CÂY CAO SU
Cao su xuất xứ từ cây rừng hoang dại nhiệt đới, có lá kép, mọc thành chùm tụ tán, cây cao trên 30m. Cây thuộc họ thân gỗ, tán lá rộng có nguồn gốc từ Châu Mỹ La tinh.
Vào năm 1743, trong chuyến du khảo đến những kinh vĩ tuyến ở Guyanes, hai hải quân người Pháp là Fresnau F. và De la Condamine C đã thấy một loài cây rất kỳ lạ, sống tại miền Nam sông Amazone. Họ bắt gặp được thổ dân người Maina ở đây thường dùng thứ mủ trắng, có độ mềm dẻo và đàn hồi rất cao. Loại mủ này được lấy từ thân của chính cây đó để làm nhựa bẫy chim và nắn thành những vật dụng dùng hàng ngày như chén, chậu, đồ chơi, tượng thần để thờ cúng...
Hai ông Fresnau F. và De la Condamine C lần đầu tiên thấy loài cây lạ và những giá trị thiết thực của nó đem lại cho thổ dân. Vì vậy đã vẽ hình cây này với đầy đủ chi tiết về hoa, lá, quả, hạt... và gửi về Pháp để giới thiệu vớiViện hàn lâm khoa học. Đấy là những hình ảnh và kiến thức đầu tiên về cây cao su.
Nhờ những thông tin hữu ích của hai người lính hải quan này mà cây cao su được mang trồng thí nghiệm ở nhiều nơi khác nhau. Trong đó có các vùng thuộc địa da đen, da vàng. Lúc này những người da trắng đã biết làm ra những chiếc áo không thấm nước từ mủ cây cao su.
Cây cao su chỉ thực sự được chú ý nhiều hơn vào năm 1846. Khi Charles Goodyear và Thomas Hancook tìm raphương pháp cao su lưu hóa. Phát minh này đã đưa mủ cao su vào phục vụ chính thức cho nhu cầu không thể thiếu của con người. Bắt đầu từ áo, quần, giầy, dép ... Cho đến giữa thế kỷ XIX, cao su cất cánh với chiếc xe đạp và chiếc ô tô.
Từ đó, nhận thấy được những lợi ích kinh tế vô cùng lớn của cây cao su, nhiều nước tư bản như Anh, Pháp, Mỹ...đã nhân rộng mô hình trồng cây cao su tại các nước thuộc địa nhằm khai thác triệt để nguồn tài nguyên đất, khí hậu, con người.
Việt Nam là một trong những nước thuộc địa của Pháp. Do vậy, không tránh khỏi việc nhiều người dân Việt nam đã phải tham gia làm việc vất vả trong những trang trại cao su của Pháp. Cho nên, người dân Việt Nam thời bấy giờ thường tuyên truyền câu nói: "Cao su đi dễ khó về. Khi đi trai tráng khi về bủng beo" là vậy.
Trong gần một thế kỷ, hình ảnh loài cây lá kép này trở thành mối thảm họa, gắn liền với kiếp sống lầm than nô lệ của người dân mất nước. Danh từ CAO SU có xuất xứ từ thổ âm xứ Peru là caa = cây và ochu = chảy ra, khóc.Cao su là tên một loài cây chảy nước mắt, cây biết khóc.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro