồng, chẳng cái gì kéo dài, mọi thứ đều thay đổi, mọi thứ đều biến thành cát bụi. Họ cứ kết án thế giới này theo mọi cách có thể, và họ cứ ca ngợi thế giới khác. Nhưng Phật nói rằng thế giới này và thế giới kia đều là hai phần của phóng chiếu của bạn; bạn đã phóng chiếu thế giới kia trên nền thế giới này. Bởi vì bạn thấy thế giới này là vô thường, bạn phóng chiếu ra thế giới thường hằng. Đó là ham muốn về phần bạn, nó chẳng liên quan gì tới thực tại cả.
Bạn sẽ muốn có thế giới thường hằng nơi mọi sự vẫn còn kéo dài, nơi mọi sự vẫn còn như nó vậy. Bạn sợ thay đổi, do đó bạn tạo ra một thế giới không đổi. Bạn gọi nó là thiên đường, cõi trời; chẳng cái gì thay đổi ở đó, thời gian không tồn tại. Thế giới này là thời gian, thế giới kia là phi thời gian. Thế giới này được tạo ra bằng bụi, và thế giới kia được tạo ra bằng vàng. Nhưng bụi hay vàng tất cả đều là phóng chiếu của bạn thôi.
Chính là từ khổ của thế giới này mà bạn đã tạo ra thiên đường của bạn; và nếu bạn nhìn vào trong kinh sách của mọi tôn giáo, bạn có thể dễ dàng phát hiện ra việc phóng chiếu. Bất kì điều gì thiếu ở đây, bạn đều đặt nó vào kia. Bất kì điều gì bạn không thích ở đây, bạn đều không đặt nó vào trong thế giới kia. Bất kì cái gì bạn thích ở đây, nhưng bạn sợ rằng nó sẽ bị cái chết hay hoàn cảnh lấy đi, bạn đều làm thành tuyệt đối vĩnh hằng ở đó.
Chẳng hạn, ở cõi trời không ai già đi - mọi người còn trẻ mãi. Bạn đã bao giờ thấy thiên thần già trong bất kì bức tranh nào không? Họ tất cả đều trông như trẻ con. Trong huyền thoại Hindu đàn bà cõi trời không bao giờ lớn hơn tuổi mười sáu; đó là ham muốn. Trong huyền thoại Hindu các apsaras, đàn bà cõi trời, không vã mồ hôi, chẳng cần gì tới chất khử mùi, không cần nước hoa. Thân thể họ được làm bằng vàng. Nhưng đó là cái loại đàn bà gì nếu thân thể cô ấy bằng vàng? Bạn có khả năng yêu người đàn bà có thân thể làm bằng vàng không? - sự thoả ước thôi.
Trong huyền thoại Hindu có những cây trên cõi trời, cây thoả ước. Bạn chỉ ngồi dưới gốc cây đó, bạn ước bất kì cái gì và nó lập tức được đáp ứng, ngay tức khắc. Đây là những ham muốn, những ham muốn không được đáp ứng, những giấc mơ không được đáp ứng. Chúng ta thất vọng ở đây tới mức chúng ta phóng chiếu ra thế giới.
Karl Marx là đúng theo cách đó khi ông ấy nói tôn giáo là thuốc phiện của mọi người. Vâng, cái gọi là tôn giáo đã vận hành như thuốc phiện. Họ giữ mọi người bị say với thế giới khác, họ giúp mọi người bằng cách nào đó chịu đựng khổ đang có trong hiện tại trong thế giới này. Vấn đề chỉ là vài ngày thôi - thế rồi cái chết tới và được giải thoát. Và thế rồi bạn sẽ sống trong sự hiện diện của Thượng đế mãi mãi, trong vui vẻ vĩnh hằng.
Phật chưa bao giờ nói về thế giới kia; ông ấy nói thế giới này và thế giới kia cả hai đều là phóng chiếu của tâm trí chúng ta. Người ta nên gạt bỏ cả hai, người ta nên quay vào trong thay vì nhìn ra ngoài. Thế giới này là bên ngoài, thế giới kia là bên ngoài; cả hai đều bên ngoài bạn, và cả hai đều là đối tượng của ham muốn. Và bất kì đối tượng nào của ham muốn nhất định đem lại thất vọng. Bất kì mong đợi nào nhất định biến thành thất vọng. Mong đợi là bắt đầu của thất vọng, chính hạt mầm. Thận trọng với nó!
Phật nói, người biết điều này là người chủ, và người sống trong nhận biết vô chọn lựa, không chọn cái này không chọn cái kia, là người chủ. Người đó thực sự là vua; bằng không mọi người đều là kẻ ăn xin. Nếu bạn có ham muốn bạn là kẻ ăn xin. Ham muốn nghĩa là ăn xin; bạn thường xuyên ăn xin về cái này và về cái nọ.
Nhìn vào tâm trí bạn đi, tâm trí là kẻ ăn xin. Vứt bỏ tâm trí và bạn sẽ ngạc nhiên: tâm thức của bạn là người chủ. Nhưng tâm trí sống qua phân chia, nó bao giờ cũng sống qua các cực đối lập: nó để cái kia chống lại cái này, và thế rồi cứ chọn lựa hoài. Tâm trí nghĩa là chọn lựa, chọn lựa nghĩa là vô ý thức. Ý thức nghĩa là vô chọn lựa, và là vô chọn lựa là tự do khỏi mọi ham muốn, là tự do khỏi mọi phóng chiếu, là tự do khỏi mọi tưởng tượng, là tự do khỏi tương lai.
Và khoảnh khắc bạn tự do khỏi tương lai, hiện tại bỗng nhiên bột phát ra trong tất cả sự huy hoàng của nó trước bạn; vinh quang của nó là vô hạn, vui vẻ của nó là vô biên, cực lạc của nó là không thể diễn tả nổi. Nó biến đổi kẻ ăn xin của bạn thành người chủ.
Người đó không làm hại vật sống.
Người chủ không thể bạo hành được, người đó chỉ có thể yêu, yêu thuần khiết; người đó không thể làm hại được, điều đó là không thể được. Tại sao? Nhiều tôn giáo đã từng dạy bất bạo hành. Phật không dạy bất bạo hành; lần nữa, nó là sản phẩm phụ, hệ quả của việc là người chủ. Ông ấy không nói, "Bất bạo hành để cho ông có thể là người chủ." Ông ấy nói: Là người chủ đi, để cho ông có thể bất bạo hành. Đó là chỗ ông ấy khác với tư duy tôn giáo bình thường. Ông ấy đem tới sáng suốt rất phi thường mang ý nghĩa vô cùng.
Nếu bạn hiểu sáng suốt của ông ấy, bạn sẽ hiểu cốt lõi tinh tuý của tôn giáo thực. Nếu bạn thực hành bất bạo hành, bạn sẽ vẫn còn bạo hành; nhiều nhất, bề mặt của bạn sẽ trở thành bất bạo hành. Bạn sẽ sơn vẽ nó với mầu sắc đẹp, nhưng đằng sau nó, đằng sau tất cả những mầu sắc cầu vồng đó, bạn sẽ là cùng con người cũ, cùng người bạo hành đó.
Tại sao bạo hành tồn tại trong con người? Bởi vì chúng ta không thể thấy được bản thân mình là một phần của vũ trụ, chúng ta thấy bản thân mình như tách rời. Trong tách rời đó là bạo hành. Nếu tôi tách rời khỏi mọi người khác thế thì tất nhiên tôi phải tranh đấu vì sự sống còn của riêng tôi.
Charles Darwin nói: Cuộc sống là đấu tranh - đấu tranh sinh tồn, và chỉ kẻ mạnh nhất sống sót. Cho nên bạn phải tranh đấu bằng nanh và vuốt, bạn phải tranh đấu bằng toàn thể năng lượng của mình, chỉ thế thì bạn mới có thể sống sót được; bằng không, bạn sẽ bị ăn thịt, bị phá huỷ. Và nếu bạn nhìn ra bên ngoài, điều đó dường như là vậy.
Chính trị chứng minh cho Charles Darwin. Mọi người đang tranh đấu với mọi người khác; và làm sao bạn có thể bất bạo hành nếu bạn liên tục tranh đấu? Con người tinh ranh tới mức con người có thể thay đổi, biến đổi cái bất bạo hành của mình thành vũ khí. Con người có thể làm ra vũ khí từ nó, người đó có thể bắt đầu tranh đấu bất bạo hành.
Tôi đã nghe một câu chuyện:
Một thanh niên, một người theo Gandhi, tín đồ của Mahatma Gandhi, yêu một người đàn bà. Người bố chống đối anh ta lắm, bản thân người đàn bà này cũng rất chống đối anh chàng này - cô ấy ghét nhìn mặt anh ta. Nhưng anh ta quyết tâm, anh ta là người đàn ông của sức mạnh ý chí, và anh ta rất bất bạo hành. Thế là anh ta giở trò bất bạo hành.
Anh ta tới nhà của người đàn bà này, ngồi trước cửa và tuyên bố rằng anh ta sẽ nhịn ăn cho tới chết, chừng nào cô ấy chưa lấy anh ta. Một phương pháp rất bất bạo hành: nhịn ăn cho tới chết. Bạn không làm hại người nào cả. Đó là điều Mahatma Gandhi đã làm trong cả đời mình: nhịn ăn cho tới chết. Nhưng điều đó có phải là bất bạo hành không? Nó là bạo hành, bạo hành thuần khiết. Tất nhiên bạn không phá huỷ người khác, bạn đang phá huỷ bản thân bạn; nhưng lời đe doạ rằng "Tôi sẽ phá huỷ bản thân tôi," là đe doạ của bạo hành. Và bạn để cho người khác tuyệt đối không được bào chữa.
Người đàn bà này rất bối rối, bấn loạn, phải làm gì đây? Nếu người đàn ông này chết, cô ấy sẽ cảm thấy phạm tội cả đời mình rằng cô ấy đã là nguyên nhân của cái chết của thanh niên này. Người bố cũng bị rối loạn lắm. Và báo chí cứ viết bài và ca ngợi chàng thanh niên này, anh ta bất bạo hành thế, anh là người theo Gandhi làm sao. Người bố đâm phát rồ - làm gì, không làm gì? Ai đó gợi ý, "Ông nên đến hỏi một người già theo Gandhi, phải có phương pháp nào đó chứ, phải có thuốc giải nào đó chứ."
Ông ta tới một người già theo Gandhi, ông này nói cho ông ta, "Không, đừng lo. Tôi biết rồi. Ông làm một điều này, điều rất đơn giản." Ông ấy thì thào một bí mật vào tai và người bố rất sung sướng - và thủ đoạn này có tác dụng. Ông già theo Gandhi nói, "Ông tới một gái mãi dâm già tôi biết, ông bảo cô ấy tới nhà ông, ngồi bên cạnh anh thanh niên kia, và để cho cô ấy tuyên bố rằng 'Tôi nhịn ăn cho tới chết chừng nào anh thanh niên này chưa lấy tôi.'"
Và chính đêm đó anh thanh niên trốn mất tiêu và chẳng bao giờ thấy lại nữa.
Bất bạo hành trong tay các chính khách nhất định trở thành bạo hành. Nó chỉ là cái tên hay cho một hiện tượng xấu xí. Đây không phải là cách tiếp cận của Phật, mặc dầu những người theo Gandhi cứ tuyên bố rằng Gandhi là người bất bạo hành vĩ đại nhất sau Phật Gautam. Ông ấy không phải vậy; ông ấy chẳng có hiểu biết gì về Phật và sáng suốt của Phật. Ông ấy thuần tuý và đơn giản là chính khách. Chính trị của ông ấy rất tinh vi - chính trị của ông ấy rất tinh ranh, quỉ quyệt. Nhưng ông ấy không có tính tôn giáo chút nào. Toàn thể cách tiếp cận của ông ấy có tính chính trị.
Nếu bạn thực hành bất bạo hành - và ông ấy đã thực hành điều đó cả đời mình - bất bạo hành sẽ là giả. Nó không thể được thực hành. Bất kì cái gì - bất bạo hành, trí huệ, im lặng, tình yêu, từ bi, không một trong những phẩm chất đẹp đẽ này có thể được thực hành. Nếu bạn thực hành chúng bạn xuyên tạc chúng. Chúng tới theo cách riêng của chúng; mọi điều bạn cần làm là ngày một nhiều nhận biết hơn.
Trên cây nhận biết nhiều hoa nở ra: hoa của tình yêu, hoa của chân lí, hoa của từ bi, hoa của bất bạo hành. Tại sao? - bởi vì bạn càng trở nên nhận biết, bạn càng ít tin vào tách biệt. Bạn càng trở nên nhận biết, bạn càng ít bản ngã. Khi bạn trở thành nhận biết toàn bộ, bạn biến mất - bạn trở thành một phần và một mảnh của cái toàn thể. Thế thì làm sao bạn có thể bạo hành được? Với ai? Không có ai khác cả, bạn sẽ tranh đấu với ai?
Bạo hành hay bất bạo hành không phải là vấn đề chút nào. Không có người khác để tranh đấu với. Nó tất cả là cái một rồi, toàn thể vũ trụ này là một Thượng đế và chúng ta là một phần của nó. Thấy nó, biết nó, nhận ra nó, từ bi và tình yêu bắt đầu tuôn chảy. Người đó không làm hại vật sống.
và vậy mà không phải hạnh kiểm tốt là
Nhớ những lời này, tầm quan trọng của chúng, ý nghĩa của chúng. Chúng là rất hàm súc. Và vậy mà hạnh kiểm tốt không phải là... "Nhớ đấy," Phật đang nói, "ta không nói về hạnh kiểm tốt đâu."
cái giúp ông trên con đường,
Hạnh kiểm tốt có thể cho bạn mỗi sự kính trọng. Hạnh kiểm tốt có thể giúp bạn đạt tới bản ngã ngoan đạo, hạnh kiểm tốt sẽ làm cho mọi người ca ngợi bạn. Họ sẽ gọi bạn là thánh nhân, bản ngã của bạn sẽ rất được thoả mãn; nhưng hạnh kiểm tốt không thể giúp được bạn trên con đường. Thực ra nó sẽ cản trở.
Bạn càng trở nên đáng kính, bạn càng ít tính nổi dậy. Bạn càng trở nên đáng kính, bạn càng sợ bạn đi ngược lại truyền thống, ngược lại sự tuân thủ, ngược lại qui ước. Bạn càng đáng kính hơn, bạn càng là nô lệ hơn; nô lệ của xã hội và nhà thờ, nô lệ của quốc gia, nô lệ của người khác - bởi vì họ bắt đầu chi phối bạn. Họ bắt đầu theo những cách thức tinh vi bảo bạn điều phải làm và điều không làm. Thế rồi họ thưởng cho bạn bằng kính trọng. Đó là hối lộ. Bằng việc thưởng cho bạn, họ đang nói, "Trông đấy, nếu anh cứ làm cùng điều đó, chúng tôi sẽ thưởng anh thêm nữa. Nếu anh không làm cùng điều đó, nếu anh đi lạc lối, chúng tôi sẽ rút đi sự kính trọng của chúng tôi. Chúng tôi sẽ kết án anh."
Họ kính trọng bạn bởi lẽ đơn giản là bạn hoàn thành các ham muốn của họ và các trông đợi của họ, bởi lẽ đơn giản là bạn trở thành một phần của truyền thống chết, một tấm gương về tất cả những cái đã chết từ lâu rồi. Bạn trở thành nô lệ cho quá khứ.
Và vậy mà, Phật nói, hạnh kiểm tốt không phải là cái giúp ông trên con đường... bởi vì hạnh kiểm tốt của bạn chỉ được bạn thực hành; nó đã không nảy sinh từ cốt lõi bên trong nhất của riêng bạn, bạn đang theo ước định. Bạn đang theo bất kì cái gì đã từng bị áp đặt lên bạn. Nếu bạn là người Hindu bạn sẽ theo hạnh kiểm nào đó mà người Hindu mong đợi ở bạn. Nếu bạn là người Mô ha mét giáo, bạn sẽ theo hạnh kiểm nào đó đã từng được áp đặt lên bạn.
Ayatollah Khomeini, người có cái tên thực là Ayatollah Khomeiniac, cứ nói với những tín đồ của ông ấy: Tử vì đạo đi, chúng ta là những người tử vì đạo - nếu bạn chết đi trong tranh đấu vì tôn giáo, bạn sẽ được sinh trong thiên đường. Jihad, chiến tranh tôn giáo, là cách thức chắc chắn nhất và sẵn có dễ nhất để 202
đạt tới Thượng đế; mọi cách khác đều là cách rất lâu. Chết trong cuộc chiến tranh tôn giáo là lối tắt.
Bây giờ nhiều người, những người điên, đang theo kẻ cung trăng này. Vâng, ông ấy là Khomeiniac. Nhưng điều này bao giờ cũng là vậy. Những kẻ điên cuồng này, những kẻ cung trăng này, những kẻ cuồng tín, đã chi phối nhân loại. Họ cứ hứa hẹn với bạn về một tương lai tươi đẹp sau cái chết. Đó là việc kinh doanh hay, bởi vì chẳng ai quay lại để nói liệu nó có thực xảy ra hay không. Đó là việc buôn bán hàng hoá vô hình.
Bạn có thể có hạnh kiểm tốt theo xã hội nào đó nhưng bạn sẽ vẫn còn vô ý thức như bạn đã vậy trước đây. Bằng việc là người Mô ha mét giáo hay người Hindu hay người Ki tô giáo bạn không trở nên có ý thức. Nếu bạn trở nên có ý thức bạn không thể là người Hindu hay người Mô ha mét giáo hay người Ki tô giáo. Làm sao bạn có thể ngu xuẩn thế để là người Hindu, là Phật tử, là người Jaina? - không thể được! Bạn sẽ không có tính từ nào cho bạn cả. Bạn sẽ đơn giản là con người, sinh linh thiêng liêng. Điều đó là quá đủ, và cần gì khác nữa?
Nhưng theo cái gọi là hạnh kiểm tốt, bạn sẽ vẫn còn là cùng con người vô ý thức.
Joe đi chơi cả đêm với một cô tóc vàng loá mắt. Anh ta về nhà lúc bình minh và cố gắng có vẻ tỉnh táo yên tĩnh, khi vợ anh ta nhìn anh ta trừng trừng với vẻ nghi ngờ.
"Joe, đồ lót của anh đâu?" cô ấy nói khi anh ta cởi quần áo.
"Trời đất," anh ta kêu lên với thái độ buồn phiền, "Anh đã bị cướp."
Cả đời bạn đều bị sống theo cách vô ý thức như vậy. Bạn có thể thực hành những điều tốt, bạn có thể làm những điều tốt, phục vụ mọi người, bạn có thể làm từ thiện. Bạn thậm chí có thể trở thành một Mẹ Teresa ở Calcutta, nhưng đời bạn sẽ vẫn thế thôi. Vâng, bạn sẽ được giải thưởng Nobel, và bạn sẽ được tôn vinh trên khắp thế giới. Thế giới gồm những kẻ ngu và chỉ những kẻ ngu mới được tôn vinh.
Nhìn điều mỉa mai này: Jesus bị đóng đinh còn Mẹ Teresa được trao giải thưởng Nobel. Socrates bị đầu độc và Mẹ Teresa được trao giải thưởng Nobel. Maharshi Raman không được trao giải thưởng Nobel. J. Krishnamurti đã làm việc cả đời mình mà không ai đã từng làm được thế, vì một nhân loại tốt hơn, vì một thế giới có ý thức, tốt hơn. Nhưng ông ấy đã không được trao giải thưởng Nobel, tên ông ấy chưa bao giờ được xem xét tới để trao giải.
George Gurdjieff, một trong những thầy vĩ đại nhất, người đã biến đổi cuộc sống của nhiều người vào ánh sáng, đã không được trao giải thưởng Nobel. Mẹ Teresa không phải là một Raman Maharshi, bà ấy không phải là một J. Krishnamurti, bà ấy không phải là một George Gurdjieff. Nhưng sao bà ấy được tôn vinh? Bởi vì bà ấy hoàn thành các yêu cầu của bạn: bà ấy phục vụ người ăn xin, trẻ mồ côi, goá phụ. Và đó là ý niệm của bạn về thánh nhân - rằng người đó phải phục vụ. Người đó phải phục vụ mọi loại kẻ ngu, thế thì người đó là thánh nhân. Thế thì kẻ ngu khác sẽ kính trọng người đó.
Bạn vô ý thức, những mong đợi của bạn là vô ý thức và có những người sẽ đáp ứng chúng. Bạn sẽ kính trọng họ, bạn sẽ gọi họ là thánh nhân. Bây giờ, Mẹ Teresa chẳng có mùi vị nhận biết nào, không có kinh nghiệm về cực lạc, nhưng đó không phải là vấn đề cho mọi người. Vấn đề là bà ấy cai quản bao nhiêu bệnh viện, bà ấy đã nuôi bao nhiêu trẻ mồ côi - cứ dường như thế giới này đã không bị quá đông dân số. Bao nhiêu người già bà ấy đã phục vụ, bao nhiêu người già đã sống sót qua nỗ lực của bà ấy?
Những thứ này chẳng liên quan gì tới tôn giáo thực; những thứ này là phục vụ xã hội. Bà ấy thực sự phục vụ nguyên trạng hiện nay, đó là lí do tại sao bà ấy được kính trọng. Giải thưởng Nobel không được trao bởi vì bà ấy có tính tôn giáo hay là nhà huyền môn. Giải thưởng Nobel được trao bởi vì bà ấy phục vụ cho hệ thống tư bản, bà ấy phục vụ cho nguyên trạng, bà ấy phục vụ cho các quyền lợi được đầu tư. Bà ấy không phải là nhà cách mạng, mà là người cải lương. Bà ấy không phải là người nổi dậy.
Chừng nào bạn chưa trở nên có khả năng thấy cái đẹp của nổi dậy, cái đẹp của một Jesus, Socrates, Phật, bạn sẽ không hiểu tôn giáo thực là gì.
Những căng thẳng của cuộc sống đe doạ thít thòng lọng vào Bill; cho nên sau khi anh ta đã kết thúc bữa ăn tối ngon lành, anh ta thảnh thơi một cách thiếu suy xét trong chiếc ghế mềm bên cạnh dàn âm thanh nổi, với cốc rượu mạnh trong tay. Vợ anh ta chẳng biết gì về trạng thái thần kinh của anh ta, và trèo vào lòng anh với ý nghĩ cố gắng tán tỉnh kiếm chiếc áo lông từ anh ta... Cô ấy rúc vào và thì thầm và vuốt ve anh ta.
"Trời, Ethel," anh ta bùng ra. "Ra ngay. Anh nếm đủ trò này ở văn phòng rồi."
Bạn quan sát bản thân bạn mà xem: điều bạn nói, điều bạn làm, điều bạn nghe, điều bạn thấy, và bạn sẽ ngạc nhiên - bạn bao giờ cũng bị bao quanh bởi khói mù. Làn khói mùi tinh tế bao quanh bạn, và bạn nhìn qua làn khói đó, và mọi thứ trở nên bị bóp méo. Thông điệp đơn giản của Phật là, trước hết nhận biết. Ông ấy nói: Và vậy mà hạnh kiểm tốt không phải là cái giúp ông trên con đường...
không nghi lễ...
Đi nhà thờ mọi chủ nhật, làm puja của bạn, việc tôn thờ của bạn mọi sáng, nói lời cầu nguyện của bạn mọi đêm trước lúc lên giường... đây tất cả đều là nghi lễ, nghi lễ chết mà bạn cứ lặp lại; bạn đã trở nên quen thuộc với chúng, chúng chỉ là thói quen. Nếu bạn không làm chúng cứ dường như bạn đang thiếu cái gì đó. Nếu bạn làm chúng bạn chẳng thu được cái gì chút nào.
Một người nói với nhà tâm thần, "Ông trông đấy, tôi có mọi thứ tôi cần - nhà đẹp, vợ xinh, con khôn, việc đáng yêu, thế mà cuộc đời tôi vẫn cứ buồn tẻ."
"Được," nhà tâm thần nói, "anh đang bị chứng thường lệ quá nhàm. Anh phải đem cái mới vào trong cuộc sống của mình. Khi nào anh thường làm tình với vợ?"
"Bao giờ cũng vào giờ ngủ," người này đáp.
"Đó là rắc rối đấy. Anh quá ổn định rồi. Thử vồ lấy vợ anh một cách đam mê vào thời gian bất thường nào đó. Ném tung quần áo của anh khi anh đi vào nhà và gặp cô ấy. Thế rồi quay lại tuần sau và báo cho tôi điều đã xảy ra."
"Thế nào," nhà tâm thần nói vào tuần sau, "sự việc thế nào?"
"Thế này," khách hàng đáp, "câu lạc bộ cô dâu thích việc đó đấy, nhưng nó vẫn buồn tẻ."
Chỉ bằng cách thay đổi thường lệ bên ngoài của bạn chẳng cái gì được thay đổi cả. Bạn đi tới nhà thờ, bạn có thể thay đổi - bạn có thể bắt đầu đi tới đền chùa. Bạn lẩm nhẩm mật chú, bạn có thể thay đổi - bạn có thể bắt đầu nhẩm mật chú khác. Bạn là thành viên câu lạc bộ Lions, bạn có thể trở thành thành viên của câu lạc bộ Rotary. Người Ki tô giáo trở thành người Hindu, người Hindu trở thành người Ki tô giáo trong hi vọng là bằng việc thay đổi hình dạng bên ngoài cái gì đó sẽ được thay đổi trong cuộc sống của họ. Nhưng cái bên trong vẫn còn như cũ.
Chừng nào cái bên trong chưa thay đổi, cuộc sống của bạn sẽ vẫn còn buồn tẻ. Và cuộc sống buồn tẻ không bao giờ có thể biết tới hương vị của điều thiêng liêng, không bao giờ có thể biết tới hương vị của rượu của Thượng đế.
không nghi lễ, Phật nói...
không học sách vở...
Bạn có thể học nhiều tuỳ thích. Các nhà tâm lí nói rằng bộ não của một người có khả năng học điều nó có thể tích luỹ về tất cả tri thức có trong mọi thư viện của thế giới; đầu óc một người thôi có khả năng chứa tất cả tri thức hiện có thể có. Bạn có thể trở thành cuốn Bách khoa toàn thư biết đi Encyclopedia Britannica, nhưng điều đó sẽ chẳng ích gì. Bạn sẽ biết các lời, nhưng lời là lời thôi. Lời 'lửa' không phải là lửa; đừng cố gắng nấu thức ăn của bạn trên lời 'lửa'. Lời 'yêu' không phải là yêu, và lời 'Thượng đế' không phải là Thượng đế.
Nhưng mọi người trở nên bị ám ảnh quá nhiều với lời - họ trở nên bị ám ảnh tới mức nếu ai đó nói điều gì đó chống lại Kinh Thánh, bạn sẵn sàng bị giết hay giết. Và kinh thánh chỉ là lời; lời 'kinh thánh' đơn giản nghĩa là "cuốn sách." Nó không ngụ ý gì khác.
Nếu ai đó nói điều gì đó chống lại Vedas, người Hindu phát điên. Lời đã trở thành quan trọng thế, và quan trọng hơn cuộc sống của bạn. Toàn thể lịch sử đẫm máu và giết chóc bởi vì lời. Phật nói: Thận trọng, đừng bị dính líu quá nhiều vào lời.
Một người mẹ Do Thái rất bất hạnh bởi vì con trai bà ta không thích bánh kếp. Trong thất vọng và ấy đến hỏi ý kiến nhà tâm thần, ông này gợi ý rằng nếu bà ấy chỉ cho Sammy, từng bước một, cách làm bánh kếp, nó có thể đi tới thích và hiểu về bánh. Hăm hở thử gợi ý này, bà ta đưa Sammy vào bếp ngay ngày hôm sau.
"Trông đây, Sammy," bà ấy nói, vừa trộn bột nhão. "Trứng, sữa, bột mì. Con thích trứng và sữa và bột mì, phải không Sammy? Nếm thử chút đi."
Đứa bé, nhăn mặt vì chua, miễn cưỡng nếm mỗi thứ một tí. Bà ấy lăn bột nhão và rán nó trong bánh.
"Nếm một tí đi này," bà ấy thúc đứa bé, và nó lại nếm một tí. Được động viên, bà ấy tiếp tục trộn pho mát và quế và đường.
"Trông đây, Sammy, pho mát, quế, đường. Con thích chúng, phải không Sammy?"
"Vâng, mẹ ạ," nó đáp.
Thực sự bây giờ được động viên, bà ấy cho trộn lẫn pho mát vào giữa chiếc bánh. Một cách cẩn thận bà ấy gập một góc lên.
"Được chứ, Sammy?"
"Được, mẹ ạ."
Bà ấy gập góc thứ hai.
"Được chứ?"
"Được."
Bà ấy gập góc thứ ba và cuối cùng gập góc thứ tư.
"Bánh kếp!!! Ối trời!!!" Sammy la lên, và chạy mất khỏi bếp.
Và điều đó không chỉ với trẻ con. Nó là vậy với các nhà thượng đế học lớn, các triết gia, nhà tư tưởng - toàn lời.
Phật nói: không nghi lễ, không học sách vở...
Không rút lui vào cái ta.
Phật phải là thầy chứng ngộ đầu tiên đã nói điều này rõ ràng như vậy. Bây giờ tâm lí học hiện đại đã khám phá lại nó. Tôi nói đã khám phá lại nó bởi vì họ không nhận biết về phát biểu của Phật. Họ nghĩ rằng hướng nội là một loại bệnh tật. Phật đang nói đích xác cùng điều đó. Ông ấy đang nói: Không rút lui vào cái ta.
Hướng nội là bệnh tật, hướng ngoại cũng vậy. Con người thực của nhận biết không hướng ngoại không hướng nội - người đó đơn giản hiện hữu. Khi được cần người đó đi ra ngoài, khi được cần người đó đi vào trong; người đó linh động, linh hoạt. Người đó không bị hội tụ và cố định. Có những người hướng ngoại không thể đi vào trong được, và có những người hướng nội không thể đi ra ngoài được. Cả hai đều ốm yếu, cả hai đều bệnh hoạn. Không rút lui vào cái ta sẽ giúp bạn đi trên đường...
không thiền sâu.
Để tôi nhắc lại... Bạn sẽ ngạc nhiên, bởi vì Phật là một trong những thiền nhân vĩ đại nhất của thế giới. Và Phật chịu trách nhiệm cho dòng chảy vĩ đại nhất của thiền đã từng chảy cho tới giờ. Ông ấy là chính cội nguồn, nhưng dầu vậy ông ấy là người chân thành tới mức ông ấy nói: không thiền sâu.
không một thứ nào trong những thứ này ban tặng quyền làm chủ hay vui vẻ.
Tại sao thậm chí không thiền? - bởi vì thiền là phương pháp. Thiền có thể gây ra trạng thái nào đó của tâm trí, nhưng nó không thể làm cho bạn sẵn có cho cái không nguyên nhân. Nó có thể chuẩn bị nền tảng, nó có thể dọn sạch nền tảng, nhưng nó không thể đem tới hoa. Cứ dường như bạn chuẩn bị đất cho khu vườn: bạn dọn mọi đá, mọi cỏ dại, mọi rễ, mọi củ. Bạn chuẩn bị nền tảng, nhưng điều đó không đủ. Nếu bạn chuẩn bị nền và thế rồi ngồi dưới gốc cây và chờ đợi cho hoa hồng tới, chúng sẽ không tới đâu.
Thiền chỉ là phương pháp phủ định; nó giúp bạn chuẩn bị nền tảng. Nó loại bỏ rào chắn, nhưng thế rồi bạn phải gieo hạt mầm - chỉ thế thì hoa mới tới. Thiền đang tạo ra nền tảng, nhận biết đang gieo hạt mầm. Chỉ thiền với nhận biết mới có thể giúp bạn trên con đường; và thế thì có việc làm chủ, và thế thì có vui vẻ.
Hỡi người tìm kiếm!
Dựa vào cái không…
cho tới khi ông muốn cái không.
Để thật chắc chắn rằng bạn không dựa vào cái gì cả, ông ấy đã nói: Và vậy mà hạnh kiểm tốt không giúp ông trên con đường, không nghi lễ, không học sách vở, không rút lui vào cái ta, không thiền sâu. không một thứ nào trong những thứ này ban tặng quyền làm chủ hay vui vẻ.
Nhưng ai biết? - bạn có thể thấy cái gì đó khác. Do đó, để làm tuyệt đối rõ ràng, rõ ràng về phân loại, ông ấy nói: Hỡi người tìm kiếm! Dựa vào cái không.
Dựa vào bất kì cái gì cũng mang tới phụ thuộc, phụ thuộc đưa tới nô lệ, nô lệ là khổ. Đừng phụ thuộc, thậm chí đừng phụ thuộc vào thiền. Một ngày nào đó, ngay cả thiền cũng phải được siêu việt lên. Đừng phụ
thuộc ngay cả vào thầy, bởi vì thầy chỉ có thể chỉ ra con đường, bạn phải đi theo con đường đó. Thầy không thể đi cùng bạn được.
Phật tương truyền đã nói: Nếu ông gặp ta trên đường, giết ta đi; nếu ta len vào con đường của ông như sự cản trở, giết ta ngay lập tức. Đừng ngần ngại gì... rằng ta là thầy của ông.
Làm sao bạn có thể giết được tôi?... Ông ấy đang nói điều gì đó rất biểu dụ. Ông ấy đang nói, "Sâu trong thiền, điều cuối cùng cần bị vứt bỏ là thầy." Mọi thứ có thể bị vứt bỏ một cách dễ dàng, nhưng thầy càng giúp bạn vứt bỏ mọi thứ, bạn càng trở nên bị gắn bó với bản thân thầy; và tình yêu với thầy thuần khiết thế, và cực lạc thế, nó đem tới vui vẻ tới mức rất khó vứt bỏ thầy vào khoảnh khắc cuối cùng. Và khoảnh khắc cuối cùng là rào chắn cuối cùng. Thầy phải bị vứt bỏ, bạn phải đi một mình - tuyệt đối một mình vào cái không biết. Dựa vào cái không...
cho tới khi ông muốn cái không.
Cứ vứt bỏ các ham muốn của bạn, ngay cả ham muốn là thầy, ham muốn phúc lạc, ham muốn biết Thượng đế, ham muốn niết bàn. Mọi ham muốn đều phải bị vứt bỏ.
Tâm trí tinh ranh thế, bạn có thể vứt bỏ ham muốn này và nó lập tức cung cấp cho bạn ham muốn khác. Và nó có thể cung cấp cho bạn ham muốn tinh tế hơn. Ham muốn thô có thể được mọi người hiểu, ham muốn tinh là khó hiểu hiểu hơn. Chẳng hạn, ham muốn
Thượng đế không bị coi là là ham muốn đáng vứt bỏ. Không người Ki tô giáo nào sẽ nói, không người Do Thái nào sẽ nói, không người Mô ha mét giáo nào sẽ nói, "Vứt bỏ ham muốn về Thượng đế." Vứt bỏ mọi ham muốn vì Thượng đế, nhưng đừng vứt bỏ ham muốn về Thượng đế.
Duy nhất Phật, người duy nhất trong toàn thể lịch sử tâm thức con người, người đã nói toàn thể chân lí - chân lí trong sự thuần khiết tuyệt đối của nó, chân lí và không cái gì khác. Ông ấy nhất quán về chân lí tới mức ông ấy nói bạn sẽ phải vứt bỏ thầy, và bạn sẽ phải vứt bỏ mọi loại ham muốn. Bằng không, tâm trí rất hay canh tân, rất sáng tạo, tưởng tượng. Bạn vứt bỏ cái này và nó lập tức nói, "Tốt. Bây giờ tìm kiếm cái này, tìm kiếm chân lí, tìm kiếm Thượng đế."
Bây giờ không ai có thể nêu ra bất kì phản đối nào về việc tìm Thượng đế - Phật nêu ra phản đối điều đó nữa.
Sau một số phàn nàn từ hàng xóm, Harry buồn bã đồng ý mời bác sĩ thú y tới làm cho con mèo của anh ta sẵn sàng canh gác hậu cung của chim
"Tôi cá," một hàng xóm nói, "rằng con mèo đực cũ của ông nằm trên lò sưởi bây giờ và béo lên."
"Không, nó vẫn đi chơi ban đêm. Nhưng bây giờ nó đi như nhà tư vấn."
Nếu bạn không thể làm được gì, ít nhất bạn có thể hoạt động như người tư vấn; nhưng việc đi lại vẫn tiếp diễn. Chẳng cái gì đã thay đổi, hoạt động đã hỏng.
Nhớ lấy, nếu bạn là người tìm kiếm thực... và đây là ngược đời kì lạ: nếu bạn là người tìm kiếm thực, bạn sẽ phải vứt bỏ mọi việc tìm kiếm như vậy. Bằng không bạn sẽ cứ tìm kiếm hết điều nọ tới điều kia, và không có tận cùng cho nó.
Khi mọi tìm kiếm dừng lại, bạn bỗng nhiên ở chính trung tâm của bản thể mình. Việc tìm kiếm lái bạn ra ngoài, việc tìm kiếm đưa bạn xa khỏi bản thân mình. Jesus nói: Tìm và ông sẽ thấy. Gõ cửa và cửa sẽ mở cho ông. Hỏi và điều đó sẽ được cho.
Phật sẽ không nói điều đó. Phật sẽ nói, "Tìm và ông sẽ không thấy. Gõ cửa và cửa sẽ không bao giờ mở ra cho ông. Hỏi và ông sẽ không được cho."
Thế thì sao Jesus nói thế? Jesus không phải là vị Phật sao? Jesus cũng là vị Phật đấy, nhưng khác biệt của các phát biểu của họ là bởi vì thính giả. Jesus đang nói cho người thường, và Phật đang nói cho các đệ tử rất tiến hoá. Jesus đang nói cho đám đông. Nếu ông ấy mà nói với họ, "Tìm và ông sẽ chẳng bao giờ thấy," họ sẽ không hiểu được ông ấy. Họ sẽ nghĩ ông ấy điên, tuyệt đối điên.
Tìm và bạn sẽ không thấy sao? Hỏi và điều đó sẽ không được trao cho bạn sao? Gõ cửa và cửa sẽ không được mở ra cho bạn sao? Ông ấy đang nói cho người thường, do đó ông ấy phải dùng cách diễn đạt rất thông thường.
Phật đang nói cho những người tinh thông, người đã được điểm đạo. Jesus không được may mắn thế như Phật. Đệ tử của Jesus là người rất bình thường, ngay cả mười hai tông đồ đó cũng là những người rất bình thường, vô ý thức. Phật có hàng nghìn bồ tát, hàng nghìn đệ tử những người ở ngay bên bờ trở thành chư Phật vào bất kì khoảnh khắc nào. Hàng nghìn người ở ngay trên bờ bùng nổ thành ngọn lửa của ánh sáng vĩnh hằng. Ông ấy có thể nói mà chẳng sợ gì bị hiểu lầm; do đó ông ấy nói: Dựa vào cái không cho tới khi ông muốn cái không.
Khoảnh khắc vĩ đại nhất trong cuộc sống là khi không ham muốn nào còn lại bên trong bạn, khi vô ham muốn lắng đọng, tuyệt đối vô ham muốn. Trong chính khoảnh khắc đó mọi thứ đều được đạt tới, bởi vì mọi thứ bao giờ cũng đã có đó bên trong bạn rồi. Chính bởi vì các ham muốn mà bạn cứ chạy lăng xăng đây đó, không nhìn vào bên trong. Khi mọi việc chạy đó đã dừng lại, đột nhiên chân lí riêng của bạn bùng nổ với mọi cái đẹp của nó, với mọi phúc lành của nó lên bạn.
Lắng nghe Phật, thiền về lời kinh của ông ấy. Nó sẽ cho bạn sáng suốt lớn lao - sáng suốt nhìn vào ham muốn và cái vô tích sự của nó. Nó sẽ giúp bạn vứt bỏ mọi ham muốn. Và khoảnh khắc bạn vô ham muốn bạn đã về tới nhà.
Đủ cho hôm nay.
***************************************************************************************************************************************************************************************************
#8 Ở trong nó; không là của nó
Câu hỏi 1
Thưa Thầy kính yêu,
Tại buổi darshan vào ngày sinh của thầy tôi đã nhìn vào thầy, một cái bể tĩnh lặng của chân thành, và mọi thứ khác xảy ra xung quanh thầy là không liên quan. Đột nhiên điều đó được thấy rõ ràng tới mức điều này - việc ngồi im lặng giữa những hỗn độn và phát sốt này - chính là là giáo huấn của thầy; rằng thầy là con đường.
Prem Pramod, vậy cuối cùng một tia sáng đã đi vào trong bóng tối của bạn - việc nhìn thấu, một thoáng nhìn. Bây giờ đừng làm mất dấu vết của nó! Rất khó có được nó và rất dễ đánh mất nó. Thực ra, tâm trí và cách thức của nó cổ tới mức chẳng mấy chốc bạn bắt đầu nghi ngờ liệu thoáng nhìn đó có đúng không hay bạn chỉ tưởng tượng ra nó.
Và tâm trí cố gắng thuyết phục bạn rằng điều đó hoàn toàn là tưởng tượng, rằng bạn đã phóng chiếu nó, rằng nó chỉ là ý niệm. Có thể bạn trở nên bị thôi miên bởi tình huống. Có thể bạn trở nên bị tràn ngập bởi nhiều người thế trong vui vẻ thế, cực lạc thế. Có thể bạn đã bị chạm tới bởi trận lụt năng lượng quanh bạn chạm tới. Chẳng mấy chốc tâm trí sẽ bắt đầu tạo ra hoài nghi. Cứ nhớ lại đi. Những cái nhìn thấu này là hiếm hoi.
Vâng, Pramod, điều đó đích xác là giáo huấn của tôi đấy: Ở trong thế giới, trong tất cả những cái ngớ ngẩn của nó, trong tất cả những cái vô nghĩa của nó, cái ồn ào, và vậy mà vẫn còn bình thản, tách rời, không gắn bó. Ở trong nó, nhưng không là của nó. Để nó tất cả xảy ra quanh bạn - không cần trốn khỏi nó, không có chỗ nào mà trốn đi cả. Và cho dù bạn có trốn đi đâu đó, điều đó cũng sẽ không biến đổi bản thể của bạn; tâm trí bạn sẽ vẫn còn như cũ. Cách tốt nhất là dùng cơ hội của thế giới này.
Thế giới này là cơ hội, cơ hội lớn, món quà cực kì có giá trị của Thượng đế. Nó là phương cách dạy đấy. Ở trong nó và vậy mà vẫn ở xa xăm, siêu việt tới mức không cái gì của nó đạt tới cốt lõi của bản thể bạn. Chỉ chu vi của bạn mới bị nó chạm tới, nhưng trung tâm của bạn vẫn còn tách rời.
Là trung tâm cơn xoáy lốc đi: đó đích xác là giáo huấn của tôi. Thế giới này là chuyện cổ được kẻ ngốc kể lại, đầy những thịnh nộ và ồn ào, chẳng có ý nghĩa gì. Nhưng rất dễ bị mắc vào trong lưới, bởi vì kẻ ngu không chỉ ở bên ngoài, kẻ ngu cũng ở bên trong. Tâm trí bạn là một phần của chuyện cổ được kẻ ngốc kể và tâm trí bạn thích tìm ra nghĩa gì đó trong nó - trong khi chẳng cái gì tồn tại. Tâm trí không thể vẫn còn lại mà không tìm ra nghĩa nào đó; nếu nó không thể tìm ra được, nó bịa ra điều đó. Bằng không nó cảm thấy trống rỗng, nó cảm thấy cái gì đó thiếu.
Không có nghĩa trong thế giới này; mọi nghĩa là ở trong chính trung tâm của bản thể bạn. Thế giới đơn giản là ồn ào, không có âm nhạc. Âm nhạc là ở chỗ thầm kín sâu thẳm nhất của bản thể bạn - và âm nhạc đó phải được nghe thấy trong mọi tiếng ồn của thế giới này. Thế thì tiếng ồn của thế giới vận hành như tấm màn căng đằng sau, như nền tảng; nó trở thành hoàn cảnh. Bạn có thể nghe thấy âm nhạc bên trong rõ ràng hơn bởi vì tiếng ồn này. Thế thì tiếng ồn này không còn là quấy nhiễu, thay vì thế là sự giúp đỡ.
Đó là lí do tại sao tôi không dạy từ bỏ: tôi dạy hân hoan.
#8Câu hỏi 2
Thưa Thầy kính yêu,
Tôi đã nghe nói rằng Swami Prem Chinmaya ốm, yếu tới mức anh ấy phải được truyền máu. Sẽ là không phải nếu các sannyasin của chúng ta cho máu trong trường hợp như thế sao?
Avinash, đừng lo! Máu của người không phải là sannyasin sẽ không quấy nhiễu Prem Chinmaya đâu. Máu là máu; nó không là sannyasin cũng không là không-sannyasin - và nó không đậm hơn nước.
Vâng, có những chuyện tạo ra lo âu...
Bởi kiểu máu hiếm của mình, Gaffney được chọn là người cho máu cho một nhà vua người Anh, đang bị bệnh nặng lắm.
Việc truyền máu thứ nhất giúp được nhiều lắm. Việc truyền máu thứ hai đã đem quốc vương ốm trở lại có ý thức.
Việc truyền máu thứ ba đang tiến hành thì nhà vua nhảy lên trong giường và hô to, "Kệ cha vua nước Anh!"
Nhưng đây chỉ là chuyện thôi - máu không thể làm được điều đó!
Và Prem Chinmaya đang đi xa: anh ấy đang đi rất vững chãi vào tâm thức của mình. Thân thể yếu đi, nhưng tâm hồn không yếu. Xương thịt yếu, nhưng tâm hồn rất mạnh. Thực ra, bệnh của anh ấy đã là ân huệ lớn cho anh ấy. Anh ấy đã học được từ bệnh tật của mình nhiều hơn từ bất kì cái gì khác. Anh ấy đã trở nên ngày một im lặng hơn, chấp nhận, không sợ hãi. Cho dù cái chết tới bây giờ anh ấy vẫn có khả năng đón nhận nó, đón chào nó như vị khách.
Tôi cực kì hạnh phúc với anh ấy! Khi bẩy, tám năm trước anh ấy tới tôi, anh ấy đã chịu đựng cùng chứng bệnh đó, nhưng nỗi sợ của anh ấy còn lớn hơn bệnh này.
Thân thể phải ra đi một ngày nào đó; không ai có thể sống ở đây mãi mãi được. Cớ nào người ta chọn để ra đi là chuyện riêng tư. Người ta có thể chọn ung thư, người ta có thể chọn lao, người ta có thể chọn đau tim; và có nghìn lẻ một phương án sẵn có. Nhưng đấy tất cả chỉ là cái cớ. Điều căn bản là ở chỗ người ta không thể sống ở đây lâu được; nó không phải là nhà của chúng ta.
Chúng ta phải đi tìm nhà, và chỉ những người có thể đi một cách im lặng, vui vẻ, mới có thể tìm thấy nó; bằng không, bạn sẽ lập tức thấy bản thân mình trong bụng mẹ khác, quay trở lại vào trong thế giới. Chừng nào bạn chưa học được bài học này, bạn sẽ bị ném đi ném lại vào trong thế giới.
Tám năm trước khi anh ấy đã tới tôi, điều còn rối loạn hơn không phải là bệnh tật mà là nỗi sợ chết của anh ấy. Cả tám năm này anh ấy đã sống cùng cái chết... nó có thể xảy ra vào bất kì khoảnh khắc nào. Nhưng dần dần, dần dần khi thiền của anh ấy đã sâu hơn, khi tình yêu của anh ấy đã sâu hơn, khi anh ấy đã hiểu ngày một rõ rằng chết là một phần của sống - bạn không thể phủ nhận nó được, và trong việc phủ nhận nó bạn sẽ phủ nhận bản thân cuộc sống - anh ấy đã trở nên chấp nhận nhiều hơn. Tính như thế lớn lao đã giáng xuống anh ấy, và điều đó là có ý nghĩa - nhiều ý nghĩa hơn sống, nhiều ý nghĩa hơn chết.
Anh ấy sẽ chết một ngày nào đó, nhưng bây giờ tôi không bị lo nghĩ về cái chết của anh ấy. Bây giờ anh ấy biết cách chết, anh ấy đã học được mẹo của nó. Chết sẽ không chỉ là kết thúc mà là sự bắt đầu lớn lao cho anh ấy. Anh ấy sẽ không bị cái chết nhận chìm; anh ấy sẽ cưỡi lên nó, anh ấy sẽ đi một cách thắng lợi. Do đó không cần lo nghĩ về anh ấy. Và bất kì máu nào cũng có tác dụng. Máu là máu; nó chỉ đi trong thân thể, nó không ảnh hưởng tới linh hồn bạn.
Nhưng những ý niệm này đã tồn tại hàng thế kỉ rồi: thức ăn ảnh hưởng tới linh hồn bạn, quần áo ảnh hưởng tới linh hồn bạn... Đây toàn là những ý niệm vô nghĩa! Chúng ảnh hưởng tới bạn chỉ nếu bạn bị đồng nhất - nhưng thế thì bất kì cái gì cũng sẽ ảnh hưởng tới bạn. Nếu bạn không bị đồng nhất, chẳng cái gì ảnh hưởng tới bạn cả; bạn vẫn còn không bị chạm tới. Và đó là kinh nghiệm lớn lao: cảm thấy không bị động chạm trong mọi rối loạn.
Và tôi cực kì hạnh phúc với Prem Chinmaya: anh ấy đã chứng minh bản thân mình. Và có thể là bởi vì hiểu biết của anh ấy, cuộc sống của anh ấy đã được kéo dài ra. Ngay cả các bác sĩ cũng có chút ít phân vân làm sao anh ấy tiếp tục được, bởi vì theo mọi qui tắc thông thường anh ấy phải không ở đây thêm nữa được.
Amritam, bác sĩ của chúng ta, cũng đã hỏi một câu hỏi: Làm sao Chinmaya kéo dài được bản thân mình thế?
Lí do là, anh ấy không còn quan tâm tới việc kéo, đó là lí do tại sao anh ấy kéo dài bản thân mình. Nếu cái chết tới khoảnh khắc này, anh ấy sẽ chấp nhận nó. Bởi vì điều này, cái chết đã trở thành không liên quan. Anh ấy đã trở nên tuyệt đối tự do khỏi lo âu. Chính lo âu mới giết chết nhiều hơn; chính lo âu sâu sắc bên dưới mới trở nên có tính phá huỷ. Bởi vì anh ấy không còn phiền não, anh ấy có thể sống thêm vài năm nữa, anh ấy có thể sống lâu.
Nhưng dù anh ấy sống hay không thì cũng không còn quan trọng gì. Điều quan trọng đã xảy ra rồi. Nếu anh ấy sống anh ấy sẽ sống với trái tim bình thản; nếu anh ấy chết anh ấy sẽ chết với trái tim bình thản. Anh ấy đã học được bài học này.
Hân hoan với anh ấy đi! Học từ anh ấy - bởi vì mọi người đều phải đương đầu với cái chết của mình sớm hay muộn. Và người ta chẳng bao giờ có thể chắc chắn được: bạn có thể hoàn toàn mạnh khoẻ, và ngày mai cái chết có thể đem bạn đi. Cho nên mạnh khoẻ không đảm bảo.
Thực ra, điều thường xảy ra hơn là một người hoàn toàn mạnh khoẻ chết nhanh hơn người ốm. Bởi vì người mạnh khoẻ không có cách nào đối phó với bệnh tật, bất kì bệnh nào cũng có thể chứng tỏ là định mệnh. Nhưng một người đã sống lâu với bệnh tật trở nên được điều chỉnh với nó, người đó có thể đối phó với nó; người đó biết cách chết. Người mạnh khoẻ không biết gì cả, cho nên điều thường xảy ra là người mạnh khoẻ sẽ chết ngay cú đầu tiên còn người không mạnh khoẻ có thể sống lâu. Thân thể người đó đã trở nên được luyện tập, đã trở nên chịu đựng được với bệnh tật nhiều hơn.
Nhưng nhớ đó không phải là vấn đề chút nào. Dù Chinmaya sống vài năm hay không cũng không có nghĩa gì hơn. Nếu anh ấy sống, tốt; nếu anh ấy đi, anh ấy có thể đi cùng vui vẻ trong tim, bởi vì cuộc sống của anh ấy đã không phải là vô nghĩa, cuộc sống của anh ấy đã không phải là vô tích sự.
Những đoá hoa đầu tiên đã bắt đầu nở.
#8Câu hỏi 3
Thưa Thầy kính yêu,
Thầy có thể thuyết phục tôi về sự tồn tại của Thượng đế không?
Sargam, sao bạn lo nghĩ về Thượng đế thế? Ngài đã làm cái gì sai với bạn? Sao bạn không thể tha cho ngài và quên ngài đi? Sao vẫn còn quan tâm thế tới Thượng đế? Quan tâm nhiều hơn tới cuộc sống đi, tới sự tồn tại, và bạn sẽ biết Thượng đế! Vào đúng khoảnh khắc, bản thân cuộc sống trở thành chói sáng, bản thân sự tồn tại trở thành thiêng liêng. Nó tất cả tuỳ thuộc vào sự sáng tỏ bên trong của bạn. Nếu bạn có thể thấy một cách rõ ràng, chỉ Thượng đế hiện hữu thôi. Chẳng cần chứng minh gì cả. Nếu bạn không thể thấy một cách rõ ràng, thế thì không chứng minh nào sẽ có ích gì.
Đã từng có các triết gia tranh biện ủng hộ và chống đối Thượng đế trong hàng thế kỉ, ít nhất cũng năm nghìn năm, mà chẳng có kết luận nào thấy được. Họ đã không thể nào đi tới bất kì kết luận gì. Năm nghìn năm suy đoán, suy nghĩ, biện luận, logic thường xuyên, và kết quả là gì? Hậu quả là gì? Nó tất cả đều là bài tập trong vô tích sự! Và bạn vẫn cứ đòi hỏi về bằng chứng.
Bằng chứng đã được cung cấp, nhưng chúng không thể được biện minh chống lại, chúng có thể bị bác bỏ. Lỗi có thể được tìm thấy trong chúng bởi lí do đơn giản là Thượng đế không phải là một vật mà có thể được chứng minh bằng logic. Thượng đế là tính chủ quan của bạn, cái nằm ngoài logic, ngoài tư duy, ngoài tâm trí.
Thượng đế không phải là vật mà là kinh nghiệm. Và làm sao bạn có thể chứng minh được kinh nghiệm? Bạn có thể chứng minh kinh nghiệm về yêu không? Không ai có khả năng chứng minh rằng yêu tồn tại, không ai có thể chứng minh rằng cái đẹp tồn tại. Không ai có thể chứng minh cái gì thực sự có giá trị. Nó có thể là chân lí, nó có thể là tình yêu, nó có thể là phúc lạc, nó có thể là cái đẹp; chúng tất cả đều ở bên ngoài các bằng chứng hay phản chứng. Không ai có thể bác bỏ được cái nào.
Và Thượng đế là cao trào của tất cả những giá trị vĩ đại, cốt lõi tinh tuý của cái đẹp, tình yêu, chân lí, phúc lạc. Thượng đế là cốt lõi tinh tuý của tất cả những giá trị này; những giá trị này không thể được chứng minh. Làm sao bạn có thể chứng minh được điều tinh tuý của chúng? Ngài chỉ là hương thơm - thậm chí không là hoa mà chỉ là hương thơm.
Nhưng tại sao ham muốn này nảy sinh? Ham muốn nảy sinh bởi vì tâm trí bạn nói, "Chừng nào Thượng đế chưa được chứng minh thì không cần phí thời gian cho Thượng đế hay cho thiền hay cho lời cầu nguyện." Đó là chiến lược của tâm trí giữ bạn xa khỏi thiền, khỏi lời cầu nguyện.
Không có nhu cầu về Thượng đế! Nếu bạn muốn thiền bạn có thể thiền mà không có Thượng đế. Phật đã thiền không có Thượng đế; ông ấy không có niềm tin vào Thượng đế. Mahavira đã thiền và trở nên chứng ngộ mà không có ý niệm nào về Thượng đế. Thượng đế không phải là điều cần thiết, Thượng đế có thể bị vứt bỏ! Nhưng khi Phật đạt tới thiền ông ấy trở thành thượng đế. Mahavira trở thành bản thân thượng đế.
Đó là cách nó xảy ra: bạn thiền và bạn sẽ trở thành thượng đế, bạn sẽ khám phá ra tính thượng đế trong bản thể riêng của mình. Và đó là sự bắt đầu của việc khám phá. Thế thì bạn bắt đầu khám phá ra nó trong người khác. Thế thì dần dần, dần dần toàn thể sự tồn tại đầy Thượng đế, ngập lụt bởi Thượng đế.
Nhưng hỏi bằng chứng ban đầu và bạn sẽ bỏ lỡ toàn thể cuộc hành trình. Thế thì tâm trí nói, "Trước hết chứng minh đã, thế rồi thiền." Tâm trí đã giở thủ đoạn với bạn, tâm trí đã lừa bạn. Và nó có vẻ logic: trước khi bạn bắt đầu bất kì việc tìm hỏi nào, để điều đó được chứng minh. Nếu Thượng đế có, thế thì thiền là có ý nghĩa; bằng không sao bạn thiền? Nếu có Thượng đế, thế thì lời cầu nguyện là có ý nghĩa; nếu không có Thượng đế, thế thì lời cầu nguyện là vô tích sự.
Tôi nói với bạn: dù có Thượng đế hay không, lời cầu nguyện vẫn có ý nghĩa. Lời cầu nguyện không thay đổi Thượng đế - lời cầu nguyện thay đổi bạn! Lời cầu nguyện chẳng liên quan gì tới Thượng đế; nó có mọi điều liên quan tới bạn. Người cầu nguyện trở thành một loại người khác toàn bộ. Thiền chẳng liên quan gì tới Thượng đế cả, nhưng thiền biến đổi bạn.
Đây là những cách thức giả kim thuật của biến đổi nội tâm của bạn. Và khi nội tâm của bạn được thay đổi, đầy ánh sáng và sáng tỏ, bạn sẽ có khả năng thấy.
Thượng đế có thể được thấy nhưng không thể được chứng minh. Chỉ những điều nhỏ bé mới có thể được chứng minh, chỉ những điều vô giá trị mới có thể được chứng minh. Thoát khỏi ham muốn chứng minh này đi. Nó là ham muốn ngu xuẩn.
Mary và Bob nằm ở giường bên trên trong chuyến tàu hoả tới thác Niagara, và cô ấy cứ luôn mồm nhắc lại, "Bobby ơi, em không thể tin được rằng chúng ta thực sự đã lấy nhau!"
Từ giường thấp hơn phía dưới một giọng nói buồn ngủ cất lên, "Lạy chúa, Bobby ơi, thuyết phục cô ấy đi - chúng ta muốn ngủ!"
Vâng, về những điều như thế bạn có thể được thuyết phục, nhưng chẳng cái gì cao hơn, chẳng cái gì sâu hơn, chẳng cái gì thực sự có giá trị.
Bạn hỏi tôi, Sargam, "Thầy có thể thuyết phục tôi về sự tồn tại của Thượng đế không?"
Và bạn nghĩ tôi đang làm điều gì khác ở đây? Tôi không biện luận về Thượng đế, tôi không trực tiếp cố gắng chứng minh sự tồn tại của Thượng đế; nhưng theo cách gián tiếp tôi đang tạo ra tình huống đúng, chỗ đúng, hoàn cảnh đúng, nơi Thượng đế có thể trở thành sẵn có cho bạn. Đó là điều đang diễn ra ở đây. Tôi không nói nhiều về Thượng đế bởi vì không có nhu cầu. Tôi nói về yêu, về thiền, về nhận biết, về lưu tâm, và tôi nói về cả nghìn lẻ một thứ. Chúng tất cả đều có ý nghĩa theo nghĩa là chúng sẽ tạo ra bầu không khí đúng, bầu khí hậu đúng cho Thượng đế xảy ra.
Tôi đang cố gắng tạo ra Phật trường: một không gian nào đó mà bạn có thể trưởng thành trong thượng đế. Nỗ lực của tôi là không cho bạn tin tưởng vào Thượng đế; nỗ lực của tôi là cho bạn kinh nghiệm về Thượng đế. Và tin tưởng là không có giá trị bởi vì đằng sau tin tưởng bao giờ cũng có hoài nghi. Chỉ kinh nghiệm giúp đỡ thực, bởi vì trong kinh nghiệm không hoài nghi nào còn lại.
Khi bạn biết, chỉ thế thì bạn biết. Tôi có thể làm bạn im lặng qua logic, tôi có thể làm bạn được thuyết phục qua biện minh logic, nhưng thuyết phục đó sẽ chỉ là về mặt trí tuệ thôi - ai đó khác có thể phá huỷ nó. Nếu ai đó khác có thể biện luận theo cách hay hơn chống lại Thượng đế, bạn sẽ đâm ra lúng túng; toàn thể hệ thống tin tưởng của bạn sẽ sụp đổ. Nhưng không ai có thể tranh cãi chống lại kinh nghiệm của bạn được. Nếu bạn đã biết, thế thì toàn thể thế giới có thể nói không có Thượng đế, nhưng dầu vậy bạn biết rằng có Thượng đế. Và chỉ tin chắc về mặt tồn tại như thế mới có bất kì giá trị nào.
Tin tưởng dành cho kẻ ngu; người khôn tìm kinh nghiệm. Do đó, xin đừng đòi hỏi rằng tôi phải thuyết phục bạn, rằng tôi phải đưa ra bằng chứng về sự tồn tại của Thượng đế. Đó không phải là chức năng của tôi. Tôi không ở đây để cải đạo bạn sang ý thức hệ đặc biệt. Tôi ở đây để biến đổi bạn thành sự tồn tại hoàn toàn mới, cách sống mới, cách nhìn mới.
Thượng đế không có ở đâu đó bên ngoài bạn; do đó khoa học không bao giờ phát hiện ra được Thượng 227
đế. Thượng đế là bản tính bên trong của bạn. Bạn sẽ phải chìm vào bên trong. Bạn sẽ phải đương đầu với cái ta riêng của bạn. Bạn sẽ phải cứ tìm và kiếm trong tâm thức của bạn. Và khi bạn đã đạt tới trung tâm của tâm thức của bạn... khải lộ!
#8Câu hỏi 4
Thưa Thầy kính yêu,
A người hiếm hoi nhất, làm sao thầy cho nhiều thế?
Chaitanya Kabir, tôi muốn cho bạn nhiều hơn nữa cơ! Nhưng cái thực không thể được cho bằng lời. Cái thực có thể được truyền đạt chỉ qua điệu bộ, qua im lặng, qua sự hiện diện. Và đôi khi ngay cả im lặng cũng không đủ thích hợp; ngay cả sự hiện diện, tại những đỉnh tối thượng, cũng thất bại. Điều tối thượng không thể được cho theo bất kì cách có thể nào.
Tôi cứ nói với bạn, nhưng đó không phải là điều tôi muốn nói. Điều tôi muốn nói với bạn không thể được nói ra, và điều có thể được nói không thực là điều tôi muốn nói với bạn. Đó là thế lưỡng nan cổ đại của nhà huyền môn. Ông ấy biết, nhưng ông ấy không thể nói được điều đó; và bất kì cái gì ông ấy nói đều không phải là điều ông ấy biết.
Lão Tử nói: Đạo không thể được nói ra, và nếu bạn nói nó, nó không còn là Đạo nữa. Thay vì nói là Đạo, gọi nó là "pháp," và nó trở thành phát biểu của Phật. Thay vì nói là Đạo, gọi nó là "chân lí," và nó trở thành phát biểu của Socrates. Chân lí không thể được nói ra - nó bao la thế! - nhưng nỗ lực vẫn phải được thực hiện. Trong chính nỗ lực đó, vài người mong manh, cởi mở, thông minh, có thể có khả năng có một thoáng nhìn nhỏ - một thoáng nhìn xa xăm, tất nhiên - nhưng thoáng nhìn đó sẽ trở thành hạt mầm trong họ và sẽ bắt đầu lớn lên.
Và điều tôi phải nói với bạn là không thể cạn được, do đó tôi có thể cứ nói hoài. Trong năm năm này tôi đã nói không dừng, và vậy mà tôi đã chẳng nói gì cả - thậm chí không một lời đã từng được nói ra! Do đó tôi có thể cứ nói, bởi vì nó không bao giờ có thể được nói.
Người ta có thể hỏi, "Thế thì sao nói tất cả làm gì?" Có lí do cho điều đó: Tôi đã bắt được nhiều người trong các bạn qua việc nói! Nếu tôi chỉ ngồi im lặng ở đây, vâng, vài người sẽ ở đây đấy, những rất ít người, bởi vì im lặng là hiện tượng khó, khó hiểu nhất. Nó cần thông minh vô cùng; không chỉ thông minh, nó cần im lặng nào đó trong bạn nữa. Chỉ thế thì hai im lặng mới có thể giao cảm. Và thế giới không dạy bạn im lặng; nó dạy bạn lời, ngôn ngữ.
Tôi phải dùng lời và ngôn ngữ để cho bạn trở nên bị mắc vào lưới. Một khi bạn bị bắt và không thể thoát được, thế thì bạn sẽ phải lắng nghe im lặng của tôi nữa. Và một khi bạn đã hiểu lời tôi, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy im lặng bao quanh những lời đó. Những lời đó được sinh ra từ im lặng; chúng mang cái gì đó của im lặng trong chúng, hương thơm nào đó quanh chúng.
Nhưng điều tôi đã từng nói với bạn chỉ là điều thô sơ nhất; nó dành cho người bắt đầu. Khi bạn trưởng thành trong hiểu biết, khi im lặng của bạn sâu sắc lên, tiếp xúc của tôi với bạn sẽ ngày một nhiều im lặng hơn. Thậm chỉ khi tôi đang nói, bạn sẽ lắng nghe các khoảng hở giữa các lời và bạn sẽ đọc giữa các dòng. Bạn sẽ không quan tâm nhiều thế tới lời, nhưng quan tâm tới vô lời. Bạn sẽ quan tâm nhiều hơn tới cội nguồn của nó tất cả.
Hai kẻ hippy đang qua Đại Tây dương bằng tầu thuỷ hơi nước. Họ ở trên boong tàu, nhìn ra đại dương, và một người nói, "Này người, nhìn tất cả nước ở đằng kia!"
"À vâng, người," người thứ hai đứng xa hơn đáp. "Và nghĩ xem, điều giống thế chỉ ở trên đỉnh của nó."
Chỉ ở bề ngoài, trên bề mặt, mới có thể được nói tới; chiều sâu vẫn còn ẩn kín. Nhưng bề mặt có thể trở thành lời mời.
Chaitanya Kabir, lời tôi chỉ là lời mời - lời mời hướng tới bản thể tôi, lời mời hướng tới sự hiện diện của tôi. Do đó, những người tới đây và vẫn còn không là sannyasin nhất định ra đi tay trắng. Họ sẽ tích luỹ vài lời, họ sẽ trở nên thông thái thêm chút ít; về mặt triết lí họ sẽ trở nên giầu có thêm chút ít, nhưng bản thể của họ sẽ vẫn còn như cũ. Họ sẽ biết nhiều hơn nhưng họ sẽ không hiện hữu nhiều hơn. Chừng nào bạn chưa trở nên được cam kết, chừng nào bạn chưa trở nên được tham gia, chừng nào bạn chưa mạo hiểm tất cả những cái bạn có, bạn sẽ vẫn còn chỉ liên quan tới lời.
Cam kết của bạn càng sâu hơn, khả năng đi tới những chiều sâu càng lớn hơn, bởi vì đi tới chiều sâu chỉ có thể được khi bạn sẵn sàng chết - chết đi như bản ngã, chết đi như một người.
Và đó đích xác là điều diễn ra giữa thầy và đệ tử: thầy không còn là bản ngã; đệ tử cũng dần dần, dần dần trở thành vô ngã, vô thực thể, không ai cả... và thế thì họ hội nhập và tan chảy, thế thì họ tan vào nhau.
Tôi đã chọn lá cờ cho công xã mới. Lá cờ này có hai mầu: trắng và cam. Mầu trắng biểu thị cho thầy, mầu cam biểu thị cho đệ tử. Và lá cờ này có vầng trăng tròn trên nó như một biểu tượng. Trăng tròn biểu thị cho chứng ngộ. Chứng ngộ là ánh sáng, nhưng không giống như mặt trời; nó không nóng, nó mát mẻ - nó giống mặt trăng.
Chứng ngộ không có tính nam mà có tính nữ, bởi vì chứng ngộ là món quà từ Thượng đế. Bạn không thể xông xáo về nó được, bạn phải có tính cảm nhận, sẵn có, cởi mở, như bụng mẹ; do đó mới có trăng. Và trăng có nửa đỏ nửa trắng; điều đó biểu thị cho sự gặp gỡ và hội nhập của thầy và đệ tử. Thầy ở trong đệ tử, do đó trăng có nửa đỏ; và đệ tử ở trong thầy.
Thầy và đệ tử không phải là hai. Khi họ trở thành một, khi đó không còn là đối thoại, khi không có vấn đề về ta và người, khi ta và người biến mất vào trong một thể thống nhất, thế thì im lặng được hiểu, thế thì sự hiện diện được hiểu. Và thế thì cội nguồn không cạn mở ra cho bạn. Thế thì bạn đang đi vào trong đại dương, dòng sông rơi vào trong đại dương.
Những lời này chỉ là lời mời. Tới cùng tôi đi! Những lời này chỉ để chuẩn bị bạn, để cho bạn có thể lấy cú nhảy vào đại dương. Nó cần can đảm, nó cần táo bạo, bởi vì nhảy vào trong đại dương nghĩa là việc biến mất như bạn đã từng biết bản thân mình mãi cho tới giờ, đánh mất căn cước cũ của bạn. Nó là mất mát lúc ban đầu - nhưng không thực sự, bởi vì bản thân dòng sông đánh mất nó như dòng sông nhưng trở thành đại dương. Đó là việc thu được.
Đệ tử khi đánh mất bản thân mình trong thầy thì trở thành thầy; người đó đạt tới căn cước thực của mình. Và thầy chỉ là cánh cửa: từ thầy người đó đi vào trong bản thân Thượng đế.
Đó là lí do tại sao ở phương Đông, thầy được quan niệm như thượng đế. Điều đó là rất khó hiểu cho người không ở phương Đông, tại sao thầy được quan niệm như thượng đế... bởi vì thầy là cánh cửa dẫn tới điều thiêng liêng.
Chaitanya Kabir, tôi có thể hiểu sự ngạc nhiên của bạn. Bạn nói, "A người hiếm hoi nhất, làm sao thầy cho nhiều thế?"
Nhưng từ phía mình tôi chẳng cho bạn nhiều thế, bởi hai lí do. Một là ở chỗ bạn phải được chuẩn bị trước khi bạn có thể được cho. Bạn có thể được cho chừng ấy cái bạn có thể nhận được, tiêu hoá được. Bạn có thể được cho cái có thể trở thành máu, xương và tuỷ của bạn; nhiều hơn thế sẽ gây ra không tiêu hoá được, điều sẽ không ích cho bạn mà hại bạn.
Và tôi muốn cho bạn nhiều hơn, nhưng trong chính bản chất của mọi sự thì điều đó không thể được cho. Tôi hoàn toàn bất lực. Tôi có thể hét lên, tôi có thể cứ 232
gọi bạn, "Lại gần hơn!"... bởi vì nếu bạn tới gần hơn, dần dần, dần dần trường năng lượng của tôi sẽ bắt đầu rung động cùng trường năng lượng của bạn. Và khi trái tim tôi và trái tim bạn đập cùng một nhịp, theo cùng một điệu, thế thì giao cảm thực đã bắt đầu.
Nhưng điều đó đang xảy ra, dần dần, dần dần thôi. vài người trong các bạn đang lại gần hơn, vứt bỏ bản ngã của bạn. Vài người trong các bạn đang trở nên ngày một im lặng hơn. Vài người trong các bạn dám đương đầu với điều tối thượng, sẵn sàng lấy cú nhảy vào đại dương từ chỗ không còn lối quay lại. Mọi sự đang xảy ra, nhưng chúng cần thời gian.
Trường năng lượng như vậy đã không tồn tại trong hàng thế kỉ rồi; nhiều điều thế phải được làm việc từ ABC. Trường năng lượng như vậy đã tồn tại trong khi Phật còn ở đây. Trường năng lượng như vậy đã tồn tại cùng Bồ đề đạt ma ở Trung Quốc. Trường năng lượng như vậy đã tồn tại với Zarathustra ở Iran. Trường năng lượng như vậy đã tồn tại với Jesus ở Jerusalem. Nhưng trong hàng thế kỉ hiện tượng này đã biến mất khỏi thế giới, và con người đã trở nên quá trần tục, quá quan tâm tới những điều tầm thường, vào những thứ bề ngoài, vào những cái vô nghĩa. Cho dù người đó có đi tới Thượng đế, người đó đi vì những điều vô nghĩa. Người đó không đi vì sự biến đổi bên trong, người đó không chết đi và được tái sinh.
Bạn ở đây để chết đi và được tái sinh. Nhiều điều xảy ra... nhiều điều nữa sẽ xảy ra. Khi bạn trở nên ngày một sẵn sàng hơn, tôi sẽ trút ra ngày một nhiều hơn.
Và nó là không cạn bởi vì nó không phải là của tôi, nó chẳng liên quan gì tới tôi cả. Tôi chỉ là phương tiện, cây trúc hổng. Tôi đơn giản có sẵn cho sự tồn tại: bất kì bài ca nào nó muốn ca qua tôi, tôi sẵn sàng ca nó. Tôi đơn giản là trung gian.
Dùng cơ hội này nhiều nhất có thể được đi, bởi vì những cánh cửa như vậy chỉ thỉnh thoảng mới mở ra và rất dễ bỏ lỡ chúng. Vì những điều ngu xuẩn người ta có thể bỏ lỡ chúng, và bạn có thể hợp lí hoá cái ngu xuẩn của mình rất dễ dàng.
Thận trọng, có tính quan sát...
#8Câu hỏi 5
Thưa Thầy kính yêu,
Có nghiên cứu ở phương tây gợi ý rằng đàn ông có vợ hạnh phúc hơn là không có vợ, và rằng tỉ lệ tự tử đối với người có vợ là thấp hơn, và rằng điều ngược lại đúng cho đàn bà. Xin thầy bình luận.
Prabhudasi, có khác biệt giữa tâm trí nam và tâm trí nữ; vận hành của họ là khác. Họ là các cực đối lập - đừng bao giờ quên điều đó. Về mặt tâm linh họ đích xác như nhau, nhưng về mặt sinh lí họ là phần đối lập, họ vận hành theo những cách khác nhau.
Chẳng hạn, đàn ông có tính vật lí hơn đàn bà, đàn ông hướng ngoại hơn đàn bà. Đàn bà có tính tâm lí hơn và hướng nội hơn. Đó là lí do tại sao có nhiều tạp chí thế kiểu như Playboy với đàn bà khoả thân trên bìa và các ảnh đàn bà khoả thân bên trong - và hàng triệu bản được bán. Nhiều sách báo khiêu dâm thế tồn tại trên khắp thế giới, nhưng đó tất cả đều là ý niệm nam tính. Đàn bà không quan tâm mấy tới đàn ông khoả thân như đàn ông quan tâm tới đàn bà khoả thân.
Khi đàn ông và đàn bà đang ôm ấp sâu sắc, đáng yêu, đàn bà lập tức nhắm mắt lại. Hôn người đàn bà, và cô ấy nhắm mắt lại. Nhưng đàn ông quan sát bản thân mình hôn đàn bàn, quan sát đàn bà được hôn, quan sát phản ứng của cô ấy, quan sát liên tục liệu cô ấy có đạt cực thích hay không. Anh ta vẫn còn ít nhiều là người ngoài, khán giả. Anh ta quan tâm nhiều tới việc xem hơn là việc ở trong nó.
Đàn bà đơn giản nhắm mắt lại. Cô ấy ít quan tâm tới người đàn ông và điều đang xảy ra cho anh ta; cô ấy quan tâm nhiều hơn tới bản thể bên trong của mình, điều đang diễn ra ở đó. Do đó, đàn bà không quan tâm tới sách báo khiêu dâm; mối quan tâm thực của họ là trong quá trình bên trong của họ. Những khác biệt này lớn tới mức chúng làm thành các phong cách sống khác nhau.
Prabhudasi, bạn đúng đấy: nghiên cứu hiện đại chắc chắn đã tìm ra sự kiện có vẻ rất kì lạ. Nhưng nó thực sự không kì lạ. Đàn ông hạnh phúc khi có vợ hơn là không có bởi vì khi họ không có vợ họ đơn giản cảm thấy đơn độc. Khi họ có vợ, cho dù hôn nhân là khổ, điều đó vẫn tốt hơn là đơn độc; ít nhất cũng có cái gì đó để giữ bạn bận bịu. Khổ cũng giữ bạn bận bịu và đàn ông bao giờ cũng muốn vẫn còn bận bịu - cái gì đó bên ngoài để cho anh ta không cần đi vào trong, để cho anh ta có thể để mắt mình mở.
Đàn bà không quan tâm mấy tới cái bên ngoài, cho nên khi đàn bà chưa có chồng, cô ấy cảm thấy một mình hơn là đơn độc. Và cô ấy có thể tận hưởng sự một mình của mình còn thú hơn là đàn ông bởi vì cô ấy hướng vào bên trong nhiều hơn - cô ấy vị kỉ hơn, theo một cách nào đó. Tôi đang dùng từ này với nghĩa rất tích cực: cô ấy vị kỉ, cô ấy định tâm vào mình. Đàn ông định tâm vào người khác; anh ta thường xuyên nghĩ về người khác.
Đàn bà nghĩ nhiều về bản thân cô ấy. Nhiều nhất, cô ấy vẫn còn quan tâm tới hàng xóm - ai đang lừa ai xung quanh. Cô ấy không quan tâm mấy tới Việt Nam hay Iran. Cô ấy đơn giản cảm thấy chút ít phân vân về tại sao đàn ông quan tâm nhiều thế tới Việt Nam. Bạn có liên quan gì tới Việt Nam? Nó xa xôi thế, sao bận tâm về nó?
Tôi đã không bắt gặp một người đàn bà nào, người đã hỏi tôi bằng chứng về Thượng đế. Nó xa vời thế! Không đàn bà nào đã hỏi tôi liệu cõi trời có thực tồn tại không, địa ngục có là thực tại không? Cô ấy không quan tâm tới những điều này. Cô ấy quan tâm nhiều hơn tới những điều ở gần cô ấy; cô ấy quan tâm nhiều tới quần áo của mình hơn Thượng đế.
Và đàn ông nghĩ tất cả những mối quan tâm nữ tính này đều ngu xuẩn: khi có những chủ đề lớn lao thế, đàn bà lại quan tâm tới mỗi quần áo của cô ấy! Cô ấy sẽ không thảo luận về chủ nghĩa cộng sản và Karl Marx, Mao và Mahatma Gandhi. Cô ấy, nhiều nhất, có thể nghe tất cả những điều này cho lễ phép thôi. Mối quan tâm của cô ấy là liệu bạn có kiếm được bộ áo choàng sari của mình không, đường viền quần áo của bạn, và ai trông đẹp. Cô ấy quan tâm tới cái ở gần; mối quan tâm của cô ấy dành cho bản thân cô ấy.
Do đó, cô ấy có thể vẫn còn một mình theo cách lành mạnh hơn đàn ông; anh ta cảm thấy rất đơn độc. Nếu anh ta không thể kiếm được tờ báo buổi sáng anh ta bắt đầu phiêu diêu! Anh ta phải biết cái gì đang xảy ra trên toàn thế giới. Anh ta không thể một mình được. Ngay cả trong sự một mình của mình anh ta sẽ tạo ra sinh linh tưởng tượng nào đó - Thượng đế, thiên thần - và các vấn đề tưởng tượng: Bao nhiêu thiên thần có thể đứng trên đầu kim? Và anh ta sẽ thực lâm vào vấn đề đó; anh ta sẽ phí hoài toàn thể cuộc đời của mình để đếm các thiên thần, và anh ta sẽ tranh cãi chẳng bao giờ dứt! Đàn bà đơn giản cười. Đàn bà sâu bên dưới biết tụi con trai chỉ là con trai - cứ để họ nói những điều vô nghĩa! Họ gọi nó là triết học, thượng đế học - họ rất khéo trong việc đặt tên cho những thứ ngu xuẩn.
Đó là lí do tại sao đàn ông sẽ tự tử nếu người đó đơn độc. Lấy vợ là điều phải có cho anh ta; anh ta cần đàn bà về nhiều điều. Thứ nhất, cô ấy cho anh ta nền tảng - đàn bà rất có tính trần tục, hướng đất. Trong mọi huyền thoại của thế giới cô ấy đã từng được biểu thị bằng đất. Đàn bà cho anh ta bắt rễ vào đất; bằng không, nếu không có đàn bà, anh ta hiện hữu mà không có đất, không có gốc rễ; treo trong không trung. Đàn bà cho anh ta cái tổ, đàn bà trở thành nhà cho anh ta. Không có đàn bà anh ta là kẻ vô gia cư, kẻ lang thang, mẩu gỗ trôi giạt.
Dầu vậy, sẽ vẫn có xung đột, sẽ có khổ, sẽ có ca cẩm thường xuyên... điều đó là không thể tránh được bởi vì họ là các cực đối lập thế; mối quan tâm của họ không bao giờ gặp nhau. Do đó đàn bà phải ca cẩm, bằng không đàn ông sẽ chẳng bao giờ đáp ứng cho ham muốn của cô ấy - và đàn ông phải nhân nhượng. Dần dần, dần dần nếu đàn ông đủ thông minh, anh ta trở thành kẻ sợ vợ.
Chỉ những người rất ngu và bướng bỉnh mới không bao giờ trở thành kẻ sợ vợ. Một chút ít thông minh và người này hiểu ra điều đó: rằng tốt hơn cả là nghe theo bất kì điều gì cô ấy nói và tuân theo nó. Bằng không hai mươi bốn giờ một ngày cô ấy sẽ bám theo sau bạn. Cô ấy sẽ không để bạn được nghỉ ngơi gì. Tốt hơn cả là làm bất kì điều gì cô ấy nói và được kết thúc với nó, để cho bạn có thể đọc báo của mình được!
Mọi ca cẩm đó và mọi khổ đó có thể được dung thứ bởi vì đàn bà đáp ứng một nhu cầu rất sâu nào đó: cô ấy làm cho bạn bị buộc vào đất và cô ấy chăm sóc thân thể bạn. Cô ấu không quan tâm mấy tới linh hồn bạn - điều đó cô ấy để cho bạn nghĩ tới - nhưng cô ấy nuôi dưỡng thân thể bạn. Cô ấy nuôi dưỡng, cô ấy chăm sóc, cô ấy yêu; cô ấy làm cho bạn cảm thấy được yêu, được cần tới - cô ấy cho bạn sự mãn nguyện sâu sắc. Không có cô ấy, bạn đơn giản không biết mình là ai. Không có cô ấy bạn bao giờ cũng là đứa trẻ lạc. Cô ấy làm mẹ bạn.
Do đó chuyện xảy ra là đàn ông có vợ hạnh phúc hơn đàn ông không vợ. Nó đáng phải không như vậy, bởi vì đàn ông không vợ không có vấn đề gì. Đàn ông có vợ có vấn đề, cho nên về mặt logic điều có vẻ như rất kì lạ là người có vợ đáng phải hạnh phúc hơn người không vợ. Nhưng cuộc sống không tuân theo logic; cuộc sống có cách thức kì lạ riêng của nó. Đàn ông không vợ là không có gốc rễ, không có nuôi dưỡng, không có hơi ấm. Người đó lạnh, sống trong thế giới lạnh lẽo; người đó cứ co lại và chết. Đàn bà cho hơi ấm, cho cuộc sống, làm cho anh ta cảm thấy được ở nhà, giúp cho anh ta vẫn còn gắn lại. Không có đàn bà người đó bắt đầu rời ra.
Nhưng đàn bà có thể hạnh phúc một mình hơn là có chồng, bởi vì cô ấy có thể làm cho bản thân mình được bắt rễ mà không có đàn ông; đàn ông không phải là cầu lớn thế. Cô ấy có thể độc lập hơn đàn ông - cô ấy độc lập hơn.
Chỉ bởi vì đàn bà độc lập hơn, qua nhiều thời đại đàn ông đã cố gắng làm cho cô ấy bị phụ thuộc theo các cách khác - về kinh tế, về xã hội. Một cách tự nhiên, cô ấy độc lập hơn và điều đó làm tổn thương đàn ông và bản ngã của anh ta, cho nên anh ta cố gắng làm cho cô ấy phụ thuộc bằng cách nào đó; phụ thuộc nhân tạo đã được tạo ra cho cô ấy. Về mặt kinh tế cô ấy đã bị làm tê liệt, cô ấy phải phụ thuộc vào đàn ông. Đây là an ủi cho đàn ông: nếu anh ta phụ thuộc vào cô ấy, cô ấy cũng phụ thuộc vào anh ta. Đó là phần bù và sự an ủi.
Về mặt chính trị, xã hội, cô ấy đã bị ném ra khỏi xã hội; cô ấy đã bị buộc vẫn còn ở trong nhà để cho đàn ông có thể cảm thấy rằng "Mình không phải là người phụ thuộc duy nhất, cô ây cũng phụ thuộc vào mình." Đây là chiến lược tâm lí của bản ngã, của bản ngã nam tính. Bằng không, nếu đàn bà được cho tự do toàn bộ - về kinh tế, xã hội, chính trị - đàn ông sẽ có vẻ đáng thương thực sự nếu so với cô ấy.
Trong các xã hội mẫu hệ, đàn ông là đáng thương. Có vài bộ lạc vẫn tồn tại trên trái đất ở vào thời mẫu hệ, nơi đàn bà cai trị; đàn bà mạnh khoẻ hơn, tự tin về bản thân họ hơn, và đàn ông yếu đuối.
Chắc chắn đàn bà mạnh hơn đàn ông theo nhiều cách. Cô ấy sống lâu hơn đàn ông, lâu hơn đàn ông năm năm. Nếu khoảng sống trung bình của đàn ông là bẩy mươi năm, khoảng sống của đàn bà sẽ là bẩy nhăm năm. Cô ấy sống năm năm lâu hơn đàn ông - tại sao? Cô ấy phải có nhiều sức chịu đựng hơn. Và sau khi cho sinh con mười, mười hai đứa con... Nghĩ về đàn ông cho sinh mười, mười hai đứa con mà xem - anh ta sẽ bị kết thúc từ lâu trước đây rồi! Chỉ mang một đứa con trong bụng bạn trong chín tháng và bạn sẽ tự tử! Hay nếu điều đó mà khó, thử nuôi dưỡng một đứa con thôi - và hoặc bạn sẽ giết con hoặc bạn sẽ tự tử.
Đàn bà có sức chịu đựng lớn lao, dung thứ lớn lao về nhiều điều. Đàn bà cân bằng hơn; về sinh lí, về hoá học, cô ấy cân bằng hơn. Đó là lí do tại sao cô ấy trông đẹp hơn - cái đẹp của cô ấy có gốc rễ trong sự cân bằng sinh lí của mình.
Điều đó giống thế này: nếu mọi người được tạo ra từ hai tế bào, một từ người mẹ và một từ người bố - từng tế bào đều bao gồm hai mươi bốn phần nhỏ hơn - thế thì đàn ông có hai tế bào, một bao gồm đầy đủ hai mươi bốn phần tử trong khi tế bào kia chứa ít hơn. Còn đàn bà có hai tế bào, cả hai đều bao gồm đầy đủ hai mươi tư phần tử, bằng nhau. Đàn bà được cân bằng hơn.
Đàn ông có mất cân bằng bên trong, do đó anh ta nổi cáu dễ dàng hơn, phát điên rất dễ dàng. Bất kì đàn bà nào cũng có thể làm cho bất kì đàn ông nào phát điên, nó là hiện tượng đơn giản thế! Đàn bà ít ốm hơn đàn ông; đàn ông ốm nhiều hơn, họ chịu nhiều bệnh hơn. Một trăm mười lăm bé trai được sinh ra cho mỗi một trăm bé gái, và đến lúc họ đạt tới tuổi kết hôn, mười lăm con trai đã biến mất. Đến tuổi kết hôn có một trăm con gái với một trăm con trai. Tự nhiên cho việc sinh thêm mười lăm bé trai, vẫn biết hoàn toàn rõ rằng mười lăm bé này sẽ chết sớm hay muộn. Cho nên đến lúc con trai và con gái tới tuổi kết hôn, tỉ lệ sẽ là như nhau.
Đàn bà không lấy chồng thoải mái với bản thân họ hơn. Nếu về mặt chính trị và kinh tế họ mà không bị ngăn cản, họ muốn, họ sẽ thích vẫn còn không lấy chồng. Có thể đó là một trong những lí do tại sao đàn ông đã làm cho họ thành bất lực thế về mặt chính trị, xã hội và kinh tế, để cho họ phải quyết định về hôn nhân; bằng không nhiều đàn bà sẽ vẫn còn không lấy chồng. Cho dù họ muốn trở thành mẹ họ sẽ thích thành mẹ mà không hôn nhân. Vâng, có nhu cầu lớn là người mẹ trong người đàn bà, nhưng không có nhu cầu lớn là người vợ.
Nhu cầu của đàn ông mang nhiều tính sinh lí hơn; nhu cầu của đàn bà mang nhiều tính tâm lí hơn. Do đó đàn bà bao giờ cũng cảm thấy dường như cô ấy bị khai thác trong hôn nhân. Và cảm giác của cô ấy là đúng, bởi vì mối quan tâm của đàn ông có tính dục còn mối quan tâm của đàn bà có tính toàn bộ hơn nhiều; nó không chỉ có tính dục. Dục có thể là một phần trong tính toàn bộ đó. Nhưng mối quan tâm của đàn ông về căn bản có tính dục; mọi thứ khác chỉ có tính trang điểm, nó không phải là bản chất. Anh ta liên tục quan tâm tới dục... Lí do đơn giản là ở chỗ tính dục của họ rất khác nhau.
Đàn ông có tính dục cục bộ, dục của anh ta bị giới hạn trong bộ phận sinh dục, nó không lan rộng khắp thân thể anh ta. Đàn bà có tính dục toàn bộ, toàn thân thể cô ấy đều có tính dục; nó không ở bộ phận sinh dục. Do đó đàn bà cần vuốt ve kích thích lâu hơn trước khi cô ấy có thể thực sự đi vào làm tình.
Và đàn ông bao giờ cũng vội vã; tình yêu của anh ta không là gì ngoài việc gây chuyện và chạy! Đàn bà thậm chí chưa được khởi động, và đàn ông đã mặc quần áo và đi mất! Đàn ông bị kết thúc. Tính dục của anh ta là ở bộ phận sinh dục. Đàn bà có tính toàn bộ hơn; toàn thân cô ấy có tính dục sâu sắc trong nó. Chừng nào toàn thân cô ấy chưa trở nên được tham dự cô ấy không thể có kinh nghiệm cực thích. Và nếu cô ấy không thể có kinh nghiệm cực thích cô ấy trở nên dửng dưng trong dục. Cho nên các bà vợ dửng dưng trong dục. Toàn thể mối quan tâm của đàn ông là ở dục.
Chàng giám đốc điều hành trẻ đón chào cô thư kí hấp dẫn khi anh ta vào văn phòng. "Chào, Marge," anh ta nói, vừa ném chiếc cặp của mình lên bàn. "Tôi có giấc mơ về cô đêm qua đấy."
Lấy làm hãnh diện, nhưng lại muốn tỏ vẻ xa cách, cô ta tình cờ hỏi, "A, anh mơ thật à?"
"Không," ông chủ cô ta đáp. "Tôi dậy sớm quá."
Hiểu biết của họ là khác nhau. Đàn bà bao giờ cũng cảm thấy bị lừa, bị dùng, cứ dường như cô ấy là cái máy. Cô ấy cảm thấy bị dùng như một phương tiện; điều đó làm bẽ mặt. Do đó hôn nhân là rất bẽ mặt với đàn bà. Nó dường như chỉ là một loại mãi dâm vĩnh viễn, chẳng cái gì khác. Cô ấy cảm thấy dường như cô ấy đã bị bán mãi mãi. Và trong mặc cả cô ấy được cái gì? Một cuộc sống lặp lại, không sáng tạo, không vui vẻ, không thám hiểm, sự nô lệ, nô lệ thường xuyên và sự bẽ mặt thường xuyên của việc bị dùng như phương tiện.
Tất nhiên, nếu nhiều đàn bà có chồng mà tự tử điều đó là tự nhiên; nhiều đàn bà có chồng mà phát điên, điều đó là tự nhiên.
Lester liên tục thần kinh và căng thẳng, cho nên anh ta tới gặp bác sĩ của mình. Anh ta được cô y tá đáng yêu đeo băng đỏ đón chào, và anh ta kể lại vấn đề của mình.
Cô ấy nói, "Điều đó dễ chữa thôi." Và cô ấy đưa anh ta vào một phòng nhỏ, làm đỡ căng thẳng của anh ta và nói, "Điều ấy mất mười đô la đấy thưa anh."
Vài tuần sau anh ta lại bị thần kinh và căng thẳng trở lại, lại tới bác sĩ, và bác sĩ khám bệnh cho anh ta và cho anh ta một đơn thuốc an thần và nói, "Cái đó năm đô la."
"Nếu nó tất cả là như nhau cho bác sĩ, tôi muốn có ngay việc trị liệu mười đô la."
Với đàn ông, dục không phải là hiện tượng tâm linh mà chỉ là là việc xả ra theo sinh lí. Với đàn bà nó là hiện tượng tâm linh. Do đó đàn bà bao giờ cũng cảm thấy bị xúc phạm; chừng nào tình yêu chưa xảy ra như một phần của kinh nghiệm tâm linh lớn lao thì cô ấy không thể nào hợp tác trong nó được. Vâng, cô ấy có thể là một phần của nó theo cách lạnh nhạt. Chính bởi vì tình huống này mà hàng triệu đàn bà đã hoàn toàn quên mất cực thích nghĩa là gì; họ đã trở nên đông cứng. Điều đó là do sự không hiểu biết của đàn ông về sự khác biệt.
Từng đàn ông và từng đàn bà đều cần giáo dục lớn lao về nó - rằng họ là khác nhau; sinh lí của họ là khác, tâm lí của họ là khác. Và họ phải hiểu tâm lí của nhau, sinh lí của nhau. Họ phải được dạy. Từng đại học phải giúp cho sinh viên hiểu sinh học, tâm linh của nhau. Nhưng chẳng cái gì được dạy cả.
Dục là điều kiêng kị: không nói về nó. Mọi người hành động cứ dường như chúng ta được sinh ra đã có tất cả tri thức được cần tới. Điều đó cực kì vô nghĩa! Bạn có thể có khả năng sinh con, điều đó là có thể, nhưng điều đó là không đủ.
Dục có ý nghĩa sâu sắc hơn nhiều. Nó không chỉ là dành cho sinh sản; nó có phẩm chất đa chiều của nó. Nó cũng là vui đùa, nó là trò chơi, nó là lời cầu nguyện, nó là thiền, nó là tôn giáo, nó là tâm linh. Dục có toàn bộ phổ; nó là toàn thể cầu vồng, tất cả mầu sắc từ thấp nhất tới cao nhất.
Giáo dục lớn lao là cần thiết để cho đàn ông có thể hiểu đàn bà và có thể giúp cô ấy đi tới những đỉnh cực thích, và đàn bà có thể hiểu đàn ông và có thể giúp đỡ anh ta.
Hôn nhân ngay bây giờ là dựa trên dốt nát, và nó đã từng là vậy trong nhiều thế kỉ. Tất cả tri thức về dục đã từng bị kìm nén. Nó đã được khám phá đi khám phá lại, nhưng nó đã bị kìm nén đi kìm nén lại bởi các nhà đạo đức, những người khắt khe đạo đức, bởi các tu sĩ, bởi các chính khách, bởi vì họ không muốn bạn trở nên phúc lạc cực thích.
Có nguy hiển cho các chính khách và các tu sĩ: nếu mọi người phúc lạc cực thích họ sẽ không đi tới nhà thờ và tới đền chùa bởi vì họ sẽ biết một dạng cao hơn và sâu hơn của lời cầu nguyện trong các kiếp sống riêng của mình. Và nếu mọi người phúc lạc cực thích họ sẽ không tuân theo những người lãnh đạo ngu xuẩn đi vào chiến tranh. Họ sẽ yêu cuộc sống sâu sắc thế, họ sẽ không sẵn sàng để bị giết hay để giết. Sự kính trọng của họ với cuộc sống sẽ vô cùng thế, vui vẻ cuộc sống của họ sẽ tới mức họ sẽ cảm thấy biết ơn Thượng đế. Họ sẽ không vội vàng ném cuộc sống vào bất kì cái cớ ngu xuẩn nào: người Mô ha mét giáo đánh người Hindu, người Hindu đánh người Mô ha mét giáo, giết hại lẫn nhau.
Chính khách và tu sĩ cả hai đều đồng ý về một điều: không cho phép mọi người có vui vẻ cực thích; bằng không họ sẽ không còn là nô lệ nữa. Sẽ không thể nào thao túng được họ; sẽ không thể nào thu họ thành kém hơn người, người máy. Họ sẽ có tính tâm linh theo cách riêng của họ và họ sẽ có cuộc sống phong phú thế, họ sẽ không sẵn sàng để mất nó dễ dàng thế.
Những tu sĩ và chính khách này đã tạo ra xã hội kìm nén và con người kìm nén tới mức toàn thể nhân loại đều ốm yếu và dị thường.
Charlie vào phòng bán vé máy bay, và cô gái đằng sau quầy được trời phú cho các thiết bị nữ tính lộng lẫy như nhiều cô gái anh ta có thể đã từng nhớ được thấy. Cô ấy mặc bộ quần áo cắt ngắn và đang cúi mình thấp qua những kí hiệu cô ấy vẽ ra. Anh ta nhìn chằm chằm vào cô ấy.
Cô ấy nhìn lên và nói, "Tôi có thể làm gì cho ông, thưa ông?"
Charlie nghe thấy hơi thở của mình qua tai như hơi nước, nhưng cố gắng làm chủ tình thế. Sau rốt, anh ta quả thực cần hai vé đi Pittsburgh.
Cuối cùng anh ta nói. "Ôi, cho tôi hai bé tới..."
Toàn thể nhân loại đang sôi lên ở bên trong. Mọi người sợ hãi thế, họ chỉ bằng cách nào đó xoay xở giữ thể diện của mình. Phát biểu của Charlie: "Cho tôi hai bé tới..." không thực là đầy đủ. Câu đầy đủ sẽ là: "Cho tôi hai bé tới Tittsburgh." Phần đó bị bỏ đi bởi vì chuyện cười đã được biên soạn bởi người phải đã sợ bản thân mình. Nó không phải là chuyện cười đầy đủ. "Vé tới Pittsburgh" trở thành "bé tới Tittsburgh" - và điều này xảy ra cho hầu hết mọi người.
Tình huống dị thường như vậy được tạo ra bởi hàng thế kỉ kìm nén. Mọi người không nói về dục một cách rõ ràng - họ không nói về dục chút nào. Cho dù họ nói, họ nói theo cách vòng vo, họ nói một cách ngoại giao.
Ông Ginsburg bước về nhà từ cửa hiệu thì gặp ngay bà Cohen, bà này nói, "Ông Ginsburg, cửa hàng của ông mở đấy."
Ông ta nói, "Bà nhầm đấy. Tôi đã đóng nó rồi."
Thế rồi ông ấy gặp bà Goldberg bà này cũng nói, "Ông Ginsburg, cửa hàng của ông mở đấy." Ông ta lại phủ nhận điều đó.
Khi ông ta về nhà vợ ông ta bảo ông ta khuy quần bị mở và thế là ông ta hiểu. Thế là ông ta gọi điện cho bà Cohen và nói, "Bà Cohen ơi, khi bà bảo tôi cửa hàng của tôi mở, xin nói cho tôi, người bán hàng ở trong hay ở ngoài?"
Đủ cho hôm nay.
*************************************************************************************************************************************************************************************************
#9 Vắng bóng người là tự do của người đó
Con đường tám làn.
Có bốn chân lí.
Mọi đức hạnh nằm trong tách rời.
Người chủ có mắt mở.
Đây là con đường duy nhất,
Con đường duy nhất để mở mắt.
Theo nó đi.
Đánh lừa ham muốn.
Theo nó tới tận cùng của buồn khổ.
Khi ta rút mũi tên khổ ra
Ta chỉ cho ông con đường.
Chính ông phải làm nỗ lực.
Thầy chỉ chỉ con đường.
Nhưng nếu ông thiền
và tuân theo luật
Ông sẽ tự giải phóng mình khỏi ham muốn.
Phật Gautama đã làm việc vất vả trong sáu năm trong đủ mọi loại kỉ luật để về nhà, để biết chân lí của bản thể mình, để nhận ra nghĩa của cuộc sống. Nhưng ông ấy đã hoàn toàn thất bại - không phải bởi vì ông ấy thiếu nỗ lực, không phải bởi vì ông ấy không cam kết với phương pháp ông ấy đang thực hành, mà bởi vì ông ấy đã không có tính thiền trong chúng. Nỗ lực của ông ấy, theo một cách nào đó, là bề ngoài, chúng không nảy sinh từ cốt lõi bên trong nhất của ông ấy. Ngược lại, chúng bị áp đặt từ bên ngoài bởi người khác - theo truyền thống, theo thầy giáo, theo kinh sách.
Sau sáu năm nỗ lực gian khổ và thất vọng ông ấy nhận ra điều này: "Mình có thể được biến đổi chỉ khi cái gì đó trở thành cái nhìn xuyên thấu riêng của mình, khi cái gì đó tới trong cách nhìn riêng của mình. Cách nhìn vay mượn sẽ không có tác dụng, phương pháp vay mượn sẽ không có tác dụng. Kinh sách sẽ làm mình thành vẹt, nhưng chúng không thể làm mình thành người chứng ngộ."
Sau sáu năm ông ấy thay đổi toàn thể cách sống của ông ấy: ông ấy bắt đầu sống từ bên trong. Và điều đó trở thành điểm ngoặt. Điều đó trở thành cuộc hành trình vô tận vào chân lí. Điều đó trở thành việc bắt đầu của vui vẻ, lễ hội vĩnh hằng.
Điều đó là tự nhiên. Mọi người lúc ban đầu đều theo người khác; điều đó tới dễ dàng. Bản thân bạn không biết đi đâu, làm gì, làm sao làm nó. Bạn bắt đầu hỏi chuyên gia. Và vấn đề là ở chỗ trong truy tìm tâm linh không có chuyên gia - không thể có được, bởi vì từng cá nhân đều duy nhất tới mức tính chuyên gia là không thể có được.
Tính chuyên gia là có thể nếu không có tính cá nhân. Về vật chất bạn có thể đi tới kết luận - vật chất là dự đoán được - nhưng về con người bạn không thể đi tới kết luận được theo cùng cách.
Cái gì đó về con người vẫn còn không dự đoán được, và phẩm chất không dự đoán được đó là chính tinh hoa của người đó. Đó là điều làm cho người đó thành con người; đó là tự do của người đó. Người đó không bị gắn với luật nhân quả; người đó vận hành theo một loại luật khác toàn bộ. Người đó có thể cư xử theo cách mà nó sẽ không thể nào là quan niệm nổi cho bạn, khi nhìn tình huống, khi được cho tình huống để hình dung. Nếu bạn mà dự đoán được điều đó, dự đoán của bạn sẽ dường như có vẻ ngớ ngẩn. Nhưng con người có thể hàng động bên ngoài luật nhân quả.
Thế thì làm sao giúp cho con người? - làm sao quan niệm thầy giúp được người khác? Thầy giúp không phải bằng việc cho thông tin, chỉ dẫn chi tiết; thầy giúp chỉ bằng chỉ dẫn. Thầy gợi ý, thầy không hướng dẫn. Đó là một trong những điều bản chất nhất cần được hiểu về Phật: ông ấy không phải là người hướng dẫn. Ông ấy không cho bạn toàn thể bản đồ của cuộc hành trình mà chỉ cho chỉ dẫn, gợi ý mơ hồ, tinh tế. Bạn không cần theo ông ấy về mọi chi tiết. Bạn có thể hiểu ông ấy và thế rồi bạn sẽ phải làm việc theo phong cách sống riêng của bạn.
Và tôi hoàn toàn đồng ý với ông ấy. Ông ấy biết nó theo cách vất vả; tôi cũng biết nó theo cách vất vả.
Nghe tôi - lắng nghe với trái tim cởi mở. Cố hiểu điều đang được truyền đạt cho bạn, nhưng đừng theo nó một cách máy móc. Để điều đó đầu tiên trở thành hiểu biết trong bạn, thế rồi đi theo hiểu biết của bạn,
không theo chỉ dẫn của tôi. Chỉ dẫn của tôi chỉ có thể giúp bạn ngước mắt lên trời. Nó không thể cho bạn hình mẫu sống cố định; nó không thể cho bạn kỉ luật nhưng nó có thể cho bạn chiều hướng. Và sự khác biệt là lớn lao: chiều hướng là hiện tượng khác toàn bộ; mô tả, mô tả chi tiết, làm cho bạn thành nô lệ.
Chỉ là mở ra... ngón tay chỉ trăng có ích mênh mông. Bạn không cần níu bám lấy ngón tay, bạn không cần tôn thờ ngón tay. Thực ra, khi bạn bắt đầu nhìn vào trăng bạn phải quên tất cả về ngón tay. Bạn sẽ cảm thấy biết ơn, nhưng bạn sẽ không là người bắt chước. Bạn sẽ là cá nhân theo quyền riêng của mình. Bạn sẽ là tâm thức tự do. Đó là thông điệp nền tảng của Phật.
Ông ấy nói:
Con đường tám làn.
Nhớ lấy, đó chỉ là gợi ý. "Con đường tám làn" đơn giản là cách diễn đạt kinh nghiệm của ông ấy, cho bạn một chiều hướng nào đó. Điều tinh tuý của con đường tám làn là ở từ 'chính'. Phật dùng từ 'chính' về mọi thứ. Ông ấy chia cuộc sống thành tám phần và ông ấy dùng 'chính' cho từng phần: chính thức ăn, chính nỗ lực, chính lưu tâm, chính định, vân vân và vân vân. Và vấn đề không phải chỉ là tám điều; nếu bạn hiểu, thế thì nó phải được dùng như một chiều hướng.
Bất kì điều gì bạn đang làm cũng đều có thể được làm theo cách sai hay theo cách đúng; cả hai phương án này bao giờ cũng có đó. Cho nên bạn phải hiểu điều ông ấy ngụ ý bởi "chính," điều tinh tuý của nó. Bạn phải thưởng thức hương vị của cái chính, thế thì bạn có thể áp dụng nó vào mọi thứ mà bạn đang làm. Bạn đang bước đi: bạn có thể bước theo cách đúng và bạn có thể bước theo cách sai. Bạn đang nói: bạn có thể nói theo cách đúng, bạn có thể nói theo cách sai. Bạn đang nghe: bạn có thể nghe theo cách đúng, bạn có thể nghe theo cách sai.
Nếu bạn lắng nghe đủ mọi loại định kiến, đó là cách nghe sai; nó thực sự là cách không lắng nghe. Bạn có vẻ như lắng nghe, nhưng bạn chỉ nghe chứ không lắng nghe. Nghe đúng nghĩa là bạn gạt tâm trí mình sang bên. Nó không có nghĩa là bạn trở nên cả tin, rằng bạn bắt đầu tin vào bất kì điều gì được nói cho bạn. Nó chẳng liên quan gì tới tin hay không tin. Lắng nghe đúng nghĩa là, "Tôi không bận tâm ngay bây giờ liệu có tin hay không tin. Không có vấn đề đồng ý hay bất đồng vào khoảnh khắc này. Tôi đơn giản cố gắng lắng nghe bất kì cái gì đang đấy. Về sau tôi có thể quyết định cái gì là đúng và cái gì là sai. Về sau tôi có thể quyết định liệu theo hay không theo."
Và cái đẹp của nghe đúng là thế này: rằng chân lí có âm nhạc riêng của nó. Nếu bạn có thể lắng nghe mà không định kiến, trái tim bạn sẽ nói nó là đúng. Nếu nó đúng, chuông bắt đầu reo trong trái tim bạn. Nếu nó không đúng, bạn vẫn còn xa rời, không quan tâm, dửng dưng; không chuông nào reo trong tim bạn, không đồng bộ nào xảy ra. Đó là phẩm chất của chân lí: rằng nếu bạn lắng nghe nó với trái tim cởi mở, nó lập tức tạo ra sự đáp ứng trong bản thể bạn - chính trung tâm của bạn được nâng lên. Bạn bắt đầu giang đôi cánh; bỗng nhiên toàn thể bầu trời mở ra.
Đó không phải là vấn đề quyết định về mặt logic liệu điều được nói là đúng hay không đúng. Ngược lại, đó là vấn đề về tình yêu, không về logic. Chân lí lập tức tạo ra tình yêu trong tim bạn; cái gì đó được nảy ra trong bạn theo cách thức rất bí ẩn.
Nhưng nếu bạn lắng nghe sai - tức là, đầy tâm trí của bạn, đầy rác rưởi của bạn, đầy tri thức của bạn - thế thì bạn sẽ không cho phép trái tim bạn đáp ứng với chân lí. Bạn sẽ bỏ lỡ khả năng vô cùng, bạn sẽ bỏ lỡ sự đồng bộ. Trái tim bạn đã sẵn sàng đáp ứng với chân lí.... Nó đáp ứng chỉ với chân lí, nhớ lấy, nó chưa bao giờ đáp ứng với cái không thực. Với cái không thực nó vẫn còn hoàn toàn im lặng, không có tính đáp ứng, không bị ảnh hưởng, không bị khuấy động. Với chân lí nó bắt đầu nhảy múa, nó bắt đầu ca hát, cứ dường như bỗng nhiên mặt trời đã mọc và bóng tối không còn nữa, và chim chóc đang hót và hoa sen đang nở, và toàn thể trái đấy thức dậy.
Đích xác giống như điều đó, khi bạn nghe thấy chân lí một cách thực sự, một cách toàn bộ, ngay lập tức cái gì đó thức tỉnh trong bạn. Chân lí có tác động mênh mông đó. Do đó Phật sẽ nói: Lắng nghe đúng, nỗ lực đúng...
Bạn có thể làm nỗ lực tới cực đoan, và thế thì bạn sẽ bỏ lỡ. Bạn có thể làm nỗ lực quá nhiều và bạn sẽ bỏ lỡ, hay bạn có thể làm nỗ lực quá ít và bạn sẽ bỏ lỡ. Bạn có thể trở nên chứng ngộ chỉ khi nỗ lực đích xác được cân bằng, trong thăng bằng.
Từ của Phật là samyaktva; từ này khó dịch. Chỉ một trong các nghĩa của nó là đúng, chính. Nghĩa khác là thăng bằng; và nó có vài phẩm chất khác về điều đó nữa. Nghĩa thứ ba là bình thản. Nghĩa thứ tư là, nhìn vào mọi thứ bằng con mắt như nhau, không phán xét; nhìn vào mọi thứ một cách bình đẳng, không có phán xét hay kết luận trước nào - nhìn vào mọi thứ mà không kết luận chút nào. Bởi vì nếu bạn đã có kết luận rồi, bạn không thể nhìn vào một thứ như nó đang vậy; kết luận của bạn sẽ can nhiễu vào. Nhưng nghĩa quan trọng nhất là đúng, chính.
Chính nỗ lực, nỗ lực đúng sẽ nghĩa là không nghiêng quá nhiều sang trái hay không nghiêng quá nhiều sang phải. Nỗ lực đúng sẽ nghĩa là đích xác như đi trên dây. Bạn đã từng thấy người đi trên dây chưa? Người đó liên tục làm bản thân mình cân bằng giữa bên phải và bên trái. Nếu người đó nghiêng chút ít quá nhiều sang trái người đó sẽ ngã; người đó lập tức làm cân bằng bản thân mình bằng việc chuyển sang phía đối lập. Nhưng nếu người đó nghiêng chút ít quá nhiều sang phải người đó sẽ ngã nữa; thế thì lần nữa người đó làm cân bằng bằng việc chuyển sang trái. Người đó liên tục chuyển giữa phải và trái. Cân bằng không phải là cái gì đó tĩnh tại; nó là quá trình động.
Do đó bạn không thể quyết định được tính cách của mình một lần cho tất cả. Và những người quyết định tính cách của họ một lần cho tất cả đều là người chết. Họ đơn giản cứ tuân theo một thường lệ chết; họ không được biến đổi bởi thường lệ chết này.
Cuộc sống là quá trình liên tục, sự vận động - nó là dòng sông. Bạn phải điều chỉnh bản thân mình theo tình huống; bằng không bạn vẫn còn bị cố định, và cuộc sống cứ thay đổi khắp xung quanh. Kết quả duy nhất sẽ là ở chỗ lỗ hổng nảy sinh giữa bạn và cuộc sống của bạn, và lỗ hổng đó tạo ra khổ, buồn.
Bạn bao giờ cũng lỡ tàu. Hoặc bạn tới quá sớm hoặc bạn tới quá muộn, nhưng bạn không bao giờ tới đúng điểm. Bạn hoặc chạy lên trước hoặc bạn tụt lại sau. Bạn hoặc trong quá khứ hoặc trong tương lai. Một số người sống trong kí ức của họ và số khác sống trong tưởng tượng của họ.
Và sống đúng nghĩa là ở trong hiện tại, ở đích xác chính giữa - ở giữa quá khứ và tương lai, ở giữa tưởng tượng và kí ức, ở giữa cái không còn nữa và cái chưa có. Ở đích xác chỗ giữa đó là cái đúng: samyaktva.
Và Phật áp dụng điều này cho mọi mặt của cuộc sống, cho mọi khía cạnh. Bạn có thể ăn quá nhiều và thế rồi một ngày nào đó bạn trở nên mệt mỏi với ăn quá nhiều; bạn chịu đựng, thân thể bạn chịu đựng. Thế rồi bạn bắt đầu nhịn ăn - đó là đi sang cực đoan khác. Thân thể bạn lại chịu đựng, trước hết từ quá nhiều thức ăn, thế rồi từ không có thức ăn chút nào. Khi nào bạn sẽ đích xác ở giữa?
Và nhớ, lại để tôi nhắc lại điều đó: chỗ giữa không phải là điểm cố định. Bạn không thể quyết định được một lần cho mãi mãi rằng đây là chỗ giữa, rằng "Mình sẽ ăn chỉ ngần ấy thôi" - bởi vì nhu cầu của bạn thay đổi. Ngày này bạn đã đi mười dặm, bạn có thể cần thêm chút ít thức ăn. Ngày nọ bạn đã nghỉ ngơi, bạn không làm việc chút nào, đó là ngày nghỉ - bạn sẽ cần ít thức ăn hơn chút ít. Ngày này bạn đã chẻ củi; bạn sẽ cần nhiều thức ăn hơn, thân thể bạn cần nhiều chất nuôi dưỡng hơn. Và ngày nọ trời mưa bạn đơn giản chơi bài; bạn có thể ăn ít thức ăn.
Và thỉnh thoảng thân thể bạn có thể không cần thức ăn chút nào. Nếu bạn ốm sẽ tốt để cho thân thể hoàn toàn nghỉ ngơi, bởi vì ăn nghĩa là làm việc đối với thân thể. Thân thể phải tiêu hoá nó, thân thể phải liên tục làm việc với thức ăn. Thỉnh thoảng điều đó là tốt; nếu bạn cảm thấy rằng thân thể không trong tình trạng tốt, thì không ăn là tốt. Nhưng không có phẩm chất tôn giáo nào về điều đó cả; đây là cách tiếp cận rất khoa học.
Một điều là chắc chắn: rằng không cái gì có thể trở thành hiện tượng tĩnh tại. Bạn phải cứ chuyển động.
Khi bạn còn trẻ bạn sẽ cần giấc ngủ tám giờ. Khi bạn trở nên già bạn sẽ cần giấc ngủ bốn giờ, giấc ngủ ba giờ, và điều đó sẽ là đủ. Khi bạn là đứa trẻ bạn cần mười giờ ngủ. Trong bụng mẹ đứa trẻ cần hai mươi tư giờ ngủ; sau khi sinh, hai mươi hai giờ, rồi hai mươi giờ, rồi mười tám giờ, và dần dần, dần dần... đến cuối cùng, khi một người đi tới chết, người đó chỉ cần giấc ngủ hai giờ và thế là đủ.
Trong bụng mẹ đứa trẻ đang lớn lên; chín tháng đó người ta lớn lên nhiều tới mức người ta sẽ không lớn nhiều như thế trong thời gian chín mươi năm. Rất nhanh! Nhịp độ này nhanh và chóng tới mức đứa trẻ cần nghỉ ngơi tuyệt đối. Nhưng người già, người đó đã dừng lớn lên từ lâu rồi. Bây giờ thân thể không cần nghỉ ngơi nhiều thế. Thân thể không còn phục hồi bản thân nó; nó đang sẵn sàng chết, quá trình phục hồi đã dừng lại. Bây giờ bất kì tế bào nào đang chết là đang chết; chúng không được tái tạo lại nữa. Do đó, giấc ngủ ngày một ít được cần tới. Bạn không thể cố định nó mãi mãi được.
Có những kẻ ngu cứ cố định nó, người nói, "Tôi đã lấy lời nguyện ngủ chỉ năm tiếng một đêm." Họ sẽ khổ khi họ trẻ, họ sẽ khổ khi họ già; khổ của họ sẽ không bao giờ chấm dứt. Khi họ trẻ họ sẽ khổ bởi vì thân thể có thể cần giấc ngủ mười giờ, giấc ngủ chín giờ, ít nhất cũng giấc ngủ tám giờ - và họ đã quyết định ngủ chỉ năm giờ. Họ sẽ liên tục bỏ lỡ ba giờ đó. Họ sẽ trông hơi buồn, mệt mỏi, khuôn mặt họ bơ phờ, mắt họ bao giờ cũng buồn ngủ. Họ sẽ không biểu lộ thông minh, bởi vì thân thể và tâm trí cần nghỉ ngơi sâu. Họ sẽ đơn giản đi qua cuộc sống như kẻ mộng du, nửa thức nửa ngủ.
Và kinh sách của họ nói rằng nếu bạn cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày điều đó nghĩa là bạn là tội nhân, tamasik, rằng bạn đang chịu chứng lờ phờ. Và điều duy nhất mà bạn thực sự chịu đưng là sự ngu xuẩn! Bạn đã quyết định rằng bạn sẽ ngủ chỉ năm giờ khi nhu cầu là tám giờ. Và trong tuổi già bạn sẽ cố gắng ngủ năm giờ và bạn sẽ không thể nào ngủ được, thế thì bạn sẽ khổ bởi vì bạn chỉ có thể ngủ ba giờ thôi. Thế thì cả đêm bạn xoay mình trở mình và làm cả thế giới khổ, và bạn không thể quan niệm được tại sao bạn không thể ngủ được ít nhất năm giờ. Và cố gắng ngủ năm giờ khi bạn chỉ có thể ngủ ba giờ sẽ là sự rối loạn; nó sẽ giữ bạn trong thất vọng. Bạn sẽ liên tục nghĩ rằng cái gì đó đang bị bỏ lỡ.
Đừng bao giờ quyết định như thế. Phật nói: Để cuộc sống của bạn năng động. Nó phải tương ứng với thực tại, với tình huống mà bạn đang ở. Đừng theo các qui tắc chết; đáp ứng với thực tại đi, với cái đang đó. Trong tính đáp ứng đó bạn trưởng thành, bạn trở nên chín chắn. Có tính đáp ứng là đúng.
Và ông ấy nói tính đúng này phải được áp dụng trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Ngay cả với nhận biết, thiền, ông ấy cũng nói "chính tâm" được cần tới - bởi vì người ta có thể trở nên quá bị ám ảnh với thiền.
Người ta có thể trở nên mê say với thiền tới mức người ta có thể bắt đầu trốn khỏi cuộc sống.
Điều đó đã xảy ra trong nhiều thời đại. Hàng triệu người đã trốn khỏi cuộc sống bởi một lẽ đơn giản là họ muốn thiền và cuộc sống là sự quấy rối. Họ không thể thiền được ở bãi chợ, họ không thể thiền được trong gia đình, họ không thể thiền được với trẻ con bu xung quanh. Họ phải đi lên các hang động Himalaya; chỉ thế thì họ mới có thể thiền. Đó là thiền sai. Nếu thiền mà nghèo nàn, mà bất lực đến nỗi bạn không thể thiền được trong nhà riêng của mình, thế thì việc thiền của bạn chẳng đáng giá gì. Nếu nó cần Himalaya, thế thì không phải việc thiền của bạn làm cho bạn im lặng đâu; đó chính là im lặng của Himalaya.
Sau ba mươi năm thiền trên Himalaya, bạn về với thế giới, và thế rồi mọi nỗ lực, toàn thể cuộc hành trình gian nan đó, tất cả ba mươi năm làm việc với bản thân mình đó, sẽ đơn giản biến mất, bay hơi. Thế giới sẽ quấy rối bạn nhiều hơn trước đây, bởi vì bây giờ bạn đã sống bên ngoài thế giới ba mươi năm rồi. Bạn đã trở nên không quen thuộc với nó, với sự ồn ào của nó, mọi người của nó, cách thức của họ. Đây không phải là thiền đúng.
Thiền đúng phải trở thành sức mạnh trong bạn, không phải là điểm yếu. Nó phải làm cho bạn mạnh hơn - mạnh tới mức bạn có thể ngồi ở bãi chợ và vậy mà vẫn có tính thiền.
Và Phật thậm chí còn dùng từ 'chính' cho đại định samadhi. Điều đó phải được hiểu. Ông ấy nói: "nhận ra đúng chân lí." Người ta tự hỏi, liệu có thể có việc nhận ra sai về chân lí sao? Phật nói có đấy. Samadhi là trạng thái tối thượng khi mọi ham muốn biến mất, mọi ý nghĩ biến mất, toàn thể tâm trí biến mất. Bạn ở trong trạng thái vô trí. Nhưng điều này có thể xảy ra theo hai cách.
Bạn có thể rơi vào trong giấc ngủ sâu, sâu tới mức thậm chí không có cả mơ - tâm trí đã biến mất. Trong giấc ngủ sâu không có ham muốn, không có tâm trí, không có ý nghĩ. Nhưng đây không phải là samadhi - đây là cơn mê!
Và nhiều người - đặc biệt ở Ấn Độ - đi vào cơn mê như thế, và họ nghĩ họ ở trong samadhi. Trong nhiều giờ họ trở nên vô ý thức. Đó là một loại cơn cuồng loạn. Bạn có thể thấy khuôn mặt họ, mồm họ sùi bọt. Bạn có thể thấy phẩm chất của bản thể họ. Họ nằm ườn ra như cái xác; họ không rạng ngời. Bạn sẽ không thấy vui vẻ nào quanh họ, chỉ mỗi một loại trống rỗng tiêu cực. Nhưng họ được coi là những thánh nhân vĩ đại.
Phật nói đây là loại thiền sai và loại samadhi (định) sai. Samadhi đúng nghĩa là bạn phải hiện hữu mà không có tâm trí, tràn đầy thức tỉnh; trong thức tỉnh, ý nghĩ phải biến mất. Dễ dàng rơi vào giấc ngủ, rơi vào cơn mê sâu, vào một loại cơn cuồng loạn nào đó và không có tâm trí; nhưng đó là rơi xuống bên dưới tâm trí chứ không siêu việt lên trên tâm trí. Chính định, samadhi đúng, là siêu việt: bạn đi ra ngoài tâm trí, nhưng bạn tràn đầy tỉnh táo, nhận biết. Chỉ thế thì mới là chính định - khi nó phát triển trong nhận biết và khi nhận biết phát triển qua nó. Khi bạn trở nên chứng ngộ bạn phải tuyệt đối thức tỉnh; bằng không bạn bỏ lỡ bước cuối cùng.
Theo cách này Phật phân chia cuộc sống thành tám phần và gọi con đường của mình là "đường tám làn - bát chính đạo." Con đường tám làn. Nhưng bạn phải nhìn vào cuộc sống của mình, bạn sẽ phải quyết định về cuộc sống của mình. Đừng chỉ theo lời của Phật. theo tinh thần của nó, bởi vì mọi sự đã thay đổi. Trong hai mươi nhăm thế kỉ nó nhất định là như vậy. Bạn đang sống trong một loại xã hội khác, bạn đang sống trong một loại tâm trí khác. Cuộc sống của bạn không còn hệt như nó đã thế trong thời Phật. Cho nên cốt lõi tinh tuý sẽ vẫn còn như cũ, nhưng nhiều điều sẽ phải được thay đổi.
Nhớ rằng bạn phải luôn luôn tỉnh táo, quan sát, cân bằng; bao giờ cũng ở giữa, không bao giờ đi sang cực đoan, không bao giờ trở nên thái quá trong bất kì cái gì. Nhưng thế thì điều bạn phải làm là tìm ra nó; người khác nhau sẽ phải tìm ra các bình diện khác nhau cho cuộc sống của họ.
Nếu bạn đơn giản theo lời Phật - như các Phật tử đang làm trên khắp thế giới... Họ bỏ lỡ toàn bộ vấn đề; họ vẫn cứ làm cùng điều. Phật thường bước đi, họ vẫn đang bước đi, bởi vì bạn phải bước đi theo cách đúng...
Tôi sẽ bảo bạn: không cần bước đi để thực hành cách đi đúng đâu. Bạn có thể ngồi trong máy bay theo cách đúng. Bạn phải áp dụng điều tinh tuý của giáo huấn của Phật vào tình huống của bạn. Ông ấy có thể đã không nói - hiển nhiên rồi - rằng bạn phải ngồi trong máy bay theo cách đúng. Bây giờ, bạn không thể bước đi từ Chicago tới Pune được, bạn sẽ phải tới bằng máy bay; nhưng bạn có thể ngồi trong máy bay theo cách đúng. Và nếu phi công thông báo cho bạn rằng một động cơ đã hỏng và động cơ kia cũng sắp hỏng đến nơi rồi, bạn phải vẫn còn yên tĩnh, tĩnh lặng, cân bằng. Cho dù máy bay bắt lửa và bạn đang rơi sớm hay muộn - vấn đề chỉ là vài khoảnh khắc - bạn sẽ chết, bạn phải giữ nhận biết của mình, bạn phải giữ bình thản của mình. Bạn không trở nên rối loạn.
Bạn phải áp dụng điều tinh tuý này vào cuộc sống của mình, bằng không mọi sự vẫn còn bề ngoài. Người ta thực hành chúng, nhưng sâu bên dưới người ta vẫn còn không được thay đổi.
Một cô Italia và một cô Do Thái cùng ngồi tắm nắng cạnh nhau tại một khách sạn đẹp ở Miami. Cô Do Thái bắt đầu ba hoa về chồng mình. "Chồng em hào phóng lắm - em xin anh ấy chiếc Cadillac và anh ấy cho em chiếc Rolls Royce!"
"Tốt bụng thế-a!" cô Italia nói.
"Anh ấy tuyệt vời thế. Nếu em hỏi xin chiếc áo khoác ngoài, anh ấy mua cho em chiếc áo lông chồn."
"Tốt bụng thế-a!" lời đáp vang tới.
"Nếu em nói em mệt, anh ấy lập tức cho em tới Miami."
"Tốt bụng thế-a!"
"Thế chồng chị thế nào?"
"Chồng mình," cô Italia nói, "ấy-a tốt bụng thế, anh ấy-a cho mình kết thúc trường học-a ngay, chỗ người ta dạy mình nói 'Tốt bụng thế-a,' thay vì 'Chị đầy cứt-a!'"
Bạn có thể học những từ hoa mĩ. Bạn có thể cứ nói "Tốt bụng thế-a!" và sâu bên dưới bạn vẫn đang nói cùng một điều. Sâu bên dưới bạn không thay đổi chút nào. Kết thúc trường cũng chẳng ích gì. Bạn trở nên có văn hoá, tinh tế, tôn giáo. Bạn thiền, bạn cầu nguyện, bạn làm mọi loại nghi lễ, nhưng chúng vẫn còn là nghi lễ - thậm chí không sâu hơn lớp da. Chỉ gãi chút xíu thôi và bạn sẽ thấy con người thực - và người đó là giống con vật như các con vật khác, hay đôi khi còn hơn. Bởi vì không con vật nào có thể rơi xuống thấp như con người, và không con vật nào có thể vươn lên cao như con người. Sa ngã của con người là lớn, vươn lên của con người là lớn.
Con người là chiếc thang giữa cõi trời và địa ngục, giữa con vật và Thượng đế. Rơi xuống con vật là quá trình vô ý thức; vươn lên tới Thượng đế là nỗ lực có ý thức.
Phật nói:
Con đường tám làn.
Có bốn chân lí.
Đây là bốn chân lí, ông ấy nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại. Thứ nhất: cuộc sống như bạn biết nó là khổ. Ông ấy muốn làm cho bạn nhận biết về hiện tượng là cuộc sống của bạn không là gì ngoài khổ. Nó là tấm thảm kịch dài, dài, nó là thảm kịch. Bạn không muốn nghe những điều như vậy; bạn muốn cứ tin rằng bạn đã trong thiên đường.
Bạn không muốn thấy những vết thương của mình - còn Phật cứ mở đi mở lại những vết thương của bạn. Ông ấy buộc bạn nhìn tất cả những mủ mà bạn đang 262
mang. Do đó mọi người trở nên giận ông ấy. Trước Phật, họ đã được bảo về những điều đẹp đẽ về bản thân họ bởi các tu sĩ và cái gọi là các thầy tôn giáo.
Phật là người thầy đầu tiên muốn bạn tuyệt đối đích thực về bản thân bạn. Ông ấy muốn bạn trở nên nhận biết về tình huống thực. Ông ấy không quan tâm tới việc hát bài ru con, mối quan tâm của ông ấy là ở việc đánh thức bạn. Ông ấy không phải là người dụ dỗ, ông ấy là người thức tỉnh.
Chân lí thứ nhất cho người tìm kiếm thực, ông ấy nói, là biết rằng đời là khổ. Chân lí thứ hai là ở chỗ có nguyên nhân cho nó. Cách tiếp cận của ông ấy rất khoa học. Ông ấy nói: trước hết trở nên nhận biết rằng cuộc đời của ông là khổ. Nhưng đừng lo, đừng trở nên buồn bởi sự kiện này. Có nguyên nhân cho nó. Và nếu có nguyên nhân cho nó, chân lí thứ ba là: có cách loại bỏ nó. Nếu có nguyên nhân cho nó, nó có thể được gỡ bỏ nguyên nhân. Nếu không có nguyên nhân cho khổ của bạn, thế thì nó không loại bỏ được; thế thì có thất vọng thực sự, thế thì không có hi vọng nào.
Điều đó đích xác là chỗ những người hiện sinh hiện đại tìm thấy bản thân họ. Họ đã hiểu chân lí thứ nhất - rằng đời là khổ, vô nghĩa, ngớ ngẩn - nhưng họ đã không đi ra ngoài điều đó. Sartre, Heidegger, Jaspers, Marcel, họ tất cả đều treo quanh chân lí thứ nhất. Do đó, họ đã tạo ra thất vọng lớn lao trong giới trí thức của toàn thế giới. Nếu cuộc sống là khổ và không có cách nào thoát khỏi nó, tự nhiên điều đó tạo ra vô vọng. Tự nhiên, dường như tự tử là việc làm đúng; cứ tiếp tục sống là hèn nhát. Để làm gì? Nếu nó chỉ là khổ, thế thì sao cứ sống mãi? Sao không trả lại vé? Và cái gì có đó mà biết ơn Thượng đế?
Phật nói: "Đời là khổ" mới chỉ là chân lí thứ nhất. Chân lí thứ hai là: có nguyên nhân cho nó, cho nên đừng lo. Khổ có đó, nhưng bởi vì có nguyên nhân cho nó nên có hi vọng. Và có cách để loại bỏ nó. Con đường tám làn là cách loại bỏ nó.
Và nguyên nhân là gì? Ham muốn - tanha - là nguyên nhân của nó.
Và chân lí thứ tư là chân lí tối thượng: có trạng thái khi khổ không còn nữa: trạng thái của chứng ngộ, giải thoát, niết bàn.
Trong bốn chân lí đơn giản này ông ấy đã tạo ra toàn thể cuộc truy tìm tâm linh, toàn thể nỗ lực tâm linh. Và ông ấy đã rút gọn nó theo cách thực hay và theo cách đơn giản tới mức bất kì ai có chút ít thông minh sẽ thấy chẳng khó hiểu gì.
Có bốn chân lí...
Cuộc sống này mà bạn đang sống là khổ, nhưng đây không phải là cuộc sống duy nhất. Đây là cuộc sống bạn đã chọn. Bạn có thể sống loại cuộc sống khác: Phật đã sống nó, tôi đang sống nó, bạn có thể sống nó. Bạn có thể sống theo cách khác toàn bộ: bạn có thể sống một cách vô ham muốn, bạn có thể sống có tính thiền, bạn có thể sống bằng nhận biết vô chọn lựa. Bạn có thể sống định tâm và bắt rễ vào bản thể mình tới mức khổ không thể còn lại được. Không buồn, không khổ, không chết nào còn có thể có được; chúng tất cả biến mất. Khi bạn trở nên đầy ánh sáng, cuộc đời bạn trải qua biến đổi. Đây không phải là loại cuộc sống mà bạn đang sống.
Người bán rong hỏi người nông dân xin ở trọ lại một đêm. Người nông dân nói, "Chắc được thôi, nhưng ông sẽ phải ngủ với con trai tôi."
"Trời ơi là trời," người bán rong nói, "Tôi rơi vào chuyện đùa sai rồi!"
Vâng, bạn đang trong chuyện đùa sai đấy - bạn đang trong cuộc sống sai. Nhưng bởi vì bạn đã chọn nó nên có hi vọng lớn lao: bạn có thể chấm dứt việc chọn nó. Và bạn phải chọn nó liên tục, thường xuyên, chỉ thế thì bạn mới có thể ở trong nó. Nhớ lấy, sống trong cái sai bạn phải làm nỗ lực lớn lao - và bạn đang làm nỗ lực lớn lao.
Nhìn các chính khách mà xem, họ đã làm bao nhiêu nỗ lực để vẫn còn trong quyền lực. Nhìn người giầu, họ đã làm bao nhiêu nỗ lực để vẫn còn giầu. Và giầu có của họ chỉ đem lại khổ, và trò quyền lực của họ chỉ đem lại khổ. Họ càng có nhiều quyền, họ càng tham hơn; họ càng có nhiều của cải, họ càng tham. Họ trở nên ngày một bị ám ảnh với cùng một thứ. Họ cứ phí hoài các kiếp sống của họ... và đến cuối cùng họ chết với hai bàn tay trắng.
Bạn đang nuôi dưỡng cuộc đời sai của mình. Bạn cứ tưới nước cho hạt mầm và bạn cứ hi vọng rằng một ngày nào đó hoa hồng sẽ đi tới nở hoa. Bạn cứ hi vọng rằng "xuân sẽ tới và sẽ có hoa hồng và hoa hồng trong vườn nhà mình." Nhưng hạt mầm không thể tạo ra hoa hồng được. Bạn phải nhổ cỏ dại và bạn phải chấm dứt việc nuôi dưỡng chúng. Bạn phải làm quang vườn khỏi rễ cây, đá sỏi, cỏ dại, và chỉ thế thì bạn mới có thể trồng hoa hồng được.
Có nguyên nhân cho khổ của bạn: bạn là nguyên nhân. Việc ngủ của bạn là nguyên nhân, vô ý thức của bạn là nguyên nhân. Và trong vô ý thức của mình bạn cứ mơ và ham muốn những điều ngu xuẩn, với những hăng hái lớn lao thế, với nhiệt tình lớn lao thế. Thật kì lạ khi thấy mọi người để nhiều nỗ lực thế vào việc tạo ra địa ngục riêng của họ; với cùng nỗ lực này họ có thể tạo ra cả nghìn lẻ một thiên đường. Nỗ lực đó mà bạn đưa vào việc tạo ra một địa ngục là đủ để tạo ra cả nghìn lẻ một thiên đường.
Phật nói: Có nguyên nhân cho nó - ham muốn thường xuyên của bạn. Và có cách để loại bỏ nó - trở nên nhận biết về ham muốn của bạn, nhìn nó, thấu suốt nó. Và thế rồi có trạng thái tối thượng của tự do, khi ham muốn dừng lại, biến mất. Bạn được bỏ lại không ham muốn nào, không mơ nào, không ngủ nào - tỉnh táo, nhận biết, ý thức. Thế thì bạn biết cuộc sống thực.
Bạn có thể gọi nó là Thượng đế; đó không phải là từ của Phật. Ông ấy nghi ngờ từ 'Thượng đế'. Bởi vì từ này 'Thượng đế', các tu sĩ đã khai thác nhân loại lâu tới mức Phật chẳng bao giờ dùng nó. Ông ấy nghi ngờ về từ 'linh hồn' nữa, bởi vì đã từng có nhiều người đã không dùng từ 'Thượng đế', nhưng thế rồi họ đã thay thế 'Thượng đế' bằng 'linh hồn'. Và họ đã dùng cùng cách khai thác với từ 'linh hồn', họ đã làm cùng điều đó cho nhân loại.
Phật tránh Thượng đế, linh hồn, cõi trời, mọi thứ. Ông ấy tạo ra từ mới, một từ rất lạ. Bây giờ nó không có vẻ kì lạ thế, nhưng lần đầu tiên ông ấy dùng nó đã thực là lạ, đặc biệt ở đất nước này trong hàng nghìn năm mọi người đã nói mãi về tôn giáo.
Không ai đã từng nhận biết rằng từ như vậy có thể được dùng cho trạng thái tối thượng. Phật dùng từ 'niết bàn'. Niết bàn về mặt từ nguyên nghĩa là dừng lại, biến mất, tan biến; bạn không còn nữa. Điều đó dường như không thật hấp dẫn mấy! Bạn không còn nữa sao? Đây là mục đích sao? Bạn dừng hiện hữu - và với điều đó người phải làm nỗ lực gian nan sao? Và người ta phải thiền và trở nên vô chọn lựa và vứt đi mọi ham muốn sao? Để làm gì? - chỉ để không hiện hữu thôi sao?
Shakespeare nói: Hiện hữu hay không hiện hữu, đó là câu hỏi. Ông ấy sẽ quyết định ủng hộ cho "hiện hữu"; Phật quyết định ủng hộ cho "không hiện hữu." Ông ấy nói, "Vâng, đó là vấn đề. Hiện hữu là khổ, không hiện hữu là vui."
Nhưng mọi người rất phân vân: "Làm sao có thể có vui nếu tôi không có đó? Nếu tôi đã dừng lại toàn bộ việc hiện hữu, ai sẽ tận hưởng?"
Và Phật nói, "Đó là toàn bộ vấn đề để hiểu: nếu ông hiện hữu, khổ hiện hữu - khổ là cái bóng của ông; khi ông không có đó, tất nhiên không có ai để tận hưởng, nhưng có vui vẻ."
Một cách rất lạ để diễn đạt điều đó, nhưng tôi có thể hiểu được khó khăn của ông ấy. Dùng bất kì từ nào có thể cho bạn ý niệm nào đó về bản ngã và bạn níu bám lấy nó ngay. 'Linh hồn' trở thành bản ngã được khuếch đại duy nhất, bản ngã được làm thuần khiết. Và nhớ: người được thuần khiết là độc hại hơn. Từ 'linh hồn' đơn giản nghĩa không là gì ngoài bản ngã rất lớn, tối cao, linh thiêng, thiêng liêng, thần thánh; nhưng đó là cùng bản ngã, bây giờ được trang điểm loè loẹt, đeo vương miện, đội vòng hoa. Ban đầu nó là tạm thời, bây giờ nó là bất tử. Ban đầu nó là nhất thời, bây giờ nó là vĩnh hằng... nhưng nó là cùng bản ngã!
Bất kì khi nào bạn nghĩ về bản thân mình như đã chứng ngộ bạn đang làm gì vậy? Ý niệm chứng ngộ của bạn là gì? Bạn vẫn còn đó như bạn vậy; chỉ một điều được thêm vào cho bạn: chứng ngộ. Bạn vẫn còn là người cũ cộng với chứng ngộ. Phật nói điều đó là không thể được; hoặc bạn hiện hữu, hoặc chứng ngộ hiện hữu; cả hai không thể cùng nhau được. Bạn phải biến mất. Và ông ấy đúng, ông ấy tuyệt đối đúng.
Bản ngã phải ra đi, trong mọi dạng của nó, và thế thì thực tại đích thực bùng nổ. Và bùng nổ đó là vui vẻ vô cùng, nó là phúc lạc. Không có ai để kinh nghiệm nó, không có ai để quan sát nó. Bạn không là người quan sát phúc lạc này, bạn là bản thân phúc lạc; không có người quan sát tách rời khỏi nó. Cái được quan sát là người quan sát, cái được kinh nghiệm là người kinh nghiệm, người biết là cái được biết. Nhị nguyên cũ không còn liên quan.
Từ của Phật là có ý nghĩa: niết bàn, dừng lại, dừng hiện hữu.
Mọi đức hạnh đều nằm trong tách rời.
Do đó, trở nên được tách rời khỏi bản ngã của bạn đi, trở nên tách rời khỏi sở hữu của bạn. Trở nên đơn giản được tách rời khỏi mọi nguồn có thể của gắn bó.
Vị giáo sư đãng trí rời khỏi phòng khách sạn và phát hiện ra mình đã bỏ quên ô ở sau. Ông ta quay lại để lấy nó và thấy rằng căn phòng đã bị cho thuê. Qua cửa ông ta nghe thấy tiếng nói.
"Em là em bé bỏng của ai?"
"Em bé bỏng của anh."
"Thế bàn tay bé bỏng này là của ai?"
"Bàn tay bé bỏng của anh."
"Thế cái chân bé bỏng này của ai... và cái đầu gối bé bỏng này của ai... và cái bé bỏng này của ai...?"
"Khi anh tới chiếc ô," vị giáo sư nói, qua cánh cửa, "nó là của tôi."
'Tôi' tồn tại qua 'của tôi'; do đó có nhiều ham muốn về của cải thế. Bạn cứ tích luỹ và bạn càng tích luỹ nhiều bạn càng cảm thấy bạn hiện hữu. Của cải của bạn càng lớn, bạn càng có nhiều tiền, bạn càng cảm thấy mình hiện hữu. Bản ngã là trống rỗng; nó cần được liên tục lấp đầy bởi mọi thứ để cho nó có thể vẫn còn trong lừa dối, trong ảo tưởng rằng nó là đầy. Nhưng nó chưa bao giờ thực sự trở nên đầy cả, nó là cái hố không đáy. Bạn cứ cho các thứ vào trong nó và chúng cứ biến mất; nó vẫn còn trống rỗng. Nó chưa bao giờ đầy - nó không thể đầy được theo chính bản chất của mọi sự. Nó là thực thể giả, làm sao nó có thể đầy được?
Bạn mới đầy. Nhưng khi tôi nói "bạn," tôi không ngụ ý bản ngã đâu; tôi không ngụ ý bất kì cái gì bạn hiểu bởi bản thân mình. Tất cả những cái đó phải ra đi, thế thì bạn thực mới được phát hiện ra. Và bạn thực đó không tách rời khỏi tôi, và bạn thực đó không tách rời khỏi cây, và bạn thực đó không tách rời khỏi mây. Bạn thực đó là một phần của cái toàn thể.
Đó là lí do tại sao Phật nói bạn trở thành một phần của luật vũ trụ, pháp, Đạo. Bạn biến mất như một thực thể tách biệt. Bạn đơn giản là con sóng trong đại dương. Đây là giải thoát: giải thoát khỏi bản thân bạn là giải thoát, tự do khỏi bản thân bạn là tự do.
Mọi đức hạnh đều nằm trong vô tư.
Người chủ có mắt mở.
Mắt bạn nhắm bởi vì bạn chỉ nhìn ra bên ngoài. Ở bên trong, bạn hoàn toàn mù. Và có kho báu thực và có chân lí của cuộc sống của bạn - và về điều đó bạn mù. Bạn thấy những điều vô nghĩa, bạn thấy đủ mọi loại rác rưởi. Bạn cứ bỏ lỡ trung tâm riêng của mình, cội nguồn tâm thức riêng của mình. Phật nói: Thấy nó là người thấy; bằng không ông bị mù.
Người chủ có mắt mở - và bạn cũng có những con mắt bên trong đó, nhưng bạn đang để cho chúng nhắm lại. Bạn đã hoàn toàn quên mất rằng bạn có những con mắt đó. Các phương pháp thiền không là gì ngoài các phương pháp mở con mắt bên trong. Chúng có đó; bạn phải học cách mở chúng.
Đây là con đường duy nhất,
Con đường duy nhất để mở mắt.
Theo nó.
Đánh lừa ham muốn.
Cách duy nhất để mở con mắt bên trong là vứt bỏ việc ham muốn. Ham muốn là gì? Ham muốn nghĩa là: "Tôi cảm thấy trống rỗng và tôi muốn được đầy." Trống rỗng làm tổn thương. "Tôi cần tiền, tôi cần quyền, tôi cần danh, tới mức tôi có thể cảm thấy đầy " - mặc dầu những người có nhiều tiền và quyền và danh cũng trống rỗng như bạn. Nhìn họ đi, quan sát đi! Nhìn quanh đi! Bạn có thấy người giầu không? - người đó có thực sự giầu không? Được bao quanh bởi giầu có, tất nhiên, nhưng người đó có giầu không? Có tính giầu có bên trong nào không? Người đó có nhạy cảm hơn với chân lí không? Người đó có nhiều nhận biết về cái đẹp không? Người đó có nhiều khả năng yêu hơn không? Người đó có kinh nghiệm người đó là ai không? Người đó có biết ý nghĩa của cuộc sống không? Người đó có ý thức gì về điều tối thượng không?
Đây là những điều làm cho người ta giầu. Vâng, người đó có số dư ngân hàng lớn, nhưng làm sao điều đó có thể làm cho người đó giầu được? Người đó có thể nổi tiếng, cả thế giới có thể biết tới người đó, nhưng người đó có biết tới bản thân mình không? Và nếu bản thân người đó còn không quen với bản thân mình, thì bao nhiêu người biết tới người đó có thành vấn đề gì không? Sâu bên dưới người đó thậm chí không nhận biết về bản thể riêng của mình. Có bóng tối lớn bên trong - và có ánh sáng khắp xung quanh, nhưng phỏng có ích gì để có nhiều ánh sáng thế khi không có ánh sáng bên trong? Vâng, có mặt trời và sao và mặt trăng bên ngoài, nhưng bên trong thậm chí không có tới một cây nến! Và bạn gọi điều đó là giầu có sao?
Không, Phật giầu có bởi vì ánh sáng bên trong có đó. Jesus giầu có bởi vì ánh sáng bên trong có đó. Bạn giầu có nếu bản thể bên trong của bạn tràn ngập với ánh sáng, được tắm trong ánh sáng. Bạn giầu có nếu bạn biết rằng sự tồn tại là thiêng liêng. Bạn giầu có nếu bạn đã kinh nghiệm cái đẹp tinh tế bao quanh, thấm đẫm cái toàn thể. Bạn giầu có nếu bạn đã nếm trải nước cam lồ của tâm thức riêng của bạn. Bạn giầu có nếu bạn có khả năng chia sẻ tình yêu của mình một cách vô điều kiện. Bằng không bạn là kẻ ăn xin.
Phật nói: Con đường duy nhất để mở mắt là trở nên vô ham muốn.
Theo nó tới tận cùng của khổ.
Và cứ nhổ bật rễ hết ham muốn nọ tới ham muốn kia - bởi vì tâm trí rất tinh ranh. Bạn nhổ rễ ham muốn này, nó lập tức bắt đầu mọc ra ham muốn khác. Nó tinh ranh thế, nó thậm chí có thể trở thành ham muốn về Thượng đế. Nó tinh ranh thế, nó thậm chí có thể trở thành ham muốn về niết bàn. Nó có thể ham muốn không hiện hữu. Ham muốn đó là ngớ ngẩn, nhưng tâm trí tinh ranh thế. Thận trọng với tinh ranh của tâm trí!
Khách qua đường trên một lối ngầm ở New York bị hấp dẫn bởi một người Ai len trông bẩn thỉu đang đứng trước một tấm biển lớn có viết: nhìn điều duy nhất của thế giới, một và chỉ một, mèo biết nói chỉ 10 đô la!
Sau khi một đám đông lớn đã tụ tập và túi của người này đầy tràn tiền, anh ta kéo ra một con vật trông ghẻ lở từ một cái hộp và dứ nó trong không trung, thì thào vào tai của khán giả đứng gần nhất.
Thay vì bối rối, vị khán giả đáng thương này nhìn vào mắt con mèo hoang mang và nói, "Ai là chủ tịch cuối cùng của Trung Quốc?"
Ngay lập tức người Ai len kéo đuôi con mèo và con vật gào to lên, "Mao...!"
Tâm trí rất tinh ranh. Nó có thể tìm ra cách để khai thác người khác và nó có thể tìm ra cách để khai thác bạn nữa. Và nó cứ thu thập đủ mọi tinh ranh từ thế giới. Đó là điều bạn gọi là kinh nghiệm.
Bạn càng trở nên già bạn càng trở nên tinh ranh, mặc dầu bạn giả vờ rằng bạn đã trở nên trí huệ hơn. Chỉ bằng việc trở nên già không ai trở nên trí huệ; bằng không mọi người già đã trở thành vị Phật. Chỉ bằng việc trở nên già bạn chắc chắn trở nên tinh ranh. Tất nhiên, kinh nghiệm cả đời của bạn về việc bị lừa dạy cho bạn bài học nào đó: bạn bắt đầu lừa người khác, bạn bắt đầu học cách thức của thế giới. Đứa trẻ hồn nhiên; người già vẫn hồn nhiên là rất khó tìm thấy. Bạn trở thành chuyên gia lão luyện về tri thức vay mượn.
Một người bị đau lưng tới một nhà chuyên môn nổi tiếng lấy giá rất đắt, ông này khuyên chữa bằng chườm nước nóng. Sau khi dùng cách chườm nước nóng anh ta cảm thấy còn tồi tệ hơn trước.
Cô hầu gái, thấy anh ta ủ rũ, hỏi có chuyện gì vậy. Khi anh ta kể câu chuyện này cô ấy nói, "Không phải là chườm nóng. Chườm lạnh chứ!"
Anh ta thử và thấy giảm bớt. Cáu tiết, anh ta quay lại nhà chuyên môn này và tường trình lại toàn bộ câu chuyện.
"Hừm," bác sĩ đăm chiêu, "chườm lạnh. Cô hầu gái của tôi nói chườm nóng chứ!"
Nhà chuyên môn và người không chuyên môn chẳng khác nhau gì mấy. Chuyên gia và không chuyên gia, cả hai đều trong cùng con thuyền.
Thận trọng với người thông thái! Họ chẳng biết gì vậy mà họ giả vờ rằng họ biết. Không chỉ thế, họ còn dạy người khác. Bản thân họ đã phí hoài các kiếp sống của mình và một cách vô ý thức họ đang phá huỷ các kiếp sống của người khác.
Trong thế giới này, nếu mọi người quyết định một điều - rằng "Mình sẽ nói với người khác chỉ điều mình đã biết" - thế giới ngay lập tức có thể trở thành một chỗ đẹp hơn và tốt hơn nhiều lắm so với nó đương đó. Một quyết định đơn giản về phần của mọi người, rằng "Mình sẽ không cứ truyền đạt tri thức vay mượn. Mình sẽ nói chỉ điều mình đã kinh nghiệm "... ngay lập tức, chín mươi chín phần trăm rác rưởi sẽ đơn giản biến mất khỏi thế giới.
Nhưng với điều đó cũng sẽ biến mất luôn cả các học giả, các nhà bác học, các tu sĩ, những người lãnh đạo chính trị - và họ không muốn biến mất. Họ đã đầu tư nhiều thế vào tri thức vay mượn của họ; ngay cả bảo họ rằng "tri thức của anh là vay mượn" cũng làm cho họ giận.
Việc biết thực xảy ra chỉ khi ham muốn đã biến mất. Thế thì mắt của bạn trong veo không có khói, không mây mù. Thế thì bạn có thể thấy. Và khi bạn có thể thấy, bạn có thể thấy cả bên trong và bên ngoài.
Một cô gái trẻ đáng yêu bước vào văn phòng của bác sĩ vào giờ ăn trưa và nói với một thanh niên đẹp trai trong bộ áo choàng trắng. "Em bị đau ở vai cả tuần rồi. Anh có thể giúp em được không?" cô ấy hỏi.
"Nằm lên bàn này," anh ta nói, "và tôi sẽ xoa bóp chỗ đó cho cô."
Sau vài phút bệnh nhân xinh đẹp kêu lên, "Bác sĩ ơi, đấy không phải là vai em!"
Anh thanh niên mỉm cười và đáp, "Không sao, và tôi cũng không phải là bác sĩ đâu!"
Quan sát bạn đang nghe ai. Quan sát bạn đang đọc ai. Tôi đã biết nhiều cuốn sách về thiền được viết ra bởi những người chẳng biết gì về thiền. Họ đã tới tôi để hỏi về thiền, và khi họ tới để hỏi, tôi đâm ra phân vân. Tôi hỏi, "Nhưng tôi đã đọc sách của ông rồi. Ông đã viết cuốn sách hay thế về thiền!"
Họ nói, "Vâng, nó bán chạy lắm và chúng tôi đã kiếm được nhiều, nhưng khi có liên quan tới thiền, chúng tôi đã chẳng thực hiện nó chút nào."
Tôi hỏi họ, "Làm sao ông đã viết ra cuốn sách hay thế?"
Họ nói, "Đọc ở các cuốn sách khác chứ sao nữa."
Mọi điều bạn cần là chiếc kéo tốt và keo dán, và bạn có thể viết ra cuốn sách về bất kì cái gì! Cứ thu thập lấy năm mươi cuốn sách, cứ cắt gọt những phần có liên quan và dán chúng lại, và một cuốn sách mới được tạo ra. Đó là cách mọi loại ngớ ngẩn diễn ra mãi. Sách mới cứ xuất hiện trên từng chủ đề. Có nhiều sách về thiền tới mức nếu nhiều người thế mà thiền thì thế giới này chắc đã là thiên đường rồi! Biết bao nhiêu sách về yoga, bao nhiêu sách về Thượng đế, bao nhiêu sách về Christ, Phật, Mahavira!
Nếu mọi người biết Phật, Mahavira, Christ, Mohammed, rõ thế, thế giới này đã không thể có hình dạng xấu xí thế. Nhưng họ không biết. Họ là người thông thái, chắc chắn, nhưng tri thức của họ có tính máy móc. Họ đã đọc - bởi vì họ có thể hiểu ngôn ngữ - nhưng họ đã không kinh nghiệm cái gì.
Và tôn giáo về căn bản là kinh nghiệm. Nó là thực nghiệm bằng tính chủ quan riêng của bạn. Nó là cuộc hành trình vào nội tâm. Nó là việc xuyên thấu vào lãnh thổ bên trong riêng của bạn. Phật nói:
Khi ta rút mũi tên khổ ra
Ta chỉ cho ông con đường.
Ông ấy nói, "Ta không phải là học giả, ta không phải là chuyên gia, nhưng một điều là chắc chắn - ta không còn khổ nữa. Buồn khổ của ta đã biến mất. Và khoảnh khắc buồn khổ của ta biến mất, ta đã chỉ cho ông con đường." Đó là cách đúng để chỉ con đường cho người khác. Hãy là cái bạn muốn người khác là. Ngoại trừ điều đó, tất cả những điều người khác vẫn nói đều vô nghĩa.
Tôi đã biết nhiều sư Phật giáo, những người là học giả lớn về Phật, người đã đọc mọi kinh sách Phật giáo, nhưng lại không thiền chút nào; người đã không nếm trải ngay cả một giọt kinh nghiệm của Phật, nhưng họ cứ tin rằng họ là Phật tử. Không chỉ thế, họ cứ chuyển đạo người khác sang Phật giáo.
Thận trọng với những người như vậy! Dù họ là Phật tử, người Hindu, người Mô ha mét giáo, người Jaina giáo, người Do Thái, điều đó không thành vấn đề - Thận trọng với những người như vậy. Né tránh những người như vậy. Nhìn vào mắt một người; cảm thấy sự hiện diện của người đó. Nếu bạn có thể cảm thấy cái gì đó không vahy mượn, nếu bạn có thể cảm thấy cái gì đó đã xảy ra cho người này, thế và chỉ thế - nếu trái tim bạn bị xúc động và khuấy động - lắng nghe người đó và theo sáng suốt của người đó: bằng không thì đừng. Vấn đề không phải là về sách vở, vấn đề là việc kinh nghiệm có tính tồn tại. Khi ta rút mũi tên khổ ra, ta chỉ cho ông con đường.
Chính ông phải làm nỗ lực.
Thầy chỉ chỉ con đường.
Phật nói, "Dầu vậy ta chỉ có thể chỉ ra con đường thôi. Ông sẽ phải làm mọi nỗ lực. Ta không thể làm được điều đó cho ông. Ta không thể là cứu rỗi của ông được."
Xem cái đẹp của con người này! Ông ấy nói, "Ta không thể là cứu rỗi của ông được. Nếu điều đó mà có thể với ta để là người cứu rỗi của ông, thế thì ta đã làm điều đó rồi. Ta thậm chí đã không hỏi xin phép của ông!"
Người Ki tô giáo cứ nói rằng Jesus là việc cứu rỗi, nhưng đó là điều vô nghĩa bởi vì nếu Jesus là việc cứu rỗi, thế thì sao thế giới này vẫn trong đau khổ? Jesus đã xảy ra rồi! Ông ấy đáng phải giải quyết các vấn đề của mọi người. Ông ấy đã không giải quyết được vấn đề của ai cả, thậm chí không giải quyết được vấn đề của người Ki tô giáo - ông ấy không thể giải quyết được! Không ai có thể làm được điều đó, và điều tốt là không ai có thể làm được điều đó, bởi vì nếu người khác có thể làm được điều đó thế thì họ có thể hoàn tác được nó nữa. Và nếu tự do của bạn có thể được người khác trao cho thì nó sẽ chẳng mấy là tự do đâu; nó sẽ là một loại tù túng khác.
Tự do phải được đạt tới bởi nỗ lực riêng của bạn. Không ai có thể trao nó cho bạn được; do đó không ai có thể lấy nó đi khỏi bạn được. Nó tuyệt đối là của bạn.
Phật nói: Chính ông phải làm nỗ lực. Thầy chỉ chỉ con đường.
Nhưng nếu ông thiền
và tuân theo luật
Ông sẽ tự giải phóng mình khỏi ham muốn.
Làm hai điều: thiền, quan sát quá trình ý nghĩ của bạn; trở thành khán giả của tâm trí bạn. Đó là thiền, trở thành nhân chứng. Và thứ hai: tuân theo luật, tuân theo tiến trình tự nhiên. Đừng phi tự nhiên, đừng cố gắng tranh đấu với tự nhiên - thôi là chiến sĩ. Học cách thảnh thơi với tự nhiên, học cách buông bỏ. Tuôn chảy với tự nhiên, cho phép tự nhiên sở hữu bạn một cách toàn bộ. Bằng "tự nhiên" ông ấy ngụ ý pháp, Đạo, bản tính tối thượng của mọi sự, luật phổ dụng.
Làm hai điều này, và bạn sẽ tự giải phóng bản thân mình khỏi ham muốn và ham muốn sẽ biến mất. Thiền và buông bỏ. Đây là con đường, con đường duy nhất... và ham muốn biết mất theo cách riêng của nó.
Chính ham muốn giữ bạn trong tù túng, đó là nguyên nhân của khổ. Và bởi vì ham muốn bạn phải làm nhiều điều ngu xuẩn thế; bạn phải cư xử như kẻ ngu. Chạy theo tiền là ngu, chạy theo quyền là ngu. Bạn đang làm ra kẻ ngu của bản thân mình, nhưng bạn chưa bao giờ trở nên nhận biết về nó bởi vì người khác cũng làm cùng điều đó. Bởi vì đa số đang làm cùng điều mà không ai để ý tới nó; bằng không bạn sẽ bị coi là điên.
Tôi biết người giầu, người có nhiều tới mức họ không biết phải làm gì với nó, nhưng dầu vậy họ vẫn cứ làm tiếp. Họ đã quên cách dừng lại, dường như tâm trí họ không có phanh nào, chỉ có bộ tăng tốc. Cho nên họ cứ tăng tốc; họ không biết cách dừng lại. Bây giờ chẳng có ích gì mà kiếm nhiều tiền bởi vì họ có mọi thứ mà tiền có thể mua được. Họ có nhiều tiền hơn mười thế hệ tiếp của họ sẽ cần - nhưng họ không thể sống được. Từ sáng tới đêm họ bị sở hữu bởi chứng gàn, bởi sự điên khùng kiếm nhiều hơn nữa và nhiều hơn nữa.
Nếu bạn hỏi họ tại sao, họ không thể trả lời được. Và hỏi câu hỏi gây bối rối thì thì không được coi là lễ phép!
Quan sát: ham muốn của bạn làm bạn thành ngu xuẩn, chúng làm đờ đẫn thông minh của bạn. Chúng làm cho bạn cư xử như anh hề.
Cô Nusbaum bảo chồng rằng anh ta bao giờ cũng trông ăn mặc tồi tàn và rằng anh ta nên mua quần áo mới nào đó. Và giờ ăn trưa anh Nusbaum để ý rằng có bán hạ giá ở hiệu giầy cho nên anh ấy đã mua một đôi giầy mới nào đó. Khi anh ta về nhà, anh ta nói một cách mong đợi, "Em nghĩ thế nào, Becky?"
"Em chẳng thấy gì cả," cô ấy nói.
Thế là anh ta đi vào nhà tắm và cởi mọi thứ ra ngoại trừ đôi giầy mới của mình và rồi lại bước ra lần nữa. "Thế nào?" anh ta nói.
"Thế thì," cô ấy đáp, "nó trông hệt như cũ với em!"
"Không, nhìn xem! Nó đang trỏ vào giầy anh."
"Hừ! Thế thì tốt hơn cả anh nên mua cái mũ mới!"
Ham muốn là ra người ngu từ mọi người. Nhưng bởi vì mọi người khác cũng trong cùng con thuyền nên bạn chưa bao giờ trở nên nhận biết về điều đó. Và nếu, thỉnh thoảng, vị Phật xuất hiện trong thuyền của bạn, bạn ném ông ấy ra khỏi thuyền bởi vì ông ấy trở thành sự quấy rối, sự phiền hà. Ông ấy bắt đầu bảo bạn rằng "Điều này là vô nghĩa! Điều này là ngu xuẩn!" Ông ấy không dung thứ.
Một hiện tượng rất kì lạ là người hảo tâm thực của nhân loại có vẻ nguy hiển và người nguy hiểm thực sự - người đầu độc tâm trí bạn và bản thể bạn - dường như là người hảo tâm. Các chính khách và tu sĩ và các bác học, đây là những kẻ đầu độc; nhưng họ là những người lãnh đạo lớn lao, người hướng dẫn lớn lao. Họ hướng dẫn bạn vào mương rãnh ngày một lớn hơn, họ hướng dẫn bạn vào trong bóng tối ngày một nhiều hơn! Bạn có thể nhìn vào thế giới và bạn sẽ bị thuyết phục bởi sự kiện này.
Bất kì khi nào vị Phật xuất hiện bạn đều bị ông ấy làm khó chịu nhiều lắm, bởi sự hiện diện của ông ấy, bởi vì ông ấy bắt đầu nói về ánh sáng. Ông ấy bắt đầu nói về mở con mắt bên trong của bạn. Ông ấy bắt đầu nói về tính chủ quan của bạn, tâm thức của bạn. Và đây là những điều bạn chưa nghe nói tới. Đây là những điều bạn không quan tâm tới, bởi vì không ai khác dường như quan tâm tới chúng. Bạn quan tâm tới tiền, và vị Phật nói về thiền.
Thỉnh thoảng mọi người tới tôi và họ nói, "Nếu chúng tôi thiền, chúng tôi sẽ trở nên giầu có chứ?"
Và có những người giả nói "Có đấy." Maharishi Mahesh Yogi nói với mọi người, "Nếu ông thiền ông sẽ trở nên giầu có, ông sẽ thành giầu - bởi vì thiền hấp dẫn tiền."
Không có gì ngạc nhiên ông ấy đã có sức hấp dẫn lớn thế ở Mĩ, bởi vì ai mà không thích ngồi im lặng chỉ mười lăm phút vào buổi sáng và buổi tối và hấp dẫn tiền tới? Một bí mật kì diệu để trở nên giầu có hơn, quyền lực hơn - bạn có thể trở thành tổng thống, thủ tướng, chỉ bằng việc thực hiện Thiền Siêu việt, sáng và tối. Hai mươi hay ba mươi phút dường như không phải là phí hoài; điều đó dường xứng đáng với nó.
Mọi người tới tôi nữa, để hỏi, "Điều đó sẽ giúp cho chúng tôi trở nên giầu không, trở nên quyền lực hơn không?" Cho dù bạn quan tâm tới thiền, bạn trở nên quan tâm bởi các lí do sai. Việc thiền của bạn cũng là thiền sai, không phải là thiền đúng.
Nếu bạn trở nên quan tâm tới samadhi, bạn hỏi, "Cái lợi sẽ là gì? Chúng ta sẽ được gì từ nó? Loại thiên đường nào sẽ sẵn có cho những người đã đạt tới samadhi?"
Và có những tôn giáo cứ cho bạn các ý niệm về thiên đường, rằng bạn sẽ có cái này và bạn sẽ có cái nọ - sông rượu, đàn bà đẹp, cây vàng, đường được nạm kim cương và ngọc. Tất cả những cái bạn ham muốn, họ sẵn sàng cung cấp cho bạn. Và thế rồi bạn trở nên quan tâm tới samadhi. Đó là samadhi sai. Đó không phải là cách tiếp cận đúng tới tôn giáo.
Phật là đúng. Ông ấy nói, "Ông sẽ không có đó, tâm trí ông sẽ không có đó. Không một ham muốn nào của ông sẽ được hoàn thành. Mọi ham muốn của ông sẽ bay hơi, biến mất. Không có cách nào để nói điều gì với ông về trạng thái tối thượng đó bởi vì ông nhất định hiểu lầm nó. Nó sẽ là sự gián đoạn với ông. Ông sẽ dừng lại, dừng lại toàn bộ, và sẽ có một loại cuộc sống hoàn toàn mới mà về nó chẳng cái gì có thể được nói theo ngôn ngữ của ông, theo ngôn ngữ mà ông có thể hiểu."
Những người theo Phật phải đã là những người thực sự dũng cảm, người với lòng can đảm. Điều đó bao giờ cũng như vậy và điều đó bao giờ cũng sẽ như vậy.
Những người ở cùng với tôi là những người dũng cảm, những người đã sẵn sàng liều tất cả: ham muốn của họ, bản ngã của họ, chính sự tồn tại của họ. Nhưng nếu bạn có thể liều tất cả, tất cả trở thành sẵn có cho bạn.
Chỉ hai điều nhỏ: thiền và buông bỏ. Nhớ hai từ khoá này: thiền và buông xuôi. Thiền sẽ đưa bạn vào trong, và buông xuôi sẽ đưa bạn vào trong cái toàn thể. Và đây là tính toàn thể của tôn giáo. Trong hai từ này Phật đã cô đọng toàn thể tinh hoá của tôn giáo.
Đủ cho hôm nay.
*************************************************************************************************************************************************************************************************
#10 Hoàn hảo là chết
Câu hỏi 1
Thưa Thầy kính yêu,
Xin Thầy nói về ham muốn giúp đỡ mọi người, sự khác biệt và tương đồng của nó với các dạng khác của ham muốn?
Veet Aikagro, ham muốn là ham muốn; không có khác biệt chút nào. Dù bạn muốn giúp mọi người hay bạn muốn hại mọi người, bản chất của ham muốn vẫn còn là một.
Vị phật không ham muốn giúp đỡ mọi người. Ông ấy giúp mọi người, nhưng không có ham muốn trong nó; việc đó là tự phát. Nó cũng như hương thơm của đoá hoa đã nở ra. Đoá hoa không ham muốn rằng hương thơm phải được thoảng ra, phải đạt tới gió, tới mọi người. Dù nó có đạt tới hay không đấy không phải là bận tâm của đoá hoa chút nào. Nếu nó đạt tới, điều đó là ngẫu nhiên; nếu nó không đạt tới, điều đó nữa cũng là ngẫu nhiên. Đoá hoa tự phát thoảng ra hương thơm của nó.
Mặt trời mọc: không có ham muốn đánh thức mọi người, không có ham muốn mở hoa ra, không có ham muốn giúp chim hót. Tất cả những điều đó xảy ra theo cách riêng của nó.
Vị phật giúp đỡ không phải bởi vì ông ấy ham muốn giúp đỡ; từ bi là bản tính của ông ấy. Mọi thiền nhân đều trở thành từ bi, nhưng không phải là đầy tớ của nhân dân. Đầy tớ của nhân dân là có hại; thế giới đã chịu khổ quá nhiều từ những đầy tớ này - bởi vì đó là ham muốn đeo mặt nạ là từ bi. Và ham muốn không bao giờ có thể có tính từ bi được; ham muốn bao giờ cũng khai thác.
Bây giờ họ sẽ khai thác nhân danh từ bi; họ sẽ khai thác với những cái tên mĩ miều. Họ sẽ nói về phục vụ nhân loại và họ sẽ nói về tình huynh đệ và họ sẽ nói về tôn giáo và Thượng đế và chân lí. Và tất cả những bài nói mĩ miều của họ sẽ chỉ mang tới ngày một nhiều chiến tranh, ngày một nhiều đổ máu - ngày một nhiều người sẽ bị đóng đinh, bị thiêu sống.
Đó là điều đã từng xảy ra cho tới nay. Và nếu bạn không mang hiểu biết mới tới thế giới này, nó sẽ tiếp tục theo cùng cách cũ.
Cho nên hai điều cần được ghi nhớ. Một: ham muốn là như nhau, dù bạn ham muốn giúp đỡ hay làm hại. Vấn đề không phải là đối tượng của ham muốn; vấn đề là bản chất của ham muốn. Bản chất của ham muốn dẫn bạn vào trong tương lai; nó đem ngày mai vào. Và với ngày mai mọi căng thẳng kéo tới, mọi lo lắng, "liệu mình có làm nó hay không, liệu mình có thành công hay không."
Nỗi sợ thất bại và tham vọng thành công sẽ có đó, dù bạn ham muốn tiền hay bạn ham muốn chiến thắng trong thế giới này hay bạn ham muốn từ bi với mọi người hay bạn ham muốn đem cứu rỗi tới cho mọi người. Nó tất cả là cùng một trò chơi, chỉ cái tên thay đổi. Điều này là rất nền tảng cần hiểu.
Một người hỏi Phật, "Tôi muốn giúp đỡ mọi người. Xin chỉ dẫn cho tôi."
Phật nhìn người đó và trở nên rất buồn. Người đó đâm ra phân vân, lẫn lộn. Người đó nói, "Sao thầy trở nên buồn vậy? Tôi đã nói điều gì sai chăng?"
Phật nói, "Làm sao ông có thể giúp được mọi người? Ông thậm chí còn không giúp được bản thân ông! Ông sẽ chỉ làm hại họ nhân danh giúp đỡ."
Trước hết, đem ánh sáng vào bên trong bản thể bạn. Để cho ngọn lửa được nhen nhóm trong tâm thức của bạn... và thế rồi bạn sẽ không bao giờ hỏi câu hỏi này. Thế thì, một cách tự nhiên, chính sự hiện diện của bạn và bất kì cái gì bạn làm cũng sẽ là sự giúp đỡ lớn lao.
Aikagro, ham muốn là ham muốn: không có ham muốn vật chất không có ham muốn tâm linh. Nó là trò bản ngã, giúp đỡ mọi người, và bạn trở nên thánh thiện hơn người khác, và bạn trở thành khôn ngoan hơn người khác - bạn biết và họ không biết. Bạn muốn giúp đỡ bởi vì bạn đã đạt tới còn họ tất cả là những người dốt nát loạng choạng trong bóng tối, và bạn muốn trở thành ánh sáng cho họ. Bạn muốn trở thành thầy và bạn muốn thu họ thành đệ tử.
Nếu ham muốn này có đó, thế thì ham muốn này sẽ không giúp họ đâu - nó sẽ không giúp cho bạn nữa. Nó sẽ làm hại gấp đôi; nó là lưỡi kiếm hai cạnh. Nó sẽ chém người khác, nó sẽ chém bạn nữa. Nó có tính phá huỷ, nó không thể có tính sáng tạo được.
Thế rồi có một loại giúp đỡ khác mà không phải là từ ham muốn, không phải là từ bất kì phóng chiếu bản ngã nào. Loại giúp đỡ đó, loại từ bi đó, chỉ xảy ra tại đỉnh tối thượng của thiền, chưa bao giờ trước đó. Khi mùa xuân đã tới cho tâm thức bạn, khi bạn tất cả là hoa bên trong, hương thơm bắt đầu đạt tới người khác. Bạn không cần ham muốn - thực ra bạn không thể đừng được nó. Cho dù bạn muốn ngăn cản nó bạn cũng không thể ngăn cản nó được. Nó là điều không tránh khỏi - nó sẽ đạt tới người khác. Nó sẽ trở thành ánh sáng trong cuộc sống của họ, nó sẽ trở thành sứ giả của sự bắt đầu mới, không phải bởi vì bạn đang ham muốn nó mà bởi vì bạn được biến đổi.
#10Câu hỏi 2
Thưa Thầy kính yêu,
Tôi muốn là một sannyasin, nhưng tôi không muốn mặc áo cam hay đeo mala và tôi không muốn đổi tên mình. Tôi có thể là sannyasin được không?
Rupesh, thế thì sao lại bận tâm? Thế thì tin rằng bạn là sannyasin đi. Ai có thể ngăn cản bạn khỏi việc tin? Bạn có thể tin bất kì cái gì!
Chuyện xảy ra ở Baghdad:
Vua Hồi giáo của thành Baghdad rất giận một người đã được đưa tới triều đình ông ấy. Người này đã tuyên bố rằng mình là nhà tiên tri mới, vị cứu tinh mới. Thượng đế đã phái ông ấy tới sau Mohammed, bởi vì bây giờ mười bốn thế kỉ đã qua rồi và thông điệp của Mohammed đã trở thành cũ kĩ. Hệ thống tôn giáo mới được cần tới; "do đó ngài đã phái ta xuống chuyển giao thông điệp này."
Người Mô ha mét giáo không thể dung thứ được điều như vậy! Nhà vua nói, "Ngươi trở về tri giác của mình đi, bằng không ngươi sẽ rắc rối đấy!"
Và ông ta ra lệnh rằng người này phải bị đánh roi, bị tống vào tù - không thức ăn, không nước uống trong bẩy ngày, và bị đánh nhiều nhất có thể được. "Không cho phép nó ngủ, nghỉ gì cả."
Trong bẩy ngày người này đã bị tra tấn. Thế rồi nhà vua tới nhà tù. Người này bị xích vào một cái cột; ông ta trông xanh xao, mệt mỏi, toàn thân sưng vù, đẫm máu. Ông ta thậm chí không được cho nước uống, thức ăn, không ngủ, và liên tục bị đánh.
Nhà vua hỏi ông ta, "Bây giờ ngươi nghĩ gì?"
Ông ta nói, "Bây giờ ta nghĩ gì à? Ta còn được thuyết phục hơn trước đây rằng ta là cứu tinh, bởi vì khi ta tới, Thượng đế đã nói với ta, 'Nghe đây! Sứ giả của ta bao giờ cũng bị đối xử rất tàn tệ; Jesus đã bị đóng đinh, Mohammed liên tục bị những kẻ sát hại săn đuổi, Socrates bị đầu độc, Mansoor bị giết. Cho nên, nhiều hành hạ sẽ xảy ra cho con.' Cho nên ta biết ơn," người này nói với nhà vua, "rằng bệ hạ đã chứng minh cho sự hài lòng của trái tim ta rằng ta là nhà tiên tri!"
Vào khoảnh khắc đó một người bị xiềng ở cột khác bắt đầu cười to.
Nhà vua hỏi, "Sao ngươi cười?"
Người này nói, "Tên này đơn giản nói dối - bởi vì ta là bản thân Thượng đế và ta đã không phái tên này chút nào!"
Bạn có thể tin vào bất kì cái gì! Không ai có thể quấy rối tin tưởng của bạn được; ngay cả quấy rối cũng có thể trở thành bằng chứng rằng bạn đúng. Nhưng sao bận tâm?
Nếu bạn thậm chí không thể đổi được mầu quần áo của bạn, liệu bạn sẽ có khả năng đổi được linh hồn bạn không? Nếu bạn thậm chí không thể đổi được tên bạn, cái chỉ là hư cấu... Mọi cái tên đều là hư cấu: bạn vào thế giới này không có tên và thế rồi tên được trao cho bạn. Nếu bạn bị đồng nhất thế, Rupesh, với cái tên của bạn, làm sao bạn sẽ thay đổi được thế giới bên trong của bạn, sự đồng nhất của bạn với thân thể, với tâm trí? Nếu bạn không thể vứt bỏ được sự đồng nhất với cái tên hư cấu, thân thể là quá thực, tâm trí là quá thực; bạn sẽ không thể nào thay đổi được điều đó đâu.
Một người nghèo về nhà và hỏi vợ mình, "Sao chúng ta không có bánh kếp mỏng nhỉ?"
"À," người vợ đáp, "bánh kếp mỏng đắt. Chúng cần có pho mát."
"Em không thể bỏ pho mát ra được sao?"
"Có thể chứ," cô ấy nói, "nhưng chúng vẫn cần trứng."
"Vậy thì bỏ trứng ra."
"Vâng," cô ấy nói, "nhưng chúng cần bơ và quế và đường."
"Vậy bỏ chúng ra," anh ta nói.
Một lúc sau cô ấy đem cho anh ta miếng bánh phẳng được làm thực ra chỉ từ bột mì và nước.
Nếm một miếng anh ta nói, "Anh chẳng thấy người giầu nào thích bánh kếp mỏng cả."
#10Câu hỏi 3
Thưa Thầy kính yêu,
Tôi muốn hỏi thầy một câu hỏi ngày hôm nọ, nhưng không có việc hỏi của tôi thầy đã trả lời nó rồi. Làm sao thầy xoay xở được phép màu thế?
Suriyo, nếu bạn tìm phép màu bạn sẽ thấy chúng đầy ắp - nhưng phép màu không xảy ra đâu. Luật vũ trụ bao giờ cũng vẫn còn là một; không có ngoại lệ cho nó. Nhưng có ham muốn ngu xuẩn trong hầu hết mọi người về phép màu. Chúng ta chưa phát triển cao hơn thời của phép thần. Chỉ trong các sách lịch sử họ mới nói rằng thời của phép thần đã qua rồi. Tôn giáo được sinh ra từ phép thần, triết học được sinh ra từ tôn giáo, khoa học được sinh ra từ triết học. Nhưng đây chỉ là lời thôi. Thực ra, hàng triệu người vẫn sống trong thế giới phép thần thông, những người vẫn còn ngây thơ trong cách tiếp cận của họ tới thực tại. Cho nên họ sẽ nhảy vào bất kì cái gì.
Điều đó phải đã là trùng hợp ngẫu nhiên. Bây giờ có ba nghìn người ở đây và mọi người đều có câu hỏi. Ba nghìn người phải có ít nhất ba mươi nghìn câu hỏi! Và tôi cứ nói hết năm nọ tới năm kia. Chỉ để chút ít khoảng cách cho sự trùng hợp ngẫu nhiên!
Một nông dân già có ba con gái. Khi cô gái lớn tuổi nhất đi lấy chồng cô ấy chuyển sang Thành phố đôi, Minnesota, và chẳng bao lâu sinh ra cặp con trai sinh đôi. Em cô ấy lấy chồng ngay sau đó, và cô này cùng chồng đến sống ở Ba Sông, Ontario. Cũng ngay sau đó cô ấy sinh ba. Cô em út đã đính hôn, nhưng sau gần một năm cô ấy vẫn từ chối ấn định ngày cưới.
Cha cô ta quan tâm và cuối cùng yêu cầu rằng cô ấy đừng trì hoãn và ấn định ngày cưới. "Nếu con yêu cậu ấy, con sẽ cưới cậu ấy mùa xuân này hay con sẽ không cưới cậu ấy chút nào!"
"Nhưng bố ơi," cô ấy rền rĩ, "con thực sự yêu Fred, nhưng anh ấy cứ nói mãi về chuyển nhà tới Nghìn đảo!"
Suriyo, nó chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên mà bạn có câu hỏi đó và tôi đã nói về nó. Tôi không nhận biết về câu hỏi của bạn - tôi thậm chí không nhận biết rằng bạn ở đây! Khó nhớ được các sannyasins bây giờ - một trăm nghìn sannyasins! Nếu tôi cố gắng nhớ tất cả họ, tôi sẽ phát rồ! Bằng cách nào đó tôi xoay xở... Mukta cứ nhắc tôi ngay bên cạnh vào mọi tối, ai tới... và thế rồi dầu vậy thỉnh thoảng tôi vẫn làm thành đống lộn xộn từ đó. Cô ấy nói, "Anh ấy vừa mới tới," và tôi hỏi anh ta, "Khi nào bạn đi?" Hay ai đó sắp đi và tôi hỏi anh ta, "Bạn đã tới từ bao giờ?"
Vậy phép màu nào?
#10Câu hỏi 4
Thưa Thầy kính yêu,
Tôi đã cầu nguyện nhiều năm rồi, nhưng chẳng một lời cầu nguyện nào của tôi đã được trả lời. Cái gì sai với tôi và với lời cầu nguyện của tôi?
Govind, lời cầu nguyện đơn giản nghĩa là lòng biết ơn, lời cảm ơn. Nó không phải là đòi hỏi, nó không phải là ham muốn. Và nếu bạn ham muốn bất kì cái gì, thế thì nó không phải là lời cầu nguyện đâu. Thế thì đừng gọi nó là lời cầu nguyện. Và đó là điều bạn phải đã từng làm: ham muốn cái gì đó, yêu cầu Thượng đế, "Làm cái này, làm cái kia cho con." Và bởi vì ngài không làm điều đó, bạn trở nên thất vọng. Và thay vì nghĩ rằng cái gì đó về căn bản sai trong chính ý niệm của lời cầu nguyện mà bạn đang mang trong mình, bạn thậm chí có thể còn nghi ngờ liệu Thượng đế có tồn tại hay không.
Lời cầu nguyện không phải là đòi hỏi với Thượng đế, nó không phải là ham muốn về cái gì đó. Nếu nó là vậy, thế thì nó sẽ không bao giờ tới ngài đâu. Ham muốn là thứ nặng nề. Chúng bị hút về đất, chúng không thể bay vào bầu trời được.
Khi bạn có lòng biết ơn thuần khiết, khi bạn không đòi hỏi cái gì mà đơn giản cảm thấy biết ơn về mọi điều ngài đã làm cho bạn... và ngài đã làm nhiều hơn việc bạn xứng đáng đấy, ngài đã làm nhiều hơn bạn xứng với. Nhìn vào điều ngài đã làm cho bạn mà xem! Ngài đã cho bạn cuộc sống và tình yêu và vui vẻ. Ngài đã cho bạn sự nhạy cảm vô cùng về cái đẹp. Ngài đã cho bạn nhận biết. Ngài đã cho bạn khả năng trở thành vị phật. Bạn còn muốn gì hơn nữa?
Cảm thấy biết ơn đi, và thế thì lời cầu nguyện có cánh, chúng có thể bay; chúng đạt tới điều tối thượng. Thế thì đất không thể kéo được chúng xuống. Thế thì chúng bắt đầu vươn lên, soải cánh bay lên, chúng bay lên. Với ham muốn lời cầu nguyện bị hút xuống; nó không thể bay lên được.
Nhưng hàng triệu người cứ cầu nguyện theo thái độ sai này: họ cầu nguyện chỉ khi họ cần cái gì đó.
Người Texas đang quì trong nhà thờ để nói lời cảm ơn về tất cả những ân huệ của mình. "Tất nhiên," người đó nói thêm, "Con biết ơn vì sáu ngôi nhà của con, mặc dầu con có thể dùng thêm hai hay ba ngôi nữa. Bây giờ, con biết ơn về chiếc Rolls và sáu chiếc Cadillac của con, nhưng con có thể dùng thêm chiếc du thuyền để thêm vào bộ sưu tập của con. Và con biết con nên biết ơn về những ngân hàng con đang sở hữu, nhưng ngài có thể thấy rõ theo cách của ngài để cho con thêm năm ngân hàng để làm cho nó thành một tá được không?"
Một người nhỏ bé cạnh ông ta nói lên với Thượng đế: "Con cần bánh mì và việc - con sẽ biết ơn lắm."
Người Texas rút ra tờ một trăm đô la và dúi nó cho người này. "Xin ông thôi làm phiền Thượng đế bằng những thứ nhỏ bé đó đi?"
Nhưng dù những thứ nhỏ bé hay lớn lao, dù bạn hỏi xin bánh mì hay ngân hàng, nó đều như nhau tuốt, đích xác như nhau! Đừng hỏi xin cái gì cả. Cám ơn ngài về tất cả những điều ngài đã làm. Cúi lạy! Lời không được cần tới trong sự biết ơn. Cúi lạy trong lòng biết ơn sâu sắc, trong im lặng.
Lời cầu nguyện thực là không nói ra bằng lời; lời là không thích hợp. Chúng được làm ra cho những thứ 294
khác, không cho lời cầu nguyện. Vâng, thỉnh thoảng bạn có thể thấy nước mắt lăn dài từ mắt bạn, và chúng có ý nghĩa nhiều hơn là mọi lời bạn có thể dùng. Vâng, thỉnh thoảng bạn sẽ muốn nhảy múa như nhà huyền môn Baul - chẳng bởi lí do nào cả, chỉ vì vui vẻ vô cùng của bản thể! Điệu vũ đó sẽ là lời cầu nguyện. Vâng, thỉnh thoảng bạn có thể muốn thổi sáo. Và tin tôi đi, Thượng đế yêu âm nhạc! Ngài mệt mỏi về lời của bạn! Ca hát, nhảy múa, kêu khóc hay chỉ im lặng.
Và bạn sẽ ngạc nhiên: ánh sáng lớn bắt đầu trút lên bạn. Bạn được tắm trong phúc lạc, trong phúc lành.
#10Câu hỏi 5
Thưa Thầy kính yêu,
Đã từng làm cuộc phiêu lưu vào việc nhìn qua kinh sách cổ đại của thầy, tôi đã để ý rằng ít nhất trong mười năm thầy đã giữ việc lặp lại huyền thoại này: "Đệ tử nữ nhiều gấp bốn lần đệ tử nam. Cùng điều đó là trường hợp với Phật, cùng điều đó là trường hợp với tôi nữa." Về Phật tôi không biết - tôi đã không có đó - nhưng về thầy, sau khi được làm tài liệu và nghiên cứu tỉ mỉ, tôi sung sướng thông báo cho thầy rằng thầy có năm mươi hai nghìn, ba trăm tám mươi bẩy đệ tử nữ và năm mươi ba nghìn chín trăm bốn mươi sáu đệ tử nam. Như Bob Dylan già thường nói: "Số lần đang thay đổi" - may mắn thay! Xin thầy nói điều gì đó về việc này? Đệ tử không sống chỉ theo huyền thoại.
Sarjano, bạn sẽ phải làm nghiên cứu tỉ mỉ thêm một chút. Chỉ cần nhìn vào năm mươi ba nghìn chín trăm bốn mươi sáu đệ tử nam... bao nhiêu người trong họ thực sự là nam? Và thế thì bạn sẽ hiểu rằng huyền thoại của tôi vẫn đích xác đúng; nó không thể khác được. Chư phật không nói dối! Nếu sự kiện không khớp với huyền thoại, sự kiện phải được thay đổi!
Là nam hay là nữ là vấn đề có tính tâm lí hơn là sinh lí. Người ta có thể là nam về sinh lí và có thể không là nam về tâm lí, và ngược lại. Có những đàn bà hung hăng - và không may họ đang phát triển trên thế giới - những đàn bà rất hung hăng. Toàn thể phong trào Giải phóng Phụ nữ được bắt rễ trong tâm trí của những đàn bà hung hăng đó. Khi đàn bà hung hăng cô ấy không có tính đàn bà.
Joan of Arc không phải là đàn bà và Jesus Christ là đàn bà. Joan of Arc về mặt tâm lí là đàn ông; về căn bản cách tiếp cận của cô ấy là cách tiếp cận của hung hăng. Jesus Christ không có tính hung hăng chút nào. Ông ấy nói: nếu ai đó tát má này của bạn, chìa má kia ra. Cho người đó má kia nữa. Đó là tính không hùng hổ tâm lí. Jesus nói: Đừng chống lại quỉ. Ngay cả quỉ cũng không bị chống lại! Không chống cự là bản chất của duyên dáng nữ tính.
Nhớ rằng nếu đàn ông mà có tính cảm nhận toàn bộ, về mặt vật lí anh ta vẫn là đàn ông nhưng nội tâm bên trong của anh ta trở thành nhiều phần là bụng mẹ. Và chỉ đàn ông như vậy, có nội tâm bên trong trở nên nữ tính, mới có khả năng đón nhận Thượng đế. Để có tính cảm nhận, cảm nhận toàn bộ, bạn sẽ cần học cách là đàn bà. Từng người tìm kiếm chân lí đều phải học là đàn bà.
Khoa học là nam tính, tôn giáo là nữ tính. Khoa học là nỗ lực để chinh phục tự nhiên; tôn giáo là buông bỏ, làm tan biến bản thân người ta trong tự nhiên. Đàn bà biết cách tan chảy, cách trở thành một. Và từng người tìm kiếm chân lí đều phải biết cách tan biến vào trong tự nhiên, cách trở thành một với tự nhiên, cách đi cùng dòng chảy, không chống cự, không tranh đấu. Và thế thì bạn sẽ thấy: tỉ lệ bao giờ cũng là như nhau.
Ở đây bạn cũng sẽ thấy rằng thay đổi xảy ra. Nhiều đàn bà đã báo cáo với tôi, đã phàn nàn rằng, "Điều gì đang xảy ra ở đây với đàn ông thế? Họ trở nên ngày một nữ tính hơn!" Điều đó là đúng - điều đó nhất định xảy ra. Khi bạn trở nên ngày một có tính thiền hơn, năng lượng của bạn trở nên không hung hăng. Bạo hành của bạn biến mất; tình yêu nảy sinh. Bạn không còn quan tâm tới việc chi phối; thay vì thế, bạn trở nên mê say ngày một nhiều với nghệ thuật của buông xuôi. Đó là điều tạo nên tâm lí nữ tính.
Hiểu tâm lí nữ tính là hiểu tâm lí tôn giáo. Nỗ lực đã chưa được thực hiện, và bất kì cái gì tồn tại nhân danh tâm lí đều là tâm lí nam tính. Đó là lí do tại sao họ cứ nghiên cứu chuột, và qua chuột họ kết luận về con người.
Nếu bạn muốn nghiên cứu tâm lí nữ tính, thế thì các ví dụ tốt nhất sẽ là các nhà huyền môn - những ví dụ thuần khiết nhất sẽ là về các nhà huyền môn. Thế thì bạn sẽ phải học về Basho, Rinzai, Phật, Jesus, Lão Tử. Bạn sẽ phải học về những người này, bởi vì chỉ qua hiểu biết của họ bạn mới có khả năng hiểu đỉnh cao, cực đỉnh cao nhất của cách diễn đạt nữ tính.
Bởi vì đàn bà đã bị chi phối trong nhiều thế kỉ, tôn giáo đã biến mất khỏi trái đất. Nếu tôn giáo quay lại, đàn bà sẽ lại thu được sự kính trọng. Và bởi vì đàn bà đã bị chi phối, bị hành hạ và thu lại thành vô thực thể, cô ấy đã trở nên xấu. Bất kì khi nào bản tính của bạn mà không được phép đi theo nhu cầu bên trong của nó, nó đều bị ôi ra, nó trở thành độc; nó trở thành bị què quặt, bị tê liệt - nó trở nên bị hư hỏng. Người đàn bà bạn tìm thấy trên thế giới không phải là người đàn bà thực, bởi vì cô ấy đã bị làm biến chất trong nhiều thế kỉ.
Và khi đàn bà bị làm biến chất, đàn ông không thể vẫn còn tự nhiên được, bởi vì sau rốt, đàn bà cho sinh ra đàn ông. Nếu cô ấy không tự nhiên, con cô ấy sẽ không tự nhiên. Nếu cô ấy không tự nhiên - cô ấy sẽ là mẹ của đứa trẻ, con trai hay con gái - những đứa con đó tự nhiên sẽ bị ảnh hưởng bởi người mẹ.
Đàn bà chắc chắn cần sự giải phóng lớn lao, nhưng điều xảy ra nhân danh giải phóng là ngu xuẩn. Nó là bắt chước, nó không phải là giải phóng.
Ở đây có nhiều đàn bà đã từng trong phong trào Giải phóng, và khi lần đầu tiên họ tới đây họ rất hung hăng. Và tôi có thể hiểu được hung hăng của họ: hàng thế kỉ và hàng thế kỉ của chi phối đã làm cho họ thành bạo hành. Nó là việc báo thù đơn giản. Họ đã trở nên mất trí, và không ai chịu trách nhiệm ngoại trừ đàn ông. Nhưng dần dần, dần dần họ mềm ra, họ trở nên duyên dáng; hung hăng của họ biến mất. Lần đầu tiên họ trở nên mang nữ tính.
Giải phóng thực sẽ làm cho đàn bà đích thực là đàn bà, không là việc bắt chước đàn ông. Ngay bây giờ đó là điều đang xảy ra: đàn bà đang cố gắng giống như 298
đàn ông. Nếu đàn ông hút thuốc lá thế thì đàn bà phải hút thuốc lá. Nếu đàn ông mặc quần thế thì đàn bà phải mặc quần. Nếu họ làm điều gì đó thì đàn bà phải làm điều đó. Cô ấy chỉ trở thành đàn ông hạng hai.
Đây không phải là giải phóng, đây là nô lệ sâu sắc hơn nhiều - sâu sắc hơn nhiều bởi vì nô lệ thứ nhất đã do đàn ông áp đặt; nô lệ thứ hai này là sâu sắc hơn bởi vì nó do bản thân đàn bà tạo ra. Và khi ai đó khác áp đặt nô lệ lên bạn, bạn có thể nổi dậy chống lại nó, nhưng nếu bạn áp đặt nô lệ lên bản thân mình nhân danh giải phóng, không có khả năng nào cho nổi dậy.
Tôi muốn đàn bà trở thành đàn bà thực sự, bởi vì nhiều điều phụ thuộc vào cô ấy. Cô ấy còn quan trọng hơn đàn ông nhiều bởi vì cô ấy mang trong bụng mình cả đàn bà và đàn ông, và cô ấy làm mẹ cả hai, con trai và con gái; cô ấy nuôi dưỡng cả hai. Nếu cô ấy bị độc thế thì sữa của cô ấy cũng bị độc, thế thì cách nuôi dưỡng trẻ con của cô ấy cũng bị độc.
Nếu đàn bà không tự do để thực sự là đàn bà, đàn ông sẽ không bao giờ tự do để thực sự là đàn ông. Tự do của đàn bà là điều phải có cho tự do của đàn ông; nó còn nền tảng hơn tự do của đàn ông.
Và nếu đàn bà là nô lệ - như cô ấy đã từng là nô lệ trong hàng thế kỉ - cô ấy sẽ làm đàn ông thành nô lệ nữa, theo cách rất tinh tế; cách thức của cô ấy là tinh tế. Cô ấy sẽ không đấu tranh trực tiếp với bạn đâu; việc tranh đấu của cô ấy sẽ là gián tiếp, nó sẽ mang nữ tính. Cô ấy sẽ kêu và khóc. Cô ấy sẽ không đánh bạn, cô ấy sẽ đánh bản thân cô ấy, và qua việc đánh bản thân mình, qua việc kêu khóc, qua việc dùng các phương pháp Gandhi này, cô ấy sẽ chi phối bạn.
Ngay cả đàn ông mạnh mẽ nhất cũng trở thành sợ vợ. Người đàn bà rất mảnh mai, yếu ớt có thể chi phối đàn ông rất mạnh mẽ đơn giản bằng việc dùng phương pháp Gandhi. Gandhi không phải là người phát minh ra những phương pháp đó; chúng đã được đàn bà dùng trong hàng thế kỉ rồi. Ông ấy đơn giản khám phá lại chúng và dùng chúng một cách chính trị. Đàn bà đã từng dùng chúng trong hàng thế kỉ, nhưng chỉ trong hoàn cảnh gia đình.
Đàn bà cần tự do toàn bộ để cho cô ấy có thể cho đàn ông tự do nữa.
Đây là một trong những nền tảng cần được ghi nhớ: nếu bạn làm ai đó thành nô lệ bạn chung cuộc, cuối cùng, sẽ bị thu lại thành nô lệ; bạn không thể vẫn còn tự do được. Nếu bạn muốn còn tự do, cho người khác tự do; đó là cách duy nhất để tự do.
#10Câu hỏi 6
Thưa Thầy kính yêu,
Người ta không thể nào tìm được bạn tình hoàn hảo trong hôn nhân sao?
Sagaro, người hoàn hảo không tồn tại đâu. Và người hoàn hảo, nếu họ tồn tại, sẽ rất chán. Chính sự không hoàn hảo mới giữ cho cuộc sống thú vị. Nghĩ về người chồng hoàn hảo, người vợ hoàn hảo: họ sẽ hoàn toàn chán!
Bertrand Russell tương truyền đã nói: Tôi không muốn lên cõi trời đâu, bởi lí do đơn giản là sẽ có toàn các hiền nhân thôi, tất cả đều hoàn hảo. Cõi trời nhất định rất chán.
Nghĩ về tất cả những người hoàn hảo - cuộc sống có thể có cái gì? Bertrand Russell đúng đấy: ở địa ngục có nhiều cuộc sống hơn ở cõi trời. Cõi trời sẽ chắc chắn đờ đẫn và chết.
Hoàn hảo là chết; hoàn hảo không tìm thấy được trong thế giới này. Thế giới sống qua bất toàn, bởi vì trong bất toàn có trưởng thành, tiến hoá. Hoàn hảo nghĩa là bạn đã đi tới đầu chết; bây giờ không có cách nào để đi thêm lên trước. Bạn bị mắc kẹt.
Bạn hỏi tôi, " Người ta không thể nào tìm được bạn tình hoàn hảo trong hôn nhân sao?" Rất khó, gần như không thể nào được!
Tôi nghe nói về một người tìm cả đời mình người đàn bà hoàn hảo, và một cách tự nhiên anh ta phải chết như kẻ độc thân. Khi ông ấy sắp chết, ai đó hỏi ông ấy, "Cả đời ông đã đi tìm người vợ hoàn hảo. Ông không thể tìm được một người đàn bà hoàn hảo sao?"
Ông ấy nói, "Ai nói rằng tôi đã không tìm thấy cô ấy? Nhiều lần tôi bắt gặp đàn bà hoàn hảo rồi."
Thế là người hỏi lại hỏi, "Thế thì điều gì đã xảy ra? Sao ông không cưới?"
Ông ấy nói, "Bởi vì cô ấy cũng đi tìm người chồng hoàn hảo!"
Ngay chỗ đầu tiên, tìm ra một người hoàn hảo là rất khó - và bạn đang cố gắng để tìm ra hai người. Không thể được! Điều đó đã không xảy ra cho tới giờ; nó không thể xảy ra được.
Và điều gì làm ra hôn nhân hoàn hảo? Nếu đàn bà thực sự là đàn bà và đàn ông thực sự là đàn ông, nhất định có căng thẳng nào đó, và căng thẳng đó là đẹp. Thực ra, đó là điều đem tới cái đẹp cho hôn nhân. Chút ít xung đột là tự nhiên; không có xung đột đó sẽ không có muối. Thức ăn của bạn sẽ không có muối - nó sẽ không có vị ngon. Sẽ không có gia vị trong cuộc sống của bạn. Nếu đàn bà thực sự là đàn bà, đàn ông thực sự là đàn ông, thế thì họ sẽ là các cực đối lập - và đó là sự hấp dẫn của họ.
Vâng, thỉnh thoảng họ sẽ tới gần và sự gần gũi đó sẽ đem tới vui vẻ lớn lao, và thế rồi họ sẽ lại rời xa. Và điều này sẽ là quá trình thường xuyên của việc tới gần và ra xa. Mỗi lần họ ra xa họ sẽ tranh đấu, bởi vì đó là cách họ có thể đi xa nhau.
Tranh đấu không là gì ngoài một phương cách. Nếu bạn hiểu mọi sự, tranh đấu là phương cách cho việc tách rời. Và từng việc tách rời đều đẹp bởi vì nó cho bạn cơ hội về tuần trăng mật mini. Thế thì bạn có thể gặp lại. Tranh đấu và thế rồi thuyết phục lẫn nhau, tranh đấu và thế rồi làm mọi sự ổn thoả lại, là hay. Nếu không có tranh đấu, hai người đó sẽ không là những người thực.
Đó là đêm trước lễ cưới.
"Em yêu," chàng thanh niên nói, "Anh phải thú tội. Nếu em đổi ý về việc lấy anh điều đó là được, nhưng em đã biết đấy - anh là kẻ bạo ác."
"A bé ơi!" cô gái kêu lên. "Em vui mừng là anh đã bảo em! Em đã giữ điều đó với anh - em là kẻ tự bạo!"
... Bây giờ đây là hôn nhân hoàn hảo: hôn nhân giữa kẻ bạo ác và kẻ tự bạo. Bạn không thể cải tiến nó được.
Thế là hai người lấy nhay và đi tuần trăng mật. Tối hôm đó tại khách sạn, cô dâu hăm hở ném hết quần áo ra, nằm lăn trên giường và trong một giọng khàn khàn nói, "Đánh em đi! Đánh em đi!"
Chú rể đứng bên cô ta, bắt chéo tay mình lại và đáp, "Cứ hi vọng đi!"
Anh ta là kẻ bạo ác thực sự, bởi vì nếu anh ta đánh cô ấy thì anh ta không hành hạ cô ấy, anh ta đơn giản cho cô ấy vui vẻ: cô ấy muốn bị đánh và anh ta đánh cô ấy. Thay vì thế anh ta nói, "Cứ hi vọng đi!" và chỉ đứng đó với tay bắt chéo... cho nên ngay cả hôn nhân hoàn hảo này cũng thất bại!
Tôi chưa bao giờ nghe nói về bất kì hôn nhân hoàn hảo nào. Họ nói hôn nhân hoàn hảo được tạo ra trên cõi trời. Chẳng ai quay lại từ đó cho nên có thể điều đó là đúng, nhưng loại hôn nhân nào sẽ là hôn nhân hoàn hảo đó? Sẽ không có căng thẳng, sẽ không có tính cá nhân trong đàn ông hay trong đàn bà. Họ sẽ không bao giờ đụng độ, họ sẽ không bao giờ tranh đấu. Họ sẽ quá dịu ngọt với nhau.
Và quá ngọt đem tới bệnh đái đường đấy!
#10Câu hỏi 7
Thưa Thầy kính yêu,
Có phải lí do cho việc nói nhiều nghiêng về đàn bà ở đây là vì thầy cũng có sợ họ chút ít đúng không?
Anand Toshen, điều đó đúng đấy! Ngay cả Phật cũng sợ, cho nên điều này chẳng có gì mới cả. Trong mười năm liên tục ông ấy từ chối đàn bà. Ông ấy sẽ không chấp nhận họ làm đệ tử của mình, ông ấy sẽ không điểm đạo cho họ - trong mười năm liên tục. Hàng nghìn đàn bà muốn được điểm đạo làm sannyasin của ông ấy và ông ấy sẽ nói không. Ông ấy rất cứng rắn về điều đó. Cuối cùng ông ấy đã phải thả lỏng bởi lí do nào đó, do ưu đãi.
Khi ông ấy được sinh ra, mẹ ông ấy chết ngay sau khi sinh ông ấy và ông ấy đã được nuôi lớn bởi người mẹ kế. Và người mẹ kế này đã phục vụ ông ấy nhiều tới mức khi người mẹ kế tới và xin được điểm đạo làm sannyasin ông ấy đã không thể từ chối được - chỉ vì ưu đãi. Bà ấy là người đàn bà có giá trị nhất trong đời ông ấy; không có bà ấy, ông ấy đã không sống được chút nào. Ông ấy không thể nói không với bà ấy được. Và bởi vì ông ấy nói có với bà ấy nên cánh cửa đã được mở ra. Thế thì các đàn bà khác tới và thế thì ông ấy không thể nói không với bất kì ai khác được.
Nhưng một điều ông ấy đã nói: "Tôn giáo của ta dự định kéo dài năm nghìn năm; bây giờ nó sẽ kéo dài chỉ năm trăm năm thôi, bởi vì những người đàn bà này sẽ làm khuấy đảo toàn thể mọi sự."
Tôi không sợ tới mức đó! Thực ra, các đệ tử đầu tiên của tôi, người đầu tiên tôi điểm đạo, là đàn bà - chỉ để làm cho sự việc đúng! Phật quá cứng rắn, và điều đó có vẻ không tốt.
Nhưng, Toshen này, có chân lí trong điều đó đấy...
Câu châm ngôn của Murphy: Bạn có thể lừa mọi người vào lúc nào đó và lừa vài người vào mọi lúc, nhưng bạn không thể lừa được người đàn bà riêng của bạn.
Điều đó là không thể được, cô ấy nhất định tìm ra. Không ai có thể lừa được đàn bà bởi một lẽ đơn giản là cô ấy không vận hành qua logic; cô ấy vận hành qua tình yêu, qua trái tim. Quá trình của cô ấy là phi logic; cô ấy đơn giản nhảy vào kết luận. Cô ấy không thể tranh biện được, nhưng cô ấy lập tức đi tới kết luận. Quá trình của cô ấy giống như bước nhảy lượng tử: cô ấy lập tức hiểu ra, cô ấy có thể thấy đi thấy lại. Bạn càng cố gắng che giấu cô ấy, cô ấy càng tìm ra nó đơn giản hơn.
Đàn bà là những người mạnh mẽ, không theo nghĩa cơ bắp mà theo nghĩa có liên quan tới sự kháng cự của họ, khi có liên quan tới sinh lực của họ, có liên quan tới sức chịu đựng của họ. Và tôi nhất định có chút ít sợ hãi bởi vì toàn thể công việc của tôi phụ thuộc vào họ.
Đây là lần đầu tiên mà công xã được cai quản bởi đàn bà - lần đầu tiên trong toàn thể lịch sử của con người. Tôi đã trao nhiều quyền hơn cho đàn bà một cách có chủ ý, bởi vì hiểu biết của tôi là ở chỗ vận hành của họ là duyên dáng, sáng suốt, đáng yêu, từ bi. Đó không phải là khiếm nhã. Và khi tôi đã làm họ thành những cột trụ của ngôi đền của tôi, chắc chắn tôi không thể nói chống lại họ được!
Cho nên bất kì điều gì tôi nói về đàn bà, lắng nghe rất thận trọng vào! Họ theo nhiều cách còn mạnh mẽ hơn đàn ông. Nghiên cứu hiện đại nói họ còn mạnh mẽ về dục hơn. Và nếu họ mạnh hơn về dục, thế thì như hệ quả, nhớ lấy - về mặt tâm linh họ nhất định mạnh mẽ hơn, bởi vì chính năng lượng dục trở nên được biến đổi thành năng lượng tâm linh.
Mới hôm nọ tôi đã bảo các bạn: cực thích của đàn ông là cục bộ, cực thích của đàn bà là toàn bộ. Toàn thân cô ấy đều tham gia vào trong đó; từng thớ thịt của con người cô ấy đều rung động cùng với vui vẻ. Và đàn ông trở nên sợ vui vẻ của cô ấy nhiều tới mức anh ta đã kìm nén, trong hàng thế kỉ, phẩm chất cực thích của đàn bà. Và tôi có thể hiểu tại sao anh ta trở nên sợ thế - bởi vì khi đàn bà thực sự đi vào trong cực thích cô ấy sẽ la lên, cô ấy sẽ hét lên, cô ấy sẽ đi vào một loại latihan. Cô ấy sẽ bắt đầu nói các âm thanh, lời - vô nghĩa, lắp bắp, điều các nhà huyền môn Ki tô giáo gọi là nói xuất thần.
Có một giáo phái Ki tô giáo nào đó cứ đi vào trạng thái cực thích; nó là một loại thiền, thiền sâu. Tôi đã dùng từ xuất thần cho nhiều sannyasin của tôi. Tôi phải dừng điều đó lại, bởi vì ba nghìn người đi vào trong xuất thần sẽ quấy rối toàn thể Pune! Và hàng xóm bắt đầu phàn nàn với cảnh sát. Nhưng ở những trại cũ tôi thường dùng phương pháp này nhiều lắm; nó cực kì mạnh.
Bạn đơn giản trở nên thảnh thơi, trong trạng thái buông bỏ. Bạn bắt đầu lắc lư, chuyển động. Và thế rồi bạn cho phép bất kì điều gì tới trong tâm trí mình, bạn bắt đầu nói nó - những từ hay âm thanh vô nghĩa hay bất kì cái gì. Và chẳng mấy chốc bạn bị nó sở hữu. Các nhà huyền môn Ki tô giáo nói đó là Thượng đế đang nói qua bạn. Nó đích xác là như vậy. Người Sufi gọi nó là nói lắp bắp.
Nói lắp bắp tới từ cái tên của nhà huyền môn người Sufi, Jabbar. Jabbar đã dùng nó lần đầu tiên trong tín ngưỡng Sufi. Cũng như tôi cứ nói mọi ngày, ông ấy cũng nói - nhưng theo tiếng lắp bắp! Đôi khi tôi nghĩ rằng khi bạn phát mệt về lời - bởi vì tôi chưa bao giờ bị mệt cả! - khi bạn nói, "Thưa Thầy kính yêu, thế là đủ rồi nhé!" thế thì tôi sẽ bắt đầu lắp bắp. Thế thì tôi sẽ đơn giản ngồi đây và chẳng nói gì cả. Bạn có thể làm ra bất kì nghĩa nào từ nó; nó sẽ là tiếng Hi Lạp, Latin, A rập, Trung Quốc, tiếng Phạn, bất kì ngôn ngữ nào bạn muốn tạo ra từ nó. Nghĩa bạn cho nó sẽ phụ thuộc vào bạn.
Jabbar đã giúp nhiều người, bởi vì ông ấy sẽ đi vào vui vẻ cực thích thế khi ông ấy nói những điều này mà đệ tử của ông ấy cũng sẽ bắt đầu lắp bắp. Và thế rồi sẽ có hỗn độn. Chính bởi vì tên của ông ấy trong từ ‘gibberish-nói lắp bắp’ mà bạn vẫn nhớ tới Jabbar, một cách không chủ định. Từ tiếng Anh 'nói lắp bắp' đã bắt nguồn từ Jabbar.
Nếu người đàn bà thực sự đi vào vui vẻ cực thích, cô ấy sẽ bắt đầu nói những điều sẽ không có nghĩa. Vui vẻ cực kì, cách phát biểu vui vẻ, như Alleluia! Điều đó không ngụ ý cái gì cả; nghĩa bị bỏ lại xa đằng sau. Nó có sự mãnh liệt và đam mê vô cùng trong nó.
Đàn ông trở nên sợ, bởi vì toàn thể láng giềng của họ sẽ biết rằng bạn đang làm tình với người đàn bà của mình. Và cảnh sát sẽ tới và chó sẽ bắt đầu sủa, và đủ mọi thức sẽ xảy ra! Và mọi người hay sống trong các gia đình gắn với nhau. Trong nhà này sẽ có hàng trăm hay nhiều người hơn - và một đàn bà đi vào vui vẻ cực thích sẽ tạo ra hỗn độn thế!
Và nhiều khó khăn hơn đang ở phía trước... Khi người đàn bà đi vào trong vui vẻ cực thích cô ấy có khả năng có nhiều cực thích, điều đàn ông không có khả năng đáp ứng. Đàn ông có thể chỉ có một cực thích còn đàn bà có thể có nhiều cực thích - mười hai, mười lăm, hai mươi. Thế thì làm sao đàn ông sẽ thoả mãn được cô ấy? Hoặc là anh ta sẽ phải thất bại, xấu hổ, nghèo nàn, mất mặt, hoặc anh ta sẽ phải gọi bạn mình tới! Và điều đó nữa cũng chống lại bản ngã anh ta.
Sheila và George dành đêm đầu tiên của tuần trăng mật của họ trong một thị trấn Trung cổ kì quặc ở Pháp. Sheila tỏ ý bẽn lẽn rằng mọi lần họ làm tình ông bảo vệ già đều rung chuông từng giờ. George mỉm cười trong sung sướng vào triển vọng này, nhưng bốn cú rung chuông sau anh ta giả vờ phải đi ra hút thuốc và làm chệch việc kéo chuông của ông bảo vệ.
"Nghe đây, ông già," anh ta lầm bầm, "xin ông cho tôi một ân huệ và với phần đêm còn lại rung chuông cứ 308
mỗi hai giờ thay vì một giờ. Đây, tôi sẽ cho ông ít tiền."
"Tôi chắc là cũng thích tuân theo đấy," ông bảo vệ nói, "nhưng tôi không thể làm được. Một cô trẻ đẹp đã hối lộ tôi rung chuông cứ mỗi nửa giờ."
Chính bởi vì nỗi sợ đó mà đàn ông đã kìm nén mọi năng lực cực thích của đàn bà. Hàng triệu đàn bà đã sống và chết mà chẳng biết rằng họ có năng lực kinh nghiệm cực thích. Và không biết rằng bạn có thể có bùng nổ cực thích lớn lao, bạn sẽ không có khả năng hiểu cái gì về tâm linh; nó sẽ gần như là không thể được cho bạn. Đàn bà có tính dục còn mạnh hơn. Chính bởi vì năng lực lớn hơn của cô ấy mà cô ấy đã bị kìm nén; chính là do nỗi sợ mà đàn ông đã kìm nén cô ấy.
Bạn đúng đấy, Toshen, tôi có sợ chút ít - vẫn biết hoàn toàn rõ rằng tôi đang làm điều gì đó chưa bao giờ được làm trước đây. Tôi phải đi rất thận trọng. Đó là một thực nghiệm mới, nhưng những khả năng lớn lao sẽ được lộ ra từ thực nghiệm này. Nếu thực nghiệm này thành công trên qui mô nhỏ nó có thể thành công trên qui mô lớn hơn nữa.
Cách nhìn riêng của tôi là ở chỗ thời đại sắp tới sẽ là thời đại của đàn bà. Đàn ông đã cố gắng trong năm nghìn năm và đã thất bại. Bây giờ cơ hội phải được trao cho đàn bà. Bây giờ cô ấy phải được trao cho tất cả sự kiểm soát quyền lực. Cô ấy nên được trao cho cơ hội để cho phép năng lượng nữ tính của cô ấy vận hành.
Đàn ông đã hoàn toàn thất bại. Trong ba nghìn năm, năm nghìn cuộc chiến tranh - đây là kỉ lục của đàn ông. Đàn ông đã đơn giản tàn sát, giết chóc, sát hại; đàn ông đã sống cứ dường như chỉ dành cho chiến tranh. Có vài ngày ở giữa hai cuộc chiến tranh mà chúng ta gọi là những ngày hoà bình. Chúng không phải là ngày hoà bình đâu; chúng chỉ là những ngày chuẩn bị cho chiến tranh mới. Vâng, vài năm được cần tới để chuẩn bị... và lại chiến tranh, chúng ta lại giết lẫn nhau. Thế là đủ rồi! Đàn ông đã từng được cho đủ cơ hội rồi. Bây giờ năng lượng nữ tính phải được thoát ra.
Công xã của tôi sẽ được bắt rễ trong năng lượng nữ tính, trong năng lượng của người mẹ. Với tôi Thượng đế là "bà ấy" chứ không là "ông ấy." "Ông ấy" là nghèo nàn hơn; nó không thể bao hàm "bà ấy."
#10Câu hỏi cuối cùng:
Thưa Thầy kính yêu,
Sao thầy chống lại láu cá nhiều thế? Láu cá không giữ vai trò gì trong cuộc sống sao?
Ageha, láu cá chỉ là cái tên hay cho tinh ranh thôi. Do đó tôi chống lại nó. Tôi không chống lại thông minh, nhưng người thông minh không cần láu cá. Chính người không thông minh mới phải láu cá; bởi vì người đó bỏ lỡ thông minh nên người đó phải thay thế nó bằng cái gì đó khác.
Láu cá là thông minh nhựa, thông minh được trau dồi. Nó là cái thay thế nghèo nàn. Và tôi biết trong cuộc sống - ít nhất trong ngắn hạn - nó mang lại lợi, nhưng không bao giờ trong dài hạn. Và người trí huệ phải nghĩ về dài hạn. Bạn có thể tinh ranh, và với khoảnh khắc này nó có thể đem lợi, nhưng sớm hay muộn bạn sẽ phải trả giá cho nó.
Bạn đang gieo hạt mầm sai và bạn sẽ phải thu hoạch mùa màng... hay nó là "thu hoạch vụ mùa"? Bạn không thể tránh được hậu quả; hậu quả nhất định tới.
Homer và cô vợ trẻ của anh ta định ra khỏi khách sạn thì Homer nhận xét về tiền hoá đơn. Người quản lí khách sạn bảo anh ta rằng đó là giá bình thường cho phòng đôi có buồng tắm và ti vi.
Homer nói họ không dùng ti vi.
"Tôi rất tiếc thưa ông," người quản lí nói. "Nó ở đó để ông dùng nếu ông muốn dùng."
"Thôi được," Homer nói, "nhưng trong trường hợp đó tôi sẽ đòi tiền ông vì việc làm tình với cô vợ đẹp của tôi."
Người quản lí phủ nhận điều đó, và Homer nói, "Điều đó là được. Cô ấy có đó cho ông dùng nếu ông muốn dùng."
Với sự chán nản của Homer anh thanh niên này nói lắp bắp, "Được, được, tôi sẽ trả tiền ông. Nhưng xin ông hạ giọng xuống, được không? Tôi là người mới ở khách sạn này và ông dễ làm tôi bị sa thải."
Người quản lí bối rối, anh ta giảm hoá đơn của Homer và Homer quyết định thử điều đó lần sau khi họ lại đi du ngoạn.
Tinh ranh có thể mang lại lợi trong ngắn hạn, nhưng sớm hay muộn bạn sẽ bị bắt vào trong cái lưới riêng của mình. Bạn sẽ rơi vào trong cái rãnh bạn đã đào cho người khác. Thận trọng với nó!
Tôi không chống lại thông minh - tôi ủng hộ tất cả cho thông minh - nhưng thông minh là phẩm chất khác toàn bộ. Thông minh là từ trái tim còn láu cá là từ tâm trí. Láu cá là thứ của cái đầu. Ngay cả máy tính cũng có thể láu cá nhưng không thông minh.
Thông minh đi! Nhưng thông minh cần thay đổi lớn lao trong cuộc sống của bạn, trong hình mẫu cuộc sống của bạn. Thông minh là sản phẩm phụ của tính thiền. Nếu bạn trở nên im lặng, nếu bạn trở nên hồn nhiên, thế thì bạn sẽ thông minh. Thông minh nghĩa là đáp ứng với tình thế ngay lập tức, không có chuẩn bị nào, không quá khứ, không có bất kì diễn tập nào... chỉ đáp ứng như tấm gương phản chiếu ngay lập tức bất kì cái gì đối diện nó.
Khi bạn bắt đầu phản chiếu bất kì cái gì cuộc sống đem tới trước bạn và bạn hành động từ khoảnh khắc đó, bạn thông minh. Nhưng nếu bạn láu cá và tinh ranh, bạn đang dùng quá khứ của mình, kinh nghiệm quá khứ của mình, và bạn đang đáp ứng tương ứng theo kinh nghiệm quá khứ của mình. Điều đó không phải là đáp ứng - điều đó là phản ứng. Và điều đó có thể được máy tính thực hiện. Bạn không thực sự là con người khi bạn đang đem quá khứ của mình vào hiện tại và hành động từ nó.
Trí huệ, có tính thiền, thông minh. Tránh tinh ranh. Điều đó là xấu, điều đó là không tâm linh, và điều đó thu bạn thành cái máy.
Và bạn không phải là máy, bạn là người. Bất kì cái gì có thể được làm bằng máy đều không xứng đáng làm. Làm điều mà chỉ con người mới có thể làm được. Thế thì vinh quang của bạn là vĩ đại và thế thì bạn sẽ toả ra sự huy hoàng lớn lao trong cuộc sống của mình.
Đủ cho hôm nay.
END
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro